5. Phải mở rộng quyền tự chủ của các doanh nghiệp?
Tại sao phải mở rộng quyền tự chủ của các doanh nghiệp?
Điều 8 Luật Doanh nghiệp nãm 2005 thì doanh nghiệp có những quyền như sau:
- Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
- Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả nãng cạnh tranh.
- Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định.
- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, sự điều hành của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển lớn mạnh. Sự chuyển ḿnh của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tịu quan trọng trên mọi mặt: Kinh tế, vãn hóa, xã hội… Sự đổi mới tư duy của Đảng, mà trước hết là tư duy kinh tế của đất nước và điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp phát triển, đặc biệt khi Luật Doanh nghiệp ra đời đã góp phần nâng cao hiệu quả của kinh tế thị trường, tạo điều kiện pháp lư cho mọi cá nhân, tổ chức có khả nãng tham gia làm kinh tế, xây dựng đất nước. Cựng với sự phát triển của nền kinh tế là sự mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp về nhiều mặt trong sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Thứ nhất, các bộ phận trong cấu trúc của thị trường Việt Nam đã cơ bản được hình thành với diện mạo ổn định và chuyển sang giai đoạn phát triển. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển, song cũng đặt ra nhiều vấn đề cả về nhận thức lẫn thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết. Trong đó, chúng ta phải công nhận và tôn trọng các nguyên tắc, nguyên lý cãn bản đã được thị trường khu vực và thế giới sử dụng. Pháp luật được xem là đại lượng bảo đảm sự cân bằng, lành mạnh, bình đẳng của thị trường. Do đó, những thái độ đối xử phân biệt làm ảnh hưởng đến sự bình đẳng của các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác nhau không được chấp nhận.
Thứ hai, có sự thay đổi trong quan niệm về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh được coi là con đẻ của công quyền, nên có một cơ quan chủ quản vừa là đại diện chủ sở hữu nhà nước, vừa có vai trò quản lý hành chính – kinh tế đối với sinh hoạt thị trường. Và vì thế, các doanh nghiệp nhà nước có được địa vị pháp lý đặc biệt trong quan hệ cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác. Cho nên, vai trò chủ đạo đôi khi là nguyên cớ để hình thành nên thói quen bảo hộ của nhà nước và tâm lý ỷ lại của doanh nghiệp. Trong điều kiện mới, đòi hỏi phải tách bạch chức nãng quản lý kinh tế với vai trò sở hữu của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm nguyên tắc về bình đẳng trên thị trường. Khi đó, có hai vấn đề luôn được quan tâm là: (i) Chấm dứt sự chia cắt pháp luật về doanh nghiệp, nhà nước với vai trò là nhà đầu tư của doanh nghiệp nhà nước sẽ phải lựa chọn các hình thức kinh doanh như các thành phần kinh tế khác tham gia thị trường; (ii) Nội dung của chế định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp là như nhau giữa các thành phần kinh tế để làm cơ sở cho thị trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.
Thứ ba, đã có sự thay đổi trong nhận thức pháp lý về bản chất và nhiệm vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Đã có thời kỳ, trên thị trường có tồn tại một loại hình doanh nghiệp với chức nãng, nhiệm vụ chính là thực hiện hoạt động công ích được Luật Doanh nghiệp nhà nước nãm 1995 gọi là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Điều này dẫn đến các hậu quả sau: (i) Trên thị trường hình thành nhóm doanh nghiệp độc quyền trong sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích. Từ tư duy cho rằng, hoạt động công ích có mục đích phục vụ xã hội và ít có khả nãng sinh lợi nhuận, nên pháp luật đã tạo cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này địa vị pháp lý đặc thự bằng những quyền, nghĩa vụ nặng về bao cấp, bảo trợ từ nhà nước; (ii) Chế định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong giai đoạn đó không chỉ bị chia cắt bởi thành phần kinh tế mà còn từ chức nãng như đã đề cập, làm cho môi trường kinh doanh không được bảo đảm bình đẳng. Sự bao bọc của nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động công ích không chỉ làm cho chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ công ích chậm cải tiến mà đôi khi còn được sử dụng làm bình phong cho các hoạt động kinh doanh núp bóng công ích của các doanh nghiệp này.
Thứ tư, quan niệm về quyền tự do kinh doanh và giới hạn quản lý của nhà nước đối với sinh hoạt thị trường tiếp tục có những bước phát triển mới. Với mỗi giai đoạn phát triển, chúng ta lại có những thay đổi, phát triển trong việc nhận định lại nội hàm của quyền tự do kinh doanh. Với tư cách là nội dung cơ bản của chính sách và công cụ quản lý kinh tế, pháp luật phải định được giới hạn quản lý nhà nước để không làm tổn hại đến quyền tự do kinh doanh. Bằng các quy định về quyền và nghĩa vụ, pháp luật trao cho doanh nghiệp chủ quyền riêng biệt trong chức nãng kinh doanh mà chủ doanh nghiệp đã đãng ký với cơ quan có thẩm quyền và xác định giới hạn của chủ quyền đó để duy trì trật tự và dung hòa lợi ích của nhiều chủ thể tham gia thị trường.
Thứ nãm, quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã làm thay đổi khái niệm thị trường theo hướng xoá dần biên giới quốc gia hay vựng kinh tế. Cấu trúc và tương quan cạnh tranh được thay đổi theo hướng mở rộng khả nãng liên kết, hợp tác và đối đầu giữa các thế lực kinh tế, đầu tư đa quốc gia, giữa các quốc gia và khu vực với nhau. Trong bối cảnh ấy, nhu cầu về sự tương thích của pháp luật quốc gia với các tập quán đầu tư, kinh doanh đã được thừa nhận rộng rãi trên thị trường khu vực và quốc tế, trở thành những đòi hỏi bức thiết cho việc xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Trong đó, giá trị pháp lý của các quyền, nghĩa vụ của doanh nhân cần ổn định, chắc chắn và bình đẳng. Chỉ khi đáp ứng trọn vẹn yêu cầu đó, pháp luật mới thực sự là tác nhân nối kết thị trường quốc gia với thị trường khu vực và quốc tế, mới là công cụ hữu hiệu để nâng cao khả nãng thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư quốc tế bằng cách tạo niềm tin về trật tự thị trường ổn định, lành mạnh và tương đồng. Khi biên giới của thị trường thay đổi và ít chịu ảnh hưởng từ các yếu tố cấu thành biên giới quốc gia, sự ảnh hưởng của quốc tịch đối với địa vị pháp lý của doanh nghiệp phải giảm dần. Theo đó, những khác biệt cãn bản về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp mang quốc tịch và doanh nghiệp không có quốc tịch của một quốc gia nhất định sẽ phải xoá bỏ dần, để tạo ra khả nãng cạnh tranh thực sự bình đẳng giữa các doanh nhân đến từ bất cứ khu vực đầu tư nào. Từ quan niệm cạnh tranh là nguyên lý và động lực cho sự phát triển của thị trường, việc gia nhập WTO không chỉ mở ra chương mới cho sự nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, mà còn tạo cơ hội cho chúng ta tìm kiếm động lực và sức bật mới cho nền kinh tế thị trường còn non trẻ. Đương nhiên, trong tiến trình đó, mọi chế định pháp luật của thị trường nói chung, đặc biệt là chế định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp đóng vai trò to lớn.
Mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp là đảm bảo cho doanh nghiệp có sự linh hoạt nhất định trong việc quyết định về kế hoạch sản xuất, mua nguyên vật liệu, phân phối lợi nhuận, quyết định lương và thưởng, hợp tác liên doanh, sử dụng và tuyển dụng cán bộ... Qua đó doanh nghiệp sẽ phải tự chịu trách nhiệm về chính sách, phương hướng hoạt động kinh doanh của mình, tránh tình trạng nhà nước “vừa đá bóng vừa thổi còi” và “cha chung không ai khóc” như hiện nay
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top