Kinh nghiệm chung cho học tiếng Anh
Tạo hứng thú khi học tiếng Anh
1. Tự hỏi bản thân xem mình muốn học gì trong tuần này?
Bạn hãy tự hỏi bản thân mình câu hỏi hàng ngày, hàng tuần. Hãy cân nhắc xem lúc này bạn cần và muốn học gì nhất? Tập trung vào một bài đang học trên lớp hay một bài tập ngữ pháp cụ thể sẽ rất dễ dàng phải không nào? Nếu mỗi tuần bạn lại dành chút thời gian để suy nghĩ và thiết lập mục tiêu nho nhỏ cho mình, bạn sẽ thấy mình tiến bộ qua từng tuần và chính sự tiến bộ đó lại là động lực giúp bạn học Tiếng Anh hiệu quả hơn. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì chính cảm giác thành công này còn thôi thúc bạn học tiếng Anh tốt hơn rất nhiều. Nhưng hãy lưu ý đặt những mục tiêu thật đơn giản và thiết thực để bạn có thể thực hiện được mà không cảm thấy quá sức nhé!
2. Xem xét lại tất cả những thông tin quan trọng đã học trong ngày trước khi đi ngủ
Một nghiên cứu chỉ ra rằng bộ não của chúng ta xử lý các thông tin mới ngay cả khi chúng ta đang ngủ. Trước khi đi ngủ hãy xem qua một vài bài tập ngữ pháp hay bài tập đọc, bạn chỉ cần liếc qua rất nhanh những gì mà bạn vừa mới học và bộ não sẽ xử lí những thông tin này khi bạn ngủ. Cách này vừa hiệu quả lại không mất quá nhiều thời gian và công sức của bạn.
3. Luyện nói tiếng Anh trước gương hay đọc to các bài khoá tiếng Anh
Hãy nói lên những gì bạn nghĩ ở trong đầu.Vì cũng như khi chơi tennis, việc bạn biết tất cả những kĩ năng cơ bản của việc chơi không có nghĩa là bạn là một tay chơi tennis cừ. Tiếng Anh cũng vậy, biết tất cả các cấu trúc ngữ pháp và nhiều từ vựng cũng không có nghĩa là bạn có thể nói tiếng Anh một cách thành thạo, tự nhiên. Điều này chỉ có thể đạt được khi bạn thực hành nói một cách thường xuyên. Luyện nói trước gương, đọc to những bài khoá sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn, có kiến thức nhiều hơn và ghi nhớ các cách diễn đạt một cách tự nhiên.
4. Luyện nghe tiếng Anh 4 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng từ năm đến mười phút
Việc học nghe tiếng Anh cũng giống như việc đi bộ. Nếu bạn đi vài cây số chỉ trong một ngày và sau đó lại chẳng hề đi lấy một bước trong cả tháng thì việc đi bộ chẳng những không giúp bạn có được một thân hình cân đối mà còn khiến bạn đau chân thêm. Kỹ năng nghe cũng vậy. Nếu bạn quyết định học nghe thật chăm chỉ trong vòng vài giờ và sau đó bạn không hề làm thêm bất kì bài luyện nghe nào thì kỹ năng nghe của bạn không thể tiến bộ được. Nhưng ngược lại, nếu bạn chỉ nghe trong vài phút nhưng thường xuyên (mỗi ngày nghe năm đến mười phút) thì chẳng bao lâu bạn sẽ rèn luyện được thói quen nghe tiếng Anh và chắc chắn bạn sẽ tiến bộ rất nhiều.
5. Tìm cách thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong thực tế
Đây có lẽ là lời khuyên quan trọng nhất. Bạn cần sử dụng tiếng Anh trong những tình huống thực tế. Học tiếng Anh trên lớp rất quan trọng nhưng thực tế làm sao để sử dụng tiếng Anh trôi chảy còn quan trọng hơn rất nhiều. Bạn có thể tự tạo cho mình những tình huống bằng cách sử dụng Internet để nghe tin, nói chuyện với người nước ngoài, viết ý kiến của mình lên các forum, trao đổi thư điện tử bằng tiếng Anh với những người bạn, v.v. Đây là cách mà bạn có thể luyện được khả năng sử dụng tiếng Anh chủ động và thực tế.
Học tiếng Anh bằng phương pháp Thiền:
Đối với học ngoại ngữ, thiền có tác dụng góp phần tạo nên một vùng ngoại ngữ trong vỏ não. Có thể áp dụng theo công thức 5 bước chuyển vào trong và 5 bước chuyển ra ngoài
5 bước chuyển vào trong như sau:
Bước 1: Sau khi thư giãn và tập trung tư tưởng cao độ, học viên đọc thật to (đúng trọng âm và ngữ điệu) để tạo nên một khu vực hưng phấn mạnh trong vỏ não và nhằm góp phần ức chế vùng tiếng mẹ đẻ. Có thể đọc to như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn càng tốt. Lúc này cần đọc to và đúng chứ chưa cần đọc nhanh.
Bước 2: Đọc to vừa, đúng ngữ điệu, tốc độ có thể nhanh dần lên. Đọc như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn.
Bước 3: Đọc mấp máy môi có âm thanh và ngữ điệu vang lên nho nhỏ. Đọc 3 đến 5 lần, tốc độ nhanh nhất có thể được. Làm như vậy để cho khu vực hưng phấn mạnh, nhưng rất khuyếch tán lúc ban đầu nay tập trung dần lại.
Bước 4: Đọc trong óc, còn gọi là đọc liếc hay đọc thầm. Lúc này môi không mấp máy, âm thanh không phát ra, nhưng người đọc vẫn phải cảm thấy âm thanh và ngữ điệu vang lên trong óc. Đọc như thế nhiều lần, có thể từ 10 đến 100 lần, cho đến khi thuộc lòng hẳn, tốc độ ngày càng nâng lên.
Bước 5: Bước quan trọng và quyết định nhất. Đọc thuộc lòng trong óc nhiều lần để hằn sâu vào trong vỏ não, để đặt được một viên gạch vào vùng ngoại ngữ mới xây dựng. Bước này có thể tiến hành theo trình tự, nhẩm đọc trong óc, lúc đầu từ từ sau đó tăng dần lên đến mức nhanh nhất có thể được (ví dụ một bài khoá khoảng 130 từ: 15 - 30 giây), nếu chưa đạt được tốc độ như thế phải luyện tập tiếp.
5 bước chuyển ra ngoài gồm:
Bước 1: Đọc trong óc.
Bước 2: Đọc mấp máy môi.
Bước 3: Đọc to vừa, tốc độ nhanh và rất nhanh.
Bước 4: Đọc thật to đúng trọng âm, đúng ngữ điệu với tốc độ nhanh nhất có thể được, nhưng không được sai sót.
Bước 5: Tập trung tư tưởng cao độ, vừa đọc thầm, vừa viết ra giấy với tốc độ nhanh nhất
Khi đã có vùng ngoại ngữ trong đầu, người học có thể duy trì nó và dễ dàng tiếp nhận thêm những ngoại ngữ khác. Khái quát lại như GS Bằng nói: "đột phá một điểm, khai thông toàn diện. Với phương pháp này không chỉ giúp chúng ta vận dụng vào dạy và học ngoại ngữ mà còn học tốt các môn khoa học khác".
HỌC - MỘT KHÁI NIỆM "TỰ HỢP ĐỒNG"
VÀ "RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SUY NGHĨ BẰNG NGOẠI NGỮ"
Cũng theo GS Lê Khánh Bằng, đối với việc dạy và học hiện nay phải thống nhất một khái niệm: thày với trò là bạn, người học được xem là trung tâm và học theo cách tự hợp đồng. Đây là sự giao ước của chính bản thân người học. Hợp đồng dài hạn thì tuân thủ theo đúng bản thiết kế của quá trình tự học. Hợp đồng ngắn hạn tuân thủ đúng các mục tiêu đề ra như thuộc bài khoá trong bao lâu, tốc độ đạt được... Người học phải tự nhắc nhở mình, tự kiểm tra và đánh giá. Ở đây thày giáo chỉ đóng vai trò người hướng dẫn còn về phương pháp lĩnh hội và tạo điều kiện hiệu quả là do người học quyết định. Chính vì thế, không ít người đặt câu hỏi: Tại sao mình học ngoại ngữ rất chăm chỉ miệt mài trong 2, 3 năm mà kết quả không cao? Phải chăng học ngoại ngữ được phải có năng khiếu? Thực ra không hoàn toàn như vậy. Mấu chốt của vấn đề là học phải có phương pháp, không chỉ riêng việc học ngoại ngữ mà cả các môn khác. Nếu có phương pháp đúng sẽ giúp người học nhận thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Với học ngoại ngữ, trước hết người học phải có khả năng suy nghĩ bằng ngoại ngữ. Suy nghĩ bằng ngoại ngữ là năng lực hình dung được ngoại ngữ đó trong đầu mà không phải trải qua giai đoạn lịch sử tiếng mẹ đẻ. Không có khả năng này, người học khi học phải chuyển từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ mới hiểu (nghe), rồi mới có thể trả lời bằng tiếng mẹ đẻ, sau lại dịch ra tiếng nước ngoài để trả lời. Việc đó vừa chậm vừa làm giảm khả năng sử dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp. GS Lê Khánh Bằng đã khái quát hoá quá trình học ngoại ngữ bằng một sơ đồ công thức: 3T, 5B, 5C, 2H, 3V. (3T là thiền, tần số và tốc độ; 5B là 5 bước chuyển vào trong và ngược lại; 5C là 5 chỉ tiêu của chất lượng học ngoại ngữ: nghe, nói, đọc, viết, suy nghĩ bằng ngoại ngữ; 2H là 2 chỉ tiêu của hiệu quả; 3V là 3 vùng ngoại ngữ: tối thiểu, cơ bản và chuyên ngành). Để biến tất cả những yêu cầu phương pháp thành hiện thực thì quá trình tự học vẫn là then chốt của thành công.
15 bí quyết học tiếng Anh:
1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.
2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học
3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.
4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.
5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh
7. A'p dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.
8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.
9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).
10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.
12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.
13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.
14. Nghe bǎng và tập viết chính tả thường xuyên.
15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2-3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.
1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.
Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.
2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.
Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình... như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.
3- Không thoát ly ngữ cảnh. Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.
4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.
Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.
5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.
Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trìnhb mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.
6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện:
Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoạt.
7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.
Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.
8- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.
Học ngoại ngữ không nên "vơ đũa cả nắm", nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.
9- Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ.
Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: "Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi" Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công..
1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói
Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.
2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.
Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.
3. Học cách ghi nhớ
Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.
4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh
Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.
5. Hãy nối mạng
Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.
Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.
6. Học từ vựng một cách có hệ thống
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
Chủ đề: shopping, holidays, money vv...
Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv...
Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...
Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...
Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv...
Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv.....
7. Bạn hãy phấn khích lên
Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.
Để học tiếng Anh hiệu quả, đôi khi cũng cần đến những bí quyết riêng, nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để áp dụng được thì không hề dễ chút nào. Đừng nghĩ việc chia những động từ đơn giản như I am, he is... hay thêm "s" vào sau động từ thường là việc không đáng quan tâm. Điều mà bạn cho là quá đơn giản ấy lại là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Anh. Chia động từ cũng là một yếu tố căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Một khi bạn không thể làm đúng thứ căn bản nhất thì khó có thể làm đúng những thứ phức tạp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc viết những câu đơn giản với cấu trúc "chủ ngữ + động từ".
Nghĩ gì viết nấy
Có một bài tập thế này: hãy viết đầy một trang giấy tất cả những gì bạn đang nghĩ trong đầu bằng tiếng Anh. Cứ để dòng suy nghĩ đang chảy trong đầu được hiển thị hết lên trang giấy. Thậm chí, nếu viết sai một từ và như phản ứng tự nhiên, bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu rằng: "Thôi chết, mình viết sai từ này rồi!" thì đừng dừng lại để sửa mà hãy viết câu bạn vừa nghĩ lên giấy. Phương pháp "Nghĩ gì viết nấy" này có 2 lợi ích: một là giúp bạn kỹ năng viết tiếng Anh nhanh, nghĩ đến đâu viết đến đó như quán tính có sẵn, không phải nặn óc suy nghĩ; hai là giúp tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh.
Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh
Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi viết hay nói bằng tiếng Anh thì sẽ mất thời gian và công sức để dịch điều đó ra tiếng Anh. Chưa kể bạn còn phải suy nghĩ xem dịch như vậy đã đúng chưa. Chi bằng tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để tiết kiệm khoản thời gian đáng kể cộng với việc tiếng Anh sẽ tự động tuôn ra khi bạn viết hay nói mà không gặp mấy trở ngại.
Hãy phát âm đúng
Sau bao lần cố căng tai ra hay mua một tai nghe thật xịn với hy vọng nghe tốt tiếng Anh mà vẫn không thành công, hẳn là bạn đã luyện nghe chưa đúng cách. Nguyên nhân có thể do bạn phát âm sai. Từ chỗ phát âm sai, bạn sẽ quen với việc từ đó phải phát âm như thế. Hậu quả khi người khác phát âm đúng, bạn chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu họ đang nói gì. Khi phát âm, nhớ chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc từ...
Bật phụ đề khi xem phim
Khi xem các bộ phim tiếng Anh, nhớ bật phụ đề tiếng Anh. Đừng tự ép mình luyện nghe bằng cách tắt phụ đề và nghe diễn viên nói chay. Bật phụ đề sẽ giúp bạn biết được một từ được đọc chính xác như thế nào hay một từ vựng mới do diễn viên nói sẽ được viết ra sao, từ đó học được từ mới, cách phát âm đúng nhanh hơn.
Tập đặt câu với các từ mới
Sau khi đã học được một từ vựng mới, cách nhanh nhất để nhớ nghĩa từ đó là tập đặt câu với nó, thậm chí viết một đoạn văn trong đó có từ mới biết. Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn "khắc ghi" từ mới vào đầu bằng cách vận dụng nó vào thực tế chứ không học thuộc lòng.
Mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài
Đừng sợ nói sai hay ngượng ngùng khi nói chuyện với người nước ngoài. Nếu ngại hay sợ sai thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhược điểm của mình và mãi mãi không sửa được nó. Thêm vào đó, những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ sẽ không cười bạn đâu. Thậm chí họ còn giúp bạn sửa lại cho đúng nữa!
Bí kíp học Anh Văn
Có thể học tiếng Anh nhanh và hiệu quả với những bí quyết sau đây.
Những lý do khiến bạn ngại học tiếng Anh
Có nhiều lý do làm bạn yếu tiếng Anh, trong đó quan trọng nhất là do... chán. Con người khó làm được cái gì mà họ không thích nên để có sự đam mê, bạn hãy tìm lý do tại sao bạn ghét Anh văn. Ví dụ bạn chán nản vì học hoài học mãi mà chẳng nói được gì hết. À, thì ra bạn chán vì không nói được. Vậy bạn đi học lớp kỹ năng nói trước tiên đi nhé!
Cách dạy kém cũng làm bạn mất khối thời gian mà chẳng mấy tiến bộ. Người thầy dạy giỏi có khả năng làm cho học viên yêu thích môn học. Cuối một khóa học đàm thoại, toàn bộ học viên đều xóa đi cái tính nhút nhát ban đầu. Lý do là đầu khóa học, khi thầy vừa bước vào lớp, học viên chào: "Good evening!", thầy bảo đừng chào như vậy, hãy chào: "Nhút nhát là tự sát!". Hiện nay, phần lớn các lớp luyện thi trình độ A, B, C tại các trung tâm của các trường đại học, giáo viên dạy 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo một giáo trình và hầu như không có giáo trình tự soạn. Trách nhiệm của họ là bắt buộc phải dạy hết bấy nhiêu bài trong suốt khóa học bất kể chất lượng. Vào lớp thì học viên không có thời gian thảo luận nhóm, chép chi chít vào vở nhưng có mấy ai về nhà xem lại. Nhét rất nhiều, nhưng nhớ chẳng bao nhiêu.
Bạn hãy tham khảo cách học của những người giỏi tiếng Anh. Khi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng viết nhiều lần một từ lên giấy là cách tốt nhất để nhớ từ đó và tôi sẽ học được nhiều từ. Nhưng bây giờ, tôi nhận ra nó chỉ phí thì giờ. Bạn thử lấy một cuốn tự điển và học một trang từ trong đó bằng cách như vậy. Tôi chắc là một tuần sau đó bạn sẽ quên sạch những gì mình học, trừ phi bạn là thần đồng Lê Quý Đôn.
Môi trường thực tập: Đây là điều kiện tốt nhất giúp bạn vận dụng tiếng Anh và phát triển các kỹ năng. Nhiều cử nhân ngoại ngữ vừa tốt nghiệp nhưng nói không được, viết cũng không xong vì họ học rất nhiều văn phạm, làm hàng đống bài tập nhưng chẳng có thực tập hằng ngày nên không có kỹ năng phản xạ, nói không lưu loát, có người loay hoay cả buổi mới viết được một cái mail tiếng Anh.
"Bí kíp": đơn giản thôi!
Chọn chỗ học, lớp học. Cụm từ "tiền nào của đó" không phải lúc nào cũng đúng mà nhiều khi ngược lại. Tốt nhất, bạn nên học các lớp ngắn hạn hay đóng tiền hằng tháng, vì nếu học không vừa ý thì dễ đổi sang lớp khác mà đỡ tiếc tiền. Cũng đừng quá chú trọng vào lớp học để thi lấy chứng chỉ hơn là lấy trình độ bởi trình độ là cái bạn cần nhất. Bạn nên học các lớp lẻ như lớp học viết, lớp học nghe nói, lớp luyện ngữ điệu, lớp luyện phát âm, lớp biên phiên dịch tương ứng với kỹ năng bạn cần hay thiếu, vì mỗi người thầy có một điểm mạnh riêng.
Một điều đáng đề cập là nhiều bạn nghĩ rằng trường nào có giáo viên người nước ngoài mới tốt. Trong khi đó, có rất nhiều cách để bạn học nói đúng mà không cần có giáo viên nước ngoài như nghe và đọc theo băng, đĩa. Còn có các website học miễn phí nữa mới tuyệt chứ! Có thể download các phần bài nghe về nhà, có thể nghe tin tức trong giờ nghỉ tại cơ quan.
Tạo môi trường thực tập. Sẽ may mắn cho những người có cơ hội tiếp xúc với nhiều người ngoại quốc nói tiếng Anh, phải đọc dịch tài liệu bằng tiếng Anh và phải giao dịch trên mail hay điện thoại với họ. Nhưng vẫn có thể tạo ra một môi trường tốt để thực tập. "Văn ôn võ luyện" mà! Bạn hãy tham gia các câu lạc bộ để thực tập nói và nghe người khác nói. Cùng bạn bè thành lập nhóm để học và thảo luận. Gửi mail tiếng Anh với các học viên khác để thực tập viết...
Học từ vựng. Nếu đây là điều bạn quan ngại nhất thì bạn bị yếu tiếng Anh thật rồi đó. Từ vựng bạn nhớ được sẽ tăng theo thời gian khi một hoặc các kỹ năng nghe, nói, viết, dịch được phát triển. Bạn đang ngồi làm việc trong công ty và muốn gửi mail cho ai đó và quên từ vựng ư? Rất nhanh chóng và dễ dàng vì có các phần mềm tự điển tra cứu còn nhanh hơn sách rất nhiều. Bạn viết được hay không là do kỹ năng, cách đặt câu và trình độ văn phạm của bạn chứ từ vựng có thể dễ kiếm hơn. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mà mình biết trong khi có người biết rất nhiều từ nhưng lại không biết đặt câu. Vận dụng càng nhiều thì vốn từ vựng càng phong phú. Để học từ vựng, bạn đừng học từ "chết" bằng cách viết nhiều lần một từ trên mặt giấy mà nên học từ trong câu. Bạn sẽ nhớ từ đó lâu hơn và còn biết cả cách sử dụng chúng nữa.
Học kỹ năng nào trước? Kỹ năng nói. Trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch thì kỹ năng nói là dễ nhất. Khi kỹ năng nói được cải thiện thì các lỗi về văn phạm cũng được cải thiện theo. Rồi bạn sẽ nhận ra rằng chị này nói hay và giỏi thế là vì chị ta giỏi văn phạm và nói có ngữ điệu. Thế là tự nhiên bạn thích học thêm các kỹ năng khác nữa. Tại các câu lạc bộ hay các lớp học nói, học viên tranh cãi sôi nổi đến đỏ mặt và hết giờ mà vẫn không dừng. Luyện nói nhiều còn giúp cung cấp cho bạn những ý tưởng để viết bài nữa. Bạn hãy dành ít thời gian tham gia câu lạc bộ Anh ngữ cuối tuần. Thậm chí tự nghĩ ra tình huống hay tình huống tranh cãi còn dang dở trên lớp để độc thoại mọi lúc mọi nơi, kể cả trên đường phố và trong... nhà vệ sinh!
Các kỹ năng khác. Con người chẳng bao giờ tự hài lòng với kiến thức vốn có của mình ngoại trừ bạn thấy một điều gì đó vượt quá xa sức của mình. Khi bạn tự tin nói tiếng Anh rồi, tức là bạn đã vượt qua khó khăn và chán nản ban đầu, thì bạn sẽ thấy ham thích môn ngoại ngữ và học để hoàn thiện các kỹ năng khác. Và rồi sẽ thấy rằng "ngôn ngữ học" là một thứ rất bao la nhưng thú vị chứ không chán như bạn tưởng. Bạn sẽ tiến bộ lúc nào không biết!
Học tiếng Anh cần tránh:
Nghe cách dùng tiếng Anh thiếu chuẩn xác: Không phải học viên nào trong lớp bạn cũng có cách phát âm, ngữ pháp và từ vựng chuẩn xác. Bạn sẽ không thể cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh của mình khi tiếp xúc với những học viên như vậy.
· Không có nhiều cơ hội luyện giao tiếp bằng tiếng Anh: Thông thường một lớp ngoại ngữ có khoảng 10-20 học viên nên bạn sẽ có ít cơ hội nói tiếng Anh. Những lớp học như vậy không thể giúp bạn rèn luyện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
· Học một quyển giáo trình khô khan và buồn tẻ: Hầu hết các giáo viên dạy tiếng Anh đều sử dụng giáo trình có sẵn vì họ sẽ không phải soạn bài trước khi lên lớp mà chỉ cần dạy lần lượt các bài trong giáo trình. Tuy nhiên sử dụng giáo trình có sẵn một cách cứng nhắc, thiếu linh hoạt sẽ khiến việc học tiếng của học viên trở nên buồn tẻ và không hiệu quả.
· Học lý thuyết về các nguyên tắc ngữ pháp, chẳng hạn "thì hiện tại tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động đang diễn ra tại thời điểm nói". Tuy nhiên, có không ít học viên thuộc làu các nguyên tắc ngữ pháp nhưng không đặt nổi một câu ví dụ sử dụng các nguyên tắc ấy dù vốn từ của họ không hề hạn chế chút nào. Bạn không thể nói tiếng Anh một cách tự nhiên khi bạn chỉ học các nguyên tắc mà không thực hành sử dụng chúng trong thực tế.
· Làm bài tập ngữ pháp quá nhiều: Sau khi học các nguyên tắc ngữ pháp, giáo viên thường giao cho bạn một số bài tập liên quan như điền vào chỗ trống hay lựa chọn phương án đúng. Những bài tập ngữ pháp như vậy chỉ có hai tác dụng chính: 1) nhắc lại lý thuyết về ngữ pháp đã học, 2) kiểm tra tiếng Anh của bạn. Tuy nhiên việc kiểm tra viết này có rất ít tác dụng với việc nâng cao khả năng nghe nói của bạn.
· Bài tập về nhà chỉ tập trung vào ngữ pháp hay viết luận: Thông thường bài tập về nhà của bạn là bài tập ngữ pháp hoặc viết luận mà ít khi chú trọng đến các kỹ năng cần thiết cho việc nghe nói tiếng Anh. Chủ đề của những bài luận nhiều khi bất hợp lý nên không thể cung cấp ngữ liệu để bạn có thể nghe nói tốt hơn. Không những thế, những bài tập về nhà dạng này khiến bạn càng thêm chán nản khi học tiếng Anh.
· Không phải lớp ngoại ngữ nào cũng rèn cho bạn cách phát âm chuẩn, yếu tố hết sức cần thiết để giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Nhiều giáo viên bỏ qua việc rèn ngữ âm cho học viên vì việc này quá mất thời gian. Một số giáo viên chữa những lỗi bạn mắc khi bạn nói nhưng rất ít người chỉ cho bạn cách tránh lặp lại lỗi tương tự. Không những thế rất ít giáo viên dạy cho học viên về các âm trong tiếng Anh cũng như cách sử dụng từ điển để học cách phát âm một từ.
· Không phải giáo viên nào cũng khuyến khích bạn đọc các tài liệụ tiếng Anh, mua một quyển từ điển Anh-Anh chuẩn hay nghe tin/băng tiếng Anh. Không ít giáo viên chỉ trung thành với quyển giáo trình sẵn có và cho học viên làm những bài tập trong đó.
Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thay đổi những điều bất hợp lý này vì bạn là người học và tương lai là người trực tiếp sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Cụ thể:
· Theo học một lớp tiếng Anh giao tiếp với người bản xứ thay vì lớp ngữ pháp cơ bản.
· Tham gia vào các diễn đàn mà bạn có thể trao đổi ý kiến hoặc kết bạn qua thư với người bản xứ.
· Tạo môi trường tiếng bằng cách dành thời gian xem CNN, các kênh tiếng Anh hoặc nghe các bản tin tiếng Anh của đài BBC hay VOA. Bạn sẽ học được những cách sử dụng tiếng Anh chuẩn xác và tự nhiên.
· Thay vì chỉ đọc giáo trình, hãy dành thời gian đọc thứ gì đó thú vị bằng tiếng Anh. Bạn có thể lướt web, đọc các bài viết tiếng Anh mà bạn quan tâm trên mạng hay những cuốn sách hay bằng tiếng Anh.
· Thay vì chỉ học lý thuyết về các nguyên tắc ngữ pháp, thử đặt những ví dụ minh hoạ cho những nguyên tắc ấy. Bên cạnh đó, nghe và đọc tiếng Anh cũng sẽ giúp bạn học cách sử dụng tiếng Anh tự nhiên và hiệu quả.
· Thay vì viết các bài luận có chủ đề cho sẵn trong giáo trình, hãy viết về những thứ bạn quan tâm. Ví dụ: bạn có thể viết thư điện tử bằng tiếng Anh cho bạn bè, những người yêu thích tiếng Anh giống bạn. Nếu có thể, hãy viết thư cho giáo viên trao đổi thông tin, cảm nhận cũng như những phản hồi về khoá học của bạn Điều này không chỉ giúp bạn luyện viết tiếng Anh mà còn giúp thầy cô có những điều chỉnh thích hợp, giúp cho các giờ học tiếng Anh trên lớp của bạn thêm phần hiệu quả và thú vị.
Kỹ năng cần có:
Có 4 kĩ năng cần thực hiện khi bạn học một ngôn ngữ nào đó: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kỹ năng nói là khác biệt nhất. Đó là bởi vì với 3 kĩ năng còn lại, bạn có thể tự mình thực hiện một mình, không cần sự tham gia của người khác. Bạn có thể nghe đài một mình, có thể đọc sách một mình, có thể viết một lá thư một mình. Nhưng bạn không thể nói một mình.
Chính vì vậy, khi luyện tập kĩ năng nói, bạn cũng nên tìm ai đó để nói cùng với bạn. Bạn có thể tìm người luyện tập nói với bạn ở đâu? Và phải làm thế nào để bạn có thể luyện tập nói khi bạn chỉ có một mình?
Ở trường
Nếu bạn đi học ngoại ngữ ở trường, bạn nên tranh thủ cơ hội trò chuyện với thầy cô giáo và các học viên khác. Khi bạn về nhà, bạn vẫn có thể luyện nghe, đọc, viết, nhưng có lẽ bạn không thể luyện nói. Nếu giáo viên của bạn hỏi bạn một câu hỏi, hãy đón lấy cơ hội được trả lời. Cố gắng nói càng nhiều càng tốt. Nếu giáo viên đề nghị bạn nói theo cặp hoặc theo nhóm với các học viên khác, hãy cố gắng nói thật nhiều. Đừng lo ngại về những lỗi sai của mình. Hãy cứ nói!
Tại các câu lạc bộ
Có rất nhiều các câu lạc bộ tiếng Anh mà bạn có thể tham gia để học hỏi được và có cơ hội trò chuyện với những người cũng có cùng mục đích luyện tập như bạn. Hãy tham khảo trên các báo, hay trên mạng để có thể gia nhập vào các câu lạc bộ tiếng Anh. Các câu lạc bộ này đa phần là miễn phí hoặc chỉ tốn kém chút ít lệ phí.
Khi đi mua sắm
Tập nói khi đi mua sắm - điều này chỉ có thể thực hiện được nếu bạn đang sống ở một nước nói tiếng Anh hoặc có cơ hội đến thăm, đi du lịch tại một nước nói tiếng Anh. Khi đó, bạn hãy tập nói với những người địa phương như là nhân viên cửa hàng, người lái xe taxi. Thậm chí nếu bạn không hề muốn mua một thứ gì, cũng hãy cứ hỏi về các sản phẩm bày bán mà bạn thấy thích thú. "How much does it cost?", "Can I pay by cheque?", v.v... thông thường bạn có thể bắt đầu một cuộc hội thoại - bạn có thể luyện nói mà chẳng mất gì cả!
Tại các quán của người nói tiếng Anh
Thậm chí nếu bạn không sống tại một nước nói tiếng Anh, bạn cũng có thể tìm được những quán của người Mỹ, Anh, Ailen và Úc ở các thành phố lớn. Nếu bạn đến các quán này, bạn có thể gặp được rất nhiều người nói tiếng Anh.
Ngôn ngữ ở quanh ta
Bất cứ nơi nào bạn đi bạn cũng có thể bắt gặp việc sử dụng ngôn ngữ. Tên cửa hàng, tên đường phố, biển quảng cáo, chú ý trên xe buýt, tàu hỏa... Ngay cả nếu bạn không ở một nước nói tiếng Anh, cũng có rất nhiều từ tiếng Anh bạn có thể nhìn thấy khi đi trên đường phố, đặc biệt tại các thành phố lớn. Và đặc biệt luôn có các con số. Số xe, số điện thoại, số nhà... Bạn có thể tập đọc các con số mà bạn nhìn thấy. Tự lẩm nhẩm một mình. Như thế không hẳn là bạn nói chuyện một mình, mà sẽ giúp bạn tư duy bằng tiếng Anh. Ví dụ: khi bạn đi dọc theo một dãy các ô tô trong bến đỗ xe, hãy nói các con số của mỗi biển xe khi bạn đi qua. Hãy tự kiểm tra mình, xem bạn đi được nhanh như thế nào mà vẫn nói được biển số xe bằng tiếng Anh. Nhưng lưu ý là đừng nói quá to.
Các bài hát và băng hình
Hãy nghe lời của những bài hát tiếng Anh mà bạn yêu thích. Sau đó, hãy tự nhắc đi nhắc lại và cố gắng hát cùng với nhạc. Hãy nhắc lại lời bài hát càng nhiều lần càng tốt cho đến khi chúng tự bật ra trên môi bạn. Chẳng bao lâu sau bạn sẽ có thể hát cả bài hát. Hoặc bạn có thể nghe lời thoại của một trong số các diễn viên mà bạn ưa thích và nhắc lại một hoặc hai câu mà bạn tâm đắc. Hãy làm như vậy cho đến khi câu nói tự bật ra trên môi bạn. Làm như vậy, bạn vừa luyện tập được trí nhớ và vừa luyện được các cơ miệng cần thiết cho việc nói tiếng Anh.
Trên tất cả, đừng lo sợ. Bạn phải cố gắng nói, ngay cả khi bạn vẫn còn mắc lỗi. Bạn không thể học mà không phạm lỗi sai nào. Có một câu nói như thế này: "Ai không bao giờ mắc sai phạm thì cũng không bao giờ thành công". Vì vậy, hãy nhìn việc mắc lỗi ở khía cạnh tích cực và hữu ích.
Nghe, nói, đọc, viết, dịch là những kỹ năng mà học viên phải luyện tập thật sự thì mới mong có thể đạt được đến một trình độ khả dĩ.
Có rất nhiều cách để học và tùy từng người, từng giai đoạn mà phương pháp đó có thích hợp hay không.
Nếu chúng ta đưa ra những câu hỏi chung chung, chúng ta sẽ nhận được câu trả lời tương tự. Kết quả là "đẽo cày giữa đường" - không đi đến đâu.
Theo kinh nghiệm của tôi, chúng ta có thể áp dụng một số điểm cần chú ý sau, cùng với sự kiên trì luyện tập hàng ngày, bạn sẽ tiến bộ và đạt được kết quả mong muốn.
1. Chọn một người hướng dẫn chuẩn.
2. Từ vựng: là gốc gác để phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch... về sau. Nên phải học kỹ ngay từ đầu.
+ Luyện viết: tập viết nhiều dòng hàng ngày (ít nhất mỗi từ 5 dòng) để nhớ chính tả.
+ Luyện âm: vừa viết tập - vừa phát âm những từ đang viết và nghĩ về ý nghĩa, ngữ cảnh trong bài của từ đó. Lưu ý đến phần luyện âm, phải chuẩn. Nếu sai, chúng ta sẽ không nói chuẩn và nghe chuẩn trong tương lai.
+ Đặt câu: tập đặt câu, càng nhiều càng tốt với những từ mới theo những ngữ cảnh tương tự trong bài. Nhờ người hướng dẫn chỉnh sửa luôn. Đừng sợ sai. Nếu chúng ta đặt câu nhiều và được sửa chữa, vốn từ chúng ta mới phát triển và không sợ bị quên. (Từ sống - không chết: Trong đó từ được ví như hạt giống và văn cảnh như môi trường sống - đất và nước).
3. Ngữ pháp:
- Có vở ngữ pháp riêng và ghi chú những hiện tượng ngữ pháp theo sơ đồ dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ và lâu quên.
- Tự đặt câu theo những cấu trúc ngữ pháp và y/c Gv hướng dẫn sửa.
- Tham khảo và làm bài tập ngữ pháp trong Practical Grammar (trình độ sơ - trung cấp; luyện thi đại học ...); trong University Grammar, TOEFL, IELTS ... (trình độ nâng cao).
5. Luyện đọc:
Đọc những đoạn tin, bài đọc ngắn hàng ngày. Đọc to, rõ. Ngừng nghỉ đúng nhịp. Trong giai đoạn đầu, không cần đọc nhanh. Hãy tăng tốc độ dần dần. Nhưng sau khi đã ở trình độ trung, cao cấp thì bắt buộc phải chú ý đến trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu. Trong một câu cần chú ý đến những điểm nhấn trọng âm chính. Đọc chuẩn sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc nghe chuẩn theo băng hoặc đối thoại trực tiếp sau này.
Hãy kiên nhẫn luyện tập vì luyện tập tạo nên sự hoàn thiện
(Practice makes perfect!)
6. Luyện nghe:
Hãy tưởng tượng ta đang nghe một bản tin tiếng Việt 2 phút trên radio. Sau đó, hãy ghi lại những nội dung chính của bản tin đó. Nếu bạn là ghi được 70% nội dung chính: Bạn là người tuyệt vời. Còn nếu không, thì khi nghe tiếng Anh cũng vậy. Đừng buồn nếu bạn không nghe được nhiều. Bạn phải luyện tập thôi và đây là một số kinh nghiệm chia sẻ với bạn.
Giai đoạn 1: Sơ cấp - Trung cấp
B1: + Nghe cả đoạn: 3 lần để nắm nội dung chính.
B2: + Nghe từng câu một. Chú ý đến những điểm nhấn trọng âm, ngữ điệu. Nói lại theo băng, đĩa đến khi nào thấy nhuyễn thì thôi.
B3: + Nghe lại cả đoạn. Nói lại bằng tiếng Anh nội dung chính của đoạn vừa nghe.
Giai đoạn 2: Trung cấp (intermediate) trở lên.
B1: Nghe và chép chính tả. Đồng thời nhắc lại theo đúng trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu.
B2: Nghe và ghi lại nội dung chính của cả bài.
Giai đoạn 3: Nghe và nói lại nội dung chính của cả đoạn, bài.
Giai đoạn 4: Dành cho chuyên nghiệp.
Tập dịch cabin. Có nghĩa là băng, người nói tiếng Anh và mình dịch tiếng Việt và ngược lại. Lúc đầu chậm và sau nhanh dần.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top