kinh te chi thuc la gi

Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó có sự sản sinh, phổ cập và sản sinh và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Trong nần kinh tế tri thức vẫn còn nông nghiệp và công nghiệp nhưng hai ngành này vẫn chiếm tỉ lệ thấp. cũng như trong nền kinh tế công nghiệp vẫn còn nông nghiệp nhưng nông nghiệp nhỏ bé. Trong nền kinh tế tri thức đa số các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ.

Trình bày định hướng

1. Hoàn thiện thể chế kinh tếthị trường định hướng XHCN; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụngcó hiệu quả các nguồn lực[/I]. Để thực hiện tốt vấn đề đó, cần tiếp tục đổi mới việcxây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạchvà điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường; đồng thời, thực hiện tốtchính sách xã hội. Cùng với đó, cần có hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp, đặcbiệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng,bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế; bảo đảm quyền tự dokinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tạo lập đồng bộ và vậnhành thông suốt các loại thị trường.

  2. [I]Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựngtheo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh[/I]. Trong quá trìnhđó, phải đặc biệt coi trọng việc phát triển KTTT, bảo đảm tăng hàm lượng khoa họccông nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; phát triển có chọn lọccông nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng,khai khoáng, luyện kim, hoá chất, công nghiệp quốc phòng. Cùng với đó, cần ưutiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng thamgia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ;từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Đồng thời,cần chú ý phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp (Khu công nghệ cao Hoà Lạc- Hà Nội, Khu công nghệ phần mềm Quang Trung - thành phố Hồ Chí Minh...) và đẩymạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổhợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao.

[I]3. Phát triển mạnh các ngành dịchvụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh[/I]. Phát triển khu vực dịchvụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăngGDP là một hướng quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cần tập trungphát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệcao, như: du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế...;hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, như: tàichính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, lô-gi-stíc và các dịch vụ hỗ trợ kinhdoanh khác; phát triển mạnh dịch vụ KH&CN, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin, thể thao,dịch vụ việc làm và an sinh xã hội.

[I]4. Nâng caochất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đàotạo[/I]. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhấtlà nguồn nhân lực chất lượng cao, là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết địnhđẩy mạnh phát triển và ứng dụng KH&CN, cơ cấu lạinền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọngnhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Trong quá trình đó, cầnđặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũchuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học,công nghệ đầu đàn. Chú ý đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầngcủa công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề; thực hiệnliên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạovà Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Đồng thời, thựchiện tốt các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với cácngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huynhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển KTTT.

[I]5. Tập trung phát triểnKH&CN, đảm bảo thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanhvà bền vững[/I]. Theo đó, cần hướng trọng tâm hoạt động KH&CN vào phục vụ CNH,HĐH, nhất làCNTT, bảo đảm phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng,hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các nhiệmvụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, tăng cường hội nhập quốctế về khoa học, công nghệ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: