Quyển IV
Ôm châu đi làm thuê mướn, được chút ít cho là đủ. Nỏi Cao-nguyên đào giếng, chí cầu suối sâu. Tháp báu vọt lên giáo-hóa tròn khắp. Nhân cùng quả đồng nói. Pháp mầu ý khẩn cầu.
Nam-mô Pháp-Hoa Hội-thượng Phật Bồ-tát. (3 lần)
Năm trăm đệ-tử thụ-ký chứng quả Phật Ða-Bửu vọt ra trước, Ngài Nhạo-Thuyết hỏi căn nguyên. Vì pháp cầu thầy hiền, nghe diễn kinh Diệu-Liên.
Nam-mô Quá-khứ Ða-Bửu Phật. (3 lần)
----------
THÍCH NGHĨA
(1) 1.- Tỷ-khiêu, 2.- Tỷ-khiêu ni, 3.- Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di.
(2) Lãnh hội pháp mầu, lòng vui mừng, thân khoan khoái gọi là "pháp hỷ thực". Trụ trong thuyền-định, tâm an, thân khoẻ gọi là "Thuyền duyệt thực".
(3) 1.- Pháp vô ngại (có trí nói pháp suốt thông). 2.- Từ vô ngại (lời tiếng đầy đủ không trệ). 3.-Nghĩa vô ngại (nghĩa ý thấu đáo) 4.- Nhạo thuyết vô ngại (thường ưa thích nói pháp).
(4) 1.- Nội hữu sắc tướng ngoại quán sắc giải thoát - 2. Nội ô sắc tướng ngoại quán sắc giải thoát- 3. Tịnh bội xả thân tác chứng giải-thoát - 4.-Hư không xứ giải-thoát--- 5.- Thức vô-biên xứ giải thoát ---6.- Vô sở hữu xứ giải-thoát ---7.- Phi hữu tưởng phi vô tưởng giải-thoát ---8.- Diệt thụ tưởng giải-thoát.
(5) Tham, sân, si.
(6) Sau khi Phật diệt-độ, thời kỳ đầu giáo pháp cùng người tu,chứng quả v.v., cũng như khi Phật còn tại thế thời gọi là "thời kỳ chính pháp". Lần lần người tu và chứng quả không được như trước thời gọi là "thời kỳ tượng-pháp" (tương tự).
(7) Ðược ít mà lầm tự cho là được nhiều, chứng bậc thấp mà lầm cho là chứng bậc cao.
(8) Sư-tử làm chúa loài muông thú, ở trong hàng thú tự-tại vô-úy. Tòa Sư-tử chính là lấy nghĩa tự-tại vô-úy đó.
(9) Biên chép và thụ trì.
(10) Một đại-kiếp có 4 kỳ trung-kiếp; 1. Trung-kiếp thành. 2. Trung-kiếp trụ 3. Trung-kiếp hoại 4. Trung-kiếp không --- Thành là kết cấu hiện thành thế-giới. Trụ là thời kỳ toàn vẹn thế-giới hữu tình đều đầy đủ như hiện nay đây vậy.. Hoại là hư rã, thế-giới hư rã do 3 nguyên nhân: A- Lửa, B- Nước, C- Gió. Trong đây kiếp thiêu chính là thời kỳ lửa cháy tan thế-giới. Tan hết là không.
(11) Tiếng Phạn, nghĩa là giũ sạch bụi nhơ (đầu tẩu) có 12 hạnh: 1. Mặc phấn-tảo y. 2. Chỉ ba y không được dư 3. Thường khất thực 4. Ngày một bửa ăn chính 5. Ngày một lần ngồi ăn. 6. Ăn có tiết lượng. 7. Ở chỗ vắng vẻ 8. Ngồi trong gò mã 9. Ngồi dưới bóng cây 10. Ngồi chỗ trống 11. Tùy hạp ngồi 12. Ngồi luôn không nằm.
------------
Sự tích
TUNG ÐỀ KINH
MÌNH VÀ NGƯỜI ÐỀU THOÁT KHỔ
Quận Phùng-Dực, ông Lý-sơn-Long làm chức Tả-giám môn Hiệu-úy trong niên hiệu Võ-Ðức bạo chết, mà trên ngực khoảng bằng bàn tay không lạnh, người nhà chưa nỡ tẩn-liệm. Ðên ngày thứ bảy sống lại thuật rằng: "Ðang lúc chết bị người bắt dẫn đến một dinh quan rất hùng tráng rộng lớn. Trong sân có bọn tù vài nghìn người, hoặc mang gông, hoặc xiềng xích đều đứng xây mặt về hướng Bắc, chật cả sân.
Quân hầu dắt Sơn-Long đến dưới dinh. Có một vị Thiên-Quan ngồi giường cao kẻ hầu hạ nghi-vệ như hàng vua chúa. Sơn-Long hỏi quân hầu: "Quan nào đó?" -- Quân hầu đáp: "Vua đãy". Sơn-Long đến dưới thềm -- Vua hỏi: "Người thuở sanh bình làm phước nghiệp gì?" Sơn-Long thưa: "Tôi tụng thuộc kinh Pháp-Hoa hai quyển" Vua nói: "Rất hay! Ðược lên thềm". Ông Long đã lên trên nhà thấy phía Ðông-Bắc có một tòa cao giống như tòa diễn giảng. Vua chỉ tòa nói với Sơn-Long rằng: "Nên lên tòa này tụng kinh". Sơn-Long vâng lệnh đến bên tòa. Vua liền đứng dậy nói: "Thỉnh Ngài Pháp-sư lên tòa". Sơn-Long lên tòa xong. Vua liền xây về phía tòa mà ngồi. Sơn-Long khai kinh tụng rằng: "Diệu-Pháp Liên -Hoa kinh, tự phẩm đệ nhứt". Vua nói "Thỉnh Pháp-sư thôi" Sơn-Long liền thôi xuống tòa lại đứng dưới thềm đoái xem trong sân, bọn tù nhân vừa rồi không còn một người. Vua bảo Sơn-Long rằng: "Phước đức tụng kinh của ông chẳng những là tự lợi, nhẫn đến làm cho bọn tù trong sân nhân nghe đề kinh Pháp-Hoa mà đều được thoát khổ, há chẳng hay lắm thay! Nay tha ngươi trở về".
Sơn-Long lạy từ. Ði được vài mươi bước, vua kêu trở lại rồi bảo quân hầu: "Nên dắt người này đi xem các ngục".
Quân hầu liền dắt Sơn-Long đi qua phía Ðông hơn trăm bước thấy một thành bằng sắt rất rộng lớn, trên có mái trùm kín". Quanh thành cỏ nhiều lỗ nhỏ, thấy các nam nữ từ dưới đất bay vào trong lỗ liền chẳng trở ra. Sơn-Long lấy làm lạ hỏi quân hầu . ---Ðáp: "Ðây là dại địa ngục, trong đó nhiều lớp phân cách theo tội riêng khác. Các người đó đều theo nghiệp dữ của mình đã tạo. Vào ngục chịu khổ" --- Sơn-Long nghe xong buồn sợ xưng "Nam-mô Phật" xin quân hầu dắt ra. Ðến cửa viện thấy một vạc lớn lửa mạnh nước sôi,, bên vạc có hai người ngồi ngủ. Sơn-Long hỏi đó. Hai người đáp: "Tôi bị tội báo vào vạc nước sôi này. Nhờ Hiền giả xưng Nam-mô Phật cho nên các người tội trong ngục đều được một ngày nghỉ mệt nên chúng tôi ngủ". Sơn-Long lại xưng "Nam-mô Phật".
Quân hầu đưa Sơn-Long về nhà, thấy hàng thân thuộc đương khóc, sắm-sửa những đồ tẩn liệm. Sơn-Long vào đến bên thấy thời liền sống lại.
Chuyện trên đây là chính ông Lý-Sơn-Long nói với chủ chùa Tổng-Trì. Chủ chùa thuật lại với tôi.
(Rút trong bộ "Minh-báo-ký")
"Nhiệm-mầu thay kinh Pháp-Hoa! Người tụng trì được công-đức, ngoài Phật ra không ai có thể nghĩ lường được. Ðọa địa-ngục, vì tội nghiệp nặng, lên tòa vừa khai tụng đề kinh mà cả mấy ngàn tù nhân dưới sân đều thoát khổ. Thoát khổ là bởi tội nghiệp tiêu. Tội nghiệp nặng mà tức khắc tiêu tan, nếu không phải công-đức rộng lớn quyết không thể được nghe đề kinh Pháp-Hoa mà công-đức còn lớn dường ấy, huống là người trì tụng đề kinh, huống là người trì tụng một phẩm, một quyển đến toàn bộ, nhẫn đến người giải nói, biên chép ấn tống. Ông Sơn-Long được thoát ngục, được vua trọng, được quân hầu kính, phải chăng là do uy-lực của kinh Pháp-Hoa. Ta đối với kinh Pháp-Hoa, thật nên chí thành đảnh đới, thụ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, ấn tống, nếu ta có chí tự thoát khổ và thoát khổ cho người.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top