kinh ngiem t.a
Bí quyết viết hiệu quả
Với người học tiếng Anh viết không những là
kĩ năng khó mà còn tốn rất nhiều thời gian. Để
viết đúng, viết hay thật không đơn giản chút
nào. Sau đây là một số bí quyết chúng tôi
muốn giới thiệu nhằm giúp các bạn viết hiệu
quả hơn.
1. Dùng thể thích hợp
Trong tiếng Anh có hai thể: chủ động và bị động.
Thể chủ động nhấn mạnh tác nhân gây ra hành
động. Thể bị động nhấn mạnh người hay vật bị tác
động. Tác nhân gây ra hành động có thể được
hoặc không được nhắc đến trong câu bị động. Ví
dụ:
Thể chủ động: The storm destroyed the
village. (Trận bão đã phá hủy ngôi làng).
Thể bị động: The village was destroyed by the storm. (Ngôi làng đã bị phá hủy bởi
trận bão).
Thể chủ động thường rõ ràng và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, có một số trường hợp dùng thể bị
động lại thích hợp hơn. Chẳng hạn khi tác nhân của hành động không quan trọng bằng người
hay vật bị tác động. Bạn cũng có thể dùng thể bị động khi không muốn tiết lộ danh tính người
thực hiện hành động, như khi bạn muốn bảo vệ nhân chứng. Ví dụ như trong câu sau:
Thể chủ động: John Smith overheard his plan of stealing the car. (John Smith đã
nghe lỏm được kế hoạch trộm xe hơi của hắn ta).
Thể bị động: His plan of stealing the car was overheard. (Kế hoạch trộm xe hơi của
hắn ta đã bị nghe lén).
Rõ ràng câu thứ hai không đề cập đến tên người đã tiết lộ kế hoạch ăn cắp xe của tên trộm.
Người nghe chỉ biết rằng kế hoạch đó đã bại lộ còn ai tiết lộ lại được hoàn toàn bảo mật.
Thể bị động còn được dùng để tránh vẻ kẻ cả, giảm nhẹ những lời tuyên bố mạnh mẽ hoặc
nghe có phong cách công văn hơn.
Thể chủ động: You must clean the house within this morning. (Con phải lau dọn căn
nhà này trong sáng hôm nay).
Thể bị động: The house must be cleaned within this morning. (Căn nhà phải được
lau dọn trong buổi sáng hôm nay).
Khi đọc câu thứ hai bạn cảm thấy tính chất ra lệnh bị giảm đi, giọng điệu của câu nghe nhẹ
nhàng hơn.
2. Tránh những chuyển đổi không cần thiết
Chuyển đổi là sự thay đổi về cấu trúc hoặc văn phong giữa chừng một câu hoặc một đoạn.
Hầu hết những sự thay đổi này đều làm cho câu văn khó hiểu hoặc lủng củng.
Tránh chuyển đổi về số (chẳng hạn từ số ít sang số nhiều).
Thông thường dùng số nhiều dễ hơn dùng số ít. Lần lượt bạn có thể viết lại câu bằng cách
lược bỏ đại từ. Hãy xem xét ví dụ sau đây:
If a person mixes drinking and driving, they may end up in jail.
If a person mixes drinking and driving, he or she may end up in jail.
If people mix drinking and driving, they may end up in jail
People who mix drinking and driving may end up in jail.
(Những người vừa uống rượu vừa lái xe thì đều có nguy cơ phải vào nhà đá).
Với cùng một ý nghĩa nhưng câu cuối cùng dễ hiểu và súc tích nhất.
Tránh chuyển đổi về ngôi (ví dụ như chuyển đổi từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ hai.
Ví dụ như chuyển anyone, someone, he, she… thành you). Hãy dùng một ngôi
nhất quán trong suốt bài viết.
Tránh những chuyển đổi không phù hợp về thể (ví dụ như chuyển đổi từ thể chủ
động sang bị động). Đôi khi chuyển đổi về thể có thể giúp người đọc tập trung vào
3
một chủ ngữ. Nếu sự chuyển đổi về thể làm chủ ngữ thay đổi theo (chẳng hạn như
từ we chuyển thành the children) thì câu sẽ rời rạc và khó hiểu. Hãy xem xét câu
sau:
As we pulled up to the burning structure, we could hear the children inside screaming
desperately for help. (Khi chúng tôi tiến sát tòa nhà đang cháy, chúng tôi có thể nghe thấy
tiếng bọn trẻ bên trong đang la hét cầu cứu một cách vô vọng).
Nếu chuyển đổi thể của câu này ta sẽ có: “As we pulled up to the burning structure, the
children inside could be heard screaming desperately for help.” (Khi chúng tôi tiến sát tòa nhà
đang cháy, bọn trẻ bên trong có thể được nghe rõ tiếng gào thét cầu cứu vô vọng).
Tuy nhiên, ta thấy rằng khi chuyển thể câu văn trở nên lủng củng và tối nghĩa hơn. Do vậy,
cần lưu ý trong một số trường hợp ta chỉ có thể dùng thể chủ động (hoặc bị động).
Tránh chuyển đổi về quan điểm. Quan điểm ở đây chính là thái độ và cách nhìn
của người nói. Ví dụ dưới đây bắt đầu bằng quan sát của những người lính cứu hộ,
sau lại đột ngột chuyển sang quan điểm của người tài xế.
We found the car resting on the right slope. The driver struggled to crawl out through the
broken window, afraid the leaking gasoline would ignite. (Chúng tôi tìm ra chiếc xe nằm ở bên
phải con dốc. Người tài xế đã cố gắng bò ra ngoài qua cánh cửa sổ bị vỡ, lòng lo sợ chất ga
bị rò rỉ có thể phát nổ bất kì lúc nào).
Trong trường hợp này, “we” và “the driver” đã bị đánh đồng với nhau khiến cho câu văn rất
khó hiểu. Để sửa câu này, ta nên chuyển việc miêu tả cho một chủ ngữ nhất quán như sau:
We found the car resting on the right slope. We could see the driver struggling to crawl out
through the broken window, apparently afraid that the leaking gasoline would ignite. (Chúng
tôi tìm ra chiếc xe nằm ở bên phải con dốc. Có thể thấy rằng viên tài xế đã cố gắng bò ra
ngoài qua cánh cửa sổ bị vỡ, rõ ràng đang lo sợ chất ga dò rỉ có thể phát nổ bất kì lúc nào).
Hy vọng rằng với một số nguyên tắc trên bạn sẽ cải thiện rõ rệt chất lượng bài viết tiếng Anh
của mình.
Bùi Trang – Giảng viên Global Education
Học tiếng Anh qua các trò chơi phiêu lưu
Ngày nay, các bạn trẻ đã rất quen với những
hoạt động giải trí trên mạng, trong đó không
thể không kể đến các trò chơi phiêu lưu
(adventure game) đang ngày càng trở nên phổ
biến.
Trò chơi phiêu lưu là một dạng trò chơi trên máy
tính có nội dung tương tự như một bộ phim, luôn
có cốt truyện và nhân vật chính (thường là một
người, ví dụ như thám tử trinh thám hoặc cướp
biển). Điểm khác biệt là bạn không chỉ xem mà
còn điều khiển được nhân vật chính. Bạn sử
dụng chuột hoặc bàn phím để cho nhân vật của mình di chuyển trong thế giới “game”, nhìn
ngắm mọi thứ, nhặt lên, sử dụng chúng và nói chuyện với các nhân vật khác. Nhân vật của
bạn cũng nói chuyện được với bạn. Chẳng hạn, khi bạn bảo anh ta quan sát một vật, anh ta
sẽ nói cho bạn anh ta thấy gì. Bạn có thể sử dụng thông tin này để quyết định làm gì tiếp
theo.
Bất cứ ai đã từng tham gia một trò chơi phiêu lưu đều thấy thích thú. Nhưng có một điều
không phải ai cũng biết là những trò chơi này còn là một cách tuyệt vời để nâng cao tiếng
Anh cho người chơi. Nguyên nhân là vì khi chơi, bạn có thể:
4
· Nâng cao khả năng nghe hiểu tiếng Anh. Trong các trò chơi phiêu lưu hiện đại, bạn có
thể nghe được tất cả các nhân vật nói tiếng Anh thực thụ. Cuộc đối thoại dễ hiểu hơn
trong phim: chậm hơn, rõ hơn và bạn có thể dừng hành động để nghe lại câu đó. Do đó,
chơi các trò chơi này là một hoạt động luyện nghe rất bổ ích.
· Rèn luyện khả năng “hiểu ngữ pháp qua trực giác”. Khi chơi, bạn được tiếp xúc với
rất nhiều câu tiếng Anh tự nhiên và chính xác về ngữ pháp. Những câu này không chỉ
được nói (như trên tivi), mà trong nhiều trò chơi bạn còn có thể bật phụ đề lên. Nếu làm
vậy thì bạn sẽ đồng thời nghe được cách phát âm và nhìn được cả cách viết. Kết quả là
trí nhớ của bạn sẽ lưu lại được nhiều câu hơn.
· Cải thiện kỹ năng phát âm. Nghe tiếng Anh nói chuẩn luôn là cách thức tập phát âm
hiệu quả.
· Thúc đẩy động lực. Khi chơi, bạn đang ở vào tình thế mà việc biết tiếng Anh sẽ rất có
ích cho bạn, đơn giản là vì nếu hiểu được đoạn đối thoại, bạn mới biết được cái gì đang
diễn ra trong trò chơi. Điều này giúp bạn giải các câu đố và hiểu được những tình huống
dí dỏm. Bạn sẽ thầm nghĩ: “Tiếng Anh làm mình thấy dễ chịu” và động lực của bạn tăng
lên.
Dù không muốn thì khi chơi một trò chơi phiêu lưu, bạn cũng sẽ học được một ít tiếng Anh.
Nhưng nếu cố gắng thì bạn còn học được nhiều nữa. Có một phương pháp hữu hiệu mà đơn
giản khi chơi là: sử dụng từ điển. Thường xuyên tạm ngừng (pause) trò chơi và tra các từ
trong một cuốn từ điển hay dành cho người học. Bạn sẽ hiểu nhiều hơn về trò chơi, và tất
nhiên còn học được một số từ vựng tiếng Anh. Nếu thực sự có động cơ học tiếng Anh, bạn
có thể ghi xuống tất cả các từ mới, sau đó, bổ sung vào “cẩm nang ghi nhớ” để bạn có thể
ghi nhớ chúng mãi mãi. Nếu muốn cải thiện kỹ năng phát âm, hãy thường xuyên tạm ngừng
trò chơi và cố nhắc lại các câu cho thật chuẩn. Đây là một bài luyện phát âm rất hay, thú vị
hơn nhiều so với các bài tập trong giáo trình, đối với các trò chơi phiêu lưu lại càng đúng vì
cách phát âm trong này rõ hơn trong phim. Nếu bạn đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao kỹ
năng nghe hiểu, bạn có thể chơi trò chơi không có phụ đề. Để chơi được, bạn sẽ phải hiểu
tiếng Anh nói. Lần đầu chắc chắn bạn sẽ gặp rắc rối, nhưng càng ngày bạn sẽ càng nghe tốt
hơn. Lưu ý là khi sử dụng phương pháp này, bạn sẽ khó tra từ điển được vì bạn không nhìn
thấy các từ trên màn hình mà chỉ nghe thấy chúng.
Hãy học và tiếp nhận tiếng Anh với những câu chuyện đầy trí tuệ, dí dỏm bất ngờ, hình ảnh
đẹp, âm thanh khuấy động và giọng nói của các diễn viên tài năng.
Thanh Sơn – Giảng viên Global Education
5
Đừng nói hoặc viết quá sớm
Rất nhiều người dù đã học tiếng Anh được
một thời gian dài nhưng vẫn thường mắc lỗi
khi nói hoặc viết tiếng Anh. Một số người đã
thực hiện đúng các quy tắc tránh mắc lỗi trong
tiếng Anh nhưng vẫn không tránh khỏi các lỗi
câu. Bạn có nằm trong số đó không?
Nếu bạn đã tuân thủ đúng quy tắc mà vẫn mắc
nhiều lỗi khi nói (nhiều hơn 1 lỗi trong 3 câu) thì có
thể bạn nên chuyển sang luyện viết một thời
gian. Hãy làm đúng các nguyên tắc sau:
1. Đầu tiên là viết, sau đó mới nói. Viết dễ hơn
nói vì: 1) bạn không cần phát âm đúng (nhưng
bạn phải viết đúng), 2) bạn có thể viết thật chậm
mà không ai thấy phiền, 3) bạn có thể sử dụng từ
điển, website... Do đó, sẽ rất tốt nếu bạn luyện viết
trước cho tới khi bạn có thể xây dựng một câu
chính xác đủ nhanh để có thể phát ngôn.
2. Đừng nói cho tới khi nào bạn đã học phát
âm các âm tiết tiếng Anh. Bạn cầm phát âm
được tất cả nguyên âm và phụ âm tiếng Anh rõ
ràng trước khi nói. Nếu không, bạn sẽ bị quen với cách phát âm sai.
3. Đừng nói một từ nếu bạn không biết cách phát âm từ đó. Nói cách khác, bạn cần biết
cách phát âm của tất cả các từ bạn sử dụng. Nếu không, bạn sẽ mắc các lỗi phát âm và
tự tạo thói quen xấu cho mình.
Nếu bạn đã viết chậm và cẩn thận mà vẫn mắc hơn 1 lỗi trong 3 câu thì có thể bạn nên
dừng viết một thời gian và tập trung vào kỹ năng đọc và nghe.
Nhớ là bạn nên lĩnh hội vào đầu nhiều câu tiếng Anh trước khi xây dựng các câu của riêng
bạn. Hoạt động chính của bạn sẽ là đọc và nghe tiếng Anh, lý do là bạn cần các mẫu câu
đúng để làm theo trước khi bạn có thể đặt các câu của riêng mình. Não của bạn càng hấp thụ
được nhiều câu thì bạn càng diễn đạt được nhiều bằng tiếng Anh. Nếu bạn không nhìn/ nghe
đủ các câu chuẩn và tự nhiên trong tiếng Anh thì bạn sẽ không biết cách diễn đạt mọi thứ
bằng tiếng Anh như thế nào. Do đó bạn sẽ tự tạo ra ngôn ngữ của riêng bạn, và như thế
nghĩa là bạn đang mắc lỗi.
Trình tự hợp lý trong quá trình học tiếng là: Phát âm – Lĩnh hội – Viết – Nói. Đáng tiếc là
trong các lớp học tiếng Anh thì trình tự lại diễn ra hoàn toàn khác. Hầu như không có khoá
học nào dạy bạn phát âm ngay từ đầu. Ít giáo viên cung cấp đủ “dữ liệu” cho bạn. Thay vào
đó, bạn bị bắt phải nói và viết: giáo viên đặt câu hỏi cho bạn, yêu cầu bạn làm các bài tập
ngữ pháp hoặc các bài luyện viết. Bằng cách đó, bạn thường bị mắc lỗi và dần dần tạo thành
thói quen xấu. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên tự rèn cho mình thói quen học tiếng Anh theo
các bước hợp lý với trự trợ giúp của các trang học tiếng Anh trực tuyến. Chúc các bạn thành
công!
Thanh Sơn – Giảng viên Global Education
6
Nghe special V.O.A như thế nào để đạt hiệu quả
cao nhất?
Rất nhiều học viên thích học tiếng Anh qua
Special V.O.A (V.O.A đặc biệt). Nó đặc biệt là
bởi vì các tin này được phát thanh viên nói với
tốc độ chậm, rất dễ nghe, khiến cho người học
rất hứng thú vì được cập nhật tất cả những
thông tin nóng hổi trên khắp thế giới bằng
ngôn ngữ toàn cầu.
Tuy nhiên, với các bạn ở trình độ “vừa phải”, nghe
và hiểu được tất cả những thông tin này không phải là vấn đề đơn giản. Vậy làm thế nào để
qua vài lần luyện tập, bạn có thể nghe được “Special V.O.A” như nghe “F.M”? Rất đơn giản,
bạn hãy thực hiện các bước sau khi nghe một bản tin “Special V.O.A”:
Bước 1: Ở lượt nghe đầu tiên, bạn hãy nhắm mắt lại, tập trung hết sức vào bản tin
đó. Hãy nghe xem bản tin đó nói về vấn đề gì. Đừng lo nếu bạn không nghe thấy hết.
Nhớ là ở lượt nghe này, chúng ta đang xem “vấn đề gì đang được đề cập tới”. Bạn
sẽ chỉ cần nghe vài từ là có thể biết được nó đang đề cập đến kinh tế, chính trị, hay
văn hoá, và cụ thể đó là vấn đề gì. Hãy thử xem, đơn giản hơn bạn nghĩ nhiều.
Bước 2: Hãy chuẩn bị cho mình một tờ giấy trắng và một chiếc bút. Ở lượt nghe thứ
hai, chúng ta sẽ vừa nghe vừa take note (ghi tóm tắt). Bạn ghi ra tất cả những từ mà
bạn nghe được trong bản tin đó, càng nhiều càng tốt, hãy yên tâm là không ai kiểm
tra hay đánh giá chữ viết của bạn, quan trọng là hãy ghi thật nhiều. Ở bước này,
chúng ta gần như đã bắt được những ý chính (main points) của bản tin ấy (các ý
chính thường được đề cập đến trong câu chủ đề ở đầu, hoặc cuối mỗi đoạn).
Bước 3: Bước này là để hoàn thiện cho bước thứ 2. Bạn hãy nghe thêm một lần nữa
và tiếp tục take note để hoàn thiện hơn cho bản tóm tắt của mình. Lúc này, bạn gần
như đã có trong tay bản outline (dàn ý) của người biên tập viên bản tin đó rồi đấy.
Bạn có thể lặp lại bước này, tức là nghe và take note thêm một lần nữa để biết thêm
nhiều thông tin như bạn muốn.
Bước 4: Ai cũng biết là các bản tin trong “Special V.O.A” luôn kèm theo các
tapescript (bản ghi). Vậy tại sao chúng ta không tận dụng các bản tapescript này
nhỉ? Trước hết, ở bước này bạn sẽ vừa nghe vừa nhìn vào bản tapescript để kiểm
tra lại các thông tin mà bạn đã ghi được ở trên và biết được thông tin nào còn thiếu,
thông tin nào chưa chính xác. Bạn có thể tự cho điểm mình dựa trên độ chính xác và
đầy đủ của những thông tin mà bạn đã ghi được.
Bước 5: Ở bước này, bạn sẽ dựa trên tapescript để phát triển kĩ năng nói. Theo
kinh nghiệm của những người Việt “nói tiếng Anh như người bản ngữ” và đã từng sử
dụng “Special V.O.A”, đây là phương pháp cực kì hữu ích cho bạn luyện ngữ
âm. Bạn vừa nghe, vừa nhìn vào bản tapescript, nhắc lại từng câu theo đúng ngữ
điệu của người phát thanh viên. Nếu bạn có thể in ra được bản tapescript, hãy dùng
một chiếc bút, gạch dưới mỗi từ hay mỗi đoạn được nhấn mạnh, đánh dấu vào
những từ được đọc lướt. Bằng cách này, sau một thời gian nhất định, bạn sẽ có
được “native - like pronunciation and intonation” (ngữ âm và thanh điệu giống người
bản ngữ).
Bước 6: Sau khi đã luyện tập pronunciation (ngữ âm), hãy hoàn thiện hơn kĩ năng
của bạn bằng việc phát triển tính nature and fluence (tự nhiên và trôi chảy). Trong
tay bạn lúc này đã có bản take-note hoàn chỉnh của bản tin, hãy tự mình trình bày
một bản tin dựa trên những thông tin bạn đã ghi lại. Bạn có thể thực hiện bước này
7
nhiều lần, cho đến khi bạn có thể nói như một người phát thanh viên của “Special
V.O.A”.
Không đơn giản để có thể trở thành “native - like speaker” (người nói như người bản ngữ)
nhưng nếu kiên trì luyện tập thường xuyên theo các bước đã nêu thì tin rằng bạn sẽ cải thiện
được rất nhiều kĩ năng tiếng Anh của mình đấy.
Thúy Mai – Giảng viên Global Education
Ngừng và ngẫm
Thông thường, khi đọc một bài viết, mọi người
hay vận dụng chiến lược “đọc để lấy nội
dung”, mục đích là nhanh chóng nắm được
các ý chính mà không phải tốn nhiều công
sức.
Đặc điểm nổi bật của chiến lược này là mắt không
cần chú ý đến các “từ ngữ pháp” (mạo từ, giới từ,
liên từ...) mà chỉ cần nhìn những từ chỉ nội dung,
cũng chẳng cần để ý đến dạng thức của từ hay
cách viết chính xác một từ, và bỏ qua những từ
mới không làm ảnh hưởng tới việc hiểu nội dung
của bài đọc. Vấn đề là bạn không cần các từ ngữ
pháp để hiểu được bài đọc, nhưng bạn lại cần
chúng để diễn đạt ý kiến của mình. Do vậy, nếu
không chú ý tới những từ như mạo từ và giới từ,
bạn sẽ không thể sử dụng chúng trong các câu
của riêng bạn một cách chính xác được.
Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn phương pháp đọc “ngừng và ngẫm” – một cách thức
nhằm giúp bạn không còn mắc những lỗi ngữ pháp cơ bản khi diễn đạt bằng tiếng Anh.
Trong lúc đọc một đoạn văn, bạn cần xử lý các câu trong đó như sau:
1. Dừng lại ở những chỗ đáng quan tâm (chứ không phải những chỗ rõ mồn một) như: từ
mới, cách sử dụng một từ, cấu trúc ngữ pháp, giới từ, mạo từ, liên từ, cách sắp xếp từ...
Chẳng hạn, bạn hãy dành mấy giây để ngẫm nghĩ về việc câu đó sử dụng giới từ at chứ
không phải on; có thể câu đó đã sử dụng thì hiện tại hoàn thành ở chỗ mà bạn tưởng phải là
thì quá khứ đơn giản; có thể cách sắp xếp từ khác hẳn với câu tương đương trong tiếng Việt.
2. Nếu câu đó có một cụm từ có thể ứng dụng được, bạn hãy tự hỏi: Liệu mình có thể tự
diễn đạt được một câu tương tự không? Mình có sử dụng đúng thì, đúng mạo từ và giới
từ không? Mình có sử dụng được chính xác thứ tự từ như thế không? Nếu bạn không chắc
chắn, hãy luyện đọc to hay đọc thầm một câu tương tự, để đưa cách diễn đạt đó vào kho từ
vựng của bạn.
3. Nếu cần thiết, hoặc nếu cảm thấy thích, bạn hãy sử dụng từ điển để tra nghĩa của từ
trong câu và xem thêm cả các mẫu câu ví dụ. Việc này sẽ giúp tăng khả năng sử dụng từ của
bạn.
8
4. Nếu bạn sử dụng sổ tay ghi nhớ, đừng quên bổ sung cụm từ đó vào bộ sưu tập để
đảm bảo nó sẽ lưu lại trong trí nhớ của bạn. Tất nhiên là chỉ những cụm từ hữu ích mới được
ghi vào.
Chẳng hạn, khi đọc câu: “Former President Jimmy Carter will visit Venezuela next week to
mediate talks between the government and its opposition, which have been locked in a power
struggle since a failed coup” (Nguyên Tổng thống J.C. sẽ thăm Venezuela tuần tới để dàn
xếp cuộc đàm phán giữa chính phủ và phe đối lập đã bị bế tắc trong cuộc tranh giành quyền
lực sau khi một vụ đảo chính thất bại), các bạn có thể “ngừng và ngẫm” như sau:
"Former President" chứ không phải là "The former President", vậy chắc phải nói là
"President Bush" chứ không phải "The President Bush", mặc dù người ta vẫn nói
"The President will do something" khi không nhắc tới tên Tổng thống.
"to mediate talks" chứ không phải "to mediate in the talks" hay một cấu trúc kiểu như
thế. Mình không chắc nếu dùng cách sau thì có được chấp nhận không...
"power struggle" — Hình như mình đã nhìn thấy cụm từ này ở đâu rồi.
"since a failed coup" — Như vậy mình có thể nói: "He’s not gone out since an
accident" (dùng since như giới từ), chứ không chỉ có một cách là "He’s not gone out
since an accident happened" (dùng since như liên từ).
"since a failed coup" chứ không phải là "since the failed coup". Đấy là do tác giả
không nghĩ rằng người đọc biết về cuộc đảo chính này.
"coup" — A, lần trước tra từ điển mình đã biết từ này đọc là [ku:]!
Nếu bạn không thích dừng việc đọc lại (để tra từ điển hay để bổ sung cụm từ vào sổ tay), bạn
có thể ghi nhanh lại, hoặc dùng bút chì hay bút nhớ để gạch chân hay tô đậm các câu bạn
thấy hay. Bằng cách này, bạn có thể quay lại xử lý các câu đó sau. Một lời khuyên quan trọng
nữa là không phải lúc nào bạn cũng cần sử dụng chiến lược này. Đọc theo cách này khá
tốn công sức, vì vậy, đừng thực hiện khi bạn đang mệt mỏi sau mấy tiếng đọc triền miên,
cũng đừng chú ý ở mức độ như nhau với tất cả các câu. Một số câu trong sách, ví dụ như
những đoạn dài miêu tả văn chương, không hề có những cụm từ hay cấu trúc hữu ích cho
việc thành lập câu của riêng bạn. Những thành ngữ lóng khó hiểu của một số nhân vật trong
tác phẩm cũng không cần thiết lắm.
Cuối cùng, phương pháp “ngừng và ngẫm” không phải lúc nào cũng giúp bạn nhớ được
chính xác cách diễn đạt một câu. Nhưng có lẽ bạn sẽ nhớ được đây là một dạng câu “lạ”
hoặc “khó” trong tiếng Anh. Nếu nhớ được như thế thì ít nhất bạn sẽ dừng trước khi viết
câu đó để tra lại thay vì mắc phải một lỗi do bất cẩn.
Thanh Sơn – Giảng viên Global Education
9
Tự đọc tiếng Anh thật lý thú
Trước khi bắt đầu nói và viết tiếng Anh, bạn
phải học cách đọc và nghe các câu tiếng Anh
người khác nói.
Đọc và nghe là cách thức rất tốt để nâng cao trình
độ tiếng Anh của bạn, nhưng nói chung là đọc dễ
hơn nhiều so với nghe. Ví dụ, nhờ sự trợ giúp của
một cuốn từ điển, bạn có thể hiểu được các bài
đọc tiếng Anh dễ dàng hơn xem tivi hay các bộ
phim tiếng Anh. Bài viết này sẽ giải thích tại sao việc tự đọc tiếng Anh lại là một cách học
hiệu quả.
1. Sự thấm nhuần
Nếu bạn chịu khó đọc vài quyển sách tiếng Anh, bạn sẽ nhận thấy tiếng Anh của mình đã trở
nên tiến bộ hơn. Bạn sẽ bắt đầu sử dụng các từ và ngữ pháp mới biết trong các bài viết ở
trường hay trong các bức thư điện tử. Đừng quên là các câu tiếng Anh sẽ chỉ xuất hiện khi
bạn đang nói hoặc viết! Những cái như thì quá khứ đơn giản và cách sử dụng liên từ “since”
(từ khi) sẽ trở thành một phần của bạn. Bạn sẽ sử dụng chúng một cách “tự động hoá” mà
không cần suy nghĩ. Những cụm từ đúng sẽ xuất hiện ngay trong đầu bạn. Việc sử dụng
tiếng Anh sẽ dễ dàng đối với bạn, vì não bạn chỉ phải lặp lại những gì nó đã gặp nhiều lần.
Bằng cách đọc một quyển sách tiếng Anh, bạn sẽ cung cấp cho bộ não hàng ngàn câu tiếng
Anh. Giờ đây các câu này đã trở thành một phần của bạn. Làm sao bạn có thể mắc lỗi và nói
"I feeled bad" nếu bạn đã nhìn thấy dạng đúng ("I felt bad" – Tôi cảm thấy khó chịu) 250 lần
trong quyển sách bạn vừa mới đọc? Để có thể sử dụng hàng ngàn câu một cách trôi chảy,
bạn phải đọc hàng vạn câu, vì bạn sẽ quên rất nhiều những gì đã đọc. Nếu bạn chỉ đọc
những gì giáo viên yêu cầu (chẳng hạn, hai bài báo ngắn trong giờ học tiếng Anh mỗi tuần),
bạn sẽ không tiến bộ được. Với tốc độ như vậy, ngay cả khi bạn có học được cái gì đó trong
tuần này thì tuần sau bạn cũng sẽ quên. Bạn cần đọc trung bình ít nhất vài trang mỗi ngày.
Vì lý do đó, bạn cần chịu trách nhiệm cho việc học của mình – hãy tìm mấy quyển sách và
bắt đầu tự đọc.
2. Sự hứng thú
Bạn cần bắt đầu tự đọc không phải chỉ vì nó hiệu quả, mà còn vì nó đầy hứng thú. Khi tự đọc,
bạn được đọc những gì chính bạn chọn, những gì bạn thật sự thấy hay, hơn là những gì giáo
viên bắt bạn đọc. Kết quả là, bạn sẵn lòng đọc hơn và dành nhiều thời gian vào việc đó
hơn. Nếu bạn lựa chọn những bài đọc vui vẻ và thú vị (chẳng hạn như: Harry Potter, một bài
báo viết về máy vi tính, tin tức thế thao, một diễn đàn tiếng Anh về các mối quan hệ – hay bất
cứ cái gì phù hợp với sở thích của bạn) thì việc đọc sẽ không còn là cái gì đó bạn phải làm,
mà nó sẽ trở thành một cái gì đó bạn muốn làm. Một khi đã thử, có thể bạn sẽ thấy hạnh
phúc vì bạn hiểu được tiếng Anh và được đọc bài viết tuyệt vời đó. Hơn nữa, khi đọc một cái
gì đó có ý nghĩa với bạn, bạn có thể nhớ được nhiều hơn. Ví dụ, nếu bạn đọc một bài báo
giáo viên đưa cho, bạn sẽ đọc thật nhanh cho xong. Nhưng nếu bạn đọc lời bài hát mới của
ban nhạc bạn yêu thích, bạn có thể lặp đi lặp lại và lưu vào trí nhớ lời bài hát – cùng với đó là
tất cả các từ và cấu trúc ngữ pháp. Nhiều người gắn tiếng Anh với những việc không mấy
thích thú. Chẳng hạn, họ nghĩ: “Mình phải học tiếng Anh, nếu không, mình sẽ không tìm được
việc làm”, hoặc là “Mình phải học tiếng Anh, nếu không, mình sẽ không đạt điểm qua”. Trong
ý nghĩ của họ thì học tiếng Anh là việc họ phải làm mặc dù họ không thích. Còn những người
tự đọc thì lại nghĩ khác. Đối với họ, tiếng Anh là cái gì đó giúp họ đạt được mục tiêu riêng,
chẳng hạn: đọc được quyển sách mới nhất của Stephen King hay nói chuyện được với
những người nước ngoài trên các diễn đàn trên mạng. Họ tự nguyện dành thời gian học tiếng
Anh hơn, thậm chí bằng những cách không trực tiếp liên quan đến sở thích của họ. Điều này
cho thấy “việc đọc tự do” sẽ thúc đẩy động lực học tiếng Anh nói chung của bạn.
10
3. Tính xác thực
Thay vì học từ các nguồn được chuẩn bị riêng cho người học, việc học từ các nguồn Anh và
Mỹ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu gặp một câu trong một quyển sách hay trên blog, bạn sẽ
biết câu đó thật sự được sử dụng trong thế giới nói tiếng Anh. Ngược lại, các bài đọc trên
lớp thường cố dạy thứ tiếng Anh “chuẩn mực”, lược đi hết các từ ngữ thân mật như "sucks"
(kẹo) hay "stuff" (món). Thực tế cho thấy hầu hết người học sẽ lựa chọn ngôn ngữ tự nhiên
thoải mái hơn là những chuẩn mực bảo thủ một cách cứng nhắc. Đây là một lý do nữa để
người học thôi lệ thuộc vào những giờ tiếng Anh trên lớp và bắt đầu tự đọc “ngôn ngữ tiếng
Anh đời thực”.
Thanh Sơn – Giảng viên global Education
Khơi nguồn cảm hứng học tập, tại sao không?
Làm bất kỳ việc gì cũng cần có động lực.
Nhưng để hình thành và phát triển động lực
học tập thì cần phải có thủ thuật. Bạn đã biết
cách khơi nguồn cảm hứng học tập cho riêng
mình? Bài viết này giới thiệu một số bí quyết
giúp bạn thúc đẩy động lực học tiếng Anh một
cách hiệu quả.
1. Tưởng tượng hình ảnh của bạn trong
tương lai
Hãy hình dung bạn có thể nói chuyện với người bản xứ như khi nói tiếng mẹ đẻ. Hãy tưởng
tượng ra cảnh người khác mong muốn có thể nói tiếng Anh giỏi như bạn. Hãy nghĩ đến lúc
bạn có thể gửi e-mail cho tất cả mọi người từ khắp nơi trên thế giới...
2. Nên nhớ là bạn cũng đã khá rồi
Bạn cũng đã ít nhiều hiểu biết tiếng Anh (thế nên hiện tại bạn mới có mặt trên trang web này
để tiếp tục học tập và nâng cao trình độ). Đấy cũng là một thành công đáng ghi nhận! Và bây
giờ là lúc để đạt được nhiều thành công hơn nữa, để bắt đầu sử dụng những phương pháp
học tiếng Anh hiệu quả, và để tiếp thu một lượng kiến thức tiếng Anh thật ấn tượng.
3. Và cũng cần nhớ rằng vẫn còn nhiều điều bạn chưa biết
Bạn khá rồi, nhưng tiếng Anh của bạn có thể chưa hoàn hảo. Có thể bạn vẫn chưa hiểu
được các kênh tiếng Anh trên tivi, chưa đọc được các cuốn sách tiếng Anh, chưa nói chuyện
được _____với người bản xứ một cách dễ dàng hay chưa viết được những lá thư không mắc một
lỗi nào... Ngay cả nếu bạn là học sinh giỏi tiếng Anh nhất lớp, bạn vẫn nên thường xuyên tìm
ra các mặt yếu của mình để tập trung khắc phục. Khi bạn đã học nói tiếng Anh thật giỏi rồi thì
những vấn đề bạn mắc phải sẽ trở nên hết sức nhỏ bé, chẳng hạn như: dấu câu, các cấu
trúc ngữ pháp ít sử dụng, các từ hiếm gặp hay hiểu được “ngôn từ chợ búa” hay còn gọi là
tiếng lóng.
4. Sử dụng tiếng Anh bất cứ khi nào có thể
Yếu tố này rất, rất quan trọng. Bạn càng sử dụng tiếng Anh nhiều thì bạn càng muốn học
nó. Do tiếng Anh rất phổ biến nên bạn có thể vận dụng khắp mọi nơi, như: sử dụng Google
để tìm các trang web tiếng Anh có những thông tin lý thú, xem phim hoạt hình Mỹ, chơi các
trò phiêu lưu trên máy tính hay đọc những quyển sách tiếng Anh thú vị. Nếu bạn nhận thấy
chỉ một từ mới tiếng Anh đã giúp bạn hiểu được chương trình tivi yêu thích của bạn (hoặc
giao tiếp được với mọi người, hay thắng trong một trò chơi) thì bạn sẽ còn muốn học nhiều từ
hơn nữa. Vì thế bạn sẽ học tiếng Anh nhiều hơn, sử dụng nhiều hơn, rồi lại học nhiều hơn và
11
sử dụng nhiều hơn... Nếu bạn còn có phương pháp học tập hiệu quả thì tiếng Anh của bạn
sẽ tiến bộ nhanh ngoài sức tưởng tượng.
5. Trò chuyện với mọi người về tiếng Anh
Đây là một phương pháp đơn giản nhưng hữu hiệu. Bạn thường nói về những đề tài làm bạn
thích thú. Và ngược lại, nếu bạn bắt đầu nói về một đề tài nhàm chán, thì bạn cũng sẽ bắt
đầu thấy thích nó, đặc biệt khi bạn nói về nó từ một góc nhìn tích cực hơn. Giả sử bạn đang
học tiếng Anh, bạn có thể gợi chuyện với một người bằng một câu tiếng Anh như: “Hi, I\''m
studying English and I hate it” (Chào cậu, tớ đang học tiếng Anh và tớ ghét nó lắm) hoặc một
câu bằng tiếng Việt: “Này, hôm nay tớ học được 50 từ tiếng Anh rồi đấy. Cậu có biết từ ...
tiếng Anh là gì không?” Nếu không có ai ở gần thì bạn có thể gọi điện hoặc gửi e-mail cho
bạn bè. Có thể họ cũng chẳng quan tâm nhưng điều đó đâu thành vấn đề! Quan trọng là bạn
sẽ say mê học tiếng Anh hơn.
6. Tìm một người bạn cũng đang học tiếng Anh
Nếu tìm được một người bạn cũng đang học tiếng Anh và có trình độ tương đương thì bạn
đang có một cơ hội tuyệt vời: (1) bạn có người để cùng trò chuyện về tiếng Anh nhằm giúp
bạn thấy yêu thích tiếng Anh hơn; (2) việc học cũng dễ dàng hơn vì bạn có thể bàn luận các
vấn đề gặp phải với người bạn đó; và (3) bạn sẽ học tiếng Anh nhiều hơn để có thể giỏi hơn
(hoặc để không bị kém hơn) bạn mình. Bạn nên gặp người bạn này thường xuyên. Trong
trường hợp bạn thực sự không thể tìm được ai đó sẵn sàng học tiếng Anh với bạn thì hãy cố
tìm một người bạn qua mạng.
7. Tiêu một số tiền vào việc học tiếng Anh
Nếu phải tiêu tiền vào một cái gì đó thì bạn sẽ muốn sử dụng nó. Nếu bạn muốn tăng niềm
đam mê học tiếng Anh của mình, hãy mua một cuốn từ điển mới, một quyển sách tiếng Anh
thật hay hoặc một kênh truyền hình cáp tiếng Anh. Vì bạn đã trả tiền cho những thứ đó nên
bạn muốn được dùng nó và nhờ đó bạn sẽ nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Phương
pháp này tạo cho bạn động lực để bắt đầu học. Ví dụ: nếu bạn mua một cuốn sách dạy cách
dùng cụm động từ, bạn sẽ học được một số từ trong đấy. Rồi bạn cố sử dụng chúng, chẳng
hạn, viết một bức e-mail có dùng các từ này. Điều đó sẽ giúp tăng động lực của bạn, và bạn
lại học nhiều hơn nữa.
8. Nhớ là học tiếng Anh đòi hỏi phải hành động
Một hành động nhỏ có tác dụng lớn hơn đọc hàng trăm bài viết. Chúng tôi luôn mong các bạn
có thể thực hiện được những bài hướng dẫn đăng trong mục “Kinh nghiệm học tập” trên
trang web này, chứ không chỉ đọc suông các bài viết. “Đời thay đổi khi ta thay đổi”, bạn sẽ
thành công chỉ nếu như bạn thay đổi một cái gì đó trong cuộc sống của mình.
Đừng trì hoãn thêm nữa. Hãy bắt đầu ngay từ giờ phút này!
Thanh Sơn – Giảng viên Global Education
12
10 mẹo học từ vựng
Đối với những người bắt đầu học ngoại ngữ,
từ vựng là một vấn đề rất “khó xơi”. Nhiều học
viên thắc mắc rằng tại sao họ không thể nào
nhớ được các từ vừa học mặc dù đã viết đi
viết lại nhiều lần.
Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng tốt
hơn:
1. Hãy học những từ có liên quan đến
nhau. Nếu đang học từ miêu tả miền quê,
thí dụ như valley (thung lũng), stream
(dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng
lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố
(ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa
cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách.
Những từ liên quan với nhau thường cùng
xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.
2. Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích. Nếu quan tâm về nghệ
thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết
rất nhiều từ miêu tả một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong
tiếng Anh chúng gọi là gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là
những điều bạn muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết
cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy.
3. Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông
qua việc nhìn tranh của chúng.
4. Sử dụng video. Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5
hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra
những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một
lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình
ảnh của nó.
5. Thu một cuốn băng từ vựng. Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn
hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó
nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi
xem câu trả lời chính xác.
6. Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa. Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và
trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ
không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này
cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.
7. Luyện tập từ mới khi viết luận. Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ
mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu
không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng
đấy.
13
8. Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp. Đừng lãng phí những cơ hội quý báu
sử dụng vốn từ bạn vừa học.
9. Luyện tập từ mới khi nói. Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp.
Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái
câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.
10. Hãy đọc nhiều. Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có
thể xây cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên
quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của những từ
mới.
Nếu biết cách “chế biến” thì bạn sẽ có một “món” từ vựng ngon lành và bổ dưỡng đó.
Bùi Trang – Giảng viên Global Education
“Nói đúng” tiếng Anh
Ngữ âm được coi là một trong những yếu tố
cơ sở của tất cả các ngôn ngữ trên thể giới.
Nếu phát âm chính xác thì không những có lợi
cho việc biểu đạt tư tưởng, nâng cao hiệu quả
giao tiếp mà còn giúp người học “nói đúng”
tiếng Anh. Vậy làm thế nào để học tốt ngữ âm
tiếng Anh?
1. Ngữ âm tiếng Anh và ngữ âm tiếng Việt
có rất nhiều sự khác biệt.
Do vậy chúng ta cần phân biệt rõ những
sự khác biệt đó. Nhiều người mới học có thói quen dùng tiếng Việt để ghi âm tiếng
Anh. Ví dụ, họ ghi âm table là “thây bờ”, student là “sờ tiu đừn”, bag là “béc”. Nhiều
từ tiếng Anh có cách đọc khác nhau nhưng do được ghi âm bằng tiếng Việt nên
người học không thấy có sự khác biệt nào cả, chẳng hạn ghi âm các từ why và
white là “goai”, các từ birth, bird, bus là “bớt”… Nếu không loại bỏ thói quen xấu
này thì việc học tiếng Anh sẽ không hiệu quả. Trong tiếng Anh, có rất nhiều âm
không có ở tiếng Việt, thí dụ như các âm gió. Vì vậy, người học cần nắm vững hệ
thống kí hiệu phiên âm tiếng Anh để ghi lại cách đọc của các từ tiếng Anh một cách
chính xác. Trong giai đoạn đầu cách tốt nhất là bạn hãy nghe nhiều, bắt chước _____nhiều
cho tới khi bắt chước được thật đúng mới thôi.
2. Tập một thói quen học tiếng Anh tốt.
· Trong việc học tiếng Anh không nên hạn chế việc luyện tập ngữ âm trong các từ đơn,
câu đơn mà còn phải luyện tập ngữ âm trong cả đoạn nữa. Ban đầu có thể là những bài tập
đơn giản như:
Fat cat on a mat
Trap rat in a hat
14
Bad cat don’t do that!
Rồi sau đó nâng cao dần bằng các bài luyện âm dài và khó hơn.
· Cần phải nghe ngữ âm của những người ở các lứa tuổi khác nhau. Nghe nhiều, mò
mẫm nhiều, bắt chước nhiều nhằm tăng thêm khả năng thích ứng. Nhưng cần lưu ý phải rèn
luyện thói quen nghe thật chuẩn rồi mới được bắt chước.
· Tự mình tổng kết các quy luật và quy tắc phát âm. Trong thời gian mới bắt đầu học,
sau khi học được một số từ đơn cần kịp thời tự tổng kết các quyi luật ngữ âm, thử đọc trước
các từ đơn, đối chiếu với phù hiệu ngữ âm, với cách đọc của giáo viên. Tiếp đó đem so sánh
với những điều học được trong sách hay trong những lời giảng của giáo viên. Thí dụ phân
biệt cách đọc nguyên âm trong âm tiết mang trọng âm và không mang trọng âm ra sao, khi
nào thì đọc chữ a là /a/ và /e/…Cứ thế dần chuyển từ cảm tính nâng cao tới lý tính, người
học sẽ nhớ được sâu sắc, nhớ được lâu các quy tắc phát âm đồng thời nâng cao năng lực
bản thân.
3. Luyện tập ngữ âm trong hoạt động thực tế.
Nhiều người thắc mắc tại sao mình đã học được ngữ âm rồi mà vẫn không giao tiếp tốt.
Nhiều khi nghe một câu đơn giản cũng không hiểu và không nói được. Nguyên nhân không
phải do học ngữ âm không tốt mà do chưa luyện tập nghe và làm quen với khẩu ngữ. Do đó,
cách tốt nhất là nên tham gia vào hoạt động giao tiếp với thầy cô, bạn bè, đồng nghiêp,
người bản xứ, nghe băng, xem ti vi, tham gia các hoạt động tiếng trên lớp, tham gia các câu
lạc bộ nói tiếng Anh… Có như vậy mới dần dần hiểu được lời người khác nói, đồng thời mới
diễn đạt ý tưởng của mình bằng tiếng Anh thật lưu loát, đạt tới mục đích giao tiếp.
4. Chú ý tới các hiện tượng ngữ âm: trọng âm, tiết tấu, ngữ điệu, đồng hóa…
Trong tiếng Anh trọng âm đóng một vai trò rất lớn. Có cả trọng âm từ và trọng âm câu. Trọng
âm từ giúp người nghe phân biệt các từ tiếng Anh một cách dễ dàng. Ví dụ, có rất nhiều
người nghe không thể phân biệt hai từ chỉ số đếm là fifteen và fifty. Có một cách rất đơn
giản giúp ta nhận biết được đó là khi đọc fifteen thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất, fifty thì
trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Trọng âm câu giúp ta phân biệt được dụng ý của người nói.
Ví dụ ta có câu sau: She’s a beautiful girl. Nếu từ She trong câu trên được nhấn mạnh thì
hàm ý của người nói là cô ấy chứ không phải là ai khác là một cô gái xinh đẹp. Nhưng nếu từ
beautiful được nhấn mạnh thì hàm ý của người nói lại muốn nhấn mạnh vẻ đẹp của cô gái.
Ngoài ra, ta cũng nên chú ý tới tiết tấu bởi nó giúp ta đọc các câu tiếng Anh một cách trôi
chảy, không tốn nhiều hơi sức, còn ngữ điệu sẽ giúp làm tăng giá trị biểu cảm cho lời nói.
Với một số gợi ý trên hy vọng các bạn đã tìm được câu trả lời cho những khó khăn khi học
tiếng Anh của mình. Chúc các bạn thành công!
Mai Thanh – Giảng viên Global Education
15
Bạn đã nghe tốt chưa?
Bạn thử xem tình huống này có giống mình
không nhé? Tiếng Anh của bạn đang tiến bộ
rất nhanh, ngữ pháp đã thuần thục, đọc hiểu
thì không vấn đề gì, nói thì trôi chảy thế nhưng
kĩ năng nghe lại là một vấn đề!
Trước tiên bạn nên nhớ rằng không chỉ có
mình bạn là như vậy. Nghe có lẽ là kĩ năng khó
nhất đối với hầu hết người học tiếng Anh như
một ngôn ngữ thứ hai. Điều quan trọng nhất
giúp bạn cải thiện kĩ năng nghe là phải nghe
thường xuyên. Nếu nghe mà vẫn không hiểu gì
thì cũng đừng vội nản chí hay thất vọng. Bạn
hãy:
Chấp nhận sự thật rằng bạn không hiểu gì
cả.
Giữ bình tĩnh khi bạn thấy mình không
hiểu gì - thậm chí có thể tiếp tục không
hiểu trong một khoảng thời gian dài.
Đừng cố gắng dịch chúng sang tiếng Việt.
Hãy chú tâm vào ý chính của những gì bạn đang nghe. Đừng tập trung vào chi tiết
cho tới khi bạn đã hiểu ý chính của bài.
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của kĩ năng nghe đó là không được chú tâm
vào nghe từng từ hay cố gắng dịch nghĩa của chúng sang tiếng Việt. Việc làm như vậy sẽ
khiến bạn bỏ lỡ những ý chính quan trọng, quá trình dịch còn tạo nên một rào cản giữa người
nghe và người nói. Sau đây là một số phương pháp cơ bản mà người học nghe cần nắm
vững:
Nghe những gì mà bạn thấy thú vị
Có lẽ lợi ích lớn nhất của việc sử dụng Internet là cải thiện kĩ năng nghe. Bạn có thể
chọn những gì bạn thích và nghe bao nhiêu lần tùy ý. Bằng cách nghe những gì mà
bạn thấy thú vị bạn sẽ có động lực, không thấy nhàm chán và vốn từ vựng sẽ trở nên
phong phú. Đây chính là bước khởi đầu nếu bạn muốn nghe giỏi.
Nghe từ chủ điểm
Từ hoặc cụm từ chủ điểm có thể giúp bạn hiểu ý chính của bài nghe. Nếu bạn hiểu nghĩa của
các từ “New York”, “business trip”, “last year” bạn có thể đoán ra người đó đang nói về
chuyến công tác New York năm ngoái. Nên nhớ rằng hiểu ý chính sẽ giúp bạn hiểu các chi
tiết mà người nói sẽ phát triển.
Nghe dựa vào ngữ cảnh
Hãy tưởng tượng một bạn người Anh nói với bạn câu sau “[...] I bought this great tuner at
JR’s. It was really cheap and now I can finally listen to National Public Radio broadcasts.” Bạn
không hiểu tuner có nghĩa là gì. Nếu bạn cứ tập trung vào từ tuner có lẽ bạn sẽ vô cùng bối
rối. Tuy nhiên nếu bạn đặt nó vào tình huống câu sẽ dễ dàng hiểu đó là cái gì. Ví dụ, bought
là quá khứ của buy, listen và radio nghĩa đều quen thuộc. Bây giờ bạn chỉ cần ghép chúng
vào trong câu: “Tôi đã mua một cái gọi là tuner ở cửa hàng JR. Nó rất rẻ và giờ đây cuối
cùng tôi đã có thể nghe Đài tiếng nói rồi”. Cái vật tunner đó dùng để nghe đài vậy chắc chắn
tuner là một loại đài rồi. Đây chỉ là một ví dụ đơn giản nhưng nó minh họa cho những gì mà
bạn cần phải chú tâm: không phải tập trung vào từ bạn không biết nghĩa mà vào những
từ bạn đã biết nghĩa rồi.
16
Nghe hiểu không có nghĩa là bạn phải hiểu tất cả các từ ngữ mà người nói phát ra. Tất nhiên,
hiểu được toàn bộ nội dung của bài nói là mục tiêu mà chúng ta cần đạt tới nhưng hiện tại
không cần thiết phải như vậy. Nghe là kĩ năng khó nhất trong bốn kĩ năng tiếng Anh. Để nghe
giỏi chúng ta phải luyện tập rất nhiều, không những thế phải có lòng kiên nhẫn cao độ. Khi
nghe mà không hiểu thì cũng đừng lo lắng hay nóng ruột. Thư giãn, để cho tâm trí được thoải
mái bạn sẽ thấy bất ngờ vì sự tiến bộ nhanh chóng của mình.
Như một câu thành ngữ Anh đã nói: “Practice makes perfect” (Sự luyện tập làm nên điều
hoàn thiện), nghe thường xuyên là cách hữu hiệu nhất cải thiện kĩ năng nghe đó các bạn.
Bùi Trang - Giảng viên Global Education
Hãy suy nghĩ và quyết định!
Dựa trên phương pháp học của mỗi người, có
thể xếp những người học tiếng Anh vào hai
nhóm chính. Bạn thuộc nhóm nào trong hai
nhóm đó? Hãy suy nghĩ và quyết định!
Trước hết, chúng ta hãy cùng theo dõi cách học
của từng người tiêu biểu cho mỗi nhóm.
Toàn là mẫu người học tiếng Anh điển hình –
một người học có khá ít động lực học tập. Thỉnh
thoảng động lực học tập của Toàn cũng lên cao, chẳng hạn như trước ngày kiểm tra tiếng
Anh, hoặc là sau một lần Toàn không thể trò chuỵên tiếng Anh với một người nước ngoài nào
đó. Những lần kiểu vậy khiến Toàn nghĩ: “Mình phải làm gì đó để nâng cao trình độ tiếng
Anh”. Tuy vậy, những tình huống này rất hiếm khi xảy ra – thường là chưa đến một lần một
tháng. Vì vậy, ngay cả khi Toàn có tập trung cao độ (ví dụ: học trọn vẹn hai ngày liên tục
trước kỳ thi) thì kết quả vẫn không đáng kể, vì cậu ấy sẽ quên 90% những gì đã học trong
vòng một tháng. Điều này cũng không có gì là lạ, bởi đó là cách thức hoạt động của bộ nhớ:
Bạn cần ôn tập những gì đã học mọi lúc, nếu không thì tất yếu bạn sẽ quên hết.
Bây giờ chúng ta cùng quan sát một người học tiếng Anh khác là Cầu. Hầu như ngày nào
Cầu cũng đọc một cuốn tiểu thuyết đặc biệt dành riêng cho người học tiếng Anh (viết bằng
ngôn ngữ đã được đơn giản hóa) trong 30 phút. Cầu mua một cuốn từ điển Anh – Anh và sử
dụng từ điển để tra từ bất cứ khi nào có một câu trong cuốn sách làm cậu không hiểu. Lúc
đầu thật khó để học cho đúng nguyên tắc: Đọc sách và sử dụng từ điển không phải là những
“hoạt động bình thường” đối với Cầu, và mỗi câu trong cuốn sách lại là một thử thách cần
vượt qua.
Nhưng giờ đây, sau hai tuần, Cầu đã có thể đọc nhanh hơn nhiều. Trong khi đọc, Cầu
thường gặp lại những từ đã học trong hai tuần qua. Mỗi lần gặp một từ như thế, Cầu không
phải tra từ điển nữa và cậu biết rằng mình đã có tiến bộ. Cầu cảm thấy gần đây mình đã học
được nhiều từ tiếng Anh, và cậu hăng hái học được nhiều hơn nữa. Mỗi ngày, Cầu trông
ngóng được đọc cuốn sách của mình. Cuốn sách tạo điều kiện cho cậu sử dụng những gì đã
học (cũng là để quan sát sự tiến bộ của mình) và còn học được nhiều hơn nữa. Do đọc đều
đặn nên Cầu quên rất ít và vốn từ vựng của cậu ngày một tăng lên.
17
Như vậy là Cầu đã đi đúng hướng. Cậu sẽ sớm đọc được các tờ báo và các nguồn tài liệu
khác viết cho người bản xứ. Chúng ta gọi cách học của Cầu là cách học có động lực.
Thế còn bạn, bạn thuộc nhóm của Toàn hay của Cầu? Và lúc này đây, chắc hẳn bạn đã biết
mình nên tiếp tục hay là nên thay đổi cách học của mình sao cho hiệu quả. Bên cạnh động
lực, sự thích thú cũng giúp tăng cường trí nhớ cho bạn. Nếu bạn thích học tiếng Anh, bạn sẽ
dành nhiều thời gian để học ngôn ngữ đó hơn, và bạn cũng sẽ học đều đặn. Có động lực và
sự thích thú cũng sẽ mang đến cho bạn một thuận lợi khác. Bạn sẽ nhớ các từ mới và cấu
trúc ngữ pháp dễ dàng hơn, bởi vì bộ não có khả năng ghi nhớ nhanh hơn các thông tin về
một lĩnh vực bạn thích. Chẳng hạn, một số người rất thích học môn lịch sử và họ biết tất cả
các sự kiện liên quan đến cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhưng nếu bạn bảo một “người
bình thường” ghi nhớ các thông tin này thì chẳng bao giờ họ có thể làm được. Do đó, niềm
đam mê học tập sẽ mang đến cho bạn lợi ích nhiều gấp đôi.
Thanh Sơn - Giảng viên Global Education
Vượt qua thử thách tiếng Anh?
Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn khi học
tiếng Anh? Globaledu xin giới thiệu với các
bạn cách vượt qua ba thách thức lớn nhất đối
với người học tiếng Anh.
Quả thực, quá trình học tiếng Anh đặt ra vô số
thách thức cho người học, trong đó có ba thách
thức lớn nhất, cơ bản và xuyên suốt trong quá
trình học. Ba thách thức đó là gì?
1. Xây dựng niềm đam mê với việc học tiếng
Anh
Tất cả những người học tiếng Anh đều muốn nói
tiếng Anh thật giỏi. Họ đều rất hứng khởi khi nghĩ
rằng mình có thể giao tiếp trôi chảy bằng tiếng Anh. Tuy vậy, họ lại thường không quan tân
đến bản thân quá trình học. Hầu hết mọi người nghĩ rằng học tiếng Anh là một nhiệm vụ, một
cái gì đó họ phải làm chứ không phải là muốn làm. Họ không tìm được niềm vui trong việc
học tiếng Anh.
Nói tóm lại, hầu hết mọi người thích nói được tiếng Anh nhưng lại không thích học tiếng Anh.
Đây là vấn đề đầu tiên và lớn nhất đối với mỗi người học, bởi vì một người không thích học
một ngôn ngữ nào đó thì sẽ anh không thể học tốt ngôn ngữ đó được. Nếu bạn không yêu
tiếng Anh thì chắc chắn là tiếng Anh cũng sẽ không yêu lại bạn!
Nếu muốn trở thành một người học thành công, bạn cần thấy yêu thích bản thân quá trình
học. Bạn cần coi thời gian dành cho tiếng Anh là thời gian để thư giãn và giải trí. Ví dụ, bạn
cần thấy thích:
· đọc các câu tiếng Anh và nghĩ đến các cấu trúc.
· học từ mới qua từ điển.
· tập viết một câu chính xác bằng cách tham khảo từ điển, hướng dẫn ngữ pháp và trên
Web.
18
Lý tưởng nhất là làm sao để tiếng Anh trở thành một sở thích của bạn. Bạn nên nghĩ bản
thân mình là một Người Học Tiếng Anh - một người đã lựa chọn học tiếng Anh là một trong
những hoạt động ưa thích nhất của mình.
2. Tạo ra thay đổi đầu tiên trong cuộc sống
Quyết định học tiếng Anh đòi hỏi những thay đổi trong cuộc sống của bạn. Chẳng hạn, bạn
quyết định sẽ đọc một quyển sách tiếng Anh 30 phút mỗi ngày và cố gắng hết sức để thực
hiện nó. Thực sự là rất khó để tạo ra một thay đổi nhỏ nhưng lâu bền trong cuộc sống của
bạn, đặc biệt nếu tiếng Anh dường như lại chẳng có gì “hay ho” cả. Tuy nhiên, bạn nên biết
rằng học tiếng Anh 15 phút mỗi ngày mang lại nhiều kết quả hơn là học trọn vẹn cả ngày mỗi
tháng một lần.
3. Tạo ra những thay đổi tiếp theo trong cuộc sống
Khi mà việc tạo ra được thay đổi đầu tiên là giai đoạn khó khăn nhất, thì mỗi thay đổi tiếp
theo cũng thật nặng nề. Nhiều người FD\'68ọc đã thực hiện được bước đầu tiên (ví dụ: Họ bắt đầu
đọc một quyển sách tiếng Anh mỗi ngày) và chỉ dừng lại ở đó. Họ không tham gia vào bất kỳ
hoạt động xây dựng tiếng Anh nào khác.
Một người học tiếng Anh tốt sẽ thực hiện nhiều hoạt động bổ ích như đọc, xem tivi, luyện
phát âm, nghe băng v.v... và lựa chọn hoạt động thích hợp tùy tâm trạng của mình. Một hoạt
động sẽ không đủ hiệu quả, bởi vì: bạn sẽ thấy nhanh chán hơn và nó chỉ cung cấp cho bạn
một số kỹ năng rất hạn hẹp. Ví dụ: đọc tiếng Anh không thể cải thiện được phát âm của bạn
mặc dù hoạt động này giúp bạn nâng cao ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu, và cả kỹ năng viết.
Tóm lại, muốn học tốt tiếng Anh, bạn cần phát huy hiệu quả của tất cả các hoạt động bằng
cách sử dụng chúng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Với các gợi ý trên, chúc bạn
vượt qua ba thách thức lớn nhất với người học tiếng Anh.
Thanh Sơn - Giảng viên Global Education
19
Ghi nhớ - một chiến lược học tiếng Anh hiệu quả
Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc học thuộc
lòng trong quá trình học ngoại ngữ là xấu hay
tốt. Nhưng theo kinh nghiệm và quan sát của
rất nhiều giáo viên và học viên học tiếng Anh,
ghi nhớ là một trong những phương pháp học
tập rất có hiệu quả, giúp cho sinh viên có thể
học và sử dụng tiếng Anh một cách nhuần
nhuyễn và chính xác. Sự ghi nhớ được vận
dụng một cách hợp lý có thể giúp sinh viên hệ
thống hóa những gì mà họ đã được học để áp
dụng vào việc giao tiếp thực sự.
Bản chất của quá trình học tiếng Anh là học thuộc lòng các luật ngữ pháp, các cấu trúc câu,
các từ vựng và nghĩa của chúng. Như thế đủ thấy việc ghi nhớ trong quá trình học ngoại ngữ
là quan trọng đến như thế nào. Rất nhiều các bài nghiên cứu cũng như từ điển đưa ra định
nghĩa về “sự ghi nhớ” nhưng nhìn chung ghi nhớ là một quá trình thiết lập hệ thống thông tin
trong trí nhớ. Nhớ là cố ý lưu giữ lại một điều gì đó trong não để khi cần thiết có thể phục hồi
lại từ ngữ, ý nghĩa, hình ảnh hoặc âm thanh....
Người học tiếng Anh sử dụng sự ghi nhớ theo rất nhiều cách, từ việc học thuộc ý cho đến
việc chép lại bài nhiều lần. Almad, một sinh viên Ả Rập, đã sử dụng sự ghi nhớ như một
chiến lược học từ mới. Anh tra trong từ điển các từ mới, viết chúng và nghĩa của chúng bằng
tiếng Ả Rập vào một quyển vở sau đó ghi nhớ nội dụng của quyển vở đó. Kết quả là anh đã
học được rất nhiều từ.
Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta tán đồng cách học thuộc lòng như vẹt mà
không hiểu gì. Ghi nhớ có hai cách: cách thứ nhất như chúng tôi đã nói - học như vẹt. Người
học có lẽ sẽ rất thuộc bài, sẽ nói làu làu như cháo chảy nhưng khi được hỏi đến những vấn
đề liên quan thì không trả lời được. Hoặc chỉ cần quên một ý hay một câu trong bài là họ sẽ
quên hết cả bài đó. Cách ghi nhớ này hoàn toàn thụ động và quá lệ thuộc vào từng câu từng
chữ của bài. Tuy nhiên, cách nhớ thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là một
phương pháp học hiệu quả, nó được rất nhiều sinh viên vận dụng như một chiến lược học
tập của mình.
Phương pháp này cũng gần giống như cách học thuộc lòng nhưng phải có sự hiểu sâu về
vấn đề được học đồng thời biết vận dụng nó một cách linh hoạt vào trong giao tiếp. Người
học phải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ chủ điểm và hiểu rằng mình đang học cái gì.
Cách ghi nhớ này giúp cho những thông tin cần thiết được lưu lại trong não một cách hệ
thống và được sử dụng có hiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp. Ví dụ khi đọc một bài
báo, dịch hoặc nghe một bài khóa thì người sinh viên giỏi sẽ biết chọn lựa và ghi chú các từ
mới, cấu trúc mới sau đó sẽ lưu giữ chúng trong đầu cho các lần vận dụng sau. Hầu hết sinh
viên đều công nhận rằng để ghi nhớ hiệu quả thì người học nhất thiết không được học thuộc
lòng mà không hiểu gì. Đó phải là một quá trình chọn lọc một cách linh động, sáng tạo có sự
kết hợp và tương tác giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Người học không được máy móc lệ
thuộc y nguyên vào những gì đã được ghi nhớ mà phải linh hoạt ứng dụng chúng vào từng
trường hợp cụ thể. Ví dụ khi đọc báo ta thấy một câu có chứa thành ngữ rất hay “We just
pulled your legs” (Chúng tôi chỉ trêu anh thôi mà). Những gì mà ta cần nhớ ở đây là “pull sb’s
legs” sau đó tùy từng trường hợp mà áp dụng. Ví dụ: “Don’t worry, I am just pulling their legs”
(Đừng lo lắng, tớ chỉ trêu họ một chút thôi mà).
Sau đây là một số lợi ích mà cách nhớ này mang lại cho người học tiếng Anh:
· Áp dụng được các từ, cụm từ, thành ngữ mới vào trong nói và viết.
· Sử dụng tiếng Anh một cách chính xác và hiệu quả.
20
· Có được sự phát âm chuẩn trong những cuộc đàm thoại hàng ngày.
· Có khả năng phản ứng nhanh với những tình huống quen thuộc.
· Diễn đạt ý tưởng rõ ràng trôi trảy, không bị ấp úng hay ngắt quãng giữa chừng
· Tự tin, tự nhiên, thu hút được sự chú ý của người nghe.
· Bài nói được chuẩn bị một cách kĩ càng do đó ngôn ngữ phát ra sẽ logic, chặt chẽ và
hợp lý.
Có thể nói ghi nhớ là một phương pháp học hiệu quả nếu biết áp dụng đúng cách.Chúc
bạn nhanh chóng làm chủ một vốn tiếng Anh phong phú, linh hoạt và đa dạng!
Bùi Trang - Giảng viên Global Education
Hãy chọn số đúng
Trong các bài thi nghe IELTS bạn thường nghe
thấy không phải chỉ một lần những con số
không chính xác trước khi nghe được con số
đúng. Vì thế trả lời ngay khi nghe thấy con số
đầu tiên không phải là một lựa chọn khôn
ngoan.
Nhưng vấn đề không phải chỉ có vậy. Nhiều khi thí
sinh biết mình cần nghe những con số nhưng lại
không hề nghĩ xem chúng là loại số gì. Điều này cũng là nguyên nhân rất lớn khiến thí sinh
chọn sai đáp án. Ví dụ khi bạn nhìn thấy câu hỏi:
What time will the airplane arrive at Sydney airport? (Mấy giờ thì máy bay sẽ đến sân bay
Sydney?)
Khi đọc câu hỏi này thì chưa cần nghe băng và cũng chẳng khó khăn gì bạn đã biết ngay
rằng mình cần nghe để tìm ra một con số. Nhưng bạn cũng cần tự hỏi bản thân hai câu hỏi
sau:
Ø Bạn sẽ nghe loại số gì?
Ø Con số đó đề cập đến cái gì?
Chẳng hạn, trong ví dụ trên con số cần tìm là một con số chỉ giờ. Do đó, bạn cần nghĩ xem
ü Sẽ có bao nhiêu chữ số trong câu trả lời?
ü Chúng sẽ có dạng như thế nào?
Con số chỉ giờ có thể ở hai dạng: 12 giờ và 24 giờ. Nếu tính theo dạng 12 giờ thì câu trả lời
sẽ là 3 hoặc 4 con số. Còn nếu tính theo dạng 24 giờ thì câu trả lời sẽ có 4 con số. Trong cả
hai trường hợp, những con số sẽ được ngăn cách bởi dấu phẩy “,” hoặc dấu hai chấm “:”.
Thêm vào đó nếu dùng hệ thời gian 12 giờ thì sẽ cần đến ký hiệu am và pm để phân biệt
sáng và tối. Ví dụ: nếu câu trả lời là 8 giờ 25 tối thì đáp án sẽ được viết là 8:25 pm hoặc
20:25. Dưới đây là một số loại số thông dụng và dạng xuất hiện của chúng:
21
Loại số Số lượng các chữ số Dạng
Số điên thoại di động 8 – 10 Thường bắt đầu = số 0
Số điện thoại bàn 4-10 Thường bắt đầu = số 0
Số điện thoại quốc tế > số lượng chữ số điện
thoại nội địa
Bắt đầu = 001 và mã
nước (thường gồm 2 chữ
số)
Mã bưu điện Thái Lan 5 Viết liền
Mã bưu điện Úc 4 – 5 Viết liền
Mã bưu điện Anh 3 – 4 số + 3 – 4 chữ Tách thành 2 phần, mỗi
phần bao gồm chữ và số
Thứ ngày tháng
(ngày hoặc tuần)
2 - 4
Tên ngày + ngày + tháng
Ngày tháng
(tháng hoặc năm)
3 - 6 Ngày + tháng + năm
Khoảng thời gian
(VD: một chuyến đi kéo
dài bao lâu)
Tuỳ thuộc vào loại hình
chuyến đi (dài hay ngắn
& phương tiện đi lại)
Thông thường là vài giờ,
vài tuần thậm chí vài
tháng nếu là chuyến đi
bằng đường biển
Tuổi tác 1 – 2. Có thể là 3 Viết liền
Diệu Linh - Giảng viên Global Education
22
Đọc hiểu có còn quá khó?
Có một số sinh viên học tiếng Anh phàn nàn
rằng điểm đọc của họ chẳng bao giờ vượt quá
6 hoặc 7. Với họ, đọc là một kỹ năng vô cùng
khó. Vậy làm thế nào để cải thiện kỹ năng đọc?
Trước hết, bạn cần hiểu rõ mục đích của công
việc đọc tài liệu của mình là gì.
1. Mục đích của việc đọc
Mục đích của việc đọc là kết nối những ý
tưởng trên trang giấy với những gì bạn đã biết.
Nếu bạn không biết một chút gì về chủ đề đó
mà cứ cố nhồi nhét những từ ngữ của bài đọc
vào đầu thì chẳng khác nào “nước đổ lá khoai”. Bạn sẽ chẳng giữ lại được gì. Hãy
thực hiện một ví dụ sau đây. Bạn hãy đọc dãy số sau và cố nhớ chúng.
· 7516324 Thật khó để đọc và nhớ.
· 751-6324 Cách này dễ hơn vì các con số đã được ngắt ra.
· 123-4567 Thật dễ để đọc dãy số này vì cấu trúc và thứ tự các số rõ ràng.
Tương tự như vậy, nếu bạn thích thể thao thì đọc các bài viết về lĩnh vực thể thao sẽ
rất dễ hiểu đối với bạn bởi vì bạn đã có kiến thức cơ bản trong đầu để đọc, hiểu và lưu
giữ thông tin. Vậy muốn cải thiện kỹ năng đọc bạn phải làm gì?
2. Cải thiện kỹ năng đọc
Đọc hiểu yêu cầu bạn phải có động lực, một lượng kiến thức nền để lưu giữ các ý
tưởng, sự tập trung cao độ và một phương pháp học tốt. Dưới đây là một số gợi ý:
Mở rộng kiến thức nền. Mở rộng kiến thức nền bằng việc thường xuyên đọc báo, tạp
chí vá sách vở. Hãy quan tâm đến những sự kiện thế giới. Những điều tưởng chừng
như “ngoài tầm phủ sóng” về các lĩnh vực bạn quan tâm lại có thể rất hữu ích cho việc
đọc của bạn sau này.
Nắm chắc bố cục của đoạn văn cần đọc. Một người viết tốt thường bố cục một đoạn
văn làm 3 phần: mở đầu, phần thân và kết luận. Thông thường, câu mở đầu đưa ra một
chủ đề chung và chủ đề này sẽ được phát triển ở phần thân. Bên cạnh đó, cũng nên
tìm kiếm những từ, cụm từ chuyển tiếp hay các đoạn văn mở rộng chủ đề.
Suy đoán. Một người đọc thực thụ sẽ cố gắng phỏng đoán xem tác giả muốn nói gì. Họ
thường tự đặt ra những câu hỏi và tự trả lời. Nếu phán đoán là đúng, nó sẽ củng cố
hiểu biết của bạn. Nếu phán đoán sai, nó sẽ giúp cho những phán đoán của bạn nhanh
hơn.
Tìm hiểu cách tổ chức bài đọc. Điều mà các độc giả cần quan tâm là tìm xem bài đọc
được tổ chức, sắp xếp theo thứ tự nào: theo thứ tự thời gian, không gian, sự kiện,
logic hay chức năng...
Tạo động lực và hứng thú. Xem qua tài liệu, đặt câu hỏi, thảo luận với các bạn trong
lớp. Hứng thú của bạn càng cao thì việc đọc của bạn đem lại kết quả càng lớn.
Hãy chú ý đến các gợi ý xung quanh bài đọc. Hãy nghiên cứu kĩ tranh, ảnh hoặc tiêu
đề. Đọc đoạn văn đầu tiên và đoạn văn cuối cùng trong một chương. Trong một phần
nên đọc kĩ câu đầu tiên hoặc câu cuối cùng. Đây là những phần có ý nghĩa rất quan
trọng đối với việc hiểu bài đọc.
Đánh dấu, tóm tắt và xem lại. Đọc một quyển sách một lần là chưa đủ. Để đọc hiểu sâu
hơn bạn phải đánh dấu, tóm tắt và xem lại các ý chính.
Xây dựng một vốn từ vựng phong phú. Đối với hầu hết những người được giáo dục,
đó là kế hoạch của cả đời người. Cách tốt nhất để làm phong phú vốn từ vựng là
thường xuyên sử dụng từ điển. Bạn có thể mang theo bên mình một cuốn từ điển bỏ
túi để tra từ mới hoặc lập một danh sách những từ mới trong ngày mình gặp để tối tra.
Hãy chú ý đến nguồn gốc, tiền tố hay hậu tố của chúng.
Sử dụng phương pháp đọc có hệ thống như SQR3. Hãy phát triển một phong cách đọc
có hệ thống chẳng hạn như SQR3 – Survey (nghiên cứu), Questions (đặt câu hỏi),
Read (đọc), Recite (trích dẫn), Review (ôn lại). Mỗi phương pháp đều phải phụ thuộc
vào tính ưu tiên cũng như mục đích của việc đọc.
Điều khiển tính hiệu quả. Một người đọc giỏi sẽ biết cách điều khiển sự chú ý, tập
trung hay mức độ hiệu quả của mình. Họ nhanh chóng nhận ra là mình vừa bỏ qua ý
nào và nhanh chóng quay lại đọc nó.
Ứng dụng các gợi ý nêu trên một cách linh hoạt, tin rằng kỹ năng đọc không còn quá khó đối
với tất cả các bạn.
Bùi Trang - Giảng viên Global Educatio
Kinh nghiệm chuẩn bị kì thi IELTS hiệu quả
Có người nhận định IELTS như một hiện
tượng vì trong 5 năm vừa qua không có kì thi
nào phát triển như IELTS. Các trường ĐH ở
Anh, Úc, New Zealand, Canada, Singapore từ
lâu đã thừa nhận IELTS. Với các bạn sinh viên
không có nhu cầu đi du học, chứng chỉ IELTS
thật sự là một lợi thế khi các bạn đi xin việc.
Rất nhiều sinh viên phàn nàn họ không có
nhiều thời gian để ôn thi, bài viết này sẽ chỉ
cho các bạn kinh nghiệm học ôn thi hiệu quả
trong thời gian ngắn nhất, đặc biệt là với 4 kỹ
năng: nghe, nói. đọc và viết.
1. Nghe
· Hình thành kỹ năng phán đoán
Phán đoán và tưởng tượng về chủ đề bạn chuẩn bị nghe càng nhiều càng tốt. Hãy tự mình đặt và trả lời
câu hỏi về nhân vật sẽ xuất hiện, nội dung bạn sắp nghe là gì? Điều này ắt hẳn sẽ tạo cho bạn sự tò mò,
hứng khởi khi nghe.
· Chuẩn bị
Hãy đọc câu hỏi cẩn thận trước khi nghe và dự đoán câu trả lời nếu có thể.
· Khi nghe
Lần đầu tiên nghe bạn hãy ghi bất kì thông tin gì nghe được, nếu tốc độ của băng quá nhanh, hãy viết
tắt những thông tin đó. Trước khi nghe lần hai hãy đọc lại câu hỏi để xác định một lần nữa thông tin
bạn cần phải nghe.
Điểm quan trọng nữa khi nghe đó là nghe không đơn thuần nghe thông tin mà hãy nghe cả ngữ điệu,
sắc thái biểu cảm: giọng điệu tức tối, hay ôn hòa, chân thật hay mỉa mai, giọng nói già hay trẻ. Điều
này chắc chắn sẽ giúp phần nào trong việc quyết định câu trả lời của bạn.
· Nghe thường xuyên
“Practice makes perfect” đặc biệt đúng với kĩ năng nghe. Nếu nghe thường xuyên, bạn sẽ thấy quen với
cách phát âm và cách diễn đạt của người Anh và điều này sẽ giúp bạn đỡ “choáng” khi nghe trong
phòng thi.
2. Đọc
· Đừng vội nản khi gặp nhiều từ mới, hãy cứ đọc và cố gắng hiểu càng nhiều càng tốt. Thường thì
câu mở đầu sẽ giúp bạn hiểu ý chung khái quát của đoạn văn.
· Sau lần đọc đầu tiên bạn hãy định hướng cách đọc ở lần thứ hai. Bạn sẽ đọc để lấy thông tin hay
hiểu ý chính của bài? Chắc hẳn bạn đã quen với hai khái niệm scan và skim mà rất nhiều các giảng
viên ở đây đề cập đến.
· Đừng ngại đọc đến lần thứ ba hay thứ tư để tìm được thông tin bạn cần. Chậm một chút nhưng
vẫn tốt hơn là bạn tự “phát minh” ra câu trả lời.
· Một nguyên tắc bạn cần nhớ khi đọc: đọc nhanh và lặp lại sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với
bạn đọc chậm và cẩn thận.
3. Viết
Đừng cầm bút lên và bắt đầu viết luôn một mạch. Hãy định hướng bạn cần viết những gì. Sau đây là
các kỹ xảo giúp bạn viết tốt hơn:
· Thu thập các ý tưởng bổ trợ cho bài viết, và mục đích giao tiếp của văn bản bạn đang viết.
· Tổ chức văn bản theo cấu trúc logic, định hướng phong cách viết văn bản.
· Viết bản thử nghiệm, để tiện cho việc sửa và thêm ý hãy để cách ra 1 dòng khi bạn viết.
· Hãy tưởng tượng bạn là người đọc văn bản này. Hãy tự mình rà soát các lỗi sai và sửa nếu cần
thiết.
· Tập hợp những lỗi sai bạn hay mắc phải, và hãy cố gắng tránh lặp lại.
25
· Học từ lỗi sai của bạn học là hình thức học rất nhanh và hiệu quả . Thông qua việc chữa lỗi cho
bạn của mình,bạn có thể rút cho mình rất nhiều kinh nghiệm hữu ích khi viết.
4. Nói
· Hãy định hình ý tưởng sẵn trước khi nói, đặc biệt nhẩm sẵn những câu mang ý nghĩa then chốt
trước khi bắt đầu nói.
· Hãy học cách sử dụng những âm như: er, ah, oh… để “ câu giờ” nếu ý tưởng chưa kịp đến với
bạn.
· Trong giao tiếp bằng cách thể hiện thái độ quan điểm của mình với người nói như:
Yes, I think I agree with you but …"
"Yes, that’s a good question. …"
Bạn có thể có thời gian đầu tư vào câu trả lời của mình.
· Im lặng là điều tối kị khi nói tiếng Anh, hãy yêu cầu nhắc lại hoặc giải thích nếu bạn cảm thấy
cần thiết. “I didn’t quite get that, could you say it again?"
· Hãy quan sát và học cách nói của những người xung quanh nếu bạn cảm thấy đáng học. Học từ
bạn bè bao giờ cũng dễ hơn học từ sách vở.
Trên đây là một số kinh nghiệm hy vọng có thể là gợi ý nhỏ giúp các bạn dành kết quả như mong muốn
trong kì thi IELTS.
Hoàng Tâm - Giảng viên Global Education
Diễn giải hay đạo văn?
Biến tấu hay bỏ đi một số từ trong lời phát
biểu của một tác giả để tránh trích dẫn trực
tiếp thực ra không phải là diễn giải. Đó chỉ là
một dạng đạo văn. Bạn khiến độc giả tin rằng
bạn đang đưa ra cách hiểu của mình về lời lẽ
của một tác giả nhưng thực tế bạn đang sử
dụng đúng các từ tác giả đã dùng. Vậy thế nào
là diễn giải (paraphrasing)?
Người ta vẫn thường định nghĩa diễn giải
(paraphrasing) là những cách không viết y nguyên
như bản gốc. Diễn giải đòi hỏi bạn phải diễn đạt ý
bằng lời lẽ của riêng mình. Tất nhiên thuật ngữ thì
bạn vẫn phải giữ nguyên như trong bản gốc. Ví
dụ, nếu bạn đang viết về “culture shock” (cú sốc văn hoá), thì bạn không thể né tránh từ đó.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đơn giản nhắc lại như con vẹt cấu trúc câu, văn phong và cách chọn
từ như nguyên bản thì đó không phải là diễn giải.
Có thể thực hiện chiến lược diễn giải như sau: Đọc một phần trong nguyên bản bạn định
tham khảo, sau đó đặt nguyên bản sang một bên rồi viết lại cách hiểu bằng ngôn từ riêng của
bạn. Nếu không làm được thì bạn cần đọc lại nguyên bản để hiểu kỹ hơn trước khi thử lại.
Đôi khi đọc to cũng giúp ích được phần nào. Dưới đây là ví dụ thế nào là diễn giải và thế nào
không phải là diễn giải:
26
Nguyên bản:
Vietnamese tradition wisely forbade the confiscation of land for the payment of debts, but the
French ignored this tradition. A peasant\'s land was treated like any other real asset that
could be seized for the payment of debts. Fearing the confiscation of their land for nonpayment
of taxes, many peasants turned to wealthy Vietnamese for loans (at interest rates
that often exceeded 100% per annum) to meet their tax obligation in a futile attempt to stall off
the inevitable. Slowly but surely Vietnam was transformed into a land of huge estates on
which approximately seventy percent of the population toiled as sharecroppers. French tax
policy was exploitative and shortsighted. Within two generations it created the social and
economic conditions for revolution. (p. 114)
*Source: Quincy, K. (1995). Hmong: History of a people. Cheney, WA: Eastern Washington
University Press.
[Truyền thống Việt Nam bấy lâu nghiêm cấm việc thu hồi đất để bắt nợ, nhưng thực dân Pháp
không thèm để ý đến điều đó. Chúng coi đất của người nông dân như bất cứ tài sản nào
khác, có thể bị tịch thu để siết nợ. Lo sợ bị tịch thu đất vì chưa nộp thuế, nhiều nông dân tìm
đến những người Việt Nam giàu có để vay nợ (với tỷ lệ lãi suất thường là vượt quá 100% một
năm) để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong một cố gắng vô ích nhằm trì hoãn việc không
thể tránh khỏi. Chậm chạp mà chắc chắn, Việt Nam đã biến thành một điền trang khổng lồ
mà trên đó xấp xỉ bảy mươi phần trăm dân số trở thành những người cấy thuê phải lao động
cực nhọc. Chính sách thuế của thực dân Pháp đầy tính bóc lột và thiển cận. Trong vòng hai
thế hệ, nó đã tạo ra điều kiện kinh tế và xã hội để tiến hành cách mạng.
* Nguồn: Quincy, K. (1995). H’mong: Lịch sử của một dân tộc. Cheney, WA. Nhà xuất bản đại
học Đông Washington.]
Đoạn diễn giải:
Vietnamese tradition did not allow the seizing of land for the payment of debts. The
French, however ignored the tradition and treated land like any other asset. Fearing the
loss of their property, many peasants went to wealthy Vietnamese for loans at high
interest rates. Eventually, Vietnam was changed into a collection of huge estates, where
nearly three-fourths of the people worked as sharecroppers. The tax policy of the French
was unfair and misguided, and it set the stage for revolution (Quincy, 1995).
Đọc lại đoạn trên, chú ý các từ nghiêng đậm là những từ lấy nguyên từ bản gốc. Như vậy rõ
ràng đoạn “diễn giải” này thực ra là một sự đạo văn. Gần như toàn bộ đoạn diễn giải gồm
đúng các từ được sử dụng theo đúng kết cấu ngữ pháp như trong nguyên bản. Ngay cả khi
người diến giải có tìm các từ đồng nghĩa thay thế từ gốc thì đoạn này vẫn là đạo văn vì kiểu
diễn đạt vẫn y như vậy. Bây giờ so sánh đoạn trên với đoạn diễn giải dễ chấp nhận hơn dưới
đây, trong đó các ý được tóm tắt và biểu đạt lại theo một cách thức mới.
Đoạn diễn giải hợp lệ:
Misguided and harsh French tax policies in Vietnam contributed to political instability.
Caught between tax collectors and greedy moneylenders, peasants lost their small
landholdings to tax collectors or to greedy moneylenders. As these landholdings were
27
consolidated into large estates, most of the population ended up sharecropping for their
wealthy owners and eventually rebelling (Quincy, 1995).
Nếu bạn cho là một số từ khóa của tác giả cần được giữ lại, chẳng hạn các từ mô tả chính
sách thuế của thực dân Pháp, thì bạn có thể trích dẫn chỉ những từ đó trong đoạn diễn giải
của mình như sau:
"Exploitative and shortsighted" French tax policies in Vietnam contributed to.... Chỉ bằng cách
đó bạn mới làm cho đoạn văn hoàn toàn là của bạn.
Thanh Sơn - Giảng viên Global Education
Làm thế nào để tránh mắc lỗi trong tiếng Anh
Mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi trong quá
trình học ngoại ngữ. Tuy nhiên bạn sẽ tránh
được tình trạng mắc lỗi quá nhiều nếu thực
hiện các quy tắc sau đây:
1. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản. Một số
người mới học luôn cố xây dựng các câu rất phức
tạp với những cấu trúc kiểu như thì hiện tại hoàn
thành hoặc câu điều kiện. Và họ bị mắc lỗi trầm
trọng. Đừng làm như thế! Nếu chỉ mới bắt đầu học
nói hoặc viết tiếng Anh, bạn nên nói những gì bạn
có thể nói (các câu đơn giản mà bạn đã gặp nhiều) chứ không phải những gì bạn muốn nói
(các câu phức tạp). Có thể bạn sẽ có cảm giác bạn đang nói ngô nghê như một đứa trẻ, hoặc
là bạn không thể diễn đạt được suy nghĩ của mình, nhưng đừng lo lắng về điều đó. Lúc này
đây, nhiệm vụ của bạn không phải là thoải mái biểu đạt ý kiến, mà nhiệm vụ của bạn là học
ngoại ngữ.
2. Chậm rãi và cẩn thận. Lúc đầu, bạn nên viết thật chậm. Nếu bạn mất tới hai tiếng
đồng hồ để viết được một bức thư điện tử chỉ có vẻn vẹn 10 câu đúng thì cũng chẳng sao cả.
Đó là khoảng thời gian cần thiết nếu bạn chỉ mới bắt đầu tập viết.
Tại sao lại mất nhiều thời gian đến vậy? Bởi vì bạn nên đọc lại các câu nhiều lần để tìm lỗi.
Bạn nên thường xuyên sửa các câu của chính bạn. Bạn nên kiểm tra xem các câu đã đúng
chưa bằng cách sử dụng từ điển và mạng. Và bạn nên tìm các câu ví dụ để bắt chước.
Khi nói, bạn cũng có thể dành thời gian để thiết lập sẵn một câu trong đầu trước khi mở
miệng.
3. Khi viết, luôn phải tra kỹ các từ. Bất cứ lúc nào không chắc chắn về cách sử dụng
của môt từ, bạn nên tra trong một cuốn từ điển hay để tìm các câu mẫu của từ đó. Khi bạn
viết một câu mà không chắc câu đấy có đúng không thì hãy tìm kiếm trên mạng với trang
Google. Nếu có nhiều trang web có chứa cụm từ bạn định viết thì cụm từ đó có thể đúng. Từ
28
điển và Google nên là công cụ thường xuyên của bạn, và bạn nên sử dụng chúng thậm chí
nhiều lần trong một câu (đặc biệt nếu bạn chỉ mới bắt đầu viết tiếng Anh).
4. Biết mình có thể chỉnh chỗ nào. Người học thỉnh thoảng còn chẳng nhận thức được
tiếng Anh khác tiếng mẹ đẻ ở điểm nào. Khi nói, họ cứ dịch từng từ một từ tiếng mẹ đẻ sang,
và nghĩ rằng như thế là đã được một câu. Khi đọc hoặc nghe tiếng Anh, cần chú ý kỹ những
yếu tố như cách sắp xếp từ, mạo từ, giới từ và thì. So sánh các câu tiếng Anh với các câu
tương đương trong tiếng Việt. Lưu ý sự khác biệt về từ và thứ tự của từ. Việc này sẽ giúp
bạn thận trọng hơn khi nói ngoại ngữ, vì bạn có thể nhận ra phần nào của câu có thể sai và
nên được kiểm tra lại lần nữa.
“Nếu nói quá chậm và cẩn thận như vậy thì có bao giờ tôi nói lưu loát được không?”
Đừng lo lắng về việc nói lưu loát. Chỉ đơn giản bằng cách nói chuyện là bạn có thể nói trôi
chảy được. Nếu bạn luyện nói, bạn sẽ nói ngày càng nhanh hơn. Ở trường phổ thông, nhiều
học sinh có thể nói tương đối trôi chảy chỉ bằng cách nói chuyện với giáo viên tiếng Anh (là
người bản xứ) hai tiếng một tuần. Như vậy là chỉ mất có 8 giờ nói.
Theo chúng tôi, thà rằng chậm và đúng còn hơn là lưu loát mà mắc nhiều lỗi. Tại sao? Bởi
vì nếu bạn chậm và đúng, bạn có thể dễ dàng tăng dần tốc độ và trở nên nói vừa đúng vừa
lưu loát. Còn nếu bạn nói lưu loát và mắc lỗi nhiều, thì việc khắc phục được lỗi sai để trở nên
nói vừa đúng vừa lưu loát là rất khó.
Thanh Sơn - Giảng viên Global Education
Đọc gì cho hiệu quả
Bạn có cho rằng môn đọc tiếng Anh thật khó
khăn và phức tạp? Những phương pháp dưới
đây sẽ giúp bạn cải thiện môn đọc của mình
một cách đáng kể.
· Đọc cái gì đó thú vị. Nó cần thú vị đến
mức bạn trông chờ được đọc nó hàng ngày. Nó
không cần phải trí tuệ, cũng không cần phải nâng
cao kiến thức của bạn về khoa học hay lịch sử.
Nhớ là bạn đang muốn thuyết phục bản thân rằng
đọc tiếng Anh rất hay. Đừng cảm thấy tội lỗi về
việc đọc các truyện tranh vui, các tạp chí, truyện
trinh thám hay các câu chuyện tình lãng mạn
v.v...
· Đọc cái gì đó thách thức, nhưng đừng đánh đố quá. Điều này có nghĩa là gì? Cần
có một số từ bạn không biết, bởi vì bạn đang muốn học cái gì đó. Tuy nhiên, không nên có
quá nhiều từ khó, bởi vì chắc chắn bạn không muốn sử dụng từ điển 10 lần cho một câu. Ở
đây có một quy tắc đơn giản: Nếu bạn không thấy thích thú với bài viết thì hãy chuyển sang
bài khác dễ hơn.
· Đọc cái gì đó với thể loại câu mà bạn muốn tự mình viết hoặc nói được. Bạn
muốn học nói về máy tính bằng tiếng Anh? Hãy tham gia một diễn đàn tiếng Anh về máy tính.
Khi chọn một cuốn sách, hãy chọn cuốn dùng ngôn ngữ hiện đại và có nhiều đoạn hội thoại.
Nếu bạn đọc một cuốn sách viết bằng tiếng Anh cố điển với rất nhiều đoạn miêu tả văn
chương, bạn sẽ không thể sử dụng quá nhiều cụm từ này trong những câu của riêng bạn (trừ
khi bạn định viết sách tiếng Anh). Thứ bạn muốn là những câu hữu ích để bạn có thể bắt
chước.
29
· Hãy bắt đầu bằng việc đọc một vài cuốn sách của cùng một tác giả (hoặc một vài
cuốn sách về cùng một chủ đề). Mỗi tác giả có vốn từ vựng hay ngữ pháp của riêng mình. Ví
dụ, khi đọc một cuốn sách của Michael Crichton, bạn sẽ gặp nhiều từ ngữ khoa học. Về sau,
bạn sẽ thấy đọc một cuốn tiểu thuyết của Michael Crichton dễ dàng hơn đọc cuốn sách của
một tác giả khác. Khi đọc cuốn sách do cùng một người viết, bạn sẽ nhận thấy bạn hiểu nó
dễ dàng hơn rất nhiều so với cuốn trước, và bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời về những tiến bộ bạn
đã đạt được trong môn tiếng Anh. Trái lại, nếu bạn nhảy từ tác giả này sang tác giả khác (hay
chủ đề này sang chủ đề khác), bạn sẽ luôn thấy nản lòng vì những từ vựng và ngữ pháp
chưa biết. Điều này không tốt đối với động lực học tập của bạn.
Dưới đây là một số gợi ý về những bài viết mà bạn có thể đọc bằng tiếng Anh:
· Văn học. Bất cứ loại sách nào bạn thích, bạn có thể đọc chúng bằng tiếng Anh.
· Sách giản lược. Đây là loại sách rất phổ biến, được viết lại bằng ngôn ngữ tiếng Anh
đơn giản dành cho người học. Loại sách này rất hoàn hảo cho những người mới bắt đầu.
Chúng sẵn có ở các trình độ khác nhau - cấp độ đơn giản nhất sử dụng chỉ 200 từ tiếng Anh
cơ bản. Hãy thử các cấp độ bậc trung hay bậc cao (hơn 1000 từ). Những cấp độ thấp nhất
sử dụng quá ít từ nên chúng nghe rất không tự nhiên.
· Sách khoa học. Nếu bạn thích khoa học, bạn có thể tìm được những cuốn sách khoa
học rất hay viết bằng tiếng Anh. Có rất nhiều tác giả nói tiếng Anh nổi tiếng trong các lĩnh vực
như: tâm lý học, sinh học tiến hóa, vật lý hay kinh tế.
· Forum (Diễn đàn) và blog. Diễn đàn, các nhóm thảo luận và blog là một nguồn độc
đáo để học ngôn ngữ viết tự nhiên. Không giống các nguồn viết khác như sách vở hay báo
chí, nguồn này rất gần gũi với cách người bản xứ nói. Vì vậy, đây là một nguồn cung cấp tài
liệu tuyệt vời cho người học tiếng Anh. Thật lý tưởng khi bạn gắn kết được với các diễn đàn
dành cho người bản xứ và nhớ là người bản xứ cũng bị mắc lỗi khi viết.
· E-mail (Thư điện tử). Giống như diễn đàn và blog, e-mail của người bản xứ là một
nguồn dồi dào cung cấp “tiếng Anh thường nhật”, là loại tiếng Anh bạn muốn sử dụng hầu
hết mọi lúc (trừ trong một số dịp nghi thức). Giao tiếp với người bản xứ qua e-mail mang lại
cho bạn nhiều điều thú vị cũng như cơ hội để bạn thực hành kỹ năng viết của mình.
· Software (Phần mềm). Bạn có thể bắt đầu sử dụng các phiên bản tiếng Anh trên hệ
điều hành, phần mềm soạn thảo văn bản và các ứng dụng khác.
Thanh Sơn - Giảng viên Global Education
30
Những nhân tố cần thiết để học giỏi tiếng Anh
Học tiếng Anh đòi hỏi phải hành động. Bạn có
thể biết tất cả các bí quyết để học tiếng Anh
thật tốt, nhưng nếu không bắt tay vào thực
hiện những bí quyết đó thì bạn sẽ chẳng đạt
được gì cả. Sự thật là, nếu bạn muốn nói được
tiếng Anh, bạn phải thay đổi cuộc sống của
bạn. Dưới đây là một số ví dụ về những việc
bạn sẽ phải làm:
· Đọc một quyển sách tiếng Anh mỗi ngày một tiếng, phân tích ngữ pháp trong câu và
tra từ trong từ điển tiếng Anh.
· Nghe băng bán kèm các sách luyện nghe hay bất cứ băng đĩa tiếng Anh nào khác,
thường xuyên cho dừng đoạn băng để cố hiểu đoạn đó nói gì và cố gắng bắt chước cách
phát âm của người nói.
· Dành cả buổi chiều tập phát âm cho được âm “r” trong tiếng Anh.
· Cẩn thận viết một bức thư điện tử bằng tiếng Anh, cứ 20 giây lại sử dụng từ điển hoặc
một công cụ tìm kiếm trên Web để đảm bảo từng từ bạn dùng đều đúng, và dành 5 phút để
viết một câu.
· Nghĩ về một câu tiếng Anh bạn đã đọc, tự hỏi liệu có thể dùng “a” thay cho “the” trong
câu đó không, và cố tìm các câu tương tự trên Web để có được giải đáp.
· Ra phố và tự đặt các câu tiếng Anh đơn giản trong đầu (nói chuyện một mình bằng
tiếng Anh về những gì bạn nhìn thấy xung quanh).
Có thể bạn sẽ thắc mắc dạng người nào lại làm những việc kỳ quặc trên đây? Xin thưa, chỉ
có một dạng thôi. Dạng người thích làm những việc đó. Nếu bạn muốn nói được tiếng Anh
thì bạn cũng sắp trở thành dạng người này rồi đấy. Bạn không thể ghét làm những việc này
được. Bạn đã bao giờ nghe thấy ai thành công bằng cách làm những việc anh ta ghét chưa?
Vấn đề đối với việc học và dạy tiếng Anh là tất cả người học đều muốn nói tiếng Anh thật
giỏi; tuy nhiên, hầu hết lại không muốn dành thời gian để tự học tiếng Anh. (Đó có thể là
lý do tại sao họ đăng ký học các lớp tiếng Anh với hy vọng giáo viên có thể “nhồi nhét” kiến
thức vào đầu họ.)
Sự thiếu động lực này nghĩa là người học nói chung không chịu bỏ thời gian riêng của mình
ra để học tiếng Anh, và nếu có thì cũng không đều đặn. Ví dụ, người học có thể học các cụm
động từ suốt 12 tiếng đồng hồ trước một kỳ thi tiếng Anh, nhưng lại không chịu đọc một
quyển sách tiếng Anh 30 phút mỗi ngày. Anh ta không cảm nhận được là học tiếng Anh cũng
có cái thú vị riêng của nó, do đó anh ta chỉ học khi nào bị bắt buộc. Vấn đề là những nỗ lực
đáng kể một lần chẳng mang lại cho bạn cái gì cả, trong khi đó, những hoạt động nhỏ nhặt
hàng ngày lại rất hiệu quả. Nếu bạn là một trong những người học giống như trên và không
cảm thấy thích luyện phát âm âm “r” hay nghĩ về các câu tiếng Anh hàng ngày, thì chúng tôi
có tin tức cho bạn đây: Bạn sắp sửa phải “ép” mình thích làm những việc đó. Nói cách khác,
bạn sẽ phải làm gì đó để tác động vào động cơ thúc đẩy việc học của bạn.
Thanh Sơn - Giảng viên Global Education
31
Học tiếng Anh với Google
Sử dụng Google kiểm tra viết như thế nào?
Giả sử bạn muốn viết “When did you get
here?” (Anh đến đây khi nào?) và không chắc
nên sử dụng thì hiện tại hoàn thành hay quá
khứ đơn giản. Thế là bạn thực hiện hai bước
tìm kiếm trên Google:
· "When did you get here?" (28.200 kết
quả)
· "When have you got here?" (1 kết quả)
(Chú ý sử dụng dấu trích dẫn để yêu cầu Google chỉ tìm
những cụm từ kết hợp chính xác như thế).
Lần tìm kiếm đầu tiên tìm được hơn 28.000 kết quả,
còn lần thứ hai chỉ có 1. Vì thế dễ dàng thấy câu đầu
tiên đúng. Tất nhiên, kết quả không phải lúc nào cũng
rõ ràng. Nhiều trang web trên mạng cũng có lỗi câu.
Bạn cần kiểm tra ngữ cảnh để đảm bảo cụm từ đó có
thể được dùng để biểu đạt nghĩa bạn muốn.
Sử dụng dấu hoa thị:
Giả sử bạn muốn nói “That sounds pretty silly, doesn\'t it?” (Điều đó nghe có vẻ ngớ ngẩn nhỉ?), nhưng
bạn không chắc phải sử dụng câu hỏi đuôi nào ở cuối câu (doesn\'t it hay doesn\'t that?). Bạn lại tiến
hành hai bước tìm kiếm trên Google:
· "That sounds really nice, doesn\'t it?" (Cái đó nghe thật sự hay đấy nhỉ?) (28 kết quả)
· "That sounds really nice, doesn\'t that?" (3 kết quả)
Lần này thì bạn thất vọng rồi. Cả hai lần tìm kiếm đều tìm được ít kết quả, khiến bạn không thể biết
chắc thực sự câu nào là đúng. Nhưng có một thủ thuật rất hay sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề. Chỉ đơn
giản thay thế các từ really và nice bằng các dấu hoa thị:
· "That sounds * *, doesn\'t it?" (160.000 kết quả)
· "That sounds * *, doesn\'t that?" (680 kết quả)
Bây giờ thì rõ ràng câu đầu đúng. Google đã tìm kiếm được trên 160.000 kết quả với những câu có cấu
trúc tương tự.
Tìm định nghĩa các từ tiếng Anh trong Google như thế nào?
Giả sử bạn muốn biết tank top nghĩa là gì. Định nghĩa từ một cuốn từ điển sẽ không giải thích nhiều:
tank top = (American English) a piece of clothing like a T-shirt but with no sleeves
(Tiếng Anh Mỹ) một loại áo giống áo lót dệt kim ngắn tay nhưng không có tay.
32
Thay vì phải tra từ điển, bạn có thể tìm kiếm từ đó trên Google. Hãy nhìn vào thanh màu xanh bên trên
các kết quả tìm được, chúng được trình bày như sau:
Web Results 1 - 10 of about 11,500,000 for tank top [definition]. (0.23
seconds)
---Kết quả 1-10 trên tổng số 11.500.000 kết quả tìm được cho từ tank top [định nghĩa] (0,23 giây)---
Nếu bạn nháy vào đường link [definition], một trang mới sẽ mở ra. Ở đó bạn có thể tìm thấy định nghĩa
chi tiết cho từ tank top, cũng như đường dẫn vào trang Wikipedia (cuốn bách khoa toàn thư miễn phí
trên mạng). Nó sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn, và quan trọng hơn là cả hình ảnh.
Bạn cũng có thể sử dụng chức năng Tìm kiếm Hình ảnh của Google (Google\'s Image Search) để tìm
hình ảnh của tank tops.
Tìm kiếm lời bài hát trên Google như thế nào?
Nếu bạn biết tác giả và tên bài hát thì chỉ cần gõ vào ô tìm kiếm cùng với từ “lyrics” (lời bài hát). Ví
dụ: lyrics U2 Beautiful Day.
Bạn không biết tên bài hát? Không hề gì. Nếu bạn biết một vài từ trong bài hát, Google có thể tìm bài
hát đó cho bạn. Hãy thử gõ vào các từ sau lyrics "I see skies of blue".
Thanh Sơn – Giảng viên Global Education
Cải thiện kỹ năng viết tiếng Anh trong 5 phút
Khi học tiếng Anh, một kỹ năng rất nhỏ nhưng
vô cùng quan trọng đó là viết chính xác, đặc
biệt với những bài viết ngắn. Viết như thế nào
là đúng nguyên tắc viết của tiếng Anh? Bài viết
sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Dưới đây là câu chuyện do một người kể lại,
nhưng nó bị cố ý viết theo một cách thức rất khó
chịu. Bạn có thấy dễ chịu khi đọc đoạn sau đây
không?
Today , I can understand the beatles very clearly.Each time I hear a Beatles song,I am
delighted and proud becouse i have mademy childhood dream come true. I listen to many
rock bands , all in English,and I listen every day ,sometimes forover seven hours a day.I ma
constantly aware ofmy success with english because i cna understand the lyrics ofthe
songs i listen to.and taht gives me pleasure and Satisfaction for many hours every day .
Bây giờ bạn có thể đọc lại phiên bản gốc của đoạn này. Có phải đoạn văn vẫn thế nhưng đọc
dễ chịu hơn nhiều?
Today, I can understand The Beatles very clearly. Each time I hear a Beatles song, I am
delighted and proud because I have made my childhood dream come true. I listen to many
rock bands, all in English, and I listen every day, sometimes for over seven hours a day. I am
constantly aware of my success with English because I can understand the lyrics of the songs
I listen to. And that gives me pleasure and satisfaction for many hours every day.
[Giờ đây tôi có thể hiểu rất rõ khi nghe ban nhạc The Beatles. Mỗi khi nghe một bài hát của
Beatles tôi lại thấy vui sướng và tự hào vì tôi đã biến giấc mơ thời niên thiếu của mình thành
33
hiện thực. Tôi nghe nhiều ban nhạc rock, tất cả đều bằng tiếng Anh, và tôi nghe hàng ngày,
đôi khi hơn bảy tiếng một ngày. Tôi nhận thấy thành công của mình với môn tiếng Anh vì tôi
hiểu được lời của các bài hát mà tôi nghe. Và điều đó đem lại cho tôi cảm giác thích thú và
hài lòng suốt mấy giờ đồng hồ mỗi ngày]
Có ba loại lỗi đánh máy thường gây mất cảm tình cho người đọc:
· Sử dụng sai dấu cách (cách thiếu hoặc cách thừa)
· Viết hoa không đúng (viết chữ thường thay cho chữ hoa hoặc chữ hoa thay cho chữ
thường)
· Sai chính tả
Làm thế nào để tránh tình trạng viết gây khó chịu?
· Cẩn thận. Đặt dấu cách giữa các từ. Sử dụng đúng chữ viết hoa: từ đầu tiên trong câu
phải bắt đầu bằng chữ viết hoa. Các tên riêng cũng có chữ cái đầu viết hoa (ví dụ: English và
The Beatles).
· “You” và “I”. Lưu ý là từ “I” được viết là “I”, không phải “i”, và từ “you” được viết là
“you”, không phải “u”.
· Đặt dấu cách sau mỗi dấu phẩy và dấu chấm; không bao giờ đặt dấu cách đằng
trước.
Cách đặt sai:
I listen to many rock bands , all in English,and I listen every day ,sometimes for over seven
hours a day . I am constantly aware of my success with English .
Cách đặt đúng:
I listen to many rock bands, all in English, and I listen every day, sometimes for over seven
hours a day. I am constantly aware of my success with English.
· Sử dụng chức năng kiểm tra lỗi chính tả tự động. Với chức năng kiểm tra chính tả,
bạn có thể dễ dàng tránh được các lỗi kiểu becouse (thay vì because), ma (thay vì am), cna
(thay vì can) và taht (thay vì that).
Thanh Sơn – Giảng viên Global Education
34
Bạn đang dùng Anh Anh hay Anh Mỹ? (Phần 1)
Trong khi có rất nhiều dạng tiếng Anh thì tiếng
Anh Anh và Anh Mỹ vẫn là hai biến thể được
dùng trong hầu hết các chương trình dạy tiếng
Anh. Nói chung, mọi người đều nhất trí là
không có phiên bản nào “đúng”, tuy vậy, chắc
chắn vẫn có ưu tiên trong cách sử dụng.
Kinh nghiệm quan trọng nhất là cố gắng sử dụng sao
cho phù hợp. Nếu bạn quyết định rằng bạn muốn dùng
cách viết Anh Mỹ thì hãy viết cho phù hợp. Ví dụ: The
color of the orange is also its flavour (Màu của quả
cam cũng là hương vị của nó) - color là cách viết Anh
Mỹ còn flavour là cách viết Anh Anh. Việc này tất
nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng hay có thể thực
hiện được. Những hướng dẫn dưới đây nhằm chỉ ra
khác biệt chủ yếu giữa hai biến thể tiếng Anh này.
Cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành (HTHT)
Trong tiếng Anh Anh, thì HTHT được sử dụng để diễn tả một hành động vừa xảy ra trong quá khứ và
có ảnh hưởng tới thời điểm hiện tại. Ví dụ:
I\'ve lost my key. Can you help me look for it?
(Tôi đánh mất chìa khóa rồi. Cậu có thể giúp tôi tìm nó được chứ?)
Trong tiếng Mỹ cũng có thể sử dụng cấu trúc sau:
I lost my key. Can you help me look for it?
Trong tiếng Anh Anh, câu trên sẽ được coi là sai. Tuy nhiên, cả hai cách nói chung đều được chấp nhận
trong tiếng Anh Mỹ chuẩn. Những cách sử dụng khác liên quan đến thì HTHT trong tiếng Anh Anh và
thì quá khứ đơn giản trong tiếng Anh Mỹ bao gồm already, just và yet.
Tiếng Anh Anh:
I\'ve just had lunch. (Tôi vừa mới ăn trưa.)
I\'ve already seen that film. (Tôi xem bộ phim đấy rồi.)
Have you finished your homework yet? (Bạn đã làm làm bài tập ở nhà chưa?)
Tiếng Anh Mỹ:
I just had lunch HOẶC I\'ve just had lunch.
I\'ve already seen that film HOẶC I already saw that film.
Have you finished your homework yet? HOẶC Did you finish your homework yet?
Sở hữu
Có hai cách biểu đạt sự sở hữu trong tiếng Anh: Have hoặc Have got.
Do you have a car?/Have you got a car? (Anh có ô tô không?)
He hasn\'t got any friends./He doesn\'t have any friends. (Cậu ấy không có người bạn nào.)
She has a beautiful new home./She\'s got a beautiful new home. (Cô ấy có một ngôi nhà mới đẹp.)
35
Trong khi cả hai cách đều đúng (và được chấp nhận trong cả tiếng Anh Anh và Anh Mỹ), thì “have
got” (have you got, he hasn\'t got...) nói chung vẫn được ưa thích hơn trong tiếng Anh Anh còn hầu hết
người nói tiếng Anh Mỹ lại sử dụng “have” (do you have, he doesn\'t have...).
Động từ “get”
Quá khứ phân từ của động từ “get” trong tiếng Anh Mỹ là “gotten”, còn trong tiếng Anh Anh là
“got”. Ví dụ: Anh Mỹ - He\'s gotten much better at playing tennis. (Nó đã chơi quần vợt tốt
hơn nhiều). Anh Anh - He\'s got much better at playing tennis.
Thanh Sơn - Giảng viên Global Education
Bạn đang dùng Anh Anh hay Anh Mỹ? (Phần 2)
Bài viết dưới đây tiếp tục chỉ ra sự khác biệt
chủ yếu giữa hai biến thể Anh Anh và Anh Mỹ
với các yếu tố về từ vựng, giới từ và cách viết.
Từ vựng
Có lẽ sự khác biệt chính trong tiếng Anh Anh và
Anh Mỹ nằm ở cách lựa chọn từ vựng (word
choice). Một số từ chỉ những thứ khác nhau trong
hai biến thể. Ví dụ:
Mean: Anh Mỹ – giận, cáu kỉnh, Anh Anh – không hào phóng, keo kiệt.
Rubber: Anh Mỹ – bao cao su, Anh Anh – vật dụng dùng để tẩy dấu bút chì.
Còn rất nhiều ví dụ nữa. Nếu có khác biệt gì trong cách sử dụng, từ điển của bạn sẽ chỉ rõ
các nghĩa khác nhau trong định nghĩa thuật ngữ. Nhiều từ được sử dụng trong tiếng này mà
không phải trong tiếng kia. Chẳng hạn trong thuật ngữ về ô tô (automobiles), cùng chỉ một
thứ nhưng tiếng Anh Mỹ và Anh Anh theo thứ tự lại dùng các từ sau: nắp đậy máy ô tô (hood
~ bonnet), thùng để đồ sau xe ô tô (trunk ~ boot), xe tải (truck ~ lorry).
Giới từ
Cũng có một vài khác biệt trong cách sử dụng giới từ (theo thứ tự Anh Mỹ ~ Anh Anh), gồm
có:
On the weekend ~ At the weekend (Vào ngày cuối tuần)
On a team ~ In a team (Trong một đội)
Please write me soon ~ Please write to me soon (Làm ơn viết cho tôi sớm)
Quá khứ đơn giản/ Quá khứ phân từ
Các động từ dưới đây có hai dạng quá khứ đơn giản/quá khứ phân từ có thể chấp nhận
trong cả tiếng Anh Anh và Anh Mỹ, tuy nhiên, dạng bất quy tắc (dạng đầu tiên trong hai dạng)
nói chung phổ biến trong tiếng Anh Anh hơn, còn dạng quy tắc phổ biến hơn với tiếng Anh
Mỹ:
36
Burn:
đốt
cháy
burnt
HOẶC
burned
Dream:
mơ
dreamt
HOẶC
dreamed
Lean:
dựa,
chống
leant
HOẶC
leaned
Learn:
học
learnt
HOẶC
learned
Smell:
ngửi
smelt
HOẶC
smelled
Spell:
đánh
vần
spelt
HOẶC
spelled
Spill:
làm
tràn
spilt
HOẶC
spilled
Spoil:
làm
hỏng
spoilt
HOẶC
spoiled
Cách viết
Dưới đây là một số khác biệt chung giữa các hai viết Anh Anh và Anh Mỹ:
Những từ kết thúc bằng –or (Anh Mỹ), –our (Anh Anh): color/colour (màu sắc),
humor/humour (sự khôi hài), flavor/ flavour (mùi vị)...
Những từ kết thúc bằng –ize (Anh Mỹ), –ise (Anh Anh): recognize/recognise (nhận ra),
patronize/patronise (bảo trợ)...
Cách tốt nhất để đảm bảo bạn đang viết một cách phù hợp là sử dụng chế độ kiểm tra trên hệ soạn thảo
văn bản của bạn (tất nhiên nếu bạn đang sử dụng máy tính) và lựa chọn biến thể nào bạn thích. Như
bạn thấy, thật ra có rất ít sự khác biệt giữa tiếng Anh Anh chuẩn và Anh Mỹ chuẩn. Tuy nhiên, khác
biệt lớn nhất có thể là khác biệt trong lựa chọn từ vựng và cách phát âm.
Thanh Sơn - Giảng viên Global Education
37
Sử dụng từ điển thế nào cho hợp lý?
Bạn đang theo học một ngôn ngữ mới
vậy mà có quá nhiều thử thách xảy
đến? Các hiện tượng ngữ pháp, ngữ
âm, các tập quán ngôn ngữ như một
bức tường chắn trên bước đường của
bạn? Làm thế nào để hiểu được thông
điệp từ mỗi nguồn tin trong ngôn ngữ
đó nếu như bạn chưa có một vốn từ
nhất định?
Đã đến lúc bạn cần đến một người đồng
hành thân thuộc_một cuốn từ điển sẽ
giúp ích cho bạn thật nhiều. Với một cuốn
từ điển bạn sẽ làm được những gì? Có
rất nhiều lý do khiến bạn phải cần đến :
1) Tra nghĩa của từ bạn gặp hoặc nghe thấy
2) Tìm nghĩa tương ứng của từ trong tiếng
Việt
3) Kiểm tra cách viết của từ
4) Kiểm tra số của danh từ, cách của động
từ
5) Tìm các cấu trúc ngữ pháp liên quan tới
từ
6) Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa
7) Tra cứu trật tự từ
8) Kiểm tra từ loại
9) Nắm được cách dùng từ đó trong văn nói
10) Nắm được cách sắp xếp của từ đó
11) Xem các ví dụ mà từ đó góp mặt trong ngôn ngữ giao
tiếp.
Như vậy để thực sự là một người biết cách dùng từ điển bạn cần :
- Xác định mục đích sử dụng (đã nêu ra ở trên).
- Chọn lựa một cuốn từ điển thích hợp nhất cho mục đích sử dụng của mình.
- Mỗi lần tra cần biết rõ mình đang muốn tra cứu cái gì và quan trọng hơn là phải xác
định khi nào ta mới cần tra cứu.
Trên đây là những nguyên tắc chung cho người dùng từ điển. Để thực sự thành công hơn
trong quá trình sử dụng, các bạn nên ghi nhớ những điều sau:
Knowing which dictionary to use (Lựa chọn một cuốn từ điển thực sự phù hợp):
Nếu muốn biết nghĩa của một từ thôi, bạn chỉ cần tới một từ điển đơn ngữ, sau đó luyện tập
thêm bằng bài đọc. Nhưng nếu muốn biết định nghĩa của một từ và cả nghĩa tương ứng trong
tiếng Việt, bạn lại phải dùng đến một từ điển song ngữ. Hiện nay các cuốn từ điển điện tử với
định nghĩa bằn tiếng Anh, nghĩa tiếng Việt, ví dụ minh họa đang rất gần gũi và thực sự hữu
ích cho người học.
Finding words quickly (Tìm từ thật nhanh):
38
Đây là một kỹ năng cần thiết. Luyện tập bằng cách nhờ bảo ai đó viết 5 từ bất kỳ rồi tính thời
gian trong lúc bạn tra nghĩa của chúng. Dĩ nhiên bạn phải thuộc lòng bảng chữ cái tiếng Anh
rồi. Thường ở đầu mỗi trang viết đã có một từ khóa gợi ý, hãy luyện cho tới khi bạn chỉ mất
10 giây là tra cứu được một từ. Nếu dùng từ điển điện nên dành ít thời gian nghiên cứu cách
thức sử dụng từ điển, sau đó tiến hành luyện tập với từ.
Finding the right meaning of an English word (Tìm nghĩa chuẩn cho từ mình cần
dùng):
Một từ thường có nhiều nghĩa. Nếu bạn không biết nghĩa nào là phù hợp hãy làm theo cách
sau:
Xem qua toàn bộ nghĩa của từ và chọn lựa một nghĩa phù hợp nhất với ngữ cảnh
chứa đựng từ đó.
Để chắc chắn hơn, tìm nghĩa tương ứng trong tiếng Việt, tra lại nghĩa trong từ điển
song ngữ.
Finding the right spelling (Tra cách viết của từ):
Nếu biết một vài chữ cái đầu tiên trong từ, nhìn trong trang đó cho tới khi tìm được từ đúng.
Nếu không biết một vài chữ cái đầu của từ, hãy thử những khả năng có thể xảy ra. Thí dụ
một vài từ âm mở đầu bằng –n thường có chữ cái mở đầu là k như knife, knight. Nên không
thể tra trong những trang N, mà phải tra trong những trang K. Nếu vẫn không tra được hãy
tìm nghĩa tiếng Việt rồi tra từ trong từ điển song ngữ.
Finding the right English translation of a word (Tìm nghĩa thích hợp của một từ):
Khi đã tra được nghĩa của một từ trong từ điển song ngữ mà vẫn không chắc thì nên dùng
thủ thuật dịch ngược (back translation) trong cuốn từ điển dạng đơn ngữ để chắc chắn hơn.
Knowing when to use the dictionary (Nên biết khi nào mới cần dùng từ điển):
Nếu bạn cứ tra toàn bộ các từ mà bạn cho là từ mới thì sẽ rất tốn thời gian. Chỉ khi:
Bạn không thể đoán được nghĩa của từ trong câu, đoạn văn. (Khi bạn đọc).
Khi nghe, cố đoán nghĩa của từ bằng cách nghe thêm các câu sau đó. Nếu thấy từ
nào quan trọng thì ghi lại cách phát âm rồi hỏi thầy cô, bạn bè rồi kiểm tra lại băng từ
điển.
Chúc các bạn thành công!
Làm giàu vốn từ vựng khi học tiếng Anh
Hãy tưởng tượng việc học một ngôn ngữ mới
giống như bạn xây một ngôi nhà trên một
mảnh đất trống. Chắc chắn bạn sẽ phải thiết kế
nội thất, mua sắm đồ đạc hay trang trí nhà cửa.
Nhưng trước khi làm những việc này bạn phải
hoàn thành việc xây dựng phần thô của công
trình.
Từ vựng của một ngôn ngữ vừa là nền móng vừa là
những “viên gạch” giúp bạn xây dựng một “ngôi nhà”
vững chãi. Mặc dù không nhất thiết phải có một số
lượng gạch khổng lồ nhưng bạn càng có nhiều “gạch”
39
thì “ngôi nhà” sẽ càng lớn và đương nhiên bạn sẽ thấy thoải mái hơn.
Các nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học đã chứng minh rằng chúng ta chỉ cần khoảng 100 từ
thường gặp là có thể thực hiện tốt việc giao tiếp cơ bản bằng thứ tiếng đó. Nhưng khoảng 100 “viên
gạch” như vậy chỉ đủ xây một căn hộ một phòng trong khi thực tế người ta lại muốn có một biệt thự hai
tầng. Đó là lý do tại sao người học ngoại ngữ luôn tìm kiếm bí quyết làm giàu vốn từ vựng của bản
thân.
Người ta chỉ có thể làm giàu khi trong tay có một lượng “vốn” nhất định. Và bí quyết “làm giàu” đặc
biệt này cũng vậy. Nó chỉ dành cho những ai đã nắm tương đối vững “vốn từ vựng” cơ bản. Nếu bạn
học ngoại ngữ theo một cuốn giáo trình nào đó, thì vốn từ cơ bản của bạn sẽ có phần bị hạn chế do
những cuốn giáo trình ngoại ngữ thường chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định trong cuộc sống.
Khi đó, việc áp dụng bí quyết này thành công không phải là chuyện đơn giản.
Đọc và nghe(1) thông tin bằng tiếng Anh là hai cách cực kỳ hiệu quả trong việc làm phong phú vốn từ
vựng. Bất cứ khi nào có cơ hội nghe ai đó nói tiếng Anh hay xử lý văn bản bằng thứ tiếng này, hãy cố
gắng hết sức mình để hiểu rõ những thông tin mà bạn nhận được. Tập trung chú ý vào những từ mà bạn
không biết. Hãy thử đoán ý nghĩa của chúng qua ngữ cảnh xuất hiện. Nếu không thể đoán ra, hãy luôn
mang theo một cuốn từ điển nhỏ để tra nghĩa của chúng. Đặc biệt là khi bạn đọc chứ không phải nghe
thông tin, hãy chú ý tới cách phát âm của những từ mới (Một cuốn từ điển tốt luôn cung cấp cho bạn cả
nghĩa và phiên âm của một từ).
Một cách hiệu quả không kém để nâng cao vốn từ vựng là tham gia vào những hoạt động giao tiếp(2)
hai chiều bằng tiếng Anh. Những trò chơi tiếng Anh hay những trò chơi điện tử bằng thứ tiếng này là
một cách rất thú vị để mở rộng vốn từ. Khi chơi điện tử, hãy cố gắng liên hệ những gì đang xảy ra trên
màn hình với những điều mà bạn nghe hay đọc được trong trường hợp bạn bất ngờ gặp từ mới.
Cách thứ tư để sở hữu một vốn từ vựng phong phú là thực hiện chương trình mà các khoá học ngoại
ngữ vẫn gọi là mỗi ngày một từ mới(3). Tự tạo cho mình thói quen tra một từ mới mỗi ngày và cố gắng
ghi nhớ nó. Đương nhiên bạn không nên tra một từ tiếng Anh nào đó hiếm khi gặp hay không có tác
dụng thực tế gì với công việc của bạn. Thay vào đó, hãy tập trung vào những từ thường dùng mà bạn
chưa biết, đặc biệt là những từ mà bạn có cơ hội gặp hàng ngày khi tiếp xúc với mọi người.
Nếu biết kết hợp những phương pháp học từ vựng này với nhau, vốn từ vựng giao tiếp của bạn sẽ tăng
lên một cách đáng kể, đều đặn mà lại không hề gây ra tình trạng quá tải cho bộ nhớ của bạn. Tình trạng
này cũng giống như giọt nước làm tràn ly. Vốn từ của bạn chẳng những không giàu lên mà còn nghèo
đi vì ngay cả những từ đã học cũng không còn trong bộ nhớ.
Diệu Linh – Giảng viên Global Education®
40
Nói chuyện một mình có phải là một cách tốt để
luyện nói tiếng Anh?
Khi học bất kỳ một ngoại ngữ nào, bạn sẽ phải
học 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc và viết.
Nhưng kỹ năng nói khác hẳn ba kỹ năng còn
lại. Bạn có thể nghe những bản tin nước ngoài,
đọc sách ngoại ngữ hay viết một bức thư bằng
tiếng Anh một mình nhưng bạn không thể nói
chuyện một mình. Nếu không, người khác có
thể nghĩ bạn hơi bất bình thường.
Đó là lý do tại sao những người học tiếng Anh luôn
tranh thủ mọi cơ hội tìm một ai đó có thể nói chuyện
với họ bằng tiếng Anh. Nhưng tại một quốc gia mà
tiếng Anh chỉ là một ngoại ngữ thì ai sẽ muốn nói tiếng
Anh với bạn? Và liệu nói chuyện một mình bằng tiếng
Anh có giúp gì trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh
trong thực tế không?
Khoá học tiếng Anh
Khi tham gia một khoá học tiếng Anh, bạn sẽ có những cơ hội tuyệt vời để nói tiếng Anh với giáo viên
cũng như với các học viên khác. Nếu giáo viên tiếng Anh của bạn có đặt câu hỏi, hãy tranh thủ mọi cơ
hội để trả lời bằng tiếng Anh. Nếu bạn được yêu cầu thảo luận theo cặp hay theo nhóm, hãy cố gắng
dùng tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Đừng quá lo lắng rằng mình sẽ nói sai vì đây mới chỉ là bước
luyện tập để chuẩn bị chứ chưa phải là thực tế. Hơn nữa, nếu bạn không nói ra thì làm sao bạn biết
mình còn yếu phần nào để khắc phục.
Câu lạc bộ tiếng Anh
Ở đâu có các khoá học tiếng Anh sẽ có các câu lạc bộ tiếng. Ở đó các bạn sẽ được tiếp xúc, nói chuyện
bằng tiếng Anh với những người có cùng niềm đam mê học tiếng giống như bạn. Họ có thể ở rất nhiều
lứa tuổi cũng như trình độ khác nhau. Vì vậy, khi tham gia vào những câu lạc bộ tiếng bạn sẽ có một cơ
hội tuyệt vời để luyện nói tiếng Anh, mở rộng quan hệ cũng như trau dồi thêm về kỹ năng giao tiếp và
kiến thức xã hội. Nếu chỗ bạn sống vẫn chưa có một câu lạc bộ tiếng Anh, hãy tập hợp những người
bạn cùng khoá ngoại ngữ với bạn và tổ chức một câu lạc bộ cho riêng mình. Bạn sẽ được lợi rất nhiều
từ hoạt động này.
Đi mua sắm
Bạn có thể sẽ không ngờ được là khả năng nói tiếng Anh lại có thể cải thiện nhờ việc đi mua sắm bình
thường chứ không chỉ là đi mua sách học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy tên rất nhiều cửa hàng cũng
như tên các sản phẩm ngoại nhập bằng tiếng Anh. Chỉ cần để ý một chút là bạn có thể làm giàu vốn từ
vựng của mình theo kiểu vừa học vừa chơi rất thú vị. Hơn thế nữa, vốn từ phong phú về mọi mặt của
đời sống sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh với người bản xứ. Trên đường, bạn cũng
sẽ gặp rất nhiều chữ số như biển số xe, số điện thoại, số nhà .v.v… Hãy nói thầm chúng bằng tiếng
Anh. Đây không phải là một đoạn hội thoại hoàn chỉnh nhưng việc này sẽ giúp bạn hình thành thói
quen suy nghĩ bằng tiếng Anh và bạn có thể “bật” ra các từ tiếng Anh một cách nhanh chóng khi cần
đến.
Điểm du lịch
Các điểm du lịch nổi tiếng trong thành phố luôn có rất nhiều khách du lich ngoại quốc. Họ rất sẵn lòng
nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn (nếu đó là tiếng mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ hai của họ) vì đâu phải lúc
nào cũng có người có thể hiểu họ nói gì ở một đất nước như Việt Nam. Hãy tận dụng mọi cơ hội để
41
giao tiếp với du khách nói tiếng Anh, biết đâu bạn có thể giúp đỡ họ đồng thời cải thiện được khả năng
giao tiếp bằng ngoại ngữ của bản thân.
Bài hát tiếng Anh
Hãy nghe những bài hát tiếng Anh mà bạn thích, nhắc lại lời và hát theo nhạc. Hát đi hát lại nhiều lần
để thuộc lời và hát được tự nhiên hơn. Việc này sẽ giúp cải thiện trí nhớ của bạn khi nghe tiếng Anh và
phát triển những cơ mà bạn cần để phát âm chuẩn.
Bí quyết giúp bạn nói tiếng Anh giỏi là đừng ngại nói. Hãy cố gắng nói ra bằng tiếng Anh những điều
bạn nghĩ ngay cả khi bạn mắc lỗi vì không ai có thể tiến bộ khi chưa nhìn thấy thiếu sót của mình. Hãy
luôn ghi nhớ “Người không bao giờ mắc sai lầm là người không làm gì cả”. Hãy để những lỗi mà bạn
mắc phải trở thành công cụ hữu ích trong việc hoàn thiện kỹ năng giao tiếp.
Diệu Linh - Giảng viên Global Education®
Làm thế nào để ghi chép bài hiệu quả?
Ghi chép bài giảng trên lớp là việc không thể
thiếu trong quá trình học tập của bất kỳ học
sinh nào. Nhưng làm thế nào để ghi chép bài
cho hiệu quả? Hãy tham khảo một vài mẹo nhỏ
dưới đây để có được cách ghi bài hữu ích
nhất.
Trước hết, cần nhận thức một cách rõ ràng rằng
việc ghi chép bài có tác dụng rất lớn. Bởi vì:
1- Những ghi chép khoa học sẽ giúp bạn xác
định được những ý quan trọng nhất của bài học.
2- Bài ghi chép sẽ giúp bạn nhớ và học bài tốt hơn.
3- Bài giảng có thể có những thông tin mà bạn không thể thấy ở đâu khác. Đây là cơ
hội duy nhất bạn có được nó.
4- Khi nghe giảng bạn sẽ biết được điểm nào giáo viên cho là quan trọng và điều này
rất có ích trong việc ôn thi.
5- Bài tập về nhà thường được đưa ra trong bài giảng.
Sau đây chúng tôi xin gợi ý một quy trình đầy đủ của các bước giúp học sinh ghi chép và ôn tập
bài giảng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
1) Trước khi nghe giảng
o Hãy chuẩn bị cho bài học một cách chu đáo để có thể dự đoán bố cục bài
giảng.
§ Hãy xem đề cương của cả kỳ học để biết chủ đề và những ý chính
trong bài học tới. Hãy đặt câu hỏi để tìm câu trả lời trong bài học.
§ Hoàn thành tất cả bài tập mà giáo viên đã giao trong bài học trước.
§ Ôn lại bài ghi tiết học trước.
o Ngồi vị trí càng sát giáo viên càng tốt để tránh bị mất tập trung trong tiết học.
o Chép tất cả những gì giáo viên ghi trên bảng và trên máy chiếu, nhất là sườn
bài.
o Hãy có tư tưởng thật thoải mái. Muốn nghe tốt bạn phải thật tập trung. Hãy
sẵn sàng tiếp thu những điều giáo viên giảng dù có những điểm bạn không
đồng ý.
2) Trong khi nghe giảng
42
o Chuẩn bị vở ghi và bút thước đầy đủ.
o Ghi rõ tiêu đề bài giảng, tên khóa học, ngày tháng, v.v.
o Quan sát giáo viên một cách cẩn thận.
o Lắng nghe hướng dẫn của giáo viên một cách chu đáo. Khi nghe giảng nếu
quan sát sườn bài của giáo viên, bạn sẽ dễ dàng dự đoán những ý chính mà
mình cần ghi chép.
o Ghi chép thật ngắn gọn. Hãy diễn đạt những ý chính bằng ngôn ngữ của
chính mình chứ không nên chép y nguyên lời của giáo viên. Hãy nhớ là mục
tiêu của bạn là hiểu bài giảng chứ không phải là cố ghi lại chính xác từng từ
giáo viên nói.
o Hãy cố gắng nhận diện ý chính bằng những từ nối, chẳng hạn như: “First,
Second, Next, Then, Thus, Another important...,” vân vân.
o Ghi lại những chi tiết hoặc ví dụ để làm rõ thêm ý chính của bài giảng. Đặc
biệt chú ý đến những chi tiết không có trong sách giáo khoa.
o Nếu có một đoạn tóm tắt ở cuối bài, hãy đặc biệt quan tâm đến phần đó. Bạn
có thể sử dụng nó để kiểm tra bố cục bài ghi chép của mình. Nếu bài ghi
chép có vẻ không logic, hãy chép lại ý chính trong đoạn tóm tắt, nó sẽ rất có
tác dụng cho việc ôn tập của bạn sau này.
o Vào cuối bài giảng, đừng ngại hỏi giáo viên những điều mà bạn chưa hiểu.
o Đừng quá vội vàng. Hãy tập trung, lắng nghe và ghi chép ngay khi giáo viên
đưa ra ý chính. Nếu bạn mải theo đuổi ý nghĩ riêng trong khi lẽ ra phải nghe
giảng thì có thể bạn sẽ bị lỡ mất những điểm quan trọng, mà có khi lại là
những thông báo cho kỳ thi sắp tới!
3) Sau khi nghe giảng
o Hãy xem lại những ghi chép của mình càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay
sau bài giảng khi mà bạn vẫn còn nhớ rõ.
o Trong lần xem lại đầu tiên, hãy kết hợp bài đọc và vở ghi.
o Hãy ôn tập vở ghi ít nhất mỗi lần một tuần. Và nhớ là phải xem lại bài
giảng trước bài học mới.
Nguyễn Thuý – Giảng viên Global Education®
NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA KỲ TÀI NGOẠI NGỮ
Lara Lomubus là một nhà phiên dịch nữ nổi
tiếng của Hungari. Trải qua nhiều năm mày mò
học tập, bà đã thông hiểu hơn mười thứ tiếng
như: Anh, Pháp, Nga, Hán, Nhật, Tây Ban Nha,
ý, Ba Lan, ... được tôn xưng là kỳ tài ngoại
ngữ. Vì để hồi đáp lại những bức thư thỉnh
nguyện thập phương, bà đã khái quát kinh
nghiệm phong phú của bản thân - nó sẽ rất có
ích cho những người muốn học tốt ngoại ngữ.
1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút
cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất. Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong
điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt
hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi
ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những
tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy,
trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối
tốt. 2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học. Thường xuyên sử dụng
43
một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những
người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng
hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình... như thế sẽ khiến
cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức. 3- Không thoát ly ngữ cảnh.
Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng
thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ
một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương
pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải. 4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp
xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên. Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc,
có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có
thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức
bổ sung. 5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần
phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng. Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt
những kiến thức đúng trong giáo trình, mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học
được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo
hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp. 6- Học ngoại
ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện: Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài,
xem băng, tham dự các buổi đàm thoạt. 7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai. Cần phải
nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí. 9- Thường xuyên viết và học thuộc
những mô hình câu thường dùng. Học ngoại ngữ không nên \\"vơ đũa cả nắm\\", nên nắm
những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường
dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán. 9- Cần phải
tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học
ngoại ngữ. Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: \\"Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự
thắng lợi\\" Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao
giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân
có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công...
“Tiếng Anh Online” - CẤP ĐỘ 1 dành cho ai?
Đối với học viên lần đầu tiên theo học tiếng
Anh, việc lựa chọn hình thức học phù hợp là
rất quan trọng, Global Education biên soạn và
đưa vào sử dụng hiệu quả CẤP ĐỘ 1 qua
website; www.globaledu.com.vn nhằm tiết
kiệm tối đa thời gian và chi phí cho người học
– Khoá học được bắt đầu thế nào?
Đối với học viên lần đầu tiên theo học tiếng Anh,
việc lựa chọn hình thức học phù hợp là rất quan
trọng, Global Education biên soạn và đưa vào sử
dụng hiệu quả CẤP ĐỘ 1 qua website;
www.globaledu.com.vn nhằm tiết kiệm tối đa thời
gian và chi phí cho người học – Khoá học được
bắt đầu thế nào?
o Học cách phát âm chuẩn, luyện từ mới, ngữ điệu và các cấu trúc thông dụng trong giao tiếp
hàng ngày.
o Học từ vựng theo nhóm và luyện nghe nói về các chủ điểm: Gia đình, bạn bè, quốc gia và
quốc tịch, số đếm, thông tin cá nhân, nghề nghiệp, nấu ăn, quần áo, màu sắc, các hoạt động
hàng ngày.
Nội dung chương trình học:
+ Số lượng bài: 16 bài.
+ Thời gian học tối đa: 60 phút/bài.
+ Thời gian học tối thiểu: 10 phút/bài.
+ Bài học bao gồm: 04 phần.
44
+ Phần 1: Từ vựng, ngữ nghĩa của từ, cách dùng.
+ Phần 2: Cấu trúc ngữ pháp liên quan trong bài hội thoại.
+ Phần 3: Luyện nghe và bài tập nghe.
+ Phần 4: Các bài tập kiểm tra đánh giá năng lực học tập.
+ Bài kiểm tra cuối khoá học bao gồm: 30 phút.
+ Bài tập từ vựng, chọn đáp án đúng.
+ Nghe và chọn đáp án đúng.
+ Bài tập trắc nhiệm theo hội thoại.
Sau khi hoàn thành Cấp độ 1, học viên tiếp tục chọn Cấp độ 2 hoặc Cấp độ bất kỳ trong số 8
cấp độ để tiếp tục.
Kinh nghiệm học từ mới mau thuộc.
Tôi có một người anh học rất giỏi tiếng anh đã
cho tôi một bí quyết học từ mới mau thuộc rất
hay,tôi đã thử áp dụng và đã thành công rồi
đấy các bạn thử xem sao
Tôi có một người anh học rất giỏi tiếng anh đã cho
tôi một bí quyết học từ mới mau thuộc rất hay,tôi
đã thử áp dụng và đã thành công rồi đấy các bạn
thử xem sao. Mỗi ngày tôi viết khoảng 10 từ mới
ra các mảnh giấy nhỏ rồi đem dán khắp nhà, tất cả
những chỗ dễ nhìn thấy nhất như: bàn học, cửa ra
vào,giường ngủ, cả...nhà vệ sinh nữa. Cứ như thế
mỗi ngày tôi đều bắt gặp các từ ấy rất nhiều lần và
chẳng mấy chốc tôi đã thuộc lòng tất cả chúng
rồi.Các bạn thử tính xem,cứ như vậy thì một
tháng, một năm bạn sẽ học được bao nhiêu từ, tôi
tin rằng nếu bạn chăm chỉ thì kết quả không chỉ có
vậy. Hi vọng các bạn học tiếng Anh sẽ khá hơn với kinh nghiệm nhỏ này.
45
Học một biết mười-Một phép màu kỳ diệu
Bạn đã học tiếng Anh được 3 năm, 5 năm hay
thậm chí 10 năm? Bạn thấy thất vọng về khả
năng tiếng Anh và vốn từ ít ỏi của mình? Bạn
luôn mơ ước gặp được người thầy giỏi và bày
cho mình cách học tiếng Anh siêu tốc?
Học một biết mười, một phép mầu kỳ diệu!
(Trang này dành cho giáo viên và các học viên có trình độ từ trung cấp trở lên)
Bạn đã học tiếng Anh được 3 năm, 5 năm hay thậm chí 10 năm? Bạn thấy thất vọng về khả
năng tiếng Anh và vốn từ ít ỏi của mình? Bạn luôn mơ ước gặp được người thầy giỏi và bày
cho mình cách học tiếng Anh siêu tốc?
Trên thực tế, không có phương pháp nào là siêu tốc cả. Tuy nhiên, có thể có những con
đường ngắn hơn, giúp bạn đạt được hiệu quả nhanh hơn trong quá trình học tập.
Đây cũng chính là cách mà các giáo viên của Global Education luôn áp dụng trong khi dạy
ngoại ngữ. Mục tiêu đào tạo Anh ngữ của Global Education là dạy và trang bị cho học viên
những gì xã hội yêu cầu và học viên cần chứ không phải dạy những gì mà người thầy biết.
Ngoài việc dạy cho học viên hiểu và vận dụng được tốt ngôn ngữ tiếng Anh, giáo viên cần
phải trang bị cho học viên các kỹ năng tự học, tự duy tu kiến thức của mình. Nói như lời của
GS. Nguyễn Đức Chính, Phó Giám Đốc Đại Học Quốc Gia Hà Nội (nguyên Hiệu trưởng
Trường ĐHSPNN): Nhiệm vụ của giáo viên là phải “trang bị cho người học kỹ năng học suốt
đời.”
Phương pháp học một biết mười là cách vận dụng các gốc từ của tiếng La tinh và tiếng Hy
Lạp trong các cấu tạo từ vựng tiếng Anh. Phương pháp này sẽ giúp các bạn tự trang bị từ
vựng cho mình thuộc các chuyên ngành kinh tế, y tế, kỹ thuật, máy tính và đặc biệt là ngôn
ngữ
I. Khái niệm về từ nguyên.
Từ nguyên học (etymology) là môn nghiên cứu về cấu tạo, nguồn gốc và sự phát sinh của từ.
Khi bạn biết nghĩa của một tiếp đầu tố, hậu tố hoặc gốc từ La tinh và Hy Lạp, bạn có thể hiểu
và dễ dàng ghi nhớ hầu hết các từ Tiếng Anh có cấu tạo dựa trên các gốc từ hoặc hậu tố,
tiền tố đó.
Một trang web rất nổi tiếng của Mỹ chuyên đào tạo trực tuyến cách vận dụng của gốc từ La
tinh và Hy lạp quảng cáo như sau:
“Học một gốc từ và bạn có thể khám phá, suy luận ra nghĩa của 10 từ, 20 từ, hoặc thậm chí
hàng trăm từ tiếng Anh. Ví dụ khi học từ ego (gốc La tinh, nghĩa là tôi, cái tôi), bạn sẽ dễ
dàng nắm được ý nghĩa của các từ egocentric (cho mình là trọng tâm, ích kỷ), egoist (người
ích kỷ), egotist (người tự cao tự đại, người ích kỷ).
Hoặc khi học từ anthropos (gốc Hy Lạp, nghĩa là loài người, nhân loại), bạn sẽ nhanh chóng
nhớ được nghĩa của các từ anthropology (nhân chủng học, nhân loại học), misanthropy (tính
ghét người, lòng ghét người), anthropoid (dạng người, vượn người), anthropocentrism
(thuyết loài người là trung tâm), anthropomorphic (thuyết hình người), anthropophagy (tục ăn
thịt người).”
Một ví dụ khác khá đơn giản như sau: Trong từ incredible có thể được phân tích: in (không),
cred (tin), ible (có thể), như vậy bạn có thể suy ra từ incredible có nghĩa là: không thể tin
được, lạ thường. Rõ ràng phương pháp này khi áp dụng để học từ mới còn mới lạ đối với đa
số học sinh, sinh viên của Việt Nam, nhưng kết quả thì hoàn toàn credible (Bạn có thể đoán
được nghĩa của từ này không?!)
46
II. Con đường hiệu quả giúp bạn mở rộng vốn từ vựng của mình
Khi bạn thực sự nắm vững được các quy luật ngôn ngữ và tìm hiểu sâu về các gốc từ của La
tinh và Hy lạp trong các cấu tạo tiếng Anh, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong
học tập, đặc biệt là đối với các sinh viên chuyên ngành kinh tế, y học, kỹ thuật và máy tính.
Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, bạn có thể ngồi lướt trên mạng hoặc đọc sách báo
chuyên ngành mà không cần sử dụng đến từ điển. Điều đó thật thú vị và cách học cũng thật
đơn giản. Mời bạn kiên trì theo các bước sau:
Bước 1. Khởi động với những từ đơn giản
14 từ cơ bản giúp bạn có bước đột phá về khả năng sử dụng từ vựng
14 từ cơ bản này sẽ thực sự giúp ích cho bạn vì chúng bao gồm 20 tiếp đầu tố thông dụng
nhất và 14 gốc từ quan trọng nhất. Khi bạn đã ứng dụng được tốt các thành phần cấu tạo
nên 14 từ này, bạn sẽ có thể suy luận ý nghĩa của khoảng 14.000 từ trong từ điển dành cho
sinh viên đại học và khoảng 100.000 từ trong từ điển lớn. (Trích lời của giáo sư James I.
Brown, trường Đại học Minnesota; trong cuốn Programmed Vocabulary, NXB Meredith, New
York 1971)
Dưới đây là danh sách 14 từ và cấu tạo của chúng:
precept: pre- và capere [Mặc dù cep, cip, ceiv, ceipt, và ceit là các biến dạng của capere,
nhưng dạng thông dụng nhất thường được dùng là cap (Latin: head, chief, get, receive)].
detain: de-và tenere [Biến dạng của tenere là ten, tain, và tin (Latin: hold, grasp, have)].
intermittent: inter-và mittere [Các biến dạng khác bao gồm mitt, mit, miss, mis, và mise(Latin:
send, let go, cause to go; throw, hurl, cast)].
offer: ob-và ferre [Gồm các biến dạng fer và lat (Latin: line, bring, carry)].
insist: in-và stare [Các biến dạng của stare là sta, stat, sti, và sist (Greek: standing, stay,
make firm, fixed)].
monograph: mono-và graphein [Các biến dạng thông dụng bao gồm graph và gram (Greek:
to scratch; write, record, draw, describe)].
epilogue: epi-và legein [Gồm các biến dạng sau: log, logy, logo, logue, và ology (Greek: talk,
speech, speak; word)].
aspect: ad-và specere [Gồm có 2 dạng spec và spic (Latin: see, sight, look, appear, behold,
and examine)].
uncomplicated: un-, com-,và plicare [Có 11 biến dạng sau: plic, plicat, plicit, pli, ply, plex, ple,
pleat, play, ploy, và plicity (Latin: layer, involved]
nonextended: non-, ex-,và tendere [Gồm 3 dạng tend, tent, và tens (Latin: stretch)].
reproduction: re-, pro-,và ducere [Mặc dù duit, duke, duct, duch, và duce là các biến dạng của
ducere, nhưng tần suất cao nhất lại rơi vào duc (Latin: lead, leading, bring, take, draw)].
indisposed: in-, dis-,và ponere [Hai dạng thông dụng nhất chỉ dùng 3 ký tự của ponere là pon
và pos (Latin: set, place); pound và post ít sử dụng hơn vì chúng có thể dẽ bị nhầm lẫn với
post trong nghĩa “after, behind”(sau)].
oversufficient: over-, sub-,và facere [Có các biến dạng fac, fact, fic, feat, feas, featur, và fair
(Latin: make, do, build, cause, produce; forming, shaping)].
mistranscribe: mis-, trans-,và scribere [Biến dạng thông dụng scrib, scrip, scrip, và biến dạng
ít dùng scriv (Latin: write, record)].
Ngoài ra, trong cuốn Improving Spelling and Vocabulary in the Secondary School, Richard E.
Hodges, NXB ERIC, 1982, trang 30. Học giả Richard E. Hodges có nói rằng “Nếu bạn kiểm
tra trong số 20.000 từ thông dụng nhất trong tiếng Anh, bạn sẽ thấy 5.000 từ bao gồm các
tiếp đầu tố mà trong đó có 80% (khoảng 4.100 từ) chỉ sử dụng 14 tiếp đầu tố sau trong cấu
tạo từ vựng”. Sau đó ông đưa ra danh sách các tiếp đầu tố sau:
ab- (away from)
be- (on all sides, overly)
de- (reversal, undoing, downward)
dis-, dif- (not, reversal)
ex- (out of, former)
pre- (before)
47
re- (again, restore)
un- (do the opposite of)
ad- (to, toward)
com-, con-, co- (with, together)
en-, em- (in, into, to cover or contain)
in- (into, not)
pro- (in favor of, before)
sub- (under, beneath)
Bước 2: Ghi nhớ các gốc từ thông dụng.
(Phần trong ngoặc đơn ghi chú về nguồn gốc của từ và giải nghĩa)
aero-, aer-, aeri- (Greek: air, mist, wind).
aesth-, esth-, aesthe-, esthe-, aesthesio-, esthesio-, -aesthesia, -esthesia, -aesthetic, -
esthetic, -aesthetical, -esthetical, -aesthetically, -esthetically (Greek: feeling, sensation,
perception).
ampho-, amph-, amphi- (Greek: around, about, both, on both sides of, both kinds).
anti-, ant- (Greek: against, opposed to, preventive; used as a prefix).
astro-, astra-, astr- (Greek: star, star shaped; also pertaining to outer space).
auto-, aut- (Greek: self; directed from within).
bi-, bin-, bino-, bis- (Latin: two, twice, double, twofold; a number used as a prefix).
biblio-, bibli-, bibl- (Greek: book).
bio-, bi-, -bia, -bial, -bian, -bion, -biont, -bius, -biosis, -bium, -biotic, -biotical, -biotic (Greek:
life).
cardio-, cardi-, card- (Greek: heart, pertaining to the heart).
chromato-, chromat-, chromo-, chrom-, chro-, -chrome, -chromasia, -chromia, -chromatism, -
chromatic, -chromatically, -chromy (Greek: color).
chrono-, chron- (Greek: time).
cine-, cinem-, cinema-, cinemat-, cinemato-, -cinesia, -cinesis, -cinetic, -cinesias, -cineses, -
cinetical, -cinetically (Greek: move, movement, set in motion).
-crat, -cracy, -cratic, -cratism, -cratically, -cracies (Greek: a suffix; govern, rule; strength,
power).
dactylo-, dactyl-, dactylio-, -dactyl, -dactyla, -dactylia, -dactylic, -dactylism, -dactyloid, -
dactylous, -dactyly (Greek: finger, toe).
deca- [DEK uh], dec-, deka-, dek- (Greek: ten; a decimal prefix used in the international
metric system for measurements).
demo-, dem-, demio-, -demic, -deme, -demically (Greek: people).
dermo-, derm-, derma-, dermato-, dermat-, -derm, -derma, -dermatic, -dermatous, -dermis, -
dermal, -dermic, -dermoid, -dermatoid (Greek: skin).
dyna-, dyn-, dynamo-, -dyne, -dynamia, -dynamic (Greek: power, strength, force, mightiness).
dys- (Greek: bad, harsh, wrong; ill; hard to, difficult at; slow of; disordered; used as a prefix).
eco-, oeco-, oec-, oiko-, oik- (Greek: house, household affairs [environment, habitat], home,
dwelling; used in one extensive sense as, “environment”).
endo-, end- [before vowels or “h”] (Greek: within, inside, into, in, on, inner; used as a prefix).
epi-, ep- [before vowels or “h”] (Greek: above, over, on, upon; besides; in addition to; toward;
among; used as a prefix).
ergo-, erg- (Greek: work). Also: urg-, [erg-], -urgy, -urgia, -urgical, -urgically, -urgist, -urge
(Greek: work).
etym- (Greek: truth, true meaning, real [the root meaning, true meaning or literal meaning of a
word]).
eu- (Greek: good, well, normal; happy, pleasing; used as a prefix).
ex- (e-, ef-). (Latin: [out of, from]; [upward]; [completely, entirely]; [to remove from, deprive of];
[without]; [former]; used as a prefix). Also: ex-, ec-, e- (Greek: out of, out, outside; away from;
used as a prefix).
geo-, ge- (Greek: earth, world).
glotto-, glot-, -glott (Greek: tongue; by extension, “speech, language”). Also: glosso-, gloss-
(Greek: tongue; language, speech).
grapho-, graph-, -graph, -graphy, -grapher, -graphia (Greek: to scratch; write, record, draw,
describe).
gymno-, gymn- (Greek: naked, uncovered; unclad).
gyno-, gyn-, gynaeco-, gyneco-, gyne-, -gynia, -gynic, gynec-, -gynist, -gynous, -gyny (Greek:
48
woman, female).
helio-, heli- (Greek: sun).
hemi- (Greek: half).
hetero-, heter- (Greek: different, other, another, unlike; used as a prefix).
hippo-, hipp- (Greek: horse).
homo-, hom- (Greek: same, equal, like, similar, common; one and the same).
hydro-, hydra-, hydr-, hyd- (Greek: water).
hyper-, hyp- (Greek: above, over; excessive; more than normal; abnormal excess [in
medicine]; abnormally great or powerful sensation [in physical or pathological terms]; highest
[in chemical compounds]; used as a prefix).
hypo-, hyp- (Greek: under, below, beneath; less than; too little; deficient, diminished; used as
a prefix).
icono-, icon- (Greek: image, likeness; sacred or holy image).
-itis (Greek: a suffix; inflammation, burning sensation; by extension, disease associated with
inflammation).
kilo- [KIL oh or KEEL oh], kil- (Greek: one thousand; a decimal prefix used in the international
metric system for measurements).
kine-, kin-, kino-, kinesio-, kinesi-, kineto-, kinet-, -kinesia, -kinesis, -kinetic, -kinesias, -
kineses, -kinetical, -kinetically (Greek: move, set in motion; muscular activity). Also: cine-,
cinem-, cinema-, cinemat-, cinemato-, -cinesia, -cinesis, -cinetic, -cinesias, -cineses, -
cinetical, -cinetically (Greek: move, movement, set in motion).
-latry, -olatry, -later, -olater, -latress, -olatress, -latria, -latrous, -olatrous (Greek: a suffix;
worship; excessively, fanatically devoted to someone or something; “service paid to the
gods”).
litho-, lith-, -lith, -lithic, -lite, -liths, -lites (Greek: stone, rock).
logo-, log-, -logia, -logical, -logism, -logician, -logian, -logist, -logy, -logue (Greek: talk,
speech, speak; word).
macro-, macr- (Greek: large, great; long [in extent or duration]; enlarged, or elongated, long).
-mania, -maniac, -maniacal, -manic, -manically, -maniacally (Greek: mental disorder).
mega- [MEG uh], meg- (Greek: large, great, big, powerful; a decimal prefix used in the
international metric system for measurements).
meter-, metro-, metr-, -metrical, -metrically, -metron, -metric, -metrist, -meters, -metry, -metre
(Greek: measure).
micro-, micr- (Greek: small, tiny; a decimal prefix used in the international metric system for
measurements).
miso-, mis- (Greek: hate, hater, hatred; used as a prefix).
mne-, mnem-, mnemon-, mnes-, -mnesia, -mnesiac, -mnesic, -mnestic (Greek: memory, to
remember).
mono-, mon- (Greek: one, alone, single; a number used as a prefix).
morpho-, morph-, -morphous, -morphically, -morphia, -morphosis, -morphously, -morphy, -
morphic, -morphism (Greek: shape, form, figure, appearance).
naus-, nau- (Greek: ship, sailor).
neo-, ne- (Greek: new, recent, current, young).
odonto-, odont-, odon-, -odont, -odonic, -odontic, -odontia, -odontoid (Greek: tooth, teeth).
-oid, -oidal, -oidism, -ode (Greek: a suffix; like, resembling, similar to, form).
oligo-, olig- (Greek: few, small; abnormally few or small; used as a prefix).
onomato-, onoma-, onomo-, onom-, ono- (Greek: name; word).
ortho-, orth- (Greek: right, straight, correct, true; designed to correct).
pachy-, pacho-, pach- (Greek: thick, dense; large, massive).
pedo-, paedo-, ped-, paed-, paido-, paid- (Greek: child).
The British tend to use “paed-” while those in the United States tend to use “ped-”. Remember
that the Greek ped- means “child” while the Latin ped- means “foot”. Don't confuse this Greek
element with another Greek pedo- that means “ground, soil, earth”.
pan-, panto-, pant- (Greek: all, every).
patho-, -path-, -pathia, -pathic, -pathology, -pathetic, -pathize, -pathy (Greek: feeling,
sensation, perception, suffering, [in medicine, it usually means “one who suffers from a
disease of, or one who treats a disease”]).
peri- (Greek: around, about, near, enclosing; used as a prefix).
petro-, petr-, peter- (Greek: stone, rock).
phago-, phag-, -phag, -phage, -phagic, -phagia, -phagism, -phagist, -phagous (Greek: eat,
49
consume).
philo-, phil-, -phile, -philia, -philic, -philous, -phily, -philiac, -philist, -philism (Greek: love,
loving, friendly to, fondness for, attraction to, strong tendency toward, affinity for).
Note: under some circumstances, -philia means “unwholesome-sexual attraction” to
something or someone, as in pedophilia (paedophilia).
-phobia, -phobias, -phobe, -phobiac, -phobist, -phobic, -phobism, -phobous; phobo-, phob-
(Greek: fear, extreme fear of, morbid fear of, excessive fear of, irrational fear or terror of
something or someone; however, sometimes this Greek element means a strong dislike or
hatred for something).
Noun endings are formed with -phobia and -phobe; while adjectives end with -phobic.
phono-, phon-, -phone, -phonia, -phonic, -phonetic, -phonous, -phonically, -phonetically, -
phony (Greek: phone; sound; voice).
photo-, phot-, -photic, -phote (Greek: light).
pneumo-, pneum-, pneumono-, pneumon- (Greek: lung [breath]).
podo-, pod-, -poda, -pod, -pode, -podium, -podia, -podial, -podous, -pody (Greek: foot, feet).
polis-, polit-, poli- (Greek: city; method of government).
poly- (Greek: many, much; too many, too much, excessive; often used as a prefix).
Don’t confuse this poly- with the next -poly that means “to sell”.
-poly, -pole, -polism, -polist, -polistic, -polistically (Greek: used as a suffix; sale, selling; one
who sells; pertaining to selling).
Don’t confuse this element with the previous poly- that means “many”.
pro-, por- (Greek > Latin: used as a prefix).
1 before
2 forward
3 for, in favor of
4 in front of
5 in place of, on behalf of
pseudo-, pseud- (Greek: false, deception, lying, untrue, counterfeit; used as a prefix).
psycho-, psych-, -psyche, -psychic, -psychical, -psychically (Greek: the mind or the mental
processes).
Etymologically, this element includes such meanings as, breath, life, soul, spirit, mind, and
consciousness.
pyro-, pyr- (Greek: fire, burn; and sometimes “fever”; heat, produced by heating).
sarco-, sarc-, -sarcous, -sarc, -sarcoma, -sarcomatous, -sarcomatoid (Greek: flesh, meat).
sauro-, saur-, -saurus, -saurid, -saur, -sauria, -saurian (Greek: lizard).
scopo-, scop-, scept-, skept-, -scope-, -scopy, -scopia, -scopic, -scopist (Greek: see, view,
sight, look at, examine).
seismo-, seism-, -seism, -seisms, -seisma, -seismically, -seismical, -seismal, -seismic (Greek:
shake, earthquake [move to and fro’; to shake, move violently]).
soma-, som-, somat-, somato-, -soma, -some, -somus, -somia, -somic, -somal, -somite, -
somatous, -somatia, -somatic (Greek: body; mass).
sopho-, soph-, sophic, -soph, -sopher, -sophy, -sophical, -sophically, -sophist (Greek: wise,
wisdom; knowledge).
stereo-, stere- (Greek: solid, firm, hard; three-dimensional).
syn-(sy-, sym-, syl-, sys-). (Greek: together, with, along with).
By extension, syn- may also mean: together, with; united; same, similar; at the same time.
tacho-, tach-, tachy- (Greek: fast, speed, swift, rapid).
techno-, techn-, tect-, -technic[s], -technique, -technology, -technical, -technically (Greek: art,
skill, craft; techne, art, skill, craft; tekton, “builder”).
tele-, tel-, telo-, -telic, -telical (Greek: far away, far off, at a distance).
Don’t confuse this tele- with the teleo- that means “end, last”.
thanato-, thanat-, thanas-, -thanasia, -thanasic (Greek: death, dead).
theo-, the-, -theism, -theist, -theistic (Greek: God, god, deity, divine).
therap-, -therapeutic[s], -therapeutically, -therapy, -therapies, -therapist (Greek: heal, cure;
treatment; service done to the sick, a waiting on).
thermo-, therm-, thermi-, -thermia, -therm, -thermal, -thermic, -thermous, -thermy (Greek:
heat).
toxico-, toxic-, toxi-, tox-, toxin-, -toxically, -toxaemia, -toxemia, -toxaemic, -toxemic, -toxical, -
toxy, -toxis, -toxicosis, -toxism, -toxia, -toxin, -toxicity (Greek: poison).
xeno-, xen- (Greek: foreign, foreigner, strange, stranger; and by extension, guest).
50
The “x” in xeno- is pronounced “z”; “zeno”. Greeks are said to have considered any stranger a
“guest” and modern Greek includes xenodocheion a “guest house” or “house for guests” or its
modern version of “hotel”.
xero-, xer-, xir- (Greek: dry).
zoo-, zo-, -zoic, -zoid, -zoite, -zoal, -zonal, -zooid, -zoon, -zoa, -zoan (Greek: animal; living
being; life).
a-, ab-, abs- (Latin: from, away, away from; used as a prefix).
This prefix is normally used with elements of Latin and French origins (abs- usually joins
elements beginning with c, q or t).
The form ab- is regularly used before all vowels and h; and it becomes a- before the
consonants m, p, and v. The prefix apo- has similar meanings.
ad- (Latin: to, a direction toward, addition to, near; used as a prefix).
ad- appears before vowels and before the consonants d, h, j, m, and v:
agri-, agrio- (Greek > Latin: fields).
“Wild, savage; living in the fields” through Latin, ager, agri.
amat-, amor-, am- (Latin: love, loving; fondness for).
ami-, amic- (Latin: friend).
ambi-, amb- (Latin: both, on both sides; around, about).
ambul-, ambulat-, -ambulate, -ambulating, -ambulation -ambulator, -ambulatory, -ambulant, -
ambulic, -ambulism, -ambulist (Latin: walk, take steps, move around; from “to wander, to go
astray”).
anima-, anim- (Latin: animal life; breath; soul; mind).
Anima- is “a living being” from a Latin form meaning, “of air, having a spirit, living”, which in
turn comes from another form meaning, “breath of air, air, soul, life”.
anni-, annu-, enni- (Latin: year, yearly).
ante-, anti-, ant- (Latin: before, in front of, prior to, forward; used as a prefix).
Compare this element with anti-, meaning “against”. Anti-, with the meaning of “before”, is
found in very few words, such as: “antipasto” (from Italian). and “anticipate” with its various
forms, plus a few scientific terms.
aqua-, aquatic-, aqui-, aqu-, -aquatically, aque-, -aqueous (Latin: water).
audio-, aud-, audi-, audit- (Latin: hearing, listening, perception of sounds).
bene-, ben-, beni- (Latin: good, well) and bon- (Latin: good).
brevi-, brev- [brie-, bri-] (Latin: short).
cand-, can-, cend- (Latin: glow; white).
capit-, capt-, ceps-, chapt-, chef, cip-, -cup- (Latin: head, leader, chief, or first).
carno-, carn-, carne-, carni- (Latin: flesh, meat).
celer- (Latin: fast, speed, swift, rapid).
centi-, cent- (Latin: hundred; a decimal prefix used in the international metric system for
measurements).
This prefix is used in the metric [decimal] system as, one-hundredth [U.S.] and hundredth
[U.K.], and denotes 1/100th of a unit or 10-2 [0.01]. The metric symbol for centi- is c.
-cise, -cis, -cide (Latin: a suffix; to cut, cut).
-cide, -cides, -cidal (Latin: a suffix; kill, killer; murder, to cause death, slayer; cutter; “to cut
down”).
Don’t confuse this element with the another -cide that means “to cut”; although -cide, “death”,
is related to -cise, -cide, “to cut down”.
circum- (Latin: around, about, surrounding, on all sides; literally, “in a circle”).
com- [co-, cog-, col-, con-, cor-] (Latin: together, with; used as a prefix).
contra-, contro-, counter, contre- (Latin: against, opposed to, opposite, contrary; used as a
prefix).
cor-, cord-, cour- (Latin: heart).
corp-, corpor-, corpus- (Latin: body).
cred-, credit-, creed- (Latin: believe, belief, faith, confidence, trust).
cura-, cur- (Latin: heal, cure [care for, give attention to, to take care of]).
cur(r).-, curs-, -course (Latin: run, go).
dei-, div- (Latin: God, god [deity, divine nature]).
adieu (French): Goodbye (literally, “I commend you to god.”).
dento-, dent-, denta-, dentino-, denti-, dentin- (Latin: tooth, teeth).
51
dic-, dict- (Latin: talk, speak, say, tell, declare).
digit (Latin: finger, toe).
dor-, do-, don- (Greek > Latin: gift).
dorm-, dormi- (Latin: sleep, sleeping).
duo-, du- (Latin: two; a number used as a prefix).
duc-, -duce, -duct, -ducent, -ductor, -duction, -ductive, -ducer, -ducement, -ducation (Latin:
lead, leading, bring, take, draw).
equ-, equi- (Latin: same, equal, similar, even).
ex- (e-, ef-). (Latin: [out of, from]; [upward]; [completely, entirely]; [to remove from, deprive of];
[without]; [former]; used as a prefix).
extra-, extro- (Latin: beyond, outside, on the outside, outward, external; used as a prefix).
fac-, fact-, feas-, -feat, -fect, -feit, -facient, -faction, fic-, -fy, facil- (Latin: make, do, build,
cause, produce; forming, shaping).
fid-, fidel- (Latin: believe, belief, trust, faith).
fin- (Latin: end, last, limit, boundary, border).
flagr- (Latin: fire; burn, blaze).
fluct-, flucti-, -flux, flu- (Latin: flow, wave).
fortu-, fortun- (Latin: chance, fate, luck).
frag-, frang-, fract-, fring- (Latin: break).
fug-, -fuge, -fugit (Latin: drive away, flee, fly, run away).
grad-, -grade, -gred, -gree, -gress (Latin: walk, step, take steps, move around; walking or
stepping).
grav-, griev- (Latin: heavy, weighty).
habili-, habil- (Latin: clothe, clothing; that which may be easily handled, suitable, fit, proper).
ign-, igni-, ignis- (Latin: fire, burn).
inter- (Latin: between [also: among, mutually, together]; used as a prefix).
intra- (Latin: within, inside, on the inside; used as a prefix).
jet-, -ject, -jecting, -jected, -jection, -jector, -jectory; jac- (Latin: throw, send, fling, hurl, cast;
gush; spurt).
junct-, jug- (Latin: join, unite, yoke).
lav-, lava-, lavat- (Latin: wash, bathe).
linguo-, lingu-, lingua-, -linguist, -linguistic, -linguistical, -linguistically (Latin: tongue,
language).
luco-, luc-, luci-, lux, -lucence, -lucent (Latin: light, shine).
locu-, loc- (Latin: talk, speak, say, word, speech).
lumen-, lumin-, lum- (Latin: light, shine; source).
luna-, luni-, lun-, lunu- (Latin: moon, light, shine).
magni-, magn- (Latin: large, big, great).
mal-, male-, mali- (Latin: bad, badly, harsh, wrong; ill; evil; abnormal, defective).
This combining form has no etymological connection to “male”, meaning “man” or
“masculine”; despite what some women may think.
manu-, man-, mani- (Latin: hand).
medio-, medi- (Latin: middle).
migr-, migrat- (Latin: wander, moving).
milli- [MIL i], mille-, mill-, mili- (Latin: thousand; a decimal prefix used in the international
metric system for measurements).
In the metric [decimal] system, milli- denotes 1/1 000 of a unit, thousandth [U.S.] and
thousandth part [U.K.]; 10-3 [0.001] The metric symbol for milli- is m.
mini-, minor-, minut-, minu- (Latin: small, little).
miss-, -miss, -mis-, -mit, -mitt- (Latin: send, let go, cause to go; throw, hurl, cast).
mort-, mor-, mori- (Latin: death, dead).
multi-, mult- (Latin: many, much; used as a prefix).
nom-, nomen-, nomin-, -nomia, -nomic (Latin: name).
Don’t confuse this element with the Greek nomo- that means “law”.
non- (Latin: nothing, not).
novo-, nov-, novi- (Latin: new, recent; used as a prefix).
omni-, omn- (Latin: all, every).
pac-, peac-, peas- (Latin: peace, calm).
pari-, par- (Greek: same, equal, equality, equal value). and peer, pair (Latin: same, equal,
similar).
52
pass-, pati- (Latin: suffering, feeling; enduring).
ped-, pedi-, -pedal, -ped, -pede, -pedia (Latin: foot).
petro-, petr-, petri-, peter- (Greek > Latin: stone, rock).
port-, portat- (Latin: carry, bring, bear).
port- (Latin: door, gate, entrance, harbor).
poten-, pot-, poss-, -potent, -potence, -potency, -potential (Latin: power, strength, ability).
pre- (prae-) (Latin: before [both in time and place]; used as a prefix).
pro-, por- (Greek > Latin: before; forward; for, in favor of; in front of; in place of, on behalf of;
used as a prefix).
quir-, quisit-, quis-, que-, quer-, quest-, -quirement, -quirable, -quisition, -quisitive (Latin: ask,
seek).
re-, red- (Latin: back, backward, again; used as a prefix).
retro-, retr- (Latin: back, backward, behind; used as a prefix).
rupt-, -rupting, -ruption (Latin: break, tear, rend; burst).
sana-, sani-, san- (Latin: healthy, whole; by extension: cure, heal, take care of).
sci-, -science, -sciently, -scientific, -scientifically, -scient, -sciently (Latin: know, learn,
knowledge).
scrib-, script-, -scribe, -scription, -scriptive (Latin: write, record).
sec-, seg-, -sect, -section, -sectional (Latin: to cut).
semi- (Latin: half, partly, twice; used as a prefix).
senso-, sens-, sensi-, sensori-, sent- (Latin: feeling, sensation, perception through the senses,
be aware, discern by the senses).
sed-, sedat-, -sid, -sess (Latin: sit).
sol-, soli-, solo- (Latin: sun).
soli-, sol- (Latin: one, alone, only).
solv-, -solu-, solut-, -sol, -soluble, -solubility, -solvent (Latin: loosen, dissolve; untie, set free).
sono-, son-, sona-, -sonous, -sonic, -sonically (Latin: sound).
spec-, spic-, spect-, spectat-, spectro- -spectr, -spectful, -spection, -spective (Latin: see, sight,
look, appear, behold, and examine).
spiro-, spir-, spira-, spirat-, -spire, -spiring, -spiration, -spirational (Latin: breath of life, breath,
breathing, mind, spirit, courage, “soul”).
stato-, stat-, sta-, -static, -stasi, staso-, -stasis, -stasia, -stacy, -stitute, -stitution, -sist, -stasic, -
stit- (Greek: standing, stay, make firm, fixed).
stell- (Latin: star).
stru-, struct-, -structure, -struction, -structive (Latin: build, construct, place together, arrange).
sub- (Latin: under, below [suc-, suf-, sug-, sum-, sup-, sur-, sus-]; used as a prefix) andsubter-
(Latin: under, beneath, secretly, less than; formed from sub-; used as a prefix).
Don’t confuse the sur- in this element with the sur- in super-. Note: sub- regularly means
“under”, but it often changes its form as it retains its meaning:
super-, supra-, sur- (Latin: above, over, more than; excessive).
Sur- is a form of super- formed through the French and shouldn’t be confused with another
assimilated sur- form that comes from sub- and means: “under, below, beneath”. In some
words, super- is amplified to mean: “on top of; higher in rank or position than; superior to;
greater in quality, amount, or degree than others of its kind; to a degree greater than others of
its kind; to a degree greater than normal; extra, additional”.
tempo-, tempor- (Latin: time, occasion).
Don’t confuse this tempo- element with other words that refer to the temples, such as the
flattened sides of the forehead or the buildings used for religious worship or services. They
simply have no connection.
ten-, tent-, tin-, -tain, -tainment, -tenance, -tinence (Latin: hold, grasp, have).
trans-, tran-, tra- (Latin: across, through, over, beyond, on the far side of; used as a prefix).
Don’t confuse the tra- in this element with another tra- in “drag” or “draw”. Trans- becomes
tra- before the consonants -d, -j, -l, -m, -n, and -v.
ultra-, ult- (Latin: beyond, on the other side; excessive, to an extreme degree).
uni-, un- (Latin: one, single; a number used as a prefix).
vaga-, vag- (Latin: wander, move around).
veloci-, veloc-, velo- (Latin: fast, speed, swift, and rapid).
veri-, ver- (Latin: true, truth, real, truthfulness).
verg-, -vergent, -vergence (Latin: bend, curve, turn, tend toward, incline).
vers-, vert-, -verse, -version, -version, -versation, -versary, -vert, vort-, vors- (Latin: bend,
53
turn).
via- [-vey, -voy-] (Latin: way, road, path).
vid-, video-, vis-, -vision, -visional, -visionally, visuo-, vu- (Latin: see, sight, view, look,
perceive).
vir-, viri-, virtu-(Latin: man, manliness; manhood; husband).
vita-, vito-, vit- (Latin: life, living, pertaining to life, essential to life).
voc-, voca-, vocat-, -vocation, -vocative, -vocable, vok-, -voke (Latin: call, talk, speak, say,
voice, word).
volen-, volunt-, voli-, vol- (Latin: will, free will, free choice; wish, personal desire).
volv-, volu-, -volve, volut-, -volute, -volution (Latin: bend, curve, turn, twist, roll).
vor-, vora-, -vore, -vorous, -vores, -vora, -vory (Latin: eat, consume, devour).
(Adapted from Lexfile International, October 5th 2001)
Bước 3: Phép thử
Hãy tự mua cho mình một cuốn từ điển tốt và ngồi làm các phép thử. Ví dụ đối với gốc từ
aqua, hãy tra tất cả các từ bắt đầu bằng aqua trong từ điển xem chúng có nghĩa gì liên quan
đến “nước” không, bạn sẽ thấy thực sự ngạc nhiên khi tự mình khám phá ra quy luật cấu tạo
và ý nghĩa của từ vựng trong tiếng Anh. Nhớ là bạn phải kiên trì đấy.
Bước 4. Luyện tập
Bước này rất quan trọng, vì chỉ có luyện tập mới có thể giúp bạn có được sự thành công.
Nên thường xuyên đọc sách báo và cố gắng đoán nghĩa mỗi khi bạn gặp từ mới. Bằng cách
này, bạn sẽ từng bước vận dụng được các gốc từ mình vừa học và rèn luyện được kỹ năng
nhận biết ý nghĩa trong các từ tiếng Anh được cấu tạo từ gốc La tinh và Hy lạp. Chúc bạn
thành công.
Bí quyết học nghe
Kỹ năng nghe đóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành nên các kỹ năng và kỹ xảo nói,
đọc, viết khi học một ngoại ngữ (Hàng ngày
trung bình người ta nghe nhiều gấp 2 lần so
với nói, gấp 4 lần so với đọc và 5 lần so với
viết).
HỌC CÁCH NGHE
Kỹ năng nghe đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành nên các kỹ năng và kỹ xảo nói, đọc, viết khi học một ngoại ngữ (Hàng ngày trung bình người ta
nghe nhiều gấp 2 lần so với nói, gấp 4 lần so với đọc và 5 lần so với viết).
Để tạo điều kiện nghe được tốt hơn, bạn cũng phải tự đánh giá được khả năng nghe của mình. Phải xây
dựng cho mình một phương pháp nghe riêng, xây dựng tính tự tin bằng việc phán đoán nội dung nghe.
Trong khi nghe, bạn phải chú ý đến các từ chuyển tiếp như Firstly, Secondly… Điều này sẽ giúp bạn
định hình được ý chủ đạo của bài và dễ dàng suy đoán nội dung.
Các nhà giáo học pháp ngoại ngữ khuyên bạn nên vận dụng phương pháp “tắm ngoại ngữ”. Ở nhà bạn
hãy thường xuyên bật băng cát xét, VCD bất cứ lúc nào có thể. Hãy tạo cho mình một môi trường học
tập có tính thường xuyên và liên tục. Theo cách này, mặc dù bạn không chủ động học nhưng kiến thức
sẽ vào đầu lúc nào không biết.
54
Bí quyết học nói tiếng Anh
Khi học nói, phải hết sức chú trọng đến cách
phát âm của từng từ và ngữ điệu trong câu.
Chú ý vào độ chính xác của từ vựng, ngữ
pháp, sắc thái ngôn ngữ và đặc biệt là đảm
bảo lời nói phải mang ý nghĩa.
Bí quyết học nói tiếng Anh
Khi học nói, phải hết sức chú trọng đến cách phát âm
của từng từ và ngữ điệu trong câu. Chú ý vào độ chính xác của từ vựng, ngữ pháp, sắc thái ngôn ngữ và
đặc biệt là đảm bảo lời nói phải mang ý nghĩa.
Hãy rèn luyện cho mình tính tự tin trong các tình huống giao tiếp thực sự thông qua thảo luận, trao đổi
thông tin với bạn bè. Trên lớp học phải tận dụng được hết các tình huống giả lập mà giáo viên tổ chức.
Nên chọn lọc các câu có tần suất sử dụng cao và áp dụng phương châm “học câu mẫu thay cho mẫu
câu”. Thay vì học các cấu trúc khô cứng, bạn nên tự đặt câu trong các tình huống cụ thể và vận dụng
chúng một cách linh hoạt. Thư viện trong website của Globaledu có rất nhiều câu và các đoạn hội thoại
mẫu sẽ giúp bạn có thêm nguồn tư liệu để phát triển kỹ năng này.
Trong khi học trên lớp, bạn đừng sợ mắc lỗi. Hãy nhớ rằng bạn đang là học viên, vì chưa biết nhiều và
nói chưa chính xác nên bạn mới phải học. Sự hỗ trợ của giáo viên và sự rèn luyện của bản thân một
cách thường xuyên sẽ dần dần giúp bạn sử dụng được tiếng Anh chính xác và tốt hơn trong các tình
huống giao tiếp xã hội và trong công việc.
Những lời khuyên khi ghi chép bài
Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn ghi
chép bài hiệu quả hơn:
1. Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử
đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về
những vấn đề gì trong lớp học.
2. Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học
thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ
những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là
bạn sẽ không thểghi chép bài nếu không
đến lớp.
3. Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng gáy kiểu
xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép.
4. Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có
thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy.
5. Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Ngoài ra,
nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên.
6. Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi chép
nếu bạn không có bút.
7. Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan
trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy.
8. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ xung sau. Nếu bạn không nhớ
những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác.
9. Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ xung thêm sau đó
10. Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo viên trước.
55
11. Dùng các ký hiệu đểghi bài nhanh hơn
12. Chú ý lắng nghe những lời quan trọng.
13. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo viên
ghi trên bảng.
14. Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tinvào
5 – 10 phút cuối.
15. Dành khoảng10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này ban có thể
thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chư hiểu.
16. Ghi nhanh từ mới, những ý tưởng hay khái niệm mới lạ vào sổ tay.
17. Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan
trọng.
18. Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1 hay 2
người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.
19. Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh chóng tìm
được các tài liệu này khi kỳ thi đến.20. Đừng quên ghi chép khi đọc . Nếu bạn ấn
tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ
không thể giúp bạn nhớ được các thông tin đó
Bùi Ánh Hồng
Bí quyết đọc hiểu và đọc lướt tiếng Anh
Hẳn bạn đã nghe về những người có khả năng
đọc được 2.500 từ chỉ trong một phút. Có thể
họ có được khả năng đó. Tuy nhiên sẽ thật sai
lầm khi đánh đồng khả năng đọc nhanh với
việc hiểu được nội dung
Bí quyết đọc hiểu và đọc lướt tiếng Anh
Hẳn bạn đã nghe về những người có khả năng
đọc được 2.500 từ chỉ trong một phút. Có thể họ
có được khả năng đó. Tuy nhiên sẽ thật sai lầm
khi đánh đồng khả năng đọc nhanh với việc hiểu
được nội dung. Nói chung, đọc là một quá trình
tổng hợp không chỉ đòi hỏi nắm được từ ngữ mà còn cả dấu câu, cú pháp, ngữ pháp, tục
ngữ và cảm thụ được cảm xúc của người viết...
Khi đọc, điều quan trọng không phải là tốc độ mà la khr năng nắm được nội dung. Khó có thể
định lượng khả năng này, và có lẽ càng khó mang nó ra thi thố. Nhưng kỹ năng hiểu thực sự
cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Thời đại thông tin hiện nay đòi hỏi không những khả
năng tích lũy thông mà còn cần cả khả năng xủa lý thông tin. Hãy tham khảo một số phương
pháp đọc hiểu sau:
Trước tiên, bạn cần phải biết rằng không phải câu từ đều có chức năng giống nhau. Một số
từ dùng chỉ vật như danh từ, những từ khác lại dùng để chỉ đặc tính của vật như tính từ,
trong khi động từ lại dùng để diễn đạt hành động, còn trạng từ dùng để bổ nghĩa cho hành
động. Nắm được phương thức tổ chức của các nhóm từ cơ bản trên trong văn cảnh của một
câu cho sẵn sẽ rất tiện lợi.
Ví như, thông thường các danh từ đứng ở đầu câu. Chúng giữ vai trò rất quan trọng trong
việc chỉ ra câu đó nói về ai, về cái gì. Tính từ đứng ngay trước danh và truyền tải thông tin ít
hơn danh từ vì chức năng cơ bản của tính từ là làm rõ nghĩa cho danh từ. Có nhiều danh từ
như “House”, “boy” hay “eternity”..., tự bản thân những từ đãhàm nghĩa. Thật ra, ngoài từ“
long” thì còn có từ nào đó vẫn có thể bổ nghĩa cho từ “eternity”?
Động từ thì đứng sau danh từ. Chúng giúp người đọc biết được hoạt động của chủ ngữ. Điều
này rất quan trọng vì ccá hành động thường truyền tải rất nhiều thông tin về trạng thái và tình
huống. Ví dụ trong câu “ the man shudded...” thì ta không những thấy được trạng thái rùng
mình mà còn cảm nhận được cảm xúc của ông ta và những tình huống lý giải cho trạng thái
đó.
Trạng từ thường đứng sau động từ để mô tả cụ thể hành động. Ví dụ, như câu “ he smiled
happily” và câu “he smiled sarcastically” có nghĩa rất khác nha. Cũng như tính từ, trạng từ
được phân biệt nhờ tầm quan trọng của chúng đối với việc hiểu, vì trạng từ còn phụ thuộc
56
vào động từ trong câu. Nói chung các động từ như “crying”, “ shouted”... thì tự chúng cũng có
sắc thái nghĩa, còn những động từ khác như“gave”, “said”, dreams” có sắc thái nghĩa mờ
hơn.
Khi biết được các nhóm từ cơ bản và hình thức tổ chức của chúng, người đọc sẽ dễ dàng
hiểu toàn bộ ý nghĩa của câu. Đặ biệt là đối với trẻ em, sẽ rất tốt nếu chúng biết được trạng
từ là gì, vị trí và vai trò của trạng từ trong câu.
Việc đọc lướt cũng rất hữu ích. Đây là kỹ năng rất cần thiết cho các doanh nhân và sinh viên.
Nó giúp người đọcphân biệt được phânf nào quan trong hơn còn phần nào kém quan trọng
hơn trong một mẩu tin. Phần quan trọng hơn thường là danh từ (đặc biệt là những cái tên
trong một mẩu tin về sự kiện có thật) và các động từ. Những điểm khác cần lưu ý khi đọc
lướt là các con số ( như số liệu thống kê, ngày tháng) và thời của động từ (liệu hành động
được diễn ra ở thời quá khứ, hiện tại hay tương lai) . Những phần quan trọng hơn có thể là
các từ như a, the, or, and, if, as... các từ được lặp lại, hay một số tính từ và trạng từ.
Dưới đây là một câu chuyện hư cấu và một mẩu tin có thật
Chúng ta đánh dấu những phần quan trọng giúp hiểu nội dung văn bản:
“ Suddenly, he ad a loud bang in the distance. Mark’s head began to spin wildly. The
explosion had been close, too close. Panicking, he clutched desperately at his cameraturned
to flee. Them, a voice, faint but growing stronger, crept towards him. He looked round, it was
a young girl. “ Mark, are you okay? Mark didn’t know whether to laugh or cry. He was alive.
That was all he knew”
Trong 71 từ có trong văn bản trên, chỉ cần phải hiểu 38 từ. Vì vậy, không cần phải dùng một
kỹ thuật đặc biệt nào cũng có thể đọc nhanh gấp đôi nhờ kỹ năng đọc lướt.
Thêm một ví dụ
“ In November 1918, the great war finished. Some 20 million men, women, children are
estimated to have perished during the year of conflict and the flu epidemic which ensued. The
German leader, kaiser Wilhelm was replaced with an embryonic new republic, called Weimar.
It would have to tackle, in 1923, spiralling hyper-inflation, and later the vise and rise of Adolf
Hiler and his Naris. The first war was only the five number of a conflagration still get to S”
Với những mẩu tin có ngày tháng và tên gọi như mẩu tin trên thì kỹ năng đọc lướt thực sự
hữu dụng để hiểu thông tin.
Thu Giang
Tôi đã có thể có rất nhiều cơ hội trong công việc
nếu tôi giỏi ngoại ngữ
Tôi bắt đầu học tiếng Anh từ lúc vào học lớp
10 PTTH. Đến nay đã 11 năm và hiện giờ tôi
đang làm việc ở một cơ quan Nhà nước. Công
việc của tôi liên quan đến lĩnh vực thông tin
báo chí của một Ngành. Tôi đã có thể có rất
nhiều cơ hội trong công việc nếu tôi giỏi ngoại
ngữ vì chỗ tôi làm việc thường xuyên có
những khoá đào tạo ngắn và dài hạn ở nước
ngoài.
Tôi bắt đầu học tiếng Anh từ lúc vào học lớp 10
PTTH. Đến nay đã 11 năm và hiện giờ tôi đang
làm việc ở một cơ quan Nhà nước. Công việc của tôi liên quan đến lĩnh vực thông tin báo chí
của một Ngành. Tôi đã có thể có rất nhiều cơ hội trong công việc nếu tôi giỏi ngoại ngữ vì
chỗ tôi làm việc thường xuyên có những khoá đào tạo ngắn và dài hạn ở nước ngoài.
Một vài dòng giới thiệu cho thấy tôi là một người không giỏi về ngoại ngữ lắm. Tôi viết bài
này không phải để phổ biến một kinh nghiệm hoặc phương pháp hay để học ngoại ngữ mà
với mục đích để có thể được mọi người chia sẻ những kinh nghiệm hay cũng như rút ra
những bài học cho mình. Tôi tin đây cũng là tình trạng chung của rất nhiều người.
Học không bài bản
Sau khi học hết chương trình tiếng Anh bậc trung học (giáo trình streamlines English A, B),
tôi đã có một kiến thức cơ bản nhất về ngoại ngữ (tiếng Anh). Lúc đó tôi đã có thể sử dụng
57
được tiếng Anh trong những trường hợp giao tiếp thông thường. Để có thể vững vàng hơn
nữa, tôi đã đăng ký học thêm ở một trung tâm đào tạo ngoại ngữ, cấp độ tiếng anh cơ bản
với giáo viên là sinh viên ngoại ngữ dạy thêm.
Tiếp đó lên Đại học, tôi lại học lại chương trình tiếng Anh cơ bản A và B và học 2 kỳ tiếng
Anh chuyên ngành. Trình độ của tôi lúc này vẫn chưa đi đến đâu cả. Những năm cuối Đại
học tôi đã tham gia một lớp học gia sư nhằm tăng cường kiến thức. Kết thúc khoá học này,
trình độ TA của tôi có khá hơn trước một chút.
Trong quá trình chờ xin việc, tôi đã tham gia một khoá tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ
quốc tế, do giáo viên nước ngoài dạy. Tất cả đều xoay quanh những kiến thức cơ bản. Tôi
vẫn chưa định hình được rõ nét trình độ ngoại ngữ của mình.
Học mà không hành
Trong quá trình học rất nhiều khoá như vậy, nếu chăm chỉ và biết cách vận dụng chắc trình
độ tiếng anh của tôi cũng không đến nỗi nào. Song, vì không ý thức được, cũng như chưa
xác định được mục tiêu rõ ràng cũng như không áp dụng vào thực tế nhiều nên kiến thức học
được của tôi dần mai một. Sau này khi đi làm, có tiếp xúc với một số tài liệu tiếng Anh, đặc
biệt với Internet nên tôi thỉnh thoảng cũng đọc, thử dịch bài và đã có một số bài được đăng
trên các ấn phẩm trong Ngành. Tuy vậy trình độ tiếng anh của tôi vẫn chưa đáp ứng với yêu
cầu, đặc biệt là những công việc tôi dự định làm.
Không tạo thói quen thường xuyên học
Lúc thích thì học (đọc), không thích thì thôi, ngày học, ngày không đó là thói quen thất
thường của tôi khiến trình độ ngoại ngữ của tôi không khá lên được.
Tôi thấy bản thân mình cũng như các bạn vào ở vào trường hợp như tôi, để có thể sử dụng
thành thạo một tiếng anh thì cần phải:
Xác định mục tiêu rõ ràng, học để làm gì
Lên kế hoạch học tập thường xuyên, sử dụng tiếng Anh trong nhiều trường hợp
Đăng ký theo một chương trình học phù hợp nhất
Cuối cùng cần xác định đó là một phương tiện vô cùng quan để có thể tiếp cận và khám phá
nguồn tri thức rộng lớn của toàn nhân loại.
PHAM THANH BINH__
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top