Kinh tế đầu tư

Câu 1: Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển

* Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những nguồn lực ở hiện tại để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được những kết quả lớn hơn trong tương lai

- Nguồn lực: Bao gồm tiền tệ các loại, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ

* Đầu tư phát triển là sự tiêu dùng vốn ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm or tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị..) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng..) gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển

Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa ĐTTM, ĐTTC, ĐTPT

• Giống nhau: Đều có mục tiêu cuối cùng là kinh tế

• Khác nhau:

ĐTTC ĐTTM ĐTPT

Đối tượng Các tài sản tài chính(cổ phiếu, trái phiếu...) Diển ra ở quá trình phân phối trao đổi. Đối tượng là hàng hóa và dịch vụ Là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện: Con người, cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị

Cơ chế sinh lời Hưởng lãi suất: lãi suất cố định, lãi suất thay đổi Sự chênh lệch giá giữa mua và bán

Đặc điểm +Vốn không nhất thiết phải nhiều

+Thời gian không nhất thiết phải dài

+Xét trong nội tại nền kinh tế không có sự gia tăng tài sản mà chỉ chuyển từ ng này sang người khác, từ tài sản này sang tài sản khác

+Độ rủi ro tương đối thấp +Vốn không nhất thiết phải nhiều

+Thời gian không nhất thiết phải dài

+Độ rủi ro thấp

+Xét trong nội tại nền kinh tế không trực tiếp tạo ra sản phẩm mới cho nền kinh tế.Nó chỉ là chuyển quyền sở hữu về hàng, chuyển quyền sở hữu về tiền +Đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực

+Độ rủi ro cao

+Thời gian đầu tư kéo dài

+Thời gian vận hành kết quả đầu tư cũng kéo dài

Ưu điểm +Tốc độ luân chuyển vốn nhanh

+Độ rủi ro thấp +Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng, làm cho hàng nhanh đến tay người tiêu dùng

+Tăng tích lũy vốn cho nền kinh tế. thúc đẩy sản xuất

=> Khuyến khích các cá nhân, DN...dư thừa vốn tham gia hoạt động đầu tư tài chính.Đầy là kênh quan trọng thu hút vốn cho đtư phát triển

Câu 3: Đặc điểm của ĐTPT và yêu cầu đặt ra:

• Quy mô vốn, vật tư, lao động thường lớn. Do vậy có yêu cầu đặt ra là:

- Xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn

- Có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý

- Quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư

- Có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ lao động hợp lý

- Giải quyết lao động dôi dư hậu dự án

• Thời kì đầu tư kéo dài. Do đó có các yêu cầu đặt ra:

- Cần tiến hành phân kì đầu tư

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

- Bố chí vốn và nguồn lực tập chung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình

- Bố trí đủ vốn theo tiến độ

- Quản lý chặt chẽ tiến độ của hoạt động đầu tư

• Thời gian vận hành các kết quả đầu tư để thu hồi vốn kéo dài. Do đó các yêu cầu đặt ra là:

- XD cơ chế và phương pháp dự báo khoa học về nhu cầu, khả năng đáp ứng của thì trường về sản phẩm của hoạt động đẩu tư trong từng năm và của cả đời dự án

- Quản lý tốt vận hành, hoạt động tối đa công suất để nhanh thu hồi vốn và chánh hao mòn vô hình

- Chú ý đúng mức đến độ trể thời gian trong đầu tư

• Thành quả hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài và có tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng lên. Yêu cầu đặt ra:

- Có chủ trương và quyết định đầu tư đúng đắn

- Lựa chọn những địa điểm đầu tư hợp lý

• Độ rủi ro cao. Nên yêu cầu đặt ra là:

- Nhận diện được rủi ro

- Lượng hóa được rủi ro

- Đưa ra các giải pháp để phòng và chống rủi ro

Câu 4: Vai trò của đầu tư phát triển:

a. Đầu tư phát triển tác động đến AD-AS

AD = C + I + G + NX

- Tác dụng tới AD là tác dụng ngắn hạn

- Tác dụng tới AS là tác dụng dài hạn vì khi tiến hành sản suất mở rộng rồi thì không thể tùy tiện ngừng sản xuất, ngừng khi P<AVCmin

b. Đầu tư phát triển tác động đến sự ổn định của nền kinh tế

- Do sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với AD-AS nên 1 sự thay đổi nhỏ của đầu tư vừa là yêu tố duy trì vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế

- Tác động tích cưc: Tăng trưởng, lạm phát kiểm soát, thất nghiệp giảm, tệ nạn xã hội giảm

- Tác động tiêu cực: Suy thoái, Lạm phát, Thất nghiệp, Tệ nạn xã hội gia tăng

c. Đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế

- Theo mô hình tăng trưởng Harrod-Domar: Icor phụ thuộc vào: trình độ khoa học kĩ thuật, có cấu đầu tư, chính sách đầu tư, các giai đoạn, thời kì phát triển

d. Đầu tư phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tác động đến cơ cấu ngành kinh tế

+ Chính sách đầu tư quyết định quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp- dịch vụ giúp toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và nhanh

- Tác động đến cơ cấu vùng lãnh thổ

+ Đầu tư làm giảm sự mất cân đối về giàu nghèo, giữa các vùng lãnh thổ, phát huy lợi thế so sánh về tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, về vị trí địa lý của các vùng có điều kiện phát triển hơn để làm bàn đạp cho các vùng khác cùng phát triển

e. Đầu tư phát triển tác động đến khoa học công nghê

- Công nghệ là trung tâm của CNH-HĐH, đầu tư là điều kiện tiên quyết để có được KHCN

Câu 5: Đặc trưng của vốn đầu tư:

a. Khái niệm vốn đầu tư

- Là tiền tích lũy của XH, của các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và huy động từ các nguồn khác nhau được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất XH nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực lớn hơn cho sản xuất KD-DV và sinh hoạt XH

b. Đặc trưng của vốn đầu tư phát triển

- Vốn đầu tư phát triển là 1 bộ phận của vốn đầu tư nói chung nên nó cũng mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của vốn đầu tư như:

+ Vốn đại diện cho cho một lượng giá trị tài sản. Vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình

+ Vốn phải vận động sinh lời. Vốn được biểu hiện bằng tiền. Để biến tiền thành vốn thì tiền phải thay đổi hình thái biểu hiện, vận động và có khả năng sinh lời

+ Vốn cần được tích tụ và tập trung đến một mức nhất định mới có thể phát huy tác dụng

+ Vốn phải gắn với chủ sở hữu. khi xác định rõ chủ sở hữu, đồng vốn sẽ được sử dụng hiệu quả

+Vốn có giá trị về mặt thời gian

Câu 6: Khái niệm nguồn vốn và bản chất của nguồn vốn đầu tư

a. Nguồn vốn đầu tư: Là thuật ngữ chỉ các nguồn tích lũy tập chung và phân phối vốn cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội

b. Bản chất của vốn đầu tư

• Theo kinh tế học cổ điển: Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho quá trình tiết kiệm nhưng dù có tạo ra bao nhiêu trăng nữa nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng

• Theo kinh tế chính trị Mác - Lênnin

- Trong một nền kinh tế có 2 khu vực: khu vực sx tư liệu sản xuất và khu vực sx tư liệu tiêu dùng (C + V + m)

- Điều kiện để có tái sản xuất là: C2 < (V+m)1 hay (C+V+m)1 > (C1 + C2). Dư thừa tư liệu sản xuất nên đầu tư, tăng quy mô tư liệu sx trong quá trình tiếp theo

- Đồi với khu vực 2 yêu cầu phải đảm bảo: (V+m)1 > C2 hay (C+V+m)2 < (V+m)1 + (V+m)2. Giá trị mới tạo ra của toàn bộ nền kinh tế lớn hơn giá trị sản phẩm sx ra ở KV2

 Kết luận: Con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng. Hay nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ được đáp ứng khi có sự gia tăng sản xuất và tích lũy của nền kinh tế

• Theo kinh tế học hiện đại

- Thu nhập = tiêu dùng + đầu tư; Tiết kiệm = Thu nhập - tiêu dùng. Do đó: Đầu tư = tiết kiệm( đúng với nền kinh tế đóng)

- Đối với nền kinh tế mở, vốn sẽ được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện đầu tư. Do đó trong điều kiện hiện nay nền kinh tế còn phải huy động một cách có hiệu quả nguồn vốn từ nước ngoài

Câu 7: Các nguồn huy động vốn. Vai trò. Đặc điểm và Ưu nhược điểm của từng nguồn

GDP = C + I + G + NX => I = (GDP-C-T) + (T-G) + (IM-EX)

1. Nguồn vốn trong nước: là phần tích lũy nội bộ của nền kinh tế,bao gồm tiết kiệm của dân cư, chính phủ, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp được huy động vào quá trình tái SXXH

- Bao gồm: Vốn nhà nược, Tư nhân, và từ thị trường vốn

- Ưu điểm:

+ Dễ huy động

+ Tính chủ động khi sử dụng

+ tính an toàn khi sử dụng

+ Đảm bảo an ninh quốc gia

- Nhược điểm

+ Hiệu quả sử dụng vốn thấp

+ Tốc độ giải ngân chậm

+ Thất thoát vốn lớn

a. Nguồn vốn nhà nước: Ngân sách nhà nước + Tín dụng có phát triển + Nguồn từ các DN của nhà nước

• Ngân sách nhà nước:

- Nguồn hình thành:

+ Thuế, phí, lệ phí

+ Các khoản thu từ hoạt động kt của nhà nước: bán tài nguyên, bán or cho thuê tài sản

+ Vay viện trợ ưu đãi nước ngoài

+ phát hành trái phiếu chính phủ

+ Vay trển thị trường vốn quốc tế

- Sử dụng:

+ Chi thường xuyên

+ chi trả nợ

+ chi đầu tư, phát triển:

. Được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng, kt xh, an ninh quốc phòng. Các dự án đòi hỏi vốn lớn và phục vụ chiến lược phát triển kt xh chung

. Hỗ trợ các dự án của các dn cần sự tham gia của nhà nước

. Chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể, phát triển kt xh vùng, lãnh thổ, quy hoạch xd đô thị và nông thôn

- Đặc điểm của vốn ngân sách nhà nước

+ Vốn ít

+ Sử dụng cho các dự án đòi hỏi vốn lớn, và phục cho cho chiến lược phát triển kt xh

+ Tỷ lệ sinh lời của các dự án NSNN thấp, có khi =0 or <0

+ Đầu tư các dự án có tác dụng hỗ trợ và tạo tiền đề cho các chủ thể đầu tư khác

- Vai trò của vốn ngân sách nhà nước

+ Là nguồn vốn quan trọng cho hoạt động đầu tư nhằm phát triển kt xh của mỗi quốc gia

+ là nguồn vốn qtrong để đtư xd cơ sở hạ tầng

+ là cơ sở tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác đầu tư

+ Đóng vai trò là vốn mồi kích thích và khởi nguồn cho mọi dòng vốn đầu tư khác

+ Giúp nhà nước thực hiện các các kế hoạch đầu tư lớn, những cân đối lớn trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, phục vụ chiến lược phát triển kt xh

+ Là công cụ để thực hiện chính sách đầu tư của nhà nước

- Hạn chế của vốn đầu tư từ NSNN

+ Hiệu quả sử dụng vốn thấp

+Tỉ lệ thất thoát vốn đầu tư cao

+thường dàn chải, không trọng tâm, trọng điểm

+Hệ thống các cơ quan quản lý vốn NSNN chồng chéo, chức năng không rõ ràng giữa quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh

- Kết luận về vốn dtu từ nsnn:

+ chi đầu tư từ nsnn đóng vai trò quan trọng vì mang tính ổn định và được đầu tư vào những công trình trọng điểm. Đây là những lĩnh vực cần nhiều vốn đầu tư nhưng thời gian thu hồi vốn lại dài, do đó các thành phần kinh tế khác không đủ khả năng đầu tư hay không muốn đầu tư. Nhưng chính những công trình này lại là những yếu tố rất quan trọng tạo sức bật cho nền kinh tế

+ Tuy chỉ chiếm 19% tổng vốn đầu tư toàn xh nhưng vốn đầu tư từ nsnn đóng vai trò là nguồn vốn mồi, kích thích và khơi nguồn cho mọi dòng vốn đầu tư khác

- Một số giải pháp tạo vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nsnn

+ Tạo Vốn:

. Tăng trưởng kinh tế cao, liên tục

. Tận thu chống thất thoát

+ Sử dụng vốn:

. Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của vốn nsnn

. Nâng cao công tác lập quỹ quy hoạch phát triển, quy hoạch đầu tư và quy hoạch sử dụng vốn

. Nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư

. Quản lý tốt quá trình thực hiện đầu tư, chống thất thoát, lãng phí

. Quản lý tốt quá trình khai thác kết quả đầu tư

. Cát giảm những chi tiêu không cần thiết

• Nguồn tín dụng phát triển: Là nguồn vốn trong đó nhà nước vừa là người đi vay, vừa là người cho vay để đảm bảo các chức năng, nhiệm vụ về quản lý kinh tế

- Nguồn hình thành:

+ Vốn nsnn hàng năm dành cho tín dụng, đtư, xd cơ bản

+ vốn huy động theo chủ trương, chính sách của chính phủ như phát hành trái phiếu chính phủ

+ Vốn vay nước ngoài và các nguồn vốn viện trợ quốc tế dành cho tín dụng, đầu tư phát triển

+ Vốn thu hồi nợ cho chương trình tín dụng ưu đãi của nhà nước đã đầu tư trước đây đến hạn trả nợ

- Sử dụng;

+ Cho các dự án của các DNNN đầu tư vào các ngành, vùng lĩnh vực đang được ưu tiên và khuyến khích phát triển

+ Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

+ Bảo lãnh tín dụng đầu tư

- Đặc điểm:

+ Là nguồn vốn cho vay nhưng có tính chất ưu đãi (lãi, thời gian, quy mô)

+ Đảm bảo quyên tắc hoàn trả vốn vay

+ Thông qua tín dụng đầu tư phát triển, nhà nước quản lý được hoạt động đầu tư của các dn

+ Hiệu quả đầu tư, sx kinh doanh cao hơn so với nguồn vốn nsnn

- Vai trò:

+ Có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp trực tiếp của nhà nước

+ Thúc đẩy chủ đầu tư-người vay vốn phân tích kĩ hiệu quả đầu tư, hiệu quả sản xuát kinh doanh vốn tiết kiệm hơn

+ Phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô

+ Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH

- Kết Luận:

+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ từ hình thức cấp phát ngấn sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Giảm đáng kể sự bao cấp trực tiếp của nhà nước

+ Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay, vì vậy người vay phải tính kỹ hiệu quả đầu tư và sử dụng vốn hiệu quả, tiết kiệm hơn

+ Là công cụ phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng mà còn cả mục tiêu phát triển xh

• Nguồn vốn đầu tư phát triển của các DNNN

- Nguồn hình thành:

+ Khấu hao tài sản hữu hình

+ Thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp

- Sử dụng:

+ Đầu tư theo chiều sâu: đổi mới máy móc, thiết bị, nâng cao năng suất

+ Đầu tư theo chiều rộng

b. Nguồn vốn dân cư và tư nhân:

• Khái niệm: Bao gồm phần tích lũy của dân cư, của các dn dân doanh như công ty TNHH, DN tư nhân, Cty cổ phần... được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển

• Vai trò:

- Đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xh

- Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn

- Mở mang ngành nghề phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ vẩn tải trên các địa phương

- Quy mô vốn của nguồn vốn phụ thuộc vào:

+ Trình độ phát triển của đất nước

+ Tập quán tiêu dùng của dân cư

+ Chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp khác của xã hội

2. Nguồn vốn ngoài nước: Là phần tích lũy của các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài được huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại

- Bao gồm: Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA + FDI + Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế + thị trường vốn quốc tế

a. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA

- Là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức do các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ cấp giúp các nước đang phát triển

- Phân loại:

+ Theo tính chất: Viện trợ không hoàn lại, Viện trợ hoàn lại, Viện trợ hỗn hợp

+ Theo mục đích: Hỗ trợ cơ bản, Hỗ trợ kỹ thuật

+ Theo hình thức: Viện trợ song phương, viện trợ đa phương

+ Theo điều kiện:

. ODA không ràng buộc nước nhận, không ràng buộc bởi nguồn và mục đích sử dụng

. ODA có ràng buộc nước nhận (mua sắm hành hóa bằng vốn ODA)

+ Theo đối tượng sử dụng

. Hỗ trợ dự án

. Hỗ trợ phi dự án, hỗ trợ cán cân thanh toán, trả nợ, viện trợ chương trình

- Đặc điểm:

+ Mang tính chất ưu đãi, có thời gian ân hạn dài, trong ODA luôn có ít nhất 25% yếu tố không hoàn lại

+ Mang tính ràng buộc: Về chính trị, mua sắm hàng hóa, về kinh tế

+ Là nguồn vốn có khả năng gây nợ

+ Trong quá trình sử dụng vốn ODA chịu sự quản lý của cả hệ thống văn bản pháp quy của nước nhận và cả quy định của nước tài trợ

- Vai trò:

+ Là nguồn vốn bổ xung quan trọng cho đầu tư phát triển ở các nước đang và chậm phát triển

+ ODA giúp cho các nước nghèo tiếp thu thành tựu KHKT hiện đại và phát triển nguồn nhân lực

+ Giúp các nước đang phát triển điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Giúp các nước đang phát triển cải thiện hạ tầng cơ sở, đầu tư phát triển các lĩnh vực: y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo

+ ODA đi trước mở đường cho thu hút vốn FDI

b. Nguồn Vốn FDI: Là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào nước sở tại vốn bằng tiền or bất kì tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật này

- Các hình thức:

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Là văn bản liên kết giữa 2 bên or nhiều bên quy định trách nhiệm và kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành kinh doanh ở nước sở tại

+ Xí nghiệp liên doanh: Là XN được thành lập ở nước chủ nhà, trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa bên or các bên, nước chủ nhà với bên or các bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại nước sở tại

+ Công ty 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Do người nước ngoài tập chung thành lập ở nước sở tại. Tự quản lý và chịu trách nhiệm vè kết quả kinh doanh

+ Các hình thức khác như: (BOT, BTO, BT): Là văn bản ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan trong nước để đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp khai thác các công trình kết cấu hạ tầng trong 1 thời gian nhất định. Sau đó chuyển giao cho nước sở tại

- Vai trò của vốn FDI:

+ Là nguồn vốn bổ xung vốn đầu tư quan trọng cho đầu tư phát triển

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Tạo việc làm, giải quyết lao động dư thừa

+ Tăng thu ngoại tệ, góp phần bổ xung vốn quan trọng cho ngân sách nhà nước

+ Góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ và kinh nghiệm quản lý

+ Chuyển giao trình độ công nghệ

c. Nguồn tín dụng từ các ngân hàng quốc tế:

- Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ như ODA. Tuy nhiên nó có ưu điểm rõ ràng là không bị ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy thủ tục vay vốn thường khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao

d. Nguồn vốn từ thị trường vốn quốc tế:

Câu 8: Điều kiện huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư:

a. Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế

- Vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn. Đây là mối nhân quả của các sự vật. Thư nhất, với năng lực tăng trưởng được đảm bảo thì năng lực tích lũy của nền kinh tế sẽ có khả năng gia tăng. Khi đó quy mô các nguồn vốn trong nước có khả năng huy động sẽ được cải thiện. Thứ hai, triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng sẽ là tín hiệu tốt thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài

• Để tạo lập và duy trì tăng trưởng của nền kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, trong thời gian tới Việt Nam cần:

- Tăng cường phát triển sản xuất kinh doanh và thực hành tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. Có biện pháp hữu hiệu để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Đây vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để phát triển

- Đối với tất cả các nguồn vốn đầu tư, phải xác định yếu tố hiệu quả yêu cầu về mặt chất lượng của việc huy động vốn lâu dài. Các dự án sử dụng vốn nhà nước phải được đánh giá trên các tiêu chuẩn hiệu quả, phải được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo thời gian xây dựng, giá cả và chất lượng công trình

- Các dự án sử dụng vốn vay phải có phương án trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không được gây thêm gánh nặng nợ nần không trả được. Phải sử dụng vốn ODA có hiệu quả trên cơ sở thanh, kiểm tra chặt chẽ, chống lãng phí, tiêu cực

- Để tăng cường tính hiệu quả của nền kinh tế, cần phải tạo môi trường hoạt động bình đẳng cho tất cả các nguồn vốn đầu tư. Xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Xóa bỏ tư tưởng bao cấp, phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo hiệu quả của dự án đầu tư

b. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:

- Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô được coi là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Trước tiên phải đảm bảo nền kinh tế Việt Nam là nơi an toàn cho sự vận động của vốn và sau nữa là có năng lực sinh lời cao. Sự an toàn của vốn đòi hỏi môi trường kinh tế vĩ mô phải ổn định, có gặp những rủi ro do các yêu tố chính trị xã hội hay môi trường kinh doanh gây ra

- Có thể đưa ra một số điều kiện cụ thể có tính nguyên tắc liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô và là yếu tố đảm bảo thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư:

+ Ổn định giá trị tiền tế: Đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động các nguồn vốn cho đầu tư. Ổn định giá trị tiền tệ ở đây bao hàm cả việc kiềm chế lạm phát và cả ngăn chặn tác động tiêu cực của giảm phát

- Về lâu dài cần phải thực hiện tốt chức năng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhà nước trong mối quan hệ mất thiết với lĩnh vực thu hút các nguồn vốn đầu tư

c. Xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả

- Bên cạnh tiềm năng tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, để có thể huy động có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư cần phải có các chính sách và giải pháp hợp lý và đồng bộ. Các chính sách và giải pháp này phải đáp ứng yêu cầu có tính nguyên tắc sau:

+ Các chính sách và giải pháp huy động vốn cho đầu tư phải gắn liền với chiến lược phát triển kt xh trong từng giai đoạn và phải thực hiện được các nhiệm vẹ của chính sách tài chính quốc gia

+ Phải đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn ngoài nước

+ Cần phải đa dạng hóa, hiện đại hóa các hình thức và phương tiện huy động vốn

+ Các chính sách huy động vốn phải được tiến hành đồng bộ cả về nguồn vốn và biện pháp thực hiện. Đảm bảo sự bình đẳng, gắn bó tạo điều kiện cùng nhau phát triển

Câu 9: Khái niệm và vai trò của dự án đầu tư

1. Các khái niệm:

a. Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ, tài liệu trình bầy 1 cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch, nhằm đạt được các kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất địn trong tương lại

b. Trên giác đọ quản lý: Dự án đầu tư là 1 công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính - kinh tế - xh - trong 1 khoảng thời gian dài

c. Trên giác độ kế hoạch hóa (vĩ mô): Dự án đầu tư là 1 công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư, là tiền đề để ra quyết định đầu tư và tài trợ

d. Theo luật đầu tư: Dự án đầu tư là một tập hợp các đề suất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định

2. Vai trò của một dự án đầu tư:

• Các chủ thể liên quan tới dự án: Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức tài chính, chủ đầu tư

a. Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

- Là cơ sở để đánh giá, thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư

- Là cơ sở để thẩm cấp các ưu đãi đầu tư

b. Tổ chức tài chính:

- Là cơ sở để đánh giá, thẩm định bỏ vốn đầu tư

c. Chủ đầu tư:

- Là căn cứ để quyết định bỏ vốn đầu tư

- Là căn cứ, cơ sở để xin phép được đầu tư và vấp giấy phép hoạt động

- Là căn cứ, cơ sở để xin hưởng các ưu đãi đầu tư

- Là phương tiện để thuyết phục các tổ chức tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ or cho vay vốn

- Là phương tiện để xin tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu

- Là phương tiện để tìm các đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư

- Là cơ sở xin nhập khẩu các khu, cụm công nghiệp, chế suất

- Là căn cứ quan trọng, là cơ sở pháp lý để xem xét giải quyết các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liên doanh, giữa bên liên doanh và nhà nước VN khi xẩy ra tranh chấp

- Là cơ sở để kiểm tra, giám sát kế hoạch thực hiện dự án

Câu 10: Các giai đoạn hình thành và thực hiện dự án đầu tư? Yêu cầu và các mối quan hệ?

a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

- Nghiên cứu và phát triển cơ hội đầu tư => Nghiên cứu tiền khả thi (sơ bộ lựa chọn dự án) => Nghiên cứu khả thi (lập luận chứng kt-kt) => đánh giá và quyết định đầu tư (thẩm định dự án)

- Là khoảng thời gian từ khi nảy sinh ý tưởng đầu tư đến khi dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư

- Chi phí từ 0 - 15% tổng vốn đầu tư

- Kết quả: dự án được lập xong và được cấp giấy chứng nhận đầu tư

- Yêu cầu: Độ chính xác của các nghiên cứu là quan trọng nhất

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau. Đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư

b. Giai đoạn thực hiện đầu tư

- Các bước: Hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án -> thiết kế là lập dự toán thi công, xây lắp -> tiến hành thi công, xây lắp công trình -> chạy thử và nghiệm thu công trình

- Là khoảng thời gian từ khi dự án được cấp giấy phép đầu tư đến khi bàn giao công trình để đi vào sản xuất kinh doanh theo dự kiến

- Chi phí: 85 - 99,5% tổng vốn đầu tư

- Kết quả:

+ Dự án đã được xây dựng xong

+ Có lượng tài sản lưu động ban đầu cần thiết

+ Có đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã được đào tạo

- Yêu cầu: Thời gian và tiến độ thi công là quan trọng nhất trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng

c. Vận hành kết quả đầu tư:

- Các bước: Sử dụng chưa hết công suất -> công suất đạt max -> Công suất giảm dần và kết thúc dự án

- Là khoảng thời gian kể từ khi dự án đi vào hoạt động cho đến khi dự án thanh lý và kết thúc

- Kết quả: Nhằm đạt được các mục tiêu của dự án

- Yêu cầu:

+ Phụ thuộc vào 2 giai đoạn trên

+ Phụ thuộc vào quá trình tổ chức quản lý và vận hành kết quả đầu tư

Câu 11: Các cấp độ trong quá trình lập dự án:

Có 3 cấp độ: Nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi và Nghiên cứu khả thi. Đây là một quá trình lặp vì đều nghiên cứu những nội dung tương tự nhau, nhưng ở mức độ chi tiết khác nhau.

1. Nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư

a. Khái niệm: là việc làm có ý thức của chủ đầu tư nhằm tìm kiếm các khả năng, điều kiện tốt nhất cho việc tiến hành 1 công cuộc đầu tư dựa trên các điều kiện kt xh cụ thể của từng nước. đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ

• Mục đích:

- Phát hiện cơ hội đầu tư

- Xác định sơ bộ khả năng khai thác của từng cơ hội

- Lựa chọn cơ hội, triển vọng và phù hợp với chủ đầu tư

• Yêu cầu đặt ra: Đưa ra được các thông tin cơ bản phản ánh sơ bộ khả năng thực thi và triển vọng của từng cơ hội

• Sản phẩm của giai đoạn này: Hình thành các báo cáo kt - kt về các cơ hội đầu tư

b. Các căn cứ để tìm kiếm và phát hiện cơ hội đầu tư

- Chiến lược phát triển về kinh tế xã hội của vùng, ngành, quốc gia và chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của từng đơn vị

- Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiêu, nguồn lao động và khả năng khai thác, chế biến nguồn tài nguyên này

- Tình hình cung - cầu sản phẩm, dịch vụ của dự án trên thị trường trong nước và thế giới

- Căn cứ vào kết quả, hiệu quả tài chính, kinh tế, xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện dự án

c. Đặc điểm

- Chi phí nghiên cứu thấp

- Thời gian nghiên cứu ngắn

- Thông tin sơ sài, dựa vào các số liệu có sẵn

- Phương pháp nghiên cứu mang tính chất định tính

- -30% < sai số < 30%

2. Nghiên cứu tiền khả thi: Là việc xem xét 1 cách sâu hơn, chi tiết hơn các khía cạnh mà khi nghiên cứu cơ hội đầu từ còn cảm thấy phân vân, nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc cơ hội đầu tư để khẳng định cơ hội đầu tư đã lựa chọn có đảm bảo tính khả thi hay không

a. Những tiêu chuẩn chủ yếu để lựa chọn cơ hội đầu tư

- Có thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của dự án

- Đạt hiệu quả kinh tế

- Có khả năng thực thi

- Phù hợp với khả của chủ đầu tư

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và luật pháp hiện hành

b. Nội dung nghiên cứu tiền khả thi

- Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô có ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án

- Nghiên cứu thị trường

- Nghiên cứu kĩ thuật

- Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự

- Nghiên cứu khía cạnh tài chính

- Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội

c. Đặc điểm

- Chi phí nghiên cứu vẫn ở mức thấp

- Thông tin ở mức độ thô, độ chính xác chưa cao

- Phương pháp nghiên cứu: định tính

- Sai số tương đối lớn: trong khoảng từ -20% đến 20%

3. Nghiên cứu khả thi: là giai đoạn cốt lõi của quá trình chuẩn bị đầu tư, là bước nghiên cứu tỉ mỉ nhất và là nghiên cứu lần cuối cùng để lựa chọn dc dự án tối ưu, giai đoạn này nhằm đi đến những kết luận chính xác nhất về mọi vẫn đề cơ bản của dự án. Là cơ sở để chủ đầu tư và các cấp có quyền đnáh giá, phê duyệt dự án

a. Nội dung nghiên cứu: (tương tự như nghiên cứu tiền khả thi)

b. Đặc điểm:

- Chi phí nghiên cứu cao

- Thời gian nghiên cứu dài

- Thông tin đầy đủ, chính xác, chi tiết

- Phương pháp nghiên cứu: định lượng

- Sai số nhở: từ -5 - 5%

c. Kết cấu báo cáo nghiên cứu khả thi - luận chứng kinh tế kĩ thuật

- Mục lục của bản dự án

- Tóm tắt dự án

- Thuyết minh và thiết kế cơ sở của dự án

- Kết luận - kiến nghị

- Phụ lục tính toán, tài liệu, thông tin, cần thiết liên quan đến các nội dung của dự án

Câu 12: Khái niệm quản lý và quản lý hoạt động đầu tư

a. Quản lý: Là sự tác động có mục đích của chủ thể vào các đối tượng quản lý, nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra

b. Quản lý đầu tư: là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư bằng 1 hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế, xã hội, tổ chức kĩ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được các kết quả và hiệu quả đầu tư cao nhất, trong điều kiện cụ thể, xác định

Câu 13: Mục tiêu quản lý hoạt động đầu tư

a. Trên giác độ vĩ mô:

- Thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kì của quốc gia, ngành, địa phương

- Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, các nguồn tài lực, vật lực của ngành, địa phương, và toàn xã hội

- Bảo vẹ môi trường đầu tư. Chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai thác các kết quả đầu tư

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật và yêu cầu kinh tế xã hội trong lĩnh vực đầu tư

b. Mục tiêu quản lý hoạt động đầu tư của từng cơ sở

- Nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển của doanh nghiệp

- Đạt được mục tiêu hoạt động và mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như:

+ mở rộng thì trường

+ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, sản xuất kinh doanh

+ nâng cao năng suất lao động

+ năng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

c. Mục tiêu quản lý hoạt động đầu tư đối với từng dự án

- Nhằm đạt được mục tiêu của dự án

- Đạt được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như: NPV, IRR, T

- Nâng cao hiệu quả kinh tễ xh của dự án đầu tư

- Tăng mức đóng góp của dự án và các dự án liên quan vào nsnn

- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ của dự án và các dự án liên quan

Câu 14: Các nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư

a. Nguyên tắc 1: thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa 2 mặt kinh tế và xã hội

• Thống nhất giữa kinh tế và xã hội

- Xuất phát từ đòi hỏi khách quan kinh tế quyết định chính trị và chính trị là sự biểu hiện tập chung của kinh tế

- Sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị được thể hiện

• Sự kết hợp hài hòa giữa 2 mặt kinh tế và xã hội

- Phát triển kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, khác phục tình trạng phân hóa giàu nghèo

- Sự thống nhất giữa kinh tế và xã hội được thể hiện trong quản lý hoạt động đầu tư

+ xây dựng các chính sách đối với người lao động, lương, thưởng hợp lý

+ xây dựng chính sách bảo vệ môi trường

+ thành lập các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

b. Nguyên tắc 2: Tập chung dân chủ,

- Quản lý hoạt động đầu tư phải tuân thủ theo lãnh đạo thống nhất từ một trung tâm

- Phát huy cao sự chủ động, sáng tạo của các địa phương, ngành cơ sở

 Trong hoạt động đầu tư, vừa phải đảm bảo nguyên tắc tập chung vừa phải đảm bảo yêu cầu dân chủ

• Tính tập chung được thể hiện trong công tác quản lý hoạt động đầu tư như sau:

- Các hoạt động đầu tư được xây dựng và thực hiện dựa trên kế hoạch đầu tư của nhà nước

- Các hoạt động đầu tư phải tuân thủ hệ thống luật pháp, các chính sách có liên quan nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong từng thời kì

- Thực hiện chế độ 1 thủ tướng

• Tính dân chủ được thể hiện trong công tác quản lý hoạt động đầu tư:

- Phân cấp trong thực hiện đầu tư. Xác định rõ vị trí, trách nhiệm quyền hạn của các cấp, các chủ thể tham gia quá trình đầu tư

- Chấp nhận sự cạnh tranh trong đầu tư, thông qua ban hành luật đấu thầu

- Thực hiện hạch toán kinh tế với các công cuộc đầu tư

c. Nguyên tắc 3: quản lý theo ngành kết hợp với quả lý theo địa phương và vùng lãnh thổ

- Là sự kết hợp khách quan giữa xu hướng của sự phát triển kinh tế, là chuyên môn hóa theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng lãnh thổ

- Hoạt động đầu tư của bất kì một đơn vị , doanh nghiệp nào đều chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản ngành và địa phương

+ cơ quan bộ,ngành chịu trách nhiệm quản lý về kinh tế kĩ thuật của ngành theo sự phân công, phân cấp của nhà nước

+ địa phương chịu trách nhiệm quản lý về mặt hành chính và xã hội đối với mọi đối tượng tại địa phương, không phân biệt thành phần kinh tế

d. Nguyên tắc 4: kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trong đầu tư

- Lợi ích kinh tế luôn là động lực cho mọi hoạt động đầu tư

- Một hoạt động đầu tư thường có sự tham gia của nhiều chủ thể. Trong quá trình đầu tư thì lợi ích của các chủ thể thống nhất or mâu thuẫn. vì vậy phải có sự kết hợp hài hòa các lợi ích của mọi đối tượng trong hoạt động đầu tư, để tạo động lực và điều kiện cho nền kinh tế phát triển ốn định và vững trắc

e. Nguyên tắc 5: Tiết kiệm - hiệu quả

- Đầu tư tiết kiệm và hiệu quả thể hiện với 1 khối lượng vốn đầu tư nhất định phải đem lại hiệu quả kinh tế đầu tư cao nhất, hay phải đạt được hiệu quả kinh tế xã hội đã dự kiến với mức chi phí đầu tư thấp nhất

- Nguyên tắc này được xem trên cơ sở nguồn lực của nền kinh tế là khán hiếm và hữu hạn

Câu 15: Các phương pháp và công cụ quản lý hoạt động đầu tư:

1. Các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư:

a. Phương pháp hành chính:

• Khái niệm: là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng các văn bản, chỉ thị, những qui định về tổ chức... nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong những tình huống nhất định

• Đặc điểm:

- Tính bắt buộc: đòi hỏi các đối tượng bị quản lý chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, không có quyền lựa chọn

- Tính quyền lực: nếu vi phạm sẽ bị sử lý kịp thời, thích đáng

• Ưu điểm:

- Xác lập được trật tự kỉ cương làm việc trong hệ thống

- Giải quyết trực tiếp và nhanh chóng những vấn đề trong quản lý

• Nhược điểm:

- Dẫn đến tình trạng quan liêu, máy móc

- Bộ máy hành chính cồng kềnh và độc đoán

b. Phương pháp kinh tế

• Khái niệm: Là phương pháp các chủ thể quản lý, sử dụng các chính sách và đòn bẩy kinh tế như (tiền lương, tiền thưởng, phạt, thuế....) tác động vào đối tượng bị quản lý để kích thích động viên và điểu chỉnh các hành vi của họ nhằm đạt được mục tiêu nhất định

• Đặc điểm:

- Nhà nước chỉ để ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt được

- Nhà nước đưa ra những khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử dụng

- Người lao động hoặc các chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện những nhiệm vụ đó

• Ưu điểm:

- Tạo ra sự quan tâm vật chất đối với đối tượng bị quản lý nên nó tác động rất nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động sáng tạo của đối tượng bị quản lý

- Kết hợp hài hòa lợi ích của nhà nước, xã hội với lợi ích tập thể và cá nhân người lao động trong lĩnh vực đầu tư

- Là phương pháp tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế vì giúp nhà nước giảm bớt việc điều hành, kiểm tra đôn đốc, nâng cao ý thức kỷ luật, tự giác của mọi người và mọi doanh nghiệp

c. Phương pháp giáo dục

• Khái niệm: là phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm của con người. Nó mang tính thuyết phục, làm người lao động phân biệt phải trái, lợi hại, từ đó nâng cao được tính tự giác, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và sự gắn bó với công việc

• Các hình thức:

- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng

- Sử dụng các tổ chức đoàn thể và các hoạt động có tính xã hội

- Giáo dục cá biệt

• Nội dung giáo dục

- Giáo dục về thái độ với lao động

- Giáo dục về tổ chức kỷ luật

- Giáo dục tinh thần trách nhiệm

- Khyến khích sự phát huy sáng kiến

• Ý nghĩa đối với hoạt động đầu tư: Nâng cao tính tự giác trong lao động để đảm bảo chất lượng công trình, tránh tình trạng phá đi, làm lại gây lãng phí vốn

2. Các công cụ quản lý hoạt động đầu tư

- Các quy hoạch tổng thể và chi tiết

- Các kế hoạch

- Hệ thống luật pháp

- Các định mức và tiêu chuẩn

- Danh mục các dự án đầu tư

- Các hợp đồng kinh tế

- Các chính sách và đòn bẩy kinh tế

- Những thông tin cần thiết

Câu 16: Các kết quả của hoạt động đầu tư phát triển

a. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện

• Là tổng số tiền đã chi ra đã chi ra để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư, bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt

• Ithưc hiện = chi phí xd + chi phi thiết bị + chi phí giải phóng mặt bằng + chi phi quản lý dự án + chi phí tư vấn đầu tư + chi phí khác

b. Tài sản cố định huy động:

• Là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngày

• Phương pháp tính: F = vốn đầu tư dc thực hiện ở các kì trước (Ivb) + vốn đầu tư dc thực hiện trong kì (Ivr) - chi phí không tính vào giá trị tsan cố định (C) - vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kì sau (Ive)

c. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm:

• Là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư

• Chỉ tiêu thể hiện:

- Mức gia tăng của sản lượng, doanh thu của doanh nghiệp, ngành, địa phương

- Mức gia tăng giá trị sản xuất (GO)

- Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội

Câu 17: Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển

a. Khái niệm: Hiệu quả đầu tư phát triển là phạm trù kinh tế biểu hiện mối so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kì nhất định

• Hiệu quả tuyệt đối: E = K - C

• Hiệu quả tương đối: E = K/C

b. Nguyên tắc

• Phải xuất phát từ mục tiêu của hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư không thể xem là có hiệu quả khi không đạt được mục tiêu đã đặt ra

• Phải xác định tiêu chuẩn hiệu quả để đánh giá hiệu quả đầu tư. Tiêu chuẩn hiệu quả được xem là thước đo thực hiện các mục tiêu của hoạt động đầu tư

• Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư cần chú ý đến độ trễ thời gian trong đầu tư để phán ánh chính xác các kết quả đạt được và những chi phí đã bỏ ra để thực hiện đầu tư

• Cần sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư

• Đảm bảo tính khoa học và thực tiễn khi đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư

Câu 18: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư

a. Chỉ tiêu hiệu quả tài chính:

- Chỉ tiêu lợi nhuận thuần W

- Chỉ tiêu thu nhập thuần

- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư RR

- Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ

- Chỉ tiêu tỷ số lợi ích - chi phí

- Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư

- Chỉ tiêu điểm hòa vốn

b. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án ( xét ở tầm vĩ mô)

• Giá trị gia tăng thuần túy NVA

- Là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào

- Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư

- Công thức: NVA = O - (MI + Iv)

Trong đó : O: giá trị đầu ra, MI là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu; Iv là vốn đầu tư

• Số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm tính trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư

- Số lao động có việc làm: bao gồm số lao động có việc làm được tạo ra do thực hiện dự án và các dự án liên đới (số lao động trực tiếp và gián tiếp)

- Số lao động có việc làm trên 1 đơn vị vón đầu tư:

+ số lao động có việc làm trực tiếp trên 1 đơn vị vốn đầu tư (Id) = Ld/Ivd

+ số lao động có việc làm trên 1 đơn vị vốn đầu tư (IT) = LT/IVT

• Chỉ tiêu ngoại hổi ròng:

- Là chỉ tiêu xem xét tác động hay mức đóng góp của dự án vào cán cân thanh toán BOP

- Trình tự xác định:

+ Bước 1: Xác định các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và cả đời dự án đang xem xét

+ Bước 2: Xác định các khản thu, chi ngoại tệ từng năm và cả đời dự án liên đới

+ Bước 3: Xác định tổng chênh lệch thu, chi ngoại tệ từng năm và cả đời dự án

+ Bước 4: Xác định số ngoại tệ tiết kiệm do sản xuất hành thay thế nhập khẩu

+ Bước 5: Xác định toàn bộ số ngoại tệ tiết kiệm ở bước 3 và 4

• Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mõi nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ

- Tác dụng: chỉ tiêu này phản ánh tác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ

- Phương pháp xác định:

+ Xác định nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ được phân phối giá trị tăng thêm của dự án

+ Xác định phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm và vùng lãnh thổ thu được

+ Tính tỉ lệ giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ thu được trong tổng giá trị gia tăng ở năm hoạt động bình thường của dự án

+ So sánh tỷ lệ này giữa các nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ

• Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh

- Tác dụng: Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự sản xuất trên thị trường quốc tế

- Phương pháp xác định:

+ Tính chỉ tiêu tiết kiệm ngoại tệ ròng

+ Tính đầu vào của dự án từ các nguồn trong nước dùng để sản xuất hàng xuất khẩu hay thay thế hàng nhập khẩu

+ IC là tỉ số giữa ngoại tệ tiết kiệm với giá trị đầu vào trong nước => nếu tỉ số này >1 thì sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh

• Những tác động khác của dự án

- Những ảnh hưởng tới kết cấu hạ tầng: gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng

- Tác động đến môi trường: bao gồm tác động tích cực và tiêu cực

- Nâng cao trình độ quản lyscuar nhà quản lý, trình độ tay nghè của người lao động, trình độ kỹ thuật sản xuất

- Những tác động về xã hội, tạo thị trường mới, phát triển các địa phương kém phát triển

c. Phân tích hiệu quả tổng hợp

• Vai trò và tác dụng:

- Tác động của hoạt động đầu tư đối với các mục tiêu phát triển có thể được phản ánh ở những khía cạnh khác nhau

- Trên thực tế, một dự án đáp ứng tốt một mục tiêu này, có thể sẽ tác động tiêu cực đến việc thực hiện mục tiêu khác. Nên việc lựa chọn một dự án tối ưu nhất sẽ trở nên khó khăn

- Vì vậy, để phản ánh một cách tổng hợp tất cả các tác động của hoạt động đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu tổng quát của nền kinh tế, làm căn cứ để lựa chọn dự án tối ưu, các nhà kinh tế đưa ra phương pháp tính chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp

- Phân tích hiệu quả tổng hợp được dùng là một công cụ để trợ giúp cho việc lựa chọn và ra quyết định đầu tư, giúp cho người ra quyết định đầu tư thấy được sự đóng góp của dự án theo tính ưu tiên mà họ dành cho các mục tiêu khác nhau trong từng thời kỳ

- Tuy nhiên, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp chỉ là một trong số những căn cứ để tham khảo, không phải là căn cứ duy nhất để ra quyết đinh

• Phương pháp tính:

Câu 19: So sánh giữa phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội

a. Giống nhau:

• Hiệu quả tài chính hay hiệu quả hoạch toán kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội đề là việc so sánh giữa lợi ích thu được và những chi phí đã phải bỏ ra để tạo ra các lợi ích đó. Nếu lợi ích thu được lớn hơn chi phí bỏ ra thì ta gọi là có hiệu quả, còn nếu như lợi ích nhỏ hơn chi phí thì ta gọi là phi hiệu quả

• Dù đứng trên quan điểm lợi ích nào thì khi xem xét hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội thì người ta đều xác định được khoản chi phí đã bỏ ra và khoản lợi ích thu được

b. Khác nhau

• Về khái niệm:

- Về hiệu quả tài chính: Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng, nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sx, kd (là việc so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra trên quan điểm của nhà đầu tư)

- Về hiệu quả kinh tế xã hội: Hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xh thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế xh đã phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư (là việc so sánh giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra trên quan điểm lợi ích của nền kinh tế quốc dân)

• Về mục tiêu:

- Hiệu quả tài chính đứng trên giác độ lợi ích của nhà đầu tư, thông thường dùng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận làm cơ sở ra quyết định

- Hiệu quả KT XH đứng trên giác đọ lợi ích của nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế bao gồm kinh tê (tăng trưởng, ổn định, hiệu quả..), xã hội (xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, tăng thu nhập người lao động...) và môi trường (giảm ô nhiễm, đa dạng sinh học..)

• Về nguyên tắc xác định và hệ thống chỉ tiêu

- Hiệu quả tài chính:

+ lấy giá thị trường làm cơ sở cho việc xác định lợi ích và chi phí

+ Để phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư người ta phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu quả và được sử dụng trong những điều kiện khác nha

+ Các chỉ tiêu đó là: Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính: IRR, NPV, W, B/C....

- Hiệu quả kinh tế xã hội

+ Lấy mục tiêu của nền kinh tế làm cơ sở xác định lợi ích và chi phí. Tất cả những gì phục vụ cho mục tiêu quốc gia đề được gọi là lợi ích, những gì đi ngược với mục tiêu quốc gia được gọi là chi phí. Lợi ích có hữu hình và vô hình

+ Các chỉ tiêu hiệu quả KTXH tương tự như các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, tuy nhiên điều khác nhau cơ bản là ở chỗ đứng trên quan điểm lợi ích nào để xem xét, lựa chọn dự án đầu tư. Việc phân tích hiểu quả KTXH là đứng trên quan điểm lợi ích nền kinh tế quốc dân cho nên dòng tiền và hệ số chiết khấu sẽ khác so với việc phân tích hiệu quả tài chính. Ngoài các chỉ tiêu trên thông thường để đánh giá hiệu quả KTXH các dự án còn có các chỉ tiêu sau: giá trị sản phẩm thuần túy tăng thêm, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phân phối thu nhập, tiết kiệm ngoại tệ, tăng khả năng cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ

• Về xác định hiệu quả

- Hiệu quả tài chính: việc xác định hiệu quả tài chính tương đối dễ dàng và đơn giản vì lợi ích và chi phí đều được xác định trên giá cả thị trường, lợi ích và chi phí về cơ bản là hữu hình (đo được, đếm được, xác định được bằng con số cụ thể)

- Hiệu quả KTXH: Việc xác định hiệu quả KTXH phức tạp hơn rất nhiều so với hiệu quả tài chính vì lợi ích của các nhà đầu tư là lợi nhuận thì lợi ích của nền kinh tế rất đa dạng và thông thường là các mục tiêu quốc gia. Việc xác định hiệu quả thường được tiến hành theo các bước: (1) Xác định các tiêu thức lợi ích và chi phí kinh tế, (2) Loại bỏ các khoản chuyển khoản, (3) Xác định giá của hàng hóa ngoại thương và phi ngoại thương, tỷ giá hối đoái chuyển đổi, (4) Xây dựng dòng tiền kinh tế, (5) Xác định tỷ lệ chiết khấu xã hội, (6) Xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tram