273. Kết thúc

"Cảm ơn tiểu huynh đệ." Thanh niên nhận lấy chiếc hộp, ôm quyền nói với Tần Quyên.

Tần Quyên hỏi, "Ngươi thực sự là bằng hữu của Quỳ sao?"

"Có thể xem là vậy. Đúng hơn cách đây ít lâu, ngài ấy là thượng cấp của ta."

Người thanh niên đó nói cách đây ít lâu, nhưng Tần Quyên mơ hồ đoán được, số năm đó hẳn rất dài.

Thanh niên chỉ mỉm cười, "Làm phiền ngươi rồi. Nhưng cũng may, ngươi tới vừa đúng lúc, bằng không thì cả năm tới sẽ không gặp được ta đâu."

Tần Quyên thắc mắc điều mình canh cánh bấy lâu, "Vì sao miếu Vụ Thần lại tan hoang thế?"

Thanh niên ngượng ngùng gãi đầu, "Là bởi miếu không linh, số người ta có thể cứu giúp càng lúc càng ít, cho nên không ai đến tế bái nữa. Ta đành gửi tin khắp nơi, nhờ một vị bằng hữu nữa tới đây giúp mình. Có lẽ Quỳ đã nghe được thỉnh cầu của ta, nhưng bắt ta đợi lâu quá...."

Tần Quyên, "Vậy từ giờ về sau, miếu Vụ Thần sẽ linh nghiệm trở lại ư?"

"Phải." Thanh niên nhoẻn miệng cười.

Thấy thế, Tần Quyên cũng vô thức cười theo.

Lúc Tần Quyên rời miếu Vụ Thần, thanh niên kia đang dọn đám cỏ dại trước cửa.

Cỏ trước miếu Vụ Thần quá mức um tùm, ít nhất đã hơn một năm nay không còn ai quét tước, cho nên người gác miếu mới bận rộn tối mặt, đến khuya mới nghỉ ngơi.

Hắn khẽ vuốt ve chiếc hộp mà Tần Quyên trao gửi.

Bông lúa bằng vàng này là linh khí của miếu Vụ Thần. Từ nay về sau, linh khí có thể khôi phục, thật tốt biết bao....

Họ rời đất Thục vào tháng tư. Trước khi đi, Tần Quyên và Triệu Hoài Chi lại ghé thăm miếu một lần nữa.

Thanh niên gác miếu biết họ đến chào từ biệt.

"Đường xa vất vả, hai vị huynh đệ hãy cẩn trọng."

"Ngài cũng thế." Tần Quyên vừa nói xong, thanh niên kia đã quay vào miếu.

Lúc đi lướt qua, Tần Quyên thấy tượng đá Vụ Thần trong miếu đã được sang sửa, trước tượng còn đặt một cái bát.

Trong bát có một hạt thóc, chính là hạt thóc từ bông lúa mà Quỳ đã đưa cho.

Chuyện về cái bát ấy sẽ bắt đầu vào vài thập niên sau đó.

Khi thiên hạ đại loạn, kẻ chết đói đầy đường.

Có tiếng nói chuyện vọng ra từ một nhà họ Chu.

"Đại ca, huynh thật sự muốn tòng quân ư?"

"Trứng gà mà đặt chung một rổ, chẳng may rơi là vỡ hết, nhưng bỏ vào các rổ khác nhau thì may ra vẫn có quả vẹn nguyên. Cho nên các đệ không được theo ta. Chúng ta từ biệt tại đây thôi."

Đại ca đi rồi, chỉ để lại một thiếu niên.

Hắn ngồi trước cửa suốt đêm mới quay về phòng. Căn phòng trống tênh, chỉ có một chiếc bàn và cái bát con đặt trên đó.

Nhiều năm trước, có vị đạo nhân cho gia gia hắn một bát gạo, rồi cũng để lại chiếc bát đó ở đây.

Thiếu niên cầm lấy bát, mặc bộ quần áo duy nhất của mình, đi ra ngoài xin cơm.

Bát này là chiếc bát năm xưa từng được đặt hạt thóc vàng, thờ cúng trước đền Vụ Thần.

Còn thiếu niên* đó ư.....Ấy là chuyện của sau này, giờ khoan hẵng nói.

*

Tần Quyên và Triệu Hoài Chi trở về Kinh Bắc vào giữa tháng sáu.

Vừa độ hoa se nở rộ trong đầm.

Lúc trước, khi đi trên đường, Triệu Hoài Chi nói với Tần Quyên, chừng nào hoa sen nở, họ sẽ chèo thuyền vào hồ sen uống rượu.

Thế nhưng câu nói vu vơ khi ấy lại thành sự thật.

Tần Quyên rót rượu cho y, y uống tới mơ mơ màng màng.

Triệu Hoài Chi không muốn uống nữa, Tần Quyên lại cố tình đút.

Triệu Hoài Chi đẩy hắn ra, dường như dùng hết sức lực nên khiến Tần Quyên phải lui một chút, nhưng sắc mặt y cũng ửng hồng, thở hổn hà hổn hển.

Tần Quyên nhìn y chằm chằm, chợt thấy thứ cảm xúc quen thuộc trong mắt Triệu Hoài Chi....

Đó là dục niệm.

Bỗng nhiên, Triệu Hoài Chi ngửa đầu cười lớn.

Tần Quyên đỏ mặt, ngơ ngác hỏi, "Ngươi cười gì thế?"

Triệu Hoài Chi không đáp, cứ thế cười.

"....." Tần Quyên không trị được y, bèn nhào đến.

"Cho ngươi cười này."

Nói rồi, hắn cắn khẽ một cái vào cằm Triệu Hoài Chi.

Triệu Hoài Chi sợ nhột, muốn đẩy hắn ra.

Kết quả là con sói nhỏ càng chơi càng hăng.

Triệu Hoài Chi trách, "Ngươi kiềm chế một chút."

Tần Quyên, "....."

Thế là trong đầm hoa sen, chiếc thuyền nan lắc lư cả tối.

Ngày hôm sau, khi tỉnh lại, cả hai đều ôm đầu nhức nhối.

Triệu Hoài Chi kéo tay Tần Quyên, nhưng Tần Quyên không muốn dậy.

"Ngươi không mệt, ta mệt."

"Ha ha ha ha...." Triệu Hoài Chi không nhịn được cười.

Tần Quyên đương nhiên là mệt. Hắn hao thể lực nhất chứ ai vào đây.

"Vậy ngươi ngủ tiếp đi." Triệu Hoài Chi ra khỏi khoang thuyền, thả cần câu cá.

Giống như lần trước Tần Quyên đã làm.

Chỉ tiếc là trong hồ sen hình như không có cá.

Hay là quay về viện của y ở Kinh Bắc thôi nhỉ?

Triệu Hoài Chi đợi nửa canh giờ mà chẳng có một con cá nhỏ nào đớp mồi câu.

Còn Tần Quyên ngủ thẳng đến trưa mới dậy.

*

Họ ở lại Kinh Bắc chừng 2 tháng, đến tháng 8 thì về lại núi Sở.

Lúc này đã quá tết Trung Thu.

Khi gặp lại, đám Tùng Man đứa nào cũng cao vổng lên rồi.

Nhất là Tùng Man, tốc độ cao lên có thể thấy bằng mắt thường.

Chắc không bao lâu nữa, nó sẽ cao đến vai Tần Quyên.

Biết Tần Quyên về, Tiểu Khúc Nhi cũng chạy ra đón.

Tần Quyên thấy Tiểu Khúc Nhi dường như rắn rỏi hơn trước, bèn khen ngợi, "Gần đây chịu khó ăn uống tập luyện đúng không."

Tiểu Khúc Nhi cười gật đầu.

Ngọc bé con thì rất không vui. Tần Quyên mới về đã nói chuyện với hai đứa lớn, không thèm nhìn đến nó.

"......" Tần Quyên quay sang, lúc vươn tay định bế nó lên thì chẳng hiểu sau nó lại tránh đi.

Tần Quyên không giận, chỉ nói phải đi đón Hoài Chi.

Triệu Hoài Chi có việc cần bàn với Hứa Nặc, nhưng chỉ nửa canh giờ là xong.

Hứa Nặc báo cho Triệu Hoài Chi về tình hình chiến sự các nơi trong nửa năm gần đây.

Cho nên khi Tần Quyên quay lại, hắn thay ngựa mới, cưỡi Thất Ca đi đón Hoài Chi.

Bọn họ gặp nhau trên đường núi.

Tần Quyên chẳng hỏi chiến sự ra sao, chỉ lẳng lặng nhận lấy bọc hành lý trong tay Triệu Hoài Chi.

*

Hôm sau, Ngọc Tuyết Độ từ Kỳ Môn tới núi Sở.

Cũng ngày này, bọn họ ăn một bữa đoàn viên. Ít khi có cơ hội tề tựu đông đủ như thế, lúc thì người này đi xa, khi thì người kia bận công chuyện.

Đám người quây quần quanh hai chiếc bàn lớn.

Triệu Hoài Chi cắt bánh trung thu cho lũ trẻ, còn tặng chúng giày mới áo mới, cùng với bội đao mà chúng mong ngóng bấy lâu.

Tất nhiên chỉ có Ngọc bé con là chưa được nhận bội đao.

Liền hai ngày sau đó, Ngọc bé con cứ hậm hà hậm hực.

Phải đến khi Triệu Hoài Chi đưa cho Ngọc bé con bánh trung thu được chuẩn bị riêng cho nó, nó mới phấn chấn trở lại.

Bởi vì bánh của nó là đẹp nhất, có hình con thỏ trắng phau.

Tùng Man và Tiểu Khúc Nhi cũng không có suất.

Con thỏ vừa trắng vừa mềm, Ngọc bé con tiếc không nỡ ăn.

Nó chỉ cầm lấy, ngắm nghía, nghĩ bụng, lúc thấy cha mình tặng cái này cho nó, hai mắt Tùng Man cũng đỏ au, giống con thỏ nhỏ này ghê.

Ngọc bé con cầm một miếng, đặt lên môi rồi nhưng không ăn.

"......" Ngọc Dương nhìn mà chẳng hiểu kiểu gì.

Bên ngoài cửa sổ, Tùng Man tức ứa máu, Tiểu Khúc Nhi lại vẫn bình thường.

Tiểu Khúc Nhi nghĩ, những thứ cha Hồ Hồ cho họ còn tuyệt vời hơn cái bánh trung thu hình con thỏ kia nhiều.

Chẳng biết Tùng Man tức cái gì nữa.

Hơn nữa, bánh đẹp chưa chắc ăn đã ngon.

Tiểu Khúc Nhi muốn khuyên, nhưng Tùng Man giận vẫn cứ giận.

"Ca, chúng ta về thôi, tiên sinh sắp đến rồi."

Trước khi ngủ, hai đứa còn phải học một tiết nhạc cụ. Tiên sinh quản nhạc thật sự rất nghiêm.

"...." Tùng Man hậm hực bỏ đi. Tiểu Khúc Nhi vội theo sau nó.

*

Trong viện của Triệu Hoài Chi, y muốn kiểm tra Ngọc Tuyết Độ gần đây học tập ra sao. Trước hết, y thử võ công, sau đó hỏi đến chế hành quyền mưu.

Tần Quyên chỉ ngồi lẳng lặng nhìn, hết nhìn Triệu Hoài Chi lại nhìn sang Ngọc Tuyết Độ.

Càng nhìn càng thấy hai thầy trò này giống nhau thật.

"Sư phụ?" Ngọc Tuyết Độ trả lời xong mà vẫn không thấy Triệu Hoài Chi nhận xét.

Triệu Hoài Chi cứ im lặng như thế, khiến nó thấp thỏm bất an.

Triệu Hoài Chi không đánh giá câu trả lời của nó, chỉ bảo nó về nghỉ ngơi.

Ngọc Tuyết Độ càng thắc mắc. Rốt cuộc sư phụ thấy thế nào?

Thực ra, nó không cần nghĩ nhiều. Sư phụ nói rồi, chỉ cần không hối hận với lựa chọn của mình là được.

Đưa ra đáp án cũng thế, nếu hối hận thì khỏi cần trả lời cho xong.

Ngọc Tuyết Độ về phòng nghỉ ngơi. Hôm sau, Triệu Hoài Chi dẫn nó về Kỳ Môn.

Ngọc Tuyết Độ phát hiện ra, sau hôm ấy, số công khóa của nó tăng lên gấp đôi.

Nguyên nhân bởi Triệu Hoài Chi hài lòng, cảm thấy nó có thể đáp ứng được, cho nên càng tăng nặng chương trình học.

Nhờ thế, Ngọc Tuyết Độ mới thở phào nhẹ nhõm.

*

Tần Quyên lại lần nữa nhận được thư của Lâm Trầm An. Ấy là vào tháng giêng, ngay trước sinh nhật hắn.

Ngoài ra, hắn còn nhận được cả thư của Vạn Khê nữa.

Vạn Khê viết, nạn đói nghiêm trọng hoành hành, số lương thực họ cất chứa năm xưa đều phải đem ra dùng.

Tần Quyên cười, chẳng phải Vạn Khê đã tính được từ trước sẽ xảy ra nạn đói đó sao.

Nhưng lúc này, không riêng gì nạn đói, còn có nạn châu chấu xảy ra, ảnh hưởng tới cả lịch sử.

Cuối thư, Vạn Khê cho Tần Quyên hay, Khoách Đoan đã chết.

Đọc được dòng ấy, Tần Quyên thoáng lặng người.

Khoách Đoan, hắn không biết phải đánh giá người này ra sao, nhưng ông ta đã chết. Không hiểu sao hắn thoáng thấy kinh sợ.

Tần Quyên tháo sợi dây đeo trên cổ xuống, trên đó còn đeo miếng kim ấn nhỏ.

Và vật Khoách Đoan đã đưa cho hắn để chứng minh thân phận con nuôi Khoách Đoan vương.

Hắn tháo miếng kim ấn ấy ra, ném xuống nền tuyết trước cửa nhà.

Giống như quá khứ đã trôi đi, mà Khoách Đoan cũng đã về với cát bụi.

Thế nhân đời sau sẽ nhớ, Khoách Đoan tận tâm một đời. Để kết minh với Thổ Phiên, khiến các bộ tộc Thổ Phiên quy thuận, hơn nửa cuộc đời ông đã lao lực ở phủ Tây Lương.

Không thể phủ nhận, công tích của vị Khoách Đoan vương ấy.

Có lẽ bởi thời niên thiếu từng trải qua vô số gian nan nên Tần Quyên thấu tỏ nhiều điều hơn người khác.

Đồng thời, cũng có thể quan sát thế nhân từ nhiều góc độ khác nhau.

Hắn biết, con đường đất liền kéo dài từ Hành Lang Hà Tây đến Sài Đạt Mộc, đến Taklimakan, đến Samakand, đại diện cho điều gì.

Hắn cũng biết con đường biển từ phủ Hà Gian đến phủ Tuyền Châu, đến Ấn Độ, đại diện cho điều gì.

Ngàn năm sau, lịch sử sẽ trả lời tất cả.

Ngàn năm, trên biển hay đất liền, xương cốt của vô vàn thương đội đã chìm xuống đó.

Cứ thế hun đúc thành một nên Kinh Mậu Đại Tống huy hoàng đã trôi qua.

--------------------

Lời editor :

Thời điểm hiện tại của truyện là những năm cuối cùng của triều Tống. Tần Quyên và Triệu Hoài Chi sắp phải chứng kiến đất nước thay tên. Có điều, họ là những người có góc nhìn đa chiều về chiến tranh, cho nên sẽ chấp nhận được sự thật này thôi. Còn về việc chiến tranh loạn lạc có khiến họ lâm vào cảnh nguy khốn không thì....chắc chắn là không. Quyền lực của Triệu Hoài Chi ở cả Tống quốc và Mông Cổ sẽ đảm bảo cho cả hai được bình yên dù ở bất cứ đâu. Bản thân Tần Quyên cũng có quyền lực ngầm và tài sản ngầm ghê gớm. Miễn cả hai không quyết định lao đầu vào chiến hỏa, giữ vững ý muốn quy ẩn thì kiểu gì cũng yên ấm thôi.

Chi tiết bông lúa vàng của Quỳ được mang về miếu Vụ Thần ở đất Thục khiến tớ thấy hơi khó hiểu. Chi tiết này có cần thiết không vậy? Vì sao phải là đất Thục chứ không phải chỗ nào khác đi? Nhưng khi nhắc đến thiếu niên họ Chu, mọi thứ đã có câu trả lời. Thiếu niên họ Chu này chính là Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, người lật đổ triều Nguyên và lập ra nhà Minh. Trong chương kết của bộ truyện, thời huy hoàng của kinh mậu Đại Tống đã suy tàn, nhưng một tia sáng hy vọng cho tương lai đã xuất hiện với dấu hiệu là chiếc bát chứa hạt thóc vàng trong miếu Vụ Thần. 

Đến hồi kết, vẫn có vài vấn đề nhỏ sau đây chưa có lời giải. Có lẽ tác giả quên, hoặc thấy không quan trọng.
1. Chuyện giữa Viết Viết và đích mẫu của hắn là thế nào? Có đúng hắn đã hại chết cái thai trong bụng đích mẫu? Hẳn là không phải, nhưng nhất định giữa họ có chuyện gì đó, khiến cho Viết Viết không muốn nhắc tới bà.
2. Sư phụ của Tiểu Khúc Nhi đã gặp chuyện gì, đi đâu, còn sống không?
3. Triệu Hoài Chi thay đổi gương mặt thế nào? Lúc là Hồ Hồ, y dùng mặt thật. Lúc là Triệu Hoài Chi trên đất Mông Cổ, y dịch dung. Còn khi về Tống, y dùng mặt nào? Chẳng lẽ dùng mặt thật, nhưng xưng tên Triệu Hoài Chi?
4. Hồi còn là Hiên Ca, Bác Bác Nộ làm sao để sở hữu hai thân phận cùng lúc? Gương mặt Hiên Ca và gương mặt Bác Bác Nộ, đâu là mặt thật đâu là dịch dung? Hay cả hai đều là mặt thật? Nghĩ mãi ko thể ra được nguyên lý chỗ này. Triệu Hoài Chi có thể hoán đổi thân phận, ấy là bởi danh tính Triệu Hoài Chi ở trên đất Mông Cổ chỉ là thường dân, bịa ra cũng được. Nhưng Hiên Ca là hoàng thân, Bác Bác Nộ là quý tộc, làm sao sở hữu cùng lúc hai danh tính có gốc tích rõ ràng như thế được? Mà nhé, Bác Bác Nộ có tuổi thơ rõ ràng lớn lên cùng Viết Viết và Vạn Khê, được gọi là Đông Hà lang quân, một trong ba tên đại ác sông Oát Nan. Vậy thời gian ấy, ai làm Hiên Ca?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dammy