Kinh tế chính trị
Câu 1: Nội dung của quy luật giá trị hang hóa? Biểu hiện của quy luật giá trị trong các giai đoạn phát triển?
Nội dung của quy luật giá trị:
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, nó quy định việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải căn cứ vào hao phí lao động cần thiết.
Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được. Còn trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: tức là giá cả bằng giá trị.
Quy luật giá trị bắt buộc những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo "mệnh lệnh" của giá cả thị trường. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Giá cả thị trường lên xuống một cách tự phát xoay quanh giá trị hàng hóa và biểu hiện sự tác động của quy luật giá trị trong điều kiện sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Biểu hiện của quy lật giá trị trong các giai đoạn phát triển:
Trình bày các hình thức biểu hiện của quy luật giá trị trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được đặc trưng bởi nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ ngày càng cao. Quy luật giá trị là quy luật của kinh tế của sản xuất và trao đổi hàng hoá, vì vậy nó hoạt động trong suốt quá trình phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nhưng theo nguyên lý của CN Mác Lê Nin, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lại phát triển qua 2 giai đoạn cao thấp khác nhau đó là giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Trong giai đoạn tự do cạnh tranh cơ chế cạnh tranh tự do đã chi phối toàn bộ nền kinh tế tư bản dưới các hình thức cạnh tranh cụ thể như cạnh tranh trong nội bộ từng ngành và giữa các ngành sản xuất. Để tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh quyết liệt thì bắt buộc các nhà tư bản phải đi đến thoả thuận phân chia nhau lợi nhuận theo nguyên tắc tỷ suất lợi nhuận bình quân và hình thành ra phạm trù lợi nhuận bình quân.
P = tổng m/tổng (c+v)
Đến đây quy luật giá trị, quy luật của kinh tế hàng hoá có hình thức biểu hiện mới đó là quy luật giá cả sản xuất (giá cả sản xuất = Chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân)
Nhưng sang đến giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nền kinh tế tư bản xuất hiện cơ chế độc quyền vì vậy các nhà tư bản có thể đề ra giá cả độc quyền lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị hàng hoá để trên cơ sở đó mà thu được lợi nhuận độc quyền. Vì vậy trong giai đoạn này quy luật giá trị mang một biểu hiện mới đó là quy luật giá cả độc quyền (giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân + lợi nhuận độc quyền)
Câu 2: Thế nào là nền kinh tế thị trường? Vì sao phải có sự quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường? Phân tích các công cụ mà nhà nước tác động vào nền kinh tế thị trường?
Cơ chế thị trường là gì?
Cơ chế thị trường xét về mặt bản chất đó là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế thông qua sự tác động của các quy luật, các phạm trù kinh tế khách quan
Cho đến ngày nay tất cả mọi quốc gia, mọi trường phái kinh tế đều thừa nhận rằng cơ chế thị trường là cơ chế thích hợp nhất đối với nền kinh tế hàng hoá và nền kinh tế thị trường.
Nước ta trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc và nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá. Vì vậy việc chuyển nền kinh tế nước ta sang vận hành theo cơ chế thị trường vừa hợp tính quy luật đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội ở nước ta.
Cơ chế thị trường hoạt dộng thông qua sự tác động của cung và cầu củng như sự tác động thuộc các quy luật kinh tế vốn có thuộc thị trường như quy luật như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật luật cung cầu và môi trường cạnh tranh tự do.
Phải có sự quản lý của nhà nước trong nên kinh tế thị trường:
Nước ta trong một thời gian rất dài nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Cơ chế này được vận dụng trong một thời gian quá dài vì vậy nó đã bộc lộ những mặt khuyết tật và trở thành kìm hãm phát triển nền kinh tế quốc dân.
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung có những đặc điểm sau:
- Nhà nước tiến hành quản lý nền kinh tế thông qua một hệ thống các mệnh lệnh mang tính hành chính được phát ra từ một trung tâm đó là uỷ ban kế hoạch nhà nước với một hệ thống các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh, áp đặt từ trung ương đến các đơn vị cơ sở.
- Các cơ quan hành chính kinh tế của nhà nước có thể can thiệp rất sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp bằng việc ra các mệnh lệnh, các chỉ thị, nhưng lại hoàn toàn không chịu trách nhiệm vật chất về các quy định của mình.
- Nhà nước bỏ qua những quan hệ hàng hoá tiền tệ và quan hệ hiệu quả kinh tế. Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát và giao nộp. Quan hệ hiện vật là chủ yếu, quan hệ hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức. Nhà nước tiến hành bao cấp một cách tràn lan như bao cấp về vốn, vật tư, giá cả, tiền lương... và cả bao cấp trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Bộ máy của nhà nước và các cơ quan quản lý kinh tế rất cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian, hoạt động kém năng động từ đó đẻ ra một đội ngũ cán bộ công chức vừa kém năng lực chuyên môn và năng lực quản lý nhưng phong cách thì quan liêu và của quyền. Từ những đặc trưng như đã phân tích của cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã đẻ ra tệ nạn quan liêu và tình trạng bao cấp tràn lan trong nền kinh tế dẫn đến nền kinh tế hoạt động không có hiệu quả và cơ chế này tích góp những mặt tiêu cực trở thành lực cản đối với quá trình phát triển nền kinh tế.
Từ khi nước ta bước sang thời kỳ đổi mới (1986) ngay trong nghị quyết đại hội đảng 6 và 7 đảng ta đã khẳng định: tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Thực tiễn của 17 năm đổi mới ở nước ta ngày càng khẳng định tính đúng đắn của những quyết định mang tính chiến lược của đảng và nhà nước trong thời kỳ đổi mới.
Nghị quyết đại hội đảng 8 và đảng 9 nhất quán quan điểm đổi mới kinh tế và nhấn mạnh: tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với mục tiêu xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đối với nước ta trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò kinh tế của nhà nước việt nam cũng được thể hiện ở những chức năng quản lý vĩ mô sau đây:
+ Nhà nước phải tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế như đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội, phải thiết lập ra hệ thống khuôn khổ pháp luật thống nhất, phải có một hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô nhất quán
+ Nhà nước phải định hướng cho sự phát triển mà nhà nước phải trực tiếp đầu tư vào một số ngành một số lĩnh vực kinh tế then chốt để tạo ra sức mạnh kinh tế cho nhà nước và để thực hiện được việc dẫn dắt các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Nhà nước phải xây dựng hệ thống kết cấu kinh tế - xã hội đảm bảo mọi điều kiện để cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển.
+ Nhà nước phải tiến hành quản lý những tài sản công, thực hiện kiểm kê kiểm soát để sử dụng có hiệu quả tránh lãng phí tham ô và thất thoát tài sản quốc gia.
+ Nhà nước phải có chiến lược để sửa chữa những khuyết tật mà cơ chế thị trường đã sinh ra tao ra sự công bằng xã hội.
Câu 3: Quy luật giá trị thặng dư là gì? Nội dung của quy luật giá trị thặng dư? Vai trò? Biểu hiện của giá trị thặng dư trong các giai đoạn phát triển?
Quy luật giá trị thặng dư:
Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản bởi vì nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản. Không có sản xuất giá trị thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản.
Theo C. Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.Ở đâu có sản xuất giá trị thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tư bản, ngược lại, ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư. Chính vì vậy, Lênin gọi quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
Nội dung của quy luật giá trị thặng dư:
Sản xuất giá trị thặng dư là mục đích của nền sản xuất TBCN. Phương tiện để đạt mục đích là tăng cường phát triển kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tăng cường độ lao động để bóc lột sức lao động của công nhân.
Trong bất kỳ xã hội nào có sản xuất hàng hoá sản phẩm thặng dư đem bán trên thị trường đều có giá trị nhưng chỉ trong CNTB thì giá trị của sản phẩm thặng dư mới là giá trị thặng dư. Vì vậy sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB.
Nội dung của quy luật này là tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà Tư bản bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý để bóc lột ngày càng nhiều lao động làm thuê.
Vai trò của quy luật:
Quy luật giá trị thặng dư có tác dụng mạnh mẽ trong đời sống xã hội Tư bản. Một mặt nó thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý sản xuất, làm cho lực lượng sản xuất, năng suất lao động có bước thay đổi về chất và có nền sản xuất được xã hội hoá cao. Mặt khác, nó làm cho các mâu thuẫn vốn có của CNTB trước hết là mâu thuẫn cơ bản (mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân TBCN) ngày càng gay gắt, quy định xu hướng vận động tất yếu của CNTB là đi lên xã hội mới văn minh hơn đó là Chủ nghĩa Xã hội.
Biểu hiện của giá trị thặng dư trong các giai đoạn phát triển:
Biểu hiện sự hoạt động của qui luật sản xuất giá trị thặng dự trong hai giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản:
- Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Lợi nhuận bình quân là cùng một Tư bản bằng nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau đều thu được lợi nhuận bằng nhau. Tổng giá trị thặng dư của tất cả các ngành sản xuất trong xã hội bằng tổng lợi nhuận bình quân của các ngành sản xuất trong xã hội.
- Trong giai đoạn CNTB độc quyền quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền bao gồm lợi nhuận bình quân cộng với một số lợi nhuận khác do độc quyền đem lại (mua rẻ, bán đắt). Lợi nhuận độc quyền cũng có cơ sở là giá trị thặng dư nên tổng giá trị thặng dư của tất cả các ngành sản xuất trong xã hội cũng bằng tổng lợi nhuận độc quyền.
Câu 4: Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH là gì? Tính tất yếu và tác dụng của CNH-HĐH?
Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH:
Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (hay xã hội xã hội chủ nghĩa) là nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
Cả mặt thực tế, cả lôgíc - lý luận khoa học đều chứng minh rằng, xã hội xã hội chủ nghĩa là sự kế tiếp sau xã hội tư bản chủ nghĩa, có nhiệm vụ giải quyết những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã không thể giải quyết triệt để. Đặc biệt là giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu xã hội hoá ngày càng tăng của lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại hơn với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Do đó, lực lượng sản xuất của xã hội xã hội chủ nghĩa, khi nó hoàn thiện, phải cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, các nước tư bản phát triển đã có lực lượng sản xuất cao (như G7...) thì lên xã hội xã hội chủ nghĩa giai cấp vô sản ở đó chủ yếu chỉ phải trải qua một cuộc cách mạng chính trị thành công. Khi đó chính trình độ lực lượng sản xuất đã phát triển cao là một cơ sở rất thuận lợi cho việc tiếp tục xây dựng thắng lợi, hoàn thiện chủ nghĩa xã hội - cả quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất cao hơn chủ nghĩa tư bản.
Ở những nước xã hội chủ nghĩa "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa" (như Việt Nam và các nước khác) thì đương nhiên phải có quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng từng bước cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại của chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba... đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ khá cao, đạt được nhiều thành tựu to lớn và ngày càng vững chắc.
Tính tất yếu và tác dụng của CNH-HĐH:
Khi bước vào thời kỳ quá dộ lên CNXH,trong diêu kiện cơ sở vật chất- kỹ thuật còn ở trình đọ thấp kém, công cụ lao động thô sơ, cơ cấu kinh tế dựa trên nông nghiệp là chủ yếu, đa số dan cư sống bằng nghề nông nghiệp, cơ cấu nghành nghề trong nông nghiệp cũng đơn giản - cơ bản là độc canh lúa nước. Nền sản xuất vật chất của x• hội dựa trên sản xuất nhỏ là chủ yếu và mang nặng tính tự cấp tự túc, tỷ xuất hàng hoá trong nên kinh tế tế thấp. Trong đIêu kiện chiến tranh ác liệt, nền kinh tế với cơ sở vật chất - kỹ thuật nói trên khó tồn tại và phát triển bình thường. Cho năm 1990, công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 22,6% thu nhập quốc dân. Thu nhập bình quân đầu người là nước thuộc nhóm nghèo nhất thế giới và có nguy cơ tụt hậu xa hơn.
Từ tình hình nói trên. nếu không có sự thay đổi và phát triển thì nền kinh tế không thể tăng trưởng nhanh, đất nước không thể vượt qua tình trạng nghèo nàn và kém phát triển. Vì vậy , con đường tất yếu để ta thoát khỏi tình trạng đó là phảI tiến hành CNH-HĐH .
Bên cạnh yêu cầu thực hiện mục tiêu kinh tế - x• hội của x• hội mới là dân giàu nước mạnh ,xa hội công bằng văn minh, sự nghiệp CNH- HĐH đất nước ở nước ta con do yêu cầu của sự phát triển kinh tế hàng hoá quyết định. Sản phẩm của nền sản xuất x• hội không chỉ nhằm thoả m•n nhu cầu của x• hội nói chung, mà chúng còn phảI được đem bán, chúng phảI có khả năng cạnh tranh trên thị trường , có khả năng giữ vững và mở rộng thị trường .v.v. Dop vậy, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phảI được sản xuất dựa trên môt nền tảng vững chắc của cơ sơ vât chất -kỹ thuật hiên dại một cơ cáu lành nghề linh hoạt,hợp lý ,chi phí trên một dơn vi sản phẩm ở mức thấp nhât .Phân công lao dộng ở trình dộ cao, kỹ thuật hiện đại, tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường, khả năng thu lợi nhuận lớn, tăng khả năng tích luỹ cho nèn kinh tế vầ tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế ở mưc độ cao hơn.Từ đó lại thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển hơn nữa.
Ngoài những cơ sở kinh tế đ• nêu trên, sự nghiệp CNH đất nước ở nước ta còn do yêu cầu bảo vệ tổ quốc, tăng cường tiềm lực quốc phòng của quốc gia chi phối.
Sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế ở mỗi nước luôn đi đôi với sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn những thành quả mọi mặt đ• đạt được. Trong tình hình phức tạp của bầu không khí chính trị kinh tế hiện nay, các lực lượng phản động trong nước và ngoài nước luôn tìm mọi cách để cản trở, phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự nghiệp xây dựng x• hội mới ở nước ta nói chung. Vì vậy chúng ta luôn phảI tăng cường, củng cố, hiện đại hoá lực lượng quốc phòng để nó trở thành lực lượng hùng mạnh, có khả năng bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN, để cùng chung sức với các dân tộc bảo vệ nền hoà bình thế giới, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn l•nh thổ quốc gia. Hiện đại hoá quốc phòng, tăng sức mạnh vật chất - kỹ thuật cho lực lượng vũ trang, dành thế chủ động trong mọi biến động chính trị.. chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở một nền công nghiệp hiện đại và một nền kinh tế phát triển mạnh vững chắc.
Tóm lại tính tất yếu khách quan của CNH- HDH được bắt nguồn từ yêu cầu của sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội, yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng và yêu cầu của việc mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoàI của đất nước.
* Tác dụng của CNH- HDH
Việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước có tác dụng về nhiều mặt.
- CNH- HDH, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại và cơ cấu kinh tế mới tạo điều kiện biến đổi về chất lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người với thiên nhiên, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân; góp phần quyết định tới thắng lợi cuả xã hội mới của nước ta.
- CNH- HĐH tạo đIều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ cuả đất nước và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Mỗi bước phát triển mới của cơ sở vật chất- kỹ thuật do quá trình công nghiệp hoă đem lại sẽ tạo ra những đIều kiện mới cho việc xây dựng nền văn hoá mới, thủ tiêu tình trạng lạc hậu về xã hội, tạo thuận lợi cho sự phát triển tự do toàn diện của con người- nhân tố trung tâm của thời đại, đưa đất nước đến trình độ văn minh cao hơn.
- CNH- HĐH góp phần cung cấp và đảm bảo cho quốc phòng cac yếu tố vật chất- kỹ thuật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh, chủ quyền cuả đất nước.
- CNH- HĐH tạo nhiều khả năng cho nước ta trong việc tham gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế, do đó tận dụng được sức mạnh trong nước và sức mạnh kinh tế quốc tế.
Chính vì những tác dụng to lớn, tích cực, toàn diện đã nêu trên, từ đại hội III dến nay, Đảng ta luôn khẳng định vị trí hết sức quan trọng của CNH- HĐH trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới ở nước ta. Đồng thời, qua mỗi lần đại hội, Đảng ta lại nhận thức sâu thêm và cụ thể hoá thêm nhiệm vụ này cho thích hợp với đIều kiện và hoàn cảnh của đất nước ta trong những thời kỳ. Trong hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đại Hội VII, Đảng ta còn nêu rõ:" Đây là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới. CNH- HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước xung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng XHCN".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top