kinh doanh sieu loi nhuan
NHỮNG LOẠI HÌNH KINH DOANH SIÊU LỢI NHUẬN:
1. Thu lãi lớn từ trồng khổ qua đen
Xahoi - Khổ qua từ lâu đã không còn là loại rau lạ lẫm với những người trồng rau ở các vựa rau An Phú, Trà Đa… Tuy nhiên, khổ qua đen - loại rau được mệnh danh là rau “siêu” lãi thì chưa phải ai cũng biết.
Vụ rau Tết vừa rồi, gia đình ông Lê Văn Sang (thôn 9-An Phú-Pleiku-Gia Lai) đã “trúng” bộn tiền nhờ 1 sào khổ qua đen.
“Trước đây 1 sào này tôi thường trồng đậu cô ve hoặc dưa leo, tuy nhiên năm vừa rồi đọc báo thấy nói trồng khổ qua đen vừa lãi, vừa dễ trồng, ăn trái này ngoài hương vị đậm đà hơn khổ qua thông thường còn trị được bệnh, nhiều người chuộng lại chưa nhiều người trồng nên tôi đánh liều làm thử, ai dè thu lãi quá chừng, gấp mấy các loại rau khác”- Anh Sang vui vẻ cho biết.
Anh Sang bên vườn khổ qua đen trĩu quả. Ảnh: Lê Hòa
Đầu tháng 10 năm ngoái vợ chồng anh bắt đầu trồng khổ qua. Giàn, đất dựa sẵn trên diện tích vốn dùng để trồng đậu cô ve trước đó, chỉ cần xáo qua là đã có thể đặt được cây giống. Chưa đầy 2 tháng sau, khổ qua bắt đầu cho thu hoạch. So với khổ qua thông thường, khổ qua đen trái to và sai hơn rất nhiều. “Bất ngờ là sau khi được thu hoạch, giá thu mua loại khổ qua này còn cao gấp đôi so với khổ qua thông thường”- Anh Sang phấn khởi khoe. “Ban đầu tôi nhập cho siêu thị và các tiểu thương ở Trung tâm Thương mại Pleiku, sau đó có người buôn hàng ra Huế tìm đến đặt vấn đề bao tiêu toàn bộ sản phẩm, giá cao hơn lại thu mua ổn định nên tôi quyết định nhập luôn cho họ”.
Anh Sang cho biết, trồng khổ qua đen chi phí, công chăm sóc… đều thấp hơn so với trồng khổ qua thông thường, lượng thuốc sử dụng cũng ít hơn do ít sâu bệnh- “Từ một sào khổ qua đen này, mỗi ngày thu hoạch thời cao điểm (kéo dài 3-4 tháng) trung bình tôi thu được 2 tạ, cứ hai ngày thu hoạch một lần. Nếu chăm sóc tốt, mỗi đợt trồng cũng phải thu kéo dài tới 5-6 tháng”.
Giá loại khổ qua đen luôn cao gấp đôi so với khổ qua thông thường. “Trước và sau Tết, mỗi kg khổ qua đen tôi nhập cho thương lái chừng 20 ngàn. Dịp Tết tăng cao hơn, lên 25 ngàn đồng/kg. Trồng khổ qua đen không khó, ít sâu bệnh, nguồn thu mua lại rất ổn định, không phập phù như các loại rau thông thường. Một sào khổ qua đen cho lãi bạc trăm triệu là chuyện bình thường”- Anh Sang cười tươi, khoe.
“Tiếng lành đồn xa”, đến thời điểm này, trên cánh đồng An Phú đã có gần chục ruộng khổ qua đen xuất hiện thay cho các loại rau “truyền thống” trước đó. Người trồng rau trong vùng và khu vực lân cận tìm đến học hỏi anh kinh nghiệm trồng loại cây rau “bạc triệu” này ngày một nhiều hơn.
2. “Cho vay cầm đồ” một loại hình kinh doanh – dịch vụ siêu lợi nhuận
06/10/2011 06:31
Các công ty này đang có mặt nhan nhản ở khắp mọi nơi, đặc biệt là những địa phương có đền bù thu hồi đất và được cấp đất dịch vụ.
Hoạt động của dịch vụ là cho vay nặng lãi (lãi ngày). Thấp nhất hiện nay cũng từ 2 – 3%o /ngày. Đó vẫn còn là lãi xuất “ưu đãi” dành cho các đối tượng làm ăn. Còn cờ bạc, lô đề thì “vô giá”. Có chỗ lên tới 2% hoặc 3% /ngày. (Nếu vay 100 triệu đồng trong thời hạn 10 ngày người vay chỉ được hưởng 80 (hoặc 70) triệu đồng. Còn 20 (hoặc 30) triệu bị bên cho vay trừ luôn vào tiền lãi trả trước. Quá hạn, nếu không trả lãi tiếp sẽ bị phạt 50% gốc.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Nhiều con nợ nhanh chóng lâm vào cảnh “Vong gia thất thổ” là vì thế. Có những gia đình: ông bà, cha mẹ làm lụng vất vả quanh năm “Hạt muối không dám ăn mặn”, vậy mà chỉ cần một tờ giấy nhận nợ của đứa con cờ bạc, thế là “Kiếm củi ba năm thiêu một giờ”.
Có người phải cắt đất bán đến lần thứ hai, quyết cứu con bằng mọi giá , vì sợ con bị “thành tật” “hỏng người” như lời chủ nợ cảnh cáo.
Không ít trường hợp chủ nợ chở vật liệu xây dựng, cổng sắt đến khuôn viên đất ở của gia đình con nợ. Việc cắm đất trừ nợ mọi thủ tục còn được tiến hành thuận lợi, nhanh gọn gấp mấy lần các trường hợp mua bán chuyển nhượng đất đai bình thường khác.
Muốn vay được tiến, con nợ nào cũng phải để lại cho chủ nợ ít nhất hai chữ ký. Đó là: Hợp đồng thuê mượn hiện vật (Tùy theo lượng tiền cần vay sẽ có hiện vật mang giá trị tương ứng như ô tô, xe máy…) Và biên bản Cầm đồ (cắm) hiện vật đó để lấy.
Những thủ tục này trên thực tế không cần phải tiến hành, chỉ thể hiện trên giấy tờ. Nhưng nó lại có hiệu lực như một cái rọ để con nợ nào “thích” thì cứ việc chui đầu vào!
Dư luận xã hội đang so sánh giữa cho vay cầm đồ với buôn bán ma túy . Cả hai đều siêu lợi nhuận, nhưng buôn bán ma túy luôn phải đối mặt với nhà tù và cả cái chết. Còn cho vay cầm đồ lại được trời thương, mưa không tới mặt, nắng không đến đầu .
3. Hốt bạc từ quán giải khát vỉa hè
Được cho là đầu tư siêu lợi nhuận, số lượng quán giải khát vỉa hè tăng chóng mặt và đang "hốt bạc" khi nhiệt độ nắng nóng tại Hà Nội lên tới gần 40 độ C như trong tuần vừa qua.
Bắt đầu từ giờ tan tầm, tại các tụ điểm có khoảng không gian, vỉa hè thông thoáng như khu vực trước sân vận động Mỹ Đình, khu vực Ngã Tư Sở, phố Nhà Thờ, đường Hồ Tùng Mậu, Hoàng Quốc Việt hay trước cổng công viên Nghĩa Đô, Hòa Bình... các quán giải khát vỉa hè với đủ loại thức uống từ mía đá, trà đá cho đến trà chanh giá "bình dân" mọc lên như nấm.
Những quán trà đá, trà chanh vỉa hè như thế này kiếm tiền một cách rất dễ dàng. Ảnh: Internet
Theo bác Tuân chạy xe ôm ở gần sân vận động Mỹ Đình, bắt đầu từ khoảng 18h hàng ngày, các quán giải khát vỉa hè lại đua nhau bày bán la liệt, khách đến uống trà tấp nập, nhìn cứ "đông như họp chợ". Không phủ nhận điều này, anh Thành chủ quán trà chanh vỉa hè còn chia sẻ: "Hàng quán đông đúc như vậy mà vẫn chật kín khách, nhiều khi khách kêu đồ uống mà không có chỗ ngồi đành phải mua về nhà uống".
Tại khu vực Ngã Tư Sở, sau 19h quán xá bắt đầu đông vui nhộn nhịp, quán nào cũng không còn chỗ trống. Khoảng gần 23h, vẫn có hàng trăm khách ngồi uống nước tại khu vực này. Đông khách, các quán giải khát này còn tràn xuống cả lòng đường, thậm chí chủ quán còn trải chiếu cho khách hàng ngồi trên nền cỏ ở giải phân cách của đường trước khu vực sân vận động Mỹ Đình.
Ngay đến cả giới sinh viên cũng tranh thủ buổi tối rảnh rỗi ngồi bán trà đá kiếm thêm tiền phụ cho chi phí sinh hoạt đắt đỏ của mình. Hoàn, sinh viên năm thứ ba Đại học Công nghiệp Hà Nội ngồi bán trà đá trên phố Trần Bình chia sẻ: Nhiều bạn sinh viên khác cũng như em, tranh thủ buổi tối không phải làm gì rủ nhau tìm chỗ bán trà đá cho vui và quan trọng là có thêm tiền thu nhập.
"Mình bán trà không được lời nhiều bằng bán mía đá và trà chanh nhưng vốn đầu tư nhỏ, bán túc tắc, số tiền kiếm được cũng đủ trang trải cho cuộc sống", Hoàn cho biết thêm.
Bình thường hàng quán vỉa hè luôn được cho là kênh đầu tư siêu lợi nhuận vì người bán không phải đóng thuế và vốn liếng đầu tư mở một quán không nhiều mà thu hồi vốn lại cực nhanh. Nay vào mùa, thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng khách đông, lợi nhuận cứ thế được tính lên theo cấp số nhân.
Một chủ quán trà chanh ở khu vực sân vận động Mỹ Đình cho biết, mở một quán trà chanh không phức tạp. Chủ quán này tiết lộ, một cốc trà chanh gồm nước trà, đá, hai hay ba lát chanh, đường tính ra giá gốc chưa đến 3.000 đồng nhưng bán cho khách tới 8.000 đồng.
Như vậy chủ quán đã lãi tới 5.000 đồng. Trung bình, một buổi tối quán trà chanh này bán ra ít nhất khoảng trên 400 cốc trà, đó là chưa kể tới các loại trái cây, hướng dương, kẹo... bán kèm theo. Từ đó có thể suy ra mức thu nhập "siêu khủng" của các quán trà kiểu này.
4. Đổi tiền lẻ qua mạng: Dịch vụ "siêu lợi nhuận"
Muốn có 1 triệu đồng tờ tiền loại 200 VNĐ, các "thượng đế" phải bấm bụng bỏ ra 550 nghìn đồng. Tương tự, với 1 triệu đồng loại tiền mệnh giá 500 VND, người đổi phải "nuôi béo" các chủ kinh doanh dịch vụ đổi tiền 250 nghìn đồng...
Nắm bắt được nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới đầu năm của người dân rất lớn, mặc dù cách Tết Nguyên đán Nhâm Thìn gần 1 tháng nhưng thời điểm này, trên mạng đã tràn ngập các trang web đổi tiền lẻ, tiền mới. Nhiều người cho rằng, việc ngân hàng không đủ tiền lẻ mới để cung ứng dịp Tết chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tràn lan các dịch vụ đổi tiền. Và hơn nữa, đó cũng là nguyên nhân của việc phí đổi tiền lẻ qua mạng "tung hoành" với mức cao nhất 55% cũng là do việc khan hiếm tiền lẻ cuối năm.
Phí "cắt cổ"
Thời điểm hiện tại, trên một số con phố được coi là "siêu thị" của tiền lẻ, mới như Đinh Lễ, Nguyễn Xí (Hà Nội) mới bắt đầu được manh nha. Tuy nhiên, trên các trang mạng, rao vặt, dịch vụ này đã náo nhiệt từ lâu. Chỉ cần lên google, đánh chữ "đổi tiền lẻ mới", lập tức công cụ tìm kiếm này xuất hiện hàng triệu kết quả. Những số điện thoại của các "chủ xị" kinh doanh mặt hàng này luôn thường trực chờ khách.
Cuối năm, dịch vụ đổi tiền lẻ được coi là siêu lợi nhuận
Chúng tôi liên hệ với một số điện thoại "nóng" của trang web doitienle.com... Một người tự giới thiệu tên Hỡi cho biết: "Đến thời điểm này trong tay anh vẫn chưa có tiền lẻ mới của Việt Nam đâu, còn tiền lẻ USD thì lúc nào cũng có sẵn. Phải hai, ba ngày nữa thì bọn anh mới nhập được số tiền lẻ Việt. Ba ngày nữa em gọi lại thì tiền mệnh giá nào anh cũng có, khách cần số lượng bao nhiêu cũng có thể đáp ứng được".
Mặc dù không có tiền mặt trong tay nhưng, anh Hỡi vẫn đọc vanh vách các mức lệ phí đổi tiền lẻ mới: "Thế này em à, tiền lẻ, mới có mệnh giá 200 VNĐ đổi với số lượng trên 2 triệu đồng thì phí là 55%. Tiền mệnh giá 500 VNĐ số lượng trên 5 triệu đồng thì khách hàng phải chịu phí 25%. Tiền mệnh giá 1000, 2000, 5000, 10.000, 20.000 đến 100.000 VNĐ thì có mức phí đổi từ 5 - 16%. Tiền càng có mệnh giá cao thì phí càng nhỏ".
Nếu nhẩm tính theo mức phí của ông chủ trang web này thì nếu muốn có 1 triệu đồng tờ tiền loại 200 VNĐ, các "thượng đế" phải bấm bụng bỏ ra 550 nghìn đồng. Tương tự, với 1 triệu đồng loại tiền mệnh giá 500 VND, người đổi phải "nuôi béo" các chủ kinh doanh dịch vụ đổi tiền 250 nghìn đồng... Biết là bị "cắt cổ" nhưng vì cần tiền đi lễ chùa, lì xì Tết nên nhiều người vẫn phải cắn răng chấp nhận.
Theo “ông chủ” này, chỉ cần các "thượng đế" kiểm tra thông tin trên mạng, sau đó gọi điện đến số đường dây nóng hoặc gửi tất cả các thông tin số tiền cần đổi, loại đổi, số lượng vào mail và một vài thông tin cá nhân, lập tức có người mang "hàng" đến tận nhà.
Tại một trang web rao vặt tên: Samuat...., chúng tôi liên hệ với một người đàn ông tên T. (Cầu Giấy, Hà Nội).
Khi chúng tôi đề cập đến việc đổi tiền, T. cho biết đã có tất cả các loại tiền lẻ, mới đủ mệnh giá. Khi hỏi mức phí đổi tiền, T. cho biết: "Phí đổi tiền em đã in trên trang web, tiền 200 VNĐ có phí đổi 45%, 500 VNĐ có phí đổi 25%... Anh cần đổi số lượng bao nhiêu cũng có, kể cả các tiền USD". Khi chúng tôi hỏi, ở đâu ra mà họ có số lượng lớn đến như vậy, tất cả các “ông chủ” đều ỡm ờ: "Có nguồn". Hỏi cụ thể nguồn ấy ở đâu thì họ đều tìm cách lảng tránh. T. cho biết, thời điểm giáp Tết, mỗi ngày anh nhận được đơn đặt hàng đổi tiền lẻ của cả hàng trăm người.
Kỹ nghệ rỉ tai "thổi" giá
Mấy năm qua, việc lì xì đầu xuân bằng tiền ngoại tệ lẻ, mới không còn là chuyện lạ. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều người đã kinh doanh những đồng tiền USD có mệnh giá nhỏ kiếm lời (đặc biệt là đồng 2USD luôn được người dân Việt Nam coi là may mắn). Theo lời chào hàng của anh Hỡi, cứ đến cuối năm, những đồng tiền 2USD có seri đẹp luôn là mặt hàng chủ lực, được nhiều người săn lùng.
Đối với những tờ tiền mới, độ đắt rẻ luôn phụ thuộc mã số seri. Còn đối với tiền cũ thì dựa vào năm sản xuất để đo giá trị. Tờ tiền nào càng lâu, càng "đổ cổ" thì giá trị càng cao. Một tờ 2USD mới toanh chỉ có giá 48.500 đồng /tờ tuy nhiên tờ 2USD được in năm 1953 có giá 450.000 đồng /tờ, thậm chí, tờ tiền 2USD "siêu hiếm" được in năm 1917 có giá 2 triệu đồng /tờ. "Nếu tờ 2USD vừa hội tụ được yếu tố "cổ" cộng với số seri đẹp thì chắc phải tiền tấn mới mua được", anh Hỡi cho biết.
Nói chuyện với chúng tôi, ông chủ T. ra sức "khua môi, múa mép" về ý nghĩa của những tờ tiền 2USD. "Bọn em có đủ các thể loại tiền 2USD có seri VIP như Tứ quý, Tam hoa, Phát lộc, Lộc phát, Thần tài... Nếu ai có nhu cầu muốn lì xì cả bộ Tam hoa đuôi 999, 888 thì em có sẵn với giá chỉ 1, 5 triệu đồng/bộ, bộ Lộc phát đuôi 6868, 6886 có giá 1 triệu đồng /bộ".
Một bộ USD được thổi giá 1,5 triệu đồng
T. "tán": "Con số 9 có ý nghĩa vô cùng, nó là con số tận cùng của dãy số 0-9, thể hiện cho sự trường tồn. 3 số 9 ghép lại với nhau còn có ý nghĩa hơn gấp nghìn lần. Còn số 8 tiếng Hán - Việt là "bát" đọc gần giống với từ "phát". Bình thường, 3 con số giống nhau đi liền gọi là "Tam hoa", nếu có 3 số 8 ghép lại gọi là "Tam hoa phát". Số này không những ý nghĩa mà còn "độc". Em phải mất nhiều công sức lắm mới sưu tầm được bộ này đấy. Mang những đồng tiền seri VIP đi mừng tuổi sếp thì còn sang và ý nghĩa gấp mấy lần sơn hào hải vị ấy chứ. Đặc biệt, số seri này rất khó tìm, không phải ở đâu cũng có".
Không những thế, theo T. những năm gần đây, khi Nhà nước mới đổi sang dùng tiền polime thì tờ tiền giấy mệnh giá 10.000 đồng cũng được nhiều người săn đón. Anh T. cho biết, vì tờ tiền này có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hơn nữa, do ít sử dụng nên đến thời điểm hiện tại nó cũng hiếm hơn các loại tiền khác.
Vẫn tiếp tục khan hiếm... như mọi năm?
Chị Nguyễn Thị Mai, một giáo viên cấp 2 tại Hà Nội cho biết, thời điểm gần Tết năm nào cũng đến các ngân hàng đổi tiền lẻ, mới về đi chùa, mừng tuổi lấy may. Tuy nhiên, năm nào chị cũng phải ra về trong tay trắng. "Tôi đến ngân hàng từ sáng sớm mà đã hàng chục người xếp hàng, chen lấn đợi đổi tiền. Đợi mấy tiếng đồng hồ không đến lượt nên đành ra ngoài đường đổi cho nhanh. “Mặc dù biết mình bị ép phí cắt cổ nhưng vẫn đành chấp nhận. Lễ chùa và mừng tuổi đầu xuân là nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam, mình không theo không được", chị Mai nói.
5. Bán lẻ trên ebay- kinh doanh siêu lợi nhuận
Tuy nhiên, xuất khẩu hàng ra thị trường thế giới bằng con đường thương mại điện tử lại là hướng đi hoàn toàn mới với các doanh nghiệp cũng như các cá nhân người Việt. Sự xuất hiện của các trang web thương mại điện tử nổi tiếng đã tạo ra làn sóng kinh doanh mới. Riêng eBay đã có mặt tại hơn 40 thị trường rộng lớn cộng với 80 triệu khách hàng thường xuyên trao đổi mua bán. Bán hàng trên eBay thu hút ngày càng đông những người yêu thích kinh doanh trên mạng bởi sự hấp dẫn từ lợi nhuận có khi đến hàng trăm lần so với giá gốc.
Sở hữu rất nhiều sản phẩm có giá trị lịch sử như: Tiền cổ, bật lửa zippo cổ, các loại kỷ vật chiến tranh…. Anh Trần Tường Sinh đã từng rất băn khoăn làm thế nào để những sản phẩm này tới được tay những người thật sự hiểu về giá trị của chúng.
Bởi trong khi những chuyên gia về đồ cổ hoặc người sưu tập kỷ vật chiến tranh phải đánh đổi rất nhiều thời gian và công sức đế có trong tay những kỷ vật này thì đối với người bình thường những sản phẩm này quá lạc hậu và hầu như không có giá trị sử dụng. Biết vậy, nhưng để tiếp cận đúng với đối tượng hiểu về sản phẩm đâu phải dễ dàng. Ngay từ khi mới biết tới eBay.vn với thị trường nhắm tới là Mỹ, anh Sinh đã nghĩ rằng đây chính là thị trường mà mình cần khai phá, anh đã chủ động liên hệ với các chuyên viên của eBay.vn để được tư vấn về cách thức bán hàng trên eBay. Và đúng như kỳ vọng, chỉ sau 1 thời gian rất ngắn gian hàng của anh đã thu hút và chinh phục được rất nhiều khách hàng Mỹ, đa phần họ là những người rất am hiểu về các kỷ vât chiến tranh nên rất hào hứng với các sản phẩm đăng bán khiến anh Sinh vô cùng phấn khích.
Bên cạnh việc mua - bán thông thường, một điểm độc đáo khác khiến bán hàng trên eBay có thể kiếm lời cao đó là thông qua hình thức đấu giá. Đấu giá sẽ khiến cho sản phẩm trở nên có giá trị hơn. Đây là cách tiếp cận người mua hiệu quả khi người bán nhận thấy nhu cầu về sản phẩm đó cao nhưng lại không rõ về giá trị sản phẩm. Với một thương nhân tầm trung bình thì đấu giá là cách để xuất khẩu hàng hóa hiệu quả mà không tốn nhiều công sức, tiền bạc.
Anh Sinh cũng chia sẻ thêm, hầu hết các sản phẩm anh đăng bán đều bán được cao hơn giá trị lúc đầu anh đặt ra. Gần đây nhất chiếc bật lửa Vietnam War Era SAIGON 68 - 69 ZIPPO LIGHTER – NR lúc đầu anh đăng bán ở mức khởi điểm là 29 USD, đến khi kết thúc đấu giá, sản phẩm đã bán thành công với mức 52.55 USD, gấp 2,5 lần giá trị ban đầu. Với những thành công như vậy anh Sinh cho rằng “Vấn đề quan trọng trong kinh doanh là phải xác định được đối tượng khách hàng và phương tiện tiếp cận với họ. Qua eBay.vn, tôi đã có cơ hội tiếp cận với những khách hàng rất quan trọng mà trước đây dù có nghĩ tới nhưng những rào cản về ngôn ngữ, địa lý, thanh toán… đã khiến tôi rất lung túng và bỏ phí rất nhiều thời gian cho việc kinh doanh của mình”.
“Khởi nghiệp” xuất khẩu hàng hóa xuyên biên giới rất đơn giản, bạn chỉ cần có một tài khoản tại eBay.vn, đăng nhập vào trang Bán hàng, thêm hàng hóa vào kho, mô tả sản phẩm và làm theo hướng dẫn.
Không chỉ thu hút cá nhân, eBay.vn còn là nơi các tên tuổi của làng thời trang Việt như Nhà may Tân Á tìm đến. Sản phẩm được Nhà may Tân Á giới thiệu trên eBay là những bộ quần áo nhảy nam và nữ rất kiểu cách, sáng tạo, trẻ trung. Đặc biệt, ngoài những mẫu thiết kế đã có sẵn, Tân Á luôn sẵn sang tiếp nhận những lời đề nghị làm những bộ quần áo nhảy theo ý người dùng với những số đo, màu sắc, loại vải, thiết kế của riêng họ. Điều này thực sự tạo lên sự khác biệt, và thu hút rất nhiều người mua trên eBay. Các sản phẩm này được làm từ Việt Nam với giá nguyên vật liệu, nhân công rẻ, tạo ra sản phẩm giá thành thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại.
Trong ngành may mặc, trên eBay còn có một số sản phẩm khác khá độc đáo, mang phong cách Việt Nam và được người mua chào đón như: áo dài Việt Nam, áo Quan họ Bắc Ninh, áo bà Ba…
Khác với mô hình kinh doanh truyền thống cho phép người mua có thể xem hàng hóa trước khi mua, mô hình thương mại điện tử là mô hình kinh doanh mà sự thành công gắn liền với điểm uy tín mà người bán và người mua có được. Có thể nói, điểm uy tín cao chính là tấm vé thông hành bảo đảm cho người bán và người mua thực hiện được nhiều giao dịch một cách nhanh chóng, thuận tiện. Nếu người bán tự đăng bán sản phẩm, khả năng bán hàng thành công sẽ rất thấp bởi điểm uy tín không cao. Còn khi người bán sử dụng dịch vụ do eBay VN cung cấp, sản phẩm của họ sẽ nhận được sự quan tâm và niềm tin cao hơn từ phía người mua bởi uy tín của eBay.vn đã được khẳng định và được eBay.com bảo hộ.
Theo ghi nhận của eBay Việt Nam, lượng giao dịch trên mạng này ngày càng lớn, ngày càng có nhiều ý tưởng kinh doanh mới lạ. Hiện có trên 500 doanh nghiệp, thương nhân tham gia hoạt động trên thị trường toàn cầu và đạt được nhiều thành công. Nguyên nhân chính là các rào cản về thanh toán đã được gỡ bỏ. Thêm vào đó, việc vận chuyển, mua bán hàng hóa cũng ngày càng dễ dàng, hiện nay mỗi món hàng chỉ mất khoảng 7-10 USD. Các doanh nghiệp bán hàng không còn phải chịu cảnh bán hàng ra nước ngoài thông qua đầu nậu nên khi bán lẻ doanh thu sẽ cao hơn.
6. Ý tưởng "điên rồ" có thể kiếm triệu đô
Nhiều người thực hiện việc kiếm tiền qua mạng khá thành công. Họ kiếm triệu đô chỉ với chiếc máy tính với những ý tưởng khá "điên rồ".
Bán 714.286 cuốn sách điện tử trên Kindle Hãy thử hình dung, mỗi cuốn sách giá 2 USD (khoảng 45k VNĐ)thường đem lại lợi nhuận 70% sau khi trừ các chi phí. Khi đó, để kiếm về 1 triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng), bạn cần phải bán hết veo 714.286 cuốn sách. Liệu ý tưởng trên có phải điều khả thi?
Đầu năm nay, cô nàng 26 tuổiAmanda Hocking đã tạo cú "hit" lớn trên thị trường sách điện tử Kindle. Mỗi tháng, cô bán được hơn 100.000 bản ebook với giá từ 1-3 USD (khoảng 22 ngàn đến 66 ngà VNĐ) tùy từng thời điểm. Và tới nay, chị ấy đã đút két vài triệu đô la rồi nhé. Bán 477.784 ứng dụng trên App Store Theo luật mới của Apple, mỗi ứng dụng trên App Store có giá bán tối thiểu 2,99 USD (khoảng 66 ngàn VNĐ). Nếu lợi nhuận trung bình cho ứng dụng khoảng 70%, bạn sẽ thu được 2,093 USD (khoảng 22 ngàn VNĐ) tiền lãi. Như vậy nhà phát triển cần bán xong 477.784 lượt ứng dụng là bỏ túi 1 triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng) rồi đấy.
Câu chuyện nghe chừng khó tin nhưng đấy chính là điều mà Doodle Jump's Igor và Marko Pusenjak, Tap Tap Revenge cùng Peter Verterbacka đã làm được với trò chơi chim điên (Angry Birds) đó nha. Bán 250.000 món đồ trên Fiverr Fiverr cho phép bạn kinh doanh mọi thứ có ích cho người khác với giá từ 1 đến 5 USD (khoảng 22k đến 110k VNĐ). Mặt hàng có thể là món đồ chơi hay đoạn video dạy lộn nhào trên bãi biển. Nếu trung bình mỗi thứ đem về lợi nhuận 80% thì bạn có tối đa 4 USD tiền lãi (khoảng 88k VNĐ) với mỗi sản phẩn bán đi.
Như vậy, để bỏ túi 1 triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng), bạn cần tẩu tán được ít nhất 250.000 món đồ. Chưa có ai làm được đâu nhé, cho nên ý tưởng lạ lùng này vẫn còn phi thực tế. Bán 10.262 kế hoạch kinh doanh trên eBay Nếu mỗi kế hoạch kinh doanh bán trên eBay có mức phí 111 USD (khoảng 2,4 triệu đồng) thì bạn phải nộp lại cho eBay một khoản chi phí bằng 13,55 USD (khoảng 300 ngàn VNĐ).
Trừ đi các khoản, mỗi giao dịch thành công mang lại lợi nhuận bằng 97,45 USD (khoảng 2 triệu đồng). Như vậy cần đến 10.262 bản kế hoạch để hoàn thành mục tiêu 1 triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng). Vào đầu năm nay, Samuel Katabaaz đã bán được tới 99.999 bản kế hoạch kinh doanh của mình với mức giá 111 USD (khoảng 2,4 triệu đồng). Không phải bỏ vốn mà thu được số tiền khổng lồ thì quả thực hiếm. Tweet 800.000 tin nhắn tài trợ trên MyLikes Cách kiếm tiền giống như việc bạn ngồi đăng từng tin nhắn để kiếm vài xu mỗi khi có người click vào đó. Cách tính điểm bằng công cụ MyLikes Engagement Score, dựa trên những hoạt động của người dùng tại Twitter, Facebook và YouTube. Nếu có vài nghìn người nám đuôi thì mỗi click của bạn được trả tới 0,25 USD (khoảng 6 ngàn VNĐ), còn trên 100.000 người theo dõi thì mỗi click có giá 1 USD (khoảng 22 ngàn VNĐ).
Chúng ta hãy cùng lấy ví dụ với 0.25 USD cho mỗi click nhé. Tính ra sẽ cần đến 4.000.000 click. Nếu trung bình 5 người nhấp vào 1 link thì bạn sẽ cần đạt 800.000 tweet đấy. Ngay cả những ông vua tweet như Snooki và Khloe Kardashian cũng chỉ kiếm được 40.000 USD (khoảng 880 triệu đồng) mỗi tháng. Vậy bao giờ chúng ta mới thu về 1 triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng) theo cách này đây nhỉ? Bán 1.000.000 pixel trên web quảng cáo Rất đơn giản, mỗi pixel có giá 1 USD (khoảng 22 ngàn VNĐ) và khi bán được 1 triệu pixel, bạn sẽ đút túi 1 triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng). Đó chính là ý tưởng táo bạo của Alex Tew khi anh chàng phải vắt óc nghĩ cách kiếm tiền đóng học phí.
Sau khi dụ được gia đình và người thân mua 1.000 pixel đầu tiên, giới truyền thông đã vào cuộc và hết lời tung hô Alex Tew. Rất nhanh chóng, hàng triệu website tranh nhau mua miếng đất nhỏ 1 pixel trên trang web này. Nhờ vậy nên anh chàng cũng nhanh chóng trở thành triệu phú chính hiệu.
7. Quả óc chó gây sốt giới đầu cơ Trung Quốc
30/08/2012 11:10 | Kinh tế
(VTC News) - Thay vì rót tiền vào sàn chứng khoán hay bất động sản, nhiều đại gia Trung Quốc không ngần ngại đầu tư khủng cho món hàng đắt giá mới - quả óc chó.
Những phương thức đầu tư cổ điển như cổ phiếu hay đất đai có vẻ đã trở nên lỗi thời. Trong vài năm trở lại đây, chúng có thể khiến giới đầu tư chẳng thu về được bao nhiêu lời lãi, thậm chí thất bại thê thảm. Chính trong thời điểm đó, một thị trường mới nổi lên và ngày càng chứng tỏ sức hút cũng như tiềm năng phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc - đó là ngành kinh doanh "những thú chơi văn hóa".
Trào lưu này đang giúp những thứ mới nghe qua tưởng chừng rất bình thường như quả óc chó bỗng có giá lên tới hàng chục ngàn USD.
Quả óc chó từng là một trong những trò chơi được yêu thích của các ông vua bà hoàng Trung Quốc. Theo sử sách ghi lại, xoay tròn quả óc chó trong lòng bàn tay sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe.
Và giờ đây, thú tiêu khiển đế vương này đã trở lại, nhưng dĩ nhiên, không dành cho dân thường. Chỉ có giới nhà giàu mới đủ tiền và độ chịu chơi để không chỉ xem quả óc chó như một món đầu tư hời mà còn là một biểu tượng địa vị vững vàng.
Quả óc chó trên tay một người nông dân ở huyện Lai Thủy - thành phố Bảo Định - tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) có giá lên tới hàng chục ngàn USD.
Kou Baojun, một nhà sưu tập có tiếng ở Bắc Kinh, cho biết, quả óc chó càng già, càng lớn, càng có hình dạng đối xứng nhau, càng có giá trị.
Hiện Baojun sở hữu hơn 30 cặp óc chó, phần lớn trong số đó đều trên 1.000 năm tuổi và chuyển sang màu hơi đỏ do trải qua nhiều năm liền chà xát với lòng bàn tay con người.
Nhà sưu tập này khẳng định: "Hãy xem càng già, những quả óc chó này trông mới càng tuyệt làm sao. Chơi với những quả óc chó nghìn tuổi như thế này rõ ràng không phải thứ dành cho người thường đâu".
Thú vui và niềm đam mê đặc biệt từ những nhà sưu tập như Kou đã giúp quả óc chó trở thành ngành kinh doanh siêu lợi nhuận đối với những lái buôn như Hu Zhenyuan - người chuyên mua nguyên cả vườn óc chó từ các nông dân vào trước mỗi vụ thu hoạch để đảm bảo nguồn cung cho chuỗi cửa hiệu của ông ta ở Bắc Kinh.
Hu cho biết: "Đầu tư vào quả óc chó tăng dần đều qua từng năm. Một cặp óc chó, nếu như 10 năm trước chỉ có giá 350 tệ (hơn 1,1 triệu đồng), thì nay có thể bán với giá 3.500 tệ (hơn 11 triệu đồng), thậm chí 20.000 - 30.000 tệ (66 - 99 triệu đồng)".
Quả óc chó được bán theo từng cặp tại một tiệm đồ cổ ở Bắc Kinh.
Mốt chơi quả óc chó đạt tới đỉnh điểm vào năm 2010 khi thị trường bất động sản ở Bắc Kinh trải qua giai đoạn trầm lắng.
Hiện tại, khi thị trường chứng khoán sụt giảm gần 40% so với ba năm trước và các nhà đầu tư có rất ít cơ hội ở nước ngoài, thì việc kinh doanh với quả óc chó và nhiều thứ tưởng rẻ tiền khác (như quả bầu khô, dế cảnh...) bỗng trở nên phát đạt.
Trên một trang web chuyên bán quả óc chó, một cặp óc chó được đề giá trên 31.000 USD (hơn 646 triệu đồng).
Và không chỉ có quả óc chó từng lập kỷ lục về mức độ tăng giá trên thị trường. Trước đó, năm 2006, một loạt tin đồn cũng khiến loại chè đặc biệt ở phía Tây Nam tỉnh Vân Nam tăng giá chóng mặt.
Năm 2009, giá tỏi được thổi phồng lên khi hàng ngàn người đổ xô đi buôn loại gia vị được cho là góp phần tăng tuổi thọ này. Gần đây nhất, thị trường Trung Quốc cũng chứng kiến nhu cầu tăng đột biến về loại gỗ dái ngựa.
Mark Williams, chuyên gia kinh tế ở London, nhận xét: "Có rất nhiều người ở Trung Quốc sở hữu nguồn tiết kiệm sẵn có nhưng lại rất ít lựa chọn đầu tư. Họ nhìn vào thị trường bất động sản và lo ngại về việc loạn giá.
Thị trường cổ phiếu dường như chẳng đi tới đâu trong những năm qua. Tiền gửi ngân hàng cũng chẳng giúp thu lãi bao nhiêu. Việc này dẫn tới những hành vi đầu tư như trên".
8. Buôn 'có bạn' ở vỉa hè: Kiếm cả trăm triệu
- Nói đến chuyện kinh doanh theo chuỗi, theo hệ thống thường được mọi người nghĩ ngay tới các nhà hàng, siêu thị... với hình thức và quy mô lớn, chứ chẳng mấy ai nghĩ đến việc buôn bán nhỏ lẻ trên vỉa hè cũng có những chuỗi, hệ thống bán hàng hệt như vậy.
Điểm khác biệt ở đây chỉ là một bên kinh doanh trong nhà, còn bên kiathì tạm bợ trên vỉa hè nhưng nguồn lợi nhuận thu về hàng tháng từ kiểu"buôn thúng bán mẹt" này chẳng kém gì.
Vỉa hè cũng kinh doanh theo chuỗi
Chi phí thấp, lợi nhuận siêu khủng lại không phải chịu thuế... lànhững lý do khiến chuyện buôn bán trên vỉa hè ngày càng sinh sôi nảy nởmạnh trên địa bàn Thủ đô, dù không được phép. Hầu hết dân buôn bán vỉahè chỉ ngồi ở một điểm, tuy nhiên, không ít người đang thâu tóm vài điểmđến con số hàng chục điểm bán hàng, tạo thành cả một chuỗi dải khắp vỉahè các con phố lớn nhỏ.
Là một người quản lý hẳn một chuỗi bán hàng trên vỉa hè tại một sốtuyến phố ở Hà Nội hiện nay, chị Đặng Ngọc Dung ở Trung Kính, Cầu Giấy,cho biết, chị đang sở hữu 6 điểm bán hàng quần áo thời trang và tất cảđều bán trên vỉa hè các phố và gần một số khu vực gần chợ. Được biết,cách đây khoảng hơn một năm, khi bắt đầu mới xâm nhập "kênh" bán hàngvỉa hè, chị chỉ có một điểm bán hàng tại khu vực chợ Ngã Tư Sở (ThanhXuân, Hà Nội). Tuy nhiên, thấy làm ăn được, hàng bán chạy, nhu cầu củakhách bình dân cao, chị tiếp tục tìm đến những nơi khác đầu tư thêm vốnnhập hàng rồi thuê người bán để mở thêm một số điểm nữa. Đến giờ, khôngchỉ có điểm bán ở vỉa hè chợ Ngã Tư Sở mà còn ở vỉa hè chợ Nhà Xanh,Chùa Bộc... trong tay chị sở hữu cả một chuỗi kinh doanh thời trang vỉahè.
Chị Ngọc Dung cho hay: "Kinh doanh theo chuỗi trên vỉa hè khá đơngiản. Hằng ngày, chỉ lo việc nhập hàng về cho họ bán, còn công việc bánnhư thế nào thì nhân viên được thuê sẽ chịu trách nhiệm. Đến cuối ngày,mình đi thống kê số lượng hàng bán ra, hàng tồn, thu tiền để tính lờilãi rồi trả công cho mọi người chứ chẳng phải thuế má cũng như tiền thuêmặt bằng".
Hiện tại, mỗi người bán hàng thuê cho chị một ngày có thể nhận120.000 tiền công; chưa kể tiền hoa hồng 5.000 đồng/chiếc cho mỗi sảnphẩm bán ra. Hàng bán càng nhiều, hoa hồng được hưởng càng lớn.
"Chuỗi kinh doanh thời trang vỉa hè chủ yếu bán đồ bình dân, hàng đổđống, được niêm yết một giá, không mặc cả nên khá hút khách. Nhất là cácđiểm bán hàng tại các khu vực tập trung nhiều trường đại học, sinh viênđông đúc... Số lượng hàng bán ra một ngày có thể lên đến vài trămchiếc, cuối tuần hàng bán được thường gấp rưỡi", chị chia sẻ thêm.
Chị Lan, nhân viên bán hàng tại một điểm thuộc khu vực chợ Nhà Xanh(Xuân Thủy, Cầu Giấy), đang tính toán số lượng hàng bán ra và tổng sốtiền thu được trong ngày với chị Ngọc Dung, cho hay: "Bán hàng thờitrang vỉa hè khá dễ nhưng không phải ai cũng có vốn và biết địa điểmnhập hàng rẻ. Chấp nhận bán thuê như thế này thu nhập mỗi tháng cũngđược khoảng 6 - 7 triệu đồng, tính ra cũng có thể được coi là cao so vớicác công việc khác, nhất là trong thời buổi khó khăn hiện nay".
Khác mặt hàng, nhưng chung hình thức kinh doanh, anh Lê Văn Thìn ởĐông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội) chuyên đánh xe tải về các tỉnh lẻ hay lêncửa khẩu nhập hoa quả về Hà Nội cũng cho hay đang liên kết với một sốdân chuyên buôn bán hoa quả vỉa hè tại một số tuyến phố như: Trần Cung,Hồ Tùng Mậu, Hoàng Quốc Việt... tạo thành chuỗi bán hàng dày đặc trênphố.
Anh Thìn cho biết: "Mình có điều kiện lấy hàng tận gốc, giá rẻ, nhưngmột ngày không thể bán hết cả xe ôtô tải lên đến cả chục tấn hàng. Vìvậy, phải liên kết với những người bán hoa quả vỉa hè để phân phối hàngtiêu thụ nhanh hơn".
Như anh Thìn nói, hàng đánh về cả một ôtô, mùa nào thức ấy. Mùa vảilên Bắc Giang, mùa nhãn về Hưng Yên, rồi anh lên cả cửa khẩu Lào Cai,Lạng Sơn... lấy hàng. Về tới Hà Nội, hàng được chia đều cho mọi ngườicùng bán. Anh Thìn là người chịu trách nhiệm quản lý từ khâu nhập hàngtới giá bán lẻ. Tiền công cũng được tính rất rõ ràng, cụ thể.
Chị Nguyễn Thị Tuyết, nằm trong chuỗi bán hàng hoa quả của anh Thìntrên đường Hồ Tùng Mậu, cho biết, đoạn đường từ nghĩa trang Mai Dịch tớiCầu Diễn có hơn 1/3 là của anh Thìn. Nhận bán hàng như thế này, mọingười không phải vất vả đi lấy hàng tại các chợ đầu mối, chỉ cần tậptrung tại điểm bán, hàng sẽ được chở đến tận nơi. Cuối ngày, ngoài tiềncông được trả 100.000 đồng/ngày, người bán còn được ăn thêm phần trămhoa hồng. Theo đó, mỗi một kg hoa quả bán ra sẽ được chủ trả thêm 1.000đồng.
Kiếm bộn tiền mỗi tháng
Nhiều chủ kinh doanh theo chuỗi trên vỉa hè đều khẳng định: "Bám vỉahè buôn bán đang giúp họ hái ra tiền một cách dễ dàng". Họ lý giải, kinhdoanh tại cửa hàng còn mất tiền thuê mặt bằng, mà không phải ai cũng cótiền thuê đâu. Trong khi đó, bán hàng vỉa hè đang có nhiều lợi thế hơnhẳn. Tiền thuê mặt bằng không mất, giá lại mềm hơn rất nhiều và hầu hếtđều được niêm yết giá cụ thể. Người dân qua đường có thể dừng xe tạt vàomua nhanh rồi đi, không sợ mất thời gian.
Anh Thìn tiết lộ, mỗi một điểm một ngày bán chỉ khoảng vài tạ hoa quảnhưng nhờ tạo được hệ thống bán hàng theo chuỗi dày đặc tại các tuyếnphố, giờ một ngày anh có thể tiêu thụ hàng chục tấn hoa quả mà không lo ếhàng bất kể trời nắng hay mưa. Ăn lãi ít, hàng bán giá rẻ, hút đượckhách mua. Mỗi tháng thu nhập của anh có thể lên tới hàng trăm triệuđồng.
Tương tự, chị Ngọc Dung cũng khẳng định, việc tạo ra chuỗi bán hàngtrên vỉa hè như hiện nay giúp chị bán được cả ngàn chiệc quần áo mộtngày mà không mất một khoản phí nào trừ tiền công trả cho nhân viên hàngtháng.
Khi được PV hỏi về khoản tiền lợi nhuận thu được hàng tháng từ hìnhthức kinh doanh theo chuỗi này, chị Ngọc Dung nhận xét, tuy không đượcmức trăm triệu đồng/tháng như mọi người, nhưng trung bình mỗi tháng chịcũng có thể kiếm 50 - 60 triệu đồng từ việc kinh doanh này".
Kinh tế càng khó khăn, buôn bán vỉa hè càng có cơ hội phát triển vàkiếm lợi nhiều hơn, nhất là với những người nhờ phát triển kinh doanhtheo chuỗi trên vỉa hè. Nghe qua có vẻ như nghịch lý, mâu thuẫn nhưngsuy nghĩ kỹ mới thấy đó dường như là chuyện tất yếu, bởi người dân đangphải chắt bóp nên nhu cầu tìm đến những nơi có hàng giá rẻ, hàng bìnhdân ngày một nhiều hơn. Và đương nhiên, kênh bán hàng vỉa hè đang dầnchiếm được lợi thế trong thời buổi hiện nay, anh Thìn nhận định.
9.Buôn xe siêu lợi nhuận: Mua 1... bán 10?
12:13 PM Thứ tư, ngày 21 tháng ba năm 2012.|
Thời gian gần đây, báo chí nói nhiều về sự khó khăn của các nhà nhập khẩu xe hơi. Nhưng nếu quay ngược thời gian, ít ai biết được rằng, buôn xe đem lại mức siêu lợi nhuận như thế nào.
40 đến 50.000USD (tương đương với khoảng 800 đến 1 tỷ đồng) đó là mức lợi nhuận có thể thu được khi bán một chiếc xe của các nhà nhập khẩu. Con số này khiến bạn phải giật mình, nhưng đó là thực tế. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự thật.
“Mua 1, bán 10”
Để kiềm chế nhập siêu, chống lạm phát, Nhà nước đã tăng thuế nhập khẩu, thuế trước bạ đối với ôtô nguyên chiếc.Tuy nhiên, cách xác định giá trị tính thuế, việc thẩm tra giá bán của ôtô nhập khẩu trên thị trường vào thời hoàng kim của xe nhập khẩu (tính từ trước thông tư 20 được ban hành trở về trước) đã có vấn đề.
Cứ mỗi lần Nhà nước ban hành chính sách tăng thuế, siết chặt xe nhập khẩu, giới doanh nghiệp kinh doanh ôtô nhập khẩu kêu “khó”, than “lỗ”. Nhưng thực chất, họ có lỗ không?
Kinh doanh ôtô, nghề siêu lợi nhuận (Ảnh minh họa)
Trước thông tư 20, các nhà nhập khẩu xe hơi thu được lợi nhuận “khủng” từ mặt hàng này
Anh Dũng, cựu nhân viên của một doanh nghiệp kinh doanh ôtô nhập khẩu khẳng định: “Dù có đánh thuế cỡ nào thì cũng chỉ ảnh hưởng đến mức lãi của các doanh nghiệp mà thôi. Thực chất là họ không thể lỗ vì ‘thuyền dâng thì nước dâng’, thuế cao thì họ tăng giá bán xe. Lợi nhuận trên mỗi chiếc xe ôtô nhập khẩu là rất lớn, chỉ cần bán một xe là lãi cũng đủ trả lương, nuôi công ty trong vòng một tháng rồi”.
Các doanh nghiệp nhập khẩu luôn có cách tránh thuế rất giỏi. Ví dụ, cách đây vài năm, xe Kia Morning nhập khẩu trên thị trường giá là từ 17.000 đến 18.500 USD/chiếc (tùy theo là số sàn hay số tự động, dung tích từ 999cc đến 1.100cc), vậy mà mức giá khai báo nhập khẩu chỉ là 3800 đến 4500 USD/chiếc. Thậm chí nếu đưa về một số tỉnh để thông quan thì mức giá khai báo và được chấp nhận để tính thuế còn thấp hơn thế. Ví dụ, có thời điểm Hải quan Ninh Bình chấp nhận thông quan xe Kia Morning với trị giá để tính thuế chỉ là 3.100 USD/chiếc. Vậy tại sao khi đến tay người tiêu dùng, giá xe lại đội lên cao như vậy?
Lấy thời điểm trước khi Thông tư 20 được ban hành, xe ôtô du lịch mới nhập khẩu về Việt Nam phải chịu 3 loại thuế là thuế nhập khẩu (TNK) bằng 82%, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) bằng 30% đối với loại xe trên 5 chỗ ngồi và 50% đối với xe dưới 5 chỗ ngồi, cuối cùng là thuế Giá trị gia tăng (GTGT) bằng 10%.
Thử làm một phép tính với mức giá đánh thuế xe Kia Morning là A= 3800USD/chiếc thì TNK sẽ là: A×82% = 3800 × 82% = 3116 (USD), thuế TTĐB= (A+ TNK)×50% = (3800+ 3116) × 50% = 3458USD, thuế VAT là: (A+ TNK+ TTĐB) ×10% = (3800+ 3116+ 3458) × 10%= 1037USD. Vậy tổng các loại thuế phải nộp cho Hải quan là: TNK + TTĐB + VAT = 7611USD. Trị giá của xe sau khi tính đủ các loại thuế là 3800 + 7611 = 11.411USD.
Xe Kia Morning 999cc lúc đó được bán trên thị trường với giá khoảng 17.000 USD/chiếc. Mức chênh lệch tới 5.589 USD/chiếc, cao gấp rưỡi mức giá nhập khẩu theo khai báo của doanh nghiệp (lãi 5589 USD/chiếc so với giá khai báo là 3800 USD/chiếc). Dù trừ đi các chi phí vận chuyển, phí bến bãi… thì lãi của doanh nghiệp vẫn là hàng nghìn USD/chiếc ôtô nhập khẩu.
Đó là một chiếc xe thông thường. Còn các loại xe hạng sang như Porsche, Lexus, Audi thì mức lợi nhuận còn cao hơn gấp nhiều lần.
Chị H.Y (Showroom xe nhập khẩu V.N) cho hay: “Thời showroom làm ăn tốt, chúng tôi nhập một chiếc Porsche như Cayenne về khoảng gần 100.000USD, cộng các loại thuế vào, chiếc xe có giá rơi vào khoảng 250.000USD, và nếu xe khan hoặc có đơn đặt hàng sẵn, công ty hoàn toàn có thể bán chiếc xe với giá tầm 290.000USD”.
Cũng theo chị Y, giá xe nhập được các nhà nhập khẩu điều chỉnh căn cứ vào tình hình thị trường, các loại thuế. Do đó, chuyện lãi lời là vô cùng, có khi lãi đến vài chục ngàn đô một chiếc xe là chuyện hết sức bình thường.
“Kiếm đủ” từ một chiếc xe
Có một thực tế là khách hàng đi mua ôtô nhập khẩu bao giờ cũng bị ghi giá trong hóa đơn thấp hơn rất nhiều so với giá thanh toán thật. Khi khách hỏi thì nhân viên trả lời rằng làm như thế khách hàng sẽ có lợi bởi sẽ tránh được thuế trước bạ mức cao. Tuy nhiên, thực chất đây chỉ là chiêu “trốn thuế, né hải quan” của doanh nghiệp, còn khách hàng chẳng được lợi gì.
Có hai lý do để doanh nghiệp kinh doanh ôtô nhập khẩu tìm mọi cách để ghi hóa đơn thấp. Thứ nhất, họ muốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu họ ghi giá bán hàng thấp thì trong sổ sách tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của họ sẽ thấp. Như thế, khoản tiền thuế của họ sẽ được kéo tụt xuống. Thứ hai, ghi giá bán thấp, họ sẽ tránh được sự kiểm soát của cơ quan thuế, hải quan về giá nhập khẩu. Anh T (Công ty CPNK ôtô H.A, Nguyễn Văn Cừ) cho hay: “Vào thời điểm xe bán chạy, mỗi tháng Công ty bán được từ 30 đến 40 chiếc xe. Thời đó bán xe kiếm lắm mà cũng dễ bán”. Căn cứ vào số lượng xe bán ra, vào việc khai thấp mức giá đánh thuế, khai thấp giá trong hóa đơn thì số tiền mà các doanh nghiệp nhập khẩu kiếm được trong một tháng là không hề nhỏ.
Doanh nghiệp “kiếm” được, nhân viên của các công ty chuyên nhập khẩu xe cũng được thơm lây. Anh Đ.K (nhân viên bán hàng của showroom V.A trên đường Lê Văn Lương) cho biết: “Nói về thu nhập của sales thì cũng vô cùng, tùy thuộc từng người, có người kiếm vài chục triệu/ tháng, có người không đủ doanh số hưởng lương cứng vài triệu đồng. Chủ yếu là bán đủ số lượng quy định sẽ được hưởng lương cứng, phần lương này cụ thể là bao nhiêu thì do quy định của từng công ty. Ngoài ra lương còn phụ thuộc vào số lượng ôtô bán được. Có thể từ vài triệu đến vài chục triệu một tháng. Đó là còn chưa kể, một nhân viên sales, ngoài bán hàng chính cho công ty mình, còn dẫn khách đến showroom khác, mình làm giá với showroom đó, rồi làm giá với khách, bán một con xe có khi lãi 2000USD”.
Anh K cũng tiết lộ thêm, sales vẫn kiếm được nhất trong một công ty nhập khẩu xe, nhưng các nhân viên khác cũng có nhiều nguồn thu. Ông bao làm thuế má cho khách kiếm được 1-2 triệu con xe. Bà giới thiệu khách cho ngân hàng và làm hồ sơ cũng thu được khoảng 1 triệu đồng/xe. Một tháng bán được vài chục xe, chỉ cần chục xe khách làm thủ tục trả góp ngân hàng là những người này cũng có được khoản kha khá.
Thời kì xe nhập khẩu còn “vượng”, ngay cả đến anh dọn xe trong showroom tổng thu nhập một tháng cũng lên tới 15 đến 17 triệu đồng. Chị N (nhân viên kế toán của Chợ xe T.H) kể: “Thông thường, khi khách lấy xe nhập về đều phải đi dọn nội thất. Chợ xe chỗ mình có một anh chuyên dọn nội thất. Ngoài lương cứng, anh ta còn được tiền dọn xe, lau xe do khách hàng “bo” cho. Nếu khách hàng ở xa, như ở Lạng Sơn, Quảng Ninh chẳng hạn, khách nhờ lái xe từ HN lên tỉnh giao xe, lại được thêm khoản “bo” khác. Công việc khá đơn giản, nhưng lương tháng cũng tầm trên chục triệu”.
Nói như vậy để thấy rằng, để mua được một chiếc xe nhập khẩu, khách hàng phải chi đủ thứ tiền. Và số tiền đó vào tay ai thì đã quá rõ. Nhìn nhận một cách khách quan, việc Nhà nước ban hành Thông tư 20 siết chặt xe nhập khẩu đã kéo theo nhiều hệ lụy, giảm sức cạnh tranh nhưng không phải là không có cái được của nó, mà cái được lớn nhất là chống thất thu thuế.
10.Những hệ thống kinh doanh siêu lợi nhuận
Ngoài Thu Thùy còn có nhiều đầu mối khác như Trưởng... và cả một hệ thống "chân rết" ở nhiều tỉnh thành tham gia chuyện "mua bằng bán cấp" này - Ảnh: Như Hùng
Khi nộp 470.000 đồng và xin biên lai, chúng tôi luôn bị cô Thùy thoái thác. Cô Thùy giải thích: "Biên lai chỉ ghi được 90.000 đồng thôi, vì thực tế mỗi thí sinh (TS) đi thi chỉ đóng chừng ấy tiền, ngoài ra không còn khoản nào khác".
Như vậy với mỗi TS dự thi, đường dây này sẽ bỏ túi đến 380.000 đồng. Nếu một kỳ thi có gần 400 TS dự thi theo con đường “bảo đảm”, những người tổ chức sẽ bỏ túi đến trên 150 triệu đồng. Quả là kinh doanh siêu lợi nhuận!
Diện mạo một đường dây...
Trong những lần tiếp xúc, thật khó để có thể moi được thông tin về số lượng khách của Thùy trong mỗi đợt tổ chức thi là bao nhiêu. Tuy nhiên trong câu chuyện lúc cởi mở, Thùy đã tiết lộ cứ mỗi đợt tổ chức thi như vậy thì hết phân nửa là những người thi theo kiểu "đặc biệt" này.
Cũng chính Thùy cho biết số lượng người đăng kỳ thi theo “dịch vụ” này luôn cao hơn hẳn so với số TS mà trung tâm cho phép tham gia trong một kỳ thi. Chẳng hạn trong kỳ thi được tổ chức ngày 14-9-2003, số người đăng ký dự thi lên đến hơn 1.400 người, nhưng số lượng người dự thi lại bị khống chế ở con số chỉ trên 700. Nhưng cũng vì vậy mới có thể thấy được uy tín của Thùy trong đường dây lớn đến mức nào khi mà cho dù bị hạn chế, “cô giáo” vẫn có một lượng “khách” lớn ung dung ngồi trong những phòng thi đã được “bảo đảm”.
Thùy khẳng định: “Anh cứ yên tâm! Nói cho anh biết vậy thôi chứ đông cỡ nào đi nữa thì khách của tôi cũng không bị gạt ra đâu”. Để trắc nghiệm khả năng của Thùy, chúng tôi đã cố tình nộp đơn đăng ký dự thi rất chậm, chỉ trước hôm thi có hai ngày. Lúc đó Thùy cho biết tất cả hồ sơ của TS dự thi đã được nộp và số báo danh, danh sách phòng thi đều được lên cả rồi. Nhưng Thùy vẫn có thể bổ sung được, vì theo lời Thùy là “không có gì khó cả!”.
Một sự ranh mãnh đã giúp hoạt động của Thùy sau bao nhiêu năm vẫn cứ ung dung tồn tại mà không bị phát hiện, đó là Thùy chỉ nhận khách đến từ các tỉnh, rất ít khi nhận khách tại TP.HCM.
Thùy kể: “Từ năm 1996, lúc tôi còn dạy tiếng Anh hệ tại chức tại Học viện Ngân hàng - cơ sở TP.HCM (nay là ĐH Ngân hàng TP.HCM), tôi bắt đầu giúp đỡ những người dự thi có nhu cầu cần chứng chỉ. Dần dần nhu cầu ngày một tăng nên tôi mới mở ra kiểu thi này (kiểu bán chứng chỉ). Thế rồi người này nói người kia nên số lượng cứ ngày càng tăng”.
Đối với những “khách hàng” ở TP.HCM, mọi giao dịch có thể thực hiện trực tiếp với Thùy tại cửa hàng vật liệu xây dựng đã nói ở bài trước. Tại đây, trong tiếng ồn ào của xe cộ qua lại, chúng tôi đã nhận đơn dự thi và đóng tiền trước cho Thùy. Thấy chúng tôi có vẻ ngại ngùng khi giao tiền, Thùy đã ghi ngay một biên nhận trên một tờ giấy... trắng, và khi nghe hỏi về một biên nhận có giá trị, Thùy trả lời chỉ cấp khi nào khách đến nhận chứng chỉ mà thôi. Lý do Thùy đưa ra là vì có một số người đăng ký nhưng không dự thi nên không thể ghi biên nhận được. Tuy nhiên, Thùy cũng “nhắc cho nhớ là biên nhận chỉ ghi được 90.000 đồng thôi đấy nhé”.
Và cả một hệ thống "chân rết" ở các tỉnh
Theo tìm hiểu của chúng tôi, số lượng đầu mối tổ chức cho những người thi lấy chứng chỉ tại Trường ngoại ngữ - tin học Thế Kỷ Mới (Viện ĐH Mở Hà Nội cấp bằng) là không ít. Lân la dọc các hàng quán đối diện với Trường trung học Cảnh sát nhân dân 2, đâu đâu chúng tôi cũng nghe những lời xì xào về một đường dây này, đầu mối khác.
Thấy tôi có ý định muốn lấy chứng chỉ Anh văn, người chủ sạp báo liền bày vẽ: “Thi Anh văn hả? Dễ ợt! Chú cứ vào hỏi chị chủ quán kia. Chị ấy chỉ người cho mà hỏi”. Thật vậy, không ngần ngại hay dọ hỏi, người phụ nữ tên Ph., chủ một quán cà phê khá rộng có mặt tiền nhìn thẳng vào cổng trường, cho tôi số điện thoại 88715... của người đàn ông tên L..
Theo lời chị Ph., đây là một giáo viên dạy tại trường, nhà ở khu vực chợ Nhỏ, do vô ra quán chị nhiều mà trở nên thân quen. Chị cũng cẩn thận: “Tôi chỉ giới thiệu cho anh thôi chứ không lấy tiền cò, tiền công gì đâu. Mọi việc anh phải gặp trực tiếp thầy mà hỏi”.
Mất thêm một khoảng thời gian nữa để làm quen với những chủ quán ở đây, chúng tôi mới được gặp một tay “cò” còn khá trẻ. Theo những thông tin được cung cấp, đây là một tay “cò” chuyên phục vụ khách ở khu vực miền Trung. Trong bộ trang phục hết sức... bụi bặm với chiếc áo thun cáu bẩn và đôi dép lê mòn gót, không ai nghĩ người thanh niên này đang “chăm lo” cho sự nghiệp thi cử của những kẻ lắm tiền!
Qua cuộc trò chuyện thân mật, hắn tự giới thiệu mình tên là Trưởng, quê ở Khánh Hòa, đã tốt nghiệp ĐH Thủy sản hơn một năm nhưng không thích làm công ty vì vừa gò bó lại thu nhập thấp. Khi mối quan hệ trở nên thân mật, Trưởng đã giao cho tôi phụ trách khu vực Phú Yên trong vai trò... “cò con”!
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài cách tiếp thị theo kiểu truyền miệng, Thùy còn có những người làm môi giới ở các tỉnh. Khi có nhiều người ở địa phương đó có nhu cầu, họ chỉ cần liên hệ với những người này. Người môi giới (mà Thùy gọi là người đại diện) sẽ trực tiếp làm việc với Thùy để lo các thủ tục như đơn đăng ký dự thi, phiếu dự thi, đóng tiền và cả việc nhận chứng chỉ sau này... Đến ngày thi, những “khách hàng” thật sự mới tập trung thành từng nhóm, di chuyển chung đến TP.HCM trên cùng một vài chuyến xe du lịch do cả nhóm cùng góp tiền để thuê.
Nguyên tắc làm việc mà Trưởng thỏa thuận với tôi, theo Trưởng, cũng giống như với bao nhiêu “cò con” khác nằm trong đường dây của hắn. Đầu tiên, những “cò con” có nhiệm vụ gom những người có nhu cầu và thu của họ ba tấm ảnh 3x4 cộng với số tiền đặt cọc 120.000 đồng làm tin. Khi có chứng chỉ “khách” sẽ đóng thêm 300.000 đồng nữa để nhận. Đây là khoản lệ phí “cứng” mà Trưởng thu đối với bất cứ khách nào theo đường dây của mình và đó cũng là mức phí sàn mà các “cò con” áp dụng.
Mỗi “cò con”, tùy theo “lương tâm” của mình mà định giá cuối cùng cho khách. Có thể 550.000 đồng, cũng có thể 600.000-700.000 đồng. Trưởng cho biết đã có “cò con” thu của khách đến 1,5 triệu đồng.
Trưởng lý luận: “Khi họ cần thì bao nhiêu không thành vấn đề, nhưng nói trước với em là mới vào “nghề” nên lấy thấp thôi, để sau này người ta biết tiếng rồi thì sao cũng được”. Trưởng cũng cho biết y phải nộp cho người trong trường ngoại ngữ (hắn tiết lộ đó là một người thầy, làm ở bộ phận X) chỉ 340.000 đồng/chứng chỉ B. Như vậy, nếu tỉ lệ hoa hồng mà Trưởng nói là thật thì mỗi chứng chỉ B bán ra Trưởng kiếm được 80.000 đồng.
Phương thức làm việc của các “cò con” cũng được Trưởng chỉ vẽ tỉ mỉ. Sau khi gom một số khách nào đó, “cò con” sẽ điện thoại cho Trưởng qua số 0914.02... Lúc đó, Trưởng sẽ cho biết địa chỉ nhận ảnh và tiền. Nếu không, “cò con” sẽ gửi ảnh theo địa chỉ Trưởng cho, còn tiền thì gửi thẳng vào tài khoản của Trưởng.
Riêng với chúng tôi (phụ trách “thị trường” Phú Yên (!)), Trưởng gợi ý nếu số người đông thì có thể thuê nguyên một chiếc xe; nếu không đủ có thể đi tàu vào Nha Trang để đi chung xe với khách ở Khánh Hòa.
Theo thông tin ban đầu mà Thùy từng cho chúng tôi biết, cứ mỗi tháng, kỳ thi sẽ được tổ chức một lần vào chủ nhật cuối cùng của tháng. Ấy vậy mà do nhu cầu tăng lên, “người ta kiến nghị dữ quá nên phải tổ chức một tháng hai lần để bù lại những kỳ thi đã bị hoãn do kẹt tuyển sinh” - Thùy nói.
Điều đáng chú ý là không những tăng thêm một lần thi trong tháng mà khoảng cách giữa hai kỳ thi còn thu ngắn lại đến mức rất gần nhau. Lần thi vào tháng bảy, trường này tổ chức vào ngày 20 (tháng 8-2003 ngưng thi vì trường này bận tuyển sinh). Đến tháng chín, ngày thi là 14 và 28. Bước sang tháng mười, chỉ mới đến ngày 12 trường đã tổ chức thi và theo kế hoạch, đến ngày 26 một lần thi nữa lại được tổ chức.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top