11. Đa phương hóa, đa dạng hóa KTĐN sẽ tác động tiêu cực gì

Đa phương hóa, đa dạng hóa hoạt động KTĐN sẽ gây ra những tác động tiêu cực gì cho nền kinh tế Việt Nam? Hãy chỉ ra những tác động đó.

Xuất phát từ quan điểm: "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển", phương hướng cơ bản nhất nhằm phát triển KTĐN trong TKQĐ ở nước ta là: Đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, đa dạng hoá các hình thức kinh tế đối ngoại.

Đây là phương hướng chủ yếu của quan hệ kinh tế đối ngoại hiện nay.Đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại là thực hiện các quan hệ kinh tế với nhiều nước, nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, trên cơ sở những nguyên tắc của quan hệ quốc tế. Đa dạng hoá các hình thức kinh tế đối ngoại là sử dụng nhiều hình thức kinh tế đối ngoại trên nhiều lĩnh vực như: đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa cả vô hình và hữu hình, thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh hơn nữa đầu tư ra nước ngoài, thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong khoa học – công nghệ, phát triển du lịch quốc tế và mở rộng các dịch vụ ngoại tệ, tranh thủ viện trợ quốc tế bằng nhiều hình thức và từ nhiều nguồn khác nhau.

Đa dạng hóa gắn bó chặt chẽ với đa phương hóa. Hai nội dung này bổ sung, tạo điều kiện cho nhau phát triển.

Theo tinh thần đó, năm 1992, Việt Nam đã nối lại quan hệ với IMF, WB, ADB. Tháng 7 năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); tháng 12 năm 1995 tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA); tháng 3 năm 1996, tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu với tư cách là thành viên sáng lập; tháng 11 năm 1998, Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của APEC - diễn đàn hợp tác gồm 21 nền kinh tế thuộc vùng châu Á – Thái Bình Dương. 20 năm sau kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới – tháng 1 năm 2006 –  Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này.

Những tác động tiêu cực của đa phương hóa, đa dạng hóa hoạt động kinh tế đối ngoại tới nền kinh tế Việt Nam:

Sự cạnh tranh trong kinh doanh trở nên quyết liệt hơn. Cạnh tranh không chỉ giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước trên thị trường nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ mà cạnh tranh ngay  trên thị trường trong nước. Điều đó gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà nước, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ yếu kém mà tình trạng này lại khá phổ biến ở doanh nghiệp nước ta.

Đa dạng hóa, đa phương hóa KTĐN mở ra cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, song chính điều đó lại bao hàm khả năng phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài. Mức độ phụ thuộc này chủ yếu thể hiện trên tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn viện trợ chính thức ODA. Ví dụ : nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao. Sự lệ thuộc này dồn VN vào tình thế phải đối mặt với nhiều rủi ro do biến động thị trường, giá cả,...

 Những thứ mà các quốc gia phát triển thải ra: rác thải công nghiệp, y tế, sinh hoạt… việc tái chế hay tiêu hủy trở nên đắt đỏ và ô nhiễm. Khi mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều nước khác thì những nước này có xu thế xuất khẩu những thứ này sang các quốc gia đang phát triển trong đó có VN, biến những nơi này thành bãi rác, nơi tái chế và vùng ô nhiễm khổng lồ. Những chiếc ô tô, ti vi, hay các máy móc được bán sang VN với giá rẻ đó được coi như là sự giúp đỡ của các quốc gia phát triển với những nước nghèo. Nhưng sự thực đó là việc làm có mục đích của các nước khác, vừa muốn thải một lượng rác không cần mất phí, vừa khiến cho Việt Nam phải sử dụng đồ cũ, công nghệ thấp mà không được tiếp cận với công nghệ mới, hiện đại hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: