kinh nghiem tim viec
Bạn sẽ làm gì khi bị Sếp mắng
Bị “ăn mắng” trong công việc là chuyện hết sức bình thường của bất kỳ một môi trường công sở nào, thường do lỗi lầm nghiêm trọng của nhân viên gây ra, hoặc do người quản lý bị áp lực gặp.... tuy nhiên điều này khiến nhân viên cảm thấy xấu hổ và giá trị bản thân giảm sút trầm trọng. Không ai mong muốn như vậy nhưng theo các chuyên gia nhân sự, trong môi trường làm việc căng thẳng như hiện nay, tình huống thiếu chuyên nghiệp đó lại khá phổ biến.
“Có hàng đống lí do khiến mọi người quát mắng nơi công sở, như do tức giận, căng thẳng, thất vọng, tính sĩ diện cá nhân, thiếu ngôn từ chuyên nghiệp…”, Chris Posti, chủ tịch của công ty tư vấn nhân sự Posti và Cộng sự, giải thích. Và ông đưa ra lời khuyên cho những người rơi vào tình huống này: “Nếu không may rơi vào trường hợp như vậy, cái giá cho những phản ứng của bạn có thể phụ thuộc vào người lớn tiếng với bạn. Nhưng cho dù vấn đề là gì, bước đầu tiên cần làm là luôn duy trì sự bình tĩnh.”
Cụ thể hơn, các chuyên gia nghề nghiệp đã đưa ra một số lời khuyên giúp bạn ứng xử khi bị khách hàng, đồng nghiệp và sếp mắng:
Đối với khách hàng
Nếu khách hàng lớn tiếng trong khi bạn đang cố gắng giúp đỡ anh/ cô ấy, bạn có thể chần chừ không biết cách phản ứng và thấy khó chịu. Nhưng điều cần làm là chú ý lắng nghe những điều khách hàng muốn nói, như lắng nghe một người góp ý về sản phẩm hay công ty bạn. Posti đưa ra lời khuyên: “ Hãy cố gắng thấu hiểu tình huống từ quan điểm của khách hàng dù bạn bị đối xử tồi tệ ra sao bởi đó là cách thể hiện sự chuyên nghiệp.”
Jonar Nader, tác giả cuốn sách “ How to lose friends and Infuriate your boss”, góp ý thêm: “ Phản ứng lại là điều không nên. Một khách hàng nóng tính sẽ không lắng nghe những gì bạn nói nên tốt nhất hãy để họ trút hết cơn giận của mình”. Nếu phản ứng lại một cách tiêu cực, khách hàng sẽ càng giận dữ hơn và có nguy cơ dẫn tới một cuộc cãi vã lớn. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu tới bạn và công ty. Còn nếu khách hàng vẫn không hài lòng, có lẽ đã đến lúc người quản lí của bạn vào cuộc
Đối với đồng nghiệp
Bị những người làm việc cùng mình hàng ngày lớn tiếng mắng mỏ có thể là điều khó chấp nhận. Nhưng hãy nhớ một cuộc tranh cãi với đồng nghiệp có thể gây ra hậu quả trong dài hạn. Vì vậy, bạn cần khéo léo ứng xử để mọi chuyện kết thúc trong hòa bình. Thay vì phản ứng lại ngay lập tức, hãy chờ cho tới khi đồng nghiệp của bạn bình tĩnh. Matt Angello, chuyên gia của tập đoàn tư vấn Bright Tree, nói: “ Hãy gặp họ sau khi tình huống đã nguội, tất nhiên không thể bỏ qua nó”.
Hãy bình tĩnh nói với họ rằng bạn mong muốn được làm việc trong môi trường mọi người tôn trọng lẫn nhau nên bạn không đánh giá cao hành động thiếu chuyên nghiệp của đồng nghiệp và rằng mâu thuẫn giữa 2 bên cần được giải quyết triệt để theo cách nhẹ nhàng hơn.
Alexander Kjerulf, tác giả cuốn sách Happy hour is 9 to 5, bổ sung thêm “ Sau khi nói lên suy nghĩ của mình, hãy cố gắng xây dựng lại mối quan hệ với đồng nghiệp. Dù có mất thời gian, bỏ qua mâu thuẫn và tiếp tục đồng hành cùng nhau sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong công việc.
Đối với sếp
Khi cấp trên lớn tiếng, thật khó để bạn có thể giải quyết bằng lí trí. Nhưng nếu phản ứng lại một cách gay gắt sau khi bị sếp mắng mỏ, bạn có thể phải đánh đổi bằng công việc của mình. Hãy bình tĩnh tìm cách kiểm soát vấn đề trước khi đưa ra quyết định.
Trước tiên, hãy xem xét lại bản thân mình. Nader nói: “ Bạn nghĩ rằng sếp vô cớ hét lên với mình vì những điều nhỏ nhặt nhưng có thể những sai lầm nhỏ đó có thể gây ra hậu quả lớn và sếp to tiếng để bạn nhận thức được vấn đề một cách nghiêm túc. Hãy cân nhắc kĩ trước khi thực hiện một cuộc nói chuyện với sếp. Nói với sếp rằng bạn đã nhận thức được vấn đề và bạn mong sếp sẽ có cách tiếp cận khác hơn là to tiếng với nhân viên trước mặt mọi người. Nếu tai nạn đó chỉ xảy ra một lần, tốt nhất là hãy để sếp trút hết bực dọc. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục cảm thấy liên tục bị mắng mỏ, có thể đã đến lúc thay đổi công việc hoặc tới phòng nhân sự.
Nader kết luận: “ Quan trọng hơn, hãy coi đây là kinh nghiệm học hỏi. Mọi việc đều mang đến cho chúng ta một bài học gì đó. Một sếp bất lịch sự dạy bạn cách không nên cư xử với mọi người.”
Nguồn: Sưu tầm từ báo dân trí
Lưu ý: Tài khoản tuyển dụng không đăng quá 5 tin cho cùn
Chuẩn bị tốt hơn trước một cuộc phỏng vấn quan trọng
Những điều nhắc nhở dưới đây sẽ giúp cho bạn bình tĩnh, tự tin và chuẩn bị tốt hơn khi bước vào cuộc phỏng vấn quan trọng...
Một tuần trước khi phỏng vấn
1. Bạn hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Hãy tìm những thông tin đặc biệt về công ty đó. Có thể vào mạng để tìm kiếm những điều thú vị về công ty, nói chuyện với những nhân viên đang làm việc hoặc ngay cả những người đã nghỉ việc về những kinh nghiệm và những ấn tượng của họ về công ty.
Sau đó bạn hãy nghiên cứu về những sản phẩm dịch vụ, ngành nghề kinh doanh, thị trường, vị trí địa lý, kết cấu, lịch sử, nhân viên và những thông tin quan trọng khác của công ty. Và ắt hẳn công ty đang có những xu hướng mới để phát triển, bạn nên tìm hiểu về điều đó.
2. Bạn hãy cố gắng tìm hiểu về những đối thủ cạnh tranh chính của công ty và có vài nghiên cứu sơ lược xem họ khác với công ty mà bạn sắp phỏng vấn như thế nào?
3. Hãy chuẩn bị những ví dụ cụ thể về những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn cho thấy là rất cần thiết cho công ty. Luyện tập cách trả lời những câu hỏi mà họ có thể hỏi tới như những kinh nghiệm, trình độ học vấn, những kỹ năng và chúng có mối liên quan như thế nào đến vị trí mà bạn dự tuyển.
Hãy chuẩn bị để “tô màu” giữa kinh nghiệm của bạn và sự cần thiết cho công ty là một trong những kỹ năng phỏng vấn quan trọng nhất mà bạn sẽ cần đến.
4. Tự nhận xét về những ưu điểm và khuyết điểm của mình, nhưng tìm cách khôn khéo nhất để điều chỉnh nó theo chiều hướng tốt.
5. Hãy chuẩn bị một số câu hỏi thật thông minh để hỏi thăm về công ty và vị trí ứng tuyển. Điều đó sẽ chứng minh rằng bạn có sự tìm hiểu kỹ càng về công ty và bạn thật sự quan tâm đến vị trí dự tuyển này.
6. Hãy thử lại quần áo và chắc chắn rằng nó vẫn còn thích hợp cho bạn . Nếu cần thiết thay đổi, ban nên sắp xếp thêm thời gian để tìm kiếm những trang phục khác thích hợp hơn
Một ngày trước khi phỏng vấn
1. Liên hệ với công ty để xác nhận đúng ngày tháng và thời gian cho cuộc phỏng vấn của bạn. Cũng có thể xác nhận lại tên và chức danh người mà bạn sẽ gặp trong cuộc phỏng vấn.
2. Hãy nhớ lời hướng dẫn về địa điểm cuộc phỏng vấn. Để chắc chắn hơn, bạn có thể kiểm tra ít nhất hai lần về địa điểm đó bằng bản đồ. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn biết đường và tính được thời gian đến công ty đó. Bạn cũng đừng quên tính thêm giờ kẹt xe.
3. Sắp xếp toàn bộ mọi thứ mà bạn cần phải mang theo cho cuộc phỏng vấn. Nên kiểm tra kỹ càng các vết đốm, những vết nhăn hoặc những vết rách.
4. In thêm vài bản về sơ yếu lý lịch và cố gắng tóm gọn chúng trên một mặt giấy. Dù rằng, người phỏng vấn đã có một bản sơ yếu lý lịch của bạn thì dự phòng một hoặc nhiều bản sao sơ yếu lý lịch vẫn là một ý tưởng hay.
Đêm trước ngày phỏng vấn: Hãy ngủ một giấc thật ngon
1. Não của bạn cần đầy đủ nhiên liệu để kể về những thành tích, kinh nghiệm của mình cho họ thấy. Vì thế, tôi có thể nói rằng: có một ngày não của bạn cần 110% nhiên liệu thì đó chính là ngày phỏng vấn. Đừng có tiết kiệm đồ ăn uống. Nhưng hãy thận trọng với những thức ăn có nhiều cacbonhydrat vì ăn nhiều chất này có thể là nguyên nhân làm cho bạn uể oải.
2. Hãy thay trang phục sớm hơn. Như vậy bạn sẽ không cảm thấy bực bội hay khó chịu như khi mới mặc đồ. Hãy chú ý đến những chi tiết như đánh răng, chải đầu, dùng phấn thơm… Và bạn hãy nhớ rằng ấn tượng đầu tiên có thể bộc lộ cho người đối diện hiệu rất nhiều về con người và tính cách của bạn.
3. Đừng quên cầm theo những bản sao sơ yếu lý lịch, đơn xin việc và cặp giấy...
4. Hãy cho phép mình dành nhiều thời gian cho cuộc phỏng vấn. Bạn nên đến sớm hơn khoảng 15 phút.
5. Hãy mỉm cười và chào hỏi mọi người mà bạn gặp trong cuộc phỏng vấn ngay lần đầu tiên. Bạn cũng có thể mỉm cười và bắt tay họ 1 lần nữa khi cuộc phỏng vấn kết thúc.
6. Hãy thư giãn nếu bạn đã chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn. Hít thở thật sâu và ngủ một giấc thật ngon cho đầu óc thỏai mái và sảng khoái.
Sau cuộc phỏng vấn
Bạn hãy viết một lá thư cảm ơn tới người đã phỏng vấn bạn
Trắc nghiệm vui - bạn phù hợp với loại công việc nào?
Nào, để xem bạn phù hợp với công việc gì nhé! Trước khi đưa ra quyết định xem bạn phù hợp với loại công việc nào thì bạn hãy lựa chọn 3 hoặc 4 trong số 16 câu dưới đây rồi so sánh kết quả xem bạn thuộc nhóm nào?
1. Tôi thích chơi các môn thể thao mạo hiểm
2. Tôi không thích bảo người khác phải làm gì
3. Tôi thích một mình hơn là trước đám đông
4. Tôi thấy thật đơn giản khi đặt ra mục tiêu riêng
5. Tôi gặp khó khăn khi đưa ra quyết định
6. Tôi cảm thấy khó khăn để làm quen với những người mới
7. Tôi thích du lịch nước ngoài
8. Bạn bè đôi khi phàn nàn rằng tôi bỏ quên họ
9. Tôi thích lắng nghe ý kiến và lời khuyên của người khác hơn là đưa ra ý kiến và lời khuyên của mình.
10. Tôi không thích nghe ý kiến của người khác nếu họ không nổi tiếng
11. Tôi thích tìm ra phương án giải quyết mới hơn là làm theo những cái cũ
12. Tôi thích là đội trưởng hơn là làm thành viên
13. Tôi rất dễ bị run
14. Tôi không ngại đi bất cứ nơi đâu với bạn bè của tôi miễn là họ cảm thấy vui vẻ.
15. Tôi thích những bộ thời trang mới nhất
16. Tôi thích chịu trách nhiệm hoàn toàn về những cái tôi đã làm.
=========================================================
Cách tính điểm:
A: 1 7 11 15
B: 2 5 9 14
C: 3 6 10 13
D: 4 8 12 16
Nhóm A: Tuýp người làm kinh doanh
Bạn là người thích phiêu lưu mạo hiểm. Bạn thích những thử thách mới và rủi ro. Bạn có thể tìm thấy thành công trong những công việc giống như là lĩnh vực thị trường chứng khoán hoặc là bất cứ công việc nào khiến bạn sử dụng được những tài năng của bạn một cách hiệu quả.
Nhóm B: Tuýp người làm việc tập thể
Bạn làm việc rất tốt với mọi người nhưng bạn lại không thích chịu trách nhiệm cho người khác. Bạn thích làm những việc người khác bảo hơn là làm những việc do bạn nghĩ ra. Bạn thích hợp với làm việc trong ngành lực lượng vũ trang hoặc làm ở các cơ quan nhà nước.
Nhóm C: Tuýp người làm việc văn phòng
Bạn hơi nhút nhát, và bạn cảm thấy khó khăn để hoà nhập với những người mới. Bạn thích hợp làm những công việc mà không phải đối mặt với nhiều người lạ hàng ngày. Ví dụ như là làm nghiên cứu hoặc người quản lý thư viện.
Nhóm D: Tuýp người làm lãnh đạo
Bạn tin tưởng vào khả năng của bạn và bạn thích ra lệnh hơn là làm theo lệnh của người khác. Bạn thích có rất nhiều người vây xung quanh và bạn sẽ thành công trong những công việc về quản lý hay liên quan đến bán hàng.
Những kiểu ứng viên gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng
Giữa hàng trăm người đi xin việc, nhà tuyển dụng sẽ ghi nhớ, sẽ ấn tượng với những kiểu ứng viên nào? những kiểu ứng viên dưới đây chắc chắn sẽ gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Ứng viên chuẩn bị kỹ càng nhất
Nhà tuyển dụng luôn thích những ứng viên chăm chỉ và tỉ mỉ với bất kỳ công việc gì. Việc ứng viên đầu tư nhiều thời gian trước khi bước vào vòng phỏng vấn dễ gây được cảm tình với người phỏng vấn.
Những thông tin cơ bản bạn cần tìm hiểu đó là sự hoạt động của công ty và đặc biệt là những vấn đề mà công ty đang gặp phải (ví dụ như khả năng cạnh tranh toàn cầu còn yếu, thiếu đội ngũ giàu kinh nghiệm,…). Khi bạn có thể nói về tiểu sử và tình trạng hiện thời của công ty họ một cách trôi chảy như vậy, bạn sẽ làm họ rất ngạc nhiên. Nếu có thể bạn lại đưa ra được giải pháp cho một trong các vấn đề của họ thì bạn chắc chắn sẽ được tuyển dụng.
Ứng viên cư xử tự nhiên nhất
Hầu hết các ứng viên khi đi phỏng vấn đều đọc qua sách báo và hỏi những người có kinh nghiệm về cách ứng xử và trả lời các câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn. Vì thế giữa các ứng viên sẽ có sự tương đồng trong cách trả lời và ứng xử. Nếu khi đó bạn cư xử được tự nhiên và sử dụng năng lực thực có của mình để trả lời nhà tuyển dụng thì bạn sẽ để lại ấn tượng hơn hẳn so với các ứng viên khác. Thẳng thắn và trung thực về những gì bạn có sẽ là điều nhà tuyển dụng mong chờ.
Ứng viên hiếu kỳ một cách thông minh nhất
Tất nhiên nhà tuyển dụng nào cũng đánh giá tốt về các ứng viên biết đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng nhưng không phải ai trong số đó cũng là người được chọn.
Họ mong muốn một buổi phỏng vấn “hai chiều” nhưng họ cũng muốn người hỏi đó phải thực sự biết cách hỏi. Đó phải là những câu hỏi thể hiện được sự thông minh, có chiều sâu kiến thức chứ không phải những câu hỏi dập khuôn trên sách báo, ngô nghê và hời hợt.
Nếu bạn muốn là ứng viên biết tò mò một cách thông minh thì nên hỏi những câu hỏi về cách tổ chức của công ty đó hay cơ hội thăng tiến đối với nhân viên trong công ty như thế nào?
10 câu hỏi phỏng vấn rất “hiểm” của nhà tuyển dụng
Không có cảm giác nào tồi tệ hơn khi bạn đang trong một cuộc phỏng vấn, nhận một câu hỏi và không thể trả lời. Để không lâm vào cảnh trớ trêu này, cách tốt nhất là hãy chuẩn bị tốt để đối phó với mọi tình huống.
Chúng tôi có thể cho các bạn vài gợi ý về những câu hỏi “hiểm hóc” mà các nhà tuyển dụng có thể đưa ra.
Câu hỏi 1: Hãy chia sẻ cho tôi về bản thân bạn?
Tưởng dễ mà hóa khó. Thường thì đây là câu mở đầu khi phỏng vấn và nó sẽ là thời điểm hoàn hảo cho bạn thể hiện bản thân - không phải là kể về toàn bộ cuộc sống của bạn. Bạn nên trả lời tóm tắt về những năng lực và kinh nghiệm của mình. Hãy nói về trình độ học vấn, quá trình làm việc, kinh nghiệm nghề nghiệp gần đây và các mục tiêu trong tương lai.
Gợi ý trả lời:“Tôi đã tốt nghiệp trường đại học X chuyên ngành của tôi nguồn nhân lực..năm 2001, sau khi tôi tốt nghiệp đã làm lĩnh vực nhân sự cho một công ty Y và với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này tôi đã hoàn thành tốt công việc của mình, Tuy nhiên tôi chưa hài lòng với bản thân. Tôi muốn mở rộng phạm vi hoạt động, khám phá bản thân hơn và tôi nghĩ sao mình không bắt đầu với công ty này ”.
Câu hỏi 2: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Đây là cơ hội để bạn kể về kinh nghiệm của mình và mục tiêu nghề nghiệp của bạn, đừng chê bai sếp cũ hay liệt ra một loạt các lí do xấu khiến bạn bỏ việc. Thay vì thế, hãy tập trung vào những cái bạn đã học được ở vị trí trước kia và cách bạn chuẩn bị những kĩ năng đó trong vị trí mới này.
Gợi ý trả lời: “Công ty đó không chỉ rất phù hợp cho khả năng sáng tạo của tôi, mà tôi còn học được các cơ quan đều có những cá nhân riêng biệt giống như mọi người đang làm. Giờ thì tôi biết đâu là nơi tôi có được một vị trí thích hợp hơn”.
Câu hỏi 3: Bạn nhận thấy mình sẽ có được gì sau 5 năm nữa?
Hãy để cho người chủ biết rằng bạn rất vững vàng và bạn muốn được hợp tác với công ty này lâu dài. Nuôi những khát vọng để tiếp quản công ty bạn đang phỏng vấn, sở hữu công ty riêng, nghỉ hưu ở tuổi 40 hay kết hôn.
Gợi ý trả lời: “Theo lý tưởng, tôi muốn làm việc cho một công ty còn mới mẻ, như công ty này, vì vậy tôi có thể tham gia vào công ty từ ngày đầu thành lập và tận dụng hết cơ hội mà một công ty cần có.”
Câu hỏi 4: Những yếu điểm của bạn là gì?
Chìa khoá để tháo gỡ cho câu hỏi muôn thuở này không phải là đáp lại đúng theo câu hỏi. Người chủ tương lai của bạn không hề quan tâm đến những thứ bạn không biết, họ cũng không muốn nghe những câu trả lời chung chung, như bạn “định hướng quá chi tiết” hay “làm việc quá chăm chỉ.” Đáp lại câu hỏi này bằng cách nhận biết những mảng trong công việc của bạn, những chỗ bạn có thể cải thiện và chỉ ra được chúng là tài sản quí giá thế vào với một người chủ tương lai. Nếu bạn không có cơ hội phát triển những kĩ năng nhất định ở công việc trước.
Gợi ý trả lời: “Trong vị trí cũ, tôi không thể mở rộng kĩ năng phát biểu trước đám đông. Tôi thực sự muốn có khả năng làm việc ở một nơi mà sẽ giúp tôi thuyết trình tốt hơn và thảo luận trước những người khác.”
Câu hỏi 5: Tại sao bạn bị cho thôi việc?
Câu hỏi này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi nền kinh tế tiếp tục xuống dốc. Thế nhưng nó là một câu hỏi hóc búa, đặc biệt vì nhiều nhân công không được thông báo một cách chính xác rằng tại sao họ bị nghỉ việc. Cách tốt nhất để khắc phục câu hỏi này là phải trả lời một cách thành thực.
Gợi ý trả lời:“Nền kinh tế hiện giờ rất khó khăn và công ty tôi đã nhận thấy những hậu quả của nó. Tôi có mặt trong số lượng lớn giảm bớt nhân viên và tất cả việc đó tôi đều biết. Tuy nhiên, tôi tự tin rằng không có gì phủ nhận thành tích công việc của mình, được minh chứng bằng những thành quả tôi đã đạt được. Ví dụ…”
Câu hỏi 6: Hãy kể cho tôi nghe về người chủ tồi tệ nhất mà bạn từng gặp?
Không bao giờ kể xấu về những người chủ trước kia của bạn. Một người chủ có năng lực sẽ đánh giá rằng bạn sẽ kể về ông ta hay bà ta cũng với thái độ này ở nơi nào đó khác.
Gợi ý trả lời: “Không có ai trong số những người chủ cũ của tôi đáng sợ cả, còn có vài người đã dạy tôi hơn cả những gì người khác đã làm. Rõ ràng là tôi đã học được nhiều kiểu phong cách quản lý mà tôi có thể làm việc được hiệu quả nhất.”
Câu hỏi 7: Những đồng nghiệp nhận xét bạn gì về bạn?
Bạn phải luôn hỏi những ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp và những người giám sát để đánh giá được năng suất của mình; từ cách này, bạn có thể trả lời thành thật câu hỏi dựa vào những lời nhận xét của họ. Giữ lại những thông tin phản hồi để có thể đưa cho người chủ, nếu cần thiết. Làm vậy cũng sẽ giúp bạn nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Gợi ý trả lời: “Những đồng nghiệp cũ của tôi đã nói rằng tôi dễ dàng cộng tác với công ty và rằng tôi hợp với vị trí quản lí các dự án mới”.
Câu hỏi 8: Bạn có thể đề xuất với tôi điều gì mà người khác không thể?
Đây là lúc bạn nói về quá trình đạt được những thứ bạn đã làm. Đi vào những cái đặc biệt trong bản sơ yếu lí lịch và bản khai của bạn; thể hiện cho người chủ biết giá trị của bạn và bạn là một tài sản quí như thế nào.
Gợi ý trả lời: “Tôi là người hợp nhất trong công việc này. Tôi biết có những thí sinh khác có thể bổ nhiệm vào vị trí này, nhưng niềm đam mê vượt trội của tôi sẽ tách tôi ra khỏi các thí sinh đó. Tôi được giao công việc để luôn mang lại những thành quả tốt nhất. Ví dụ…?”
Câu hỏi 9: Nếu bạn được lựa chọn vào làm cho bất kì một công ty nào, bạn sẽ chọn làm ở đâu?
Đừng bao giờ nói rằng bạn sẽ chọn vào công ty nào khác hơn nơi bạn đang phỏng vấn. Kể về công việc và công ty bạn đang được phỏng vấn.
Gợi ý trả lời: “Tôi sẽ không xin làm ở vị trí này nếu tôi không thực sự muốn làm cho công ty ông/bà.”
Tiếp bằng các ví dụ đặc biệt lý giải vì sao bạn coi trọng công ty bạn đang tham gia phỏng vấn và vì sao bạn là người thích hợp.
Câu hỏi 10: Liệu bạn có sẵn sàng chấp nhận bị giảm lương?
Lương bổng là một chủ đề nhạy cảm. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, dù một công ty có khả năng trả cho bạn bao nhiêu đều có thể trở thành kẻ phá vỡ thoả thuận trong việc bạn có được bổ nhiệm vào vị trí hay không.
Gợi ý trả lời: “Hiện nay tôi đang kiếm được …. Tôi hiểu rằng giới hạn lương trong vị trí này là khoảng … Như hầu hết mọi người, tôi muốn cải thiện mức lương của mình, nhưng tôi thấy yêu thích công việc này hơn là tiền bạc. Tôi có thể chịu thương lượng mức lương khởi điểm thấp hơn nhưng hi vọng rằng chúng ta có thể quay lại chủ đề này trong vài tháng sau khi tôi đã có cơ hội chứng tỏ bản thân”
Đối mặt với câu hỏi của Nhà tuyển dụng
Hàng năm, tỷ lệ sinh viên ra trường tìm việc làm lất lớn trong khi đó cơ hội việc làm cho các "tân cử nhân" là không nhỏ. Một bộ hồ sơ trau chuốt cho một cuộc phỏng vấn trực tiếp là cơ hội cho bạn định vị được hình ảnh trong lòng nhà tuyển dụng. Đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện mình "khác" với các ứng cử viên. Với kinh nghiệm của cá nhân, tôi mong muốn được chia sẻ với bạn đọc "Tâm sự bạn trẻ".
1. Nên nhớ nguyên tắc đầu tiên
Hình ảnh "ấn tượng ban đầu" vô cùng quan trọng: ăn mặc, đi đứng, cử chỉ, ánh mắt... là điều đầu tiên "đập" vào nhãn quan nhà tuyển dụng. Bạn nên tìm hiểu cách mặc như thế nào sao cho hợp gu, tùy thuộc vào "văn hóa", môi trường, công việc của tổ chức nơi bạn đăng ký tuyển dụng. Nên nhớ nguyên tắc chung: Không nên ăn mặc quá cầu kỳ, màu sắc sặc sỡ kiểu "tạo ấn tượng khác người" hoặc đồ quá ngắn, quá mỏng gây phản cảm với nhà tuyển dụng.
2. Ánh mắt
Điều tưởng chừng như đơn giản nhưng bạn trẻ dễ mắc sai lầm. Khi "nói chuyện" đối mặt với nhà tuyển dụng, bạn không dám nhìn thẳng vào mắt họ mà thường đưa ánh mắt nhìn ngang bên phải, bên trái hoặc nhìn xuống mặt bàn. Như vậy, vô hình chung nhà tuyển dụng cho rằng bạn "không tự tin và thiếu trung thực". Nên nhớ quy tắc "nhìn" linh hoạt, hợp lý: Nhìn từ mũi lên là cái nhìn trân trọng; Nhìn từ mũi xuống cằm: cái nhìn người yêu, thân ái; Nhìn từ cằm xuống là cái nhìn soi mói. Và một điều ứng cử viên thường không nghĩ đến là nhà tuyển dụng họ cũng chịu áp lực phải hoàn thành nhiệm vụ trước "sếp" của họ nên bạn đừng đánh mất sự tự tin của mình, bạn sẽ tránh được sự ấp úng, run bần bật, mất tự tin của bản thân.
3. Đối mặt với các câu hỏi của nhà tuyển dụng
- Thứ nhất: Bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân?
Trong câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng trình bày của bạn. Bạn nên lọc thông tin như thế nào để tạo ấn tượng. Thông tin gì nên đưa vào phần này. Bạn không nên nói dài dòng, lòng vòng vì có thể nhà tuyển dụng không cần nghe "bạn nói gì" mà chỉ cần biết "bạn nói như thế nào". Do đó, nên chuẩn bị 50 giây đầu tiên giới thiệu về bản thân, nhấn vào từ quan trọng, tránh nói đều đều, dễ gây... buồn ngủ cho nhà tuyển dụng.
- Thứ hai: Tại sao bạn lại chọn vị trí này?
Câu hỏi này là cơ hội cho bạn thể hiện những kinh nghiệm bạn đã viết trong "Đơn việc làm" (nên nhớ "Đơn việc làm" chứ không phải là "Đơn xin việc làm"). Bạn nên đánh bóng công việc như: Sở thích, trải nghiệm của bản thân, tìm tòi và "phúc lợi xã hội". Lưu ý, nên dùng từ "phúc lợi xã hội" hơn là "lương bổng".
- Thứ ba: Tình huống của nhà tuyển dụng...
Thì vô cùng đa dạng, và tất nhiên, bạn không thể biết trước. Để không bị bỡ ngỡ, bạn nên tự mình đặt ra các tình huống giả định ở nhà và tự trả lời. Nhà tuyển dụng đặt ra các tình huống muốn các ứng cử viên "phản xạ", phân tích vấn đề và lập kế hoạch như thế nào. Nếu bạn chưa trả lời được, nên hỏi lại câu hỏi để kéo dài thời gian suy nghĩ.
Có tình huống rất đơn giản. Nhà tuyển dụng trực tiếp bạn, có thể là nhà quản lý của bạn sau này. Họ rất chuyên nghiệp khi để bạn "nói chuyện" tự bạch bản thân, không gây căng thẳng. Họ đang "nói chuyện" với bạn, họ xin phép nghe điện thoại hoặc làm việc gì đó. Bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng "xao nhãng" bạn. Hoàn toàn không hẳn như vậy. Bạn đừng bỏ phí thời gian. Lúc này, bạn nên nhìn trước mặt, chiếc bàn đang ngồi xem cốc chén đã gọn chưa, có để lung tung với các đồ vật khác không. Nếu vậy, bạn nên phát huy đôi bàn tay, sắp xếp chúng lại. Hành động nhỏ này, nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn rất chu đáo, chỉnh chu.
Bạn đừng nghĩ đến việc sắp xếp không thôi. Nghĩa rằng, bạn nên tập trung vào vấn đề quan trọng nhất buổi hôm ấy là: mình đang được phỏng vấn. Để bất chợt nhà tuyển dụng hỏi, bạn không bị lúng túng. Họ sẵn sàng hỏi những câu "bâng quơ", "không đầu không đũa" như: Em có thể cho biết hiện nay Hà Nội có bao nhiêu chiếc xe gắn máy, xe ô tô lưu thông trên đường...?
Bạn đừng nghĩ họ... có vấn đề, câu hỏi không ăn nhập. Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra khả năng phản xạ của bạn trước những tình huống bất ngờ. Những câu hỏi này, bạn không nhất thiết trả lời thẳng hoặc nói "Ôi, em không rõ nữa vì mảng giao thông em không quan tâm lắm vì nó không liên quan đến công ty/tổ chức/cơ quan này" hoặc "Em không hiểu anh/chị hỏi vậy là sao" Nghe vậy, bạn rất... ngây thơ và không chuyên nghiệp, dễ bị mất điểm.
Bạn nên nói: "Câu hỏi của anh/chị rất thú vị. Em nghĩ rằng lượng xe lưu thông trên đường có xe đã đăng ký và xe lưu thông nhưng chưa đăng ký. Nhà quản lý chỉ kiểm soát được lưu lượng xe qua đăng ký rồi. Do vậy, em nghĩ, bây giờ em không thể làm thỏa mãn câu hỏi của anh/chị. Tuy nhiên, em tin rằng em sẽ làm hài lòng anh/chị khi em được nhận vào làm việc tại quý Công ty/tổ chức.
Có tình huống, nhà tuyển dụng mời bạn ngồi ở đại sảnh "nói chuyện" và "vô tư" hỏi bạn: "Theo bạn, với không gian này nên tổ chức, sắp xếp như thế nào cho hợp lý... vân vân và vân vân
Như vậy, có những tình huống "lâm ly" dở khóc, dở cười mà bạn không nên coi thường, xem nhẹ.
4. Câu hỏi kết thúc
Thông thường, ứng cử viên rất "sốt ruột" với vấn đề "tiền lương và hoa hồng". Bạn không nên đề cập về lương trước nhà tuyển dụng, nên để vấn đề này cho nhà tuyển dụng hỏi và bạn sẽ có cơ hội "lái" họ theo suy nghĩ của mình.
Nhà tuyển dụng hỏi "mập mờ": bạn mong muốn mức lương như thế nào? Bạn nên nói: Tôi tin tưởng rằng với kết quả tốt đẹp, cùng với các bộ phận khác, góp phần đưa doanh thu, uy tín của Công ty/tổ chức tăng lên, tôi được nhận mức lương xứng đáng với công việc tôi đảm nhiệm, tham gia vào.
Lúc này, nhà tuyển dụng không thể "làm ngơ, lặng im" trước sự tự tin của bạn và họ sẵn sàng "đề xuất" mức lương. Bây giờ, bạn sẵn sàng có thể "trả giá" cho sức lao động của bạn với lời cam kết trong công việc khi bạn được nhận vào làm.
Tiếp theo, nhà tuyển dụng sẽ hỏi lại bạn: Bạn muốn hỏi gì nữa không? Cũng có nghĩa là câu chuyện nên dừng tại đây. Bạn cũng đừng quên cơ hội này, để tạo ấn tượng khi kết thúc. Nên hỏi lại: Đến bao giờ em được biết kết quả của mình? Em có thể gọi điện để cảm ơn anh/chị được không? Em mong và hy vọng rằng được gặp lại anh/chị trong một ngày gần nhất. Và bạn đừng quên lời chào trước khi ra v
Người tìm việc viết đơn xin việc như thế nào?
Các nhà tuyển dụng vẫn hay than phiền rằng nhiều ứng viên chưa hiểu hết giá trị của đơn xin việc. Vì thế, họ phải đọc rất nhiều lá đơn xin việc được viết một cách khuôn sáo, chung chung, không làm nổi bật nét riêng của ứng viên.
Đơn xin việc (cover letter) hoàn toàn mang dấu ấn cá nhân của ứng viên. Nghĩa là đơn xin việc của bạn phải khác với lá đơn xin việc của các ứng viên khác. Có như thế, bạn mới mong thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Mục đích quan trọng nhất của lá đơn xin việc là giới thiệu bản thân người viết, làm nổi bật họ trước mắt nhà tuyển dụng. Trong khi resume (tạm dịch là sơ yếu lý lịch) mang nhiệm vụ tóm tắt về bằng cấp, kinh nghiệm của bạn, thì đơn xin việc chính là mảnh đất màu mỡ để bạn canh tác, tiếp thị bản thân.
Thông thường, đơn xin việc phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Giới thiệu bản thân một cách khái quát nhất nhưng đầy đủ thông tin.
- Nêu bật những bằng cấp, kinh nghiệm của bạn phù hợp với công việc.
- Giải thích thêm những điều mà resume của bạn chưa nói được.
- Thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn đã bỏ thời gian tìm hiểu về công ty rất kỹ.
- Chứng tỏ kỹ năng viết của bạn.
- Thuyết phục nhà tuyển dụng dành cho bạn một cuộc phỏng vấn.
Khi bắt tay vào viết đơn xin việc, bạn cần chú ý các điểm sau:
1. Mục đích:
Mục đích của bạn khi viết đơn xin việc là muốn giới thiệu sơ về bản thân mình và khiến nhà tuyển dụng phải hứng thú mong gặp bạn trong cuộc phỏng vấn. Vì vậy, thư xin việc phải cung cấp các thông tin hấp dẫn về bản thân bạn. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng biết năng lực, trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp, sự nhiệt tình và hứng thú của bạn đối với công việc này. Những lý do nêu ra phải cụ thể, rõ ràng. Bạn không thể viết chung một lá đơn xin việc và gửi cho nhiều công ty khác nhau, hay nhiều vị trí công việc khác nhau.
2. Nội dung:
Trong lá thư xin việc, bạn phải cho nhà tuyển dụng biết được:
- Vì sao bạn mong muốn được làm việc trong công ty.
- Vì sao bạn cho rằng mình hoàn toàn phù hợp với vị trí tuyển dụng.
Thêm vào đó, đơn xin việc của bạn phải làm nổi bật những bằng cấp, kỹ năng riêng của bạn liên quan đến công việc, cũng như sơ lược những kinh nghiệm bạn từng có mà bạn biết rằng chúng hữu ích cho công việc này (thông tin chi tiết bạn nên viết trong resume).
Văn phong cũng là yếu tố quan trọng để khiến nhà tuyển dụng tiếp tục hứng thú đọc resume của bạn. Nếu công việc tương lai của bạn đòi hỏi tính sáng tạo như làm quảng cáo, event, thiết kế... hãy thể hiện óc sáng tạo và khả năng hài hước của bạn ngay trong lá đơn xin việc.
3. Cách trình bày (format):
Đoạn đầu của đơn xin việc bạn có thể viết ngắn gọn trong khoảng 2-3 câu với nội dung: Bạn muốn nộp đơn vào vị trí tuyển dụng nào. Vì sao bạn biết thông tin tuyển dụng này.
Đoạn giữa của đơn xin việc thường bao gồm 3 đoạn nhỏ, trong đó bạn viết chi tiết hơn về những bằng cấp hoặc kinh nghiệm thể hiện bạn có năng lực phù hợp cho công việc.Hãy làm nổi bật những điểm mạnh của bản thân một cách tổng quát và đề nghị người đọc xem thông tin chi tiết trong bản resume bạn gửi đính kèm.
Phần kết thúc trong đơn xin việc bao giờ cũng là lời đề nghị của bạn mong được sắp sếp một cuộc phỏng vấn để bạn có thể thể hiện bản thân một cách chi tiết hơn, rõ ràng hơn. Nếu bạn đang đi làm cho một công ty khác, bạn nên viết rõ rằng mình mong có được cuộc phỏng vấn vào ngày giờ cụ thể nào. Đừng quên thể hiện rằng bạn rất nhiệt tình với công việc và cuộc phỏng vấn sắp tới.
Lá thư xin việc thường kết thúc bằng lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian để đọc hồ sơ của bạn.
......
Xin giới thiệu với bạn 2 mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh. Đây chỉ là những ví dụ để bạn tham khảo. Điều quan trọng nhất là lá đơn xin việc của bạn phải do chính bạn viết ra, hoàn toàn mang dấu ấn cá nhân của bạn và có thể thể hiện bạn một cách rõ ràng nhất.
Ví dụ 1:
34 Second Street
Troy, New York 12180
October 4, 2001
Ms. Gail Roberts
Recruiting Coordinator
Department DRR 1201
Database Corporation
Princeton, New Jersey 05876
Dear Ms. Roberts,
Your advertisement for software engineers in the January issue of the IEEE Spectrum caught my attention. I was drawn to the ad by my strong interest in both software design and Database.
I have worked with a CALMA system in developing VLSI circuits, and I also have substantial experience in the design of interactive CAD software. Because of this experience, I can make a direct and immediate contribution to your department. I have enclosed a copy of my resume, which details my qualifications and suggests how I might be of service to Database.
I would like very much to meet with you to discuss your open positions for software engineers. If you wish to arrange an interview, please contact me at the above address or by telephone at (518) 271-9999.
Thank you for your time and consideration.
Sincerely yours,
Joseph Smith
Ví dụ 2:
1234 15th Street
Troy, New York 12180
January 30, 2002
Mr. John M. Curtis
Recruiting Coordinator
HAL Corporation
55 Washington Avenue
New York, New York 10081
Dear Mr. Curtis,
As an experienced computer programmer who is presently pursuing a master's degree in electrical engineering at Rensselaer Polytechnic Institute, I am writing to request information about possible summer employment opportunities with HAL. I am interested in a position that will allow me to combine the talents I have developed in both computer programming and electrical engineering. However, as you can see from the attached resume, I have extensive experience in many related fields, and I always enjoy new challenges.
I feel that it is important for me to maintain a practical, real-world perspective while developing my academic abilities. I am proud of the fact that I have financed my entire education through scholarships and summer jobs related to my field of study. This work experience has enhanced my appreciation for the education I am pursuing. I find that I learn as much from my summer jobs as I do from my academic studies. For example, during the summer of 1986, while working for IBM in Boca Raton, Florida, I gained a great deal of practical experience in the field of electronic circuit logic and driver design. When I returned to school in the fall and took Computer Hardware Design, I found that my experience with IBM had thoroughly prepared me for the subject.
Having said all this, I realize that your first consideration in hiring an applicant must not be the potential educational experience HAL can provide, but the skills and services the applicant has to offer. I hope the experience and education described in my resume suggest how I might be of service to HAL.
I welcome the opportunity to discuss with you how I might best assist HAL in fulfilling its present corporate needs. I will be available for employment from May 14 through August 31, 2002. Please let me know what summer employment opportunities are available at HAL for someone with my education, experience, and interests. You can reach me at the above address or by phone at (518) 271-0000.
Thank you for your consideration.
Sincerely yours,
Joan Doe
Nguồn:
Lưu ý: Tài khoản tuyển dụng không đăng quá 5 tin cho cùng một chuyên mục
TimViecNhanh.com thông báo: Người tìm việc lưu ý
Viec Lam, Tuyen Dung, Tim Viec Lam, Chuyên Trang Tìm Việc Làm, Tuyển Dụng Nhân Sự Nhanh » Hướng Nghiệp » Người Tìm Việc Viết Đơn Xin Việc Như Thế Nào? »
CV Mẫu - Dành cho người tìm việc mới tốt nghiệp
LE THU THAO
Địa chỉ: 20 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội
Di động: 0908 123 456
E mai l: [email protected]
HỌC VẪN:
Kỹ sư Quản trị Công nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (2006)
Bằng: Khá (Điểm trung bình: 7.8)
Học bổng:
- Học bổng cho sinh viên xuất sắc của trường năm 2004 và 2005.
- Học bổng cho sinh viên xuất sắc của Công ty Cáp quang Fujikura
- Học bổng tiếng Anh thương mại của công ty Dầu khí Petronas - Malaysia
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA:
- Dự án xây dựng nhà hàng phục vụ thức ăn dinh dưỡng (Bài tập nhóm)
+ Nghiên cứu và khảo sát các nhu cầu của người tiêu dùng về các bữa ăn dinh dưỡng
+ Thu thập và phân tích các thông tin khảo sát
+ Cùng với các thành viên trong nhóm viết kế hoạch dự án
- Tham gia Chương trình "Mùa hè xanh" năm 2003 và 2004
+ Dạy toán cho các em học sinh
+ Tham gia dựng nhà giúp người nghèo
- Thành viên Câu lạc bộ Anh văn của trường
KỸ NĂNG:
- Sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel, Power Point
- Giao tiếp tiếng Anh thuần thục
- Có kỹ năng giao tiếp, trình bày tốt
- Chăm chỉ, biết tổ chức sắp xếp công việc và có tinh thần trách nhiệm
- Dễ dàng thích nghi với môi trường mới
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC:
2003 - 2005: Gia sư Toán cho học sinh lớp 8, 9
2002 - 2003: Phục vụ bàn tại Quán cà phê Liễu Giai
SỞ THÍCH:
Nghệ thuật trả lời câu hỏi khó
Để trả lời hoàn hảo các câu hỏi của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn không hề đơn giản, đòi hỏi bạn đôi khi phải dùng "mẹo" để nổi trội hơn các ứng viên tìm việc khác.
Dưới đây là những câu hỏi khó thường gặp và câu trả lời đi kèm có thể giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
- Theo bạn, điểm yếu nhất của mình là gì?
A) Tôi là người hoàn hảo.
B) Tôi không phải tuýp người máy móc, thiếu sáng tạo, vì thế các bản sao chép có sẵn đừng "ghé thăm" tôi.
C) Tôi là người say mê công việc.
Câu A và C là hai câu trả lời khá phổ biến mà các ứng viên thường dùng. Với câu trả lời này, bạn sẽ để lại những nghi ngờ nơi nhà tuyển dụng như: "Họ nói vậy nhưng sau này liệu họ có thực sự tâm huyết với công việc hay không? Liệu việc quá tự tin như vậy có ảnh hưởng đến công việc sau này không?".
Với câu trả lời B, bạn đã làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người có óc hài hước. Tuy nhiên bạn nên đưa ra một vài ví dụ để minh họa thêm cho câu trả lời.
- Lương của bạn trước đây là bao nhiêu?
A) 5 triệu (con số thật)
B) 10 triệu (con số ảo)
C) Lương của tôi được trả tùy thuộc vào lĩnh vực tôi làm việc.
Câu A: Tuy bạn nói sự thật nhưng câu trả lời này sẽ hạn chế bạn trong vấn đề đám phán mức lương sau này với nhà tuyển dụng. Hơn thế nữa, nếu lương của bạn trước đây thấp thì nhà tuyển dụng sẽ đặt ra nhiều câu hỏi cho bạn như: khả năng làm việc của bạn thế nào?
Câu B: Nói thật là "nguyên tắc vàng" khi đi phỏng vấn, bởi nếu nói dối, nhà tuyển dụng có thể "lật mặt" bạn bất cứ lúc nào và cơ hội của bạn coi như chấm hết.
Câu C: Với câu trả lời "lấp lửng" như vậy, nhà tuyển dụng phải là người đầu tiên đưa ra một con số cho bạn lựa chọn. Đây cũng là cách giúp bạn có lợi thế trong vấn đề đàm phán mức lương khi được đề nghị làm việc.
- Tại sao bạn lại xin nghỉ công việc trước đây?
A) Công ty đó quá nhỏ cho sự phát triển của tôi.
B) Do công ty đó đang trong thời kỳ cắt giảm nhân viên.
C) Tôi muốn tìm kiếm những thử thách mới.
Đáp án là tất cả những câu trả lời trên, bởi đó đều là những lý do hợp lý cho việc thay đổi chỗ làm của bạn, đồng thời giúp bạn không phải nói ra những điều không hay về công ty cũng như "sếp" trước đây.
- Hãy thử miêu tả về một đồng nghiệp khó ưa nhất mà bạn từng cộng tác.
A) Đó là một trong những kỹ sư đã làm việc cùng tôi, anh ta không có khả năng nói tiếng Anh và chúng tôi đã rất vất vả khi giao tiếp với nhau khi cùng làm việc.
B) Đó là một gã luôn cố tình tán tỉnh tôi và mời tôi ra ngoài. Tôi đã cố gắng phớt lờ anh ta và nói rằng tôi đã kết hôn.
C) Đó là "sếp" của một bộ phận khác, ông ta đã gọi tôi vào văn phòng quát tháo và gọi lớn tên tôi. Tôi đã đề nghị ông ta bình tĩnh và giải thích rằng tôi đã làm sai chuyện gì, khi ông ta không thể làm điều đó tôi đã ra khỏi phòng ngay lập tức.
Câu A và B: Cách cư xử của bạn trong hai câu trả lời này có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là người không độ lượng, bởi nhiều tình huống như vậy đôi khi do sự khác biệt về văn hóa gây ra.
Đáp án C cho thấy nỗ lực của bạn trong việc giải quyết vấn đề, khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người luôn kiểm soát được bản thân trong mọi tình huống.
- Công việc lý tưởng của bạn như thế nào?
A) Đó là công việc mà tôi được hợp tác với những người dễ gần và hiểu biết.
B) Đó là công việc mà tôi bộc lộ được hết năng lực của bản thân.
C) Đó là công việc mà chỉ với nó tôi mới có khả năng thăng tiến.
Đáp án B là câu trả lời hay nhất vì nó giúp bạn "tiếp thị" bản thân một cách hiệu quả nhất tới nhà tuyển dụng. Câu trả lời này làm hài lòng các yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như thể hiện mong muốn được làm việc đúng khả năng của bạn, từ đó sẽ tạo lợi nhuận cho công ty.
- Công việc này có thể yêu cầu bạn phải làm việc thêm giờ, vào buổi tối hay thậm chí là cuối tuần. Bạn có thể đáp ứng được không?
A) Tôi cần được thông báo về điều đó hoặc phải có kế hoạch cho việc này.
B) Thường thì tôi phải làm thêm bao nhiêu giờ?
C) Có thể được vì tôi nghĩ rằng làm thêm giờ là điều đương nhiên với tính chất công việc này.
Đáp án là cả 3 phương án trên. Tất cả những câu trả lời này đều tạo cơ hội cho bạn biết được đặc tính công việc và vì sao cần làm thêm giờ, có thường xuyên như vậy không. Sau khi đã có được những thông tin cần thiết, bạn có thể trả lời một cách thành thật.
- Bạn từng bị sa thải hay dừng hợp đồng đột ngột chưa?
A) Không hẳn. Vì tôi bị nghỉ việc trong quá trình cơ cấu lại công ty.
B) Công ty trước đây đã thay đổi người điều hành mới và họ để tôi ra đi.
C) Chưa bao giờ.
Đáp án là cả 3 phương án trên. Nhiều người sẽ nói dối khi gặp tình huống này, và như vậy là đánh bạc 50/50 với nhà tuyển dụng. Bạn nên nói thật, dù đó là những trường hợp không có lợi cho bản thân nhưng lại là giải pháp tốt hơn cả.
- Theo hồ sơ thì bạn là người có rất nhiều kinh nghiệm làm việc, vậy tại sao bạn lại chọn vị trí công việc này?
A) Tôi muốn thử "bước chân" vào bất cứ cơ hội nào để có thể thể hiện khả năng làm việc của mình trong nhiều môi trường đa dạng.
B) Tôi muốn giảm bớt trách nhiệm công việc để có thể cân bằng tốt hơn công việc và gia đình.
C) Tôi chọn công việc này vì nó ít phải đi xa và không căng thẳng.
Câu A và C sẽ làm nhà tuyển dụng phải suy nghĩ rằng nếu bạn được nhận, có gì đảm bảo rằng bạn sẽ lại không chuyển đi vì những lý do như trên?
Đáp án B: Câu trả lời này đưa ra một lý do rất hợp lý, đó là bạn muốn giảm sức ép về thời gian công việc, nghĩa là năng lực làm việc của bạn vẫn đảm bảo như nhà tuyển dụng mong muốn.
Bốn bí quyết tìm việc thành công
Bất kỳ ai cũng ít nhất một lần đi tìm việc. Có người giỏi chuyên môn nhưng xin việc mãi vẫn không đâu nhận, trong khi đó nhiều người khác trình độ không bằng, thì lại dễ dàng tìm được việc ưng ý. Rõ ràng, tìm việc ngoài kỹ năng chuyên môn và một bộ trang phục thích hợp còn chứa đựng nhiều yếu tố khác.
Trước hết phải dành thời gian để chuẩn bị và suy nghĩ về công việc ưng ý mà bạn mơ ước. Bạn hãy đặt ra câu hỏi: những kế hoạch trước đây của mình về nghề nghiệp chuyên môn có còn giá trị không? Thị trường việc làm đã thay đổi ra sao vào thời điểm này? Và điều quan trọng là cần phải xác định mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn rõ ràng. Càng biết chắn chắn nơi mình muốn đến bao nhiêu, thì bạn càng có khả năng đạt được mục tiêu bấy nhiêu.
Tìm việc với bốn bí quyết mang tính chiến lược dưới đây chắc chắn sẽ có kết quả hơn nhiều so với việc đơn giản chỉ phản ứng một cách tự nhiên trước các quảng cáo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc cố gắng để có được một vị trí không thực sự hấp dẫn với bạn.
Bí quyết 1: Biết rõ phải tìm việc ở đâu
Ngày nay, mặc dù nhiều công ty có sử dụng các chuyên gia săn đầu người để kiểm tra các ứng viên, đặc biệt là những vị trí quản lý cấp cao, song các phần mềm kiểm tra sơ yếu lí lịch, những bài đánh giá trực tuyến để phân loại ban đầu các ứng viên vẫn là những công cụ phổ biến.
"Và thay vì đăng các thông báo tuyển dụng mở trên phương tiện thông tin đại chúng, nơi có thể thu hút các ứng viên đủ loại, các công ty có xu hướng sử dụng quảng cáo trên những tạp chí, báo chuyên ngành hoặcnhững mục quảng cáo tuyển dụng chuyên về lĩnh vực của họ", Mark Bartz, đồng sáng lập hãng tư vấn tìm việc Executive Careers Inc, cho biết.
Còn theo Ginny Gomez, phó chủ tịch phát triển sản phẩm của hãng Peopleclick, một công ty tư vấn và phần mềm về tuyển dụng: "Các công ty ngày nay có xu hướng thông báo tuyển dụng trên trang web của công ty, hay những trang web việc làm. Về phía các ứng viên, họ cũng có thể chủ động đăng gửi sơ yếu lý lịch vào đây, thông báo mình tìm một loại công việc cụ thể nào đó". Khi có nhu cầu cho một vị trí công việc mới, một hệ thống sẽ tự động sắp xếp và gạn lọc các bản sơ yếu lý lịch thông qua những từ khóa để tìm kiếm các ứng viên thích hợp.
Và khi bạn sử dụng trang web của một công ty để đăng gửi sơ yếu lý lịch, bạn có thể phải trả lời một loạt các câu hỏi thiết kế sẵn nhằm đem lại cho nhà tuyển dụng một vài nhận định nào đó. Họ muốn đánh giá sơ bộ xem năng lực bạn có thích hợp với loại công việc bạn muốn tìm hay không, đồng thời kiểm tra các kỹ năng của bạn.
"Các câu hỏi như vậy luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược tuyển dụng của các công ty, và các ứng viên nên biết rằng nếu không vượt qua những đánh giá sơ bộ này, họ sẽ bị loại ngay lập tức", Gomez nói.
Bí quyết 2: Đảm bảo rằng công ty quan tâm tới bạn
"Hãy thiết kế bản sơ yếu lý lịch để nêu bật kinh nghiệm có liên quan tới công việc bạn đang dự tuyển. Đồng thời, bạn cần nêu bật lý do tại sao nhà tuyển dụng nên quan tâm tới bạn", Phil Carpenter, phó chủ tịch tiếp thị tại SimplyHired.com, một trang web tìm việc trực tuyến, cho biết.
Theo Amy Hoover, phó chủ tịch điều hành TalentZoo, một nhà tuyển dụng chuyên về các công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thì để làm được điều này "cần phải nhấn mạnh kết quả, chứ không phải hành động".
"Mục tiêu của bạn là để người đọc bản sơ yếu lý lịch cuối cùng phải đặt ra câu hỏi: làm thế nào mà anh ta làm được điều này?", Mark Bartz cho biết.
Muốn nổi bật thì ngoài việc đưa ra những câu trả lời thể hiện trình độ chuyên môn, và kinh nghiệm, còn phải chứng tỏ cả những kỹ năng tuyệt vời khác không thể đào tạo được dễ dàng như trực giác, sáng tạo, sâu sắc, tháo vát,.... "Đây là nhân tố then chốt giúp bạn được nhận vào làm việc", Bartz nói.
Bên cạnh đó, một vấn đề khác cần phải quan tâm là sau khi bản sơ yếu lý lịch của bạn đã vượt qua vòng sơ loại đầu tiên này, thì điều gì giúp nó lọt vào trong top 10? Câu trả lời là các từ khoá tương thích tối đa với công việc bạn đăng gửi. Có như vậy nó mới thích hợp với các phần mềm kiểm tra tra sơ yếu lý lịch.
Bartz đề xuất về việc đánh bóng bản thân trên các bản sơ yếu lý lịch và thư giới thiệu phải sao cho ngắn gọn nhưng đủ ý. Ví dụ "một nhà tiếp thị sản phẩm với chuyên môn trong hoạt động xây dựng nhãn hiệu và nghiên cứu thị trường". Sau đó, nêu bật kinh nghiệm trong quá khứ của bạn trong khoảng 12 đến 20 từ hay cụm từ nói về từng lĩnh vực chuyên môn, ví dụ đối với hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn có thể cho biết rằng mình đã làm việc với các dự án liên quan tới "nghiên cứu nhân khẩu học" hay "chu kỳ sống của sản phẩm".
Bí quyết 3: Giải thích rằng bạn mong muốn công việc này
Việc bạn muốn một vị trí công việc và thể hiện điều đó là hai việc hoàn toàn khác biệt.
"Những gì sẽ khiến bạn trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh tại cùng một vạch xuất phát là một bức thư giới thiệu chi tiết để nhân viên tuyển dụng biết bạn đã thực sự dành thời gian để suy nghĩ về hoạt động kinh doanh của công ty họ và vai trò mà bạn có thể đảm nhận hiệu quả nếu được tuyển dụng vào công ty", - Phil Carpenter cho biết.
Còn theo Amy Hoover , bạn thể hiện cho công ty thấy bạn suy nghĩ như thế nào về các hành động giúp tiếp thị sản phẩm tốt hơn hay cải thiện chất lượng dịch vụ hiệu quả hơn. Nó sẽ giúp bạn trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác.
"Trong cuộc phỏng vấn, hãy nêu bật các dự án thành công mà bạn đã từng làm và cảm thấy sung sướng vì đã đặt hết vào đó tình cảm và tâm huyết của mình. Đấy chính là một đặc tính các nhà tuyển dụng rất mong thấy được ở các ứng viên xin việc", - Mark Bartz cho biết.
Bí quyết 4: Tìm hiểu về công ty dự tuyển
"Việc có những hiểu biết đầy đủ về bản chất công việc bạn dự tuyển, về công ty bạn mong muốn làm việc và về ngành công nghiệp công ty hoạt động là vô cùng thiết yếu", - Ginny Gomez cho biết.
Còn theo Mark Bartz, bạn nên tìm hiểu về công ty dự tuyển thông qua một người nào đó bên trong công ty. Nếu cá nhân bạn không biết một ai đó trong công ty, bạn có thể tìm thấy những thông tin cần thiết qua những trang web về mạng lưới kinh doanh tại địa phương.
Cuối cùng, sự lịch thiệp, nhã nhặn trong các giao tiếp tìm việc luôn là một tài sản quý giá. "Một cái bắt tay thích hợp cùng lời cảm ơn đúng lúc sẽ có tác dụng rất lớn", - Amy Hoover cho biết, "Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ gửi e-mail cảm ơn tới nhà tuyển dụng trong vòng hai mươi tư giờ sau cuộc phỏng vấn".
Và bạn không nên thất vọng nếu không tìm được việc sau nhiều nỗ lực. Trên thực tế, không ít người thành đạt đã phải mất nhiều thời gian để có được một công việc như mong muốn. Lúc này, điều quan trong là bạn phải tiếp tục với những bước đi trên và điều chỉnh theo tình hình thực tế. Bạn nên định kỳ xem xét lại để đánh giá thư xin việc, sơ yếu lý lịch, phương pháp tìm kiếm của mình, các ngành và công việc bạn đang xin vào làm. Việc đó sẽ giúp bạn tiếp tục giữ đúng hướng đi và giảm thiểu những cố gắng không cần thiết.
Để nổi trội trong cuộc phỏng vấn
Khi phỏng vấntuyển dụng, ngoài những đặc tính chung, nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những nét tiêu biểu của ứng viên.
Để trở thành ứng viên nổi trội trong mắt nhà tuyển dụng, bạn có thể trang bị cho mình những kỹ năng sau và "tiếp thị" chúng khi tham gia phỏng vấn:
Kỹ năng truyền đạt
Thường thì nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra kỹ năng truyền đạt của ứng viên bằng cách đưa ra một kế hoạch nào đó để bạn định hình và thiết lập trong tư duy, sau đó viết ra và phát biểu trước mọi người. Bạn nên chuẩn bị những hiểu biết về lĩnh vực mình xin ứng tuyển và tập cách phát biểu trước đám đông.
Có sáng kiến
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có những sáng kiến riêng khi làm việc hay không? Bạn làm duy nhất những yêu cầu của nhà tuyển dụng hay làm những gì mà bạn sáng tạo để thêm vào cho các dự án? Nếu bạn làm theo những sáng tạo của mình, nhà tuyển dụng sẽ chú ý tới bạn nhiều hơn.
Tính mềm dẻo
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn là người cứng nhắc, không linh động hay là người mềm dẻo, dễ dạy bảo? Nếu bạn có khả năng chịu đựng, linh động và dễ uốn nắn, bạn đã "ghi điểm" với nhà tuyển dụng.
Kỹ năng về khoa học công nghệ
Nếu bạn có nhiều kỹ năng về khoa học công nghệ, chẳng hạn như kỹ năng sử dụng máy vi tính, bạn sẽ có nhiều ưu thế so với những nhân viên khác cho dù công việc mà bạn xin ứng tuyển không sử dụng đến kỹ thuật công nghệ.
Óc sáng tạo
Khi hỏi đến sự sáng tạo, hầu hết mọi người đều nghĩ đến khả năng viết nhạc hay vẽ tranh. Đa số sự sáng tạo đều thiên về nghệ thuật. Trong kinh doanh, nhà tuyển dụng muốn biết rằng làm thế nào mà bạn có thể tiết kiệm chi phí và nguồn tài nguyên cho công ty mà vẫn đạt hiệu quả cao trong các dự án?
Kỹ năng lãnh đạo
Nếu bạn nộp CV cho vị trí giám sát, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu về kỹ năng lãnh đạo của bạn. Bạn có thể thúc đẩy mọi người làm việc hết với khả năng của họ không? Bạn có thể giải quyết tốt những công việc đầy rắc rối và có trách nhiệm với cấp dưới không? Nếu câu trả lời là có, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.
Ý thức trách nhiệm
Nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng viên đáng tin cậy và có ý thức trách nhiệm cho công việc của họ, có khả năng làm việc tích cực và đạt được những kết quả tốt nhất. Nếu bạn biểu hiện tốt ý thức trách nhiệm của mình, cơ hội được tuyển dụng của bạn là khá lớn.
Biết tranh luận
Hãy thể hiện khả năng tranh luận của bạn trước nhà tuyển dụng. Nếu ý kiến của bạn tốt, thể hiện kỹ năng chuyên nghiệp thì càng làm cho bản thân bạn nổi bật hơn trong cuộc phỏng vấn.
Mẹo rải hồ sơ hiệu quả
Việc bạn đã hoàn tất hồ sơ xin việc không có nghĩa là sẽ có người đọc nó! Dưới đây là một số mẹo giúp cho hồ sơ của bạn đến đúng tay nhà tuyển dụng.
Đăng hồ sơ trực tuyến
Các công ty tuyển dụng trực tuyến như TimViecNhanh.com cho phép mỗi cá nhân có thể đăng hồ sơ trực tuyến. Bạn vừa có thể đăng hồ sơ trực tuyến vừa tìm kiếm các vị trí trống và gửi trực tiếp hồ sơ tới nhà tuyển dụng.
Tìm thông tin không công bố
Dù trên tờ báo địa phương hay trên trang web phủ trên toàn quốc, bạn có thể xem được hàng trăm vị trí trống. Các thông báo này cho bạn biết thông tin liên lạc chính xác cũng như các chi tiết cụ thể liên quan tới công việc. Tuy nhiên, cần nhớ rằng nếu không có đủ thông tin về công ty, bạn phải tự tìm hiểu các thông tin này để viết được một bức thư xin việc phù hợp.
Cứ nộp hồ sơ!
Hầu hết các công ty không thông báo rộng rãi mọi vị trí trống. Nếu bạn lên website của các công ty bạn muốn làm việc, bạn có thể sẽ tìm thấy trang "Nộp đơn trực tuyến" nơi bạn có thể tự đăng hồ sơ miễn phí. Nếu không, chỉ cần gửi hồ sơ của bạn tới bộ phận nhân sự. Có rất nhiều các vị trí bỏ ngỏ và với hồ sơ bạn có sẵn cho họ, bạn đã đi trước một bước trong cuộc cạnh tranh ứng tuyển.
Ngày hội nghề nghiệp
Hãy quan tâm tới những ngày hội nghề nghiệp thường được tổ chức ở các thành phố lớn. Các sự kiện này có thể cho bạn biết về nhiều công ty khác nhau trong cùng một thời điểm và họ đều đang tìm các ứng viên tiềm năng như bạn. Thậm chí bạn có thể tìm hiểu danh sách các công ty sẽ tham gia vào sự kiện này lần tới để có thể chuẩn bị sẵn sàng và gây ấn tượng. Hãy nhớ chuẩn bị thật nhiều hồ sơ.
Phát triển các mối quan hệ
Phát triển các mối quan hệ là cách cực kỳ hữu hiệu để hồ sơ của bạn đến được tay công ty tiềm năng. Nói chuyện với bạn bè, người thân và cho họ biết bạn đang tìm công việc mới. Nhờ họ giới thiệu tới những người có thể giúp bạn từ việc làm thêm cho đến một công việc cụ thể.
Sử dụng email
Cách tốt nhất để hồ sơ của bạn thu hút cặp mắt nhà tuyển dụng là qua email. Khi email hồ sơ của bạn, hãy nhớ đưa tên bạn và tên công việc (và mã số công việc nếu có) vào mục chủ đề. Những đề mục không rõ ràng rất có khả năng bị tự động đưa vào thư rác trước khi được mở ra. Ngoài ra, khi gửi hồ sơ với file đính kèm, file đính kèm mang tên "hồ sơ" sẽ không giúp cho nhà tuyển dụng biết hồ sơ này là của ai. Cuối cùng, đừng quên tiếp tục theo dõi các hồ sơ đã gửi. Điều này không chỉ nhắc nhở các nhà tuyển dụng rằng họ nhận được hồ sơ của bạn mà còn cho họ biết bạn thực sự quan tâm tới vị trí đó!
Hạ gục” nhà tuyển dụng bằng những câu hỏi
Ấn tượng với bộ trang phục chỉn chu và bộ hồ sơ hoàn hảo, bạn đã vượt xa các ứng viên khác trong mắt nhà tuyển dụng. "Miếng võ" cuối cùng để "hạ gục" nhà tuyển dụng chính là những câu hỏi.
Hãy dùng những câu hỏi như một vũ khí để biến bạn trở thành người chủ động trong cuộc phỏng vấn.
Ngay khi nhà tuyển dụng cho bạn thời cơ để nói, bạn có thể tham khảo vài câu hỏi sau đây:
1. Những cơ hội thăng tiến và phát triển cho vị trí này trong công ty là gì?
Câu hỏi sẽ thể hiện bạn có tầm nhìn xa trong công việc. Bạn muốn một nghề có tương lai, nhiều cơ hội chứ không làm việc đơn thuần chỉ vì lương.
2. Tôi có thể làm lợi cho công ty như thế nào?
Câu hỏi sẽ giải đáp lý do bạn được chọn trong hàng trăm các ứng viên, đồng thời cho bạn cơ hội trình bày thêm về các lợi thế của mình. Qua đó cũng thể hiện rằng bạn rất quan tâm đến quyền lợi của công ty.
3. Nếu có cơ hội, dự án đầu tiên mà tôi đảm nhận sẽ là gì?
Biết rõ hơn về yêu cầu công việc và mong đợi của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn thể hiện mình hoàn hảo hơn.
4. Công ty có kế hoạch đào tạo và khuyến khích nhân viên học thêm hay không?
Sẵn sàng học hỏi các kỹ năng mới và thích nghi với thử thách trong công việc là điểm mà nhà tuyển dụng rất chú trọng. Khả năng thích ứng cao là một lợi thế trong bối cảnh kinh tế luôn biến động và cũng sẽ là một lợi thế khi có sự tái cấu trúc công ty.
5. Tôi muốn biết thêm về văn hoá công ty?
Đó là những giá trị vô hình của một công ty nhưng lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Môi trường làm việc theo phong cách truyền thống hay một không gian mở khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên... là điều bạn cần biết.
6. Nếu được nhận, ai sẽ là người đánh giá công việc của tôi?
Câu hỏi sẽ cho bạn biết về cơ cấu quản lý đối với vị trí của bạn. Bạn sẽ phải báo cáo trực tiếp với ai và làm việc với các cấp quản lý nào.
7. Những trách nhiệm cụ thể của vị trí đó?
Thông tin tuyển dụng chỉ đưa ra những yêu cầu chung chung. Xác nhận những nhiệm vụ cụ thể cho vị trí cần tuyển sẽ giúp bạn biết rõ hơn về trách nhiệm của mình.
Cách đặt câu hỏi thể hiện cá tính và sự thông minh của bạn sẽ làm nhà tuyển dụng không thể không lưu ý tới bạn khi có quyết định cuối cùng.
Trả lời câu hỏi về mức lương của nhà tuyển dụng như thế nào cho phù hợp
Tôi là sinh viên mới ra trường. Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng ( NTD) đặt câu hỏi "Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu khi làm việc tại đây?" câu hỏi này làm tôi lúng túng. Khi đó, tôi trả lời đại là từ 2 - 4 triệu đồng. Nhà tuyển dụng hỏi tiếp: "Bạn có thể đưa ra con số chính xác không?". Tôi thật sự không biết nên chọn thế nào, thấp thì sợ thiệt, cao quá sợ bị đánh rớt, mong ban biên tập timviecnhanh tư vấn giúp tôi! (Nguyễn Hoài Phương )
- Nhà tuyển dụng hỏi bạn “Anh/chị muốn đề nghị mức lương bao nhiêu?”, đây là một thời khắc quan trọng, bạn sẽ trả lời ra sao để có được mức lương tốt nhất và tránh phải “hối tiếc” về sau?
Chúng tôi xin được chia sẻ với bạn các "bí quyết" hiệu quả sau:
Tìm hiểu về mức lương công ty:Trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ mức lương nhà tuyển dụng có thể trả cho vị trí của bạn. Nếu có bạn bè hay người thân làm việc trong công ty mà bạn ứng tuyển, bạn có thể khéo léo hỏi thăm mức lương trung bình của các vị trí tương đương.
Nêu bật thế mạnh và thành tích của bạn:Hãy nhấn mạnh những thành tích bạn đã đạt được trong quá trình học, ví dụ như những học bổng, giải thưởng, các lĩnh vực bạn học tốt, các công việc bán thời gian bạn đã làm… Bạn đã tích lũy được những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức nào phù hợp với vị trí ứng tuyển...
Những sở trường bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương nhà tuyển dụng quyết định trả cho bạn. Bên cạnh đó, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ là một thế mạnh của bạn, hãy thể hiện điều đó cùng với sự đam mê đặc biệt với công việc ứng tuyển; đồng thời nhấn mạnh sự quyết tâm gắn bó và phát triển lâu dài cùng công ty (nếu đây thực sự là công việc mơ ước của bạn).
Thực tế:Một số ứng viên khi đi phỏng vấn đã yêu cầu mức lương “ngất ngưỡng” so với năng lực của họ. Đó là điều bạn cần tránh vì nhà tuyển dụng chỉ trả mức lương phù hợp với năng lực thực sự của bạn mà thôi. Vì vậy bạn cần đánh giá thực lực của mình một cách khách quan.
Cân nhắc các chế độ khác:Bạn rất hài lòng vì đây là công việc yêu thích của bạn, nhưng mức lương nhà tuyển dụng đưa ra không được như bạn mong muốn. Dĩ nhiên mức lương là quan trọng, nhưng bạn nên cân nhắc những chế độ khác như cơ hội phát triển nghề nghiệp, môi trường làm việc hay chính sách đào tạo… trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bởi với một sinh viên mới ra trường, điều kiện học tập và phát triển là một yếu tố cực kỳ quan trọng.
Ngoài ra, một lời khuyên nhỏ dành cho bạn khi “đương đầu” với câu hỏi này: bạn đừng bao giờ đặt lên bàn những con số cụ thể. Tốt hơn hết bạn nên hoãn lại cuộc thương thuyết quan trọng này lại cho đến khi bạn chứng tỏ được rằng bạn hoàn toàn yêu thích và phù hợp nhất với vị trí này, hãy trình bày để nhà tuyển dụng thấy nhiệt huyết đóng góp, cống hiến của bạn nếu bạn được vinh dự trở thành một thành viên của công ty.
Nếu bạn thật sự có khả năng mang đến giá trị mong muốn cho nhà tuyển dụng, hãy tự tin thương lượng mức lương mong muốn với họ.
Để giao tiếp thành công
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.
Có thể, bạn rất khéo trong cách nói chuyện nhưng lại rất khó khi bắt đầu, hoặc kết thúc cuộc nói chuyện. Hãy thử làm theo một số mẹo dưới đây để giúp bạn tự tin hơn nhé.
1. Khi bắt đầu một cuộc gặp, cần chuẩn bị một số vấn đề để thảo luận cũng như các câu hỏi có liên quan. Nếu bạn từng gặp một người nào từ trước đó, cố gắng nhớ những thông tin về anh ấy, các thói quen, sở thích hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến cả bạn và anh ta.
2. Đầu tiên hãy nói lời chào. Nếu bạn không chắc họ nhớ tên của mình thì hãy giới thiệu tên của bạn để tránh bị bối rối. Cười và bắt tay đối tác.
3. Giới thiệu về mình, cố gắng nhớ tên của đối tác và nên sử dụng thường xuyên.
4. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng các câu hỏi mở. Ví dụ "Mọi người tham dự có vẻ rất đầy đủ, anh đến đây được bao lâu rồi?". Hoặc bạn cũng có thể hỏi về các chuyến đi, hỏi xem họ có quen biết những vị khách khác không, và quen trong trường hợp nào.
5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến câu chuyện của đối tác. Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh căn phòng trong khi họ đang nói.
6. Bạn nên lắng nghe nhiều hơn nói.
7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực. Luôn cập nhật thông tin, sự kiện để câu chuyện thêm phong phú. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: "Bạn nghĩ gì về vấn đề...?", "Bạn đã bao giờ nghe...". Tuy nhiên, cũng cần tránh đưa quá nhiều chủ đề bởi như vậy rất dễ rơi vào tình trạng lan man, nhàm chán.
8. Hãy tiếp cận và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
9. Nếu một ai đó đưa cho bạn một tấm card, hãy đón nhận như là một món quà. Cầm bằng cả hai tay, và dành một chút thời gian để đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào trong túi áo hoặc trong ví để khẳng định giá trị của nó.
10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng. Nó sẽ chỉ rõ bạn là người như thế nào. Do vậy, dù muốn hay không, khi nói chuyện với người khác cũng phải thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin để người khác cảm thấy bạn là người nhiệt tình.
11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những phản ứng của đối tác
Chọn lựa mục tiêu và động lực cho bản thân
Động lực
Bạn chính là động lực tốt nhất cho chính mình. Động lực của bạn phải xuất phát từ trong chính bản thân bạn. Những người khác có thể cố gắng khuyến khích bạn nhưng chính bạn lại là người duy nhất có thể đạt được những gì bạn mong muốn. Bạn phải nghe theo bản thân mình - bạn có thể!
Thành công đến từ những thứ quanh mình
Trong suốt những năm học của mình, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn, hãy coi các lựa chọn này như những cơ hội. Đừng cho phép bản thân phải gánh chịu nhiều vấn đề; chúng thực sự chỉ là những thách thức. Hãy rèn luyện bản thẩn ngay từ đầu để dành thời gian và sức lực của mình vào việc tìm ra giải pháp cho những thách thức của mình chứ không phải để phàn nàn. Bạn phải thay đổi thái độ và rèn luyện lại quá trình tư duy của mình.
Hãy bắt đầu với việc tìm cho mình những người có thái độ tích cực ở xung quanh. Họ sẽ khuyến khích và ủng hộ bạn. Hãy tránh xa những người có thái độ tiêu cực bởi vì họ sẽ làm bạn nản lòng, phá hỏng ước mơ và mục tiêu của bạn.
Bạn phải giữ cho mình có trách nhiệm. Hãy viết một bức thư trong đó đưa ra những mục đích và gửi cho chính mình, đề ngày tháng, ký tên. Đặt bức thư đó ở một vài chỗ bạn có thể nhìn thấy hàng ngày. Hãy gặp một người bạn và hứa với họ. Nó giúp bạn có trách nhiệm với người khác.
Nếu bạn đưa những ước mơ của mình trở thành mục tiêu, và mục tiêu của bạn trở thành hiện thực, thì hiện thực của bạn sẽ trở thành thành công.
Đặt ra mục tiêu
Mục tiêu chỉ ra phương hướng trong cuộc đời và thúc đẩy động lực của bạn. Mục tiêu giống như tấm bản đồ, chúng đưa bạn đi từ điểm này đến điểm khác. Mục tiêu đưa ra phương hướng bạn cần để đạt tới đích, động lực nâng đỡ bạn trên suốt cuộc hành trình và con đường là thước đo quá trình đi tới thành công. Cách tốt nhất để đạt được kết quả là lập kế hoạch cho tương lai nhưng hãy sống từng ngày một cách riêng biệt
Hãy nghĩ về tương lai. Bạn định nghĩa như thế nào về thành công. Điều gì khiến bạn hạnh phúc? Cái gì thúc đẩy bạn? Điều gì làm bạn rời khỏi giường vào buổi sáng. Có phải thành công nghĩa là gia đình, tiền bạc, sự an toàn, danh dự, giúp đỡ người khác, cải tiện môi trường, giải quyết vấn đề, sự nghiệp, bằng cấp? Bất kỳ cái gì bạn quyết định, điều mấu chốt là phải củng cố được ý chí của mình để thành công. Để thành công, ý chí phải kiên cường - để củng cố ý chí, bạn phải thành công. Nó thoạt nghe giống như một vòng luẩn quẩn và nó đúng như vậy - nó là một vòng tròn tác động tích cực lẫn nhau.
Để vòng tròn tích cực đó họat động, hãy tạo ra một kế hoạch dài hạn. Bạn muốn ở đâu sau 3 - 5 năm nữa kể từ bây giờ. Bạn muốn làm cái gì? Bạn muốn sống ở đâu? Bạn muốn có được vị trí công việc gì? Bạn muốn ngôi nhà của mình trông như thế nào? Loại xe nào bạn sẽ lái? Chiếc xe đó sẽ có màu gì? Hãy xác định rõ ước mơ và kế hoạch của bạn. Nếu ước mơ của bạn càng cụ thể, mục tiêu của bạn cũng sẽ rõ ràng. Đừng bao giờ tự hỏi mình như câu hỏi như - " cái gì sẽ xảy ra nếu" hay " nó có thể đã xảy ra nếu" Hãy đặt những câu hỏi khẳng định tích cực về những gì bạn sẽ làm. Dành ưu tiên cho mục tiêu của mình - mục tiêu nào quan trọng nhất đối với bạn và trước tiên bạn phải làm gì để đưa mục tiêu của mình tiến lên phía trước. Tiếp theo, kế hoạch phải được đưa ra đúng hạn và phác thảo những bước đi chính, điều đó sẽ đưa bạn tới đích trong tương lai.
Khi bạn hình thành được một bức tranh lớn, hãy chia nét lớn thành nhiều nét nhỏ, mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu ngắn hạn nên được xếp từ những mục tiêu hàng ngày đến những mục tiêu một năm, mục tiêu trung hạn từ 2-3 năm, và mục tiêu dài hạn từ 3-5 năm. Hãy làm bản danh sách của bạn thật chi tiết và thực tế. Bạn muốn thành công trong việc đạt được mục tiêu nhưng trong cùng thời gian đó, những mục tiêu cũng thách thức bạn. Và cuối mỗi ngày hãy tự thưởng cho mình và củng cố lại quyết tâm của mình cho ngày hôm sau.
Một số mục tiêu để xuất:
Hãy là một người học tập suốt đời
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ vô cùng hấp dẫn và thú vị. Chúng ta đứng trước một bước ngoặt của cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ điện tử, di truyền học và kinh tế quốc tế. Một điều chắc chắn trong cuộc sống đó là sự thay đổi, cơ hội mở ra cho người này và cú sốc tương lai đối với người khác.
Giáo dục là cánh cửa mở ra cơ hội. Thứ tài sản và kỹ năng quý giá nhất của bạn trong cuộc sống cũng như trên thương trường chính là khả năng tự học áp dụng kiến thức vào cuộc sống của bạn.
Chọn lọc những kế hoạch học tập
Nếu bạn hiểu rõ một chuyên ngành, thật tuyệt! Nếu không, bạn cũng đừng lo lắng - nó cũng bình thường thôi. Có nhiều sinh viên cũng không chắc về chuyên ngành của mình cho đến khi họ đã học được một nửa thời gian ở trường. Nếu bạn không biết mình sẽ theo chuyên ngành gì, hãy nghiên cứu nhiều ngành khác nhau, trò chuyện với người có kinh nghiệm, thăm nhiều doanh nghiệp và/hoặc hỏi chuyện những người người làm việc trong những lĩnh vực bạn quan tâm.
Trở thành một sinh viên có năng lực và thành đạt
Dù mục tiêu của bạn có là gì đi nữa, hãy làm việc với nỗ lực tối đa. Hãy trở thành một sinh viên ngày càng thông minh hơn cũng như chăm chỉ hơn
Lương cao bao giờ cũng tốt. Đây là điều luôn đúng. Tất nhiên, bạn cũng sẽ làm việc của mình dù được trả công xứng đáng hay không. Nhưng một khi bạn thực sự muốn tăng lương, thì phải biết cách đòi hỏi.
1. Hiểu mong đợi của sếp
Đây là điều kiện tiên quyết. Bạn phải chứng minh cho sếp thấy mình "có giá" hơn nhiều so với mức lương hiện tại và sếp của bạn sẽ nhanh chóng cho thấy ông/bà ta là người công bằng. Và bạn sẽ nhận được một lời hứa mà bất kỳ ai đi làm cũng mong muốn: tăng lương.
Thực hiện cách này phải thật khôn khéo. Đừng đề nghị tăng lương chỉ vì bạn đã làm việc cho công ty rất nhiều năm, tháng. Vì dù bạn có làm việc bao lâu đi chăng nữa thì công việc hiện tại luôn phải làm tốt (đó cũng chính là lý do bạn được tuyển dụng). Thay vào đó, bạn phải chỉ cho sếp thấy được bạn đang làm tốt hơn yêu cầu hoặc bạn đang tiến hành công việc một cách sáng tạo, đạt được tỷ lệ hoàn thành công việc cao hơn mức bình thường.
2. Tăng trách nhiệm công việc
Nếu bạn đã làm rất tốt công việc hiện tại của mình, hãy nhận thêm các trách nhiệm khác. Việc này cũng chứng tỏ các khả năng khác của bạn. Đừng chờ đợi người khác giao việc, hãy nhìn xung quanh và tự "xắn tay" vào làm.
Rồi sau đó, nhân cuộc nói chuyện với sếp, hãy chỉ rõ hiện tại bạn đang làm nhiều hơn công việc sếp giao và bạn "muốn" được trả lương phụ trội do những việc bạn đang làm thêm. Nếu sếp ngần ngại trước ý tưởng trao cho bạn thêm trách nhiệm (và kèm theo đó là tăng lương), hãy bắt đầu từ việc nhỏ nhặt dễ nhìn thấy nhất. Có một cách để "thể hiện" rõ điều này, đó là dọn bàn làm việc thật sạch sẽ và gọn gàng. Một chiếc bàn làm việc như vậy sẽ nói lên rằng: "Tôi đã hoàn thành xong việc của mình. Hãy giao thêm cho tôi một công việc khác".
3. Biết cách "truyền tải" thành tích đạt được
Ngay tại những doanh nghiệp trả lương thấp vẫn luôn tồn tại mức lương rất cao dành cho các "ngôi sao". Đó là do doanh nghiệp sợ nhân viên giỏi đi mất sẽ khiến cho họ cái giá họ phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, khi đề nghị tăng lương, hãy chuyển tải thông điệp đến sếp rằng bạn đang là một "ngôi sao". Điều này không chỉ giúp bạn được tăng lương mà còn khiến bạn luôn gặp thuận lợi trong công việc và nhận được sự kỳ vọng trong công ty.
Kỳ vọng của mọi người là thứ có thể đo đạc được. Nếu bạn hoàn thành dự án của mình, mọi người sẽ biết. Nếu bạn hoàn thành dự án của mình một cách xuất sắc, bạn nên "nhắc nhở" mọi người về những kỳ vọng họ đã dành cho bạn và bạn đã đáp ứng những kỳ vọng đó như thế nào. Nhưng nếu bạn không "quảng cáo" về kết quả đạt được, sẽ chẳng ai quan tâm. Vì vậy, "thước đo" đặc biệt của một "ngôi sao" công sở hiện đại phải là: biết cách "quảng bá" thành tích đạt được mà không cần lên tiếng ồn ào.
4. Có động lực làm việc
Theo Ellen Fageson Eland, giáo sư ĐH George Mason University, những nhân viên có động lực làm việc thường dễ được đề bạt gấp đôi những nhân viên chẳng có tham vọng gì. Động lực làm việc sẽ giúp bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, và theo thời gian, nhất định bạn sẽ được tăng lương.
Động lực làm việc cũng giúp bạn nhìn ra phương thức để khai thác hết tiềm năng của bản thân và phấn đấu vì các mục tiêu đặt ra. Đề ra động lực không phải là điều dễ dàng, và hầu hết những người thành công đều nói họ có rất nhiều hơn động lực để làm việc. Tuy nhiên, để khởi đầu, bạn nên bắt đầu từ một động lực làm việc. Có thể là: làm việc để được tăng lương.
5. Nghĩ đến những phần thưởng phi tài chính
Nếu đề nghị tăng lương không được chấp nhận, hãy cố gắng đừng đòi hỏi những gì liên quan đến tài chính nữa. Hãy đề nghị được làm việc ở nhà hay đề nghị có được kỳ nghỉ dài ngày hơn, được đi học để nâng cao kỹ năng làm việc, hay thậm chí xin được xuống làm việc ở chi nhánh của công ty hiện đang nằm ở thành phố có mức sống thấp hơn thành phố bạn đang sống. Những đề nghị này chẳng ảnh hưởng đến ngân sách của công ty, nhưng rõ ràng có giá trị về kinh tế với bạn.
Bạn cũng có thể chuyển những lợi ích nhận được từ "phần thưởng phi tài chính" sang dạng tiền, khi chuyển sang làm việc ở công ty khác. Trong thỏa thuận về lương bổng với một công ty mới, khi được hỏi về mức lương ở công ty cũ, bạn hãy nói rõ tất cả lợi ích nhận được, bao gồm cả những phần thưởng phi tài chính. Đôi khi công ty mới sẽ trả thêm cho bạn đến 30% lương vì những phần thưởng phi tài chính này.
Vấn đề không chỉ là tiền bạc
Nếu bạn thấy mình không thể thực hiện được năm bước trên, hãy tạm hoãn ý định đòi tăng lương. Và hãy nghĩ thế này: theo thống kê, hầu hết số tiền tăng lương chỉ chiếm khoảng 4% tổng lương nhận được. 4% chẳng là gì cả. Còn rất nhiều thứ bạn có thể đòi hỏi sếp để cải thiện cuộc sống của mình. Ví dụ, xin được đi học để nâng cao kỹ năng hay xin được làm việc ở nhà vài tuần để nghỉ ngơi, thư giãn.
Lời khuyên ở đây là: Thay vì chỉ chú ý đến những đồng tiền kiếm được tương đương với chức danh hiện tại, hãy cố gắng tập trung vào những gì có ý nghĩa với mình. Rồi bạn sẽ thấy rằng lương của mình sẽ được tăng như một điều tất yếu, khi bạn đã chứng minh được bản thân và hoàn thành xuất sắc công việc
Để giao tiếp thành công
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.
Có thể, bạn rất khéo trong cách nói chuyện nhưng lại rất khó khi bắt đầu, hoặc kết thúc cuộc nói chuyện. Hãy thử làm theo một số mẹo dưới đây để giúp bạn tự tin hơn nhé.
1. Khi bắt đầu một cuộc gặp, cần chuẩn bị một số vấn đề để thảo luận cũng như các câu hỏi có liên quan. Nếu bạn từng gặp một người nào từ trước đó, cố gắng nhớ những thông tin về anh ấy, các thói quen, sở thích hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến cả bạn và anh ta.
2. Đầu tiên hãy nói lời chào. Nếu bạn không chắc họ nhớ tên của mình thì hãy giới thiệu tên của bạn để tránh bị bối rối. Cười và bắt tay đối tác.
3. Giới thiệu về mình, cố gắng nhớ tên của đối tác và nên sử dụng thường xuyên.
4. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng các câu hỏi mở. Ví dụ "Mọi người tham dự có vẻ rất đầy đủ, anh đến đây được bao lâu rồi?". Hoặc bạn cũng có thể hỏi về các chuyến đi, hỏi xem họ có quen biết những vị khách khác không, và quen trong trường hợp nào.
5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến câu chuyện của đối tác. Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh căn phòng trong khi họ đang nói.
6. Bạn nên lắng nghe nhiều hơn nói.
7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực. Luôn cập nhật thông tin, sự kiện để câu chuyện thêm phong phú. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: "Bạn nghĩ gì về vấn đề...?", "Bạn đã bao giờ nghe...". Tuy nhiên, cũng cần tránh đưa quá nhiều chủ đề bởi như vậy rất dễ rơi vào tình trạng lan man, nhàm chán.
8. Hãy tiếp cận và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
9. Nếu một ai đó đưa cho bạn một tấm card, hãy đón nhận như là một món quà. Cầm bằng cả hai tay, và dành một chút thời gian để đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào trong túi áo hoặc trong ví để khẳng định giá trị của nó.
10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng. Nó sẽ chỉ rõ bạn là người như thế nào. Do vậy, dù muốn hay không, khi nói chuyện với người khác cũng phải thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin để người khác cảm thấy bạn là người nhiệt tình.
11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những phản ứng của đối tác
Chọn nghề qua tính cách
Mỗi công việc đều đòi hỏi một tính cách phù hợp. Người có tính cách này khi làm việc này thì là điểm mạnh, nhưng nếu làm một việc khác thì đó lại là điểm yếu. Chẳng hạn, người ít nói, sống nội tâm không làm tốt ở công việc đòi hỏi phải xuất hiện thường xuyên trước ban lãnh đạo hay phải phát biểu ở một hội trường đầy nhóc người.
Sau đây là những tính cách phổ biến và công việc tiêu biểu thích hợp theo nghiên cứu của các tổ chức về lao động để các bạn tham khảo:
- Có tính logic, óc tổ chức, thực tế: nên làm nghề quản lý, kế toán, thợ điện, người viết chương trình máy tính.
- Nhạy cảm, khéo tay: nên chọn nghề luật sư, mục sư, y tá hay giáo viên.
- Nhiệt tình, thẳng thắn, tham vọng: nên chọn làm ở đài truyền hình, đài phát thanh hay quảng cáo.
- Lạc quan, tò mò, đầy nhiệt huyết: cần một nghề năng nổ để giữ cho bạn sự thích thú, như hướng dẫn viên du lịch, hay bán hàng.
- Rõ ràng, tỉ mỉ, ngăn nắp: thích hợp với việc nghiên cứu, phân tích hay điều tra nghiên cứu.
- Thích có nhiều quan hệ, độc lập, thích dẫn đầu: nên chọn công việc hướng đến vị trí có nhiều quyền lực như giám đốc điều hành, chủ bút báo hay viên chức chính phủ.
- Giàu tưởng tượng, gây ấn tượng sâu sắc, hay triết lý: những công việc như triết học, sân khấu, họa sĩ hoặc nghề có liên quan đến âm nhạc có thể là sở thích của bạn.
- Hay khuyến khích người khác, nhân hậu, thích cải cách: phù hợp với việc như công tác xã hội, từ thiện.
- Sáng tạo, không thích ép buộc, sâu sắc: thích hợp với nghề tạo hình nghệ thuật, nhiếp ảnh hoặc làm đầu bếp.
Trong khi thực tế có những tính cách phức tạp khác cũng như tính cách luôn được ưa chuộng, chẳng hạn tính siêng năng chịu khó luôn được người sử dụng lao động muốn thuê và bản thân người lao động đó cũng dễ có nhiều cơ hội thành công.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top