15. Hội nhập KTQT làm tăng khả năng đầu tư nước ngoài của các thành viên
Tại sao hội nhập KTQT lại làm tăng khả năng đầu tư nước ngoài của các thành viên trong một liên kết kinh tế?
Ngày nay, việc mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài là một tất yếu khách quan và nó ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, phát triển hay chậm phát triển. Khi KTQT phát triển, sự ra đời của các liên kết kinh tế ngày càng nhiều. Vì vậy hội nhập KTQT làm tăng khả năng đầu tư nước ngoài của các thành viên trong một liên kết kinh tế. Bởi vì:
- Hội nhập KTQT có các cấp độ : Khu vực mậu dịch tự do; Liên minh thuế quan; Thị trường chung; Liên minh kinh tế; Liên minh toàn diện.
- Hội nhập KTQT là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế và thị trường thế giới và khu vực thông qua các biện pháp tự do hóa và mở cửa thị trường trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Làm tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của mỗi quốc gia nhờ mở rộng thị trường ra nước ngoài. Thị trường rộng hơn, đầu tư sẽ lớn hơn, nguồn lực trong nước không đủ hoặc không phù hợp để đầu tư vì vậy sẽ dẫn đến xu hướng đầu tư ra nước ngoài nhất là khi những trở ngại khi đầu tư ra bên ngoài đang ngày càng được giảm thiểu. Hơn nữa HNKTQT còn làm cho mỗi nước có khả năng tiêp cận được với các nguồn hàng, dịch vụ đa dạng, phong phú, với giá cạnh tranh của các nước khác nhau trong một liên kết.
- Nhờ việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh như một hệ quả tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Nó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư của các nước thành viên theo hướng chyên môn hóa sản xuất, giúp khai thác tối đa hóa lợi thế so sánh của mỗi nước, thúc đẩy giao lưu và trao đổi khoa học-công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Từ đó giúp các quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh
Hội nhập KTQT là một đòn bẩy, một công cụ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia. Khi tham gia vào phân công lao động quốc tế, mỗi nước sẽ có điều kiện khai thác tối đa lợi thế của mình, đạt hiệu quả cao nhất trong mỗi ngành sản xuất, đồng thời cũng sẽ xây dựng được các nền kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, tăng cường khả năng cạnh tranh trong nước và trên thế giới => Thu hút được đầu tư nước ngoài thông qua các nền kinh tế mũi nhọn này (Theo lí thuyết lợi thế so sánh).
- Hội nhập KTQT là một động lực cho sự cất cánh. Các nước đang phát triển rất cần 1 cú huých từ bên ngoài, đó là nguồn vốn đầu tư quốc tế, để vượt ra khỏi cái vòng luẩn quẩn trói buộc các nước không thể vươn lên, thoát ra khỏi khó khăn.
- Nó thúc đẩy quá trình đổi mới và hoàng thiện thể chế kinh tế chính trị, xã hỗi ở các quốc gia thành viên. Thủ tục hành chính được cải thiện và quản lý chặt chẽ tạo điều kiện cho đầu tư, mở rộng sản xuất ra nước ngoài.
- HNKTQT sẽ dỡ bỏ dần các rào cản về thuế quan, phi thuế quan giữa các thành viên, tạo khuổn khổ kinh tế và pháp lý phù hợp với tiến trình tự do hóa đa phương, góp phần phát triển hệ thống thương mại đa phương, góp phần phát triển hệ thống thương mại đa phương cả chiều rộng lẫn chiều sâu
- Thông qua hội nhập KTQT, các quốc gia đảm bảo được sự cân đối trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua hợp tác hóa, chuyên môn hóa sự trao đổi, các quốc gia vừa có thể phát triển nhanh chóng, vừa tránh được những thiếu hụt trục trặc trong quá trình hoạt động kinh tế => Thu hút được đầu tư.
- Nhờ có hội nhập KTQT, các quốc gia mới biết đến các thế mạnh kinh tế của nhau, tiềm năng kinh tế của mỗi quốc gia là khác nhau => Tăng khả năng đầu tư nước ngoài.
HNKTQT tạo nhiều điều kiện thuận lợi, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài cũng nhu thu hút đầu tư nước ngoài ở các nước thành viên, khiến các doanh nghiệp trong và ngoài nước xích lại gần nhau hơn. Hơn nữa việc mở rộng đầu tư ra nước ngoài mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp, giúp họ tối đa hóa sản xuất và lợi nhuận
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top