Quyển VII


I.- Diệu-Âm hạnh khắp, thành trước nên sau, hoằng dương kinh này, toàn nhờ công tổng trì (17), tà ma ngoại đạo theo hơi gió lánh xa, đạo chân thường lưu-thông, muôn pháp đều viên dung.

Nam-mô Pháp-Hoa Hội-Thượng Phật Bồ-tát Ma-ha-tát. (3 lần)

II.- Pháp-Hoa hải-hội (13) đức Phật thân tuyên, ba chu (14) chín dụ nghĩa kinh mầu, bảy cuốn gồm bao trùm hơn sáu muôn lời,xướng tụng lợi người, trời.

Nam-mô Pháp-Hoa Hải-Hội Chư Phật, Chư Ðại Bồ-tát, Chư Hiền Thánh Tăng (3 lần)

III.- Một câu nhiễm tâm-thần

Ðều giúp đến bờ kia

Nghĩ-suy ròng tu-tập

Hẳn dùng làm thuyền bè

Tùy-hỷ thấy cùng nghe

Thường làm chủ với bạn

Hoặc lấy hay là bỏ

Qua tai đều thành duyên

Hoặc thuận cùng với nghịch

Trọn nhân đây được thoát.

Nguyện này tôi giải-thoát

Y-báo cùng chính-báo

Thường tuyên kinh mầu này

Một cõi đến một trần

Ðều là vì lợi vật

Cúi mong các đức Phật

Thầm nhờ hộ trợ cho

Tất cả hàng Bồ-tát

Kín giúp sức uy-linh

Nơi nơi chưa nói kinh

Ðều vì chúng khuyến-thỉnh

Phàm chỗ có nói pháp

Ðích thân thờ cúng-dàng

Một câu cùng một kệ

Tăng tiến đạo Bồ-đề

Một sắc và một hương

Trọn không hề thối-chuyển.

IV.- Trời, A-tu-la, Dạ-xoa thảy

Ðến nghe pháp đó nên chí tâm:

Ủng-hộ Phật-Pháp khiến thường còn

Mỗi vị siêng tu lời Phật dạy

Bao nhiêu người nghe đến chốn này

Hoặc trên đất liền hoặc hư-không

Thường với người đời sinh lòng từ

Ngày đêm tự mình nương pháp ở

Nguyện các thế-giới thường an-ổn

Phúc trí vô-biên lợi quần sinh

Bao nhiêu tội-nghiệp thảy tiêu trừ

Xa lìa các khổ về viên-tịch.

Hằng dùng giới-hương xoa vóc sáng

Thường trì định-phục để giúp thân

Hoa mầu Bồ-đề khắp trang-nghiêm

Tùy theo chỗ ở thường an-lạc.

Nam-mô Hộ-pháp chư Tôn Bồ-tát. (3 lần)

________ CHUNG _________

THÍCH NGHĨA

(1 ) Trên đầu đức Phật, thịt đùn cao lên như hình búi tóc, 1 tướng tốt trong 32 tướng tốt của thân phật.

(2 ) Mỗi vị Phật đều có đủ 10 hiệu này, phải đủ 10 hiệu này mới phải là Phật:

1. Như-Lai: Toàn thể như như bất động, tùy duyên hóa độ mà đến trong muôn loài - đến trong

muôn loài mà vẫn như như bất động.

2. Ứng cúng: Ruộng phước vô-lượng vì lợi quần sinh nên đên thụ sự cúng dàng của chín giới.

3. Chính biến tri: Hiểu biết suốt thấu khắp tất cả pháp một cách chân chính đúng như thực.

4. Minh-hạnh-túc: Minh: trí tuệ, Hạnh: công hạnh lợi mình lợi người. Trí huệ và công hạnh đều

Hoàn bị.

5. Thiện-thệ: Khéo qua. Qua Niết-bàn nhưng vẫn thường độ sinh, nhưng vẫn không rời Niết-bàn.

6. Thế-gian-giải: Rành rẽ tất cả pháp của thế gian và xuất thế gian.

7. Vô thượng sĩ: Ðấng vô thượng, không còn ai trên.

8. Ðiều ngự trượng phu: Bậc trượng phu hay điều hòa hóa độ chúng sinh nhu hòa, và hay ngự

phục hóa độ chúng sinh cang cường.

9. Thiên-nhân-sư: Thầy của tất cả trời, người v.v...

10. Phật: Ðấng vô thượng chính đẳng chính giác.

'Thế-Tôn' Hiệu chung của 10 hiệu trên. Nếu được đủ 10 đức hiệu trên thời là bậc tôn quý của thế gian và xuất thế gian.

(3 ) Kim cang: Một chất rất cứng rắn, không chi phá vỡ được.

(4 ) Hiệu chung của tất cả người xuất gia.

(5 ) Năm căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân.

(6 ) Người chủ, người dùng bùa chú thuốc độc để hại người khác.

(7 ) Ta thường gọi là mưa đá.

(8 ) Mặt trời trí tuệ, ý nói trí-tuệ sáng chói như mặt trời.

(9 ) 'Lòng bi' là lòng muốn cứu chúng sinh khỏi khổ, răn trừ các độc, như sấm vang làm khiếp vía các ma

mị. 'Ý TỪ' là muốn chúng sinh được hưởng các sự vui thỏa nên thường đem sự lợi lạc ban cho chúng sinh như mây rưới mưa đượm nhuần cỏ cây muôn vật.

(10) Lòng tham giận, ganh, v.v... làm phiền nhiễu bức rức khổ não thân tâm người như lửa đốt, Bồ-tát nói

pháp trừ những tính xấu đó làm cho thân tâm người thư-thái nát-mẻ, như rưới nước cam lồ tắt lửa.

(11) Ðịa-ngục, ngã-quỉ, súc-sinh.

(12) Bệnh hủi (da tróc sần sùi, tóc mày đều rụng).

(13) Hội lớn rộng rất đông như biển không thể lường biết!

(14) 1) Thuyết-pháp chu, 2) Thí-dụ chu 3) Nhân-duyên chu.

Phụ.- Tích chi Phật: có hai hạng: 1) ra đời không gặp Phật, không gặp chính pháp, nhân thấy sự biến

đổi trong đời như hoa héo lá khô, v.v... mà tự ngộ lý vô thường, dứt kiến tư hoặc, thoát ly sinh tử luân

Hồi, gọi là vị: Ðộc Giác. 2) Ra đời gặp Phật, gặp chính pháp, tu pháp 'thập nhị nhân duyên' (xem

Phẩm 'Hoá thành dụ' thứ 7, quyển thứ ba), mà chứng ngộ vô sinh, thoát ly sinh tử luân hồi gọi là vị

'Duyên Giác', 2 bậc: Ðộc Giác cùng Duyên Giác, cứ quả vị thì ngang với quả A-la-hán.

(15) Người xứ Tây Trúc ép dầu, trước dã nhỏ mè hay đău v.v... ủ cho sinh trùng rồi sau mới ép. Ép dầu tức là

sát hại nhiều trùng nên phải bị ương họa.

(16) Ðể ví dụ những việc lâu xa khó gặp khó được. Kinh nói: 'Như trong biển lớn có khúc cây bọng nổi trên

mặt nước 100 năm một lần trôi qua, 100 năm một lần trôi lại; đáy biển có một con rùa đui, 100 năm

một lần nổi lên mặt nước đón một bọng cây để chui vào. Biển rộng, cây 100 năm mới một lần trôi

qua, rùa đã mù mà 100 năm mới nổi lên 1 lần, chực chui được vào bộng cây, khó lắm!'

(17) Tức là 'Ðà-la-ni'.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top