Quyển II

Bậc thượng căn lãnh ngộ, hàng trung hạ nổi nghi, mở quyền bày thực hội ba thời. Pháp mầu tuyệt sự nói suy, của báu không riêng tư, toàn giao phó cho con nhà.

Nam-mô Pháp-Hoa Hội-Thượng Phật Bồ-Tát. (3 lần)

Ðức Như-Lai dụ nói ba cõi làm nhà, ngoài cửa ba cõi bày ba thứ xe, các con đua giành ồn-ào, Trưởng-giả mừng khoe, thụ-ký quả Phật không sai.

Nam-mô Vị-Lai Hoa-Quang Phật. (3 lần)

THÍCH NGHĨA

(1 ) LẬU TẬN: Nhiễm tâm phiền-não đã hết sạch, đồng nghĩa với: 'vô-lậu'.

(2 ) Thân Phật sắc vàng tử-kim đủ 32 tướng tốt.

(3 ) Trí của Phật có 10 lực dụng:

1. Thị-xứ phi-xứ trí-lực,

2. Nghiệp trí-lực,

3. Thuyền-định trí-lực,

4. Căn-tính trí-lực,

5. Nguyện dục trí-lực,

6. Giới trí-lực,

7. Ðạo chí xử trí-lực,

8. Túc-mệnh trí-lực,

9. Thiên-nhãn trí-lực,

10. Lậu-tận trí-lực.

(4 ) BẤT CộNG: Bồ-tát cùng Thanh-văn Duyên-giác đều không có, riêng Phật là có 18 pháp này.

(5 ) BỒ-TÁT: 'Bồ-đề': Giác; 'tát đõa': Hữu-tình; nói tắt là Bồ-tát, tức là bậc đã tự hay giác-ngộ và có thể

cứu độ giác ngộ loài hữu tình.

(6 ) Tức là Bà-la-môn.

(7 ) Tên của Ma-Vương ở đầu cõi dục.

(8 ) NGŨ UẨN: Sắc uẩn, thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Cũng gọi là ngũ ấm.

(9 ) NGŨ DụC: 1. Tài (sắc), sắc, danh, thực (sự ăn), thùy (ngủ nghỉ). 2. Sắc, thanh, hương, vị, xúc.

(10) Bốn đức vô-sở-úy của Phật:

1. Nhất-thiết-trí vô-úy,

2. Lậu tận vô-úy,

3. Thuyết đạo vô-úy,

4. Thuyết khổ tận đạo vô-úy.

(11) NĂM CĂN: Tín căn, tinh-tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. NĂM LỰC: tín lực, tinh tấn lực, niệm

lực, định lực, tuệ lực. BẨY GIÁC CHI: Trạch pháp, niệm, tinh tấn, hỉ, khinh an, định, xả. TÁM

CHÍNH ÐẠO: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính niệm, chính

Tinh tấn, chính định.

(12) Súy: Cú tai mèo; Hiêu, Ðiêu, Thứu: Loài chim dữ, tiếng xấu.

THƯỚC: Chim khách.

CƯU: Tu-hú.

CÁP: Bồ câu.

NGOAN-XÀ: Rắn độc.

PHÚC-YẾT: Bò-cạp.

NGÒ-CÒNG: Rít.

DO-DIÊN: Trùng, rận ở trong áo tơi.

DỨU -LY: Chồn, cáo.

H"-THỬ: Giống chuột.

KHƯƠNG-LƯƠNG: Bọ hung.

(13) Thiên-nhãn minh, Túc-mệnh minh, Lậu-tận minh.

(14) Thiên-nhãn thông, thần-túc thông, thiên-nhĩ thông, tha-tâm thông, túc-mệnh thông, lậu-tận thông.

(15) TIN: lòng tin.

(16) Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ.

(17) HÍ-LUẬN: Lời luận nói suông không sự thực, đồng nghĩa với Hư-vọng.

(18) Diệt lòng phiền-não: 1. Kiến sở đoạn 2. Tư sở đoạn.

(19) NIẾT-BÀN: Tịch tịnh; viên tịch, nghĩa là vắng bặt. Còn vọng động phiền-não là còn tạo nghiệp thự báo

sanh-tử. Dứt hẳn vọng động phiền-não khỏi báo sanh-tử yên lặng nhàn vui nên gọi Niết-bàn.

HỮU-DƯ Y: Thân người hiện còn thừa lại rốt sau cả.

SỰ-TÍCH TẢ KINH THOÁT KHỔ

Nhà Ðường, niên-hiệu Long-sóc năm thứ ba, xứ Trường-An, mẹ vợ ông Lưu-Công-Tín chết.

Không bao lâu cô họ Trần, vợ ông Tín, cũng bỗng chết, thần-hồn đi đến một ngục đá, thấy mẹ mình ở trong cửa đá thụ nhiều sự khổ.

Khóc bảo con gái rằng: 'Mau vì mẹ tả một bộ kinh Pháp-Hoa ngõ hầu thoát khỏi tội này'. Nói vừa xong cửa đá liền khép lại.

Cô họ Trần sống lại, thuật chuyện gặp mẹ với chồng. Ông Tín nhờ ông Triệu-Sư-Tử tả kinh, ông Triệu bèn đem một bộ kinh Pháp-Hoa hiện đã thành tả rất tốt giao cho ông Tín sửa sang, mà bộ kinh đó vốn là của một người họ Phạm ra tiền mướn tả, mà ông Tín thực chưa biết cũng tin là ông Triệu tả cho mình.

Không bao lâu, cô họ Trần lại nằm chiêm bao thấy mẹ đòi kinh, cô nói rằng đã tả xong rồi. Mẹ liền khóc rằng: 'Mẹ chính vì bộ kinh đó mà càng bị khổ thêm. Bộ kinh đó vốn là nhà của họ Phạm tu phước, sao lại cướp làm công của mình?' 'Sau khi thức dậy, cô Trần và ông Tín đi hỏi thăm lại, thời quả thực họ Phạm ra hai trăm tả kinh mà chính là bộ trên đó.

Vợ chồng liền thuê người tả một bộ khác để cúng-dàng hồi-hướng công-đức cho mẹ.

Than-ôi! Công-đức tả kinh hay ấn tống lớn biết là dường nào? tội nặng bị khổ ở địa-ngục nhờ người tả một bộ kinh Pháp-Hoa mà còn có đủ phước để thoát khổ huống nữa là mình tự ra công tiền ư!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top