14. Thế so sánh của Việt Nam trong quá trình hội nhập
Thế nào là phát huy tối đa lợi thế so sánh của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Quy luật lợi thế so sánh là quy luật cơ bản của thương mại quốc tế, mang tính khách quan, ổn định và lâu dài. Các giao dịch mang tính chất thương mại diễn ra trên phạm vi quốc tế tuân theo quy luật này. Đây không phải là quy luật cung cầu, cạnh tranh hay lưu thông tiền tệ … với tư cách là quy luật kinh tế nói chung mà nó là quy luật phát huy tác dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế. Ở phạm vi khái quát nhất, các quy luật kinh tế chỉ ra đời trên cơ sở những tiền đề nhất định. Khi có sự trao đổi quốc tế diễn ra là có sự vận hành của quy luật này. Quy luật lợi thế so sánh được vận dụng để xác định những mặt hàng được đưa ra trao đổi và các khoản lợi ích thu được từ trao đổi quốc tế trên cơ sở chênh lệch về hao phí lao động tương đối sử dụng trong sản xuất các mặt hàng. Mặt hàng nào có hiệu quả tương đối cao hơn sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng. Trong trường hợp một quốc gia bất lợi tuyệt đối về tất cả các mặt hàng, quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế và thu được lợi ích nếu chọn mặt hàng có lợi thế so sánh. Vì vậy các quốc gia dù ở trình độ phát triển nào nếu tham gia vào thương mại quốc tế theo quy luật lợi thế so sánh thì đều thu được lợi ích.
Lợi thế so sánh được xem xét từ góc độ sản phẩm cụ thể, không phải từ góc độ quốc gia, do đó việc khai thác lợi thế so sánh trực tiếp từ góc độ doanh nghiệp và có sự hỗ trợ của Chính phủ. Các chính sách của chính phủ cần có sự phối hợp với nỗ lực của doanh nghiệp để tối đa hóa các khoản lợi ích do lợi thế so sánh tạo ra.Chính sách thương mại và công nghiệp là phương tiện kết hợp các nỗ lực này.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Việc nhập khẩu các sản phẩm trung gian và thu hút đầu tư mà trong nước không thể cung cấp với giá tương ứng, việc chuyển giao công nghệ và các ý tưởng từ những nước phát triển hơn, và việc tiếp cận thị trường vốn và hàng hóa quốc tế có thể giúp chúng ta giải quyết một số hạn chế cố hữu để tăng trưởng và phát triển nhanh hơn. Nhưng đó là những lợi ích tiềm năng chỉ có thể phát huy đầy đủ tác dụng khi trong nước chúng ta có nội lực vững mạnh với những chính sách và thể chế bổ trợ. Kinh nghiệm của những nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là phải kết hợp tốt giữa việc mở cửa tự do hóa với việc duy trì mức tiết kiệm - đầu tư cao, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhà nước tốt.
Chủ động và khẩn trương trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế , đổi mới công nghệ và trình độ quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tối đa lợi thế so sánh của nước ta, ra sức phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ, bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường thế giới, tạo ra những ngành, những sản phẩm mũi nhọn để hàng hóa và dịch vụ của ta chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn ở trong nước cũng như trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiến trình điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương để có biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh. Gắn quá trình thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba khóa IX về tiếp tục, sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong quá trình hội nhập cần quan tâm tranh thủ những tiến bộ mới của khoa học, công nghệ; không nhập khẩu những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
Đi đôi với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp, cần ra sức cải thiện môi trường kinh doanh, khả năng cạnh tranh quốc gia thông qua việc khẩn trương đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật phù hợp với đường lối của Đảng, với thông lệ quốc tế, phát triển mạnh kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nhằm xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch về phẩm chất, vững mạnh về chuyên môn.
Việt Nam cần phát huy tối đa lợi thế so sánh trong hội nhập kinh tế quốc tế để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư mỗi nước theo hướng chuyên môn hóa sản xuất giúp khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi nước , thúc đẩy giao lưu và trao đổi khoa học , kinh nghiệm quản lý từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa của mỗi quốc gia. Từ đó tạo cơ sở cho việc thúc đẩy các quan hệ kinh tế song phương và đa phương phát triển lâu dài, vững chắc
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top