3. KTĐN trong quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay.
Phân tích vai trò của KTĐN trong quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay.
Kinh tế đối ngoại có vai trò rất quan trọng, là một yếu tố cần thiết bảo đảm sự phát triển, ổn định của nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế đối ngoại phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH, xây dựng đất nước theo định hướng XHCN:
Kinh tế đn là một đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia, là một công cụ vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia khi tham gia vào phân công lao động quốc tế. Đối với Việt Nam trong quá trình CNH – HĐH, thông qua phát triẻn ktđn sẽ xây dựng được những ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, tăng cường khả năng cạnh tranh trong nước cũng như trên thế giới. Quá trình này cũng giúp cho VN thực hiện tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, ứng dụng nhanh chóng thành tựu, tiến bộ của KHCN, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Kinh tế đối ngoại là một động lực cho sự cất cánh. Các quốc gia phải tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại để tận dụng những sức mạnh ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Quá trình CNH – HĐH của Vn đòi hỏi một nguồn vốn lớn, có được một cú huých từ bên ngoài là nguồn vốn đầu tư quốc tế, VN có cơ hội để phát triển mạnh mẽ, thoát khỏi vòng khó khăn luẩn quẩn.
Kinh tế đối ngoại giúp các nước khai thác lợi thế. Thông qua hoạt động kinh tế đn, VN k chỉ thu đc nguồn vốn mà còn thu đc nhiều thứ khác, như sử dụng hợp lý nguồn TN thiên nhiên, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Quan trọng hơn, ktđn giúp vn có thể bảo đảm được sự cân đối trong nền kt quốc dân. Cân đối là một yêu cầu có tính quy luật trong sự phát triển. Thông qua hợp tác hoá, chuyên môn hoá, các quốc gia có thể vừa phát triển nhanh chóng, vừa tránh được những thiếu hụt, trục trặc trong hoạt động kinh tế. Chẳng hạn, nhờ có thương mại quốc tế, những dư thừa trong nước sẽ được xuất khẩu và những thiếu hụt sẽ đc giải quyết bằng NK…
Kinh tế đối ngoại là cầu nối nền kinh tế trong nước với thế giới. Kinh tế đối ngoại giúp các quốc gia liên hệ, gắn kết, rang buộc với nhau. Những cơ hội tốt sẽ được chia sẻ cho nhau, những khó khăn sẽ được giảm thiểu. Việc tham gia tích cực và chủ động vào phân công lao động quốc tế sẽ làm cho nền kt của VN trở thành hệ thống mở, một bộ phận của nền kinh tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới trở thành thị trường cho nền kinh tế của mình (là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra). Nhờ đó, tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc dân càng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Trong những năm qua, nhờ có kinh tế đối ngoại, kinh tế nước ta đã phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng vào loại cao trên thế giới, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top