1. vai trò của các nền kinh tế đang phát triển

Phân tích vai trò của các nền kinh tế đang phát triển trong nền kinh tế thế giới.

Nền kinh tế đang phát triển là nền kinh tế của quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản thấp. Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tãng thấp như nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tãng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin, v.v..

Những nền kinh tế này có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thê giới

Các nước đang phát triển gồm gần 180 quốc gia, phần lớn là ở châu Á, Phi, Mĩ La Tinh, chiếm hơn 90% dân số , 2/3 nguồn tài nguyên nhưng chỉ chiếm gấn 30% GDP của thế giới.

Các nước đang phát triển chia làm 3 nhóm nước:

Các nước đang phát triển

Những quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn các quốc gia đang phát triển khác, nhưng chưa cho thấy các dấu hiệu hoàn toàn của một nước phát triển, được nhóm vào những nước mới công nghiệp hoá (Newly Industrialized Country - NIC): Hong Kong, Korea (South), Singapore, Taiwan…

Một số nước trải qua thời kì suy thoái kinh tế kéo dài. Những nước này được xếp vào loại những nước kém phát triển nhất (Least developed countries/LCDs), 49 quốc gia (thành viên mới nhất là Nam Sudan), 34 ở châu Phi, 14 ở châu Á và Thái Bình Dương và 1 ở châu Mỹ Latinh.

Với những lợi thế của mình, những nền kinh tế này ngày càng có vai trò trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới, trọng tâm kinh tế toàn cầu đang chuyển từ đông sang nam. Việc tái cơ cấu kinh tế thế giới không còn là một hiện tượng tạm thời.

Các nước đang phát triển có những lợi thế về:

Nguồn nhân lực : trẻ, dồi dào, nãng động

Nguồn tài nguyên thiên nhiên : Tài nguyên thiên nhiên, đa dạng và phong phú bao gồm đất đai, rừng biển, nguồn nước, khoáng sản đủ loại, khí hậu (sức gió, ánh nắng, lượng mưa để có thể hình thành nãng lượng tự nhiên) và tài nguyên du lịch.

Thị trường: rộng lớn, nhu cầu cao

ta có thể chia các ngành công nghiệp thành nãm nhóm:

Nhóm A: Những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động giản đơn, như vải vóc, quần áo, giày dép, dụng cụ lữ hành, dụng cụ du lịch, v.v..

Nhóm B: Những ngành vừa có hàm lượng lao động cao vừa sử dụng nhiều nguyên liệu nông lâm thuỷ sản như thực phẩm gia công các loại, đồ uống, v.v..

Nhóm C: Những ngành có hàm lượng tư bản cao và dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản như thép, hoá dầu.

Nhóm D: Những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có kỹ nãng cao với nhiều trình độ khác nhau, như đồ điện gia dụng, xe máy, máy bom nước và các loại máy móc khác, bộ phận điện tử, linh kiện điện tử, v.v..

Nhóm E: Những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như máy tính, xe hơi, máy công cụ, các linh kiện, bộ phận điện tử cao cấp, v.v..

Các nước phát triển có cung yếu tố đầu vào về tư bản nhiều hơn các nước đang phát triển dẫn đến số lượng tư bản trên mỗi nhân công lớn hơn. Ngược lại số nhân công trên một đơn vị tư bản của các nước đang phát triển lại lớn hơn các nước phát triển. Như vậy giá thuê tư bản ở các nước phát triển rẻ hơn tương đối so với giá thuê nhân công; ngược lại ở các nước đang phát triển giá thuê nhân công lại rẻ hơn tương đối so với giá thuê tư bản. Nói một cách khác, các nước phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê tư bản còn các nước đang phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê nhân công.

Trên thị trường thế giới, Trung Quốc đang cạnh tranh mạnh trong nhóm A và các sản phẩm lắp ráp trong nhóm D. Thái Lan và các nước ASEAN đi trước (ASEAN-4) có lợi thế trong nhóm B và các sản phẩm lắp ráp trong nhóm D. Cả Trung Quốc và ASEAN-4 đang tiến lên khá cao ở thượng nguồn của chuỗi giá trị trong các ngành thuộc nhóm D. Nhật Bản và NIEs còn duy trì lợi thế so sánh trong nhóm E nhưng tãng cường mạng lưới sản xuất khắp cả vựng Đông Á, do đó Trung Quốc và các nước ASEAN cũng tham gia ngày càng sâu vào các ngành trong nhóm E.

Môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn nữa. FDI là biện pháp hữu hiệu, là con đường ngắn nhất để tãng sức cạnh tranh.

Thứ nhất, sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới là không đồng đều, khả nãng khai thác các lợi thế vốn có của các quốc gia là không giống nhau. Các quốc gia phát triển đã và đang khai thác các thế mạnh của mình; còn các quốc gia đang phát triển thì sau một thời gian dài học hỏi các quốc gia phát triển trong lĩnh vực đầu tư đã tiến hành đầu tư sang các nước có trình độ kinh tế phát triển kém hơn và thậm chí là đầu tư trở lại các nước phát triển. Các quốc gia đang phát triển các lợi thế của mình để đầu tư vào những lĩnh vực mà ở nước tiếp nhận đầu tư còn bỏ ngỏ hay lợi nhuận biên cao hơn so với khi thực hiện ở chính quốc.

Thứ hai, các quốc gia đang phát triển trước đây phần lớn trình độ kinh tế còn thấp, trong những giai đoạn trở lại đây nhờ sự nỗ lực của chính bản thân quốc gia và nguồn vốn nước ngoài mà các quốc gia này đã dần vươn lên về mọi mặt để có thể thực hiện đầu tư, phát triển các lợi thế của mình ở trong và ngoài nước. Vốn là yêu cầu tối thiểu nhà đầu tư cần phải có khi tiến hành hoạt động đầu tư. Trước đây, các nước đang phát triển có tỷ lệ tiết kiệm thấp, nghèo nàn, lạc hậu do đó không thể tiến hành đầu tư ra nước ngoài thì nay các nước này đã có sự phát triển, thêm vào đó là tư tưởng hướng ngoại- chiến lược kinh doanh không chỉ còn nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nữa mà vươn ra bên ngoài.

Thứ ba, bối cảnh nền kinh tế hiện nay là các quốc gia vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thể hiện rất rõ thực trạng này. Khi các quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mỗi quốc gia đảm nhiệm một vai trò mà mình có thế mạnh và để tận dụng được tối đa các lợi thế của các nước lại thì họ liên kết: đó là hợp tác. Và trong quá trình phát triển các quốc gia cũng cạnh tranh với nhau để sao cho nước mình thu được nhiều lợi ích nhất.

Cơ cấu GDP từ nhóm các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự thay đổi rõ rệt. Nhóm các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng GDP của thế giới, đã duy trì được tốc độ tãng trưởng kinh tế ổn định ở mức trên 6%

các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển có tốc độ tãng trưởng thương mại quốc tế cao hơn hẳn (trung bình 7,4%/nãm so với 5,4%/nãm của nhóm các nước phát triển)

trong tâm kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch từ các nước phát triển sang thế giới các nước đang phát triển. Báo cáo dự đoán, tổng khối lượng kinh tế của các nước đang phát triển trong 20 nãm tới sẽ vượt qua các nước phát triển.

Dưới sự thúc đẩy của các nước có tốc độ tãng trưởng kinh tế cao như Trung Quốc, Ấn Độ, quy mô kinh tế của thế giới các nước đang phát triển trong nãm 2030 sẽ chạm ngưỡng 60% tổng khối lượng kinh tế toàn cầu.

Nãm 2008, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nước đứng đầu về xuất khẩu hàng hóa với cán cân thương mại liên tục được duy trì ở trạng thái thặng dư còn Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất

Từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai, bản đồ kinh tế thế giới dần được hình thành với 3 thế cực Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đóng vai trò làm 3 trung tâm kinh tế thế giới tạo ra phần lớn của cải cho toàn bộ nền kinh tế thế giới cũng như có sức chi phối mạnh mẽ đối với các hoạt động kinh tế trên toàn cầu. Tuy nhiên cho đến nay, vai trò của các nước trong tổng hòa kinh tế giới đã có nhiều thay đổi với sự vươn lên của một số nước và nhóm nước, cựng sự suy giảm của một số nước khác.

Hoa Kỳ vẫn là nền kinh tế đứng đầu thế giới với giá trị GDP chiếm khoảng 30% tổng GDP của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên càng về những nãm gần đây, tỷ trọng của nền kinh tế Hòa Kỳ đối với kinh tế thế giới càng giảm,

Cựng với quá trình nổi lên của các nền kinh tế đang phát triển và sự suy giảm trong vai trò chi phối kinh tế thế giới của Hoa Kỳ, Trung Quốc đang dần tiến đến vị trí của một trong những nền kinh tế quan trọng. Nãm 2009, trong khi cả thế giới lâm vào tình trạng suy thoái, Trung Quốc vẫn đạt tốc độ tãng trưởng 9% (chiếm 7% GDP của toàn thế giới)

Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu nãm 2008 của Trung Quốc chiếm 5% và 7% tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của toàn thế giới, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc đã vươn lên vị trí số một. Đến cuối nãm 2008, Trung Quốc có lượng dự trữ vàng là 1929 vạn troy ounce, dự trữ ngoại hối đạt 1946030 triệu USD (trung bình tãng 37%/nãm)  và trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

Sự hình thành của G20 và vai trò ngày càng gia tãng của tổ chức này thay thế vị trí cho G7 đã chứng tỏ được sự vươn lên và vai trò của nhóm các nước mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc. Tãng trưởng nhanh về kinh tế, chiếm lĩnh các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu, với các tiềm lực khác như dân số đông, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, tiềm lực quân sự mạnh,… Trung Quốc đang dần hình thành một thế cực mới tại Châu Á trong khi nền kinh tế Nhật Bản ngày càng mờ nhạt.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: