KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH

Gioithieu

Kinh nghiệm này được chia sẻ ở các diễn đàn, các bài bài hay trên các blog cá nhân

Hy vọng đây là cẩm nang hữu ích cho các bạn tham khảo !

xin cảm ơn tất cả tác giả của các bài viết trên

Các bạn có thể tham khảo thêm tại: http://hoctienganh.info

Các bạn hãy add nick hoctienanh2008 để thường xuyên nhận được thông tin mới nhé !

Chúc các bạn học tốt !

Tại sao chúng ta kém ngoại ngữ?

Lý giải cho việc tại sao sinh viên của chúng ta kém ngoại ngữ, có ý kiến đã cho rằng, do chúng ta học nhưng ít có cơ hội giao tiếp, giao lưu với người nước ngoài và chương trình học trong trường phổ thông cũng chưa đạt chuẩn. Yếu kém ngoại ngữ là căn bệnh nan y mà chúng ta phải khắc phục và nên chăng chúng ta áp dụng chương trình của các trung tâm ngoại ngữ vào dạy trong trường phổ thông để cải thiện tình hình.

Chương trình dạy ngoại ngữ trong trường phổ thông chưa đạt chuẩn

Tôi có một thắc mắc là tại sao trong chương trình dạy Anh văn ở bậc PTCS và PTTH, các nhà giáo dục không dạy theo sách của nước ngoài như ở các trung tâm ngoại ngữ vẫn hay dạy, tại sao chúng ta không học chính những gì người nước ngoài đã soạn để dạy Anh văn cho tất cả mọi người, mọi quốc gia dùng mà chúng ta lại phải soạn lại chương trình do người Việt Nam viết. Việc này vừa tốn kém lại vừa không có hiệu quả.

Tôi nghĩ ở 12 năm học phổ thông, một học sinh phải đàm thoại 1 cách dễ dàng trong cuộc sống hàng ngày, như thế là đã đạt yêu cầu, điều mà từ trước đến nay, ngay cả sinh viên tốt nghiệp khoa ngoại ngữ chưa chắc đã làm được. Muốn được như thế, chúng ta đừng đặt nặng những bài học Anh văn với những đề tài khó khăn, cao siêu như hiện nay, phải bố trí giờ đàm thoại nhiều hơn là học ngữ pháp, một bài học có thể phát triển rộng ra, có thể kéo dài trong vòng 5,7 tiết, chủ yếu cho học sinh nghe và nói như 1 phản xạ. Như vậy, khi tốt nghiệp lớp 12 là mỗi học sinh chúng ta có thể nói chuyện với người nước ngoài một cách tự nhiên những vấn đề thông thường. Khi đã có căn bản, các em sẽ học chuyên sâu 1 cách dễ dàng hơn. Tại sao ở các trung tâm tiếng Anh dạy học sinh học tốt mà chúng ta không nghiên cứu cách dạy, áp dụng và đưa vào trường phổ thông. Như vậy, học sinh không phải tốn tiền đi học thêm mà chất lượng vẫn tốt. Email: [email protected]

Giỏi ngoại ngữ, phải có... tiền? Tôi rất bất ngờ khi tác giả bài viết dẫn ra nhiều luận chứng xác đáng để lý giải lợi thế của người Việt khi học ngoại ngữ. Học ngoại ngữ cốt yếu là phải giao tiếp, luyện tập nhiều. Tôi rất đồng ý. Để giao tiếp nhiều, phải làm sao đây một khi ngoại ngữ trong trường học chỉ có lệ dẫn đến việc nhiều người rất yếu ngoại ngữ nếu không đi học thêm đâu đó ở một số trung tâm ngoại ngữ khác. Điều đáng nói ở đây lại là... tiền! Ai có thể đáp ứng được điều này. Tỉ lệ người dân sống trên mức trung bình là bao nhiêu? Để "vươn lên", cần phải giỏi ngoại ngữ (tôi nói đây là theo số chung, không nhất thiết phải thế) thì thử hỏi có được mấy ai đáp ứng được nhu cầu trên. Không phủ nhận việc giỏi ngoại ngữ sẽ có ưu thế hơn, dẫn đến cơ hội trong công việc nhiều hơn. Nhưng để đến được đó, quy chung lại là phải có tiền. Thiết nghĩ, khi chưa nhận được sự quan tâm đứng mức của xã hội, của giáo dục, của Nhà nước thì tình trạng này vẫn sẽ còn kéo dài. Anh Anh, TP.HCM. Tại sao chúng ta kém ngoại ngữ Về cơ bản, tôi hoàn toàn đồng ý với lập luận của tác giả. Chúng ta có thể học tốt các ngoại ngữ chẳng kém cỏi gì các dân tộc khác trên thế giới. Tuy nhiên tôi có một số ý kiến sau:

Trừ Trung Quốc và Nhật Bản (sử dụng chữ tượng hình), thì nhiều nước ở châu Á đều sử dụng chữ tượng thanh (ghép vần giống tiếng Việt), chẳng qua có khác là họ sử dụng hệ chữ cái khác mà thôi (như Thái Lan hay Lào). Còn Indonesia thì họ cũng dùng chữ cái La Tinh như chúng ta. Họ có thể giỏi tiếng Anh hơn chúng ta là vì đất nước họ mở cửa sớm hơn và họ giao lưu với phương Tây (liên tục, không đứt quãng) lâu hơn chúng ta mà thôi. Riêng đối với Trung Quốc thì tôi không cho rằng về mặt bằng, sinh viên của họ giỏi ngoại ngữ hơn sinh viên Việt Nam. Nếu bạn so sánh Thượng Hải với TP.HCM thì bạn sẽ thấy rõ điều này (mặc dù họ có thể thi TOEFL với điểm cao hơn chúng ta).

Nhiều người già ở Việt Nam có thể thông thạo tiếng Pháp đến như vậy bởi vì khi còn nhỏ họ học mọi thứ bằng tiếng Pháp (từ vỡ lòng, tiểu học). Họ không giỏi tiếng Pháp mới là lạ. Về tiếng Nga, dù rằng thế hệ trước có nhiều người giỏi tiếng Nga (như thầy giáo tôi ở trường ĐH), nhưng phần lớn họ đều tu nghiệp hay làm việc ở Liên Xô cũ. Thế hệ của tôi (7X) đều được học tiếng Nga cả, nhưng thử hỏi bây giờ có mấy người nói được tiếng Nga. Các nước châu Phi, họ nói tiếng Anh như gió, bởi vị phần lớn họ học mọi thứ (Toán, Lý, Hoá...) ở chương trình phổ thông bằng tiếng Anh. Nếu bạn hỏi họ từ equation trong tiếng mẹ đẻ của họ là gì thì tôi cho rằng phần lớn họ không giải thích được. Điều này làm tôi thấy tự hào về tiếng Việt (nếu bỏ qua một số yếu tố vay mượn về mặt ngôn ngữ).

Lý do cơ bản làm chúng ta kém ngoại ngữ là bởi vì đất nước chúng ta sau chiến tranh, ít được giao lưu với quốc tế và điều này góp phần làm công dân của chúng ta một thời rất thụ động và thiếu sự tham gia khi đi học hay dự các hội nghị ở nước ngoài. Điều này đã được cải thiện rất nhiều sau hơn 20 năm đổi mới của đất nước. Do nhu cầu hội nhập ngày càng nhiều, sinh viên của chúng ta ngày càng giỏi ngoại ngữ hơn (nhu cầu xã hội - bài toán kinh tế) và khi đi ra nước ngoài, chúng ta đã tự tin hơn rất nhiều. Bây giờ, tôi tự hào mình là người Việt Nam, tiếng Anh tôi đủ tốt để tham luận hay tham gia các sự kiện nơi tôi đang học tập. Những thứ có được ngày hôm nay phần lớn cũng là do kinh tế chúng ta phát triển mang lại cả.

Hiện tại, ngoại ngữ của người Việt chúng ta chưa được tốt so với nhiều nước trên thế giới. Nhưng tôi tin rằng với đà phát triển của kinh tế, với nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, người Việt chúng ta sẽ ngày một giỏi ngoại ngữ hơn. Công dân của chúng ta sẽ tham gia nhiều hơn vào các vị trí quan trọng của các tổ chức quốc tế. Nhưng điều quan trọng hơn đối với tôi là một ngày nào đó chúng ta có thể thấy các biển hướng dẫn bằng tiếng Việt tại những địa điểm du lịch ở Paris hay London như họ đã và đang làm với tiếng Nhật. Trần Văn Tuấn, Enschede, Hà Lan, email: tranvantuanga@...

Phải tự rèn luyện bản thân mình Tôi cũng nghĩ rằng việc học ngoại ngữ rất cần thiết và muốn học giỏi ngoại ngữ, cần tự rèn luyện mình. Phải biết vận dụng những lợi thế vốn có của mình nói riêng và của xã hội VN hiện nay nói chung. Thật sự, tôi thấy rằng, trình độ tiếng Anh của giới trẻ hiện nay rất kém so với các nước khác, hơn nữa, VN lại mới gia nhập WTO, vấn đề giỏi ngoại ngữ rất nóng hổi và cần quan tâm. Hy vọng trong tương lai gần, VN sẽ thay đổi được tình hình này. Vân Anh, Thanh Xuân, Hà Nội, email: vananh10_10@...

Học tiếng Anh qua phương pháp Thiền

GS nhà giáo Lê Khánh Bằng được nhiều người biết không chỉ là nhà phương pháp trong giáo dục học mà còn biết đến bởi sự uyên bác vì ông có thể giảng bài bằng 6 thứ tiếng khác nhau: Anh, Pháp, La Tinh, Nga, Trung Quốc, Bồ Đào Nha. Điều đáng nói là 6 thứ tiếng này phần lớn do GS tự học. Có được vốn ngoại ngữ nhiều như vậy chính là nhờ biết cách học có phương pháp. Vậy những phương pháp đó là gì? Thiền – đây là một phương pháp dưỡng sinh cổ điển của Ấn Độ, đặc trưng bởi “tập trung tư tưởng” khong cho tạp niệm xen vào trong quá trình học. Thiền ở đây chỉ được sử dụng ở phương diện là một phương pháp để phát huy năng lực của người học

“THIỀN” là gì? “Thiền” là một quá trình tu luyện gồm những biện pháp thể dục tâm lý, từ gốc là Yoga, được một trường phái phật giáo Trung Quốc kết hợp với phương pháp của đạo lão áp dụng sau đó truyền sang Việt Nam, Nhật Bản và ngày nay cũng được một số người Châu Mỹ vận dụng. Khi thiền ta phải ổn định hoạt động tâm thể bằng điều hoà hơi thở, trên cơ sở ấy, tập trung ý nghĩ vào những bộ phận nào đó của cơ thể, hoặc những giáo lý cơ bản, những vấn đề mình quan tâm. Khi thiền con người phải hết sức tập trung, làm cho các kích thích bên ngoài không xen vào được, toàn tâm tập trung vào một ý. Đây là một kỹ thuật điều khiển tinh thần, giúp con người sử dụng bộ não triệt để, động viên được những năng lực tiềm ẩn. Có thể về mặt cơ chế, thiền là tập trung tư tưởng cao độ vào một vấn đề hay một công việc nhất định. Thiền có thể quy ước phân làm 2 loại: thiền tĩnh và thiền động. Tĩnh là ngồi yên (có thể nhắm mắt hay mở mắt), tập trung suy nghĩ vào hơi thở (thở sâu, êm, nhẹ) hoặc vào một vấn đề nào đó (bài học). Động là tập trung suy nghĩ vào một vấn đề nào đó (một chủ đề, một công việc), đồng thời có thể dùng các động tác để thể hiện vấn đề đó, như viết, nói, cử động chân tay. VẬN DỤNG THIỀN ĐỂ TẠO NÊN MỘT VÙNG NGOẠI NGỮ TRONG VỎ NÃO Đối với học ngoại ngữ, thiền có tác dụng góp phần tạo nên một vùng ngoại ngữ trong vỏ não. Có thể áp dụng theo công thức 5 bước chuyển vào trong và 5 bước chuyển ra ngoài 5 bước chuyển vào trong như sau: Bước 1: Sau khi thư giãn và tập trung tư tưởng cao độ, học viên đọc thật to (đúng trọng âm và ngữ điệu) để tạo nên một khu vực hưng phấn mạnh trong vỏ não và nhằm góp phần ức chế vùng tiếng mẹ đẻ. Có thể đọc to như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn càng tốt. Lúc này cần đọc to và đúng chứ chưa cần đọc nhanh. Bước 2: Đọc to vừa, đúng ngữ điệu, tốc độ có thể nhanh dần lên. Đọc như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn. Bước 3: Đọc mấp máy môi có âm thanh và ngữ điệu vang lên nho nhỏ. Đọc 3 đến 5 lần, tốc độ nhanh nhất có thể được. Làm như vậy để cho khu vực hưng phấn mạnh, nhưng rất khuyếch tán lúc ban đầu nay tập trung dần lại. Bước 4: Đọc trong óc, còn gọi là đọc liếc hay đọc thầm. Lúc này môi không mấp máy, âm thanh không phát ra, nhưng người đọc vẫn phải cảm thấy âm thanh và ngữ điệu vang lên trong óc. Đọc như thế nhiều lần, có thể từ 10 đến 100 lần, cho đến khi thuộc lòng hẳn, tốc độ ngày càng nâng lên. Bước 5: Bước quan trọng và quyết định nhất. Đọc thuộc lòng trong óc nhiều lần để hằn sâu vào trong vỏ não, để đặt được một viên gạch vào vùng ngoại ngữ mới xây dựng. Bước này có thể tiến hành theo trình tự, nhẩm đọc trong óc, lúc đầu từ từ sau đó tăng dần lên đến mức nhanh nhất có thể được (ví dụ một bài khoá khoảng 130 từ: 15 – 30 giây), nếu chưa đạt được tốc độ như thế phải luyện tập tiếp. 5 bước chuyển ra ngoài gồm: Bước 1: Đọc trong óc. Bước 2: Đọc mấp máy môi. Bước 3: Đọc to vừa, tốc độ nhanh và rất nhanh. Bước 4: Đọc thật to đúng trọng âm, đúng ngữ điệu với tốc độ nhanh nhất có thể được, nhưng không được sai sót. Bước 5: Tập trung tư tưởng cao độ, vừa đọc thầm, vừa viết ra giấy với tốc độ nhanh nhất Khi đã có vùng ngoại ngữ trong đầu, người học có thể duy trì nó và dễ dàng tiếp nhận thêm những ngoại ngữ khác. Khái quát lại như GS Bằng nói: “đột phá một điểm, khai thông toàn diện. Với phương pháp này không chỉ giúp chúng ta vận dụng vào dạy và học ngoại ngữ mà còn học tốt các môn khoa học khác”. HỌC - MỘT KHÁI NIỆM “TỰ HỢP ĐỒNG” VÀ “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SUY NGHĨ BẰNG NGOẠI NGỮ” Cũng theo GS Lê Khánh Bằng, đối với việc dạy và học hiện nay phải thống nhất một khái niệm: thày với trò là bạn, người học được xem là trung tâm và học theo cách tự hợp đồng. Đây là sự giao ước của chính bản thân người học. Hợp đồng dài hạn thì tuân thủ theo đúng bản thiết kế của quá trình tự học. Hợp đồng ngắn hạn tuân thủ đúng các mục tiêu đề ra như thuộc bài khoá trong bao lâu, tốc độ đạt được… Người học phải tự nhắc nhở mình, tự kiểm tra và đánh giá. Ở đây thày giáo chỉ đóng vai trò người hướng dẫn còn về phương pháp lĩnh hội và tạo điều kiện hiệu quả là do người học quyết định. Chính vì thế, không ít người đặt câu hỏi: Tại sao mình học ngoại ngữ rất chăm chỉ miệt mài trong 2, 3 năm mà kết quả không cao? Phải chăng học ngoại ngữ được phải có năng khiếu? Thực ra không hoàn toàn như vậy. Mấu chốt của vấn đề là học phải có phương pháp, không chỉ riêng việc học ngoại ngữ mà cả các môn khác. Nếu có phương pháp đúng sẽ giúp người học nhận thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Với học ngoại ngữ, trước hết người học phải có khả năng suy nghĩ bằng ngoại ngữ. Suy nghĩ bằng ngoại ngữ là năng lực hình dung được ngoại ngữ đó trong đầu mà không phải trải qua giai đoạn lịch sử tiếng mẹ đẻ. Không có khả năng này, người học khi học phải chuyển từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ mới hiểu (nghe), rồi mới có thể trả lời bằng tiếng mẹ đẻ, sau lại dịch ra tiếng nước ngoài để trả lời. Việc đó vừa chậm vừa làm giảm khả năng sử dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp. GS Lê Khánh Bằng đã khái quát hoá quá trình học ngoại ngữ bằng một sơ đồ công thức: 3T, 5B, 5C, 2H, 3V. (3T là thiền, tần số và tốc độ; 5B là 5 bước chuyển vào trong và ngược lại; 5C là 5 chỉ tiêu của chất lượng học ngoại ngữ: nghe, nói, đọc, viết, suy nghĩ bằng ngoại ngữ; 2H là 2 chỉ tiêu của hiệu quả; 3V là 3 vùng ngoại ngữ: tối thiểu, cơ bản và chuyên ngành). Để biến tất cả những yêu cầu phương pháp thành hiện thực thì quá trình tự học vẫn là then chốt của thành công.

15 bí quyết học tiếng Anh

1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. 2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học 3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.

4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. 5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa. 6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh 7. A'p dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau. 8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó. 9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển). 10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt. 11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa. 12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất. 13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu. 14. Nghe bǎng và tập viết chính tả thường xuyên. 15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2-3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.

20 TOEIC Tips

So, you've decided to take the TOEIC test. Congratulations! The first thing you should do is set a goal. If you are taking the test in order to apply for a job, find out what proficiency level is required. Most entry level positions require a minimum score of 600. Management positions may require a higher score, such as 800.

Choose a goal that is achievable. If you aim too high, you will be disappointed. Remember, you can take the test as often as you want if you don't mind paying the fee. 2. Understand the test Before you start studying for the test, make sure you understand the format of each section. You will be tested on your listening and reading comprehension skills. By doing model or practice tests, you will become very familiar with the TOEIC. The test should become "second nature" to you before you attempt the real thing. 3. Make a study plan Procrastination is one of the key reasons students fail the TOEIC test. You may book your TOEIC test months in advance. However, the day you decide to take the TOEIC test should be the day you start to study. You will have to decide whether or not you are going to teach yourself the TOEIC with reliable resources or whether you are going to take a TOEIC preparation class. In order to get the best results, you should do both. If you cannot afford to take a TOEIC class, make sure to choose a TOEIC textbook that has explanatory answers. You will also want to have a teacher or tutor that you can go to from time to time with questions. If you choose a TOEIC class, make sure that you trust your teacher and feel comfortable in his or her class. Take a class with a friend and make a commitment to study together in and outside of class. Studying at the same time every day is a great way to improve your score. Write down your study plan and sign it! 4. Divide study time appropriately The TOEIC is divided into seven sections. Each section is worth a certain amount of points. Don't spend too much time studying one section. Many students make the mistake of studying the section that they enjoy the most. This is the section you should spend the least amount of time on. You might want to divide your study week by focusing on a certain section each day. Remember, if Sunday is your day to practice Part VII (40 questions on the test), you might have to study twice as long as you would on Monday when you focus on Part I (20 questions on the test). 5. Build a strong vocabulary Another reason students fail the TOEIC test is that they have a very limited vocabulary. The day you decide to take the TOEIC test you should make yourself a blank dictionary. Use a notebook (an address book works great because it is divided into letters) and keep track of all of the new words you learn along the way. It is not useful to study vocabulary lists. You will only remember words that you have seen in context. For each entry, write the word and use it in a sentence. At the end of each week you should write a short letter or composition using as many of the words as you can. This might also be the time to stop using your translation dictionary. Electric dictionaries make things too simple! You will not remember the word if it doesn't take any effort to understand it. Keep in mind that the TOEIC test has a business theme. You should study vocabulary from topics such as travel, banking, health, restaurants, offices, etc. You will also want to learn everyday idiomatic expressions.

Những kinh nghiệm của kỳ tài Ngoại Ngữ

Lara Lomubus là một nhà phiên dịch nữ nổi tiếng của Hungari. Trải qua nhiều năm mày mò học tập, bà đã thông hiểu hơn mười thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, Hán, Nhật, Tây Ban Nha, ý, Ba Lan, ...được tôn xưng là kỳ tài ngoại ngữ.

Vì để hồi đáp lại những bức thư thỉnh nguyện thập phương, bà đã khái quát kinh nghiệm phong phú của bản thân - nó sẽ rất có ích cho những người muốn học tốt ngoại ngữ.

1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.

Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.

2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.

Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình... như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.

3- Không thoát ly ngữ cảnh. Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.

4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.

Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.

5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.

Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trìnhb mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.

6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện:

Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoạt.

7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.

Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.

8- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.

Học ngoại ngữ không nên "vơ đũa cả nắm", nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.

9- Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ.

Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: "Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi" Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công..

7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh

Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông.

1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói

Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào

Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.

Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

3. Học cách ghi nhớ

Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.

4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh

Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.

5. Hãy nối mạng

Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.

Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.

6. Học từ vựng một cách có hệ thống

Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: shopping, holidays, money vv…

Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…

Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...

Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...

Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…

Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..

7. Bạn hãy phấn khích lên

Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.

Bạn đã học tiếng Anh đúng cách chưa?

Để học tiếng Anh hiệu quả, đôi khi cũng cần đến những bí quyết riêng, nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để áp dụng được thì không hề dễ chút nào. Đừng nghĩ việc chia những động từ đơn giản như I am, he is... hay thêm "s" vào sau động từ thường là việc không đáng quan tâm. Điều mà bạn cho là quá đơn giản ấy lại là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Anh. Chia động từ cũng là một yếu tố căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Một khi bạn không thể làm đúng thứ căn bản nhất thì khó có thể làm đúng những thứ phức tạp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc viết những câu đơn giản với cấu trúc "chủ ngữ + động từ".

Nghĩ gì viết nấy Có một bài tập thế này: hãy viết đầy một trang giấy tất cả những gì bạn đang nghĩ trong đầu bằng tiếng Anh. Cứ để dòng suy nghĩ đang chảy trong đầu được hiển thị hết lên trang giấy. Thậm chí, nếu viết sai một từ và như phản ứng tự nhiên, bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu rằng: "Thôi chết, mình viết sai từ này rồi!" thì đừng dừng lại để sửa mà hãy viết câu bạn vừa nghĩ lên giấy. Phương pháp "Nghĩ gì viết nấy" này có 2 lợi ích: một là giúp bạn kỹ năng viết tiếng Anh nhanh, nghĩ đến đâu viết đến đó như quán tính có sẵn, không phải nặn óc suy nghĩ; hai là giúp tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh. Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi viết hay nói bằng tiếng Anh thì sẽ mất thời gian và công sức để dịch điều đó ra tiếng Anh. Chưa kể bạn còn phải suy nghĩ xem dịch như vậy đã đúng chưa. Chi bằng tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để tiết kiệm khoản thời gian đáng kể cộng với việc tiếng Anh sẽ tự động tuôn ra khi bạn viết hay nói mà không gặp mấy trở ngại. Hãy phát âm đúng Sau bao lần cố căng tai ra hay mua một tai nghe thật xịn với hy vọng nghe tốt tiếng Anh mà vẫn không thành công, hẳn là bạn đã luyện nghe chưa đúng cách. Nguyên nhân có thể do bạn phát âm sai. Từ chỗ phát âm sai, bạn sẽ quen với việc từ đó phải phát âm như thế. Hậu quả khi người khác phát âm đúng, bạn chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu họ đang nói gì. Khi phát âm, nhớ chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc từ... Bật phụ đề khi xem phim Khi xem các bộ phim tiếng Anh, nhớ bật phụ đề tiếng Anh. Đừng tự ép mình luyện nghe bằng cách tắt phụ đề và nghe diễn viên nói chay. Bật phụ đề sẽ giúp bạn biết được một từ được đọc chính xác như thế nào hay một từ vựng mới do diễn viên nói sẽ được viết ra sao, từ đó học được từ mới, cách phát âm đúng nhanh hơn. Tập đặt câu với các từ mới Sau khi đã học được một từ vựng mới, cách nhanh nhất để nhớ nghĩa từ đó là tập đặt câu với nó, thậm chí viết một đoạn văn trong đó có từ mới biết. Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn "khắc ghi" từ mới vào đầu bằng cách vận dụng nó vào thực tế chứ không học thuộc lòng. Mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài Đừng sợ nói sai hay ngượng ngùng khi nói chuyện với người nước ngoài. Nếu ngại hay sợ sai thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhược điểm của mình và mãi mãi không sửa được nó. Thêm vào đó, những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ sẽ không cười bạn đâu. Thậm chí họ còn giúp bạn sửa lại cho đúng nữa!

Bí quyết học anh văn

Có thể học tiếng Anh nhanh và hiệu quả với những bí quyết sau đây.

Những lý do khiến bạn ngại học tiếng Anh

Có nhiều lý do làm bạn yếu tiếng Anh, trong đó quan trọng nhất là do... chán. Con người khó làm được cái gì mà họ không thích nên để có sự đam mê, bạn hãy tìm lý do tại sao bạn ghét Anh văn. Ví dụ bạn chán nản vì học hoài học mãi mà chẳng nói được gì hết. À, thì ra bạn chán vì không nói được. Vậy bạn đi học lớp kỹ năng nói trước tiên đi nhé!

Cách dạy kém cũng làm bạn mất khối thời gian mà chẳng mấy tiến bộ. Người thầy dạy giỏi có khả năng làm cho học viên yêu thích môn học. Cuối một khóa học đàm thoại, toàn bộ học viên đều xóa đi cái tính nhút nhát ban đầu. Lý do là đầu khóa học, khi thầy vừa bước vào lớp, học viên chào: "Good evening!", thầy bảo đừng chào như vậy, hãy chào: "Nhút nhát là tự sát!". Hiện nay, phần lớn các lớp luyện thi trình độ A, B, C tại các trung tâm của các trường đại học, giáo viên dạy 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo một giáo trình và hầu như không có giáo trình tự soạn. Trách nhiệm của họ là bắt buộc phải dạy hết bấy nhiêu bài trong suốt khóa học bất kể chất lượng. Vào lớp thì học viên không có thời gian thảo luận nhóm, chép chi chít vào vở nhưng có mấy ai về nhà xem lại. Nhét rất nhiều, nhưng nhớ chẳng bao nhiêu.

Bạn hãy tham khảo cách học của những người giỏi tiếng Anh. Khi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng viết nhiều lần một từ lên giấy là cách tốt nhất để nhớ từ đó và tôi sẽ học được nhiều từ. Nhưng bây giờ, tôi nhận ra nó chỉ phí thì giờ. Bạn thử lấy một cuốn tự điển và học một trang từ trong đó bằng cách như vậy. Tôi chắc là một tuần sau đó bạn sẽ quên sạch những gì mình học, trừ phi bạn là thần đồng Lê Quý Đôn.

Môi trường thực tập: Đây là điều kiện tốt nhất giúp bạn vận dụng tiếng Anh và phát triển các kỹ năng. Nhiều cử nhân ngoại ngữ vừa tốt nghiệp nhưng nói không được, viết cũng không xong vì họ học rất nhiều văn phạm, làm hàng đống bài tập nhưng chẳng có thực tập hằng ngày nên không có kỹ năng phản xạ, nói không lưu loát, có người loay hoay cả buổi mới viết được một cái mail tiếng Anh.

"Bí kíp": đơn giản thôi!

Chọn chỗ học, lớp học. Cụm từ "tiền nào của đó" không phải lúc nào cũng đúng mà nhiều khi ngược lại. Tốt nhất, bạn nên học các lớp ngắn hạn hay đóng tiền hằng tháng, vì nếu học không vừa ý thì dễ đổi sang lớp khác mà đỡ tiếc tiền. Cũng đừng quá chú trọng vào lớp học để thi lấy chứng chỉ hơn là lấy trình độ bởi trình độ là cái bạn cần nhất. Bạn nên học các lớp lẻ như lớp học viết, lớp học nghe nói, lớp luyện ngữ điệu, lớp luyện phát âm, lớp biên phiên dịch tương ứng với kỹ năng bạn cần hay thiếu, vì mỗi người thầy có một điểm mạnh riêng.

Một điều đáng đề cập là nhiều bạn nghĩ rằng trường nào có giáo viên người nước ngoài mới tốt. Trong khi đó, có rất nhiều cách để bạn học nói đúng mà không cần có giáo viên nước ngoài như nghe và đọc theo băng, đĩa. Còn có các website học miễn phí nữa mới tuyệt chứ! Có thể download các phần bài nghe về nhà, có thể nghe tin tức trong giờ nghỉ tại cơ quan.

Tạo môi trường thực tập. Sẽ may mắn cho những người có cơ hội tiếp xúc với nhiều người ngoại quốc nói tiếng Anh, phải đọc dịch tài liệu bằng tiếng Anh và phải giao dịch trên mail hay điện thoại với họ. Nhưng vẫn có thể tạo ra một môi trường tốt để thực tập. "Văn ôn võ luyện" mà! Bạn hãy tham gia các câu lạc bộ để thực tập nói và nghe người khác nói. Cùng bạn bè thành lập nhóm để học và thảo luận. Gửi mail tiếng Anh với các học viên khác để thực tập viết...

Học từ vựng. Nếu đây là điều bạn quan ngại nhất thì bạn bị yếu tiếng Anh thật rồi đó. Từ vựng bạn nhớ được sẽ tăng theo thời gian khi một hoặc các kỹ năng nghe, nói, viết, dịch được phát triển. Bạn đang ngồi làm việc trong công ty và muốn gửi mail cho ai đó và quên từ vựng ư? Rất nhanh chóng và dễ dàng vì có các phần mềm tự điển tra cứu còn nhanh hơn sách rất nhiều. Bạn viết được hay không là do kỹ năng, cách đặt câu và trình độ văn phạm của bạn chứ từ vựng có thể dễ kiếm hơn. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mà mình biết trong khi có người biết rất nhiều từ nhưng lại không biết đặt câu. Vận dụng càng nhiều thì vốn từ vựng càng phong phú. Để học từ vựng, bạn đừng học từ "chết" bằng cách viết nhiều lần một từ trên mặt giấy mà nên học từ trong câu. Bạn sẽ nhớ từ đó lâu hơn và còn biết cả cách sử dụng chúng nữa.

Học kỹ năng nào trước? Kỹ năng nói. Trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch thì kỹ năng nói là dễ nhất. Khi kỹ năng nói được cải thiện thì các lỗi về văn phạm cũng được cải thiện theo. Rồi bạn sẽ nhận ra rằng chị này nói hay và giỏi thế là vì chị ta giỏi văn phạm và nói có ngữ điệu. Thế là tự nhiên bạn thích học thêm các kỹ năng khác nữa. Tại các câu lạc bộ hay các lớp học nói, học viên tranh cãi sôi nổi đến đỏ mặt và hết giờ mà vẫn không dừng. Luyện nói nhiều còn giúp cung cấp cho bạn những ý tưởng để viết bài nữa. Bạn hãy dành ít thời gian tham gia câu lạc bộ Anh ngữ cuối tuần. Thậm chí tự nghĩ ra tình huống hay tình huống tranh cãi còn dang dở trên lớp để độc thoại mọi lúc mọi nơi, kể cả trên đường phố và trong... nhà vệ sinh!

Các kỹ năng khác. Con người chẳng bao giờ tự hài lòng với kiến thức vốn có của mình ngoại trừ bạn thấy một điều gì đó vượt quá xa sức của mình. Khi bạn tự tin nói tiếng Anh rồi, tức là bạn đã vượt qua khó khăn và chán nản ban đầu, thì bạn sẽ thấy ham thích môn ngoại ngữ và học để hoàn thiện các kỹ năng khác. Và rồi sẽ thấy rằng "ngôn ngữ học" là một thứ rất bao la nhưng thú vị chứ không chán như bạn tưởng. Bạn sẽ tiến bộ lúc nào không biết!

Bí quyết trở thành một người học thông minh

Đăng ký tham gia các lớp ngoại ngữ là cách học tiếng Anh phổ biến nhất hiện nay. Nhiều người suy nghĩ đơn giản rằng: Tôi muốn học tiếng Anh nên tôi đăng ký tham gia một khoá học ngoại ngữ. Tôi sẽ trả một khoản tiền, tới lớp học vài tiếng một tuần và khi học xong tôi sẽ có thể giao tiếp bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên điều đó chỉ trở thành hiện thực khi bạn biết cách lựa chọn và khai thác khoá học một cách thông minh và hiệu quả.

Ở Việt Nam, tiếng Anh đã được đưa vào chương trình chính khoá. Điều này đồng nghĩa với việc người học dành khá nhiều thời gian học tiếng Anh trên lớp (ở trường cấp II, cấp III, đại học và các trung tâm tiếng Anh). Tuy nhiên, không phải bất cứ ai theo học các lớp ngoại ngữ đều có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho sự kém hiệu quả trên.

· Nghe cách dùng tiếng Anh thiếu chuẩn xác: Không phải học viên nào trong lớp bạn cũng có cách phát âm, ngữ pháp và từ vựng chuẩn xác. Bạn sẽ không thể cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh của mình khi tiếp xúc với những học viên như vậy.

· Không có nhiều cơ hội luyện giao tiếp bằng tiếng Anh: Thông thường một lớp ngoại ngữ có khoảng 10-20 học viên nên bạn sẽ có ít cơ hội nói tiếng Anh. Những lớp học như vậy không thể giúp bạn rèn luyện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

· Học một quyển giáo trình khô khan và buồn tẻ: Hầu hết các giáo viên dạy tiếng Anh đều sử dụng giáo trình có sẵn vì họ sẽ không phải soạn bài trước khi lên lớp mà chỉ cần dạy lần lượt các bài trong giáo trình. Tuy nhiên sử dụng giáo trình có sẵn một cách cứng nhắc, thiếu linh hoạt sẽ khiến việc học tiếng của học viên trở nên buồn tẻ và không hiệu quả.

· Học lý thuyết về các nguyên tắc ngữ pháp, chẳng hạn “thì hiện tại tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động đang diễn ra tại thời điểm nói”. Tuy nhiên, có không ít học viên thuộc làu các nguyên tắc ngữ pháp nhưng không đặt nổi một câu ví dụ sử dụng các nguyên tắc ấy dù vốn từ của họ không hề hạn chế chút nào. Bạn không thể nói tiếng Anh một cách tự nhiên khi bạn chỉ học các nguyên tắc mà không thực hành sử dụng chúng trong thực tế.

· Làm bài tập ngữ pháp quá nhiều: Sau khi học các nguyên tắc ngữ pháp, giáo viên thường giao cho bạn một số bài tập liên quan như điền vào chỗ trống hay lựa chọn phương án đúng. Những bài tập ngữ pháp như vậy chỉ có hai tác dụng chính: 1) nhắc lại lý thuyết về ngữ pháp đã học, 2) kiểm tra tiếng Anh của bạn. Tuy nhiên việc kiểm tra viết này có rất ít tác dụng với việc nâng cao khả năng nghe nói của bạn.

· Bài tập về nhà chỉ tập trung vào ngữ pháp hay viết luận: Thông thường bài tập về nhà của bạn là bài tập ngữ pháp hoặc viết luận mà ít khi chú trọng đến các kỹ năng cần thiết cho việc nghe nói tiếng Anh. Chủ đề của những bài luận nhiều khi bất hợp lý nên không thể cung cấp ngữ liệu để bạn có thể nghe nói tốt hơn. Không những thế, những bài tập về nhà dạng này khiến bạn càng thêm chán nản khi học tiếng Anh.

· Không phải lớp ngoại ngữ nào cũng rèn cho bạn cách phát âm chuẩn, yếu tố hết sức cần thiết để giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Nhiều giáo viên bỏ qua việc rèn ngữ âm cho học viên vì việc này quá mất thời gian. Một số giáo viên chữa những lỗi bạn mắc khi bạn nói nhưng rất ít người chỉ cho bạn cách tránh lặp lại lỗi tương tự. Không những thế rất ít giáo viên dạy cho học viên về các âm trong tiếng Anh cũng như cách sử dụng từ điển để học cách phát âm một từ.

· Không phải giáo viên nào cũng khuyến khích bạn đọc các tài liệụ tiếng Anh, mua một quyển từ điển Anh-Anh chuẩn hay nghe tin/băng tiếng Anh. Không ít giáo viên chỉ trung thành với quyển giáo trình sẵn có và cho học viên làm những bài tập trong đó.

Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thay đổi những điều bất hợp lý này vì bạn là người học và tương lai là người trực tiếp sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Cụ thể:

· Theo học một lớp tiếng Anh giao tiếp với người bản xứ thay vì lớp ngữ pháp cơ bản.

· Tham gia vào các diễn đàn mà bạn có thể trao đổi ý kiến hoặc kết bạn qua thư với người bản xứ.

· Tạo môi trường tiếng bằng cách dành thời gian xem CNN, các kênh tiếng Anh hoặc nghe các bản tin tiếng Anh của đài BBC hay VOA. Bạn sẽ học được những cách sử dụng tiếng Anh chuẩn xác và tự nhiên.

· Thay vì chỉ đọc giáo trình, hãy dành thời gian đọc thứ gì đó thú vị bằng tiếng Anh. Bạn có thể lướt web, đọc các bài viết tiếng Anh mà bạn quan tâm trên mạng hay những cuốn sách hay bằng tiếng Anh.

· Thay vì chỉ học lý thuyết về các nguyên tắc ngữ pháp, thử đặt những ví dụ minh hoạ cho những nguyên tắc ấy. Bên cạnh đó, nghe và đọc tiếng Anh cũng sẽ giúp bạn học cách sử dụng tiếng Anh tự nhiên và hiệu quả.

· Thay vì viết các bài luận có chủ đề cho sẵn trong giáo trình, hãy viết về những thứ bạn quan tâm. Ví dụ: bạn có thể viết thư điện tử bằng tiếng Anh cho bạn bè, những người yêu thích tiếng Anh giống bạn. Nếu có thể, hãy viết thư cho giáo viên trao đổi thông tin, cảm nhận cũng như những phản hồi về khoá học của bạn Điều này không chỉ giúp bạn luyện viết tiếng Anh mà còn giúp thầy cô có những điều chỉnh thích hợp, giúp cho các giờ học tiếng Anh trên lớp của bạn thêm phần hiệu quả và thú vị.

Chúc bạn đủ tự tin và kiên nhẫn để trở thành một người học thông minh.

Các cách học tốt tiếng Anh

Có 4 kĩ năng cần thực hiện khi bạn học một ngôn ngữ nào đó: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kỹ năng nói là khác biệt nhất. Đó là bởi vì với 3 kĩ năng còn lại, bạn có thể tự mình thực hiện một mình, không cần sự tham gia của người khác. Bạn có thể nghe đài một mình, có thể đọc sách một mình, có thể viết một lá thư một mình. Nhưng bạn không thể nói một mình.

Chính vì vậy, khi luyện tập kĩ năng nói, bạn cũng nên tìm ai đó để nói cùng với bạn. Bạn có thể tìm người luyện tập nói với bạn ở đâu? Và phải làm thế nào để bạn có thể luyện tập nói khi bạn chỉ có một mình?

Ở trường

Nếu bạn đi học ngoại ngữ ở trường, bạn nên tranh thủ cơ hội trò chuyện với thầy cô giáo và các học viên khác. Khi bạn về nhà, bạn vẫn có thể luyện nghe, đọc, viết, nhưng có lẽ bạn không thể luyện nói. Nếu giáo viên của bạn hỏi bạn một câu hỏi, hãy đón lấy cơ hội được trả lời. Cố gắng nói càng nhiều càng tốt. Nếu giáo viên đề nghị bạn nói theo cặp hoặc theo nhóm với các học viên khác, hãy cố gắng nói thật nhiều. Đừng lo ngại về những lỗi sai của mình. Hãy cứ nói!

Tại các câu lạc bộ

Có rất nhiều các câu lạc bộ tiếng Anh mà bạn có thể tham gia để học hỏi được và có cơ hội trò chuyện với những người cũng có cùng mục đích luyện tập như bạn. Hãy tham khảo trên các báo, hay trên mạng để có thể gia nhập vào các câu lạc bộ tiếng Anh. Các câu lạc bộ này đa phần là miễn phí hoặc chỉ tốn kém chút ít lệ phí.

Khi đi mua sắm

Tập nói khi đi mua sắm – điều này chỉ có thể thực hiện được nếu bạn đang sống ở một nước nói tiếng Anh hoặc có cơ hội đến thăm, đi du lịch tại một nước nói tiếng Anh. Khi đó, bạn hãy tập nói với những người địa phương như là nhân viên cửa hàng, người lái xe taxi. Thậm chí nếu bạn không hề muốn mua một thứ gì, cũng hãy cứ hỏi về các sản phẩm bày bán mà bạn thấy thích thú. “How much does it cost?”, “Can I pay by cheque?”, v.v… thông thường bạn có thể bắt đầu một cuộc hội thoại - bạn có thể luyện nói mà chẳng mất gì cả!

Tại các quán của người nói tiếng Anh

Thậm chí nếu bạn không sống tại một nước nói tiếng Anh, bạn cũng có thể tìm được những quán của người Mỹ, Anh, Ailen và Úc ở các thành phố lớn. Nếu bạn đến các quán này, bạn có thể gặp được rất nhiều người nói tiếng Anh.

Ngôn ngữ ở quanh ta

Bất cứ nơi nào bạn đi bạn cũng có thể bắt gặp việc sử dụng ngôn ngữ. Tên cửa hàng, tên đường phố, biển quảng cáo, chú ‎ ý trên xe buýt, tàu hỏa… Ngay cả nếu bạn không ở một nước nói tiếng Anh, cũng có rất nhiều từ tiếng Anh bạn có thể nhìn thấy khi đi trên đường phố, đặc biệt tại các thành phố lớn. Và đặc biệt luôn có các con số. Số xe, số điện thoại, số nhà… Bạn có thể tập đọc các con số mà bạn nhìn thấy. Tự lẩm nhẩm một mình. Như thế không hẳn là bạn nói chuyện một mình, mà sẽ giúp bạn tư duy bằng tiếng Anh. Ví dụ: khi bạn đi dọc theo một dãy các ô tô trong bến đỗ xe, hãy nói các con số của mỗi biển xe khi bạn đi qua. Hãy tự kiểm tra mình, xem bạn đi được nhanh như thế nào mà vẫn nói được biển số xe bằng tiếng Anh. Nhưng lưu ‎ý là đừng nói quá to.

Các bài hát và băng hình

Hãy nghe lời của những bài hát tiếng Anh mà bạn yêu thích. Sau đó, hãy tự nhắc đi nhắc lại và cố gắng hát cùng với nhạc. Hãy nhắc lại lời bài hát càng nhiều lần càng tốt cho đến khi chúng tự bật ra trên môi bạn. Chẳng bao lâu sau bạn sẽ có thể hát cả bài hát. Hoặc bạn có thể nghe lời thoại của một trong số các diễn viên mà bạn ưa thích và nhắc lại một hoặc hai câu mà bạn tâm đắc. Hãy làm như vậy cho đến khi câu nói tự bật ra trên môi bạn. Làm như vậy, bạn vừa luyện tập được trí nhớ và vừa luyện được các cơ miệng cần thiết cho việc nói tiếng Anh.

Trên tất cả, đừng lo sợ. Bạn phải cố gắng nói, ngay cả khi bạn vẫn còn mắc lỗi. Bạn không thể học mà không phạm lỗi sai nào. Có một câu nói như thế này: “Ai không bao giờ mắc sai phạm thì cũng không bao giờ thành công”. Vì vậy, hãy nhìn việc mắc lỗi ở khía cạnh tích cực và hữu ích.

Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh

Nghe, nói, đọc, viết, dịch là những kỹ năng mà học viên phải luyện tập thật sự thì mới mong có thể đạt được đến một trình độ khả dĩ. Có rất nhiều cách để học và tùy từng người, từng giai đoạn mà phương pháp đó có thích hợp hay không. Nếu chúng ta đưa ra những câu hỏi chung chung, chúng ta sẽ nhận được câu trả lời tương tự. Kết quả là "đẽo cày giữa đường" - không đi đến đâu. Theo kinh nghiệm của tôi, chúng ta có thể áp dụng một số điểm cần chú ý sau, cùng với sự kiên trì luyện tập hàng ngày, bạn sẽ tiến bộ và đạt được kết quả mong muốn.

1. Chọn một người hướng dẫn chuẩn.

2. Từ vựng: là gốc gác để phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch... về sau. Nên phải học kỹ ngay từ đầu.

+ Luyện viết: tập viết nhiều dòng hàng ngày (ít nhất mỗi từ 5 dòng) để nhớ chính tả.

+ Luyện âm: vừa viết tập - vừa phát âm những từ đang viết và nghĩ về ý nghĩa, ngữ cảnh trong bài của từ đó. Lưu ý đến phần luyện âm, phải chuẩn. Nếu sai, chúng ta sẽ không nói chuẩn và nghe chuẩn trong tương lai.

+ Đặt câu: tập đặt câu, càng nhiều càng tốt với những từ mới theo những ngữ cảnh tương tự trong bài. Nhờ người hướng dẫn chỉnh sửa luôn. Đừng sợ sai. Nếu chúng ta đặt câu nhiều và được sửa chữa, vốn từ chúng ta mới phát triển và không sợ bị quên. (Từ sống - không chết: Trong đó từ được ví như hạt giống và văn cảnh như môi trường sống - đất và nước).

3. Ngữ pháp:

- Có vở ngữ pháp riêng và ghi chú những hiện tượng ngữ pháp theo sơ đồ dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ và lâu quên.

- Tự đặt câu theo những cấu trúc ngữ pháp và y/c Gv hướng dẫn sửa.

- Tham khảo và làm bài tập ngữ pháp trong Practical Grammar (trình độ sơ - trung cấp; luyện thi đại học ...); trong University Grammar, TOEFL, IELTS ... (trình độ nâng cao).

5. Luyện đọc:

Đọc những đoạn tin, bài đọc ngắn hàng ngày. Đọc to, rõ. Ngừng nghỉ đúng nhịp. Trong giai đoạn đầu, không cần đọc nhanh. Hãy tăng tốc độ dần dần. Nhưng sau khi đã ở trình độ trung, cao cấp thì bắt buộc phải chú ý đến trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu. Trong một câu cần chú ý đến những điểm nhấn trọng âm chính. Đọc chuẩn sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc nghe chuẩn theo băng hoặc đối thoại trực tiếp sau này.

Hãy kiên nhẫn luyện tập vì luyện tập tạo nên sự hoàn thiện

(Practice makes perfect!)

6. Luyện nghe:

Hãy tưởng tượng ta đang nghe một bản tin tiếng Việt 2 phút trên radio. Sau đó, hãy ghi lại những nội dung chính của bản tin đó. Nếu bạn là ghi được 70% nội dung chính: Bạn là người tuyệt vời. Còn nếu không, thì khi nghe tiếng Anh cũng vậy. Đừng buồn nếu bạn không nghe được nhiều. Bạn phải luyện tập thôi và đây là một số kinh nghiệm chia sẻ với bạn.

Giai đoạn 1: Sơ cấp - Trung cấp

B1: + Nghe cả đoạn: 3 lần để nắm nội dung chính.

B2: + Nghe từng câu một. Chú ý đến những điểm nhấn trọng âm, ngữ điệu. Nói lại theo băng, đĩa đến khi nào thấy nhuyễn thì thôi.

B3: + Nghe lại cả đoạn. Nói lại bằng tiếng Anh nội dung chính của đoạn vừa nghe.

Giai đoạn 2: Trung cấp (intermediate) trở lên.

B1: Nghe và chép chính tả. Đồng thời nhắc lại theo đúng trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu.

B2: Nghe và ghi lại nội dung chính của cả bài.

Giai đoạn 3: Nghe và nói lại nội dung chính của cả đoạn, bài.

Giai đoạn 4: Dành cho chuyên nghiệp.

Tập dịch cabin. Có nghĩa là băng, người nói tiếng Anh và mình dịch tiếng Việt và ngược lại. Lúc đầu chậm và sau nhanh dần.

Chúc các bạn thành công!

Học ngoại ngữ ở nước ngoài

"Tôi muốn kể về lớp học tiếng Hà Lan mà tôi đang học tại Bỉ để thấy rằng cách dạy và học ngoại ngữ của chúng ta là chưa ổn. Học sinh của chúng ta rất giỏi ngữ pháp và đọc hiểu, nhưng lại nghe rất yếu và gần như bị “ngọng”, bạn Thục Minh, SV ĐH Tự do Brussels, Bỉ.

Việt Nam, tôi học ngữ pháp và từ vựng rất nhanh, nắm rất vững. Chỉ mới học một tháng tiếng Pháp và tiếng Đức, đã có thể viết thư cho bạn bè. Tôi hoàn toàn tin vào khả năng đọc hiểu và viết của mình, kể cả sự tinh tế trong cách dùng từ của mỗi ngôn ngữ, thế nhưng vẫn bị "ngọng" hoặc "cà lăm" trong giao tiếp bằng tiếng Pháp. Tiếng Anh của tôi cũng chưa phải là trôi chảy, dù rằng đó là thứ ngôn ngữ mà tôi dùng hằng ngày. Quỳnh, học cùng tôi bên này, từng học tiếng Pháp 2 năm ở Hà Nội theo một chương trình "cao cấp", học 5 buổi một tuần, có người bản ngữ đứng lớp. Sang Bỉ, mọi người nói tiếng Pháp như gió còn Quỳnh thì hầu như không nghe, không nói được gì. Trong khi các bài kiểm tra ngữ pháp Quỳnh chỉ làm nhoáng một cái là xong, còn những người khác phải làm lâu hơn mà lại nhiều sai sót. Khi học tiếng Hà Lan ở Bỉ, trong giờ học cô giáo không cho phép dùng bất cứ ngôn ngữ nào khác ngoài ngôn ngữ này. Trung tâm còn có một phòng máy tính cài sẵn rất nhiều bài tập trắc nghiệm từ vựng, ngữ pháp, nghe có hình ảnh minh họa, ở nhiều trình độ cho mỗi ngôn ngữ được dạy ở đây. Học thêm được một lượng kiến thức nào đó thì học viên được đưa vào phòng máy thực hành. Bài tập được thiết kế với cách thức là khi nào học viên làm đúng mới thôi. Băng video có nội dung sinh động cho từng trình độ, thiết thực và rất sáng tạo. Băng cassette ghi nhiều lần một đoạn hội thoại, như vậy người dạy không phải retour khi muốn nghe lại nhiều lần. Học ở đây tôi không "ớn" môn nghe như khi ở Việt Nam. Hồi đó gần như tôi không nghe được gì, với tất cả các ngoại ngữ, bởi âm thanh không được rõ ràng, bài nghe lại quá dài, nói quá nhanh, cứ như đánh đố. Sách được biên soạn rất kỹ, đơn giản. Mỗi bài được cấu trúc chỉ gồm 1 nội dung với 1 hoặc 2 mẫu câu. Ngoài hình ảnh được minh họa trong sách, giáo viên còn được cung cấp một bộ hình màu khổ A4 của chính những hình trong sách để tiện cho học viên chuyền tay thực hành. Bài tập trong sách cũng được in riêng thêm tờ rời có đáp án với thiết kế đẹp hơn. Cô giáo copy ra nhiều bản phát cho học viên sau khi tự làm bài để thảo luận và kiểm chứng. Sự chuẩn bị chu đáo và sáng tạo của giáo viên là điều mà chúng ta có thể cải thiện được. Học bất kỳ nội dung nào chúng tôi cũng được chơi để thực hành. Trong một buổi học (160 phút) thì chúng tôi chỉ học một, tối đa là hai nội dung, được chơi ít nhất 3 trò. Các trò chơi buộc chúng tôi phải giao tiếp với tất cả mọi người trong lớp.

(Theo Than

How to learn English when you are lazy

To tell the truth, I'm not the kinda such hard-working students :"]. However, this finally brings me some experience of how to learn English when I'm lazie :P

♥ I always make use of all the opportunities to learn English, esp speaking. All other members of my family can hardly speak English, so I must practice at home by myself. It sounds ridiculous, but I talk to myself in English almost all the time when I'm alone. Washing dishes, clothes, bathing :"}, going on the streets..., all of them are my own wonderful spaces and time to practice speaking English on my own and for myself. Thus, after a short time of doing that way, I find speaking English something natural, as Vietnamese always say " easy like eating candies " To some extent, I find it much more convenient when express my ideas in English ♥ Next, I try to participate in all the activities in which I can use my English. For instance, it can be a trip around Hanoi, working as a tour guide for a professor coming from England. What else can be members of English Club , where u can not only make friends, enjoy urselves but also learn a lot from others. Another more academic stuff is ur attitude at school. You should make use of all opportunities to raise ur voice, to speak out loud, to use ur English. That's what I've done! ♥ Last but not least, another strange way to improve your English. Helping others, it's my choice! A story from my own experience. After a long time just focusing on the skills, I found my English grammar dying day after day. As for me, sitting at the table and doing this and then that and then another exercise is something so terrible. Therefore, I go on my own way. I gather all my younger cousins who want to learn English grammar, and teach them twice a week. Being a teacher is something so noble that inspired me so much As a result, I had to prepare a lot to be a good teacher. And I save my own English grammar when lending others a hand. Another example is the idea of building a library in my class. Everyone writes the name of the books they have, and then they exchange the books with others, which can both save money and raise the solidarity of the whole class Being a member of the class, I myself benefited a lot from that idea

Kinh nghiệm học Tiếng Anh từ một foreigner

Theo ông Denisens Binoter- Giám đốc đào tạo Quốc tế Viet-Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông.

1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã. 2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh. Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe. 3. Học cách ghi nhớ Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này. 4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc. 5. Hãy nối mạng Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat. Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp. 6. Học từ vựng một cách có hệ thống Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn: Chủ đề: shopping, holidays, money vv… Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv… Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv... Ngữ cố định: o*n the other hand, in my opinion, by the way vv... Thành ngữ: o*nce in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv… Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv….. 7. Bạn hãy phấn khích lên Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.

Microsoft Talk It! - Luyện nghe và nói tiếng Anh

Một trở ngại lớn mà rất nhiều người học tiếng Anh gặp phải đó là phần nghe và nói. Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ đọc các văn bản tiếng Anh nhưng hay nhất và tiện dụng nhất vẫn là phần mềm Microsoft Talk It!

Đây là một tiện ích giúp bạn đọc các đoạn văn bản tiếng Anh với nhiều giọng đọc khác nhau, có thể dễ dàng điều chỉnh cao độ, tốc độ đọc văn bản... Không chỉ hỗ trợ đọc văn bản tiếng Anh mà Microsoft Talk It! còn hỗ trợ cả tiếng Tây Ban Nha. Với ưu điểm nhỏ gọn, nhiều tính năng, không cần cài đặt mà lại hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chép Microsoft Talk It! vào đĩa mềm hoặc USB FlashDrive để mang theo sử dụng bất cứ lúc nào khi cần. Microsoft Talk It! dung lượng chỉ 384KB, chạy trực tiếp không cần cài đặt, có thể tải về tại http://hoctienganh.info/read.php?88

Tiếng Anh - học thế nào để hội nhập?

Bạn là người có vốn từ vựng tiếng Anh và ngữ pháp tương đối, nhưng vẫn không thật sự hài lòng với khả năng nói, diễn tả ý tưởng và trao đổi bằng tiếng Anh? Bạn học tiếng Anh đã lâu nhưng vẫn mất tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài?...

Bạn là người có vốn từ vựng tiếng Anh và ngữ pháp tương đối, nhưng vẫn không thật sự hài lòng với khả năng nói, diễn tả ý tưởng và trao đổi bằng tiếng Anh? Bạn học tiếng Anh đã lâu nhưng vẫn mất tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài? Bạn có cả bốn kỹ năng nghe-nói-đọc-viết mà vẫn thấy tiếng Anh là một "ngoại ngữ" chứ không sử dụng được tiếng Anh như một kỹ năng làm việc?

Tiến sĩ ngôn ngữ học Ian Walkinshaw cho rằng, chương trình Talk Right mà ĐH New York (CUNY) và Anh văn Hội Việt Mỹ của Việt Nam phối hợp biên soạn sẽ giải quyết được vấn đề có tính quốc tế này, không chỉ riêng cho người học tiếng Anh ở Việt Nam. Theo ông, Talk Right không chỉ giới hạn ở việc giúp người học nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh như một "sinh ngữ", mà còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ năng ngôn ngữ (language skills) và kỹ năng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp (business skills). Với ba cấp độ đào tạo Real Talk, Effective Talk và Power Talk chuyên sâu xây dựng các kỹ năng conversation, discussion và presentation skills, chương trình Talk Right thể hiện cụ thể nhất ba tiến trình phát triển từ thấp đến cao của người học Anh ngữ giao tiếp, đó là khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp thông thường, trong thảo luận theo chủ đề và khi thuyết trình trước công chúng.

Theo tiến sĩ Christopher Ely, chuyên gia ngành Giao tiếp xã hội thuộc Đại học Ball State, Hoa Kỳ, việc học nói một ngoại ngữ cũng giống như là học cách chơi tennis vậy. Những ai đã từng học chơi tennis lần đầu sẽ hiểu được cảm giác bất lực không thể đánh trả bóng lại. Nhưng khi đã nắm bắt được các kỹ năng cơ bản thì việc trả bóng không còn khó khăn nữa. Trong giao tiếp tiếng Anh, những kỹ năng cơ bản này được gọi là "conversation strategies". Với cấp độ Real Talk, người học sẽ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp cơ bản, nhằm tăng cường sự tự tin và độ trôi chảy (fluency practice).

Sau khi đã nắm vững được những kỹ năng giao tiếp cơ bản, người học sẽ tiến đến một cấp độ cao hơn, đó là thảo luận theo nhóm. Ở cấp độ này, học viên học những cách thức và chiến thuật (strategies and tactics) trong thảo luận, ví dụ như: cách hoán chuyển đề tài, checking comprehension, requesting clarification, repeating utterances, nhấn ý (stressing key words) và filler.

Effective Talk chú trọng xây dựng các kỹ năng cần thiết trong thảo luận và thuyết phục nhóm như: Follow-up questions/comments: đặt câu hỏi và đưa ý kiến; Turn-taking: giúp cho thảo luận được tiếp diễn một cách trôi chảy, không ngắt quãng; Back-channel cues: cách thể hiện sự lắng nghe, hiểu hay đồng ý với người nói; Requesting and giving clarification: cách lập luận, đặt câu hỏi và đưa ra giải thích; Changing the subject: cách thay đổi và chuyển hướng đề tài. Nếu như ở 2 cấp độ trước học viên được trang bị các kỹ năng giao tiếp cơ bản, hoàn toàn tự tin với khả năng thảo luận theo nhóm bằng tiếng Anh, thì ở cấp độ cao hơn - Power Talk - học viên được trang bị các kỹ năng và hiểu biết cần thiết để thực sự tự tin khi thuyết trình trước công chúng.

Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, người nghe sẽ nhớ 20% lượng thông tin họ được nghe (hear), 30% lượng thông tin họ thấy (see), nhưng nhớ đến 70% lượng thông tin họ nghe, thấy và bàn luận (hear, see and talk) đồng thời nhớ đến 90% lượng thông tin mà họ nghe, thấy, bàn luận và thực hiện (hear, see, talk and do). Với cấp độ Power Talk, học viên không còn bị giới hạn ở khả năng sử dụng tiếng Anh một cách trôi chảy, mà còn sử dụng tiếng Anh một cách sinh động, biến tiếng Anh từ một ngoại ngữ trở thành một sinh ngữ trong giao tiếp. Kỹ năng ngôn ngữ đã hòa nhập một cách tự nhiên với kỹ năng làm việc chuyên nghiệp nên học viên có thể tự tin trong môi trường làm việc đa quốc gia.

NGHE BẰNG TAI

Khi tôi bảo rằng chúng ta gặp trở ngại khi học ngoại ngữ vì thông minh và có nhiều kinh nghiệm, có người cho rằng đó là nói theo nghĩa bóng. Không phải đâu, tôi nói theo nghĩa đen đó! Qua sự kiện sau (và ACE chắc chắn cũng từng gặp những trường hợp tương tự) ACE sẽ thấy ngay. Một người bạn từng dạy Anh Văn ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang định cư ở Mỹ. Anh cùng đi với đứa con 7 tuổi, chưa biết một chữ tiếng Anh nào. 11 năm sau tôi gặp lại hai cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói và nghe tiếng Anh không khác một người Mỹ chính cống

Trong khi đó anh nói tiếng Anh tuy lưu loát hơn xưa, nhưng rõ ràng là một người nước ngoài nói tiếng Mỹ. Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong chương trình, trong khi đó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì đáng cười: rõ ràng là kỹ năng nghe của con anh hơn anh rồi! Điều này chứng tỏ rằng khi sang Mỹ, anh đã có kinh nghiệm về tiếng Anh, và ‘khôn’ hơn con anh vì biết nhiều kỹ thuật, phương pháp học tiếng Anh, nên tiếp tục học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên; trong khi con anh, vì không ‘thông minh’ bằng anh, và thiếu kinh nghiệm, nên đã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phương pháp cụ thế nào để học vocabulary, grammar, listening, speaking cả. - Đi vào cụ thể từ vựng Anh. (Những phân tích sau đây là để thuyết phục ACE đi vào tiến trình tự nhiên - và điều này đòi hỏi phải xóa bỏ cái phản xạ lâu ngày của mình là học theo tiến trình ngược - và công việc xóa bỏ cái phản xạ sai này lại làm cho ta mất thêm thì giờ. ACE đọc để tin vào tiến trình tự nhiên, chứ không phải để nhớ những phân tích ‘tào lao’ này, khiến lại bị trở ngại thêm trong quá trình nâng cao kỹ năng của mình) - Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm: Tiếng Anh là tiếng phụ âm. Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ đa âm: một từ thường có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta đã ‘bị điều kiện hóa’ để nghe âm tiếng Việt. Tiếng Việt là loại tiếng đơn âm, vì thế, mỗi tiếng là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm. Đổi một nguyên âm thì không còn là từ đó nữa: ‘ma, mi, mơ’ không thể hoán chuyển nguyên âm cho nhau, vì ba từ có ba nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mặc khác, tiếng Việt không bao giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ âm cuối, thì người việt cũng không đọc phụ âm cuối; ví dụ: trong từ ‘hát’, nguyên âm mới là ‘át’, h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ), trong khi đó từ ‘fat’ tiếng Anh được đọc là f(ờ)-a-t(ờ), với phụ âm ‘t’ rõ ràng. Trong tiếng Việt hầu như không có những từ với hai phụ âm đi kế tiếp (ngoài trừ ch và tr - nhưng thực ra, ch và tr cũng có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế, tai của một người Việt Nam = chưa bao giờ làm quen với ngoại ngữ - không thể nhận ra hai phụ âm kế tiếp. Do đó, muốn cho người Việt nghe được một tiếng nước ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm (ơ) vào giữa các phụ âm; ví dụ: Ai-xơ-len; Mat-xơ-cơ-va. Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ đợi nghe cho đủ các nguyên âm như mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao giờ nghe được cả. Ví dụ: khi học từ America ta thấy rõ ràng trong ký âm: (xin lỗi vì không thể ghi phonetic signs vào trang này) ‘ơ-me-ri-kơ’, nhưng không bao giờ nghe đủ bốn âm cả, thế là ta cho rằng họ ‘nuốt chữ’. Trong thực tế, họ đọc đủ cả, nhưng trong một từ đa âm (trong khi viết) thì chỉ đọc đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) - nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một âm có dấu nhấn phụ (mà cũng có thể bỏ qua) - còn những âm khác thì phải đọc hết các PHỤ M, còn nguyên âm thì sao cũng đưọc (mục đích là làm rõ phụ âm). Có thể chúng ta chỉ nghe: _me-r-k, hay cao lắm là _me-rơ-k, và như thế là đủ, vì âm ‘me’ và tất cả các phụ âm đều hiện diện. Bạn sẽ thắc mắc, nghe vậy thì làm sao hiểu? Thế trong tiếng Việt khi nghe ‘Mỹ’ (hết) không có gì trước và sau cả, thì bạn hiểu ngay, tại sao cần phải đủ bốn âm là ơ-mê-ri-kơ bạn mới hiểu đó là ‘Mỹ’? Tóm lại: hãy nghe phụ âm, đừng chú ý đến nguyên âm, trừ âm có stress! Một ví dụ khác: từ interesting! Tôi từng được hỏi, từ này phải đọc là in-tơ-res-ting hay in-tơ-ris-ting mới đúng? Chẳng cái nào đúng, chẳng cái nào sai cả. Nhưng lối đặt vấn đề sai! Từ này chủ yếu là nói ‘in’ cho thật rõ (stress) rồi sau đó đọc cho đủ các phụ âm là người ta hiểu, vì người bản xứ chỉ nghe các phụ âm chứ không nghe các nguyên âm kia; nghĩa là họ nghe: in-trstng; và để rõ các phụ âm kế tiếp thì họ có thể nói in-tr(i)st(i)ng; in - tr(ơ)st(ơ)ng; in-tr(e)st(ư)ng. Mà các âm (i)(ơ), để làm rõ các phụ âm, thì rất nhỏ và nhanh đến độ không rõ là âm gì nữa. Trái lại, nếu đọc to và rõ in-tris-ting, thì người ta lại không hiểu vì dấu nhấn lại sang 'tris'! Từ đó, khi ta phát âm tiếng Anh (nói và nghe là hai phần gắn liền nhau - khi nói ta phát âm sai, thì khi nghe ta sẽ nghe sai!) thì điều tối quan trọng là phụ âm, nhất là phụ âm cuối. Lấy lại ví dụ trước: các từ fire, fight, five, file phải được đọc lần lượt là fai- (ơ)r; fai-t(ơ); fai-v(ơ), và fai- (ơ)l, thì người ta mới hiểu, còn đọc 'fai' thôi thì không ai hiểu cả. Với từ ‘girl’ chẳng hạn, thà rằng bạn đọc gơ-rôl / gơ-rơl (dĩ nhiên chỉ nhấn gơ thôi), sai hẳn với ký âm, thì người ta hiểu ngay, vì có đủ r và l, trong khi đó đọc đúng ký âm là ‘gơ:l’ hay bỏ mất l (gơ) thì họ hoàn toàn không hiểu bạn nói gì; mà có hiểu chăng nữa, thì cũng do context của câu chứ không phải là do bạn đã nói ra từ đó.

Nghe Tiếng Anh

Vì dụ nghe một cô gái nói với một cậu trai: I hate you! Câu này không phải lúc nào cũng là ‘Em ghét anh'! Nói với một ngữ điệu nào đó thì có thể hiểu là: Tôi căm thù anh; hay Thôi, để tôi yên; hay Anh làm tôi bực mình; hoặc trái lại: Anh làm em cảm động quá; thậm chí: Em yêu anh quá chừng chừng!

Và cách nhấn câu cũng thế. Ví dụ trong câu sau đây: I didn’t say Paul stole my watch! Nếu người nói nhấn mạnh các từ theo 7 khác nhau, mỗi cách nhấn một từ ( I - didn’t - say - Paul - stole - my - watch ) thì nghĩa sẽ khác nhau hoàn toàn: I didn’t say Paul stole my watch! (Somebody else said that!) I didn’t say Paul stole my watch! (No! I didn't act like that) I didn’t say Paul stole my watch! (I disclosed by another way, but I didn't SAY) v.v Khi học tiếng Việt, chúng ta nghe toàn bộ giai điệu, nên hiểu (và nói đúng) cao độ của một từ (nói đúng các dấu); thế nhưng khi một người nước ngoài học tiếng Việt, chúng ta phải khổ công giải thích cho họ lên giọng, xuống giọng, uốn giọng như thế nào để nói các dấu sắc, huyền, nặng, hỏi - ngã (do học nghe bằng tai nên người Nam và người Trung đồng hóa ? và ~, trong khi người Bắc phân biệt chúng rõ ràng). Vì thế, ngược lại, khi nghe tiếng Anh, cần phải nghe toàn bộ âm điệu để nắm bắt những tình cảm bên dưới câu nói. Nghe với cả giai điệu, mình sẽ hiểu (và sau này sẽ dùng) những câu hay thành ngữ một cách chính xác như người bản ngữ, mà không cần phải dịch ra. Ví dụ: các câu ngắn như: Oh my God! Look at this! Hoặc No way! Hoặc You're joking/kidding! Với giọng điệu khác nhau, những câu nói hằng ngày đó có thể được hiểu là một tiếng khen hay chê, thán phục hay thất vọng, bằng lòng hay bất bình, chấp thuận hay từ chối! Và từ đó, mình sẽ biết đối xử khi dùng tiếng Anh cho đúng nghĩa, chứ không chỉ đúng văn phạm. Ví dụ, khi tiếp một nhân vật quan trọng đến công ty bạn, bạn chuẩn bị nói một câu mời rất trân trọng và đúng nghi thức (formal): Would you please (to) take a seat? Thế nhưng bạn căng thẳng đến độ nói theo một âm điệu nào đó khiến người kia bực mình với bạn (mà bạn không hề biết), vì ngỡ rằng bạn diễu cợt người ta! Thế là hỏng cả một cuộc đàm phán. Thà rằng bạn nói đơn sơ: Sit down! Với một giọng hòa nhã, thái độ tôn trọng, cử chỉ lịch thiệp và nụ cười nồng hậu, thì không ai lầm bạn! Trái lại, nói câu rất formal trên kia, với thái độ căng thẳng và giọng nói cộc cằn (vì sợ nói sai!), thì tai hại hơn nhiều. 4. Nghe với những gì một từ bao hàm. Ngôn ngữ dùng để truyền tin, nhưng đồng thời cũng truyền cảm. Vì thế, mỗi danh từ vừa chỉ định một cái gì cụ thể (denotation), vừa kèm theo một tình cảm (connotation). Các từ this gentleman, this man, this guy, this rascal đều có một denotation như nhau là một người nam nào đó, nhưng connotation thì hoàn toàn khác; cũng như đối với một người nữ nào đó ta có thể dùng: a lady, a woman, a girl, a whore. Cùng một từ như communism chẳng hạn. Đối với một đảng viên đảng Cộng Sản hay một cảm tình viên, thì từ ấy gợi lên bao nhiêu điều dịu dàng cao đẹp, còn đối với người chống cộng, thì từ ấy gợi lên bao nhiêu điều xấu xa, độc ác! Trong khi denotation của nó chỉ là một triết thuyết như trăm ngàn thuyết thuyết khác, mà dù thích dù không, người ta cũng phải dùng để chỉ định triết thuyết do Karl Marx đề ra! Khi học tiếng Anh, muốn nâng cao vốn từ vựng thì ta cố học nhiều từ đồng nghĩa (synonyms). Thế nhưng, không bao giờ có synonyms đích thực cả: chỉ tương đương trong denotation chứ connotation hoàn toàn khác (và cũng vì thế mà không bao giờ có hai từ hoàn toàn có nghĩa giống nhau ở hai ngôn ngữ khác nhau: mother/father không hoàn toàn là cha/mẹ - và mummy/daddy không hoàn toàn là ba/má; vì tình cảm đính kèm với các từ ấy khác hẳn giữa người Việt và người Anh). "Nghe" tiếng Anh, chính là biết nghe những connotations trong các thuật ngữ mình nghe. Cho đến nay, tôi chỉ đề nghị các bạn nghe tin tức. Nhưng đó là giai đoạn nghe để quen với các âm. Trong giai đoạn ‘nghe’ tiếng Anh này, phải bớt giờ nghe tin tức mà xem phóng sự hoặc các phim truyện. Trên thế giới, các speakers của các chương trình tin tức buộc phải nói với thái độ neutral, nghĩa là không được dùng từ kèm theo tình cảm, và không được xử lý âm điệu để nói lên tình cảm của mình, vì thế họ nói rất dễ nghe, nhưng chỉ nghe tin tức thôi thì ta bỏ sót một phần khá chủ yếu trong tiếng Anh. (Trái lại thông tín viên Việt Nam nhiều khi chưa làm chủ được tình cảm mình trong quá trình đọc một bản tin, và người ta thấy ngay là thông tín viên vui mừng hay bực tức, tán đồng hay bất đồng, với nội dung bản tin mình đọc. Còn người viết bản tin thì dùng những từ có connotation: ví dụ trước kia, khi nói đến một tổng thống Mỹ thì bao giờ cũng là ‘tên Kennedy’ hoặc ‘tên tổng thống Kennedy’. Còn hiện nay thì ‘Ngài tổng thống Bush’, mà ít khi nói một cách trung lập: Tổng Thống G. Bush. Trong khi đó, hầu như không bao giờ nghe trong một bản tin: ‘Cố chủ tịch Hồ Chí Minh’, mà lúc nào cũng là ‘Bác Hồ’. Thuật ngữ ‘Bác Hồ’ mặc nhiện tiềm ẩn một tình yêu thương và kính trọng đến độ cụm từ ‘cố chủ tịch Hồ Chí Minh’, vốn là một cụm từ neutral, lại trở thành một cụm từ ‘thất kính, xem thường’ đối với ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh’!) 5. Nghe bằng trái tim để cảm điều họ cảm. Và cuối cùng, đối với các bạn muốn đi thật sâu vào tiếng Anh, thì có thể phối hợp tất cả các kỹ năng để hiểu những điều tiềm tàng bên dưới ngôn ngữ giao tiếp; và điều này hướng đến cách nghe văn học. Mọi ngôn ngữ đều gợi lên một cái gì đó vượt lên trên từ ngữ. Vì thế, thi ca là một ngôn ngữ đặc biệt. Người Việt nào, dù thích hay không thích, vẫn cảm được ngôn ngữ của thi ca. Do đó, muốn nâng cao kỹ năng ‘nghe’ tiếng Anh của mình thì cần tập nghe những bài thơ. Cho đến nay, khó tìm những bài thơ audio, nhưng không phải là không có. Tập nghe đọc thơ, dần dần, chúng ta sẽ cảm được cái tinh túy của tiếng Anh, từ đó ta cảm được vì sao cùng một tư tưởng mà diễn đạt cách này thì 'hay' hơn cách kia. Bấy giờ ta mới có quyền nói: tôi đã ‘nghe’ được tiếng Anh. Ví dụ, khi muốn người ta cảm nhận tiếng gió mùa thu, thì Xuân Diệu đã sử dụng âm ‘r’ trong bài “Đây Mùa Thu Tới”: Những luồng run rẩy rung rinh lá Tương tự như vậy Robert L. Stevenson viết trong The Wind I saw you toss the kites on high And blow the birds about the sky; And all around I heard you pass, Like ladies’ skirts across the grass.. Tác giả đã làm cho ta cảm được làn gió hiu hiu với các âm ‘r’ và ‘s’ nối tiếp và quyện vào nhau trong câu cuối, kèm với hình ảnh độc đáo của váy các mệnh phụ lướt qua trên cỏ (điều mà người Việt Nam hoàn toàn không có kinh nghiệm, vì mọi nét yêu kiều đều gắn liền với tà áo dài). Kết luận: Tôi đã bắt đầu gợi ý nghe tiếng Anh để rồi đi đến vấn đề ‘nghe’ tiếng Anh. Tuy nhiên, tôi lặp lại, những gì tôi nói chỉ là lý thuyết, và không có lý thuyết nào có thế làm cho bạn nghe được tiếng Anh. Cách duy nhất ấy là bạn phải tự mình nghe và rút ra những phương pháp thích hợp với xu hướng, kinh nghiệm và sở thích của mình. Qua loạt bài này, tôi luôn đả phá cách nghe dựa trên viết và dịch. Thế nhưng, những điều tôi cho là trở ngại, nhiều khi lại có ích cho bạn, vì những thứ ấy không cản trở mà còn giúp bạn những cột móc để bám vào. Vâng. Nếu các bạn thấy việc đọc script, hoặc học từ vựng, hoặc viết thành câu và tra từ điển - như vẫn làm từ trước đến nay - giúp cho bạn nghe và hiểu nhanh hơn thì cứ sử dụng phương pháp của mình. Tôi chỉ nhắc lại một điều này: Tất cả những trợ giúp đó cũng giống như chiếc phao cho người tập bơi. Khi tập bơi, nhiều người cần có một cái phao để bám vào cho dễ nổi, từ đó bạo dạn xuống nước mà tập bơi. Và không ít người bơi giỏi đã khởi sự như thế. Bạn cũng vậy, có thể những cách nghe từ trước đến giờ (nhìn script - học từ - kiểm tra văn phạm) giúp bạn những cột chắc chắn để bám vào mà nghe. Vậy thì xin nhớ rằng: Chiếc phao giúp cho bạn nổi, nhưng không giúp cho bạn biết bơi. Đến một giai đoạn nào đó, chính chiếc phao lại cản trở bạn và không cho bạn bơi thoải mái. Hãy vứt cái phao sớm chừng nào hay chừng nấy, nếu không nó trở thành một trở ngại cho bạn khi bạn muốn bơi nhanh và xa. Hãy vứt những chữ viết khi nghe nói, nhanh chừng nào hay chừng ấy, nếu không chúng sẽ cản trở bạn và bạn không bao giờ thực sự 'nghe' được tiếng Anh!

(Theo Trần Duy Nhiên)

Bí quyết để nghe tiếng Anh

A. Nghe thụ động: 1. - ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu. Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh (vì dụ từ trên forum này). Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút. Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).

Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết - ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch. Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối 'tắm ngôn ngữ' đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt. Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục 'tắm ngôn ngữ' Việt cho đến 4, 5 năm nữa! 2 - Nghe với hình ảnh động. Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronounciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì mình thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thư hai để tắm ngôn ngữ. B. Nghe chủ động. 1. Bản tin special english: - Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài. (Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là 'stay tune', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!) 2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’ - Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần. Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh. 3. Một số bài Audio trong Forum này: nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này nghe chữ 'tum, beri' tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!) 4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe. Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh). Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều. -------------- Trước khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một điều. Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau. Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi. Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước. Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.

Nghe tiếng Anh và "nghe" tiếng Anh

Hai bài trước đây, tôi nói về việc nghe ‘âm thanh’ của tiếng Anh, có nghĩa là làm sao phân biệt được các âm với nhau đến nỗi, dù không hiểu câu ấy nói gì, cũng có thể lặp lại đúng lời người ta nói ra (câu càng dài thì kỹ năng nghe của mình càng cao). Dĩ nhiên, có những người được ‘lỗ tai âm nhạc’ thiên phú nên phân biệt âm thanh rất nhanh. Ví dụ em Wendy Võ, một nhi đồng gốc Việt tại North Carolina (tên Việt Nam là Võ thị Ngọc Diễm). Năm nay em mới 8 tuổi mà đã nói được 11 thứ tiếng và soạn 45 bản nhạc

Em có khả năng lặp lại một câu nói bằng bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới, mà không cần hiểu nghĩa. Thế nhưng thường thường, người ta phải mất nhiều thời gian để phân biệt các âm trong một ngôn ngữ mới, tuy nhiên TẤT CẢ MỌI NGƯỜI đều có khả năng này, bằng chứng là không một người nào trên trái đất (trừ người điếc) là không thể nghe và nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Nếu thời gian qua, các bạn đã lắng nghe âm thanh tiếng Anh thôi, thì đến nay, hẳn bạn đã nhận thấy rằng bỗng dưng có một số từ hay cụm từ mình nghe rõ ràng hơn xưa, đặc biệt là những con số và những danh từ riêng (của các nhân vật, các địa danh … ), và những từ mình đã quen thuộc. Có những đoạn bạn nghe một thời gian dài 5-15 phút (như trên TV) rồi bỗng thấy mình ‘hiểu’ cơ bản nội dung chương trình đó. Như thế là các bạn đã nghe tiếng Anh. Nhưng dù muốn dù không, khi nghe một ngôn ngữ mà chỉ nghe âm thanh thôi, thì cũng giống như mình nghe nhạc (không lời), hay nghe tiếng gió, tiếng chim. Nếu chỉ nghe như thế thì không đáng bỏ công, vì ngôn ngữ cốt là để truyền tin (truyền một thông tin). Nếu ta không nắm được thông tin bên dưới âm thanh phát ra bằng tiếng Anh, thì kể như chúng ta không ‘nghe’ được tiếng Anh. Vì thế, điều chúng ta cần học lại trước hết là nghe tiếng Anh (như một âm thanh thuần túy) để tiến đến bước sau cùng (mà bình thường người học ngoại ngữ xem là bước đầu tiên), ấy là ‘nghe’ tiếng Anh, theo nghĩa là ‘hiểu’ một thông tin. Vì thế, sau hai bài để nói về cách nghe tiếng Anh, hôm nay tôi sẽ đi sâu hơn, ấy là ‘nghe’ tiếng Anh, theo nghĩa là nắm bắt nội dung của thông tin qua một chuỗi âm thanh bằng tiếng Anh. Nghe tiếng Anh và "nghe" tiếng Anh 1. "Nghe" trong ngữ cảnh. Tôi từng nhắc đi nhắc lại rằng đừng bao giờ tra từ điển khi mình nghe một diễn từ. Điều chủ yếu là nghe và lặp lại được những âm thanh đã nghe, rồi dần dần hiểu được một từ mới, khi nó xuất hiện trong nhiều nội dung khác nhau (nếu cả năm mình mới nghe từ đó một lần, có nghĩa là từ ấy không thông dụng và, trong giai đoạn này, ta không cần phải bận tâm đến nó!). Ví dụ: bạn nghe nhiều lần (âm thanh) ‘oubou’ mà không hiểu nghĩa, lần lượt trong những câu sau: - To play the ‘oubou’ you need to have strong arms. - The ‘oubou’ is considered one of the most difficult instruments to play. - The ‘oubou’ is very difficult to play, because Karen must force air at very high pressure into the tiny double reed. Lần đầu tiên, bạn chẳng biết âm ‘oubou’ chỉ cái gì, nhưng vì đi với play nên bạn đoán rằng đó là một cái gì để ‘chơi’. Như thế là đã ‘hiểu’ một cách tổng quát. Lần 2, với từ ‘instrument’ bạn biết rằng đó là cái để ‘chơi’ nhưng không phải là trong thể thao, mà là trong âm nhạc. Lần thứ ba, với cụm từ ‘must force air’ thì ta biết rằng đó là một nhạc cụ thổi hơi (khí nhạc) chứ không phải là nhạc cụ dây hay gõ… Và ta tạm hiểu như thế, mà không cần biết phải viết thế nào, cho đến khi đọc câu sau (chẳng hạn): The oboe looks very similar to the clarinet, but sounds very different! Thế là ta biết được rõ ràng đó là một nhạc khí tương tự như clarinet, và từ mà ta nghe là ‘oubou’ thì được viết là oboe (và ta đọc đúng ngay chứ không cần phải tra từ điển!) Ps: Đây cũng là vấn đề ‘hiểu’ một từ. Chúng ta có cảm giác rằng nếu dịch được tiếng ấy ra là ta hiểu ngay, thế nhưng không có gì sai cho bằng. Nếu bạn học theo quá trình ngược, nghĩa là khởi sự biết từ ấy dưới dạng chữ viết, bạn sẽ tra từ điển và đọc là: kèn ô-boa! Bạn thấy hài lòng vì mình đã hiểu! Nhưng thực ra, nếu bạn không phải là một nhạc sĩ, thì ‘kèn ô-boa’ cũng chẳng thêm gì trong kiến thức bạn. Ngay trong tiếng mẹ đẻ, ta có thể hài lòng với khái niệm mơ hồ về một từ, nhưng khi học ngoại ngữ thì ta có cái cảm giác sai lầm là phải trở lại với từ mẹ đẻ mới gọi là hiểu. Đối với tôi, nightingale là một loại chim có tiếng hót hay và thường hót vào ban đêm, còn có dịch ra là ‘sơn ca’ hay ‘họa mi’ thì cũng bằng thừa, vì tôi chưa bao giờ thấy và biết chim ‘sơn ca’ hay ‘họa mi’. Thậm chí không biết là có phải một loài chim hay hai loài chim khác nhau, vì cả hai từ đều được dịch là nightingale. 2. Nghe trong toàn bộ bối cảnh. Ta thường nghĩ rằng: ‘một từ thì có một nghĩa nhất định’. Hoàn toàn sai. - Thử tra từ ‘tiêu cực’ trong từ điển: negative. Như thế, ‘một cán bộ tiêu cực’ phải được dịch là ‘a negative cadre’! Nếu cụm từ tiếng Việt có ý nghĩa rõ ràng thì cụm từ dịch ra tiếng Anh (như trên) là hoàn toàn vô nghĩa! Nói cách khác: khi người Anh nói ‘negative’, thì người Việt hiểu là ‘tiêu cực’; nhưng khi người Việt nói ‘tiêu cực’, thì người Anh không thể hiểu là ‘negative.’ - Từ đó ta không thể nào hiểu đúng nghĩa một từ tiếng Anh nếu không đặt vào trong bối cảnh của nó. Ví dụ: nếu không để ý rằng câu chuyện xảy ra ở Anh hay ở Mỹ, thì khi nghe từ corn ta có thể hiểu sai: Ở Anh là lúa mì, và ở Mỹ là bắp! Nếu thấy một người mở nắp bình xăng lên mà nói ‘Oh my! No more gas’ thì ta hiểu ngay rằng ‘gas’ chính là ‘xăng’, mặc dù trước đó mình có thể học: petrol hay gasoline mới là xăng, còn gas có nghĩa là khí đốt! Mà nhiều khi bối cảnh rõ đến nỗi, người ta dùng một từ sai mình cũng hiểu đúng. Bạn cứ thử đến cây xăng, mở bình và nói: đổ cho tôi 30.000 dầu! Tôi cam đoan là người ta không thắc mắc gì cả và sẽ đổ XĂNG chứ không đổ DẦU vào xe bạn; cao lắm là trong 100 lần, thì một lần người ta nhắc lại: đổ xăng phải không? Bạn nói là Dầu người ta vẫn hiểu là Xăng. Và trong tiếng Anh cũng thế! Bạn sẽ hiểu một từ trong toàn bộ bối cảnh của nó.

3. Nghe với tất cả giai điệu của câu. Trong phần đầu tôi nói rằng khi ‘nghe’ một câu, chủ yếu là làm sao nắm bắt được thông tin của chuỗi âm thanh ấy. Nói cách khác, ngôn ngữ có nhiệm vụ là truyền tin. Nhưng ngoài nhiệm vụ truyền tin thì còn một nhiệm vụ thứ hai, vô cùng quan trọng, ấy là nhiệm vụ truyền cảm (truyền một tình cảm). Một câu nói giao tiếp hằng ngày, luôn chuyển tải một phần của thất tình (= bảy tình cảm con người, chứ không phải là bị tình phụ đâu: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục). Vì thế, cao độ, tốc độ, cường độ của câu nói, trường độ (độ dài) và dấu nhấn của một từ, có thể là điều mình cần phải ‘nghe’ cùng một lúc với các âm thanh được phát ra, thậm chí nghe âm điệu là chính. Nếu không thì ta hiểu sai, hoặc không hiểu gì cả. Đừng tưởng rằng khi ta nghe được từ ‘hate’ là ta hiểu ngay: ghét!

(Theo Trần Duy Nhiên)

Kinh nghiệm luyện nghe

Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Một âm rất rõ trong tiếng Anh sẽ rất nhoè với một lỗ tai người Việt, và một âm rất rõ trong tiếng Việt thì rất nhoè trong lỗ tai người Anh (người bản xứ nói tiếng Anh). Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ! Thậm chí la lên thật to và nói thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất nhoè. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!).

Tương tư như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta đồng hóa để cho dễ mình, là ta sẽ không nghe được họ nói, vì thế giới này không quan tâm gì đến cách nghe của người Việt Nam đối với ngôn ngữ của họ. Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ thì không phải là ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt. Phải nghe hàng trăm lần, ngàn lần, thậm chí hàng chục ngàn lần mới nghe đúng âm đó, và rất rõ! Ấy là chưa nói âm ‘a’ trong từ này, được phát âm khác nhau, giữa một cư dân England (London), Scotland, Massachusetts (Boston), Missouri, Texas! Cũng thế, âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt. Phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm ‘ô’ của tiếng Anh đúng như họ nói. Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay. Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình học các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’ để không thèm nghĩ đến nữa. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep và ship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít - ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả! Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai! Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam! Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi! - Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết. Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: “Cháu phải nghe bằng mắt cơ!” Chắc em bé tưởng ta … trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều người học tiếng nước ngoài là Nghe Bằng Mắt! Thử nhìn lại xem. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: “I want a cup of coffee!”. Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta … Điếc! Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Khi ta đi đến một trình độ nào đó, thì trong giao tiếp không có vấn đề gì cả, vì các câu rất ngắn, và ba bước đó được 'process' rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một bài dài, thì sẽ lòi ra ngay, vì sau hai, ba, bốn câu liên tục 'processor' trong đầu ta không còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó. Trong lúc nếu một người nói bằng tiếng Việt thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch (tại vì ngày xưa khi ta học tiếng Việt thì quá trình là nghe thì hiểu ngay, chứ không thông qua viết và dịch, vả lại, nếu muốn dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?), và người nói có nhanh cách mấy thì cũng không thể nào vượt cái khả năng duy nhất của chúng ta là 'nghe bằng tai'. Vì thế, một số sinh viên cảm thấy rằng mình tập nghe, và đã nghe được, nhưng nghe một vài câu thì phải bấm ‘stop’ để một thời gian chết - như computer ngưng mọi sự lại một tí để process khi nhận quá nhiều lệnh - rồi sau đó nghe tiếp; nhưng nếu nghe một diễn giả nói liên tục thì sau vài phút sẽ ‘điếc’. Từ đó, người sinh viên nói rằng mình ‘đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa hơn nữa! Vì thế giới này không stop cho ta có giờ hiểu kịp’!’(1) Từ những nhận xét trên, một trong việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe, ấy xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy ‘đau đớn và nhiêu khê’ lắm khi buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua). - Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm. Khi nghe ai nói, ta viết một câu vào đầu, và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới hiểu! Ví dụ. Ta nghe ‘iwanago’ thì viết trong đầu là ‘I want to go’, xong rồi mới dịch và hiểu; nếu chưa viết được như thế, thì iwanago là một âm thanh vô nghĩa. Thế nhưng, nếu ta nghe lần đầu tiên một người nói một câu hằng ngày: igotago, ta không thể nào viết được thành câu được, và vì thế ta không hiểu. Bời vì thực tế, câu này hoàn toàn sai văn phạm. Một câu đúng văn phạm phải là ‘I am going to go’ hoặc chí ít là ‘I have got to go’. Và như thế, đúng ra thì người nói, dù có nói tốc độ, cũng phải nói hoặc: I'm gona go; hoặc I’ve gota go (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I gotta go! Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta nói như thế, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm. Vì thế ta cũng phải biết nghe mà hiểu; còn cứ đem văn phạm ra mà tra thì ta sẽ khựng mãi. (Tôi đang nói về kỹ năng nghe, còn làm sao viết một bài cho người khác đọc thì lại là vấn đề khác!) Tóm lại, trong phần chia sẻ này, tôi chỉ muốn nhắc với ACE rằng, hãy NGHE ĐIỀU NGƯỜI TA NÓI, CHỨ ĐỪNG NGHE ĐIỂU MÌNH MUỐN NGHE, và muốn được như vậy, thì HÃY NGHE BẰNG TAI, ĐỪNG NGHE BẰNG MẮT!

LÀM SAO NGHE ĐƯỢC TIẾNG ANH

Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp. Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa

Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Tôi biết được 6 ngôn ngữ, trong đó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói đọc viết: Việt - Anh - Pháp, và tôi thấy rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt là khó nhất (vì ở phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình đổi cao độ của một từ thì ý nghĩa từ ấy lại thay đổi: ma - má - mà - mạ - mã - mả). Nhưng các bạn ở forum này, cũng như tôi, đều không có vấn đề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc nhất ấy! Thế nhưng những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả, thậm chỉ không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế được. Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên. Từ lúc sinh ra chúng ta đã nghe mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao giờ ta phản đối: "tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa"! Mới sanh thì biết gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới nói những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới học đọc, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe) mới tập viết… Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những gì người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe - Nói - Đọc - Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi qua hết trung học thì ta đã quên hết 90% rồi. Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược lại. Thử nhìn lại xem: Trước tiên là viết một số chữ và chua thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần. Và kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập đọc các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… đều được đọc là ‘phai’ ). Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà ‘nói’ đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc người đối thoại có hiểu 'message' của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, như khi mình nói thì chỉ có mình và … Thượng Đế hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh - huh’ dài cổ như cổ cò! Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập nghe, và rồi đành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói. Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết - Đọc - Nói - Nghe! Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!

10 lời khuyên hữu ích để nói và viết tiếng Anh

“Học tiếng Anh cũng giống như tập đi xe đạp, ít ai có thể đi xe đap thành thạo khi chưa ngã vài lần”. Sau những lần vấp váp đó, Matt Purland đã rút ra một vài lời khuyên có thể sẽ hữu ích cho bạn trong việc học tiếng, nhất là hai kỹ năng nói và viết.

1- Luôn luôn kiểm tra bài của mình. Hãy kiểm tra lại ngay cả khi bạn nghĩ bài làm của mình đã hoàn thiện. Sử dụng từ điển để kiểm tra lại những từ mà bạn chưa chắc chắn.

2- Đến lớp và làm bài tập thường xuyên. Bạn có thể đề nghị giáo viên ra thêm bài tập vào cuối tuần hoặc tự trang bị cho mình những quyển sách có các các dạng bài tập phù hợp với chương trình học. Trên lớp hãy hỏi ngay thầy cô nếu bạn có vấn đề gì còn vướng mắc. Ngoài giờ học, bạn có thể thảo luận bằng tiếng Anh với bạn bè về các chủ điểm đơn giản, hoặc các phương pháp để học tốt hơn.

3- Trong khi viết tiếng Anh: Hãy thực hiện đúng theo yêu cầu của đề bài. Việc này sẽ không mấy khó khăn nếu bạn đọc kỹ câu hỏi. Có thể đề bài sẽ yêu cầu bạn điền từ; khoanh tròn phương án trả lời đúng trong các phương án a, b, c, d cho trước hay viết về gia đình bạn. Điều quan trọng là bạn hiểu đề bài muốn bạn làm gì và làm như thế nào.

4- Dành thời gian hợp lý cho việc học từ vựng. Bạn cần biết ý nghĩa cũng như cách viết của các từ chỉ ngày tháng, thức ăn, quần áo... Bạn có thể học từ vựng theo chủ điểm. Nếu chuẩn bị kỹ ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ thấy mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

5- Phác thảo ý chính trước khi đặt bút viết một bài luận. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn diễn đạt trong bài viết và vạch ra những ý chính. Bạn có thể bắt đầu với một đoạn giới thiệu ngắn, rồi sau đó viết đoạn cho từng ý. Đoạn cuối phải tóm lại được ý chính của bài văn. Độ dài mỗi đoạn văn khoảng 4-5 câu là vừa phải.

6- Dành thời gian học các động từ cơ bản - động từ có quy tắc và bất quy tắc. Đặc biệt là 4 động từ bất quy tắc quan trọng “to be”, “to go”, “to have”, “to do”. Học các thì khác nhau của động từ: thì hiện tại/quá khứ đơn, thì hiện tại/quá khứ tiếp diễn, và thì hiện tại/quá khứ hoàn thành... Học kỹ quá khứ phân từ của những động từ bất quy tắc quan trọng như have/had, do/done. Như vậy bạn có thể thoải mái diễn tả những hoạt động hay câu chuyện nào đó về bản thân mà không lo bị bí từ.

7- Đọc sách báo, tạp chí viết bằng tiếng Anh. Đừng bỏ qua những ký hiệu và biển báo hay những mấu quảng cáo nho nhỏ bằng tiếng Anh. Viết lại những từ và cụm từ mà bạn chưa hiểu để tra từ điển. Nên có một cuốn sổ tay để ghi chép lại và đọc lại thường xuyên. Vốn từ của bạn sẽ được tích luỹ dần dần giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy.

8- Xem những kênh truyền hình bằng tiếng Anh. Kết hợp nghe và đọc phụ đề và chú ý các cấu trúc hay. Nếu có thể, hãy thu lại chương trình và khi xem lại có thể tạm ngừng những đoạn quá nhanh với bạn. Sử dụng Internet để tìm thông tin bạn quan tâm bằng tiếng Anh. Không những thể bạn có thể vào những website để chơi các trò chơi bằng tiếng Anh như trắc nghiệm giới từ, ô chữ...

9- Thường xuyên thực hành. Nếu bạn muốn nhớ những gì đã học, hãy sử dụng chúng hàng ngày. Luyện tập nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh. Nếu có thể hãy gia nhập một câu lạc bộ, hoặc làm tình nguyện viên để có thể giao tiếp với người bản xứ.

10- Đừng từ bỏ! Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy mình học nhưng không vào. Hãy kiên nhẫn bởi ai cũng thấy việc học không hề dễ dàng nhưng chỉ những người kiên trì theo đuổi tới cùng mới có cơ hội tận hưởng những thành quả ngọt ngào của việc học mà thôi.

Phát âm tiếng Anh? Chuyện nhỏ!

Những câu trắc nghiệm kiểm tra trình độ phát âm luôn làm bạn đau đầu, đúng không? Xin giới thiệu một vài tuyệt chiêu để bạn đương đầu với dạng kiểm tra trắc nghiệm này.

1. Hãy tự mình phát âm

Khi kiểm tra, tất nhiên chúng ta không được phép mang từ điển vào rồi. Do vậy, hãy tự phát âm thử xem nhé. Không chừng bằng kiến thức bạn học được trên lớp, cộng với kĩ năng nói được rèn luyện thường xuyên của bạn, dần dần, bạn sẽ phát hiện ra từ nào phát âm khác với những từ còn lại ngay.

Riêng về phần âm nhấn, cố gắng nhớ lại cách phát âm trong băng, hoặc cách phát âm của thầy cô, sau đó tự mình dựa vào cách đọc ấy mà chọn lựa đáp án.

Tỉ lệ thành công khi áp dụng phương pháp này là 40%.

2. Luôn lắng nghe thật kĩ cách phát âm của thầy cô, bạn bè và trên băng cát-sét

Lắng nghe cách phát âm của của thầy cô, cố gắng khắc ghi lại trong đầu thì trình độ nói của bạn sẽ được nâng lên đáng kể. Chưa hết, nếu chú ý cách phát âm của bạn bè, bạn sẽ thấy họ có cách phát âm khác mình, từ đó bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để khắc phục nhược điểm.

Trên các từ điển điện tử, các phần mềm tiếng Anh trên net, hoặc băng cát-sét luôn có phần phát âm, hãy nghe đi nghe lại các từ có cùng một âm nhấn, hoặc giống nhau ở nguyên âm,phụ âm, bạn sẽ phân loại được dạng từ.

Thực hiện phương pháp này, hiệu quả là 60%.

3. Đi từ khái quát đến cụ thể

Trước hết bạn hãy phân loại các cách đọc nguyên âm, phụ âm khác nhau. Ví dụ, đọc nguyên âm trước, sau đó tìm từ có nguyên âm ấy đọc lạo nhiều lần. Nhớ thường xuyên so sánh và phân biệt các nguyên âm gần giống nhau thường làm bạn lẫn lộn.

Bạn không cần thiết phải có một chất giọng “thiên phú” như người bản xứ,chỉ cần bạn phân biệt được các cách đọc nguyên âm, phụ âm thì tỉ lệ đạt điểm cao là 80% rồi.

4. Thường xuyên tra từ điển

Sau mỗi từ vựng bạn vừa học, hãy tra từ điển và ghi lại cách phát âm của nó. Học từ vựng và học luôn cả phần phát âm, điều này sẽ giúp bạn đáng kể trong việc nâng cao trình độ nói và vốn từ vựng của mình.

Còn nếu bạn học không vô? Không sao. Khi phát âm loại từ đó, hãy liên tưởng tới một từ loại có cách phát âm tương tự làm chuẩn hoặc nhớ tới mẫu kí tự phát âm.

Bạn có thể tự đặt tên cho mẫu kí tự đó để dễ nhớ. Ví dụ: “u” chậu, ”e” bướm, “e” ngược, ”I” dài… Như vậy, bạn sẽ dễ thuộc bài hơn.

Hiệu quả là 70% đấy nhé!

5. Dùng biện pháp loại trừ

Ngay cả khi tra từ điển hoặc kiểm tra, biện pháp loại trừ cũng giúp bạn tiết kiệm được cả khối thời gian đấy.Ví dụ, bạn phát hiện ra trong 4 đáp án, có một từ phát âm khác hai từ kia thì còn chần chờ gì nữa, đánh vào từ duy nhất ấy nào. Bạn không cần xét từ thứ tư nữa, đúng không? Và nếu tra từ điển thì trước hết hãy tra từ mà bạn cảm thấy nghi ngờ trước đã.

Nếu sự nghi ngờ của bạn là chính xác thì bạn không cần phải tra ba từ còn lại. Nếu nghi ngờ của bạn là sai thì tiếp tục với đáp án trong diện tình nghi thứ 2, cứ như vậy, dần dần bạn sẽ có được đáp án đúng.

Kết quả thu được khả quan lắm đấy, 65% cơ.

Kết hợp cả năm phương pháp còn lại, tin rằng khả năng phân biệt từ cũng như dấu nhấn của các bạn sẽ là 100% đấy. Áp dụng thử xem!

Bí quyết học nói tiếng Anh

Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn đang xảy ra ở nước ta đó là, nhiều người đã bỏ ra khá nhiều thời gian học tiếng Anh mà vẫn không thể giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh được.

Chúng ta có thể nêu lên vô vàn nguyên nhân nhưng ít ai để ý đến một điểm rất quan trọng, gần như là then chốt của vấn đề: Quan điểm dạy và học tiếng Anh đúng đắn, phù hợp. Mời bạn tìm hiểu các quan điểm sau đây:

1. Xác định mục đích

Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù với bất kỳ mục đích trước mắt nào đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là yêu cầu thực tế trong đời sống, việc làm. Trong việc học tiếng Anh, cũng như trong bất cứ việc gì, việc xác định mục đích rất quan trọng và phải được thực hiện trước tiên.

2. Giao tiếp và văn phạm

Trong giao tiếp chúng ta có thể xem khả năng truyền thông là mục đích chính và văn phạm chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho mục đích này. Quá chú ý đến văn phạm sẽ cản trở phản xạ ngôn ngữ, khiến chúng ta ngại nói tiếng Anh, sợ sai khi nói.

Chúng ta hãy chú tâm vào việc giao tiếp; các cấu trúc văn phạm sẽ được dễ dàng ghi nhớ khi học qua một loạt các ngữ cảnh, hơn là chỉ chú tâm học theo các quy tắc. Dần dần, chúng ta sẽ thấy các lỗi văn phạm càng lúc càng ít đi.

3. Sự lưu loát và độ chính xác

Khi thực tập nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp và ý thức được hai loại bài tập: các bài tập rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm...) và các bài tập rèn luyện sự chính xác.

Các bài tập rèn luyện sự lưu loát khuyến khích học viên diễn đạt tự nhiên và không phải để ý đến những tiểu tiết không cần thiết. Các bài tập rèn luyện sự chính xác sẽ đồng thời làm cho học viên quan sát được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh.

4. Suy nghĩ bằng tiếng Anh

Một trong những sai lầm nghiêm trọng thường gặp là chúng ta có khuynh hướng "dịch" (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức tạo ra một rào cản ngôn ngữ.

Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu câu: ''Tôi muốn hủy cuộc hẹn đó". Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ, hoặc không biết các từ "cancel'' và “appointment” để hình thành câu ''I would like to cancel the appointment".

Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chứ không phải là dịch trước khi nói, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này, vì có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: "I'm sorry. I'm not free tomorrow" hay "I’m afraid I can't come tomorrow", v.v...

5. Nghe và hiểu

Chúng ta cần phải nghe một khoảng thời gian (nhanh hay chậm tùy theo mỗi người). Và vì thế, việc luyện nghe rất quan trọng: Hãy nghe bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Chúng ta có thể nhớ hàng trăm câu trong đầu, nhưng nếu chúng ta không nghe được thì tất cả đều vô nghĩa, giống như một khách du lịch cầm quyển sách học tiếng, hỏi đường và không thể đến nơi được vì không thể hiểu người chỉ đường nói gì.

Khi khả năng hiểu tiếng Anh của chúng ta tiến bộ thì cách tự nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy tự tin và tiến bộ trong khả năng nói.

6. Chủ động: Trách nhiệm thuộc về chính chúng ta

Học giao tiếp tiếng Anh không phải là việc tiếp thu một kiến thức, mà là việc thực hành và thể hiện (performance). Chúng ta phải thực sự nhận lấy "trách nhiệm học'' này, không thể ngả lưng ra ghế, nghe giảng viên nói và hy vọng sẽ giao tiếp tốt được. Chúng ta phải chủ động, thành quả của chúng ta sẽ là những gì chúng ta đã bỏ ra. Kỹ năng tốt là sản phẩm của thực hành và sự nỗ lực.

7. Giảng viên

Để giao tiếp tốt, chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm cho các kiến thức sơ đẳng. Giảng viên, vì vậy, không phải mất thời giờ cho các công việc nhàm chán như viết lên bảng các từ vựng hay dạng chia của một động từ bất quy tắc, mà thay vào đó là tập trung sáng tạo làm cho lớp học sinh động, tạo điều kiện và cơ hội cho chúng ta thực hành giao tiếp nhiều nhất.

Làm sao để tăng tốc độ đọc hiểu tiếng Anh?

Có bao giờ bạn cảm thấy việc đọc hiểu một đoạn văn hay một bài báo bằng tiếng Anh mất rất nhiều thời gian? Có khi tốc độ đọc trung bình của bạn lên tới từ 200 đến 350 từ trong một phút nhưng bạn lại không nắm được nội dung của toàn bài hay bỏ qua một vài ý chính?

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn không biết cách đọc hiểu nhanh và hiệu quả. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc của mình.

1. Trước hết bạn hãy đọc lướt qua tài liệu. Hãy xác định đâu là những đề mục chính, các phần, và cả những tài liệu liên quan? Mục đích của việc này là để nắm rõ những nội dung chính mà bạn cần quan tâm đồng thời bạn sẽ quyết định quá trình đọc sẽ đi theo hướng nào.

2. Trong khi đọc, bạn hãy chú ý điều chỉnh tốc độ. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu cứ phải tập trung chú ý vào tất cả các phần, các nội dung trong bài. Có thể đọc chậm lại nếu bạn cảm thấy đây là phần quan trọng của bài. Và đừng quên tăng tốc trước một phần quá quen thuộc và cực kỳ dễ hiểu (hoặc là phần không cần phải hiểu rõ).

3. Thay vì lúc nào cũng chăm chăm chú ý tới từng từ một trong đoạn văn, bạn hãy thử đọc cả một nhóm từ cùng một lúc có liên quan chặt chẽ với nhau. Như vậy có thể rút ngắn được thời gian đọc khá nhiều. Nếu cần bạn có thể sử dụng một số chương trình máy tính như Speed Reader hoặc Rapid Reader được tạo ra để hỗ trợ người đọc có thể tăng tốc độ đọc của mình với những từ và chữ cái nhấp nháy.

4. Hãy chú trọng tới hiệu quả của việc đọc, có như vậy mục đích ban đầu bạn đặt ra mới thành công. Nói một cách khác là bạn nên tập trung vào các từ chính trong câu, hay các ý chính trong bài. Sẽ rất lãng phí thời gian nếu bạn mất quá nhiều công sức vào các liên từ, giới từ, hay các mạo từ (a, an, the, but, and, or, nor, but, etc.)

5. Hãy đánh dấu quá trình đọc một đoạn văn bằng bất kỳ cái gì có thể được. Một cái bút chì, bút nhớ, ngón tay của bạn đều có thể là tiêu điểm điều khiển mắt bạn hướng từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới. Như vậy bạn sẽ không bỏ lỡ các ý chưa đọc mà cũng tránh phải đọc đi đọc lại vì nhầm. Đó quả là một công cụ hữu ích giúp bạn kiểm soát được quá trình đọc của mình. Và tất nhiên, bạn sẽ đọc nhanh và đúng hơn rất nhiều.

6. Kể về những gì bạn đã đọc. Một số người đọc nhận thấy rằng khi nói chuyện về những nội dung đã đọc với bạn bè hay người thân họ có xu hướng tổng hợp kiến thức tốt hơn đồng thời cũng nhớ lâu hơn.

7. Hãy tự lựa chọn một quá trình đọc phù hợp cho mình. Không nên áp đặt bởi vì mỗi người tuỳ vào khả năng đọc, cũng như bản thân mức độ khó dễ của tài liệu mà có tốc độ đọc khác nhau. Có thể bạn không thể nào tập trung vào một tài liệu quá một giờ (hoặc nửa giờ), vậy thì tại sao phải cố gắng làm việc đó? Hãy chọn một khoảng thời gian nhất định trong ngày lúc mà bạn cảm thấy minh mẫn nhất và sẵn sàng để đọc bất kỳ thứ gì.

8. Một không gian phù hợp cũng rất quan trọng. Hãy thực hành đọc ở một nơi mà bạn không bị xao nhẵng, bị quấy rầy hoặc một nơi có khả năng truyền cảm hứng cho bạn.

9. Luyện tập! Chỉ có luyện tập! Hãy luyện tập thật nhiều! Đó cũng là bí quyết thành công khi muốn học bất cứ kỹ năng nào trong tiếng Anh. Bạn hãy chăm chỉ đọc, đọc mọi thứ về mọi chủ đề mà bạn quan tâm vào bất kỳ lúc nào có thể. Và đừng quên ghi nhớ những thông tin quan trọng. Trong khi đọc nếu có chỗ nào chưa hiểu rõ thì tốt nhất nên bỏ qua để không làm cản trở quá trình đọc của mình. Và tất nhiên là bạn sẽ quay trở lại và nghiên cứu kỹ hơn sau đó.

Như vậy có thể thấy việc đọc hiểu có thể là rất thú vị và cung cấp cho ta nhiều kiến thức, nhưng đôi khi lại không cần mất quá nhiều thời gian nếu chúng ta biết cách tăng giảm tốc độ đọc. Có rất nhiều phương pháp để không những đọc nhanh mà còn hiệu quả nữa. Nhưng điều quan trọng là bạn hãy tìm một phương pháp hợp lý nhất cho mình. Tất cả những gì bạn cần là một quyển sách, đồng hồ, và một cây bút mà thôi.

Các bí quyết để học tiếng Anh tốt

Xin hãy cho biết làm thế nào để tôi có thể nâng cao trình độ tiếng Anh của mình? Đây là câu hỏi mà hầu như tất cả người học tiếng Anh. Sau đây chúng ta cùng xem một số kinh nghiệm quý báu học tiếng Anh của George Pickering, một nhà tư vấn giáo dục, giảng viên tại trường Đại học Tổng hợp Sheffield, đồng thời là thanh tra của Hội đồng Anh chuyên kiểm tra các trường dạy tiếng Anh tại Anh Quốc

Điểm 1 Cần hiểu rất rõ tại sao bạn muốn học tiếng Anh. Bạn cần tiếng Anh để phục vụ cho nghề nghiệp của mình hay để giúp bạn xin việc, hay để nói chuyện với những người nói tiếng Anh, hay để giúp bạn trong việc học?

Điểm 2 Cần biết rõ bạn muốn tiếng Anh của mình giỏi tới mức độ nào. Bạn muốn giỏi tiếng Anh tới mức nào về các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết?

Điểm 3 Hãy thử hình dung và có khái niệm thật rõ về chính mình khi bạn đã đạt được trình độ tiếng Anh ở mức thành thạo mà bạn muốn. Liệu bạn sẽ nhìn và nghe thấy gìvà bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

Điểm 4 Nếu có thể hãy đăng ký theo học một khóa tiếng Anh. Nếu không thể làm được điều đó thì hãy tự đặt mình trong bối cảnh mà bạn cần phải dùng tiếng Anh...

Điểm 5 Hãy tìm kiếm các cơ hội học và sử dụng tiếng Anh. Hãy nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể. Hãy nghe đài và CD bằng tiếng Anh, đọc và viết bằng tiếng Anh. Nếu bạn tìm những cơ hội như vậy thì nhất định bạn sẽ tìm thấy.

Điểm 6 Hãy viết những từ ngữ mới vào một cuốn sổ ghi chép. Luôn mang cuốn sổ theo người và như vậy bạn có thể giở sổ ra xem bất kỳ khi nào bạn có chút thời gian rảnh rỗi.

Điểm 7 Luyện tập, luyện tập và luyện tập. Có một câu thành ngữ trong tiếng Anh. Nếu bạn không muốn mất thì hãy sử dụng nó. Câu thành ngữ này rất đúng nhất là khi áp dụng trong trường hợp học ngoại ngữ.

Điểm 8 Hãy kiếm một người có thể giúp bạn học tiếng Anh, có thể là đồng nghiệp của bạn. Tìm một người mà bạn có thể học tiếng Anh cùng. Hãy nói tiếng Anh với người đó hay các bạn có thể gửi tin nhắn bằng tiếng Anh cho nhau.

Điểm 9 Học một ít một nhưng thường xuyên. Hãy tạo ra một thói quen học tiếng Anh mỗi ngày chỉ cần 10 phút thôi. Như thế sẽ tốt hơn là học mỗi tuần chỉ có một lần dù với thời gian dài hơn.

Điểm cuối cùng Khi bắt đầu buổi học hãy tự hỏi mình: "Mình muốn học gì hôm nay?" và vào cuối buổi học, tự hỏi mình: "Mình đã học được gì hôm nay?"

Có câu chuyện về một thầy giáo nọ đã nói với học sinh rằng Các em có biết không, các em đang có tiến bộ trong việc học tiếng Anh khi mà các em nói bằng tiếng Anh, nghĩ bằng tiếng Anh và ngủ mơ bằng tiếng Anh.

Một hôm một học sinh tới lớp đầy phấn khởi và nói với thấy: Thưa thầy, đêm qua em nằm mơ bằng tiếng Anh. Thầy giáo nói: Thật tuyệt. Thế em nằm mơ về điều gì? Người học sinh đáp: Thưa thầy em không biết, vì nó bằng tiếng Anh ạ.

The rules of word stress

Xin giới thiệu bài viết của Mio79, một thành viên tích cực của diễn đàn dethi.com, về word stress. 1.RULE 1 : two syllable words a)noun/adj of 2 syllables: stress 1st syllable ex: student, table, sticker... happy, random, courage.... exceptions: machine , event b)verbs of 2 syllables :stress 2nd syllable ex: to admit, to intent, to construct...

c)verbs of 2 syllables-ending with OW, EN, Y, EL, ER, LE, ISH :stress 1st syllable ex: to open, to follow, to hurry, to struggle, to flatter, to finish.. 2.RULE 2 : three or > three syllable words : stress 3rd syllable- counting backwards ex: to celebrate,curriculum, to unify... exception: to develop, imagine, banana 3.RULE 3 : suffixes: a) stress before CIV(consonant-I-vowel) ex: australia, religious, physician.. b) stress before IC ex: titanic, panasonic, pacific.... exceptions: rhetoric, lunatic, catholic, arithmetic, politics, Arabic c) stress on the following ending syllábles: ADE, OO, OON, EE, EEN, EER, ESE, ISE, IZE, AIRE, SELF EX: pickaboo, millionaire, cocoon, analyze, engineer, themselves.... d) stress before TION, TAL ex: tradition, continental,.... 4. RULE 4: phrases: 4.1. noun phrases: a) WH - to inf ; whether/if-to inf ; gerund+ obj :stress on the last word : ex: what to do, learning english... b) compound nouns : b1/ N+N , N+gerund , gerund+N: stress on 1st element ex : river bank, coal mining, living room... b2/ N + adj : stress on N : ex: a handsome and good man... b3/ N( possession, material, component) + N: stress on both of them: ex : my father's book, wood chair, egg cake... 4.2. adj / adv phrases : stress on the last word : ex : the book on the table, the girl standing overthere, in the morning , by car... 5. RULE 5 : sentences :stress on: # verbs : the last verb # nouns : the last noun # adv # complement # before commas # on reflexive pronouns ex: I go to school and learn English I do it myself

(Trao đổi thêm tại đây)

Nghệ thuật “mind map” trong kỹ năng viết

Bạn đã bao giờ dùng phương pháp mind map (bản đồ tư duy)? Nếu chưa, bạn hãy thử nhắm mắt lại và tưởng tượng đến cấu trúc của những chiếc mạng nhện nhé! Trông những chiếc mạng nhện có vẻ rất yếu ớt nhưng thực tế lại rất bền chắc và là cả một kiệt tác nghệ thuật đấy bạn ạ. Nếu kiệt tác ấy được đem vào áp dụng trong việc dạy ngoại ngữ và nhất là kỹ năng viết một cách hiệu quả thì ắt hẳn bạn sẽ trở thành một nghệ sĩ trong sử dụng ngôn ngữ rồi.

Những điểm cộng của phương pháp mind map Sử dụng phương pháp mind map hiệu quả nhất là trong các hoạt động pre-writing. Topic của bài viết giống như những chú nhện và xung quanh là các luận điểm, luận cứ chính là các đầu mối giữ vững một mạng nhện và có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Phương pháp này giúp người học thiết kế được một dàn ý chi tiết cho bài viết, xây dựng những luận điểm nhờ đó thấy rõ mối quan hệ giữa chúng. Cũng bởi đặc tính hấp dẫn, bắt mắt và dễ hiểu, người học sẽ thấy hưng phấn hơn khi nhìn vào mind maps - tác phẩm của riêng họ. Điều này cũng thôi thúc người học phải làm cách nào cho tác phẩm đó trông không chỉ đẹp mà còn phải lôgic cũng giống như lập một dàn ý mạch lạc, chặt chẽ. Làm thế nào để tạo được một mind map? Bước 1 - Chọn topic Thông thường, bạn sẽ đưa ra một topic và học viên cứ theo thế mà viết. Tuy nhiên, tại sao bạn không thử để học viên thử tự chọn cho mình một chủ đề mà họ yêu thích hoặc quan tâm. Chính điều đó sẽ tạo hứng thú cho học viên viết về theo sở thích và thể hiện những kiến thức họ có về đề tài đó. Nhưng từ một topic khai triển ra các ý đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của giáo viên. Bạn có thể hướng dẫn học viên cách viết các cụm danh từ sao cho ngắn gọn, dễ hiểu. Ví dụ với một chủ đề như "Why do people start smoking?" (Tại sao mọi người lại hút thuốc?), bạn nên thực hành một vài cấu trúc liên quan đến việc giải thích nguyên nhân cho những loại câu hỏi chỉ mục đích. Bước 2- Ghi chép Đối với mỗi chủ đề, bạn cũng nên yêu cầu học viên dành khoảng 1-2 phút để suy ngẫm về nó và ghi lai các ý tưởng. Nếu chưa biết diễn tả bằng tiếng Anh, học viên có thể sử dụng tiếng Việt hay từ điển. Sau đó, học viên thảo luận theo các nhóm để so sánh, đối chiếu các luận điểm và bổ sung thêm vào mind map. Bước này giúp học viên chữa lỗi cho nhau rất hiệu quả và có thể trao đổi những ý tưởng mà ở trên học viên không thể diễn tả bằng tiếng Anh được. Bước 3- Nhận xét Ở bước này, bạn tập hợp các sơ đồ tư duy lên bảng, càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bổ sung các ý kiến, chữa lỗi và loại bỏ những luận điểm thừa. Nhờ thế, học viên lĩnh hội rất nhanh các cách diễn đạt, cách dùng từ trong tiếng Anh. Sơ đồ có thể thay đổi, bổ sung thêm hay bỏ đi các nhánh khi có những luận điểm mới hay có những luận điểm không phù hợp. Hạt nhân chính là topic, sau đó là các nhánh gồm các luận điểm chính, từ các luận điểm chính chia ra các nhánh nhỏ hơn là các luận cứ, các ví dụ hay thống kê nào đó nhằm hỗ trợ cho các luận điểm. Bước 4- Triển khai sơ đồ tư duy Bước tiếp theo, từ sơ đồ tư duy bạn phải khéo léo chuyển chúng sang dạng dòng kẻ ngang. Trước tiên bạn nên hướng dẫn người học quan sát cấu trúc tổng thể của một bài viết sau đó triển khai ý. Đừng quên nhắc người học rằng điều quan trọng nhất trước khi làm một bài viết là phải luôn quan tâm đến đối tượng đọc bài viết của mình. Ví dụ: bạn viết một bài báo cho tạp chí, đối tượng bạn quan tâm là độc giả của báo. Nắm bắt được điều đó, người học sẽ biết cách sắp xếp các ý theo trật tự và văn phong mà họ cho là hợp lý đối với người đọc. Bước 5- Viết Học viên nên được khuyến khích thảo luận và viết theo cặp. Cứ sau 2 đoạn văn, học viên lại trao đổi bài viết cho nhau. Khi hoàn thành, 2 học viên lại đổi bài và chữa bài cho nhau. Không những học hỏi từ những ý tưởng của nhau, phương pháp này giúp người học luôn cảm thấy chính họ như những nhà văn thực sự khi tác phẩm của mình có độc giả đọc nó, chứ không phải là “tự biên tự diễn”. Bước 6 – Kế thừa và phát huy Khi học viên đã quen dần với phương pháp học này, họ sẽ tích cực sử dụng chúng. Đây thực sự là phương pháp hữu hiệu trong việc học và giảng dạy kỹ năng viết. Chúc bạn thành công với phương pháp tư duy mind map này!

(Theo Chang Duyên)

Làm sao để dịch Tiếng Anh thật hay?

Hôm nay, dethi.com giới thiệu bài viết của bạn Tong Xuan Phu, phụ trách chuyên mục dịch Anh VIệt, mọi người cùng tham khảo nhé. "Chào các bạn. Trong diễn đàn, từ trước tới nay, chúng ta mới chỉ bàn về việc dịch văn bản tiếng Anh trong các trường hợp cụ thể. Vậy tại sao chúng ta không bàn cách để dịch hiệu quả hơn nhỉ. Bài viết của tôi khá dài nên tôi chia ra làm nhiều phần. Các bạn đóng góp ý kiến nhé."

Thứ nhất, các cuốn sách và/hoặc CD cần trang bị ngay: 1) Oxford advanced learner’s dictionary 7th edition. 2) Oxford collocations dictionary 3) Bách khoa toàn thư Encarta, Britannica, Wikipedia.org… 4) Từ điển Lạc Việt (chỉ nên dùng như một công cụ để tham khảo và hỗ trợ cho Oxford advanced learner’s dictionary mà thôi).

Thứ hai, tác dụng của các tài liệu trên:

1)Một sai lầm thường thấy khi các bạn viết tiếng Anh là nó rất khó hiểu đối với người bản ngữ vì bạn dịch word for word ý tưởng của bạn từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Tuy nhiên, câu tiếng Việt đó của bạn cũng sai luôn về ngữ pháp. Do vậy hãy dùng cuốn từ điển này để tra mẫu câu và xem người Anh viết như thế nào để ta nói và viết chuẩn hơn. Mỗi ngôn ngữ khác nhau thì đều có cách diễn đạt khác nhau về một vấn đề. Nhiều khi nó xuất hiện nhiều idiom, nhiều cụm từ ghép. Vậy thì bạn không thể hiểu được nghĩa của chúng nếu không dùng từ điển nguyên gốc tiếng Anh. Tôi lấy ví dụ như cụm Seeing eyes dog, FYI… mà các bạn trong diễn đàn đã hỏi.

2) Tại sao lại phải dùng Oxford Collocations Dictionary? Tôi xin lấy một ví dụ cụ thể để minh họa. Trong diễn đàn có bạn hỏi, dịch câu "công ty tôi có đủ năng lực để làm công việc này." Tôi đã trả lời là Our compay has proven ability to do this work. Tại sao tôi lại cho từ proven vào trước ability? Trong khi đó, ở trong câu tiếng Việt không đả động gì đến từ Proven cả. Tôi xin giải thích như sau, tôi nắm được từ chính ở đây là abilitỵ Vậy tôi kết hợp tra luôn từ điển Oxford Collocations. Tôi đã tra được một loạt các tính từ trong tiếng Anh luôn đi kèm với ability là gì, vậy là tôi nhặt ra và dịch trôi chảy. Như vậy là cách viết đó rất English.

3) Hãy biến mình thành một đứa trẻ 3 tuổi. Vì sao? Ví một đứa trẻ 3 tuổi thì thường hỏi mọi thứ mà nó không hiểu và yêu cầu người lớn giải đáp. Tuy nhiên kỹ năng này cứ bị thui chột theo thời gian vì người lớn đã vô tình vùi dập đi niềm đam mê học hỏi của đứa trẻ bằng các câu trả lời đại loại như: Hỏi làm gì? Sao mày ngu thế? Có thế mà cũng phải hỏi à? .....

Bách khoa toàn thư chính là người thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Mỗi khái niệm mỗi thắc mắc của các bạn đều được ông thầy này giải đáp khá chi tiết. Tôi xin lấy một ví dụ: Thỉnh thoảng bạn có nghe nói đến tăng trưởng GDP không bền vững. Vậy có khi nào bạn hỏi ngược lại rằng: vì sao lại tăng trưởng không bền vững không? Để xác định được câu trả lời cho câu hỏi này, bạn phải xác định mình cần tìm thông tin gì để trả lời cho câu hỏi đó. Ở đây rõ ràng bạn phải tìm hiểu GDP là cái gì và các yếu tố chi phối GDP. Hãy vào en.wikipedia.org đánh vào GDP. Bạn sẽ có câu trả lời. Xin lưu ý với các bạn là bản bách khoa toàn thư Encarta 2007 và Britannica 2007, mỗi loại có 5 đĩa. Còn Wikipedia là bách khoa toàn thư trực tuyến, miễn phí.

4) Tại sao chỉ nên dùng từ điển Lạc Việt hay các từ điển Anh-Việt khác để tham khao? Như các bạn đã biết, từ điển Lạc Việt hay bất cứ từ điển Anh-Việt nào khác đều dựa trên định nghĩa tiếng Anh của các từ trong Oxford để phiên ra một từ tương ứng trong tiếng Việt. Tuy nhiên nhiều khi việc dịch thuật không chính xác, dẫn đến các bạn dịch cũng không chính xác theo. Tôi xin lấy một ví dụ đó là từ Outsourcing: nghĩa là chuyển một phần hoặc toàn bộ công việc của một công ty sang một nước hay vùng khác có giá nhân công rẻ hơn nhằm tạo ra sức cạnh tranh. Báo chí của ta lại dịch là gia công. Nghĩa đó không bao trùm được ý của từ này.

Tôi xin nói thêm một điều đó là: vì sao chúng ta dịch chưa hay? Thứ nhất là do tiếng Việt của các bạn chưa tốt. Khi các bạn dịch một văn bản thuộc một lĩnh vực nào đó thì hãy cố gắng đọc lấy vài văn bản thuộc lĩnh vực tương đương bằng tiếng Việt để lấy từ vựng và đồng thời học luôn văn phong thể hiện của họ. Thứ hai: Dịch thuật nhiều khi khá cứng nhắc. Có một số cụm từ cố định mà bạn nên học thuộc lòng luôn. Ví dụ như: Department of Commerce: Bộ thương mại Mỹ Department of State: Bộ ngoại giao Mỹ Còn các bộ của Việt Nam thì lại dịch là Ministry Ví dụ: Ministry of Trade, Ministry of Foreign Affairs...

(Nhấn vào đây để Xem và thảo luận về cách dịch)

ELTS: Writing Task 2 - Tutorial

Trong phần một của bài viết, mình đã đề cập đến các phần cơ bản mà bạn sẽ gặp trong Task 1. Trong phần 2 này, mình sẽ nói đến Task 2, một phần cực kì quan trọng và cũng là phần chiếm nhiều điểm nhất trong toàn bộ điểm số phần writing. Để làm tốt phần này, bạn không những cần có vốn từ vựng tốt, kiến thức ngữ pháp vững, tổ chức bài viết có logic mà còn cần ít nhiều kiến thức bên ngoài như về mặt xã hội, công nghệ…

Tuy những kiến thức bên ngoài này không phải là phần quyết định cho bài viết, nhưng nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi viết essay trong Task 2 đấy. Trong Task 2, bạn sẽ có 40 phút để hoàn thành một bài essay ngắn (nếu như bạn đã dành 20 phút cho Task 1) với tối thiểu 250 từ. Tuy nhiên bạn cũng không nên viết quá dài, sẽ rất mất thời gian, hơn nữa sẽ không còn thời gian cho bạn để review lại 2 bài viết. Bạn nên giới hạn số lượng từ trong khoảng 250 – 350 từ. Đương nhiên trong khi thi thật bạn sẽ không có đủ thời gian ngồi đếm từ, mà nếu có cũng không nên ngồi đếm phí thời gian, nhưng trong quá trình bạn practise ở nhà, bạn sẽ ước lượng được số lượng từ trong bài viết của mình. Thông thường, chủ đề trong Task 2 sẽ là một bài thảo luận về một chủ đề nào đó. Bạn có thể sẽ phải thể hiện ý kiến cá nhân của mình và bảo vệ ý kiến đó, nghĩa là bạn phải đưa ra các lý do để support cho ý kiến của mình; hoặc là bạn sẽ được yêu cầu đưa ra một giải pháp cho một vấn đề nào đó; hoặc là so sánh 2 ideas về một subject. Bài essay được chấm điểm như thế nào? Một bài essay trong Task 2 sẽ được marked dựa vào 3 tiêu chuẩn sau: Arguments, Ideas and Evidence: ở phần này, rater sẽ xem xét nội dung bài essay của bạn. Argument nghĩa là bạn sẽ thể hiện chính bản thân mình như thế nào nếu bạn ở trong trường hợp của câu hỏi đề bài. Idea nghĩa là bạn có bao nhiêu ideas và có good enough để support arument của bạn hay không. Evidence là facts mà được sử dụng để support ideas của bạn. Evidence là phần cực kì quan trọng trong Task 2, thông thường đề bài sẽ yêu cầu bạn sử dụng những trải nghiệm thực tế của bản thân để support your ideas. Tuy nhiên, nếu gặp phải một chủ đề mà thực sự là bạn chưa gặp bao giờ, bạn có thể đưa ra evidence là của bạn hay người thân của bạn, hoặc là..bịa ra cũng không sao, miễn là các evidence đó nghe có vẻ thật là ok. Communicative Quality: phần này rater sẽ xem xét bạn có trả lời đúng câu hỏi hay không, có communicative hay không; nghĩa là bạn có làm cho reader hiểu được “what you are saying” không? Vocabulary and Sentence Structure: tương tự như trong Task 1, phần này bài essay của bạn sẽ được kiểm tra về grammar is right, từ vựng có dùng thích hợp hay không, cấu trúc câu có đa dạng không… Điểm cuối cùng sẽ là điểm trung bình từ 3 điểm trên. Bắt đầu viết một bài essay như thế nào? Đọc kĩ đề bài: Điều này nghe có vẻ như “biết rồi, nói hoài”, tuy nhiên vẫn có rất nhiền bạn sau khi làm bài xong thì thấy hình như mình lạc đề, hoặc không trả lời hết các vấn đề mà đề bài yêu cầu. Đây là tâm lý chung, bởi vì chúng ta bị áp lực về thời gian, chúng ta thường tranh thủ đọc thật nhanh đề bài và lao vào viết ngay, đến khi viết nửa chừng giật mình thấy sai đề thì không còn đủ thời gian viết lại nữa. Hoặc nhiều khi viết xong xuôi, ngồi đọc lại mới thấy..nhầm topic hoặc trả lời chưa đầy đủ câu hỏi. Vì vậy, hãy dành thời gian đọc thật kỹ đề bài và Gạch Dưới những điểm chính mà đề bài yêu cầu. Ví dụ như đề bài sau: Some people say that advertising encourages us to buy things we really do not need. Others say that advertisements tell us about new products that may improve our lives. Which viewpoint do you agree with? Use specific reasons and examples to support your answer. Chúng ta nên gạch dưới hoặc highlight những cụm từ quan trọng hoặc cả câu nếu thấy cần thiết. Một số lời khuyên cho rằng chỉ nên gạch dưới keyword, tuy nhiên việc xác định keyword trong trường hợp này dễ gây cho chúng ta sự nhầm lẫn và đôi khi do gấp gáp về thời gian chúng ta lại gạch dưới từ không phải là keyword, làm mất ý chính của câu hỏi. Do đó, nếu không chắc lắm về việc xác định những keywords trong đề bài, hãy gạch dưới cả cụm từ hoặc cả câu như ví dụ trên. Planning cho bài essay của bạn: Rất nhiều bạn cho rằng điều này chỉ phí thời gian, tuy nhiên nếu không đưa ra trước dàn bài cho bài essay của bạn, bạn rất dễ cảm thấy bế tắc cho dù bạn có nhiều ý hay không. Nếu bạn chưa có ý mà cứ lao vào viết ngay thì dễ bị..bí đường, sẽ rất mất thời gian để ngồi nghĩ ra ý tiếp theo cho bài viết, và nếu bạn nghĩ ra được ý mới cho bài viết và lại thấy rằng ý này nên được đặt trước ý bạn vừa viết xong. Bạn sẽ không còn đủ thời gian làm chuyện đó và bài viết của bạn sẽ trở nên lỏng lẻo về bố cục các ideas, không có logic rõ ràng. Trong trường hợp, bạn gặp đúng chủ đề yêu thích và có rất nhiều ý tưởng, bạn cũng sẽ rơi vào trường hợp tương tự nếu không phanning trước các ý mình sẽ viết.

Phát triển ý cho một bài luận

Đa số giáo viên thấy không thoải mái trong việc đọc và nhận xét những bài luận của học sinh bởi vì có rất nhiều bài luận sáo rỗng, không đủ ý và không có ý hay, hoặc thậm chí là nội dung những bài luận rất giống nhau đặc biệt là khi họ cùng viết về một chủ đề. Ngược lại, học sinh cũng tỏ ra không hứng thú với việc viết luận vì họ thường không nghĩ ra được nhiều ý để viết.

Vậy vấn đề ở đây là gì? Làm thế nào để hướng dẫn học sinh viết luận một cách tự nhiên? Điều quan trọng chính là ở quá trình phát triển ý và những thông tin thu thập được trong bài viết của học sinh.

Hầu hết học sinh phát triển ý bằng cách suy nghĩ rất nhanh trong vòng 5 tới 10 phút, liệt kê khoảng 3 hoặc 4 ý sau đó viết nháp ngay. Tất nhiên, quá trình này được yêu cầu đặc biệt đối với các bài viết có giới hạn về thời gian, ví dụ như bài kiểm tra. Nhưng chính cách viết kiểu này khiến những ý tưởng trở nên hời hợt chứ không thực sự sâu, thiếu sự sáng tạo.

Vậy có những cách nào để phát triển ý một cách hiệu quả? Những sách dạy viết thường liệt kê các bước như sau: động não, liệt kê, móc nối các ý, tư duy bằng bản đồ hay tập hợp tất cả các ý lại, phác thảo một dàn ý đại cương, đặt câu hỏi, ghi chép lại, nhìn đề bài và viết thành bài luận. Các bước trên rất có ích cho các bạn khi viết một bài luận. Global Education xin đưa ra ba bước cơ bản sau, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn khi viết những bài luận mang tính học thuật.

Viết tự do: Điều này có nghĩa là bạn viết hết tất cả những ý tưởng của bạn về một chủ đề. Đừng bao giờ lo lắng rằng bạn viết như thế này là đúng hay sai, cũng đừng quá lo lắng về những lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ, cách tổ chức, sắp xếp các ý hay cấu trúc câu. Bạn có thể viết tự do theo những cách như: liệt kê, tổng hợp hay viết một cách đơn giản. Viết tự do cũng có nghĩa là bạn có thể ghi chép lại bất kỳ một ý tưởng nào xuất hiện trong suy nghĩ của bạn. Để làm tốt bước này, điều quan trọng là bạn nên có một quyển sổ ghi chép nhỏ.

Có hai điều thuận lợi cho bạn khi bạn thực hiện bước viết tự do này. Để viết một bài luận hay hoàn toàn không phải là dễ, nó đòi hỏi bạn phải làm việc hết sức chăm chỉ. Viết tự do tạo cho bạn làm quen dần với việc viết một cách thoải mái, không phải lo lắng, suy nghĩ nhiều trước khi bạn bắt đầu bước sang viết nháp bài luận của mình. Điều này có nghĩa là viết tự do giúp cho bạn thoát khỏi sự bế tắc trong viết luận. Thứ hai, viết tự do giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ lộn xộn. Bằng cách viết ra tất cả những ý tưởng, chúng ta sẽ giảm nhẹ được những suy nghĩ trong đầu, và tự do thoải mái nghĩ nhiều hơn nữa về chủ đề. Dù thế nào đi nữa thì viết ra những ý tưởng còn dễ hơn việc cố gắng sắp xếp chúng trong đầu.

Đọc: Đọc những bài đọc liên quan tới chủ đề bạn đang viết (như trong sách, báo, hay các nguồn trên mạng) sẽ giúp bạn có được một nguồn thông tin phong phú. Những người khác viết được những gì về chủ đề của bạn? Những ý tưởng của bạn có liên quan gì tới những gì họ viết không? Mục đích của bạn có khác với họ không? Làm thế nào để bạn kết hợp một vài ý hay của họ vào bài của bạn? Với những câu hỏi trên, việc đọc sẽ khuyến khích suy nghĩ của bạn và có thể cung cấp nhiều ý tưởng hay cho bài luận.

Nói chuyện với những người khác:Hãy sẵn lòng và vui vẻ chia sẻ những ý tưởng của bạn về chủ đề viết với những người khác. Bạn có thể chia sẻ với những người bạn cùng trang lứa, những người thân trong gia đình, giáo viên của bạn hay thậm chí là với chính bản thân bạn. Ngay sau khi thảo luận, hãy xem lại bài viết tự do của bạn để ghi chép thêm những ý tưởng mới.

Với các bước viết luận đã trình bày ở trên, hy vọng rằng những bài luận của các bạn sẽ không còn sáo rỗng và thiếu ý nữa. Chúc các bạn thành công với những bài luận!

Làm thế nào để làm giàu vốn từ vựng của mình

Từ vựng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong giao tiếp. Những người không được đào tạo tiếng Anh chính thống nhưng vẫn có thể giao tiếp với người nước ngoài nhờ vào vốn từ vựng phong phú của mình. Bạn có thể đọc tiểu thuyết, báo thể thao hoặc báo địa phương. Đọc vì sở thích chứ không phải đọc để phục vụ cho công việc hoặc việc học tập của bạn. Đọc độc lập giúp tăng vốn từ vựng bởi vì chúng ta được tiếp cận với từ mới và có thể đoán được nghĩa của từ thông qua ngữ cảnh. Dưới đây là một số cách giúp phát triển vốn từ vựng thông qua quá trình đọc độc lập:

1. Đọc nhiều loại sách khác nhau Đọc nhiều loại sách sẽ giúp bạn biết được kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau và đó cũng là chìa khoá để tăng vốn từ vựng. Tiểu thuyết, hài, thơ, truyện giả tưởng, v.v - tất cả đều có từ vựng thuộc lĩnh vực của riêng nó. Mỗi chủ đề đều có nhóm từ vựng riêng, do vậy, vốn từ vựng của bạn sẽ tăng lên cùng với số đầu sách mà bạn đọc. 2. Đọc tác phẩm của các tác giả khác nhau Mỗi tác giả có cách thiết lập từ vựng và cách sử dụng ngôn ngữ riêng. Đọc sách báo của các tác giả khác nhau sẽ mở rộng các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và làm giàu vốn từ vựng của bạn. 3. Đọc từ nhiều nguồn khác nhau Đọc tạp chí, tin tức, sách, báo trên mạng có thể giúp bạn sử dụng tiếng Anh thành thạo hơn. Lý do là vì tác giả viết cho những phương tiện truyền thông khác nhau sử dụng ngôn ngữ theo những cách khác nhau. Ví dụ, sách in thiên về mô tả hơn các hình thức viết khác; do vậy, chúng là nguồn tính từ và trạng từ tốt cho bạn tham khảo. 4. Giữ một quyển sổ ghi bên mình Bạn hãy ghi lại những từ mới, tra cứu chúng trong từ điển và viết ra định nghĩa của chúng. Việc đoán nghĩa của từ qua văn cảnh chỉ giúp bạn hiểu từ đó một cách tạm thời, hời hợt mà thôi. Bằng cách tra cứu định nghĩa, bạn sẽ có thông tin đầy đủ về từ đó. Việc ghi chép lại cũng giúp cho bạn ghi nhớ nhanh và hiệu quả hơn. Tăng vốn từ vựng thông qua các hoạt động Bạn còn có thể tăng vốn từ vựng bằng cách đặt mình vào môi trường giầu ngôn ngữ như viện bảo tàng, vườn thú, v.v 1. Đi thăm viện bảo tàng Bạn nên chọn những viện bảo tàng dành cho trẻ em bởi vì những đồ vật được trưng bày ở đây khá gần gũi với cuộc sống hàng ngày và thường có lời minh họa, chỉ dẫn cụ thể. Một sự lựa chọn khác nữa là “living museum” (bảo tàng sống), ở đó bạn có thể được nói chuyện với nhiều giáo sư trong lĩnh vực chuyên môn. Nhiều bảo tàng có những chương trình giao lưu hay triển lãm rất thú vị mà bạn có thể đăng ký tham gia. Chính vì thế mà bảo tàng chính là một địa chỉ học từ vựng lý thú. 2. Đi thăm vườn thú Đến đây bạn sẽ biết được tên của các loài động vật khác nhau. Ngoài ra, bạn còn học được tên thức ăn của mỗi động vật và những quy định về môi trường sống của chúng. 3. Tham gia các lớp học Bạn có thể tham gia các lớp học kỹ năng như đan len, nấu ăn, v.v. Mỗi kỹ năng lại có những từ riêng để mô tả dụng cụ, các quy trình và vật liệu. Do bạn thực hiện công việc bằng tay nên não của của bạn sẽ hoạt động nhiều hơn khi bạn đọc những từ đó trên sách. Hoạt động đó sẽ tạo ra nhiều mối liên hệ hơn tới não của bạn. Bạn không những nhìn thấy từ mà bạn còn được trải nghiệm cùng với nó. Do vậy, bạn có thể ghép từng từ với mỗi quá trình hoạt động của cơ thể. Như thế, bạn sẽ nhớ nhanh và lâu hơn rất nhiều. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ sử dụng những cách được đề cập trong bài báo này để tăng vốn từ vựng và mở rộng sự hiểu biết của mình về thế giới mà chúng ta đang sống.

(Theo lucky_star_1213)

Làm giàu vốn từ vựng không khó!

Tiếng Anh là một sinh ngữ. Hàng năm, có hàng nghìn từ mới xuất hiện và do đó kho từ vựng tiếng Anh cũng không ngừng phát triển. Vậy làm giàu vốn từ vựng thế nào là hiệu quả và chất lượng?

Trong thực tế, có rất nhiều nhân tố khiến kho từ vựng tiếng Anh không ngừng phát triển. Trước hết, các từ đơn lẻ có thể dễ dàng trở thành thành tố của tiếng Anh khi có đủ số người sử dụng chúng. Con người sử dụng ngôn ngữ như một công cụ để giao tiếp nên khi nhu cầu trao đổi thông tin thay đổi thì ngôn ngữ cũng phải thay đổi để đáp ứng được nhu cầu ấy. Bên cạnh đó, những người bản xứ thường chơi chữ và tạo ra những từ ngữ mới. Ngoài ra, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ và Internet. Do đó, khi những lĩnh vực này phát triển thì những thuật ngữ mới cũng xuất hiện để diễn tả những ý tưỏng, khái niệm mới. Tiếng Anh vốn có chung một nguồn gốc với một số thứ tiếng khác. Bởi vậy, những từ ngữ ở các ngôn ngữ này có thể du nhập vào tiếng Anh.

Chính vì những lý do trên, mà bí quyết giúp bạn làm giàu vốn từ vựng tiếng Anh một cách hiệu quả và chất lượng là hiểu rõ những cách mà từ ngữ mới xuất hiện.

Vay mượn: Nhiều từ tiếng Anh có nhiều điểm tương đồng với các từ tiếng Latin vì chúng được vay mượn từ tiếng Pháp trong thời kỳ người Nooc-man cai trị vương quốc Anh nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, từ tiếng Anh được vay mượn từ rất nhiều ngôn ngữ khác, chứ không chỉ riêng tiếng Pháp. Một số thứ tiếng trong số đó giờ đã thành tử ngữ, không còn được sử dụng trên thế giới. Ví dụ: capsize (tiếng Catalonia ở Tây Ban Nha), apartheid (tiếng Afrikaans xuất phát từ tiếng Hà Lan, được dùng ở Nam Phi), billards (tiếng Brittani ở Pháp), saga (tiếng Iceland), funky (tiếng Công-gô), panda (tiếng Indi, ngôn ngữ của người Nê-pan)

Thêm hậu tố: Việc sử dụng tiền tố và hậu tố là một trong những cách tạo từ mới phổ biến nhất trong tiếng Anh. Phương pháp này thông dụng đến mức đôi lúc người nói có thể không chắc chắn rằng một từ nào đó đã có từ trước hay đó là một từ hoàn toàn mới do họ sáng tạo ra. Một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn có thể làm giàu vốn từ vựng của bản thân là hiểu rõ sự thay đổi về mặt ý nghĩa và loại từ của một từ mà các hậu tố khác nhau có thể tạo ra. Ví dụ: Với từ use (sử dụng) bạn có thể có rất nhiều từ chung gốc khi thêm các hậu tố như: misuse (động từ: dùng sai mục đích), disuse (danh từ: sự không còn dùng đến), unused (tính từ: không được sử dụng hoặc chưa được sử dụng), unusable (tính từ: không dùng được), useless (tính từ: vô dụng), useful (tính từ: hữu ích), abuse (động từ: lạm dụng, ngược đãi).

Tạo ra những từ hoàn toàn mới: Các từ mới được tạo ra theo cách này có thể có âm thanh tương tự với một từ tiếng Anh đã có từ lâu. Ví dụ: hobbit (giống người xuất hiện trong tiểu thuyết giả tưởng “Chúa tể những chiếc nhẫn”) có âm tương tự như rabbit. Chúng có thể có xuất xứ từ một thương hiệu, một dòng sản phẩm nổi tiếng và thông dụng như Kleenex (giấy ăn) hay Hoover (máy hút bụi). Chúng cũng có thể là những thuật ngữ khoa học như googol (10 mũ 100), quark (hat quac trong vật lý) hay những từ lóng như chug a drink (nốc rượu).

Mô phỏng âm thanh/ nhân đôi: Trong tiếng Anh có rất nhiều từ mô phỏng âm thanh và những thứ tạo ra âm thanh đó như cuckoo (chim cúc cu), splash (té nước), plop (rơi tõm) hay whoop (ối). Ngoài ra còn có những từ tiếng Anh được tạo ra bằng cách nhân đôi âm như honky-tonk (quán bar/ sàn nhảy rẻ tiền), wishy-washy (nhạt, loãng, nhạt nhẽo), ping-pong (bóng bàn).

Viết tắt: Có những từ tiếng Anh có dạng viết tắt đủ khả năng đóng vai trò như một từ độc lập và cụm từ đầy đủ nguyên gốc dần dần bị quên lãng. Một số từ vẫn được viết dưới dạng viết tắt như AIDS ~ Acquired Immune Deficiency Syndrome (hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch), VDU ~ Visual Display Unit (bộ phận phát hình), SARS ~ Severe Accute Respiratory Syndrome (hội chúng suy đường hô hấp cấp) hay WMD ~ Weapon of Mass Destruction (vũ khí huỷ diệt hàng loạt). Tuy nhiên, hầu hết các từ thuộc diện này được viết như một từ tiếng Anh thông thường. Ví dụ: radar (ra-đa) hay scuba (bình khí nén của thợ lặn).

Rút gọn: Một từ tiếng Anh dài có thể bị thu gọn thành một âm tiết. m tiết đó có thể đóng vai trò một từ độc lập có ý nghĩa tương đương từ gốc. Ví dụ: examination ~ exam (kỳ thi), laboratory ~ lab (phòng thí nghiệm), brother ~ bro (tiếng lóng: anh/ em trai), maximising ~ maxing (tiếng lóng: tối đa).

Kết hợp: Đây là một phương pháp thú vị khác người Anh sử dụng để tạo ra những từ mới. Các từ mới được tạo ra nhờ sự kết hợp hai yếu tố của hai từ khác nhau - thông thường là phần đầu từ thứ nhất với phần kết từ thứ hai. Từ mới ra đời theo cách này sẽ mang ý nghĩa của cả hai từ gốc. Ví dụ:

ü smog ~ smoke + fog: khói lẫn sương

ü transistor ~ transfer + resistor: bán dẫn

ü brunch ~ breakfast + lunch: bữa sáng và bữa trưa gộp làm một

ü rockumentary ~ rock + documentary: phim tài liệu về nhạc rock/ nghệ sỹ chơi nhạc rock

Khám phá cách phương thức hình thành từ mới trong tiếng Anh rất hữu ích cho việc học ngoại ngữ của bạn. Bạn không chỉ hiểu rõ một từ được hình thành ra sao mà còn có thể học từ mới một cách hệ thống và lo-gic. Điều này không chỉ giúp bạn tự học từ mới một cách hiệu quả mà còn cảm thấy việc học từ mới trở nên thú vị và đầy sáng tạo.

Sử dụng từ điển tiếng Anh

Hiện nay, các loại từ điển số (software) và từ điển trực tuyến (on line dictionary) được xuất bản rất nhiều, nên có lẽ nhiều người không sử dụng từ điển sách (hard copy) nữa. Tôi cũng thường sử dụng các loại từ điển "cấp tốc" này. Nhưng không phải chúng luôn luôn giúp giải thích rõ ràng và cặn kẽ một từ, câu nào đó. Vì vậy, tại bàn máy của tôi bao giờ cũng có một quyển từ điển to vật vã Sử dụng từ điển sách không thuận tiện bằng software vì từ điển sách quá nặng, lại mất thời gian... giở từng trang Nhưng từ điển sách chứa đầy đủ thông tin hơn bất kỳ một loại từ điển số nào.

Để sử dụng từ điển có hiệu quả, bạn nên đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng ở những trang đầu. Ví dụ dưới đây được trích từ trang hướng dẫn của Concise Oxford English Dictionary. Các từ điển khác có thể khác chút ít, nhưng nhìn chung các quy tắc này hầu như được sử dụng một cách thống nhất. Như vậy, bạn cũng cần phải đọc kỹ phần quy định từ viết tắt (abbreviations) và quy tắc phát âm quốc tế (International Phonetic Symbol). Bây giờ, bạn hãy nhìn vào một entry trong từ điển: Bạn có thể tự phân tích những nội dung chứa đựng trong entry này, dựa vào bảng hướng dẫn ở trên không? (Lưu ý: C17 = Century 17; Fr. = French; Ital. = Italian; L. = Latin). Ngoài ra, để tra từ điển một cách nhanh chóng, bạn nên (và phải) thuộc bảng chữ cái. Đây là ví dụ một trang từ điển. Bạn hãy nhìn vào hai từ in đậm ở đầu trang: từ bên trái là từ đầu tiên của trang; từ bên phải là từ cuối cùng của trang. Như vậy, nếu bạn cần tìm từ "percent" chẳng hạn, chắc chắn bạn phải giở sang trang khác. Một lưu ý rất quan trọng, bạn không nên tìm từng từ đơn để ghép vào câu. Trước khi đưa vào câu, bạn cần xem kỹ từ loại, cách sử dụng (qua các ví dụ) để tránh viết một câu tiếng Anh theo lối hành văn của người Việt.

Những suy luận và sự chính xác trong việc sử dụng tiếng Anh

Có những điều có thể là rất đơn giản nhưng khi phân vân chúng ta chẳng biết hỏi ai. Làm thế nào để có thể vận dụng Anh ngữ 1 cách chỉnh xác nhất? Mình chỉ có thể nói rằng niềm đam mê môn sinh ngữ này sẽ giúp chúng ta nâng cao hơn khả năng của mình tùy theo ham muốn tìm hiểu của mỗi người tới đâu.

Để giúp các bạn bớt khó khăn khi gặp những điểm khúc mắc trong quá trình học, xin được mở ra chuyên mục này để trao đổi các kinh nghiệm về ngữ pháp. Mong được các bạn ủng hộ. Đề tài đầu tiên mình đưa ra cũng đơn giản thôi, các bạn thử trả lời ha: Giữa "on time" và "in time" có sự khác biệt nào không? Có mối liên hệ nào giữa việc dùng giới từ "in" hay giới từ "on" khi kết hợp với "time" không?

On time: Đúng lúc (giờ) đã quy định "không sớm cũng không muộn": I got to my office on time for the progress meeting. Tôi đã đến văn phòng đúng giờ để tham gia họp giao ban. In time: Vẫn kịp giờ hay không quá trễ so với mốc thời gian quy định, có thể nhưng bạn cố gắng thực hiện việc đó đúng giờ : Ispite of bad weather I tried to get to my office in time for the progress meeting. Mặc dù thời tiết sấu, tôi đã cố gắng đến văn phòng kịp giờ để tham gia họp giao ban.

Một phương pháp học tiếng anh

Nếu bạn thấy mình đang thua cuộc chiến để khá tiếng Anh hơn mặc dù đã áp dụng nhiều cách thức để học tiếng Anh và đã đổ nhiều tâm sức vô việc ấy, hãy thử một phương pháp học ngoại ngữ mà tôi đã có kinh nghiệm áp dụng rất thành công. Phuơng pháp nầy đặc biệt dành cho những người đang sống trong quốc gia nói ngoại ngữ ấy. Nên ở đây tôi giả sử bạn đang sống ở Úc và muốn học cho giỏi tiếng Anh để lợi cho chính mình và để giúp con cháu. Đó là chưa nói việc ấy có thể giúp bạn thưởng thức văn hóa Úc đúng cách hơn.

Lý do dở tiếng Anh

Đa số chúng ta là người vượt biên nên nhu cầu tiên quyết khi mới định cư là sinh tồn, tức là ổn định nhà cửa, việc làm. Do đó nhiều khi việc học tiếng Anh cho đến nơi đến chốn coi như không quan trọng, miễn là đủ chút vốn liếng tiếng Anh để đi làm là tạm xong. Có người đến thẳng xứ Úc theo diện đoàn tụ nhưng thấy rất khó học tiếng Anh trong thời gian chờ đợi ở Việt Nam. Dù thế nào, nhiều khi sinh hoạt với người Úc cảm thấy mình bị thiệt thòi nếu nói, nghe, viết hay đọc chữ Anh còn kém quá. Do đó ta thử cố gắng khắc phục cả bốn phương diện này.

Tập đọc

Muốn đọc giỏi bạn cần biết văn phạm Anh văn (tức là biết cách ráp câu), biết nhiều ngữ vựng và thực hành đọc sách báo. Bạn hãy làm như sau. Mỗi ngày mua một tờ báo tiếng Việt và một tờ báo tiếng Anh loại dễ đọc, thí dụ như báo Daily Telegraph được viết cho người bình dân, trong khi báo The Australian được viết cho người có trình độ cao hơn. Hãy đọc tờ báo tiếng Việt để biết rõ tình hình thời sự. Sau đó đọc tờ báo tiếng Anh. Lúc đầu chỉ cần đọc các tít lớn vì bạn chưa có đủ khả năng và thì giờ để đọc hết cả các tin tức chữ lí tí. Dầu vậy, bạn có thể đoán được ít nhiều các tin tức tiếng Anh. Nếu có chữ nào không biết thì tra tự điển và viết riêng vào một quyễn sỗ tay để dễ ôn lại. Để giỏi văn phạm tiếng Anh bạn có thể tự học từ các sách Văn phạm tiếng Anh soạn bởi tác giả Việt Nam, như của Lê bá Kông chẳng hạn. Mỗi ngày dành khoảng nửa tiếng đồng hồ để đọc báo. Khi khá hơn bạn có thể bắt đầu đọc phần chữ nhỏ chi tiết của các bản tin tức.

Tập viết

Tập viết là dễ nhất. Bạn có thể học từ một sách đàm thoại song ngữ. Cố gắng học thuộc lòng các câu tiếng Anh tương phản với các câu tiếng Việt. Kế đó, che câu tiếng Việt rồi cố gắng dịch ra tiếng Anh. Làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi không còn lỗi nào. Nói chung khi thấy câu tiếng Anh nào hay trong sách hay trên báo chí, hãy học thuộc lòng rồi tự trả bài bằng cách viết lại nguyên câu ấy. Mỗi ngày dành khoảng nửa tiếng đồng hồ để tập viết, sau vài tháng, bạn sẽ có thể viết được hầu hết các câu đàm thoại căn bản và tường thuật ngắn một số tin tức.

Tập nghe

Bạn tập nghe bằng cách lắng nghe tin tức trên radio mỗi giờ, như đúng 9, 10, 11 giờ sáng. Hãy mua một radio có cassette để thâu băng tin tức trong lúc nghe bản tin tức lần đầu. Sau đó hát đi hát lại bản tin vài lần để xem bạn có hiểu thêm chút nào không. Nhờ đã đọc tin tức từ báo chí rồi bạn sẽ đoán được ít nhiều bản tin nghe trên radio. Thường thường, nếu có chữ nào mặc dầu bạn biết nếu người ta viết nó xuống nhưng nhận không ra khi nghe trên radio, đó là vì bạn phát âm chữ đó không đúng. Bạn có thể mua một sách dạy phát âm theo giọng Oxford nếu tiện. Sách nầy sẽ giúp bạn đoán ra cách phát âm một chữ Anh. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng lắm. Bạn có thể để cuốn băng cassette ngừng ở chỗ có một chữ mà bạn nghe không hiểu để nhờ một người khác nghe dùm. Khi nghe đuợc chữ đó rồi bạn sẽ học được ít nhất là cách phát âm của một chữ mới. Để phụ thêm việc nghe tin tức từ radio dĩ nhiên bạn có thể xem tin tức trên TV mỗi tối. Mỗi lần nghe tin tức trên radio bạn chỉ cần dành ra 5 phút mà thôi. Một trong những lý do khiến bạn thấy khó bắt kịp một câu nói của người Úc là vì trong khi người ta nói chưa dứt câu thì bạn đã tìm cách đặt câu để trả lời. Trong lúc phân vân ấy, bạn không thể tập trung tư tưởng để lắng nghe người ta nói gì. Bây giờ vì bạn đã học viết rất kỹ, nên bạn sẽ không lo ngại gặp khó khăn gì khi đặt một câu tiếng Anh để trả lời. Do đó bạn có thể tập trung tư tưởng hoàn toàn để lắng nghe người ta nói. Ngoài ra có khi người ta phát âm ráp hai ba chữ với nhau, bạn không cần phải tìm cách phân tách ra từng chữ một. Chỉ cần biết hể người ta phát âm như thế là có nghĩa gì.

Tập nói

Ta nói dở là vì viết dở, phát âm không đúng và nhát nói. Nay đã viết khá rồi, chỉ cần học phát âm đúng và đừng nhúc nhát thực hành việc nói. Trong khi lắng nghe tin tức trên radio hay TV bạn hãy nói theo phát ngôn viên mặc dầu nhiều khi không hiểu mình nói gì. Đó là cách làm cho lưỡi bạn dẽo. Bạn sẽ ngạc nhiên và khám phá rằng cách phát âm của nhiều chữ Anh không có tiếng đương đương trong tiếng Việt. Thật vậy, vì ta học ngoại ngữ khi đã trưởng thành nên thường có khuynh hướng dùng một tiếng Việt phát âm tương tự để dùng cho tiếng Anh. Đều đó không nên. Cứ học phát âm như con vẹt, tức là ta như con nít Úc, nghe người Úc phát âm làm sao mình cứ lập lại y như vậy. Trở lại sách đàm thoại song ngữ, bạn có thể nhờ một người bạn Úc, hay một đứa nhỏ Việt Nam lớn lên ở Úc, ghi âm lại một số câu chữ Anh để bạn thực tập. Sau đó, che câu tiếng Việt và thực tập nói câu tiếng Anh một cách tự nhiên. Chẳng bao lâu bạn sẽ tự tin là mình có thể nói lưu loát một số câu tiếng Anh thường dùng hằng ngày. Khi bạn phát âm đúng và nói giỏi, tự động khả năng nghe của bạn sẽ tăng tiến hơn. Nếu bạn vẫn còn nhúc nhát thì hãy thực tập đàm thoại với mấy đứa con nít Úc. Sau đó cứ mạnh dạn nói chuyện với người lớn Úc. Bạn có biết không, trên 50% người Úc bạn thấy ngoài đường đã ra đời ở ngoài nước Úc. Sau nầy bạn sẽ ngạc nhiên rắng có nhiều người Úc nói tiếng Anh tưng bừng nhưng câu nói trật chữ Anh và cách phát âm không đúng, nhưng họ cứ nói tự nhiên chớ không mắc cở như bạn.

Teletext

Nếu mà TV có Teletext, thi một số films và tin tức có phụ đề (subtitle) ở dưới màn ảnh TV. Lời nói của diễn viên sẽ được in lại gần như từng chữ một. Do đó chúng ta có thể kiểm lại những gì chúng ta nghe có đúng hay không, và học cách phát âm nữa. Những người đọc tin tức thì có phát âm rất là rõ ràng, chúng ta sẽ học dễ dàng hơn, chính xác hơn với phụ đề. Vậy là chúng ta có được một số vốn liếng về tin tức, tin chó cán xe. Chuyện làm kế tiếp của chúng ta là nói chuyện với những người quen biết, những người làm chung về những đề tài này. Ngữ vựng, tiếng lóng, cách dùng chữ được lập đi lập lại nhiều lần như vậy lại, giúp chúng ta nhớ nằm lòng và nói trơn tru. Tin tức ban đêm của đài ABC, đài số 7 đều có subtitle. TV films có subtitle thì sẽ có chữ S ở góc trên phía bên trái của màn ảnh. Hãy ghi nhớ rằng bí quyết của thành công trong việc học tiếng Anh là thực hành. Chúc bạn thành công !

Keypals- một cách học tiếng Anh

Trước đây, nhiều sinh viên có thể luyện tập tiếng Anh bằng cách viết thư cho những người bạn quốc tế (penpals). Ngày nay với sự phổ biến của Internet, chúng ta có thể có những người bạn học tập ở khắp mọi nơi trên thế giới bằng cách trao đổi thư điện tử (keypals). Do vậy nhiều sinh viên đã áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả để nâng cao vốn tiếng Anh của mình

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn thành công:

1. Bước khởi đầu cho mọi quá trình trao đổi về ngôn ngữ là phải làm quen trước đã. Vậy thì bí quyết để bắt đầu một cuộc hội thoại là gì?

Trước hết chỉ cần sử dụng những câu hỏi “Có hoặc Không”. Hoặc những câu hỏi dạng như "Do you like to blah blah blah?" (Bạn có thích cái này hoặc cái kia không?) hoặc "Can you blah blah blah (Bạn có thể làm…không?)" or "Have you ever blah blah blahed? (Bạn đã bao giờ chưa?) ".

Cần phải biết mình muốn gì và kiên trì với nó. Bạn đang cố gắng tìm hiểu về sở thích của người đó ư? Hãy bắt đầu từ những thứ mà bạn thích để tìm ra những điểm chung đối với người kia.

2. Làm sao để những cuộc nói chuyện luôn sống động và ngày càng thú vị?

- Lắng nghe một cách chăm chú

Chỉ khi chăm chú lắng nghe, bạn mới có thể thấu hiểu được về con người họ, đó là người có những tính cách và sở thích, tâm sự thế nào chứ không chỉ coi họ chỉ là một người bạn để trao đổi ngôn ngữ. Khi hiểu rõ về họ hơn, chắc chắn bạn sẽ có nhiều điều để tâm sự và chia sẻ hơn

- Đặt ra những câu hỏi liên quan

Đặt câu hỏi cũng cần một sự khéo léo. Bạn đã lắng nghe rồi và bây giờ là lúc bạn sử dụng những gì bạn đã nghe được để tìm hiểu thêm về người đó. Những câu hỏi mở sẽ có tác dụng khơi gợi rất nhiều chẳng hạn như "What do you like most about blah blah blah?" (Bạn thích gì nhất về…) hoặc "What was the most interesting experience you've had while blah blah blahing?" (Kinh nghiệm thú vị nhất mà bạn trong khi…).

- Chia sẻ

Cần phải tạo ra sự tương tác bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm riêng của bạn để cho thấy cả hai có những sở thích và quan điểm tương đồng. Nếu chỉ “nhăm nhe” đặt câu hỏi thì bạn chẳng khác nào đang hỏi cung tội phạm đâu đấy. Họ cũng cần phải tìm hiểu về bạn mà!

3. Những bí quyết cơ bản nhất để có thêm những người bạn qua mạng.

- Kiên nhẫn

Đừng nóng lòng muốn tìm ra người bạn tốt nhất ngay lập tức. Thay vào đó, từ việc nói chuyện với nhiều người, lâu dần, bạn có thể thấy đâu là người bạn hợp với mình nhất mà bản thân người ấy cũng muốn nói chuyện với bạn. Chỉ khi đó, bạn mới có thể hy vọng một tình bạn lâu dài, tâm giao và đặc biệt giúp ích cho nhau trong học tập.

- Lịch sự

Cần phải tránh những chủ đề gây tranh cãi, ví dụ như chính trị hoặc tôn giáo, ít nhất là những buổi đầu nói chuyện. Chỉ khi sau một thời gian tìm hiểu và thấy có thể tin tưởng được, bạn mới nên đề cập đến những chủ đề này. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tin rằng bạn đã biết rõ về họ, bạn vẫn phải làm những việc đó từ từ và thận trọng, nếu như bạn không muốn làm hỏng một tình bạn đẹp đẽ.

- Cẩn thận

Những thông tin cá nhân như địa chỉ và số điện thoại của bạn, có khi cả tên thật của bạn, cần được giữ kín cho tới khi cần thiết. Bởi qua Internet cũng không có ít người lợi dụng để quấy rầy bạn và làm mất thời gian của bạn. Hãy luôn nhớ rằng mục đích quan trọng nhất của bạn là luyện tập tiếng Anh. Phải không nào?

Tóm lại, bất kỳ phương pháp học tập nào cũng sẽ rất hữu ích nếu bạn thật sự nghiêm túc và kiên trì áp dụng nó. Và phương pháp này cũng không phải là ngoại lệ. Phương pháp Keypals không chỉ giúp bạn nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh ngày càng thành thạo và trôi chảy, mà còn mở ra cho bạn một chân trời mới với sự hiểu biết về thế giới, từ đó biến bạn trở thành người giàu có về tri thức.

Học tiếng Anh với Google

Bài viết dưới đây tham khảo từ Trung tâm ngôn ngữ thuộc Đại học Stanford viết về cách sử dụng Google để nâng cao khả năng viết tiếng Anh.

Tự biên tập khi học viết: Viết là một kỹ năng rất khó đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập thường xuyên. Sau khi hoàn thành một bài viết, bạn muốn biết bạn mắc lỗi ngữ pháp hay cách chọn từ ở đâu. Cách thứ nhất, bạn gửi đến thầy cô giáo hướng dẫn của mình, như thế ai đó đã làm giúp bạn chỉnh sửa lại bài viết rồi. Một lựa chọn khác, khi bạn phải tự mình biên tập lại, hãy nhớ đến Google như một người bạn luôn sát cánh bên bạn đấy!

Ví dụ, giả sử rằng khi bạn vừa hoàn thành xong bài viết, trong đó có một câu mà bạn cảm thấy chưa chắc chắn: “In the first part I discuss the Einstein’s theory.” (Trong phần đầu tiên, tôi bàn về thuyết Einstein)

Bây giờ chúng ta băn khoăn không biết có phải là:

1- “in first part” hay là “in a first part” hay “in the first part”? 2- “I discuss” hay “I will discuss”? 3- “the Einstein’s theory” hay “Einstein’s theory”

Chúng ta sẽ thử kiểm tra qua Google nhé!

“in first part” – 52.000 “in a first part” – 114.000 “in the first part” – 1.210.000

Các con số kết quả tìm được đều rất lớn chứng tỏ việc sử dụng phổ biến những cụm từ này khi viết. Tuy nhiên, trong số đó “in the first part” rõ ràng có mức phổ biến lớn hơn rất nhiều hai trường hợp còn lại.

Thêm nữa, để giúp bạn tự tin hơn về quyết định có chọn cách viết “in the first part” hay không, hãy click chuột vào phiên bản “cached” trong trang kết quả tìm được. Khi đó, bạn có thể xác nhận thêm rằng nguồn tài liệu đó từ đâu đến, và cụ thể hơn là cụm từ bạn tìm kiếm sẽ được tô đậm trong trang đó. Như thế, bạn sẽ có cơ sở để tin tưởng rằng cách dùng như vậy là hợp lý và chính xác nhất.

Trong trường hợp thứ hai, câu hỏi được đặt ra là bạn nên dùng thì tương lai “will” hay không?

“I discuss” – 1.240.000 “I will discuss” – 1.060.000

Ồ, trong trường hợp này, thật khó để nói. Vậy ta phải làm sao? Bạn có thể tìm kiếm kết qủa cho cả cụm từ:

“In the first part I discuss” – 3.530 “In the first part I will discuss” – 6.090

Dựa vào kết quả bổ sung này, các bạn có thể tin tưởng hơn với cách dùng thứ hai vì lượng kết quả tìm được gần gấp đôi.

Đến trường hợp thứ 3: Bạn có nên dùng chữ mạo từ “the” hay không?

“the Einstein’s theory” – 1.960 “Einstein’s theory” – 475.000

Dựa vào sự chênh lệch quá lớn này, bạn có thể tự tin rằng cách viết thứ hai là chính xác. Đồng thời, từ đây, bạn cũng có thể rút ra một quy luật chung cho những cấu trúc tương tự.

Lý giải kết quả tìm được:

Một điều thú vị là nếu bạn thử tìm qua Google với những từ và cấu trúc câu mà theo các cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thì “là sai ngữ pháp”, thế nhưng Google vẫn tìm thấy.

Ví dụ tìm “I be happy” (cấu trúc câu đúng là “I am happy”) bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì số lượng kết qủa là 155.000 lượt. Trong đó, những kết quả liệt kê lên đầu tiên sẽ là “Will I be happy”, “How can I be happy”, “Should I be happy” và những cấu trúc tương tự. Có thể chúng là những trường hợp mà cách sử dụng “ I be happy” được chấp nhận, nhưng bạn không có đủ thời gian để lướt qua hàng trăm trang web để tìm ra đâu là cách sử dụng đúng.

Để tránh trường hợp này, bạn có thể thêm vào một từ, hoặc một cụm từ để “bắt” cụm từ bạn đang kiểm tra trở thành phần đầu tiên của một câu. Bạn thêm vào cụm từ “I said” nhé rồi tìm kiếm cả cụm từ: (sau đó, bạn có thể tự mình kiểm tra bằng cách thêm cụm từ khác, ví dụ “I know” chẳng hạn)

“I said I be happy” – 2 “I said I am happy” – 516

Sự chênh lệch lớn này sẽ giúp bạn có quyết định lựa chọn của mình.

Còn trong trường hợp nhầm lẫn giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được thì sao? Đây là điểm khá thú vị. Lấy ví dụ với từ “equipment”. Đây là một danh từ không đếm được nên dạng số nhiều của nó “equipments” là không hợp lý. Thế nhưng khi bạn thử tìm trên Google thì kết quả như sau:

“equipment” – 542.000.000 “equipments” – 14.000.000

14.000.000 kết quả cho “equipments”! Đó cũng là một con số rất lớn! Tuy nhiên nếu bạn vào phần “Cached” sẽ thấy 4 kết qủa đầu tiên là những trang web từ Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ, kết qủa thứ 5 là từ Canada. Như thế ta có thể suy đoán rằng “equipments” có lẽ được chấp nhận trong tiếng Anh của người Ấn. Nhưng nếu bạn là người học Anh ngữ của người Anh hay người Mỹ thì đừng dùng như vậy nhé!

Ngoài ra, Google còn giúp chúng ta nhiều chức năng ngôn ngữ khác như tra từ điển; giúp những dịch giả chuyên nghiệp kiểm tra và sáng tạo ra những khái niệm tương đương giữa hai nền văn hóa khác nhau qua việc tìm kiếm bằng hình ảnh và nhiều chức năng khác nữa.

Và để kết thúc bài viết này, tôi cũng xin nhắc lại một lần nữa Google không thể giúp bạn làm được tất cả. Tính chính xác về ngôn ngữ của Google chỉ là tương đối. Bạn vẫn cần phải kết hợp với những cuốn sách giáo khoa Anh ngữ chính thống. Chúc các bạn thành công trong quá trình học tiếng Anh của mình!

Học mà chơi - Chơi mà học

Những lớp học buồn tẻ, những bài học được soạn theo giáo án nhàm chán và cũ kỹ có thể sẽ làm bạn cảm thấy mất hứng thú trong việc học tiếng Anh của mình. Bạn muốn nghỉ ngơi và tìm lại lòng say mê học tập?

Trong những lúc như thế, bạn hãy thử áp dụng những phương pháp học khác sáng tạo hơn, vui vẻ thoải mái hơn. Dưới đây là một số phương pháp khác có thể thay đổi cách nhìn về việc học ngoại ngữ.

Tham gia một phòng chat. Đây là cơ hội giúp bạn luyện tập kỹ năng đọc hiểu và viết. Bạn có thể tham gia bất kỳ chủ đề nào mà bạn quan tâm, bởi vì có rất nhiều người sẵn sàng chia sẻ với bạn. Và để học ngoại ngữ, hãy tham gia vào một phòng chat mà phương tiện giao tiếp chủ yếu là tiếng Anh. Bạn có thể tiếp cận được tiếng Anh hội thoại, khẩu ngữ, thành ngữ của các nước nói tiếng Anh cũng như của nhiều nước khác trên thế giới. Đặc biệt là khi bạn thực sự ham thích một lĩnh vực đặc biệt nào đó, bạn sẽ dễ dàng phán đoán được nghĩa và các cụm từ mới và cũng nhớ được lâu hơn bởi vì bản thân bạn đã có một nền tảng kiến thức khá chắc về nó rồi. Bên cạnh đó, đây là cơ hội để bạn thực hành vốn tiếng Anh của mình và nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết.

Luyện tập kỹ năng đọc, hiểu và nâng cao ngữ pháp bằng cách đọc truyện tranh khôi hài. Đây là một phương pháp cũng khá hữu ích đặc biệt là những người yêu thích truyện tranh. Những hình ảnh minh hoạ đầy sức thu hút, gây tò mò. Những câu chuyện nhìn nhận các chủ đề một cách hài hước từ những vụ án bí ẩn đến khoa học viễn tưởng sẽ mang lại cho bạn những phút giây thoải mái. Bạn có thể chọn đọc những tác phẩm kinh điển như Tintin hoặc Asterix vừa có các pha hành động hồi hộp nhưng cũng không thiếu sự hóm hỉnh vui tươi. Có rất nhiều sự lựa chọn cho bạn. Và mặc dù chúng là các tác phẩm thiếu nhi, nhưng chắc chắn là chúng cũng mang lại cho học viên lớn tuổi những phút giây thú vị. Vậy những câu chuyện tranh khôi hài sẽ giúp gì cho việc học tiếng Anh của bạn? Chúng ta hiểu hơn về cách sử dụng các động từ và đại từ trong câu, bởi vì chủ yếu các câu chuyện thường được thể hiện qua những đoạn hội thoại. Những câu thoại có thể là "I am doing something" or "you are doing something" or "we ..." or "they ..." etc. Theo cách này, bạn dễ dàng đoán được nghĩa hoặc khắc sâu các động từ nhờ vào việc hình dung từ các bức tranh. Bên cạnh đó, những lời dẫn chuyện sẽ đóng góp cho bạn vốn từ mới đáng kể.

Học nấu ăn bằng tiếng Anh. Đây là một cách học về số đếm, cách đo lường và bổ sung một lượng vốn từ về một lĩnh vực mới: lĩnh vực ẩm thực. Những công thức nấu ăn có thể tìm thấy dễ dàng trên Internet hoặc trong một quyển bí quyết nấu ăn bằng tiếng Anh. Tất nhiên là nếu bạn chưa đủ tự tin vào tài nấu ăn của mình thì nên từ từ. Đừng tập các nấu món lạ mặc dù bạn có thể rất háo hức với các món ăn của Anh, Ý, Pháp hay bất cứ nước nào khác. Nên bắt đầu bằng những món ăn Việt Nam. Nhưng nhớ là chúng phải được viết bằng tiếng Anh. Thử nghĩ đến lúc bạn có thể giới thiệu với bạn bè quốc tế về văn hoá ẩm thực của Việt Nam. Rất thú vị phải không?

Học cách đọc, viết, hiểu và phát âm bằng các trò chơi. Giống như là một người bạn hết sức đáng tin cậy, Internet có thể giúp bạn tìm được tất cả các loại trò chơi mà bạn thích. Đơn giản nhất là những trò như treo cổ (hang man), giải ô chữ (crossword) hay chiến hạm. Chơi chúng, bạn không hề mệt mỏi mà lại học thêm được nhiều từ mới và nâng cao kỹ năng viết. Một số trò khác có thể phức tạp hơn tuỳ vào khả năng của bạn. Mục đích của chúng là gì? Chúng giúp bạn vừa học vừa chơi. Lúc hào hứng sôi nổi nhất cũng chính là lúc bạn học được rất nhiều. Và quan trọng là chính bạn cũng quên đi là mình đang học.

Học chăm chỉ là rất tốt nhưng không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Có những lúc chính chúng ta cũng cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Đó chính là lúc chúng ta cẩn phải thay đổi phương pháp học của mình. Điều quan trọng là chất lượng và hiệu quả của mỗi lần học chứ không phải là số giờ bạn ngồi vào bàn. Cách tốt nhất là tham gia vào một hoạt động nào đó có liên quan đến tiếng Anh mà bạn cảm thấy thật sự hứng thú và hãy hết mình với nó. Những kiến thức sẽ đến với một cách tự nhiên mà đôi khi chính bạn cũng không nhận ra.

Áp dụng phương pháp dạy Dịch Thuật đối với TOEFL_iBT hoặc IELTS

Góc nhìn mới về phương pháp học Tiếng Anh Du Học. Tôi xin có một vài ý kiến tham khảo đối với các bạn học IELTS và TOEFL_iBT như sau: A. Khái quát 03 Phương pháp dạy và học IELTS và TOEFL_iBT. Đề thi IELTS và TOEFL_iBT dùng để nhằm kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào cho một số trường cao đẳng và đại học của một số nước trên thế giới đối với thí sinh thuộc các nước không nói tiếng Anh “non-speaking English countries”.

Đặc biệt các đề thi TOEFL_iBT (“Internet Based Test hay còn được gọi là Next Generation TOEFL”) hiện nay không còn quá chú trọng vào kiểm tra ngữ pháp mà tập trung nhiều vào 4 kỹ năng cơ bản: Đọc, Nghe, Nói và Viết. . Đề thi của IELTS thì vẫn ít thay đổi nhưng cũng bỏ ngữ pháp và tập trung vào 4 kỹ năng như tôi vừa nêu trên đây. Để đạt đủ số điểm mong muốn của IELTS và TOEFL_iBT, người học và dạy hiện nay, theo như tôi biết, thì tập trung vào 4 phương pháp dạy và học cơ bản. 1. Phương pháp học từ dễ đến khó - tôi tạm gọi là Xây Dựng Các Kỹ Năng ( Skill building process) + Giai đoạn 1: Trước tiên dạy và học Ngữ Pháp từ cơ bản đến nâng cao, tập các bài đọc, nghe, nói, và viết từ dễ đến khó. (kiểu TOEFLcũ PBT_Paper Based Test). Đây là kiểu dạy và học phổ biến nhất. + Giai đoạn 2: Đi vào dạy và học TOEFL_iBT để chuẩn bị cho các kỳ thi. 2. Phương pháp dạy và học theo lối Kiểm tra – Tạm gọi là Kiểm tra - Kinh nghiệm (Testing Experience process) Phương pháp này gần như không chia thành giai đoạn, khoá học gần như vĩnh viễn vì giáo viên mỗi ngày phát một bài kiểm tra mới. Làm các bài kiểm tra nhiều lần và đúc rút kinh nghiệm thông qua quá trình đó. + Giáo viên phát tài liệu và yêu cầu học viên làm bài trong một khoảng thời gian ấn định. Sau khoảng thời gian đó, giáo viên giải thích về đáp án của các bài làm. 3. Phương pháp dạy và học kết hợp của cả hai phương pháp 1. và 2. + Đó là lối thực hành hay gọi chính xác hơn là làm các đề thi IELTS hoặc TOEFL từ dễ đến khó. Từ ngữ pháp cơ bản đến nâng cao, và xây dưng các kỹ năng thông qua các giáo trình từ dễ đến khó. B. Bàn về 3 phương pháp học và giảng dạy đã nêu phía trên Như tôi đã nêu phía trên các kỳ thi IELTS và TOEFL_iBT hiện nay đều không có phần thi ngữ pháp và không chú trọng nhiều về ngữ pháp. Các đề thi chủ yếu nhằm vào kiểm tra các kỹ năng có tinh thông hay không, ví dụ phần đọc hiểu và nghe hiểu của TOEFL_iBT ngoài phần các câu hỏi về cơ bản (như vốn từ vựng ra), có các câu hỏi về ý nghĩa của những câu mơ hồ hoặc khó hiểu nhất trong bài. Những câu hỏi thường hỏi về ý hiểu và độ tinh tế về mặt ngôn ngữ của người đi thi. + Để làm tốt đề thi này chúng ta cần phải có những yếu tố sau: a. Có đủ vốn từ và cấu trúc (theo từng đặc thù) của IELTS hoặc TOEFL. b. Có đủ tầm kiến thức cơ bản về nhiều lĩnh vực theo yêu cầu chung trong các đề thi của IELTS hoặc TOEFL c. Có đủ kinh nghiệm đọc hiểu và nghe hiểu các dạng bài. d. Có đủ kinh nghiệm viết và nói các chủ đề theo từng đặc thù của IELTS hoặc TOEFL_iBT. Trong khi đó, phương pháp 1 và 3 lại chú trọng quá nhiều vào phần Ngữ Pháp. Đành rằng Ngữ pháp là Cơ bản cho mọi kỹ năng, nhưng chuyên quá sâu vào Ngữ Pháp để dùng vào kỳ thi IELTS hoặc TOEFL là mất thời gian và công sức một cách không cần thiết. Cái đích của mọi ngôn ngữ là đi đến hiểu và dùng tốt ngôn ngữ đó. Đúng với nghĩa “Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy”. Phương pháp 2, nhằm xây dựng các kỹ năng theo lối “Thực hành” “Trăm hay không bằng tay quen”. Tuy nhiên các đề thi chỉ hỏi 1 câu hay 1 đoạn trong bài, cách “Thực hành” này vẫn thiếu tính toàn diện một cách trầm trọng. Đề thi sẽ không bao giờ ra trùng với các đề trước. Bên cạnh đó, nếu cũng một bài đọc hiểu hoặc nghe hiểu nhưng người ta hỏi các câu khác hoặc tổng quát của cả bài thì thí sinh hầu hết không trả lời đúng. Một vài người thi đạt học bổng MBA, MA ở một số nước trên thế giới tuy nhiên sau đó lại gặp phải khó khăn trong khi nghe giảng hoặc đọc tài liệu. Thậm chí, có người học MA ở Mỹ về Việt Nam vẫn cứ hiểu và dịch United States Federal Reserve Bank USFSB là Cục Dự Trữ Liên Bang. Nhân tiện đây tôi mạn phép nói thêm về từ cụm từ USFSB này: Cục dự trữ có chức năng chính là dự trữ ngoại tệ mạnh nhằm điều tiết tỷ giá hối đoái, song, USFSB lại có chức năng chính là điều tiết chính sách tiền tệ như tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái… Thiết nghĩ nên phải hiểu và dịch là Ngân Hàng Trung Ương Mỹ. Hoặc từ “Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam” thì không hiểu ai lại dịch là “Vietnam State Bank”: State là Tiểu Bang trong tiếng Anh, và có nghĩa là Nước trong tiếng Mỹ, vậy thì đúng ra phải là Vietnam’s Central Bank chứ? 4. Áp dụng phương pháp dạy dịch thuật đối với IELTS và TOEFL_iBT. Do đặc thù của kỳ thi IELTS hoặc TOEFL_iBT là dành cho các học viên thuộc những nước không nói tiếng Anh nên theo ý kiến của một số người thì chúng ta nên học TOEFL_iBT và IELTS theo hướng dịch thuật. Ưu điểm của việc dạy Tiếng Anh Du Học theo hướng Dịch thuật: 1. Hiểu và sử dụng thành thạo Tiếng Anh và Tiếng Mẹ Đẻ (mother tongue language) nhờ dựa vào tiếng Mẹ Đẻ. Không bị quy luật “1 đổi 1” (Học 1 từ tiếng Anh mới = quên dần 1 từ Mẹ Đẻ) chi phối như cách dạy kiểu “không được nói tiếng Việt trong lớp”. Trong khi Hiểu và sử dụng một cách chắc chắn và mạch lạc hơn so với cách học chỉ toàn tiếng Anh mơ hồ. Như câu ngạn ngữ cổ của người Việt “văn dốt còn hơn lỏng chữ” của các cụ ngày xưa nhằm chỉ những người biết nhiều chữ Hán nhưng không rõ nghĩa, qua thời gian thì người “hay chữ” thường bị mơ hồ về nghĩa và yếu về “cảm nhận” ngôn ngữ. Tiện đây tôi xin nói thêm đôi lời về “cảm nhận từ và ngữ trong Tiếng Anh”, ví dụ, khi ta nói “cái bàn” thì cảm nhận của chúng ta rất rõ về một mặt phẳng nằm trên 4 chân, nhưng khi nói “table” thì phải sau một vài giây định thần mới biết đó là “1 mặt phẳng trên 4 chân”.

2. Về bản chất Đọc hiểu và Nghe hiểu chính là Dịch Xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt. + Đây là Phương pháp học từ mới và cấu trúc nhanh nhất, hiệu quả nhất nhờ dựa trên vốn liếng tiếng Mẹ Đẻ trong mối quan hệ so sánh, đối xứng với tiếng Anh. Và chắc không cần phải nêu tầm quan trọng của từ “Từ là máu thịt của ngôn ngữ”, thì chắc các bạn cũng hình dung ra: Quy cho cùng, IELTS và TOEFL_iBT cũng chỉ hỏi xung quanh 1 lượng từ và cấu trúc khoảng 10.000 từ cho đến 15.000 từ mà thôi. + Như chúng ta đã biết Dịch Xuôi chính là dịch từ Tiếng Nước Ngoài ra tiếng Mẹ Đẻ. Nếu như dịch được chính xác một văn bản đồng nghĩa với việc người dịch phải hiểu tài liệu hoặc nội dung đó tương đương với tác giả. Bản chất của phần Đọc hiểu chính là Biên Dịch Xuôi (Dịch tài liệu từ Anh sang Việt), Phần Nghe Hiểu chính là Phiên Dịch Xuôi (Nghe và dịch thành lời từ Anh sang Việt. Vì sao vậy? Vì chính yêu cầu Nghe Hiểu và Đọc Hiểu có mục đích chính là kiểm tra người dự thi xem độ nghe hay đọc hiểu như thế nào.

3. Nói và Viết chính là Kỹ năng Phiên_Biên Dịch Ngược. (Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi và một số giáo viên dạy dịch thì hầu hết những người dịch giỏi đều có khả năng viết, nói tiếng Anh tốt). Sở dĩ để nói và viết tiếng Anh thành thạo, chúng ta phải có vốn từ tương đối rộng và phải đã quen, sẵn có mẫu trong đầu và sử dụng tiếng Anh như tự nhiên như hơi thở của mình rồi chứ không đợi đến lúc đó mới nghĩ thì vừa tốn thời gian vừa bị gián đoạn khi nói. Cho dù tự nghĩ ra chăng nữa thì form đó cũng không chuẩn. Đây cũng là lý do lý giải rất nhiều người học các lớp nghe nói Tiếng Anh giao tiếp như vẫn bất lực trước các chủ đề của IELTS và TOEFL_iBT do các câu hỏi mang tính chất học thuật và chuyên ngành nhiều hơn. + Thông thường một người hiểu và vận dụng tốt từ và cấu trúc khoảng 3 bộ sách của TOEFL_iBT hoặc IELTS thì có nghĩa là người đó có khả năng làm bất kì một đề thi Tiếng Anh Du Học nào. Tốc độ hiểu, dịch và sử dụng của một người bình thường là 10 trang A4, (cỡ chữ 14, lề trái 3,5 cm, lề phải 2,5 cm, Top: 2,5cm, Bottom: 2,5 cm) là quy định chuẩn đối với nhân viên dịch của 1 công ty dịch thuật bất kỳ nào trên địa bàn Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Chúng ta chỉ cần dịch được 10 trang/1 ngày thì một tháng đã có 300 trang rồi? Cả quyển BARRON’S TOEFL_iBT (là quyển khó nhất và dầy nhất) cũng chỉ = 812 trang cả tựa đề và chú giải. Trung bình chỉ 2,7 tháng thì một người dịch tiếng Anh trung bình dịch xong. Với đơn vị 1,5 năm - 2 năm thì có thể dịch xong và hiểu chắc toàn bộ 8,88 ~9 quyển sách dày hơn 800 trang như BARRON’S TOEFL_iBT. Trong khi đó, mức độ hiểu và sử dụng nếu chú ý và có phương pháp ôn tập tốt thì có độ chắc về vốn từ vựng đọc hiểu và nghe hiểu rất cao. Và theo ý kiến cá nhân tôi thì đọc hiểu, và nghe hiểu là đầu tàu kéo toàn bộ các kỹ năng khác lên. + Bên cạnh đó, giữa tiếng Việt và Tiếng Anh có một khoảng cách văn hoá và cách sử dụng ngôn ngữ, ví dụ để biểu đạt ý: “ Cái phòng này có 5 chiếc ghế” thì không thể viết: “This room has five chairs” mà phải là “There are five chairs in this room”. Chúng ta chỉ cần san lấp khoảng cách đó thì kể như không còn khó trong khi dịch xuôi và ngược nữa. Tốc độ của một người dịch lành nghề đạt 12-15 trang/1ngày. Bài viết này không phủ nhận những ưu điểm trong phương pháp 1,2 và 3. Phương pháp 4 chỉ là gợi ý, tham khảo. Chúc các bạn thành công trong học tập và may mắn trong các kỳ thi.

(Theo Thầy Trần Ngọc Vui)

Bí Kíp IELTS Toàn Tập

Không bít từ bao giờ với giới giang hồ ở VN, nổi lên 2 chứng chỉ về võ công là TOEFL và IELTS. Các cao thủ luyện võ công để đoạt lấy 2 danh hiệu này khi đã đạt đến một thành tựu nhất định thì không những có thể vượt biển Đông, vang danh thiên hạ mà những người ở lại cũng là những đại cao thủ được nhiều người nể trọng, cơ hội kiếm 1 chỗ đứng trong các tiêu cục là vô cùng sáng láng. Tuy nhiên do trình độ có hạn và box này cũng không fải về TOEFL nên tại hạ xin được đi thẳng vào môn võ công thượng thặng mà nhiều các hạ ở đây đang ngày đêm tu luyện. Vậy IELTS là gì mà có thể khiến bao ng đổ mồ hôi sôi nước mắt, không tiếc côg sức theo đuổi

Tình hình là mấy hôm bàn luận với các bằng hữu trong box của mình về VLTK vs IELTS, tui chợt nhớ về hồi mới đánh VLTK, việc đầu tiên là vào diễn đàn và đọc hết các loại bài hướng dẫn về môn fái để theo (chính vì hồi đấy VLTK mới ra, chưa có 1 hướng dẫn chính xác từ các cao thủ nên luyện mãi ko khá T_T - hoặc là do mình kém nữa :">). Nghĩ đến đây thì chợt ngó lại box mình và fát hiện ra là chưa có 1 thread nào hướng dẫn cụ thể cả chỉ có ai cần j thì post nấy thôi. Mấy hôm nay đang thất nghiệp ^^, xin mạn fép post một bài đầy đủ về IELTS mong có thể giúp ích cho các newbie và các đồng môn đang ôn luyện IELTS 1 chút j đó. Tất cả các thông tin dưới đây chủ yếu mình học được ở các giáo viên ACET và tham khảo thêm 1 số 4rum. Do trình độ có hạn nên mog các đồng đạo thông cảm nếu có sai sót và mọi sự đóng góp đều sẽ rất đáng quí, tại hạ mong mọi ng sẽ chung tay để bộ bí kíp thêm fần chính xác và hữu ích.

Bài viết: Phương pháp học cho kỳ thi SAT mới

Bạn càng có sự chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi SAT, điểm số của bạn càng cao. Tuy nhiên, học SAT không giống học chính khoá ở trường: sẽ không có giáo viên nào mắng mỏ bạn và cho bạn điểm kém. Bạn hoàn toàn phải tự lực. Và dĩ nhiên có nhiều cách để bạn tự làm cho bản thân mình kỷ luật hơn.

Đặt ra mục tiêu

Một mục tiêu rõ ràng sẽ tốt hơn là sự mơ mộng chung chung, ví dụ như: “Tôi muốn đạt kết quả thật tốt trong kỳ thì SAT”. Được thôi, điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải học tất cả mọi thứ. Một mục tiêu rõ ràng sẽ có dạng: “Tôi muốn đạt thêm 40 điểm nữa trong phần Toán.” Nếu bạn muốn nâng điểm số phần Toán của mình thêm 40 điểm, bạn sẽ phải làm như sau:

• Học những khái niệm Toán cụ thể mà bạn cho là mình còn thiếu.

• Bỏ trống ít câu hơn.

• Tăng tốc độ làm bài.

Những mục tiêu rõ ràng luôn đi kèm với 1 kế hoạch cụ thể. Nó sẽ giúp thời gian bạn chuẩn bị kỳ thi SAT trở nên hiệu quả hơn, từ đó bạn có thể dành thời gian làm các việc khác Hãy đặt ra mục tiêu 1 cách thực tế. Mục tiêu phải dựa trên đòi hỏi của các trường mà bạn chọn. 1 mục tiêu về điểm số đúng đắn thường cao hơn từ 50-100 điểm so với điểm trung bình của các trường đó. Bạn cũng có thể đặt ra mục tiêu bằng cách làm bài thi thử đầu tiên. Nếu bạn được 500 điểm trong phần Toán, đừng đặt ra mục tiêu là 750 điểm. Bạn sẽ dễ dàng nản chí và không biết nên tập trung thời gian vào đâu. Thay vào đó, hãy đặt ra mục tiêu là tăng 50 điểm ở mỗi phần. Số điểm này có vẻ không nhiều, những gộp cả 3 phần lại, bạn đã nâng tổng điểm lên những 150 điểm ! Mục tiêu về điểm số đóng 1 phần rất quan trọng khi bạn chuẩn bị cho kỳ thi SAT. Chúng tôi sẽ giải thích kỹ về vai trò của nó ở phần “Chiến thuật thi SAT”

Nếu bạn đạt được mục tiêu . . . Hãy tự thưởng cho mình 1 cái gì đó . Nhưng đạt được mục tiêu không đồng nghĩa với việc bạn ngừng học. Thật ra, việc này chỉ chứng mnh rằng bạn hoàn toàn có thể cải thiện điểm số của mình: lúc đó hãy đặt ra 1 mục tiêu mới, nâng từ 50-100 điểm, làm bài nhanh hơn 1 chút và bỏ trống ít câu hơn. “Chậm mà chắc” sẽ giúp bạn thắng cuộc và vượt qua kỳ thi này. Bằng việc cố gắng dần dần, bạn sẽ biết được làm thể nào để thi SAT và những kiến thức mà kỳ thi này đòi hỏi mà không bị kiệt sức. Hoặc nếu bạn biết cách làm việc nhanh hơn mà vẫn đảm bảo được sự cẩn thận, điểm của bạn chắc chắn sẽ tăng. Mỗi khi đặt ra mục tiêu mới, hãy làm lại y như vậy. Lên lịch học SAT Bạn nên dành 1 khoảng thời gian nhất định để học SAT giống như khi tham gia các hoạt động ngoại khoá. Chúng tôi biết rằng học SAT thì không hấp dẫn như đá bóng, hay làm báo tường, hoạt động đoàn đội hay bất cứ 1 hoạt động nào khác. Đó chính là lý do vì sao bạn phải lên lịch học SAT. Khi đã lên lịch rõ ràng, bạn sẽ thấy việc học SAT không còn là kẻ cướp đi cuộc sống hạnh phúc của bạn. Bạn vẫn còn thời gian dành cho các việc khác. Bạn cũng nên tìm 1 địa điểm tốt để học, 1 nơi yên tĩnh và tránh xa khỏi những thứ có thể làm bạn phân tâm như tivi, máy tính, bạn bè, họ hàng… ví dụ như bạn có thể đến ngay thư viện gần nhà. Cái chính là bằng mọi giá hãy tìm 1 chỗ tốt và 1 khoảng thời gian tốt để bắt đầu học SAT. Học nhóm Học SAT cùng với 1 số người bạn sẽ giúp việc học bớt căng thẳng và nặng nề hơn, vì thế bạn có thể sử dụng cách này. Bạn có thể cùng trao đổi kiến thức, chiến thuật và cả kể chuyện phiếm với bạn của mình. Nếu bạn chưa biết điều này thì học cùng với 1 người khác sẽ giúp bạn nhớ tốt hơn đấy. Hãy học ngay từ bây giờ Nếu bạn không bắt đầu từ ngay bây giờ, bạn sẽ không có được kết quả như ý muốn đâu. Điều đó có nghĩa là bạn phải thi lại, phải học lại với tâm trạng lo lắng, hoảng sợ. Hãy học thật chăm, tập trung khi đi thi và ra khỏi phòng thi cùng với kết quá đúng theo ý muốn. Sau đó bạn sẽ không bao giờ phải nghĩ đến SAT nữa. Không phải thi lại. KHÔNG BAO GIỜ. 10 điều cần chú ý về SAT 10 điểm này có vẻ là hiển nhiên, nhưng nếu bạn chỉ cần vi phạm 1 trong số đó, toàn bộ công sức ôn thi có thể bị tiêu tan. 10 điều này chỉ là những nguyên tắc cơ bản của SAT mà bạn cần hiểu kỹ trước khi bắt đầu chuẩn bị cho kỳ thi và học các chiến thuật:

1. Bạn phải đến đúng địa điểm thi.

2. Bạn nên mang thật nhiều bút chì 2B.

3. Bạn nên kiểm tra kỹ lại pin máy tính cá nhân.

4. Bạn hãy cẩn thận khi điền vào tờ bài làm.

5. Bạn hãy nắm rõ hướng dẫn của từng phần trong bài thi.

6. Bạn có thể dùng quyển đề bài để làm nháp.

7. Bạn nên trả lời các câu hỏi dễ trước.

8. Đừng cầu thả.

9. Bạn nên mang theo đồ ăn.

10. Hãy thoải mái tinh thần !

1. Bạn phải đến đúng địa điểm thi. Khi đăng ký cho kỳ thi SAT, bạn sẽ được chọn 1 địa điểm thi cố định. Hãy đến đúng địa điểm đó vào đúng ngày thi. Nếu bạn đến nhầm chỗ, bạn sẽ được đưa vào danh sách chờ, giống như lúc ở sân bay. Nếu còn chỗ, bạn sẽ được phép thi. Nhưng nếu cả phòng thi đã kín chỗ, bạn sẽ không được thi (Đúng vậy, 1 số người thường mắc những lỗi thế này: Ben, đồng tác giả của cuốn sách này, đã từng đến nhầm địa điểm thi trong kỳ thi SAT, nhưng may là phòng thi còn chỗ !)

2. Bạn nên mang thật nhiều bút chì 2B. 1 chiếc hay 2 chiếc bút chì đều là không đủ, vì bút chì rất dễ gãy, và dĩ nhiên bạn không muốn phí thời gian ngồi gọt bút chì trong phòng thi chứ ? Kể cả tối thiểu 3 chiếc cũng là chưa đủ. Nhưng việc gì phải tiếc mấy cái bút chì chứ ? Hãy mang 5 cái, thậm chí là 10 cái, bạn còn có thể chia sẻ với người bạn xấu số bị gãy bút chì nữa chứ .

3. Bạn nên kiểm tra kỹ lại pin máy tính cá nhân. Đúng vậy,mặc dù rất ít khi máy tình của bạn lại hết pin vào đúng lúc thi. Những nhỡ điều đó xảy ra thì sao ? Hãy thử nghĩ đến sự xấu hổ vì điểm Toán cực kỳ thấp. Hãy thử nghĩ đến em họ Jeff của Justin, cũng bị hết pin giống bạn, phải bỏ dở kỳ thi và thi lại vào đúng lễ tốt nghiệp của chị mình. Bạn hoàn toàn có thể tránh khỏi thảm kịch này, hãy mang theo 1 máy tính khác hoặc pin mới.

4. Bạn hãy cẩn thận khi điền vào tờ bài làm. Máy tính điểm SAT là 1 cỗ máy ngu ngốc và tàn nhẫn. Nó không có tâm hồn và suy nghĩ. Nếu bạn trả lời đúng nhưng lại đánh nhầm kết quả, máy tính sẽ coi câu đó là sai. Nếu bạn bỏ câu 5, nhưng lại điền nhầm kết quả câu 6 vào câu 5, câu 7 vào câu 6, và cứ như thế, bạn đã tự vứt bỏ cả phần Toán…. Đó cũng là lý do vì sao người Anh lại nghĩ ra cái từ catastrophe (thảm hoạ). Dưới sức ép của kỳ thi SAT, điều này xảy ra khá thường xuyên, nhưng có 1 cách rất dễ dàng để tránh nó không xảy ra với bạn: hãy tự nhắc nhở bản thân mình. Khi điền vào tờ bài làm, hãy tự nói với mình: “câu số 23, B; câu số 24, E; câu số 25, A.” Nhưng hãy nói bé thôi. Chắc bạn không muốn cả phòng nghe thấy đáp án của mình chứ ?

5. Bạn hãy nắm rõ hướng dẫn từng phần của bài thi. Kỳ thi SAT có giới hạn thời gian, và 1 giây cũng là rất quí giá. Tại sao lại phải phí thời gian đọc hướng dẫn trong khi bạn có thể hiểu rõ về nó trước khi thi ? Bạn chỉ cần biết phải làm gì ở mỗi phần trong bài thi. Sau đó bạn có thể bỏ qua nó trong khi thi thật.

6. Bạn có thể dùng quyển đề bài để làm nháp. Có thể do 1 số lý do nào đó, học sinh thường nghĩ rằng họ phải giữ quyền đề bài thật sạch đẹp. Đừng làm vậy. Khi kỳ thi SAT kết thúc, tất cả các quyển đề thi đều bị vứt đi, tái chế hoặc dùng để làm hộp các tông. Vì thế cứ viết thoải mái lên nó. Gạch các đáp án, đánh dấu câu hỏi, gạch chân các ý quan trọng, vẽ hình, làm phép tính. Đặc biệt là đối với phần Toán, việc viết ra quyển đề thi sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn. Nhưng vì SAT có giới hạn thời gian, và những gì bạn viết trong đó đều không được tính, nên đừng làm kỹ quá. Tốc độ là 1 phần quan trọng, vì thế đừng cố ghi lời giải tường tận vào đó. Bạn chỉ cần viết những gì cần thiết để đảm bảo bạn trả lời đúng.

7. Bạn nên trả lời các câu hỏi dễ trước. Bạn có thể bỏ qua 1 số câu hỏi trong phần bạn đang làm. Vì thế khi đang ở phần Critical Reading, bạn có thể làm trước bất cứ phần nào trong 3 phần: Sentence Completions, short Reading Comps, và long Reading Comps. Và cũng vì tất cả các câu hỏi, dù dễ hay khó, đều có số điểm như nhau, bạn nên trả lời các câu hỏi dễ trước và dành thời gian cho các câu hỏi khó. Điều này giúp bạn có thêm nhiều điểm. Ngoài ra, nó cũng có nghĩa là bạn ít nhất đã xem qua tất cả các câu hỏi và không bị phí điểm nào. Việc dành 7 phút để hoàn thành phần Sentence Completion có vẻ là 1 chiến thắng, nhưng cùng khoảng thời gian đó, bạn có thể trả lời xong tất cả các câu hỏi của 3 đoạn short Reading Comp. Đừng sợ việc phải bỏ qua câu hỏi nào - cứ đánh dấu nó lại để cuối cùng giải quyết nếu bạn còn thời gian.

8. Đừng cẩu thả. Thật ra có 2 loại cẩu thả: Nhanh và Thiếu Niềm Tin. Cả 2 đều có thể khiến bạn mất những điểm quí giá trong kỳ thi SAT. Đây là chi tiết về 2 loại này. Nhanh Loại cẩu thả này xuất phát từ việc bạn làm bài quá nhanh. Bạn có thể dễ dàng hiểu nhầm câu hỏi, nhìn nhầm câu trả lời, tính toán hoặc suy luận sai. Bài thi SAT có rất nhiều bẫy mà bạn dễ dàng mắc phải đặc biệt khi đọc quá nhanh. Thiếu niềm tin Loại cẩu thả này xuất phát từ việc bạn thiều sự tự tin. Có rất nhiều học sinh do quá lo lắng cho SAT mà mất đi lòng tin vào chính bản thân mình ngay khi gặp câu hỏi khó. Họ tự huyễn hoặc rằng mình không thể trả lời đúng được. Đừng bao giờ để mình rơi vào tình trạng này. Bạn nên suy nghĩ 1 lúc về câu hỏi đó.

9. Bạn nên mang theo đồ ăn. SAT cũ là 1 kỳ thi dài và làm bạn kiệt sức, nhưng kỳ thi SAT mới còn dài hơn và khiến bạn mệt mỏi hơn. Bạn sẽ cảm thấy mình như 1 tù nhân bị giam cầm trong gần nửa ngày trời, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không được mang theo cái gì đó để ăn.. Dĩ nhiên là bạn không thể vừa làm bài vừa uống nước tăng lực, nhưng bạn sẽ có vài phút nghĩ giữa các phần. Trong lúc đó bạn có thể đi vệ sinh, ăn 1 quả táo, bột protein hay bất cứ thứ gì giúp bạn có thêm sức khỏe. Vì thế, đừng quên mang theo đồ ăn.

10. Hãy thoải mái tinh thần! SAT thường được nói đến như 1 kỳ thi khó khăn và đầy đau khổ. Không biết bao nhiêu bài báo đã nói về cảnh những học sinh vò đầu bứt tóc trong sự hoảng sợ, mồ hồi ướt trán khi làm bài thi SAT. Bạn không bắt buộc phải là 1 trong số họ. Bạn không nên là 1 trong số họ. 1 trong những việc tốt nhất để tự làm mình thoái mái tinh thần là hãy ra ngoài vào buổi tối trước ngày thi. Điều này có vẻ kỳ lạ, nhưng nếu bạn đã dành rất nhiều tuần, thậm chí rất nhiều tháng để chuẩn bị cho kỳ thi, bạn không cần phải quá lo lắng hoặc cố nhồi nhét quá nhiều thứ vào đầu. Bạn đã cố gắng lắm rồi, hãy xả hơi 1 chút. Bạn nên đi xem phim hay đi chơi với bạn bè. Để cho đầu óc thoải mái trước khi thi sẽ giúp bạn có thêm tự tin làm bài vào sáng hôm sau.

Để làm tốt bài thi trắc nghiệm môn tiếng Anh?

Đây là câu hỏi khó trả lời bởi vì thí sinh có thể làm được những nội dung trong đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ môn tiếng Anh hay không phụ thuộc trước hết vào trình độ và khả năng của thí sinh đó.

Tuy nhiên, căn cứ yêu cầu về nội dung, cấu trúc của các đề thi có thể khẳng định để làm bài tốt, thí sinh phải có đủ kiến thức về ngữ âm và âm vị học, từ vựng, ngữ pháp (cú pháp) và kỹ năng đọc hiểu. Dưới đây là nội dung tổng kết những kiến thức và kỹ năng được yêu cầu trong các đề thi, sau đó gợi ý cách xử lý một số mục cụ thể. Hi vọng qua những phần tổng kết và gợi ý về cách làm bài, các em có thể hiểu thêm kiến thức cần chuẩn bị cho mình trước kỳ thi để từ đó xây dựng những chiến lược học tập, trang bị kiến thức một cách hiệu quả và cách làm bài phù hợp, đạt kết quả cao. Như trên đã nói, một bài thi tốt nghiệp THPT và một bài thi tuyển sinh vào các trường đh, cđ đều yêu cầu thí sinh phải có đủ kiến thức về ngữ âm và âm vị, từ vựng và ngữ pháp, các kỹ năng đọc hiểu. Chi tiết sẽ được trình bày trong những mục dưới đây. 1. Thế nào là có đủ kiến thức về ngữ âm và âm vị học tiếng Anh? Có đủ kiến thức về ngữ âm và âm vị học tiếng Anh bao gồm việc phát âm đúng các âm riêng lẻ, trong từ, cụm từ và câu; hiểu được rằng hệ thống âm vị học tiếng Anh bao gồm các nguyên âm đơn, nguyên âm kép, phụ âm đơn, phụ âm, tổ hợp phụ âm, các chữ viết thể hiện các âm vị đó; và quan trọng hơn phải phát âm đúng được những âm đó khi chúng đứng riêng lẻ, trong tổ hợp, trong từ, trong câu, và phải biết đánh trọng âm của các từ đa âm tiết. 2. Thế nào là đủ kiến thức về từ vựng? Có đủ kiến thức về từ vựng có nghĩa là các em phải nhớ được một lượng từ vựng cần thiết, cả hình thức âm thanh, hình thức chữ viết và nghĩa cơ bản (thường là nghĩa 1 trong từ điển) đủ để hiểu bài và làm bài; phải có kiến thức cơ bản về hệ thống từ vựng tiếng Anh bao gồm các loại như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ, mạo từ, đại từ, liên từ, thán từ, phải hiểu được những đặc điểm cơ bản của từng loại từ này. 2.1. Danh từ tiếng Anh Danh từ tiếng Anh có số ít và số nhiều (ví dụ: book - books), đếm được (ví dụ: book) và không đếm được (ví dụ: water). Danh từ tiếng Anh có cấu tạo số nhiều từ số ít theo qui tắc (ví dụ: table - tables, pen - pens), nhưng cũng có cấu tạo số nhiều từ số ít không theo qui tắc (ví dụ: child - children, man - men), có hình thức số ít nhưng lại sử dụng như số nhiều (ví dụ: people, police), hoặc hình thức số nhiều nhưng sử dụng như số ít (ví dụ: physics, mumps). Ngoài ra còn có sở hữu cách của danh từ (ví dụ: our teachers books, Alices car), và danh từ ghép (ví dụ: swimming pool, river bank) 2.2. Động từ tiếng Anh Động từ tiếng Anh có năm hình thức: hình thức nguyên thể - hình thức được cho là nguyên mẫu của động từ (ví dụ: go, come, play) hình thức nguyên thể với to (ví dụ: to go, to play) hình thức quá khứ (ví dụ: walked, played) thể hiện ý nghĩa quá khứ, hình thức phân từ 2 (ví dụ: given, written) thể hiện ý nghĩa hoàn thành, hình thức với -ing thể hiện ý nghĩa đang diễn ra. Động từ tiếng Anh thể hiện thời gian qua việc sử dụng các thì (tenses) bao gồm hiện tại, quá khứ và tương lai. Với hiện tại, động từ tiếng Anh có bốn thì: (1) thì hiện tại đơn chỉ hành động thường xuyên xảy ra trong hiện tại (ví dụ: I go to school everyday; She speaks English very well) (2) thì hiện tại tiếp diễn chỉ hành động xảy ra ở thời điểm nói trong hiện tại (ví dụ: We are learning English; She is singing in the next room) (3) thì hiện tại hoàn thành chỉ một hành động xảy ra trong quá khứ và còn kết quả liên quan đến hiện tại (ví dụ: Ive read this book; They have finished their homework) (4) thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn chỉ một hành động bắt đầu từ một thời điểm nào đó trong quá khứ và đến hiện tại nó vẫn đang diễn ra (ví dụ: Weve been learning English for 6 years; Hoa has been reading the book for two hours). Với quá khứ, động từ tiếng Anh có bốn thì: (1) thì quá khứ đơn chỉ hành động đã xảy ra trong quá khứ (ví dụ: I often went to school early when I was young) (2) thì quá khứ tiếp diễn chỉ hành động đang diễn ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ (ví dụ: I was reading a book when she came) (3) thì quá khứ hoàn thành chỉ hành động đã hoàn thành trước một thời điểm xác định trong quá khứ (ví dụ: I had learnt English for three year before I turned to learn Japanese) (4) thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn chỉ hành động bắt đầu trước một thời điểm xác định trong quá khứ kéo dài đến thời điểm quá khứ ấy (ví dụ: I had been reading this book for three hours when she came). Với tương lai, động từ tiếng Anh không biến hình để diễn đạt ý nghĩa này; thay vào đó nó sử dụng hai trợ động từ shall và will. Thông thường shall đi với đại từ nhân xưng ở hai ngôi I và we, will đi với các đại từ nhân xưng ở các ngôi còn lại you, she, he, it và they (tuy nhiên xu hướng hiện nay là sử dụng will cho tất cả các ngôi). Theo đó, ta có (1) thì tương lai đơn chỉ hành động thường xảy ra trong tương lai (ví dụ: I shall go to school early) (2) thì tương lai tiếp diễn chỉ hành động xảy ra tại một thời điểm tiếp diễn trong tương lai (ví dụ: at this time tomorrow, I shall be learning English) (3) thì tương lai hoàn thành thể hiện hành động sẽ hoàn thành trước một thời điểm xác định trong tương lai (ví dụ: They will have finished their work by this time tomorrow) (4) thì tương lai hoàn thành tiếp diễn thể hiện hành động bắt đầu trước một thời điểm xác định trong tương lai, kéo dài đến thời điểm tương lai ấy và có thể vẫn tiếp diễn (ví dụ: We shall have been learning English for two hours when you come). Ngoài ra để diễn tả tương lai gần có kế hoạch (near future plan) ta còn sử dụng cấu trúc be going to + V (ví dụ: We are going to visit our grandparents next weekend).

Chia sẻ kinh nghiệm TOEFL iBT 110

Dethi.com xin giới thiệu bài viết về kinh nghiệm thi TOEFL iBT của 1 thành viên dethi.com, bạn Gaumeomos. Xin chúc mừng bạn với điểm số rất cao. Sau đây là bài viết của bạn Gaumeomos. Hello cả nhà. Mình vừa thi Toefl iBT hôm 16/6. Điểm của mình là 110, bao gồm Reading 29, listening 28, Speaking 24 va Writing 29. Mừng rơi nước mắt cả nhà ạ

Ok, dông dài thế đủ rồi. Bây giờ mình vào chủ đề chính nhé. Đấy là nếu có thể thì mình xin nói về cách học của mình, hi vọng qua đấy nếu bạn nào rút ra được điều gì bổ ích cho bản thân mình khi đi thi chẳng hạn.

Phải nói với các bạn rằng đã quá lâu rồi mình không tiếp xúc với tiếng Anh. Chính xác là gần 6 năm, vì mình phải đi học ở nước khác không dùng tiếng Anh nên coi như mình không cho được thêm chữ nào vào đầu trong 6 năm đấy cả. Cho đến khi mình nảy ra ý tưởng đi học thêm nữa thì mình mới bắt đầu giở lại sách vở ra. Cũng may, nhờ Giời, trước đây mình học chuyên Anh nên nền tảng cơ bản thì vẫn còn, giở sách vở ra vài ngày thì nhớ lại được kha khá. Tuy nhiên, mình gặp phải 2 vấn đề cơ bản là viết rất kém và nói rất châm. Mình có thể nghe và hiểu nhưng để phản xạ nói luôn thì rất khó. Vì vậy có thể bài viết của mình phù hợp với những ai muốn thi ngay lập tức (vì không kịp thời gian để apply học) và đã có nền tảng cơ bản sẵn rồi.

Điều đầu tiên mình làm là học viết. Ngày nào cũng viết, viết theo các chủ đề trong quyển Essay mà em mình cho. Lần đầu tiên viết hết hơn 5 tiếng mới xong một essay, câu cú lủng củng và rất dài. Nhưng càng viết nhiều thì càng quen tay và quen cách suy nghĩ, nên viết càng ngày càng nhanh.

- Lời khuyên thứ nhất: CÁC BẠN LÚC LUYỆN TẬP Ở NHÀ PHẢI TẬP VIẾT LUÔN TRÊN VI TÍNH. Lý do là cách tư duy khi bạn viết trên giấy khác với cách tư duy khi bạn viết trên máy tính. Bạn phải làm quen với cách viết này, để không bị ngợp khi thi thật.

- Lời khuyên thứ 2: NÊN VIẾT ĐỀU HÀNG NGÀY. Mình không viết nhiều, mỗi ngày chỉ khoảng 3 bài thôi. Nhưng 3 bài là 3 chủ để không liên quan đến nhau để phạm vi suy nghĩ của mình có thể tiếp xúc với nhiều vấn đề. Như thế thì có khả năng mình gặp lại một vấn đề quen thuộc trong bài thi thật. Sau vài ngày thì có thể tìm một chủ đề nào khá gần với chủ đề đã viết để check lại xem mình có phản xạ được nhanh hơn không. Vì mình không có thời gian nhiều nên mình tận dụng thêm một cơ hội là lấy đề bài ngẫu nhiên và tập chỉ gạch ra ý chính thôi. Giống như tập làm văn VN, vạch ra giàn bài được là coi như thành công một nửa.

- Lời khuyên thứ 3: Tìm cho mình một người thầy giỏi. Người thầy sẽ đọc bài viết của bạn, sửa lỗi sai cho bạn, đưa ra những cụm từ hay và những gợi ý tốt. Có thể discuss luôn topic với thầy, chỉ cần 2 tiếng học thì bạn có thể giải quyết được cả chục topic khác nhau với sự giúp đỡ của thầy, mà trong cùng một lúc khả năng nói của bạn cũng được rèn luyện liên tục.

Mình ôn thi trong đúng 10 ngày. Công lớn nhất là của thầy, vì thầy đã sửa các lỗi bài viết của mình chi tiết và LƯỢC GIẢN CU cho mình. Phương châm là: Simplicity is the best policỵ Đấy là những gì cần thiết cho bài Essay. Liên quan đến integrated essay. Theo mình tốt hơn hết là mình nên dựng sẵn một vài mẫu cho mình, để khi vào bài thi thật là mình chỉ phải ghép cái khung dựng sẵn đó vào nội dung bài text và bài listening thôi. Như thế tiết kiệm được nhiều thời gian và bạn sẽ không mất ý cho bài viết. VẠCH SẴN RA GIẤY NHÁP 3 GẠCH ĐẦU DÒNG POINT 1, POINT 2, POINT 3. Khi đọc bài text bạn điền 3 ý vào 3 points này. Lúc nghe bạn cũng ghi chép lại 3 points của bài lecture vào luôn. Như thế khi viết essay sẽ không mất ý, mà lại có details của bài reading để support hoặc là argue với bài lecture luôn. Đây là cách bám sát nhất đề bài.

Các bạn tìm đọc sách của Princeton Review để xem vài mẫu mà sách này đưa ra. Rất bổ ích và hữu dụng. Princeton Review còn đưa ra các mẫu cho bài nói nữa, cũng rất tốt và phù hợp với bài thi thật.

VỀ SÁCH: Mình không có nhiều thời gian nên mình chỉ dùng sơ qua các sách thôi. Tuy nhiên mình có một vài ý kiến:NẾU BẠN KHÔNG CÓ NHIỀU THỜI GIAN THÌ BẠN NÊN DÙNG CÁC PHẦN MỀM EBOOK ĐỂ HỌC LUÔN. ĐỂ QUEN VỚI FORMAT CỦA BÀI THI THT. Không cần dùng sách in trên giấy nữa. - Longman: phần đọc khá hay. Khó hơn của Delta key và hợp với thực tế thi hơn. Nên dùng phần đọc của sách này. Các phần khác mình lướt qua thấy không hay . - Delta key (rất tiếc là không có ebook): phần nghe khó. Nếu bạn nghe được ở Delta key tốt thì chuyện nghe ở bài thi thật không còn vấn đề gì nữa. PHần nói của Delta key có mấy chủ đề ngày xưa có trên bài thi thật hay sao ấy, nhưng mà nói chung là sát với thực tế. Phần viết mình không biết vì không kịp giở đến. - Barron: Sách khó. Với Barron thì nên dùng phần đọc và nghe. Một cách rèn luyện rất tốt. - Sách luyện thi của ETS: tham khảo cho bài nói và bài viết . - The Princeton Review: các mẫu đã được vạch sẵn cho bài viết intergrated task và các bài nói.

Về BÀI NÓI: Khuyên các bạn nên đọc một topic trong diễn đàn www.dethi.com này. Là bài của bạn nào đấy mình không nhớ, nhưng gợi ý là nên chia theo các chủ đề person, thing v..v... Vạch ra trước các từ mình sẽ dùng với các chủ đề ấy, để dù cho đề thi có ra lắt léo thế nào thì mình vẫn có thể sử dụng được ít nhất là một vài từ chung chung ấy một cách hiệu qủa. Các bạn nên tìm đọc bài viết đó, trong phần speaking thì phải, mình đã đọc và áp dung. Trên đây là những gì mình muốn chia sẻ. Mình cũng biết là chưa đầy đủ, nhưng hi vọng có thể giúp được các bạn điều gì đó. Phần nghe và đọc hầu như mình không luyện, vì mình đã có sẵn nền tảng rồi nên rất xin lỗi các bạn chẳng thể hiến kế nào cả.

Nếu bạn nào cần hỏi gì thì cứ tự nhiên nhé. Trả lời được thì mình sẽ trả lời ngay. Xin nhắc lại là có thể chỉ những người nào cần ôn thi rất gấp mới thấy cách mình nói ở trên là hiệu quả. Còn nếu các bạn có thời gian thì đừng đi tắt đón đầu như mình nhé. Thời gian và sự chăm chỉ là chìa khóa thành công của các bạn! Chúc mọi người may mắn!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: