ABC dfadfafaafas

Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Thông tư số 19/2009). Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 7/12/2009 và thay thế Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Thông tư số 30/2004).

Thông tư số 19/2009 có bố cục ngắn gọn, chặt chẽ, toàn bộ Thông tư số 19/2009 gồm 5 chương, 28 điều:

- Chương I. Những quy định chung (gồm 05 điều, từ Điều 1 đến Điều 5);

- Chương II. Trình tự, nội dung lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp (gồm 12 điều, từ Điều 6 đến Điều 17);

- Chương III. Thẩm định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất (gồm 06 điều, từ Điều 18 đến Điều 23);

- Chương IV. Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và lưu trữ hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (gồm 02 điều, từ Điều 24 đến Điều 25);

- Chương V. Tổ chức thực hiện (từ Điều 26 đến Điều 28).

So với Thông tư số 30/2004 thì Thông tư số 19/2009 có một số điểm mới đó là:

          I. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

             Thông tư 30/2004/TT-BTNMT hướng dẫn trình tự, nội dung việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (QH, KHSDĐ) và nội dung thẩm định QH, KHSDĐ sử dụng đất của cả nước; của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) chi tiết, kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) chi tiết của xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của khu công nghệ cao, khu kinh tế.

             Thông tư 19/2009/TT-BTNMT quy định trình tự, nội dung lập, điều chỉnh và thẩm định QH, KHSDĐ cấp quốc gia; của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh); của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện); của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) và công bố, lưu trữ hồ sơ QH, KHSDĐ.

             Như vậy đối tượng áp dụng của Thông tư 19/2009/TT-BTNMT khác so với Thông tư 30/2004/TT-BTNMT là không có QHSDĐ chi tiết, KHSDĐ chi tiết của khu công nghệ cao, khu kinh tế. QH, KHSDĐ cấp xã không còn tên gọi là QH, KHSDĐ chi tiết.

             II. Về quan hệ giữa QHSDĐ của đơn vị hành chính cấp trên và QHSDĐ của đơn vị hành chính cấp dưới

             1. Thông tư 30/2004/TT-BTNMT:

             Khi lập QHSDĐ phải thu thập nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích của đơn vị hành chính trực thuộc; nhu cầu này do UBND cấp dưới trực tiếp gửi đến bằng văn bản. Trong QHSDĐ cấp trên chỉ tiêu phân bổ quỹ đất cho các đơn vị hành chính trực thuộc là chỉ tiêu định hướng; chỉ tiêu này được tính toán lại trong quá trình lập QHSDĐ (hoặc quy hoạch sử dụng đất chi tiết) của đơn vị hành chính trực thuộc và trở thành chỉ tiêu pháp lệnh sau khi QHSDĐ (hoặc quy hoạch sử dụng đất chi tiết) của các đơn vị hành chính trực thuộc được xét duyệt.

             2. Thông tư 19/2009/TT-BTNMT:

             Việc tổ chức lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ của cấp dưới được thực hiện trong thời gian tổ chức lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ của cấp trên trực tiếp; Cấp trên phải xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cần phân bổ để làm cơ sở cho cấp dưới lập QH, KHSDĐ.

             Như vậy theo Thông tư 19/2009 khi lập QHSDĐ của cấp nào sẽ chỉ xác định nhu cầu sử dụng đất của cấp đó.

             III. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, KHSDĐ:

             1. Thông tư 30/2004/TT-BTNMT quy định có 46 chỉ tiêu sử dụng đất (giống với các chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai) được sử dụng thống nhất cho cả 04 cấp thực hiện quy hoạch, KHSDĐ. Cụ thể các chỉ tiêu đó là:

Tổng diện tích đất tự nhiên

1

®Êt n«ng nghiÖp

NNP

1.1

Đất sản xuất nông nhiệp

SXN

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

1.1.1.1.1

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

1.1.1.1.2

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

1.1.1.1.3

Đất trồng lúa nương

LUN

1.1.1.2

Đất trồng cây còn lại

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

1.2.1.1

Đất có rừng tự nhien sản xuất

RSN

1.2.1.2

Đất có rừng trông sản xuất

RST

1.2.1.3

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất

RSK

1.2.1.4

Đất trồng rừng sản xuất

RSM

1.2.2

Đất rừng phònghộ

RPH

1.2.2.1

Đất có rừng tự nhiên phòng hộ

RPN

1.2.2.2

Đất có rừng trồng phòng hộ

RPT

1.2.2.3

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ

RPK

1.2.2.4

Đất rừng trồng phòng hộ

RPM

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

1.2.3.1

Đất có rừng tự nhiên đặc dụng

RDN

1.2.3.2

Đất có rừng trồng đặc dụng

RDT

1.2.3.3

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng

RDK

1.2.3.4

Đất trồng rừng đặc dụng

RDM

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

1.4

Đất làm muối

LMU

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

2.1

Đất ở

OTC

2.1.1

Đất ở nông thôn

ONT

2.1.2

Đất ở đô thị

ODT

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

2.2.1

Đất trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

2.2.2

Đẩt quốc phòng an ninh

CQA

2.2.3

Đất sản xuất, kinh doanh, phi nông nghiệp

CSK

2.2.3.1

Đất khu công nghiệp

SKK

2.2.3.2

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

SKC

2.2.3.3

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

2.2.3.4

Đất sản xuất vật liệu, xây dựng, gốm sứ

SKX

2.2.4

Đất có mục đích công cộng

CCC

2.2.4.1

Đất giao thông

DGT

2.2.4.2

Đất thuỷ lợi

DTL

2.2.4.3

Đất để truyền dẫn năng lượng truyền thông

DNT

2.2.4.4

Đất cơ sở văn hoá

DVH

2.2.4.5

Đất cơ sở y tế

DYT

2.2.4.6

Đất cơ sở giáo dục

DGD

2.2.4.7

Đất cơ sở thể dục thể dục thể thao

DTT

2.2.4.8

Đ ất chợ

DCH

2.2.4.9

Đẩt có di tích danh thắng

LDT

2.2.4.10

Đất bãi thải, xử lý rác thải

RAC

2.3

Đất tôn giáo tín ngưỡng

TTN

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

2.5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

SMN

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

3

Đất chưa sử dụng

CSD

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

4

Đất có mặt nước ven biển

MVB

4.1

Đất có mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản

MVT

4.2

Đất có mặt nước ven biển có rừng

MVR

4.3

Đất có mặt nước ven biển có mục đích khác

MVK

2. Thông tư 19/2009/TT-BTNMT: Quy định rõ chỉ tiêu QHSDĐ cho từng cấp, cụ thể:            Cấp quốc gia có 13 chỉ tiêu; cấp tỉnh có 21 chỉ tiêu, cấp huyện có 26 chỉ tiêu và cấp xã có 32 chỉ tiêu.

          Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng đất cho lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ theo Thông tư 19/2009/TT-BTNMT là khác nhiều so với hệ thống chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai đang được thực hiện. Vì QH, KHSDĐ theo Thông tư 19/2009/TT-BTNMT hiện nay có những đối tượng quan sát, nghiên cứu và quản lý đặc thù về nhu cầu sử dụng đất đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội ở thời điểm hiện tại và trong cả kỳ quy hoạch.

          Một số chỉ tiêu QHSDĐ được bổ sung trong Thông tư 19/2009/TT-BTNMT so với Thông tư số 30/2004:

           - Đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung (chỉ có ở hệ thống chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh) là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản; bao gồm: đất nuôi trồng thuỷ sản lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt có quy mô diện tích tối thiểu mười (10) ha.

           - Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại (DRH) là đất để xây dựng cơ sở xử lý, chôn lấp chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.

           - Đất phát triển hạ tầng (DHT) là đất để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hoá, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở thể dục - thể thao, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở dịch vụ về xã hội và chợ. Trong Thông tư 30 chỉ tiêu đất phát triển hạ tầng được chia thành các chỉ tiêu nhỏ như đã nêu ở trên.

           - Đất khu bảo tồn thiên nhiên (DBT) là đất được khoanh định để bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

           - Đất khu du lịch (DDL) là đất được khoanh định để phục vụ mục đích du lịch theo quy định của pháp luật về du lịch.

          Ngoài ra các chỉ tiêu đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn được thống kê chung, tính toán vào biểu hiện trạng và biểu QHSDĐ của các cấp (Thông tư 30/2004/TT-BTNMT hai chỉ tiêu này được thống kê, xác định ở các biểu riêng).

a. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:

STT

Mục đích sử dụng đất

STT

Mục đích sử dụng đất

1

Đất nông nghiệp

NNP

2.3

Đất an ninh

CAN

Trong đó:

2.4

Đất khu công nghiệp

SKK

1.1

Đất lúa nước(gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất lúa nước còn lại)

DLN

2.5

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

2.6

Đất di tích danh thắng

DDT

1.3

Đất rừng phòng hộ

RPH

2.7

Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại

DRH

1.4

Đất rừng đặc dụng

RDD

2.8

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

1.5

Đất rừng sản xuất

RSX

2.9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

1.6

Đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung

NTS

2.10

Đất phát triển hạ tầng

DHT

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

3

Đất đô thị

DTD

Trong đó:

4

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

DBT

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

5

Đất khu du lịch

DDL

2.2

Đất quốc phòng

CQP

b. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện bao gồm:

STT

Mục đích sử dụng đất

STT

Mục đích sử dụng đất

1

Đất nông nghiệp

NNP

2.4

Đất khu công nghiệp

SKK

Trong đó:

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

SKC

1.1

Đất lúa nước(gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất lúa nước còn lại)

DLN

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ

SKX

1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

1.3

Đất rừng phòng hộ

RPH

2.8

Đất di tích danh thắng

DDT

1.4

Đất rừng đặc dụng

RDD

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại

DRH

1.5

Đất rừng sản xuất

RSX

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

1.6

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

1.7

Đất làm muối

LMU

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

SMN

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

2.13

Đất phát triển hạ tầng

DHT

Trong đó:

3

Đất đô thị

DTD

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

4

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

DBT

2.2

Đất quốc phòng

CQP

5

Đất khu du lịch

DDL

2.3

Đất an ninh

CAN

6

Đất khu dân cư nông thôn

DNT

          c. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cấp xã bao gồm:

STT

Mục đích sử dụng đất

STT

Mục đích sử dụng đất

1

Đất nông nghiệp

NNP

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

SKC

1.1

Đất lúa nước(gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất lúa nước còn lại)

DLN

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

SKX

1.2

Đất trồng lúa nương

LUN

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

HNK

2.8

Đất di tích danh thắng

DDT

1.4

Đất trồng cây lâu năm

CLN

2.9

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

1.5

Đất rừng phòng hộ

RPH

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

1.6

Đất rừng đặc dụng

RDD

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

1.7

Đất rừng sản xuất

RSX

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

2.13

Đất sông, suối

SON

1.9

Đất làm muối

LMU

2.14

Đất phát triển hạ tầng

DHT

1.10

Đất nông nghiệp khác

NKH

2.15

Đât phi nông nghiệp khác

PNK

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

3

Đất chưa sử dụng

CSD

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

4

Đất đô thị

DTD

2.2

Đất quốc phòng

CQP

5

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

DBT

2.3

Đất an ninh

CAN

6

Đất khu du lịch

DDL

2.4

Đất khu công nghiệp

SKK

7

Đất khu dân cư nông thôn

DNT

Như vậy hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất được xác định theo hướng đầy đủ, cụ thể và chi tiết hơn ở các cấp dưới khi lập QH, KHSDĐ. Trong đó có chỉ tiêu đất lúa nước trong QHSDĐ cấp quốc gia được phân bổ cho cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; đối với QHSDĐ cấp xã chỉ tiêu đất lúa nước đã được phân bổ phải thể hiện trên bản đồ địa chính và xác định đến từng thửa đất ngoài thực địa (Điều 5- Bảo vệ đất lúa nước trong QHSDĐ).

IV. Về hồ sơ, biểu, mẫu và bản đồ QH, KHSDĐ:

1. Về hồ sơ QH, KHSDĐ và hồ sơ điều chỉnh QH, KHSDĐ:

Ngoài việc kế thừa các quy định của Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT trước đây, Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định bổ sung về hồ sơ điều chỉnh QH, KHSDĐđối với trường hợp có sự thay đổi mục đích sử dụng các loại đất trong cùng một nhóm đất theo hướng đơn giản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong quá trình thực hiện. Hồ sơ trình duyệt điều chỉnh đối với trường hợp này chỉ gồm Tờ trình và Trích lục bản đồ QHSDĐ khu vực điều chỉnh.

2. Về biểu lập QH, KHSDĐ

a. Thông tư 30/2004/TT-BTNMT: Hệ thống biểu QHSDĐ có 15 biểu, hệ thống biểu KHSDĐ có 14 biểu sử dụng thống nhất cho cả 4 cấp (quốc gia, tỉnh, huyện, xã).

b. Thông tư 19/2009/TT-BTNMT: Hệ thống biểu QH, KHSDĐđược áp dụng riêng cho từng cấp, trong đó: Cấp quốc gia có 05 biểu; Cấp tỉnh, huyện và cấp xã có 11 biểu.

Trong biểu QH, KHSDĐcác cấp đến cuối kỳ quy hoạch (trừ cấp quốc gia) có bổ sung thêm cột diện tích đất của cấp trên phân bổ (là diện tích đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp).

Theo Thông tư 19/2009/TT-BTNMT không có biểu hiện trạng, QH đất trong khu dân cư nông thôn, đất đô thị, tình hình biến động sử dụng đất đai trong kỳ QH trước, kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất kỳ trước, kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trong QHSDĐ kỳ trước, diện tích đất thu hồi, biểu chu chuyển đất đai...     

Biểu QH, KHSDĐcủa các cấp (trừ cấp quốc gia) theo Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngoài cột diện tích được xác định đến cuối kỳ QH, KHSDĐ của địa phương khi lập QH, KHSDĐđều có bổ sung thêm cột phân bổ diện tích của cấp trên trực tiếp.

Theo Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT việc lập, điều chỉnh QH, KHSDĐở cả 4 cấp đều phải xác định danh mục các công trình,dự án trong kỳ KHSDĐ của cấp đó.

3. Về mẫu lập QH, KHSDĐ:

Ngoài việc kế thừa các mẫu theo quy định của Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT, dự thảo Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định bổ sung một số mẫu, cụ thể như sau:

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh QHSDĐ, KHSDĐ cấp quốc gia, tỉnh, huyện và xã.

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh KHSDĐ .

- Tờ trình Chính phủ về QH, KHSDĐcấp quốc gia.

- Tờ trình xét duyệt, điều chỉnh QHSDĐ, KHSDĐ của cấp tỉnh, huyện và cấp xã.

- Tờ trình xét duyệt điều chỉnh KHSDĐ của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

4. Về bản đồ sử dụng trong lập quy hoạch sử dụng đất

Thông tư 19/2009/TT-BTNMT bổ sung việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ chuyên đề để phục vụ cho việc lập QHSDĐ .

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được lập từ kết quả kiểm kê đất đai và kết quả điều tra bổ sung các chỉ tiêu sử dụng đất của từng cấp.

V. Về trình tự, nội dung lập và điều chỉnh QH, KHSDĐ:

Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT đã quy định cụ thể trình tự, nội dung lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ, trong đó:

1. Đã sửa đổi các nội dung về đánh giá hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai và phân bổ quỹ đất có liên quan đến việc thay đổi chỉ tiêu theo quy định của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.

2. Trong báo cáo chỉ thể hiện một (01) phương án QHSDĐ thay cho việc thể hiện nhiều phương án như Thông tư 30/2004/TT-BTNMT.

3. Quá trình lập QHSDĐ cấp quốc gia phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

4. Trong quá trình lập QHSDĐ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phải phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (nước biển dâng, sa mạc hóa, thiếu nguồn nước, lũ lụt, bão, xâm nhập mặn, nhiệt độ tăng …) đến việc sử dụng đất (điểm h khoản 1 điều 9).

VI. Về bố cục của báo cáo QH, KHSDĐcác cấp:

Theo Thông tư số 19/2009 thì bố cục báo cáo QH, KHSDĐ gồm có 4 phần (Thông tư 30/2004/TT-BTNMT có 3 phần) do mục Đánh giá tiềm năng đất đai đã được ghép với mục định hướng sử dụng đất thành phần III. Một số nội dung về phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu có tác động đến việc sử dụng đất đã được bổ sung nhằm xây dựng được phương án QHSDĐ sát với điều kiện thực tế của địa phương. Một số mục khác được tách riêng để phân tích, đánh giá để thấy rõ được đến tác động sử dụng đất trên địa bàn tại thời điểm thực hiện quy hoạch cũng như trong diễn biến của cả kỳ quy hoạch.

VII. Về quy trình các bước lập QH, KHSDĐ:

Quy trình các bước lập QH, KHSDĐ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã giữa Thông tư số 19/2009 và Thông tư số 30/2004 cơ bản giống nhau (cấp tỉnh và cấp huyện 7 bước, cấp xã 6 bước). Tuy nhiên nội dung công việc cụ thể ở bước 3 theo Thông tư số 19/2009 có thêm nội dung: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất; Bước 4 thêm nội dung: Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai (các nội dung mới được gạch chân).

VIII. Về thẩm định QHSDĐ, KHSDĐ:

Nội dung thẩm định QHSDĐ, KHSDĐ giữa Thông tư 19/2009 và Thông tư 30/2004 về cơ bản được quy định như nhau. Tuy nhiên Thông tư 19/2009 giành 01 điều (Điều 21) hướng dẫn về Hội đồng thẩm định QH, KHSDĐ và 01 điều (Điều 22) hướng dẫn về công tác kiểm tra khảo sát thực địa để thẩm định QH, KHSDĐ.

Một điểm mới của Thông tư số 19/2009 là có 01 điều (Điều 23) hướng dẫn về kinh phí tổ chức thẩm định QH, KHSDĐ các cấp.

IX. Về tổ chức thực hiện Thông tư

Thông tư số 19/2009 quy định cụ thể trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chỉ đạo lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ; tổ chức thực hiện QH, KHSDĐ tại địa phương; Trách nhiệm của Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ địa chính cấp xã trong việc tham mưu cho UBND các cấp thực hiện Thông tư này tại địa phương đồng thời quy định tránh nhiệm của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai trong việc hướng dẫn, kiểm tra dôn đốc việc thực hiện Thông tư.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #doha#van