những lý do chính khiến việc kinh doanh quán thất bại

Rất nhiều nhà hàng ,quán cafe có tuổi thọ ngắn ngủi, theo thống kê 80% các quán phải đóng cửa sau 03 năm; 10% các quán  tồn tại mang tính chất duy trì và chỉ có 10% quán thành công đúng nghĩa sau 03 năm kinh doanh. Tại sao lại có đến 80% quán  phá sản?
Sau đây là 7 lý do chính dẫn đến việckinh doanh quán cafe không thể thành công:

1. Ý tưởng kinh doanh quán cafe của bạn có khả thi?
Khi bạn bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh quán cafe , điều đầu tiên bạn quan tâm làý tưởng độc đáo và có tính khả thi hay không. Liệu rằng, sau ngày khai trương, thị trường có đón nhận ý tưởng nhà hàng của bạn.
Những phản hồi của khách hàng chính là tính khả thi của ý tưởng. Nếu họ bị thu hút, khen ngợi nhà hàng bạn thì chúc mừng, bạn đã thành công một nửa. Ngược lại, nếu quá nửa khách hàng không hứng thú, có lẽ bạn cần xem xét lại ý tưởng kinh doanh của mình.

Những ý tưởng kinh doanh độc đáo và khả thi sẽ là nền móng cho sự thành công

2. Định vị sai nhu cầu của thực khách 
Bạn có một ý tưởng tốt nhưng lại định vị sai nhu cầu của khách hàng thì quả là điều đáng tiếc. Những điều mà bạn thích chưa hẳn là điều mà khách hàng muốn. Nhiều chủ đầu tư, quản lý thường tự lên thực đơn  theo cảm tính, phỏng đoán mà không căn cứ vào điều tra thị hiếu thực tế.
Hãy nhớ kinh doanh quán cafe  hay  nhà hàng là ngành dịch vụ và khách hàng chính là thượng đế. Thay vì chỉ làm theo sở thích cá nhân, sao bạn không đáp ứng nhu cầu của các “thượng đế”?.
Để có thể tồn tại và phát triển,bạn cần cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thực khách và giải quyết được những vấn đề của họ. Thực khách cần gì? Một phong cách phục vụ thân thiện, những món ăn ngon và chất lượng, giá thành không quá cao, không gian rộng rãi…? Nếu đáp ứng được những nhu cầu đó, không lý gì quán của bạn lại thất bại.

Luôn tìm hiểu nhu cầu thực khách trước khi cho ra thực đơn

3. Chọn sai địa điểm kinh doanh
- Tận dụng luôn mặt bằng của gia đình để kinh doanh mà không có tính toán
- Ham thuê nhà giá rẻ để tiết kiệm chi phí
- Không khảo sát các điều kiện về giao thông, nhân khẩu học, văn hóa… khu vực thuê cửa hàng
Bạn có đang phạm phải lỗi nào trong số 3 sai lầm trên không? Đây chỉ là những sai lầm cơ bản mà hầu như chủ kinh doanh mới nào cũng vấp phải. Vấn đề không phải là bạn thiếu kiến thức, mà kinh nghiệm và điểm nhìn của bạn chưa sâu.
Việc phân tích địa điểm kinh doanh là yêu cầu rất quan trọng khi bạn có ý định kinh doanh  quán xá. Bạn phải ước tính được lưu lượng người qua lại khu vực đó là bao nhiêu (tối thiểu phải đạt mức 100 – 180 lượt người/phút). Đặc thù giao thông khu vực bạn ở như thế nào (đường một chiều hay hai chiều? có chỗ để xe cho khách không? có ngập lụt mỗi khi mưa lớn?) Tất cả những điều nhỏ nhặt đó lại là vấn đề cốt yếu ảnh hưởng đến quyết định chọn địa điểm kinh doanh của bạn thắng hay bại.

Cần lựa chọn đúng địa điểm để quán thu hút khách nhiều hơn

4. Tư duy kinh doanh nhà hàng lỗi thời
Lối tư duy bảo thủ trong kinh doanh nhà hàng hay gặp ở những chủ đầu tư tay ngang, tự tin với kinh nghiệm và vốn sống của bản thân sẽ điều hành một quán cafe   hay  nhà hàng “dễ như trở bàn tay”. Đây là những người có kiến thức về kinh doanh nhưng chưa hiểu rõ ngành kinh doanh quán xá nói riêng. Và họ luôn nghĩ rằng kinh doanh ẩm thưc hay kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng cũng chẳng có gì khác nhau cả.
Những đặc điểm thường thấy ở những người “tôn thờ” lối kinh doanh ẩm thực bảo thủ là:
• Thiếu định hướng: Chủ doanh nghiệp thiếu kiến thức về kinh doanh quán cafe  hay nhà hàng  nên khó định hướng được mục tiêu trước khi bắt tay vào kinh doanh  Họ cũng dễ gặp thất bại trong việc lên kế hoạch kinh doanh chi tiết.
• Thiếu kiên nhẫn: Dựa vào vốn kinh nghiệm kinh doanh sẵn có, những  người chủ  này luôn mong đợi thành công đến nhanh hơn so với khả năng thực tế.
• Lòng tham: Lợi nhuận luôn là ưu tiên hàng đầu, các chủ doanh nghiệp sẵn sàng đưa mức giá quá cao để thu về lợi nhuận thật lớn trong thời gian ngắn.
• Hành động trước khi suy nghĩ kĩ: Vẫn dựa trên kinh nghiệm kinh doanh, họ luôn nghĩ khả năng phán đoán của mình tốt nên hay đưa ra những hành động nóng vội mà thiếu cân nhắc đến ý kiến của những người khác.
• Mất động lực kinh doanh: Khi gặp vấn đề trong quản lý, kinh doanh , những chủ doanh nghiệp  suy nghĩ theo lối cũ hay bị mất động lực kinh doanh. Bởi, họ không nghĩ rằng với những gì mình biết về nghề kinh doanh lại dẫn tới sự giảm sút doanh thu, cuối cùng là sự sụp đổ của quán
• Không thể bắt kịp xu hướng thị trường: Là khi  người chủ  không am hiểu vềẩm thực, nhu cầu dịch vụ của khách hàng, sự ưu tiên của người tiêu dùng hoặc không nắm bắt được tình hình kinh tế ảnh hưởng thế nào đến lĩnh vực kinh doan ẩm thực
• Thiếu kinh nghiệm và khả năng quản lý: Là khi họ luôn đánh đồng kinh doanh, quản lý ẩm thực  giống như những lĩnh vực kinh doanh khác.

Cần thay đổi tư duy quản lý

5. Kiểm soát thất thoát
Quá trình kiểm soát chi phí này rất phức tạp và xảy ra nhiều sai sót nhất. Một số chủ  quán cafe thường giao phần việc này cho nhân viên  quản lý  mà bỏ qua quyền kiểm soát của mình. Nhân viên khi không được giám sát kĩ sẽ dễ nảy sinh lòng tham, việc bòn rút nguyên liệu là hoàn toàn có thể xảy ra.

Họ có thể tráo đổi nguyên liệu nhằm ăn chênh lệch, hoặc lấy trộm nguyên liệu từ kho bảo quản. Khi không đủ nguyên liệu bạn lại phải chi thêm để bù đắp, lợi nhuận thu được cũng vì thế mà bị giảm xuống. Vậy làm thế nào để bạn có thểkiểm soát được vấn đề này, hãy thiết lập một quy trình quản lý chặt chẽ.

Vì nguyên liệu thực phẩm đòi hỏi phải tươi ngon nên cần được mua mới hàng ngày. Do đó, bạn nên lập kế hoạch kiểm kê hàng ngày từ đó khái quát lên kế hoạch hàng tuần, hàng tháng. Cũng lưu ý rằng bạn nên để quản lý nhà hàng, trưởng bộ phận và kế toán cùng thực hiện việc này nhưng tiến hành độc lập. Từ đó bạn có thể so sánh kết quả báo cáo từ các nguồn để đối chứng.


Quản lý chặt chẽ chi phí để tránh thất thoát

6. Chất lượng dịch vụ trong quán  là gì?
Chất lượng dịch vụ trong quán thường được coi là kết quả của các mối quan hệ giữa nhân viên, khách hàng và cơ sở vật chất của nhà hàng theo quan điểm hệ thống. Hay nói đơn giản dịch vụ là kết quả được mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa quán  nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Chất lượng dịch vụ ở quán  không dừng lại ở sự thỏa mãn khách hàng trong lúc thưởng thức món ăn mà còn là sự cung cấp thông tin cho thực khách một cách nhanh chóng, dễ dàng, cung cấp đúng lúc, thái độ phục vụ niềm nở, nhiệt tình, hóa đơn không sai sót và thủ tục thanh toán rõ ràng, quản lý khoa học...


Nâng cao chất lượng dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu khách hàng

7. Việc kiểm tra doanh thu
Từ các hoá đơn bạn có thể kiểm tra được mức doanh thu, từ đó tính ra lợi nhuận và đối chứng với số tiền thực tế được cấp dưới bàn giao. Bạn cũng nên xem xét đến kết quả kiểm kê nguyên liệu vì nhân viên kế toán hoặc quản lý quán có thể cấu kết thực hiện gian lận.
Bạn nên hạn chế việc lập sổ sách bằng tay mà hãy sử dụng phần mềm. Việc kiểm soát nhà hàng sẽ bớt phức tạp hơn và còn hạn chế được nhiều tiêu cực.

Sử dụng phần mềm   phần mềm quản lý nhà hàng quán  cafe Phần mềm này cho phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ của một nhà hàng/quán cà phê như gọi món, bếp/bar/thu ngân, kho... Và đặc biệt hữu hiệu trong công tác quản lý vì thông qua phần mềm này người quản lý có thể nắm rõ được các khoản doanh thu, chí, lãi, lỗ, kiểm soát nguyên vật liệu... mà không cần phải tính bằng tay giúp tiết kiệm nhân lực và chi phí quản lý.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #kinhdoanh