Kinh te chinh tri : Lien he Viet Nam
Câu 1: Liên hệ với giai cấp công nhân ở Việt Nam?
· Khái niệm GCCN VN: là lực lượng to lớn đang phát triển mạnh mẽ. Bao gồm: những tất cả những người lđ chân tay, bộ phận trí thức, làm công ăn lương trong các loại hình SX kinh doanh, DV công nghiệp, SXKD và dịch vụ mang tính chất công nghiệp.
· Thực trạng: GCCN VN chiếm 6% dân số, địa vị KT-XH thấp. Là lực lượng nòng cốt nhưng phải thực hiện liên minh giai cấp. à đặt ra yêu cầu: nâng cao trình độ, chất lượng con người, tiến hành thực hiện giáo dục đồng bộ nâng cao tri thức. đồng thời xây dựng tác phong công nghiệp, kỉ luật lđ. èđoàn thể, Đảng và nhà nước phải có trách nhiệm nâng cao hơn địa vị của GCCN trong XH.
· Đặc điểm của GCCN VN:
- Năm 1858: GCCN VN ra đời, do thực dân Pháp vào xâm lược VN,tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ I.
- Do một cổ hai tròng, chịu áp bức bóc lột của bọn thực dân phong kiến tay sai. Người dân lđ bị mất rđ, đI làm thuê, ko có tài sản àGCCN (ra đời trước GCTS). Mặc dù vậy nhưng trong giai đoạn này, GCCN phát triển chậm về số lượng cũng như trình độ chưa cao. Một mặt, do ảnh hưởng cuả tàn dư phong kiến, một mặt GCCN đối kháng trực tiếp với TD Pháp. à đăt ra yêu cầu trong thời gian ngắn phải vươn lên, gánh vác sứ mệnh lịch sử : lãnh đạo qcnd, bỏ qua CNTB tiến lên CNXH.
- Điều kiện khách quan: sinh ra trong lòng một dân tộc có truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Có sự gắn kết lợi ích giai cấp -dân tộcàcàng làm cho GCCN lớn mạnh và nhân rộng, tính triệt để cách mạng được phát huy. Trưởng thành trong thời kì phong trào đtranh gpdt đang phát triển mạnh mẽ: ptr Cần Vương, kn nông dân Yên Thế, kn Hoàng Hoa Thám, Phan Đình
Phùng.-->càng thúc đẩy ý trí bất khuất, lòng yêu nước. Hơn nữa, GCCN VN ra đời trong đk ptrao quốc tế CS phát triển mạnh mẽ: LB Xô Viết, và những hoạt động tích cực của Nguyễn ái Quốc tiếp cận và truyền bá CN Mác-Lenin vào VN. Đây chính là công cụ lí luận của GCCN.
- Hiện nay, việc làm và quyền làm việc của GCCN đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp và sự thật là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 gần đây nhất đã gây ra những khó khăn cho ng lđ. Hơn nữa, việc cổ phần hóa doanh nghiệp ko những diễn ra trong các doanh nghiệp tư nhân, mà còn xảy ra trong các doanh nghiệp nhà nướcàtư nhân hóa phát triển. Như vậy, GCCN hiện nay đk lđ càng bị vi phạm.
Câu 2: Liên hệ với VN về vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
- GCCN ra đời nhưng chưa có đội ngũ lãnh đạo, ptr đtr mang tính chất tự phát. Tiêu biểu như: ptr bãi công của CN thợ nhuộm Chợ Lớn. 1927, 1000 cuộc bãI công. 1929, nhiều cuộc bãI công, hàng ngàn người (xi măng HP, sợi NĐ…)
- Năm 1930, ĐSCVN ra đời sau sự kiện hợp nhất 3 tổ chức Đảng: An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn, lấy CN Mác-Lê nin làm cơ sở lí luận.
à Đảng CS VN là sản phẩm của sự kết hợp của CN Mác-Lênin với phong trào CN và phong trào yêu nước đầu TK XX. Đảng SC đã đem yếu tố tự giác vào trong giai cấp CN. Từ đây, GCCN có bước nhảy vọt về lượng cũng như về chất. Các ptr chuyển từ tự phát sang tự giác, từ đtr KT sang CT.
- Thành công: cm t8/1945. sau đó, Đảng tiếp tục tiến hành công cuộc xd CNXH ở miền Bắc, đồng thời chống đế quốc xâm lược ở miền Nam, thống nhất đất nước. Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng. Trong thời gian đầu tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của ĐCS đã từng bước giải quyết những khó khăn trước mắt và những nhiệm vụ lâu dài.
- trước năm 1986, Đảng ta mắc sai lầm chủ quan duy ý chí, đấu tố tràn lan.
Cho đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã nhận thức đc sai lầm và đề ra phương hướng đổi mới.
· Tại Đại hội đâị biểu toàn quốc lần thứ IX ĐCS VN đã chỉ rõ ý nghĩa, nội dung căn bản, thể hiện cụ thể sứ mệnh của GCCN VN trong giai đoạn mới là: “lợi ích của GCCN thống nhất với lợi ích của toàn dt trong mục tiêu chung là độc lập dt gắn liền CNXH, dân giàu nước mạnh, XH công bằng dân chủ và văn minh. Nội dung chủ yếu của đtr giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thằng lợi sự nghiệp CNH-HĐH theo định hướng XHCN.
· Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định “ĐCS VN là đội tiên phong của GCCN, của ndlđ và của dt VN; đại biểu trung thành lợi ích của GCCN, ndlđ của dt”
· Trong công cuộc xd đất nước thời kì quá độ lên CNXH hiện nay, đội ngũ CNVN bao gồm những người lao động chân tay, lđ trí óc tạo thành lực lượng GCCN thống nhất đại diện cho PTSX tiên tiến dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN đc vũ trang bằng vũ khí lí luận là CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM đang lãnh đạo công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
· ĐCS VN đặc biệt chú trọng phương hướng xd GCCN VN trong quá trình bình đẳng mạnh CNH- HĐH theo định hướng XHCN. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: “ đối với GCCN, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, nghề nghiệp, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH.
Câu 3: Liên hệ với cách mạng XHCN ở VN?
Đảng ta đã khẳng định: chúng ta luôn đi theo con đường XHCN, bỏ qua quá độ tiến thẳng lên CNXH-CSCN, lấy CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Tại Đại hội VI năm 1986, có nêu rõ, tập trung phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công-nông-trí thức. Phát huy dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho phát triển hài hoà các lợi ích kinh tế-XH và con người.
Trong gần nửa thập kỉ qua, Đảng và nhân dân ta đã thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lật đổ chính quyền phong kiến, đánh đuổi thực dân và bọn đế quốc tay sai, thành lập chính, xây dựng nhà nước XHCN, từng bước lớn mạnh, xây dựng phát triển đất nước theo con đường XHCN.
Thực tiền lịch sử và những điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta đã chứng minh con đường XHCN là con đường đúng đắn, duy nhất và tất yếu tiến tới giải phóng con người, xây dựng xã hội văn minh.
Câu 4: Liên hệ Liên minh giai cấp ở VN?
Liên minh GCCN-nông dân-trí thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc VN trong thời kì cm.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng CS VN (04/2006) đã khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc trên nền tăng liên minh giai cấp CN với nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược quan trọng của cm VN”. Nhấn mạnh, liên minh giai cấp là lực lượng cơ bản, nòng cốt trong công cuộc đổi mới, trong đó, GCCN lãnh đạo, thông qua tổ chức Đảng của mình đảm bảo lợi ích mọi mặt và liên minh trên cơ sở tự nguyện.
- Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh tiến độ CNH-HĐH đất nước, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập với KH công nghệ thế giới, phát triển đội ngũ trí thức khoa học.
- Thực trạng hiện nay cho thấy, GCCN chiếm tỉ lệ ít trong cơ cấu dân số (6%), có thu nhập và trình độ thấp, địa vị chính trị, kinh tế XH lại chưa cao-thấp hơn tầng lớp trí thức (tuy học thức, vị trí cao hơn nông dân nhưng vẫn chịu thiệt thòi hơn các tầng lớp khác). GCCN trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ lệ thấp hơn, khoảng 40,8%, hơn nữa, thành phần CN có cả trong DN nhà nước và DN tư nhân. Mặt khác, cơ cấu ngành nghề CN làm việc trong những ngành CN truyền thống: luyện kim, điện,… và các ngành mới như: dịch vụ, GTVT. Trong khi đó,một loạt công nhân trí thức (ít) có thu nhập cao.Chính vì vậy, việc thực hiện và củng cố liên minh công-nông-trí thức trong những năm tới là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị. Để tăng cường liên minh giai cấp cần:
+ Đẩy mạnh SX công nghiệp, liên kết chặt chẽ và có hiệu quả trong SX, tiến hành ứng dụng khoa học vào SX.
+ Phát triển mạnh mẽ CN chế biến, nâng cao giá trị nông sản.
+ Thu hút nguồn lao động nông nghiệp dồi dào vào SX CN (nhằm giảm ti trọng nông nghiệp trong cơ cấu SX). đồng thới ứng dụng máy móc, thiết bị công nghệ vào SX nông nghiệp.
+ Giải quyết vấn đề việc làm cho nông dân khi thu hồi đất đầu tư. Tạo đầu ra nông sản cho ng nông dân thông qua các hợp đồng kinh tế.
+ Hỗ trợ vốn vay ngân hàng, tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chế tạo máy móc, tiến hành chuyển giao công nghệ.
- Ngày nay, sự liên minh giai cấp công-nông-trí thức ko những tiến hành trên lĩnh vực kinh tế, mà còn trên các mặt chính trị, XH, văn hóa, tư tưởng… tiến tới xóa đói giảm nghèo, thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu 5: Liên hệ hình thái kinh tế XH CSCN , và quá trình quá độ lên CNXH ở VN?
- Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta:
+ Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.
+ Là thời kì cải biến CM lâu dài, là cuộc đấu tranh giữa những nhân tố cũ và mới.
+ Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng CS VN nhấn mạnh: chúng ta tiếp tục đi theo con đường XHCN, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. đồng thời nhấn mạnh: “bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và kiến trúc thượng TBCN, nhưng kế thữa và tiếp thu những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.
- Quá độ lên CNXH ở VN là một tất yếu. Bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN tiến thẳng lên CNXH là hợp với đk và tình hình phát triển ở VN. Bởi:
+ Phù hợp với điều kiện lịch sử phát triển của loài người nói chung, phải trải qua 5 thời kì kinh tế..
+ Phù hợp với xu thế của thời đại: quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
+ TLSX mâu thuẫn với QHSX àmâu thuẫn giai cấp TS >< VS à khủng hoảng CNTB về kinh tế à suy yếu. Tuy có sự biến đổi về hình thức từ cạnh tranh tự do sang độc quyềnàđộc quyền nhà nước nhưng ko giải quyết triệt để >< giữa TLSX và QHSX.
+ CM T10 Nga 1917, cm T8/1945 thành công, chiến dịch năm 1954, 1975 thắng lợi, đã tạo tiền đề cho đất nước ta tiến thẳng lên CNXH và chứng minh con đường XHCN là hoàn toàn đúng đắn.
- Những nhiệm vụ KT cơ bản trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta:
+ Đầu tiên: phát triển nhanh LLSX: nhiệm vụ then chốt à nhằm xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH và cơ cấu KT hợp lí.
+ Phải phát triển lực lượng về chấtàgiáo dục đào tạo có chất lượng
+ TLSX trang bị kỹ thuật hiện đại.
àthực hiện quá trình CNH-HĐH trong thời kỳ quá độ.
- Động thời phát triển QHSX theo định hướng XHCN phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Cụ thể:
+ đa dạng hóa QH sở hữu TLSX.
+ phát triển nền KT nhiều thành phần, tăng cường vai trò chủ đạo của nền KT nhà nước.
+ phù hợp với xu thế của thời đại: mở cửa, hội nhập KT khu vực và quốc tế.
Ngoài ra, cần chú trọng mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại: mở cửa, tăng cường quan hệ KT đối ngoại, thực hiện đa dạng hóa, đa phương thức quan hệ KT quốc tế àthu hút các nguồn lực từ bên ngoài và phát huy lợi thế trong nước.
èđất nước ta trong suốt thời kì quá độ, nhất là sau hơn 20 năm đổi mới toàn diệnàđạt được những thành tựu quan trọng: ổn định chính trị đc giữ vững, kinh tế tăng trưởng trong nhiều năm với tốc độ 8-9%/năm. Đời sống KT-XH trở nên năng động, khác hẳn trình trạng trì trệ trước đây.
Câu 6: Liên hệ nền dân chủ ở VN?
Chủ tịch HCM là người kế thừa tư tưởng quyền làm chủ của nhân dân, Bác nói: “dân là gốc, dân là chủ. Nước ta là nước dân chủ”.
Từ dân là chủ, phải làm sao tiến lên “dân làm chủ”.
Là người công dân, phảI biết:
+ biết hưởng quyền làm chủ trên tất cả các lĩnh vực (ví dụ: bầu cử, ứng cử)
+ quyền dân chủ phải được thể chế hòa bằng Hiến pháp và pháp luật.
+ dân có quyền nhưng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước.
Vai trò của người lãnh đạo trong việc thực hiện quyền làm chủ:
+ việc gì cũng phải lấy ý kiến của nhân dân.
+ phải tin vào dân
+ phải theo tinh thần thiết thực của dân chúng, ko đc chủ quan, duy ý trí.
+ HCM đã nói: “tuyệt đối ko theo đuôi quần chúng” phải khóe léo biến đó thành sự lãnh đạo của mình.
Vận dụng quan điểm của HCM và CN Mác-Lênin, qua các kì Đại hội, chúng ta đã nêu bật quyền làm chủ:
+ Đại hội VI: rút ra bài học “lấy dân làm gốc”.
+ Đại hội VII: Đảng đề ra “chủ trương coi trọng thực hiện quyền dân chủ XHCN: đổi mới, hoàn thiện hệ thống XHCN.
+ Đại hội VIII: đưa ra lời nhận định-khẳng định: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
+ Đại hội IX: chi ra mối quan hệ giữa “dân chủ” và đoàn kết, trong đó đoàn kết là động lực chủ yếu, trên cơ sở liên kết công-nông-binh àxây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
+ Đại hội X: chủ trương xây dựng nền dân chủ XHCN, trong đó kế thừa tư tưởng của Mác: “cán bộ, Đảng viên, công chức phải thực sự là công bộc của dân”
Đảng đề ra nhiệm vụ cần làm để thực hiện quyền dân chủ:
+ làm thế nào để phát triển KTXH.
+ phải thể chế hóa chính trị tư tưởng.
+ phảI nâng cao đc trình độ học vấn, văn hóa của dânànâng cao quyền làm chủ.
+ phảI nâng cao cả trình độ văn hóa dân chủ và văn hóa pháp luậtà thực hiện quyền dân chủ một cách tự nguyện.
+ nâng cao trình độ, năng lực xử lí thông tin.
+ nâng cao trình độ, giao lưu hội nhập quốc tế.
+ thực hiện hóa dân chủ à nâng cao năng lực, phẩm chất của người cầm quyền
è trong thời kì quá độ lên CHXN, thực hiện và nâng cao quyền làm chủ của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng.
Câu 7: Liên hệ: nhà nước XHCN ở VN?
- Nhà nước của VN là nhà nước XHCN, nhà nước do Đảng CSVN lãnh đạo, thông qua các nghị quyết, chủ trương, đường lối và thông qua việc đưa Đảng viên của mình nắm giữ các vị trí quan trọng của nhà nước.
- Nhà nước chính là trụ cột hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực, thực hiện quyền làm chủ của nd, được đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS.
- Nhà nước XHCN VN được tổ chức theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân dựa trên cơ sở liên minh công-nông-trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Hoạt động theo nguyên tắc thống nhất và phân công phối hợp chặt chẽ chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương trên cơ sở lập pháp và hành pháp.
- Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên CNXH, Đảng đã chỉ rõ “Nhà nước có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị nạn quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệ, xâm phạm quyền dân chủ của nó”.
- Hiện nay, nhà nước ta kiên định con đường CNXH, chỉ có đi lên CNXH mới đảm bảo công bằng cho toàn XH, con đường đi lên CNXH là con đường sẽ đem lại tương laii tươi sáng cho dân tộc VN (câu này nghe chuối nhỉ J).
- Điều 2, Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992: “NN CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của nd, do nd, vì nd. Tất cả quyền lực thuộc về nd mà nền tảng là liên minh giai cấp CN và nhân dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
- Đảng và nhà nước ta đã đề ra những nhiệm vụ:
+ đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của Quốc Hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.
+ cải cách nền hành chính nhà nước bằng việc: thể chế hành chính, tổ chức bộ máy chính quyền và các hoạt động tư pháp, kiện toàn đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu tham nhũng trong bộ máy nhà nước.
Câu 8: Liên hệ nền văn hóa XHCN ở VN?
- Trong quá trình lãnh đạo cm, ĐCSVN luôn coi trọng mặt trận VH mà cốt lõi của nó là bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn 70 năm qua, định hướng dân tộc đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt những văn kiện của Đảng về văn hóa, văn nghệ.
- Nghị quyết 5 của BCH trung ương khóa VII đã đánh dấu bước tiến mới về đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng. Với phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là: “xây dựng và phát triển VHVN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho VH thấm sâu vào toàn bộ đời sống XH, vào từng người”.
- Ơ VN, kế thừa những giá trị VH dân tộc, đồng thời tiếp thu VH phương Tây.
èsự kế thừa luôn mang tính GCCN với hệ tư tưởng chính trị tiên tiến của thời đại và hướng tới dân tộc, nhân dânàlà chủ thể VH. Nền VH XHCN ở VN là nền văn hóa đc hình thành và phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CS, có sự quản lí của nhà nước XHCN.
Câu 9: Liên hệ giải quyết vấn đề dân tộc ở VN?
- Đảng CSVN đã khẳng định: “giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại”.
- Vn là 1 quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em; trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, XH…giữa các dân tộc còn chênh lệch nhau.
- Dựa trên quan điểm của CN Mác-Lênin về vấn đề dân tộc, dựa vào đặc điểm của dt VN, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “ vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiên lược lâu dài trong sự nghiệp cm”.
- Đảng và nhà nước đã có 1 số chính sách: để giảI quyết vấn đề dân tộc ở VN:
+ Phát triển KT hành hóa ở các vùng dân tộc thiểu số, phù hợp với điều kiện phát triển của từng vùng nhằm khai thác thế mạnh của từng địa phương.
+ Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của đồng vào các dân tộc thiểu số.
+ Tiếp tục phát huy truyền thống yêu đoàn kết , đấu tranh kiên cường của các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc.
+ Tăng cường bồi dưỡng, đạo tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giáo dục tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, tiến hành đưa người dân tộc thiểu số vào quản lí nhà nước.
Câu 10: Liên hệ vấn đề tôn giáo ở VN?
- Vn có rất nhiều hình thức tín ngưỡng-tôn giáo cùng tồn tại. hiện nay có khoảng 23 triệu tín đồ tôn giáo: Phật, công, khổng, đạo giáo, tôn giáo nội sinh,… Hệ thống tín ngưỡng dân gian: thờ tổ tiên, anh hùng dân tộc,…àcó rất nhiều tôn giáo-tín ngưỡng tồn tại nhưng lại ko có đấu tranh tôn giáo.
- Tính đan xen, hòa đồn, khoan dung của các tín ngưỡng tôn giáo.
- Thần thánh hóa những người có công với gia đình, làng xã, đất nước: ví dụ như bàn thờ tổ tiên, thờ thành hoàng, thờ vua Hùng,…
- tín đồ tôn giáo ở Vn hầu hết đêu là ng lđ.
- một số tôn giáo bị các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng.
- Nguyên tắc khi giảI quyết vấn đề tôn giáo ở VN:
+ khắc phục những tiêu cực của tôn giáo khi xóa bỏ XH cũ-thực dân nửa phong kiến.
+ Phát huy mặt tích cực của tôn giáo; coi trọng quyền tự do tín ngưỡng và ko tín ngưỡng của nd,
+ Cần phân biệt nhu cầu tôn giáo và lợi dụng tôn giáo.
àlà người CS đI theo con đường CNXH cần hiểu thế giới quan tôn giáo để giảI quyết các vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH đặc biệt trong thời kì hội nhập ở VN.
èmuốn giảI quyết đc vấn đề tôn giáo ko bằng con đường đàn áp mà phảI thuyết phục, tuyên truyền, giáo dục, mềm mỏng, có quan điểm lịch sử cụ thể.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top