Kinh te chinh tri

Câu 6. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nội dung thứ nhất: phát triển lực lượng sản xuất, xd cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH trên cơ sở thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ.

+ Thực hiện cơ khí hóa nền kinh tế để cải biến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng máy móc.

+ Điện khí hóa và tự động hóa sản xuất từng bước trong nền kinh tế, xây dựng và phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, trong đó trọng tâm là ngành chế tạo tư liệu sản xuất từ đó cải tạo các ngành kinh tế khác.

+ Sử dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại nâng cao năng suất lao động xã hội.

- Coi trọng phát triển khoa học và công nghệ vì khoa học đang trở thành LLSX trực tiếp nên nó là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa quyết định bước đi, tốc độ, thời gia của công nghiệp hóa. Đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong quá trình CNH.

- Phương hướng phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam.

+ Phải xác định được phương hướng đúng đắn cho sự phát triển khoa học công nghệ, lựa chọn đúng lĩnh vực đầu tư để có hướng đầu tư đúng, đồng thời phát triển khoa học công nghệ phải phát huy lợi thế so sánh của quốc gia tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học.

+ Tạo dựng những điều kiện cần thiết cho sự phát triển khoa học công nghệ. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có số lượng đủ lớn, chất lượng cao, các chính sách kinh tế xã hội phù hợp.

Nội dung thứ hai: chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hợp lý có hiệu quả.

Cơ cấu kinh tế, là cấu tạo hay cấu trúc của nền kinh tế bao gồm các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất, quyết định các hình thức cơ cấu kinh tế khác.

+ Cơ cấu kinh tế hợp lý là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng phát triển, nhằm khai thác tối ưu mọi nguồn lực của nền kinh tế.

+ Cơ cấu kinh tế luôn luôn biến đổi (chuyển dịch) do sự vận động biến đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế được coi là hợp lý, tiến bộ là tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp và khai khoáng ngày càng giảm trong giá trị sản phẩm sản xuất và tương ứng với tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, nông nghiệp ngày càng giảm trong tổng lao động xã hội.

+ Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nhanh các ngành kinh tế có hàm lượng khoa học cao, và giảm dần những ngành chứa đựng nhiều lao động sống và nguyên liệu.

+ Cơ cấu kinh tế hợp lý trong nền kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi công nông nghiệp dịch vụ phát triển mạnh mẽ, hợp lý và đồng bộ; mạng lưới dịch vụ phục vụ tốt, cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và nông nghiệp.

+ Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý ở Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu sau:

Giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Trình độ kỹ thuật của nền kinh tế không ngừng tiến bộ, phù hợp với xu hướng của sự tiến bộ khoa học, công nghệ của thế giới.

Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước của các ngành các địa phương, các thành phần kinh tế.

Cơ cấu kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới nhằm thực hiện phân công, hợp tác lao động quốc tế.

+ Đảng ta xác định cơ cấu kinh tế hợp lý mà bộ xương của nó là cơ cấu công nông nghiệp, dịch vụ gắn với phân công và hợp tác quốc tế.

+ Phương châm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là:

Kết hợp công nghệ với nhiều trình độ tranh thủ công nghệ mũi nhọn tiên tiến.

Qui mô vừa và nhỏ là chủ yếu có tính đến qui mô lớn nhưng là qui mô hợp ý và có điều kiện.

Giữ vai trò tăng trưởng hợp lý, tạo sự cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng kinh tế.

+ Định hướng chung cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh.

Câu 9. Những tiền đề thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

+ Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn vốn lớn. Do đó mở rộng quy mô huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là tiền đề quan trọng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công.

Nguồn vốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa: vốn trong nước và vốn nước ngoài.

Nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định vì nó là nhân tố bên trong đảm bảo cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là tiền đề để huy độngk và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài.

Nguồn vốn trong nước được tích lũy từ nội bộ nền kinh tế dựa trên cơ sở hiệu quả sản xuất.

Để tăng nguồn vốn trong nước, phải tăng năng suất lao động, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng tỉ lệ tiết kiệm trong dân cư và xây dựng chính sách kinh tế phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.

Nguồn vốn nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp.

Nguồn vốn nước ngoài có vai trò quan trọng, giúp các nước nghèo khắc phục khó khăn về vốn, góp phần nâng cao trình độ quản lý và công nghệ, tạo việc làm cho người lao động. Tranh thủ nguồn vốn nước ngoài là một nhân tố đẩy nhanh thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để tăng nguồn vốn nước ngoài phải tạo môi trường đầy đủ hấp dẫn các nhà đầu tư.

Để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn:

- Xây dựng và phát triển thị trường vốn; để đồng vốn dễ dàng chuyển dịch từ nơi sử dụng hiệu quả thấp đến nơi sử dụng hiệu quả cao.

- Tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho các hoạt động đầu tư như: giữ vững ổn định chính trị, tăng cừơng sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng chính sách kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

Xây dựng môi trường pháp lý thông thoáng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế.

Nỗ lực phấn đấu làm ăn có hiệu quả, cần kiệm trong sản xuất và tiết kiệm trong tiêu dùng.

+ Đào tạo nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm những người có đức có tài, thông minh sáng tạo, tận tụy đối với sự nghiệp xây dựng đất nước được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hóa, và được đào tạo thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, năng lực sản xuất kinh doanh và điều hành vĩ mô nền kinh tế, có trình độ khoa học kỹ thuật vươn ngang tầm thế giới.

Để có nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải coi việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong hướng chính của đầu tư phát triển. Giáo dục và đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu. Phải đào tạo một cơ cấu nhân lực đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, cán bộ nghiên cứu và triển khai công nghệ, cán bộ quản lý nghiệp vụ kinh tế, cán bộ kinh doanh, công nhân kỹ thuật.

Đi đôi với đào tạo bồi dưỡng phải bố trí và sử dụng tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo; phát huy khả năng, sở trường và sự nhiệt tình của họ để tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Đảm bảo dinh dưỡng phát triển y tế, cải thiện môi trường sống nhằm chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho người lao động.

+ Phát triển khoa học và công nghệ:

Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tố độ phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Là nước quá độ lên CNXH từ nền kinh tế kém phát triển, nên tiềm lực khoa học và công nghệ của nước ta còn yếu. Do đó phải xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ thích ứng với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Việc phát triển khoa học công nghệ trong những năm trước mắt tập trung vào hướng sau:

- Phát triển khoa học công nghệ phù hợp xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học ,công nghệ và tri thức trên thế giới ,đi ngay vào công nghệ hiện dại đối với những lĩnh vực then chốt và từng bước mở rộng ra toàn

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu đánh giá chính xác tài nguyên quốc gia, nắm bắt các công nghệ cao và thành tựu mới của khoa học và công nghệ đã đề xuất chiến lược đúng đắn cho việc ứng dụng vào các ngành kinh tế xã hội và khai thác sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên quốc gia.

- Chú ý nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội, nhân văn và khoa học tự nhiên làm chỗ dựa cho việc áp dụng, triển khai nghiên cứu và tiếp cận thành tựu về khoa học công nghệ.

- Mở rộng hợp tác khoa học với các nước và các tổ chức quốc tế.

- Xây dựng tiềm lực nhằm phát triển nền khoa học tiên tiến; bao gồm đẩy mạnh các hình thức đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học, chú trọng đào tạo chuyên gia, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành khoa học và công nghệ.

+ Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Thực chất: là việc thu hút nhiều nguồn vốn bên ngoài, tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện đại, mở rộng thị trường cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã và đang tạo ra mỗi liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế của các quốc gia. Tạo khả năng và điều kiện để tranh thủ vốn kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý để đẩy nhanh công nghiệp hóa.

Để khả năng trở thành hiện thực chúng ta phải có đường lối kinh tế đối ngoại đúng đắn, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại giữ vững độc lập tự chủ, xây dựng thành công CNXH.

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Đây là tiền đề quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị Đảng cộng sản Việt Nam phải là người lãnh đạo duy nhất, trực tiếp và toàn diện. Mặt khác công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành quan điểm và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam.

Nhà nước quản lý kinh tế xã hội, có sứ mệnh thực hiện đường lối CNXH của Đảng thông qua việc thực thi cơ chế, chính sách và điều hành các hoạt động kinh tế xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu11. Bản chất, Đặc trưng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

*Bản chất kinh tế thị trường ở việt nam:không phải là kinh tế bao cấp,không phải là kinh tế thị trường TBCN và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường XHCN.Vì nước ta đang ở thời kỳ quá độ lên CNXH còn có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới.Nền kinh tế nước ta là kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN

*Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam có đầy đủ các đặc trưng của kinh tế thị trường thế giới bao gồm:

- Tính tự chủ của các chủ thể kinh tế trên thị trường rất cao. Các chủ thể kinh tế tự hạch toán kinh doanh, tự tổ chức sản xuất, tự bù đắp chi phí và chịu trách nhiệm với kết quả sản xuất kinh doanh, tự do liên kết liên doanh.

- Giá cả do thị trường quyết định. Đó là giá cả thỏa thuận giữa người mua và người bán phụ thuộc 2 nhân tố.

+ Giá cung (của người bán) phụ thuộc chi phí sản xuất

+ Giá cầu (của người mua) phụ thuộc lợi ích giới hạn

Hệ thống thị trường phát triển đầy đủ, có tác dụng là cơ sở cho việc phân phối tối ưu của nguồn lực kinh tế.

- Nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh... sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ cấu tự điều tiết nền kinh tế.

- Nền kinh tế thị trường hiện đại còn có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hóa và các chính sách kinh tế.

*Bên cạnh những đặc trưng chung, kinh tế thị trường định hướng XHCN còn có những đặc trưng riêng sau:

- Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân.

- Kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều loại hình sở hữu, hình thành nhiều thành phần kinh tế, do đó phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần là một yếu tố khách quan phần khai thác tối ưu mọi nguồn lực.

Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển trong đó các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng với nhau trước pháp luật, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau để phát triển. Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo để đảm bảo tính định hướng XHCN của kinh tế thị trường kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới XHCN ở nước ta.

- Thực hiện nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu.

Quan hệ phân phối, các hình thức thu nhập là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của mọi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Nền kinh tế nứơc ta còn tồn tại nhiều chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, mỗi chế độ sở hữu có nguyên tắc phân phối tương ứng với nói. Do đó thời kì quá độ ở nước ta tồn tại nhiều hình thức phân phối.

Bao gồm: phân phối theo lao động, phân phối theo vốn tài sản, phân phối theo giá trị sức lao động, phân phối theo giá trị sức lao động, phân phối thông qua quỹ phúc lợi tập thể và xã hội. Trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu là đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu.

-Cơ chế vận hành của nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN.

Nền kinh tế thị trường vận động theo yêu cầu của những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh... giá cả do thị trường quyết định, thị trường quyết định việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế.

Sự quản lý của nhà nước XHCN nhằm sửa chữa những thất bại của thị trường, thực hiện các mục tiêu xã hội đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN.

Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường. Kế hoạch nhằm điều chỉnh mục tiêu của nền kinh tế, còn thị trường tự phát điều tiết nền kinh tế.

Thị trường là căn cứ để xây dựng và kiểm tra các kế hoạch phát triển những mục tiêu và biện pháp kế hoạch - muốn co thị trường phù hợp với định hướng XHCN thì nó phải được hướng dẫn và điều tiết bởi kế hoạch.

Sự kết hợp kế hoạch với thị trường phải thể hiện cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô, nhằm đảm bảo những cân đối lớn tổng thể của nền kinh tế; uốn nắn những lệch lạc do tác động tự phát của thị trường gây ra.

- Kinh tế thị trường định hứơng XHCN là nền kinh tế mở hội nhập. Trong xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, chính trị - xã hội tác động của cách mạng khoa học công nghệ tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các nền kinh tế. Vì vậy mở cửa kinh tế, hội nhập và khu vực và thế giới là tất yếu khách quan đối với nươc ta. Cho phép ta thu hoạch vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng thế mạnh trong nước phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn.

Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng: đa phương hóa, đa dạng hóa các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới; đẩy mạnh xuất khẩu, chủ động tích cực thâm nhập thị trường thế giới, cải thiện môi trường đầu tư và bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 16. Các giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở việt nam

a.Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần

-Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần,lấy việc giải phóng sức sản xuất,nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội,cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu để khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất jTất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật,đều được khuyến khích phát triển

-Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước,tầp trung các nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế

-Phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng trong đó hợp tác xã là nòng cốt.Nhà nước cần giúp đỡ hợp tác xã về đào tạo cán bộ,xây dựng phương án sản xuất kinh doanh,mở rộng thị trường,thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã

-Khuyến khích kinh tế cá thể tiểu chủ phát triển cả ở thành thị và nông thôn

-Khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm

-Phát triển kinh tế nhà nước dưới các hình thức liên doanh,liên kết giữa nhà nước với tư nhân trong và ngoài nước

-Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hướng vào mục tiêu phát triển các sản phẩm xuất khẩu,tăng khả năng cạnh tranh,gắn thu hút vốn với thu hút công nghệ hiện đại

b.Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa,ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ,trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội

-Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất hàng hóa.Để phát triển kinh tế hàng hóa phải đẩy mạnh phân công lao động xã hội .

Sự phát triển của phân công lao động xã hội do trình độ phát triển của sản xuất quy định.Muốn mở rộng phân công lao động xã hội,cần đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại

-Con đường CNH,HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước ,kết hợp tuần tự với nhảy vọt gắn CNH với HĐH ứng dụng nhanh và phoỏ biến những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và tri thức mới,từng bước phát triển kinh tế tr thức

-Phân công lại lao động và phân bố dân cư trong phạm vi cả nước,từng vùng từng địa phương,hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý,cho phép khai thác tốt các nguồn lực của đất nước,tạo nên sự tăng trưởng nhanh và bền vững

c.Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường

Trong nền kinh tế thị trường các nguồn lực kinh tế đều thông qua thị trường mà được phân bố vào các ngành,các lĩnh vực kinh tế một cách tối ưu.Do đóđể xây dựng phát triển kinh tế thị trường phải hình thành đồng bộ các loại thị trường ,bao gồm: phát triển thị trường hàng hóa dịch vụ;hình thành vững chắc thị trường tài chính; phát triển thị trường sức lao dộng; phát triển thị trường đất đai; phát triển thị trường khoa học công nghệ

-Xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế,tăng cường sự kiểm tra kiểm soát của nhà nước để thị trường hoạt động năng động có hiệu quả ,có trật tự kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh,công khai minh bạch hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh

d.Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

-Quán triệt nguyên tắc: bình dẳng cùng có lợi,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

-Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng:đa phương hóa và đa dạng hóa các hình thức kinh tế đối ngoại

-Cần đẩy mạnh xuất khẩu,coi xuất khẩu là trọng điểm của kinh tế đối ngoại,giảm nhập siêu,ưu tiên nhập khẩu tư liệu sản xuất để phục vụ sản xuất

-Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần hướng vào những lĩnh vực,những sản phẩm có công nghệ tiên tiến,có tỷ trọng xuất khẩu cao

-Chủ động tham gia tổ chức thương mại quốc tế,các diễn đàn,các định chế một cách có chọn lọc với bước đi thích hợp

e.Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật

-ổn định chính trị là nhân tố quan trọng để phát triển,là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư

-Muốn giữ vững ổn định chính trị cần phải giữ và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng,nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước,phát huy quyền làm chủ của nhân dân

g.Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp

-Việc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế hàng hóa

-Để nâng cao năng lực quản lý của nhà nước,cần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của nhà nước,cần nâng cao năng lực của các cơ quan lập pháp,hành pháp,tư pháp thực hiện cải cách hành chính quốc gia

-Nhà nước có hệ thống chính sách nhát quán để tạo môi trường ổn định hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.

2004 2005 2006 2007 2008 2009

Real GDP 7.79% 8.44% 8.23% 8.48% 6.18% 5.32%

Nomial GDP 45.452 52.931 60.933 71.112 89.829

Saving and investment -3.40% -1.10% -0.30% -9.80% -10.30%

Gross national saving 32.30% 34.50% 36.50% 31.80% 31.20%

Gross investment 35.70% 35.60% 36.80% 41.60% 41.50%

CPI 9.50% 8.40% 6.60% 12.60% 19.90% 6.52%

Overall fiscal balance -2.80% -4.50% -1.10% -5.30% -4.70% -7%

Broad money (M2) 29.50% 29.70% 33.60% 46.10% 20.30% 26.02%

Credit to the economy 41.60% 31.70% 25.40% 53.90% 25.40% 37.73%

Per capita GDP 554.07 636.911 724.049 835.088 1,042.39

Export (FOB) 26,485 32,447 39,826 48,561 62,906 56,600

Import (CIF) 31,969 36,761 44,891 62,765 80,714 68,800

Current Account -1,514 -560 -164 -6,992 -9,238

Capital Account 2,447 3,087 3,088 17,540 9,175

Foreign Direct Investment (BOP) 1,610 1,889 2,315 6,516 9,053

GDP 715,307 839,211 974,266 1,143,715 1,477,717 1,645,481

Kinh tế Nhà nước 279,704 322,241 364,250 410,883 507,620

Kinh tế ngoài Nhà nước 327,347 382,804 444,560 527,432 694,083

Kinh tế tập thể 50,718 57,193 63,622 71,059 89,025

Kinh tế tư nhân 60,703 74,612 91,710 116,505 159,716

Kinh tế cỏ thể 215,926 250,999 289,228 339,868 445,342

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 108,256 134,166 165,456 205,400 276,014

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: