KINH DỊCH
(TRỌN BỘ)
易經
NGÔ TẤT TỐ
(Dịch và chú giải)
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC
Ebook này được thực hiện theo dự án "SỐ HÓA SÁCH CŨ" của diễn đàn TVE-4U.ORG
Ebook này không giống hệt sách in của Nhà xuất bản Văn Học
o0o
Trong lĩnh vực khảo cứu, dịch thuật, Ngô Tất Tố là người có những công trình nghiêm túc, như bộ Việt Nam văn học (Tập I. Lý, Tập II. Trần), các bộ Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Đường Thi, Lão Tử, Mặc Tử, Kinh Dịch... đều được ông dịch và chú giải rõ ràng. Trong Kinh Dịch các yếu tố duy vật, tiến bộ của học thuyết Mặc Địch, các triết lý nhân sinh trong Kinh Dịch được Ngô Tất Tố trình bày một cách khách quan khoa học. Ông cho rằng, đây là một cuốn sách lạ trong văn học giới của nhân loại, là bộ sách cổ triết học phương Đông. Nhưng Kinh Dịch không như Kinh Thi, Kinh Thư; nó là thứ sách nói hết sự lý vô cùng, vô tận của thiên hạ đời sau, chỉ một hai chữ đã là một cái đạo lý...
Giới thiệu Kinh Dịch của Ngô Tất Tố, chúng tôi mong cung cấp một cuốn sách khảo sát giúp bạn đọc hiểu thêm về văn học cổ Trung Hoa từ thời Phục Hy tới Xuân Thu, Hán, Đường... cũng đồng thời giúp các nhà nghiên cứu Hán Nho, bộ sách cổ xưa ẩn khuất bao niềm triết lý về tu, tề, trị, bình và cách xem hình tượng, chiêm đoán để tham khảo, ngẫm suy lẽ hay.
NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT
(Lời người dịch)
1. LAI LỊCH CỦA KINH DỊCH
Cứ như tiên Nho, từ Hán Nho đến Minh Nho, đã nói thì Kinh Dịch bắt đầu ra đời từ vua Phục Hy, một ông vua về đời thần thoại trong sử Tàu, cũng gọi Bào Hy, không biết cách đây mấy nghìn hay mấy vạn năm. Lúc ấy Hoàng Hà có con long mã[1] hiện hình, lưng nó có khoáy thành đảm từ một đến chín, vua ấy coi những khoáy đó mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền, tức là "vạch lẻ" để làm phù hiệu cho khí Dương, và một nét đứt, tức là "vạch chẵn" để làm phù hiệu cho khí m. Hai cái vạch đó gọi là hai Nghi. Trên mỗi Nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái "hai vạch", gọi là bốn Tượng. Trên mỗi Tượng lại vạch thêm một vạch nữa, thành ra tám cái "ba vạch", gọi là tám Quẻ[2]. Sau cùng, vua ấy lại đem Quẻ nọ chồng lên Quẻ kia, điên đảo khắp lượt, thành ra sáu mươi tư cái "sáu vạch", gọi là sáu mươi tư Quẻ[3]. Từ thời Phục Hy đến cuối nhà Thương, Kinh Dịch vẫn chỉ là một mớ vạch liền, vạch đứt, chưa có tên hiệu chữ nghĩa gì cả[4].
Sang đầu nhà Chu (Trước lịch Tây độ hơn nghìn năm), Văn Vương mới đem những quẻ của Phục Hy mà đặt từng tên và diễn thêm lời ở dưới mỗi quẻ để nói về sự lành dữ của cả quẻ, như chữ 元亨利貞 (nguyên, hanh, lợi, trinh) ở quẻ Kiền, hay chữ 元亨利牝馬之貞 (nguyên hanh, lợi tẫn mã chi trinh) ở quẻ Khôn, v.v. Lời đó vẫn gọi là Lời Quẻ 卦辭 (Quái Từ) hay Lời Thoán 彖辭 (Thoán Từ)[5].
Kế đó, Cơ Đán, tức Chu Công, con trai thứ Văn Vương, lại theo số vạch của các quẻ mà chia mỗi quẻ ra làm sáu phần, mỗi phần gọi là một hào, và dưới mỗi hào đều có thêm một hoặc vài câu, để nói về sự lành dữ của từng hào, như câu 初九: 潜龍勿用 (Sơ Cửu: Tiềm long vật dụng) hay câu 九二: 見龍在田 (Cửu Nhị: Kiến long tại điền) trong quẻ Kiền, và câu 初六: 履霜堅冰至 (Sơ Lục: Lý sương kiên băng chí) hay 六三: 含章可貞 (Lục Tam: Hàm chương khả trinh) trong quẻ Khôn, v.v. Lời đó vẫn gọi Lời Hào (爻 辭: Hào Từ) vì nó phần nhiều đều căn cứ vào hình tượng của các hào, cho nên cũng gọi là Lời Tượng (象辭: Tượng từ)[6].
Tiếp đến, Khổng Tử lại soạn ra sáu thứ nữa là: Thoán Truyện, Tượng Truyện, Văn Ngôn, Hệ Từ Truyện, Thuyết Quái, Tự Quái, Tạp Quái, Thoán Truyện có hai thiên: Thượng Thoán và Hạ Thoán; Tượng Truyện có hai thiên: Thượng và Hạ Tượng; Hệ từ cũng có hai thiên: Thượng Hệ và Hạ Hệ; tất cả mười thiên, tiên Nho gọi là "Thập Dực" (mười cánh).
Sáu thứ đó tuy đều tán cho ý nghĩa Kinh Dịch rộng thêm nhưng mỗi thứ có một tính cách:
- Thoán Truyện thích lời quẻ của vua Văn, tức là những câu dưới chữ "Lời Thoán nói rằng".
- Tượng Truyện thích hình tượng của các quẻ và các hào, tức là những câu dưới chữ "Lời Tượng nói"; thích chung cả quẻ gọi là Đại Tượng, thích riêng từng hào gọi là Tiểu Tượng.
- Văn Ngôn chuyên thích hai quẻ Kiền, Khôn.
- Hệ Từ nói về đại thể, phàm lệ của Kinh Dịch và công phu cùng ý nghĩa trong việc làm Kinh Dịch của Văn Vương và Chu Công.
- Thuyết Quái nói về đức nghiệp, pháp tượng và sự biến hóa của tám quẻ.
- Tự Quái nói về những cớ tại sao quẻ này lại để ở dưới quẻ kia.
- Tạp Quái nói về những ý vụn vặt của các quẻ.
Những thiên của Khổng Tử, trước vẫn tách riêng, không phụ hẳn vào lời quẻ, lời hào của Văn Vương và Chu Công. Đến đời Hán, Phi Trực mới đem Thoán Truyện, Tượng Truyện và Văn Ngôn thuộc quẻ Kiền hợp với Kinh Dịch của Văn Vương, Chu Công để thay vào lời chú thích. Rồi Trịnh Huyền lại sáp nhập nốt những câu Văn Ngôn của quẻ Khôn vào Thoán Truyện, Tượng Truyện của các quẻ kia. Từ đó bảy thiên Thoán Truyện, Tượng Truyện, Văn Ngôn mới xen vào trong các quẻ. Còn ba thiên kia thì để phụ riêng ở cuối sách. Tới đời Tống, Chu Hy làm sách Chu Dịch Bản Nghĩa đã sắp đặt lại như cũ nhưng mà người ta không theo. Những bản được thịnh hành trong hồi gần đây, vẫn là thể tài của bọn Phí Trực, Trịnh Huyền.
Nay nói chính văn Kinh Dịch, tức là gồm cả vạch quẻ của Phục Hy, lời quẻ của Văn Vương, lời hào của Chu Công, và Thoán Truyện, Tượng Truyện, Văn Ngôn, Hệ Từ Truyện, Thuyết Quái, Tự Quái và Tạp Quái của Khổng Tử.
Đó là theo lời cựu truyền của tiên Nho mà thuật ra, để độc giả biết qua lai lịch Kinh Dịch là vậy.
2. KHÁI LUẬT CỦA KINH DỊCH
Dù sao mặc lòng, Kinh Dịch vẫn là một cuốn sách lạ trong văn học giới của nhân loại. Thể tài sách này không giống một cuốn sách nào. Bởi vì cái gốc của nó chỉ là một nét vạch ngang, do một nét vạch ngang, đảo điên xoay xỏa thành một bộ sách, vậy mà hầu hết chi tiết ở trong đều có thể thống, luật lệ nhất định, chứ không lộn xộn. Trước khi đọc, phải biết qua loa những thể thống luật lệ ấy thì sau mới dễ nhận hiểu. Vậy nay, theo sự kê cứu của tiên Nho, nên qua ít điều quan hệ trong những thể thống luật lệ đó, như sau:
Quẻ. Quẻ có hai thứ: Một là quẻ đơn, tức là tám quẻ Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoái, mỗi quẻ có ba nét ngang, Chu Hy gọi là "quẻ ba vạch". Hai là quẻ kép, tức là sáu mươi tư quẻ do tám quẻ đơn đắp đổi chồng nhau mà thành ra, như quẻ Hàm, quẻ Hằng, quẻ Đại Tráng, quẻ Gia Nhân, v.v. Các quẻ này mỗi quẻ có sáu nét ngang, Chu Hy gọi là "quẻ sáu vạch". Cả hai thứ đó, trong sách đều gọi là quẻ (卦: Quái), thật ra, tính chất rất không giống nhau: quẻ đơn là những yếu tố làm nên quẻ kép, mà quẻ kép thì là hợp thể của hai quẻ đơn chồng nhau.
Hào. Hào là vạch ngang của quẻ kép, mỗi quẻ sáu vạch, tức là sáu hào. Thứ tự bắt đầu từ dưới kể lên, dưới nhất là hào Đầu, đến hào Hai, đến hào Ba, đến hào Tư, đến hào Năm, cuối cùng là hào Trên. Hào cũng chia làm hai thứ: Những hào thuộc nét ngang liền là hào Dương; những hào thuộc nét ngang đứt, là hào m. Ví như quẻ Truân do hai quẻ Chấn, Khảm hợp lại thành thì hào Đầu, hào Năm là Dương, hào Hai, hào Ba, Hào Tư, hào Trên là m. Ở Lời Kinh, hào Dương gọi là hào Chín, hào m gọi là hào Sáu. Ví như quẻ Truân: hào Đầu gọi hào Chín Đầu (初九: Sơ Cửu), hào Hai gọi là hào Sáu Hai (六二: Lục Nhị), v.v. Sở dĩ gọi vậy, theo tiên Nho, là vì khí Dương số bảy là trẻ, số chín là già; khí m số tám là trẻ, số sáu là già; già thì biến đổi, chứ trẻ thì chưa biến đổi. Kinh Dịch chú trọng ở sự biến đổi, cho nên mới lấy số Chín làm tên hào Dương và lấy số Sáu làm tên hào m.
Tính của các quẻ và các hào. Tám quẻ đơn, mỗi quẻ đều có tính riêng; đại khái, tính Kiền thì mạnh, tính Khôn thì thuận, tính Chấn thì động, tính Tốn là nhún, tính Cấn hay đậu, tính Đoái hay đẹp lòng, tính Ly có khi thì sáng, có khi là trống rỗng, tính Khảm có khi là hiểm, có khi là dầy đặc. Vậy ở sách này, nói mạnh là chỉ về Kiền, nói thuận là chỉ về Khôn, nói động là chỉ về Chấn, nói nhún là chỉ về Tốn, nói đậu là chỉ về Cấn, nói đẹp lòng là chỉ về Đoái, nói sáng hay trống rỗng là chỉ về Ly, nói hiểm hay dày đặc là chỉ về Khảm. Còn hào thì hào Dương tất nhiên cứng mạnh, thích động và hay đi lên; hào m tất nhiên mềm yếu, thích tĩnh và hay đi xuống. Vậy ở sách này, nói cứng là chỉ về hào Dương, nói mềm là chỉ về hào m.
Tượng của quẻ và hào. Tám quẻ đơn đều làm biểu hiện cho các vật ở vũ trụ, mỗi quẻ là hình tượng của một hoặc nhiều vật. Ví như Kiền là tượng trời, lại là tượng con rồng; Khôn là tượng đất, lại là tượng con trâu; Chấn là tượng sấm, lại là tượng cái cây; Khảm là tượng nước, lại là tượng mây, tượng mưa; Tốn là tượng gió, Ly là tượng lửa; Cấn là tượng núi; Đoái là tượng chằm... Đó là nói qua, sau đây đọc đến các quẻ sẽ thấy rõ hơn. Còn hào, tự nó không có tượng riêng, vì không chuyên hình dung vật gì, nhưng khi đã hợp nhau lại thành quẻ thì cũng có khi có tượng. Ví như hào giữa quẻ Khảm là tượng "dày đặc", bởi vì hào ấy là nét ngang liền, đứng giữa hai nét ngang đứt, giống như một vật đặc giữa; hay như hào giữa quẻ Ly là tượng "trống rỗng bên trong", bởi vì hào này là nét ngang đứt, đứng giữa hai nét ngang liền, giống như một vật rỗng ruột vậy.
Sự áp dụng của hào và quẻ. Trong Kinh Dịch phần của Văn Vương, Chu Công chú trọng việc bói toán, phần của Khổng Tử chú trọng cách tu nhân xử thế của từng người, đó là điều rất rõ rệt. Dù là việc bói toán hay cách tu nhân xử thế cũng đều phải lấy nhân sự làm căn cứ, vì vậy, người ta mới chia mỗi quẻ ra làm ba thứ: thì, ngôi và người.
Thì là thời kỳ. Trong sáu mươi tư quẻ kép, mỗi quẻ là một thời kỳ. Ví như quẻ Thái tức là thời kỳ hanh thái, quẻ Bĩ tức là thời kỳ bế tắc, v.v. Trong mỗi quẻ, hào Đầu là đầu thời kỳ, hào Trên là cuối thời kỳ, còn các hào giữa, cố nhiên là giữa thời kỳ. Đó là nói về đại khái, chính ra một quẻ có khi không chỉ về một thời kỳ mà chỉ về một công cuộc, ví như quẻ Tốn, Ích, Tỷ, Tụng, v.v. Nhưng nghĩa này rất ít.
Ngôi là thứ tự của các hào. Mỗi quẻ sáu hào, tức là sáu ngôi. Theo lời chú thích của tiên Nho, nhất là lời chú thích của Trình Di và Chu Hy, thì trong một quẻ hào Đầu là ngôi thứ dân, hào Hai là ngôi tư mục, hào Ba là ngôi quan khanh, quan đại phu, hào Tư là ngôi đại thần, hào Năm là ngôi vua, hào Trên là ngôi các vị lão thành. Đây cũng là nói đại khái mà thôi, không phải quẻ nào cũng đúng lệ đó.
Tất cả các ngôi đều có nhiều hạng tương phản với nhau, ví như chính và không chính, giữa và không giữa, có ứng và không ứng. Hào Dương ở ngôi lẻ, tức là ngôi Đầu, ngôi Ba, ngôi Năm, và hào m ở ngôi chẵn tức là ngôi Hai, ngôi Tư, ngôi Trên, là được chỗ chính; trái lại, nếu hào Dương ở ngôi chẵn, hào m ở ngôi lẻ là bất chính. Trong mỗi quẻ, chỉ có hào Hai, hào Năm là giữa, vì một quẻ kép là do hai quẻ đơn hợp lại, mà hào Hai là hào giữa quẻ (đơn) dưới, hào Năm là hào giữa quẻ (đơn) trên. Còn các hào khác đều là không giữa.
Ứng là hào nọ ứng với hào kia, như cách làm ngoại viện cho nhau. Trong một quẻ (kép), hào Đầu ứng với hào Tư, hào Hai ứng với hào Năm, hào Ba ứng với hào Trên, thường lệ như thế, nhưng phải một hào là Dương, một hào là m mới là có ứng. Nếu hai hào cùng một loại, ví như hào Đầu là hào Dương, hào Tư cũng là hào Dương, hào Hai là hào m, hào Năm cũng là hào m... thì không có ứng. Vậy nói "chính giữa có ứng" tức là hào m ở ngôi Hai mà trên ngôi Năm là hào Dương, hay hào Dương ở ngôi Năm mà dưới ngôi Hai là hào m.
Trên đây là lệ nhất định.
Người là bản thân kẻ xem bói, nói rộng ra thì là bản thân kẻ ở địa vị nào, trong thời kỳ nào, ví như hào Đầu quẻ Bĩ tức là thứ dân trong đời bĩ tắc, hào Năm quẻ Thái thì ông vua trong đời hanh thái, v.v. Người có hai dạng: quân tử và tiểu nhân, hay đàn ông và đàn bà. Tiên Nho cho rằng Hào Dương là quân tử hay đàn ông, hào m là tiểu nhân hay đàn bà. Hào Dương ở ngôi lẻ tức là quân tử được ngôi, hào m ở ngôi chẵn tức là tiểu nhân biết điều; trái lại, hào Dương ở ngôi chẵn thì là quân tử không ngôi, hào m ở ngôi lẻ là tiểu nhân càn bậy. Lệ này cũng là thuộc phần nhiều, không phải hết thảy đều như thế.
Tượng và Chiêm. Theo ý Chu Hy, một hào thường có hai thứ là tượng và chiêm. Tượng là hình tượng. Chiêm là lời đoán. Ví như hào Chín Đầu của quẻ Kiền có câu: "rồng lặn chớ dùng" thì "rồng lặn" là tượng, vì Kiền là tượng con rồng, mà ngôi Đầu là chỗ rất thấp, tức là tượng của sự lặn; "chớ dùng" là chiêm, vì nó là lời khuyên bảo người ta. Tượng thì tùy quẻ tùy hào mà hình dung ra, không có nhất định. Còn chiêm đại để chia làm hai loại: hay và dở. Về mặt hay, hay nhất là nguyên cát (cả tốt) đến cát hanh (tốt và hanh thông), đến cát (tốt), đến hanh (hanh thông), đến lợi (lợi về sự gì), đến vô hối (không ăn năn), đến vô cữu (không lỗi); về mặt dở, dở nhất là hung (dữ), đến lệ (nguy), đến vô du lợi (không lợi về sự gì), đến lận (đáng thẹn tiếc), đến hữu cữu (có lỗi), đến hữu hối (có ăn năn). Đem tính chất của lời chiêm mà phân tích ra thì thấy nặng nhẹ khác nhau như vậy. Trong sáu tư quẻ, ba trăm tám mươi tư hào, nhiều hào có tượng mà không có chiêm, cũng nhiều hào mà có chiêm mà không có tượng, không phải hào nào cũng đủ cả hai thứ đó.
3. VÀI LỜI PHN GIẢI VỀ VIỆC DỊCH
1) Kinh Dịch là một pho sách rất cổ trong triết học sử Á Đông. Từ đời nhà Hán mà đi đến đời nhà Thanh, kể có hàng trăm học giả chú thích. Mỗi nhà chú thích tất nhiên phải có một bộ sách riêng. Tuy học thức hẹp hòi, Dịch Giả cũng biết tên được vài chục bộ, lấy trí tưởng tượng mà đoán, số sách chú thích của các nhà Dịch học, ít ra cũng phải có hàng trăm bộ. Nguyên văn bản Dịch này là bộ Chu Dịch Đại Toàn của bọn Hồ Quảng và Kim u Tư vâng mệnh Thành Tổ nhà Minh soạn ra, nội dung gom góp hầu khắp các lời chú giải của tiên Nho. Trong các bản Kinh Dịch lưu hành từ trước đến giờ, bộ này đầy đủ hơn hết. Điều đáng nói là trong bộ Chu Dịch Đại Toàn, soạn giả lấy hai cuốn Dịch Truyện của Trình Di và Chu Dịch Bản Nghĩa của Chu Hy làm phần chính, còn lời chú giải của các học giả khác chỉ là phần phụ mà thôi. Họ Trình, họ Chu là hai tay cự phách trong Tống Nho, sự khảo cứu của các ông ấy không khỏi có chỗ vũ đoán và khiên cưỡng, như vậy thì chữ "đầy đủ" trên kia chỉ nói được về phần lượng, không nói được về phần phẩm, nghĩa là bộ sách ấy chỉ là sách dầy, không phải là sách chú giải thật đúng. Song thế nào là đúng? Thế nào là không đúng? Đối với chính văn Kinh Dịch, những câu hỏi đó, có lẽ [cho đến khi] loài người tiêu diệt vẫn chưa [thể] giải quyết. Thế thì muốn biết Kinh Dịch một cách uyên bác, thà đọc Chu Dịch Đại Toàn còn hơn. Vì vậy Dịch giả mới chọn bộ này mà Dịch.
2) Trong bộ Chu Dịch Đại Toàn, Trình Di và Chu Hy là hai tay trọng yếu trong phần chú giải, nhưng không phải hai người đều chung ý từ đầu đến cuối. Trái lại, có chỗ họ Trình bảo là thế này, họ Chu lại cho là thế kia; có chỗ họ Chu công nhiên phản đối ý của họ Trình là khác. Như thế thì việc phiên dịch kinh văn cũng hơi rắc rối, là vì không biết theo ai: theo họ Trình hay theo họ Chu? Gặp những trường hợp ấy, Dịch Giả phải tự đặt một cái lệ, là lấy văn pháp chữ Nho làm bằng, hễ lời chua của ai hợp văn pháp chữ Nho hơn thì lời dịch theo ý của người ấy, bất kể họ Chu hay họ Trình. Còn chỗ nào hai nhà độc giả đó đã không đồng ý mà một nhà độc giả khác lại có ý kiến lạ hơn thì cũng trích vào làm "Lời bàn của tiên Nho" cho rộng rãi thêm. Nhưng dù theo, dù không theo, Dịch Giả chỉ căn cứ ở văn pháp chữ Nho, chứ không hề cho thế này là đúng hay thế kia là sai.
3) Trong bản dịch này, những chỗ dịch Lời Kinh, nhiều khi dùng những tiếng cổ, ví như tiếng "thửa" tiếng "chưng", tiếng "hay", tiếng "khá", v.v. chữ nào nghĩa ấy, như lời kể nghĩa sách học trò chữ Nho ngày xưa. Đọc những chỗ ấy, độc giả chắc phải cho là gàn. Dịch giả cũng tự thấy thế là bướng, có lẽ những kẻ không ưa, sẽ dùng chỗ đó làm cớ công kích người dịch cũng nên. Dịch Giả không phải là không thể tìm được đủ tiếng để đặt cho câu văn dịch được êm tai mà sở dĩ dịch vậy vì một lẽ sau đây:
Từ xưa đến nay, ai ai cũng tin Kinh Dịch là một bộ sách khó hiểu. Sự thực cũng đúng như thế. Nhưng cái khó hiểu của Kinh Dịch, không tại ý tứ sâu xa, chỉ tại lời văn chủng chẳng, rời rã, ngớ ngẩn đột ngột, giống như lời nói của bọn đồng cốt, không đầu đuôi, không mạch lạc, có chỗ lại không đúng với văn pháp nữa. u cũng vì thế mà thường thường một câu có thể hiểu ra mấy nghĩa, rút lại vẫn không thể bảo nghĩa nào là đúng, nghĩa nào là sai. Tinh thần của Kinh Dịch, một phần là ở chỗ đó. Nay nếu đem những đoạn văn chủng chẳng, rời rã, ngớ ngẩn đột ngột đó mà dịch ra những lời trôi chảy, dễ nghe, dễ hiểu thì là làm cho độc giả phải theo ý kiến của mình, đó là mất tinh thần của Kinh Dịch. Dịch giả không muốn như thế. Vì vậy trong các chính văn hết thảy Dịch bằng tiếng cổ của ta, cố giữ lấy cái tinh thần "chủng chẳng, rời rã, ngớ ngẩn đột ngột" của nó, để độc giả muốn hiểu thế nào thì hiểu, bằng không hiểu nữa thì đã có lời chú giải của Trình Di, Chu Hy dịch tiếp ở dưới, coi đó rồi cũng phải hiểu.
Có điều những tiếng cổ ấy, lâu không ai dùng đến, đối với phần đông người, nghĩa nó hầu như đã mất. Vậy xin chua qua mấy tiếng dưới đây, để độc giả khỏi mất thì giờ tra cứu.
Thửa: Chữ thửa có hai nghĩa: Khi nào đứng trên một động từ (verbe) thì nó thuộc về xưng đại danh từ (pronom personnel), giống như chữ 所 (sở) ở chữ Nho; nghĩa là: a) cái mà, khi nói về việc hay vật; b) kẻ mà, khi nói về người. Thí dụ: Anh thửa làm, tức là cái mà anh làm; không thửa lợi, tức là không cái gì mà lợi; nó thửa ghét, tức là kẻ mà nó ghét, v.v. Khi nào đứng trên một danh từ (nom) thì nó thuộc về chỉ thuộc tính từ (adjectif possessif), giống như chữ 其 (kỳ) ở chữ Nho, có thể dùng cả ba ngôi, nhưng thường thường hay dùng về ngôi thứ ba, nghĩa là nó, hay là người... của nó hay của người. Thí dụ: "thửa công đức ấy ai bằng", tức là công đức ấy của nó, ai bằng.
Chưng: Chữ chưng có hai nghĩa, đều thuộc về giới từ (préposition), và đều dùng để làm cho tiếng nọ liên lạc với tiếng kia.
Khi nào đứng ở đầu câu thì nó giống như chữ 之 (chi) ở chữ Nho, chỉ để làm cho lọn nghĩa cái tiếng đứng ở dưới nó. Thí dụ "chưng kiếp nhân sinh đã thỏa". Nhưng nghĩa này ít dùng lắm. Khi nào đứng dưới một động từ thì nó giống như chữ 於 (ư), chữ 于(vu) ở chữ Nho nghĩa là ở. Thí dụ: Đi chưng đường, tức là đi ở đường; ngủ chưng nhà, tức là ngủ ở nhà.
Hay: Có khi là biết, thí dụ: Chẳng hay nàng ở nơi nao, tức là chẳng biết nàng ở nơi nào; có khi là được. Thí dụ: chẳng hay giữ, tức là chẳng giữ được.
Khá: có khi là có thể, thí dụ: Việc này khá làm, tức là việc này có thể làm; có khi là đáng, thí dụ: chuyện đó khá tiếc, tức là chuyện đó đáng tiếc.
Trở lại, đều là những điều cần phải nói để độc giả biết rõ trước khi đọc bản dịch này. Còn ý kiến của dịch giả đối với Kinh Dịch ra sao, cuối sách sẽ xin nói kỹ.
Dịch Giả
TỰA CỦA TRÌNH DI
Dịch là biến đổi, tức là tùy thời biến đổi để theo Đạo. Nó là thứ sách rộng lớn đầy đủ, hầu để thuận theo lẽ tính mệnh[7], thông đạt cớ u minh[8], hiểu hết tình trạng muôn vật mà bảo cách mở mang các vật, làm thành các việc. Thánh nhân lo cho đời sau như thế, có thể gọi là tột bậc.
Nay cách đời cổ chưa xa, sách sót hãy còn, nhưng bậc tiền nho thì bỏ Ý để truyền Lời, kẻ hậu học thì đọc Lời mà quên Ý, Dịch đã thất truyền từ lâu.
Ta đẻ sau nghìn năm, đạo ấy đã bị vùi lấp, muốn cho người sau có thể theo dòng mà tìm nguồn, cho nên mới làm truyện này.
Dịch có bốn điều thuộc về đạo của thánh nhân: để Nói thì chuộng Lời, để Hành Động thì chuộng sự Biến Đổi, để chế Đồ Đạc thì chuộng Hình Tượng, để Bói Toán thì chuộng lời chiêm đoán của nó. Cái lẽ lành, dữ, tiêu, lớn[9], cái đạo tiến, lui, còn, mất, có đủ ở Lời. Suy Lời, xét Quẻ, có thể biết sự Biến Đổi thì sự chiêm đoán tự nhiên ngụ ở trong đó.
Quân tử khi ở yên thì coi hình tượng và gẫm lời lẽ của nó, khi hành động thì coi sự biến đổi mà gẫm lời suy đoán của nó. Hiểu Lời mà không đạt Ý của nó thì có, chứ chưa có ai không hiểu Lời mà thông được Ý của nó bao giờ.
Rất huyền vi là Lý, rất tỏ rõ là tượng, thể chất và công dụng vẫn là một nguồn, huyền vi và tỏ rõ không hề cách nhau[10], xem sự hội thông[11], để thi hành điển lễ[12] của nó thì Lời, không có cái gì không đủ. Cho nên, kẻ khéo học Dịch, tìm kiếm về Lời, phải tự chỗ gần trước đã. Nếu mà khinh rẻ chỗ gần thì không phải là kẻ biết nói Kinh Dịch. Còn sự do Lời mà biết được Ý thì cốt ở người.
Ngày Canh Thân, tháng Giêng năm Kỷ Mão, tức năm thứ hai hiệu Nguyên Phù nhà Tống.
Hà Nam – Trình Di - Chính Thúc Tư
ĐỒ THUYẾT CỦA CHU HY
HÀ ĐỒ
LẠC THƯ
Hệ Từ Truyện nói: "Sông Hà hiện đồ, sông Lạc hiện thư, thánh nhân bắt chước các thứ đó"; lại nói "Trời một đất hai, trời ba đất bốn, trời năm đất sáu, trời bảy đất tám, trời chín đất mười. Số của trời là năm, số của đất là năm". Ngôi "năm" tương đắc với nhau mà số nào lại có sự hội hợp của số ấy, thì số của trời là hai mươi nhăm, số của đất là ba mươi. Cộng cả số của trời đất là năm mươi nhăm. Đó là để làm thành sự biến hóa mà thông hành với quỷ thần. Ấy là số của Hà Đồ. Lạc Thư thì theo ở hình tượng của con rùa, nên số của nó: đội bằng chín, dẫm lên một, phía tả ba, phía hữu bảy, hai và bốn là vai, sáu và tám là chân. Sái Nguyên Định nói rằng: "Tượng của Hà Đồ, Lạc Thư thì từ Khổng An Quốc, Lưu Hâm nhà Hán, Quang Lãng nhà Ngụy, Khang Tiết Thiệu tiên sinh nhà Tống đều bảo như thế. Đến Lưu Mục mới đổi cả hai tên, rồi thì các nhà nhân theo kiểu đó". Cho nên nay khôi phục lại, hết thảy theo đúng như cũ.
Lời bàn của tiên Nho
Khổng An Quốc nói rằng: "Hà Đồ là khi họ Phục Hy[13] làm vua thiên hạ, có con long mã hiện ở sông Hà, họ ấy bèn bắt chước cái vằn của nó để vạch ra tám quẻ. Lạc Thư là khi vua Vũ[14] chữa được nước lụt, có con rùa thần đội vằn, trên lưng có số tới chín, vua Vũ bèn nhân đó mà xếp thứ tự thành ra chín loài.
Lưu Hâm nói rằng: họ Phục Hy nối trời làm vua, nhận đồ sông Hà mà vạch ra nét, đó là tám quẻ. Vua Vũ chữa được nước lụt, trời ban cho thư sông Lạc, vua ấy bắt chước thư đó xếp thành từng loại. Đó là chính chủ.
Quan Lãng nói rằng: Nét của Hà Đồ: bảy trước, sáu sau, tám ở tả, chín ở hữu. Nét của Lạc Thư: chín trước, một sau, ba ở tả, bảy ở hữu, bốn ở phía tả đằng trước, hai ở phía hữu đằng trước, tám ở phía tả đằng sau, sáu ở phía hữu đằng sau.
Thiên Ung nói rằng: Tròn là hình sao, số của lịch kỷ[15] có lẽ gây từ đó chăng? Vuông là hình đất, những cách chia châu[16] đặt "tỉnh"[17] có lẽ phỏng theo đó chăng?
Bởi vì tròn là số của Hà Đồ, vuông là nét của Lạc Thư, cho nên vua Hy, vua Văn[18], nhân đó mà làm Kinh Dịch, vua Vũ, ông Cơ[19], theo đó mà làm ra thiên Hồng Phạm.
Chu Hy nói rằng: Trong khoảng trời đất, chỉ có một vật là khí; chia ra làm hai thì là âm, dương; năm hành gây dựng, muôn vật trước sau, đều bị cai quản ở đó. Cho nên ngôi của Hà Đồ, một và sáu cùng tông[20], mà ở về Bắc, hai và bảy làm bạn mà ở về Nam, ba và tám đồng đạo mà ở về Đông, bốn với chín thành lứa mà ở về Tây, năm và mười[21] giữ lẫn cho nhau mà ở chính giữa. Nghĩa là cái số của nó, chẳng qua chỉ có một âm, một dương, một lẻ, một chẵn, để làm gấp đôi năm hành mà thôi.
Gọi là trời, tức là khí dương nhẹ trong, ngôi ở bên trên; gọi là đất, tức là khí âm nặng đục, ngôi ở phía dưới. Số dương lẻ, cho nên một, ba, năm, bảy, chín đều thuộc về trời, đó là số của trời có năm. Số âm chẵn, cho nên hai, bốn, sáu, tám, mười, đều thuộc về đất, đó là số của đất có năm. Số của trời và số của đất, đàng nào theo loại đàng ấy, mà cũng tìm nhau. Ngôi "Năm" tương đắc với nhau là thế.
Trời lấy số một mà sinh hành Thủy, đất lấy số sáu mà làm cho thành[22]; đất lấy số hai mà sinh hành Hỏa, trời lấy số bảy mà làm cho thành; trời lấy số ba mà sinh hành Mộc, đất lấy số tám mà làm cho thành, trời lấy số năm mà sinh hành Thổ, đất lấy số mười mà làm cho thành. Đó là "các số đều có hợp nhau".
Chất năm số lẻ thành ra hai nhăm, chất năm số chẵn thành ra ba mươi. Hợp cả hai số thành năm mươi nhăm, tức là toàn số của đồ sông Hà. Đó là ý của Phu tử và thuyết của chư nho.
Đến như Lạc Thư, tuy là Phu tử chưa từng nói tới, nhưng Tượng và Thuyết của nó đã có đủ ở trên đây.
Có người hỏi rằng: Tại sao ngôi và số của Hà Đồ Lạc Thư lại không giống nhau?
Đáp rằng: Hà Đồ dùng năm số Sinh[23] tóm năm số Thành[24] cũng ở một phương, ấy là nêu cái toàn hình để bảo người ta mà nói về thể của số thường. Lạc Thư dùng năm số lẻ tóm bốn số chẵn, mà số nào ở riêng chỗ của số ấy, đó là chủ về "dương để tóm âm" mà gây cái dụng của số biến.
Lại hỏi: Tại sao Hà Đồ Lạc Thư đều cho số năm ở giữa?
Đáp rằng: Các số lúc đầu, chỉ là một âm dương mà thôi. Tượng của Dương tròn, tròn thì đường kính một phần, chu vi ba phần; tượng của m vuông, vuông thì đường kính một phần, chu vi bốn phần. Chu vi ba phần thì lấy số một làm "một"[25], cho nên nhân với một Dương mà thành ra ba. Chu vi bốn phần thì lấy số hai làm "một"[26] cho nên nhân với một m mà thành ra hai. Đó là nhân ba với trời, nhân hai với đất vậy. Hai và ba hợp lại thì thành ra năm, vì vậy Hà Đồ Lạc Thư đều lấy số năm làm giữa. Nhưng mà Hà Đồ thì lấy số sinh làm chủ, cho nên ở giữa phải năm, cho đủ tượng của năm số sinh; một chấm ở dưới là tượng số một của trời, một chấm ở trên tượng số hai của đất, một chấm phía tả là tượng số ba của trời, một chấm phía hữu là tượng số bốn của đất, một chấm chính giữa là tượng số năm của trời. Lạc Thư thì lấy số lẻ làm chủ, cho nên ở giữa phải năm, cho đủ các tượng của năm số lẻ: một chấm ở dưới, cũng tượng số một của trời, một chấm phía tả cũng tượng số ba của trời, một chấm chính giữa cũng tượng số năm của trời, một chấm phía hữu là tượng số bảy của trời, một chấm ở trên thì tượng số chín của trời. Số và ngôi của hai thứ đó ba chỗ giống nhau, hai chỗ khác nhau, là vì Dương không thể đổi mà m thì có thể đổi, số "thành" tuy thuộc về Dương, nhưng cũng là m của số "sinh" vậy.
Lại hỏi: "Năm" ở chính giữa, đành là tượng của năm số, thế thì cái số của nó ra sao?
Đáp rằng: Nói về số thì suốt trong một "đồ" đều có những số tích thực có thể ghi chép, nhưng một, hai, ba, bốn của Hà Đồ, đều ở bên ngoài phương chốn của năm tượng, và sáu, bảy, tám, chín thì lại nhân có số năm mà được cái số của nó để phủ bên ngoài số Sinh; một, ba, bảy, chín của Lạc Thư cũng đều ở phía ngoài phương chốn cúa năm tượng, mà hai, bốn, sáu, tám, lại số nào nhân loại số ấy để phụ vào cạnh số lẻ. Bởi vì ở trong là chủ mà ở ngoài là khách, ở giữa là vua, mà ở cạnh là tôi, đều có ngành ngọn, không thế trái lần.
Lại hỏi: Bên nhiều, bên ít là cớ làm sao?
Đáp rằng: Hà Đồ chủ về hoàn toàn, nên có cùng cực đến số mười, mà ngôi lẻ ngôi chẵn của nó đều xét về sự tích thực thì sau mới thấy chẵn thừa mà lẻ thiếu. Lạc Thư chủ về biến đổi, nên nó cùng cực đến số chín mà ngôi vị và thực chất của nó, đều lẻ thừa mà chẵn thiếu[27]. Ắt đều để trống chỗ giữa rồi sau số của m, Dương mới đều hai mươi.
Lại hỏi: Thứ tự của nó không giống nhau sao?
Đáp rằng: Hà Đồ nói về thứ tự sinh ra thì bắt đầu từ dưới lên trên, đến tả, đến hữu, vào giữa, rồi lại bắt đầu từ dưới; nói về thứ tự vận hành thì bắt đầu từ Đông, đến Nam, đến giữa, đến Tây, đến Bắc theo phía tả mà xoay một vòng, rồi bắt đầu từ Đông. Trong các số Sinh ở trong: số Dương ở dưới về phía tả, số m ở trên về phía hữu; trong các số Thành ở ngoài: số m ở dưới về phía tả, số Dương ở trên về phía hữu: Thứ tự của Lạc Thư thì số Dương bắt đầu từ Tây Nam, đến Đông Nam, đến Tây Bắc, đến Đông Bắc; hợp lại mà nói thì bắt đầu từ Bắc đến Tây Nam, đến Đông, đến Đông Bắc, cuối cùng ở Nam. Còn sự vận hành của nó thì Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, theo phía hữu mà xoay một vòng, rồi Thổ lại khắc Thủy. Hai thứ đều có thuyết cả.
Lại hỏi: Tại sao những số bảy, tám, chín, sáu của hai thứ lại không giống nhau?
Đáp rằng: Các số sáu, bảy, tám, chín của Hà Đồ đã phụ ở ngoài số Sinh rồi, đấy là phần chính của m, Dương, già, trẻ, tiến, lui, thừa, thiếu. Số chín của nó tức là mấy số một, ba, năm trong số Sinh tích lại mà thành ra, cho nên nó phải từ Bắc sang Đông, từ Đông sang Tây, để làm cho thành phía ngoài của số bốn; số sáu của nó tức là hai số hai, bốn trong số Sinh tích lại mà thành ra, cho nên nó phải từ Nam sang Tây, từ Tây sang Bắc để làm cho thành phía ngoài của số một; số bảy tức là số chín từ Tây sang Nam, số tám tức là số sáu từ Bắc sang Đông. Đó là sự biến đổi của các số m, Dương, già, trẻ, đắp đổi ở "nhà" của nhau[28]; Lạc Thư ngang dọc mười lăm, mà bảy, tám, chín, sáu đắp đổi tiêu, lớn, bỏ trống số năm, chia sẻ số mười, mà số một ngậm số chín, số hai ngậm số tám, số ba ngậm số bảy, số bốn ngậm số sáu thì năm, ba lộn góp, tới đâu cũng gặp số hợp[29], vì vậy mà biến hóa vô cùng mới thành ra sự mầu nhiệm.
Lại hỏi: Thế thì thánh nhân bắt chước hai cái hình ấy ra sao?
Đáp rằng: Hà Đồ thì bỏ trống giữa, Lạc Thư thì tóm thực tượng: Hà Đồ bỏ trống số năm và số mười, đó là Thái Cực; số lẻ hai mươi, số chẵn hai mươi, ấy là hai Nghi, lấy một, hai, ba, bốn, làm năm, sáu, bảy, tám đó là bốn Tượng; chia số "hợp" của bốn phương để làm Kiền, Khôn, Ly, Khảm, bù chỗ trống của bốn góc để làm Đoái, Chấn, Tốn, Kiền, đó là tám quẻ[30].
Thực tượng của Lạc Thư thì: một là Ngũ hành, hai là Ngũ tự, ba là Bát chính, bốn là Ngũ kỷ, năm là Hoàng cực, sáu là Tam đức, bảy là Kê nghi, tám là Thứ trưng, chín là Phúc cực"[31]. Ngôi và số của nó càng rõ rệt lắm.
Lại hỏi: Lạc Thư mà nếu bỏ trống số năm ở giữa thì tức cũng hai mươi, cũng là hai Nghi; chiều ngang là Thái Cực; lẻ, chẵn đều theo chiều dọc, đều mười lăm, có thể đắp đổi làm ra bảy, tám, chín, sáu, cũng là bốn tượng, bốn phương chính để làm Kiền, Khôn, Ly, Khảm, bốn góc tréo để làm Đoái, Chấn, Tốn, Cấn thì cũng tức là tám quẻ. Hà Đồ một, sáu là Thủy; hai, bảy là Hỏa; ba, tám là Mộc; bốn, chín là Kim; năm, mười là Thổ, thì vẫn là năm hành của thiên Hồng Phạm, mà số năm mươi nhăm lại là "mục con" của chín "trù"[32]. Thế thì Lạc Thư vẫn có thể làm ra Kinh Dịch, mà Hà Đồ cũng có thể làm Hồng Phạm, biết đâu "đồ" không là "thư", "thư" không là "đồ"?
Đáp rằng: Thời đại tuy có trước sau, số mục tuy có nhiều ít, nhưng lý của nó thì chỉ có một. Có điều Kinh Dịch là do vua Phục Hy được Hà Đồ trước, không cần đợi đến Lạc Thư, thiên Hồng Phạm thì do vua Đại Vũ được riêng ở Lạc Thư không cần khảo lại ở Hà Đồ. Vả lại, đem Hà Đồ bỏ trống số mười, tức là số bốn nhăm của Lạc Thư, bỏ trống số năm tức là số năm mươi của phép đại diễn[33], cộng năm với mười, là số ngang dọc mười lăm của Lạc Thư, đem năm nhân mười, đem mười nhân năm, lại đều là số của phép đại diễn, Lạc Thư thì năm lại tự ngậm năm thì được mười, cũng thông nhau với số của phép đại diễn, cộng năm với mười thì được mười lăm, cũng thông nhau với số của Hà Đồ. Nếu rõ lẽ đó thì dù ngang, tréo, cong, thẳng không cách nào không thông. Hà Đồ với Lạc Thư há có trước, sau, kia, nọ khác nhau?
Việc cho rằng Hà Đồ, Lạc Thư là không đủ tin thì từ ông u Dương[34] trở lại lại đã có thuyết ấy. Nhưng ở thiên Cố Mệnh[35], thiên Hệ Từ và sách Luận Ngữ đều có nói thế cả, và cái số trong hai đồ của chư Nho truyền lại, tuy có na ná giống nhau, nhưng không sai trái với nhau, tính xuôi, suy ngược, ngang dọc, cong thẳng, đều có phép tắc rõ ràng, khộng thể phá bỏ đi được. Cũng như Hà Đồ từ số một của trời đến số mười của đất hợp lại thành số năm nhăm của trời đất thì Kinh Dịch chính do ở đó mà ra; Lạc Thư từ thứ một đến thứ chín hợp lại mà đủ số của chín trù thì thiên Hồng Phạm vẫn do ở đó mà ra. Thiên Hệ Từ tuy không nói rõ vua Phục Hy nhận Hà Đồ để làm Kinh Dịch nhưng trong đó có nói những việc "ngửa xem, cúi xét, nghiệm gần, nghiệm xa" thì biết đâu rằng Hà Đồ không phải một việc trong các việc đó? Đại để nguyên do chế tác của thánh nhân không phải chỉ có một điều, song cái khuôn khổ của pháp tượng chắc phải có chỗ rất quan hệ. Như đời hồng mông, khoảng giữa trời đất, khí của m, Dương dẫu đều có tượng nhưng mà chưa từng có số. Đến khi Hà Đồ hiện ra, rồi sau cái số năm nhăm, hoặc lẻ, hoặc chẵn, hoặc sinh, hoặc thành, rõ ràng có thể trông thấy, cái đó, là để mở mang trí riêng của thánh nhân, không thể đem ví với những khí tượng mênh mang. Vì vậy, thánh nhân "ngửa lên mà xem, cúi xuống mà xét, gần nghiệm ở mình, xa nghiệm ở vật" tới đó mà sau những sự m, Dương, chẵn, lẻ của hai Nghi, bốn Tượng, tám Quẻ có thể nói rõ được. Thiên Hệ Từ nói về nguyên do thánh nhân làm ra Kinh Dịch, tuy là không phải một điều, nhưng bảo nhờ có Hà Đồ rồi sau việc làm Kinh Dịch mới quyết cũng không hại gì.
Cố nhân làm ra Kinh Dịch khéo léo không thể nói xiết được. Số của Thái Dương là chín, số của Thiếu m là tám, số của Thiếu Dương là bảy, số của Thái m là sáu, lúc trước không biết những cái số ấy, làm sao lại thế! Nguyên là tất cả chỉ có mười số, Thái Dương ở ngôi một, trừ đi số của bản thân thì còn chín số, Thiếu m ở ngôi hai, trừ đi số của bản thân thì còn tám số, Thiếu m ở ngôi ba, trừ đi số của bản thân thì còn bảy số; ở ngôi ba, trừ đi số của bản thân thì bảy số. Thái m ở ngôi bốn, trừ đi số của bản thân thì còn tám số; Thiếu Dương ở ngôi ba, trừ đi số của bản thân thì còn bảy số. Thái m ở ngôi bốn, trừ đi số của bản thân thì còn sáu số. Chỗ đó từ xưa chưa ai nhận thấy.
Thiên Hệ từ nói rằng: "Dịch có Thái Cực, sinh ra hai Nghi, hai Nghi sinh ra bốn Tượng, bốn Tượng sinh ra tám quẻ". Thiện Tử[36] chua rằng: "Một chia làm hai, hai chia làm bốn, bốn chia làm tám"
THỨ TỰ TÁM QUẺ CỦA PHỤC HY
Truyện Thuyết Quái nói: "Dịch tức là cách tính ngược". Thiệu Tử chua rằng: "Kiền một, Đoái hai, Ly ba, Chấn bốn, Tốn năm, Khảm sáu, Cấn bảy, Khôn tám, đều được những quẻ chưa sinh, như kể ngược thứ tự của bốn mùa vậy".
Sau đây là sáu mươi tư quẻ cũng theo lẽ đó. Nhưng dấu đen trắng ở đây, không phải là phép chiêm đoán. Muốn cho dễ hiểu, hãy làm như thế để ngụ ý thôi. Thứ tự sáu mươi tư quẻ sau này cũng vậy.
Lời bàn của tiên Nho
Chu Hy nói rằng: Thái Cực là tên của bầu "tượng số chưa hình hiện mà lý lẽ đã có đủ", và là mục của đám "hình khí đã đủ, mà lý lẽ không có chút mầm nhú". Ở Hà Đồ Lạc Thư, nó đều là tượng trống rỗng ở giữa.
Thái Cực tách ra, mới sinh một lẻ, một chẵn, thành ra hai cái một vạch: ấy là hai Nghi, số của nó thì m một mà Dương hai, ở Hà Đồ, Lạc Thư, là chẵn với lẻ. Phía trên hai Nghi, mỗi đàng lại sinh thêm ra một chẵn và một lẻ nữa, thành ra bốn cái "hai vạch", ấy là bốn Tượng, ngôi của nó là: Thái Dương một, Thiếu m hai, Thiếu Dương ba, Thái m bốn; số của nó thì: Thái Dương chín, Thiếu m tám, Thiếu Dương bảy, Thái m sáu; nói về Hà Đồ thì sáu là số một được số năm, số bảy là số hai được số năm, tám là số ba được số năm, chín là số bốn được số năm; nói về Lạc Thư thì: chín là số thừa của mười trừ một, tám là số thừa của mười trừ hai, bảy là số thừa của mười trừ ba, sáu là số thừa của mười trừ bốn. Phía trên bốn tượng, mỗi thứ lại sinh thêm một chẵn và một lẻ nữa, thành ra tám cái "ba vạch", thế là ba Tài[37] tạm đủ, mà có cái tên tám Quẻ; ngôi của nó là: "Kiền một, Đoái hai, Ly ba, Chấn bốn, Tốn năm, Khảm sáu, Cấn bảy, Khôn tám; ở Hà Đồ thì Kiền, Khôn, Ly, Khảm ở bốn chỗ thực[38]. Đoái, Chấn, Tốn, Cấn ở bốn chỗ hư[39]; ở Lạc Thư thì Kiền, Khôn, Ly, Khảm ở giữa bốn phương; Đoái, Chấn, Tốn, Cấn ở ra bốn góc.
Có người hỏi rằng: "Dịch có Thái Cực, sinh ra hai Nghi, hai Nghi sinh ra bốn Tượng, bốn Tượng sinh ra tám Quái". Thế là thế nào?
Đáp rằng: Chữ Thái Cực đó là nói về sự "vạch quẻ"[40]. Trước khi còn chưa vạch quẻ. Thái Cực chỉ là cái nghĩa một bầu hỗn độn, ở trong bao hàm các thứ m, Dương, mềm, cứng, lẻ, chẵn, không có gì không có. Tới khi vạch ra một lẻ một chẵn, ấy là sinh ra hai Nghi. Rồi trên vạch lẻ, thêm một vạch lẻ, đó là Dương ở trong Dương; trên vạch lẻ thêm một vạch chẵn, đó là m ở trong Dương; trên vạch chẵn thêm một vạch lẻ, đó Dương ở trong m, ấy là bốn Tượng. Trên một tượng có hai Quái; mỗi Tượng lại thêm một lẻ một chẵn, thế là thành tám Quẻ.
Có người nói: Một vạch là Nghi, hai vạch là Tượng, ba vạch là Quẻ, Bốn Tượng như Xuân, Hạ, Thu, Đông; Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; Đông, Tây, Nam, Bắc, không gì mà không thể suy ra.
PHƯƠNG VỊ TÁM QUÁI CỦA PHỤC HY
Truyện Thuyết Quái nói: "Trời đất định ngôi, núi chẩm thông khí, sấm gió xát nhau, nước lửa không bắn nhau, tám quái mài nhau. Kể cái đi rồi là thuận, biết cái sắp tới là nghịch". Thiệu Tử nói rằng: Kiền Nam, Khôn Bắc, Ly Đông, Khảm Tây, Chấn Đông Bắc, Đoái Đông Nam, Tốn Tây Nam, Cấn Tây Bắc; từ Chấn đến Kiền là thuận, từ Tốn đến Khôn là nghịch. Phương vị của sáu tư quẻ sau đây cũng theo lẽ đó.
Lời bàn của tiên Nho
Thiệu Tử nói rằng: Kiền, Khôn dọc mà sáu con[41] ngang, đó là gốc của Kinh Dịch. Lại nói: Chấn mới giao m mà Dương sinh, Tốn mới tiêu Dương mà m sinh[42]. Đoái là trưởng của Dương, Cấn là trưởng của m; Cấn, Đoái, là m ở trời; Tốn, Cấn là Dương ở đất, cho nên Chấn, Đoái trên m mà dưới Dương, Tốn, Cấn trên Dương mà dưới m. "Trời" là nói về sự bắt đầu sinh ra, cho nên m ở trên mà Dương ở dưới, ấy là cái nghĩa giao thái. "Đất" là nói về sự đã thành, cho nên Dương ở trên mà m ở dưới, ấy là cái ngôi tôn ty[43], Kiền, Khôn định ngôi trên, dưới, Khảm, Ly hay cửa tả hữu. Đó là cái chỗ trời đất khép ngỏ, nhật nguyệt ra vào, mùa Xuân mùa Hạ, mùa Thu, mùa Đông, tuần hối[44], tuần sóc[45], tuần huyền[46], tuần vọng[47], ngày đêm dài ngắn, đường đi dôi rụt[48], gì gì cũng bởi ở đó[49]. Lại nói: Tiết này nói rõ tám quái của Phục Hy. "Tám quái mài nhau" nghĩa là tám quái mài lẫn vào nhau mà thành ra sáu tư quẻ. "Kể sự đi rồi là thuận" ví như đi theo với trời, tức là xoay về phía tả, đều là những quẻ đã sinh, cho nên gọi là "kể cái đi rồi". "Biết cái sắp tới là nghịch, ví như đi ngược với trời, tức là đi về phía hữu, đều là những quẻ chưa sinh, cho nên gọi là "biết cái sắp tới". Ôi, số của Dịch do cách xoay ngược mà ra, cho nên tiết này giải thẳng ý của hình vẽ.
THỨ TỰ SÁU MƯƠI TƯ QUẺ CỦA PHỤC HY
Hình vẽ thứ tự tám quẻ trên đây, tức như trong Hệ Từ Truyện nói rằng: "Tám quái thành hàng", hình này nhân đó mà chồng thêm lên, cho nên ba vạch ở dưới, tức là tám quẻ của hình vẽ trước, ba vạch ở trên thì đều theo đúng thứ tự của nó mà chồng thêm lên, và những quẻ dưới cũng đều diễn ra làm tám. Nếu theo từng hào[50] mà sinh dần dần thì tức như lời Thiệu Tử đã nói: "Tám chia làm mười sáu, mười sáu chia làm ba hai, ba hai chia làm sáu tư" vậy. Coi đó còn thấy sự màu nhiệm của phép Tượng tự nhiên vậy.
Lời bàn của tiên Nho
Chu Hy nói rằng: "Dịch có Thái Cực sinh hai Nghi, hai Nghi sinh ra bốn Tượng, bốn Tượng sinh ra tám Quẻ", tiết đó chính là Khổng Tử phát minh hình thể, thứ tự tự nhiên trong việc "vạch quẻ" của Phục Hy, rất thiết yếu. Những nhà giải thuyết xưa nay, chỉ có hai ông Khang Tiết, Minh Đạo hiểu được, cho nên Khang Tiết nói rằng: "Một chia làm hai, hai chia làm bốn, bốn chia làm mười sáu, mười sáu chia làm ba hai, ba hai chia làm sáu tư, cũng như rễ thì có gốc, gốc thì có cành, cành lớn càng ít, cành nhỏ càng nhiều"; mà ông Minh Đạo thì cho nó là một cách gia bội. Hai ông phát minh lời của Khổng Tử, lại có thể gọi là thiết yếu vậy. Bởi vì nếu lấy Hà Đồ, Lạc Thư mà nói thì Thái Cực là tượng bỏ trống ở giữa, hai Nghi là tượng m, Dương, lẻ, chẵn, bốn Tượng tức là Hà Đồ một hợp với sáu, hai hợp với bảy, ba hợp với tám, bốn hợp với chín. Lạc Thư một ngậm chín, hai ngậm tám, ba ngậm bảy, bốn ngậm sáu; tám quẻ là bốn số thực, bốn số hư của Hà Đồ, và bốn ngôi chính, bốn ngôi góc của Lạc Thư vậy. Lấy quẻ mà nói thì Thái Cực là toàn thể của bầu "Tượng số chưa ra hình", hai Nghi thì ___ là Dương mà __ __ là m, số Dương một mà số m hai; bốn tượng là: ở trên vạch Dương sinh thêm một vạch dương nữa thành = gọi là Thái Dương, sinh thêm một vạch âm nữa thành ⚍ gọi là Thiếu m, và trên m vạch sinh thêm một vạch Dương thành ⚎ gọi là Thiếu Dương, sinh thêm một vạch âm nữa cũng thành = = gọi là Thái m. Bốn Tượng đã dựng thì Thái Dương ở ngôi một ngậm số chín, Thiếu m ở ngôi hai mà ngậm số tám, Thiếu Dương ở ngôi ba mà ngậm số bảy, Thái m ở ngôi số bốn mà ngậm số sáu, những số sáu, bảy, tám, chín do đó mà định ra. Tám quẻ, tức là ở trên Thái Dương sinh thêm một vạch dương nữa thành ☰, mà gọi là Kiền, sinh thêm một vạch âm nữa thành ☱ mà gọi là Đoái; ở trên Thiếu m sinh thêm một vạch Dương nữa thành ☲ gọi là Ly, sinh thêm một vạch âm nữa thành ☳ mà gọi là Chấn; ở trên Thiếu Dương sinh thêm một vạch dương nữa thành ☴ gọi là Tốn, sinh thêm một vạch âm nữa thành ☵ gọi là Khảm; ở trên Thái m sinh thêm một vạch Dương nữa thành ☶ mà gọi là Cấn, sinh thêm một vạch m nữa thành ☷ mà gọi là Khôn. Thuyết "tiên thiên" của Thiệu Khang Tiết nói rằng: "Kiền một, Đoái hai, Ly ba, Chấn bốn, Tốn năm, Khảm sáu, Cấn bảy, Khôn tám, tức là ý thế. Đến như ở trên tám quẻ, lại đều sinh thêm một m một Dương thành mười sáu cái "bốn vạch", trong kinh tuy không nói rõ, nhưng Thiệu Tử nói: "bốn chia làm mười sáu, là chỉ về đó. Rồi các cái "bốn vạch" mỗi cái lại thêm một m và một Dương nữa, thành ba hai cái "năm vạch", Thiệu Tử bảo mười sáu chia làm ba hai là vậy. Và trên các cái "năm vạch", mỗi cái lại thêm một m và một Dương nữa, thành sáu tư cái "sáu vạch". Tám quẻ chồng lẫn lên nhau, lại đều được thứ tự: Kiền một, Đoái hai, Ly ba, Chấn bốn, Tốn năm, Khảm sáu, Cấn bảy, Khôn tám, coi hình vẽ trên có thể thấy rõ.
Trong khoảng trời đất, gì cũng là sự mầu nhiệm của Thái Cực, m, Dương. Thánh nhân ngửa xem, cúi xét, nghiệm xa nghiệm gần, chỉ có hiểu ngầm một cách cao tột trong lòng. Cho nên từ thuở hai Nghi chưa chia, mù mịt một bầu Thái Cực, nhưng lẽ hai Nghi, bốn Tượng, sáu mươi tư quẻ cũng đã rõ ràng ở trong. Thái Cực chia ra hai Nghi thì Thái Cực vẫn là Thái Cực, hai Nghi vẫn là hai Nghi; hai Nghi chia bốn Tượng thì hai Nghi lại là Thái Cực, mà bốn Tượng lại là hai Nghi. Theo đó mà suy: bốn rồi tám, tám rồi mười sáu, mười sáu rồi ba mươi hai, ba mươi hai rồi sáu tư, cho đến trăm, nghìn, vạn, ức vô cùng, tuy là hiện ở hình vạch, như có cái trước cái sau là do nhân vi mà ra, nhưng mà cái hình định sẵn, cái thể thành sẵn thì vẫn có đủ trong đám hồn nhiên, không cần nghĩ ngợi tác vi một mảy chút nào ở trong đó cả.
PHƯƠNG VỊ SÁU MƯƠI TƯ QUẺ CỦA PHỤC HY
Các thuyết về bốn hình vẽ trên đây, đều do họ Thiệu[51] vẽ ra. Đó là họ Thiệu học được của Lý (chi tại) Đĩnh Chi, Đĩnh Chi học được của Mục (Tu) Bá Trưởng, Bá Trưởng học được của ông Hy Di Trần (Đoàn) Đồ Nam ở Họa Sơn, vẫn gọi môn học Tiên thiên.
Trong hình vẽ này, chỗ xếp xuống là: Kiền hết giữa Ngọ, Khôn hết giữa Tý, Ly hết giữa Mão, Khảm hết giữa Dậu, Dương sinh trong Tý, trót ở trong Ngọ, m sinh trong Ngọ, trót ở trong Tý, Dương ở về Nam, m ở về Bắc; chỗ xếp vuông là: Kiền bắt đầu ở Tây Bắc, Khôn cùng tận ở Đông Nam, Dương ở về Bắc, m ở về Nam. Hai cách xếp đặt đó, tức là độ số m, Dương đối nhau, tròn mà ở ngoài là Dương, vuông mà ở trong là m; tròn thì động mà là trời, vuông thì tĩnh mà là đất.
Lời bàn của tiên Nho
Thiệu Tử nói rằng: Thái Cực đã chia, hai Nghi dựng rồi[52] Dương giao lên với m, m giao xuống với Dương, mà bốn Tượng sinh ra[53]; Dương giao với m, m giao với Dương sinh ra bốn Tượng của trời; cứng giao với mềm, mềm giao với cứng, sinh ra bốn Tượng của đất[54].
Tám quẻ cọ nhau mà sau muôn vật mới sinh ra.
Cho nên một chia làm hai, hai chia làm bốn, bốn chia làm tám, tám chia làm mười sáu, mười sáu chia làm ba hai, ba hai chia làm sáu tư, như rễ có gốc, gốc có cành, càng lớn càng ít, càng nhỏ càng nhiều. Cho nên Kiền dùng để chia, Khôn dùng để hợp, Chấn dùng để làm cho lớn lên, Tốn dùng để làm cho tiêu đi. Lớn thì phải chia, chia thì phải tiêu, tiêu thì phải hợp. Kiền, Khôn là ngôi nhất định, Chấn, Tốn là giao hợp thứ nhất; Đoái, Ly, Khảm, Cấn là cuộc giao hợp thứ hai. Cho nên Chấn Dương ít mà m còn nhiều; Tốn m ít mà Dương còn nhiều; Đoái, Ly Dương nhiều hơn, Khảm, Cấn m nhiều hơn.
Lại nói: Trước khi Vô cực, m ở trong Dương, sau khi có tượng, Dương tách với m; m là mẹ của Dương, Dương là cha của m, cho nên mẹ chửa con trai thành ra quẻ Phục, cha sinh con gái cả thành ra quẻ Cấn; vì vậy Dương khởi ở quẻ Phục, m khởi ở quẻ Cấn.
Lại nói: Dương ở trong m, đi ngược, m ở trong Dương đi ngược, Dương lại ở trong Dương, m ở trong m thì đều đi xuôi[55]. Đó là lẽ chân thật cùng tột, theo hình vẽ trên mà xét, có thể thấy được[56].
Lại nói: "Từ quẻ Phục đến quẻ Kiền, tất cả một trăm mười hai hào Dương; từ quẻ Cấn đến quẻ Khôn tất cả tám mươi hào Dương: từ quẻ Cấn đến quẻ Khôn tất cả một trăm mười hai hào m; từ quẻ Phục đến quẻ Kiền, tất cả tám mươi hào m[57].
Lại nói: Khảm Ly là giới hạn của m, Dương, cho nên Ly ngang vào Dần. Khảm ngang vào Thân, mà số của nó vẫn thường vượt qua. Đó là m, Dương thừa ra, nhưng cái dụng số thì chẳng hề quá mực giữa[58].
Chu Tử nói rằng: Hình vẽ tròn, Kiền ở phương Nam, Khôn ở phương Bắc; hình vẽ vuông, Khôn ở phương Nam, Kiền ở phương Bắc. Ngôi Kiền hợp nhiều vạch dương, ngôi Khôn hợp nhiều vạch dương, ngôi Khôn hợp nhiều vạch m. Đó là m, Dương theo loại mà tụ, đều có pháp tượng tự nhiên.
Lại nói: Hình vẽ tròn giống trời, một đường xuôi và một đường ngược, trong cuộc lưu hành vẫn còn có đăng đối. Như tám quẻ cung Chấn đối với tám quẻ cung Tốn, v.v. Hình vẽ vuông giống đất, có đường ngược không có đường xuôi. Trong ngôi nhất định cũng có đăng đối, bốn góc đối nhau, như tám quẻ cung Kiền đối với tám quẻ cung Khôn, v.v. Đó là sự khác nhau của hình vẽ vuông và hình vẽ tròn.
Hình vẽ tròn giống trời, nghĩa là Trời tròn mà xoay, bao bọc ngoài đất. Hình vẽ vuông giống đất, nghĩa là đất vuông mà đứng im, bị nhốt trong trời. Hình vẽ tròn là đạo trời, có m có Dương; hình vẽ vuông là đạo đất, có cứng có mềm. Chấn, Ly, Đoái, Kiền là phần Dương của trời, phần cứng của đất. Tốn, Khảm, Cấn, Khôn là phần m của trời, phần mềm của đất. Đạo đất phải theo đạo trời, đem cái cứng mềm của đất, ứng với m, Dương của trời, vẫn cùng một lẽ. Có điều, ở trời thì một đường xuôi, một đường ngược, khí của các quẻ nhờ đó mà vận hành; ở đất chỉ có đường ngược, vạch của các quẻ nhờ đó mà làm nên, thế thôi.
Có người hỏi Triệu Tử: "Cái học Tiên thiên tức là tâm pháp[59]. Hình vẽ đều bắt đầu từ giữa. Muôn "hóa"[60], muôn việc đều do bụng sinh ra, như thế là nghĩa làm sao?"
Đáp rằng: Ở trong hình vẽ, chỗ trắng là Thái Cực, ba hai quẻ m, ba hai quẻ Dương là hai Nghi; mười sáu quẻ m, mười sáu quẻ Dương là bốn Tượng, tám quẻ m là tám quẻ Dương là tám Quái. Lại nói: "Muôn vật muôn hóa đều tự trong đó trôi ra". Đó là tâm pháp bắt đầu từ giữa[61].
Lại hỏi: "Hình vẽ dù không có chữ, ta nói suốt ngày cũng vẫn không lìa nó" câu ấy là thế nào?
Đáp rằng: "Hình vẽ Tiên thiên nay vẽ ra đó là nói về cuộc vận hành một năm. Nếu lớn ra, mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm của cổ kim chỉ là cái vòng ấy, mà nhỏ lại, mười hai giờ trong một ngày cũng chỉ là cái vòng ấy, đều là quẻ Phục tính đi. Nói về một tháng thì từ Khôn đến Chấn, là trăng mới mọc, từ ngày mồng ba; đến Đoái là trăng thượng huyền, tức ngày mồng tám; đến Kiền là trăng tuần vọng, tức ngày mười lăm; đến Tốn là trăng mới khuyết, tức ngày mười tám; đến Cấn, là trăng hạ huyền, tức ngày hai ba; đến Khôn, là trăng tuần hối, tức ngày ba mươi. Một ngày có vận một ngày, một năm có vận một năm. Lớn thì đầu trót của trời đất, nhỏ thì sống thác của người và vật, xa thì cuộc thay đổi của đời xưa đời nay, đều không ra ngoài vành ấy và chỉ là lẽ đầy vơi, tiêu, lớn mà thôi.
Chữ Dịch chua là biến đổi lại chưa là giao đổi, đó là cái nghĩa truyền đổi, cứ coi hình vẽ Tiên thiên thì thấy: Một vạch m ở phía Đông thì đối với một vạch Dương ở phía Tây. Bởi vì cả một phía Đông vốn đều là Dương, cả một phía Tây vốn đều là m; vạch m ở phía Đông nguyên đều ở phía Tây sang, vạch Dương ở phía Tây nguyên đều ở phía Đông lại; quẻ Cấn ở phía Tây là năm vạch Dương từ phía Đông sang; quẻ Phục ở phía Đông là năm vạch m ở phía Tây lại, truyền đổi lẫn nhau mà thành sự biến đổi của Dịch. Tuy có nhiều cách, nhưng đó là cuộc biến đổi thứ nhất...
Trong Dương có m, trong m có Dương, Đông, Tây giao dịch, mỗi chỗ đều có đối nhau. Thật ra, không phải là cái này đi mà cái kia lại, chỉ là tượng nó như thế. Thánh nhân lúc đầu cũng không nghĩ tính như vậy, chỉ là vạch một nét m, vạch một nét Dương, mỗi cái lại sinh ra hai cái nữa: trên một vạch Dương lại sinh ra một vạch Dương và một vạch m, trên một vạch m lại sinh ra một vạch m và một vạch Dương. Chỉ cứ như thế mà đi, từ một ra hai; hai ra bốn, bốn ra tám, tám ra mười sáu, mười sáu ra ba hai, ba hai ra sáu tư, thành rồi thì liền chỉnh tề như thế. Đó đều là những sự mầu nhiệm bản nhiên của trời đất, chỉ mượn qua tay thánh nhân vạch ra...
Lại khi đáp Diệp Vĩnh Khanh, Chu Hy có nói: Theo thuyết tiên thiên, trước hết nên đem sáu mươi tư quẻ làm hình vẽ ngang thì Chấn, Tốn, Phục, Cấn vừa ở chính giữa. Trước hãy từ Chấn và Phục đi lùi đến Kiền, rồi lại từ Tốn và Cấn đi xuôi đến Khôn thì thành hình tròn, mà Xuân, Hạ, Thu, Đông, hối, sóc, huyền, vọng, ngày, đêm, sớm, tối, đều có thứ tự, đó là đại ý của việc làm ra hình vẽ.
Lại nữa: Một trăm chín mươi hai hào phía tả đều thuộc về Dương; một trăm chín mươi hai hào phía hữu đều thuộc về m, ấy là vì sự đôi vọng, truyền đổi với nhau mà thành hình ấy. Nếu không bắt đầu từ giữa đi ra hai đầu, mà chỉ từ đầu đến đuôi thì những loại ấy đều không thể thông. Thử dùng ý đó mà suy, tự nhiên thấy rõ.
Hình vẽ Tiên thiên vốn của Phục Hy, không phải Khang Tiết chế ra. Tuy nó không có lời lẽ gì cả, nhưng mà cai quát rất rộng, ở trong Kinh Dịch ngày nay, không có một chữ hay một nghĩa nào mà không do đó trôi ra.
THỨ TỰ TÁM QUẺ CỦA VĂN VƯƠNG
Hình vẽ trên đây thấy ở Thuyết Quái
Lời bàn của tiên Nho
Thiệu Tử nói rằng: Khôn tìm ở Kiền, được hào Chín Đầu[62] của nó mà thành ra Chấn, cho nên nói rằng: "Tìm một lần mà được con trai". Kiền tìm ở Khôn, được hào sáu Đầu[63] của nó mà thành ra Tốn, cho nên nói rằng: "Tim một lần mà được con gái". Khôn tìm đến lần thứ hai, được hào Chín Hai của Kiền mà thành ra Khảm, cho nên nói rằng: "Tìm hai lần mà được con trai". Kiền tìm đến lần thứ hai, được hào Sáu Hai của Khôn mà thành ra Ly, cho nên nói rằng: "Tìm hai lần mà được con gái". Khôn tìm đến lần thứ ba, được hào Chín Ba của Kiền mà thành ra Cấn, cho nên nói rằng: "Ba lần tìm được con trai". Kiền tìm đến lần thứ ba, được hào Sáu Ba của Khôn mà thành ra Đoái, cho nên nói rằng: "Ba lần tìm mà được con gái"[64]. Lại nói: "Kiền tìm ở Khôn mà được con gái, Khôn tìm ở Kiền mà được con trai. Lúc đầu vạch quẻ Không phải như thế.
Chi là sau khi vạch quẻ thì thấy có những Tượng ấy.
PHƯƠNG VỊ TÁM QUẺ CỦA VĂN VƯƠNG
Hình vẽ trên đây thấy ở Thuyết Quái Thiệu Tử nói rằng: Đây là tám quẻ của Văn Vương, tức là cái ngôi đi vào chỗ dùng và là cái học hậu thiên.
Lời bàn của tiên Nho
Thiên tử nói rằng: Cùng tột thay, việc làm Kinh Dịch của Văn Vương! Nó được sự dùng của trời đất chăng? Cho nên Kiền, Khôn giao nhau và thành quẻ Thái; Khảm, Ly giao nhau mà thành quẻ Ký Tế; Kiền sinh ở Tý, Khôn sinh ở Ngọ, Khảm trót ở Dần, Ly trót ở Thân, để ứng với thì giờ của trời; đặt Kiền ở Tây Bắc, lui Khôn về Tây Nam, trai lớn làm việc mà gái lớn thay mẹ, Khảm Ly được ngôi mà Đoái, Cấn sánh đôi, để ứng với phương hướng của đất, phép của vương giả đủ hết ở đó[65].
Lại nói: Dịch tức là ý một m một Dương. Chấn, Đoái là cuộc bắt đầu giao nhau, cho nên nó nhằm vào ngôi sớm tối. Khảm Ly là cuộc giao nhau đã trót cho nên nó nhằm vào ngôi Tý Ngọ. Tốn Cấn không giao nhau, mà m, Dương hãy còn lẫn lộn, cho nên ở nơi hơi lệch trong chỗ "dùng", Kiền, Khôn thì thuần m thuần Dương, cho nên nó nhằm vào ngôi "bất dụng".
Lại nói: Đoái, Ly, Tốn được phần Dương nhiều, Cấn, Khảm, Chấn, được phần m nhiều, cho nên mới là chỗ "dùng" của trời đất. Kiền là cực Dương, Khôn là cực m, cho nên không có chỗ dùng.
Lại nói: Chấn Đoái ngang mà sáu quẻ nữa thì dọc, nó là chỗ dùng của Dịch[66].
HÌNH VẼ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC QUẺ
Trở lên có chín hình vẽ Kinh Dịch, có Kinh Dịch của Phục Hy, có Kinh Dịch của Văn Vương, Chu Công, có Kinh Dịch của Khổng Tử. Từ Phục Hy về trước đều không có chữ, chỉ có nét vẽ, rất nên xem kỹ thì có thể thấy cái ỷ rễ gốc tinh vi của việc làm ra Kinh Dịch. Từ Văn Vương trở xuống mới có văn tự, tức sách Chu Dịch ngày nay, nhưng mà kẻ đọc cũng nên xem theo các bản văn suy ngẫm, không thể nhận thuyết của Khổng Tử làm thuyết của Văn Vương.
Lời bàn của tiên Nho
Chu Hy nói rằng: Thái Cực, hai Nghi, bốn Tượng, tám Quẻ là phép vạch quẻ của Phục Hy. Trong thiên thuyết Quái, từ câu: 天地定位 (Thiên địa định vị) đến câu 坤以藏矣 (Khôn dĩ tàng hĩ) là để thấy ngôi tám Quẻ của Phục Hy vạch ra; từ câu 帝出乎震 (Đế xuất hồ Chấn) trở xuống là lời Văn Vương tựa theo những quẻ của Phục Hy đã làm thành mà suy cho rộng nghĩa loài của nó. Như thuyết "cứng lại, mềm tiến" cũng là tựa theo sau khi các quẻ đã thành, dùng ý giải ra, cho rõ quẻ này do ở quẻ kia mà ra, không phải đích thật trước có quẻ kia mà sau mới có quẻ ấy. Lời chua đời xưa nói là quẻ Bĩ do ở quẻ Thái mà ra, tiên Nho đã có công kích, cho rằng: Kiền, Khôn hợp nhau thì thành quẻ Thái, há lại có quẻ Thái biến đổi thành ra quẻ Bĩ? Nhưng không biết rằng: Nếu bàn về việc vạch quẻ của Phục Hy thì sáu tư quẻ đủ trong một lúc, dẫu đến Kiền, Khôn cũng không có lẽ sinh ra các quẻ; còn nếu theo thuyết của Văn Vương, Khổng Tử thì dọc, ngang, cong, thẳng, sinh đi, sinh lại, thế nào không được? Cốt ở xem được hoạt bát, không câu nệ thì không cái gì không thông[67].
PHÉP BÓI BẰNG CỎ THI
Chọn chỗ đất sạch làm nhà chứa cỏ thi, cửa ngoảnh về Nam. Giữa nhà kê một chiếc giường. (Chiếc giường chiều dài chừng năm thước, chiều rộng chừng ba thước. Đừng để gần bức vách quá).
Cỏ thi năm chục cây, bọc bằng lụa màu đỏ nhạt, đựng trong chiếc túi màu đen, cho vào hộp, đặt ở phía bắc chiếc giường. (Hộp bằng ống tre, hoặc bằng gỗ rắn, hay vải sơn, hình tròn, đường kính độ ba tấc, chiều dài bằng chiều dài cỏ thi, một nửa làm đáy, một nửa làm nắp, dưới hộp có hòm làm giả, cho khỏi lăn nghiêng).
Đặt chiếc khay gốc ở phía nam cái hộp, dé về phía bắc cái giường hai phân. (Khay bằng ván gỗ, bề cao một thước, bề dài vừa suốt cái giường, trong khay chia làm hai ô lớn, ô nọ cách ô kia một thước, phía tây ô lớn làm ba ô nhỏ, mỗi ô cách nhau năm tấc, dưới khay có chân ngang, đặt nghiêng trên một chiếc án).
Đặt một lò hương ở phía nam chiếc khay, một hộp hương ở phía nam cái lò, hằng ngày thắp hương cung kính, sắp bói thì phải quét rửa lau chùi: để một chiếc nghiên rửa sạch, có rót nước, một cây bút, một thoi mực, một miếng ván sơn vàng ở phía đông lò hương. Trên phía đông, người bói trai khiết, đội mũ mặc áo, ngảnh mặt về bắc, rửa tay đốt hương cúng lễ. (Nếu sai người khác bói hộ thì chủ nhân đốt hương xong rồi lui xuống một chút, đừng ngảnh về Bắc, kẻ bói tiến lên trước giường đứng hơi dé về Tây, ngảnh mặt về Nam, nhận lấy việc bói. Chủ nhân thuật thẳng việc mình định xem, kẻ bói vâng lời. Chủ nhân quay về phía hữu, đứng ngảnh về Tây, kẻ bói cũng quay về phía hữu, đứng ngảnh về Bắc).
Hai tay bưng lấy nắp hộp, đặt xuống phía Nam cái khay, phía Bắc lò hương. Lấy cỏ thi ở trong hộp ra, tháo túi, cởi bọc, đặt ở phía Đông chiếc hộp. Tất cả năm chục cây, cầm bằng hai tay, hơ trên lò hương, khấn rằng: 假爾泰筵有常, 假爾泰筵有常! 某 (官姓名)今以某 事未知可否, 爰質所疑于神于靈, 吉凶得失, 悔吝憂虞, 惟爾有神, 尚明告之 ("Giả nhĩ Thái phệ hữu thường, giả nhĩ Thái phệ hữu thường! Mỗ (quan tính danh) kim dĩ mỗ sự vị tri khả phủ, viên chất sở nghi vu thẩn vu linh, cát hung đắc thất, hối lận ưu ngu, duy nhĩ hữu thần, thượng minh cáo chi.") (Mượn mày đồ bói lớn tính không thay đổi. Mỗ (quan tước - hoặc chức nghiệp - họ và tên) vì việc (chi đó) chưa biết nên chăng, phải đem điều nghi ngờ ấy hỏi đấng thần linh. Lành hay dữ, được hay mất, hối tiếc hay lo sợ, người có thiêng hãy bảo cho rõ).
Rồi dùng tay phải nhặt lấy một thẻ (tức là một sợi cỏ thi) trả lại trong hộp. Rồi lấy hai tay chia đôi bốn mươi chín thẻ, để vào hai chiếc ô lớn tả hữu cái khay. (Đây là dinh thứ nhất. Nghi lễ bảo là chia ra làm hai, để hình dung hai Nghi).
Rồi tay trái cầm lấy những thẻ ở chiếc ô lớn phía tả, tay phải nhặt lấy một thẻ ở chiếc ô lớn phía hữu cài vào khe ngón tay út tay trái. (Đây là dinh thứ hai, Nghi lễ bảo là: treo một thẻ để hình dung tam tài).
Rồi dùng tay phải đếm "bốn chiếc một" những thẻ cầm ở tay trái. (Đây là dinh thứ ba, Nghi lễ gọi là đếm bằng số bốn để hình dung tứ thời).
Rồi trả lại những thẻ còn thừa, hoặc một, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, và kẹp nó vào khe ngón vô danh tay trái[68]. (Đây là nửa dinh thứ tư. Nghi lễ bảo là ra số lẻ về chỗ kẹp để hình dung tháng nhuận).
Rồi dùng tay phải trả lại những thẻ đã đếm vào chiếc ô lớn phía tả cái khay, cầm lấy những chiếc thẻ ở chiếc ô lớn phía hữu cái khay và dùng tay trái đếm "bốn chiếc một". (Đây là nửa dinh thứ ba)
Rồi lại trả những thẻ còn thừa như trước và giắt vào khe ngón giữa tay trái. (Đây là nửa dinh thứ tư. Nghi lễ bảo là giắt lần thứ hai để hình dung hai lần nhuận. Nhưng thẻ còn thừa trong lần biến đổi thứ nhất, tay tả một thì tay hữu phải ba, tay tả hai thì tay hữu cũng hai, tay tả ba, tay hữu phải một, tay tả bốn, tay hữu cũng bốn. Kể suốt cả một lần "cài" không năm thẻ thì chín thẻ. Nắm thế được một lần bốn là số lẻ, chín thẻ được hai lần bốn là số chẵn. Lẻ thì ba mà chẵn thì một).
Rồi dùng tay phải trả lại những thẻ đã đếm vào chiếc ô lớn phía hữu, và nhập những thẻ trong một lần "cài" hai lần kẹp ở bàn tay trái làm một, đặt lên ô nhỏ thứ nhất trong cái khay. (Thứ tự ô nhỏ kể từ chiếc ô phía Đông trở đi).
Đây là một lần biến. Lại dùng hai tay nhập những cỏ thi ở hai ô lớn tả hữu làm một. (Bây giờ còn 44 thẻ hoặc 40 thẻ).
Lại làm bốn dinh như nghi thức lần biến thứ nhất, và đặt những thẻ cài kẹp vào ô nhỏ thứ hai trong cái khay. Đấy là hai lần biến. (Những thẻ còn thừa trong lần biến thứ hai: tay tả một tay hữu phải ba; tay tả hai, tay hữu phải một; tay tả ba, tay hữu phải bốn, tay tả bốn, tay hữu phải ba. Kể suốt số thẻ trong một lần cài, không bốn thì tám. Bốn được một lần bốn là số lẻ, tám được hai lần bốn là số chẵn. Lẻ chẵn đều được số hai trong số bốn).
Rồi lại lấy những cỏ thi ở hai ô lớn tả hữu nhập lại làm một. (Bây giờ còn 40 thẻ hoặc 36 thẻ hay 32 thẻ)
Lại làm bốn dinh như nghi thức lần biến thứ hai, và để những thẻ cài kẹp vào chiếc ô nhỏ thứ ba trong chiếc khay. Đó là lần biến thứ ba. (Số thẻ còn thừa của lần biến thứ ba cũng như lần biến thứ hai).
Xong ba lần biến, mới coi số thẻ cài kẹp và số thẻ đếm qua của mỗi lần mà vạch từng hào vào mảnh ván.
Số thẻ cài kẹp, năm và bốn là lẻ, chín và, tám là chẵn. Cài kẹp là ba số lẻ, hết 13 thẻ thì số đếm qua còn 26 thẻ, là hào Lão Dương, đánh dấu bằng () vẫn gọi là "trùng". Cài kẹp hai lẻ một chẵn, cộng 17 thẻ thì số đếm qua còn 32 thẻ, là hào Thiếu m, đánh dấu bằng (— — )vẫn gọi là "triết". Cài kẹp hai chẵn một lẻ, cộng 21 thẻ thì số đếm qua còn 28 thẻ là hào Thiếu Dương, đánh dấu bằng (—) vẫn gọi là "đạo". Cài kẹp là ba số chẵn, cộng 25 thẻ thì số đếm qua còn 24 thẻ, là hào Lão m, đánh dấu bằng (X), vẫn gọi là "giao".
Như thế, cứ ba lần thì biến thành một hào.
(Thứ nhất, thứ tư, thứ bảy, thứ mười, thứ mười ba, thứ mười sáu, sáu lần biến đó giống nhau, có điều từ lần thứ ba trở đi thì không khấn nửa, chỉ dùng 49 sợi chỉ cỏ thi mà thôi. Các lần thứ năm, thứ tám, thứ mười một, thứ mười bốn và thứ mười bảy đều giống như lần thứ hai, các lần thứ sáu, thứ chín, thứ mười hai, thứ mười lăm, thứ mười tám thì giống như lần thứ ba).
Tất cả mười tám lần biến thì thành một quẻ. Xét sự biến đổi trong quẻ, để xem việc dữ hay lành.
Bói xong, lại bọc cỏ thi, đựng vào túi, cho vào hộp, đậy nắp lại, thu xếp bút, nghiên, mực, ván, rồi lại thắp hương cúng lễ lần nữa.
Nếu nhờ người bói hộ thì chủ nhân thắp hương, vái kẻ bói giúp rồi lui[69].
DỊCH THUYẾT CƯƠNG LĨNH
Trình Di nói rằng: Việc của đấng thượng thiên, không tiếng không lời, cái thể của nó gọi là Dịch, cái lý của nó gọi là Đạo, cái dụng của nó thì gọi là Thần.
m, Dương khép ngỏ tức là Dịch, một khép một ngỏ gọi là biến.
Gọi là Dịch mới có lý, nếu như xếp đặt nhất định thì có lý gì? Cuộc biến đổi của trời đất, m, Dương cũng như hai thớt cối xay, lên xuống, đầy vơi, cứng mềm, chưa từng dừng nghỉ. Dương thường đầy, m thường thiếu, cho nên mới không đều nhau. Ví như cối xay đã quay, răng nó phải không bằng nhau; đã không bằng nhau thì sẽ sinh hàng vạn sự biến đổi.
Trong Kinh Dịch chỉ nói về lẽ giáo giở, đi lại, lên xuống.
Làm Kinh Dịch trừ trời đất tối sáng, cho đến cây cỏ sâu bọ nhỏ nhặt, không gì không hợp.
Trương Hoành Trung hỏi: Có phải nghĩa của Kinh Dịch vốn khởi ở Số hay không? Đáp rằng: Bảo nghĩa khởi ra tự Số thì sai. Có Lý rồi mới có tượng, có tượng rồi mới có Số. Kinh Dịch nhân Tượng để biết Số, hễ hiểu được nghĩa của nó thì Số sẽ ở bên trong. Ai muốn xét cho cùng cực sự tinh vi của Tượng, biết cho hết từng hào hốt của Số, đó là tìm dòng theo ngọn, cách đó chỉ có những nhà thuật số vẫn chuộng, không phải là việc mà kẻ nho giả nên cần. Nó là cái học của bọn Quản Lộ, Quách Phác vậy.
Lại nói: Lý và vật vô hình, cho nên nhân Tượng để tỏ Lý, Lý hiện ở Lời thì có thể do Lời mà biết Tượng. Vì vậy nói rằng: "Hiểu được nghĩa của nó thì Số sẽ ở bên trong".
Xem Dịch cần phải biết thời. Tất cả sáu hào ai ai cũng có thể dùng, ông thánh có chỗ dùng của ông thánh, ông hiền có chỗ dùng của ông hiền, người thường có chỗ dùng của người thường, kẻ học có chỗ dùng của kẻ học, vua có chỗ dùng của vua, tôi có chỗ dùng của tôi, không đâu không thông.
Xem Dịch hãy xem nên thời rồi mới xem đến tài của từng hào. Trong một hào thường có bao hàm mấy ý, thánh nhân thường thích những ý trọng hơn mà làm ra lời; có điều gì mà trong Kinh Dịch nói đến đã nhiều thì lấy những điều chưa từng nói đến, cũng không cần phải việc trọng; lại cũng có khi chỉ nói về thời, không nói về tài các hào. Những điều ấy, đều nên lâm thời tham khảo. Phải trước xem quẻ, rồi mới xem được lời "hệ".
Chu Hy nói rằng: Lúc đầu thánh nhân làm Dịch chỉ là ngửa xem cúi xét, thấy rằng đầy khoảng trời đất, không cái gì không phải là lẽ một m một Dương; có lẽ ấy thì có tượng ấy, có tượng thì Số của nó tự ở bên trong. Chẳng những Hà Đồ, Lạc Thư như thế, mà cái gọi là Số kia, chỉ là những chỗ chia hạn, chừng mực có khi; được Dương thì lẻ, được m thì chẵn, các vật đều thế. Hà Đồ, Lạc Thư là thứ khéo hơn, rõ hơn mà thôi. Vì vậy, thánh nhân nhân đó mà vạch ra Quẻ. Lúc mới chỉ là vạch một vạch lẻ để hình dung khí Dương, vạch một vạch chẵn, để hình dung khí m mà thôi. Nhưng hễ có hai thì liền có bốn, hễ có bốn thì liền có tám, lại theo đó mà gấp hai lên liền thành mười sáu. Đó là trong đám đông có mầm nhú, mà số vô cùng đã đủ; không đợi xếp đặt mà thế vẫn không thể thôi. Quẻ vạch đã lập, liền có lành dữ, vì là m, Dương đi lại giao thác ở trong. Thời của nó thì có tiêu đi, lớn lên khác nhau: cái lớn lên là chủ, cái tiêu đi là khách; việc của nó hoặc có nên chăng khác nhau, cái nên là thiện, cái chăng là ác. Theo chỗ chủ khách thiện ác mà phân biệt thì sự lành, dữ sẽ rõ. Vì vậy nói rằng: Tám Quẻ định sự lành dữ. Sự lành dữ đã quyết định không sai thì dùng nó để dựng các việc, nghiệp lớn sẽ từ đó sinh ra. Đó là thánh nhân làm ra Kinh Dịch, dạy dân xem bói, để mở cái ngu của thiên hạ, để định cái chí của thiên hạ, để làm nên các việc của thiên hạ, là thế. Có điều từ Phục Hy về trước chỉ có sáu vạch, chưa có văn tự truyền được; rồi đến Văn Vương Chu Công mới đèo thêm lời, cho nên nói rằng: "Thánh nhân đặt quái xem tượng, đèo lời vào để tỏ lành dữ". Đó là khi Quẻ chưa vạch, nhân xem pháp tượng tự nhiên của trời đất mà vạch ra; đến lúc Quẻ đã vạch rồi thì Quẻ nào riêng có tượng của quẻ ấy. Tượng nghĩa là có chỗ giông giống, cho nên thánh nhân mới theo tượng đó mà đặt ra tên. Nói về sự tiến lui của hào thì như quẻ Bác, quẻ Phục, v.v. nói về sự giống hệt của hình thì như quẻ Đỉnh quẻ Tỉnh, v.v. Đấy là Phục Hy theo chỗ hoàn toàn của hình thể các quẻ mà lập cái tên như thế. Văn Vương coi hình tượng của quái thể mà làm Thoán Từ. Chu Công coi sự biến đổi của quái hào, mà làm Hào Từ, cái tượng của sự lành dữ lại càng rõ rệt.
Đại để đạo trong gầm trời chỉ là thiện, ác mà thôi. Có điều cái ngôi của người ta ở phải khác nhau, cái thời của người ta gặp phải không giống nhau, mà cái cơ của nó rất nhỏ, chỉ vì người trong thiên hạ không thể hiểu thấu, cho nên thánh nhân dùng phép bói toán đó để dạy người, khiến cho người ta lúc bình cư thì xem Tượng ngẫm lời, lúc hành động thì xem sự biến đổi mà ngẫm lời chiêm đoán, không bị mê muội trong đường phải trái được mất. Bởi vậy, sách này nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu đều dùng. Câu nói trong sách, của các đời đó, tuy không giống nhau; lời nói trong sách, của các đời đó, tuy không thấy hết, nhưng đều do quan Thái bốc coi giữ để dùng vào việc bói toán. Coi như họ Tả đã chép, lại càng có thể thấy chỗ cổ nhân dùng Dịch. Bởi vì gọi là tượng chỉ là mượn những vật mà mọi người cùng biết, để hình dung lý của các việc, khiến cho người ta biết sự nên bỏ, nên lấy mà thôi. Cho nên từ Phục Hy đến Văn Vương, Chu Công, tuy là do sơ lược đến tường tận, mà cái gọi là công dụng của việc xem bói vẫn có một. Nghĩa là trong cách xem bói kia vẫn có cái lý dùng để xử trí việc này. Cho nên phương pháp của nó dường như thô thiển, nhưng theo sự hiền ngu của từng người, thảy đều gặp được chỗ dùng. Bởi vì Văn Vương tuy là có tượng nhất định, có lời nhất định, nhưng cũng đều là nói trống chỗ này phải xử như thế, không hề gắn chặt vào các vật. Cho nên mỗi quẻ mỗi hào đều đủ bao bọc những việc vô cùng, không thể chỉ lấy một việc chỉ định.
Ở trong hào quẻ cũng có chỗ chỉ một việc, như "lợi kiến hầu", "lợi dụng tế tự', v.v. ngoài ra đều không chỉ về một việc mà nói. Vì vậy, mới thấy công dụng của Kinh Dịch không gì không cai quát, không gì không lan khắp, chỉ xem người ta dùng nó ra sao mà thôi.
Đến đấng Phu Tử[70] mới thuần theo lý mà nói, tuy rằng vị tất đã là bản ý của vua Hy, vua Văn, nhưng mà theo việc nói lý, cũng là như thế. Có điều không thể lấy thuyết của Phu Tử làm thuyết của Văn Vương.
Trong khoảng trời đất còn có cái gì? Chỉ là hai chữ m, Dương mà thôi. Bất kỳ việc gì, đều không thể nào lìa nó. Hãy coi trong thân thể mình: hễ mở mắt ra, chẳng m thì Dương, khít khịt trong đó, không thể bám được vật khác. Chẳng là nhân thì là nghĩa, chẳng là cứng thì là mềm. Tự mình muốn làm thẳng lên là Dương, hễ mà thu lại lùi lại là m; ý tứ hễ động là Dương, hễ im là m. Chưa cần coi đến sự khác, chỉ trong một cái động và một cái im cũng đã là m, Dương rồi. Phục Hy nhân đó mới vạch ra Quẻ để bảo người ta.
Nhưng nếu chỉ nói một m một Dương, lại chưa đủ để cai quát mọi lẽ. Vì vậy mới xoay xỏa làm sáu tư quẻ, ba trăm tám mươi tư hào. Lúc đầu chỉ là rất nhiều quẻ, hào, về sau thánh nhân lại đèo thêm rất nhiều lời ở dưới. Như ở sách khác thì phải nguyên có việc ấy mới nói ra lẽ ấy, Kinh Dịch thì là chưa có việc ấy trước đã mượn sẵn nói ở trong đó.
Lại nói: m, Dương là khí, hễ có khí ấy thì có lý ấy, hễ có lý ấy thì có khí ấy. Muôn việc muôn vật ở gầm trời, cái gì không ở lý ấy mà ra? Cái gì không ở m, Dương mà ra?
Dịch chỉ là m, Dương xoay xỏa, giao đổi thay đổi. Trang Tử bảo "Dịch để nói về m, Dương" không phải không có sở kiến. Ví như lẻ, chẵn, cứng mềm, chỉ là m, Dương mà ra cuộc thay đổi.
Dịch là m, Dương co duỗi, tùy thời biến đổi. Cổ kim vẫn có cuộc khép ngỏ lớn, cuộc khép ngỏ nhỏ, Những người ngày nay nói về Kinh Dịch đều không có chỗ rờ, rà. Thánh nhân thì theo sáu mươi tư quẻ mà thay đổi đi, cho đến cái chỗ sở dĩ làm m, Dương, làm cổ kim, cũng là lẽ ấy.
Dương Quí Sơn đến nhà Thiềm Quí Lỗ ở Hoàng Đình, Quí Lỗ hỏi về Kinh Dịch, Quí Sơn lấy tờ giấy vẽ cái vòng tròn, dùng mực bôi đen một nửa và nói: "Đó tức là Dịch". Câu đó rất hay. Dịch chỉ là một m một Dương làm ra rất nhiều kiểu.
Có người hỏi rằng: "Lời ở dưới quẻ là lời Thoán, Tả Truyện cho làm lời Do (繇) là cớ làm sao?
Đáp rằng: "Đó chỉ là lời Thoán, cho nên Khổng Tử có nói: "Bậc trí giả xem trong lời Thoán thì đã nghĩ được quá nửa". Ví như: 元亨利貞 (nguyên hanh lợi trình) là lời của Văn Vương đèo ở dưới quẻ để biết sự lành dữ của một quẻ. Trong sách m ngữ của họ Lục gọi là "Kinh Thoán". Từ chữ大哉乾元 (đại tai kiền nguyên) trở xuống là lời của Khổng Tử thích Kinh, cũng gọi là Thoán, và vẫn bảo là Thoán Truyện. Còn những lời ở dưới hào như câu 潜龍勿用 (tiềm long vật dụng) thì là lời của Chu Công đèo vào để đoán sự lành dữ của một hào; những câu 天行健, 君子以自强不息 (thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức) vẫn gọi là truyện Đại Tượng; những câu 潜龍勿用, 陽在下也 (tiềm long, vật dụng, dương tại hạ dã) vẫn gọi là truyện Tiểu Tượng, đều là lời của Khổng Tử làm ra. Từ câu 天尊地卑 (thiên tôn địa ty) trở xuống là truyện của Hệ Từ của Khổng Tử thuật ra, bàn góp về những đại thể, phàm lệ của cả cuốn Dịch, nó không phụ vào Lời Kinh mà tự chia làm Thượng Hệ, Hạ Hệ. Tả thị gọi là lời Do 繇. Chữ 繇 (Do) theo ở chữ 系 (hệ) ngờ rằng cũng là nói về Hệ Từ (繁辭). Hệ Từ nghĩa là dưới quẻ có đèo lời vào.
Kinh Dịch có Tượng, lấy những Tượng ấy phải có chỗ theo. Tuy những Tượng ấy, chỉ có chỗ dùng, không phải cẩu thả đặt ra ngụ ngôn, nhưng các nhà Nho trong hai đời Hán[71] cũ muốn xét cùng chỗ "theo" của nó, đã là vướng mắc không thông; rồi từ Vương Bật trở đi, nhưng muốn suy hết chỗ "dùng" của nó, lại thành sơ lược mà không có căn cứ. Cả hai điều đó đều là cái lỗi "chỉ thiên một bề, không biết chừa chỗ nghi ngờ". Hãy lấy một mặt mà bàn thì Kiền là ngựa, Khôn là trâu, thiên Thuyết Quái đã có nói rõ: ngựa là giống mạnh, trâu là giống thuận, trong loài vật vẫn có lẽ thường; đến như theo văn trách quẻ, như quẻ Truân có nói đến ngựa mà không có hình Kiền, quẻ Ly có nói đến trâu mà không có hình Khôn, rồi sáu rồng trong quẻ Kiền, đó đều là sự không thể hiểu được. Cho nên Hán Nho tìm ở thuyết quái không được thì bèn cùng nhau đặt ra những thứ hộ thể biến quái, những phép "ngũ hành nạp giới phi phục", và lấy làm may khi được thấy nó ngẫu nhiên đúng hợp. Thuyết của họ tuy là tường tận, nhưng mà ở chỗ không thông vẫn không thể thông, còn chỗ thông được thì lại phụ hội xuyên tạc, không có cái vẻ tự nhiên; dẫu rằng có một hai chỗ vừa dùng, không cần phải đợi nói khéo, nhưng nó trên thì không quan hệ đến nguồn gốc của nghĩa lý, dưới thì không giúp đỡ gì cho sự răn dạy về nhân sự, thế thì cần gì lại phải khó lòng nhọc sức cố tìm cho được!
Cho nên Vương Bật nói rằng: "Nghĩa của nó nếu có ứng với sự "mạnh" thì cứ gì Kiền mới là ngựa? Hào của nó nếu có hợp với sự "thuận" thì cứ gì Khôn mới là trâu?" Trình Tử cũng nói: "Lý là một vật vô hình, nên phải mượn "Tượng" làm cho rõ nghĩa". Phá cái lối cố chấp vớ vẩn của tiên Nho mà mở phương pháp ngẫm "Lời" ngẫm "Chiêm" cho hậu học, như thế là cũng tốt rồi. Nhưng mà xem ý hai người thì lại giống như điều cho sự "lấy tượng" của Kinh Dịch, không phải tự đâu mà ra, chỉ như lối tỷ hứng của Kinh Thi và cách dụ của Mạnh Tử mà thôi. Thế thì Thuyết Quái làm ra, là không dính gì đến Kinh Dịch, mà câu "gần nghiệm ở mình mình, xa nghiệm ở loài vật" cũng là lời thừa.
Vì vậy, ngờ các thuyết đó nói chưa hết ý, nhân trộm bàn rằng: Sự "lấy tượng" vẫn phải là tự chỗ nào, mà những thuyết ấy đã có đủ ở quan thái bốc, có điều bây giờ không thể kê cứu được nữa thì đành hãy bỏ thiếu đó mà chỉ theo tượng trong lời để tìm lấy ý trong Tượng, khiến cho đủ làm dạy răn và quyết định sự lành dữ như lời họ Vương, thầy Trình và sách Bản Nghĩa của ta đã nói, cũng được, không cần cố tìm cho được cái chỗ Tượng ở đâu ra, nhưng cũng không thể đặt ra giả thiết mà vội quên hẳn chỗ đó.
Phục Hy vạch tám Quẻ, chỉ có mấy nét, bao quát hết lẽ muôn vật gầm trời. Kẻ học hiểu được ở Lời thì nông, hiểu được ở Tượng thì sâu. Vương Phụ Tự và Trình Y Xuyên đều không tin Tượng, nhưng nay không dám nói thế, chỉ nói không được trông thấy cái đó. Hãy cứ theo tượng mà nói thì khỏi xuyên tạc.
Tượng của Dịch hình như cũng có ba thứ: Có thứ do nét của nó tự nhiên sẵn có, như nét lẻ là tượng khí Dương, nét chẵn là tượng khí m... Có thứ đích thực bắt chước hình tượng các vật, như Kiền, Khôn và sáu con lấy trời, đất, sấm, gió làm tượng, v.v. Có thứ chỉ là thánh nhân tự ý lấy cối hình này để tỏ nghĩa kia, như ngựa trắng có cánh, chở quỷ một xe, v.v.
Coi Dịch nên tựa chắc vào Tượng mà coi thì nhiều ý vị, nếu chỉ coi nó bằng cách trống không thì chẳng có ý tứ gì.
Đành rằng nói được cái lý của nó thì Tượng, Số sẽ ở bên trong, nhưng theo dòng mà coi, phải thấy Tượng, Số đích đáng ở đâu trước đã thì khi nói Lý mới khỏi chạy chệch. Nếu không thế, việc mà không có thực chứng thì cái Lý suông dễ sai.
Trong thời thượng cổ, lòng dân tối tăm, không biết lành dữ ở đâu, cho nên thánh nhân làm Dịch, dạy họ bói toán, lành thì làm, dữ thì tránh, đó là cái lối "mở mang các việc". Hệ từ nối "để thông chí thiên hạ, để định nghiệp thiên hạ, để đoán sự nghi ngờ của thiên hạ", là chỉ chỗ đó.
Lúc đầu chỉ có "Chiêm"[72] mà không có chữ, giống như phép độn Hỏa Châu Lâm (?) ngày nay, chỉ dùng hào mà không dùng lời, đủ biết cổ nhân xem bói, không phải đợi lời mà sau mới biết lành dữ. Đến Khổng Tử lại sợ người ta không biết tại sao mà thế, cho nên phải lần theo từng hào mà giải "Hào hay sở dĩ lành, vì nó trung chính; hào kia sở dĩ dữ, vì nó không đáng ngôi", nói rõ như thế để cho người ta dễ hiểu mà thôi. Đến như Văn Ngôn thì lại theo ở bên trên phát minh ra các đạo lý, đến phải bản ý thánh nhân[73] như thế. Hễ biết chỗ đó thì mới có thể học Dịch.
Thánh nhân trong một số bộ Dịch đều là mượn truyện hư không đặt ra. Vì các công dụng trong thiên hạ, nếu nói thẳng thì chỉ dùng được một việc mà thôi, chỉ có cách nói bằng Tượng thì lúc bói toán, bao nhiêu việc thiện, có thể ứng vào được cả.
Dịch vốn là sách bói toán, người sau cho là nó chỉ dùng được trong việc bói toán. Đến Vương Bật mới dùng thuyết của Lão Tử, Trang Tử mà giải, về sau người ta lại cho là sách nói lý, không cho là sách bói toán, như vậy cũng sai. Tưởng rằng trong khi Phục Hy bắt đầu vạch Quẻ, ngẫu nhiên nhận thấy một là Dương, hai là m, bèn theo đó mà vạch phóng ra, trong khi đó chỉ là Dương thì lành, m thì dữ, không có chữ nghĩa gì hết; Sau đó Văn Vương thấy thế không thể hiểu được, cho nên mới làm lời Thoán; rồi hoặc có kẻ xem nhằm cái hào, không thể hiểu được, cho nên Chu Công mới làm lời hào mà vẫn không thể hiểu được, Khổng Tử mới phải làm ra thập dực[74] đều giải các ý lúc đầu. Ngày nay người ta không xem hào quẻ, mà chỉ xem lời Hệ, cũng như không coi sách luật mà chỉ coi những tự lệ của sách luật vậy, hiểu làm sao được? Ngày nay phải nhận nó là sách, bói toán mà coi mới được. Nếu không thế thì không thể coi Kinh Dịch.
Kinh Dịch chỉ là vì việc bói toán mà đặt ra, cho nên sách Chu Lễ mới nói rõ rằng quan thái bốc giữ ba thứ Dịch, tức sách Liên Sơn, sách Qui Tàng và sách Chu Dịch, cổ nhân về quan bói toán lập ra tất cả mấy người. Nhà Tần cách đời cổ chưa xa, nên sách Chu Dịch nhờ về bói toán mà không bị đốt. Những người đời này hễ nói Dịch là thứ sách bói toán thì cho là làm nhục Kinh Dịch; thầy Phu Tử nói rất nhiều đạo lý, lại cho Dịch là sách đạo lý. Họ không biết rằng: Khi nói lành, dữ, hối, lận[75], đều là có lý, cái mà ý dạy người, không đâu không có. Ngày nay sở dĩ khó lý hội là vì đã mất cái phép bói toán. Như quan Thái bốc coi về phép ba Kinh Dịch, tức là Liên Sơn, Qui Tàng, Chu Dịch, đó là vẫn riêng có phép lý hội Chu Dịch; nay chỉ thấy có hai thiên Thượng Kinh, Hạ Kinh và đều thấy không có mấy nỗi phép. Vi vậy mới khó lý hội. Ngày nay người ta lại bảo "thánh nhân nói lý, mà ở trong đó nhân thể có thuyết bói toán", sau khi thánh nhân nói lý, còn nói việc bói toán đó làm gì?
Kinh Dịch chỉ cho người ta bói toán để quyết định sự nghi hoặc. Nếu theo đạo lý nên làm, vẫn là cứ làm; nếu theo đạo lý mà không nên làm, tự nhiên không thể làm được; thế thì cần gì mà còn phải xem? Là vì có khi cùng trong một việc mà hoặc là lành hoặc là dữ, hay là có thể xử trí hai cách khác nhau. Bởi vậy không thể không xem.
Học giả ngày nay kiêng nói Kinh Dịch vì sự bói toán làm ra, cần nói nó vì nghĩa lý mà làm ra, Nếu quả vì nghĩa mà làm ra thì sao không nói luôn bằng văn tự, như các sách Đại Học, Trung Dung nói về nghĩa lý để dạy người, còn vẽ tám quẻ làm gì?
Hào Dương phần nhiều lành, hào m phần nhiều dữ, lại xem ngôi chỗ của nó đã ở ra sao. Trong Kinh Dịch, đại khái Dương thì lành mà m thì dữ, giản hoặc cũng có Dương dữ mà m lành là tại cớ gì? Bởi vì có việc nên làm, cũng có việc không nên làm, nếu nên làm mà không làm, không nên làm mà cứ làm, dù Dương cũng hung.
Trong Kinh Dịch, chỉ có "trinh cát", chưa có chỗ nào không "trinh" mà "cát", chỉ nói "lợi trinh", chưa từng nói "lợi bất trinh". Ví như xem được quẻ Kiền, vẫn là tốt lắm, nhưng mà ở dưới lại nói "lợi trinh". Nghĩa là ngay thẳng chính đính thì lợi, không ngay thẳng chính đính thì không lợi. Bước đầu của chí lý, chí giáo của thánh nhân, ngụ ở trong đó. Đại để nó là thứ sách vì hạng quân tử mà làm ra, không phải là của mà bọn tiểu nhân trộm giặc có thể lấy trộm mà dùng. Trương Hoàng Cừ nói: "Kinh Dịch chỉ mưu tính cho quân tử, không mưu tính cho tiểu nhân", phải lắm.
Chữ "lợi" trong Kinh Dịch, phần nhiều vì người xem mà đặt ra. Như "lợi sang sông lớn", tức là lợi cho việc đi thuyền; "lợi có sự đi", tức là lợi cho việc lên đường; "lợi về tế tự", "lợi về hưởng tự", là bói việc cúng được tốt; "săn được ba con cáo", "săn được ba bậc" là bói việc săn bắn được tốt; "công dụng hưởng của thiên tử" là nói việc triều cận được tốt; "lợi dựng tước hầu" là bói việc lập vua được tốt; "lợi về dời nước" là bói việc thiên đô được tốt; "lợi về xâm phạt", là bói việc xâm phạm được tốt, v.v.
Ngày nay đọc Dịch, nên chia làm ba bậc mà coi. Dịch của Phục Hy, chưa có rất nhiều câu nói của Thoán, Tượng, Văn Ngôn, mới có thể thấy bản ý của Dịch chỉ cốt dùng về việc bói. Phục Hy vạch quẻ đâu có rất nhiều văn tự ngôn ngữ? Chỉ là quẻ ấy thì có tượng ấy, như Kiền có tượng của Kiền, Khôn có tượng của Khôn mà thôi. Ngày nay người ta nói về Kinh Dịch, có khi chưa hiểu tượng của Kiền, Khôn, đã nói Lý của Kiền, Khôn, vì vậy mà họ đã nói một cách không có tình lý gì hết. Đến Văn Vương, Chu Công chia làm sáu tư quẻ, thêm vào những chữ "Kiền nguyên hanh lợi trinh", "Khôn nguyên hanh lợi tẫn mã chi trinh"[76] đã không phải ý của Phục Hy mà đã là Văn Vương, Chu Công tự nói một thứ đạo lý rồi, nhưng cũng còn là theo chỗ của người ta xem mà nói, như xem được quẻ Kiền là rất hanh thông mà lợi cho kẻ ngay thẳng chính đính thế thời. Rồi đến Khổng Tử hệ Dịch[77] làm ra các thiên Thoán, Tượng, Văn Ngôn thì cho nguyên, hanh, lợi, trinh là bốn đức tánh của Kiền, lại không là Dịch của Văn Vương nữa.
Trộm ngờ hào quẻ Kinh Dịch vốn là chỉ vì người bói đoán sự lành dữ, mà trong có đủ những lời dạy răn. Đến khi các thiên Thoán, Tượng, Văn Ngôn làm ra, mới nhân cái ý lành dữ dạy răn đó, suy cho rộng thêm mà nói về mặt nghĩa lý của nó, cho được rõ ra. Người đời sau chỉ thấy những phần nghĩa lý của Khổng Tử nói, mà không suy tìm bản ý của Văn Vương, Chu Công nhân đó mới cho bói toán là một việc đáng bỉ, không chịu nói tới, mà cái của họ đã nói lại càng xa với sự thực thường dùng trong hàng ngày, đại để đều là gò gập, quanh co, lệch về một mặt, không còn những cái mầu nhiệm của sự bao hàm, cai quản, lan khắp các khúc, thông hết các cạnh nữa; nếu chỉ như thế thì thánh nhân có thể làm hẳn một cuốn sách khác, nói rõ nghĩa lý để dạy đời sau, cần gì phải mượn quái tượng mà làm những lời hiểm sâu ẩn tối ấy chi? Cho nên nay muốn: hễ đọc quẻ nào hào nào, cũng như xem quẻ bói mà được quẻ ấy, hào ấy, phải giữ sao cho lòng mình trống không, cố tìm cho biết cái nghĩa lời chỉ về cái gì, để mà quyết định những lời lành dữ nên chăng; rồi sau xét đến cái tượng của nó tại sao mà thế, để tìm cái lẽ tại sao mà thế, và đem suy ra việc làm, khiến cho trên từ các đấng vương công, dưới đến những kẻ dân thứ, trong việc sửa mình trị nước, đều có thể dùng. Trộm nghĩ cứ tìm như thế, hình như mới được ý sót của ba vị thánh nhân.
Kinh Dịch của Khổng Tử, không phải là Kinh Dịch của Văn Vương, Kinh Dịch của Văn Vương không phải là Kinh Dịch của Phục Hy, Dịch truyện của Y Xuyên, tự nhiên phải là Kinh Dịch của họ Trình, cho nên kẻ học phải theo thứ tự của Kỉnh Dịch đời xưa, trước hết hãy đọc bản văn thì dễ thấy rõ bản chỉ của nó.
Coi Dịch phải coi khi chưa vạch quẻ về trước, hình dạng thế nào, rồi theo trong đó mà xem, bao nhiêu quẻ hào tượng số của nó không phải bỗng không bịa ra, mà đều là phải như thế. Khi chưa vạch quẻ về trước, nó vẫn im lặng không động, giống như cái "trung", trong khi mừng, giận, thương, vui chưa phát, chỉ là một vật rất rỗng rất tĩnh mà thôi. Hốt nhiên trong chỗ rất rỗng rất tĩnh, lại có cái tượng, mới nói ra rất nhiều đạo lý về những tượng, Số lành dữ, cho nên Kinh Lễ nói rằng: "Khiết tĩnh tinh vi, là giáo hóa của Kinh Dịch". Bởi vì Dịch là thứ sách do sự hư không làm ra. Kinh Thư thật có chính sự mưu mô ấy mới làm ra sách ấy; Kinh Thi thật có nhân tình, phong tục ấy mới làm ra thơ ấy; còn Kinh Dịch thì không có việc đã qua ấy, chỉ là do sự hư không mà làm ra. Trước khi chưa có hào vạch, ở Kinh Dịch thì là một lẽ hồn nhiên, ở người ta tức là tấm lòng im lặng như tờ; đến khi đã có hào vạch, mới thấy hào ấy là thế nào, hào kia là thế nào, nhưng mà vẫn là theo trong những cái rất rỗng rất tĩnh, làm ra rất nhiều tượng số, vì vậy nó mới linh thiêng.
Kinh Dịch phải xem bằng cách xoay xỏa, việc trong thiên hạ, gì cũng do đó mà ra. Thiện, ác, phải, trái, được, lỗi, cho đến co, duỗi, tiêu, lớn, thịnh, suy, không cái gì không bói ở đó. Trước đời Phục Hy chưa biết xem xét ra sao; đến khi Phục Hy đem hai cái m, Dương vạch ra thành quẻ để bảo người ta, khiến cho người ta xem xét lành, dữ, họa, phúc, một vạch là Dương, hai vạch là m, một vạch là chẵn, hai vạch là lẻ, bèn thành tám quẻ, lại xoay xỏa thêm làm sáu tư quẻ, ba trăm tám mươi tư hào, Văn Vương lại làm lời Thoán để thích rõ nghĩa của nó, cũng là cái lẽ m, Dương tiêu lớn, thịnh suy, co duỗi mà thôi. Thánh nhân sở dĩ vẫn học, là học chỗ đó.
Kinh Dịch rất khó xem. Nó là thứ sách rộng lớn, đầy đủ, bao hàm muôn lý, không gì không có. Kỳ thực nó chỉ là sách bói toán, bất tất chỉ nói về lý, tượng số cũng có thể nói, không nên câu nệ một mặt. Gần đây, tôi xem Kinh Dịch, thấy rằng thánh nhân không phải vất vả bao nhiêu, chỉ vì đời sau một mực tự ý thêm bớt, muốn làm một thuyết, gượng thông với nghĩa của nó, vì vậy ý nghĩa của sách thánh nhân càng thấy không rõ.
Vả lại chú giải Kinh Dịch, chỉ thêm chữ hư[78] để đón ý tứ là được. Ngày nay người ta chú giải Kinh Dịch, lại thêm những chữ thực vào, đó là mượn nó nói ý mình rồi; lại sợ còn có thuyết khác có thể phá thuyết của mình, họ bèn thêm thắt ra một thuyết nữa để tự bênh vực, nói nghìn, nói vạn, với Kinh Dịch, hoàn toàn không ăn thua gì.
Sách này vốn là một vật khó xem, không thể nói bằng cách tiểu xảo, cũng không nói bằng câu to lớn.
Kinh Dịch khó xem không như sách khác. Kinh Dịch nói về vật nào, không phải thật là vật ấy, như nói rồng, không phải thật là con rồng. Sách khác thì nói thế nào là thật thế ấy, hiếu đễ thì là hiếu đễ, nhân thì là nhân.
Trong Kinh Dịch nhiều chỗ không sao hiểu được.
Kinh Dịch khó xem, không ngôn ngữ nào có thể hình dung ra được. Bởi vì lời hào chỉ là cái bóng tượng, mà ở trong đó, không gì không có.
Xem Kinh Dịch phải bốn ngày xem một quẻ - một ngày xem lời quẻ và lời Thoán lời Tượng, hai ngày xem sáu hào; và một ngày xem gồm tất cả - mới tinh tường.
Hòa Tĩnh học Kinh Dịch, mỗi ngày chỉ xem một hào. Nhưng, sự vật đó kết thành một mảnh, hễ động thì động cả mảnh, xem riêng từng hào sao được?
Trước hết phải theo hai quẻ Kiền, Khôn xem lấy bản ý cái đã thì ở đàng sau đều có đường thông.
Kinh Dịch đại khái muốn cho người ta sợ hãi tu tỉnh. Nay học Kinh Dịch, không phải đợi khi gặp việc mà xem mới có răn sợ. Chỉ cốt những lúc bình cư, ngẫm những đạo lý của nó đã nói, so với địa vị của mình đương ở thì nên thế nào. Cho nên nói rằng: "Lúc ở yên thì xem Tượng mà ngẫm Lời của nó, lúc hành động thì xem sự biến đổi mà ngẫm lời chiêm đoán của nó". Khổng Tử gọi rằng "học Dịch" chính là những lúc bình cư, thường thường học luôn. Như vậy, có thể tưởng thấy sự đọc Dịch của thánh nhân, khác với sự đọc Dịch của người thường, và có thể tưởng thấy trong lòng thánh nhân đã lần về Lý của Dịch, không bị che lấp mảy may, vì vậy mới nói "có thể không có lỗi lớn".
Hỏi rằng: Kinh Dịch nên đọc thế nào?
Đáp rằng: Chỉ nên giữ cho lòng mình trống rỗng[79], để tìm ý nghĩa của nó, không nên giữ ý kiến riêng của mình. Đọc các sách khác cũng vậy.
Hỏi rằng: Đọc Dịch chưa được ngấm nghía tràn khắp, là sao?
Đáp rằng: Chỗ đó cần phải giữ cho lòng mình trống rỗng, sáng sủa, êm ả, yên lặng, tự nhiên đạo lý lưu thông, mới bao quát được rất nhiều nghĩa lý. Vì Dịch không như Kinh Thi, Kỉnh Thư; nó là thứ sách nói hết sự lý vô cùng, vô tận của thiên hạ đời sau, chỉ một hai chữ đã là một cái đạo lý. Lại nữa, người ta cần phải từng trải rất nhiều sự biến đổi ở gầm trời thì đọc Kinh Dịch mới biết mỗi chỗ đều có một lẽ tinh vi ngay thẳng. Nay đã chưa từng trải hết, nếu như trong lòng không thực trống rỗng, sáng sủa, êm ả yên lặng thì còn hiểu làm sao được? Cái đó tự mình không thể không gắng... Nay chưa từng trải nhiều việc, gom góp đạo lý của nó chưa được, đã đọc Kinh Dịch, rút lại vẫn không được chỗ thụ dụng của nó. Khổng Tử về già mà thích Kinh Dịch, rút lại vẫn không được chỗ thụ dụng của nó. Khổng Tử về già mà thích Kinh Dịch, đủ thấy sách này, rút lại chưa thể lý hội.
Hỏi rằng: Sách Chu Dịch Bản Nghĩa sao lại chuyên lấy bói toán làm chủ?
Đáp rằng: Hãy nên đọc kỹ chính văn, đừng xem chú giải. Bởi vì Kinh Dịch đời xưa, các thiên Thoán, Tượng, Văn Ngôn, mỗi thứ ở riêng một nơi, đến Vương Bật mới hợp làm một. Các nhà nho đời sau, không dám thay đổi, nay khó đọc trọn. Hãy nên đọc kỹ chính văn, lâu rồi tự nhiên sẽ hiểu.
Đọc Dịch trước hết, xem sách Bản Nghĩa của mỗ[80], rồi coi Trình Truyện[81] để cùng tham khảo. Nếu như chưa đọc sách khác, mà coi thuyết của mỗ trước thì lại dễ hiểu, vì rằng chưa bị thuyết khách làm cho chìm đắm.
CHU DỊCH THƯỢNG KINH
周易上經
GIẢI NGHĨA
Chu Dịch: Chu là tên triều đại, Dịch là tên sách. Những Quẻ của nó do ở Phục Hy vạch ra, có nghĩa giao Dịch, biến Dịch, cho nên mới gọi là Dịch. Còn lời của nó là do Văn Vương, Chu Công đèo vào, cho nên mới đặt chữ Chu ở trên. Bởi nó giản mậu, trọng đại, cho nên chia làm hai thiên Thượng, Hạ. Kinh là vạch của Phục Hy, lời của Văn Vương, với mười thiên truyện của Khổng Tử làm ra, tất cả mười hai thiên. Đời trung gian, sách này bị chư Nho làm loạn, đến đời gần đây, họ Triều mới chữa lỗi đó, nhưng mà chưa được hết thảy hợp với cổ văn, họ Lã lại sửa lại, làm hai cuốn Kinh, mười cuốn truyện, bèn khôi phục được cái cũ của họ Khổng.
QUẺ KIỀN
Kiền trên; Kiền dưới
LỜI KINH
乾元亨利貞.
Dịch âm. Kiền nguyên hanh lợi trinh
Dịch nghĩa. Kiền: Đầu cả, hanh thông, lợi tốt, chính bền.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đời Thượng cổ thánh nhân bắt đầụ vạch ra tám Quẻ, đạo của ba Tài đủ rồi, nhân đó lại trùng điệp lên cho hết các sự biến đổi của gầm trời. Cho nên, sáu vạch thành một quẻ, hai hình Kiền thì là quẻ Kiền. Kiền tức là trời, chữ "trời" chỉ về hình thể của trời, chữ "Kiền" chỉ về tính tình của trời. Kiền nghĩa là mạnh, mạnh mà không nghỉ gọi là Kiền. Ôi! Trời gộp lại, là Đạo, cái mà "trời cũng không thể sai trái" đó vậy; nếu nói tách ra thì về phần hình thể gọi là Trời, về phần chủ tể gọi là Đế, về phần công dụng gọi là Quỉ Thần, về phần diệu dụng gọi là Thần, về phần tính tình gọi là Kiền. Kiền là đầu muôn vật, cho nên là trời, là Dương, là cha, là vua. Nguyên, hanh, lợi, trinh là bốn đức tính: nguyên là muôn vật bắt đầu, hanh là muôn vật lớn lên, lợi là muôn vật được thỏa, trinh là muôn vật đã thành. Chỉ Kiền và Khôn có bốn đức tính ấy, còn ở quẻ khác thì nó tùy việc mà thay đổi đi. Cho nên nguyên là chuyên làm những điều thiện lớn; lợi thì chủ về những sự chính bền; thể của hanh, trinh, việc nào xứng với việc ấy. Ý nghĩa của bốn đức tính rộng lớn, lớn thật.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Sáu vạch là quẻ của Phục Hy vạch ra, nét là lẻ, số của khí Dương, chữ Kiền là mạnh, tính của khí Dương. Chữ Kiền, trong bản chú là tên quẻ ba nét (quẻ đơn) dưới là quẻ trong, trên là quẻ ngoài. Chữ Kiền trong Kinh văn là tên quẻ sáu nét (quẻ kép). Phục Hy ngửa xem, cúi xét, thấy m, Dương có số lẻ chẵn, cho nên vạch một nét lẻ để hình dung khí Dương, vạch một nét chẵn để hình dung khí m; thấy một m một Dương lại có cái tượng sinh ra một m và một Dương nữa, cho nên từ dưới kể lên, gấp hai lần nữa, mà làm ba nét, cho thành tám quẻ; thấy tính của khí Dương thì mạnh, mà thành cái hình lớn nhất là Trời, nên những quẻ có ba nét lẻ, đặt tên là Kiền mà sánh với Trời. Ba nét đủ rồi, tám quẻ thành rồi, lại gấp thêm ba lần nữa cho thành sáu nét, mà trên tám quẻ, mỗi quẻ lại thêm vào tám quẻ nữa, cho thành sáu mươi tư quẻ. Quẻ này sáu nét đều lẻ, trên, dưới đều Kiền, thì là Dương đến thuần túy, mạnh đến cùng tột, cho nên cái tên là Kiền, cái tượng là trời, đều không thể đổi. Nguyên, hanh, lợi, trinh là lời của Văn Vương đèo vào, để đoán sự lành dữ của một quẻ, vẫn gọi lời Thoán. Nguyên nghĩa là cả, hanh nghĩa là thông, lợi nghĩa là nên, trinh nghĩa là chính đính mà bền vững. Văn Vương cho rằng: Đạo Kiền cả thông mà rất chính đính, cho ta nên khi bói, hễ được quẻ ấy mà cả sáu hào không biến thì sự "chiêm" đó sẽ được cả thông mà ắt lợi về đường chính đính bền vững, mới có thể giữ được trọn vẹn về sau. Đó là một cái tinh ý của thánh nhân sở dĩ làm ra Kinh Dịch để dạy người ta bói toán, mà lại có thể "mở mang" các vật, làm nên các việc". Quẻ khác cũng theo như thế mà suy.
Lời bàn của tiên Nho. Hồ Vân Phong nói rằng: Sách Liên Sơn của nhà Hạ bắt đầu bằng quẻ Cấn, sách Qui Tàng của nhà Thương bắt đầu bằng quẻ Khôn, Kinh Dịch của vua Văn Vương thì bắt đầu bằng quẻ Kiền. Kinh Dịch vì sự nên rõ phận cả (phận vị vua tôi) mà làm ra, xem hình tiên thiên vẽ ngang, Kiền ở số một mà hình tiên thiên vẽ tròn. Kiền ở mặt trước thì Kinh Dịch của Phục Hy cũng đã thế rồi. Sách Bản Nghĩa nói rằng: "Nét là lẻ, số của khí Dương", đó là theo tượng mà nói; "Kiền nghĩa là mạnh, tính của khí Dương" đó là theo Lý mà nói. Trình Tử nói rằng: "Rất nhỏ là lý, rất rõ là tượng". Chu Tử lại theo Số và Tính mà phát minh thêm. Trong đời Phục Hy, có nét quẻ Kiền, chưa có những chữ "nguyên, hanh, lợi, trinh" tưởng rằng lúc ấy người nào xem được quẻ này, theo tượng của sáu nét kia mà xét cũng đã tự biết có lẽ "nguyên, hanh, lợi, trinh" rồi.
Lại rằng: Bốn chữ "nguyên, hạnh, lợi, trinh", các nhà đều giải làm bốn đức tính, riêng sách Bản Nghĩa cho là lời "chiêm", cho nên bói được quẻ này mà cả sáu hào không biến thì lấy câu đó mà đoán. Xét như trong sách Khải Mộng thì chẳng những sáu hào không biến mới đoán như thế, mà quẻ Kiền biến đi ba hào, hay là ba hào quẻ khác biến sang quẻ Kiền, cũng lấy câu đó mà đoán. Cả thông và rất chính, ấy là gốc của trời đất. Nhưng cả thông mà lại ắt phải chính bền, ấy là lẽ đương nhiên của nhân sự. Kiền là quẻ thứ nhất trong Kinh Dịch, bói được quẻ ấy tuy là việc vẫn cả thông, nhưng nếu mà không chính đính bền vững thì cũng không thể giữ được trọn vẹn về sau, huống chi là quẻ khác. Cho nên lời Thoán trong sáu tư quẻ Kinh Dịch thì ba mươi tư quẻ có nói đến "trinh". Thế thì không trinh không có thể xem bói.
Hồ Song Hồ nói rằng: Sáu mươi tư quẻ đầu là Kiền, thứ hai là Khôn, ấy là theo ngôi trời đất, bày rỏ cái phận vua tôi, trên, dưới, để làm giềng mối cho đạo người. Nay coi những chữ "lợi trinh", "an trinh cát" trong các lời Thoán của hai quẻ Kiền, Khôn có thể thấy rõ cái lòng Văn Vương. Rút lại lời Thoán thì là những lời quyết đoán của việc xem bói, phần nhiều cũng theo hình tượng và sự biến đổi của các quẻ, đại để đều là nhân lời chiêm để ngụ vỉệc dạy đời. Như nói "lợi trinh" không nói "lợi bất trinh", với "trinh cát" không nói "bất trinh cát", v.v. Phép của thánh nhân tuy có bốn, giáo của thánh nhân chỉ có một. Một đó là gì? Tức là "trinh"vậy.
LỜI KINH
初九: 潜龍勿用.
Dịch âm. Sơ cửu: Tiềm long vật dụng.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Rồng lặn chớ dùng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào dưới là Đầu, Chín là số Dương đã thịnh, cho nên dùng để đặt tên hào Dương. Lý vốn là vật vô hình, nên phải mượn tượng làm cho rõ nghĩa. Kiền lấy con rồng làm tượng, rồng là loài vật thiêng liêng biến hóa không thể lường được, cho nên dùng để hình dung sự biến hóa của đạo Kiền, sự tiêu tức của khí Dương và sự tiến lui của thánh nhân. Hào Chín Đầu ở dưới một quẻ, là đầu các vật, khí Dương đương sinh, thánh nhân còn trong hàn vi, cũng như rồng còn lặn hụp, chưa thể tự ra làm việc, phải náu kín để chờ thời.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chín Đầu là tên hào Dương ở dưới một quẻ. Phàm lúc vạch ra các quẻ, đều phải từ dưới lên trên, cho nên lấy hào dưới đất làm hào Đầu. Số Dương chín là già, mà bảy là trẻ, già thì biến đổi, trẻ không biến đổi, cho nên mới gọi hào Dương là chín. "Rồng lặn chớ dùng" là lời Chu Công đèo vào để đoán sự tốt xấu của một quẻ, vẫn gọi nó là lời Hào. Lặn tức là nấp, rồng tức là vật thuộc Dương. Khí Dương đầu tiên còn ở bậc dưới, chưa thể thi thố việc gì, cho nên tượng nó là con rồng lặn, lời chiêm của nó thì là "chớ dùng". Phàm gặp quẻ Kiền mà hào này biến thì xem Tượng đó mà ngẫm vào lời "chiêm" kia. Các hào theo đó mà suy.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Kinh Dịch cũng như cái gương, vật gì đến cũng soi được. Như nói "rồng, lặn" chỉ là có cái tượng ấy, tự thiên tử đến thứ nhân, người nào đến cũng "xử" được. Khổng Tử bảo: "có đức con rồng mà còn ẩn nấp, không đổi dời, không nên danh", tức là chỉ thiết vào việc mà nói. Những kẻ biết xem thì dẫu thuyết của Khổng Tử cũng vẫn linh hoạt, và vẫn không đâu không thông; kẻ không biết xem thì dù thuyết của Văn Chu Cương cũng là lời chết.
Hào Chín Đầu của quẻ Kiền, chỉ là hình tượng "khí Dương ẩn nấp" và lời chiêm "chưa thể phát dụng" mà thôi. Nếu như để ngay một người "không đổi dời, không nên danh, ẩn mà chưa hiện, làm mà chưa nên" ngồi vào trong đó thì là lời chết mất rồi. Bằng như hiểu được bản ý quẻ này, dù gặp thời ấy, ở ngôi ấy, làm người ấy, cũng không hại gì.
LỜI KINH
九二: 見龍在田, 利見大人
Dịch âm. Cửu Nhị: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân.
Dịch nghĩa. Hào Chín Hai; Rồng hiện ở ruộng, lợi về sự thấy người lớn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ruộng là lớp trên mặt đất, xuất hiện ở trên mặt đất thì tức đã tỏ, lợi về sự được thấy ông vua có đức lớn để thi hành đạo thuật của mình; ông vua chúa cũng lợi về sự được thấy bề tôi có đức lớn để làm thành công nghiệp của mình; người trong thiên hạ thì lợi về sự thấy người đức lớn, để gội ơn huệ của họ. Ông vua đức lớn tức Hào Chín Năm. Kiền, Khôn là quẻ thuần túy, không phân biệt cứng mềm, mà lấy cái đức giống nhau để ứng với nhau[82].
Bản Nghĩa của Chu Hy. "Hai" là kể từ dưới lên, nhằm hào thứ hai, sau đây theo đó mà suy. Hào Chín Hai này cứng mạnh trung chính[83], ra khỏi chỗ lặn, lìa khỏi chỗ ẩn, ơn huệ lan tới người ta, người ta được thấy là lợi. Cho nên tượng nó là con rồng hiện ở ruộng, lời chiêm của nó thì là lợi về sự thấy người lớn. Hào Chín Hai tuy chưa được ngôi[84] mà cái đức của người lớn đã tỏ, người thường không thể đương nổi, cho nên khi bói gặp hào này biến chỉ là lợi về sự thấy người ấy. Nghĩa là cũng chỉ vào hạng người lớn ở ngôi dưới vậy; Đó là dùng hào và lời chiêm cùng làm chủ khách của nhau, ấy là một cái lệ riêng.
Nếu mà có đức "rồng hiện" thì là lợi về sự thấy người lớn ở hào Chín Năm trên đó.
Lời bàn của tiên Nho. Chủ Hy nói rằng: Trong quẻ Kiền, Hào khác, kẻ xem có thể coi là chính mình, riêng hào Chín Hai và hào Chín Năm thì không thể cho là nói về mình. Hai câu "lợi về sự thấy người lớn"[85] trước giờ người ta đều giải không thông. Hào Chín Hai có hình bóng gì? Sao lại bắt thấy người lớn? Xét ra, hễ xem được hai hào ấy thì có thể thấy người lớn. Người lớn không cần chỉ về vua chúa, kẻ xem không đương nổi rồng hiện rồng bay thì kẻ xem là khách, lợi về sự thấy người lớn ấy. Người lớn tức là rồng hiện, rồng bay, người có đức của hào Chín Hai và hào Chín Năm vậy. Còn chữ rồng lặn[86] và chữ quân tử[87] thì kẻ xem tự mình đương lấy.
LỜI KINH
九三: 君子終日乾乾, 夕惕若, 厲!无咎
Dịch âm. Cửu Tam: Quân tử chung nhật kiến kiền, tịch dịch nhược! Lệ, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Ba: Đấng quân tử trọn ngày săng sắc[88], tối dương rùng rợn. Nguy! Không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Ba tuy là ngôi của người[89] nhưng đã ở trên thể dưới[90], chưa lìa khỏi bậc dưới mà được tôn hiển.... Suốt ngày đến tối, không dám trễ nải mà vẫn nơm nớp lo sợ thì dù ở chỗ hiểm nghèo cũng không có lỗi. Kẻ ở ngôi dưới mà đức làm vua đã rõ[91], thiên hạ sắp sửa theo về, đủ thấy là đáng lo sợ. Tuy là nói về việc thánh nhân, nhưng nếu không đặt ra ý răn dỗ thì còn lấy gì làm sự dạy người? Đó là cái nghĩa làm ra Kinh Dịch.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chín là hào Dương, Ba là ngôi Dương, đã hai lần cứng[92], lại không chính giữa, ở bậc dưới, ấy là chỗ hiểm nghèo. Nhưng tính nó cứng mạnh, có cái hình tượng có thể săng sắc sợ gắng, cho nên lời chiêm của nó như thế. Chữ quân tử chỉ về kiền. Ý nói: nếu biết lo sợ như thế thì dù ở chỗ hiểm nghèo cũng không có lỗi.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói. Hỏi: Hào Chín Ba không nói tượng là cớ làm sao? Đáp: Chín Ba là hào Dương, tính cứng không được chính nghĩa, ở trên bậc dưới, có cái hình tượng sức mạnh nhọc khổ, không thể nói bằng con rồng, cho nên chỉ nói săng sắc, rùng rợn. Nghĩa là nó có hình tượng săng sắc sợ gắng vậy.
Họ Vương nói rằng: Phàm nói không lỗi, đều là đáng lẽ có lỗi, xử được phải cách thì không có lỗi.
LỜI KINH
九四: 或躍在淵, 无咎
Dịch âm. Cửu Tứ: Hoặc dược tại uyên, vô cửu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Tư: Hoặc nhảy ở vực, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Vực là chỗ của rồng ở. Hoặc là tiếng còn nghi ngờ, nghĩa là không hẳn. Nhảy hay không nhảy, chỉ cốt kịp thời để tới chỗ yên ổn. Thánh nhân hành động, không việc gì mà không phải thời.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hoặc là tiếng nghi ngờ chưa định hẳn; nhảy là không bám vào đâu mà tuyệt hẳn với đất, có điều chưa bay mà thôi; vực là nơi trên trống dưới rỗng, sâu tối không lường. Con rồng ở đó dường như thấp hơn ở ruộng, nhưng nếu nhảy và vượt dậy thì là ngoảnh lên trời rồi. Chín là hào Dương, thứ Tư[93] là ngôi m, ở dưới quẻ trên, tức là giữa lúc thay đổi, giữa khi tiến lui chưa định, cho nên tượng nó như thế, mà chiêm của nó thì là tùy thời tiến lui sẽ không có lỗi.
Lời bàn của tiên Nho. Dịch Sơn Trai nói rằng: Hào Chín Tư đã lìa khỏi thể dưới, cho nên gọi là nhảy, nhưng còn ở dưới thể trên, cho nên nói là ở vực. Vực thấp hơn ruộng, ruộng là đất bằng, vực thì trống cả trên, dưới. Hào Hai nói ở ruộng, hào này lại nói ở vực, là vì vực là chỗ ở của rồng, không thể ví như ở ruộng, ở ruộng thì không thể biến hóa mà ở vực thì có cách biến hóa.
Khâu Kiến An nói rằng: Chín là Dương, Dương là động, cho nên nói nhảy. Thứ Tư là m, m thì trống không, cho nên nói là ở vực. Hoặc là hãy còn nghi ngờ. Tiến lên thì nhảy, lui xuống thì ở trong vực, xuất xử như thế, có thể không có lỗi.
LỜI KINH
九五:飛龍在天, 利見大人.
Dịch âm. Cửu Ngũ: Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân.
Dịch nghĩa. Hào Chín Năm: Rồng bay ở trời, lợi về sự thấy người lớn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây là tiến lên ngôi trời Thánh nhân đã được ngôi trời thì lợi về sự thấy người ở đức lớn ở dưới, để cùng mình làm việc trong thiên hạ, thiên hạ cũng lợi về sự được thấy ông vua đức lớn[94].
Bản Nghĩa của Chy Hy. Hào này cứng mạnh, trung chính ở ngôi cao, giống như lấy đức thánh nhân ở ngôi thánh nhân, cho nên tượng nó như thế mà chiêm thì cũng như hào Chín Hai, có điều cái người hào này thấy mà được lợi là hạng người lớn ở trên mà thôi. Nếu như có cái ngôi ấy thì người "thấy mà được lợi" lại là hạng người lớn ở dưới của hào Chín Hai.
Lời bàn của tiên Nho. Dương Thành Trai nói rằng: Chín là đức của trời, là tượng con rồng; Năm là ngôi trời, tức là cái tượng bay mà ở trời.
LỜI KINH
上九: 亢龍有悔.
Dịch âm. Thượng Cửu: Kháng long hữu hối.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Rồng quá cực có ăn năn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chín Năm là ngôi cùng tột, trung chính là sự đắc thời cùng tột, quá đó thì là quá cực. Hào Chín Trên tới chỗ quá cực, cho nên có sự ăn năn. Có lỗi thì có ăn năn, chỉ có thánh nhân biết lẽ tiến, lui, còn, mất mà không có lỗi, cho nên không đến ăn năn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Trên là tên một hào trên cùng. Quá cực là ý lên quá mà không thể xuống. Khí Dương đã cực ở trên, hễ hơi động cựa thì nó sẽ có sự ăn năn, cho nên tượng nó như thế.
Lời bàn của tiên Nho. Trương Bồ Dương nói rằng: Đạo của trời đất, lấy sáu khí Dương lần lượt đi lại, sinh ra và làm thành muôn vật mà không cùng tận. Khí Dương đến đây cực thịnh, khí m sắp sửa sinh ra mà xô đẩy đi, nếu không trở lui xuống dưới để theo sự biến thì là quá cực, không phải là lối "lâu mà không cùng".
Họ Lý nói rằng: Kiền là vật thuộc về Dương, tiêu, tức, đầy, vơi có thời, rồng là loài thuộc về Dương, lặn, hiện, nhảy, bay cũng có thời; thánh nhân có đức của loài rồng, lên xuống, tiến, lui cũng có thời. Thứ tự các hào có thể thấy rõ.
LỜI KINH
用九: 見羣龍無首, 吉.
Dịch âm. Dụng Cửu: Kiền quần long vô thủ, cát.
Dịch nghĩa. Hào Dùng Chín: Thấy đàn rồng không đầu, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Dùng Chín là cách ở chỗ Kiền cứng. Là hào Dương, ở thể Kiền, ấy là thuần những tính cứng. Cứng, mềm giúp đỡ lẫn nhau mới là vừa phải, đây là thuần những tính cứng, tức là quá cứng. Thấy đàn rồng tức là xem các hào Dương, không làm đầu thì tốt. Đem tính cứng làm kẻ đi trước thiên hạ là hung.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Dùng Chín mà nói phép bói toán được hào Dương đều dùng số chín không dùng số bảy. Đó là thông lệ của một trăm chín mươi hai hào trong các quẻ, vì quẻ này thuần là Dương mà ở ngay đầu cho nên phát ra ở đấy. Thánh nhân nhân thể đèo thêm lời vào, khiến cho những người bói được quẻ này mà sáu hào đều biến thì cứ theo đó mà đoán. Vì sáu hào Dương đều biến thì là cứng mà biến mềm, ấy là cách tốt, cho nên mới là tượng "đàn rồng không đầu", mà Chiêm là "như thế thì tốt".
Lời bàn của tiên Nho. Có người hỏi rằng: Hai quẻ Kiền, Khôn riêng nói Dùng Chín, Dùng Sáu là sao? Chu Hy đáp rằng: Hai quẻ ấy thuần Dương, thuần m mà lại ở đầu các quẻ, cho nên đặt ra một lẽ ở đây: phàm phép xem bói đều dùng hào biến mà xem. Cho nên hễ xem được hào Dương, đều dùng số Chín không dùng số Bảy, xem được hào m đều dùng số Sáu mà không dùng số Tám. Bởi vì số Bảy là Dương trẻ, số Chín là Dương già, số Sáu là m già, số Tám là m trẻ, già biến đổi mà trẻ thì không biến đổi. Phàm việc xem bói, dùng số Chín, dùng số Sáu là dùng hào biến mà xem. Gặp quẻ Kiền mà sáu hào đều biến, là m, gặp quẻ Khôn mà sáu hào đều biến, là Dương.
Hồ Quảng nói rằng: Lời hào tuy để phát minh về lý của quẻ thật ra chỉ dùng về bói toán, cho nên dùng số Chín và số Sáu mà đặt tên hào, là cốt lấy ở chỗ dùng của nó. Lời hào động thì dùng, không động thì không dùng, lời quẻ bất luận động hay không động đều dùng, có điều không động thì xem bằng lời Thoán của quẻ gốc, mà động thì phải hợp cả lời Thoán của quẻ gốc, quẻ biến mà xem. Ví như sáu hào quẻ Kiền biến cả thì hóa ra quẻ Khôn, sáu hào quẻ Khôn biến cả thì hóa ra quẻ Kiền. Thuyết của tiên Nho cho là biến cả thì bỏ quẻ gốc xem quẻ biến; nhưng Kiền, Khôn là nghĩa lớn của trời đất, quẻ Kiền biến sang quẻ Khôn, chưa thể dùng toàn lời của quẻ Khôn; quẻ Khôn tuy biến sang quẻ Kiền, chưa thể dùng toàn lời của quẻ Kiền, cho nên dựng riêng ra hào Dùng Chín, Dùng Sáu để làm phép chiêm khi quẻ ấy biến cả. Thuyết đó cũng phải. Lấy lý mà xét thì phàm các quẻ, tuy là biến cả cũngkhông có lẽ bỏ hẳn quẻ gốc mà không xem, chẳng riêng hay quẻ Kiền, Khôn như thế. Cho nên hợp quẻ gốc quẻ biến mà xem thì phải. Như thế quẻ Kiền biến sang quẻ Khôn thì xem cả lời quẻ Kiền và lời quẻ Khôn, quẻ Khôn biến sang quẻ Kiền thì xem cả lời quẻ Khôn và lời quẻ Kiền. Có điều từ quẻ Kiền biến sang quẻ Khôn thì là cái nghĩa "Dương gốc ở m", từ quẻ Khôn biến sang quẻ Kiền thì là cái nghĩa "mạnh mà thể thuận". Hợp xem lời quẻ, nên biết ý đó cho nên lời Dùng Chín, Dùng Sáu để phát ra.
LỜI KINH
彖曰: 大哉乾元, 萬物資始, 乃統天.
Dịch âm. Thoán viết: Đại tai Kiền nguyên, vạn vật tư thủy, nãi thống thiên.
Dịch nghĩa. Thoán Truyện nói rằng: Lớn thay cái đức đầu cả của Kiền, muôn vật nhờ đó khởi đầu, bèn tóm việc trời.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Thoán là lời của Văn Vương đèo vào. Truyện là lời của Khổng Tử dùng để thích nghĩa Kinh Dịch. Sau đây chỗ nào nói truyện, đều thế. Đây chuyên dùng đạo trời để tỏ nghĩa quẻ Kiền, lại chia nguyên, hanh, lợi, trinh làm bốn đức tính để nói rõ là lời than thở, "nguyên" là cả lớn, là mới đầu, "kiền nguyên" là phần cả lớn mới đầu trong đức tính của trời, cho nên muôn vật sinh ra đều phải nhờ nó làm khởi đầu. Nó lại là đầu của bốn đức tính mà thông suốt cả đầu, chót đức tính của trời, cho nên nói là "tóm việc trời".
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Kiền nguyên chỉ là đức tính của trời, không phải hai việc hay hai vật. Cũng như tinh thần người ta, há có thể nói người là người, tinh thần là tinh thần?
Hồ Song Hồ nói rằng: Thoán Truyện là của Khổng Tử tán tụng lời quẻ của Văn Vương, nhưng chỉ tự tỏ ý mình để giải quẻ của Phục Hy, không phải hết thảy giống như Văn Vương. Như lời quẻ Kiền, Văn Vương chỉ là lời chiêm, Khổng Tử lại cho là bốn đức tính, và ở trong đó nhiều chỗ nói về quẻ biến, quẻ này từ quẻ kia sang, đều tự Khổng Tử phát minh, Văn Vương gián hoặc cũng có, nhưng không nhiều bằng Khổng Tử.
Lan Đình Thụy nói rằng: Kiền, nguyên là khí nhất nguyên trong phần Dương của trời, cũng như người ta có nguyên khí vậy. Nhiều người chỉ biết muôn vật sinh ra ở đất, mà không biết rằng trời đã lấy khí Kiền nguyên làm cuộc khởi đầu cho nó, cũng như người ta sinh ra ở mẹ, mà không biết rằng đã nhờ khởi đầu ở nguyên khí của cha. Khởi đầu từ trước khi chưa sinh, sinh ra nhằm sau khi có cuộc khởi đầu.
LỜI KINH
雲行雨施, 品物流形.
Dịch âm. Vân hành vũ thí, phẩm vật lưu hình.
Dịch nghĩa. Mây đi mưa tới, sắp đặt các vật, lưu chuyển các hình.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây thích đức "hanh" của Kiền.
Lời bàn của tiên Nho. Trình Di nói rằng: Mây đi mưa tới, là chỗ hanh thông của Kiền.
Dương Thành Trai nói rằng: Thoán Truyện nói nguyên lợi trinh mà không nói hanh, là vì mây đi mưa tới là cái hanh của phần khí, sắp đặt các vật, lưu chuyển các hình, tức là cái hanh của phần hình rồi.
LỜI KINH
大明終始, 六位時成, 時乘六龍以御天.
Dịch âm. Đại minh chung thủy, lục vị thì thành, thì thừa lục long dĩ ngự thiên.
Dịch nghĩa. Cả rõ chót đầu, sáu ngôi nhằm thì mà nên, luôn luôn cưỡi sáu con rồng để ngự đường trời.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đầu tức là nguyên, chót tức là trinh. Không có chót thì không có đầu, chẳng trinh thì chẳng có gì làm nguyên. Đây nói thánh nhân làm cho thật tỏ tất cả phần đầu, chót của đạo Kiền thì thấy sáu ngôi trong quẻ, đều cứ theo thì mà nên, và cưỡi sáu hào Dương đó để đi đường trời, ấy là nguyên hanh của thánh nhân.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Trong bốn đức tính của Kiền, nguyên quan trọng nhất, thứ nữa đến trinh cũng quan trọng. Không có nguyên thì không có gì để sinh, không có trinh thì không có gì làm chót, không có chót thì không có gì làm đầu, không có đầu thì không thành chót, xoay quanh không bao giờ cùng. Thế là "cả rõ đầu, chót".
Lại rằng: Đầu, chót tức là bốn đức tính, đầu là nguyên mà chót là trinh. Bởi vì không có chót thì không lấy gì làm đầu, không có trinh thì không lấy gì làm nguyên, ngôi của sáu hào do đó mà lập nên. "Theo thì mà nên" nghĩa là hào nào, hào nấy đều theo thì vận mà thành ra, ví như lặn, hiện, bay, nhảy đều theo từng thì, nhưng đều là cuộc lưu hành của bốn đức tính. Hào Chín Đầu và nửa hào Chín Hai là nguyên: nửa hào Chín Hai và nửa hào Chín Ba là hanh; hào Chín Tư và nửa hào Chín Năm là lợi; nửa hào Chín trên là trinh. Đó là thánh nhân làm cho thật tỏ phần đầu phần chót của đạo Kiền, cho nên được thấy sáu ngôi đều theo thì vận mà thành ra, nhân cái thì của vận của sáu hào để dương vào với vận trời, mà bốn đức tính vì vậy mới cuối chót rồi lại bắt đầu, ứng biến không bao giờ cùng.
Lại rằng: Trời với người chỉ có một lẽ, sự hành động của người là vận của trời. Nếu theo ý riêng của mình mà hành động thì là "người" rồi không phải "trời" nữa. Chỉ có lặn, hiện, bay, nhảy, đều nhằm thì vận thì là lấy "người" mà đương với "trời".
LỜI KINH
乾道變化, 各正性命, 保合太和, 乃利貞.
Dịch âm. Kiền đạo biến hóa, các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa, nãi lợi trinh.
Dịch nghĩa. Đạo Kiền biến hóa, vật nào được đúng tính mệnh của vật ấy, giữ hợp được khí thái hòa, mới hay tốt và chính bên.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Biến là hóa dần dần, hóa là biến đã thành. Cái của các vật bẩm thụ là tính, cái của trời phù cho là mệnh. Thái hòa tức là khí dung hòa do m, Dương hội họp mà ra. "Các chính" nghĩa là nhận được từ khi mới sinh, "bảo hợp" thì là giữ được trọn vẹn sau khi đã sinh. Đây nói đạo Kiền biến hóa, không gì không lợi, mà trong muôn vật, vật nào nhận đúng tính mệnh của vật ấy để tự toàn. Đó là thích nghĩa hai chữ "lợi trinh".
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Đạo Kiền biến hóa, vật nào được tính mệnh của vật ấy, chỉ là một cái lý. Lý đó chộn rộn ở khắp các chỗ. Ví như hạt thóc mọc thành cây lúa, lúa này ra hoa, hoa kết thành quả, lại là hạt thóc, trở lại hình cũ của nó. Một gié lúa có trăm hạt thóc, hạt nào cũng hoàn toàn; đem trăm hạt đó mà gieo, mỗi hạt lại thành trăm hạt; lúc đầu chỉ là một hạt chia ra. Vật nào có lý của vật ấy, tóm lại vẫn chỉ là một cái lý.
LỜI KINH
首出庶物, 萬國咸寧.
Dịch âm. Thủ xuất thứ vật, vạn quốc hàm ninh.
Dịch nghĩa. Vượt đầu mọi vật, muôn nước đều yên.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Thánh nhân ở trên vượt cao hơn hết mọi vật, cũng như đạo Kiền biến hóa, khắp trong muôn nước, nước nào được nơi chốn của nước ấy mà đều yên ổn, cũng như các vật đều được tính mệnh của nó mà giữ trọn khí Thái hòa. Đây là nói về lợi, trinh của thánh nhân.
Lời bàn của tiên Nho. Trình Di nói rằng: Lời ở dưới quẻ là Thoán. Phu Tử theo đó mà thích, cũng gọi là Thoán[95]. Thoán là nói về nghĩa một quẻ, cho nên "bậc trí giả cứ xem lời Thoán thì đã nghĩ được quá nửa". "Lớn thay Kiền nguyên" là khen sự lớn lao trong việc khỏi đầu muôn vật của đạo Kiền. "Nguyên" trong bốn đức tính cũng như "nhân" trong năm đạo thường, nói riêng thì là một việc, nói rộng thì nó bao hàm tất cả bốn thứ. "Muôn vật nhờ nó khỏi đầu, bèn tóm việc trời" là nói về "nguyên". Hai chữ "Kiền nguyên" là nói gồm cả đạo trời. Đạo trời khởi đầu muôn vật, muôn vật nhờ sự khởi đầu của trời. "Mây đi mưa tưới, sắp đặt các vật, lưu chuyển các hình" là nói về "hanh", nghĩa là đạo trời vận hành, sinh nuôi tất cả các vật. Làm cho cả rõ đầu, chót của đạo trời thì thấy sáu ngôi trong quẻ đều theo thì vận của nó mà thành. Đầu, chót của quẻ, tức là đầu, chót của đạo trời. Nhân thì vận của sáu hào ấy, tức là thì vận của trời. "Để ngự đường trời" tức là để đương vào đạo trời. Đạo Kiền biến hóa sinh nuôi muôn vật, lớn nhỏ cao thấp, vật nào theo loài vật ấy, đó là "đều được tính mệnh"; cái của trời cho là mệnh, cái của các vật nhận được là tính. "Giữ hợp khí thái hòa bèn lợi trinh": giữ là làm cho còn luôn, hợp là làm cho hòa luôn, vừa giữ vừa hợp được khí thái hòa, cho nên mới lợi và trinh. Đạo của trời đất thường lâu không thôi, đó là giữ và hợp khí thái hòa. Trời là tổ muôn vật, vua là tông muôn nước, đạo trời vượt đầu các vật mà muôn vừng hanh thông, đạo vua ở trên ngôi trời, mà bốn biển phải theo, đấng vương giả thể theo trời thì mỗi nước đều yên.
Chu Hy nói rằng: Nguyên là loài vật mới sinh, hanh là loài vật tươi tốt, lợi là nói sắp sửa có quả, trinh là quả đã thành rồi, quả đã thành rồi thì cuống nó rời rụng, có thể lại trồng cho mọc. Bốn đức tính sở dĩ xoay như vòng tròn mà không có đầu cũng giống như thế. Nhưng mà trong bốn thứ đó, sinh khí vẫn thường lưu hành, không bị gián đoạn chỗ nào. Bởi vậy đức "nguyên" mới bao hàm tất cả mấy thứ mà tóm đạo trời. Nay lấy thánh nhân mà nói thì ý Khổng Tử cho rằng: Quẻ này tức là lời chiêm của vị thánh nhân được ngôi trời, thực hiện đạo trời mà đem đến một cuộc thái bình. Tuy là văn nghĩa không giống cái cũ của Văn Vương, những kẻ đọc, ai nấy lấy ý mà tìm thì lời Khổng Tử và lời Văn Vương vẫn đi với nhau mà không trái nhau. Quẻ Khôn cũng vậy.
LỜI KINH
象曰: 天行健, 君子以自強不息.
Dịch âm. Tượng viết: Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Trời đi rnạnh, quân tử coi đó tự cường không nghỉ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lời Tượng ở dưới quẻ giải về tượng của một quẻ, lời Tượng ở dưới hào giải về tượng của một hào. Các quẻ đầu lấy hình tượng làm phép, đạo Kiền là cái hình tượng che chở chăn nuôi rất lớn, phi thánh nhân không thể thể theo. Vì muốn mọi người có thể bắt chước, cho nên chỉ lấy cái tính "đi mạnh" mà thôi. Vả, hai chữ "rất mạnh" cũng đủ để thấy đạo trời. "Quân tử coi đó tự cường không nghỉ" ấy là bắt chước sự đi mạnh của trời.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Tượng đây là lời Chu Công đèo vào dưới hai hình tượng trên, dưới của quẻ và sáu hào của hai tượng đó.
Trời là hình tượng của quẻ Kiền. Phàm những quẻ trùng[96] đều theo nghĩa trùng, riêng về quẻ này không thế, là vì trời chỉ có một mà thôi. Chỉ nói trời đi thì thấy ngày nay một vòng, ngày mai lại một vòng, giống như hình tượng trùng phúc, phi có một sức rất mạnh, không thể như thế. Quân tử bắt chước chỗ đó không thể nhân dục hại đến sự cứng mạnh của đức trời thì phải tự cường không thôi.
LỜI KINH
潜龍勿用, 陽在下也.
Dịch âm. Tiềm long vật dụng, Dương tại hạ dã.
Dịch nghĩa. Rồng lặn chớ dùng, Dương ở dưới vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Khí Dương ở dưới, quân tử ở cảnh hàn vi, chưa thể làm việc.
Bản dịch của Chu Hy. Dương chỉ về hào Chín, dưới chỉ về sự lặn,
LỜI KINH
見龍在田, 德普施也.
Dịch âm. Hiện long tại điền, đức phổ thí dã.
Dịch nghĩa. Rồng hiện ở ruộng, đức lan rộng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hiện ở trên đất, tức là đức hóa lan tới các vật, sự thi ơn đã rộng.
Lời bàn của Đổng Bàn Giản. Hào Chính Hai hay còn ở dưới mà lại nói "đức lan rộng" là vì cũng như mặt trời đương lên, tuy là chưa tới giữa trời, nhưng mà ánh sáng của nó không đâu không tới.
LỜI KINH
終日乾乾, 反復道也.
Dịch âm. Chung nhật kiền kiền, phản phục đạo dã.
Dịch nghĩa. Suốt ngày săng sắc, trở đi trở lại với đạo vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tức là tiến, lui, động, nghỉ, phải nhằm với đạo.
Lời bàn của Du Quảng Bình. Thích về cái lúc "trọn ngày săng sắc làm việc" mà lại nói: "trở đi trở lại với đạo" là sao? Là vì quân tử làm việc tuy là kiền kiệt đau đáu, nhưng mà cái lẽ giản dị vẫn không phút chốc xa rời, chẳng qua làm việc một cách vô sự mà thôi. Hào Chín Ba ở trên thể dưới, sắp lìa khỏi "người" mà đến "trời", cho nên có hình tượng "trở đi trở lại với đạo".
LỜI KINH
或躍在淵, 進無咎也.
Dịch âm. Hoặc dược tại yên, tiến vô cữu dã.
Dịch nghĩa. Hoặc nhảy ở vực, tiến lên không lỗi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cân nhắc thấy có thể tiến mà tiến, tiến được nhằm thì thì không có lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Có thể tiến mà thôi, bất tất phải tiến.
LỜI KINH
飛龍在天, 大人造也.
Dịch âm. Phi long tại thiên, đại nhân tạo dã.
Dịch nghĩa. Rồng bay ở trời, việc người lớn vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Việc của người lớn, tức là việc của thánh nhân.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Tạo 造 nghĩa là làm.
LỜI KINH
亢龍有悔, 盈不可久也.
Dịch âm. Kháng long hữu hối, doanh bất khả cửu dã
Dịch nghĩa. Rồng quá cực có ăn năn, sự đầy đủ không thể lâu vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây thì biến đổi, đó là có ăn năn.
Lời bàn của Từ Tiến Trai. "Đây" là Dương đã quá cực, "không thể lâu dài" là m đã sinh ra. Dùng chữ "đây" để thích chữ "quá cực" dùng chữ "không thể lâu" để thích chữ "có ăn năn". Người ta biết là không thể lâu mà đề phòng từ khi còn chưa quá cực, sẽ không ăn năn.
LỜI KINH
用九, 天德不可為首也.
Dịch âm. Dụng cửu, thiên đức bất khả vi thủ dã[97].
Dịch nghĩa. Dùng Chín: Đức trời không làm đầu vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Dùng Chín tức là đức trời. Đức trời vốn là Dương cương, nếu lại dùng sự cương cường mà thích đi trước người ta thì là quá quắt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây nói Dương cương không thể làm đầu người ta, cho nên sáu hào biến cả thì tốt.
LỜI KINH
文言曰: 元者善之張也, 亨者嘉之會也, 利者義之和也, 貞者事之乾也.
Dịch âm. Văn Ngôn viết: Nguyên giả thiện chi trưởng dã, hanh giả gia chi hội dã, lợi giả nghĩa chỉ hòa dã, trinh giả sự chi cán dã.
Dịch nghĩa. Văn Ngôn nói rằng: Nguyên là trưỏrng của điều thiện, hanh là sự tốt tụ họp, lợi là điều nghĩa hòa hợp, trinh là gốc của việc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Các quẻ khác chỉ có lời Thoán là tượng mà thôi, riêng về quẻ Kiền quẻ Khôn lại đặt ra bài Văn Ngôn, để nói cho rõ nghĩa thêm, và để suy rộng đạo Kiền, đem ra mà làm việc người. Bốn đức nguyên, hanh, lợi, trinh của Kiền, loài người thì nguyên là đầu của các điều thiện, hanh là cuộc tụ họp của các sự đẹp, lợi là hòa hợp về nghĩa, trinh là chỗ dùng làm việc.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Thiên này nói lại ý của Thoán Truyện, Tượng Truyện, cho hết dư uẩn của hai quẻ Kiền, Khôn, mà thuyết của các quẻ khác có thể theo đó mà suy.
Nguyên là khởi đầu của sinh vật, đức của trời đất, không có cái gì trước nó, ở bốn mùa là Xuân, ở người ta là nhân mà là trùm trường của các điều thiện. Hanh là sự thông đạt của các sinh vật, các vật tới đó, vật nào cũng tốt, cho nên về bốn mùa là Hạ, ở người ta là lễ, mà là cuộc tụ hội của các điều hay. Lợi là sự thỏa thuê của các sinh vật, vật nào được cái sở nghi của vật ấy, cho nên ở bốn mùa là Thu, ở người ta là nghĩa mà được sự hòa hợp của từng phần. Trinh là sự thành công của sinh vật, thực lý đầy đặn, đâu đó đều đủ cho nên ở bốn mùa là Đông, ở người ta là trí, và là gốc của các sự việc; gốc là thân của loài cây, cành lá đều tựa vào đó mà đứng.
LỜI KINH
君子體仁 足以長人, 嘉會足以合禮, 利物足以和義, 貞固足以干事, 君子行此四德也, 故曰: 乾元亨利貞.
Dịch âm. Quân tử thể nhân túc dĩ trưởng nhân, gia hội túc dĩ hợp lễ, lợi vật túc dĩ hòa nghĩa, trinh coi túc dĩ cán sự. Quân tử hành thử tứ đức giả, cố viết: Kiền, nguyên hanh lợi trinh.
Dịch nghĩa. Đấng quân tử thể theo điều nhân đủ để làm trùm người ta; tốt sự hội họp đủ để hợp lề; làm lợi kẻ khác đủ để hòa hợp điều nghĩa; chính đính vững bền đủ làm gốc các việc. Đấng quân tử thực hành bốn đức ấy, cho nên nói rằng: "Kiền, nguyên hanh lợi trinh".
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Bắt chước điều nhân của Kiền, là đạo của đấng quân trưởng, đủ để làm trùm người ta; thể theo điều nhân, tức là thể theo đức nguyên; so sánh mà bắt chước nó, gọi là "thể". Được sự hội thông tốt đẹp, mới hợp lễ thì không phải lý, há được là tốt? Không phải lý đâu có hanh thông? Hòa với nghĩa thì mới có thể làm lợi kẻ khác. Vì có chính đính vững bền, cho nên mới làm được việc. Thực hành bốn đức tính ấy mới hợp với quẻ Kiền.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lấy điều nhân là thể thì không một vật nào mà không ở trong yêu thương, cho nên có thể làm trùm người ta. Tốt sự hội họp thì không điều gì mà không hợp lễ. Khiến cho các vật đều được cái lợi của nó thì nghĩa còn gì không hòa? Chính bền nghĩa là biết được sự chính đính ở đâu mà giữ cho vững, như nói: "biết mà không bỏ vậy" cho nên đủ làm gốc của các việc. Không phải là bậc quân tử rất mạnh, không thể thực hành được các điều ấy, cho nên nói là "Kiền nguyên hanh lợi trinh".
Tiết này nóị lại ý của Thoán Truyện, Lời lẽ không khác những câu Mục Khương, đã nói trong truyện Xuân Thu. Ngờ rằng đời xưa có mấy câu đó, Mục Khương nhắc lại, mà đức Phu Tử cũng lấy vào đấy, cho nên chương dưới mới đặt hai chữ "Tử viết" (子曰) để nêu cho rõ lời của Khổng Tử. Đó là kẻ chép Thoán Truyện muốn tỏ Chương này là lời cổ vậy.
LỜI KINH
初九曰: 潜龍勿用, 何謂也?
子自: 露德而隱者也, 不易乎世, 不成 乎名, 遯世無不見是而無悶i樂則 性之, 憂則違, 確乎其不可拔, 潜龍也.
Dịch âm. Sơ cửu viết: Tiềm long vật dụng hà vị dã?
Tử viết: Long đức nhi ẩn giả dã. Bất dịch hồ thế, bất thành hồ danh, độn thế vô muộn, bất kiện thị nhi vô muộn, lạc tắc hành chi, ưu tắc viễn chi, xác hổ kỳ bất khả bạt, tiềm long dã.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu nói rằng: "Rồng lặn chớ dùng'' là nghĩa làm sao? Thầy nói: Đó là đức con rồng mà còn ẩn nấp, "không đổi theo đời, không nổi về tiếng, trọn đời không buồn, vui thì làm, lọ thì lánh xa, vững chắc không thể lay nhổ, ấy là rồng lặn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Từ đây trở xuống nói về công dụng của Kiền, tức là cách "dùng chín" vậy. Hào Chín Đầu là Dương còn nhỏ, ấy là "đức rồng ẩn nấp", cũng như thánh hiền trong thuở hàn vi, chỉ cốt giữ đạo của mình, không hề theo đời thay đổi, vui nết của mình không cần ai biết, tự tin tự vui, thấy có thể làm thì làm, biết là khó làm thì tránh. Sự thao thủ vững chắc không thể cướp nổi. Đó là đức của rồng lặn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đức rồng tức là đức của thánh nhân, vì còn ở dưới nên phải ẩn nấp. "Đổi" là thay đổi sự thao thủ của mình. Đại để những Lời Văn Ngôn trong sáu hào quẻ Kiền, đều lấy thánh nhân để giải cho rõ ý nghĩa, chỉ có chỗ kín chỗ hở, không có chỗ nông chỗ sâu.
LỜI KINH
九二曰: 見龍在田, 利見大人, 何謂也?
子曰: 龍德而正中者也. 庸言之信, 庸行之謹, 閑邪存其誠, 善世而不伐, 德博而化.
易曰: 見龍在田, 利見大人, 君德也.
Dịch âm. Cửu nhị viết: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân, hà vị dã?
Tử viết: Long đức nhi chính trung giả dã. Dung ngôn chi tín, dung hạnh chi cẩn, nhàn tà tồn kỳ thành, thiện thế nhi bất phạt, đức bác nhi hóa.
Dịch viết: "Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân" quân đức dã.
Dịch nghĩa. Hào Chín Hai nói: "Rồng hiện ở ruộng, lợi về sự thấy người lớn" là nghĩa làm sao? Thầy nói: Đó là đức rồng mà được trung chính. Nói thường nhằm đúng, nết thường cẩn thận, ngăn điều tà, giữ điều thành thật, làm hay cho đời mà không cậy công, đức rộng mà hóa được người.
Kinh Dịch nói: "Rồng hiện ở ruộng, lợi về sự thấy người lớn", đó là đức của ông vua.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Là đức rồng mà ở chính giữa, ở vào chính giữa quẻ dưới là được cái nghĩa chính giữa. Thường tin thường cẩn, trong lúc vội vàng cũng phải để ý vào đó. Đã ở chỗ không có lỗi, chỉ cốt ngăn điều tà. Điều tà đã ngăn thì điều thành thật sẽ còn. Làm hay cho đời mà không cậy công, tức là không nhận điều hay của mình. Đức rộng mà hóa được người, tức là làm cho mình được ngay thẳng, người ta sẽ phải ngay thẳng. Bấy nhiều khoản đều là việc của người lớn, tuy không phải ngôi vua, nhưng là đức của người làm vua.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chính giữa là lúc không lặn mà chưa nhảy, nói thường cũng nhằm đúng, nét thường cũng cẩn thận, đó là thịnh đức cùng tột. Ngăn điều tà, giữ điều thành thực, tức là cái ý "dù không chán nản cũng phải giữ gìn" trong Kinh Thi. Nói đức ông vua là để thích rõ người lớn là Hào Chín Hai.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Từ chữ "đức rồng chính giữa" trở xuống, đều là đức của ông vua. Ý nói dù không ở ngôi vua, nhưng có đức của ông vua, cho nên mới là người lớn. Y Xuyên lại giảng cái người lớn đó thành hai kiểu.
LỜI KINH
九三曰: 君子終日乾乾, 夕惕若, 厲无咎, 何謂也?
子曰: 君子進德修業; 忠信所以進德也; 修辭立其誠, 所以居業也; 知至至之, 可與幾也; 知終終之, 可與存義也. 是故居上位而不驕, 在下位而不憂, 故乾乾, 因其時而惕, 雖危无咎矣.
Dịch âm. Cửu Tam viết: Quân tử chung nhật kiền kiền, tịch dịch nhược, lệ vô cửu, hà vị dã?
Tử viết: Quân tử tiến đức tu nghiệp; trung tín sở dĩ tiến đức dã, tu từ lập kỳ thành, sở dĩ cư nghiệp dã; tri chí chí chi, khả dữ cơ dã; tri chung chung chi, khả dữ tồn nghĩa dã. Thị cố cư thượng vị nhi bất kiêu, tại hạ vị nhi bất ưu, cố kiền kiền, phân kỳ thì nhi dịch, tuy nguy, vô cữu hỹ.
Dịch nghĩa. Hào Chín Ba nói: "Quân tử trọn ngày săng sắc, tối dường rùng rợn vậy, nguy không lỗi" là nghĩa làm sao? Thầy nói: Quân tử tiến đức sửa nghiệp; trung tín là để tiến đức; sửa lời nói, dựng điều thành thực là để ở nghiệp; biết chỗ cùng tột thì làm cho được cùng tột, người đó có thể chung việc cơ vi, biết chỗ cuối chót thì giữ cho đến cuối chót, người đó có thể chung việc giữ nghĩa. Thế cho nên, ở ngôi trên không kiêu căng, ở ngôi dưới không lo lắng, cho nên săng sắc, hiểm nghèo cũng không có lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba ở trên ngôi dưới, mà đức làm vua đã tỏ thì sẽ làm gì? Chỉ cố tiến đức sửa nghiệp mà thôi. Lòng chứa trung tín là để tiến đức. Lựa lời nói, dốc tâm trí là để ở nghiệp. Biết chỗ cùng tột, làm được cùng tột, ấy là chi trí; tìm chỗ cùng tột của sự biết rồi mới làm cho cùng tột, vì là sự biết ở trước, cho nên có thể chung việc cơ vi, cũng như Mạnh Tử nói rằng: "Điều lý phần đầu là việc của bậc trí". Biết chỗ cuối chót thì giữ cho đến cuối chót, ấy là lực hành; đã biết giữ chỗ cuối chót ở đâu thì gắng sức tiến lên mà giữ cho đến cuối chót, vì là giữ ở mặt sau, cho nên có thể chung việc giữ nghĩa, cũng như Mạnh Tử nói rằng: "Điều lý phần sau là việc của bậc thánh". Đó là đầu, chót của việc học. Sự học của quân tử như thế, cho nên biết cách ở trên, ở dưới, mà không kiêu căng, không lo lắng, không trễ nải mà sợ hãi, dù ở chỗ hiểm nghèo cũng không có lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Trung tín là cái chủ ở trong lòng, không một điều nghĩ nào không thực. Sửa lời nói là cái hiện ra ngoài việc, không một câu nói nào không thực. Biết chỗ cùng tột, làm được cùng tột là việc về mặt tiến đức. Biết chỗ cuối chót, giữ đến cuối chót, là việc về mặt ở nghiệp. Sử dĩ trọn ngày săng sắc, tối còn lo sợ là vì cớ đó. Có thể ở trên, có thể ở dưới, không kiêu căng, không lo âu, thế gọi là không có lỗi.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói. Có người hỏi: việc dựng điều thành thực, không nói về cách sửa nết, lại nói về cách sửa lời, là cớ làm sao? Đáp: Chỗ không thành thực của người ta phần nhiều là ở lời nói... Người ta thường coi lời nói là không quan trọng, nên mới nói ra một cách dễ dàng. Nếu như mỗi câu mỗi cần phải thực thì đó là rất trung tín. Tiến đức thấy được nhiều nghĩa lý trong việc sửa lời nói dựng điều thành thực. Sửa lời nói, dựng điều thành thực là cốt để lập cái trung tín đó. Nếu mà miệng không lựa lời, gặp việc là nói thì cái trung tín cũng bị chìm đắm trôi dạt, đứng không thể vững.
Trung tín là biết đến chỗ chân thực cùng tột. Sửa lời nói, dựng điều thành thực là làm đến chỗ chân thực cùng tột. Nếu không biết đến chân thực thì tiến cái gì? Trước mặt tối om tiến làm sao được? Nếu đã biết mà không chân thực làm đi, cái đạo lý kia chỉ là treo ở lưng trời, không chỗ yên đậu thì cái gọi là trung tín, cũng là hão huyền mà thôi.
Trung tín và sửa lời nói, dựng điều thành thực là những tài liệu; mặt dưới, biết chỗ cùng tột, biết chỗ cuối chót, chỉ có "thực" rồi mới như thế được. Ví như gieo giống, phải là thực có hạt giống mới gieo xuống trong bùn, mới có thể ngày ngày thấy nó mọc lên; nếu đem bỏ không vất xuống thì mọc sao được? Dù cho là cái đạo lý hão huyền đi nữa, cũng phải thực thấy, nếu chỉ để tai nghe qua, dùng miệng nói qua thì làm gì được? Trung tín sở dĩ cần phải thực, cũng như hiếu phải thực hiếu, đức hiếu mới mỗi ngày một tiến; lễ phải thật lễ, đức lễ mới mỗi ngày một tiến; nếu mà không thật, ấy là nó không có gốc, tiến làm sao được? Ngày nay biết được như thế, ngày mai có thể thuộc dần; ngày mai mới thấy có một hai phần, ngày kia liền thấy có ba bốn phần, ý tứ tự nhiên thấy nó khác nhau. Dựng điều thành thực, vẫn là trung tín ở trên; sửa lời nói tức là nói năng thế nào, bên trong phải thế ấy; ở nghiệp giữa là thường thường như thế, không có chút nào gián đoạn. Đức là cái được ở trong lòng; nghiệp là cái thấy ở công việc; tiến đức nghĩa là ý tứ một ngày một mạnh hơn, một ngày một hăng hái hơn, không phải việc ở bề ngoài, chỉ là tự mình cảm thấy ý tứ khác nhau...
Hai chữ "trung tín" ở đây, khác với những chữ "trung tín" nói ở chỗ khác. Chữ "trung tín" này cũng như Hạng Lương vứt nồi chõ, đốt nhà cửa, đem lương ba ngày, tỏ cho sĩ tốt biết là phải chết thì mới có thể đánh trận. Trung tín phải có bụng ấy, mới tiến đức được...
Trung tín là chỗ "ý thành", như ghét hơi xấu, như thích vẻ đẹp, việc gì vật gì cũng thấy thuần là lẽ trời như thế thì đức mỗi ngày mỗi tiến. Trung tín là đầu, sửa lời nói, dựng thành thành thực là chót, biết chỗ cùng tột, làm đến cùng tột là việc thuộc về tiến đức; biết chỗ cuối chót, giữ đến cuối chót là việc thuộc về ở nghiệp. Người ta sở dĩ một chân bước lên, một chân lui xuống, chỉ là không làm bằng cách chân thực thì tiến làm sao được? Mấy câu "trung tín tiến đức" và "biết chỗ cùng tột, làm đến cùng tột, người đó có thể chung việc cơ vi" là chữ nói vể sự đi; "sửa lời nói, dựng điều thành thực" và "biết chỗ cuối chót, giữ đến cuối chót, người đó có thể chung việc giữ nghĩa" là chữ nói về sự ở; tiến đức là "mỗi ngày mỗi mới"; "ở nghiệp" là ngày nào cũng thế; tiến đức cũng như đo đắn, sửa đắp để làm cái nhà; ở nghiệp cũng như ở vào cái nhà làm sẵn; biết chỗ cùng tột, nghĩa là biết được tới chỗ tột bậc; làm đến cùng tột, nghĩa là ý tứ theo nó tới đó; biết chỗ cuối chót là biết được chỗ sau rốt, giữ đến cuối chót, là ý tứ theo nó đến đấy.
LỜI KINH
九四曰: 或躍在淵, 無咎, 何謂也?
子曰: 上下無常, 非為邪也; 誰退無恆, 非難群也. 君子進德修業, 欲及時也, 故無咎.
Dịch âm. Cửu Tứ viết: Hoặc dược tại uyên, vô cữu, hà dị dã?
Tử viết: Thượng hạ vô thường, phi vi tà dã; tiến thoái vô hằng, phi ly quần dã. Quân tử tiến đức tu nghiệp, dục cập thì dã, cố vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Tư nói: "Hoặc nhảy ở vực, không có lỗi", là nghĩa làm sao?
Thầy nói: "Lên xuống bất thường, không phải làm điều cong queo; tiến lui không nhất định, không phải lìa bỏ bầy bạn, đấng quân tử tiến đức sửa nghiệp, muốn cho kịp thì, nên không có lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hoặc nhảy, hoặc ở, lên xuống bất thường; hoặc tiến, hoặc lui, đi tới theo lẽ phải, không phải làm điều cong queo, không phải lìa bỏ bầy bạn, là vì tiến đức sửa nghiệp, muốn được kịp thì mà thôi.
Lúc đáng làm thì làm, lúc đáng thôi thì thôi, không thể nhất định, lúc nào cũng như lúc nào, cho nên mới là "hoặc". Vực ở chỗ sâu mà nói là nhảy, đó là chỉ lấy cái nghĩa "đến chỗ yên ổn" mà thôi. Hoặc là tiếng còn nghi ngờ, phải tùy thời mà chưa chắc hẳn. Quân tử theo thời như bóng theo hình. Nếu mà có thể xa lìa thì không phải là đạo nữa.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Quẻ trong nói về đạo đức học vấn, quẻ ngoài nói về thời thế, địa vị. Tiến đức sửa nghiệp, ở hào Chín Ba đủ rồi, đây chỉ muốn cho kịp thì mà tiến.
Lời bàn của tiên Nho. Hổ Vân Phong nói rằng: Hào Ba, Hào Tư đều nói về việc tiến đức sửa nghiệp, vì nó hai lần cứng, mà không chính giữa, đều là những lúc nguy nghi. Từ xưa thánh hiền ở vào chỗ đó chỉ có tiến đức sửa nghiệp mà thôi. Huống chi, hai hào đó lại ở giữa chỗ trên, dưới, tiến lui, giữa nơi đạo Kiền biến hóa; về sự tiến lui mà biết cơ tức là thức thời, trong lúc biến hóa mà biết cái mầu nhiệm, tức là biết đạo.
LỜI KINH
先五曰: 飛龍在天, 利見大人, 何謂也?
子曰: 同聲相應, 同氣相求, 水流濕, 火就燥, 會從龍, 風從虎, 聖人作而萬物睹. 本乎天者親上, 本乎地者親下, 則各從其類也.
Dịch âm. Cửu ngũ viết: Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân, hà vị dã?
Tử viết: Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thủy lưu thấp, hỏa tựu táo, vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ. Bản hồ thiên giả thân thượng, bản hồ địa giả thân hạ, tắc các tòng kỳ loại dã.
Dịch nghĩa. Hào Chín Năm nói: "Rồng bay ở trời, lợi về sự thấy người lớn" là nghĩa làm sao? Thầy nói: Cùng tiếng ứng nhau, cùng hơi tìm nhau, nước chảy chỗ ướt, lửa tới chỗ ráo, mây theo rồng, gió theo hổ, thánh nhân dấy lên mà muôn vật cùng thấy. Cái gì ở trời thì thân với trên, cái gì ở gốc ở đất thì thân với dưới, đó là vật nào lại theo với loài vật ấy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Người với thánh nhân là cùng một loài, hào Năm là đức "rồng" mà lên ngôi tôn, loài người cũng đã theo ngóng, huống chi là hạng cùng đức với nhau, trên ứng với dưới, dưới tìm đến trên, đó là "cùng tiếng ứng nhau, cùng hơi tìm nhau". Chảy chỗ ướt, tới chỗ ráo, theo rồng, theo hổ cũng đều là vì khí loại. Cho nên thánh nhân dấy lên muôn vật cũng đều trông thấy. Chữ "vật" đây chỉ về người ta, cũng như chữ "nhân vật" (人物), "vật luận" (物 論) - chữ "vật" đều chỉ về người. Trong Kinh Dịch, những câu "lợi kiến đại nhân" (利見大人), chữ giống nhau mà nghĩa khác nhau. Ở quẻ Tụng, câu "lợi kiến đại nhân" (利見大人) có nghĩa là nên thấy hạng người đức lớn, trung chính, sự phân biệt về người lớn đó nói ở trước khi thấy. Hào Hai, Hào Năm của quẻ Kiền thì thánh nhân ra rồi, trên, dưới cùng thấy, cùng làm xong việc, hạng người lớn "được thấy là lợi" đó, lại nói ở sau khi thấy. Gốc ở trời như là mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao; gốc ở đất thì như loài sâu, loài thú, loài cây cỏ, âm dương đều theo với loại của nó, người và các vật đều thế.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Tác là nổi lên, vật tức là người, thấy là thích ý của chữ "lợi kiến". Gốc ở trời giống động vật, gốc ở đất là giống thực vật, vật nào theo loại vật ấy. Thánh nhân là đầu loài người, cho nên thánh nhân nổi lên thì người ta đều được trông thấy.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hỵ nói rằng: Gốc ở trời thì thân với trên, phàm các động vật đều ngảnh lên trên là thân với trên, tức là loài người; gốc ở đất thì thân với dưới, phàm các thực vật đều ngảnh xuống dưới, đó là thân với dưới. Loài cầm, loài thú phần nhiều đầu ngang, sở dĩ không khôn. Đó là gốc ở thuyết của Thiệu Khang Tiết.
LỜI KINH
上九曰: 亢龍有悔, 何謂也?
子日: 貴而无位, 高而无民, 賢人在下位而无輔, 是以動而有悔也.
Dịch âm. Thượng Cửu viết: Kháng long hữu hối, hà vị dã?
Tử viết: Quý nhi vô vị, cao nhi vô dân, hiền nhân tại hạ vị nhi vô phụ, thị dĩ động nhi hữu hối dã.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên nói: "Rồng quá cực có ăn năn" là nghĩa làm sao?
Thầy nói: Quý mà không ngôi, cao mà không dân, người hiền ở ngôi dưới mà không giúp, cho nên hễ hành động thì có ăn năn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín ở Trên mà không nhằm vào ngôi tôn, cho nên không có dân, không kẻ phụ tá, nếu hành động thì có ăn năn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Người hiền ở ngôi dưới, chỉ về từ hào Chín Năm trở xuống. Không giúp vì hào Chín Năm quá cao, chí khí kiêu động, các hào kia không đến giúp đỡ. Đấy là tiết thứ hai, nói lại ý của Tượng Truyện.
Lời bàn của tiên Nho. Dương Thành Trai nói rằng: hào này ở đầu lục long, cho nên gọi là quý cao. Bởi vì từ hào Chín Tư trở xuống đều theo về hào Chín Năm, cho nên (hào này) mới không có kẻ giúp đỡ. Ngô Lâm Xuyên nói rằng: Chữ "quý" cốt thích hào Chín là rồng, chữ "cao" thì thích ngôi. Trên quá cực không có ngôi là vì hào Dương mà không được ở ngôi Dương; không có dân là vì thuần Dương mà không có m. Người hiền của hào Chín Ba lại ở ngôi dưới và lại là thể đối địch, không ứng với nhau, đó là không giúp. Vì thế, hễ hành động thì có ăn năn. Nhưng quá cực là thời của trời mà có ăn năn là việc của người. Những kẻ thức thời khéo xử, dù quá cực mà không hành động thì cũng không đến ăn năn.
LỜI KINH
潜龍勿用, 下也.
Dịch âm. Tiềm long vật dụng, hạ dã.
Dịch nghĩa. Rồng lặn chớ dùng, vì ở dưới vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây trở xuống nói về thì vận của quẻ Kiền. Chớ dùng vì còn ở dưới, chưa thể dùng được.
Lời bàn của Hồ Vân Phong. Trên kia "Dương ở dưới" là nói về khí. Đây rằng "ở dưới" là nói về người.
LỜI KINH
見龍在田, 時舍也.
Dịch âm. Hiện long tại điền, thì xá dã.
Dịch nghĩa. Rồng hiện ở ruộng thì vận phải ở vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tức là tùy thời mà đỗ.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ý nói chưa được thời đại dùng đến.
LỜI KINH
終日乾乾, 行事也.
Dịch âm. Chung nhật kiền kiền, hành sự dã.
Dịch nghĩa. Suốt ngày săng sắc, làm việc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tức là tiến đức sửa nghiệp.
Lời bàn của Hồ Vân Phong. Tức là làm việc nên làm.
LỜI KINH
或躍在淵, 自識也.
Dịch âm. Hoặc dược tại uyên, tự thi dã.
Dịch nghĩa. Hoặc nhảy ở vực, là tự thử vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. Nghĩa là tùy theo thì vận, mình tự dùng mình.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chưa thể làm việc, hãy thử xem có thể làm được không.
LỜI KINH
飛龍在天, 上治也.
Dịch âm. Phi long tại thiên, thượng trị dã.
Dịch nghĩa. Rồng bay ở trời, việc chính trị của bậc trên vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Nghĩa là được ngôi mà làm chính trị của bậc trên.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Nghĩa là ở ngôi trên để trị kẻ dưới.
LỜI KINH
亢龍有悔, 窮之災也.
Dịch âm. Kháng long hữu hối, cùng chi tai dã.
Dịch nghĩa. Rồng quá lắm có ăn năn, cái tai nạn của sự cùng cực vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tức là cùng cực mà tai nạn đến.
Lời bàn của Ngô Lâm Xuyên. Chữ "cùng" chỉ về quá cao, chữ "tai" chỉ về có ăn năn.
LỜI KINH
乾元用久, 天下治也.
Dịch âm. Kiến nguyên dụng cửu, thiên hạ trị dã.
Dịch nghĩa. Kiền nguyên dùng Chín, thiên hạ thịnh trị vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cái đạo Dùng Chín, trời với thánh nhân giống nhau. Hễ được chỗ dùng của nó thì thiên hạ thịnh trị.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ý nói Kiền nguyên dùng Chín, không giống với các quẻ khác. Đạo của người làm vua cứng lại mà lại có thể mềm, thiên hạ không đâu không thịnh trị. Đây là tiết thứ ba, nhắc lại ý trước lần nữa.
LỜI KINH
潜龍勿用, 陽氣潜藏.
Dịch âm. Tiềm long vật dụng, Dương khí tiềm tàng.
Dịch nghĩa. Rồng lặn chớ dùng, khí Dương ẩn nấp.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây trở xuống nói về nghĩa của quẻ Kiền. Đương lúc khí Dương còn nhỏ và lặn náu, quân tử cũng nên ẩn nấp, chưa thể làm việc.
LỜI KINH
見龍在田, 天下文明.
Dịch âm. Hiện long tại điền thiên hạ văn minh.
Dịch nghĩa. Rồng hiện ở ruộng, thiên hạ văn vẻ sáng sủa.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đức rồng hiện ở trên đất thì thiên hạ thấy cái văn vẻ sáng sủa của nó.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Tuy là chẳng ở ngôi trên, nhưng mà thiên hạ đã thấm đức hòa.
LỜI KINH
終日乾乾, 與時偕行.
Dịch âm. Chung nhật kiền kiền, dữ thì giai hành.
Dịch nghĩa. Suốt ngày săng sắc, với thì vận cùng đi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tức là theo thời mà tiến.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Thời nên như thế.
LỜI KINH
或躍在淵, 乾道乃革.
Dịch âm. Hoặc dược tại uyên, Kiền đạo nãi cách.
Dịch nghĩa. Hoặc nhảy ở ruộng, đạo Kiền mới đổi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Bỏ ngôi dưới mà lên ngôi trên, đó là trên, dưới thay đổi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Bỏ dưới lên trên tức là thay đổi.
LỜI KINH
飛龍在天, 乃位乎天德.
Dịch âm. Phi long tại thiên, nãi vị hồ thiên đức.
Dịch nghĩa. Rồng bay ở trời, bèn chính ngôi về đức trời.
LỜI KINH
亢龍有悔, 與時揩極.
Dịch âm. Kháng long hữu hối, dữ thì giai cực.
Dịch nghĩa. Rồng quá vực có ăn năn, với thì vận đều cùng cực.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. thì người ở vào thì vận đó cũng phải cùng cực
LỜI KINH
乾元用九, 乃見天則.
Dịch âm. Kiền nguyên dụng Cửu, nãi kiến thiên tắc.
Dịch nghĩa. Kiền nguyên dùng Chín, bèn thấy phép trời.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đạo dùng Chín tức là phép của trời. Phép tắc của trời chỉ về đạo trời, có người hỏi rằng: Có phải sáu hào quẻ Kiền đều là việc của thánh nhân chăng? Đáp rằng: Theo được hết đạo của nó thì là thánh nhân. Nếu có chỗ được, chỗ lỗi thì phải có sự lành, sự dữ ở bên trong. Há riêng một quẻ Kiền đâu? Các quẻ đều thế.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Cứng mà lại có thể mềm, đó là phép trời. Đây là tiết thứ tư nhắc lại ý trước một lần thứ ba.
Lời bàn của tiên Nho. Hồ Song Hồ nói rằng: Văn Ngôn thích sáu Hào quẻ Kiền tất cả ba tiết, Tiết thứ nhất giống như chuyên nói về đức, riêng có hào Trên hình như lại nói về ngôi. Tiết thứ hai giống như chuyên nói về ngôi, hào Hai hình như nói cả về thời và ngôi, hào Ba trở lên lại dường như nói chỗ dùng. Tiết thứ ba hoàn toàn nói về thì vận, nhưng cũng đều có phân biệt. Rút lại thì như Chu Tử bảo rằng: "Thánh nhân học Dịch chỉ cần 'thể' ra rất nhiều ý tứ. Kẻ đọc phải tự hiểu lấy".
LỜI KINH
乾元者始而亨者也.
Dịch âm. Kiền nguyên giả thủy nhi hanh giả dã,
Dịch nghĩa. Kiền nguyên là đầu mới mà hanh thông vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây lại phản phúc nói kỹ cho được hết nghĩa. Đã là đầu mới ắt phải hanh thông nếu không hanh thông thì phải tắt dứt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đầu mới thì phải hanh thông, lý thế vậy.
LỜI KINH
利貞者性情也.
Dịch âm. Lợi trinh giả tính tình dã.
Dịch nghĩa. Lợi, trinh là tính tình vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây là tính tình của Kiền. Đã đầu mới mà hanh thông, nếu không lợi trinh có thể không tắt được chăng?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Thu liễm qui tàng, mới thấy cái thật của tính tình.
Lời bàn của tiên Nho. Trình Hiệu nói rằng: Nguyên, hanh chỉ là đầu mới mà hanh thông, nghĩa là khi mới phát sinh, hết thảy hanh thông tức khi lợi, trinh thì là vật nào được tính mệnh của vật ấy. Tính tình như nói tư chất thể đoạn. Sắp đặt, chế nặn, biến hóa, nuôi nấng đều là lợi cả. Không nhận có công, thường thường và lâu dài mà không thôi, là trinh. Chu Hy nói rằng: "Lợi, trinh là tính tình" đó là tính tình của Kiền. Khi còn mới đầu mà hanh thông, là chỗ phát sinh của Kiền, chung là một cái tính tình; đến chỗ lợi, trinh thì mỗi vật có một tính tình. Thóc lúa cây cỏ đều có linh tính. Nguyên, hanh tức là lúc nó nở hoa, kết quả, đến khi lợi, trinh mới thấy tính tình của nó. Có người hỏi: "Lợi, trinh tức là tính tình" là nghĩa làm sao? Đáp rằng: Chữ tính tình đó như bản thể. Nguyên, hanh là chỗ phát dụng, lợi trinh là ý thu góp dụm họp, nhưng mà còn chưa rắn đặc, đến mùa Đông mới thành; trong mùa Thu, tuy là đã đặc và dần dần muốn lìa gốc, nhưng nó thụ khí chưa đủ thì trồng không mọc. Cho nên phải đến mùa Đông mới thành. Người ta khi đến mùa Thu, mùa Đông, ngỡ như không thấy sinh ý, không biết rằng nó đã thu liễm ở trong. Như một chồi cây có hàng nghìn quả kết hột, hột nào có đủ sinh lý của hột ấy, đem những hột đó mà trồng, lại thành nghìn cây. Quẻ Bác nói "quả lớn không ăn" chính là nghĩa ấy, ở chỗ đó có thể thấy rõ cái ý "sinh sinh không cùng". Đức lớn của trời đất là sinh. Trời đất không hề làm gì, chỉ có việc sinh mà thôi. Lẽ đó vốn là tự nhiên xếp đặt, thánh nhân thấy "mày dàm" ấy thì nói rõ ra.
LỜI KINH
乾始能以美利利天下, 不言所利, 大矣哉.
Dịch âm. Kiền thủy năng dĩ mỹ lợi lợi thiên hạ, bất ngôn sở lợi, đại hỹ tai!
Dịch nghĩa. Đức tính đầu mới của Kiền có thể lấy sự tốt lợi làm lợi cho gầm trời, mà không nói đến cái đã lợi. Lớn lắm thay!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cái đạo đầu mới của Kiền, có thể khiến cho mọi loài sinh thành, gầm trời nhờ sự tốt lợi của nó mà không nói được cái đã lợi, là vì không gì không lợi, không thể chỉ ra mà gọi, nên mới khen cái lợi đó là "lớn lắm thay"!
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đầu mới là nguyên mà hanh. Làm lợi cho gầm trời là lợi, không nói cái đã lợi là trinh. Có người nói rằng: "Khôn lợi cho nết trinh của ngựa cái", đó là nói cái đã lợi.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Có người hỏi: Kinh Dịch của họ Trình giải rằng "Không gì không lợi, nên không nói cái đã lợi" câu ấy thế nào? Đáp: Kiền thì không gì không lợi. Khôn chỉ lợi cho nết trinh của ngựa cái thì là có cái lợi, có cái không lợi.
LỜI KINH
大哉乾元, 剛健中正, 純粹, 精也. 六爻發揮, 旁通情也. 時乘六龍, 以御天 也. 雲行雨施, 天下平也.
Dịch âm. Đại tai kiền hồ, cương kiện trung chính, thuần, túy, tinh dã. Lục hào phát huy, bàng thông tình dã. Thì thừa lục long, dĩ ngự thiên dã. Vân hành vũ thí, thiên hạ bình dã.
Dịch nghĩa. Lớn thay Kiền kia, vừa cứng vừa mạnh, vừa trung, vừa chính, vừa thuần, vừa túy, vừa tinh vậy. Sáu hào phát huy, rộng thông các tình vậy. Thường cưỡi sáu rồng để ngự tận trời vậy. Mây đi mưa tưới, thiên hạ hòa bình vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. "Lớn thay" là tán dương sự lớn lao của đạo Kiền. Dùng sáu đức tính cứng, mạnh, trung, chính, thuần, túy để hình dung đạo Kiền. Tinh tức là phần cực tinh của sáu tính kia. Dùng sáu hào phát huy, rộng thông cho hết tình nghĩa. Nhân thì vận của sáu hào để dương vào với vận trời thì công dụng của trời đã rõ rệt lắm, cho nên mới thấy mây đi, mưa tưới, m, Dương tràn khắp, tức là cái đạo thiên hạ hòa bình.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Cứng là nói về thể chất, mạnh thì gồm cả công dụng. Nỏi trung là sự đi của nó không thái quá cũng không bất cập. Nói chính là sự đứng của nó không lệch về mặt nào. Bốn điều đó là đức tính của Kiền. Thuần là không lẫn về m, Dương, túy là không lẫn với tà ác, vì là trung chính cứng mạnh đến cùng tột; mà tinh thì lại là cái cùng tột của tính thuần túy. Có kẻ ngờ rằng: Kiền chỉ cứng mà không mềm, không thể nói là trung chính. Không phải như thế. Trong khoảng trời đất, chỉ có một khí lưu hành, duy có động tính khác nhau mà thôi. Nói về toàn thể của cuộc lưu hành thì chỉ gọi là Kiền mà không cái gì là không bao bọc. Vì lấy động, tĩnh chia ra, mới có m, Dương, cứng, mềm khác nhau. Chữ "rộng thông"cũng như chữ "khúc tận" (hết các chiều)[98]. Câu dưới ý nói thánh nhân thường cưỡi sáu rồng để ngự trời thì như trời khi mây đi mưa tưới, thiên hạ thái bình vậy. Đây là tiết thứ năm, lại nhắc lại ý của Chương đầu. Hồ Vân Phong nói rằng: Cứng, mạnh, trung, chính, thuần, túy và tinh, chỉ có hào Chín Năm mới đương được đức tính ấy. Còn phải gồm dùng sáu hào để phát huy ý nghĩa của nó, là muốn thông ra một cách rộng rãi, cho hết tình của sự vật mà thôi.
LỜI KINH
君子以成德為行, 曰可見之行也. 潜之爲言也, 隱而未見, 行而未成, 是以君子弗用也.
Dịch âm. Quân tử dĩ thành đức vi hạnh, viết khả kiến chi hạnh dã. Tiềm chi vi ngôn dã, ẩn nhi vị hiện, hành nhi vị thành, thị dĩ quân tử phất dụng dã.
Dịch nghĩa. Đấng quân tử lấy đức đã thành làm nết, gọi là "nết có thể thấy". Chữ "lặn" nghĩa là ẩn mà chưa hiện, làm mà chưa thành, cho nên đấng quân tử không dùng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đức đã thành, việc có thể thấy, là nết, có đức thành thì mới có thể đưa ra công dụng, Hào Đầu đương lặn, ẩn mà chưa hiện, nết còn chưa thành, chưa thành tức là chưa tỏ, cho nên quân tử không làm việc.
Bản Nghĩa của Chu Hỵ. Thành đức là cái đức đã thành. Hào Chín Đầu vẫn đã thành đức, có điều cái nết của nó chưa hiện mà thôi.
Lời bàn của tiên Nho. Hồ Song Hồ nói rằng: Hào Chín Đầu đức thành, hạnh dựng, tuy có thể tỏ ra việc làm, nhưng mà thời vận và địa vị chưa thể thành được cái làm, cho nên lời Hào mới nói chớ dùng.
LỜI KINH
君子學以聚之, 問以辯之, 寬以居之, 仁以行之. 易曰: 見龍在田, 利見大人, 君德也.
Dịch âm. Quân tử học dĩ tụ chi, vấn dĩ biện chi, khoan dĩ cư chi, nhân dĩ hành chi. Dịch viết: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân, quân đức dã.
Dịch nghĩa. Đấng quân tử dùng sự học để thu họp, dùng sự hỏi để phân biệt, dùng sự rộng rãi để ở, dùng điều nhân để thi hành. Kinh Dịch nói rằng: "Rồng hiện ở ruộng lợi về sự thấy người lớn", đức của người làm vua vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Thánh nhân ở dưới tuy đã rõ rệt mà chưa được ngôi thì chỉ tiến đức sửa nghiệp mà thôi. Học để thu họp, hỏi để phân biệt, đó là tiến đức; rộng rãi để ở, điều nhân để thi hành, đó là sửa nghiệp. Cái đức làm vua rõ rệt rồi, lợi được thấy bậc người lớn, chỉ tiến lên mà thực hành thôi. Tiến lên mà ở vào ngôi đó thì như vua Thuấn, vua Vũ, tiến lên mà thực hành cái đạo của mình thì như Y Doãn, Phó Duyệt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Vì là do bốn điều ấy (học, vấn, khoan, nhân) mới nên đức của người lớn. Nói lại lần nữa, cho thật rõ hào Chín Hai là người lớn đó.
LỜI KINH
九三重剛而不中, 上不在天, 下不在田, 故乾乾, 因其時而惕, 雖危無咎矣.
Dịch âm. Cửa tam trùng cương nhi bất trung, thượng bất tại thiên, hạ bất tại điền, cố kiền kiền, nhân kỳ thì nhi dịch, tuy nguy vô cữu hỹ.
Dịch nghĩa. Hào Chín Ba hai lần cứng mà không được giữa, trên không ở trời, dưới không ở ruộng, cho nên săng sắc, nhân thì đó, mà lo lắng, dẫu nguy, không có lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào chín ba hai lần cứng, tức là tính "cứng" đã thịnh, lại quá bậc giữa mà ở trên bậc dưới, trên chưa tới trời mà dưới đã lìa khỏi ruộng, đó là chỗ hiểm nghèo. Nhân thì thuận xử, săng sắc lo ngại để phòng sự hiểm nghèo, cho nên dẫu nguy mà không đến nỗi có lỗi. Đấng quân tử theo thời lo sợ, vì vậy mà được hanh thái.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hai lần cứng chỉ về hào Dương ngôi Dương.
Lời bàn của tiên Nho. Sái Tiết Trai nói rằng: Quẻ dưới lấy hào Hai là giữa, quẻ trên lấy hào Năm là giữa. Hào Ba ở trên hào Hai là quá bậc giữa, hào Tứ ở dưới hào Năm là chưa tới bậc giữa. Ở trời là hào Năm, ở ruộng là hào Hai, hào Ba trên chưa tới Năm, dưới đã lìa khỏi Hai, mà giữa thì ở ngôi "người", chỉ có một cách săng sắc không nghỉ thì dầu là ở chỗ hiểm nghèo cũng không có lỗi.
LỜI KINH
九四重剛而不中, 上不在天, 下不在田, 中不在人, 故或之. 或之者疑之也, 故無咎.
Dịch âm. Cửu Tứ trùng cương (?) nhi bất trung, thượng bất tại thiên, hạ bất tại điền, trung bất tại nhân, cô hoặc chi. Hoặc chi giả nghi chi dã, cố vô hữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Tư hai lần cứng (?) mà không được giữa, trên không ở trời, dưới không ở ruộng, giữa không ở người, cho nên nói "hoặc". Nói "hoặc" là còn nghi ngờ, cho nên không có lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư không ở trời, không ở ruộng mà vượt trên người là chỗ hiểm nghèo. "Ngờ" là tiếng còn chưa quyết. Cách xử chỗ đó không thể nhất quyết, hoặc tiến hoặc lui, tùy sự yên ổn mà thôi, vì vậy mà không có lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Chín Tư không phải là hai lần cứng, chữ 重 (trùng) ngờ thừa. Ở người, chỉ về hào ba, "hoặc" nghĩa là hãy còn tùy thời chưa định.
LỜI KINH
夫大人也, 與天地合其德, 與日月合其明, 與四時合其序, 與鬼神合其吉凶, 先天而天弗違, 後天而奉炙時. 天且弗違, 而况於人乎, 况於鬼神乎.
Dịch âm. Phù đại nhân giả, dự thiên địa hợp kỳ đức, dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh, dữ tứ thì hợp kỳ tự, dữ quỷ thần hợp kỳ cát hung, tiên thiên nhi thiên phất vi, hậu thiên nhi phụng thiên thì. Thiên thả phất vi, nhi huống ư nhân hồ? Huống ư quỷ thần hồ?
Dịch nghĩa. Ôi người lớn là hạng hợp đức với trời đất, hợp sự sáng với mặt trời, mặt trăng, hợp thứ tự với bốn mùa, hợp sự lành dữ với quỷ thần, đi trước trời mà trời không trái đi sau trời mà vâng thì trời. Trời còn không trái, huống chi người? Huống chi quỷ thần?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Người lớn với trời đất, mặt trời, mặt trăng bốn mùa, quỷ thần hợp đạo. Trời đất tức là đạo. Quỷ thần là dấu vết tạo hóa. Thánh nhân đi trước trời mà trời đồng tình, đi sau trời mà thuận được với trời, vì hợp với đạo mà thôi. Hợp với đạo thì người và quỷ thần hà trái lại được?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chữ "người lớn" đây thích hạng người lớn mà trong lời Hào nói rằng: "Được thấy là lợi", có đức ấy ở ngôi ấy thì mới đương nổi. Người và trời đất quỷ thần vốn không hai lẽ. Chỉ vì bị lấp về sự riêng tây của bản ngã, cho nên mắc ở hình hài mà không thể thông nhau. Thánh nhân không có riêng tây, lấy đạo làm thể, khi nào còn có những sự kia nọ, trước sau đáng nói? "Đi trước trời mà trời không trái" tức là cái gì do ý làm ra, vẫn họp với đạo bằng cách im lặng. "Đi sau trời, mà vâng thì trời" tức là biết lẽ như thế, vâng theo mà làm.
LỜI KINH
亢之為言者, 知進而不知退, 知存而不知亡, 知得而不知喪.
Dịch âm. Kháng chi vi ngôn dã, tri tiến nhi bất tri thoái, tri tồn nhi bất tri vong, tri đắc nhi bất tri táng.
Dịch nghĩa. Kháng là nói về hạng người biết tiến mà không biết lui, biết còn mà không biết mất, biết sự được mà không biết sự thiệt hại.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Vì vậy cho nên hành động thì có ăn năn.
Lời bàn của tiên Nho. Phùng Hậu Trai nói rằng: Tiến lui là nói về mình, còn mất là nói về ngôi, được và thiệt hại là nói về người. Hào này cùng trên mà trở lại dưới là lui, chín biến ra sáu là mất, không có dân, không có kẻ giúp là thiệt hại.
LỜI KINH
其唯聖人乎?知進退存亡而不失其正者, 其唯聖人乎?
Dịch âm. Kỳ duy thánh nhân hồ? Tri tiến thoái tồn vong nhi bất thất kỳ chính giả, kỳ duy thánh nhân hồ?
Dịch nghĩa. Chỉ có thánh nhân chăng? Biết tiến lui còn mất mà không lỗi với sự ngay thẳng, chỉ có thánh nhân chăng?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quá lắm là "kháng". Đã tới "kháng" thì không biết lẽ tiến lui còn mất, hơn thiệt. Thánh nhân hiểu lẽ đó mà xử trí không lỗi với sự ngay thẳng, cho nên không đến nỗi "kháng".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Biết rõ lý thế như thế mà xử với nó bằng đạo thì không đến nỗi ăn năn và không phải là tính riêng để tránh hại. Đây là tiết thứ sáu, lại nói lại ý của mấy tiết thứ hai, thứ ba, thứ tư.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Sáu Hào trong bài Văn Ngôn đều nói về đức của thánh nhân, chỉ có cái ngôi đã ở khác nhau. Hào Đầu "không đổi theo đời, không nên về tiếng, trốn đời không buồn, không được nhận là phải mà không buồn, vui thì làm, lo thì tránh, ấy là rồng lặn", đã là nói về đức của thánh nhân rồi, chỉ là còn lặn chưa được dùng mà thôi. Hào Chín Hai lại tốt, đức hóa của nó đã tới người ta. Đó là ngôi kẻ bầy tôi ở đó mà yên. Đến Hào Chín Ba ở trên quẻ dưới, ngôi đã cao rồi, lúc đó thời thế không thể làm gì, chỉ nên lo lắng sợ hãi, tiến đức sửa nghiệp, săng sắc không nghỉ. Hào Chín Tư "hoặc nhảy ở vực"; Y Xuyên bảo "ruộng là chỗ ở yên của rồng" e rằng chưa phải. Ruộng là chỗ bằng phẳng, dù cho có nước cũng nông; "vực" là chỗ sâu không thể lường, "nhẩy" là đã lìa khỏi sự "đi", mà chưa tới sự "bay". Đi còn dùng chân, nhảy thì không dùng đến chân, dùng sự vượt lên mà lên, chân không phải đạp xuống đất, vượt được thì lên trời không được lại ở vực như cũ, đều không thể lường; dưới đã lìa khỏi sự đi, trên thì gần với sự bay, trên không ở trời, dưới không ở ruộng, giữa không ở người, cho nên nói "hoặc" là tiếng còn nghi ngờ, không được yên ổn như hào Chín Hai. Lúc đó, tiến lui không được và đều không do ở mình, chỉ theo thì vận của trời mà thôi. Tới hào Chín Trên lại quá cực rồi. Xem ra người ta trong đại vận không lúc nào nhàn, lành dữ, hối hận, một phút không dừng, giống như chiếc bánh xe lớn, cứ quay tít mãi. Thánh nhân chỉ theo với nó để xem đạo lý ra sao, chỗ này xử bằng đạo lý này chỗ kia xử bằng đạo lý kia.
QUẺ KHÔN
Khôn trên; Khôn dưới
LỜI KINH
坤元亨, 利牝馬之貞, 君子有攸往. 先迷, 後得, 主利, 西南得朋, 東北喪朋. 安貞, 吉.
Dịch âm. Khôn nguyên hanh, lợi tẫn mã chi trinh, quân tử hữu du vãng. Tiên mê, hậu đắc, chủ lợi, Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng, an trinh, cát.
Dịch nghĩa. Quẻ Khôn: Đầu cả, hanh thông, Lợi về nết trinh của ngựa cái. Quân tử có sự đi. Trước mê, sau được. Chủ về lợi. Phía Tây Nam được bạn, phía Đông Bắc mất bạn. Yên phận giữ nết trinh thì tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Khôn là quẻ đối nhau với Kiền, bốn đức tính giống nhau, mà về thể "trinh" thì khác nhau. Kiền lấy chính bền làm trinh. Khôn thì mềm thuận làm trinh. Ngựa cái là giống có đức mềm thuận mà sức đi khỏe. Cho nên dùng tượng của nó, gọi là "nết trinh của ngựa cái". Việc làm của đấng quân tử mềm thuận mà lợi và trinh, đó là hợp với đức tính của Khôn. m phải theo Dương, ắt đợi xướng rồi mới họa. m đi trước Dương, tức là mê lẫn, phải ở sau Dương mới đúng lẽ thường. Chủ về lợi, nghĩa là lợi cho muôn vật đều chủ ở Khôn. Vì cuộc sinh thành đều là công của đất cả. Đạo làm bầy tôi cũng vậy, vua sai tôi làm, vất vả về làm việc là cái chức trách của kẻ làm tôi. Tây Nam là phương m, Đông Bắc là phương Dương. m phải theo Dương, lìa bỏ bầy loại của nó mới có thể làm nên công cuộc hóa dục, mà được cái tốt trong việc yên phận giữ nết trinh. Nghĩa là đúng với lẽ thường thì yên, yên với lẽ thường thì trinh, cho nên mới tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Nét – – là vạch chẵn, số của khí m. Khôn nghĩa là thuận, tức là tính của khí m. Chữ Khôn trong lời chua tức là tên quẻ ba vạch, chữ Khôn trong Lời Kinh thì là tên quẻ sáu vạch. Sự thành hình của khí m không có gì lớn hơn đất. Quẻ này ba vạch đầu chẵn, cho nên đặt tên là Khôn để hình dung đất. Trồng lên hai lượt, lại được một quẻ Khôn nữa thì là m đến thuần túy, thuận đến cùng tột, cho nên cái tên và cái tượng của nó[99], đều không thể đổi. Ngựa cái là giống ngoan ngoãn mà đi khỏe. Dương trước, m sau, Dương chủ về nghĩa, m chủ về lợi, Tây Nam là phương m, Đông Bắc là phương Dương. "An" là việc làm của nết thuận, "trinh" là sự giữ gìn của đức mạnh. Hễ gặp quẻ này thì lời chiêm là cả hanh thông mà lợi, phải lấy nết thuận, đức mạnh làm chính, nếu có đi đâu thì trước mê, sau được mà chủ về lợi, đi sang Tây Nam thì được bạn, đi sang Đông Bắc thì mất bạn. Đại để nếu chịu yên về đường chính thì tốt.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: "Lợi về nết trinh của ngựa cái" ý nói: chỉ lợi cho sự chính đính của nết mềm thuận, không lợi cho sự chính đính của nết cương kiện. Chữ "lợi" này vốn là hư tự (tức là động từ) không có ý là bốn đức tính. Đến trong lời Thoán mới có ý đó. Có người hỏi rằng: "Tây Nam được bạn, Đông Bắc mất bạn" là nghĩa làm sao? Đáp rằng: m không thể sánh với Dương, m chỉ lý hội được một nửa, không như Dương gồm được cả m, cho nên không gì không lợi. m chỉ dùng được một nửa, cho nên được ở Tây Nam, mất ở Đông Bắc. Từ chữ "trước mê sau được" cũng vậy. Từ Vương Bật trở xuống đều không biết thế, cho nên giải nghĩa sai cả.
LỜI KINH
彖曰: 至哉坤元, 萬物資生, 乃順承天.
Dịch âm. Thoán viết: Chí tai Khôn nguyên, vạn vật tư sinh, nãi thuận thừa thiên.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Cùng tột thay cái đức đầu cả của Khôn, muôn vật nhờ nó mà sinh ra, bèn thuận theo trời.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây dùng địa đạo tỏ nghĩa của quẻ Khôn, mà đầu tiên nói về đức "nguyên". "Chí" là cùng tột, ví với chữ "đại"[100] nghĩa nó hơi hoãn hơn. "Thủy"[101] là khởi đầu của phần khí, "sinh" là khởi đầu của phần hình, "Thuận theo trời" tức là thi hành đạo của đất vậy.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Khi mà nhờ Kiền để khỏi đầu thì liền nhờ Khôn để sinh ra, hai việc đó không hề cách nhau giây lát. Lúc Kiền hanh thông, Khôn cũng hanh thông. Muôn vật nhờ Kiền để khởi đầu mà có phần khí, nhờ Khôn để sinh ra mà có phần hình. Khí tới thì sinh. Đó là Khôn nguyên.
LỜI KINH
坤厚载物, 德合無疆.
Dịch âm. Khôn hậu tải vật, đức hợp vô cương.
Dịch nghĩa. Sức dầy của Khôn, chở được các vật, đức nó hợp với đức không bờ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. Cái đạo "nhờ đó mà sinh ra" cũng có thể gọi là lớn. Nhưng Kiền đã khen là lớn rồi, cho nên Khôn phải khen là cùng tột Nghĩa chữ "chí" hoãn hơn, không thịnh bằng chữ "đại". Thánh nhân với sự phân biệt tôn ti, cẩn thận nghiêm ngặt như thế. Thuận theo trời mà thi hành, để cho thành công, đức dầy của Khôn mang chở muôn vật, có thể sánh nhau với đức "không bờ" của Kiền.
LỜI KINH
含弘光大, 品物咸亨.
Dịch âm. Hàm hoằng quang đại, phẩm vật hàm hanh.
Dịch nghĩa. Bao dung rộng rãi, sáng láng, lớn lao, các phẩm, các vật đều hanh thông.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây nói về hanh. Đức của Khôn hợp với đức không bờ của Kiền, là nói Khôn sánh với Kiền.
Lời bàn của tiên Nho. Du Quảng Bình nói rằng: "Hàm" là không gì không bao dung, "Hoằng" là không gì không có, "Quang" là không đâu không tỏ, "Đại" là không đâu không che trùm.
LỜI KINH
牦馬地類, 行地無疆, 柔順利貞, 君子攸行.
Dịch âm. Tẫn mã địa loại, hành địa vô cương, nhu thuận lợi trinh quân tử du hành.
Dịch nghĩa. Ngựa cái là loài của đất, đi đất không bờ, mềm, thuận, lợi về nết trinh, đấng quân tử thửa làm.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Dùng bốn chữ "hàm", "hoằng", "quang" "đại" để hình dung đạo Khôn, cũng như những đức cương, kiện, trung, chính, thuần, túy của Kiền vậy. Hàm là bao dung, hoằng là rộng rãi, quang là sáng láng, đại là rộng dày. Vì có bốn đức tính ấy, cho nên mới vâng theo được công việc của trời, khiến cho các phẩm, các vật đều được hanh thông thỏa thê. Dùng ngựa cái làm tượng của Khôn, vì nó mềm thuận đi khỏe, là loài của đất. "Đi đất không bờ" chỉ về đức mạnh - Kiền mạnh, Khôn thuận, Khôn cũng mạnh ư? Đáp rằng: Không mạnh thì sao sánh được với Kiền? Chưa có bao giờ Kiền đi mà Khôn đỗ. Nó động thì cứng, nhưng với đức mềm vẫn không hại gì. Mềm thuận mà lợi về nết trinh là đức của Khôn, điều mà quân tử vẫn làm. Đó là đạo của quân tử với đức Khôn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây nói về lợi trinh. Ngựa là tượng của Kiền mà lại cho là loài của đất, là vì giống cái là vật thuộc âm, mà ngựa lại là con vật đi đất. "Đi đất không bờ" thì tức là thuận mà mạnh. Mềm thuận lợi về nết trinh là đức của Khôn. "Quân tử thửa làm" nghĩa là điều mà người ta vẫn làm như đức của Khôn. Hễ mà vẫn làm như thế thì lời chiêm như đoạn dưới đây.
LỜI KINH
先迷失道, 後順得常, 西南得朋, 乃與類行, 東北喪朋, 乃中有慶.
Dịch âm. Tiên mê thất đạo, hậu thuận đắc thường, Tây Nam đắc bằng, nãi dữ loại hành, Đông Bắc táng bằng, nãi chung hữu khánh.
Dịch nghĩa. Trước mê mất đường, sau thuận được như thường, Tây Nam được bạn, bèn đi với loài, Đông Bắc mất bạn, bèn chót có phúc.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Chu Hy. Dương lớn, m nhỏ, Dương được kiêm m. m không được kiêm Dương, cho nên đức Khôn thường kém nửa Kiềm. Đông Bắc tuy mất bạn, nhưng quay về Tây Nam thì chót cùng sẽ có phúc.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Đông Bắc không phải là ngôi của m, m nhu tới đó đã mất bè bạn, tự nhiên đứng chân không được, ắt phải quay về bản vị, cho nên chót cùng có phúc. Giống cái là giống mềm thuận, cho nên trước thì mê mà mất bạn; ngựa là loài vật đi khỏe, cho nên sau thì được mà có phúc. Đem chữ "ngựa cái" tách ra thì sẽ thấy ý tứ đó. Nói "chót có phúc" thì phúc không ở bây giờ. Vì nó là vật mềm thuận, Đông Bắc không phải chỗ nó ở yên, tự nhiên phải mất bạn, cũng như con cá quen ở dòng nước chảy chậm, sống trong dòng nước chảy nhanh không được. Mất bạn ở Đông Bắc thì phải trở lại Tây Nam, ấy là sau chót có phúc.
Hỏi rằng: Có phải là người mềm thuận trung chính làm việc vượt qua thường phận không được, chỉ khi theo thường giữ phận thì lại làm được việc hay không? Đáp rằng: Là thế.
LỜI KINH
安貞之吉, 應地無疆.
Dịch âm. An trinh chi cát, ứng địa vô cương.
Dịch nghĩa. Cái tốt của kẻ yên về nết trinh, ứng nhau với đức không bờ của đất.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Công dụng của Kiền là việc của Dương, công dụng của Khôn là việc của m. Từ những hình tượng trở lên, gọi là đạo của trời đất; từ những hình tượng trở xuống, gọi là công của m, Dương. Từ chữ "tiên mê hậu đắc" trở xuống, gọi là công của m, Dương. Từ chữ "tiên mê hậu đắc" trở xuống là nói về m đạo; xướng trước thì mê mà trái đạo m, họa sau thì thuận mà đúng lẽ thường. Tây Nam là phương m, theo với loài nó cho nên được bạn; Đông Bắc là phương Dương, lìa loài của nó cho nên mất bạn. Lìa loài của nó mà lại theo Dương thì có thể làm nên cái công sinh ra các vật, cho nên chót có phúc tốt. "Đi với loài" tức là ba phần bản thể, theo với Dương là phần công dụng. Thể m mềm nóng, cho nên theo Dương thì nó có thể yên về nết trinh, được tốt lành, ứng nhau với đức không bờ của địa đạo. Nếu m mà không yên về nết trinh, há lại có thể ứng nhau với đại đạo? Trong lời Thoán này có ba chỗ nói "không bờ" nghĩa không giống nhau, "Đức hợp với sức không bờ" là nói về sự vận hành không nghỉ của trời, "ứng nhau với đức không bờ của đất" là nói về sự vô cùng của đất, "đi đất không bờ" là nói về sự đi mạnh của loài ngựa.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Yên mà lại trinh, đó là đức của đất.
LỜI KINH
象曰: 地勢坤, 君子以厚得裁物.
Dịch âm. Tượng viết: Địa thế Khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Thế đất là quẻ Khôn, đấng quân tử coi đó mà dùng đức dày chở các vật.
GIẢI NGHĨA
Truyệu của Trình Di. Đạo Khôn cũng lớn như Kiền, phi thánh nhân ai thể được nó? Đất dày mà thế của nó xuôi nghiêng, cho nên lấy cái hình tượng xuôi thuận và dày đó mà nói "thế đất là quẻ Khôn". Đấng quân tử coi cái hình tượng Khôn dày mà đem cái đức thâm hậu chứa chở các vật.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Khôn là hình tượng của đất, cũng chỉ có một mà thôi, cho nên không nói chữ "trùng" mà nói "thế của nó xuôi" thì thấy nó là cái hình cao thấp nhân nhau không bao giờ cùng, cực thuận, cực dày, không có cái gì không chở.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Thế của đất thường thường có lý xuôi thuận. Vả như một đám đất bằng trước mặt phải có những khu gò bãi đột khởi, rồi nó cũng tự xuôi dần. Đất phẳng không thấy nó dốc, nhưng nó vẫn là những lớp cao thấp liên tiếp với nhau. Vì vậy mới thấy thế đất xuôi thuận.
LỜI KINH
初六: 履霜, 堅冰至.
Dịch âm. Sơ lục, lý sương, kiên băng chí.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Đầu: Xéo sương, váng rắn tới.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. Hào m gọi là Sáu, tức là m thịnh, nếu đã đến "tám" thì Dương sinh rồi, không phải là thuần thịnh nữa. Khí m mới sinh ở dưới, hãy còn rất nhỏ, thánh nhân trong khi khí m mới sinh, vì nó sắp lớn thì làm ngay ra lời răn. Khí m mới đọng là sương, xéo chân lên sương, phải biết khí m dần dần thịnh lên, ắt sẽ đến lúc kết thành váng rắn. Cũng như tiểu nhân lúc đầu tuy là rất nhỏ, không thể để cho nó lớn, nó lớn thì sẽ đến lúc nó thịnh.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Sáu là tên của hào m. Số của khí m, Sáu là già mà Tám còn trẻ, cho nên mới gọi hào m là Sáu. Sương là khí m kết lại. m thịnh thì nước đóng cục thành váng. Hào này khí m mới sinh ở dưới, buổi đầu rất nhỏ mà thế của nó ắt có lúc thịnh, cho nên hình tượng giống như người dẫm lên sương thì biết váng rắn sắp đến, m, Dương là gốc của Tạo hóa, thứ nọ không thể không có thứ kia, mà sự tiêu đi lớn lên vẫn như thường, không phải là cái người ta có thể thêm bớt. Nhưng Dương chủ về sinh, m chủ về sát thì loại của nó cũng có ngay, gian khác nhau. Cho nên thánh nhân làm Kinh Dịch, với chỗ "thứ nọ không thể không có thứ kia" đã dùng những chữ "kiện", "thuận", "nhân", "nghĩa" để nói cho rõ, mà không thiên về bề nào, đến chỗ chúng nó tiêu đi, lớn lên, ngay, gian khác nhau thì không bao giờ mà không chú ý đến sự nâng Dương nén m. Đó là cốt để giúp sự hóa dục, xen với trời đất, ý rất sâu xa. Hào này không nói đến "chiêm", là vì cái ý "cẩn vi"[102] đã tỏ ở trong hình tượng.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Đầy trong trời đất, cái để làm ra tạo hóa, chỉ là những cuộc đầu, chót, thịnh, suy của hai khí m, Dương mà thôi. Dương sinh ở phương Bắc, lớn ở phương Đông, thịnh ở phương Nam; m đầu ở phương Nam, giữa ở phương Tây, chót ở phương Bắc, cho nên Dương thường ở tả, lấy sự sinh dục trưởng dưỡng làm việc, mà loài của nó thì là cứng, là sáng, là công, là nghĩa, và đạo quân tử cũng thuộc vào đó; m thường ở Hữu, lấy sự tàn hại, thảm sát làm việc, mà loài của nó thì là mềm, là tối, là tư, là lợi và đạo tiểu nhân cũng thuộc vào đó. Thánh nhân làm Kinh Dịch vạch quẻ, soạn lời, trong chỗ tiến, lui, tiêu, lớn, những điều khuyên bảo người ta sâu lắm.
LỜI KINH
象曰: 履霜堅冰, 險始凝也, 馴致其道, 至堅冰也.
Dịch âm. Tượng viết: Lý sương kiên băng, âm thủy ngưng dã, tuần chí kỳ đạo, chí kiên băng dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Xéo sương, váng rắn (?) là m mới đọng, dần đến thửa đạo, sẽ đến váng rắn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. Khí m mới đọng là sương, nó thịnh thì đến váng rắn, tiểu nhân tuy nhỏ, nó lớn thì sẽ dẫn dần tới thịnh, cho nên phải răn từ đầu.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Xét sách Ngụy Chí có bốn chữ 履霜堅冰 (lý sương kiên băng) chép là 初六履霜 (Sơ lục lý sương), nên nay theo vậy[103].
LỜI KINH
六二: 直, 方, 大, 不習, 無不利.
Dịch âm. Lục Nhị: Trực, phương, đại, bất tập, vô bất lợi.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Hai: Thẳng, vuông, lớn, không phải tập, không gì không lợi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Hai khí m ở dưới, cho nên là chủ quẻ Khôn. Tóm nói đạo Khôn trung chính ở dưới, đó là đạo đất. Lấy ba đức tính: thẳng, vuông và lớn, hình dung đức tính của Khôn, thế là hết cả đạo đất. Bởi thẳng, vuông, lớn cho nên không cần tập tành mà không có cái gì không lợi. Không tập, nghĩa là tự nhiên, ở đạo Khôn thì không cần làm mà đâu vào đấy, ở thánh nhân thì cứ ung dung tự do vẫn nhằm vào đạo. Thẳng, vuông, lớn cũng như Mạnh Tử bảo là "rất lớn, rất cứng và thẳng" vì ở thế Khôn, nên mới dùng "vuông" thay "cứng" giống như nết "trinh" để vào cho ngựa cái vậy. Nói về phần khí thì để sự "lớn" ở trước, vì sự "lớn" là thể của phần khí; với Khôn thì để đức "thẳng" đức "vuông" ở trước, đó là do ở sự "thẳng vuông" mà đến sự "lớn". Thẳng, vuông, lớn đủ hết đạo đất, cốt ở người ta hiểu biết mà thôi. Hai quẻ Kiền, Khôn là thể thuần túy, dùng ngôi ứng nhau. Hào Hai là chủ quẻ Khôn, cho nên không lấy hào Năm ứng nhau với nó, ấy là không để quân đạo ở vào hào Năm. Ở quẻ Kiền thì hào Năm, hào Hai ứng nhau.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Mềm thuận, chính, bền tức là đức thẳng của Khôn. Cái hình phú ra đã có nhất định, tức là đức vuông của Khôn. Đức hợp với sức không bờ, tức là đức lớn của Khôn. Hào Sáu Hai mềm thuận mà trung chính lại được đạo Khôn một cách thuần túy, cho nên đức tính của nó trong thẳng ngoài vuông mà lại thịnh lớn, không cần học tập mà không cái gì không lợi. Kẻ xem nếu có những đức như thế thì lời chiêm sẽ là như thế.
LỜI KINH
象曰: 六一之動, 直以方也, 不習, 無不利, 地道光也.
Dịch âm. Tượng viết: Lục Nhị chi động, trực dĩ phương dã; bất tập, vô bất lợi, địa đạo quang dã.
Dịch nghĩa. Sự động của hào Sáu Hai, thẳng và vuông vậy; không tập, không gì không lợi, đạo đất tỏ vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Theo trời mà động thì chỉ có thẳng và vuông mà thôi. Thẳng vuông thì là lớn rồi. Cái nghĩa thẳng vuông, sức lớn vô cùng. Đạo đất sáng tỏ, công nó cứ xuôi mà thành, há đợi phải tập sau mới lợi?
LỜI KINH
六三: 含章可貞, 或從王事, 無成有終.
Dịch âm. Lục Tam: Hàm chương khả trinh; hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: Ngậm văn vẻ, có thể chính; hoặc theo đuổi việc nhà vua, không cậy công? Thì được tốt lành về sau.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba ở trên quẻ dưới, tức là được ngôi. Đạo kẻ làm tôi, phải nên ngậm kín những cái văn vẻ tốt đẹp của mình, có điều gì hay phải trả về vua thì mới có thể như thường và được chính đính, trên không có lòng ghen ghét, dưới đúng với đạo mềm thuận. "Khả trinh" nghĩa là có thể giữ gìn bằng cách chính bền, và lại có thể bình thường lâu dài và không ăn năn xót tiếc. Hoặc có làm việc cho người trên thì không dám nhận lấy sự thành công, chỉ phụng sự để giữ lúc chót mà thôi. Giữ chức trách để cho trọn việc, đó là đạo kẻ làm tôi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Số Sáu thuộc về m, ngôi Ba thuộc về Dương, ở trong có ngậm những cái văn vẻ tốt đẹp, có thể giữ gìn bằng cách chính đính. Nhưng nó ở trên quẻ dưới, không thể náu nấp tới cùng cho nên, hoặc cũng có khi đi ra mà làm việc của người trên thì trước tuy là không thành, mà sau lại được có chót, vì nó có hình tượng ấy, cho nên mới răn kẻ xem có đức ấy thì lời chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰: 含章可貞, 以時發也. 或從王事, 知光大也.
Dịch âm. Tượng viết; Hàm chương khả trinh, dĩ thì phát dã. Hoặc tòng vương sự, tri quang đại dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Ngậm văn vẻ có thể chính để tùy theo thì mà phát động vậy. Hoặc có theo đuổi công việc nhà vua, trí khôn sáng tỏ lớn lao vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đấng Phu Tử sợ rằng người ta giữ gìn văn vẻ mà không đạt nghĩa, cho nên lại theo chỗ đó mà giảng rõ ra, ý nói: Đạo của kẻ làm bề tôi ở ngôi dưới, không nên nhận là có công có điều hay; ắt phải ngậm kín cái tốt của mình thì mới chính đính và mới có thể như thường. Nhưng gặp việc gì mà nghĩa nên làm thì phải tùy theo thì vận mà phát động, không nhận có công, thế thôi. Không để lỗi mất dịp "nên", thế là theo thì, chứ không phải là nấp náu tới cùng không làm. Nấp náu không làm không phải là kẻ tận trung. Lời Tượng chỉ nói câu trên, lời giải thì gồm luôn cả đoạn dưới. Các quẻ đều thế. Hoặc là theo đuổi công việc nhà vua mà lại có thể không nhận có công, có cuộc sau chót thì là trí khôn sáng láng lớn lao. Bởi vi trí khôn sáng láng lớn lao, nên mới có thể ngậm kín. Những kẻ tối tăm, nông nổi, có điều gì hay, chỉ sợ người ta không biết, há lại có thể ngậm được văn vẻ?
LỜI KINH
六四: 括囊, 無咎, 無譽.
Dịch âm. Lục Tứ: Quát nang, vô cữu, vô dự.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Thắt túi, không lỗi, không khen.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư ở gần ngôi Năm, mà không có nghĩa tương đắc, ấy là cái lúc trên, dưới ngăn lấp, tự xử bằng cách chính đáng cũng là cái chỗ nguy nghi. Nếu như giấu kín cái khôn của mình, như thể thắt chặt miệng túi, không cho hở ra thì có thể được không lỗi; không thế thì có hại. Đã giấu kín thì là không có tiếng khen.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Thắt túi chỉ về sự thắt chặt miệng túi mà không ra. Khen là tiếng quá sự thực, cẩn thận kín đáo như thế thì không lỗi mà cũng không có tiếng khen. Hào Sáu Tư hai lần m[104], không được chính giữa, cho nên tượng nó như thế. Nghĩa là, hoặc là việc phải cẩn mật, hoặc là thời nên ẩn trốn.
LỜI KINH
象日: 括囊无咎, 愼不害也.
Dịch âm. Tượng viết: Quát nang vô cữu, thận bất hại dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Thắt túi không có lỗi, cẩn thận thì không có hại vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Có thể cẩn thận như thế thì không có hại.
LỜI KINH
六五: 黄裳, 元吉.
Dịch âm. Lục ngũ: Hoàng thường, nguyên cát
Dịch nghĩa. Hào Sáu Năm: Quần vàng, cả tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Khôn tuy là đạo kẻ làm tôi, nhưng hào Năm thực là ngôi kẻ làm vua, nên mới răn rằng: "Quần vàng, cả tốt". Vàng là màu trung chính, quần là đồ mặc phía dưới; giữ mực trung chính mà ở dưới thì cả tốt, nghĩa là phải giữ phận vậy. Nguyên là cả mà hay, hào tượng chỉ nói giữ mực trung chính, ở ngôi dưới thì cả tốt, chứ chưa bày tỏ hết nghĩa. Quần vàng đã là cả tốt thì ở ngôi tôn, làm người trên thiên hạ, là sự rất hung, có thể do đó mà biết. Người sau chưa đạt, nghĩa ấy đã bị tối mất, không thể không nói cho rõ. Năm là ngôi tôn, ở quẻ khác hào Sáu ở ngôi Năm, hoặc là mềm thuận, hoặc và văn vẻ sáng láng, Hoặc là mờ tối yếu ớt, ở quẻ Khôn là ở ngôi tôn. m là đạo làm tôi, là đạo làm vợ, bề tôi mà ở ngôi tôn thì là Hậu Nghệ[105], Vương Mãng[106], sự đó còn có thể nói, phận vợ mà ở ngôi tôn thì là Nữ Oa[107], Vũ thị[108], đó là cái biến, không thể nói xiết, cho nên mới có lời răn "quán vàng" mà không nói hết.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Vàng là màu trung chính, quần là đồ trang sức phía dưới. Hào Sáu Năm là thể m, ở ngôi tôn, cái đức trung thuận đầy ở trong mà hiện ra ngoài, cho nên tượng nó như thế, mà chiêm của nó thì là điều lành của bậc đại thiện. Kẻ xem đức ắt như thế thì sự chiêm đoán cũng thế. Truyện Xuân thu chép: Nam Khoái sắp làm phản, bói được hào này, cho là rất tốt. Tử Phục Huệ Bá nói rằng: "Việc trung tín thì được, nếu không như thế, ắt là thất bại. Ngoài mạnh, trong ôn là trung, dùng sự "hòa" để thống suất sự "trinh" là tín; cho nên nói rằng: "quần vàng cả tốt", vàng là màu trung chính, quần là đồ trang sức phía dưới, nguyên là trùm của điều thiện. Trong không trung chính, không đúng với màu của nó; dưới không cung kính, không đúng với sự trang sức của nó; việc làm không tiện, không đúng khuôn phép của nó. Ôi Kinh Dịch không thể xem sự mạo hiểm. Ba điều đó mà có điều thiếu thì bói dù đúng, vẫn chưa thể tin". Sau Khoái quả nhiên thất bại. Coi đó đủ tỏ phép xem bói.
LỜI KINH
象曰: 黄裳元吉, 文在中也.
Dịch âm. Tượng viết: Hoàng thường nguyên cát, văn tại trung dã.
Dịch nghĩa. Quần vàng cả tốt, văn vẻ ở trong vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Văn vẻ của màu vàng trung chính ở trong là không thái quá. Bên trong chứa vẻ rất đẹp mà ở bậc dưới, cho nên mới là cả tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Tức là văn vẻ ở trong mà hiện ra ngoài,
LỜI KINH
上九: 龍戰于野, 其血玄黄.
Dịch nghĩa. Thượng Lục: Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng.
Dịch nghĩa. Rồng đánh nhau ở đồng, máu nó xanh vàng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đó là m đi theo Dương, nhưng mà thịnh quá thì phải gây ra tranh giành. Hào Sáu Đã cùng cực, lại tiến không thôi thì ắt đánh nhau, cho nên nói rằng: "đánh nhau ở đồng". Đồng nghĩa là tiến đến ngoài. Đã chọi nhau thì đều bị thương, cho nên máu nó xanh vàng.
Bản Nghĩa của Chu Hy. m đã thịnh cực, đến nỗi tranh nhau với Dương, cả hai kẻ bại đều bị thương. tượng nó như thế. Kẻ xem như thế đủ biết là hung.
Lời bàn của tiên Nho. Trên nói "váng rắn đến" là phòng cái vạ "rồng đánh nhau ở đồng", tức là lúc mới đầu. Đây nói "rồng đánh nhau ở đồng", là để tỏ rằng cái lo "váng rắn" tới lúc chót.
LỜI KINH
象曰: 龍戰于野, 其道窮也.
Dịch âm. Tượng viết: Long chiến vu dã, kỳ đạo cùng dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Rồng đánh nhau ở đồng, thửa đạo cùng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. m đã thịnh đến cùng cực thì ắt đánh nhau mà bị thương.
LỜI KINH
用六: 利永男.
Dịch âm. Dụng Lục: Lợi vĩnh trinh.
Dịch nghĩa. Hào dùng Sáu: Lợi về vĩnh viễn chính đính.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào dùng Sáu của quẻ Khôn cũng như hào dùng Chín của quẻ Kiền, tức là phép "dụng m" vậy. Đạo m mềm mà khó được bình thường. Cho nên cái phép dùng Sáu, lợi về thường thường chính bền.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Dùng Sáu nghĩa là được hào m thì đều dùng Sáu mà không dùng Tám, đó cũng là một thông lệ. Vì quẻ này là thuần m mà ở đầu, cho nên bày tỏ tại đây. Gặp quẻ này mà sáu hào đều biến thì sự chiêm đoán như lời này. Nghĩa là m mềm mà không thể giữ bền, biến đi thành Dương thì có thể vĩnh viễn chính đính, cho nên mới răn kẻ xem bằng chữ "lợi vĩnh trinh", cũng như hai chữ "lợi trinh" ở quẻ Kiền vậy. Tử quẻ Khôn mà biến đi, cho nên không đủ về nguyên hanh.
LỜI KINH
象曰: 用六永貞, 以大終也.
Dịch âm. Tượng viết: Dụng Lục vĩnh trinh, dĩ đại chung dã.
Dịch nghĩa. Dùng Sáu vĩnh viễn chính đính, vì lớn đến chót vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. m đã không đủ chính bền thì không thể lâu dài đến cùng chót, cho nên cái đạo dùng Sáu, lợi ở thịnh lớn trong lúc chót. Hễ lớn đến chót thì mới vĩnh viễn chính đính.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đầu là m sau là Dương, cho nên nói rằng "đại chung".
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Dương là lớn, m là nhỏ, như quẻ Đại Quá và quẻ Tiểu Quá... đều thế. Nói về m, Dương thì sáu hào quẻ này lúc đầu vốn là nhỏ cả, đến đây. m biến làm Dương, vì vậy bảo là "đại chung", ý nói trước nhỏ mà sau lớn vậy.
LỜI KINH
文言曰: 坤至柔而動也剛, 至靜而德方, 後得, 主利而有常, 含萬物而化光. 坤道其順乎? 承天而時行.
Dịch âm. Văn Ngôn viết: Khôn chí nhu nhi động dã cương, chí tĩnh nhi đức phương, hậu đắc, chủ lợi nhi hữu thường, hàm vạn vật nhi hóa quang. Khôn đạo kỳ thuận hồ? Thừa thiên nhi thời hành.
Dịch nghĩa. Lời Văn Ngôn nói rằng: Đạo Khôn rất mềm mà động thì cứng, rất tĩnh mà đức vuông, sau được, chủ lợi, mà có thường, ngậm muôn vật mà có sáng. Đạo Khôn là thuận chăng? Theo trời mà làm việc có thời.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đạo Khôn rất mềm mà khi nó động thì cứng, thể Khôn rất tĩnh mà đức của nó thì vuông; vì nó động thì cứng nên ứng với Kiền không sai; vì nó đức vuông, nên khi sinh vật có thường. Đạo m không xướng mà họa, cho nên ở sau mà được, mà chủ về lợi, làm nên muôn vật là sự thường cửa Khôn; ngậm chứa muôn loài, đó là công và đức hóa của nó vừa sáng vừa lớn. Dưới chữ "chủ" 主 sót chữ "lợi" 利. Đạo Khôn là thuận chăng? Theo trời mà làm việc có thời, nghĩa là vâng theo sự thi hành của trời mà không trái thời. Đó là khen ngợi sự xuôi thuận của đạo Khôn vậy[109].
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chữ "cương" và chữ "phương" thích về nết "trinh" của ngựa cái. Phương là sinh vật có thường. Trình Truyện nói rằng: Dưới chữ 主 (chủ) nên có chữ 利 (lợi). Câu "ngậm muôn vật mà hóa sáng" là lại nói rõ nghĩa của chữ "hanh"; câu "Đạo Khôn là thuận chăng? Vâng trời mà làm việc theo thời" là lại nói rõ nghĩa Của chữ "thuận thừa thiên" Từ đây trở đi, nhắc lại ý của Thoán Truyện.
LỜI KINH
積善之家必有餘慶; 積不善之家必有餘块. 臣弒其君, 子弒其父, 非一朝二夕之故, 其所由來者漸矣, 由辯之不早辯也. 易曰: 履霜, 堅冰至, 蓋言順也.
Dịch âm. Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương. Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hỹ, do biện chi bất tảo biện dã. Dịch viết: Lý sương, kiên băng chí, cái ngôn thuận (?) dã.
Dịch nghĩa. Cái nhà chứa điều thiện, ắt có phúc thừa; cái nhà chứa điều bất thiện, ắt có vạ thừa. Tôi giết vua nó, con giết cha nó, không phải là cớ một mai một hôm, cái mà nó đã bởi đó mà đến vẫn là dần dần, vì kẻ phân biệt không phân biệt sớm đó thôi. Kinh Dịch. nói rằng: "Xéo sương, váng rắn đến" đó là nói về sự thuận.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Việc trong gầm trời, chưa có cái gì không do tích lại mà nên. Những nhà mà cái tích lại là thiện thì phúc khánh kịp đến con cháu; nếu cái tích lại là bất thiện thì tai vạ trôi tới đời sau; lớn ra, cho đến cái họa thí nghịch, cũng do tích lũy mà đến, không phải một mai một hôm có thể làm nên. Kẻ sáng thì biết những sự "dần dần", không nên cho nó lớn lên; cái nhỏ chứa lại sẽ thành cái lớn, phân biệt từ khi còn sớm không để chí nó thuận tiện mà lớn, cho nên cái ác ở thiên hạ, không bởi đâu mà thành ra được. Mới biết lời răn "sương váng" là đúng. Sương mà đến váng, ác nhỏ mà đến lớn, đều là sự thế thuận tiện mà lớn vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Tiếng cổ chữ 順(thuận) chữ 慎(thận) vẫn dùng lẫn lộn. Xét ra chữ 順 (thuận) ở đây, nên đổi ra làm chữ 慎 (thận), ý nói nên phân biệt từ khi còn nhỏ.
LỜI KINH
直其正也, 方其義也. 君子敬以直内, 義以方外, 敬義立而德不孤. 直方大, 不習, 無不利, 則不疑其所行也.
Dịch âm. Trực kỳ chính dã, phương kỳ nghĩa dã. Quân tử kính dĩ trực nội, nghĩa dĩ phương ngoại, kính nghĩa lập nhi đức bất cô. Trực, phương, đại, bất tập, vô bất lợi, tắc bất nghi kỳ sở hành dã.
Dịch nghĩa. Thẳng tức là chính, vuông tức là nghĩa. Đấng quân tử dùng sự kính để làm cho thẳng bên trong, dùng điều nghĩa để làm cho vuông bên ngoài, kính nghĩa dựng thì đức không bồ côi. Thẳng, vuông, lớn, không phải tập, không gì không lợi, không ngờ cái điều mình làm vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Thẳng là nói về sự kính, vuông là nói về điều nghĩa. Đấng quân tử lấy sự kính làm chủ để làm cho thẳng bên trong, giữ điều nghĩa để làm cho vuông bên ngoài, sự kính dựng được thì bên trong thẳng, điều nghĩa hiện ra thì bên ngoài vuông; nghĩa hiện ra ngoài, không phải là nó ở ngoài. Kính nghĩa dựng thì đức thịnh rồi, không hẹn nó lớn mà nó tự lớn, đó là đức không bồ côi, dùng gì mà không chu đáo? Làm gì mà không lợi? Còn ngờ gì nữa?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là nói về sự học. "Chính" chỉ về bản thể, "nghĩa" chỉ về sự ngăn chế, mà "kính" thì tức là sự giữ gìn về bản thể vậy. Bốn chữ "Trực nội phương ngoại" Trình Truyện nói đã đủ ý. "Không bồ côi" là nói về sự lớn. Còn ngờ cho nên phải tập mà sau mới lợi, không ngờ thì cần gì phải tập!
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: "Kính để làm thẳng bên trong", ấy là công phu trì thủ. "Nghĩa để làm vuông bên ngoài" thì là công phu giảng học. Thẳng là thẳng trên thẳng dưới, trong bụng không có mảy may cong queo. Vuông tức là ý dứt khoát, vuông vắn; chỗ này, việc ấy đều phải khu xử bằng cách dứt khoát, ví như một vật bốn mặt thẳng băng có thể xắt được, không thể di dịch. Khi "tròn" thì chuyển động được; lúc chưa có việc, chỉ nhờ: "Kính để làm thẳng bên trong"; nếu có sự vật tới nơi thì phải phân biệt một cái "phải trái". Kính như cái gương nghĩa là tính "soi được". Kính để nuôi lòng, không có một mảy may ý riêng, có thể là thẳng; do đó mà phát ra, làm việc gì nhằm với lẽ phải của việc ấy, thế gọi là nghĩa.
LỜI KINH
險雖有美, 含之以從王事, 弗敢成也, 地道也, 妻道也, 臣道也. 地道無成而代有終.
Dịch âm. m tuy hữu mỹ, hàm chi dĩ tòng vương sự, phất cảm thành dã, địa đạo dã, thê đạo dã, thần đạo dã. Địa đạo vô thành nhi đại hữu chung.
Dịch nghĩa. m tuy có sự tốt đẹp, phải ngậm nó lại để đi theo việc nhà vua, không dám nhận sự thành công, đó là đạo đất, đó là đạo vợ, đó là đạo kẻ làm tôi. Đạo đất không nhận sự thành công mà thay thế cho tới có chót.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đạo kẻ làm người dưới, không nhận có công, phải ngậm kín những sự văn vẻ tốt đẹp của mình để đi theo việc nhà vua và thay thế người trên mà làm cho chót công việc, không dám nhận lấy sự thành công. Cũng như đạo đất thay trời làm trọn các vật, mà phần công vẫn chủ ở trời. Đạo vợ cũng vậy.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Trong khoảng trời đất: muôn vật sán lạn trưng bày, đều là m bám vào Dương, cái đẹp hiển hiện ra ngoài đó thôi. Hào Sáu Ba và hào Sáu Năm đều là m ở ngôi Dương, cho nên, ở hào Ba thì nói "m tuy có sự tốt đẹp" mà ở hào Năm thì nói: "cái tốt đẹp ở bên trong". Nhưng hào Ba đương tiến mà ngôi không chính giữa, cho nên, tuy có sự tốt đẹp, còn phải ngậm lại, hào Năm thì đã chính ngôi mà ở, cho nên, cái tốt đẹp ở trong phát ra thành sự nghiệp. Kẻ đi làm tôi người ta, sự nghiệp rõ rệt với đời vẫn có từng thì, không thể cậy về tài năng, mà cứ tiến tràn, để mua lấy vạ hiềm nghi ghen ghét của hào Ba và hào Năm.
LỜI KINH
天地變化, 草木蕃; 天地閉, 賢人隱. 易曰: 括嚢無咎, 無譽, 蓋言謹也.
Dịch âm. Thiên địa biến hóa, thảo mộc phồn; thiên địa bế, hiền nhân ẩn. Dịch viết: Quát nang vô cữu, vô dự, cái ngôn cẩn dã.
Dịch nghĩa. Trời đất biến hóa, cỏ cây tốt, trời đất đóng khép, người hiền ẩn. Kinh Dịch nói rằng: Thắt túi, không lỗi không khen, nghĩa là nói về sự cẩn thận vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư ở trên gần vua mà không có nghĩa tương đắc, cho nên là tượng cách tuyệt. Trời đất cảm nhau thì biến hóa, muôn vật cỏ cây đều rậm tốt; vua tôi giao tế với nhau thì là đạo hanh thông. Trời đất bế cách thì muôn vật không được thỏa thê; vua tôi tuyệt đường thì bậc hiền giả phải ẩn trốn. Hào Tư ở vào giữa lúc bế cách, thắt túi, giấu kín, tuy là không có tiếng khen, nhưng mà có thể không lỗi, ý nói nên tự giữ gìn cẩn thận vậy.
Lời bàn của tiên Nho. Lã Đông Lai nói rằng: Trời đất biến hóa cây cỏ tốt; trời đất đóng khép người hiền ẩn, người ta với trời đất cùng là một khí, thái thì hiện, bĩ thì ẩn, cũng như mùa xuân thì sinh, mùa thu thì rụng, khí tới là ứng, không hề cách nhau cái tóc, và cũng không cần nghĩ ngợi, so tính. Nếu bảo là "xét thời thế mà hành động" thì đã coi là chia làm hai việc rồi. Sở dĩ chỉ nói người hiền ẩn là vì người thường thì vẫn tự mình cách tuyệt, cho nên, với khí trời đất, không thông nhau. Khí tới mà biết, chỉ có người hiền mà thôi.
LỜI KINH
君子黄中, 通理, 正位居體. 美在其中而暢於四支, 發於事業, 美之至也.
Dịch âm. Quân từ hoàng trung, thông lý, chính vị cư thể. Mỹ tại kỳ trung nhi xướng ư tứ chi, phát ư sự nghiệp, mỹ chi chí dã.
Dịch nghĩa. Đấng quân tử vàng trong thông lẽ, chính ngôi ở thể. Cái tốt đẹp ở thửa trong mà khắp tới bốn chi, phát ra sự nghiệp, là tốt đẹp đến cùng tột vậy.
GIẢI NGHĨA
Dịch truyện. Vàng trong tức là văn vẻ ở trong. Đấng quân tử văn vẻ bên trong mà đạt về lý, ở ngôi chính mà vẫn không mất thể của kẻ dưới. Năm là ngôi tôn, ở quẻ Khôn chỉ lấy cái nghĩa trung chính mà thôi. Cái tốt đẹp chứa ở bên trong mà thông xướng ra bốn chi, phát hiện ra sự nghiệp. Đó là đức tốt đến cùng tột.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Vàng trong chỉ về cái đức trung chính ở trong, đó là thích nghĩa chữ 黄 (hoàng). Chính ngôi ở thể, nghĩa là ở ngôi tôn mà vẫn thể dưới, đó là thích chữ 裳 (thường). Câu "cái đẹp ở trong" lại thích chữ 黄 (hoàng), câu "khắp ra bốn chi" là lại thích chữ 體 (cư thể).
Lời bàn của tiên Nho. Từ Tiến Trai nói rằng: Vàng trong là đức ở trong, thông lẽ là không lẽ nào không thông, ý nói cái đức mềm thuận chứa ở bên trong đã đến cực thịnh, chính ngôi là ở nhằm ngôi chính giữa, ở thể là ở thể dưới mà không tiến, ý nói cái đức mềm thuận hình hiện ra ngoài mà đều xứng đáng. Vàng trong thông lẽ thì cái đẹp chứa ở trong phát ra bốn chi; chính ngôi ở thể thì có thể phát ra sự nghiệp.
Bốn chữ "vàng trong thông lẽ" phải nên ngẫm nghĩ. Hàm dưỡng không ngấm, thao thủ không bền, lẽ trời có một mảy chưa thuần túy, lòng dục có một mảy chưa trừ hết thì chưa được là "vàng trong". Hàm dưỡng ngấm rồi, thao thủ bền rồi, lẽ trời trọn vẹn rồi, lòng dục trừ hết rồi, nhưng nếu vần thơ chưa đạt, mạch lạc chưa suốt thì cái chứa ở bên trong tuy có vẻ đẹp về đường ôn hòa thuần hậu mà không có cái mầu nhiệm về mặt dung xướng quán thông, chưa được là thông lẽ.
LỜI KINH
陰疑於陽, 必戰, 為其嫌於無陽也, 故稱龍焉; 猶未離其類也, 故稱血焉. 夫玄黄者, 天地之雜也, 天玄而地黄.
Dịch âm. m nghi ư Dương, tất chiến, vi kỳ hiềm ư vô Dương dã, cố xưng long yên; do vị ly kỳ loại dã, cố xưng huyết yên. Phù huyền hoàng giả, thiên địa chi tạp dã, thiên huyền nhi địa hoàng.
Dịch nghĩa. m ngờ với Dương, ắt phải đánh nhau. Vì nó hiềm rằng không có Dương, cho nên gọi là rồng; vì nó còn chưa lìa loài của nó cho nên gọi là máu. Ôi xanh vàng là sự lẫn lộn của trời, đất vậy, trời xanh mà đất vàng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Dương lớn m nhỏ, m phải theo Dương. m đã thịnh cực, đều nhau cùng Dương, đó là ngờ với Dương. Không theo nhau thì phải đánh nhau. Quẻ này tuy là thuần m, e bị ngờ là không có Dương, cho nên mới gọi là rồng. Thấy nó đánh nhau với Dương, ở đồng là tiến không thôi mà tới tận ngoài; thịnh cực mà tiến không thôi thì đánh nhau rồi; tuy thịnh cực vẫn không lìa hẳn loài m mà tranh nhau với Dương, đủ biết là nó bị thương, cho nên mới gọi là máu, m đã thịnh cực, tranh nhau với Dương thì Dương không thể không bị thương, cho nên máu nó xanh vàng, xanh vàng là sắc của trời đất, tức là đều bị đau cả.
Bản Nghĩa của Chu Hy. 無 (vô) nghĩa là ngang đều với nhau, không còn lớn nhỏ khác nhau. Quẻ Khôn tuy không có Dương, nhưng Dương vẫn chưa từng không có. Máu thuộc về m, nghĩa là khí là Dương mà máu là m. Xanh vàng là sắc chính của trời đất, câu ấy ý nói m, Dương đều bị thương. Đây là nhắc lại ý của Tượng Truyện.
Lời bàn của tiên Nho. Sái Tiết Trai nói rằng: Tháng mười là tháng Khôn, tháng Khôn sáu hào đều là thể m, nhưng mà cái lẽ sinh rồi lại sinh lại vẫn không phút chốc dừng nghỉ. Một khí dương tuy là sinh ở tháng Tý[110] mà thật ra, nó đã khởi đầu từ tháng Hợi[111]. Khí Dương của tháng mười, chỉ có chưa thành ra hào mà thôi. Thánh nhân vì nó thuần m mà hoặc ngờ là không Dương, cho nên mới gọi là rồng, để tỏ lẽ đó. Người xưa gọi tháng mười là tháng Dương, chính do ở đây mà ra.
QUẺ THỦY LÔI TRUN
Khảm trên; Chấn dưới
Truyện của Trình Di. Quẻ Truân, Tự Quái nói rằng: Có trời đất, rồi sau muôn vật mới sinh. Đầy trong trời đất, chỉ có muôn vật, cho nên tiếp đến là quẻ Truân; truân là đầy, truân là muôn vật mới sinh. Muôn vật mới sinh, uất kết chưa thông, cho nên thành ra đầy tắc ở trong trời đất; đến khi nó đã vọt tốt thì ý đầy tắc mất rồi. Trời đất sinh ra muôn vật, quẻ Truân là tượng các vật mới sinh, cho nên nối sau hai quẻ Kiền, Khôn. Nói về hai tượng thì mây[112], sấm[113] nổi lên, ấy là m, Dương mới giao; nói về hai thể thì Chấn mới giao ở dưới, Khảm mới giao ở giữa, m, Dương giao nhau mới thành mây sấm. m, Dương mới giao, mây sấm ứng nhau mà chứa thành mưa, cho nên là Truân; nếu đã thành mưa thì là Giải rồi. Lại động[114] ở trong hiểm[115] cũng là nghĩa Truân, m, Dương không giao nhau là Bỉ, m, Dương mới giao nhau mà chưa xướng là Truân, về thì vận thì nó là lúc thiên hạ gian truân, chưa được hanh thái.
LỜI KINH
屯元亨利貞, 勿用有攸往, 利建侯.
Dịch âm. Truân nguyên hanh lợi trinh, vật dụng hữu du vãng, lợi kiến hầu.
Dịch nghĩa. Truân đầu cả, hanh thông, lợi tốt, chính bền, chớ dùng có thửa đi, lợi về dựng tước hầu.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Truân có cách cả hanh, mà ở vào đó thì lợi ở chính bền. Không chính bền lấy gì để qua lúc truân? Lúc truân chưa thể có thửa đi. Thiên hạ đương truân, há rằng sức một người nào có thể làm cho qua được? Ắt phải rộng nhờ về sức giúp đỡ, cho nên lợi về việc dựng nước hầu.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chấn, Khảm đều là tên quẻ ba vạch. Quẻ Chấn một hào Dương động ở dưới hai hào m, cho nên, tính nó là động, tượng nó là sấm. Quẻ Khảm, một hào Dương hãm ở giữa hai hào m, cho nên tính nó là hãm, là hiểm, tượng nó là mây, là phương Nam, là nước. Truân là tên quẻ sáu vạch, nghĩa nó là khó, tức là cái ý vật mới mọc mà chưa thông đạt, cho nên chữ 屯 (truân) do ở chữ 丱 (thảo) mà ra, giống như mầm có dùi đất mới mọc mà chưa duỗi thẳng. Quẻ này là Chấn gặp Khảm, Kiền, Khôn mới giao với nhau mà gặp chỗ hiểm hãm, cho nên tên nó là Truân, Chấn động ở dưới, Khảm hãm ở trên, còn động được chăng? Trong chỗ hiểm mà còn động được, tuy có thể hanh thông, mà ở chỗ hiểm thì nên giữ đường ngay thẳng, chưa thể vội tiến, cho nên bói được quẻ này thì lời chiêm là cả hanh và lợi về đường ngay thẳng, mà chưa nên vội có thửa đi. Lại: hào Chín Năm Dương ở dưới m mà là chủ sự làm quẻ, đó là cái nghĩa hiền nhân chịu nhường người ta mà được lòng dân có thể làm vua. Cho nên hễ bói về việc dựng vua, gặp quẻ này thì tốt.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Hỏi rằng: Quẻ Truân lợi về sự dựng nước hầu. Lời chiêm ấy với câu "lợi về sự thấy người lớn" ở quẻ Kiền có đồng lệ không? Đáp rằng: Có. Đó cũng là chỉ đại khái như thế. Nếu mà tự bói việc làm vua thì dựng tước hầu là mình, nếu bói việc lập vua thì dựng tước hầu là chỉ về vua. Chỗ đó lại xem rõ cái duyên mình gặp thế nào. Kinh Dịch không phải là thứ văn tự trói chặt. Cho nên nói rằng: "Không thể dùng làm điển yếu".
LỜI KINH
彖曰: 屯, 剛柔始交而難生. 動乎險中, 大亨貞. 雷雨之動滿盈, 天造草昧, 宜建侯而不寧.
Dịch âm. Thoán viết: Truân, cương nhu thủy giao nhi nạn sinh. Động hồ hiểm trung, đại hanh trinh. Lôi vũ chi động mãn doanh, thiên tạo thảo muội, nghi kiến hầu nhi bất ninh.
Dịch nghĩa. Quẻ Truân, cứng mềm mới giao nhau mà nạn sinh, động ở trong chỗ hiểm, cả hanh trinh, sấm mưa động đến đầy rẫy. Vận trời bối rối, mờ tối, nên dựng tước hầu, mả chớ cho là yên.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Nói về hai tượng mây sấm thì là mềm, cứng mới giao nhau. Nói về hai thể Chấn, Khảm thì là động ở trong chỗ hiểm. Cứng, mềm mới giao nhau mà chưa thông xướng thì phải gian truân, cho nên nói là "nạn sinh". Lại "động trong chỗ hiểm", cũng là nghĩa gian truân. Cái mà gọi là "cả hanh và trinh" tức là sấm mưa động đến đầy dẫy. m, Dương mới giao nhau thì còn gian truân chưa thể thông xướng, tới khi tràn hòa lan khắp thì thành sấm mưa đầy dẫy trong khoảng trời đất, sinh vật mới được thỏa thê, đó là truân có cách cả hanh. Sở dĩ có thể cả hanh là do ở trinh. Nếu không chính bền thì sao ra khỏi cảnh truân? Người ta ở vào cảnh truân có cách làm cho cả hanh cũng là do ở chính bền. Thiên tạo chỉ về thì vận, thảo là rối loạn, không có trật tự, là mờ tối không sáng, gặp thì vận đó, nên gây dựng kẻ giúp đỡ thì có thể qua được cảnh truân. Tuy dựng tước hầu để giúp cho mình, nhưng mà cũng nên siêng năng lo sợ, không dám ở yên, đó là lời răn sâu sa của thánh nhân.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Câu đầu dùng hai thể để thích nghĩa tên quẻ, mới giao là Chấn, nạn sinh là Khảm. Câu thứ hai dùng đức của hai thể để thích lời quẻ: động là việc của thể Chấn, hiểm là đất của thể Khảm. Từ đó trở xuống, thích về nguyên hanh lợi trinh, bèn dùng ý gốc của Văn Vương. Câu "sấm mưa" dùng tượng hai thể để thích lời quẻ. Sấm là tượng của Chấn, mưa là tượng của Khảm. Thiên tạo như nói thiên vận, thảo muội tức là rối loạn tối tăm. m, Dương giao nhau mà sấm mưa nổi lên, những cảnh tạp loại, tối tăm đầy dẫy trong hai khoảng (trời, đất). Thiên hạ chưa định, danh phận chưa rõ, nên lập vua để thống trị, chưa thể vội cho là lúc yên ổn. Chỗ này không dùng nghĩa của hào Chín Đầu, là vì sự dùng nghĩa có nhiều mối, đây cũng là dùng về một mối của nó.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Sấm mưa động đến đầy dẫy, cũng là cái ý uất tắc, "Vận trời rối loạn mờ tối nên dựng nước hầu mà chẳng cho là yên" là do Khổng Tử phát minh riêng ra một lẽ. Ý nói: Đương lúc rối ren đó, không thể không có ông vua, cho nên phải lập vua, rút lại vẫn không thể cho dựng ra tước hầu là xong, phải tự lấy làm không yên mới được. Bởi vì mới động mà gặp chỗ hiểm, thánh nhân thấy cỏ tượng ấy nên mới nhân đó mà đặt lời răn.
LỜI KINH
象曰: 雲雷屯, 君子以經綸.
Dịch âm. Tượng viết: Vân lôi Truân, quân tử dĩ kinh luân.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Mây sấm là quẻ Truân, đấng quân tử coi đó mà sửa sang thiên hạ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Khảm không nói là mưa mà nói là mây vì mây tức là mưa mà chưa thành; chưa từng mưa cho nên là truân. Đấng quân tử coi tượng quẻ Truân, sửa sang việc thiên hạ để qua lúc truân nan.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Quẻ Khảm không nói nước mà nói mây, là ý chưa được hanh thông. Kinh luân là công việc làm tơ, kinh là kéo, luân là gỡ. Cái đời truân nàn là lúc quân tử có thể làm việc.
Lời bàn của tiên Nho. Ngô Lâm Xuyên nói rằng: "Quân tử trị đời như làm tơ. Muốn gỡ sự rối bời, cũng như lúc truân muốn giải sự uất kết. Kinh là tóm các mục nó làm một mà sau chia ra, giống như tiếng sấm do một mà chia, luân là gỡ các mối nó làm hai mà sau hợp lại, giống như tiếng sấm tự hai mà hợp lại.
LỜI KINH
初九: 盤桓, 利居貞, 利建侯.
Dịch âm. Sơ Cửu: Bàn hoàn, lợi cư trinh, lợi kiến hầu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Quanh co, lợi về ở chính bền, lợi về dựng tước hầu.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Đầu là hào Dương, ở dưới, tức là kẻ có tài cương minh, gặp đời truân gian mà ở ngôi dưới. Chưa thể đi ngay cho qua cảnh truân, nên phải quanh co. Đương buổi đầu hồi truân, nếu không quanh co mà vội tiến lên thì phạm vào nạn, cho nên phải ở một cách chính đính mà giữ cho bền chí. Đại phàm người ta ở cảnh truân nan, ít kẻ giữ được chính đính. Nếu không giữ được chính đính vững bền thì sẽ trái nghĩa, qua sao được cảnh truân? Ở đời truân, đương bị gian nan ở dưới, nên có kẻ giúp, đó là cái đạo ở cảnh truân và qua cảnh truân, cho nên mới dùng nghĩa "dựng tước hầu"; tức là tìm người giúp đỡ vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Bàn hoàn là cái trạng thái khó tiến. Đầu hồi truân nan là hào Dương ở dưới lại ở vào một thể động, mà trên ứng nhau với hào m nhu, hãm hiểm, cho nên có tượng quanh co. Nhưng nó ở được chỗ chính, cho nên lời chiêm của nó là lợi về sự chính đính. Vả lại, nó vốn là hào làm chủ sự lập thành quẻ, là Dương, chịu ở dưới m, tức là cái tượng nhân dân theo chờ, cho nên tượng nó như thế, mà kẻ xem như thế thì lợi về sự dựng lên để làm tước hầu.
LỜI KINH
象曰: 雖盤桓, 志行正也. 以貴下賤, 大得民也.
Dịch âm. Tượng viết: Tuy bàn hoàn, chí hành chính dã. Dĩ quý há tiện, đại đắc dân dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Dẫu quanh co có chí làm sự chính đính vậy. Là kẻ sang, chịu dưới kẻ hèn, cả được dân vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Người hiền ở dưới, nếu thời chưa lợi, tuy phải quanh co chưa thể đi ngay để làm cho qua cảnh truân của đời, nhưng vẫn có chí làm qua cảnh truân, có tài làm qua cảnh truân, đó là chí ở làm sự chính đính. Hào Chín gặp lúc truân nan, là Dương mà đến ở dưới m, tức là cái tượng kẻ sang chịu dưới kẻ hèn. Đương hồi truân, kẻ m nhu không thể tự giữ cho còn, có một người có tài Dương cương, chúng phải theo về, thế mà lại biết tự xử một cách thấp kém, cho nên mới được lòng dân. Có người ngờ rằng: đương truân ở dưới, còn sang đi nữa? Ôi, là cương minh, mà chịu ở dưới kẻ m nhu; là hạng có tài làm qua cảnh truân, mà lại ở dưới một kẻ bất tài; thế là kẻ sang chịu dưới kẻ hèn. Huống chi Dương đối với m, vẫn là sang hơn kia mà!
LỜI KINH
六二: 屯如, 邅如, 乘馬班如. 匪鬼, 婚媾, 女子貞不字, 十年乃字.
Dịch âm. Lục Nhị: Truân như, chiên như, thừa mã ban như. Phỉ khẩu, hôn cấu. Nữ tử trinh bất tự, thập niên nãi tự.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Hai: Dường quanh co vậy, đường cưỡi ngựa rẽ ra vậy. Chẳng phải giặc, là dâu gia đó. Con gái trinh tiết không đặt tên chữ, mười năm mới đặt tên chữ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Là m nhu, ở đời truân nan, tuy có kẻ chính ứng ở trên (chỉ vào hào Năm) mà bị bức vì hào Đầu là hào Dương cương, nên phải quanh quanh, co co. Cưỡi ngựa tức là muốn đi, muốn theo kẻ chính đính ứng nhau với mình mà lại rẽ ra không thể tiến lên. Hào Hai gặp đời truân nan, tuy là không thể tự giúp cho mình, mà nó ở giữa, được ngôi chính, có kẻ hưởng ứng ở trên, không mất đạo nghĩa. Nhưng nó bị tức về hào Đầu, m là cái mà Dương vẫn tìm, mềm là cái mà cứng vẫn lấn, thể mềm đương lúc truân nan, vẫn khó tự giúp, lại bị Dương cương vẫn bức, nên mới là nạn, nếu không bị bức về giặc nạn thì nó sẽ đi mà tìm dâu gia, dâu gia tức là kẻ chính ứng trên kia rồi. Giặc là chỉ vào kẻ phi lý mà đến. Hào Hai giữ nết trung chính, không cẩu thả họp nhau với hào Đầu, cho nên không sinh đẻ. Nếu cứ chính bền không thay đổi, cho tới mười năm, truân nan cực điểm, phải thông đạt, sẽ được kẻ chính đính ứng với mà sinh con, nuôi con. Là hạng con gái m nhu, mà giữ được chí tiết, lâu rồi cũng được thông đạt, huống chi là hạng quân tử giữ đạo mà không cong queo. Hào Đầu là người hiền minh cương chính mà lại là giặc để bức người ta, là sao? Đáp rằng: Đây cứ theo nghĩa "hào Hai là mềm gần cứng" không kể cái đức hào Đầu ra sao. Sự dùng nghĩa của Kinh Dịch như thế.
Bản Nghĩa của Chu Hy. 班 (ban) là bộ điệụ chia rẽ không tiến 字 (tự) là hứa gả chồng. Kinh Lễ nói rằng: "Con gái hứa gả chồng thì cài trâm và đặt tên chữ". Hào Sáu Hai m nhu trung chính, có kẻ hưởng ứng ở trên, mà lại cưỡi lên hào Đầu là hào Dương cương, cho nên bị ngăn cản mà phải quanh co không tiến. Nhưng hào Đầu không phải giặc cướp, là kẻ cầu làm hôn nhân với mình, có điều mình vẫn giữ thói chính đính, không ứng với nó, mãi đến mười năm, số cùng, lý cực thì kẻ tìm càn kia phải đi, kẻ hưởng ứng chính đáng họp lại mà có thể ứng. Hào này có tượng ấy, nên mới nhân đó mà răn kẻ xem.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Họ Cảnh giải câu 女子貞不字 (nữ tử trinh bất tự) dùng điển "hứa gả chồng, cài trâm, mà đặt tên chữ" cho 貞不字 (trinh bất tự) là chưa hứa gả chồng, với nghĩa hai chữ 婚媾 (hôn cấu) thông nhau, cũng là nói rất có lý. Y Xuyên thì cho 字 (tự) là nuôi nấng.
Hỏi rằng: Trong câu "mười năm mới đặt tên chữ" chữ "mười năm" đó có phải chỉ về số cùng lý cực mà nói hay không? Đáp rằng: Trong Kinh Dịch, những chỗ dùng tượng như thế đều không thể hiểu. Như nói mười năm, ba năm, bảy ngày, tám tháng, đều có chỉ về cái gì, có điều bây giờ không thể giải bằng một cách xuyên tạc, vậy thì hãy chừa lại đó.
LỜI KINH
象曰: 六二之難, 乘剛也, 十年乃字, 反常也.
Dịch âm. Tượng viết: Lục Nhị chi nạn, thừa cương dã; thập niên nãi tự, phản thường dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cái nạn của hào Sáu Hai là vì cưỡi lên Dương cương; mười năm mới đặt tên chữ, trở lại sự thường vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu Hai ở vào thời truân mà lại cưỡi lên Dương cương, bị kẻ Dương cương lấn bức, đó là cái nạn. Đến mười năm thì nạn đã lâu, ắt phải hanh thông, mới được trở lại sự thường mà hợp với kẻ chính ứng. Mười là cùng tận của số.
LỜI KINH
六三: 即鹿無虞, 惟入于林中, 君子幾不如舍, 往吝.
Dịch âm. Lục Tam: Tức lộc vô ngu, duy nhập vu lâm trung, quân tử cơ bất như xả, vãng lận.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: Theo hươu không có ngu nhân, chỉ vào trong rừng. Đấng quân tử biết cơ, không bằng bỏ đi thì hối tiếc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sáu Ba là hào m như ở ngôi cương, cái tài mềm yếu đã không thể làm yên sự truân nan, lại ở ngôi cương mà không chính giữa thì phải động càn, nó chỉ tham về cái vẫn tìm, đã không tự giúp cho mình mà lại không có ứng viện thì sẽ đi đâu? Giống như theo hươu mà không có ngu nhân. Những người vào nơi rừng núi, phải có ngu nhân đưa đường, nếu không có kẻ đưa đường thì chỉ hãm vào rừng rậm mà thôi. Đấng quân tử nhìn thấy cơ vi của công việc, bất nhược bỏ đó đừng theo. Nếu đi thì chỉ mua lấy sự cùng khốn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào m nhu, ở dưới, không giữa, không chính, nên không có kẻ chính ứng, đi càn để mua lấy sự cùng khốn, đó là cái tượng theo hươu không có ngu nhân, hãm vào trong rừng. Đấng quân tử kiến cơ, chẳng bằng bỏ quách; nếu đi đuổi mà không bỏ, ắt bị thẹn tiếc. Răn kẻ xem phải nên như thế.
LỜI KINH
象曰: 即虎無虞, 以從禽也, 君子舍之, 往吝窮也.
Dịch âm. Tượng viết: Tức lộc vô ngu, dĩ tòng cầm dã; quân tử xả chi, vãng lận cùng dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Theo hươu không có ngu nhân, vì theo mồi vậy. Đấng quân tử bỏ đó, là vì [thế] thì hối tiếc cùng khốn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Việc không thể làm mà cứ động càn, vì theo ý muốn của mình. Không có ngu nhân mà đi theo hươu, vì tham cái mồi. Đương thời truân nan, không thể động mà cứ động, cũng như không có ngu nhân mà đi theo hươu, là vì có lòng theo mồi. Quân tử thì thấy cơ mà bỏ không theo, nếu đi ắt phải hối tiếc cùng khốn.
LỜI KINH
六四: 乘馬班如, 求婚媾, 往吉, 無不利.
Dịch âm. Lục Tứ: Thừa mã ban như, cầu hôn cấu, vãng cát, vô bất lợi.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Cưỡi ngựa dường rẽ ra vậy, tìm dâu gia, đi thì tốt, không gì không lợi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sáu Tư là hào mềm thuận, ở ngôi gần vua, ấy là tương đắc với người trên, mà tài không đủ làm qua cảnh truân, cho nên muốn tiến lại thôi, như người cưỡi ngựa rẽ ra. Mình đã không thể làm qua cảnh truân của đời, nếu tìm người để giúp cho mình có thể qua. Hào Đầu là người hiền có đức Dương cương, tức là kẻ dâu gia chính ứng với mình, nếu tìm hạng dâu gia Dương cương ấy để đi cùng giúp ông vua Dương cương trung chính mà làm cho qua cảnh truân của đời thì tốt, mà không cái gì không lợi. Ở ngôi công khanh, tài mình không đủ làm qua cảnh truân của đời, nhưng nếu biết những người hiền thân ở dưới mà dùng thì làm gì không được?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào m nhu ở vào cảnh truân nan không thể tiến lên, cho nên là tượng cưỡi ngựa rẽ ra. Nhưng có hào Đầu, giữ đường chính đính, ở dưới để ứng với mình, cho nên lời chiêm là xuống tìm dâu gia thì tốt.
LỜI KINH
象曰: 求而往, 明也.
Dịch âm. Tượng viết: Cầu nhi vãng, minh dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Tìm mà đi, sáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Biết là mình không đủ tài, tìm người hiền để giúp cho mình, rồi mau mới đi, có thể bảo là người sáng. Ở vào cái ngôi có thể làm được, mình không làm nổi, mà thôi thì là một kẻ rất tối.
LỜI KINH
九五: 屯其膏, 小貞吉, 大貞凶.
Dịch âm. Cửu Ngũ: Truân kỳ cao, tiểu trinh cát, đại trinh hung.
Dịch nghĩa. Hào Chín Năm: Gian truân thừa ơn huệ, nhỏ mà trinh thì lành, lớn mà trinh thì dữ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Năm ở ngôi tôn được chỗ chính, mà gặp thời truân, nếu có người hiền nào bậc cương minh giúp đỡ thì có thể qua được cảnh truân. Vì không có bề tôi, cho nên mới truân. Đã có sự tôn trọng của đấng nhân quân tuy ở vào đời truân nan, về danh vị vẫn không hại gì, có điều sự thi thố không được, đức trạch không lan xuống, thế là truân về ân huệ, tức là cảnh truân của đấng nhân quân. m trạch đã không lan xuống thì uy quyền không còn ở mình; uy quyền đã mất mà muốn lấy lại bằng cách gấp vội ấy là rước lấy sự không hay... cho nên, nhỏ mà trinh thì tốt. Nhỏ mà chính nghĩa là chính lại dần dần, như Bàn Canh nhà Thương, Tuyên Vương nhà Chu, sửa đức mình, dùng người hiền, khôi phục chính sự của tiên vương, chư hầu lại chầu. Nghĩa là dùng cách đưa đến từ từ, để cho họ khỏi làm điều bạo ngược.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào chín Năm tuy là Dương cương trung chính, ở ngôi tôn, nhưng đương thời truân, hãm trong chỗ hiểm, dù có hào Sáu Hai chính ứng mà có m nhu tài yếu, không đủ giúp việc; hào Chín Đầu lại được lòng dân ở dưới, chúng đều theo về, hào Chín Năm tuy có ơn trạch, không thể ban ra; đó là cái tượng truân về ơn trạch. Kẻ xem để xử việc nhỏ thì cứ giữ đường chính đính có thể được tốt; để xử việc lớn, tuy là chính đính cũng không khỏi hung.
LỜI KINH
象曰: 貞其膏, 施未光也.
Dịch âm. Tượng viết: Truân kỳ cao, thi vị quang dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Truân thửa ơn huệ, ơn đức chưa sáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ơn trạch lan xuống, cho nên đức thì chưa sáng lớn, đó là cảnh truân của đấng nhân quân.
LỜI KINH
上六: 乘馬班如, 泣血漣如.
Dịch âm. Thượng Lục: Thừa mã ban như, khấp huyết liên như.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Trên: Cưỡi ngựa dường rẽ ra vậy; khóc ra máu đầm đìa vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu là m nhu, nhằm cuối quẻ Truân, ở chỗ hiểm cực mà không có kẻ ứng viện, ở thì không yên, động thì không có chỗ đi, cưỡi ngựa muốn đi, lại phải rẽ ngang không tiến, cùng truân quá đỗi, đến nỗi khóc ra máu mắt đầm đìa, đó là truân đến cùng cực. Nếu là Dương cương mà có kẻ giúp thì khi truân đã cùng cực có thể qua được.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào m không có ứng viện, ở cuối cảnh truân, tiến nữa thì không có chỗ đi, chỉ có lo sợ mà thôi, cho nên tượng nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 泣血漣如, 何可長也.
Dịch âm. Tượng viết: Khấp huyết liên như, hà khả trường dã?
Dịch nghĩa. Lời tượng nói rằng: Khóc ra máu đầm đìa vậy, sao thể lâu được?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Truân nan cùng cực không biết làm gì, cho nên đến nỗi khóc ra máu mắt, điên bái như thế thì còn có thể dài lâu được ư ? Quẻ tức là việc, hào tức là thời của việc, chia làm ba mà lại gấp lên hai lần, đủ để bao quát các lẽ. Theo đó mà suy cho rộng ra việc của thiên hạ hết rồi.
Lời bàn của tiên Nho. Khâu Kiến An nói rằng: Quẻ Truân sáu hào; hai hào Dương bốn hào m. Hết thảy các quẻ đều dùng những hào m, Dương ít nhất làm chủ, cho nên quẻ này hai hào Dương làm chủ bốn hào m. Nhưng hào Năm ở thể Khảm, hãm mà thất thế, hào Đầu ở thể Chấn động mà được thời, cho nên hào Đầu là chủ Quẻ Truân. Hào ấy nói rằng: "Lợi về ở chính đính", "lợi về sự dựng tước hầu" thế thì quẻ ấy chủ về cái gì có thể biết rồi.
QUẺ SƠN THỦY MÔNG
Cấn trên; Khảm dưới
Truyện của Trình Di. Quẻ Mông, Tự Quái nói rằng: Truân tức là đầy, Truân là các vật mới sinh, các vật sinh ra thì phải đội lên, cho nên tiếp đến là quẻ Mông. Mông nghĩa là đội, tức là vật hãy còn non. Truân là các vật mới sinh, các vật mới sinh thì còn bé, mờ tối, chưa phát ra được, cho nên quẻ Mông mới nối tiếp Truân. Nó là quẻ Cấn trên Khảm dưới. Cấn là núi, là đỗ, Khảm là nước, là hiểm, dưới núi là chỗ hiểm; gặp chỗ hiểm thì đỗ, không biết đi đâu, đó là tượng của quẻ Mông. Nước là vật phải đi, mới ra chưa đi đâu, cho nên là mông. Tới khi nó tiến thì là nghĩa hanh.
LỜI KINH
蒙亨, 匪我求童蒙, 童蒙求我. 初筮告, 再三漬, 漬則不告. 利貞.
Dịch âm. Mông hanh, phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã. Sơ phệ cốc, tái tam độc, độc tắc bất cốc, lợi trinh.
Dịch nghĩa. Quẻ Mông hanh, chẳng phải ta tìm trẻ thơ[116], trẻ thơ tìm ta. Mới bói bảo, hai, ba lần nhàm, không bảo. Lợi về sự chính.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chữ "mông"' có lẽ khai phát, tức là nghĩa hanh. Quẻ này có tài thời trung, chính là cái đạo làm đến hanh thông. Hào Sáu Năm là chủ quẻ Mông, mà hào Chín Hai là người mở mang sự mờ tối. "Ta" là hào Hai. Hào Hai không phải là quẻ Mông, hào Năm đã nhún thuận vào hào Hai, hào Hai bèn mở mang sự mờ tối cho nó. Cho nên, mới lấy hào Hai, làm chủ mà nói: "Chẳng phải ta tìm trẻ thơ, trẻ thơ tìm ta". Hào Năm ở ngôi tôn, có đức nhu thuận, quẻ này đương ở hồi trẻ thơ, chính ứng với hào Hai, mà đức "trung" lại cũng giống nhau, có thể dùng đạo của hào Hai để mở mang sự mờ tối. Hào Hai lấy đức cương trung, ở dưới, được vua tìm theo, phải nên lấy đạo tự giữ, đợi vua chí thành cầu mình mà sau mới ứng thì có thể dùng được đạo của mình, đó là "không phải ta tìm trẻ thơ, trẻ thơ tìm ta" Bói là xem để quyết đoán. Mới bói, bảo, nghĩa là thật lòng, dốc ý để tìm mình thì mình bảo họ, đến hai, ba lần thì là nhảm nhí, cho nên không bảo. Cái đạo mở mang kẻ mờ tối, chỉ lợi về sự chính đính. Vả lại, hào Hai tuy là cương trung, nhưng ở ngôi m, cho nên, nên có răn bảo.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Cấn cũng là tên quẻ ba vạch, một hào Dương đỗ ở trên hai hào m, cho nên đức nó là đỗ, tượng nó là núi. Mông nghĩa là tối, các vật mới sinh, mờ tối chưa sáng. Quẻ này là Khảm gặp Cấn, dưới núi[117] có chỗ hiểm[118] tức là cái đất mờ tối; trong hiểm ngoài đỗ[119] tức là cái ý mờ tối, cho nên đặt tên là Mông. Từ chữ 亨 (hanh) trở xuống là lời chiêm. Hào Chín Hai là chủ quẻ trong, tính cứng, ở giữa có thể mở mang sự mờ tối cho ngườí ta, mà với hào Sáu Hai m, Dương ứng nhau, cho nên hễ gặp quẻ này thì có đạo hanh thông; "Ta" là hào Hai, "trẻ thơ" là kẻ trứng nước tối tăm, chỉ vào hào Năm. Kẻ bói là bậc sáng thì người ta nên đến tìm mình mà sự hanh thông ở người ta, kẻ bói là hạng tối thì mình nên đi tìm người, mà sự hanh thông ở mình. Người ta tìm mình thì mình nên xem lẽ nên chăng mà ứng với họ. Mình tìm người ta thì nên hết lòng trung thành chuyên nhất mà hỏi. Bậc sáng láng nuôi kẻ tối tăm và kẻ tối tăm tự nuôi lấy mình lại đều lợi về sự chính đính.
LỜI KINH
彖曰: 蒙, 山下有險, 險而止, 蒙.
Dịch âm. Thoán viết: Mông, sơn hạ hữu hiểm, hiểm nhi chỉ, Mông.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Mông, dưới núi có chỗ hiểm, hiểm mà đỗ, là Mông.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây dùng tượng quẻ, đức quẻ để thích tên quẻ có hai nghĩa.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Dưới núi có chỗ hiểm là tượng của quẻ, hiểm mà đỗ là đức của quẻ. Quẻ Mông có hai nghĩa. Hiểm mà đỗ là hiểm ở trong, đỗ ở ngoài, trong nhà đã không yên ổn, mặt ngoài lại đi không được, đó là cái tượng tối tăm.
LỜI KINH
蒙亨, 以亨行時中也. 匪我求童蒙, 童蒙求我, 志應也.
Dịch âm. Mông hanh, dĩ hanh hành thì trung dã. Phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã, chí ứng dã.
Dịch nghĩa. Quẻ Mông hanh, dùng lẽ hành mà làm cho đúng mực giữa của thời vậy. Chẳng phải ta tìm trẻ thơ, trẻ thơ tìm ra, chí ứng nhau vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Dưới núi có chỗ hiểm, trong đã hiểm không thể ở, đỗ ở ngoài lại không thể tiến, chưa biết làm gì, cho nên mới là cái nghĩa tối tăm. Quẻ Mông hanh thông, vì nó dùng lẽ hanh thông để làm cho đúng mực giữa của thời. Thời là được vua hưởng ứng, giữa là ở được chỗ giữa. Được chỗ giữa thì là phải thời. Chẳng phải ta tìm trẻ thơ, trẻ thơ tìm ta, chí ứng nhau vậy. Hào Hai là người hiền cương minh ở dưới, hào Năm là hạng trẻ thơ ở trên, không phải là hào Hai tìm hào Năm, là chí hào Năm ứng với hào Hai. Người hiền ở dưới, há lại có thể tự mình tiến lên để đi tìm vua. Nếu mà tự tìm, ắt không có lẽ mà được tin dùng. Người đời xưa sở dĩ phải đợi ông vua hết lòng kính lễ mà sau mới đi, không phải là tự tôn đại. Là vì người ta tôn đức vui đạo, không như thế thì không thể cùng nhau làm việc.
LỜI KINH
初筮, 告, 以剛中也, 再三瀆, 漬則不告, 瀆蒙也.
Dịch âm. Sơ phệ, cốc, dĩ cương trung dã; tái tam độc, độc tắc bất cốc, độc mông dã.
Dịch nghĩa. Mới bói, bảo, vì cứng giữa vậy; hai ba lần, nhàm, nhàm thì không bảo, vì làm nhàm trẻ thơ vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Mới bói, nghĩa là thành tâm chuyên nhất mà lại, cầu để quyết sự mờ tối thì nên lấy đạo cương trung mà bảo, để mở mang cho họ. Hai ba lần thì là phiền nhiễu, cái ý đến bói đã là phiền nhiễu mà không thành chuyên tâm nhất; thì là nhảm nhí khinh nhờn, không nên bảo nữa. Bảo họ, họ cũng không thể tin nhận, chỉ làm phiền nhàm, cho nên nói là nhàm trẻ thơ. Kẻ tìm, kẻ bảo đều là phiền nhàm tất cả.
Lời bàn của tiên Nho. Lã Đông Lai nói rằng: "Mới bói bảo, vì là cứng giữa. Hào Chín Hai là người mở mang trẻ thơ. Chín là cứng. Hai là giữa, cứng giữa là toàn thể của hào Chín Hai. Đương lúc kẻ học mới lại hỏi, lòng họ thành thật chuyên nhất, cho nên đem luôn toàn thể mà bảo. "Hai ba lần nhàm, nhàm thì không bảo, vì nhàm trẻ thơ", hai ba lần là nhàm, đó là trẻ thơ làm nhàm người mở mang trẻ thơ. Nay không nói "làm nhàm người mở mang trẻ thơ", mà lại nói "nhàm trẻ thơ" là sao? Bởi vì thánh nhân dạy người không mỏi há lại chán kẻ trẻ thơ làm nhàm mình? Sở dĩ hai ba lần nhàm mà không bảo, là tại chí lý không thể so sánh bàn bạc, sau một lời nói thì phải nhận hiểu tức thì; nếu chưa nhận hiểu thì ta cứ bỏ đó không bảo, kẻ kia tuy là chưa đạt mà cái lẽ trời ở trong bụng hắn vẫn còn nguyên vẹn không động. Nếu hai ba lần nhàm mà còn bảo họ thì họ sẽ phải sánh bàn, đồ đoán, lại là làm nhàm lẽ trời của họ. Vì vậy mới nói là "nhàm trẻ thơ".
LỜI KINH
蒙以養正, 聖功也.
Dịch âm. Mông dĩ dưỡng chính, thánh công dã.
Dịch nghĩa. Trẻ thơ để nuôi sự chính đính, công bậc thánh vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lời quẻ nói "lợi trinh", lời Thoán lại nhắc cho rõ nghĩa để tỏ bất chính là điều đáng răn trong ở hào Hai, thật là đạo nuôi trẻ thơ vậy. Chưa được mở mang gọi là trẻ thơ; hạng trẻ thơ hãy còn thuần nhất chưa mở mang mà nuôi lấy sự chính đính, ấy là cái công làm nên bậc thánh. Nếu đã mở mang mà sau mới cấm thì nó ngăn cách mà khó thắng được. Nuôi sự chính đính từ thuở trẻ thơ là cách rất khéo trong việc học. Trong sáu hào quẻ Mông, hai hào Dương là người trị sự mờ tối, bốn hào m là người ở cảnh mờ tối.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lời Thoán này dùng thể quẻ để thích lời quẻ. Hào chín Hai đem cái đạo có thể hanh thông, mở mang sự tối tăm cho người khác, mà lại hợp với mực "giữa" của thời (tức vào những việc nói ở đoạn dưới), đều là dùng đạo hanh thông mà làm, mà nhằm với lẽ nên phải vậy. Chí ứng nghĩa là hào Hai cứng sáng, hào Năm mềm tối, cho nên hào Hai không tìm hào Năm mà hào Năm phải tìm hào hai, cái chí của nó tự nhiên ứng nhau. Dĩ cương trung, nghĩa là đã cứng lại giữa, cho nên biết cách giảng bảo mà có chừng độ. Nhàm, nghĩa là bói đến hai ba lần thì kẻ hỏi vẫn nhàm mà kẻ bảo cũng nhàm. Trẻ thơ để nuôi sự chính đính, tức là cái công làm nên thánh nhân, câu đó là để thích nghĩa hai chữ "lợi trinh".
LỜI KINH
象曰: 出下出泉, 蒙. 君子以果行, 育德.
Dịch âm. Tượng viết: Sơn hạ xuất tuyền, Mông. Quân tử dĩ quả hạnh, dục đức.
Dịch nghĩa. Lời tượng nói rằng: Dưới núi ra suối, là quẻ Mông, đấng quân tử coi đó mà quyết việc làm, nuôi lấy đức.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Dưới núi ra suối, ra mà gặp phải chỗ hiểm, chưa đi, đó là tượng quẻ Mông, ví như người ta trẻ thơ, chưa hề đến đâu. Đấng quân tử xem tượng quẻ Mông mà quyết việc làm, nuôi lấy đức, nghĩa là coi nó chảy ra mà chưa thể thông đi, để mình quả quyết việc của mình làm; coi nó mới ra mà chưa thể ngảnh về đâu, để mình nuôi lấy cái mình sở đắc vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Suối là nước mới chảy ra, tất nhiên phải đi, mà đi dần dần.
LỜI KINH
初六: 發蒙, 利用刑人, 用說桎梏, 以往吝.
Dịch âm. Sơ Lục: Phát mông, lợi dụng hình nhân, dụng thoát chất cốc, dĩ vãng, lận.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Đầu: Mở mang trẻ thơ, lợi dùng về sự hình phạt người ta để thoát gông cùm, đi thì hối tiếc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Hào Đầu là m tối, ở dưới, ấy là kệ dân mờ tối; hào này nói là cách mở mang cho họ. Mở mang sự mờ tối cho kẻ dân thì tỏ rõ hình cấm với họ, khiến họ biết sợ, rồi sau mới theo đó mà dạy bảo họ. Từ xưa các đấng thánh vương làm việc chính trị, phải đặt ra hình phạt để làm cho dân chúng nhất tề, tỏ rõ giáo hóa để làm cho phong tục lành phải; hình phạt lập rồi, giáo hóa mới thực hiện được. Dù mà thánh nhân chỉ chuộng đức hóa không chuộng hình phạt, nhưng cũng chưa từng bỏ riêng đàng nào. Cho nên lúc mới dựng nền chính trị, phải lập phép luật trước đã, lúc mới trị kẻ tối tăm phải dọa họ bằng hình phạt, để trút những cái gông cùm về sự mờ mịt của họ (?), gông cùm tức là trói buộc, không bỏ được những gông cùm về sự mờ mịt thì thiện giáo không có đường nào mà vào. Đã dùng hình cấm dắt họ, dầu mà bụng họ chưa thể hiểu được, nhưng họ cũng phải sợ oai mà theo, không dám thả động cái lòng ham muốn mờ mịt, rồi mới có thể dần dần hiểu biết đạo phải mà đổi cái bụng thì mới có thể thay đổi thói tục. Nếu chỉ chuyên dùng hình phạt để làm việc thì kẻ tối tăm tuy là có sợ, nhưng rút lại vẫn không thể mở mang, họ chỉ cẩu thả tránh cho khỏi tội mà không còn có liêm sỉ, trị hóa không thể thành được. Cho nên hễ dùng kiểu đó mà đi thì là đáng tiếc.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Là m ở dưới, đó là tối tăm quá đỗi. Kẻ xem gặp hào đó thì nên mở mang sự tối tăm của mình. Nhưng cách mở mang sự tối tăm đó, cần phải trừng giới một cách thống thiết mà tạm bỏ đó để coi về sau, nếu cứ đi mà không chịu bỏ thì sẽ đến phải hổ thẹn hối tiếc. Đó là răn kẻ xem phải nên như thế.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: "Phát mông" nghĩa là tự mình mờ tối, được người mở mang cho, hoặc là người ta mờ tối, được mình mở mang cho. "Lợi dụng hình nhân, dụng thoát chất cốc": nói cách thô thiển như ngày nay người ta đánh tù, phải tháo gông cùm mới được, nếu cứ một mực cùm hẳn thì không thể được. Nhược bằng một mực cùm hẳn thì là "dĩ vãng lận". Đây chỉ nói về cách trị kẻ tối tăm, cần nên rộng rãi chầy chậm, phép phải như thế.
LỜI KINH
象曰: 利用刑人, 以正法也.
Dịch âm. Tượng viết: Lợi dụng hình nhân, dĩ chính pháp dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Lợi dụng hình phạt người, để chính pháp vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Lúc mới trị kẻ mờ tối, phải dựng bờ ngăn, tỏ rõ tội phạt của họ, thế là làm chính pháp luật, khiến họ cứ đó mà noi, dần dần đến phải biến hóa. Có người ngờ rằng: lúc mới mở mang kẻ mờ tối, đã vội hình phạt người ta, há chẳng là "không dạy mà giết" hay sao? Ngờ vậy là không biết rằng: trong việc lập ra pháp chế, hình phạt là để dạy bảo. Về sau những người bàn về hình phạt, đều không biết có giáo hóa ở trong.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lúc mới mở mang cho kẻ mờ tối, phải trừng giới ngay, là để làm cho pháp luật được đúng.
LỜI KINH
九二: 包蒙, 吉. 納婦吉, 子克家.
Dịch âm. Cửu Nhị: Bao Mông, cát. Nạp phụ cát. Tử khắc gia.
Dịch nghĩa. Hào Chín Hai: Bao dung trẻ thơ, tốt. Nạp vợ[120], tốt. Con trị được nhà.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Bao là bao dung. Hào Hai ở đời mờ tối có tài cương minh, cùng ông vua ở hào Sáu năm ứng nhau, cái đức trung chính, giống nhau, tức là người đảm đang nhiệm vụ của đời, ắt phải rộng lượng bao dung, thương kẻ ngu tối thì có thể mở mang sự tối tăm của thiên hạ mà làm nên việc "trị kẻ tối tăm"; đạo phải cho rộng, đức phải cho khắp, như thế thì tốt. Quẻ này có hai hào Dương, hào Chín Trên thì cứng mà thái quá, chỉ hào Chín Hai có đức cứng và trung chính, lại ứng với hào Năm, tức là kẻ được dùng với đời, mà chỉ riêng mình sáng suốt vậy. Nếu cậy sáng suốt mà chuyên tự nhiệm thì đức không rộng, cho nên dù hạng đàn bà yếu đuối tối tăm, cũng nên nghe theo điều thiện của nó thì sự sáng suốt của mình mới rộng rãi. Vả lại, vì rằng các hào đều thuộc về m, cho nên gọi là đàn bà. Thành như Nghiêu, Thuấn, thiên hạ không ai kịp, mà còn nói " rộng hỏi kẻ dân", "lấy điều thiện của người làm điều thiện của mình"' hào Hai biết bao nạp thì có thể làm nên công việc của vua, cũng như người con làm nổi công việc của nhà. Hào Năm đã là m nhu, cho nên cái công mở mang sự tối tăm, đều ở hào Hai. Nói về gia đình thì Năm là cha, Hai là con, hào Hai chủ trương được công việc của nhà, ấy là con người trị được gia đình vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Chín Hai lấy tư cách Dương cương làm chủ quẻ trong, tóm coi các hào m, tức là người gánh cái nhiệm vụ mở mang kẻ tối tăm. Nhưng hạng người mà nó phải trị thì rộng, mà tính loài người lại không nhất luật như nhau, không thể nhất khái quyết định, mà đức hào ấy lại cứng mà không thái quá, tức là cái tượng có sự bao dung. Vả lại, nó là Dương mà tiếp nhận các hào m, cho nên lại là cái tượng "nghe vợ". Hơn nữa, nó ở ngôi dưới mà có thể gánh việc trên, tức là cái tượng người con trị được gia đình. Cho nên kẻ xem, hễ có đức ấy mà gánh việc ấy thì nên như thế là tốt.
LỜI KINH
象曰: 子克家, 剛接柔也.
Dịch âm. Tượng viết: Tử khắc gia, cương tiếp nhu dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Con trị được nhà, cứng tiếp mềm vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Con mà trị nổi nhà là nhờ về sự tin dùng của cha chuyên nhất. Hào Hai chủ trương được công việc mở mang kẻ tối tăm, là nhờ về sự tin dùng của hào Năm chuyên nhất. Hai và Năm, cái tính cứng mềm tiếp nhau, cho nên đúng đạo cương trung, làm nên công việc mở mang kẻ mờ tối. Nếu tình trên, dưới mà không tiếp nhau thì hào Hai tuy là cương trung, cũng không có thể làm chủ công việc.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là chỉ về hào Hai, hào Năm ứng nhau.
LỜI KINH
六三: 勿用取女, 見金夫, 不有躬, 無攸利.
Dịch âm. Lục Tam: Vật dụng thú nữ, kiến kim phu, bất hữu cung, vô du lợi.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: Chớ dùng lấy gái, thấy chồng vàng, không có mình, không thửa lợi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào ba là m nhu ở chỗ tối tăm, tức là cái hạng gái bất trung chính mà hay động càn, chính ứng ở trên, không thể đi xa mà theo, gần thấy hào Chín Hai được các kẻ tối tăm theo về, và lại cực kỳ được thời, cho nên nó mới bỏ nơi chính ứng mà theo hào đó, đó là con gái chỉ lấy chồng vàng. Con gái theo người phải có chính lễ, vậy mà người này thấy kẻ nhiều tiền mà theo, không thể giữ được thân mình thì không đi đâu được lợi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Sáu Ba là hào m nhu, chẳng trung chẳng chính, ấy là cái tượng con gái trông thấy vàng mà không tự chủ được mình. Kẻ xem gặp hào đó thì hẳn lấy vợ, ắt được cái người như thế, không còn lợi gì. Chồng vàng, tức là đàn ông lấy vàng đút mình mà chòng ghẹo mình, như việc làm của chàng Thu Hồ nước lỗ[121].
Lời bàn của tiên Nho. Hồ Quảng nói rằng: Hai chữ "kim phu" sách Bản Nghĩa giải không bó sát với tượng của hào. Trình truyện cho "kim phu" là hào Chín Hai, nhưng hào Chín Hai là chủ việc mở mang kẻ tối tăm, nếu hào Ba mà nếu theo nó thì cũng hợp với nghĩa của câu "trẻ thơ tìm ta" ở lời Thoán, không nên cho là bất thuận. Nghĩa là, theo lệ Kinh Dịch: hào m ở thể dưới, mà có cầu cạnh với ngôi trên thì đều hung, thuyết của họ Vương gần phải.
LỜI KINH
象曰: 勿用取女, 行不順也
Dịch âm. Tượng viết: Vật dụng thú nữ, hạnh bất thuận dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Chớ dùng lấy gái, nết không thuận vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Con gái như thế, nết họ cong queo không thuận, không thể lấy được.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chữ 順 nên đổi ra làm chữ 慎 (thận là cẩn thận), chữ 順 (thuận), chữ 慎 (thận) vẫn dùng lẫn lộn. "Nết không cẩn thận" với ý kinh càng bén sát hơn.
LỜI KINH
六四: 困蒙, 吝.
Dịch âm. Lục Tứ: Khốn mông, lận.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Khốn về tăm tối, hối tiếc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư là m nhu mà tối tăm, không có bậc cương minh giúp đỡ, chẳng có lối nào mở mang sự tối tăm của mình, nên mới bị khốn về sự tối tăm, đáng hối tiếc lắm.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đã xa hào Dương, lại không có hào chính ứng, đó là cái tượng bị khốn về sự tối tăm. Kẻ xem như thế là đáng hổ thẹn hối tiếc. Biết tìm những kẻ cương minh mà gần gũi với họ thì có thể khôn.
LỜI KINH
象曰: 困蒙之吝, 獨遠實也.
Dịch âm. Tượng viết: Khốn mông chi lận, độc viễn thật dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Sự hối tiếc của kẻ khốn về tối tăm, một mình xa sự thật (?) vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trong thời tốỉ tăm, Dương cương là kẻ mở mang sự tối tăm, hào Tư là m nhu mà rất xa với Dương cương, tức là một hạng ngu tối mà không được gần người hiền, không bởi đâu mà được sáng, cho nên phải khốn về sự tối tăm. Đáng thẹn tiếc, là vì riêng nó phải xa người hiền minh. Không được gần người hiền đến nỗi phải khốn, đáng thẹn tiếc lắm. "Thật" tức là Dương minh vậy.
LỜI KINH
六五: 童蒙, 吉.
Dịch âm. Lục Ngũ: Đồng mông, cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu năm: Trẻ thơ, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Năm lấy tư cách nhu thuận mà ở ngôi vua, phía dưới ứng với hào Hai là hạng lấy đức cương minh, dùng tài cương minh, để trị sự tối tăm của thiên hạ, cho nên mới tốt. "Trẻ thơ" là lấy cái nghĩa "chưa được mở mang, còn phải nhờ người".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Cứng mềm ở giữa, nhằm ngôi tôn, phía dưới ứng nhau với hào Chín Hai, giữ đức thuần nhất chưa mở mang để nghe người ta, cho nên tượng nó là hạng trẻ thơ, mà lời chiêm như thế thì tốt.
LỜI KINH
象曰: 童蒙之吉, 順以巽也.
Dịch âm. Tượng viết: Đồng mông chi cát, thuận dĩ tốn dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: sự tốt của trẻ thơ, thuận và nhũn vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Bỏ mình theo người đó là thuận hạ chí mình mà tìm xuống dưới là nhún. Có thể như thế, tức là hơn cả thiên hạ.
LỜI KINH
上九: 擊蒙, 不利為寇, 利御寇.
Dịch âm. Thượng Cửu: Kích mông, bất lợi vi khấu, lợi ngự khấu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Đánh kẻ tối tăm, không lợi cho sự làm giặc, lợi cho sự chống giặc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ở sau quẻ Mông, là nhằm gỉữa lúc tối tăm đến cùng cực. Người ta tối tăm đến cùng cực thì dân Miêu không theo đức hóa, làm giặc làm loạn, nên đánh đẹp nó. Nhưng hào Chín ở trên, cứng quá mà không được giữa, cho nên răn rằng: "Không lợi cho sự làm giặc". Trị sự tối tăm của người ta, tức là chống giặc; tự do làm sự tham bạo thì là làm giặc.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào này là Dương cương, ở trên cùng, cho nên là tượng đánh kẻ tối tăm. Nhưng, cả thuyết thái quá, đánh trị ngặt quá thì ắt trở lại làm hại. Chỉ có ngăn sự cám dỗ bên ngoài, để làm cho cái tính chất chân thật thuần túy của nó được nguyên vẹn thì dù có quá nghiêm mật, cũng là hợp lẽ nên chăng, cho nên mới răn kẻ xem như thế. Việc gì cũng vậy, không phải một việc dạy người mà thôi.
LỜI KINH
象曰: 利用御寇, 上下順也.
Dịch âm. Tượng viết: Lợi dụng ngự khấu, thượng hạ thuận dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Lời về sự chống giặc, trên, dưới đều thuận vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lợi về sự chống giặc, là vì kẻ trên người dưới đều được sự thuận của mình, người trên không làm dữ quá, kẻ dưới đánh đuổi được sự tối tăm của nó, đó là cái nghĩa chống giặc.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chống giặc bằng sự cương minh, kẻ trên, dưới đều đúng với đạo của mình.
QUẺ THỦY THIÊN NHU
Khảm trên; Kiền dưới
Truyện của Trình Di. Quẻ Nhu, Tự Quái nói rằng: Mông tức là đội, là vật còn non, vật non thì tất phải nuôi, cho nên tiếp đến là quẻ Nhu. Nhu tức là việc ăn uống. Vật còn non nớt, phải đợi nuôi nấng mới lớn mà cái cần dùng trong sự nuôi nấng các vật thì là sự ăn uống, cho nên nói rằng quẻ Nhu là việc ăn uống. Mây[122] bay lên trời[123] có tượng hun bốc nhuần ướt, ăn uống là để nhuần ích cho các loài vật, cho nên quẻ Nhu, là việc ăn uống, sở dĩ nối dưới quẻ Mông. Đại ý quẻ này có nghĩa chờ đợi. Cái tính Kiền mạnh nhất định phải tiến, vậy mà nó lại ở dưới quẻ Khảm là tượng chỗ hiểm, chỗ hiểm làm ngăn trở nó, cho nên cần phải chờ đợi rồi sau mới tiến.
LỜI KINH
需, 有孚, 光, 亨, 貞, 吉, 利涉大川.
Dịch âm. Nhu, hữu phu, quang, hanh, trinh, cát, lợi thiệp đại xuyên.
Dịch nghĩa. Quẻ Nhu, có đức tin, sáng láng, hanh thông, chính bền, tốt. Lợi sang sông lớn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Nhu là chờ đợi. Nói về hai thể thì Kiền cứng mạnh cần tiến lên, mà gặp chỗ hiểm, chưa thể tiến được, cho nên là nghĩa chờ đợi. Nói về tài quẻ thì hào Năm ở ngôi vua, là chủ sự chờ đợi, có đức cứng mạnh, trung chính, mà sự thành tín đầy đặc bên trong, tức là bên trong đầy đặc có đức tín; có đức tín thì sáng láng mà có thể hanh thông, được trinh chính và tốt. Dùng những cái đó mà chờ đợi thì gì mà không qua: dù hiểm cũng không khó, cho nên mới lợi về việc sang sông lớn. Đại phàm trinh cát, có khi là đã chính lại tốt, có khi là có chính mới tốt, cần phải phân biệt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Nhu nghĩa là đợi. Quẻ Kiền gặp quẻ Khảm, Kiền mạnh Khảm hiểm, sức mạnh gặp chỗ hiểm mà không vội tiến cho mắc vào chỗ hiểm đó, ấy là cái nghĩa chờ đợi. Phu là đức tin ở trong. Quẻ này hào Chín Năm là thể Khảm bên trong đã đầy đặc, lại có những tính Dương cương, trung chính mà ở ngôi tôn, tức là cái tượng "có đức tin được ngôi chính". Nước Khảm ở phía trước, Kiền mạnh kề tới, ấy là cái tượng "sắp sang sông lớn mà chưa tiến lên một cách khinh thường". Cho nên, kẻ xem, nếu là có sự chờ đợi mà tự mình sẵn có đức tin thì sẽ sáng láng hanh thông; nếu lại được chính thì tốt mà lợi về việc sang sông lớn. Chính bền thì không cái gì không tốt, mà sự sang sông lại càng quý ở chờ đợi. Đó là không vì lòng muốn mau chóng mà phạm vào chỗ hiểm nạn.
LỜI KINH
彖曰: 需須也, 險在前也, 剛健而不陷, 其義不困窮矣.
Dịch âm. Thoán viết: Nhu, tu dã; hiểm tại tiền dã; cương kiện nhi bất hãm, kỳ nghĩa bất khốn cùng hỹ.
Dịch nghĩa. Lời thoán nói rằng: Nhu tức là đợi, chỗ hiểm ở trước vậy. Cứng mạnh mà không bị hãm, nghĩa là nó không khốn cùng rồi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Nghĩa của quẻ Nhu là đợi, vì có chỗ hiểm ở phía trước, chưa thể vội tiến, nên phải chờ đợi rồi sau mới đi. Là hạng cứng mạnh như Kiền mà biết chờ đợi, không dám khinh thường mà động, cho nên không bị hãm vào chỗ hiểm, cái nghĩa của nó không đến khốn cùng.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây dùng đức quẻ để thích nghĩa tên quẻ.
LỜI KINH
需有孚, 光, 貞, 吉, 位乎天位, 以正中也. 利涉大川, 往有功也.
Dịch âm. Nhu hữu phu, quang, hanh, trinh, cát, vị hồ thiên vị, dĩ chính trung dã; lợi thiệp đại xuyên, vãng hữu công dã.
Dịch nghĩa. Quẻ Nhu có đức tin, sáng láng, hanh thông, chính bền, tốt, là vì ở vào ngôi trời, để chính giữa vậy. Lợi về sự sang sông lớn, đi thì có công vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Năm cứng đặc, ở giữa, là tượng đức tin, mà lại được cái nó vẫn chờ đợi, cũng là nghĩa có đức tin. Vì là Kiền cương, rất thành, cho nên đức nó sáng tỏ mà có thể hanh thông, được trinh chính mà tốt. Sở dĩ có thể như thế, là vì nó ở ngôi trời mà được chính giữa. Đã có đức tin là lại trinh chính, tuy qua chỗ hiểm mặc lòng, hễ đi thì có công, đó là điều chí thiện trong đạo Nhu.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây dùng thể và hai tượng của quẻ để thích lời quẻ.
LỜI KINH
象曰: 雲上於天, 需. 君子以飲食宴樂.
Dịch âm. Tượng viết: Vân thướng ư thiên, Nhu, quân tử dĩ ẩm thực yến lạc.
Dịch nghĩa. Lời tượng nói rằng: mây lên trời, là quẻ Nhu, đấng quân tử coi đó mà ăn uống yên vụi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hơi mây hun nấu mà bốc lên trời, phải đợi m, Dương hòa hợp mới thành mưa; mây đương lên trời thì chưa thành mưa, cho nên là nghĩa chờ đợi. Khí của m, Dương cảm nhau mà chưa thành mưa, cũng như đấng quân tử còn nuôi tài đức chưa thi thố ra việc làm. Đấng quân tử coi tượng mây đương lên trời đợi để làm mưa, mà mang bọc đạo đức ở yên đợi thời, ăn uống để nuôi khí thể, yên vui để hòa tâm chí. Đó là "Ở cách bình dị để chờ số mệnh".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Mây lên trời, không còn làm gì nữa, chỉ đợi m, Dương hòa hợp tự nhiên sẽ mưa. Việc còn phải chờ thì cũng đừng chờ làm gì nữa, chỉ hãy ăn uống yên vui, đợi nó đến mà thôi. Nếu lại làm một sự gì thì không phải là chờ đợi nữa.
LỜI KINH
初九: 需于郊, 利用恒, 無咎.
Dịch âm. Sơ Cửu: Nhu vu giao, lợi dụng hằng, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Đợi ở đồng, lợi về dùng lẽ hằng. Không có lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Kẻ đợi vì gặp chỗ hiểm cho nên đợi rồi mới tiến, Hào Đầu rất xa chỗ hiểm, cho nên là đợi ở đồng, đồng là một nơi rộng rãi xa xôi, ở chỗ rộng rãi xa xôi, lợi ở yên giữ đạo thường thì không có lỗi. Nếu không yên giữ đạo thường mà nóng nảy hành động, phạm vào hiểm nạn, há lại cố thể đợi ở chỗ xa mà không có lỗi được sao?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đồng là chỗ đất rộng xa, tức là tượng chưa gần chỗ hiểm, mà hào Chín Đầu là hào Dương cương lại có tượng thường ở nơi chốn của nó; cho nên mới răn kẻ xem có thể như thế thì không có lỗi.
LỜI KINH
象曰: 需于郊, 不犯難行也 利用恒, 無咎, 未失常也.
Dịch âm. Tượng viết: Nhu vu giao, bất phạm nạn hành giã, lợi dụng hằng, vô cữu, vị thất thường giã.
Dịch nghĩa. Đợi ở đồng không phạm vào chỗ hiểm nạn vậy, lợi dụng đạo thường, không lỗi, vì chưa sai mất đạo thường vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ý nói kẻ ở nơi rộng xa, không dám xông pha vào chỗ hiểm nạn mà đi. Dương là vật cứng mạnh mà chỉ tiến lên, hào Đầu hết đợi ở chỗ rộng xa, không dám xông pha vào chỗ hiểm nạn mà tiến, lại nên ở yên, không sai đạo thường thì không có lỗi. Tuy là không tiến, mà kẻ tâm chí thích động thì không thể nào chịu yên đạo thường. Đấng quân tử chờ thời, phải nên yên tĩnh tự giữ, tâm chí tuy có chờ đợi, nhưng vẫn êm lặng như sẽ ở vậy đến trọn đời thì mới có thể dùng được đạo thường.
LỜI KINH
九二: 需于沙, 小有言, 終吉.
Dịch âm. Cửu Nhị: Nhu vu sa, tiểu hữu ngôn, chung cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Hai: Đợi ở bãi cát, hơi có điều tiếng, sau chót tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Khảm là nước, nước gần thì có cát Hào Hai cách chỗ hiểm đã dần dần hơi gần, cho nên là đợi ở cát. Dần dần gần với hiểm nạn tuy là chưa đến lo hãi nhưng đã hơi có điều tiếng. Những lời thuộc về hoạn nạn cũng có lớn nhỏ khác nhau, nhỏ là hơi có điều tiếng, ấy là cái hại rất nhỏ về lời nói vậy. Hào hai là tài cương minh, ở chỗ mềm yếu, giữ ngôi chính giữa, mà tự xử một cách rộng rãi, đó là kẻ khéo chờ đợi, tuy cách chỗ hiểm đã gần dần dần, mà còn chưa tới chỗ hiểm, cho nên chỉ hơi có hại về điều tiếng, mà không có hại lớn, sau rốt vẫn được lành tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Bãi cát đã gần chỗ hiểm rồi. Hại về, điều tiếng, cũng là tai hại hạng nhỏ. Vì tiến dần dần gần với quẻ Khảm, cho nên mới có tượng ấy. Cương trung mà biết chờ đợi, cho nên sau chót được tốt. Đó lả răn kẻ xem phải nên như thế.
LỜI KINH
象曰: 需于沙, 衍在中也, 雖小亨言, 以終吉也.
Dịch âm. Tượng viết: Nhu vu sa, diễn tại trung dã, tuy tiểu hữu ngôn, dĩ trung cát dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đợi ở cát là rộng rãi ở trong vậy, tuy là hơi có điều tiếng, về sau là được tốt vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Diễn là rộng rãi. Hào Hai tuy gần chỗ hiểm, mà vì rộng rãi ở giữa, cho nên, tuy là hơi có điều tiếng phạm tới, sau chót vẫn được tốt lành. Đó là khéo xử.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Diễn tức là ý rộng rãi. Lấy cách rộng rãi ở giữa, đó là không vội tiến lên.
LỜI KINH
九三: 需于泥, 至寇至.
Dịch âm. Cửu Tam: Nhu vu nê, trí khấu chí.
Dịch nghĩa. Hào Chín Ba: Đợi ở bùn, dắt gỉặc đến.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Bùn là chỗ sát với nước: Đã tiến sát đến chỗ hiểm, cho nên lại dắt giặc nạn đến nơi. Hào ba cứng mà không giữa, lại ở trên thể mạnh, có tượng tiến động, cho nên mới là dắt giặc. Nếu không kính thận thì sẽ phải lên táng bại.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Bùn là nơi sắp sửa hãm vào chỗ hiểm, giặc thì là thứ hại lớn. Hào Chín Ba cách với chỗ hiểm càng gần, mà lại quá cứng không giữa, cho nên tượng nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 需于泥, 災在外也, 自我致寇, 敬慎不敗也.
Dịch âm. Tượng viết: Nhu vu nê, tai tại ngoại dã; tự ngã trí khấu, kính thận bất bại dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đợi ở bùn, hại ở ngoài vậy; tự mình dắt giặc, kính thận thì không thất bại vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba bức sát vào chỗ hiểm nạn của thể trên, cho nên nói rằng: tại hại ở ngoài. Tai là tiếng chung về hoạn nạn, đối với chữ 眚 (sảnh) mà nói thì nó là một phần nhỏ. Hào Ba dắt giặc là tại tự mình tiến sát đến nơi, cho nên nói rằng: tự mình dắt giặc. Nếu biết kính thận, cân nhắc cơ nghi rồi sẽ tiến lên thì không thất bại. Thời của quẻ Nhu là phải chờ đợi sẽ tiến, cốt xem thời thế mà động, không phải là răn người ta không được tiến, chỉ muốn khiến cho người ta chớ để lỗi mất cơ nghi mà thôi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ngoài là quẻ ngoài, kính thận không thất bại là nói rõ sự chiêm ở ngoài lời chiêm, cái ý thánh nhân dạy bảo người ta thật là thiết tha.
LỜI KINH
六四: 需于血, 出自穴.
Dịch âm. Lục Tứ: Nhu vu huyết, xuất tự huyệt.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Đợi chưng máu, ra tự hang.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào tư là chất m nhu, ở chỗ hiểm, phía dưới lại nhằm đường tiến của ba hào Dương, ấy là bị thương về hiểm nạn, cho nên nói rằng: đợi chưng máu. Đợi ở máu là đã bị thương về hiểm nạn thì không thể yên, ắt mất chỗ ở, cho nên nói là ra tự hang.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Máu là chỗ giết hại, hang là nơi hiểm hãm. Hào Tư giao với thể Khảm, ấy là vào chỗ hiểm rồi, cho nên là tượng "đợi chưng máu". Nhưng nó mềm được chính đạo, đợi mà không tiến, cho nên lại là tượng "ra tự hang". Kẻ xem như thế thì tuy ở chỗ bị hại, sau chót cũng ra được.
LỜI KINH
象曰: 需于血, 順以聽也.
Dịch âm. Tượng viết: Nhu vu huyết, thuận dĩ thính dă.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đợi chưng máu, thuận mà nghe vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư là m nhu ở trong hiểm nạn, không thể cố ở, cho nên tự hang lui ra. Vì m nhu không tranh cạnh với đời, hễ không ở được thì lui, ấy là xuôi thuận để nghe theo thời, cho nên không đến nỗi hung.
LỜI KINH
九五: 需于酒食, 貞吉.
Dịch âm. Cửu Ngũ: Nhu vu tửu thực, trinh cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Năm: Đợi chưng rượu cơm, chính tốt.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Trinh Di. Là Dương cương, ở giữa, được chính vị ở ngôi trời, mà làm được hết đạo mình, dùng kiểu ấy mà đợi thì đợi gì mà không được? Nên chỉ yên vui cơm rượu để đợi, mà cái chờ đợi ắt là phải được. Đã trinh chính mà sự chờ đợi lại thỏa thuê, đáng gọi là tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Rượu cơm là đồ yên vui. Ý nói cứ yên mà đợi. Hào Chín Năm là bậc Dương cương trung chính, đợi ở ngôi tôn, cho nên có tượng ấy. Kẻ xem như thế mà chính bền thì được tốt lành.
LỜI KINH
象曰: 酒食貞吉, 以中正也.
Dịch âm. Tượng viết: Tửu thực trinh cát, dĩ trung chính dã.
Dịch nghĩa. Lời tượng nói rằng: Rượu cơm chính tốt, vì trung chính vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đợi ở rượu cơm mà trinh và tốt, là vì hào Năm được chỗ trung chính mà làm hết đạo của nó.
LỜI KINH
上九: 入于穴, 有不速之客, 三人來, 敬之, 終吉.
Dịch âm. Thượng Lục: Nhập vu huyệt, hữu bất tốc chi khách, tam nhân lai, kính chi, chung cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Vào chung hang, có ba người khách không mời mà đến, kính trọng họ, sau chót tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Nhu vì có chỗ hiểm ở trước, chờ thời mới tiến, hào Sáu Trên ở chót chỗ hiểm, chót thì biến rồi, ấy là chờ đã cực lâu mà được. m đỗ ở số sáu, tức là ở yên nơi chốn, cho nên là vào trong hang, hang tức là chỗ yên ở. Ở yên và đã đỗ rồi thì kẻ đi sau ắt tới. Ba người khách không mời, chỉ vào ba hào Dương ở dưới. Ba hào Dương của quẻ Kiền không phải là vật ở dưới, nó chỉ chờ thời mà tiến. Chờ đã lâu rồi, cho nên nó đều tiến lên; "không mời" tức là không giục mà nó tự đến. Hào Sáu Trên đã đợi được chỗ ở yên, khi các hào Dương tới nơi, nếu nó không nổi lòng ghen ghét cạnh tranh, mà cứ chí thành tận kính để chờ thì những hào kia tuy rất cường bạo, há lại có lẽ xâm lăng với nó? Cho nên sau chót vẫn tốt. Có người ngờ rằng: Là Hào m, ở trên ba hào Dương, sao được là yên? Đáp rằng: ba hào Dương thuộc về thể Kiền, chì nó cốt ở tiến lên, hào Sáu là ngôi m, không phải chỗ nó đáng đỗ, không có ý muốn tranh cướp, kính nó thì tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào m, ở chỗ hiểm cực, không còn chờ đợi, có tượng bị hãm mà vào hang; dưới thì ứng nhau với hào Chín Ba. Hào Chín Ba và hai hào Dương ở dưới chờ đợi đã cực mà cùng tiến lên, là tượng ba người khách không mời mà đến. Hào Sáu Trên là bậc m nhu, không thể chống nó mà biết xuôi thuận với nó, có tượng kính nó. Kẻ xem gặp chỗ hãm hiểm, nhưng với những người phi ý mà đến, cứ kính trọng mà đãi lại họ thì sau được tốt.
LỜI KINH
象曰: 不速之客來, 敬之終吉, 雖不當位, 未大失也.
Dịch âm. Tượng viết: Bất tốc chi khách lai, kính chi chung cát, tuy bất đáng vị, vị đại thất dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Khách không mời mà đến, kính họ, sau tốt, tuy không đáng ngôi, mà chưa hỏng lắm vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Không đáng ngôi chỉ về m mà ở trên. Hào này là hào Sáu ở ngôi m đó là cái tượng yên ổn. Lại nói cho hết nghĩa, tỏ rằng: m nên ở dưới mà nó ở trên là không đáng ngôi. Nhưng biết kính thật tự xử thì hào Dương không thể lấn, sau vẫn được tốt, tuy không đáng ngôi, mà chưa đến nỗi hỏng lắm.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Là m ở trên, tức là đáng ngôi. Đây nó không đáng ngôi, chưa rõ là ý làm sao.
Lời bàn của tiên Nho. Có người hỏi: Không đáng ngôi là thế nào? Chu Hy đáp rằng: "Đại phàm hai hào Đầu và Trên đều không có ngôi, hào Hai là ngôi kẻ sĩ, hào Ba là ngôi khanh đại phu, hào Tư là ngôi đại thần, hào Năm là ngôi vua. Hào Sáu Trên không đáng ngôi như phụ lão không coi gia chính mà lui về chỗ nhàn rỗi, nhà chùa có chốn tây đường, v.v. "
QUẺ THIÊN THỦY TỤNG
Kiền trên; Khảm dưới
Truyện của Trình Di. Quẻ Tụng, Tự Quái nói rằng: Ăn uống thì phải kiện tụng, cho nên tiếp đến là quẻ Tụng[124]. Cái mà người ta cần dùng là sự ăn uống, đã phải chờ đợi thì sự tranh kiện ở đó mà ra. Vì vậy Quẻ Tụng mới nối Quẻ Nhu. Nó là quẻ Kiền trên, Khảm dưới. Nói về hai tượng thì khí Dương của trời đi lên, tính nước đi xuống, sự đi của nó trái nhau, cho nên thành kiện. Nói về hai thể thì trên cứng, dưới hiểm, cứng với hiểm gặp nhau, khỏi kiện sao được? Lại nữa, người ta bên trong hiểm trở mà bên ngoài cương cường, vì vậy sinh ra tranh kiện.
LỜI KINH
訟有孚室惕, 中吉, 終凶, 利見大人, 不利涉大川.
Dịch âm. Tụng, hữu phu chất dịch, trung cát, chung hung, lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.
Dịch nghĩa. Kiện, có thật, bị lấp, phải sợ, vừa phải, tốt, theo đuổi đến chót, xấu; lợi về sự thấy người lớn, không lợi về sự sang sông lớn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Phép kiện phải có sự thật, ở trong không có sự thật thì là kiểu của quẻ Vô Vọng, ấy là đạo hung. Quẻ này giữa đặc[125] tức là tượng có sự thật. Kẻ kiện tranh biện với người này mà đợi người khác quyết đoán cho mình, dù có sự thật cũng nên lấp đi, nếu không lấp thì đã rõ rồi, không có kiện nữa. Việc đã chưa phân biệt thì lành dữ chưa thể chắc, cho nên có sự sợ hãi. Trung cát nghĩa là vừa phải thì tốt, chung hung nghĩa là theo đuổi công việc tới cùng thì xấu. Kẻ kiện cần phân biệt cong ngay, cho nên lợi về sự thấy người lớn, vì rằng người lớn dùng đức cương minh trung chính quyết đoán việc kiện của họ. Kiện không phải là việc hòa bình, nên chọn chỗ yên ổn mà ở, không nên hãm vào chốn nguy hiểm, cho nên không lợi về sự sang sông lớn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Tụng là tranh biện, trên Kiền, dưới Khảm. Kiền cứng, Khảm hiểm, người trên dùng sự cứng để chế kẻ dưới, kẻ dưới dùng sự hiểm để nhòm người trên, lại là mình hiểm mà nó mạnh, đều là đạo kiện. Quẻ này hào Chín Hai giữa đặc mà không có kẻ ứng cùng, lại là thêm lo. Vả lại, theo quái biến, nó tự quẻ Độn mà lại, tức là kẻ cứng đến ở hào Hai mà nhằm vào giữa thể dưới, có tượng có sự thật bị lấp, biết sợ mà hợp vớỉ lẽ vừa phải; hào Chín Trên quá cứng ở cuối sự kiện, có tượng theo đuổi việc kiện đến cùng; hào Chín Năm cứng mạnh, trung chính ở ngôi tôn, có tượng người lớn, lấy tư cách Dương cương cưỡi lên chỗ hiểm, ấy là sự dầy đặc xéo vào chỗ hãm, có tượng không lợi về sự sang sông lớn, cho nên mới răn kẻ xem ắt có sự tranh biện, và tùy theo chỗ ở của họ mà thành ra lành hay dữ.
LỜI KINH
彖曰: 訟, 上剛下險, 險而健, 訟.
Dịch âm. Thoán viết: Tụng, thượng cương hạ hiểm, hiểm nhi kiện, Tụng.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Tụng, trên cứng dưới hiểm, hiểm mà mạnh, là quẻ Tụng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tụng là quẻ trên cứng dưới hiểm, hiểm mà lại mạnh, lại là hiểm với mạnh tiếp nhau, trong hiểm ngoài mạnh, đều là cái cớ sinh kiện. Nếu như mạnh mà không hiểm thì không sinh ra kiện; hỉểm mà không mạnh, cũng không thể kiện; vì hiểm mà lại mạnh, nên mới thành kiện.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây dùng đức quẻ để thích nghĩa tên quẻ.
LỜI KINH
訟有孚, 室惕, 中吉, 剛來而得中也, 終凶, 訟不可成也. 利見大人, 尚中正也, 不利涉大川, 入于淵也.
Dịch âm. Tụng hữu phu, chất dịch, trung cát, cương lai nhi đắc trung dã, chung hung, tụng bất khả thành dã. Lợi kiến đại nhân, thượng trung chính dã, bất lợi thiệp đại xuyên, nhập vu uyên dã.
Dịch nghĩa. Kiện có sự thật, bị lấp, phải sợ, vừa phải tốt, cứng lại mà được vừa phải vậy; theo đuổi đến chót thì xấu, việc kiện không thể thành vậy. Lợi về sự thấy người lớn, chuộng sự trung chính vậy; không lợi về sự sang sông lớn, vào chưng vực vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lại cứ tài quẻ mà nói, hào Chín Hai lấy tư cách Dương cương ở ngoài đến thì nó là chủ việc kiện. Lấy đức Dương cương ở giữa, tức là cái tượng giữa đặc, cho nên là có sự thật. Trong thời kiện, dù có đức tin cũng phải ngăn trở, bị tắc lấp mà có sợ hãi, nếu không bị lấp thì không thành kiện. Lại, ở chỗ hãm hiểm, cũng là cái nghĩa tắc lấp sợ hãi. Hào Hai lấy đức Dương cương ở ngoài đến mà được vừa phải, nghĩa là lấy đức Dương cương đến kiện mà không làm quá. Kiện không phải việc hay, nó là việc bất đắc dĩ, đâu lại có thể làm đến cùng chót? Nếu có ý làm đến cùng chót thì là hung. Vì vậy mới nói là "không thể thành", "thành" là làm cho việc đến cùng tận. Kẻ kiện chỉ cần phân biệt được sự phải trái, phân biệt được đúng tức là trung chính, cho nên mới lợi về sự thấy người lớn, vì cái mà người, đi kiện vẫn chuộng, là sự trung chính...Người lớn trung chính tức là hào Chín Năm, Kiện nhau với người, ắt phải để mình vào chỗ bình yên, nếu xéo vào chỗ nguy hiểm thì là tự hãm thân mình, đó là vào vực. Trong quẻ này có tượng trung chính hãm hiểm.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là sự biến đổi của quẻ và thể quẻ, tượng quẻ để thích lời quẻ.
LỜI KINH
象曰: 天與水違行, 訟, 君子以作事謀始.
Dịch âm. Tượng viết: Thiên dữ thủy vi hành, Tụng. Quân tử dĩ tác sự mưu thủy.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Trời với nước đi trái nhau, là quẻ Tụng. Đấng quân tử coi đó mà dấy việc mưu tính lúc đầu.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Trinh Di. Trời trên, nước dưới, hai thể trái nhau mà đi, đó là cớ sinh ra kiện. Nếu như trên, dưới thuận nhau thì kiện còn bởi đâu mà sinh ra được? Đấng quân tử coi cái tượng đó biết rằng tình người phải có tranh kiện, cho nên hễ làm việc gì ắt phải mưu tính từ đầu, cho dứt mối kiện từ khi việc mới bắt đầu thì kiện không bởi đâu mà sinh ra nữa. Nghĩa chữ "mưu thủy" rộng lắm, như là những việc cẩn thận giao kết, ghi rõ khế khoán, v.v.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Trời trên nước dưới, thường đi trái nhau. Dấy việc, mưu tính từ đầu, mối kiện phải tuyệt.
LỜI KINH
初六: 不永所事, 小有言, 終吉.
Dịch âm. Sơ Lục: Bất vĩnh sở sự, tiểu hữu ngôn, chung cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Đầu: Chẳng lâu dài về việc của mình, hơi có điều tiếng, sau tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu là kẻ lấy tư cách nhu nhược, ở dưới, không thể làm cho cùng cực việc kiện của mình, cho nên từ đầu quẻ Tụng, nhân tài hào Sáu mà răn trước rằng: Nếu không theo đuổi lâu dài về việc của mình thì tuy hơi có điều tiếng, về sau cũng được tốt lành. Vì rằng kiện tụng không phải là việc có thể lâu dài, lấy tài m nhu mà kiện ở dưới thì khó được tốt, bởi tại trên có ứng viện, lại biết không cố theo đuổi lâu dài về việc của mình, cho nên tuy là hơi có điều tiếng, sau cũng được tốt. Có điều tiếng là tai hại nhỏ, không lâu dài về việc mà không đến nỗi phải hung, đó là sự tốt trong việc kiện.
Bản Nghĩa của Chu Hy. m nhu ở dưới, không thể làm trọn việc kiện, cho nên lời chiêm và tượng của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 不永所事, 訟不可長也. 雖小有言, 其辨明也.
Dịch âm. Tượng viết: Bất vĩnh sở sự, tụng bất khả trường dã. Tuy tiểu hữu ngôn, kỳ biện minh dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Chẳng lâu dài về việc của mình, việc kiện không thể kéo dài vậy. Dẫu là hơi có điều tiếng, sự phân biệt không được rõ ràng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Là kẻ nhu nhược mà kiện ở dưới, nghĩa nó không thể lâu dài. Nếu làm lâu dài việc kiện thì cũng không thắng mà vạ tới mình. Nhu nhược ở dưới, tài không thể kiện, dẫu không kéo dài công việc của mình, nhưng đã kiện rồi, ắt có hại nhỏ, cho nên hơi có điều tiếng. Song đã không kéo dài công việc của mình mà ở bên trên lại có Dương cương chính ứng, biện lý công minh, cho nên về sau được tốt. Nếu không thế thì sao khỏi vạ?
LỜI KINH
九二: 不克訟, 歸而逋, 其邑人三百戶, 無眚.
Dịch âm. Cửu Nhị: Bất khắc tụng, qui nhi bô, kỳ ấp nhân tam bách hộ, vô sảnh.
Dịch nghĩa. Hào Chín Hai: Không được kiện, về mà trốn người làng mình ba trăm hộ, không có tội lỗi.
GIẢI NGHĨA
Hào Hai, hào Năm là chỗ ứng nhau, mà hai tính cứng không thể cùng nhau. Hào Chín Hai từ ngoài lại, lấy đức cứng ở chỗ hiểm, làm chủ việc kiện mà cùng hào Năm chọi nhau. Hào Năm là bậc trung chính; ở ngôi vua, hào Hai chọi lại sao được? Đó là kiện nhau mà nghĩa không được. Nếu biết là nghĩa không nên, lui về mà trốn để tránh cho qua, dùng sự kiện ước tự xử thì được khỏi tội. Phải trốn, là cốt tránh chỗ làm kẻ đối địch. Ba trăm hộ tức là cái ấp rất nhỏ. Nếu mà ở chỗ mạnh lớn, tức là hãy còn ganh đua, sao được khỏi tội?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Chín Hai là hạng Dương cương làm chủ sự hiểm, và vốn muốn kiện. Nhưng tính cương, ở ngôi nhu, được chỗ chính giữa ở quẻ dưới mà trên thì ứng với hào Chín Năm là bậc Dương cương ở ngôi tôn thế không thể địch, cho nên Tượng và lời chiêm của nó như thế. Người ấp ba trăm hộ, tức là ấp nhỏ, ý nói tự xử một cách thấp hẹp, cho khỏi tai hoạn. Kẻ xem nếu thế thì không có tội.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: "Không được kiện, về mà trốn, người ấp ba trăm hộ, không có tội", cớ gì không nói hai trăm hộ? Là vì nó có định số. Ngày nay, những người giải nghĩa lại muốn gò gập, cho nên chỉ có thể nói là ấp nhỏ?
LỜI KINH
象曰: 不克訟, 歸逋也. 自下訟上, 患至, 掇也.
Dịch âm. Tượng viết: Bất khắc tụng qui bô dã. Tự hạ tụng thượng, hoạn chí, suyết dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Không được kiện, về trốn, là đi lánh vậy. Tự dưới kiện lên, hoạn nạn tới, nhặt lấy vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Nghĩa đã không thể địch nhau cho nên không thể được kiện, về mà trốn, ấy là lánh bỏ nơi chốn của mình. Ở dưới mà kỉện người trên, nghĩa trái thế kém, vạ hoạn kéo đến cũng như nhặt lấy. Ý nói tự mình tự rước lấy vạ lo vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Suyết là tự mình vơ lấy.
LỜI KINH
六三: 食舊德, 貞属, 終吉, 或從王事, 無成.
Dịch âm. Lục Tam: Thực cựu đức, trinh lệ, chung cát, hoặc tòng vương sự, vô thành.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: Ăn về đức cũ, chính bền, lo sợ sau tốt, hoặc theo việc vua, không thành.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba tuy ở ngôi cương mà ứng với hào Trên, nhưng chất nó vốn là m nhu, lại ở chỗ hiểm, xen vào khoảng giữa hai hào cương, lo sợ không phải là vì việc kiện. Ăn đức cũ nghĩa là xử theo cái phận sẵn có của mình, trinh là kiên cố tự giữ, lo sợ sau tốt nghĩa là tuy ở vào chỗ hiểm nghèo mà biết lo lắng thì sau chót ấy ắt được tốt lành. Theo việc vua là mềm theo cứng, dưới theo trên. Hào Ba không vì việc kiện mà theo việc làm của hào Chín Trên, cho nên nói rằng "hoặc theo việc vua, không thành" nghĩa là mình theo người trên thì sự thành công không phải ở mình. Kiện là việc cứng mạnh, cho nên hào Đầu thì không kéo dài, hào Ba thì theo hào Trên, đều không phải hạng không biết kiện, hai hào đó đều vì m nhu không chót việc kiện mà được tốt, hào Tư cũng vì không được kiện mà đổi, được tốt, đó là việc kiện lấy sự biết thôi làm hay.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chữ 食 (thực) này cũng như chữ 食 (thực) trong tiếng 食色 (thực ấp: làng ăn lộc), chỉ nói về cái được hưởng. Hào Sáu Ba là hạng m nhu, không phải kẻ biết kiện, cho nên cứ giữ nếp cũ, ở chỗ ngay thẳng thì dù có nguy mà sau vẫn tốt. Nhưng nếu hoặc ra mà làm việc vua thì cũng không thể thành công. Kẻ xem nên cứ thủ thường không ra là phải.
LỜI KINH
象曰: 食舊德, 從上, 吉也.
Dịch âm. Tượng viết: Thực cựu đức, tòng thượng cát dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Ăn đức cũ, về theo người trên thì tốt vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Giữ phận sẵn có của mình, tùy theo việc làm của người trên, mà không phải ở mình mà ra, cho nên dù là không thành mà sau vẫn được tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Tòng thượng cát nghĩa là theo người trên thì tốt, tỏ rằng việc gì tự chủ thì không thành công.
LỜI KINH
九四: 不克訟, 復即命, 渝安貞吉.
Dịch âm. Cửu Tứ: Bất khắc tụng, phục tức mệnh, thâu an trinh cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Tư: Không thể kiện, lại theo mệnh, đổi ra yên bề chính bền, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư là Dương cương, ở thể mạnh, không được trung chính, vốn là kẻ đi kiện. Nhưng nó vâng theo hào Năm, xéo lên hào Ba, mà ứng với hào Đầu, hào Năm là vua, nghĩa là không thể kiện: hào Ba ở dưới mà tính lại mềm, không kiện với nó; hào Đầu chính ứng với nó mà chỉ thuận theo, không phải là kẻ dự việc kiện; hào Tư tuy là cứng mạnh muốn kiện, mà không có kẻ đối địch, việc kiện của nó không bởi đâu mà dấy lên được, cho nên nó không thể kiện. Lại, hào này ở ngôi mềm để ứng với hào mềm, cũng là cái nghĩa "biết thôi". Đã là nghĩa không thể kiện, nếu biết nén lòng cương phẫn muốn kiện, lại theo số mệnh mà thay lòng, dẹp khí, đổi ra yên bề chính bền thì tốt. Mệnh tức là chính lý, làm trái chính lý gọi là "chống mệnh", cho nên cho sự theo mệnh là "lại"... Ôi, cứng mạnh mà không trung chính thì hay nóng nảy hành động, cho nên không thể ở yên; không trung chính cho nên không trinh không yên. Vì vậy mới thích kiện cáo. Nếu như nghĩa không thể kiện mà không kiện, lại theo chính lý, đổi sự không an trinh ra làm an trinh thì tốt.
Truyện của Trình Di. "Tức" nghĩa là tới, "mệnh" tức là chính lý, "thâu" nghĩa là đổi. Hào Chín Tư cứng mạnh mà không trung chính, cho nên có tượng kiện cáo. Vì nó ở vào ngôi nhu, cho nên lại là cái tượng vì "không thể kiện mà theo chính lý thay đổi lòng bụng, ở yên chính đạo". Kẻ xem như thế thì tốt.
Lời bàn của tiên Nho. Lã Đông Lai nói rằng: Hào này là số Chín, ở ngôi Tư, ấy là hạng cương cường ở chỗ không được trung chính, vốn là kẻ thích kiện. Nhưng cái mà nó phải theo là hào Năm, hào Năm rất tôn, nó không dám kiện; cái mà nó xéo lên là hào Ba, hào Ba rất mềm không đến nỗi sinh kiện, cái mà nó ứng với là hào Đầu, hào Đầu đã ứng với nó, không phải kẻ kiện nhau với nó; tả trước hữu sau, đều không thể kiện, dù nó có lòng thích kiện, cũng không được sính chút nào thì cái bụng nó ắt phải trở lại mà về đường thiện. Vì vậy mới nói là "lại theo mệnh", mệnh tức chính lý. Cái lòng thích kiện, đã không thi thố ra được thì lại theo về chính lý mà đổi ra thiện.
Hồng Quát Sương nói rằng: Hào Hai với hào Năm kiện nhau, hào Tư với hào Đầu kiện nhau, sự địch nhau của các hào đó mạnh yếu khác nhau, mà đều nói là không thể kiện, là vì: hào Hai là dưới kiện trên, sự không thể đó là thế như thế; hào Tư là trên kiện dưới, sự không thể này là lý như thế. Hào Hai thấy thế không thể địch, nên phải lui về mà trốn; hào Tư biết lý không thể đổi, cho nên lại phải theo mệnh. Bởi tại hào Hai hào Tư là kẻ cứng, ở ngôi mềm, nên mới có thể như thế.
LỜI KINH
象曰: 復即命, 渝安貞, 不失也.
Dịch âm. Tượng viết: Phục tức mệnh, thâu an trinh, bất thất dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Lại theo mệnh, đổi ra an bề chính bền, không lỗi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Có thể như thế, là không có lỗi, vì vậy mới tốt.
LỜI KINH
九五: 訟元吉.
Dịch âm. Cửu Ngũ, Tụng nguyên cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Năm: Kiện cả tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào này là kẻ lấy đức trung chính ở ngôi tôn mà trị việc kiện. Trị việc kiện được trung chính, cho nên cả tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là kẻ có đức Dương cương trung chính để ở ngôi tôn, nghe việc kiện mà được công bình. Kẻ xem gặp hào này, kiện mà có lý, chắc tỏ được sự oan khuất.
LỜI KINH
象曰: 訟元吉, 以中正也.
Dịch âm. Tượng viết: Tụng nguyên cát, dĩ trung chính dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Kiện cả tốt, vì trung chính vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cái đạo trung chính, thi thố vào việc gì mà không cả tốt!
Bản Nghĩa của Chu Hy. Trung thì nghe không lệch, chính thì đoán hợp lẽ.
LỜI KINH
上九: 或錫之搫帶, 終朝三褫之.
Dịch âm. Thượng Cửu: Hoặc tích chi bàn đái, chung triêu tam trĩ chi.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: hoặc cho chiếc dải lưng da, trọn buổi sáng, ba lần lột lại.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín ở trên, tức là một kẻ cứng mạnh tột bậc, và lại là kẻ trong việc kiện làm cho cùng cực việc kiện. Người mà dòng nết cương cường, làm cho cùng việc kiện thì sự rước vạ mất đồ, vẫn là lẽ đương nhiên. Nếu hoặc có kẻ khiến xui, khéo kiện có thể được kiện, cùng cực không thôi, rồi đến được thưởng thứ đồ phục mệnh[126] thì cũng là của vì sự thù nhau tranh nhau với người ta mà được, có thể giữ được yên lành chăng? Cho nên, trọn một buổi sớm mà đến ba lần bị lột.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Dải lưng da là đồ trang sức thuộc về mệnh phục; lột là cướp lại. Hào này lấy đức cương, ở cuối việc kiện, tức là xong kiện mà được kiện, cho nên có tượng cho sắc mệnh, nhận phẩm phục. Nhưng, cái của vì kiện mà được, không thể yên lâu, cho nên lại có tượng "trọn buổi sớm ba lần bị lột". Lời chiêm của hào này là hết việc kiện, kẻ vô lý hoặc cũng được thắng, nhưng cái mà hắn đã được, sau rồi ắt phải mất. Cái ý răn bảo của thánh nhân thật là sâu xa.
LỜI KINH
象曰: 以訟受服, 亦不足敬也.
Dịch âm. Tượng viết: Dĩ tụng thụ phục, diệc bất túc kính dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Vì kiện mà nhận đồ mặc, cũng không đủ kính vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Làm cho cùng cực việc kiện, giả sử được nhà vua yêu mà cho phục mệnh, cũng còn không đủ kính trọng mà đáng khinh ghét, huống chi lại còn vạ lo theo sau.
Lời bàn của tiên Nho. Đồng Bàn Giản nói rằng: Coi thể cả một quẻ Tụng, chỉ là việc kiện không thể thành: hào Chín Đầu không lâu dài cái việc của mình, hào Chín Hai không thể kiện, hào Sáu Ba giữ nếp cũ, ở chỗ Chín, không phải kẻ có thể kiện; hào Chín Tư không thể kiện, mà biết trở lại chính lý, thay đổi tâm chí, ở yên chỗ chính đính; hào Chín Năm nghe kiện cả tốt; Hào Chín Trên tuy có được ban dải lưng da mà không tránh khỏi cái nạn một buổi sớm ba lần lột, đầu đuôi đều là ý không thể kiện.
QUẺ ĐỊA THỦY SƯ
Khôn trên; Khảm dướỉ
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Sư, Tự Quái nói rằng: đã kiện ắt có đông người nổi lên, cho nên tiếp đến là quẻ Sư[127]. Sư lữ dấy lên bởi tại có sự tranh giành, cho nên quẻ Sư mới nối tiếp Tụng. Nó là quẻ Khôn trên, Khảm dưới. Nói về hai thể thì trong đất có nước, tức là cái tượng đông người tụ họp. Nói về nghĩa của hai quẻ thì trong hiểm[128], ngoài thuận[129] đi đường hiểm bằng cách xuôi thuận, đó là nghĩa trẩy quân; nói về các hào thì một hào Dương làm chủ các hào m, tức là cái tượng tóm cả đông người. Quẻ Tỷ một hào Dương làm chủ các hào m mà ở trên, là tượng ông vua; quẻ Sư một hào Dương làm chủ các hào m mà ở dưới, là tượng tướng súy,
LỜI KINH
師貞, 丈人吉, 無咎.
Dịch âm. Sư trinh, trượng nhân cát, vô cữu.
Dịch nghĩa. Quân chính, bậc trượng nhân tốt, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cái đạo quân gia, lấy sự chính đính làm gốc. Dấy quân động chúng để làm độc hại thiên hạ mà không dùng cách chính đính thì dân không theo, chẳng qua cưỡng bách mà xua họ đi mà thôi. Cho nên quân gia phải lấy chính đính làm chủ. Hành động tuy chính đính những kẻ làm tướng phải là bậc trương nhân mới tốt mà không có lỗi. Bởi vì, có khi tốt mà có lỗi, có khi không lỗi mà không tốt. Tốt và không lỗi, mới là tận thiện. Trượng nhân là tên gọi bậc tôn nghiêm, đem quân coi chúng, nếu không phải kẻ mà mọi người tôn tín sợ phục thì sao cho được lòng người vâng theo? Gọi là trượng nhân, bất tất phải người vốn vẫn ở ngôi cao quí, hễ mà tài mưu đức nghiệp đủ khiến mọi người sợ phục thì nhằm.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Sư là quần chúng. Quẻ này dưới Khảm, trên Khôn, Khảm hiểm mà Khôn thuận, Khảm là nước mà Khôn là đất, đời xưa ngụ hình ở nông, núp cái rất hiểm chỗ cả thuận, giấu cái không thể lường trong chỗ rất tĩnh. Lại nữa, trong quẻ chỉ hào Chín Hai là một hào Dương ở giữa quẻ dưới, là tượng làm tướng; trên, dưới năm hào m đều phải thuận mà theo, là tượng làm quân. Hào Chín Hai lấy tư cách Dương cương ở dưới làm việc, hào Sáu Năm là hạng mềm yếu ở trên mà dùng người, tức là cái tượng ông vua sai tướng ra quân, cho nên quẻ này gọi tên là Sư. Trượng nhân là tiếng để gọi bậc trưởng lão, cái đạo dùng quân lợi về được chính đính, mà phải dùng người lão thành, mới được tốt mà không có lỗi. Đó là răn kẻ xem cũng phải như thế
LỜI KINH
彖曰: 師衆也, 貞, 正也. 能以衆正, 可以王矣.
Dịch âm. Thoán viết: Sư chúng dã, trinh, chính dã. Năng dĩ chúng chính, khả dĩ vương hỷ.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Sư là nhiều người, trinh là chính, khiến được nhiều người chính đính thì có thể làm nên nghiệp vương.
Truyện của Trình Di. Khiến mọi người chính đính thì có thể trị thiên hạ. Được lòng người phục theo mà về với mình, đạo "vương" có thế mà thôi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây lấy thể quẻ thích nghĩa hai chữ sư trinh. Dĩ 以 nghĩa là sai khiến được người, một hào Dương ở giữa quẻ dưới mà năm hào m đều bị sai khiến vậy. Có thể khiến cho mọi người đều phải chính đính thì là quân của đấng vương giả.
LỜI KINH
刚中而應, 行險而順, 以此毒天下而民從之, 吉, 又何咎矣.
Dịch âm. Cương trung nhi ứng, hành hiểm nhi thuận, dĩ thử độc thiên hạ nhi dân tòng chi, cát, hựu hà cữu hỹ?
Dịch nghĩa. Cứng giữa mà có chính ứng, đi chỗ hiểm mà xuôi thuận, dùng cái đó để làm độc hại thiên hạ mà dân theo, tốt! Còn lỗi gì nữa?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây là nói về hào Hai. Hào ấy là kẻ cứng, ở ngôi giữa mà được đạo trung, có ông vua ở hào Sáu Năm làm chính ứng, tin dùng một cách chuyên nhất, dù đi đường hiểm mà cứ lấy sự xuôi thuận hành động, đó là nghĩa binh, tức lấy quân của đấng vương giả. Trên thuận dưới hiểm là đi chỗ hiểm mà thuận. Sư lữ nổi lên, không khỏi hại của, hại người, độc hại thiên hạ, vậy mà lòng dân vẫn theo mình, là vì mình chỉ theo nghĩa hành động. Đời xưa, đánh bên Đông thì bên Tây oán[130] ấy là lòng dân theo về. Như thế, cho nên tốt mà không lỗi. Tốt là ắt được, không lỗi là hợp với nghĩa thì còn lỗi gì?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây lại lấy thể quẻ thích nghĩa câu "trượng nhân cát, vô cữu". Cương trung chỉ hào Chín Hai ứng là hào Sáu Năm ứng nhau với nó. Hành hiểm là đi vào đường hiểm nghèo. Thuận là thuận lòng người. Bấy nhiêu điều đó phi người có đức lão thành thì không làm nổi. Độc nghĩa là hại, sư lữ dấy lên, không khỏi làm hại thiên hạ, nhưng vì có tài đức ấy, cho nên dân mới vui lòng mà theo.
LỜI KINH
象曰: 地中有水, 師. 君子以容民畜衆.
Dịch âm. Tượng viết: Địa trung hữu thủy, Sư, quân tử dĩ dung dân súc chúng.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Trong đất có nước, là quẻ sư, đấng quân tử coi đó là dung dân, nuôi quân.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trong đất có nước, nước tụ trong đất, là tượng đông người tụ họp, cho nên mới là quẻ Sư. Đấng quân tử coi tượng trong đất có nước đó, để dung giữ dân của mình, nuôi họp quân của mình.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Nước không thể ngoài đất, quân không thể ngoài dân, cho nên hễ nuôi được dân thì có thể nuôi được quân.
LỜI KINH
初六: 師出以律, 否臧, 凶.
Dịch âm. Sơ Lục: Sư xuất dĩ luật, phủ tàng, hung.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Đầu: Quân ra bằng luật, không khéo thì hung.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Trinh Di. Hào đầu là lúc khởi đầu việc quân, cho nên nói về cái nghĩa ra quân và cách trẩy quân. Đứng về mặt nhà nước dấy quân mà nói thì hợp nghĩa lý là luật, nghĩa là cứ lấy sự cấm kẻ loạn, giết kẻ bạo mà hành động. Nếu hành động mà không theo nghĩa, tuy khéo cũng hung. Khéo là có thể đắc thắng, hung là bại nghĩa, hại dân. Đứng về mặt trẩy quân mà nói thì luật tức là hiệu lệnh, trong phép trẩy quân, phải lấy hiệu lệnh tiết chế làm gốc, để mà tóm coi binh chúng. Nếu không có luật tuy khéo cũng hung, nghĩa là khi thắng lợi cũng là hung đạo. Vì rằng: coi quân không có kỷ luật, may mà không thua lại được, thỉnh thoảng cũng có. Đó là lời răn của thánh nhân.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Luật tức là phép, phủ tàng nghĩa là không khéo. Họ Triều nói rằng: "chữ phủ, Tiên Nho nhiều người giải nghĩa là chẳng". Hào này ở đầu quẻ, là lúc khởi đầu việc quân. Cái đạo ra quân, nên cẩn thận lúc đầu, có luật thì tốt, không khéo thì hung, đó là lời răn kẻ xem nên cẩn thận lúc đầu mà phải giữ phép.
LỜI KINH
象曰: 師出以律, 失律, 凶也.
Dịch âm. Tượng viết: Sư xuất dĩ luật, thất luật, hung dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Quân ra bằng luật, mất luật hung vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Qụân ra nên có luật, mất luật thì hung, tuy may mà được, cũng là hung đạo.
LỜI KINH
九二: 在師中吉, 离咎, 王三錫命.
Dịch âm. Cửu Nhị: Tại sư trung cát, vô cữu, vương tam tích mệnh.
Dịch nghĩa. Hào Chín Hai: Ở trong quân, vừa phải thì tốt, không lỗi, nhà vua ba lần cho mệnh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Sư chỉ có hào Chín Hai là một hào Dương được các hào m theo về, hào Năm ở ngôi vua, tức là chính ứng của nó, hào Hai là chủ đám quân, chuyên chế việc đó. Kẻ ở dưới mà chuyên chế công việc, ở trong quân thì được. Từ xưa, các vua sai tướng, công việc ở ngoài cửa buồng đều được chuyên chế hết. Ở trong quân, chuyên chế mà được vừa phải, cho nên mới tốt mà không có lỗi. Bởi vì cậy thế mà chuyên chế thì trái với đạo làm kẻ dưới, mà không chuyên chế thì không có lẽ thành công, cho nên, hễ được vừa phải thì tốt. Phàm cách trị quân, vừa uy nghiêm vừa ôn hòa thì tốt. Đã xử việc quân cực khéo thì có thể thành công mà yên thiên hạ, cho nên nhà vua mới có sủng mệnh tới ba lần. Việc gì mà tới ba lần tức là cực điểm. Hào Sáu Năm dùng nó đã chuyên nhất, lại phải hậu hỹ về sung số nữa, bởi vì hễ lẽ không xứng thì oai không trọng mà kẻ dưới không tin. [Ở] quẻ khác, hào Chín Hai bị hào Sáu Năm sai dùng cũng có, nhưng chỉ [ở] quẻ Sư thì hào Chín Hai chuyên chủ công việc mà được các hào m kia theo về, cho nên nghĩa nó rất lớn. Đạo kẻ làm tôi, không dám chuyên về một việc gì, chỉ có việc "ngoài cửa buồng"[131] thì được chuyên chế mà thôi; chuyên chế ở mình, nhưng những sự nhân sức quân mà làm ra được, đều là do ở vua cho mà chức phận mình nên làm.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Chín Hai ở dưới, được các hào m theo về, mà có đức cương trung, trên thì ứng với hào Năm, mà được hào ấy yêu dùng, cho nên tượng và lời chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 在師中吉, 承天寵也, 王三錫命, 懷萬邦也.
Dịch âm. Tượng viết: Tại sư trung, cát, thừa thiên sủng dã; vương tam tích mệnh, hoài vạn bang dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Ở trong quân, vừa phải thì tốt, vâng sự yêu của trời vậy; nhà vua ba lần cho mệnh, làm cho muôn nước nhớ mến vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ở trong quân vừa phải thì tốt, là vì được vâng sự yêu quý tin dùng của trời; trời chỉ về vua, kẻ làm tôi phi[132] được vua yêu mà dùng thì đâu có được chuyên quyền đánh dẹp mà có sự tốt lành về thành công? Nhà vua ba lần ban cho ân mệnh, khen sự thành công, là để làm cho muôn nước nhớ mến.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Khâu Kiến An nói rằng: Trên được thiên tử yêu dùng, giao cho binh quyền, cho mệnh đến ba lần khiến được chuyên coi việc "ngoài cửa buồng". Đấng vương giả dụng binh là [việc] chẳng dừng được, không phải bản tâm thích sự chém giết, cho nên ba lần ban cho mệnh lệnh, cốt ở làm yên muôn nước mà thôi.
LỜI KINH
六三: 師或輿尸, 凶.
Dịch âm. Lục Tam: Sư hoặc dư thi, hung.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: Quân hoặc khiêng thây, hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba ở trên quẻ dưới, tức là kẻ ở ngôi gánh trách nhiệm, chẳng những tài nó m nhu không trung chính, mà việc sư lữ, dùng người nên chuyên nhất, hào Hai đã lấy tư cách cương trung, được ngườỉ trên tin cậy, ắt phải chuyên chủ về việc thì mới thành công, nếu để nhiều người chủ trương thì là đạo hung. Dư thi nghĩa là nhiều người làm chủ, đó là chỉ vào hào Ba. Bởi vì hào Ba ở trên quẻ dưới, cho nên mới phát nghĩa đó. Việc quân lữ, dùng không chuyên nhất, đổ hại là sự tất nhiên.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Dư thi nghĩa là sự đồ thua rồi, khiêng thây mà về. Vì là hào m, ở ngôi Dương, tài yếu, chí cương, không trung không chính, mà phạm vào việc không phải phận mình, cho nên, tượng và lời chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 師或輿尸, 大無功也.
Dịch âm. Tượng viết: Sư hoặc dư thi, đại vô công dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Quân hoặc khiêng thây, rất không công vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Nương tựa, giao phó cho hai ba người, sao thành công được! Há chỉ không thành công mà thôi đâu, đó còn là cách rước lấy sự hung nữa.
LỜI KINH
六四: 師左次, 參咎.
Dịch âm. Lục Tứ: Sư tả thứ, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Quân lùi đóng, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Quân tiến là vì hăng mạnh, hào Tư là kẻ yếu, ở ngôi m, không phải có thể tiến lên mà được thắng lợi. Biết không thể tiến mà lui, cho nên lùi đóng. Cân nhắc nên chăng để tiến hoặc lui, thế là rất nên, cho nên không lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Tả thứ tức là đóng quân lui lại. m nhu không giữa, mà ở ngôi m, được chỗ chính, cho nên tượng nó như thế. Giữ lấy toàn quân mà lui, hơn hào Sáu Ba xa lắm, cho nên lời chiêm của nó là thế.
LỜI KINH
象曰: 左次无咎, 未失常也.
Dịch âm. Tượng viết: Tả thứ vô cữu, vị thất thường dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Lùi đóng không lỗi, chưa mất lẽ thường vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cái phép hành binh, theo thời thế mà làm điều nên làm, đó là lẽ thường. Cho nên đóng quân lui xuống, chưa hẳn là sai, như hào Tư lùi mà đóng, ấy là hợp với sự nên làm, cho nên không lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Biết khó mà lui, đó là sự thường trong việc quân.
Lời bàn của tiên Nho. Hồ Vân Phong nói rằng: Sợ rằng người ta cho lui là nhát, cho nên nói rõ nên lui mà lui, cũng là sự thường, trong việc quân.
LỜI KINH
六五: 田有禽, 利執言, 無咎. 長子帥師, 弟子輿尸, 貞凶.
Dịch âm. Lục Ngũ: Điền hữu cầm, lợi chấp ngôn, vô cữu. Trưởng tử suất sư, đệ tử dư thi, trinh hung.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Năm: Ruộng có chim, lợi cho sự có lời để nói, không lỗi. Con cả đem quân, con em khiêng thây, chinh cũng hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ngôi vua[133] là chủ việc dấy quân, cho nên mới nói về cách dấy quân dùng tướng. Quân lữ dấy lên ắt vì mọi rợ lấn đất Hoa Hạ, giặc cướp gian nhũng làm hại sinh dân, không thể lấy đức mà dụ, nên phải vâng theo lời mà đánh, cũng như chim vào trong ruộng, lấn hại lúa má, nghĩa nên phải săn thì săn mà bắt. Động quân như thế thì không có lỗi. Nếu hành động một cách khinh suất thì lỗi lớn lắm. Chấp ngôn nghĩa là vâng theo lời nói, tức là kể rõ tội trạng của họ mà đánh. Như vua Thủy Hoàng nhà Tần và vua Vũ Đế nhà Hán[134] đều "lùng vào núi để tìm chim muông", không phải là ruộng có chim. Trong phép dùng tướng trao quân, nên để con cả đem quân. Hào Hai ở dưới, làm chủ việc quân, tức con cả. Nếu để con em nhiều người làm chủ thì tuy việc làm chính đáng, nhưng cũng là hung. Con em tức là những người không phải con cả.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Sáu Năm là chủ việc dùng quân, mềm thuận mà ở giữa, tức là kẻ không gây ra mối binh đao, quân giặc tràn lấn đến mình, chẳng dừng được mà phải ứng địch, cho nên mới là cái tượng trong ruộng có chim, mà lời chiêm của nó thì lợi về sự săn bắt mà không có lỗi. Ngôn là lời nói. Trưởng tử là hào Chín Hai. Đệ tử là hào Ba hào Bốn. Mấy câu này phải răn kẻ xem, ủy nhiệm ai phải chuyên dốc về người ấy, nếu sai quân tử làm việc, mà để tiểu nhân xen vào thì là sai chúng khiêng thây mà về, cho nên, tuy là chính đáng vẫn không khỏi hung.
LỜI KINH
象曰: 長子帥師, 以中行也; 弟子輿尸, 使不當也.
Dịch âm. Tượng viết: Trưởng tử suất sư, dĩ trung hành dã; đệ tử dư thi, sử bất đáng dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Con cả đem quân theo đạo giữa mà đi vậy; con em khiêng thây, sai khiến không được xứng đáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Con cả ý nói hào Hai lấy đức trung chính hợp với người trên mà nhận trách nhiệm để đi, nếu lại sai khiến kẻ khác, nhiều người chủ trương công việc thì là sai dùng không xứng đáng, hung là phải lắm.
LỜI KINH
上六: 大君有命, 開國承家, 小人勿用.
Dịch âm. Thượng Lục: Đại quân hữu mệnh, khai quốc thừa gia, tiểu nhân vật dụng.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Trên: Đấng đại quân có mệnh, mở nước vâng nhà, kẻ tiểu nhân chớ dùng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Trên là cuối việc quân, công đã thành rồi, đấng đại quân đem tước mệnh mà thưởng cho kẻ có công. Mở nước là phong họ làm chư hầu; vâng nhà là dùng họ làm quan khanh, quan đại phu. Kẻ tiểu nhân dù cho có công cũng không thể dùng, cho nên răn rằng chớ dùng. Trong khi quân lữ dấy lên, sự thành công không phải một lối, bất tất ai cũng quân tử, cho nên răn rằng: Kẻ tiểu nhân có công cũng không thể dùng, thưởng chúng bằng vàng, lụa, tước vị thì được, không thể để chúng có nước nhà mà làm chính sự. Đây nói về nghĩa của cuối quẻ Sư, không lấy riêng nghĩa của hào này, là vì chỉ nói cái nghĩa lớn hơn. Nếu nói về hào thì hào Sáu lấy đức mềm yếu, ở chỗ cực thuận, việc quân đã xong mà không có ngôi, khéo xử thì không có lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là việc quân đã xong rồi, xuôi thuận đã tột bậc, tức là lúc bàn công ban thưởng. Khôn là đất, cho nên có tượng mở nước vâng nhà. Nhưng kẻ tiểu nhân thì dù có công cũng không thể để chúng được có tước đất, chỉ ưu đãi chúng bằng vàng, lụa thì được. Đó là răn người ban thưởng, với kẻ tiểu nhân thì chớ dùng lời chiêm này, kẻ tiểu nhân mà gặp trường hợp ấy cũng không được dùng hào này.
LỜI KINH
象曰: 大君有命, 以正功也, 小人勿用, 必亂邦也.
Dịch âm. Tượng viết: Đại quân hữu mệnh, dĩ chính công dã; tiểu nhân vật dụng, tất loạn bang.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đấng đại quân có mệnh, để chính công vậy; kẻ tiểu nhân chớ dùng, ắt loạn nước vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đấng đại quân cầm quyền ân thưởng, để làm cho chính cái công quân lữ, đó là sau chót việc quân; tuy là thưởng kẻ có công, nhưng với kẻ tiểu nhân thì không thể vì không có công mà dùng, dùng chúng ắt là loạn nước. Kẻ tiểu nhân cậy công, mà làm loạn nước, từ xưa vẫn có.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lời răn của thánh nhân sâu lắm.
Lời bàn của tiên Nho. Lý Long Sơn nói rằng: Trong sáu hào: ra quân, đóng quân, đem quân, đem tướng, cùng là vâng lời đánh kẻ có tội, rút quân ban thưởng, không cái gì không đủ, tuy đến rậm lời như binh thư đời sau, chỉnh không bằng mấy lời sơ lược của sáu hào quẻ Sư. Huống chi những lời về quân của vương giả, so với các sách quyền mưu của đời sau, đằng kỳ đằng chính, khác nhau rất xa. Kẻ trị thiên hạ, chẳng đừng được mà phải dùng quân, hà tất bỏ chỗ này tìm chỗ khác?
QUẺ THỦY ĐỊA TỶ
Khảm trên; Khôn dưới
Truyện của Trình Di. Quẻ Tỷ, Tự Quái nói rằng: Nhiều người ắt phải liền nhau, cho nên tiếp đến là quẻ Tỷ, Tỷ là gần vào, giúp vào, loài người ắt phải gần nhau, giúp nhau, rồi sau mới yên, cho nên đã có nhiều người thì phải liền nhau, liền nhau là để đóng quân. Quẻ này trên Khảm, dưới Khôn, nói về hai thể thì là nước ở trên đất; các vật liền khít với nhau không có ngăn cách, không gì bằng nước ở trên đất, cho nên mới là quẻ Tỷ. Lại nữa, các hào đều thuộc về m, riêng có hào Năm là Dương cương, ở ngôi vua, chúng đều thân phụ, mà kẻ trên cũng thân với người dưới, cho nên mới là quẻ Tỷ.
LỜI KINH
比吉, 原筮元, 永, 貞, 无咎. 不寧方來, 後夫凶.
Dịch âm. Tỷ cát, nguyên phệ nguyên, vĩnh, trinh, vô cữu. Bất ninh phương lai, hậu phu hung.
Dịch nghĩa. Liền nhau tốt, truy nguyên việc bói, đầu cả, lâu dài, chính bền, không lỗi. [Có việc] chẳng yên mới lại, sau trễ trượng phu[135], hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Liền nhau là tốt, người ta gần liền với nhau, tức là đạo tốt. Có người gần liền với nhau thì phải có cách để mà gần liền với nhau. Nếu không phải cách thì có hối lận, cho nên cần phải suy nguyên bói tính, kẻ nào có thể gần được thì gần. Phệ là bói tính đắn đo, không phải là dùng cỏ thi mai rùa. Cái người mình gần nếu được có những đức tính đầu cả, lâu dài, chính bền thì không có lỗi. Đầu cả có đạo quân trưởng, dài lâu là có thể thường lâu, trinh là chính đạo. Người trên gần với kẻ dưới, ắt có ba đức tính ấy, kẻ dưới gần với người trên, cũng phải có ba đức tính ấy thì không có lỗi. Người ta đến khi không thể giữ sự yên ổn của mình, mới đến cầu thân, được kẻ gần liền thì mới giữ được yên ổn. Trong lúc không yên, chỉ nên kíp kíp để tìm người gần liền, nếu đứng một mình và tự cậy mình, chỉ cầu thân không nóng, mà chậm lại sau thì tuy là đấng trượng phu cũng hung, huống chi kẻ nhu nhược. Những thứ sinh trong trời đất, không thứ gì không liền nhau mà có thể tự tồn, tuy rất cương cường, chưa có kẻ nào đứng một mình được. Đạo quẻ Tỷ do ở hai cái chí liền nhau, nếu không liền nhau thì là quẻ Khuê. Ông vua vỗ về kẻ dưới; kẻ dưới thân bám người trên; họ hàng, bè bạn, làng xóm đều vậy. Cho nên, trong khi kẻ trên, người dưới hợp chí để theo nhau, nếu không có ý tìm nhau thì phải lìa nhau mà hung. Đại để tình người tìm nhau thì hợp, găng nhau thì lìa, găng nhau nghĩa là kẻ nọ chờ kẻ kia, chẳng ai chịu làm trước. Người ta thân nhau đành vẫn có cách, nhưng mà cái chí muốn gần liền nhau thì không thể hoãn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Tỷ là gần nhau liền nhau, hào Chín Năm lấy tư cách Dương cương ở giữa quẻ trên mà được chỗ chính, năm hào Ảm ở trên và dưới đều gần lại mà theo đó là cái tượng một người vỗ về muôn nước, bốn bề trông lên một người, cho nên kẻ bói được quẻ này thì sẽ được người thân bám vào mình, nhưng phải bói lại để tự xét định, hễ mà có đức cả lành, dài lâu, chính bền thì mới có thể để cho người ta theo về mà không có lỗi. Còn kẻ chưa gần mà có sự không yên, cũng đương sắp sửa theo về, nếu lại chầy chậm mà đến sau thì kẻ này giao kết đã chặt, kẻ kia đi lại đã muộn, mà được sự hung. Những kẻ muốn gần với người, cũng nên lấy đó mà coi ngược lại.
LỜI KINH
彖曰: 比吉也, 比輔也, 下順從也. 原筮元永貞, 无咎. 以剛中也, 不寧方來, 上下應也, 後夫凶, 其道窮也.
Dịch âm. Thoán viết: Tỷ cát dã, tỷ phụ dã, hạ thuận tòng dã. Nguyên phệ nguyên vĩnh trinh, vô cữu. Dĩ cương trung dã, bất ninh phương lai, thượng hạ ứng dã; hậu phu hung, kỳ đạo cùng dã.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Tỷ là tốt, tỷ là giáp lại, kẻ dưới thuận theo vậy. Truy nguyên việc bói, đầu cả, lâu dài, chính bền, không lỗi, vì cứng giữa vậy; [có việc] không yên mới lại, trên, dưới ứng nhau vậy; sau trễ trượng phu, hung, vì đạo cùng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tỷ là tốt, nghĩa là gần nhau thì tốt, các vật gần liền với nhau tức là đạo tốt. Tỷ là giáp lại, tức là thích nghĩa chữ tỷ, tỷ là gần nhau, giáp lại với nhau. Kẻ dưới thuận theo, là giải [vì sao] quẻ này sở dĩ gọi là quẻ Tỷ. Hào Năm lấy đức Dương cương ở ngôi tôn, các hào dưới thuận theo mà gần giáp với, vì vậy mới là quẻ Tỷ. Suy nguyên cái đạo bói quyết, hễ được đầu cả, lâu dài, chính bền thì sau mới không có lỗi. Gọi là đầu cả, lâu dài, chính bền, tức như hào Năm. Hào ấy lấy đức Dương cương, ở chỗ trung chính, tức là kẻ hết sức khôn khéo trong cách liền nhau. Là Dương cương, ở ngôi tôn, là đức ông vua, tức là đầu cả; ở giữa được chỗ chính đính, tức là có thể dài lâu, chính bền. Lời quẻ vốn nói rộng về cách liền lại với nhau, lời Thoán nói nguyên, vĩnh, trinh là vì hào Chín Năm lấy đức Dương cương ở chỗ trung chính. Người ta sinh ra, không thể giữ được yên ổn, mới đến mà cầu để bám vào; kẻ dân không thể tự giữ được mình, cho nên phải nâng đội ông vua để cầu sự yên; ông vua không thể đứng một mình, cho nên phải giữ dân để làm cho yên. Không yên mà lại gần liền với nhau, tức là trên, dưới ứng nhau. Nói về thánh nhân là bậc chí công thì vẫn chí thành cầu cho thiên hạ liền lại để yên dân; nói về hậu vương [hậu phu?] là người có lòng riêng tây thì không cầu kẻ dân phụ vào với mình thì sự nguy vong sẽ đến nơi. Cho nên chí của kẻ trên người dưới, ắt phải ứng nhau; nói về quẻ thì các hào m ở trên và dưới liền lại với hào Năm, hào Năm liền lại với dân chúng, tức trên, dưới ứng nhau. Đông người phải liền lại với nhau thì mới được thoả sự sống. Trong khoảng trời đất, chưa có thứ gì không gần liền nhau mà được thoả thuê, nếu chí theo nhau không nóng mà trễ lại sau thì không thể thành liền nhau, dù là trượng phu cũng hung, ấy là không có chỗ nào gần liền, nên phải khốn khuất rồi đến hung cùng.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ba chữ "tỷ cát dã" là chữ thừa. Đoạn đầu dùng thể quẻ thích nghĩa tên quẻ; các đoạn dưới cũng lấy thể quẻ để thích lời quẻ; cương trung chỉ về hào Năm, trên, dưới chỉ về năm hào m.
LỜI KINH
象曰: 地上有水, 比. 先王以建萬國, 親諸侯.
Dịch âm. Tượng viết: Địa thượng hữu thủy, Tỷ. tiên vương dĩ kiến vạn quốc, thân chư hầu.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Trên đất có nước, là quẻ Tỷ, đấng tiên vương coi đó mà dựng muôn nước, thân chư hầu.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Loài vật gần liền với nhau mà không ngăn cách, không gì bằng nước ở trên đất, cho nên mới là quẻ Tỷ, đấng tiên vương coi tượng liền nhau đó để dựng muôn nước, gần gũi với chư hầu. Dựng muôn nước là để liền nhau với dân; gần gũi vỗ về chư hầu là để liền nhau với thiên hạ.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Trên đất có nước, nước liền với đất, không để có chỗ khe cách; dựng muôn nước gần chư hầu, cũng là tiên vương làm cho liền với thiên hạ mà không có chỗ khe cách, ý lời Thoán lấy về nghĩa người đến liền lại với nhau, đây lấy về nghĩa mình đi liền lại với người.
LỜI KINH
初六: 有孚, 比之, 无咎. 有孚盈缶, 終來有他吉.
Dịch âm. Sơ Lục: Hữu phu, tỷ chi, vô cữu. Hữu phu doanh phẫu, chung lai hữu tha cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Đầu: Có tin, liền lại đó, không lỗi. Có tin đầy chậu, trọn lại có sự tốt khác.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu Đầu tức là khởi đầu của sự "liền". Trong cách liền lại với người, phải lấy thành tín làm gốc. Trong lòng không tin, mà muốn thân với người ta thì người ta ai thân với mình? Lúc đầu của sự "liền lại với người" phải có tin thật, mới không có lỗi. Phu là đức tin còn ở trong lòng. Sự thành thật đầy đặc ở trong, cũng như đồ vật đầy chứa trong chậu. Chậu là thứ đồ mộc mạc, ý nói cũng như cái chậu đầy đặc ở bên trong thì ở bên ngoài không cần tô điểm, rút lại, vẫn có thể đem lại được sự tốt khác. Khác là không phải cái này, tức là ở ngoài. Nếu sự thành thật đầy đặc ở trong, người ta ai cũng tin mình thì không cần phải tô điểm bên ngoài để cầu liền lại với người ta. Hễ có thành tín đầy đặc ở trong thì kẻ ngoài khác sẽ đều cảm động mà lại theo. Phu tín tức là gốc của sự "liền lại với nhau".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đầu sự "liền lại với nhau" quý ở có tin thì có thể không lỗi. Nếu nó đầy đặc thì lại có sự tốt khác.
LỜI KINH
象曰: 比之初六, 有他吉也.
Dịch âm. Tượng viết: Tỷ chi Sơ Lục, hữu tha cát dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Hào Sáu Đầu của quẻ Tỷ, có sự tốt khác vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ý nói hào Sáu Đầu của quẻ Tỷ là tỏ cái cách liền lại với nhau cốt ở lúc đầu. Lúc đầu có sự tin thì lúc sau sẽ đem đến sự tốt khác. Lúc đầu không thực, lúc sau đâu có được tốt? Hào Sáu Trên sau đây mà hung là vì nó không có đầu.
LỜI KINH
六二: 比之自內, 貞吉.
Dịch âm. Lục Nhị: Tỷ chi tự nội, trinh cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Hai: Liền lại tự bên trong, chính và tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Hai với hào Năm là chính ứng, cả hai đều được trung chính, ấy là những kẻ lấy đạo trung chính liền lại với nhau. Hào Hai ở quẻ trong, tự bên trong nghĩa là do ở nơi mình. Cái quyền chọn tài mà dùng tuy ở người trên, mà sự đem thân cho nước, ắt do ở mình; mình vì được vua hợp đạo mà tiến thì mới được chính và tốt. Lấy đạo trung chính, ứng đáp với sự cầu cạnh của người trên, thế là tự bên trong, nghĩa là mình không làm mất giá trị của mình. Nếu cứ đau đáu cầu để liền được với người không phải là cách "tự trọng" của đấng quân tử, ấy là tự mình làm mất giá trị của mình.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào này mềm thuận trung chính, ứng lên với hào Chín Năm, tự bên trong liền lại với bên ngoài, mà được chính tốt. Kẻ xem như thế thì chính và tốt.
LỜI KINH
象曰: 比之自內, 不自失也.
Dịch âm. Tượng viết: Tỷ chi tự nội, bất tự thất dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Liền lại tự bên trong, mình không làm mất phẩm giá của mình vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Giữ đạo trung chính của mình để chờ người trên đến tìm, thế là mình không làm mất phẩm giá mình. Lời răn của Kinh Dịch rất là nghiêm mật. Hào Ba tuy là trung chính, nhưng bản chất của nó vốn mềm và thuận, cho nên mới phải răn bằng những câu trinh cát, bất tự thất.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Được sự chính, tức là mình không làm mất phẩm giá mình.
LỜI KINH
六三: 比之匪人
Dịch âm. Lục Tam: Tỷ chi phỉ nhân.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: Liền với người không đáng liền.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba đã không trung chính, mà các hào do nó liền với cũng đều không được trung chính: hào Tư m mềm mà không được giữa, hào Hai thì ứng với hào Năm mà liền với hào Đầu, đều không trung chính, tức là không phải kẻ đáng gần liền. Gần liền với kẻ không đáng gần liền, đủ biết là hỏng, sự hối hận không cần phải nói cũng biết, cho nên đáng thương. Hào Hai là hào trung chính mà bảo là không phải người đáng gần liền, đó là theo thì dùng nghĩa, chỗ nọ khác với chỗ kia.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào này đã là m mềm không trung chính, những hào mà nó vâng theo, cưỡi lên, hoặc ứng với cũng đều là âm, ấy là cái tượng liền lại, đều không phải người đáng gần. Lời chiêm của nó rất hung, không nói cũng biết.
LỜI KINH
象曰: 比之匪人, 不亦傷乎?
Dịch âm. Tượng viết: Tỷ chi phỉ nhân, bất diệc thương hồ?
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Liền lại với kẻ không đáng liền, chẳng cũng đáng thương sao?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Người ta liền lại với nhau là cốt để cầu yên lành, mà liền lại với kẻ không đáng liền, làm trái như vậy ắt gặp sự hối hận, kể cũng đáng thương lắm. Đó là câu răn những kẻ lầm lỗi trong sự gần liền của mình.
LỜI KINH
六四: 外比之, 貞吉.
Dịch âm. Lục Tứ: Ngoại tỷ chi, trinh cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Liền lại với kẻ ngoài, chính tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư với hào Đầu không ứng nhau mà hào Năm liền gần với nó, đó là bên ngoài liền với hào Năm, mới được trinh chính mà tốt. Vua tôi liền lại với nhau là chính vậy, liền lại và chung cùng với nhau là nên vậy; hào Năm là Dương cương lại trung chính, tức là người liền; nó ở ngôi tôn, tức là ở trên: thân kẻ hiền, theo người trên, là sự gần liền chính đáng, cho nên mới là chính tốt. Nó là hào Sáu, ở ngôi Tư, cũng là cái nghĩa được chỗ chính đáng. Vả lại, cái người m mềm không giữa, gần được với người cương minh trung chính, ấy là được sự chính đáng mà tốt. Lại nữa, liền với kẻ hiền, theo người trên, ắt phải dùng lối chính đạo thì tốt. Cả mấy thuyết đó chờ đợi lẫn nhau, nghĩa nó mới đủ.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Là hào mềm, ở ngôi mềm, bên ngoài liền gần với hào Chín Năm, đó là được đạo chính tốt. Kẻ xem như thế thì chính đính và tốt lành.
LỜI KINH
象曰: 外比於賢, 以從上也.
Dịch âm. Tượng viết: Ngoại tỷ ư hiền, dĩ tòng thượng dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Bên ngoài gần liền với người hiền, để mà theo người trên vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Bên ngoài gần liền nghĩa là nó theo hào Năm. Hào Năm là một người hiền cương minh trung chính, lại ở ngôi vua, hào Tư liền gần với nó, tức là liền gần với người hiền và lại theo người trên nữa, vì vậy mới tốt.
LỜI KINH
九五: 賢比, 王用三軀, 失前禽, 邑人不誡, 吉.
Dịch âm. Cửu Ngũ: Hiền tỷ, vương dụng tam khu, thất tiền cầm, ấp nhân bất giới, cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Năm: Rõ rệt liền lại, nhà vua dùng đuổi ba mặt, mất con chim ở phía trước người làng không bảo, tốt.
Truyện của Trình Di. Hào Năm ở ngôi vua, tức là ở giữa, được chỗ chính, hết lẽ phải của sự "liền lại với người". Cái đạo của ông vua liền gần với thiên hạ, chỉ nên tỏ rõ về cách gần liền của mình mà thôi. Nếu mình thật bụng để đãi kẻ khác, suy lòng mình ra lòng người, thi hành nhân chính, khiến thiên hạ được nhờ ơn huệ, ấy là cái đạo của ông vua gần liền với thiên hạ. Như thế, ai không gần liền với người trên? Nếu chỉ phô ra những điều nhân nhỏ, trái đạo [nhằm] cầu tiếng khen, muốn để khiến người thiên hạ gần liền với mình thì cái kiểu ấy cũng hẹp lắm, há được thiên hạ gần liền với mình? Cho nên thánh nhân vì hào Chín Năm hết sự chính đính của cách gần liền với người, làm ra lời ví rằng: "Nhà vua dùng đuổi ba mặt, mất con chim ở phía trước, người làng bảo, tốt". Đấng tiên vương vì cuộc săn trong bốn mùa không thể bỏ, cho nên mới suy lòng nhân mà làm cuộc đuổi ba mặt, cũng như kinh Lễ nói rằng: "Thiên tử không vây kín" và như vua Thành Thang khấn lưới[136], đó là nghĩa chữ "tam khu". Thiên tử đi săn, bổ vây ba mặt, phía trước để ngỏ một đường, khiến cho các vật bị săn có thể đi được, không nỡ bắt hết loài vật, ấy là lòng nhân của người hiếu sinh, chỉ bắt những con không theo mệnh, không chịu đi ra mà lại đi vào, còn những cầm thú đi trước thì đều được thoát, cho nên nói rằng: "mất con chim ở phía trước". Đấng vương giả tỏ rõ cái đạo "gần liền với người" của mình, thiên hạ tự nhiên sẽ đến liền gần với mình. Kẻ nào đến thì mình vỗ về kẻ ấy, không cần cố ý săn sóc, cầu để gần liền với người ta. Cũng như đi săn chỉ đuổi ba mặt, con mồi nó đi thì mặc không theo, con nào nó lại thì bắt. Đó là sự lớn lao của vương đạo, cho nên dân của vương giả thảy đều hớn hở nhơn nhơn, không biết ai làm cho mình được thế. "Người làng không bảo" nghĩa là rất công, không riêng, không có xa gần, thân sơ khác nhau. Làng là làng ở. Kinh Dịch nói "làng" đều giống nhau, tức là chỗ đóng đô của vương giả, hay là trong nước của chư hầu. "Bảo" là hẹn ước, đối đãi người ta bằng kiểu nhất luật, không cần hẹn bảo với người trong làng của mình, như thế thì tốt. Thánh nhân dùng đức rất công không riêng để trị thiên hạ, trong việc tỏ rõ sự gần liền với người cũng đã nhận thấy. Chẳng phải riêng người làm vua liền với thiên hạ thì thế, đại phàm người ta liền lại với nhau cũng đều thế cả. Nói về bề tôi với vua thì hết lòng trung thành, và hết tài sức của mình, ấy là cái đạo tỏ rõ sự gần gũi với vua, còn như dùng mình hay không là ở ông vua, không nên nịnh hót đưa đón, cầu họ gần gũi với mình. Đối với bè bạn cũng vậy, mình cứ sửa mình, thật lòng đợi họ; có thân với mình hay không là tùy ở họ, không nên khéo lời nói, đẹp vẻ mặt, uốn mình mà theo, cẩu thả mà hợp, để cầu họ gần gũi với mình. Với làng mạc, với họ hàng, đâu đâu cũng thế, đó là cái nghĩa "đuổi ba mặt, mất con chim ở phía trước".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Một hào Dương ở ngôi tôn, vừa cứng mạnh vừa trung chính, các hào m trong quẻ đều gần gũi với mình. Rõ rệt sự gần gũi mà không riêng tây, như đấng thiên tử đi săn không vây kín, ngỏ lưới một mặt, đến thì không cự, đi cũng không đuổi, ấy là cái tượng "dùng đuổi ba mặt, mất con chim ở phía trước mà người trong làng không bảo". Nghĩa là tuy là bọn riêng, họ cũng hiểu ý người trên, không cần răn bảo với nhau để cầu hẳn được. Phàm những điều đó, đều là kiểu tốt. Kẻ xem như thế thì tốt.
LỜI KINH
象曰: 顯比之吉, 位正中也; 舍逆取順, 失前禽也; 邑人不誡, 上使中也.
Dịch âm. Tượng viết: Hiển tỷ chi cát, vị chính trung dã; xả nghịch thủ thuận, thất tiền cầm dã; ấp nhân bất giới, thượng sử trung dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Tỏ rõ sự gần liền mà tốt, vì trung chính vậy, bỏ nghịch lấy thuận, mất con chim ở phía trước vậy; người làng không bảo, người trên sai khiến được vừa phải vậy.
Truyện của Trình Di. Tỏ rõ sự gần liền mà được tốt, là tại cái ngôi nó ở được chỗ chính trung, ở chỗ chính trung, tức là theo đường chính trung. Việc gần liền với người, lấy sự không lệch làm phải, cho nên nói là chính trung. Kinh Lễ nói "bắt con nào không theo mệnh lệnh", ấy là bỏ nghịch lấy thuận, con nào thuận theo mệnh lệnh mà đi, đều thoát. Quẻ Tỷ theo sự ngảnh lại, quay đi mà nói, cho đi là nghịch, lại là thuận, cho nên, con chim bị mất là con chim đi ở phía trước. Không hẹn bảo với người thân cận, thế là nghĩa trên sai khiến kẻ dưới, vừa phải không thiên, xa gần như một.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Bởi tại đức của người trên khiến cho người ta không thiên.
LỜI KINH
上六: 比之无首, 凶.
Dịch âm. Thượng Lục: Tỷ chi vô thủ, hung.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Trên: Gần liền không đầu, hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu ở Trên, tức là cuối việc "gần liền với người". Thủ tức là lúc đầu, trong đạo gần liền với người, trước thiện thì sau cũng thiện. Việc có thủy mà không có chung hoặc giả cũng có, chưa có khi nào không có thủy mà có chung, cho nên, hễ sự gần liền với người mà không có đầu, đến sau thì hung. Đó là cứ theo về cuối quẻ Tỷ mà nói. Nhưng hào Sáu Trên m mềm không giữa, ở chỗ hiểm cực, không phải là kẻ có thể lành tốt về sau. Lúc đầu gần liền với nhau không theo đạo nghĩa, để sinh hiềm khích ở sau, thiên hạ như thế cũng nhiều.
Bản Nghĩa của Chu Hy. m mềm ở trên, không có gì để gần liền với kẻ dưới, đó là đạo hung, cho nên là tượng không đầu, mà lời chiêm của nó thì hung,
LỜI KINH
象曰: 比之无首, 无所終也.
Dịch âm. Tượng viết: Tỷ chi vô thủ, vô sở chung dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Liền lại không đầu, không thửa chót vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Việc gần liền với người đã không có đầu thì đâu có chót? Người ta gần liền với nhau, có đầu, mà hoặc giả đến chót cũng trái; đầu đã không có đạo nghĩa thì chót còn giữ sao được? Cho nên nói rằng không có chót.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Nói về tượng trên, dưới thì không đầu, nói về tượng trước sau thì là không chót. Không đầu thì không có chót.
Lời bàn của tiên Nho. Hồ Vân Phong nói rằng: m mềm ở trên, đức nó không đủ làm đầu; không có gì để gần liền với kẻ dưới, hiệu lực của nó không thể có chót.
QUẺ SƠN THIÊN TIỂU SÚC
Tốn trên; Kiền dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Tiểu Súc[137], Tự Quái nói rằng: Liền gần với nhau thì phải có sự nuôi chứa, cho nên tiếp đến là quẻ Tiểu Súc. Các vật gần liền là hợp, hợp tức là chứa. Lại, gần liền với nhau thì chí nuôi nhau, vì vậy quẻ Tiểu Súc mới nối tiếp Tỷ. Súc tức là đậu, đậu thì là hợp. Nó là quẻ Tốn trên, Kiền dưới, Kiền là vật ở trên, thế mà lại ở dưới Tốn. Ôi chứa đậu sự cứng mạnh, không gì bằng sự nhún thuận; bị sự nhún thuận chứa đậu, cho nên là súc. Nhưng mà Tốn thuộc về m, thể nó mềm thuận, chỉ biết dùng sự nhún thuận để làm cho mềm sự cứng mạnh, không phải sức nó có thể ngăn được. Đó là cách chứa còn nhỏ. Lại, hào Tư là một hào m, bị năm hào Dương đẹp lòng, được ngôi, tức là được đạo mềm thuận, có thể nuôi được chí ý của các hào Dương, cho nên là súc. Tiểu Súc là lấy cái nhỏ mà chứa cái lớn thì cái chứa hợp cũng nhỏ. Việc nó chứa hợp mà nhỏ là vì nó thuộc về m. Lời Thoán chỉ lấy hào Sáu Tư chứa các hào Dương làm nghĩa thành quẻ, không nói đến hai thể của hai quẻ, ấy là chỉ nói điều trọng yếu hơn.
LỜI KINH
小畜亨, 密雲不雨, 自我西郊.
Dịch âm. Tiểu Súc hanh, mật vân bất vũ, tự ngã Tây giao.
Dịch nghĩa. Chứa nhỏ hanh thông, mây dầy không mưa, tự cõi Tây ta.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Mây là khí của m, Dương, hai khí đó giao nhau mà hoà hợp thì nó chứa nhau, chắc lại thì thành ra mưa. Dương xướng lên, m họa theo, là thuận, nên mới hoà hợp. Nếu m xướng lên trước Dương thì là không thuận, nên không hoà hợp, không hoà hợp thì không thể thành mưa. Mây tuy chứa hợp đã dầy mà không thể thành mưa, là vì nó ở cõi Tây. Đông Bắc là phương Dương, Tây Nam là phương m, tự m xướng lên, cho nên nó không hoà hợp mà không thành mưa. Lấy con mắt người ta mà coi thì khí mây nổi lên, đều tự bốn chỗ thẳm xa, nên gọi là "giao". Căn cứ vào hào Tư mà nói, cho nên gọi là "tự ta". Chứa khí Dương tức là hào Tư, nó là chủ của quẻ Súc.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Tốn cũng là tên quẻ ba vạch, một vạch m núp ở dưới hai vạch Dương, cho nên đức nó là nhún, tượng nó là gió, là cây. Tiểu (nhỏ) tức là m, súc (chứa) nghĩa là ngăn lại; trên Tốn dưới Kiền, lấy m chứa Dương. Lại quẻ này chỉ hào Sáu Tư là một hào m, trên, dưới năm hào Dương đều bị nó chứa, cho nên mới là tiểu súc (chứa nhỏ). Lại nữa, lấy m chứa Dương, buộc được mà không thể bền, cũng là tượng "cái chứa còn nhỏ". Trong mạnh, ngoài nhún, hào Hai, hào Năm đều là Dương và đều ở giữa một quẻ mà làm việc, có tượng "cứng mà lại giữa, chí được thực hành", cho nên lời chiêm của nó nên được hanh thông. Nhưng sự chứa chưa được tột bậc mà cái thi thố chưa được hiển hiện, cho nên có tượng "mây dầy không mưa, ở cõi Tây ta". Bởi vì mây dầy là vật thuộc về m, cõi tây là phương thuộc về m, ta là Văn Vương tự xưng, vua Văn diễn Kinh Dịch ở ngục Dũ Lý[138], coi ra xứ Kỳ Chu[139] thì là phía Tây, chính là thời của quẻ Tiểu Súc. Kẻ bói được quẻ này thì sự chiêm cũng như tượng ấy.
LỜI KINH
彖曰: 小畜, 柔得位而上下應之, 曰小畜.
Dịch âm. Thoán viết: Tiểu Súc, nhu đắc vị nhi thượng hạ ứng chi, viết Tiểu Súc.
Dịch nghĩa. Lời thoán nói rằng: Quẻ Tiểu Súc, mềm được ngôi mà trên, dưới ứng nó, gọi là chứa nhỏ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây là nói về nghĩa thành quẻ, lấy hào m ở ngôi Tư, lại ở quẻ trên, tức là mềm được ngôi. Trên, dưới năm hào m đều ứng với nó, vì bị nó chứa. Là một hào m mà nuôi đến năm hào Dương, có thể buộc mà không thể bền, nên mới cho là chứa nhỏ. Lời Thoán giải nghĩa thành quẻ mà thêm chữ viết là đều trọng vê tên quẻ, thế văn nên thế.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây lấy thể quẻ thích nghĩa tên quẻ. "Mềm được ngôi" chỉ về hào Sáu ở ngôi Tư, "Trên, dưới" chỉ về năm hào Dương.
LỜI KINH
健而巽, 剛中而志行, 乃亨.
Dịch âm. Kiện nhi tốn, cương trung nhi chí hành, nãi hanh.
Dịch nghĩa. Mạnh mà nhún, cứng giữa mà chí được thi hành, mới hanh thông.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây là nói về tài quẻ. Trong mạnh mà ngoài nhún, thế là mạnh mà biết nhún. Hào Hai, hào Năm đều ở giữa quẻ, thế là cứng giữa. Tính dương tiến lên, mà ở dưới lại là thể Kiền, đó là có chí về đường làm việc. Cứng ở giữa là cứng mà được giữa, lại là ở giữa mà cứng. Nói về sự chứa khí Dương thì cốt lấy đức mềm nhún; nói về sự được hanh thông thì cốt ở đức cứng giữa; nói về nghĩa thành quẻ thì là m chứa Dương; nói về tài quẻ thì là cứng giữa. Tài nó như thế, cho nên sự chứa của nó tuy nhỏ, mà cũng có thể hanh thông.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lấy đức quẻ thể quẻ mà nói thì hào Dương còn có thể hanh thông.
LỜI KINH
密雲不雨, 尚往也; 自我西郊, 施未行也.
Dịch âm. Mật vân bất vũ, thượng vãng dã; tự ngã Tây giao, thí vị hành dã.
Dịch nghĩa. Mây dày không mưa, vì còn đi vậy; tự cõi Tây ta, sự thi thố chưa được thực hành vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đạo "chứa" không thể thành lớn, như mây dày mà không thành mưa. m, Dương giao nhau được hoà hợp thì nó bền chắc với nhau mà thành mưa. Hai khí không hoà hợp nhau, Dương còn đi lên, cho nên không mưa. Bởi vì do ở khí của phương m ta xướng lên trước, nên không hoà hợp, mà không thể thành mưa, ấy là công lao chưa được thực hiện. Chứa nhỏ không thể thành lớn, cũng như mây của cõi Tây không thể thành mưa.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Còn đi, ý nói sự chứa chưa cùng cực, khí nó còn tiến lên.
LỜI KINH
象曰: 風行天上, 小畜, 君子以懿文德.
Dịch âm. Tượng viết: Phong hành thiên thượng, Tiểu Súc, quân tử dĩ ý văn đức.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Gió đi trên trời là quẻ Tiểu Súc, đấng quân tử coi đó mà làm cho tốt đức văn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Kiền là quẻ cứng mạnh mà bị Tốn chứa. Ôi cái tính cứng mạnh còn có kẻ mềm thuận chứa ngăn được nó. Tuy là chứa ngăn được nó, nhưng mà không thể nén sự cứng mạnh của nó một cách bền chặt, chỉ lấy sự mềm thuận ràng buộc nó lại mà thôi, cho nên mới là chứa nhỏ. Đấng quân tử coi nghĩa chứa nhỏ đó mà làm tốt đẹp đức văn. Chứa hợp có nghĩa là uẩn xúc, cái uẩn xúc của đấng quân tử, lớn thì đạo đức kinh luân, nhỏ thì văn chương tài nghệ. Đấng quân tử coi tượng Tiểu Súc để làm tốt đẹp đức văn; việc đó, so với đạo nghĩa thì là còn nhỏ.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Gió có khí mà không có chất, có thể chứa mà không thể lâu, cho nên là tượng chứa nhỏ. Làm tốt đức văn, ý nói chưa thể chứa chất được hậu, thi hành được xa.
LỜI KINH
初九: 復自道, 何其咎, 吉.
Dịch âm. Sơ Cửu: Phục tự đạo, hà kỳ cữu? Cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Trở lại với đạo lý, còn lỗi gì? Tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chín Đầu là hào Dương, thể Kiền. Dương là vật ở trên, lại là tài cứng mạnh, đủ để tiến lên, mà lại đồng chí với kẻ ở trên thì sự tiến lên, tức là con đường của nó. Vì vậy, mới nói "trở lại với đạo lý". Trở lại với đạo lý, còn trái lỗi gì, không lỗi mà lại tốt nữa. Các hào nói "không lỗi" đều là "như thế thì không có lỗi", cho nên nói rằng: "không lỗi là khéo chữa lỗi", dù cho nghĩa trong hào vốn hay, nhưng với cái nghĩa "không như thế thì không có lỗi" cũng không hại gì. Hào Chín Đầu này theo đường (đạo) mà đi, không có trái lỗi, cho nên nói rằng: "còn lỗi gì", đó là không lỗi một cách rất rõ ràng vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Quẻ dưới thể Kiền, vốn là vật ở trên, chí muốn tiến lên mà bị các hào m ngăn chứa. Nhưng hào Chín Đầu là thể Kiền, ở dưới, được chỗ chính, đằng trước xa với hào m, tuy là chính ứng với hào Tư, mà nó có thể tự giữ đường chính, không bị hào kia ngăn chứa, cho nên có tượng "tiến lên theo đạo lý". Kẻ xem như thế thì không có lỗi mà tốt.
LỜI KINH
象曰: 復自道, 其義吉也.
Dịch âm. Tượng viết: Phục tự đạo, kỳ nghĩa cát dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Trở lại với đạo lý, thửa nghĩa tốt vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tài Dương cương, trở lại với đạo lý thì nghĩa nó tốt. Hào Đầu với hào Tư là chính ứng, khi chứa thì nó chứa nhau.
LỜI KINH
九二: 牽復, 吉.
Dịch âm. Cửu Nhị: Khiên phục, cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Hai: Giật trở lại, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Hai là Dương ở giữa thể dưới, hào Năm là Dương ở giữa thể trên, đều lấy đức Dương cương, ở giữa, bị hào m ngăn chứa, và đều muốn trở lại phía trên. Hào Năm tuy là ở trên hào Tư, mà sự bị ngăn chứa thì giống hào Hai, tức là đồng chí với hào Hai. Cùng hoạn nạn thì lo cho nhau, hào Hai với hào Năm đồng chí, cho nên mới có dắt nhau trở lại. Hai hào Dương cùng tiến thì hào m không thể thắng được, mà sự trở lại được toại, cho nên mới tốt. Hỏi rằng: Được toại sự trở lại thì có thể lìa sự ngăn chứa được chăng? Đáp rằng: Phàm các lời hào đều bảo: "Hễ mà như thế thì có thể như thế", nếu mà đã rồi, thì là thì thế đã thay đổi ngầm rồi, còn dạy bảo làm gì? Hỏi rằng: Hào Năm là thể Tốn, Tốn chứa Kiền, mà lại co dắt hào Hai, là sao? Đáp rằng: Tuy nói về hai thể thì Tốn chứa Kiền, nhưng nếu nói cả quẻ thì là một hào m chứa năm hào Dương, trong Kinh Dịch, tuỳ thời lấy nghĩa, đâu như thế.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ba hào Dương chí giống nhau, mà hào Chín Hai dần dần gần với chỗ hiểm, vì nó cứng giữa, cho nên có thể co dắt với hào Chín Đầu mà đi trở lại, cũng là đạo tốt. Kẻ xem như thế thì tốt.
LỜI KINH
象曰: 牽復在中, 亦不自失也.
Dịch âm. Tượng viết: Khiên phục tại trung, diệc bất tự thất dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Dắt lại ở giữa, cũng là không tự mất vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây là ở giữa, được chỗ chính, cứng mềm, tiến lui, không sai đạo trung. Hào Dương trở lại, thể nó ắt mạnh, hào Hai vì được ở giữa, cho nên dẫu tiến lên mạnh, cũng không đến nỗi quá cứng, quá cứng thì tự mất. Trong hào chỉ nói về nghĩa dắt lại thì tốt. Lời Tượng lại phát minh thêm cái tốt của sự ở giữa.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chữ "cũng" là theo với nghĩa hào.
LỜI KINH
九三: 輿說輻, 夫妻反目.
Dịch âm. Cửu Tam: Dư thoát bức, phu thê phản mục.
Dịch nghĩa. Hào Chín Ba: Xe trụt bánh, chồng, vợ trở mắt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba là hào ở Dương, ở không được giữa; mà lại liền sát với hào Tư, tức là cái tình m, Dương tìm nhau; nó lại kề liền mà không chính giữa, đó là nó bị hào m ngăn chế cho nên không thể tiến lên, như chiếc xe trụt bỏ cái bánh, không thể đi được. Chồng vợ trở mắt, là hào m đáng lẽ bị chế với hào Dương, nay nó lại chế hào Dương như chồng, vợ trở mắt. Trở mắt là giương con mắt tức giận nhìn nhau, ấy là không thuận với chồng mà lại đè nén chồng vậy. Đàn bà được chồng yêu thương mê hoặc, rồi đến đè nén lại chồng. Chưa có khi nào chồng không lỗi đạo mà vợ lại đè nén được! Cho nên, những sự "trụt bánh" "trở mắt", đều là do hào Ba tự mình làm ra.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Chín Ba cũng muốn tiến lên, nhưng nó cứng mà không giữa, gần sát với hào m mà lại không phải chính ứng, chỉ vì m, Dương đẹp lòng nhau mà bị ràng buộc ngăn chứa không thể tự mình tiến lên, cho nên có tượng "xe trụt bánh xe". Song vì chí nó cứng mạnh, không thể dẹp đi mà còn tranh nhau với hào kia, cho nên lại là cái tượng "chồng vợ trở mắt". Kẻ xem như thế thì không thể tiến được mà lại có sự tranh giành.
LỜI KINH
象曰: 夫妻反目, 不能正室也.
Dịch âm. Tượng viết: Phu thê phản mục, bất năng chính thất dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Chồng vợ trở mắt, không chính được cửa nhà vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chồng vợ trở mắt là bởi không thể làm cho cửa nhà chính đính. Hào Ba không biết theo đạo mà tự xử, cho nên hào Tư mới đè nén được, không cho tiến lên. Cũng như người chồng không thế chính đính cửa nhà, đến nỗi để vợ trở mắt vậy.
LỜI KINH
六四: 有孚, 血去, 惕出, 无咎.
Dịch âm. Lục Tứ: Hữu phu, huyết khứ, dịch xuất, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Có tin, máu đi, sợ ra, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư trong thời chứa đựng, ở ngôi gần vua, ấy là kẻ ngăn chứa ông ta. Nếu mà trong lòng có sự tin thành thì hào Năm sẽ có bụng tin mà để cho nó ngăn chứa. Quẻ này là một hào m chứa các hào Dương, treo buộc ở hào Tư, hào Tư nếu muốn lấy sức mà chứa thì một kẻ mềm đôi địch với nhiều kẻ cứng, ắt bị đau hại, duy có hết lòng thành tín để ứng với nó thì có thể cảm được nó, cho nên mới xa được sự đau hại mà thoát khỏi sự sợ hãi. Như thế thì có thể không lỗi. Nếu không thế thì không tránh khỏi tai hại. Đó là cái đạo lấy kẻ mềm mà chứa kẻ cứng. Uy nghiêm như các ông vua, mà bọn bề tôi nhỏ nhặt, có khi ngăn chứa được lòng ham muốn của họ, là vì chúng có sự phu tín làm cho họ cảm.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lấy một hào m chứa mọi hào Dương, vốn vẫn có sự đau hại lo sợ, vì nó muốn mềm thuận được chỗ chính đính, trống rỗng bên trong, lại có hai hào Dương của thể Tốn giúp cho họ, ấy là tượng "có sự tin mà máu đi, sợ khỏi", không lỗi là phải. Cho nên mới răn kẻ xem cũng có đức ấy thì không có lỗi.
Lời bàn của tiên Nho. Hồ Vân Phong nói rằng: Hào Ba là Dương tiến lên hăng mạnh, hào Tư cố gượng ngăn lại, hào Ba tuy bị "trụt bánh xe", hào Tư cũng không thể không bị thương, cho nên mới nói là "máu" nói là "sợ", tức là có ý lo thay, ắt phải có sự tin thì máu có thể đi, sợ có thể khỏi, mới không có lỗi. ấy là răn bảo người ta vậy.
LỜI KINH
象曰: 有学, 惧出, 上合志也.
Dịch âm. Tượng viết: Hữu phu, dịch xuất, thượng hợp chí dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Có tin, sợ ra, trên hợp chí vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư đã có tín thì hào Năm tin dùng mà hợp chí với nó, vì vậy mới được "sợ ra" mà không lỗi. "Sợ ra" đủ biết là máu đi, lời Tượng chỉ nói "sợ ra" là nói cái nhẹ mà thôi. Hào Năm đã hợp chí thì các hào Dương đều theo.
LỜI KINH
九五: 有孚攣如, 富以其鄰.
Dịch âm. Cửu Ngũ: Hữu phu loan như, phú dĩ kỳ lân.
Dịch nghĩa. Hào Chín Năm: Có tin, dường co quẹo vậy, giàu vì láng giềng.
Truyện của Trình Di. Quẻ Tiểu Súc là lúc các hào Dương bị hào m ngăn chứa. Hào Năm lấy đức trung chính ở ngôi tôn, có sự phu tín thì loại của nó đều ứng theo nó, cho nên nói rằng: "dường co quẹo vậy", nghĩa là dắt díu nhau mà theo; hào Năm ắt phải co kéo nó đến mà giúp cho nó, thế là "giàu vì láng giềng", tức là hào Năm phải đem sức của mình để cùng giềng xóm cùng chung. Đấng quân tử bị kẻ tiểu nhân làm khốn, bậc chính nhân bị bọn gian tà làm ách thì kẻ ở dưới ắt phải vin kéo người trên, hẹn để cùng tiến; kẻ ở trên ắt phải cứu dẫn được dưới, để cùng gắng sức. Không phải chỉ là đem sức mình giúp đỡ cho người mà thôi, cũng phải nhờ về sức kẻ ở dưới giúp đỡ để làm cho thành cái sức của mình nữa.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hai hào thể Tốn, chung sức chứa Kiền, ấy là cái tượng láng giềng, mà hào Chín Năm ở giữa, đứng ngôi tôn, thế nó có thể làm việc để gồm cả trên lẫn dưới, cho nên mới là cái tượng "có sự tin dính chắc dùng sức phú hậu sai khiến láng giềng" Chữ 以 (dĩ) này cũng như chữ 以 (dĩ), trong những câu "dĩ... sư" của kinh Xuân thu, ý nói có thể sai khiến được nó. Kẻ xem có sự tin thì được như thế.
LỜI KINH
象曰: 有孚攣如, 不獨富也.
Dịch âm. Tượng viết: Hữu phu loan như, bất độc phú dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Có tin dường co quẹo vậy, là không giàu một mình vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Có tin dường co quẹo vậy, nghĩa là láng giềng loài giống đều co dắt nhau mà theo nó, cùng mọi người chung sự ham thích, không riêng có cái giàu của mình. Đấng quân tử gặp khi nạn ách, chỉ vì có lòng chí thành, cho nên được sức mọi người giúp đỡ mà lại có thể giúp cho mọi người.
LỜI KINH
上九: 旣雨, 旣處, 尚德載, 婦貞厲. 月幾望, 君子征凶.
Dịch âm. Thượng cửu: Ký vũ, ký xử, thượng đức tái, phụ trinh lệ, Nguyệt cơ vọng, quân tử chinh hung.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Đã mưa, đã ở, chuộng đức chở, đàn bà chính bền, nguy. Mặt trăng hầu đến tuần vọng, đấng quân tử đi thì hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Trên, cùng tột sự nhún thuận, ở về trên quẻ, nhằm chót sự chứa, tức là đã từ sự chứa mà đến sự ngăn, nghĩa là nó bị hào Tư ngăn đón. Đã mưa là hòa, đã ở là ngăn. m mà chứa Dương, không hòa thì không thể ngăn, đã hòa và đã ngăn, ấy là đạo "chứa" xong rồi. Quẻ Đại Súc là sự chứa lớn, cho nên khi đã cùng tột thì tan, quẻ Tiểu Súc là sự chứa nhỏ, cho nên khi đã cùng tột thì thành. "Chuộng đức chở", nghĩa là hào Tư dùng đức mềm nhún chứa đầy mà đến lúc hoàn thành. m mềm chứa Dương, không phải một sớm một tối mà có thể thành, phải do tích lũy mà tới, không thể không răn. "Tái" là chứa chỗ đầy chặt. "Đàn bà chính bền, nguy" nghĩa là kẻ m chứa kẻ Dương, kẻ mềm chứa kẻ cứng, đàn bà nếu cứ chính bền mà giữ lối đó, ấy là cách nguy nghèo. Đâu có vợ đè nén chồng, tôi đè nén vua mà có thể yên? Mặt trăng đến tuần vọng thì có thể địch với mặt trời, "mặt trăng hầu đến tuần vọng" ý nói mặt trăng đã thịnh, sắp sửa địch được mặt trời. m có thể chứa Dương, mà nói "hầu đến tuần vọng" là sao? Đó là vì m mềm nhún chỉ chứa được cái chí của Dương, không phải sức lực có thể chứa nó. Nhưng nếu chứa mãi không thôi thì nó sẽ thịnh hơn Dương mà thành ra hung. Trong khi hầu đến tuần vọng mà răn sẵn sàng: "Đàn bà sắp địch được mình rồi đấy, đấng quân tử hễ mà hành động thì hung". Quân tử chỉ về Dương, "chinh" là hành động. "Cơ vọng" là lúc mặt trăng sắp đầy. Nếu đã tuần vọng Dương tiêu rồi, còn răn được sao?
Bản Nghĩa của Chu Hy - Sự chứa đã cùng tột mà hoàn thành tức là m, Dương đã hòa, cho nên là tượng "đã mưa, đã ở". Đó là vì tôn chuộng âm đức, đến nỗi chứa đầy mà thành ra thế. Bởi tại m đặt lên Dương, cho nên tuy chính cũng nguy. Khi m đã thịnh mà chống lại khí Dương thì đấng quân tử không thể làm việc. Lời chiêm như thế, tức là răn bảo sâu lắm.
LỜI KINH
象曰: 既雨既處, 德積載也, 君子征凶, 有所疑也.
Dịch âm. Tượng viết: Ký vũ, ký sử, đức tích tái dã; quân tử chinh hung, hữu sở nghi dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đã mưa, đã ở, đức chứa chở vậy; đấng quân tử đi thì hung, có thửa ngờ vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đã mưa, đã ở, ý nói đạo "chứa" tích đầy mà thành; m hầu như thịnh cực, đấng quân tử hành động thì có sự hung. m chọi được Dương thì làm tiêu Dương, kẻ tiểu nhân chống được đấng quân tử thì ắt làm hại đấng quân tử, lẽ nào mà không nghi ngờ? Nếu biết nghi ngờ từ trước mà răn sợ sẵn, tìm cách để cho nó đi thì không đến nỗi phải hung.
QUẺ THIÊN TRẠCH LÝ
Kiền trên; Đoái dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Lý[140]. Tự Quái nói rằng: Người ta chứa họp rồi mới có lễ, cho nên tiếp đến là quẻ Lý. Ôi, người ta họp lại thì có lớn nhỏ, cao thấp, tốt xấu khác nhau, đó là người ta chứa họp, rồi mới có lễ, vì vậy quẻ Lý mới nối tiếp Tiểu Súc. Lý tức là lễ, lễ là cái cái mà người ta xéo lên[141]. Nó là quẻ trời trên, chằm dưới; trời mà ở trên, chằm mà ở dưới, đó là phận trên, dưới, là nghĩa tôn ty, lẽ phải như thế. Lễ là gốc của đạo làm người và là con đường người ta thường thường xéo lên, cho nên mới là quẻ Lý. Lý nghĩa là giầy, là bị giầy...Là kẻ mềm yếu mà giầy lên kẻ cứng mạnh cho nên là Lý. Không nói cứng giầy lên mềm mà nói mềm giầy lên cứng, là vì kẻ cứng cưỡi lên kẻ mềm tức là lẽ thường, không đáng nói. Cho nên trong Kinh Dịch chỉ nói kẻ mềm cưỡi kẻ cứng, không nói kẻ cứng cưỡi kẻ mềm.
LỜI KINH
履虎尾, 不咥人, 亨.
Dịch âm. Lý hổ vĩ, bất chất nhân, hanh.
Dịch nghĩa. Xéo đuôi cọp, không cắn người, hanh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Lý là đường người ta vẫn xéo, trời ở trên mà chằm ở dưới, lấy kẻ mềm bị giầy xéo với kẻ cứng, trên, dưới đều đúng nghĩa, là việc rất thuận, lẽ rất đáng, người ta cứ thế mà đi, tuy xéo vào chỗ nguy hiểm cũng không hại gì, cho nên xéo lên đuôi cọp mà không bị cắn, vì vậy mới hanh được.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đoái cũng là tên quẻ ba vạch, một vạch m hiện ở trên hai vạch Dương, cho nên đức nó là đẹp lòng, tượng nó là chằm. "Lý" nghĩa là cố chỗ noi theo mà lên, Đoái mà gặp Kiền tức là hòa thuận đẹp lòng để theo sau kẻ cứng mạnh, có tượng "xéo lên đuôi cọp mà không bị cắn", cho nên quẻ Lý nó là Lý mà lời chiêm thì thế. Người ta có thể như thế thì tuy ở chỗ hiểm nghèo cũng không hại gì.
LỜI KINH
彖曰: 履, 柔履剛也. 説而應乎乾, 是以履虎尾, 不咥人, 亨. 剛中正, 履帝位而禾疚, 光明也.
Dịch âm. Thoán viết: Lý, nhu lý cương dã; duyệt nhi ứng hồ Kiền, thị dĩ lý hổ vĩ, bất chất nhân, hanh. Cương trung chính, lý đế vị nhi bất khứu, quang minh dã.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Lý là mềm xéo theo cứng. Đẹp lòng mà ứng với trời, thế cho nên xéo đuôi cọp, không cắn người, hanh. Dương cương trung chính, xéo ngôi vua mà không mỏi mệt, sáng láng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đoái là m mềm, xéo tựa Kiền là Dương cứng, đó là mềm xéo theo cứng. Đoái lấy đức đẹp lòng xuôi thuận ứng với Kiền là Dương cương mà xéo tựa nó, ấy là dưới thuận với trên, m vâng theo Dương, chính là lý chí trong thiên hạ. Xéo mà như thế, rất thuận rất đáng, tuy xéo đuôi cọp cũng không bị đau hại. Cứ thế xéo đi, sự hanh thông có thể biết chắc. Hào Chín Năm lấy đức Dương Cương trung chính, cao xéo ngôi vua mà không mệt mỏi, ấy sự rất khéo trong cách "xéo", tức là kẻ sáng láng vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Câu đầu dùng hai thể thích nghĩa tên quẻ, câu giữa dùng đức quẻ thích lời Thoán[142] câu cuối lại lấy thể quẻ nói rõ cho ra, có ý chỉ hào Chín Năm.
LỜI KINH
象曰: 上天下澤, 履. 君子以辯上下, 定民志.
Dịch âm. Tượng viết: Thượng thiên hạ trạch, Lý. Quân tử dĩ biện thượng hạ, định dân chí.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Trên trời dưới chằm, là quẻ Lý. Đấng quân vương coi đó mà phân biệt trên, dưới, định chí dân.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trời ở trên, chằm ở dưới, tức là chính lý trong thiên hạ. Sự xéo đi của người ta cũng nên như thế, nên mới lấy tượng của nó mà làm quẻ Lý. Đấng quân tử theo tượng quẻ Lý mà phân biệt phận của trên, dưới, để định chí dân của mình.
LỜI KINH
初九: 素履, 往無咎.
Dịch âm. Sơ Cửu: Tố lý, vãng vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Xéo theo sự vốn có, đi, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Xéo chỗ thấp nghĩa là đi. Hào Đầu ở chỗ rất thấp, tức là kẻ vốn ở dưới, mà tài Dương cứng có thể tiến lên. Nếu cứ yên phận thấp kém của mình vốn có mà đi thì không có lỗi. Người ta không biết tự yên cái phận nghèo hèn của mình vốn có thì sự tiến lên của họ chỉ là tham bạo hành động, cầu để ra khỏi cảnh nghèo hèn mà thôi, không phải kẻ muốn làm việc. Hễ đã được tiến ắt phải kêu dật, cho nên đi thì có lỗi. Đấng quân tử thì yên lặng theo phận vốn có, khi ở lại thì vui, khi tiến lên thì sẽ cố làm chuyện gì, cho nên hễ đã được tiến thì phải làm việc, mà không việc gì không hay.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào này là Dương cương, ở dưới, nhằm đầu sự "xéo", chưa bị vật khác làm cho dời đổi, mà còn noi theo sự vốn có của mình. Kẻ xem như thế thì không có lỗi.
LỜI KINH
象曰: 素履之往, 獨行願也.
Dịch âm. Tượng viết: Tố lý chi vãng, độc hành nguyện dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Việc đi của kẻ xéo theo sự vốn có, tức là một mình làm theo chí nguyện vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Yên lòng xéo theo sự vốn có của mình, không phải cẩu thả cầu lợi, chỉ là riêng muốn thực hành chỉ mình mà thôi... Nếu lòng muốn sanh và lòng hành đạo giao chiến ở trong bụng thì há có thể yên lòng xéo theo sự vốn của mình?
LỜI KINH
九二: 履道坦坦, 幽人貞吉.
Dịch âm. Cửu Nhị: Lý đạo thản thản, u nhân trinh cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Hai: Xéo đường bằng phẳng, người uẩn chính bền thì tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Hai ở ngôi mềm, rộng rãi được chỗ giữa, cái đường của nó vẫn xéo là đường bằng phẳng dễ dãi, cũng phải là người trong lòng u tĩnh yên lặng ở cảnh đó thì mới có thể chính bền mà tốt. Hào Chín Hai là Dương, chí muốn tiến lên, cho nên mới có lời răn "u nhân".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào này cứng giữa, ở dưới, không có kẻ ứng với mình ở trên, cho nên là tượng "xéo đường bằng phẳng, tối tăm trơ trọi, giữ lấy chính bền". Kẻ u ẩn gặp lời chiêm này thì chính là tốt.
LỜI KINH
象曰: 幽人貞吉, 中不自亂也.
Dịch âm. Tượng viết: U nhân trinh cát, trung bất tự loạn dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Người u uẩn chính bền thì tốt, trong chẳng tự rối vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Xéo đường cốt ở yên tính. Trong bụng yên lặng chính đính thì đường mình xéo yên ổn rộng rãi. Nếu mà nóng nảy động cựa thì há có thể yên với cái đường mình xéo? Cho nên ắt phải là người u uẩn thì mới có thể vững bền mà tốt. Bởi vì trong lòng yên lặng, không vì sự lợi lộc và sự ham muốn mà tự rối loạn.
LỜI KINH
六三: 眇能視, 陂能履, 履虎尾, 咥人, 凶. 武人為乎大君.
Dịch âm. Lục Tam: Diểu năng thị, bí năng lý, lý hổ vĩ, chất nhân hung. Vũ nhân vi vu đại quân.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: Chột biết trông, què biết xéo, xéo đuôi cọp, cắn người, hung. Kẻ vũ nhân làm đấng đại quân.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba là thể m, ở ngôi Dương, chỉ muốn cứng mà thể vốn m nhu, không thể giữ bền con đường mình xéo, cho nên, như người mù chột nhìn trông, sự thấy của họ không rõ, như người què quặt bước xéo, sự đi của họ không xa, tài đã không đủ, lại ở không được giữa, bước xéo không phải đường chính, chăm chăm muốn cứng, hễ mà bước xéo như thế thì là xéo vào chỗ hiểm nghèo, cho nên gọi là "xéo đuôi cọp". Vì không khéo xéo mà xéo vào chỗ hiểm nghèo thì ắt bị họa hoạn, cho nên nói là "cắn người, hung". "Kẻ vũ nhân làm đấng đại quân như kẻ vũ tợn mà ở trên người ta thì chỉ "dông" sự nóng nảy thô suất của họ mà thôi, chứ không thể bước xéo một cách xuôi thuận mà tới nơi xa. Không trung chính mà chí cứng, bèn bị các hào Dương không cùng với, vì thì mà nó nóng nảy xéo chỗ nguy hiểm, mà được sự hung.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Sáu Ba chẳng giữa chẳng chính, mà chí cứng, dùng cách đó mà xéo theo Kiền ắt bị đau hại, cho nên tượng nó như thế, mà kẻ xem gặp thế thì hung. Nó là tượng những kẻ cương vũ đắc chí dông tợn Tần Chính[143], Hạng Tịch,[144] há có thể lâu?
Lời bàn của tiên Nho. Phan Qua Sơn nói rằng: Là hào Sáu ở ngôi Ba, chất mềm chí cứng, không lượng sức mình muốn làm việc liền, ứng với nhau hào Chín Trên mà xéo theo các hào Dương, như kẻ chột muốn trông, kẻ què muốn bước, kẻ vũ nhân muốn làm vua hung là nên lắm.
LỜI KINH
象曰: 眇能視, 不足以有明也. 陂能履, 不足以與行也. 咥人之凶, 位不當也. 武人為于大君, 志剛也.
Dịch âm. Tượng viết: Diểu năng thị, bất túc dĩ hữu minh dã; bí năng lý, bất túc dĩ dữ hành dã. Chất nhân chỉ hung, vị bất đáng dã. Vũ nhân vi vu đại quân, chí cương dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Chột biết trông, không đủ để có sáng vậy; què biết xéo, không đủ để cùng đi vậy. Cái "hung" của sự cắn người, ngôi không đáng vậy. Kẻ vũ nhân muốn làm đấng đại quân, chí cứng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Những người m nhu, tài họ không đủ, trông không thể rõ, đi không thể xa, mà cứ muốn chăm chăm muốn cứng thì Tượng như thế, có thể khỏi hại được chăng? Là kẻ mềm ở ngôi Ba, không phải chỗ chính của nó, sở dĩ phải đến vạ hại, bị cắn mà hung. Lấy kẻ vũ nhân làm thí dụ, là vì nó ở ngôi Dương, tài yếu mà chí cứng. Chí cứng thì hay động càn, xéo không theo đường, như kẻ vũ nhân mà làm đấng đại quân vậy.
LỜI KINH
九四: 履虎尾, 愬愬, 終吉.
Dịch âm. Cửu Tứ: Lý hổ vỹ, tố tố, chung cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Tư: Xéo đuôi cọp, nơm nớp, sau chót tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Tư là Dương cương mà thể Kiền, tuy ở ngôi Tư mà phần cứng vẫn hơn. Ở chỗ gần vua, nhiều sự sợ, lại không có nghĩa tương đắc, hào Năm lại là bậc cương lại quá, cho nên là dáng "xéo lên đuôi cọp, nơm nớp sợ hãi". Nếu biết sợ hãi thì sau chót sẽ tốt. Bởỉ vì hàọ Chín tuy cứng mà chí thì mềm, [nên] ngôi Tư tuy gần vua mà nó không ở, hễ biết nơm nớp cẩn thận lo sợ thì sau chót khỏi nguy mà được tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Chín Tứ cũng là kẻ không trung chính, xéo theo hào Chín Năm là kẻ cứng, nhưng vì lấy chất cứng ở ngôi mềm nên biết răn sợ mà được trọn tốt.
LỜI KINH
象曰: 愬愬, 終吉, 志行也.
Dịch âm. Tượng viết: Tố tố, chung cát, chí hành dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Nơm nớp, sau chót tốt, chí đi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Có thể nơm nớp sợ hãi thì sau chót được tốt, là vì chí ở sự đi mà không chịu ở, lìa bỏ chỗ nguy là tốt. Dương cương là kẻ đi được, ở chỗ mềm là kẻ sự xuôi thuận tự xử.
LỜI KINH
九五: 夬履, 貞厲.
Dịch âm. Cửu Ngũ: Quải lý, trinh lệ.
Dịch nghĩa. Hào Chín Năm: Quyết xéo, chính bền nguy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quải là cương quyết, hào Năm lấy đức Dương cương, thể Kiền, ở ngôi chí tôn, là kẻ tự dùng sự cương quyết của mình mà đi. Như thế thì, tuy được chỗ chính cũng nguy dữ. Thánh nhân đời xưa, ở ngôi tôn trong thiên hạ, sự sáng đủ để soi xét, sự cứng đủ để quyết đoán, thế đủ để tự chuyên, nhưng mà chưa từng không để cho hết lời bàn của thiên hạ, tuy kẻ cắt cỏ kiếm củi là hạng nhỏ nhặt, cũng ắt theo, vì thế mới là ông thánh, xéo ngôi vua mà sáng suốt. Nếu cứ vậy ta cương minh, quyết đi không ngoảnh lại, tuy là được chỗ chính đính cũng là cách nguy, có thể giữ bền được chăng? Có tài cương minh mà nếu cứ chuyên một bề tự nhiệm, còn là cách nguy, huống chi kẻ cương minh không đủ. Trong Kinh Dịch nói chữ "trinh lệ" nghĩa là không giống nhau, tùy quẻ có thể thấy được.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Chín Năm lấy đức cương trung xéo chính ngôi vua mà dưới là quẻ Đoái có tính vui đẹp ứng nhau với nó, phàm các việc tất nhiên là làm, không còn nghi ngại, cho nên tượng nó là quyết. Nhất quyết mà xéo, giả có được lẽ chính đính cũng là đạo nguy, cho nên lời chiêm của nó là "tuy chính mà nguy". Răn bảo người ta sâu lắm.
LỜI KINH
象曰: 夬履貞厲, 位正當也.
Dịch âm. Tượng viết: Quải lý trinh lệ, vị chính đáng dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Quyết xéo, chính bền, nguy, ngôi chính đáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Răn kẻ quyết xéo, vì nó chính đáng ngôi tôn. Ở ngôi chí tôn, giữ cái thế có thể tự chuyên mà tự mình dùng sự cương quyết, không còn sợ hãi thì dùng được chỗ chính đáng cũng là đạo nguy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hại về tự thị.
LỜI KINH
上九: 視履考祥, 其旋元吉.
Dịch âm. Thượng Cửu: Thị lý khảo tường, kỳ tuyền nguyên cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Coi sự xéo, xét điềm lành, thửa quanh cả tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Trên ở cuối cuộc "xéo", trong lúc cuối, coi lại đường đã xéo đi, để xét về sự thiện, các họa phúc của nó, nếu nó quanh lại thì thiện là tốt. "Quanh" là quanh vòng đầy đủ, không cái gì không đến nơi. Người ta xéo rồi, xét coi lúc sau chót, nếu như đầu, chót chu toàn không thiếu thốn thì là thiện đến tột cùng, cho nên cả tốt. Người ta lành dữ, quan hệ ở sự xéo của mình, thiện ác nhiều hay ít, ấy là lành dữ lớn hay nhỏ.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Coi chót cuộc "xéo" để xét điều lành của nó, [nếu] chu toàn không thiếu thì là cả tốt. Đó là vạ phúc của lẽ xem, phải coi ở sự "xéo" của họ [chứ] chưa [dám] nhất định.
LỜI KINH
象曰: 元吉在上, 大有慶也.
Dịch âm. Tượng viết: Nguyên cát tại thượng, đại hữu khánh dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cả tốt ở trên, cả có phúc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Trên là chót cuộc "xéo". Sự "xéo" của người ta, hễ thiện mà tốt, đến chót chu toàn không thiếu, tức là người cả có phúc. Sự hành động của người ta quí ở có lúc sau chót.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Nếu được cả tốt thì là có cả phúc khánh.
Lời bàn của tiên Nho. Vương Phụ Tự nói rằng: Hào Dương mà ở ngôi m tức là khiêm tốn, cho nên trong quẻ này lấy Dương ở ngôi m làm thiện.
QUẺ ĐỊA THIÊN THÁI
Khôn trên; Kiền dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Thái, Tự Quái nói rằng: Xéo mà hanh thái mới yên, cho nên tiếp đến là quẻ Thái. Xéo được nơi chốn thì thư thái, thư thái thì yên ổn, vì vậy quẻ Thái mới nối tiếp Lý. Nó là quẻ Khôn m ở trên, Kiền Dương ở dưới, khí của trời đất m, Dương giao nhau mà dung hòa thì muôn vật sinh thành, cho nên mới là thông thái.
LỜI KINH
泰, 小往大來, 吉, 亨.
Dịch âm. Thái, tiểu vãng, đại lai, cát hanh.
Dịch nghĩa. Quẻ Thái, nhỏ đi, lớn lại, lành tốt, hanh thông.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Nhỏ là m, lớn là Dương, "đi" là đi ra ngoài, "lại" là ở bên trong, khí m hạ xuống, khí Dương bốc lên, tức là giao nhau. m, Dương lợi xướng thì muôn vật được sống thỏa, ấy là trời đất thông thái. Nói về việc người thì lớn là đấng quân thượng, nhỏ là kẻ thần hạ, ông vua suy lòng thành thật để dùng kẻ dưới, bề tôi hết lòng thành thật để thờ vua, chí của kẻ trên người dưới thông nhau, ấy là cuộc Thái của triều đình. Dương là quân tử, m là tiểu nhân, quân tử lại ở bên trong, tiểu nhân đi ở bên ngoài, quân tử được ngôi, tiểu nhân ở dưới, ấy là cuộc Thái của thiên hạ. Đó là đạo của cuộc Thái, tốt mà lại hanh. Không nói "nguyên cát" mà nói "cát hanh" là vì thời có khi lên, khi xuống, trị có cuộc lớn, cuộc nhỏ, tuy là hanh thái, cũng không thể nói nhất khái. Nói "cát hanh" thì bao bọc được cả.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Thái là hanh thông, nó là quẻ trời đất giao nhau mà hai khí thông nhau, cho nên là thái, quẻ tháng giêng đó. Nhỏ là m, lớn là Dương, ý nói Khôn đi ở ngoài, Kiền đến ở trong, lại tự quẻ Qui Muội mà lại thì là hào Sáu đi ở ngôi Tư, hào Chín lại ở ngôi Ba. Kẻ xem có đức cương Dương thì tốt mà hanh thông.
LỜI KINH
彖曰: 泰, 小往大來, 吉亨, 則是天地交而萬物通也, 上下交而其志同也. 内陽而外陰, 内健而外順, 内君子而外小人, 君子道長, 小人道消也.
Dịch âm. Thoán viết: Thái tiểu vãng đại lai, cát hanh, tức thị thiên địa giao nhi vạn vật thông dã; thượng hạ giao nhi kỳ chí đồng dã. Nội Dương nhi ngoại m, nội kiện nhi ngoại thuận, nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Thái, nhỏ đi lớn lại, tốt và hanh thông, trời đất giao nhau mà muôn vật hanh thông vậy; trên, dưới giao nhau mà chí giống nhau vậy. Trong Dương mà ngoài m, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân, đạo quân tử lớn lên, đạo tiểu nhân tiêu đi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Nhỏ đi lớn lại, tức là m đi mà Dương lại thì là khí của trời đất m, Dương giao nhau mà muôn vật được thỏa sự thông thái của nó; ở người ta thì tình trên, dưới giao nhau mà chí ý giống nhau. Dương lại ở trong, m đi ở ngoài là Dương tiến mà m lui; Kiền mạnh ở trong, Khôn thuận ở ngoài là trong mạnh và ngoài thuận, tức là đạo của đấng quân tử, quân tử ở trong, tiểu nhân ở ngoài là đạo quân tử lớn lên, đạo tiểu nhân tiêu đi, vì vậy mới là Thái.
LỜI KINH
象曰: 天地交, 泰, 後以裁成天地之道, 辅相天地之宜, 以左右尾.
Dịch âm. Tượng viết: Thiên địa giao, Thái, hậu dĩ tài thành thiên địa chi đạo, phụ tướng thiên địa chi nghi, dĩ tả hữu dân.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Trời đất giao nhau là quẻ Thái, ông vua coi mà sửa nên đạo của trời đất, giúp tập sự nên phải của trời đất, để đỡ đần dân.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trời đất giao nhau mà m, Dương hòa nhau thì muôn vật tươi tốt thỏa thuê, vì vậy mới thái. Đấng nhân quân nên thể theo cái tượng trời đất thông thái để sửa nên đạo của trời đất, giúp tập sự nên phải của trời đất, để đỡ đần cho kẻ sinh dân. "Tài" là thể theo cái đạo giao thái của trời đất mà sửa chế đi cho thành cái phép thi thố công việc. "Giúp lập sự nên phải của trời đất" là trời đất thông thái thì muôn vật tươi tốt thỏa thuê, đấng nhân quân thể theo chỗ đó mà làm phép tắc, khiến cho kẻ dân dùng thời của trời, nhân lợi của đất, giúp đỡ công việc hỏa dục, cho thành cái lợi thịnh tốt, ví như khí mùa xuân phát sinh muôn vật thì làm ra phép gieo trồng, khí mùa thu kết chắc muôn vật thì làm ra phép thu liễm, đó là giúp lập sự đáng nên của trời đất để đỡ đần phụ trợ cho dân. Dân sống, ắt nhờ đấng quân thượng làm ra phép tắc để dạy bảo dắt dìu giúp đỡ cho họ, mới được thỏa sự sinh dưỡng. Thế là đỡ đần cho họ.
Bản Nghĩa của Chu Hy. "Tài thành" là để nén bớt chỗ thái quá, "phụ tướng" là để bù đắp chỗ bất cập.
LỜI KINH
初九: 拔茅茹, 以其彙, 征吉.
Dịch âm. Sơ Cửu: Bạt mao như, dĩ kỳ vựng, chinh cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Nhổ cụm cỏ tranh, lấy vầng nó, đi tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Đầu là hào Dương, ở dưới, ấy là kẻ có tài cương minh mà ở ngôi dưới. Thời bĩ thì quân tử lui mà ở chỗ cùng, thời đã thái thì để chí ở sự tiến lên. Đấng quân tử tiến lên ắt cùng bè loại dắt díu nhau, như rễ cỏ tranh vậy, hễ nhổ một cây thì nó kéo nhau mà lên. "Như" là rễ cây giằng díu nhau, cho nên dùng để làm tượng. "Vựng" tức là loài, người hiền tiến lên thì đem cả loài cùng tiến, đồng một chí hướng để thi hành cái đạo của mình. Vì vậy mới tốt. Đấng quân tử tiến lên, chẳng những chí ở muốn làm trước nhau, vui ở cùng nhau làm thiện, thực là nhờ nhau để cho nên việc. Cho nên, dù là quân tử hay tiểu nhân, chưa có người nào có thể riêng đứng một mình, không nhờ bè bạn giúp đỡ. Tự xưa đến nay, hễ đấng quân tử được ngôi thì người hiền thiên hạ họp ở triều đình, cùng chí hiệp sức để làm cho thành cuộc Thái của thiên hạ; tiểu nhân ở ngôi thì kẻ chẳng hiền cùng tiến lên, rồi đảng họ thắng, mà thiên hạ bĩ. Nghĩa là loại nào theo với loại ấy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ba hào Dương ở dưới, liền nhau mà tiến, đó là cái tượng nhổ cỏ tranh cả cụm. "Thịnh chinh" là đi thì tốt. Kẻ xem là hạng Dương cương thì sự đi của họ tốt lành. Sách Đông Lâm của Quách Phác đọc đến chữ 彙 "vựng"' dứt câu, quẻ dưới cũng theo lệ ấy.
LỜI KINH
象曰: 拔茅茹, 征吉, 志在外也.
Dịch âm. Tượng viết: Bạt mao như, chinh cát, chí tại ngoại dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng viết rằng: Nhổ cỏ tranh, đi, tốt, chí ở ngoài vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đời sắp hanh thái thì các người hiền đều muốn tiến lên. Chí ba hào Dương muốn tiến như nhau, cho nên mới lấy cái tượng "cụm cỏ, vầng đi". Chí ở ngoài tức là tiến lên.
LỜI KINH
九二: 苞荒, 用馮河, 不遐遗, 朋亡, 得尚于中行.
Dịch âm. Cửu Nhị: Bao hoang, dụng bằng hà, bất hà di, bằng vong, đắc thượng vu trung hàng.
Dịch nghĩa. Hào Chín Hai: Bao dung sự hoang rậm, dùng để tay không lội sông, không sót việc xa; bè cánh mất, được sánh ở hàng giữa.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Hai là Dương cương được chỗ giữa, trên thì ứng nhau với hào Năm, hào Năm là hạng mềm thuận, được chỗ giữa, dưới ứng nhau với hào Hai, vua tôi cùng đức, vì vậy mà cái tài cương trung được người bề trên chuyên dùng. Cho nên hào Hai tuy ở vào ngôi bề tôi mà chính là chủ việc trị cuộc "Thái", đó là như đoạn trên nói "trên, dưới giao nhau mà chí giống nhau, cho nên đạo trị cuộc "Thái" là lấy hào Hai làm chủ mà nói: Bao dung sự hoang rậm, dùng để tay không lội sông, chẳng sót việc xa, bè cánh mất, bốn điều đó là cách để ở cuộc Thái. Thường tình người ta hễ yên rồi thì chính sự thư hoãn, pháp độ bê trễ, mọi việc đều không có cách dè dặt chỉnh trị, ắt phải có lượng bao bọc những cái hoang uế thì các sự thi thố, rộng rãi kỹ càng, tệ chính thay đổi, công việc chỉnh tề, mà người ta sẽ lấy làm yên. Nếu không có lượng bao hàm rộng rãi, lại có bụng ghen ghét thì là không biết tính sâu xa mà có cái lo về sự hung tợn khinh nhờn, cái tệ lâu ngày chưa bỏ được mà sự lo bên cạnh đã sinh ra, cho nên cốt ở bao dung sự hoang rậm. Dùng để tay không lội sông: Trong đời thái bình êm ả, người ta vẫn quen ở yên đã lâu, thường hay yên về thủ thường, lười về nhân tuần, sợ sự thay đổi, nếu không có cái hăng hái của kẻ tay không lội sông thì không thể nào làm việc trong lúc đó. Tay không lội sông, nghĩa là cương quyết, quả cảm, đủ để qua chỗ sâu, vượt chỗ hiểm. Từ xưa những đời thái bình thịnh trị, ắt dần dần sinh ra suy đồi, bởi vì quen thói yên rồi, nhân tuần mà thành ra thế, không phải ông vua cương đoán và người phụ tướng oanh liệt, không thể hăng hái để đổi tệ đó, cho nên nói rằng: "Dùng để tay không lội sông". Có [người] ngờ rằng trên nói "dùng để tay không lội sông" thì là hăng hái cải cách, giống như phải trái với nhau. Như vậy mà không biết rằng: đem lượng làm dong, làm việc cương quyết, đó là cách làm việc của thánh hiền. Không sót chỗ xa: Trong đời thái bình yên ổn, người ta quen với sự bình trị thì chỉ tạm bợ cầu được yên rồi mà thôi, đâu biết lo sâu nghĩ xa tới việc xa xôi? Kẻ trị cuộc Thái, nên chu tất với hết mọi việc, tuy là xa xôi cũng không thể bỏ sót, như là việc nhỏ nhặt, u uẩn, những người hiền ở chỗ hẻo lánh, v.v. đều là chỗ xa xôi, thời buổi thái bình thường hay bỏ sót. Bè cánh mất: Ôi, đời đã thái bình người ta đã quen với cảnh yên ổn, phóng túng tính tình, mất cả tiết độ, muốn thắt lại cho phẳng, phí bỏ hết sự riêng tây về bè đảng, không thể làm nổi, cho nên nói rằng: "Bè cánh mất". Từ xưa những người có ý dụng phép, chế việc, chỉ vì vướng về nhân tình, rút lại không thể làm được thì nhiều lắm; ví như cấm sự xa xỉ thì hại đến kẻ thân cận họ hàng; hạn chế điền sản thì hại cho bọn quí tộc, v.v. những loại như thế, nếu không phán đoán bằng cách rất công mà quả quyết cứ làm thì là vướng về bè cánh vậy. Kẻ trị cuộc Thái, nếu không thể khiến cho bè cảnh phải mất thì sự làm việc khó lắm. Phép trị cuộc Thái, có bốn điều đó, mới hợp với đức của hào Chín Hai, cho nên nói rằng: "Được sánh ở hàng giữa", ý nói được phối hợp với nghĩa trung hàng vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Chín Hai lấy đức cứng ngôi mềm, nhằm giữa quẻ dưới, trên có hào Sáu Năm ứng với, tức là kẻ làm chủ cuộc Thái, được trung đạo. Kẻ xem có thể bao dung sự hoang rậm, mà quả đoán cương quyết, không bỏ sót điều xa xôi và không thiên tư về bè đảng thì hợp với đạo trung hàng của hào này.
LỜI KINH
象曰: 苞荒, 得尚于中行, 以光大也.
Dịch âm. Tượng viết: Bao hoang, đắc thượng vu trung hàng, dĩ quang đại dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Bao dung sự hoang rậm, được sánh với hàng giữa, vì sáng lớn vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Nhắc lạí một câu "bao hoang" để giải chung nghĩa của bốn điều, ý nói như thế thì có thể phối hợp với đức trung hàng mà đạo của mình sáng láng tỏ lớn được.
LỜI KINH
九三: 無平不陂, 無往不得, 艱貞無咎, 勿恤其孚, 于食有福.
Dịch âm. Cửu Tam: Vô bình bất bí, vô vãng bất phục, gian trinh vô cữu, vật tuất kỳ phu, vu thực hữu phúc.
Dịch nghĩa. Hào Chín Ba: Không chỗ bằng phẳng nào không lồi lõm, không sự đi nào không trở lại. Khó nhọc, chính bền, chớ lo thừa sự tín, chưng việc ăn hưởng có phúc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba ở giữa quẻ Thái, trên các hào Dương, tức là lúc cuộc Thái đương thịnh. Vậy lý như lăn vòng tròn, ở dưới ắt lên, ở trên ắt xuống, Thái lâu thì ắt phải Bĩ. Cho nên, trong lúc cuộc Thái còn thịnh cùng khi khí Dương sắp tiến, phải răn sẵn rằng: "Không cái gì yên phẳng mãi mà không lồi lõm, nghĩa là không thể thường thường hanh thái; không cái gì đi mãi mà không trở lại, ỷ nói khí m sẽ lộn lại. Cái phẳng mà lõm, cái đi mà lại thì là bĩ rồi. Nên biết lẽ trời ắt thế. Đương khi hanh thái, không dám yên rồi, phải thường chịu khó nhọc về lo nghĩ, ngay thẳng vững bền về việc làm, như thế thì có thể không lỗi". Cái đạo ở lúc thái, hễ đã biết khó nhọc và giữ được chính bền thì có thể giữ được Thái mãi, không cần vất vả lo lắng cho được cái sự mình cầu. Không lỗi điều hẹn là tin, như thế thì về việc lộc ăn, sẽ có phúc khánh ích lợi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Sắp qua giữa phố, chỗ là lúc Thái sắp cùng cực mà Bĩ sắp đến. Tuất nghĩa là lo, Phu là hẹn sao đúng vậy. Răn kẻ xem cứ chịu khó nhọc giữ lấy chinh bền thì không lỗi mà có phúc.
Lời bàn của tiên Nho. Hồ Vân Phong nói rằng: Dương ở trong là phẳng, đi ra ngoài là lõm; m ra ngoài là đi, vào trong là lại. Đương trong khi phẳng đã có cơ lõm, m trong khi đi, đã có cơ lại. Huống chi hào Ba sắp quá chỗ giữa, sự lõm sự lại của nó tức là vận trời ắt đến, mà phải tin đúng. Hễ mà có thể giữ được tấm lòng khó nhọc, chính bền thì không cần lo vận trời ắt đến, mà cái phúc của sự hanh thái, có thể được hưởng lâu dài.
Sái Tiết Trai nói rằng: Phu là tin đúng như thế. Vật tuất kỳ phu, nghĩa là chớ vì khí m ắt phải trở lại mà động lòng.
LỜI KINH
象曰: 無往不復, 天地際也.
Dịch âm. Tượng viết: Vô vãng bất phục, thiên địa tế dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Không sự đi nào không trở lại, trời đất giao tế với nhau vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Không sự đi nào không trở lại, là nói về cuộc giao tế của trời đất. Dương xuống ở dưới, ắt trở lại mà lên trên, m lên ở trên, ắt trở lại mà xuống dưới, đó là lẽ thường trong sự co duỗi, đi lại. Nhân đạo giao tế của trời đất mà tỏ cái lẽ không thể hanh thái mãi mãi là để mà răn người ta.
LỜI KINH
六四: 翻翻, 不富以其鄰, 不戒以孚.
Dịch âm. Lục Tứ: Phiên phiên, bất phú dĩ kỳ lân; bất giới dĩ phu.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Phơi phới, chẳng giàu lấy thửa láng giềng, chẳng răn lấy tin.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu Tư ở về quá giữa quẻ Thái, là m, ở trên, chí muốn trở lại chỗ dưới, hào Hai m trên cũng đều có chí trở xuống. Phơi phới là dáng bay kíp, tức là hào Tư phơi phới trở xuống với các lân loại của nó. Lân đây là loài, chỉ về hào Năm và hào Trên. Người ta giàu mà đồng loại theo là vì lợi, không giàu mà đồng loại theo là chí giống nhau. Ba hào m đều là vật ở dưới, khi phải ở trên là mất cái thật của nó, chí nó đều muốn đi xuống, cho nên không giàu mà theo nhau, không phải răn bảo mà thực lòng hợp nhau. Ôi, m, Dương lên, xuống, tức là cuộc Bĩ, Thái của thời vận, hoặc giao lại, hoặc tan đi, vẫn là lẽ thường. Cuộc Thái đã quá chỗ giữa thì là sắp biến, thánh nhân ở hào Ba còn nói "khó nhọc chính bền có phúc", vì hào Ba là chỗ gần giữa, biết răn lo thì có thể giữ. Hào Tư quá chỗ giữa rồi, lý tất phải biến, cho nên chuyên nói về nghĩa "đầu, chót đi lại". Đến hào Năm là chủ quẻ Thái thì lại nói về cách xử ở cuộc Thái.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đã quá chỗ giữa là Thái đã cực, ba hào m phơi phới trở lại phía dưới, chẳng đợi giàu mà đồng loại cứ theo, chẳng đợi răn bảo mà chung đều tin. Lời chiêm ấy là có bọn tiểu nhân hợp nhau để làm hại chính đạo, đấng quân tử phải nên răn lo. m là hư mà Dương là thực, cho nên hễ nói "không giàu" đều là hào m.
LỜI KINH
象曰: 翻翻不富, 皆失實也. 不戒以孚, 中心願也.
Dịch âm. Tượng viết: Phiên phiên bất phú, giai thất thực dã; bất giới dĩ phu, trung tâm nguyện dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Phơi phới chẳng giàu, đều mất thật vậy, chẳng răn lấy tin, trong lòng muốn vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Phơi phới tức là đi xuống mau kíp; chẳng đợi giàu mà láng giềng theo, vì ba hào m ở trên đều mất cái thật của nó. m vốn là vật ở dưới, nay lại ở trên, tức là mất cái thật. Không đợi bảo răn mà thật bụng theo nhau, là vì trong lòng nó muốn. Lý phải nên thế là do ở trời, chúng cùng như thế là do ở thời.
Bản Nghĩa của Chu Hy. m vốn ở dưới, mà lại ở trên làm mất cái thật.
LỜI KINH
六五: 帝乙歸妹, 以祉, 元吉.
Dịch âm. Lục Ngũ: Đế Ất quy muội, dĩ chỉ, nguyên cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Năm: Vua Đế Ất gả em gái, để có phúc cả tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sử gọi vua Thang là Thiếu Ất, về sau có vua Tổ Ất, cũng là vua hiền, sau nữa lại có vua Đế Ất. Thơ Đa Sĩ nói rằng: "Từ vua Thành Thang đến vua Đế Ất, chẳng ai không rõ đức sáng, lo việc tế". Đây nói Đế Ất, chưa biết ông nào. Theo nghĩa hào mà xem thì Đế Ất là người đặt ra lễ phép cho việc con gái nhà vua gả chồng xuống dưới. Từ xưa con gái nhà vua tuy đều gả chồng xuống dưới, nhưng đến Đế Ất mới đặt ra lễ phép, bắt họ phải hạ bớt sự tôn quý để theo người chồng. Hào Sáu Năm là m mềm, ở ngôi vua, phía dưới ứng nhau với hào Chín Hai là bậc hiền giả cương minh, Hào Năm biết nương tựa tin dùng người bề tôi hiền mà thuận theo hắn như vua Đế Ất gả chồng em gái phải giáng bớt sự tôn quý mà thuận theo Hào Dương thì vì đó mà được chịu phúc và cả tốt nữa. Nguyên cát tức là rất tốt rất hay, nghĩa là làm nên việc trị cuộc Thái vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Là thể m, ở ngôi tôn làm chủ quẻ Thái, trong lòng mềm mỏng, hư không; phía dưới ứng nhau với Hào Chín Hai, ấy là cách tốt, mà khi Đế Ất gả chồng em gái cũng từng xem được hào này. Kẻ xem như thế thì có phúc mà cả tốt. Phàm trong kinh hễ lấy cổ nhân ra nói như ông Cao Tôn, ông Cơ Tử, v.v. đều theo lệ đó.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: "Bốn chữ Đế Ất quy muội", ngày nay người ta chỉ coi là câu nói ví. Suy ra mà xem thì chắc khi vua Đế Ất gả chồng em gái cũng đã xem được hào này. Sách Tả truyện năm thứ chín đời Ai Công, Triệu Ưởng nước Tấn bói vì việc cứu nước Trịnh,[145] Dương Hổ đem sách Chu Dịch ra bói được quẻ Thái biến sang quẻ Nhu. Hổ nói: "Nước Tống đương tốt không thể tranh nhau với họ. Vi Tử tức là con cả Đế Ất, nước Tống với nước Trịnh là cháu với cậu. Chỉ tức là lộc, ví như con cả của Đế Ất gả chồng cho em gái mà còn lộc tốt thì ta đâu còn được tốt nữa".
Ngô Lâm Xuyên nói rằng: Hào Sáu Năm lấy đức mềm giữa ứng nhau với kẻ cứng ở giữa, tức là cái tượng "con gái gả chồng xuống dưới, phải thuận theo chồng". Thể đắp đổi, và thể biến đổi của quẻ Thái đều thành ra quẻ Qui Muội, cho nên lấy chữ "qui muội" làm lời hào. Xét truyện Kinh Phòng thì lời vua Thang dạy có mấy câu rằng: "Chớ lấy cái sang của đấng Thiên tử mà cưỡi lên nước chư hầu, chớ lấy cái giàu của đấng thiên tử mà kiêu với nước chư hầu, m phải theo Dương, gái phải theo chồng, đó là nghĩa của đất trời. Đi thờ chồng mày, phải bằng lễ nghĩa!" Lời ấy tuy phải, rút lại chỉ là do ở kẻ hiếu sự đời sau đặt ra. Có kẻ nhân thế mà bảo Đế Ất tức là vua Thang, không phải là vua Trụ thì lầm.
Hồ Song Hồ nói rằng: Chứng bằng truyện Kinh Phòng thì Đế Ất là vua Thang, chứng bằng lời Dương Hổ thì Đế Ất là cha vua Trụ; hãy để cả hai thuyết lại, để dự bị cho sự tham khảo.
LỜI KINH
象曰: 以祉, 元吉, 中以行願也.
Dịch âm. Tượng viết: Dĩ chỉ, nguyên cát, trung dĩ hành nguyện dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Để nhận phúc, cả tốt, dùng mực giữa mà làm theo ý muốn vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sở dĩ được phúc lại cả tốt, vì nó lấy đạo trung chính hợp nhau mà làm theo chí nguyện của nó. Vì có trung đức, cho nên mới dùng được người hiền "cứng giữa" mà điều đó đã nghe theo, đều là do ở chí muốn. Không phải chí muốn thì theo sao được.
LỜI KINH
上六: 城復于隍, 勿用師, 自邑告命, 貞吝.
Dịch âm. Thượng Lục: Thành phục vu hoàng, vật dụng sư, tự ấp cáo mệnh, trinh lận.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Trên: Thành trở về rãnh, chớ dùng quân tự ấp bảo mệnh, chính bền thẹn tiếc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đào đất dưới rãnh chứa chất làm thành, cũng như trị đạo chứa chất thành cuộc hanh thái. Khi mà cuộc Thái đến chót, sắp sửa trở lại cuộc Bĩ, cũng như đất thành sụt đổ lại trở xuống rãnh. Ngôi trên là chót quẻ Thái, hào Sáu là kẻ tiểu nhân mà ở vào đó, sắp sửa Bĩ rồi. Chớ dùng quân: ông vua sở dĩ dùng được quân chúng là vì tình của kẻ trên người dưới thông nhau mà họ thành tâm nghe theo. Nay cuộc Thái sắp hết, sai mất đạo Thái, tình của kẻ trên, người dưới không thông nhau, lòng dân lìa trái, không theo người trên há có thể dùng? Dùng họ thì loạn. Quân chúng đã không thể dùng mà còn tuyên cáo mệnh lệnh với chỗ thân cận, tuy những mệnh lệnh vẫn đúng lẽ thẳng, nhưng mà cũng đáng thẹn tiếc. Ấp là chỗ ở, tức là những chỗ thân cận. Đại để mệnh lệnh tuyên cáo, ắt phải tự chỗ gần trước.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Thái cực [tắc] Bĩ là tượng "thành trở về rãnh". Răn kẻ xem không thể cố sức tranh giành, chỉ nên tự thủ; tuy là vẫn được chính đính, nhưng cũng không khỏi thẹn tiếc.
LỜI KINH
象曰: 城復于隍, 其命亂也.
Dịch âm. Tượng viết: Thành phục vu hoàng, kỳ mệnh loạn dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Thành trở về rãnh, thửa mệnh loạn vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Thành trở về rãnh tuy là mệnh đã loạn, cũng không thể ngăn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Mệnh loạn cho nên trở lại cuộc Bĩ. Tuyên cáo mệnh lệnh là để trị sự loạn đó.
QUẺ THIÊN ĐỊA BĨ
Kiền trên; Khôn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Bĩ, Tự Quái nói rằng: Thái tức là thông, các vật không thể thông mãi, cho nên tiếp đến là quẻ Bĩ. Ôi vật lý đi lại, hanh thái đã cực thì ắt phải bĩ, vì vậy quẻ Bĩ nối quẻ Thái. Nó là quẻ trời trên, đất dưới, trời, đất giao nhau. m, Dương hòa hợp là Thái; trời ở trên, đất ở dưới thì là trời đất cách tuyệt, không giao thông với nhau, cho nên là Bĩ.
LỜI KINH
否之匪人. 不利君子貞, 大往小來.
Dịch âm. Bĩ chi phỉ nhân. Bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai.
Dịch nghĩa. Bỉ đấy, chẳng phải đạo người. Chẳng lợi cho sự chính bền của đấng quân tử, lớn đi nhỏ lại.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trời đất giao nhau mà muôn vật sinh ở bên trong, rồi sau mới đủ ba tài. Người là bậc rất thiêng, cho nên làm đầu muôn vật. Phàm những cái sống trong trời đất đều là đạo người. Trời đất không giao nhau thì không sinh ra muôn vật, ấy là không có đạo người, cho nên nó là "phỉ nhân", nghĩa là không phải đạo người. Tiêu đi, lớn lên, đóng lại, mở ra, những sự đó theo nhau không dừng. Thái cực thì trở lại, Bĩ hết thì nghiêng đi, cái lẽ không thể thường mãi không thay đổi, đạo người há lại không có? Đã Bĩ thì [đã] Thái rồi. Trên, dưới giao thông, cứng, mềm hòa hợp, đó là đạo của đấng quân tử. Cuộc Bĩ thì trái hẳn thế, cho nên không lợi cho người quân tử. Trinh tức là chính đạo của đấng quân tử, bị bĩ tắc mà không thực hành được, lớn đi, nhỏ lại, tức là Dương đi mà m lại. Đó là tượng "đạo kẻ tiểu nhân lớn lên, đạo người quân tử tiêu đi", cho nên là Bĩ.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Bĩ là bế tắc, tức là quẻ tháng Bảy, trái nhau với quẻ Thái, cho nên nói là "phỉ nhân", nghĩa là không phải đạo người. Lời chiêm của nó không lợi về chính đạo của quân tử. Bởi vì Kiền đi ở ngoài, Khôn lại ở trong, nó lại do ở quẻ Tiệm mà lại thì hào Chín ở vào ngôi Tư, hào Sáu ở vào ngôi Ba. Có người ngờ ba chữ 之匪人 (chi phỉ nhân) là thừa, nó ở hào Sáu ba quẻ Tỷ làm ra. Tượng Truyện không giải riêng về nghĩa của nó, coi đó cũng đủ thấy.
LỜI KINH
彖曰: 否之匪人, 不利君子貞, 大往小來, 則是天地不交而萬物不通也; 上下不交而天下無邦也. 内陰而外陽, 内柔而外剛, 內小人而外君子, 小人道長, 君子道消也.
Dịch âm. Thoán viết: Bĩ chi phỉ nhân, bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai, tắc thị thiên địa bất giao nhi vạn vật bất thông dã; thượng hạ bất giao nhi thiên hạ vô bang dã; nội m nhi ngoại Dương, nội nhu nhi ngoại cương, nội tiểu nhân nhi ngoại quân tử, tiểu nhân đạo trưởng, quân tử đạo tiêu dã.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Bĩ đấy? Chẳng phải đạo người, chẳng lợi cho sự chính bền của đấng quân tử, lớn đi nhỏ lại thì là trời đất không giao nhau mà muôn vật không thông vậy; trên, dưới không giao nhau mà thiên hạ không có nước vậy; trong m mà ngoài Dương, trong mềm mà ngoài cứng, trong kẻ tiểu nhân mà ngoài đấng quân tử, ấy là đạo kẻ tiểu nhân lớn lên, đạo đấng quân tử tiêu đi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Khí của trời đất không giao nhau thì muôn vật không có lẽ sinh thành; nghĩa của kẻ trên người dưới không giao nhau thì thiên hạ không có đạo bang quốc. Dựng lên bang quốc để làm việc chính trị, người trên thi hành chính sự để trị dân, dân nương đội vua mà theo mệnh lệnh, trên, dưới giao nhau là để tìm việc chính trị. Nay trên, dưới không giao nhau, ấy là thiên hạ không có đạo bang quốc; m mềm ở trong, Dương cương ở ngoài đấng quân tử đi mà ở phía ngoài, kẻ tiểu nhân lại ở phía trong, đó là lúc đạo kẻ tiểu nhân lớn lên, đạo đấng quân tử tiêu đi.
LỜI KINH
象曰: 天地不交, 否, 君子以儉德辟難, 不可榮與祿.
Dịch âm. Tượng viết: Thiên địa bất giao, Bĩ, quân tử dĩ kiệm đức tỵ nạn, bất khả vinh dĩ lộc.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Trời đất không giao nhau là quẻ Bĩ, đấng quân tử coi đó để dè đức, lánh nạn, không thể vẻ vang bằng lộc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trời đất không giao thông với nhau, cho nên là Bĩ. Trong lúc bĩ tắc, đạo đấng quân tử phải tiêu, nên coi tượng bĩ tắc đó mà dè dặt về đức, lánh tránh vạ nạn, không thể vẻ vang ở chỗ lộc vị. Bĩ là lúc tiểu nhân đắc chí, đấng quân tử ở hiển vinh, vạ lo ắt tới thân mình, cho nên cần nên ẩn lánh vào nơi bần cùng chật hẹp.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Thu liễm đức mình, không cho hình hiện để tránh cái nạn tiểu nhân, không được cho lộc vị là vẻ vang.
LỜI KINH
初六: 拔茅茹, 以其彙, 貞吉, 亨.
Dịch âm. Sơ Lục: Bạt mao như, dĩ kỳ vựng, trinh, cát hanh.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Đầu: Nhổ cụm cỏ tranh, lấy vầng nó, chính bền tốt lành hanh thông.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Thái và quẻ Bĩ đều lấy cỏ tranh làm tượng, là vì các hào Dương, các hào m cùng ở dưới, có tượng giằng kéo. Thời Thái thì lấy sự cùng đi làm tốt, thời Bĩ thì lấy sự cùng chính bền làm hanh thông; đầu tiên lấy trong tiểu nhân ngoài quân tử làm nghĩa Bĩ, lại lấy hào Sáu Đầu thời Bĩ mà ở dưới là đạo đấng quân tử, Kinh Dịch tùy thời dùng nghĩa, biến động không thường, đương lúc Bĩ, ở dưới là đấng quân tử, ba hào m của quẻ Bĩ ở trên, đều có ứng, chỉ vì trong lúc bĩ cách, nó bị ngăn đứt không thông, nên không có nghĩa về sự ứng nhau. Hào Sáu Đầu biết cùng loài nó giữ vững tiết tháo thì là kẻ ở cuộc Bĩ được tốt mà đạo của nó được hanh thông. Gặp Bĩ mà tiến lên là bọn tiều nhân, đấng quân tử thì giữ cho thẳng đạo, tránh cho khỏi vạ mà thôi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ba hào m ở dưới là tượng "lúc Bĩ tiểu nhân kéo bè tiến lên" mà cái ác của hào Đầu thì chưa hình hiện, cho nên răn họ "nếu chính bền thì tốt lành thì hanh thông", nghĩa là có thể như thế thì họ biến thành đấng quân tử.
Lời bàn của tiên Nho. Có người hỏi rằng: Trình Truyện cho hào này là đấng quân tử ở dưới tự giữ bằng chính đạo, có đúng hay không? Chu Hy nói rằng: giải vậy, e là gò gập, kinh văn không có ý ấy.
LỜI KINH
象曰: 拔茅貞吉, 志在君也.
Dịch âm. Tượng viết: Bạt mao trinh cát, chí tại quân dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Nhổ cỏ tranh, chính bền thì tột, vì chí ở vua vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lời Hào lấy hào Sáu tự thủ ở dưới nói rõ cái đạo quân tử ở dưới; lời Tượng lại suy rõ thêm, để hình dung cái lòng quân tử. Đấng quân tử giữ vững tiết tháo để ở ngôi dưới, không phải là vui về sự không chịu tiến lên, cốt giữ một mình cho phải, chỉ vì đạo còn đương bĩ, không tiến lên được, nên phải ở yên ý cái lòng quân vẫn không hề quên thiên hạ mà chí quân tử dường muốn gặp vua mà lên, để giúp thiên hạ, cho nên nói là "chí ở vua".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Kẻ tiểu nhân biến thành đấng quân tử thì có thể chỉ nghĩ về sự yêu vua, không tính đến chuyện riêng tây.
LỜI KINH
六二: 包承, 小人吉, 大人否, 亨.
Dịch âm. Lục Nhị: Bao thừa, tiểu nhân cát, đại nhân bĩ, hanh.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Hai: Bọc chứa sự vâng thuận, kẻ tiểu nhân tốt, đấng đại nhân bĩ thì hanh thông.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu Hai chất thì m nhu, ngôi thì trung chính, lấy kẻ tiểu nhân m nhu mà nói thì là đương cuộc Bĩ, ở dưới, chí của họ chỉ bọc chứa những sự vâng thuận người trên để cầu cho qua cuộc Bĩ, làm lợi cho mình, đó là sự tốt của tiểu nhân. Đấng đại nhân gặp lúc bĩ chỉ nên lấy đạo tự xử, há chịu uốn mình, cong đạo, vâng thuận người trên? Chỉ cần tự giữ cảnh bĩ của mình mà thôi. Thân họ tuy bĩ, nhưng đạo của họ thì hanh thông.
Bản Nghĩa của Chu Hy. m nhu mà trung chính, tức là cái tượng kẻ tiểu nhân mà biết bao dung, vâng thuận đấng quân tử, ấy là cách tốt của kẻ tiểu nhân. Cho nên, kẻ xem hễ là tiểu nhân, như thế thì tốt, nếu là đại nhân thì nên giữ yên cảnh bĩ, mà rồi đạo mới hanh thông, không nên vị những kẻ kia bao dung vâng thuận mình mà tự bỏ sự giữ gìn.
LỜI KINH
象曰: 大人否亨, 不亂君也.
Dịch âm. Tượng viết: Đại nhân bĩ hanh, bất loạn quân dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đấng đại nhân bĩ thì hanh thông, không loạn dân vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đấng đại nhân trong thì Bĩ, giữ vững chính tiết, không lẫn lộn với bầy loài tiểu nhân, thân tuy bĩ mà đạo thì hanh, cho nên nói rằng "Bĩ hanh". Nếu trái đạo mà thân được hanh thì là đạo bĩ.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ý nói không lẫn với đàn tiểu nhân.
LỜI KINH
六三: 包羞.
Dịch âm. Lục Tam: Bao tu.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: Bọc chứa sự hổ thẹn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba là thể m nhu không trung chính mà ở thì Bĩ, lại gần sát với người trên, không phải là kẻ giữ đạo yên mệnh; "cùng thì phái lạm" ấy là tình trạng của tiểu nhân, cái [chí] của chúng vẫn bọc chứa mưu tính cong queo càn bậy, không thiếu cách gì, rất đáng hổ thẹn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Là thể m ở ngôi Dương mà không trung chính, tức là kẻ tiểu nhân có chí muốn làm hại bậc thiện nhân mà chưa làm được, cho nên là tượng bọc chứa sự hổ thẹn. Nhưng vì chí ấy chưa phát ra, cho nên không có lời răn "hung cữu".
LỜI KINH
象曰: 包羞, 位不當也.
Dịch âm. Tượng viết: Bao tu, vị bất đáng dã.
Dịch nghĩa. Lời tượng nói rằng: Bọc chứa sự hổ thẹn, ngồi không đáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào m nhu ở cảnh bĩ mà không trung chính, cái đáng hổ thẹn là tại ở không đáng ngôi. Ở không đáng ngôi tức là làm không theo đạo.
LỜI KINH
九四: 有命無咎, 疇難祉.
Dịch âm. Cửu Tứ: Hữu mệnh vô cữu, trù ly chỉ.
Dịch nghĩa. Hào Chín Tư: Có mệnh không lỗi, bè loại dính phúc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư lấy đức Dương cương thế mạnh, ở ngôi gần vua, ấy là kẻ vì có tài làm qua cuộc Bĩ mà được ngôi cao, đủ để giúp đỡ người trên, vượt khỏi cuộc Bĩ. Nhưng lúc gặp vua đương bĩ mà lại chỗ sát gần, cái đáng ghét là cậy có công, rước lấy sự ghen mà thôi. Nếu như làm một việc gì cũng do mệnh lệnh của vua, uy quyền hết thảy thuộc về người trên thì không có lỗi mà chí của mình có thể thực hiện. Hễ mà làm một việc gì cũng do mệnh lệnh của vua thì sẽ có thể vượt qua cuộc Bĩ của đời, mà các đồng loại đều được phụ bám vào phúc của mình (ly nghĩa là bám).
Bản Nghĩa của Chu Hy. Cuộc Bĩ đã quá giữa rồi, tức là lúc sắp sửa vượt qua, hào Chín Tư lấy thể Dương ở ngôi m, không làm cùng cực sự cứng, cho nên lời chiêm của nó là "có mệnh không lỗi" mà đồng loại là ba hào Dương cũng đều được phúc. Chữ "mệnh" chỉ về mệnh trời.
Lời bàn của tiên Nho. Hồ Vân Phong nói rằng: Các nhà chú giải đều cho "mệnh" là mệnh vua, sách Bản Nghĩa cho là mệnh trời. Bởi vì hào Chín Ba quẻ Thái "không chỗ phẳng nào không dốc, không sự đi nào không trở lại", mà Hào Chín Tư quẻ Bĩ thì là "có mệnh", sự biến đổi của các cuộc Bĩ, Thái đều ở trời cả.
LỜI KINH
象曰: 有命無咎, 志行也.
Dịch âm. Tượng viết: Hữu mệnh vô cữu, chí hành dã.
Dịch nghĩa . Lời Tượng nói rằng: có mệnh không lỗi, chí ý được thực hành vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Có mệnh vua thì không lỗi, mới có thể qua được cuộc Bĩ mà ý chí của nó được thực hành.
LỜI KINH
九五: 休否, 大人吉, 其亡, 其亡, 繫于苞喪.
Dịch âm. Cửu Ngũ: Hưu phủ, đại nhân cát, kỳ vong, kỳ vong! Hệ vu bào tang.
Dịch nghĩa. Hào Chín Năm: Nghỉ bĩ, đấng đại nhân tốt. Này mất! Này mất! Buộc cây dâu rậm.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Năm lấy đức Dương cương trung chính, ở ngôi tôn, cho nên có thể làm cho tắt nghỉ sự Bĩ của thiên hạ, đó là sự tốt của đấng đại nhân. Đấng đại nhân gặp thời ấy có thể đem đạo của mình làm tắt nghỉ cuộc của thiên hạ, để dần dần đi tới cuộc Thái. Nhưng còn chưa lìa cuộc Bĩ, cho nên mới có lời răn: "Này mất". Cuộc Bĩ đã tắt nghỉ, dần dần trở lại cuộc Thái, không thể coi ngay là đã yên rồi, phải nên lo sâu răn xa, thường thường sợ rằng cuộc Bĩ lại tới mà tự nói rằng: "Này mất này! Này mất này! Buộc vào cây dâu rậm kia!" tức là làm cách yên ổn vững chắc như ràng buộc vào cây dâu rậm vậy. Dâu là thứ cây rễ sâu và chắc, rậm là nói mọc thành bụi, lại càng chắc nữa. Lời răn của thánh nhân sâu lắm.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lấy đức Dương cương trung chính mà ở ngôi tôn, có thể làm tắt nghỉ cuộc Bĩ trong đời, ấy là việc của đấng đại nhân. Cho nên lời hào này, đấng đại nhân gặp được thì tốt, lại nên răn sợ như lời Hệ đã nói.
LỜI KINH
象曰: 大人之吉, 位正當也.
Dịch âm. Tượng viết: Đại nhân chi cát, vị chính đáng dã.
Dịch nghĩa. Lời tượng nói rằng: Đấng đại nhân được tốt, ngôi chính đáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Có đức đại nhân, lại được chính vị của đấng chí tôn, cho nên có thể làm tắt cuộc Bĩ trong thiên hạ, vì vậy mới tốt. Không có ngôi ấy thì dù có đức ấy nữa, hầu làm nên gì? Cho nên ngôi của thánh nhân mới gọi là của báu lớn.
LỜI KINH
上九: 傾否, 先否後喜.
Dịch âm. Thượng Cửu: Khuynh bĩ, tiên bĩ hậu hỷ.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Nghiêng bĩ, trước bĩ sau mừng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Trên là chót của cuộc Bĩ, vật lý cùng cực ắt phải trở lại, cho nên Thái cực thì Bĩ, Bĩ cực thì Thái. Hào Chín trên Bĩ đã cực rồi, cho nên đạo Bĩ nghiêng đổ mà phải biến đổi. Trước cực là Bĩ, sau nghiêng là mừng. Bĩ nghiêng thì là Thái rồi, ấy là "sau mừng".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lấy thế Dương cương ở lúc cùng cực cuộc Bĩ, là kẻ có thể làm nghiêng sự bĩ của đời, cho nên lời chiêm của nó là "trước Bĩ sau mừng".
LỜI KINH
象曰: 否終得傾, 何可長也.
Dịch âm. Tượng viết: Bĩ chung tắc khuynh, hà khả trường dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Bĩ chót thì nghiêng, sao khá dài vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cuộc bĩ đến chót thì phải nghiêng đổ, đâu lại có lẽ Bĩ mãi? Cùng cực thì phải quay lại, ấy là lẽ thường. Nhưng mà cái việc quay nguy làm yên, đổi loạn làm trị, phải có tài Dương cương thì mới làm nổi, cho nên hào Chín Trên quẻ Bĩ có thể làm nghiêng cuộc Bĩ, hào Sáu Trên quẻ Truân không thể thay đổi cuộc truân.
QUẺ THIÊN HỎA ĐỒNG NHN
Kiền trên; Ly dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Đồng Nhân, Tự Quái nói rằng: Vật lý không thể bĩ mãi, cho nên tiếp đến là quẻ Đồng Nhân[146]. Trời đất không giao nhau là Bĩ, trên, dưới cùng nhà thì là cùng người (đồng nhân). Nghĩa nó trái với nghĩa quẻ Bĩ, cho nên hai quẻ mới kế nhau. Lại nữa, cuộc đời đương Bĩ ắt phải cùng người chung sức thì mới nên việc, vì vậy quẻ Đồng Nhân mới tiếp nối quẻ Bĩ. Nó là quẻ Kiền trên, Ly dưới; nói về hai tượng thì trời là đấng ở trên, tính lửa[147] bốc lên ngang với nhau, cho nên mới là đồng nhân. Nói về hai thể thì hào Năm ở ngôi chính là chủ quẻ Kiền, hào Hai là chủ quẻ Khôn, hai hào lấy sự trung chính ứng với nhau, trên, dưới cùng nhau, đó là nghĩa đồng nhân. Lại nữa, quẻ này có một hào m, các hào Dương đều muốn chung cùng với nó, đó cũng là nghĩa đồng nhân. Quẻ khác cũng có một hào m, nhưng ở thời của quẻ Đồng Nhân thì hào Hai, hào Năm ứng nhau, trời với lửa chung cùng với nhau, cho nên nghĩa nó lớn hơn.
LỜI KINH
同人于野, 亨, 利涉大川, 利君子貞.
Dịch âm. Đồng nhân vu dã, hanh, lợi thiệp đại xuyên, lợi quân tử trinh.
Dịch nghĩa. Cùng người ở đồng, hanh thông, lợi về sự sang sông lớn, lợi cho sự chính bền của đấng quân tử.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đồng là nơi rộng rỗng, lấy nghĩa ở xa và ở ngoài. Ôi chung cùng với người bằng đạo đại đồng của thiên hạ là lòng rất công của thánh hiền. Người thường cùng nhau chí cốt ý riêng hợp nhau, nó là cái tình gần gũi mà thôi. Cho nên cần phải ở đồng, nghĩa là không vì tình riêng gần gũi, mà phải ở nơi đồng cõi rộng xa. Đã không vướng về sự riêng, mới là cái đạo đại đồng rất công, không chỗ xa nào [không] đồng nhau, đủ biết là hanh. Hễ đã có thể đại đồng với thiên hạ thì thiên hạ cũng chung cùng với mình; thiên hạ đã chung cùng thì còn sự hiểm trở nào không thể vượt qua? Còn sự gian nguy nào không thể hanh thông? Cho nên lợi về sự sang sông lớn, lợi cho sự chính bền của đấng quân tử. Trên nói "ở đồng", nghĩa là không ở chỗ gần kề, đây lại nói "nên dùng chính đạo của đấng quân tử", sự chính bền của đấng quân tử là đạo chí công đại đồng trong thiên hạ, cho nên dù ở xa nghìn dặm, sinh sau nghìn năm, so lại vẫn như hợp cái phù tích,[148] suy ra mà thi hành, tuy là rộng như bốn bể, nhiều như triệu dân, đều không gì không hợp. Kẻ tiểu nhân thì chỉ chuyên dùng ý riêng, người họ yêu dù trái họ cũng chung cùng, người họ ghét dù phải họ cũng trái khác, cho nên sự chung cùng của họ chỉ là hùa đảng, vì là lòng họ bất chính. Cho nên cái đạo chung với người, lợi ở chỗ trinh của đấng quân tử.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ly cũng là tên quẻ ba vạch, một vạch m mắc ở giữa hai vạch Dương, cho nên đức nó là mắc, là văn minh tượng nó là lửa là mặt trời, là điện. Đồng nhân là chung cùng với người. Lấy quẻ Ly gặp quẻ Kiền, lửa lên chung cùng với trời, hào Sáu Hai được ngôi, được chỗ giữa mà ở trên ứng với hào Sáu Năm, lại trong quẻ chỉ có một hào m mà các hào Dương chung cùng với nó, cho nên là chung cùng với người. Ở đồng ý nói rộng xa mà không riêng tây thì có đạo hanh, lấy đức mạnh mà đi, cho nên có thể sang sông. Nó là quẻ trong văn minh mà ngoài cương kiện. Hào Sáu Hai trung chính mà có kẻ ứng, đó là đạo của đấng quân tử. Kẻ xem như thế thì hanh thông mà lại có thể vượt qua chỗ hiểm. Nhưng cái người mà mình chung cùng phải hợp với đạo quân tử thì mới có lợi.
LỜI KINH
彖曰: 同人, 柔得位, 得中而應乎乾, 曰同人.
Dịch âm. Thoán viết: Đồng Nhân, nhu đắc vị, đắc trung nhi ứng hồ Kiền, viết Đồng Nhân.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Đồng Nhân, mềm được ngôi, được chỗ giữa, mà ứng với Kiền, gọi là Đồng Nhân.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây nói về nghĩa thành quẻ. Mềm được ngôi chỉ về hào Hai là thể m ở ngôi m, được chỗ chính vị của nó. Hào Năm là hào trung chính mà hào Hai lấy đức trung chính ứng nhau với nó, ấy là hào nào được sự chính đính của hào ấy; đức nó giống nhau, cho nên là "chung cùng với người". Hào Năm là chủ quẻ Kiền, cho nên nói là "ứng với Kiền". Lời tượng lấy tượng "trời lửa" mà lời Thoán thì chuyên nói về hào Hai.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đoạn này dùng thể quẻ để thích nghĩa tên quẻ. Mềm chỉ về hào Sáu Hai. Kiền chỉ về hào Chín Năm.
LỜI KINH
同人于野, 亨, 利涉大川, 乾行也.
Dịch âm. Đông nhân vu dã, hanh, lợi thiệp đại xuyên, Kiền hành dã.
Dịch nghĩa. Cùng với người đồng, hanh thông. Lợi về sự sang sông lớn, trời đi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chí thành không riêng tây, có thể bước vào chỗ hiểm nan, tức là trời đi. Không riêng tây ấy là đức trời.
LỜI KINH
文明以健, 中正而應, 君子正也.
Dịch âm. Văn minh dĩ kiện, trung chính nhi ứng, quân tử chính dã.
Dịch nghĩa. Văn vẻ sáng sủa và mạnh, trung chính để ứng nhau chính đạo của đấng quân tử vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây lại dùng hai thể để nói nghĩa nó có đức văn vẻ sáng sủa mà cứng mạnh, lấy đạo trung chính ứng nhau ấy là chính đạo của đấng quân tử.
LỜI KINH
唯君子為能通天下之志.
Dịch âm. Duy quân tử vi năng thông thiên hạ chi chí.
Dịch nghĩa. Chỉ đấng quân tử là có thể thông được chí thiên hạ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chí của thiên hạ muôn thứ khác nhau, lý thì có một. Đấng quân tử tỏ rõ về lý do, cho nên có thể thông được chí thiên hạ. Đấng thánh nhân coi lòng của ức triệu người cũng như một lòng, là thông về lý mà thôi. Văn vẻ sáng sủa thì có thể soi các lý, cho nên mới rõ về nghĩa đại đồng; cứng mạnh thì có thể thắng lòng riêng mình, cho nên làm được hết đạo đại đồng. Như thế, rồi mới có thể trung chính, hợp với sự đi của trời.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đoạn này lấy đức quẻ, thể quẻ để thích lời quẻ. Thông được chí thiên hạ mới là đại đồng. Nếu không thế thì là sự kết hợp bằng tình riêng mà thôi, lấy gì mà đem đến cho sự hanh thông và lợi cho sự qua chỗ hiểm?
LỜI KINH
象曰: 天與火, 同人. 君子以類族辨物.
Dịch âm. Tượng viết: Thiên dữ hỏa, Đồng Nhân. Quân tử dĩ loại tộc biện vật.
Dịch nghĩa. Lời tượng nói rằng: Trời với lửa là quẻ Đồng Nhân, đấng quân tử coi đó mà chia loại các giống, phân biệt các vật.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Không nói "Lửa ở dưới trời", "Dưới trời có lửa", mà nói "trời với lửa'' là vì trời ở trên, tính lửa bốc lên lửa với trời cùng nhau, cho nên là nghĩa "cùng người", đấng quân tử coi tượng "cùng người" đó mà lấy nòi giống phân biệt các vật, nghĩa là theo từng nòi giống mà phân biệt các vật giống nhau khác nhau. Như đấng quân tử tiểu nhân, lẽ thiện, ác, phải, trái, vật tình lìa nhau, hợp nhau, sự lý giống nhau, khác nhau, tất cả những cái giống nhau, khác nhau, đấng quân tử có thể phân biệt rõ ràng, cho nên khu xử các vật không mất phương pháp.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Trời ở trên mà lửa bốc lên, ấy là tính nó giống nhau, chia loại các giống, phân biệt các vật, là để xét sự khác nhau mà làm cho giống nhau.
LỜI KINH
初九: 同人于門, 無咎.
Dịch âm. Sơ Cửu: Đồng nhân vu môn, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Cùng người ở cửa, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín ở đầu quẻ Đồng Nhân, mà không hệ ứng, ấy là kẻ không thiên tư, cùng người rất công, cho nên là "ra cửa cùng người". Ra cửa nghĩa là ở ngoài, ở ngoài thì không có sự thiên lệch về tình riêng gần, sự "cùng" của nó vừa rộng vừa công, như thế thì không sai lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đầu cuộc Đồng Nhân, chưa có chủ riêng về đâu, là hào cứng, ở ngôi dưới, trên không có gì hệ ứng, có thể không lỗi, cho nên Tượng và chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 出門同人, 又誰咎也.
Dịch âm. Tượng viết: Xuất môn đồng nhân, hựu thùy cữu dã?
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Ra cửa cùng người, còn ai trách vậy?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ra cửa cùng người ở ngoài, đó là sự "cùng" đã rộng, không có thiên tư. Người ta cùng nhau thường có hậu, bạc, thân, sơ khác nhau, tội lỗi do đó mà ra, đã không bè đảng thiên lệch với ai thì còn ai trách được nữa?
LỜI KINH
六二: 同人于宗, 吝.
Dịch âm. Lục Nhị: Đồng nhân vu tông, lận.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Hai: Cùng người ở họ, đáng tiếc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Hai với hào Năm là chính ứng, cho nên nói là "cùng người cùng họ". Họ là họ hàng xóm mạc, "cùng" với kẻ hệ ứng với mình thì là có sự thiên tư, ở đạo cùng người, thế là riêng tây hẹp hòi, cho nên đáng tiếc.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Tông là họ hàng xóm mạc, Hào Sáu tuy là ở giữa và chính ngôi, nhưng nó có kẻ ứng với ở trên, không thể đại đồng, mà còn vướng về tình riêng, đó là cách đáng tiếc, cho nên tượng và chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 同人于宗, 吝道也.
Dịch âm. Tượng viết: Đồng nhân vu tông, lận đạo dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cùng người ở họ, cách đáng tiếc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Các quẻ lấy sự trung chính ứng nhau làm hay, mà ở quẻ Đồng Nhân thì là đáng tiếc, cho nên hào Năm không lấy nghĩa là vua. Bởi vì gần gũi với người bằng cách riêng tây, không phải là đạo kẻ làm vua; cùng nhau bằng tình riêng, tức là đáng tiếc.
LỜI KINH
九三: 伏戎于莽, 升其高陵, 三歲不興.
Dịch âm. Cửu Tam: Phục nhung vu mãng, thăng kỳ cao lăng, tam tuế bất hưng.
Dịch nghĩa. Hào Chín Ba: Phục quân ở rừng, lên thửa gò cao, ba năm không dấy lên.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. Hào Ba là thể Dương, ở ngôi cứng, mà không được giữa, ấy là người cường bạo. Trong thời "cùng người", chí nó ở sự chung cùng, trong quẻ này có một hào m mà các hào Dương phát ra đều muốn cùng nó, hào Ba lại muốn gần liền với nó, nhưng hào Hai lại lấy đạo trung chính ứng nhau với hào Năm, hào Ba lấy sức cương cường chắn giữa hào Hai và hào Năm, muốn cướp hào Hai mà cùng với nó, song lý không thẳng, nghĩa không thẳng cho nên không dám phát ra một cách rõ rệt, phải núp quân ở trong rừng rậm; vì chứa sự xấu mà lại mang điều không thẳng, nên lại sợ hãi, thỉnh thoảng lại lên gò cao trông ngóng. Như thế đến ba năm trời, rút lại, vẫn không dám nổi lên. Hào này thấy rõ tâm trạng tiểu nhân, song lại không nói rằng hung, là vì nó đã không dám phát lộ, nên chưa đến hung.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Cứng mà không giữa, ở trên không có chính ứng muốn cùng với hào Hai, lại không phải chính đạo, sợ hào Chín Năm đánh mình, cho nên mới có tượng ây.
LỜI KINH
象曰: 伏戎于莽,敵剛也, 三歲不興, 安行也.
Dịch âm. Tượng viết: Phục nhung vu mãng, địch cương dã; tam tuế bất hưng, an hành dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Phục quân ở rừng, địch với kẻ cứng vậy, ba năm không dấy là đi không được vậy[149].
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Kẻ phải địch với là hào Năm đã Dương cương lại trung chính thì nó có thể cướp được chăng? Cho nên nó phải sợ hãi núp náu, đến ba năm không dấy, rút lại còn đi sao được?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ỷ nói không thể đi được.
LỜI KINH
九曰: 乘其墉, 弗克攻, 吉.
Dịch âm. Cửu Tứ: Thừa kỳ dung, phất khắc công, cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Tư: Cưỡi thừa tường, không đánh được, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư cứng mạnh mà không trung chính, chí nó muốn cùng với hào Hai, cũng là kẻ thù với hào Năm. Bờ tường là vật dùng để ngăn cách, hào Tư gần với hào Năm, như cách bức tường, nó muốn đánh hào Năm nhưng biết cái nghĩa không thẳng thì đánh không được. Nếu đã tự biết là nghĩa không thẳng mà không dám đánh thì tức là tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào này cứng mạnh mà không trung chính lại không có kẻ ứng với, cũng muốn cùng với hào Sáu Hai mà bị hào Ba ngăn cách, cho nên là tượng "cưỡi tường để đánh". Nhưng vì nó lấy đức cứng ở ngôi mềm, cho nên có tượng "tự quay trở lại mà không thể đánh". Kẻ xem như thế thì là biết cải quá mà được tốt lành.
LỜI KINH
象曰: 乘其墉, 義弗克也, 其吉, 則困而反則也.
Dịch âm. Tượng viết: Thừa kỳ dung, nghĩa phất khắc dã, kỳ cát, tắc khốn nhi phản tắc dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cưỡi thửa tường, nghĩa không thể được vậy. Sự tốt đó thì là bị khốn mà biết quay lại phép tắc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sở dĩ cưỡi lên tường của nó mà không thể đánh nó là vì nghĩa không thể được. Là kẻ cong mà đánh kẻ ngay ấy là nghĩa không chính đáng. Sở dĩ được tốt là vì nghĩa đã không thắng, khốn cùng mà phải quay về phép tắc. Hào Hai là kẻ mà các hào Dương cùng muốn, chỉ riêng hào Ba hào Tư có nghĩa tranh cướp, vì hai hào đó ở giữa hào Hai và hào Năm, còn hào Đầu và hào cuối thì xa hơn, cho nên lấy nghĩa khác hơn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Cưỡi lên tường rồi thì không phải sức nó không đủ, chỉ vì nghĩa không được mà không đánh thôi. Biết theo nghĩa quyết đoán, cùng khốn mà quay về phép tắc, cho nên được tốt.
LỜI KINH
九五: 同人, 先嚎啕而後笑, 大師克, 相遇.
Dịch âm. Cửu Ngũ: Đồng nhân, tiên hào diếu nhi hậu tiếu, đại sư khắc, tương ngộ.
Dịch nghĩa. Hào Chín Năm: Cùng với người, trước kêu gào mà sau cười, quân lớn được, gặp nhau.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Năm "cùng"với hào Hai mà bị hai hào Dương Ba, Tư ngăn cách, hào Năm tự cho mình là nghĩa phải, lý thẳng, không xiết phẫn uất, đến phải kêu gào, nhưng mà kẻ cong không thể thắng được kẻ ngay, tuy bị ngăn cách, sau chót ắt được hợp nhau, cho nên về sau lại cười. "Quân lớn được, gặp nhau" nghĩa là hào Năm là chính ứng với hào Hai mà [bị hai] hào Dương [kia] ngăn cách một cách phi lý, ắt dùng quân đánh được nó, mới được gặp nhau. Nói là "quân lớn", nói là "được", chứng tỏ rằng hai hào Dương [kia] mạnh lắm. Chín Năm là ngôi vua, mà hào này không dùng cái nghĩa "ông vua cùng với người" là vì hào Năm chuyên lấy sự riêng tây gần gũi ứng với hào Hai mà mất cái đức trung chính. Ông vua thì nên đại đồng với thiên hạ, mà lại riêng với một người, ấy là không phải đạo vua. Vả lại, trước ngăn cách thì kêu gào, sau gặp nhau thì cười. Ấy là tính gần gũi riêng tây, không phải là thể đại đồng. Hào Hai ở dưới còn lấy sự cùng với họ hàng là đáng tiếc, huống chi ông vua. Hào Năm đã không dùng nghĩa quân đạo, cho nên không nói đạo vua nữa mà chỉ để tỏ cái nghĩa "hai người đồng tâm thì không có thể ngăn cách".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Năm là hào cứng mà trung chính, hào Hai lấy đức mềm mà trung chính; hào Năm ứng với hào Hai ở dưới là đồng tâm với nhau mà bị 2 hào Ba, Tư ngăn cách, không được cùng nhau. Nhưng vì về nghĩa lý đã cùng với nhau thì kẻ khác không thể ngăn nổi, cho nên mới có tượng ấy. Nhưng hào Sáu Hai, mềm yếu mà hai hào Ba, Tư cứng mạnh, cho nên ắt dùng quân lớn cho thắng được nó, rồi mới có thể gặp nhau.
LỜI KINH
象曰: 同人之先, 以中直也. 大師相遇, 言相克也.
Dịch âm. Tượng viết: Đồng nhân chi tiên, dĩ trung trực dã, đại sư tương ngộ, ngôn tương khắc dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Lúc trước sự cùng, người vì ở giữa mà thẳng vậy; quân lớn gặp nhau, ý nói được nhau vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lúc trước sở dĩ kêu gào là vì lòng thành lý phải, cho nên khôn xiết phẫn uất mà đến như thế. Tuy là kẻ địch cứng mạnh, đến nỗi phải dùng đại quân, nhưng mà nghĩa thẳng lý thẳng, rút lại vẫn được, cho nên nói là "được nhau".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Trực là lý thẳng.
LỜI KINH
上九: 同人于交, 無悔.
Dịch âm. Thượng Cửu: Đồng nhân vu giao, vô hối.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Cùng người ở đồng, không ăn năn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đồng là chỗ ở ngoài xa. Kẻ cầu cùng người ắt phải thân nhau cùng nhau hào Chín Trên ở ngoài mà không có hào ứng với, sau chót vẫn không ai cùng nó. Lúc trước có sự cùng nhau thì đến lúc sau, hoặc có ăn năn. Ở xa mà không ai cùng với mình, cho nên tuy không cùng ai cũng không phải ăn năn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ở ngoài không có hào nào ứng với, tức là không ai cùng mình, cũng có thể là không phải ăn năn, cho nên tượng và chiêm của nó như thế. Đồng ở trong nội, chưa đến rộng xa nhưng mà hoang rậm hẻo lánh, không ai cùng với.
LỜI KINH
象曰: 同人于交, 志未得也.
Dịch âm. Tượng viết: Đồng nhân vu giao, chí vị đắc dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cùng người ở đồng, chí chưa được vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ở xa chẳng ai cùng với, cho nên rốt lại không phải ăn năn. Nhưng mà trong thì Đồng Nhân, cái chí cầu để cùng với người ta vẫn không được, tuy là không phải ăn năn, nhưng cũng không phải là kẻ khéo xử.
QUẺ HỎA THIÊN ĐẠI HỮU
Ly trên; Kiền dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Đại Hữu, Tự Quái nói rằng: Kẻ nào cùng với người ta thì người ta ắt về với mình, cho nên tiếp đến là quẻ Đại Hữu[150]. Kẻ cùng với người ta tức là kẻ mà người ta theo về, vì vậy quẻ Đại Hữu mới nối tiếp quẻ Đồng Nhân. Nó là quẻ lửa ở trên trời, lửa ở chỗ cao, ánh sáng của nó tới xa thì dẫu nhiều đến muôn vật cũng không vật nào mà không soi thấy, ấy là cái tượng cả có. Lại nữa, một hào mềm ở ngôi tôn, các hào Dương cùng ứng với nó, ở ngôi tôn mà giữ đạo mềm mỏng, tức là kẻ mà người ta theo về, trên, dưới ứng nhau, ấy là nghĩa cả có, cả có nghĩa là thịnh cả giàu có.
LỜI KINH
大有元亨.
Dịch âm. Đại Hữu nguyên hanh.
Dịch nghĩa. Quẻ Đại Hữu cả lớn hanh thông.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tức là tài quẻ có thể hơn hanh thông. Vì nó cương kiện văn minh, ứng nhau với trời mà làm việc phải cho nên có thể cả lớn hanh thông.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đại Hữu tức là sự "có" cả lớn. Ly ở trên Kiền, ấy là lửa ở trên trời, không gì không soi. Lại hào Sáu Năm là một hào m ở ngôi tôn, được chỗ giữa, mà năm hào Dương ứng theo với nó, cho nên là cả có. Kiền mạnh có Ly sáng, ở ngôi tôn mà ứng với trời, có cơ hanh thông. Kẻ xem có đức ấy thì rất hay và hanh thông.
LỜI KINH
彖曰: 大有, 柔得尊位, 大中而上下應之, 曰大有. 其德剛婕而文明, 應乎天而時行, 是以元亨.
Dịch âm. Thoán viết: Đại Hữu, nhu đắc tôn vị, đại trung nhi thượng hạ ứng chi, viết Đại Hữu. Kỳ đức cương kiện nhi văn minh, ứng hồ thiên nhi thì hành, thị dĩ nguyên hanh.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Đại Hữu, kẻ mềm được ngôi tôn, cả giữa mà trên, dưới ứng nhau với nó, gọi là Đại Hữu. Đức nó cứng mạnh mà văn vẻ sáng láng, ứng nhau với trời mà đi đúng thì, cho nên cả lớn hanh thông.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây nói tại sao quẻ này là quẻ Đại Hữu. Hào Năm là hào m, ở ngôi vua, ấy là kẻ mềm được ngôi tôn; ở giữa tức là được đạo "cả giữa"; được các hào Dương tôn quý, tức là trên, dưới ứng nhau với nó. Ở ngôi tôn giữ được mềm, vẫn là kẻ mà mọi người theo về, mà lại có đức trống giữa, văn vẻ sáng láng, cho nên trên, dưới đồng lòng ứng nhau với nó, vì vậy mới là Đại Hữu. Quẻ này trong cứng mạnh mà ngoài văn vẻ sáng láng, ông vua Sáu Năm ứng nhau với hào Chín Hai của quẻ Kiền. Tính hào Năm mềm thuận mà sáng suốt, có thể ứng nhau với hào Hai, hào Hai là chủ quẻ Kiền, ấy là ứng nhau với Kiền; êm thuận mà ứng nhau với quẻ Kiền, ấy là thuận theo thời trời, cho nên nói rằng "ứng nhau với trời mà đi đúng thì". Đức nó như thế, cho nên cả lớn hanh thông.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đoạn trên dùng thể quẻ thích nghĩa tên quẻ. Nhu chỉ về hào Sáu Năm, thượng, hạ chỉ về năm hào Dương; đoạn dưới dùng đức quẻ, thể quẻ để thích lời quẻ; ứng với trời, chỉ về hào Sáu Năm.
LỜI KINH
象曰: 火在天上, 大月. 君子以遏惡揚善, 順天休命.
Dịch âm. Tượng viết: Hỏa tại thiên thượng, Đại Hữu. Quân tử dĩ át ác dương thiện, thuận thiên hưu mệnh.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Lửa cao ở trên trời, là quẻ Đại Hữu, đấng quân tử coi đó mà ngăn kẻ ác, biểu dương người thiện, thuận theo mệnh tốt của trời.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lửa cao ở trên trời, soi thấy muôn vật đông nhiều, cho nên là quẻ Đại Hữu. Đại Hữu nghĩa là rậm nhiều. Đấng quân tử coi tượng Đại Hữu, để ngăn dứt mọi kẻ ác, nêu rõ loài thiện, vâng theo cái mệnh tốt đẹp của trời. Muôn vật đông nhiều thì có thiện ác khác nhau, đấng quân tử hưởng sự thịnh vượng của cuộc cả có, nên thay thợ trời trị nuôi mọi loài. Cái đạo trị người, cốt ở ngăn kẻ ác nêu kẻ thiện. Kẻ ác bị răn, kẻ thiện được khuyến khích, là để thuận theo mệnh trời, làm yên các loài "sống".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lửa ở trên trời, nó soi rất rộng, là tượng cả có. Cái có đã cả, không có cách gì mà trị thì sự hớ hé tai hại sẽ sinh ở trong. Mệnh trời có thiện không có ác cho nên ngăn ác nêu thiện là để thuận theo trời, quay lại mình thì mình cũng như thế mà thôi.
LỜI KINH
初九: 無交害, 匪咎, 難則無咎.
Dịch âm. Sơ Cửu: Vô giao hại, phỉ cữu, nan tắc vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Không dính tới sự hại, chẳng phải lỗi. Khó nhọc thì không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Nhằm đầu cuộc cả có, chưa đến lúc thịnh, ở chỗ thấp, không có kẻ nào ứng với, chưa có cái lỗi về sự kiêu càng tự đắc, cho nên không dính tới sự tai, nghĩa là chưa phải dính vào sự hại. Đại phàm kẻ giàu có, ít người không có hại... "Chẳng phải lỗi, khó nhọc thì không lỗi", ý nói sự giàu có vốn không có lỗi, người ta vì giàu có tự làm ra lỗi mà thôi. Nếu như hưởng sự giàu có mà biết chỗ khó nhọc thì tự nhiên không lỗi. Ở cảnh giàu có mà không nghĩ sự khó nhọc, nơm nớp lo sợ thì sẽ sinh ra lòng kiêu căng, xa xỉ, vì vậy mà có lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đương thì cả có, nhưng là hào Dương, ở dưới, trên không hệ ứng mà nhằm khi việc mới bắt đầu, chưa dính đến hại thì còn lỗi gì? Nhưng cũng phải xử với cảnh đó cách khó nhọc thì mới không lỗi. Đó là răn kẻ xem phải như thế.
LỜI KINH
象曰: 大有初九, 無交害也.
Dịch âm. Tượng viết: Đại Hữu Sơ Cửu, vô giao hại dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Quẻ Đại Hữu hào Chín Đầu, chưa dính đến sự hại vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ở đầu cuộc cả có, biết nghĩ đến sự khó nhọc thì lòng kiêu dật, không vì đâu mà sinh ra. Vì vậy mới không dính dáng tới sự tai hại.
LỜI KINH
九二: 大車以裁, 有攸往, 無咎.
Dịch âm. Cửu Nhị: Đại xa dĩ tái, hữu du vãng, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Hai: Xe lớn để chở, có thừa đi, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Hai lấy đức Dương cương ở ngôi Hai, bị vua Sáu Năm tin dùng, cứng mạnh thì hơn về phần tài, ở chỗ mềm thì nhún thuận, được mực giữa không có lỗi. Tài nó như thế nên mới gánh nổi trách nhiệm của cuộc cả có, như sức chiếc xe lớn, cứng mạnh thì có thể chở được vật nặng, cho nên có thửa đi mà không lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Cứng giữa ở dưới thì được kẻ ứng với ở trên, là tượng xe lớn để chở. Có thửa đi mà như thế thì không có lỗi. Kẻ xem ắt có đức ấy thì mới ứng với lời chiêm ấy.
LỜI KINH
象曰: 大車以載, 積中不敗也.
Dịch âm. Tượng viết: Đại xa dĩ tải, tích trung bất bại dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Xe lớn để chở, chứa ở trong không hỏng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cái xe chắc lớn, đồ chứa nặng đựng ở bên trong mà không hư hỏng, cũng như hào Chín Hai tài sức mạnh giỏi có thể gánh nổi trách nhiệm trong cuộc cả có.
LỜI KINH
九三: 公用亨于天子, 小人不克.
Dịch âm. Cửu Tam: Công dụng hưởng[151] vu thiên tử, tiểu nhân phất khắc.
Dịch nghĩa. Hào Chín Ba. Tước công dùng hưởng của đấng thiên tử, kẻ tiểu nhân không thể được.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba ở trên thể dưới, ấy là ở ngôi dưới mà ở trên người ta, tức là tượng ông vua chư hầu. Tước công, tước hầu thì vâng theo đấng thiên tử, đấng thiên tử ở ngôi cao nhất thiên hạ, suốt trong bến đất, không đâu không phải là tôi nhà vua. Kẻ ở dưới đâu dám tự chuyên cái của mình có? Tất cả đất giàu, dân nhiều đều là đấng thiên tử, đó là lý phải như thế. Cho nên hào Ba đương thì cả có ở ngôi chư hầu, có sự giàu thịnh, ắt dùng để làm hanh thông cho đấng thiên tử, nghĩa là đem cái có của mình làm cái có của đấng thiên tử. Đó là nghĩa thường của kẻ làm tôi. Nếu mà tiểu nhân ở vào cảnh đó, nó sẽ tự chuyên cái giàu của nó để làm của riêng, không biết đem của mình mà vâng người trên, cho nên nói rằng: "tiểu nhân không thể được".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chữ 亨 truyện Xuân Thu chép làm chữ 享 (hưởng), nghĩa là chầu dâng. Đời xưa, chữ 亨 (hanh) trong tiếng 亨通 (hanh thông), chữ 享 (hưởng) trong tiếng 享獻 (hưởng hiến), chữ 烹 (phanh) trong tiếng 烹飪 (phanh nhẫm) đều viết chữ 亨 (hanh). Hào Chín Ba ở trên thể dưới, là tượng tước công, tước hầu, cứng mạnh mà được chính đính, trên có ông vua Sáu Năm sẵn lòng chiều đãi người hiền, cho nên là tượng "hưởng của đấng thiên tử". Kẻ xem có đức ấy thì lời chiêm cũng như thế. Kẻ tiểu nhân không có đức cương chính thì tuy có được hào này cũng không thể đương nổi.
LỜI KINH
象曰: 公用亨于天子, 小人害也.
Dịch âm. Tượng viết: Công dụng hưởng vu thiên tử, tiểu nhân hại dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Tước công dùng hưởng của đấng thiên tử, hại cho kẻ tiểu nhân vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tước Công nên làm hanh thông cho đấng thiên tử, nếu kẻ tiểu nhân ở địa vị đó thì hại. Từ xưa những nước hầu biết giữ phận làm bề tôi, hết lòng trung thuận vâng thờ người trên thì phải nuôi cho dân chúng đông nhiều để làm phên tường cho nhà vua; làm cho của cải giàu thịnh để đợi người trên đòi lấy; nếu kẻ tiểu nhân ở địa vị đó thì không biết đạo làm tôi phụng thờ người trên, vì họ chỉ vì lòng riêng vị mình, dân nhiều của thịnh thì lại tự chuyên sự giàu của mình càng làm những điều không thuận, ấy là kẻ tiểu nhân [mà] cả có thì [đó chính] là tai hại, mà sự cả có cũng là cái hại của kẻ tiểu nhân.
LỜI KINH
九曰: 匪其彭, 無咎.
Dịch âm. Cửu Tứ: Phỉ kỳ bàng, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Tư: Chẳng phải sự thịnh của mình, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Tư ở thì cả có đã quá giữa rồi ấy là cuộc cả có rất thịnh, quá thịnh thì hung, cái lỗi ở đó mà ra, cho nên cái đạo ở vào cảnh đó, hễ không phải sự thịnh của mình thì không có lỗi, nghĩa là hễ biết khiêm tốn, không chịu ở chỗ quá thịnh thì không có lỗi. Hào Tư nhằm chỗ gần vua, nếu mà cứ ở vào cảnh quá thịnh thì sẽ phải đến hung lỗi. Chữ 彭 (bàng) là vẻ thịnh nhiều. Trong Kinh Thi, thơ Tài Chi nói rằng: 行人彭彭 (hành nhân, bàng bàng; người đi đầy dẫy), ấy là hình trạng người đi thịnh nhiều; thơ Đại Minh nói rằng: 駟矖彭彭 (Tứ nguyên bàng bàng: ngựa tứ, ngựa nguyên đầy dẫy) ấy là quân ngựa của vua Vũ thịnh lắm.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chữ 彭 chưa rõ âm là nghĩa là gì. Trình truyện cho là "vẻ thịnh nhiều" hoặc giả có lý. Hào Sáu Năm là vua mềm yếu ở giữa, Hào Chín Tư là kẻ cứng mạnh mà ở gần nó, có sự hiểm nghi về việc tiến bức, nhưng vì nó ở ngoài ngôi mềm, có tượng "không làm cùng cực sự thịnh vượng của mình mà được không lỗi". Đó là răn kẻ xem phải nên như thế.
LỜI KINH
冬曰: 匪其彭, 無咎, 明辯晳也.
Dịch âm. Tượng viết: Phỉ kỳ bàng, vô cữu, minh biệt tích dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Chẳng phải sự thịnh, không lỗi, vì phân biệt rõ ràng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Biết không tự ở vào chỗ thịnh vượng mà được không lỗi, tức là kẻ có trí khôn về sự phân biệt. Tích là sáng khôn. Những người hiền trí, biện biệt vật lý một cách rõ ràng, gặp lúc đương thịnh thì biết cái lỗi sắp đến, cho nên mới tự nén bớt, không dám để cho đến nỗi quá thịnh.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chữ "tích" là vẻ sáng tỏ.
LỜI KINH
六曰: 厥孚交如, 威如, 吉.
Dịch âm. Lục Ngũ: Quyết phu giao như, uy như, cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Năm: Thửa tin dường giao nhau vậy, dường oai nghiêm vậy, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu Năm gặp thì cả có, ở ngôi vua trống rỗng bên trong là tượng phu tín. Ông vua giữa đức mềm, theo lẽ trung tín mà lấy lòng phu tín để tiếp kẻ dưới thì kẻ dưới cũng hết lòng thành tín để thờ người trên; ấy là kẻ trên người dưới lấy sự phu tín giao kết với nhau. Lấy đức mềm ở ngôi tôn, đương thì cả có, lòng người yên ổn mà hay khinh thường, nếu chỉ chuyên chuộng một mặt mềm thuận thì sẽ sinh ra lấn áp khinh nhờn, ắt phải có vẻ oai nghiêm thì tốt. Uy như nghĩa là oai nghiêm. Mình đã dùng sự mềm mỏng, ôn hòa, phu tín để tiếp kẻ dưới, lòng người vui đẹp mà theo, lại có oai nghiêm, khiến họ có sự răn sợ, ấy là kẻ khéo xử cuộc có, đủ biết là tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Trong đời cả có, hào Sáu Năm lấy đức mềm thuận trung chính mà ở ngôi tôn, trống rỗng lòng mình để ứng nhau với người hiền ở hào Chín Hai mà trên, dưới theo về, ấy là sự phu tín giao nhau. Nhưng đạo làm ông vua quý ở sự cứng, mềm quá thì hỏng, nên phải dùng oai giúp thêm thì tốt. Bởi vậy, Tượng và lời chiêm của nó như thế, và đó cũng là lời răn.
LỜI KINH
象曰: 厥孚交如, 信以發志也. 威如之吉, 易以無備也.
Dịch âm. Tượng viết: Quyết phu giao như, tín dĩ phát chí dã; uy như chi cát, dị nhi vô bị dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Thửa tin dường giao như vậy, dùng đức tin để phát chí ý vậy; dường oai nghiêm vậy mà tốt, vì khinh thường mà không phòng bị vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chí của kẻ dưới vẫn theo người trên, người trên dùng sự phu tín mà tiếp kẻ dưới thì kẻ dưới cũng lấy lòng thành tín mà thờ người trên có sự phu tín để mở chí ý kẻ dưới thì kẻ dưới theo người trên, như vang theo tiếng. Dường oai nghiêm vậy mà được tốt, là vì nếu không uy nghiêm thì kẻ dưới dễ nhờn mà không răn sợ phòng bị, nghĩa là họ không kính sợ, phòng bị người trên cẩu trách đến họ.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đức tín của một người đủ để mở mang chí ý kẻ trên người dưới. Quá mềm thì người ta sẽ khinh thường mình mà không có lòng lo sợ phòng bị.
LỜI KINH
上九: 自天祐之, 吉, 無不利.
Dịch âm. Thượng Cửu: Tự thiên hựu chi, cát, vô bất lợi.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Tự trời giúp nó, tốt, không gì không lợi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Trên ở cuối quẻ, nhằm chỗ không ngôi, đó là cuộc cả có đã cùng cực, mà không tự nhận sự có. Ở trên quẻ Ly là chỗ cực sáng. Vì là rất sáng, nên không tự nhận sự có của mình, không đến quá cực. Cực có mà không tự nhận thì không có cái hại về sự tràn đầy, ấy là kẻ biết thuận lẽ. Phu tín như hào Năm, mà hào Trên lại xéo trên nó, đó tức là noi xéo sự thành tín; hào Năm có đức văn vẻ sáng láng, mà hào Trên lại biết hạ chi để ứng nhau với nó, đó tức là chuộng người hiền, trọng kẻ thiện; xử được như thế chính là cách tốt cực điểm, tự nhiên được hưởng phúc khánh. "Tự trời giúp nó", nghĩa là làm việc thuận theo với trời, mà được trời giúp, cho nên đi đâu cũng tốt, không gì không lợi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Trong đời cả có, lấy đức cứng, ở ngôi trên mà biết hạ xuống theo hào Sáu Năm, ấy là kẻ biết xéo coi điều tín, nghĩ đến sự thuận mà chuộng người, đầy mà không tràn, cho nên lời chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 大有上吉, 自天祐之.
Dịch âm. Tượng viết: Đại Hữu thượng cát, tự thiên hựu dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Trên quẻ Đại Hữu được tốt sự trời giúp vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trên quẻ Đại Hữu, có sự cùng cực, đáng phải biến đổi, bởi sự làm của nó thuận với trời mà hợp với đạo, cho nên trời giúp đỡ nó, vì vậy mới tốt. Đấng quân tử đầy mà không tràn, tức là trời giúp.
Lời bàn của tiên Nho. Dương Thành Trai nói rằng: Trong tám quẻ, quẻ Kiền là tôn; trong sáu tư quẻ, quẻ Thái là thịnh; nhưng hào Chín Trên của quẻ Kiền phải ăn năn về sự quá cực, hào Sáu Trên của quẻ Thái, phải hối tiếc về sự rối loạn. Thịnh trị đủ phúc, không quẻ nào bằng quẻ Đại Hữu, trong sáu hào một hào hanh thông, hai hào tốt, ba hào không lỗi, minh chủ ở trên, các người hiền đều hội họp, không có một kẻ tiểu nhân bại loạn, không có một kẻ vô đức bại việc trị. Kẻ sĩ sinh trong đời ấy, bận áo bông rách đẹp hơn đeo ngọc, uống nước lã ngon hơn đồ ăn bầy vạc, huống chi lại có bậc đại thần trong hào Chín Hai, vua chư hầu trong hào Chín Ba và bậc kỳ cựu "công thành thân lui" trong hào Chín Trên... Than ôi, thịnh thay!
QUẺ ĐỊA SƠN KHIÊM
Khôn trên; Cấn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Khiêm. Tự Quái nói rằng: Có đến cả lớn thì không thể để cho đầy, cho nên tiếp đến là quẻ Khiêm. Sự có đã cả lớn không thể để đến tràn đầy, ắt phải nhún bớt, cho nên sau quẻ Đại Hữu tiếp đến là quẻ Khiêm. Nó là quẻ Khôn trên, Cấn dưới, tức là trong đất có núi. Thế đất thấp kém, mà núi là vật cao lớn, lại ở dưới đất, đó là tượng khiêm tốn; lấy đức sùng cao ở chỗ thấp kém ấy là nghĩa khiêm tốn.
LỜI KINH
謙亨, 君子有終.
Dịch âm. Khiêm hanh, quân tử hữu chung.
Dịch nghĩa. Quẻ Khiêm hanh thông, đấng quân tử có sau chót.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Khiêm là quẻ có đạo hanh thông. Có đức mà không tự nhận, gọi là Khiêm. Người ta lấy sự khiêm tốn tự xử thì đi đâu mà không hanh thông? "Đấng quân tử có sau chót", nghĩa là đấng quân tử chí ở khiêm tốn hiểu lẽ, cho nên vui với mệnh trời mà không cạnh tranh; bên trong đầy đủ, cho nên tự mình lui nhún, mà không khoe khoang, yên lặng xéo noi sự khiêm suốt đời không đổi, mình tự hạ mình mà người ta càng tôn lên, mình tự che cho tối đi, mà đức càng sáng tỏ; đó là đấng quân tử có sau chót. Ở tiểu nhân thì họ có sự ham muốn ắt phải cạnh tranh, có đức ắt phải hợm hĩnh, tuy có miễn cưỡng mến sự khiêm tốn, cũng không thể yên lòng mà làm, bền chí mà giữ, ấy là không có sau chót.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Khiêm là có mà không ở. Đỗ[152] ở trong, thuận[153] ở ngoài, tức là Khiêm. Núi là vật rất cao, đất là vật rất thấp, thế mà núi lại chịu khuất mà đỗ ở dưới đất, đó tức là tượng khiêm tốn. Kẻ xem như thế thì được hanh thông mà có sau chót. Có sau chốt nghĩa là trước bị co lại, sau được duỗi ra.
LỜI KINH
彖曰: 議亨, 天道下濟而光明, 地道卑而上行; 天道虧盈而益謙, 地道變盈而流謙, 鬼神害盈而福議, 人道惡盈而好議. 謙尊而光, 卑而不可踰, 君子之終也.
Dịch âm. Thoán viết: Khiêm hanh, thiên đạo hạ tế nhi quang minh, địa đạo ty nhi thượng hành, thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm, địa đạo biến doanh nhi lưu khiêm, quỉ thần hại doanh nhi phúc khiêm, nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm. Khiêm tôn nhi quang, ty nhi bất khả du, quân tử chi chung dã.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Khiêm hanh thông, đạo trời giúp xuống mà sáng láng, đạo đất thấp mà đi lên, đạo trời làm vơi chỗ đầy mà thêm chỗ khiêm, đạo đất biến đổi chỗ đầy mà trôi vào chỗ khiêm, quỉ thần làm hại chỗ đầy mà làm phúc cho chỗ khiêm, đạo người ghét chỗ đầy mà yêu chỗ khiêm. Sự khiêm cao mà sáng, thấp mà không hề vượt qua, đó là sau chót của đấng quân tử.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chữ 濟 (tế) nên đổi là chữ 際 (tế). Đây là nói rõ cái nghĩa "khiêm mà có thể hanh thông", đạo trời vì khi giao tế xuống dưới, cho nên có thể hóa nuôi muôn vật, thành đạo sáng láng; đạo đất vì ở dưới thấp, khi nó đi lên giao nhau với trời, đều là vì sự thấp xuống mà được hanh thông. Lấy việc trời mà nói thì cái đầy phải vơi, cái nhún được thêm, ví như mặt trời, mặt trăng, khí m, khí Dương. Lấy thế đất mà nói thì cái gì đầy tràn ắt phải nghiêng đổ biến đổi, mà lại trũng xuống; cái gì thấp trũng thì chảy vào mà càng thêm lên. Quỉ thần tức là dấu vết của đấng Tạo hóa, cái gì đầy tràn quỉ thần làm hại, cái gì nhún bớt, quỉ thần giúp phúc, những việc thái quá mà bị tổn, không đủ mà được thêm, đều là lẽ ấy. Tình người ghen ghét kẻ đầy tràn mà yêu thích kẻ khiêm tốn. Khiêm là cái đức tột bậc của người ta, cho nên thánh nhân nói kỹ, để răn kẻ đầy, khuyến khích kẻ nhún. Khiêm là nhún thuận mà đạo của nó cao lớn và sáng rõ, tự xử tuy là thấp kém mà đức của nó thật cao không thể hơn, ấy là không thể vượt qua. Đấng quân tử rất thật với đức khiêm tốn, lúc nào cũng khiêm tốn mà không thay đổi, đó là sau chót, vì vậy mới được cao sáng.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây nói kẻ khiêm tôn ắt được hanh thông. Biến nghĩa là nghiêng đổ, lưu nghĩa là tụ lại mà theo về. Người ta biết khiêm tốn thì kẻ ở ngôi cao đức càng sáng tỏ, kẻ ở ngôi thấp, người khác cũng không thể hơn, vì vậy đấng quân tử mới có câu sau chót.
LỜI KINH
象曰: 地中有山, 謙. 君子以裒多益寡, 稱物平施.
Dịch âm. Tượng viết: Địa trung hữu sơn, Khiêm, quân tử dĩ biều đa ích quả, xứng vật bình thí.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Trong đất có núi, là quẻ Khiêm, đấng quân tử coi đó mà rút chỗ nhiều, thêm chỗ ít, cân lường các vật, làm cho sự thi thố được thăng bằng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Thế đất thấp lùn, núi là vật cao lớn mà ở trong đất, đó là tượng bên ngoài thấp lùn, mà bên trong chứa cái cao lớn, cho nên là Khiêm. Không nói núi ở trong đất, mà nói trong đất có núi, ý muốn tỏ rằng: trong chỗ thấp lùn, chứa cái cao chót. Nếu nói cái cao chốt chứa trong cái thấp lùn thì văn lý không xuôi, các tượng đều thế, coi lời văn thì có thể thấy. "Đấng quân tử coi đó mà rút chỗ nhiều, thêm chỗ ít, cân lường các vật, làm cho sự thi thố được thăng bằng", nghĩa là đấng quân tử coi tượng quẻ Khiêm: núi mà lại ở dưới đất, ấy là cao thì hạ xuống, thấp thì nâng lên, thấy rõ cái nghĩa nén chỗ cao, nhắc chỗ thấp, bớt chỗ thái quá, thêm vào chỗ bất cập, đem ra thi thố công việc thì rút lấy của chỗ nhiều, tăng thêm cho chỗ ít, cân nhắc sự nhiều ít của các vật mà làm cho sự thí cho được đều, khiến cho mọi việc được thăng bằng.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lấy cái thấp mà chứa cái cao, là tượng khiêm tốn. Rút chỗ nhiều, thêm chỗ ít, là để làm cho xứng đáng với sự thích nghi của các vật mà san đều việc thí cho; bớt chỗ cao thêm vào chỗ thấp, cho tới mực thăng bằng, cũng là ý khiêm tốn.
LỜI KINH
初六: 謙謙君子, 用涉大川, 吉.
Dịch âm. Sơ Lục: Khiêm khiêm quân tử, dụng thiệp đại xuyên, cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Đầu: Đấng quân tử nhún nhún, dùng sang sông lớn, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Là hào nhu thuận ở quẻ Khiêm, lại nhằm chỗ dưới nhất trong một quẻ, đó là tự xử cực kỳ thấp kém, tức là khiêm mà lại khiêm, cho nên nói là "khiêm khiêm", có thể như thế thì là đấng quân tử. Tự xử rất khiêm, mọi người đều cùng với, dẫu dùng để vượt qua chỗ hiểm nạn, cũng không có sự lo hại, huống chi ở chỗ bình dị thì còn cái gì không tốt?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Là hào mềm ở ngôi dưới, nhún đến tột bậc, đó là nết của đấng quân tử. Dùng nết đó mà vượt các chỗ hiểm nạn thì đâu mà không qua được? Cho nên, kẻ xem như thế thì lợi về sự sang sông lớn.
LỜI KINH
象曰: 謙謙, 君子卑以自牧也.
Dịch âm. Tượng viết: Khiêm khiêm, quân tử ty dĩ tự mục dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Nhún nhún, đấng quân tử dùng sự thấp nhún để tự chăn vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Khiêm khiêm tức là nhún đến tột bậc. Ý nói đấng quân tử lấy đạo nhún thấp mà tự chăn mình. Tự chăn tức là tự xử.
Lời bàn của tiên Nho. Trương Nam Hiên nói rằng: "Nhún nhún, đấng quân tử dùng sự thấp kém để tự chăn như chăn trâu dê, phải làm cho được quen lành thì mới có thể nói đến việc khiêm".
Khấu Kiến An nói rằng: Mục tức là nuôi, cái đất nuôi đức, chưa có bao giờ không gây nền tự chỗ thấp. Hễ cái mình nuôi đến tột bậc thì càng thấp lại càng không thấp.
LỜI KINH
六二: 鳴謙, 貞吉.
Dịch âm. Lục Nhị: Minh khiêm, trinh cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Hai: Kêu sự nhún, chính bền, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Là kẻ mềm thuận ở ngôi giữa, ấy là đức nhún chứa đầy ở trong, cho nên phát ra bên ngoài, hiện ở thanh âm, nhan sắc, cho nên nói rằng: "Kêu sự nhún". Ở ngôi giữa được chỗ chính, tức là đức trung chính cho nên nói rằng: "chính bền tốt".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Mềm thuận trung chính, vì sự nhún mà có tiếng tăm, ấy là kẻ chính mà tốt, cho nên lời chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 鳴謙, 貞吉, 中心得也.
Dịch âm. Tượng viết: Minh khiêm trinh cát, trung tâm đắc dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Kêu sự khiêm, chính bền tốt, được tự trong lòng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đức nhún của hào Hai do lòng chí thành chứa ở bên trong, cho nên phát ra thanh âm, đó là trong lòng tự được, không phải miễn cưỡng mà làm.
LỜI KINH
九三: 勞謙, 君子有終, 吉.
Dịch âm. Cửu Tam: Lao khiêm, quân tử hữu chung, cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Ba; Đấng quân tử nhọc mà nhún, sau chót, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba lấy đức Dương cương mà ở thể dưới, được các hào m tôn theo; xéo được ngôi chính, là trên thể dưới, ấy là một người trên thì được vua tin dùng, dưới thì được theo về, có công lao mà giữ đức nhún cho nên nói rằng: "nhọc mà nhún". Đã có thể nhọc mà nhún, lại phải là đấng quân tử làm những sự ấy đến chót thì tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Cả quẻ có một hào Dương, ở dưới thể trên, là kẻ cứng mà được chỗ chính đính, kẻ trên người dưới theo về, có công lao mà biết nhún, lại càng là cái người ta vẫn lấy làm khó, cho nên, hễ có sau chót thì tốt. Kẻ xem như thế thì cũng ứng vào như thế.
LỜI KINH
象曰: 勞謙君子, 萬民服也.
Dịch âm. Tượng viết: Lao khiêm quân tử, vạn dân phục dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đấng quân tử nhọc mà nhún thì muôn dân phục vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đấng quân tử có thể nhọc mà vẫn nhún, ấy là người mà muôn dân phải phục vậy.
LỜI KINH
六四: 無不利, 偽謙.
Dịch âm. Lục Tứ: Vô bất lợi, vi khiêm.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Không gì không lợi, vung vẩy sự nhún.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư ở thể trên, sát gần ngôi vua, ông vua Sáu Năm lại tự xử bằng cách nhún mềm, hào Chín Ba lại có công đức lớn, được người trên dùng, dân chúng tôn, mà mình ở trên nó, phải nên cung kính lo sợ, để thờ ông vua có đức nhún, lún thấp, khiêm tốn để nhường người bề tôi có công lao mà vẫn nhún, hành động thi thố không gì không lợi cho sự vung vẩy nết nhún. "Vi" tức là tượng vung ra, như tay người ta vung vẩy. Động hay nghỉ, tiến hay lùi, ắt phải thi hành nết nhún, vì ở vào chỗ nhiều điều đáng sợ, mà lại đứng trên một người hiền thần, nên phải như thế.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đức mềm mà ở được chỗ chính, ở trên mà biết tự hạ, lời chiêm của nó là không gì không lợi. Nhưng vì nó ở trên hào Chín Ba, cho nên lại răn rằng phải phát huy sự nhún của mình, để tỏ cái ý không dám tự cho là yên.
LỜI KINH
象曰: 無不利, 偽謙, 不違則也.
Dịch âm. Tượng viết: Vô bất lợi, vi khiêm, bất vi tắc dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng. Không gì không lợi, vung vẩy sự nhún, không trái phép vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sự nhún của người ta, cũng phải có chỗ dùng, không thể làm quá sự thích nghi, như hào Sáu Năm, hoặc dùng lấn đánh, tức là phải đó. Chỉ có hào Tư vì ở chỗ gần vua, đứng ngôi trên kẻ bầy tôi có công lao, cho nên hết thảy các sự động tác, không sự gì không lợi cho cách vung vẩy nết nhún, như thế rồi mới đúng với phép tắc, cho nên nói rằng "không trái phép", nghĩa là được sự thích nghi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ý nói không làm quá đáng.
LỜI KINH
六五: 不富以其鄰, 利用侵伐, 無不利.
Dịch âm. Lục Ngũ: Bất phú dĩ kỳ lân, lợi dụng xâm phạt, vô bất lợi.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Năm: Không giàu, sai khiến được láng giềng, lợi dụng lấn đánh, không gì không lợi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Giàu là kẻ mà người ta theo về, chỉ có của cải mới tụ được người. Hào Năm lấy bậc cao của ngôi vua mà giữ đức nhún thuận để tiếp kẻ dưới, ấy là người mà người ta theo về, cho nên dù không giàu mà cũng có thể sai khiến láng giềng. Láng giềng chỉ chỗ gần gũi, nghĩa là không giàu mà được người ta gần gũi với mình. Làm ông vua mà giữ được đức nhún thuận, thiên hạ sẽ thật bụng theo về. Song mà đạo vua không thể chỉ chuộng mềm nhún mà thôi, phải có oai vũ giúp vào thì mới có thể khiến cho thiên hạ phục, nên mới lợi dụng lấn đánh. Uy đức cùng tỏ, rồi mới hết sự nên chăng của đạo vua mà không cái gì không lợi. Bởi vì hào Năm là hào mềm nhún, nên phòng sự thái quá, nên mới phát minh ra nghĩa đó.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lấy đức mềm ở ngôi tôn, ấy là kẻ ở trên mà biết nhún, cho nên là tượng không giàu mà có thể sai khiến láng giềng. Bởi vì người ta theo về đã nhiều, còn có kẻ nào chưa phục thì nên đánh đi, mà về việc khác cũng không việc gì không lợi. Người ta mà có đức ấy thì lời chiêm cũng thế.
LỜI KINH
象曰: 利用侵伐, 征不服也.
Dịch âm. Tượng viết: Lợi dụng xâm phạt, chinh bất phục dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Lợi dùng lấn đánh, đánh kẻ không phục vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đánh những kẻ nào mà sự văn đức, khiêm tốn không thể làm cho sợ phục mà không dùng oai vũ thì lấy gì mà trị bình thiên hạ? Cái đó không phải trung đạo của kẻ làm vua mà là lỗi của sự nhún.
LỜI KINH
上六: 鳴謙, 利用行師征邑國.
Dịch âm. Thượng Lục: Minh khiêm, lợi dụng hành sư chinh ấp quốc.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Trên: Kêu sự nhún, lợi dụng trẩy quân đánh làng nước.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu lấy nết mềm ở chỗ mềm, tức là cực thuận, lại ở cùng tột quẻ Khiêm, tức là kẻ cực nhún. Là kẻ cực nhún, mà lại ở vào ngôi cao, chưa được thỏa cái chí nhún, cho nên đến phải phát ra tiếng tăm. Lại, kẻ mềm ở chỗ cùng cực sự nhún, cũng ắt hiện ra thanh sắc, cho nên nói rằng "kêu sự nhún". Tuy nó ở chỗ không có ngôi, không phải kẻ làm việc thiên hạ, nhưng mà người ta trị mình, ắt phải cương nhu giúp nhau, hào Trên là chỗ nhún đến cùng cực, hễ mà thái thậm thì là quá đáng, cho nên nó lợi về sự dùng oai vũ tự trị, "ấp làng nước" là chỗ riêng của mình, "cỏ trẩy quân" là dùng oai vũ, "đánh làng nước" là trị lòng riêng của mình.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Nhún đến cùng cực mà có tiếng tăm, ấy là kẻ mà người ta cùng với, cho nên có thể dùng về trẩy quân. Nhưng vì nó chất mềm mà không có ngôi nên có thể đánh chỗ làng nước của mình mà thôi.
LỜI KINH
象曰: 鳴謙, 志未得也; 可用行師征邑國也.
Dịch âm. Tượng viết: Minh khiêm, chí vị đắc dã; khả dụng hành sư chinh ấp quốc dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Kêu sự nhún, chí chưa thỏa vậy; có thể dùng để trẩy quân, đánh làng nước vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Nhún đã cùng tột mà ở ngôi Trên, cái chí muốn nhún chưa toại, cho nên thiết tha khôn xiết, đến nỗi phải kêu, tuy chẳng đáng ngôi, nhưng mà nhún đã quá cực, nên dùng oai vũ tự trị cái riêng của mình, cho nên nói rằng: "Lợi dụng trẩy quân đánh làng nước".
Bản Nghĩa của Chu Hy. m nhu không ngôi, tài lực không đủ, cho nên chí nó chưa toại, mà đến phải trẩy quân, nhưng cũng vừa đủ đánh làng riêng của mình thôi.
QUẺ LÔI ĐỊA DỰ
Cấn trên; Khôn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Dự, Tự Quái nói rằng: Có sự lớn mà biết nhún, ắt vui, cho nên tiếp đến là quẻ Dự[154]. Đó là dùng quẻ Dự nối theo hai quẻ kia[155] mà làm quẻ thứ ba. Sự có đã lớn mà có thể nhún thì có vui vẻ. Dự nghĩa là yên hòa vui thích. Nó là quẻ Chấn trên, Khôn dưới, tức là cái tượng thuận[156] mà động[157]. Động là hòa thuận, cho nên mới vui. Hào Chín Tư là chủ cuộc động, các hào m ở trên và ở dưới cùng ứng với nó, quẻ Khôn lại vâng theo nó bằng sự thuận, cho nên, động thì trên, dưới xuôi thuận ứng với, cho nên là nghĩa hòa vui. Nói về hai tượng thì là sấm ra trên đất, khí Dương lúc đầu nấp náu trong đất, đến khi nó động mà ra trên đất thì nó hăng hái mà đánh, thông xướng hòa vui, cho nên là Dự.
LỜI KINH
豫, 利建侯, 行師.
Dịch âm. Dự, lợi kiến hầu, hành sư.
Dịch nghĩa. Quẻ Dự, lợi cho sự dựng nước hầu, trẩy quân.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Dự là thuận mà động, nghĩa là quẻ Dự lợi ở sự dựng nước hầu, trẩy quân. Dựng nước là dựng phên tường để cho cùng yên, thiên hạ chư hầu hòa thuận thì muôn dân vui phục, quân lữ dấy lên, lòng người hòa đẹp thì sẽ thuận theo mà có công, cho nên cái đạo đẹp vui lợi ở sự dựng nước hầu, trẩy quân. Lại, trên động mà dưới thuận, đó là cái tượng chư hầu theo nhà vua, binh chúng thuận theo mệnh lệnh. Làm vua muôn nước, họp số quân lớn, không hòa vui thì không thể khiến họ phục theo.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Dự là hòa vui, tức là lòng người hòa vui để ứng nhau với người trên. Hào Chín Tư là một hào Dương, trên, dưới ứng theo, chí nó được thực hành. Lại, Khôn mà gặp Chấn là thuận mà động, cho nên quẻ ấy là Dự, mà lời chiêm của nó thì lợi về sự dựng vua, dùng quân.
LỜI KINH
彖曰: 豫, 剛應而志行, 順以動, 豫.
Dịch âm. Thoán viết: Dự cương ứng nhi chí hành, thuận dĩ động, Dự.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Dự, kẻ cứng ứng với mà chí được thực hành, thuận để động, là quẻ Dự.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. "Cương ứng" chỉ về hào Tư được các hào m ứng với, từ là cứng mà được người ứng theo. "Chí hành" nghĩa là chí của khí Dương đi lên, động mà trên, dưới thuận theo, chí nó được thực hành. "Thuận dĩ động, Dự" nghĩa là Chấn thì động mà Khôn thì thuần, tức là động mà thuận lẽ, thuận lẽ mà động, lại là động mà người ta thuận theo, cho nên mới vui.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây dùng đức quẻ, thể quẻ để thích nghĩa tên quẻ.
LỜI KINH
豫順以動, 故天地如之, 而况建侯行師乎.
Dịch âm. Dự thuận dĩ động, cố thiên địa như chi, nhi huống kiến hầu hành sư hồ!
Dịch nghĩa. Vui thuận mà động, cho nên trời, đất cũng giống như nó, huống chi là dựng nước hầu, trẩy quân!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lấy sự vui thuận mà động thì trời đất cũng đúng giống mà không trái, huống chi việc dựng nước hầu, trẩy quân, còn có điều gì không thuận? Đạo của trời đất, lẽ của muôn vật, chỉ có một điều rất thuận mà thôi. Bậc người lớn sở dĩ trước trời, sau trời mà trời không trái, cũng là thuận lẽ mà thôi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây dùng đức quẻ để thích lời quẻ.
LỜI KINH
天地以順動, 故日月不過而四時不忒. 聖人以蝻動則刑罰清而民服.
Dịch âm. Thiên địa dĩ thuận động, cố nhật nguyệt bất quá nhi tứ thì bất thắc. Thánh nhân dĩ thuận động tắc hình phạt thanh nhi dân phục.
Dịch nghĩa. Trời đất dùng sự xuôi thuận mà động cho nên mặt trời mặt trăng không quá độ, bốn mùa không sai; đấng thánh nhân dùng sự xuôi thuận mà động thì hình phạt thanh giản mà muôn dân phục.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lại nói cho rõ cái đạo thuận động trời đất xoay vần lấy sự xuôi thuận mà động cho nên độ của mặt trời, mặt trăng không quá, không sai, sự lưu hành của bốn mùa không lỗi; đấng thánh nhân dùng sự xuôi thuận mà động, cho nên mối giường chính đính, dân đều nô nức làm thiện, hình phạt thanh giảm mà muôn dân phục.
LỜI KINH
豫之時義大矣哉.
Dịch âm. Dự chi thì nghĩa đại hỹ tai!
Dịch nghĩa. Thì nghĩa của quẻ Dự lớn vậy thay.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cái đạo dự thuận đã nói qua rồi, song mà ý vị của nó rất là sâu xa, lời hết mà ý chưa hết, cho nên lại tán thêm rằng: "Thì nghĩa của quẻ Dự lớn vậy thay!". Đó là muốn cho người ta ngẫm nghĩ cái lẽ của nó, thong thả ngắm nghía mà nhớ lấy nó.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là nói cho cùng cực mà tán dương sự lớn của nó.
LỜI KINH
象曰: 雷出地奮, 豫. 先王以作樂崇德, 殷薦之上帝, 以配祖考.
Dịch âm. Tượng viết: Lôi xuất địa phấn, Dự. tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức, ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng; Sấm ra, đất chuyển, là quẻ Dự, đấng tiên vương coi đó mà làm nhạc, chuộng đức, thịnh dâng đức Thượng đế để phối ông cha.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sấm là khí Dương phân phát, m, Dương ứng nhau mà thành ra tiếng. Khí Dương lúc đầu thì bế trong đất, tới khi nó động thì ra khỏi đất, mà phấn chấn lên. Lúc bế thì mất, khi đã phân phát thì thông xướng hòa vui, cho nên mới là quẻ Dự. Khôn thì thuận, Chấn thì phát ra, đó là cái tượng hòa thuận chứa ờ bên trong mà phát ra thanh nhạc. Đấng tiên vương coi lượng sấm ra khỏi đất phấn chấn hòa xướng, phát ra thành tiếng, mà làm thanh nhạc để bao sùng công đức, nó thịnh đến nỗi đem mà dâng đấng Thượng đế, rồi suy rộng ra mà để cha ông phối hưởng.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Sấm ra đất chuyển tức là hòa đến cùng tột. Đấng tiên vương làm ra âm nhạc, đã bắt chước cái tiếng của nó, lại lấy theo cái nghĩa của nó.
LỜI KINH
初六: 鳴豫, 凶.
Dịch âm. Sơ Lục: Minh dự, hung.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Đầu: Kêu sự vui, hung!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. Hào Sáu Đầu lấy chất m như ngôi dưới, hào Tư là chủ quẻ Dự mà ứng với nó, ấy là kẻ tiểu nhân không trung, không chính, ở cuộc vui mà được người trên yêu thương, chí ý cực kỳ đầy đủ, khôn xiết mừng vui, đến nỗi phải buột ra tiếng, khinh bạc nông nổi như thế, ắt phải đến hung. "Minh" tức là phát ra tiếng.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Kẻ tiểu nhân m nhu, ở trên có kẻ cứu viện mạnh khỏe, được thì, làm chủ công việc, cho nên khôn xiết vui mừng mà tự reo lên, đó là đạo hung, cho nên lời chiêm của nó như thế, Quẻ này được tên là Dự, vốn là sự hòa vui, nhưng lời quẻ thì là nhiều người cùng vui, còn lời hào, trừ hào Chín Tư, giống như lời quẻ, còn các hào đều là tự vui, cho nên có sự tốt xấu khác nhau.
LỜI KINH
象曰: 初六鳴像, 志窮凶也.
Dịch âm. Tượng viết: Sơ Lục minh dự, chí cùng hung dã.
Dịch nghĩa. Lời tượng nói rằng: Hào Sáu Đầu reo sự vui, chí đã cùng cực là hung vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Rằng "hào Sáu Đầu" ý nói là kẻ m nhu ở ngôi dưới, mà chí ý cùng cực, khôn xiết mừng vui, đến phải kêu lên, ắt thành kiêu căng càn động mà đến hung.
Bàn nghĩa của Chu Hy. Chữ "cùng" nghĩa là cùng cực.
LỜI KINH
六二: 介于石, 不終日, 貞吉.
Dịch âm. Lục Nhị: Giới vu thạch, bất chung nhật, trinh cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Hai: Tiết tháo như đá, không trọn ngày, chính bền thì tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trong đạo chơi vui, phóng túng quá thì sẽ mất sự chính đính. Các hào quẻ Dự phần nhiều không được chính đính là tại tài với thì của nó hợp nhau. Riêng hào Sáu Hai ở chỗ trung chính lại không hào nào ứng với, đó là cái tượng tự thả. Đương lúc vui, riêng mình biết tự giữ bằng cách trung chính, có thể gọi là tiết tháo độc lập, đó là tiết giới của nó rắn như đá vậy. "Giới vu thạch" nghĩa là "tiết giới như đá". Người ta với cuộc vui chơi, trong lòng ham thích, nên thường lần lữa, rồi đến say đắm, không thể thôi được; hào Hai lấy sự trung chính giữ mình, tiết giới như đá, nên nó bỏ sự vui chơi rất chóng, không cần đợi đến hết ngày, vì vậy mới được trình chính mà tốt.
Bản Nghĩa cúa Chu Hy. Quẻ Dự tuy là chủ về sự vui, nhưng nó dễ khiến người ta đắm đuối, hễ đã đắm đuối thì hóa ra lo. Cả quẻ duy có hào này ở giữa, được chỗ chính đính, ấy là trên, dưới đều bị đắm đuối vì sự vui, riêng nó biết lấy sự trung chính giữ mình, tiết giới như đá. Đức nó yên tĩnh và vững chắc, nên sự tư lự của nó sáng tỏ, không đợi trọn ngày mà nó sẽ thấy cơ vi của hết mọi của hết mọi việc. Kẻ xem như thế thì chính là tốt.
LỜI KINH
象曰: 不终日, 貞吉, 以中正也.
Dịch âm. Tượng viết: Bất chung nhật, trinh cát, dĩ trung chính dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Không trọn ngày, chính bền và tốt vì trung chính vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Có thể không đợi trọn ngày mà chính và tốt, là vì có đức trung chính. Đây lại nói về cách ở trong cuộc vui của hào Sáu Hai, cái ý dạy đời sâu lắm.
LỜI KINH
六三: 盱豫, 悔遲, 有悔.
Dịch âm. Lục Tam: Vu dự, hối trì, hữu hối.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: Nhìn sự vui, ăn năn chậm, có ăn năn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sáu Ba là hào m mà ở ngôi Dương tức là người không trung chính. Là kẻ không trung chính mà ở cuộc vui, động đâu có ăn năn đây. "Vu" là trông lên. Nhìn lên hào Tư thì vì mình không trung chính, không được hào Tư bao dung, cho nên có sự ăn năn. Hào Tư là chủ cuộc vui, sát gần với nó, nếu chạy chậm mà không tiến lên thì bị ruồng bỏ, cự tuyệt cũng có là có sự ăn năn. Bởi vì xử mình không chính đính cho nên dù tiến, dù lùi đều bị có sự hối tiếc.
Bản Nghĩa của Chu Hy. "Vu" là trông lên, Hào m, không được trung chính mà gần hào Tư, hào Tư là chủ trong quẻ, cho nên hào Ba trên thì trông lên hào Tư, dưới thì đắm về cuộc vui, đáng phải ăn năn, cho nên tượng nó như thế, mà lời chiêm của nó thì là: các việc đều nên hối lại mau, nếu hối chậm thì sẽ có sự ăn năn.
LỜI KINH
象曰: 盱豫有悔, 位不當也.
Dịch âm. Tượng viết: Vu dự hữu hốì, vị bất đáng dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Nhìn sự vui, có ăn năn, ngôi không đáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tự ở vào chỗ không đáng, là mất trung chính, cho nên tiến lui đều có ăn năn.
LỜI KINH
九四: 由豫, 大有得, 勿疑, 朋盡簪.
Dịch âm. Cửu Tứ: Do dự, đại hữu đắc, vật nghi, bằng hạp châm.
Dịch nghĩa. Hào Chín Tư: Bởi đó là vui, cả có được, chớ nghi ngờ, bè bạn tụ họp.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Dự sở dĩ làm vui là do ở hào Chín Tư. Nó là chủ của sự động, hễ động thì các hào m vui thuận, đó là nghĩa của quẻ Dự. Hào Tư là ngôi đại thần, ông vua Sáu Năm thuận theo. Nó lấy đức Dương cương gánh vác công việc của người trên, sự vui bởi đó mà ra, cho nên nói rằng: "Bởi đó mà vui". "Cả có được", ý nói cả được thực hành chí mình, để đem cuộc vui đến cho thiên hạ. "Chớ ngờ, bè bạn tụ họp", nghĩa là hào Tư ở ngôi đại thần, vâng thờ vua nhu nhược gánh vác công việc thiên hạ, đó là cái chỗ nguy nghi. Nó một mình đảm đương sự tin dùng của người trên, mà ở dưới không có kẻ đồng đức giúp đỡ, cho nên phải ngờ, chỉ nên hết lòng chí thành, chớ có ngờ lo thì bè loại tự nhiên tụ họp. "Châm" nghĩa là họp, chữ "châm" dùng để đặt tên cái châm, là lấy cái nghĩa "tụ họp tóe lại".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chín Tư là hào mà quẻ này bởi đó thành ra cho sự vui, cho nên tượng nó như thế, mà lời chiêm của nó thì là "cả có được", nhưng mà lại nên chí thành không ngờ thì bè loại sẽ họp mà theo, nên lại nhân đó là tỏ lời răn. "Châm" nghĩa là họp, lại là chóng.
LỜI KINH
冬曰: 由豫, 大有得, 志大行也.
Dịch âm. Tượng viết: Do dự, đại hữu đắc, chí đại hành dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Bởi đó mà vui, cả có được, chí ý cả được thực hành vậy.
LỜI KINH
六五: 貞疾, 恆不死.
Dịch âm. Lục Ngũ: Trinh tật, hằng bất tử.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Năm: Chính bền có tật, thường không chết.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu Năm lấy tư cách m nhu ở ngôi vua, đường vào thì vui, là kẻ đắm đuối về sự vui mà không thể tự lập, cả quyết. Lòng người đều về hào Tư, hào Tư là bậc Dương cương mà được lòng dân, không phải kẻ mà ông vua mê đắm nhu nhược có thể đè nén nổi. Đó là ông vua nhu nhược không thể tự lập, lại bị đè nén với người bề tôi chuyên quyền. Ở nhằm ngôi vua là chính, bị đè nén với kẻ dưới là có tật khổ. Hào Sáu ở ngôi tôn, quyền tuy mất là ngôi chưa mất, cho nên nói là "chính bền có tật, thường không chết", nghĩa là chính bền mà có tật, thường thường có tật mà không chết, ví như các vua đời cuối nhà Hán, nhà Ngụy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đương thì vui, là kẻ mềm, ở ngôi tôn, đắm đuối về sự vui, lại cưỡi lên hào Chín Tư là kẻ cứng mạnh, người ta không phụ với mình mà mình ở vào thế nguy, cho nên là tượng "chính bền có tật", nhưng vì nó được chỗ giữa, cho nên lại là tượng "thường không chết". Theo Tượng mà xem, lời chiêm sẽ ở trong đó.
LỜI KINH
象曰: 六五貞疾, 乘剛也; 恆不死, 中未亡也.
Dịch âm. Tượng viết: Lục Ngũ trinh tật, thừa cương dã, hằng bất tử, trung vị vong dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Hào Sáu Năm trinh mà có tật, là vì cưỡi lên kẻ cứng; thường không chết, là tại vì ngôi giữa chưa mất.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chính bền mà có tật, là vì cưỡi lên kẻ cứng, bị kẻ cứng bức; thường không chết, là tại ngôi giữa chưa mất.
LỜI KINH
上六: 冥豫成, 有渝, 無咎.
Dịch âm. Thượng Lục: Minh dự thành, hữu thâu, vô cứu.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Mờ tối về sự vui, việc thành rồi, có thay đổi, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sáu Trên là hào m nhu, không phải kẻ có đức trung chính. Là hào m, ở ngôi Trên, tức là bất chính, mà lại nhằm thì cuộc vui cùng cực, đấng quân tử ở vào lúc đó cũng phải răn sợ, huống chi kẻ m nhu. Thế mà nó say đắm, dông dỡ về sự vui, đó là tối tăm, không biết quay lại. Bởi vì ở cuối quẻ Dự, cho nên là sự hôn mê đã thành, nếu biết biến đổi thì có thể không lỗi. Cũng vì ở cuối quẻ Dự, cho nên có nghĩa biến đổi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lấy chất m nhu ở lúc cuộc vui cùng cực, đó là tượng "tối tăm về sự vui". Vì nó thuộc về thể động, nên lại là tượng "việc tuy đã thành mà biết thay đổi". Ấy là răn kẻ xem như thế thì chữa được lỗi mà không có lỗi, để mở rộng cái cửa "trời về đường thiện".
LỜI KINH
象曰: 冥豫在上, 何可長也.
Dịch âm. Tượng viết: Minh dự tại thượng, hà khả trường dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Tối tăm về sự vui ở trên, lâu dài sao được?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tối tăm về sự vui cho đến cùng chót, vạ lỗi sắp sửa kéo đến, có thể thế mãi được sao? Phải nên thay đổi cho mau.
QUẺ TRẠCH LÔI TÙY
Đoái trên; Chấn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Tùy, Tự Quái nói rằng: Vui ắt có theo[158] cho nên tiếp đến là quẻ Tùy. Cái đạo vui thích, người ta vẫn theo, cho nên quẻ Tùy mới nối tiếp Dự. Nó là quẻ Đoái trên, Chấn dưới. Đoái là đẹp lòng, Chấn là động, đẹp lòng mà động, động mà đẹp lòng, đều là nghĩa của sự theo. Con gái là kẻ phải theo người, là con gái nhỏ[159] mà theo con trai trưởng[160] cũng là nghĩa của sự theo. Chấn là sấm, Đoái là chằm, sấm động ờ trong chằm, chằm cũng động theo, ấy là tượng của sự theo. Lại nữa, lấy lẽ quái biến mà nói thì hào Trên quẻ Kiền đến ở ngôi dưới quẻ Khôn, hào Đầu quẻ Khôn đi ở ngôi Trên quẻ Kiền, đó là Dương đến mà ở dưới m. Là Dương mà ở dưới m, m ắt đẹp lòng mà đi theo, cũng là nghĩa của sự theo. Phàm thành ra quẻ, đã dùng nghĩa của hai thể; có khi còn dùng nghĩa của các hào, có khi lại dùng nghĩa của luật quái biến, như sự dùng nghĩa của quẻ Tùy, càng là tường đủ.
LỜI KINH
隨元亨利貞, 無咎.
Dịch âm. Tùy nguyên hanh lợi trinh, vô cữu.
Dịch nghĩa. Quẻ Tùy cả, hanh, lợi, trinh, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đạo của sự theo có thể đem đến được sự cả hanh. Đạo đấng quân tử được mọi người theo, và mình theo người, cùng là tới việc mà chọn đường nên theo, đều là theo cả. Theo được phải đạo thì có thể đem đến sự cả hanh. Phàm như ông vua theo điều thiện, bề tôi vâng mệnh, kẻ học dời sang điều nghĩa, cùng là tới việc mà theo bậc trưởng thượng cũng đều là theo. Đạo của sự theo lợi ở trinh, chính, hễ theo được chính đính, rồi mới cả hanh mà không lỗi. Nếu mất đường chính thì phải có lỗi, cả hanh sao được?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Tùy tức là theo. Lấy lẽ quái biến mà nói thì quẻ này vốn tự quẻ Khốn, hào Chín đến ở ngôi Đầu; lại tự quẻ Phệ Hạp, hào Chín đến ở ngôi Năm; mà tự quẻ Vị Tế lại thì kiêm cả hai sự biến đổi đó; tất cả đều là nghĩa cứng đến theo mềm. Lấy hai thể mà nói thì thể này động mà thể kia đẹp lòng, cũng là nghĩa của sự theo, cho nên mới là quẻ Tùy. Mình hay theo người, người đến theo mình, đằng nọ, đằng kia theo nhau thì sự hanh thông rất dễ, cho nên lời chiêm của nó mới là cả hanh, nhưng phải lời về sự trinh thì mới không lỗi. Nếu mà việc theo không chính thì không cả hanh mà sẽ không khỏi có lỗi.
LỜI KINH
彖曰: 隨, 剛來而下柔, 動而説, 隨.
Dịch âm. Thoán viết: Tùy, cương lai nhi hạ nhu, động nhi duyệt, Tùy.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Tùy, cứng đến mà ở dưới mềm, động mà đẹp lòng, là quẻ Tùy.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây dùng lẽ quái biến và đức quẻ để thích nghĩa tên quẻ.
LỜI KINH
大亨貞無咎, 而天下隨時.
Dịch âm. Đại hanh trinh, vô cữu, nhi thiên hạ tùy thì.
Dịch nghĩa. Cả hanh trinh, không lỗi, mà thiên hạ tùy thì.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ này sở dĩ làm quẻ Tùy là vì kẻ cứng mà đến ở dưới kẻ mềm, động mà đẹp lòng. Nghĩa là hào Chín Trên quẻ Kiền đến ở dưới quẻ Khôn, hào Sáu đầu quẻ Khôn đi ở trên quẻ Kiền. Là kẻ Dương cương mà đến ở dưới quẻ m nhu, ấy là người trên mà chịu nước dưới kẻ dưới, người sang mà chịu nước dưới kẻ hèn, có thể như thế, người ta sẽ đẹp lòng mà theo. Lại dưới động mà trên đẹp lòng, ấy là động mà có thể đẹp lòng, vì vậy mới theo. Như thế thì có thể cả hanh mà được chính đính. Hễ đã có thể cả hanh, không được chính đính thì không phải là đạo đáng theo, há có thể khiến cho thiên hạ theo mình? Cái mà thiên hạ cùng theo là thì, cho nên là tùy thì.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Bản của Vương Túc, chữ 時 (thì) chép làm chữ 之 (chi) nay nên theo đó. Đoạn này thích về lời quẻ, ý nói có thể như thế thì là người mà thiên hạ cùng theo.
LỜI KINH
随時之義大矣哉.
Dịch âm. Tùy thì chi nghĩa đại hỷ tai!
Dịch nghĩa. Cái nghĩa tùy thì lớn vậy thay[161].
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đạo đấng quân tử tủy thời mà động, theo với điều nên, vừa với sự biến, không thể làm ra điền yếu nhất định, nếu không là người hiểu đạo đã sâu, biết cơ vi, biết quyền biến, không thể dự vào chỗ đó, cho nên mới tán thêm rằng: "Cái nghĩa tùy thời lớn vậy thay!". Phàm những chỗ nào có lời tán thêm, là muốn người ta biết rằng nghĩa của nó lớn, phải ngẫm nghĩ mà ghi nhớ lấy. Chỗ này tán nghĩa tùy thờỉ là lớn, khác với lờí tán ở các quẻ khác, vì đây thì với nghĩa là thứ hai.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Bản của Vương Túc, chữ 時 ở dưới chữ 之 (chi), nay nó theo đó.
LỜI KINH
象曰: 澤中有雷, 隨, 君子以嚮晦入宴息.
Dịch âm. Tượng viết: Trạch trung hữu lôi, Tùy, qưân tử dĩ hướng hối nhập yến tức.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Trong chằm có sấm, là quẻ Tùy, đấng quân tử coi đó mà sắp tối vào nghỉ ngơi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sấm nổi trong chằm, chằm theo sấm mà động, là tượng của sự theo. Đấng quân tử coi tượng đó để tùy thời mà động. Tùy sự nên phải của hiện thời, muôn việc đều thế. Lấy cái rõ nhất và gần nhất mà nói thì đấng quân tử coi tượng đó mà khi sắp tối tự vào nghỉ ngơi. Đấng quân tử ban ngày thì tự cường không nghỉ, tới khi sắp sửa đêm tối thì vào ở bên trong nghỉ ngơi, cho yên cái thân. Đó là khởi cơ tùy thời, vừa đúng với sự nên phải. Đấng quân tử ngày không ở trong, đêm không ở ngoài, ấy là đạo tùy thời.
Lời bàn của tiên Nho. Có người hỏi rằng: Trình Tử nói rằng: "Chằm theo sấm động, đấng quân tử nên tùy thời nghỉ ngơi" có phải hay không? Chu Tử đáp rằng: Đã nói sấm động, tại sao không nói quân tử động tác, mà lại nói nghỉ ngơi? Là vì quẻ này Chấn dưới, Đoái trên, tức là cái tượng sấm vào trong đất. Sấm phải tùy thời nấp náu, cho nên đấng quân tử cũng khi sắp tối thì vào nghỉ ngơi.
LỜI KINH
初九: 官有渝, 貞吉, 出門交有功.
Dịch âm. Sơ Cửu: Quan hữu du, trinh cát, xuất môn giao hữu công.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Quan có thay đổi, chính thì tốt, ra cửa kết bạn thì có công.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín ở thời Tùy mà thể Chấn, lại là chủ của sự động, tức là kẻ có chỗ theo. Quan là người chủ giữ. Đã có chỗ theo thì sự chủ giữ phải có thay đổi, cho nên nói rằng: "quan có thay đổi, chính thì tốt", nghĩa là theo được chính đính thì tốt, có thay đổi mà không được chính đính thì là quá động. "Ra cửa kết bạn có công", nghĩa là "Người mà lòng vẫn theo, phần nhiều là kẻ thân yêu. Thường tình con người, hễ yêu thì thấy là phải, mà ghét thì thấy là trái, cho nên lời của vợ con tuy là có lỗi mà người ta vẫn hay theo; lời của kẻ mà mình vẫn ghét, tuy phải cũng là trái. Nếu vì thân yêu mà theo thì là do ở tư tình, không hợp chính lý, cho nên ra cửa mà kết bạn thì có công". Ra cửa tức là không phải chỗ riêng tây gần gũi. Kết bạn, không vì tình riêng, cho nên sự theo xứng đáng mà có công.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Quẻ dùng nghĩa người ta theo mình, hào thì dùng nghĩa mình theo người khác. Hào Chín Đầu là hào Dương, ở ngôi dưới làm chủ quẻ Chấn, có nó quẻ này mới là quẻ Tùy. Đã có chỗ phải Tùy thì có sự thiên chủ mà đổi vẻ thường, cho nên tượng và chiêm của nó như thế. Và cũng nhân đó để răn người ta.
LỜI KINH
象曰: 官有渝, 從正吉也, 出門交有功, 不失也.
Dịch âm. Tượng viết: Quan hữu du, tòng chính cát dã; xuất môn giao hữu công, bất thất dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Quan có thay đổi, theo chính tốt vậy; ra cửa kết bạn có công, không lỗi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đã có chỗ theo mà thay đổi, ắt là sự theo được chính đính thì tốt; nếu mà sự theo không chính đính thì phải hối hận. Ra cửa kết bạn thì không bị vướng về tình riêng, sự kết bạn đó ắt là chính đính. Chính đính thì không lỗi mà có công.
LỜI KINH
六二: 係小子, 失丈夫.
Dịch âm. Lục Nhị: Hệ tiểu tử, thất trượng phu.
Dịch nghũu - Hào Sáu Hai: Quấn quít kẻ tiểu tử, mất đấng trượng phu.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Hai ứng với hào Năm mà liền với hào Đầu, ấy là theo kẻ gần trước. Vì nó mềm yếu, không thể giữ bền, cho nên nói rằng quấn quít với kẻ tiểu tử thì sẽ mất đấng trượng phu. Hào Đầu là hào Dương ở ngôi dưới, tức là kẻ tiểu tử; hào Năm chính ứng ở trên, tức là đấng trượng phu. Hào Hai chí vẫn quấn quít với hào Đầu thì sẽ bị mất hào Năm là hào chính ứng, đó là mất đấng trượng phu.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Đầu là Dương ở dưới mà gần, hào Năm là chính ứng mà xa, hào Hai là hào m nhu không thể tự giữ để chờ kẻ chính ứng, cho nên tượng và chiêm như thế, sự hung, lận không nói cũng biết.
LỜI KINH
象曰: 係小子, 弗兼與也.
Dịch âm. Tượng viết: Hệ tiểu tử, phất kiêm dữ dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Quấn quít kẻ tiểu tử, không gồm cùng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Người ta thửa theo, được đằng ngay thì xa đằng cong, theo đằng trái thì mất đằng phải, không lẽ theo cả hai đằng. Hào Hai nếu quấn quít với hào Đầu thì mất hào Năm, thế là không thể gồm cùng. Nói vậy để răn người ta theo đằng ngay thì nên chuyên nhất.
LỜI KINH
六三: 係丈夫, 失小子, 隨有求, 得利, 居貞.
Dịch âm. Lục Tam: Hệ trượng phu, thất tiểu tử, tùy hữu cầu, đắc lợi, cư trinh,
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: Quấn quít đấng trượng phu, mất kẻ tiểu tử, theo mà có tìm, lợi về ở trinh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trượng phu là hào Chín Tư, tiểu tử là hào Đầu. Hào Dương ở trên là trượng phu, ở dưới là tiểu tử. Hào Ba tuy cùng thể với hào Đầu mà gần sát với hào Tư, cho nên quấn quít với hào Tư. Đại để kẻ m nhu không thể tự lập, thường hay thân mật quấn quít với người gần mình. Vì nó quấn quít lên với hào Tư, cho nên ở dưới bị mất hào Đầu. Bỏ hào Đầu mà theo hào Tư, đó là hợp lẽ thích nghi của sự theo. Theo trở lên là thiện, như kẻ tối theo người sáng, làm việc theo lẽ phải là theo trở lên; bỏ phải theo trái, bỏ sáng theo tối là theo trở xuống. Hào Tư cũng không có ứng, tức là kẻ không có chỗ theo. Ở gần nó được hào Ba theo mình, ắt phải thân thiện với hào ấy, cho nên hào Ba mà theo hào Tư, tức là tìm thì ắt được. Người ta đi theo người trên, mà người trên cùng với, ấy là được cái họ cầu, lại có nghĩa là cầu gì có thể được nấy. Tuy vậy, vẫn không thể dùng cách trái lý, cong đạo để theo người trên, nếu như cốt được trên yêu thích để làm cho toại sự tìm của mình, đó là việc làm của bọn tiểu nhân tà nịnh, xu họa, cho nên nói rằng: "lợi về ở trinh", nghĩa là từ ở chỗ chính đính thì cái gọi là "cốt tìm ắt được" mới là việc chính đáng, ấy là sự theo của đấng quân tử.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Trượng phu chỉ hào Chín Tư, tiểu tử cũng chỉ hào Đầu, Hào Ba quấn quít với hào Tư mà mất hào Đầu, tượng nó trái lại với hào Sáu Hai. Hào Tư là hào Dương, đương gánh công việc mà mình theo nó, ấy là có tìm ắt được, nhưng vì nó không có chính ứng, cho nên có kẻ bất chính mà thành ra người đàn bà tà mỵ. Vì vậy tượng, chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 係丈夫, 志舍下也.
Dịch âm. Tượng viết: Hệ trượng phu, chí xả hạ dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nóỉ rằng: quấn quít đấng trượng phu chí bỏ kẻ dưới vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đã theo với trên thì là chí nó bỏ dưới không theo. Bỏ dưới không theo, tức là bỏ thấp mà theo cao. Ở việc theo, như thế là phải.
LỜI KINH
九四: 隨有獲, 貞凶. 有孚在道, 以明, 何啓.
Dịch âm. Cửu Tứ: Tùy hữu hoạch, trinh hung, hữu phu tại đạo, dĩ minh, hà cữu?
Dịch nghĩa. Hào Chín tư: Theo có được, chính mà hung; có tin ở đạo, dùng sáng, lỗi gì?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Tư lấy tài Dương cương ở bậc cùng tột của ngôi làm tôi, nếu trong sự theo có được thì tuy là chính cũng hung: "Có được" nghĩa là được lòng thiên hạ theo mình. Đạo làm tôi, nên để ân uy hết thẩy do ở người trên mà ra, khiến cho lòng người đều theo về vua. Nếu mà lòng người theo mình ấy là đạo nguy nghi, cho nên mới hung. Ở vào chỗ ấy thì làm thế nào? Chỉ có thành tín chứa ở trong, hành động hợp với đạo, lấy cách sáng khôn mà xử thì có lỗi gì?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Chín Tư lấy đức cứng ở dưới quẻ trên, cùng đức với hào Năm, cho nên lời chiêm của nó là "theo mà có được". Nhưng thế nó lấn lên hào Năm, cho nên tuy chính mà hung, chỉ duy có tin, ở đạo, mà sáng thì người trên yên lòng mà theo trở xuống, có thể không lỗi. Kẻ xem nếu có đảm đương trách nhiệm của đời, cũng nên xem xét lời răn đó.
LỜI KINH
象曰: 隨有獲, 其義凶也, 有孚在道, 明功也.
Dịch âm. Tượng viết: Tùy hữu hoạch, kỳ nghĩa hung dã; hữu phu tại đạo, minh công dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Theo có được, nghĩa nó hung vậy; có tin ở đạo, công của sự sáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ở ngôi gần vua mà có được, nghĩa nó hung. Có thể có tin mà ở đạo thì không có lỗi, đó là công của sự sáng khôn.
Lời bàn của tiên Nho. Viên Mai Nham nói rằng: "Nghĩa nó hung" là có lẽ hung, mà chưa ắt hung, xử được phải đạo như mấy câu dưới thì không có lỗi.
LỜI KINH
九五: 孚于嘉, 吉.
Dịch âm. Cửu Ngũ: Phu vu gia, cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Năm: Tin về kẻ lành, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Năm ở ngôi tôn, được chỗ chính, mà bên trong đầy đặc, ấy là thực bụng về sự theo điều lành, đủ biết là tốt. "Gia" nghĩa là lành. Tự ông vua đến kẻ thứ nhân, đạo theo mà tốt, chỉ là theo điều lành mà thôi. Hào này bên dưới ứng với hào Chín Hai, đó tức là nghĩa theo kẻ lành.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào này Dương cương trung chính, bên dưới lại ứng với kẻ trung chính, ấy là tin về kẻ lành. Kẻ xem như thế được tốt là đáng.
LỜI KINH
象曰: 孚于嘉吉, 位正中也.
Dịch âm. Tượng viết: Phu vu gia, cát, vị chính trung dã.
Dịch nghĩá. Lời Tượng nói rằng: Tin về kẻ lành, tốt, vì ở ngôi chính giữa vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ở ngôi chính trung, theo đạo trung chính, thật bụng tin kẻ mình theo là kẻ chính trung, tức là kẻ lành, đủ biết là tốt. Kẻ lành mà nó đã tin là hào Sáu Hai. Sự theo ngược vừa độ là phải. Cái mà sự theo phải ngăn ngừa là sự quá đáng. Bởi vì lòng mình vui đẹp mà theo thì không biết là quá đáng.
LỜI KINH
上六: 拘係之, 乃從維之, 王用亨于西山.
Dịch âm. Thượng Lục: Câu hệ chi, nải tòng duy chi, vương dụng hưởng vu Tây Sơn.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Trên: Cầm buộc đó, bèn theo ràng đó, vua dùng hưởng ở non Tây.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu Trên lấy đức mềm thuận ở chỗ cùng cực của quẻ Tùy, ấy là kẻ cùng cực về sự theo. "Cầm buộc đó" nghĩa là theo đến cùng cực như thể cầm giữ trói buộc vậy; "Bèn theo ràng đó" nghĩa là lại theo mà ràng lấy nó, ý nói theo đến cố kết như thế "Vua dùng hưởng ở non Tây", nghĩa là lại theo đến cùng cực, như thề xưa kia vua Thái Vương đã dùng đạo ấy mà hưởng nghiệp vương ở non Tây. Thái Vương tránh rợ Địch bỏ đất Mân, đến núi Kỳ, người Mân già trẻ dắt díu đi theo như thể về chợ. Bởi vì lòng người theo mình cố kết như thế, Thái Vương dùng kiểu đó, cho nên có thể hưởng thụ và làm thịnh vượng nghiệp vương của ông ấy ở non Tây. Non Tây tức là núi Kỳ, nghiệp vua của nhà Chu dấy lên ở đó. Hào Trên ở chỗ cùng cực quẻ Tùy, chỉn là thái quá, nhưng vì được dân theo nó và nó theo kẻ lành cố kết như thế mới là phải, dùng về việc khác thì là quá đáng.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ở chỗ tột cùng quẻ Tùy, tức là sự theo cố kết mà không thể cởi. Lòng thành tột bậc, có thể thông với đấng thần minh, cho nên lời chiêm của nó là "vua dùng hưởng ở non Tây". Chữ "hưởng" này nên cắt nghĩa là chữ "hưởng" trong tiếng "tế hưởng". Tự địa vị nhà Chu mà nói thì núi Kỳ ở về phía Tây, phàm việc bói tế núi sông, mà được hảo này, hễ mả lòng thành như thế thì tốt.
LỜI KINH
象曰: 拘係之, 上窮也.
Dịch âm. Tượng viết: Câu hệ chi, thượng cùng dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nóỉ rằng: Cầm buộc đó, ở trên đã cùng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Theo đến bền chặt như thể cầm buộc, ràng bó, ấy là đạo theo đến chỗ cùng cực.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chữ "cùng" nghĩa là tột bậc.
QUẺ SƠN PHONG CỔ
Cấn trên; Tốn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Cổ, Tự Quái nói rằng: Kẻ dùng sự vui theo người, ắt phải có việc, cho nên tiếp đến là quẻ Cổ[162]. Đó là vâng theo nghĩa của hai quẻ kia[163] mà làm quẻ thứ ba. Ôi vui đẹp để theo người, ắt phải có việc, nếu không có việc thì vui gì theo gì? Vì vậy, Quẻ Cổ mới nối Quẻ Tùy. Cổ tức là việc. Nó là quẻ ở dưới núi có gió. Gió ở dưới núi, gặp núi mà lật lại thì các vật rối loạn, đó là tượng cổ. Chữ "cổ" nghĩa là nát loạn, mặt chữ 蟲 (trùng: sâu bọ) và 皿 (mãnh: cái chậu). Trong chậu có bọ, là nghĩa cổ hoại. Truyện của họ Tạ nói rằng: "Gió lạc núi, con gái làm mê hoặc con trai". Lấy người trưởng nữ[164] mà chịu ở dưới kẻ thiếu nam[165] là loạn về tình. Gió gặp núi mà lộn lại, các vật đều rối loạn, là tượng có việc. Đã rối loạn mà phải trị lại, cũng là việc. Nói về tượng quẻ thì cái tượng đó là vật làm thành sự cổ. Nói về tài quẻ thì là cái tai để trị việc cổ.
LỜI KINH
蠱元亨, 利涉大川, 先甲三曰, 後甲三曰:
Dịch âm. Cổ nguyên hanh, lợi thiệp đại xuyên, tiên Giáp tam nhật, hậu Giáp tam nhật.
Dịch nghĩa. Quẻ Cổ cả, hanh, lợi về sang sông lớn. Trước Giáp ba ngày, sau Giáp ba ngày.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đã loạn thì có lý lại trị, từ xưa, cuộc trị ắt nhân cuộc loạn, cuộc loạn thì mở ra cuộc trị, là lẽ tự nhiên. Như tài quẻ này, dùng để trị cuộc loạn thì có thể đem đến sự cả hanh. Sự lớn nhất trong cuộc loạn là phải vượt qua sự gian nan hiểm trở của đời, cho nên nói là "lợi về sang sông lớn". Giáp là chữ đầu của hàng can, là buổi đẩu của công việc, tức là mối của các việc. Cách trị cuộc Cổ, phải nghĩ ngợi trước, sau ba ngày. "Trước Giáp" là trước lúc đó xem xét tại sao mà thế, "sau Giáp" là sau lúc đó, lo rằng sắp sửa đến thế. Một ngày, hai ngày, đến ba ngày, ý nói lo cho sâu mà suy cho xa. Xét xem tại sao như thế thì biết cách để cứu chữa, lo rằng sắp sửa đến thế thì biết mẹo để phòng bị. Khéo cứu chữa thì tệ trước có thể cải cách, khéo phòng bị thì lợi sau có thể lâu dài. Đó là phương pháp của đấng thánh vương đời xưa làm mới thiên hạ mà để lại cho đời sau. Những người trị cuộc cổ loạn sau này, không rõ cái ý trước Giáp, sau Giáp của đấng thánh nhân, lo nông mà làm việc gần, cho nên nhọc về cứu đời mà loạn không tránh khỏi, công chưa thành mà tệ đã sinh rồi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Cổ là nát hỏng đến cực điểm mà phải có việc. Quẻ đó Cấn cứng ở trên, Tốn mềm ở dưới, trên, dưới không giao với nhau, dưới mềm nhún mà trên cẩu thả dừng dậu, cho nên là cổ. Cổ là nát hỏng cực điểm, loạn rồi thì phải lại trị, cho nên lời chiêm của nó là cả hanh mà lợi về sang sông lớn. Giáp là đầu của các ngày, mối của các việc. Trước Giáp ba ngày là ngày Tân (làm mới), sau Giáp ba ngày là ngày Đinh (đinh ninh). Việc trước đã quá mức mà sắp hỏng thì có thể tự làm mới ra, để làm manh mối cho việc sau là không đến hỏng quá; việc sau đương bắt đầu mà hãy còn mới thì nên hết ý đinh ninh để chừa cái lỗi của việc trước mà không để cho đến nỗi chóng hỏng. Lời răn của thánh nhân sâu lắm.
Lời bàn của tiên Nho. Hồ Vân Phong nói rằng: Mấy chữ "tiên Giáp, hậu Giáp", mỗi người chú giải một khác. Tôi thì cho rằng: Quẻ Cổ do ở Tốn, Cấn thành ra, nên theo Tốn, Cấn mà coi. Trong hình vẽ tiên thiên, Giáp ở phương Đông, từ Giáp kể ngược, qua ba ngôi Ly, Chấn, Khôn thì được Cấn, đó là "trước Giáp ba ngày"; từ Giáp kể xuôi, qua ba ngôi Ly, Đoái, Kiền thì được Tốn, đó là "sau Giáp ba ngày".
LỜI KINH
彖曰: 蠱剛上而柔下, 巽而止, 蠱.
Dịch âm. Thoán viết: Cổ, cương thượng nhi nhu hạ, tốn nhi chỉ, cổ.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Cổ, cứng lên mà mềm xuống, nhún mà đậu, là quẻ Cổ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lấy nghĩa quái biến và hai thể của quẻ mà nói thì cứng trên mà mềm dưới, nghĩa là hào Chín Đầu của quẻ Kiền lên làm hào Chín Trên, hào Sáu Trên của quẻ Khôn xuống làm hào Sáu Đầu. Dương cương là kẻ tôn mà ở trên, nay đi ở trên, m nhu là kẻ ty mà ở dưới, nay đến ở dưới, trai tuy trẻ mà ở trên, gái tuy lớn mà ở dưới, tôn ty được chính đính, trên, dưới thuận lẽ, đó là đạo trị cuộc Cổ. Do ở cứng đi lên mềm đi xuống, biến làm Cấn, Tốn; Cấn là ngừng đậu, Tốn là xuôi thuận, dưới nhún mà trên đậu, ấy là ngừng đậu trong sự nhún thuận. Lấy đạo nhún thuận mà trị cuộc Cổ, cho nên cả hanh.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là thể quẻ, sự biến đổi của quẻ và đức quẻ để thích nghĩa tên quẻ. Nghĩa là như thế thì cái mối tệ chứa lại mà đến [nỗi] cổ loạn.
LỜI KINH
蠱元亨, 而天下治也.
Dịch âm. Cổ nguyên hanh nhi thiên hạ trị dã.
Dịch nghĩa. Quẻ Cổ cả hanh mà thiên hạ trị vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cái đạo trị cuộc Cổ, như tài quẻ này thì cả hanh mà thiên hạ trị. Kẻ trị cuộc loạn, nếu biết khiến họ nghĩa tôn ty trên, dưới được đâu vào đó, kẻ dưới thì nhún thuận, kẻ ở trên, biết ngừng đậu chỉnh tề, những việc sắp đặt, đều phải đậu trong sự thuận thì cuộc Cổ loạn nào mà không trị nổi? Đạo đó rất phải mà hanh, như thế thì thiên hạ trị.
LỜI KINH
利涉大川, 往有事也.
Dịch âm. Lợi thiệp đại xuyên, vãng hữu sự dã.
Dịch nghĩa. Lợi về sang sông lớn, đi có việc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đương lúc thiên hạ nát loạn, nên vượt qua sự gian hiểm mà đi, để giúp cho đời, đó là đi có việc.
LỜI KINH
先曱三曰, 後曱三日, 終則有始, 天行也.
Dịch âm. Tiên Giáp tam nhật, hậu Giáp tam nhật, chung tắc hữu thủy, thiên hành dã.
Dịch nghĩa. Trước Giáp ba ngày, sau Giáp ba ngày, chót thì có đầu, cuộc vận hành của trời đất vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. Ôi, có đầu thì ắt có chót, đã chót thì ắt có đầu, đó là đạo trời. Đấng thánh nhân biết đạo chót, đầu, cho nên có thể suy nguyên lúc đầu mà xét cái lẽ tại sao mà thế, rút lại lúc chót mà ngừa cái sự sắp sửa đến thế, trước Giáp, sau Giáp mà lo, cho nên có thể trị cuộc Cổ loạn mà đem đến sự cả hanh.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là thích về lời quẻ. Trị cuộc Cổ mà đến hanh thì cái tượng loạn mà lại trị. Chót cuộc loạn, là đầu cuộc trị, vận trời như thế.
LỜI KINH
象曰: 山下有風, 蠱. 君子以振民育德.
Dịch âm. Tượng viết: Sơn hạ hữu phong, Cổ, quân tử dĩ chấn dân dục đức.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Dưới núi có gió, là quẻ Cổ, đấng quân tử coi đó mà chấn[166] dân nuôi đức.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Dưới núi có gió, gió gặp núi mà lộn lại, các vật đều tán loạn, cho nên là tượng "có việc". Đấng quân tử coi tượng "có việc" để chấn giúp cho dân, gây nuôi đức mình, ở mình nuôi đức, ở thiên hạ thì giúp dân, việc của đấng quân tử, không gì lớn hơn hai điều ấy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Dưới núi có gió, các vật hư hỏng mà có việc rồi, mà việc, không gì lớn hơn hai điều ấy (chấn dân nuôi đức) đó là đạo trị mình, trị người.
LỜI KINH
初六: 幹父之蠱, 有子, 考无咎, 厲, 終吉.
Dịch âm. Sơ Lục: Cán phụ chi cổ, hữu tử, khảo vô cữu, lệ, chung cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Đầu: Cán đáng cuộc Cổ của cha, có con, không lỗi, nguy, sau chót tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu Đầu tuy ở ngôi rất thấp, nhưng bởi nó mà thành quẻ, có nghĩa là chủ. Ở trong, ở dưới mà làm chủ, đó là con cán đáng cuộc Cổ của cha. Cái đạo cán đáng cuộc Cổ của cha, hễ làm nổi việc thì là có con mà người cha được không lỗi. Nếu không thế thì là làm lụy cho cha, cho nên ắt phải lo sợ, gắng gỏi thì được trọn tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Cán là gốc, như cái gốc cây, cành lá bám vào mà đứng. Cổ là việc đã hỏng của tiền nhân, cho nên các hào đều có tượng cha mẹ. Người con có thể cán đáng những việc hỏng thì nó sức trị mà chấn dậy. Hào Sáu Đầu cuộc Cổ chưa sâu mà việc dễ xong, cho nên lời chiêm của nó là "có con mà trị sự Cổ thì người cha không lỗi, nhưng cũng nguy rồi". Răn kẻ xem như thế. Lại biết là nguy mà hay răn thì được trọn tốt.
Lời bàn của tiên Nho. Phan Qua Sơn nói rằng: Trình Truyện nói "Hào Đầu ở trong mà ở dưới, cho nên lấy tượng con cán đáng sự Cổ của cha". Bản Nghĩa nói "Cổ là việc đã hỏng của tiền nhân cho nên các hào đều nói con cán đáng sự cổ của cha". Nếu như thuyết của thầy Trình thì chỉ dùng hào Đầu là thông, với các hào khác đều không chạy. Thuyết của Bản Nghĩa thì với các hào đều thông.
LỜI KINH
象曰: 巧父之蠱, 意乘考也.
Dịch âm. Tượng viết: Cán phụ chi cổ, ý thừa khảo dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cán đáng sự cổ của cha, ý vâng cha vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cái đạo con cán đáng sự cổ của cha, là do ý mình vâng nhận công việc của cha, cho nên đối với việc đó bằng cách cung kính, để đặt cha vào chỗ không lỗi, thường thường mang lòng lo sợ gắng gỏi thì sau chót được tốt, hết lòng thành với việc của cha, đó là đạo tốt.
LỜI KINH
初九: 幹姆之蠱, 不可貞.
Dịch âm. Cửu Nhị: Cán mẫu chi cổ, bất khả trinh.
Dịch nghĩa. Hào Chín Hai: Cán đáng sự Cổ của mẹ, không thể trinh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chín Hai và hào Dương cương, bị hào Sáu Năm ứng với, đó là lấy tài Dương cương, ở dưới mà cán đáng việc m nhu ở trên, cho nên lấy việc con cán đáng sự Cổ của mẹ làm nghĩa. Bề tôi Dương cương giúp vua nhu nhược, nghĩa cũng gần thế. Hào Hai là thể Tốn mà ở chỗ mềm thuận, nghĩa đó là đạo con cán đáng sự Cổ của mẹ. Ôi, con với mẹ cần nên lấy đạo mềm thuận mà dẫn giúp người, khiến cho người hợp với nghĩa. Mẹ có sự không thuận mà đến hỏng nát thì là tội của con, há lại không có cách nào ung dung khuyên can được sao? Nếu cứ thẳng đạo Dương cương của mình mà uốn nắn một cách vội vàng thì tổn đến ơn, sẽ hại lớn lắm, mà cũng không ăn thua gì. Cốt ở uốn mình, hạ ý, nhún thuận đón đưa, khiến mẹ thân được chính đính, việc được xong xuôi mà thôi, cho nên nói rằng "không thể trinh" nghĩa là không thể cố hỹ hết đạo Dương cương của mình, như thế mới là trung đạo. Đâu lại có thể khiến mẹ làm việc rất cao? Bằng với ông vua nhu nhược thì kiệt lòng thành, hết lòng trung, đưa cho họ đến trung đạo là được rồi. Đâu lại có thể khiến họ làm chuyện lớn lao?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chín Hai là hào cứng giữa, trên ứng với hào Sáu Năm, đó là tượng con cán đáng sự Cổ của mẹ mà được vừa phải. Là kẻ cứng vâng theo kẻ mềm mà trị sự hỏng của kẻ ấy, cho nên lại rằng không thể kiên trinh.
LỜI KINH
象曰: 幹姆之蠱, 得中導也.
Dịch âm. Tượng viết: Cán mẫu chi cổ, đắc trung đạo dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cán đáng sự Cổ của mẹ, được trung đạo vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Được trung đạo mà không quá cứng, đó là kẻ cán đáng sự Cổ của mẹ rất khéo.
LỜI KINH
九三: 幹父之蠱, 小有悔, 無大咎.
Dịch âm. Cửu Tam: Cán phụ chi cổ, tiểu hữu hối, vô đại cữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Ba: Cán đáng sự Cổ của cha, hơi có ăn năn, không có lỗi lớn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba lấy tài Dương cương, ở trên thể dưới, tức là kẻ chủ trương cán đáng. Con cán đáng sự Cổ của cha mà lấy chất Dương ở chỗ cứng mà không giữa, đó là cứng quá. Nhưng vì nó ở thể Tốn, tuy là cứng quá mà không phải là không thuận. Thuận là gốc của việc thờ đấng thân, lại được ở chỗ chính đính, cho nên không có lỗi lớn. Là tài Dương cương, có thể cán đáng được việc, tuy vì cứng quá mà có ăn năn nho nhỏ, sau chót vẫn không có sự lỗi to.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Quá cứng mà không giữa, cho nên hơi có ăn năn. Ở thể Tốn mà được chính đính, cho nên không có lỗi lớn.
LỜI KINH
象曰: 幹父之蠱, 終無咎也.
Dịch âm. Tượng viết: Cán phụ chi cổ, chung vô cữu dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cán đáng sự Cổ của cha, trọn không lỗi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lấy tài hào Ba, cán đáng sự cổ của cha, tuy hơi có ăn năn, rút lại, không có lỗi lớn. Bởi vì nó có đức tính cương đoán, có thể cán đáng, không mất sự chính đính, mà có nhún thuận, vì vậy, sau chót không lỗi.
LỜI KINH
六四: 裕父之蠱, 往見吝.
Dịch âm. Lục Tứ: Dụ phụ chi cổ, vãng kiến lận.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Rộng rãi với sự Cổ của cha, đi thấy tiếc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư là hào m, ở ngôi m, tức là mềm thuận, vì nó ở được chỗ chính, cho nên là kẻ rộng rãi để xử với việc của cha. Ôi cái tài mềm thuận mà ở chỗ chính, chỉ có thể theo thường tự giữ mà thôi. Nếu đi cán đáng những việc quá thường thì không làm nổi mà thấy tiếc. Là bậc m nhu mà không kẻ ứng giúp, đi thì làm nên cái gì?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Là hào m ở ngôi m, không thể làm việc, đó là tượng rộng rãi để chỉ sự Cổ. Như thế sự Cổ sẽ mỗi ngày một sâu, cho nên đi thì thấy sự đáng tiếc. Răn kẻ xem không thể như thế.
LỜI KINH
象曰: 裕父之蠱, 往未得也.
Dịch âm. Tượng viết: Dụ phụ chi cổ, vãng vị đắc dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Rộng rãi với sự Cổ của cha, đi chưa được vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lấy tài, hào Tư, giữ mực thường, ở thì rộng rãi thì có thể được, muốn có thửa đi thì chưa được.
LỜI KINH
六五: 幹父之蠱, 用誊.
Dịch âm. Lục Ngữ: Cán phụ chi cổ, dụng dự.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Năm: Cán đáng sự Cổ của cha, dùng khen.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. Hào Năm ở ngôi tôn, lấy chất m nhu, gánh việc ông vua, mà dưới ứng với hào Chín Hai, đó là biết dùng bề tôi Dương cương. Tuy là ở dưới ứng với người hiền Dương cương mà nương tựa vào người ta, nhưng mình thật là hạng m nhu, cho nên không thể làm việc mở đầu, mở nền; vâng nhận nghiệp cũ thì được. Vì vậy mới là cán đáng sự Cổ của cha.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào mềm ở gỉữa, ở ngôi tôn, mà hào Chín Hai lấy đức vâng theo. Dùng cách đó mà cán đáng sự Cổ, có thể đem lại tiếng tăm, cho nên tượng, chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰: 幹父用誊, 乘以德也.
Dịch âm. Tượng viết: Cán phụ dụng dự, thừa dĩ đức dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cán đáng cho cha, dùng vâng lấy đức vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cán đáng sự Cổ cho cha, mà được có tiếng khen tốt, là vì người hiền ở dưới vâng giúp cha mình bằng đức cương trung.
LỜI KINH
上九: 不事王侯, 高尚其事.
Dịch âm. Thượng Cửu: Bất sự vương hầu, cao thượng kỳ sự.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Chẳng thờ tước vương tước hầu, cao nâng thửa việc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Trên ở cuối quẻ Cổ, không có hệ ứng ở dưới, ấy là ở ra ngoài việc, nhằm chỗ không có việc gì. Là bậc có tài cương minh, không có ứng viện, mà ở vào chỗ không có việc gì, đó là những đấng hiền nhân quân tử, không gặp thời, mà cao khiết tự giữ, không bận bịu về việc đời vậy. Cho nên nói rằng: "Không thờ tước vương hầu, cao thượng thửa việc". Người đời xưa đã làm như thế, tức là Y Doãn. Thái Công Vọng lúc đầu là bọn Tăng Tử, Tử Tư đó vậy. Đã không chịu huấn đạo để theo thời, không được thi thố với thiên hạ thì tự làm cho thân mình hoàn thiện, tôn cao gốc nâng việc mình, giữ vững chí tiết của mình mà thôi. Kẻ sĩ mà tự cao thượng không phải chỉ có một lối. Có người ôm mang đạo đức, không gặp thời mà cao khiết tự giữ, có người biết đạo "thôi đủ", lui về giữ mình; có người lường tài đo phận, yên một bề không cầu ai biết đến mình; có người thanh giới tự giữ, không sá chi việc thiên hạ, riêng giữ thân mình sạch sẽ thì thôi. Cảnh ở tuy có được, lỗi, lớn, nhỏ, khác nhau, nhưng mà đều là tự mình "cao nâng thửa việc" tất cả. Lời Tượng bảo là "chí đáng dùng làm phép tắc", ấy là tiến lui hợp với đạo vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Dương cương ở ngôi trên, tức là kẻ ở ngoài việc, cho nên tượng nó là thế, mà lời chiêm và lời răn đều ngụ ở bên trong.
LỜI KINH
象曰: 不事王侯, 志可則也.
Dịch âm. Tượng viết: Bất sự vương hầu, chí khả tắc dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Chẳng thờ tước vương, tước hầu, chí đáng dùng làm phép tắc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Như hào Chín Trên ở ra ngoài việc, không bận bịu về việc đời, không làm tôi thờ phụng tước vương tước hầu. Đó là kẻ tiến lui theo đạo, dùng, bỏ tùy thời, không phải người hiền, đâu được như thế! Cái chí của nó vẫn giữ, thật đáng dùng làm phép tắc vậy.
QUẺ ĐỊA TRẠCH LM
Khôn trên; Đoái dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Lâm, Tự Quái nói rằng: Có việc mà sau mới có thể lớn, cho nên tiếp đến là quẻ Lâm, Lâm tức là lớn. Cổ là việc, có việc thì có thể lớn, cho nên tiếp đến là quẻ Lâm[167]. Hàn Phương Bá nói: "Cái nghiệp có thể làm lớn, do việc mà ra". Hai khí dương lớn mà sắp thịnh đại, cho nên là Lâm. Nó là quẻ trên chằm có đất, đất ở trên chằm là bờ, giáp nhau với nước, tới gần với nước, cho nên là Lâm. Các vật ở gần trời, gần sát tới nhau, không gì bằng đất và nước, cho nên trên đất có nước là quẻ Tỷ, trên chằm có nước là quẻ Lâm. Lâm là tới dân, tới việc, những cái thửa tới đều là Lâm. Ở quẻ thì lấy về nghĩa "tự trên tới dưới".
LỜI KINH
臨元亨利貞, 至于八月有凶.
Dịch âm. Lâm: nguyên hanh lợi trinh, chí vu bát nguyệt hữu hung.
Dịch nghĩa. Quẻ Lâm, cả, hanh, lợi, trinh, đến chưng tám tháng sau, có hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây là nói về cái tài của quẻ. Đạo tới như tài quẻ này thì có thể cả hanh mà chính. Hai khí Dương đương lớn lên ở dưới, là lúc Dương đạo sắp thịnh, thánh nhân răn sẵn mà rằng: "Khí đương tuy đương thịnh, đến tám tháng sau thì nó tiêu đi, ấy là có hung". Đại để thánh nhân dặn dò, ắt là tự lúc đương thịnh mà lo rằng suy thì mới có thể ngăn ngừa sự quá đầy mà mưu tính cuộc lâu dài. Nếu để đã suy mới răn thì không kịp nữa.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lâm là tiến lên mà lấn sát đến một vật gì. Hai khí Dương đương lớn, dần dần lấn bức khí m, cho nên là Lâm, tức là quẻ về tháng Chạp. Lại, nó là quẻ dưới thì Đoái vui, trên thì Khôn thuận, hào Chín Hai lấy đức cứng ở ngôi giữa, trên thì ứng với hào Sáu Năm, cho nên kẻ xem cả hanh mà lợi về đường chính đính. Nhưng đến tám tháng sau thì có sự hung. Tám tháng chỉ về từ quẻ Phục, tháng một khí m, đến quẻ Độn tháng sáu khí m, là lúc khí m lớn lên, khí Dương trốn đi. Hoặc có người nói: Bát nguyệt chỉ về tháng thứ tám trong lịch nhà Hạ, về quẻ là Quán, cũng là phản đối với quẻ Lâm. Lại nhân kẻ xem mà răn bảo họ.
LỜI KINH
彖曰: 臨, 剛浸而長, 説而順, 剛中而應, 大亨以正, 天之道也. 至于八月有凶, 消不久也.
Dịch âm. Thoán viết: Lâm, cương tẩm nhi trưởng, duyệt nhi thuận, cương trung nhi ứng, đại hanh dĩ chính, thiên chi đạo dã. Chí vu bát nguyệt hữu hung, tiêu bất cửu dã.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Lâm, đức cứng dần dần lớn lên, đẹp lòng mà thuận, cứng giữa mà ứng, cả hanh và chính, đạo của trời vậy. Đến chưng tám tháng sau có hung, sự tiêu đi không lâu vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lâm là dần dần; hai khí Dương đương lớn ở dưới mà dần dần tiến lên. Dưới Đoái, trên Khôn, tức là hòa đẹp mà thuận. Cứng được đạo giữa mà có ứng giúp, cho nên có thể cả hanh mà được chính đính, hợp với đạo trời. Cứng chính, mà hòa thuận, đó là đạo trời. Cái công hóa dục sở dĩ không tắt là vì cứng chính hòa thuận mà thôi. Dùng cách đó mà tới người, tới việc, tới thiên hạ thì không cái gì không cả hanh mà được chính đính. Hai khí Dương mới sinh, là lúc khí Dương đương lớn dần dần, thánh nhân răn sẵn mà rằng: "Khí Dương tuy là đương lớn, nhưng đến tám tháng sáu thì nó tiêu đi mà hung". Tám tháng chỉ về tám tháng từ lúc khí Dương sinh ra, khí Dương bắt đầu sinh tự quẻ Phục, từ quẻ Phục đến quẻ Độn, tất cả tám tháng, tức là tự tháng kiến Tý[168] đến tháng kiến Vị[169], hai khí m lớn lên mà khí Dương tiêu đi, cho nên nói rằng: "Tiêu đi không lâu". Nói về hai khí m, Dương thì sự tiêu lớn như lần vòng tròn, không thể thay đổi. Nói về nhân sự thì Dương là quân tử. m là tiểu nhân, đương khi đạo của quân tử lớn lên, thánh nhân răn sẵn, khiến cho người ta biết rõ cái lẽ "quá cực thì hung", mà lo lắng ngăn ngừa, thường thường không đến đầy quá thì không đến nỗi bị hung.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Câu đầu dùng thể quẻ để thích tên quẻ. Câu thứ hai dùng đức quẻ, thể quẻ để nói cái hay của quẻ. Đương lúc đức cứng lớn lên, lại có được cái hay ấy, cho nên lời chiêm của nó như câu thứ ba. Câu thứ tư ý nói vận trời như thế, nhưng đấng quân tử nên biết răn sợ.
LỜI KINH
象曰: 澤上有地, 臨, 君子以教思无窮, 容保民无疆.
Dịch âm. Tượng viết: Trạch thượng hữu địa, Lâm, quân tử dĩ giáo tư vô cùng, dung bảo dân vô cương.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Trên chằm có đất là quẻ Lâm, đấng quân tử coi đó mà tứ dậy không cùng, dong giữ dân không bờ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trên chằm có đất, tức là bờ chằm, chỗ khoảng nước vậy. Các vật tới cùng ngậm chứa với nhau không gì bằng nước có đất, cho nên trên chằm có đất là quẻ Lâm. Đấng quân tử coi tượng thân tới thì tứ dậy không cùng. Nghĩa là thân tới với dân thì có ý tứ dạy dẫn cho họ. Không cùng tức là không hề chán nản; coi tượng ngậm chứa thì có lòng dong giữ cho dân; không bờ tức là không có bờ ngăn. Ngậm chứa có ý rộng lớn, cho nên là nghĩa không cùng không bờ.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đất tới với chằm là trên tới dưới. Hai điều đó đều là việc bậc trên tới với bậc dưới. "Dậy không cùng" là quẻ Đoái, "chứa không bờ" là quẻ Khôn.
LỜI KINH
初九: 咸臨, 貞吉.
Dịch âm. Sơ Cửu: Hàm lâm, trình cát
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Đều tới, chính tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hàm nghĩa là cảm. Lúc khí Dương lớn lên phải cảm động với khí m, tức là hào Tư ứng với hào Đầu mà cảm với nó. Sự cảm đó, ví với quẻ khác càng trọng yếu hơn. Hào Tư ở ngôi gần vua, hào Đầu được ngôi chính, cảm ứng với hào Tư, ấy là kẻ vì chính đạo bị người đương vị tin dùng được thực hành chí mình. Được lòng người trên mà thi hành chính đạo của mình, cho nên mới tốt.
Lời bàn của tiên Nho. Vương Đồng Khê nói rằng: Hàm nghĩa là cảm, tức là khí của m, Dương cảm nhau mà ứng với nhau.
Lý Long Sơn nói rằng: Núi với chằm thông khí giống nhau, cho nên trong núi có chằm thì là quẻ Hàm, mà trên chằm có đất, hào Chín Hai cũng gọi là "Hàm", nghĩa là khí của m, Dương cảm nhau.
Khâu Kiến An nói rằng: Hàm nghĩa là đều. Lấy hai hào Dương mà tới với bốn hào m, Dương tuy đang lớn mà m còn thịnh, nếu không hiệp sức thì không thể thắng, cho nên, hào Đầu hào Hai đều nói "hàm lâm".
Hổ Song Hổ nói rằng: Vuơng Bật đã chua chữ hàm là cảm, chư Nho nhân theo. Nhưng mà lấy hai hào Dương đương lớn, bèn khu cảm với hào Tư, hào Năm là hai hào m, mà bỏ hào Ba, hào Trên không nói gì đến, há chẳng hẹp sao? Cho nên không bằng chua nó là "khắc" và "đều" cho thấy Dương đạo rộng lớn, công thấp mà đối với nghĩa xếp quẻ đặt hào đều hợp.
LỜI KINH
象曰: 咸臨貞吉, 志行正也.
Dịch âm. Tượng viết: Hàm lâm trinh cát, chí hành chính dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đều tới chính tốt, chí ở làm sự chính đính vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Bảo là "trinh cát" vì chí hào Hai ở sự làm điều chính đính. Là hào Chín ở ngôi Dương, lại ứng với hào Tư là hào chính đính, đó là chí nó chính đính.
LỜI KINH
九二: 咸臨, 吉, 无不利.
Dịch âm. Cửu Nhị: Hàm lâm, cát, vô bất lợi.
Dịch nghĩa. Hào Chín Hai: Đều tới, tốt, không gì không lợi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Hai là hào Dương đương lớn mà thịnh dần dần, cảm động với hào Sáu Năm là một ông vua giữa thuận, giao nhau thân mật, cho nên được nó tin dùng, được thực hành chí mình, cho nên tới đâu cũng tốt, không gì không lợi. Tốt là sự đã rồi, như thế, cho nên được tốt. Không gì không lợi là sự sắp tới, trong việc thi thố, không việc gì không lợi.
LỜI KINH
象曰: 咸臨吉, 無不利, 未順命也.
Dịch âm. Tượng viết: Hàm lâm, cát, vô bất lợi, vị thuận mệnh dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đều tới, tốt, không gì không lợi, chưa thuận mệnh vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chữ未 (vị là chưa), không phải là vội hẳn. Sách Mạnh Tử: "或問: 勸齊伐燕, 有諸? 曰: 未也. Hoặc vấn: Khuyến Tề phạt Yên, hữu chư? Viết: Vị dã. Có người hỏi: "Khuyên nước Tề đánh nước Yên, có chăng? Đáp rằng: Chưa vậy". Lại nói: "仲子所食之粟, 伯夷之所樹欺?抑亦盗拓之所樹欺?是未可知也. "Trọng Tử sở thực chi túc, Bá Di sở thụ dư? Ức diệc Đạo Chích chi sở thụ dư? Thi vị khả tri dã: Thóc của Trọng Tử đã ăn, là của Bá Di trồng ra hay cũng là của Đạo Chích trồng ra? Cái đó chưa thể biết". Sách Sử ký: Hầu Doanh nói: "人固未易知."Nhân cố dị tri. Người ta chỉn chưa dễ biết". Ý của cổ nhân dùng chữ đều như thế. Người đời nay đại để dùng nó đối với chữ 已 (dĩ là đã), cho nên ý nó giống như khác nhau nhưng mà sự thật vẫn không khác nhau. Hào Chín Hai cảm ứng với Hào Năm để tới kẻ dưới, đó là kẻ lấy đức cứng mạnh mà được mực trung, hết lòng thành cảm nhau, không phải thuận theo mệnh của người trên, cho nên tốt mà không gì không lợi. Hào Năm là thể thuận[170] mà hào Hai là thể đẹp lòng,[171] lại là m, Dương ứng nhau, cho nên lời Tượng tỏ rõ là nó không phải bởi sự vui thuận.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chưa rõ ý nghĩa ra sao.
LỜI KINH
六三: 甘臨, 無攸利, 既憂之, 無咎.
Dịch âm. Lục Tam: Cam lâm, vô du lợi, ký ưu chi, vô cữu.
Dich nghĩa. Hào Sáu Ba: Ngọt tới, không thửa lợi, đã lo đó, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba ở trên thể dưới, đó là kẻ tới người, m mềm mà thuận về thể đẹp lòng, lại ở chỗ không trung chính, đó là kẻ lấy sự ngọt ngon vui đẹp mà tới người. Ở bậc trên lấy sự ngọt ngon vui đẹp mà tới kẻ dưới, ấy là thất đức tệ quá, không cái gì lợi. Đã biết nguy sợ mà lo, nếu có thể giữ nếp nhún, đường chính, tự xử bằng cách chí thành thì không có lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. m nhu không trung chính mà ở trên thể dưới, đó là tượng "lấy sự ngọt ngon vui đẹp tới người" lời chiêm của nó vẫn là không cái gì lợi, nhưng nếu biết lo mà đổi thì không có lỗi. Khuyên người rời sang đường thiện, thế là dạy đời sâu lắm!
LỜI KINH
象曰: 甘臨, 位不當也; 既憂之, 咎不長也.
Dịch âm. Tượng viết: Cam lâm, vị bất đáng dã; ký ưu chi, cửu bất trường dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Ngọt tới, ngôi không đáng vậy; đã lo đó, lỗi không dài vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Người m nhu, ở chỗ không trung chính, nhằm trên thể dưới, lại cưỡi trên hai hào Dương, đó là ở không đáng ngôi. Đã biết sợ mà lo thì ắt miễn cưỡng tự đổi, cho nên sự lỗi không dài.
LỜI KINH
六四: 至臨, 無咎.
Dịch âm. Lục Tứ: Chí lâm, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư; Rất tới, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư ở dưới thể trên, liền nhau với thể dưới, ấy là sát tới với dưới, tức là tới đến cùng tột. Đạo tới chuộng sự gần, cho nên lấy sự liền nhau làm rất mực. Hào Tư ở ngôi chính mà phía dưới ứng nhau với Hào Đầu là hào Dương cương, đó là ở ngôi gần vua, giữ nết chính, dùng người hiền để thân tới kẻ dưới; cho nên không lỗi, vì nó ở được đáng ngôi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ở được đáng ngôi, phía dưới ứng nhau với hào Chín Đầu, tới nhau rất mực, nên được không lỗi.
LỜI KINH
象曰: 至臨無啓, 位當也.
Dịch âm. Tượng viết: Chí lâm vô cữu, vị đáng dã.
Dịch nghĩa. Lời tượng nói rằng: rất tới không lỗi, ngôi đáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ở ngôi gần vua là được dùng, lấy hào m ở ngôi tư là được chỗ chính, ứng nhau với hào Đầu là biết nhún vởi người hiền, sở dĩ không lỗi, vì ngôi đó đáng.
LỜI KINH
六五: 知臨, 大君之宜, 吉.
Dịch âm. Lục Ngũ: Trí lâm, đại quân chi nghi, cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Năm: Khôn tới, sự nên của vua cả, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Năm lấy đức mềm giữa, thể thuận, ở ngôi tôn, mà phía dưới ứng nhau với hào Hai là người bề tôi cứng giữa, đó là nó biết tin dùng hào Hai, không mệt nhọc mà được thịnh trị, tức là kẻ dùng trí khôn mà tới kẻ dưới. Ôi lấy thân của một người mà tới cả một thiên hạ là chỗ rất rộng, nếu chỉ khu khu tự mình dùng mình, há có thể khắp được muôn việc? Cho nên, kẻ nào tự dùng sự biết của mình thì chỉ đủ để làm kẻ không biết, duy có người nào biết lấy điều thiện của thiên hạ, biết dùng sự thông minh của thiên hạ thì không việc gì không chu đáo, ấy là không tự dùng sự biết của mình mà cái biết của mình càng lớn. Hào Năm thuận ứng với hào Chín Hai là một người hiền có đức cứng giữa, dùng người ấy để tới kẻ dưới, ấy là mình dùng sự sáng khôn mà tới thiên hạ, đó là điều mà đấng vua cả nên làm, đủ biết là tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lấy đức mềm ở chỗ giữa, bên dưới ứng nhau với hào Chín Hai, không tự dùng mình mà dùng người đó là việc của bậc trí, mà là điểu mà đấng vua cả nên làm, tức là đạo tốt.
LỜI KINH
象曰: 大君之宜, 行中之謂也.
Dịch âm. Tượng viết: Đại quân chi nghi, hành trung chi vị dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Sự nên của vua cả, nghĩa là làm theo đức giữa vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Vua tôi hợp đạo là lấy khí loại tìm nhau. Hào Năm có đức giữa, cho nên có thể tin dùng người hiền có đức cứng giữa, được sự nên làm của vua cả, mà thành cái công "khôn tới" là bởi làm theo đức giữa của mình. Ông vua với bậc hiền tài, nếu không phải đạo đồng đức, há có thể dùng!
LỜI KINH
上六: 敦臨, 吉, 無咎.
Dịch âm. Thượng Lục: Đôn lâm, cát, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Trên: Dầy tới, tốt, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu trên ở cùng cực quẻ Khôn là thuận rất mực; mà kẻ ở về chót cuộc tới, là kẻ đôn hậu về sự tới; cùng hào Đầu, hào Hai, tuy không phải là chính ứng, nhưng đại để m thì tìm Dương, lại là rất thuận, cho nên chỉ nó chuyên ở theo hai hào Dương; kẻ tôn mà ứng kẻ ty, bậc cao mà theo bậc thấp, đó là tôn người hiền, theo điều kiện, đôn hậu tột bậc, cho nên nói là "đôn lâm" vì vậy tốt mà không lỗi. m nhu ở trên, không phải kẻ có thể tới, đáng lẽ có lỗi, vì nó đôn hậu về sự thuận của kẻ cứng, chữ nên tốt mà không lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ở trên quẻ, đứng chót cuộc tới, dày dốc về sự tới, đó là cái đạo tốt mà không lỗi, cho nên tượng và chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 敦臨之吉, 志在内也.
Dịch âm. Tượng viết: Đôn lâm chi cát, chí tại nội dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Dầy tới mà tốt, chí ở trong vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chí ở trong là nó ứng với Đầu hào Hai, chí nó thuận theo kẻ cứng mà lại dầy dốc, đủ biết là tốt.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Ở thì tới, hai hào Dương được thì tiến lên, hào m không dám tranh nhau với nó, mà chỉ để chí ứng nhau với nó, gọi là "chí ở trong" không phải chỉ vì chính ứng, chỉ là trọng quẻ ứng nhau với hai hào Dương.
Hồ Vân Phong nói rằng: Hào Sáu Trên không phải ứng nhau với hai hào Dương ở quẻ trong mà chí nó thì ở hai hào Dương, đó là hậu đến tột bậc.
QUẺ PHONG ĐỊA QUÁN
Tốn trên; Khôn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Quán, Tự Quái nói rằng: Lâm tức là lớn, các vật có lớn rồi mới đáng xem, cho nên tiếp đến quẻ Quán[172]. Vì vậy quẻ Quán mới nối tiếp Lâm. Trông xem các vật là quan, làm cái xem cho kẻ dưới là quán. Ông vua trên xem đạo trời, dưới xem tục dân là quan, sửa đức làm chính, bị dân ngửa xem là quán. Gió đi trên đất; đụng khắp muôn loài, là tượng "khắp xem"; hai hào Dương ở trên, bốn hào m ở dưới, Dương cương ở đầu, bị mọi kẻ dưới thửa xem ngửa, đó là nghĩa quan. Ở trong các hào, chỉ lấy cái nghĩa xem thấy, đó lả tùy thời dùng nghĩa vậy.
LỜI KINH
觀盥而不薦, 有孚顒若.
Dịch âm. Quan, quán nhi bất tiến, hữu phu ngung nhược.
Dịch nghĩa. Quẻ Quán, rửa mà không cứng, có tin, dường cung kính vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ta nghe Hồ Dực Chi tiên sinh nói rằng: "Đấng quân tử ở trên, làm nêu cho thiên hạ, nghĩa là phải cực kỳ trang kính thì kẻ dưới ngửa xem mà hóa. Cho nên làm người để thiên hạ xem, phải như cuộc tế tôn miếu, trong khi mới rửa, không thể như sau khi đã cúng thì kẻ hạ dân hết lòng chí thành cung kính mà ngửa xem mình". Rửa là lúc bắt đầu tế tự, rửa tay rót rượu cự xưởng xuống đất để cầu thần; cúng là lúc dâng đồ tươi, dâng đồ chín. Rửa tay là khi việc mới bắt đầu, người ta đương hết lòng tinh thành, nghiêm trang tột bậc. Sau khi đã cúng, lễ số phiền phức rắc rối thì lòng người tản mác mà sự tinh nhất không bằng lúc mới rửa tay. Kẻ ở trên, làm cho biểu ghi ngay thẳng, để kẻ hạ dân xem lên thì nên trang kính như khi tế mới rửa tay, chớ để thành ý hơi tan, như lúc tế đã cúng rồi thì người thiên hạ, ai cũng hết lòng tin thật, ngửa lên xem mình. Ngung là ngửa lên mà trông.
Bản Nghĩa của Chu Hy. 觀 (Quán) là lấy sự trung chính bảo người, bị người ngửa lên mà trông. Hào Chín Năm ở trên, bốn hào m ngửa lên trông nó; lại, trong thuận người nhún, mà hào Chín Năm lấy sự trung chính bảo thiên hạ, cho nên là 盥 (quán) là khi sắp tế rửa tay cho sạch; 薦 (tiến) là bưng rượu, đồ ăn để tế 顒然 (ngung nhiên) là vẻ tôn kính: ý nói hết lòng tinh khiết mà không khinh thường tự dụng thì sự phu tín ở trong, ra vẻ trang kính đáng xem. Răn kẻ xem phải nên như thế. Hoặc có người nói: 有孚顒若 (hữu phu ngưng nhược), nghĩa là người dưới tin mà ngửa lên xem mình. Quẻ này bốn hào m dương lớn là hai hào Dương phải tiêu chính là quẻ tháng tám, mà về sự đặt tên quẻ, lời Hệ lại lấy nghĩa khác, cũng là ý phò Dương nén m.
LỜI KINH
彖曰: 大觀在上, 順而巽, 中正以觀天下.
Dịch âm. Thoán viết: Đại quán tại thượng, thuận nhi tốn, trung chính dĩ quan thiên hạ.
Dịch nghĩa - Lời Thoán nói rằng: Xem lớn ở trên, thuận mà nhún, trung chính để thiên hạ xem.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Năm ở ngôi tôn, lấy đức Dương cương trung chính, làm cho kẻ dưới xem lên, đức ấy rất lớn, cho nên nói là "xem lớn ở trên". Dưới Khôn mà trên Tốn, ấy là biết thuận mà nhún. Đó là hào Năm ở chỗ trung chính, lấy đức trung chính nhún thuận làm cái xem cho thiên hạ.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây dùng thể quẻ, đức quẻ để thích nghĩa tên quẻ.
LỜI KINH
觀盥而不薦, 不孚釋若, 不觀而化也.
Dịch âm. Quan, quán nhi bất tiến, hữu phu ngung nhược, hạ quan nhi hóa dã.
Dịch nghĩa. Quẻ Quán, rửa mà không cúng, có tin, dường cung kính vậy, ấy là kẻ dưới xem mà hóa vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cách làm cái xem cho thiên hạ, phải nghiêm kính như khi cuộc tế mới rửa tay thì kẻ hạ dân thành thật ngửa xem, theo mình mà hóa. Không cúng nghĩa là không để thành ý hơi tan.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây thích lời quẻ.
LỜI KINH
觀天之神道, 而四時不忒. 聖人以神道設教而天下服矣.
Dịch âm. Quan thiên chi thần đạo, nhi tứ thì bất thắc. Thánh nhân dĩ thần đạo thiết giáo, nhi thiên hạ phục hỹ.
Dịch nghĩa. Xem thần đạo của trời mà bốn mùa không sai; đấng thánh nhân dùng thần đạo đặt sự dạy bảo mà thiên hạ phục vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đạo trời rất thiêng, cho nên gọi là thần đạo. Xem sự vận hành của trời, bốn mùa không hề sai lỗi thì thấy được sự thần diệu của trời. Đấng thánh nhân thấy đạo trời thiêng liêng, thể theo cái thần đạo đó mà đặt ra sự dạy bảo, cho nên thiên hạ không ai không phục.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là nói cho cùng cực sự xem. Bốn mùa không sai, đó là trời làm cái xem; dùng đạo thần đặt sự dạy bảo, đó là đấng thánh nhân làm cái xem.
LỜI KINH
象曰: 風行地上, 觀. 先王以省方觀民設教.
Dịch âm. Tượng viết: Phong hành địa thượng, Quán. tiên vương dĩ tỉnh phương, quan dân, thiết giáo.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Gió đi trên đất là quẻ Quán, đấng tiên vương coi đó mà xét các phương, xem tục dân, đặt sự dạy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Gió đi trên đất, khắp tới mọi vật, là tượng qua trải khắp xem, cho nên đấng tiên vương thể theo tượng đó, làm ra lễ xét các phương, để xem tục dân mà đặt chính giáo, Đấng thiên tử đi tuần bốn phương, coi xem tục dân, đặt làm chính giáo, ví như chỗ nào xa xỉ thì thắt lại bằng sự tằn tiện, chỗ nào tằn tiện thì bảo họ lấy đường lễ nghĩa. Xét các phương tức là xem dân, đặt sự dạy tức là làm cái xem cho dân.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Xét các phương để xem dân, đặt sự dạy để làm cái xem.
LỜI KINH
初六: 童觀, 小人無咎, 君子吝.
Dịch âm. Sơ Lục: Đồng quan, tiểu nhân vô cữu, quân tử lận.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Đầu: Trẻ xem, kẻ tiểu nhân không lỗi, đấng quân tử đáng tiếc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu lấy chất m nhu ở xa hào Dương, cho nên những cái xem thấy nông gần như trẻ nít vậy. Vì vậy nó là "trẻ xem". Dương cương trung chính, ở trên, ấy là ông vua thánh hiền, gần nó thì thấy đạo đức của nó thịnh lớn, mà sự xem thấy sâu xa; hào Đầu lại xa nó, thửa thấy không rõ, như trẻ nít xem vậy. Tiểu nhân là kẻ hạ dân, cái thấy của họ nông tối, không thể biết đạo quân tử, chính là sự thường, không đáng gọi là lầm lỗi, nếu đấng quân tử mà thế thì đáng bỉ tiếc.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Sáu Đầu nhu ở dưới, không thể thấy xa, là tượng "trẻ em", ấy là đạo kẻ tiểu nhân, mới là sự hổ thẹn của người quân tử, cho nên lời chiêm ở kẻ tiểu nhân thì không lỗi, mà đấng quân tử gặp phải thì đáng thẹn.
LỜI KINH
象曰: 初六童觀, 小人道也.
Dịch âm. Tượng viết: Sơ Lục đồng quan, tiểu nhân đạo dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Hào Sáu đầu trẻ xem, đạo kẻ tiểu nhân vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sự xem không rõ, như trẻ nít, là phận của kẻ tiểu nhân, cho nên nói rằng "tiểu nhân đạo".
LỜI KINH
六二: 窥觀, 利女貞.
Dịch âm. Lục Nhị: Khuy quan, lợi nữ trinh.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Hai: Nhòm xem, lợi về sự trinh của con gái.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hai Hào ứng với hào Năm là xem hào Năm. Hào Năm là bậc Dương cương trung chính, không phải là hạng mà kẻ m tối, mềm yếu như hào Hai có thể xem được, cho nên chỉ như sự xem bằng cách dòm ngó mà thôi. Sự xem bằng cách dòm ngó thấy ít mà không rõ, hào Hai đã không thể thấy rõ cái đạo Dương cương trung chính thì lợi cho kẻ trinh như con gái. Tuy thấy không rõ mà biết thuận theo, là đạo con gái, với con gái như thế là trinh; hào Hai đã thấy rõ cái đạo của hào Chín Năm, mà biết thuận theo như thể con gái thì vẫn không mất trung chính, thế mới là lợi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. m nhu ở trong mà xem ra ngoài, là tượng dòm ngó, tức là sự chính của con gái, cho nên lời chiêm của nó như thế. Đàn ông mà được hào này không phải là lợi.
LỜI KINH
象曰: 窥觀女貞, 亦可醜也.
Dịch âm. Tượng viết: Khuy quan, nữ trinh, diệt khả xú dã.
Địch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Dòm xem, là sự trinh của con gái, cũng đáng xấu vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đấng quân tử không thể xem thấy đạo lớn Dương cương trung chính mà chỉ dòm ngó được cái phảng phất của nó, tuy rằng có thể thuận theo, nhưng mà giống với sự trinh của con gái, cũng đáng xấu hổ vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ở đàn ông là xấu.
LỜI KINH
六三: 觀我生, 進退.
Dịch âm. Lục Tam: Quan ngã sinh, tiến thoái.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: Xem ta sinh, tiến lui.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba ở không phải ngôi, tại chỗ thuận cực, là kẻ biết thuận thời để tiến lui. Nếu ở được đáng ngôi thì không có nghĩa tiến lui. "Xem ta sinh" nghĩa là xem cái của ta thửa sinh, tức là những sự động tác thi vi do mình mà ra. Xem cái của mình thửa sinh, tùy sự nên chăng mà tiến lui, cho nên tuy là ở không phải ngôi, mà chưa đến nỗi mất đạo. Tùy thời tiến lui, cầu cho không bị mất đạo, cho nên mới không hối hận, vì vậy mới thuận được.
Bản Nghĩa của Chu Hy. "Ta sinh" là cái của ta thửa làm. Hào Sáu Ba ở trên quẻ dưới, có thể tiến, có thể lui, cho nên không xua hào Chín Năm mà chỉ xem cái của mình thửa làm là thông hay tắc để làm căn cứ cho sự tiến lui. Kẻ xem nên tự biết.
LỜI KINH
象曰: 觀我生, 進退, 未失道也.
Dịch âm. Tượng viết: Quan ngã sinh, tiến thoái, vị thất đạo dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Xem ta sinh, tiến lui, chưa mất đạo vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Xem cái của mình sinh ra mà tiến lui, cho thuận với sự nên phải, cho nên chưa đến mất đạo.
LỜI KINH
六四: 觀國之光, 利用賓于王.
Dịch âm. Lục Tứ: Quan quốc chi quang, lợi dụng tân vu vương.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Xem sự sáng láng của nước, lợi dụng làm khách chưng vua.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sự xem không gì rõ bằng ở gần hào Năm, vì nó Dương cương trung chính, lại ở ngôi tôn, tức là ông vua thánh hiền. Hào Tư sát gần với nó, xem thấy cái đạo của nó, cho nên nói rằng "Xem sự sáng láng của nước". Nghĩa là thấy cái thịnh đức sáng tỏ của nước vậy. Không chỉ vì cái thân ông vua, mà nói rằng "nước" là vì nói về ông vua, há chỉ xem nội những sự hàn vi trong một mình hắn mà thôi? Nên xem tất cả chính hóa[173] của thiên hạ thì đạo đức của ông ta có thể thấy được. Hào Tư tuy m nhu, nhưng là thể Tốn, ở chỗ chính, sát gần hào Năm tức là kẻ xem thấy mà biết thuận theo. "Lợi dụng làm khách chưng vua" nghĩa là có đấng thánh vương ở trên thì kẻ mang tài ôm đức đều muốn tiến vào triều đình, giúp đỡ cho hắn, để cho thiên hạ yên thịnh. Hào Tư đã xem thấy đức của ông vua, cuộc trị của nhà nước, sáng đẹp thịnh tốt thì nên làm khách chốn vương triều, đem hết trí lực của mình giúp đỡ cho vua để ban ơn cho thiên hạ, cho nên nói là "lợi dùng khách chưng vua". Đời xưa người có hiền đức, ông vua đãi bằng lễ khách, cho nên nói là "làm khách".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Sáu Tư rất gần hào Năm, cho nên mới có tượng ấy. Lời chiêm của nó thì là lợi về chầu vua, làm quan.
LỜI KINH
象曰: 觀國之光, 尚賓也.
Dịch âm. Tượng viết: Quan quốc chi quang, thượng tân dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Xem sự sáng của nước, chuộng làm khách vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đã xem thấy sự thịnh đức sáng đẹp của nước, cổ nhân cho là một cuộc gặp gỡ phi thường, cho nên chí muốn tiến lên sân triều nhà vua, để thực hành cái đạo của mình, cho nên nói rằng: "Xem sự sáng của nước, chuộng làm khách vậy". Thượng là chuộng chí, chí ý của nó thích muốn làm khách ở sân triều nhà vua.
LỜI KINH
九五: 觀我生, 君子無咎.
Dịch âm. Cửu Ngũ: Quan ngã sinh, quân tử vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Năm: Xem ta sinh, quân tử, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Năm ở ngôi ông vua, đời trị hay loạn, tục tốt hay xấu, quan hệ ở mình mà thôi. Xem cái của mình sinh ra, nếu tục thiên hạ đều là quân tử thì những chính hóa của mình vẫn làm là phải, mới không có lỗi. Nếu tục thiên hạ chưa hợp với đạo quân tử thì là chính trị của mình vẫn làm chưa phải, không thể khỏi lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Chín Năm Dương cương trung chính ở ngôỉ tôn, bên dưới bốn hào m ngửa lên mà xem, đó là tượng đấng quân tử, cho nên mới răn kẻ ở ngôi ấy được lời chiêm ấy thì nên xem cái của mình đã làm, ắt cũng Dương minh trung chính như thế thì được không lỗi.
LỜI KINH
象曰: 觀我生, 觀民也.
Dịch âm. Tượng viết: Quan ngã sinh, quan dân dã.
Dịch nghĩa. Tượng viết: Xem ta sinh, là xem dân vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ta sinh là cái do mình mà ra, ông vua muốn xem sự thi vi của mình có phải hay không, nên xem ở dân, tục dân hay, là chính hóa hay, Vương Bật bảo: "Xem dân để xét cái đạo của mình", là phải đó.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là đấng Phu Tử lấy nghĩa mà nói, tỏ rằng ông vua muốn đem cái của mình đã làm, không những về sự được hỏng trong một thân mình, lại nên xem cả đức dân phải chăng thế nào, để tự tỉnh xét.
LỜI KINH
上九: 觀其生, 君子無咎.
Dịch âm. Thượng Cửu: Quan kỳ sinh, quân tử vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Xem thửa sinh, quân tử không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Trên lấy đức Dương cương, ở trên, bị kẻ dưới thửa xem mà không đáng ngôi, đó là những đấng hiền nhân quân tử không ở ngôi mà đạo đức bị người thiên hạ xem ngửa. Vậy "xem thửa sinh" là xem cái thửa sinh của mình, chỉ về những cái do mình mà ra, tác là đức nghiệp hạnh nghĩa. Đã bị thiên hạ xem ngửa, cho nên tự xem những cái thửa sinh, nếu như đều là quân tử thì không có lỗi, ví mà chưa được quân tử thì còn lấy gì để cho người ta ngửa xem bắt chước, đó là lỗi vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Chín Trên là hào Dương cương ở bậc trên ngôi tôn, tuy chẳng đương vào công việc, mà cũng bị kẻ dưới thửa xem, cho nên lời răn của nó cũng giống như Hào Chín Năm, chỉ đổi chữ 我 (ngã) ra chữ 其 (kỳ), hơi có chủ khách khác nhau mà thôi.
LỜI KINH
象曰: 觀其生, 志未平也.
Dịch âm. Tượng viết: Quan kỳ sinh, chí vị bình dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Xem thửa sinh, chí chưa bình vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tuy không ở ngôi, nhưng vì người ta xem đức của mình, dùng làm phép tắc, cho nên phải tự cẩn thận, xem xét cái của mình thửa sinh, nếu có thường thường không lỗi với đạo quân tử thì người ta không mất điều mong mà hóa theo mình, không thể vì cớ không ở ngôi mà cứ yên nhiên phóng túng ý mình, không làm việc gì, đó là chí ý chưa được yên, cho nên nói là "chí chưa bình". Bình là yên ổn vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. "Chí chưa bình" ý nói tuy không được ngôi, chưa thể quên sự răn sợ.
QUẺ HỎA LÔI PHỆ HẠP
Ly trên; Chấn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Phệ Hạp, Tự Quái nói rằng: đáng xem mà sau mới có thửa hợp, cho nên tiếp đến là quẻ Phệ Hạp. Hạp nghĩa là hợp. Đã có đáng xem, rồi sau mới có kẻ đến hợp với nó, vì vậy quẻ Phệ Hạp mới nối tiếp quẻ Quán. "Phệ" nghĩa là cắn, "Hạp" nghĩa là hợp, trong miệng có vật ngăn cách, phải cắn mới hợp lại được. Trong quẻ trên, dưới có hai hào cứng mà giữa thì mềm, ngoài cứng trong rỗng, là tượng trong miệng mép người ta; lại một hào cứng ở giữa, là tượng trong miệng có vật gì. Trong miệng có một vật gì thì nó làm cho trên, dưới ngăn cách, không thể hợp lại, ắt phải cắn đi thì mới hợp được, cho nên là quẻ Phệ Hạp. Thánh nhân lấy tượng quẻ đó mà suy ra việc thiên hạ: ở cái miệng thì là có vật ngăn cách, không thể hợp được, ở thiên hạ thì có kẻ cường ngạnh, hoặc kẻ sàm tà, ngăn cách ở giữa, cho nên việc trong thiên hạ không thể hợp được; phải dùng hình pháp, nhỏ thì trừng giới, lớn thì giết chóc, để trừ bỏ đi, rồi sau cuộc trị thiên hạ mới thành. Phàm trong thiên hạ, cho đến một nước một nhà, cho đến muôn việc, sở dĩ không hòa hợp đều vì có sự ngăn cách, không ngăn cách thì sẽ hợp được; cả đến trời đất sinh ra muôn vật dựng nên, đều phải hợp rồi mớỉ được toại. Hễ mà chưa hợp, đều là có sự ngăn cách... Trừ bỏ sự ngăn cách trong thiên hạ thì phải dùng hình phạt, cho nên quẻ này lấy sự dụng hình làm nghĩa, về hai thể của quẻ thì là sáng soi mà oai chấn, tức là cái tượng của việc dùng hình.
LỜI KINH
噬嗑亨, 利用獄.
Dịch âm. Phệ Hạp hanh, lợi dụng ngục.
Dịch nghĩa. Quẻ Phệ Hạp hanh, lợi dùng việc ngục.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Phệ Hạp hanh, vì quẻ tự có nghĩa hanh. Việc trong thiên hạ, sở dĩ không được hanh thông là vì có chỗ ngăn cách; cắn mà hợp lại thì hanh thông rồi. Lợi dùng việc ngục, nghĩa là cái đạo "cắn mà hợp lại" nên dùng về việc hình ngục vậy. Lại, ngăn cách ở thiên hạ, phi hình ngục lấy gì mà trừ bỏ được? Không nói "lợi dùng việc hình" mà nói "lợi dùng việc ngục" là vì trong quẻ có tượng sáng soi, lợi về sự xét ngục vậy. Ngục là để xét trị sự thật, sự dối. Biết được tình thật thì biết cái đạo làm cho ngăn cách, rồi mới có thể đặt ngăn ngừa và dùng hình phạt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Phệ là cắn, hạp là hợp, vật có chỗ cách, phải cắn mới hợp lại được. Quẻ này trên, dưới hai hào Dương mà giữa trống rỗng, là tượng cái miệng. Chín Tư là một hào Dương ngăn cách ở giữa, phải cắn mới hợp lại được, cho nên là quẻ Phệ Hạp. Lời chiêm của nó nên được hanh thông, là vì bị có chỗ cách, cho nên mới không hanh thông, cắn chỗ cách đó mà hợp lại được thì hanh thông rồi. Lại, ba hào m, ba hào Dương, cứng mềm vừa nửa, trên động dưới sáng, dưới sấm trên chớp, vốn là từ hào Sáu Tư của quẻ Ích, là một hào mềm đi lên đến ngôi thứ Năm mà được chỗ giữa. Coi đó biết rằng: Lấy hào m ở ngôi Dương tuy không đáng ngôi mà lợi về sự dùng ngục. Bởi vì trong việc trị ngục, quý có oai có sáng mà được vừa phải. Cho nên kẻ nào bói được quẻ này, nếu có đức ấy thì ứng với lời chiêm ấy.
LỜI KINH
彖曰: 頤中有物曰噬嗑.
Dịch âm. Thoán viết: Di trung hữu vật, viết Phệ Hạp.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Trong mép có vật là quẻ Phệ Hạp.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây dùng thể quẻ để thích nghĩa tên quẻ.
LỜI KINH
噬嗑而亨.
Dịch âm. Phệ Hạp nhi hanh.
Dịch nghĩa. Cắn hợp mà hanh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trong mép có vật, cho nên là quẻ Phệ Hạp. Có vật ngăn cách trong mép thì là sự hại. Cắn mà hợp lại thì sự hại đó phải mất, mới là hanh thông, cho nên nói rằng: "Cắn hợp mà hanh".
LỜI KINH
剛柔分動而明, 雷電合而章.
Dịch âm. Cương nhu phân động nhi minh, lôi điện hợp nhi chương.
Dịch nghĩa. Cứng mềm chia động mà sáng, sấm chớp hợp lại mà rõ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây là nói về tài quẻ. Hào cứng và hào mềm xen nhau, cứng mềm chia ra mà không lẫn lộn, là tượng minh biện, tức là cái gốc của sự xét ngục. Động mà sáng: dưới Chấn trên Ly, tác là "động mà sáng". Sấm chớp hợp lại mà rõ: sấm động mà chớp lòe, chờ nhau cùng hiện, tức là "hợp lại mà rõ". Sự soi và oai cùng đi, đó là cái đạo dùng ngục. Soi được thì không kẻ nào có sự ẩn tình, có oai thì chẳng kẻ nào còn dám chẳng sợ. Câu trên đã lấy hai Tượng để nói sự động mà sáng của nó, cho nên câu dưới lại nói về ý "oai và sự soi cùng dùng"
LỜI KINH
柔得中而上行, 雖不當位, 利用獄也.
Dịch âm. Nhu đắc trung nhi thượng hành, tuy bất đáng vị, lợi dùng ngục dã.
Dịch nghĩa. Mềm được giữa mà đi lên, tuy không đáng ngôi, lợi về sự dùng ngục vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu Năm lấy chất mềm ở ngôi giữa, là nghĩa "dùng ngục được vừa phải". Đi lên nghĩa là ở ngôi tôn; tuy không đáng ngôi, nghĩa là lấy chất mềm mà ở ngôi Năm là không xứng đáng, thế mà lợi về sự dùng ngục, là vì cái đạo trị ngục, cứng cả thì hại về nghiêm bạo, mềm quá thì hỏng về khoan hoãn, hào Năm là chủ việc dùng ngục, lấy chất mềm, ở ngôi cứng mà được chỗ giữa, tức là được sự thích nghi của việc dùng ngục.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Các đoạn này dùng tên quẻ, thể quẻ, đức quẻ hai tượng và sự biến đổi của quẻ để thích lời quẻ.
Lời bàn của tiên Nho. Hồ Vân Phong nói rằng: Động không như sấm, không thể đoán ngục; sáng không như điện, không thể xét ngục, không mềm thì lỗi về bạo; mềm mà không giữa thì lỗi về phóng túng, nói sự cực dụng ngục là khó vậy.
LỜI KINH
象曰: 雷電噬嗑, 先王以明罰敕去.
Dịch âm. Tượng viết: Lôi điện Phệ Hạp, tiên vương dĩ minh phạt sắc pháp.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Sấm chớp là quẻ Phệ Hạp, đấng tiên vương coi đó để tỏ phạt truyền phép.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lời Tượng không đặt đảo, chỗ này ngờ là lộn nhau. Sấm chớp là vật chờ nhau cùng hiện, cũng có tương hợp. Chớp sáng mà sấm oai, đấng tiên vương coi tượng sấm chớp, bắt chước cái sáng cái oai của nó để tỏ hình phạt và sức pháp lệnh. Pháp là tỏ rõ sự lý mà đặt ra cách ngăn ngừa.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hai chữ "lôi điện" nên đổi ra làm "điện lôi".
LỜI KINH
初九: 履校滅趾, 無咎.
Dịch âm. Sơ Cửu: Lý hiệu, diệt chỉ, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu; Xéo xiềng, đứt ngón chân, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín ở đầu, rất thấp, tức kẻ không ngôi, là tượng hạ dân, người phải chịu hình phạt, trong lúc bắt đầu dụng hình, tội nhỏ mà hình nhẹ. Hiện là xiềng gỗ, tội nhỏ, cho nên xéo nó vào chân để đến bị thương ngón chân. Người ta có lỗi nhỏ, bị xiềng mà đứt ngón chân thì nên răn sợ, không tiến về đường ác nữa, cho nên mới được không lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Đầu, hào Trên không ngôi là tượng bị hình, bốn hào giữa là tượng dụng hình, Hào Đầu ở đầu quẻ, tội nhẹ, lỗi nhỏ, lại ở dưới quẻ, cho nên là tượng xéo xiềng đứt chân. Ngăn điều ác trong lúc mới đầu, cho nên được không lỗi. Kẻ xem bị thương nhỏ mà không cỏ lỗi.
LỜI KINH
象曰: 履校滅趾, 不行也.
Dịch âm. Tượng viết: Lý hiệu, diệt chỉ, bất hành dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Xéo xiềng, đứt ngón chân, không đi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Xéo vào xiềng mà bị đứt đau ngón chân thì biết răn sợ mà không gây lớn điều ác, cho nên nói là không đi. Người đời xưa đặt ra hình phạt, có tội nhỏ thì xiềng ngón chân, đó là nghĩa ngăn cấm sự đi, không cho tiến về đường ác.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đứt ngón chân lại có tượng "không tiến về đường ác".
LỜI KINH
六二: 噬膚, 滅鼻, 無咎.
Dịch âm. Lục Nhị: Phệ phu, diệt tỵ, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Hai: Cắn da, dứt mũi, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Hai ứng với ngôi hào Năm, là kẻ dùng sự hình phạt. Bốn hào đều lấy nghĩa "cắn", hào Hai ở giữa, được chỗ chính, là kẻ dụng hình mà được trung chính. Dụng hình được trung chính thì kẻ có tội ác dễ phục, cho nên lấy sự cắn da làm tượng, cắn ngoạm da dẻ người ta thì nó dễ vào. Diệt nghĩa là ngập, tức là vào sâu đến ngập cả mũi. Hào Hai lấy đạo trung chính mà dụng hình thì sự trừng phạt của nó dễ phục. Nhưng vì cưỡi lên hào Đầu là hào cứng, ấy là dụng hình với người cương cường. Hình phạt những kẻ cương cường, ắt phải đau sâu, cho nên đến ngập mũi mà không có lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Tế có vạc da, đó là thứ da mềm dòn cắn mà dễ hợp. Sáu hai là hào trung chính, cho nên việc của nó trị, dễ như cắn da. Nhưng vì nó là hào mềm mà lại cưỡi lên hào cứng, nên tuy rất dễ mà cũng không khỏi bị thương cụt mũi. Kẻ xem tuy là đau mà không có lỗi.
LỜI KINH
象曰: 噬膚滅鼻, 乘剛也.
Dịch âm. Tượng viết: Phệ phu diệt tỵ, thừa cương dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: cắn da cụt mũi, vì cưỡi cứng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sâu đến ngập mũi, là vì cưỡi lên kẻ cứng. Cưỡi lên kẻ cứng tức là dụng hình với người cương trường, không thể không nghiêm. Nghiêm thì được sự thích nghỉ, đó là trung đạo.
LỜI KINH
六三: 噬臘肉, 遇毒, 小吝, 無咎.
Dịch âm. Lục Tam: Phệ tích nhục, ngộ độc, tiểu lận, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: cắn mắm khô, gặp độc, hơi tiếc, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba ở trên quẻ dưới, là kẻ dụng hình. Là hào Sáu mà ở ngôi Ba, tức là ở không đáng ngôi. Tự xử không đáng mà lại hình phạt người thì người không phục, mà còn oán giận trái phạm thêm vào, như cắn những vật khô kiệt rắn dẻo mà gặp phải vị độc xấu, lại làm cho miệng bị đau. Dụng hình mà người ta không phục, lại dám oán xót, là đáng bỉ thẹn. Nhưng mà trong lời "cắn hợp", điều cốt yếu lớn là cắn những cái ngăn cách mà hợp nó lại, tuy là thân mình ở ngôi không đáng, mà kẻ cường ngạnh khó phục, đến phải gặp độc, nhưng sự dụng hình không phải không đáng, cho nên dẫu là đáng tiếc, cũng là cắn nhỏ mà hợp nó lại, không phải có lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Thịt khô là thịt giống thú để cả thịt xương mà làm ra tức là một vật rắn dẻo, m nhu không trung chính, trị người mà người không phục, là tượng "cắn thịt khô gặp độc". Lời chiêm tuy hơi đáng tiếc, song mà đương buổi "cắn hợp", về nghĩa vẫn không có lỗi.
LỜI KINH
象曰: 遇毒, 位不當也.
Dịch âm. Tượng viết: Ngộ độc, vị bất đáng dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Gặp độc, ngôi không đáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu Ba là chất m, ở ngôi Dương, tức là ngôi ở không đáng. Bởi nó tự xử không đáng, cho nên những kẻ mà nó vô hình phạt khó phục mà lại làm độc cho nó.
LỜI KINH
九四: 噬乾秭, 得金矢, 利艱貞, 吉.
Dịch âm. Cửu Tứ: Phệ can tỷ, đắc kim thỉ, lợi gian trinh, cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Tư: Cắn chạo khô, được tên vàng, lợi về khó nhọc, chính bền tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Tư ở ngôi gần vua, là kẻ đương vào trách nhiệm "cắn hợp". Ngôi Tư đã quá bậc giữa, đó là sự cách càng lớn mà sự dụng hình càng nghiêm, cho nên nói là "cắn chạo khô". Chạo là thứ thịt hãy còn dính xương, thịt khô mà kèm xương, là vật rắn khó cắn. Cắn vật rất rắn mà được tên vàng: vàng lấy nghĩa rắn, tên lấy nghĩa thẳng; hào Chín Tư đức Dương cứng thẳng tức là được đạo cương trực; tuy dùng đạo cương trực, lợi ở chịu khó với việc mà cố lấy chính bền thì tốt. Chín Tư là hào cứng mà sáng, thể Dương mà ở ngôi mềm; cứng sáng thì hại về sự quả quyết, cho nên phải răn bằng sự biết khó nhọc; mềm thì giữ gìn không bền, cho nên phải răn bằng sự kiên trinh. Cứng mà không trinh là sự thường có, phàm kẻ quá cứng đều là không trinh. Ở quẻ Phệ Hạp, hào Tư là hay nhất.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chữ 秭 (tỷ) là thịt dính xương, thông với chữ 載 (sy) là thịt thái. Sách Chu Lễ kẻ kiện phải nộp cân vàng bó tên, mà sau mới xét; hào Tư lấy chất cứng ở ngôi mềm được đạo dụng hình, cho nên có tượng ấy. Ý nói có cắn càng sâu, được sự thích nghi của việc xét kiện, nhưng ắt lợi về gian nan, chính bền thì tốt. Răn kẻ xem nên như thế vậy.
LỜI KINH
象曰: 利艱貞吉, 未光也.
Dịch âm. Tượng viết: Lợi gian trinh, cát, vị quang dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Lợi về khó nhọc, chính bền tốt, là chưa sáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Phàm những chỗ nói "chưa sáng" đều là đạo chưa sáng lớn. Răn bằng câu "lợi về khó nhọc chính bền", đó là chỗ nó không đủ. Bởi vì nó không được trung chính, cho nên như thế.
LỜI KINH
六五: 噬乾肉, 得黄金, 貞厲, 無咎.
Dịch âm. Lục Ngũ, Phệ can nhục, đắc hoàng kim, trinh lệ, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Năm: Cắn thịt khô, được vàng sắc vàng, chính bền, lo sợ, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Năm ở quẻ càng cao mà "cắn thịt khô", còn dễ hơn chạo khô của hào Tư, bởi vì hào Năm ở ngôi tôn, nhân thế ở trên để hình phạt kẻ dưới, thế của nó dễ hơn. Ở quẻ, đã sắp cùng cực, chỗ cách càng lớn, không phải dễ hợp cho nên là "cắn thịt khô được vàng sắc vàng" tức là vàng tốt. Màu vàng là màu trung chính, vàng là vật cứng rắn. Hào Năm ở giữa quẻ là được đạo trung chính, ở ngôi cứng mà có hào Tư giúp cho, là được vàng sắc vàng. Hào Năm không có ứng mà hào Tư ở ngôi đại thần, tức là được nó giúp đỡ. "Trinh lệ vô cữu" nghĩa là hào Sáu Năm tuy ở chỗ chính giữa, kỳ thật vẫn là thể mềm, cho nên răn nó ắt phải chính bền và nhớ lo sợ thì được không lỗi. Là chất mềm ở ngôi tôn, lại đương thời buổi "cắn hợp", há lại có thể không chính bền mà nhớ lo sợ?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Cắn thịt khô khó hơn cắn da mà dễ hơn cắn mắm, cắn chạo. "Hoàng" là màu trung chính. "Kim" cũng chỉ về vàng. Hào năm mềm thuận mà trung độ, lại ở ngôi tôn, dùng hình với người, không ai không phục, chữ nên có tượng ấy. Nhưng mà ắt phải chính bền lo sợ, mới được không lỗi. Đó cũng là lời răn kẻ xem.
LỜI KINH
象曰: 專属, 無咎, 得當也.
Dịch âm. Tượng viết: Trinh lệ vô cữu, đắc đáng dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Chính bền, lo sợ, không lỗi, vì được đáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sở dĩ có thể không lỗi, là vì việc của nó làm xứng đáng. Gọi là "đáng" tức là ngôi giữa, dùng kẻ cứng, mà biết giữ đường chính đính, lo sự hiểm nghèo.
LỜI KINH
上九: 何校, 滅耳, 凶.
Dịch âm. Thượng Cửu, Hạ hiệu, diệt nhĩ, hung.
Dịch nghĩa. Hào Chín trên: Đội xiềng, đứt tai, hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Trên ở quá ngôi tôn, tức là không ngôi, cho nên là kẻ bị hình. Nó ở chót quẻ, là sự ngăn cách lớn hơn, và là cùng tột của cuộc cắn. Hệ từ bảo là "ác chứa mà không thể che, tội lớn mà không thể cởi", cho nên đội xiềng mà ngập mất tai, đủ biết là hung.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hạ nghĩa là đội. Hào Dương quá cực ở về trên quẻ, đó là cái đạo tội lớn án cực, cho nên tượng Chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰: 何校, 滅耳, 聰不明也.
Dịch âm. Tượng viết: Hạ hiệu, diệt nhĩ, thông bất minh dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đội xiềng dứt tai, sự nghe không sáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Người ta điếc tối không biết, chứa mãi tội ác cho đến cùng cực. Người xưa đặt phép, tội lớn thì bắt đội xiềng, vì nó không thửa nghe biết, chữa nên tội ác, cho nên dùng xiềng mà làm dứt đau tai nó, để răn sự nghe của nó không sáng vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Dứt tai là tại sự nghe không suốt. Nếu biết nghe tỏ mà lo sớm đi thì không có sự hung ấy.
Lời bàn của tiên Nho. Khấu Kiến An nói rằng: Phệ Hạp là quẻ trừ sự ngăn cách, cho nên sau hào đều nói về việc dụng hình. Hào Đầu[,] hào Trên không ngôi là người chịu hình, hào Đầu lỗi nhỏ mà ở dưới, tức là lúc đầu việc ngục, cho nên lấy sự "xéo xiềng dứt ngón chân" làm tượng; hào Trên ác cực mà cậy thế làm càn tới cùng, tức là lúc chót việc ngục; cho nên lấy sự "đội xiềng dứt tai" làm tượng. Bốn hào giữa có ngôi, là người trị việc ngục, nhưng vì tài quẻ cứng mềm không giống nhau cho nên sự cắn của nó cũng có khó dễ khác nhau: hào Sáu Hai lấy chất mềm ở ngôi mềm, tức là kẻ thuần mềm cho nên tượng là cắn da, da tức là vật dễ cắn; hào Sáu Năm lấy chất mềm ở ngôi cứng, tức cứng mềm vừa phải, cho nên tượng là cắn thịt khô, thịt khô so với da thì khó cắn hơn; hào Sáu Ba trong chất mềm có tính cứng, cho nên là cắn mắm khô, mắm thì có xương, so với thịt khô lại khó cắn hơn; hào Chín Tư trong chất cứng có tính mềm cho nên là cắn chạo khô, chạo thì xương lớn hơn mắm, là thứ rất khó cắn. Nhưng hào Hai cắn da dứt mũi, hào Ba cắn mắm gặp độc, hào Tư cắn chạo khó nhọc chính bền, hào Năm cắn thịt khô chính bền lo sợ, đều là nói đạo trị ngục, không thể không cẩn thận. Đến như lời chiêm, ba hào kia không lỗi, riêng hào Tư được tốt thì việc trị ngục, lại nên chuộng sự cương quyết, mềm mỏng há là cách trừ cái ngăn cách.
QUẺ SƠN HỎA BÍ
Cấn trên; Ly dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Bí, Tự Quái nói rằng: "Hạp" nghĩa là hợp, các vật không thể hợp lại bằng cách cầu thả, cho nên tiếp đến là quẻ Bí. Bí là trang sức, các vật hợp nhau, ắt có văn vẻ, văn vẻ tức là trang sức. Ví như người ta tụ họp thì có dáng dấp lên xuống, các vật tụ họp thì có thứ tự hàng dãy, đó là họp nhau ắt có văn vẻ. Vì vậy, quẻ Bí mới nối tiếp Phệ Hạp. Nó là quẻ dưới núi có lửa, núi là cây cỏ trăm vật tụ họp, dưới núi có lửa chiếu lên, cỏ cây phẩm loại đều được chùm trong ánh sáng màu vẻ của nó, đó là cái tượng phần sức, cho nên mới là quẻ Bí.
LỜI KINH
賁亨, 小利有攸往.
Dịch âm. Bí hanh, lợi tiểu hữu du vãng.
Dịch nghĩa. Quẻ Bí hanh, hơi lợi có thửa đi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Các vật có trang sức mới có thể hanh thông, cho nên nói rằng: "Không gốc không đứng, không có văn vẻ thì không làm được, có sự thực mà thêm văn sức thì có thể hanh. Cái đạo văn sức, có thể thêm phần sáng sủa văn vẻ, chữ nên lợi về sự tiến lên.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Bí là trang sức. Trong quẻ này, một phần tự quẻ Tổn lại, là chất mềm tự hào Ba, lại mà văn sức cho hào Hai, chất cứng tự hào Hai lên mà văn sức cho hào Ba; một phần tự quẻ Ký Tế lại, là chất mềm tự hào Trên lại mà văn sức cho hào Năm, chất cứng tự hào Năm lên mà văn sức cho hào Trên. Lại, trong Ly, ngoài Cấn, có tượng văn vẻ sáng sủa, ai được phận nấy, cho nên là Bí. Kẻ xem vì nó mềm đến văn sức cho cứng, Dương được m giúp mà có quẻ Ly sáng tỏ ở trong, cho nên là hanh; vì nó cứng lên văn sức cho mềm, mà có quẻ Cấn dừng đỗ ở ngoài, cho nên hơi lợi về có sự đi.
LỜI KINH
彖曰: 賁亨.
Dịch âm. Thoán viết: Bí hanh.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Bí hanh.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chứ 亨(hanh) ngờ là chữ thừa.
LỜI KINH
柔來而文剛, 故亨. 分剛上而文柔, 故小利有攸往, 剛柔交錯, 天文也.
Dịch nghĩa. Nhu lai nhi văn cương, cố hanh; phân cương thượng nhi văn nhu, cố tiểu lợi hữu du vãng, cương nhu giao thác, thiên văn dã.
Dịch âm. Mềm lại mà văn sức cho cứng, cho nên hanh; chia cứng lên mà văn sức cho mềm, cho nên hơi lợi có thửa đi, văn vẻ của trời vậy.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây dùng sự biến đổi của quẻ để thích lời quẻ. Cứng mềm giao nhau là tượng tự nhiên, cho nên gọi là "văn vẻ của trời'. tiên Nho nói rằng: trên chữ 天文 (thiên văn) nên có bốn chữ 剛柔交錯 (cương nhu giao thác: cứng mềm xen lẫn), lý hoặc như thế.
LỜI KINH
文明以止, 人文也.
Dịch nghĩa. Văn minh dĩ chỉ, nhân văn dã.
Dịch Ãm. Văp vẻ sáng sủa để đỗ, văn vẻ của người vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. Quẻ này là tượng trang sức rõ ràng, vì hai thể trên, dưới, cứng, mềm, cùng làm văn sức cho nhau. Thể dưới vốn là quẻ Kiền có chất mềm đến văn sức ở giữa mà thành quẻ Ly. Thể Trên vốn là quẻ Khôn, có chất cứng đến văn sức ở trên mà thành quẻ Cấn, mới là "dưới núi có lửa", đỗ trong văn vẻ sáng sủa mà thành rỡ ràng. Việc thiên hạ không trang sức thì không làm được, cho nên rỡ ràng thì có thể hanh thông. "Mềm lại văn sức cho cứng, cho nên hanh", nghĩa là mềm đến văn sức cho cứng mà thành cái tượng văn vẻ sáng sủa. Văn vẻ sáng sủa sở dĩ thành quẻ Bí. Đạo quẻ Bí có thể đến hanh thông, thực bởi trang sức mà có thể hanh thông. "Chia cứng lên mà văn sức cho mềm, cho nên hơi lợi có thửa đi", nghĩa là chia hào giữa của quẻ Kiền đi văn sức cho hào trên của quẻ Cấn vậy. Các việc bởi văn sức mà thêm thịnh, bởi văn sức mà có thể thực hành, cho nên hơi lợi có thửa đi. Ôi, đi mà lợi được là vì có gổc, Cái đạo bí sức không phải thêm được sự thực, chỉ thêm văn vẻ cho nó mà thôi. Các việc bởi văn sức mà thêm tỏ rõ thịnh vượng, cho nên là "hơi lợi có thửa đi". Hanh là hanh thông, đi làm tiến thêm. Hai quẻ biến đổi, cùng làm nên cái nghĩa bí sức, thế mà lời Thoán lại chia trên, dưới, mỗi quẻ chủ về một việc, là vì quẻ Ly sáng sủa có thể đem lại sự hanh, mà nó văn sức cho hào mềm thì lại có thể tiến lên một ít. Hai câu "Thiên văn dã, văn minh dĩ chỉ, nhân văn dã" là lời tiếp theo đoạn trên, ý nói: m, Dương cứng mềm giao nhau, tức là văn vẻ của trời; đỗ trong văn vẻ sáng sủa, tức là văn vẻ của người. "Chỉ" là ở trong văn vẻ sáng sủa.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đoạn này lại lấy đức quẻ mà nói. "Chỉ" là ai được phận nấy.
LỜI KINH
觀乎天文, 以察時變.
Dịch âm. Quan hồ thiên văn, dĩ sát thời biến.
Dịch nghĩa. Xem chưng văn vẻ của trời, để xét sự biến của các mùa.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Văn vẻ của trời tức là mặt trời mặt trăng ngôi sao sắp bày, rét, nắng, m, Dương thay đổi. Xem cuộc vận hành của nó, để xét sự dời đổi của bốn mùa.
LỜI KINH
觀乎人文, 以化成天下.
Dịch âm. Quan hồ nhân văn, dĩ hóa thành thiên hạ.
Dịch nghĩa. Xem chưng văn vẻ của người, để hóa nên thiên hạ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Văn vẻ của người tức là thứ bậc của đạo người. Xem văn vẻ của người để giáo hóa thiên hạ, thiên hạ thành được lễ tục, đó là đạo dùng quẻ Bí của đấng thánh nhân.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đoạn này cực nói về sự lớn lao của đạo quẻ Bí.
LỜI KINH
象曰: 山下有火, 賁, 君子以明庶政, 无敢折獄.
Dịch âm. Tượng viết: Sơn hạ hữu hỏa, Bí, quân tử dĩ minh thứ chính, vô cảm chiết ngục.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Dưới núi có lửa là quẻ Bí, đấng quản tử coi đó mà tỏ mọi chính, không quả cảm về việc đoán ngục.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Núi là chỗ sinh tụ của cỏ cây trăm vật, lửa ở dưới nó mà chiếu lên, mọi loài đều bị chùm trong ánh sáng, đó tức là tượng bí sức. Đấng quân tử coi tượng dưới núi có lửa sáng soi, để sửa rõ mọi chính, gây nên cuộc trị văn vẻ sáng sủa, mà không quả cảm về việc đoán ngục. Đoán ngục là việc cần phải cẩn thận của kẻ làm vua, há khá cậy sự sáng của mình mà tự dụng một cách khinh suất? Đây là chỗ dụng tâm của thánh nhân: răn người sâu lắm.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Dưới núi có lửa, ánh sáng không tới chỗ xa. "Tỏ mọi chính" là việc còn nhỏ, "Đoán ngục" là việc đã lớn. Trong quẻ Ly sáng sủa mà ngoài quẻ Cấn ngưng đậu, cho nên lấy tượng như thế.
LỜI KINH
初九: 賁其址, 舍車而徒.
Dịch âm. Sơ Cửu: Bí kỳ chỉ, xả xa nhi đồ.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Trang sức thửa ngón chân, bỏ xe mà đi không.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Đầu lấy chất Dương cương, ở thể sáng, ngôi dưới, tức là bậc quân tử có đức cương minh mà phải ở dưới. Đấng quân tử ở chỗ không ngôi, không thể thi thố với thiên hạ, chỉ tự bí sức việc làm của mình làm mà thôi. Ngón chân là lấy về nghĩa ở dưới mà dùng để đi. Cái đạo tu sức của đấng quân tử là phải chính đính những điều mình làm, giữ tiết, ở nghĩa, làm việc không cẩu thả, nếu nghĩa không đáng thì bỏ xe cộ mà đi không. Sự đó người thường lấy làm thẹn, mà đấng quân tử thì cho là sự văn sức. Bỏ xe mà đi không lại lấy cả về "liền" "ứng" nữa. Hào Đầu liền hào hai mà ứng hào tư, ứng hào Tư là chính đáng, liền hào Hai không phải chính đáng. Hào Chín là bậc cương minh, giữ nghĩa, không gắn liền với hào Hai mà xa ứng với hào Tư, bỏ chỗ dễ mà theo chỗ khó, như bỏ xe mà đi bộ vậy. Giữ tiết nghĩa là sự trang sức của đấng quân tử, cho nên, cái mà đấng quân tử trang sức, tức là cái mà bọn thế tục hổ thẹn, cái mà bọn thế tục quý báu, tức là cái mà đấng quân tử khinh rẻ. Đây lấy việc đi xe đi bộ mà nói, là vì ngón chân với sự đi có nghĩa liên lạc với nhau.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đức cứng thể sáng, tự mình trang sức ở dưới, tức là tượng "bỏ cái xe trái đạo mà yên lòng về sự đi bộ". Kẻ xem tự xử nên như thế đó.
LỜI KINH
象曰: 舍車而徒, 義弗乘也.
Dịch âm. Tượng viết: Xả xa nhi đồ, nghĩa phất thừa dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Bỏ xe mà đi không, nghĩa không nên cưỡi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Bỏ xe mà đi chân không là vì, với nghĩa, không có thể cưỡi. Hào Đầu ứng với hào Tư là chính đáng; theo hào Hai là không chính đáng; ở gần, nó bỏ hào Hai là chỗ dễ mà theo hào Tư là chỗ khó, tức là bỏ xe mà đi chân không. Sự trang sức của đấng quân tử, chỉ cốt giữ nghĩa của mình mà thôi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Việc lấy, bỏ của đấng quân tử, quyết định bằng nghĩa mà thôi.
LỜI KINH
六二: 賁其須.
Dịch âm. Lục Nhị: Bí kỳ tu.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Hai: Trang sức cái râu của mình.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ này mà là quẻ Bí, tuy bởi hai hào biến đổi, mà sự văn vẻ sáng láng là trọng hơn. Hào hai là chủ quẻ Bí, cho nên chủ nói về cách trang sức. Trang sức cho các vật, không thể đổi hết bản chất của nó, chỉ nhân bản chất của nó mà tô điểm thêm, cho nến mới lấy nghĩa của cái râu. Râu là một vật theo mép mà động. Động đậy hay dừng đậu quan hệ ở cái mà nó bám vào, cũng như thiện ác không bởi trang sức mà ra. Sự văn vẻ sáng sủa của hào Hai chỉ là trang sức mà thôi, còn thiện hay ác là ở bản chất của nó.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Hai lấy chất m nhu ở chỗ trung chính, hào Ba lấy chất Dương cương mà được chỗ chính, đều không có kẻ ứng cùng, cho nên hào Hai phụ vào hào Ba mà động, có tượng trang sức cái râu. Kẻ xem nên theo người trên Dương cương mà động.
Lời bàn của tiên Nho. Chu Hán thượng nói rằng: Lông ở mép là râu. Từ hào Ba đến hào Trên có hình cái mép, hào Hai ở dưới mép là tượng cái râu. Hào Hai là hào cứng mềm trang sức cho nhau, ấy là trang sức cái râu. Văn vẻ không thể bỗng không sinh ra, râu mọc ở mép, máu thịnh thì nó rậm tốt, máu suy thì nó thưa gầy, râu là vật để trang sức cho cái mép vậy.
LỜI KINH
象曰: 賁其須, 與上興也.
Dịch âm. Tượng viết: Bí kỳ tu, dữ thượng hưng dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Trang sức cái râu của mình, cùng trên dấy vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lấy cái râu làm tượng tức là bảo nó cùng với hào Trên cùng dấy lên vậy. Theo người trên mà động, động đậy hay dừng đậu, quan hệ ở cái nó bám vào, cũng như tô điểm cho vật nào, chỉ nhân chất của vật ấy mà trang sức thêm thiện hay ác là ở cái chất của nó.
LỜI KINH
九三: 賁如, 濡如, 永貞吉.
Dịch âm. Cửu Tam: Bí như, nhu như, vĩnh trinh, cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Ba: Rõ ràng vậy, bóng mượt vậy; mãi mãi chính bền, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba ở chỗ văn vẻ sáng sủa cùng tột, với hai hào m Hai, Tư xen nhau, trang sức cho nhau, ấy là cuộc trang sức thịnh vượng, cho nên gọi là "bí như", "như" là tiếng đệm vậy. Trang sức thịnh vượng, ánh vẻ nhuần mượt, cho nên nói rằng: "nhu như". "Vĩnh trinh, cát" nghĩa là hào Ba với hào Hai, hào Tư không phải chính ứng, vì liền nhau mà thành trang sức cho nhau, cho nên phải răn nhau bằng sự thường thường, trinh chính mãi mãi. Bí là trang sức cái việc bí sức, khó được thường thường, cho nên dài lâu chính bền là tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Một hào Dương ở giữa hào m, được sự trang sức của nó mà nhuần mượt vậy. Nhưng mà không thể đắm đuối ở nơi vẫn yên, cho nên răn phải lâu dài chính bền.
LỜI KINH
象曰: 永貞之吉, 終莫之陵也.
Dịch âm. Tượng viết: Vĩnh trinh chi cát, chung mạc chi lăng dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Lâu dài chính bền mà tốt, là vì [cuối cùng] không gì lấn nó[174].
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trang sức mà không thường thường và không chính đính, người ta sẽ lấn nhờn, cho nên nói rằng có thể lâu dài, chính đính thì tốt. Sự trang sức của nó đã thường thường và chính đính, ai lấn được nó?
LỜI KINH
六四: 賁如, 播如, 白馬翰如, 匪底, 婚媾.
Dịch âm. Lục Tứ: Bí như, phan như, bạch mã hãn như, phỉ khấu, hôn cấu.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Rỡ ràng vậy, phơ phơ vậy, ngựa trắng có cánh vậy. Chẳng phải giặc, là dâu gia.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư với hào Đầu là chính ứng, trang sức cho nhau, đáng lẽ có vẻ rỡ ràng. Vì bị hào ngăn cách cho nên không được trang sức cho nhau mà thành vẻ phơ phơ. Phơ phơ là trắng, tức là chưa được rỡ ràng. Ngựa là vật ở dưới mà động, chưa được rỡ ràng, cho nên nói là "ngựa trắng"; chí theo chính ứng của nó như bay, cho nên nói rằng "dường có cánh vậy'; chẳng bị hào Chín Ba là kẻ giặc thù ngăn cách thì cuộc dâu gia sẽ được thỏa tình thân nhau. Cái mà mình cưỡi và động ở dưới là tượng con ngựa. Hào Đầu với hào Tư là chính ứng, sau chót ắt được thân nhau, có điều lúc đầu bị nó ngăn cách mà thôi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Phơ phơ là trắng, ngựa là con vật người ta cưỡi lên, người trắng thì ngựa cũng trắng. Hào Tư với hào Đầu là kẻ trang sức cho nhau, nhưng bị hào Chín Ba ngăn cách mà không được thỏa, cho nên có vẻ phơ phơ, mà chí đi tìm của nó kíp như cánh bay. Song hào Chín Ba là bậc cương chính, không phải kẻ làm giặc, chỉ là tìm người dâu gia mà thôi, cho nên tượng nó như thế.
Lời bàn của tiên Nho. Vương Đại Bảo nói rằng: Phơ phơ là vẻ tóc bạc. Hào mềm trang sức hào mềm, m thịnh Dương suy, là tượng phơ phơ.
LỜI KINH
象曰: 六四當位, 疑也. 匪寇婚媾, 終無尤也.
Dịch âm. Tượng viết: Lục tứ đương vị, nghi dã. Phỉ khấu, hôn cấu, chung vô vưu dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Sáu Tư đương ngôi, đáng ngờ vậy; chẳng phải giặc, là dâu gia, sau chót không oán vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư và hào Đầu xa nhau mà hào Ba xen ở khoảng giữa, đó là cái ngôi nó ở đáng nghi ngờ. Tuy bị hào Ba là kẻ giặc thù ngăn cách, không được thân với dâu gia, nhưng mà chính ứng của nó lý ngay, nghĩa thẳng, sau chót ắt được hợp nhau, cho nên nói rằng: "Không oán hận. Sau chót vẫn được trang sức cho nhau, nên không oán hận".
Bản Nghĩa của Chu Hy. "Đương vị nghi" nghĩa là cái ngôi nó ở đáng ngờ. "Sau chót không oán hận" ý nói nếu giữ chính đính mà không cùng với thì cũng không có sự lo khác.
LỜI KINH
六五: 賁于丘園, 束帛戔戔, 吝, 终吉.
Dịch âm. Lục Ngũ: Bí vu khâu viên, thúc bạch tiên tiên, lận, chung cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Năm: Trang sức ở gò vườn, bó lụa mỏng hẹp, đáng tiếc, sau chót tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu Năm lấy chất m mềm, liền sát với hào Chín Trên, là bậc hiền giả; Dương cứng, m liền với Dương, lại không vướng mắc, tức là kẻ ứng theo nó, nhận sự trang sức của Hào Chín trên. Từ xưa đặt chỗ hiểm để giữ nước, cho nên thành lũy phần nhiều tựa vào gò đống, gò chỉ về chỗ ở ngoài mà gần, và cao; các đất vườn tược, rất gần thành ấp cũng là chỗ ở ngoài mà gần. Gò vườn là chỗ ở ngoài mà gần, chỉ về hào Chín Trên. Hào Sáu Năm tuy ở ngôi vua, mà tài m nhu không đủ tự giữ, nó cùng hào Trên là bậc Dương cương liền nhau mà chí cố theo, được kẻ ở ngoài trang sức cho nó, ấy là trang sức ở nơi gò vườn. Nếu biết phận sự trang sức của hào Chín Trên mà chịu để nó sửa nén, như một bó lụa chia mảnh thì tuy chất nó mềm yếu, không thể tự làm cho mình, đành là đáng tiếc, nhưng biết theo người, để nên công cuộc trang sức thì sau trót cũng đượt tốt. "Tiên tiên" là trạng thái của sự xẻo cắt chia xé. Lụa khi chưa dùng thì bó lại cho nên gọi là bó lụa, đến khi chế làm áo mặc, ắt phải xẻo cắt chia xé thành từng mảnh nhỏ. Bó lụa ví với bản chất hào Năm, "tiên tiên" là chỉ về sự bị người xẻo cắt mà thành đồ dùng.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Sáu Năm là hào mềm giữa, làm chủ sự trang sức, dầy gốc, chuộng thật, được đạo trang sức, có tượng gò vườn. Nhưng vì tính m bủn xẻn, cho nên có tượng bó lụa nông nhỏ. Bó lụa là vật mỏng mảnh, "tiên tiên" là ý nông nhỏ, người mà như thế, tuy đáng thẹn tiếc, nhưng theo lễ, xa xỉ thà tằn tiện còn hơn, vì vậy sau chót được tốt.
LỜI KINH
象曰: 六五之吉, 有喜也.
Dịch âm. Tượng viết: Lục Ngũ chi cát, hữu hỷ dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cái tốt của hào Sáu Năm, có sự mừng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Biết theo người để làm cho thành công cuộc trang sức mà hưởng sự tốt đẹp của nó, thế là có sự mừng.
LỜI KINH
上九: 白賁, 無咎.
Dịch âm. Thượng Cứu: Bạch bí, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Trang sức bằng màu trắng, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Trên là chỗ cùng cực của sự trang sức, trang sức cùng cực thì lỗi về đường văn hoa giả dối, chỉ duy có thể trang sức bằng cách mộc mạc thì không có lỗi. Trắng tức là mộc mạc. Chuộng vẻ chất phác mộc mạc thì không bị mất cái vốn chân thật của mình. Gọi là chuộng vẻ mộc mạc, không phải là không trang sức, đừng để văn hoa lấp mất sự thật mà thôi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Trang sức cùng cực quay về chỗ gốc, trở lại cái không màu vẻ, ấy là kẻ khéo chữa lỗi, cho nên tượng, chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 白賁無咎, 上得志也.
Dịch âm. Tượng viết: Bạch bí vô cữu, thượng đắc chí dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: trang sức bằng màu trắng, không lỗi, ở trên mà đắc chí vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trang sức bằng màu trắng mà không có lỗi, ví nó ở trên mà đắc chí. Hào Chín Trên mà là đắc chí vì nó ở trên mà làm văn vẻ cho kẻ mềm, dựng lên công cuộc trang sức. Ông vua Sáu Năm lại phải chịu sự trang sức của nó, cho nên tuy nó ở chỗ không ngôi mà thực làm chủ công cuộc trang sức, thế là đắc chí; lẽ đó khác hẳn những hào cùng tột quẻ khác. Đã ở trên mà đắc chí lại ở vào chỗ trang sức cùng cực thì sẽ có lỗi về đường văn hoa giả dối mất cả sự thật, nên phải răn rằng chất phác mộc mạc thì không có lỗi, nghĩa là sự trang sức không thể thái quá vậy.
QUẺ SƠN ĐỊA BÁC
Cấn trên; Khôn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Bác, Tự Quái nói rằng: Bí là trang sức. Cố công trang sức về sau mới hanh, rồi dần hết, cho nên tiếp đến là quẻ Bác[175]. Ôi, vật đến văn sức, là hanh cùng cực, cùng cực thì ắt trở lại, cho nên Bí hết đến Bác. Trong quẻ năm hào m mà một hào Dương, m bắt đầu sinh tự dưới, dần dần đến thịnh cực. Mọi khí m tiêu gọt khí Dương, cho nên là Bác. Lấy hai tượng mà nói thì là núi[176] phụ ở đất[177]. Núi cao hơn đất mà lại bám dính vào đất, đó là cái tượng đổi bác.
LỜI KINH
剝. 不利有攸往.
Dịch âm. Bác bất lợi hữu du vãng.
Dịch nghĩa. Quẻ Bác không lợi có thửa đi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Bác là lúc các khí m lớn thịnh, tiêu gọt khí Dương, cũng tức là lúc những kẻ tiểu nhân gọt đẽo quân tử, cho nên đấng quân tử không lợi có thửa đi, chỉ nên nhún lời nói, giấu tung tích, tùy thời nghe ngóng, cho khỏi bị kẻ tiểu nhân làm hại.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Bác nghĩa là rụng. Năm hào m ở dưới mà đương sinh, một hào Dương ở trên mà sắp hết, m thịnh lớn mà Dương tiêu rụng, đó là quẻ về tháng chín, m thịnh Dương suy, tiểu nhân mạnh mà quân tử mệt; lại trong Khôn, ngoài Cấn, có tượng thuận mà đậu, cho nên kẻ xem mà gặp quẻ này thì không thể có sự đi đâu.
LỜI KINH
彖曰: 剝, 剝也, 柔變剛也.
Dịch âm. Thoán viết: Bác, bác dã, nhu biến cương dã.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Bác là gọt vậy, mềm biến cứng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây dùng thể quẻ để thích nghĩa tên quẻ. Ý nói chất mềm tiến lên phần Dương, biến cứng ra mềm.
LỜI KINH
不利有攸往, 小人長也.
Dịch âm. Bất lợi hữu du vãng, tiểu nhân trưởng dã.
Dịch nghĩa. Chẳng lợi có thửa đi, vì kẻ tiểu nhân đương thịnh vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. "Bác là gọt". Ý nói "bác là gọt rụng"; "mềm biến cứng" nghĩa là chất mềm lớn lên mà chất cứng phải biến đổi. Ngày Hạ chí, một khí m bắt đầu sinh ra rồi lớn dần dần; một khí m lớn lên thì một khí Dương tiêu đi, đến tháng Tuất (tháng chín) thì nó cùng cực mà thành ra Bác, đó là m nhu biến đổi Dương cương, đạo kẻ tiểu nhân đương thịnh mà tiêu gọt phần Dương, cho nên đấng quân tử không có lợi thửa đi.
LỜI KINH
順而止之, 觀象也, 君子尚消息盈虛, 天行也.
Dịch âm. Thuận nhi chỉ chi, quan tượng dã; quân tử thượng tiêu tức doanh hư, thiên hành dã.
Dịch nghĩa. Thuận mà đỗ đấy, xem tượng vậy, đấng quân tử chuộng sự nghe ngóng đầy vơi, vận trời vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đấng quân từ gặp phải thời Bác, biết là không thể có thửa đi, thuận thời mà dừng, mới là biết xem Tượng của quẻ Bác. Trong quẻ có tượng "thuận đỗ"[178], tức là đạo ở thời Bác. Đấng quân tử nên phải xem đó mà thể theo. "Đấng quân tử chuộng sự nghe ngóng đầy vơi, vận trời vậy", nghĩa là quân tử để bụng về sự tiêu tức, doanh hư mà biết thuận theo, mới hợp cuộc vận hành của trời. Lẽ có khi tiêu suy, có khi sinh lớn, có khi đầy thịnh, có khi hư hao, thuận nó thì tốt, nghịch nó thì hung, đấng quân tử tùy thời giốc chuộng là để thờ trời.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây dùng thể quẻ, đức quẻ, để thích lời quẻ.
LỜI KINH
象曰: 山附於地, 剝. 君子以厚下安宅.
Dịch âm. Tượng viết: Sơn phụ ư địa, Bác, quân tử dĩ hậu hạ an trạch.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Núi phụ ở đất, là quẻ Bác, người trên coi đó mà hậu cho kẻ dưới, làm yên chỗ ở.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Cấn chồng lên quẻ Khôn tức là núi phụ ở đất. Núi cao hơn đất mà lại đính bám vào đất, ấy là tượng quẻ Bác. Người trên, chỉ về ông vua và kẻ ở trên người ta, coi tượng quẻ Bác mà dầy bền cho kẻ dưới, để yên chỗ ở của họ. Dưới là gốc của trên, chưa có khi nào nền gốc đầy bền mà sụt lở được. Cho nên sụt phải từ dưới trước, dưới sụt thì trên nguy. Kẻ làm bề trên người ta biết lý như thế thì nên yên nuôi nhân dân, để cho dầy cái gốc của mình, đó là để yên cái chỗ ở của mình vậy.
LỜI KINH
初六: 剝床以足, 蔑貞凶.
Dịch âm. Sơ Lục: Bác sàng dĩ túc, miệt trinh, hung.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Đầu: Đẽo giường bằng[179] chân, không trinh, hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. m đẽo Dương, từ dưới lên trên. Dùng giường làm tượng, là lấy cái nghĩa giường là chỗ của mình ở, dưới đẽo lên, dần dần đến mình. "Đẽo giường bằng chân" tức là đẽo cái chân giường. Sự đẽo gọt bắt đầu tự dưới, cho nên là "đẽo chân". Khí m tự dưới tiến lên, dần dần tiêu mất sự trinh chính, tức là đạo hung. "Miệt" nghĩa là "không', tức là tiêu mất chính đạo. m đẽo Dương, mềm biến cứng, ấy là công lấn ngay, tiểu nhân tiêu quân tử, đủ biết là hung.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Sự đẽo gọt tự dưới nổi lên, làm đứt sự chính thì hung, cho nên lời chiêm như thế. "Miệt" nghĩa là dứt.
LỜI KINH
象曰: 剝床以足, 以滅下也.
Dịch âm. Tượng viết: Bác sàng dĩ túc, dĩ diệt hạ dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đẽo giường bằng chân, vì dứt dưới vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Dùng chân giường làm tượng, là lấy vẻ nghĩa m lấn ngập Dương ở dưới vậy. "Diệt" nghĩa là ngập, tức là lấn ngập chính đạo, từ dưới trở lên.
LỜI KINH
六二: 剝床以辨, 蔑貞凶.
Dịch âm. Lục Nhị: Bác sàng dĩ biện, miệt trinh hung.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Hai: Đẽo giường bằng bễ, chẳng trinh, hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Bễ là cái để ngăn cách trên, dưới, tức là gốc giường. Khí m dần dần tiến lên, đẽo đến cái bễ càng mất sự chính, hung càng tệ lắm.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Bễ là gốc giường. Tiến mà lên rồi.
LỜI KINH
象曰: 剝床以辨, 未有與也 .
Dịch âm. Tượng viết: Bác sàng dĩ biện, vị hữu dữ dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đẽo giường bằng bễ, chưa có "cùng" vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. m lấn đẽo Dương, được càng thịnh và đến đẽo bễ, là vì Dương không có kẻ ứng cùng. Tiểu nhân lấn đẽo quân tử, nếu quân tử có kẻ "cùng với" thì có thể thắng tiểu nhân, tiểu nhân không làm hại được, chỉ vì không kẻ cùng với, cho nên bị dứt mà hung. Đương lúc tiêu bác mà không có phe cánh, tự tồn sao được? Nói "chưa có kẻ cùng với" chứng tỏ rằng: Sự đẽo chưa thịnh, có kẻ cùng với, còn có thể thắng, cái ý dạy bảo người ta sâu lắm.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây nói sự đẽo chưa thịnh lắm.
LỜI KINH
六三: 剝之, 無咎.
Dịch âm. Lục Tam: Bác chi, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: Đẽo đó, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Giữa lúc m đẽo Dương mà hào Ba riêng mình ở chỗ cứng, ứng kẻ cứng, khác với các hào m trên, dưới rồi. Có bụng theo về đường chính, ở lúc đẽo gọt, là không có lỗi. Hành vi của hào Ba có thể bảo là thiện vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Các hào m đương đẽo hào Dương mà một mình mình ứng với hào Dương, bỏ bè đảng mà theo kẻ ngay, là cách không lỗi. Kẻ xem như thế thì được không lỗi.
LỜI KINH
象曰; 剝之無咎, 失天下也.
Dịch âm. Tượng viết: Bác chi vô cữu, thất thiên hạ dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đẽo đó, không lỗi, mất trên, dưới vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba ở cuộc đẽo mà không có lỗi, vi chỗ nó ở không giống như các hào m trên, dưới, ấy là mất kẻ đồng loại. Với cách ở cuộc đẽo, như thế là không lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Trên, dưới chỉ về bốn hào m.
LỜI KINH.
六四: 剝床以膚, 凶.
Dịch âm. Lục Tứ: Bác sàng dĩ phu, hung.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Đẽo giường bằng da, hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Bắt đầu đẽo chân giường, dần dần đến da. Da là bề ngoài thân thể, tức là sắp diệt thân thể rồi, đủ biết là hung. m lớn đã thịnh, Dương hao đã lắm, cho nên không nói "chẳng trinh" nữa mà nói thẳng là hung.
Bản Nghĩa của Chu Hy. m họa thiết đến thân, cho nên không nói "miệt trinh" mà nói thẳng là hung.
LỜI KINH
象曰: 剝床以膚, 切近災也.
Dịch âm. Tượng viết: Bác sàng dĩ phu, thiết cận tai dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đẽo giường bằng da, sát gần vạ vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Năm là ngôi vua, sự đẽo đã đến hào Tư, ở người ta thì là đẽo đến da rồi. Đẽo đến da, thân sắp sửa mất, thế là sát gần tai vạ.
LỜI KINH
六無: 貫魚以宮人龍, 無不利.
Dịch âm. Lục Ngũ: Quán ngư dĩ cung nhân sủng, vô bất lợi.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Năm: Xâu cá; lấy cung nhân được yên, không gì không lợi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đẽo đến ngôi vua, tức là đẽo đã cùng cực, đủ biết là hung, cho nên không nói đến sự đẽo nữa, mà đặt nghĩa khác đề mở cái cửa thiên thiện[180] cho kẻ tiểu nhân. Hào Năm là chủ các hào m, cả là vật thuộc về m, cho nên dùng nó làm tượng. Hào Năm có thể khiến các hào m thuận theo thứ tự như xâu cá vậy, lại được hào Dương ở trên yêu thương, như kẻ cung nhân thì không sự gì không lợi. Cung nhân là người trong cung, tức bọn thê thiếp hầu hạ, ấy là dùng m mà nói và lấy cái nghĩa được yêu. Vì một hào Dương ở trên, các hào m có đạo thuận theo, cho nên phát ra nghĩa đó.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Cá là vật thuộc về m cung nhân là hạng đẹp trong loài m, mà bị chế, với loài Dương, hào Năm là chủ các hào m, nên đem loại mình chịu sự tiết chế của hào Dương, cho nên mới có tượng ấy, mà kẻ xem như thế thì không sự gì không lợi.
LỜI KINH
象曰: 以宮人寵, 終無憂也.
Dịch âm. Tượng viết: Dĩ cung nhân sủng, chung vô vưu dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Lấy cung nhân được yêu, sau chót không có lỗi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Các hào m tiêu đẽo hào Dương đều nổi cùng cực, hào Sáu Năm nếu biết đứng đầu dắt các hào m đứng đầu thuận theo thứ tự, lại được hào Dương yêu thương thì sau chót không có tội lỗi. Về chỗ cuộc đẽo sắp hết, lại phát ra nghĩa đó, cái ý khuyên người dời sang đường thiện của thánh nhân thâm thiết đến tột bậc vậy.
LỜI KINH
上九: 碩果不食, 君子得輿, 小人剥廬.
Dịch âm. Thượng Cửu: Thạc quả bất thực, quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Trái lớn không ăn, đấng quân tử được xe, kẻ tiểu nhân đẽo nhà.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Các phần Dương tiêu đẽo đã hết, một hào Chín Trên hãy còn, giống cái trái to lớn không bị ăn, sẽ thấy lại sinh. Nếu hào Chín Trên cũng biến thì thuần m. Nhưng mà khí Dương không lẽ hết được, biến ở trên thì sinh ở dưới, không có chỗ để có thể lọt một hơi thở. Thánh nhân phát mình lẽ đó, cho rõ khí Dương và đạo quân tử không thể mất được. Hoặc có người nói: Dương hết thì là quẻ thuần Khôn, há có Dương nữa? Đáp rằng: Đem quẻ mà sánh với tháng thì quẻ Khôn nhằm vào tháng Mười. Nói về sự tiêu, sinh của khí thì Dương bị đẽo là quẻ Khôn, Dương trở lại là quẻ Phục, đó là khí Dương chưa từng hết, đẽo hết ở trên thì lại sinh ra ở dưới, cho nên tháng Mười gọi là tháng Dương, vì sợ người ta ngờ là không có khí Dương. Khí m cũng vậy, thánh nhân không nói đó thôi. Trong lúc m đạo cực thịnh, đủ biết là loạn, loạn cực tự nhiên phải nghĩ đến trị, cho nên lòng người muốn được chở đấng quân tử, ấy là "đấng quân tử được xe". Lý đã như thế, ở quẻ cũng là một hào m cùng tôn hào Dương, là tượng "cùng chờ", kẻ tiểu nhân đẽo nhà "nghĩa là kẻ tiểu nhân gặp lúc sự đẽo đã cực thì sẽ đẽo đến cả nhà [mình], không có chỗ nào dung thân. Nhà là lấy về tượng "ở trên".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Một hào Dương ở trên, bị đẽo chưa hết, mà lại sinh được, đấng quân tử ở trên thì được mọi hào m cùng chở. Kẻ tiểu nhân ở vào cảnh đó thì bị đẽo cùng cực ở trên, tự nhiên mất chỗ che trùm, mà không có tượng "trái lớn", "được xe". Lấy tượng đã rõ, mà sự xem của đấng quân tử và kẻ tiểu nhân cũng không giống nhau, lòng đấng thánh nhân càng có thể thấy.
LỜI KINH
象曰: 君子得輿, 民所載也, 小人剝廬, 終不可用也.
Dịch âm. Tượng viết: Quân tủ đắc dư, dân sở tải dã; tiểu nhân bác lư, chung bất khả dụng dã.
Định nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đấng quân tử được xe, dân thừa chở vậy; kẻ tiểu nhân đẽo nhà, trọn không thể dùng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chính đạo tiêu đẽo đã cực, người ta lại nhớ đến sự trị, cho nên đấng quân tử Dương cương được dân vâng chở. Nếu kẻ tiểu nhân ở lúc Bác cực thì kẻ tiểu nhân bị cùng, chót lại không thể dùng được. Không phải bảo hào Chín là kẻ tiểu nhân, chỉ nói trong lúc Bác cực, kẻ tiểu nhân như thế.
QUẺ ĐỊA LÔI PHỤC
Khôn trên; Chấn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Phục, Tự Quái nói rằng: Vật không trọn hết, sự đẽo đã cùng ở trên thì quay xuống dưới, cho nên tiếp đến là quẻ Phục[181]. Vật không có lẽ đẽo hết, cho nên sự đẽo cùng cực thì phải trở lại, m cực thì Dương sinh, Dương bị đẽo cùng cực ở trên mà quay xuống dưới, vì vậy quẻ Phục mới nối tiếp Bác. Nó là quẻ một hào Dương sinh ở dưới năm hào m, đó là m cực mà Dương trở lại. Trong một năm, m thịnh đã cực, ngày Đông chí thì một khí Dương lại sinh ra ở trong đất, cho nên là quẻ Phục. Dương là đạo đấng quân tử, khí Dương tiêu cực mà lại trở lại, tức là đạo đấng quân tử tiêu đến cùng cực mà lại lớn lên, cho nên là nghĩa "trở lại đường thiện".
LỜI KINH
復亨, 出入無疾, 朋來無咎.
Dịch âm. Phục hanh, xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu.
Dịch nghĩa. Quẻ Phục hanh, ra vào không tật, bạn đến không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Phục hanh nghĩa là đã trở lại thì hanh thông. Khi Dương đã sinh ở dưới, dần dần hanh thịnh mà sinh nuôi muôn vật; đạo đấng quân tử đã trở lại thì dần dần hanh thông, tưới tắm cho thiên hạ, cho nên quẻ Phục có lẽ hanh thịnh. Ra vào không tật: Ra vào chỉ về sinh lớn, lại sinh ở trong là vào, lớn tiến ở ngoài là ra, nói "ra" trước, là nói cho thuận mà thôi, khí Dương sinh ra, không phải là tự bên ngoài. Đến ở bên trong gọi là vào. Vật mới sinh khí nó rất nhỏ, cho nên phần nhiều hay gian truân, Dương mới sinh khí nó rất nhỏ, cho nên phần nhiều hay bị gẫy. Khí Dương mùa xuân phát ra [bị] khí m lạnh bẻ gẫy, cứ coi cây cỏ về lúc sớm tối có thể thấy rõ. "Ra vào không tật" nghĩa là cái khí Dương nhỏ sinh rồi lớn, không có cái gì hại nó. Đã không có cái gì hại nó mà loại của nó dần dần tiến đến thì là sắp sửa hanh thịnh, cho nên không lỗi.
LỜI KINH
反復其道, 七日來復, 利有攸往.
Dịch âm. Phản phục kỳ đạo, thất nhật lai phục, lợi hữu du vãng.
Dịch nghĩa. Lật đi lật lại thửa đạo, bảy ngày lại trở lại, lợi có thửa đi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ý nói cái đạo tiêu, lớn, lật đi, lặt lại, đắp đổi mà đến, khi Dương tiêu đi, đến bảy ngày mà lại trở lại. Quẻ Cấu là Dương mới tiêu, bảy lần biến mà thành quẻ Phục, cho nên nói rằng bảy ngày, nghĩa là bảy lần đổi. Quẻ Lâm nói rằng: "Tám tháng có hung", nghĩa là từ lúc Dương lớn đến lúc m lớn trải qua tám tháng vậy. Dương tiến thì m lui, đạo đấng quân tử lớn lên thì đạo kẻ tiểu nhân tiêu đi, cho nên lợi có thửa đi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Phục là Dương lại sinh ở dưới, đẽo hết thì là quẻ thuần Khôn, tức quẻ thuộc về tháng Mười, mà khi Dương đã sinh ở dưới, chứa lại hơn tháng, rồi sau cái thể một phần khí Dương mới thành mà lại trở lại, cho nên tháng Mười Một thuộc về quẻ là Phục, vì rằng khi đã đi lại trở lại, cho nên cái đạo hanh thông. Lại, trong Chấn, ngoài Khôn, có tượng "Dương động ở dưới mà theo đường thuận đi lên, cho nên lời chiêm của nó là "mình ra vào đã được không tật, thì bè loại đi đến cũng không được lỗi". Lại, vì tháng Năm quẻ Cấu, một phần m mới sinh, đến đây là bảy hào, mà một phần Dương lại trở lại, đó là sự tự nhiên trong cuộc vận hành của trời. Nhưng lời chiêm của nó là "lật đi, lật lại thửa đạo, đến bảy ngày nên được trở lại". Lại, vì đức cứng đang lớn lên, cho nên lời chiêm của nó là "lợi có thửa đi". Lật đi lật lại có thửa đạo, đến bảy ngày mới được trở lại". Lại, vì đức cứng đang lớn lên, cho nên lời chiêm của nó là "lợi có thửa đi". "Lật đi lật lại thửa đạo" là ý "đi mà lại lại, lại mà lại đi". Bảy ngày là kỳ trở lại của sự xem.
LỜI KINH
彖, 復亨, 剛反, 動而以順行, 是以出入無疾, 朋來無咎.
Dịch âm. Thoán viết: Phục hanh, cương phản, động nhi dĩ thuận hành, thị dĩ xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Phục hanh là cứng trở lại; động mà thấy sự thuận đi lên; cho nên ra vào không tật, bạn đến không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Phục hanh nghĩa là đức cứng trở lại mà hanh, Dương cứng tiêu đã cùng cực mà lại trở lại, đã trở lại thì dần dần thịnh mà hanh thông. "Động mà lấy sự thuận đi lên, cho nên ra vào không tật, bạn đến không lỗi" là nói về tài của quẻ, tức là nói cái cớ tại sao mà thế. Dưới động mà trên thuận, đó là "động mà lấy sự thuận đi lên", Dương cứng trở lại mà động bằng cách xuôi thuận, cho nên được ra vào không tật, bạn đến mà không lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây lấy đức quẻ mà nói.
LỜI KINH
反復其道, 七曰來復, 天行也.
Dịch âm. Phản phục kỳ đạo, thất nhật lai phục, thiên hành dã.
Dịch nghĩa. Lật đi lật lại thửa đạo, bảy ngày lại trở lại, vận trời vậy.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. m, Dương tiêu sinh, vận trời thế đó.
LỜI KINH
利有攸往, 剛長也.
Dịch âm. Lợi hữu du vãng, cương trưởng dã.
Dịch nghĩa. Lợi có thửa đi, cứng lớn vậy.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây lấy thể quẻ mà nói. Đã sinh ra thì phải dần dần lớn lên.
LỜI KINH
復其見天地造化之心乎.
Dịch âm. Phục kỳ kiến thiên địa, tạo hóa chi tâm hồ.
Dịch nghĩa. Quẻ Phục thửa thấy lòng của trời đất tạo hóa chăng?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cái đạo của nó trở đi trở lại, đắp đổi tiêu đi, đắp đổi sinh ra, bảy ngày mà lại trở lại là cuộc vận hành của trời như thế. Tiêu, lớn nhân nhau, đó là lẽ của trời đất. Đạo của đấng quân tử, Dương cương lớn được, cho nên lợi có thửa đi. Một phần Dương trở lại ở dưới, đó là lòng của trời đất, tiên Nho đều cho là tĩnh thì thấy lòng trời đất, nhưng không biết rằng đầu mối sự động, tức là lòng của trời đất đó. Không phải là kẻ hiểu đạo thì biết sao được lẽ ấy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Dưới những phần m chồng chất, một phần Dương lại sinh ra, lòng sinh vật của trời đất đã hầu tắt đứt, đến đó lại thấy; ở người ta thì là tĩnh cực mà động; ác cực mà thiện, cái lòng sẵn có của mình hầu tắt mà lại hiện ra. Trình Tử bàn về lẽ đó kỹ rồi.
LỜI KINH
象曰: 雷夺地中, 復. 先王以至日閉關, 商旅不行, 後不省方.
Dịch âm. Tượng viết: Lôi tại địa trung, Phục, tiên vương dĩ chí nhật bế quan, thương lữ bất hành, hậu bất tỉnh phương.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Sấm ở trong đất, là quẻ Phục, đấng tiên vương coi đó mà ngày chí đóng cửa ải, kẻ thương lữ[182] không đi, các vua không xét các phương.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sấm là m, Dương xát nhau mà thành tiếng, đương lúc khí Dương còn nhỏ, chưa thể phát ra. Sấm ở trong đất là lúc khí Dương mới trở lại. Khi Dương mới sinh ở dưới mà còn rất nhỏ, yên lặng mà sau mới lớn được. Đấng tiên vương thuận theo đạo trời, khi ngày "chí", khí Dương mới sinh, yên lặng mà nuôi nó, cho nên đóng cửa ải lại, khiến kẻ thương lữ không được đi, ông vua không coi xét bốn phương, đó là xem tượng quẻ Phục mà thuận theo đạo trời vậy. Ở thân một người cùng vậy, nên yên lặng để nuôi khí Dương.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đó là yên lặng để nuôi khí Dương. Thiên Nguyệt lệnh, tháng ấy phải trai giới che mình, để đợi sự định đoạt của khí m khí Dương.
LỜI KINH
初九: 不遠復, 無祗悔, 元吉.
Dịch âm. Sơ Cửu: Bất viễn phục, vô chỉ hối, nguyên cát.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Chẳng xa trở lại, không đến ăn năn, cả tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Phục là khí Dương lại trở lại, Dương là đạo đấng quân tử, cho nên quẻ Phục là nghĩa trở lại đường thiện. Hào Đầu, Dương cứng trở lại, ở đầu quẻ, tức là chỗ trước nhất của sự trở lại, đó là chẳng xa mà đã trở lại. Có lỗi mất mà sau mới có trở lại, không lỗi mất thì còn trở lại gì nữa? Duy có lỗi mất chưa xa mà đã trở lại thì không đến nỗi ăn năn, ấy là cả thiện mà tốt. Chữ m là chỉ, nghĩa là đến 無柢悔 (vô chỉ hối), nghĩa là không đến ăn năn. Ông Nhan Tử không có cái lỗi hình hiện ra ngoài, đức Phu tử bảo là "ngõ hầu" đó là "không đến ăn năn", cái lỗi đã chưa hình hiện, mà đổi đi rồi thì còn ăn năn gì nữa? Đã chưa thể "không phải cố gắng mà trung", "theo cái muốn của lòng mình mà không vượt khuôn phép" ấy là có lỗi, nhưng vì sáng mà cương quyết, cho nên, có một điều gì không phải, chưa từng không biết; đã biết, chưa từng không đổi ngay đi, cho nên không đến ăn năn, đó là không xa mà trở lại.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Một phần Dương lại sinh ở dưới, tức là chủ sự trở lại, 祗 (chỉ) nghĩa là đến. Lỗi mất chưa xa, đã biết trở lại đường thiện, không đến phải ăn năn, đó là cái đạo cả thiện mà tốt, cho nên tượng, chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
初九: 不遠之復, 以修身也.
Dịch âm. Tượng viết: Bất viễn chi phục, dĩ tu thân dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Sự trở lại của việc chẳng xa, để sửa mình vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chẳng xa mà trở lại, tức là cái đạo mà đấng quân tử sở dĩ sửa mình. Cái đạo học hỏi, không có gì khác, chỉ hễ biết điều, không phải của mình thì mau đổi đi, để theo điều phải mà thôi.
LỜI KINH
六二: 休復, 吉.
Dịch âm. Lục Nhị: Hưu phục, cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Hai: Đẹp sự trở lại, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tuy là hào m ở chỗ trung chính mà sát gần hào Đầu, tức là chí theo về Dương, biết nhường người thân, ấy là sự trở lại tốt đẹp. Trở lại là trở lại với lễ, trở lại với lễ thì là nhân; hào Đầu, khí Dương trở lại, tức là trở lại với nhân; hào Hai gần liền mà chịu lún nó, vì vậy mới đẹp mà tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Mềm thuận trung chính, gần hào Chín Đầu mà biết nhường nó, ấy là sự trở lại tốt đẹp, tức là đạo tốt vậy.
LỜI KINH
象曰: 休復之吉, 以下仁也.
Dịch âm. Tượng viết: Hưu phục chi cát, dĩ hạ nhân dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đẹp sự trở lại mà tốt, vì biết lớn với kẻ nhân vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Là sự trở lại đẹp đẽ mà tốt, vì nó biết nhún với kẻ nhân. Nhân là đức chung của thiên hạ, là gốc của điều thiện, hào Đầu trở lại điều nhân, hào Hai biết thân và nhún với nó, cho nên mới tốt.
LỜI KINH
六三: 頻復, 厲, 無咎.
Dịch âm. Lục Tam: Tần phục, lệ, vô cữu.
Dỉch nghĩa. Hào Sáu Ba: Luôn luôn trở lại, nguy, Không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba lấy chất m lại ở chỗ cùng cực của sự động, tức là trở lại luôn luôn mà không được bền, Sự trở lại quý ở yên bền, luôn luôn lỗi mất, ấy là không yên về sự trở lại. Trở lại đường thiện mà lại luôn luôn lỗi mất, đó là cách nguy. Đấng thánh nhân mở đường "thiên nhiên", khen sự trở lại của nó mà lo cho sự luôn luôn lỗi mất của nó, cho nên nói "nguy, không lỗi" không thể vì sự luôn luôn lỗi mất mà răn sợ sự trở lại của mình. Năng bị lỗi mất là nguy, nhưng đã năng trở lại thì còn lỗi gì? Lỗi ở sự mất, không ở sự trở lại.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Là hào m, ở ngôi Dương, không giữa, không chính, lại ở vào chỗ cùng cực của sự động mà không bền, đó là cái tượng "luôn luôn lỗi mất, luôn luôn trở lại". Luôn luôn lỗi mất, cho nên mới nguy, trở lại thì không có lỗi, cho nên lời chiêm của nó lại như thế.
LỜI KINH
象曰: 頻復之厲, 義無咎也.
Dịch âm. Tượng viết: Tần phục chi lệ, nghĩa vô cữu dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cái nguy của sự luôn luôn trở lại, nghĩa không lỗi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Luôn luôn trở lại, luôn luôn lỗi mất, tuy là nguy dữ, nhưng theo nghĩa trở lại điều thiện thì không có lỗi.
LỜI KINH
六四: 中行獨復.
Dịch âm. Lục Tứ: Trung hành độc phục.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Đi giữa một mình trở lại.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Nghĩa của hào này, rất nên ngẫm kỹ, hào Tư đi giữa các hào m, mà một mình nó biết trở lại, tự ở vào chỗ chính đính, bên dưới ứng nhau với hào Dương cương thì cái chí nó đáng gọi là thiện. Không nói tốt xấu, vì là hào Tư lấy chất mềm giữa các hào m, hào Đầu Dương còn rất nhỏ, không đủ cứu nó, không có cái lý có thể nên việc, cho nên thánh nhân chỉ khen nó biết một mình trở lại, không muốn nói nó một mình theo đạo là ắt phải hung: Hỏi rằng: Thế thì không nói "không lỗi" là sao? Đáp rằng: Lấy chất m ở ngôi m; nhu nhược, thái thậm, tuy có chí theo Dương, rút lại không thể nên việc, không phải là không có lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Tư ở giữa các hào m, mà một mình nó ứng với hào Đầu, đó là tượng "đi với nhiều người, mà một mình mình biết theo đường thiện". Trong lúc đó, khí Dương rất nhỏ, chưa thể làm gì, cho nên không nói là tốt. Nhưng mà lẽ nên như thế, tốt xấu không phải việc đáng bàn.
LỜI KINH
象曰: 中行獨復, 以從道也.
Dịch âm. Tượng viết: Trung hành độc phục, dĩ tòng đạo dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đi giữa, một mình trở lại, để theo đạo vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Khen có một mình trở lại, vì nó biết theo đạo thiện, thiện của đấng quân tử Dương cương vậy.
LỜI KINH
六五: 敦復, 無悔.
Dịch âm. Lục Ngũ: Đôn phục, vô hối.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Năm: Dốc lòng về sự trở lại, không phải ăn năn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lấy đức trung thuận ở ngôi vua; biết dốc lòng là sự trở lại đường thiện, cho nên không phải ăn năn. Tuy vốn vẫn phải, nhưng lời răn cũng ở trong đó. Trong lúc khí Dương trở lại nhưng hãy còn nhỏ, mà lấy đức mềm ở ngôi tôn, phía dưới lại không có kẻ giúp đỡ, chưa thể hanh tốt, chỉ không ăn năn mà thôi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lấy đức trung thuận ở ngôi tôn, mà đương vào lúc trở lại, đó là tượng "dốc lòng về sự trở lại", tức là cách không phải ăn năn.
LỜI KINH
象曰: 敦復無悔, 中以自考也.
Dịch âm. Tượng viết: Đôn phục vô hối, trung dĩ tự khảo dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Dốc lòng về sự trở lại, dùng đạo trung để tự nên vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Tức là dùng đạo "trung" để tự làm nên cho mình. Hào Năm lấy chất m đương ngôi tôn, ở chỗ giữa mà thể theo sự thuận, biết dốc lòng dùng đạo trung để làm nên cho minh thì có thể không phải ăn năn. Tự làm nên, nghĩa là làm nên cái đức trung thuận.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chữ "khảo" nghĩa là "nên".
LỜI KINH
上六: 迷復, 凶, 有災眚, 用行師, 終有大敗, 以其國君, 凶, 至于十年, 不可征.
Dịch âm. Thượng Lục: Mê phục, hung, hữu tai sảnh, dụng hành sư, chung hữu đại bại; dĩ kỳ quốc quân, hung, chí vu thập niên, bất khắc chính.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Trên: Lú lấp sự trở lại, hung. Có vạ tội, dùng để trẩy quân, sau chót có thua lớn; tới cả vua nước đó cũng hung, đến chừng mười năm, không thể đi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây là kẻ lấy chất m nhu ở vào chót cuộc trở lại, rút lại vẫn lú lấp mà không trở lại. Lú lấp mà không trở lại, đủ biết là hung. Có vạ tội: vạ là vạ trời, tự ngoài đến, tội lỗi mình, do mình làm ra. Đã lú lấp không biết trở lại đường thiện, ở mình thì động đâu là lầm lỗi đấy, tai họa cũng tự bên ngoài mà đến, nghĩa là cũng bởi tự mình vời đến. Lú lấp đường lối mà không trở lại, không thể thi thố việc gì được cả, dùng để trẩy quân thì rút lại phải có thua lớn, đem mà trị nước thì là điềm hung của ông vua. Mười năm là chỗ chót của số, đến mười năm không thể đi, nghĩa là cùng chót không thể đi đâu. Đã lú lấp đường lối thì bao giờ mà đi được?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lấy chất m mềm ở chót cuộc trở lại, đó là tượng cùng chót vẫn lú lấp không biết trở lại, cho nên lời chiêm như thế, chữ 以 (dĩ) cũng như chữ 及 (cập là kịp).
Lời bàn của tiên Nho. Có người hỏi: Y Xuyên nói "tai tự ngoài đến, sảnh tự trong ra" có phải hay không? Chu tử đáp rằng: Xem ra hai thứ cũng một, hơi không giống nhau mà thôi. Tai là cái ngẫu nhiên sinh ra ở kia, sảnh là do sự lầm lỗi mà đến thế. Kinh Thư nói, 眚災碑赦 (sảnh tai tứ xá), sách Xuân Thu nói 四大眚 (tứ đại sảnh) đều vì sự lỗi lầm mà tha cả.
Hồ Vân Phong nói rằng: Thể mẹ[183] mà ở trên thể trên, đó là kẻ lú lấp trước. Lú lấp chẳng những chỉ hung, lại có vạ lớn, tội lớn, dùng để trẩy quân, cùng chót phải có thua to, kịp cả vua nước cũng phải hung. Đến mười năm, cùng chót không thể đi đâu đó là hết sức nói việc lú lấp sự trở lại là việc không nên. "Lú lấp sự trở với "chẳng xa trở lại" trái nhau, hào Đầu chẳng xa mà trở lại, lú lấp thì xa mà không trở lại: "dốc lòng trở về sự trở lại" với "luôn luôn trở lại" trái nhau, "dốc" là không lay chuyển thay đổi, "luôn luôn" thì thay đổi liền liền. "Một mình trở lại" với "đẹp sự trở lại" giống nhau, "đẹp" thì liền với hào Đầu, "một mình" thì ứng với hào Đầu. "Mười năm không thể đi" cũng trái lại với "bảy ngày lại trở lại". Kiền nguyên là mười, Khôn nguyên là một, số m cùng tận ở "Sáu, mà "bảy" lại là chỗ bắt đầu của Kiền; số Dương cùng tận ở "chín" mà "mười" thì là chỗ cuối chót của Khôn. Cho nên, hễ nói "mười năm" là tượng chót Khôn, quẻ Truân "mười năm mới đặt tên chữ", quẻ Di "mười năm chớ dùng" đều có đắp đổi thể Khôn.
LỜI KINH
象曰: 迷復之凶, 反君道也.
Dịch âm. Tượng viết: Mê phục chi hung, phản quân đạo dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cái hung của kẻ lú lấp sự trở lại, là trái đạo vua vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trở lại thì hợp với đạo, đã lú lấp sự trở lại, là trái với đạo, đủ biết là hung, đem mà trị nước, vua phải hung[184], vì nó trái với đạo vua. Ông vua ở trên trị dân, nên theo điều thiện của thiên hạ, thế mà lại lú lấp về sự trở lại đường thiện, ấy là phản lại đạo vua. Chẳng phải ông vua mà thôi, người nào lú lấp về sự trở lại, cũng là trái đạo mà hung.
QUẺ THIÊN LÔI VÔ VỌNG
Kiền trên; Chấn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Vô Vọng[185], Tự Quái nói rằng: Trở lại thì chẳng càn dỡ cho nên tiếp đến là quẻ Vô Vọng. Trở lại tức là quay về với đạo, đã trở lại đạo thì hợp lẽ chính mà không càn dỡ, cho nên sau quẻ Phục tiếp đến là quẻ Vô Vọng. Nó là quẻ Kiền trên, Chấn dưới. Chấn về chủ động, động theo lẽ trời là không càn, động theo lòng dục của người là càn. Nghĩa quẻ Vô Vọng lớn lắm thay!
LỜI KINH
無妄元亨利貞, 其匪正, 有眚, 不利有攸往.
Dịch âm. Vô Vọng nguyên hanh, lợi trinh, kỳ phỉ chính, hửu sảnh, bất lợi hữu du vãng.
Dịch nghĩa. Quẻ Vô Vọng cả hanh, lợi về sự chính bền; thửa chẳng chính có tội, không lợi có thửa đi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Không càn (vô vọng) tức là rất thành, rất thành thì là đạo trời. Ông trời biến hóa nuôi nấng các vật, muôn vật sinh sôi không cùng, vật nào nhằm đúng tính mệnh của vật ấy, đều là không càn. Người ta có thể hợp với đạo không càn thì "hợp đức với trời đất" vậy. Không càn có lẻ cả hanh, đấng quân tử làm theo đạo không càn thì có thể đem lại được sự cả hanh. Vậy quẻ Vô Vọng tức là đạo trời, trong quẻ cốt nói về lẽ người ta theo đạo "không càn" Lợi trinh nghĩa là cái cách bắt chước đạo không càn, lợi ở trinh chính, không trinh chính là càn, tuy không tà tâm, mà nếu không hợp chính lý thì là càn, là có tà tâm cho nên chẳng chính thì là tội lỗi. Đã không càn thì không nên có sự đi, đi thì là càn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Vô Vọng nghĩa là thực lý tự nhiên, sách Sử ký chép là 無望(vô vọng) nghĩa là "không cần kỳ vọng mà cũng có được", như thế cũng thông. Nó là một quẻ do ở quẻ Tụng biến ra, hào Chín quẻ này bởi hào Hai quẻ kia chuyển sang mà ở ngôi Đầu, lại là thể Chấn, chủ về sự động, động mà không càn, cho nên mới là vô vọng. Lại, trong hai thể, Chấn động mà Kiền mạnh, hào Chín Năm đứng cứng ở giữa mà ứng với hào Chín Hai, cho nên lời chiêm của nó là "cả hanh mà lợi về sự chính, không chính thì có tội mà không lợi có thửa đi".
LỜI KINH
彖曰: 無妄, 刚自外來而為主於内.
Dịch âm. Tượng viết: Vô Vọng, cương tự ngoại lai nhi vi chủ ư nội.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Vô Vọng, cứng tự ngoài đến, mà làm chủ ở trong.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây chỉ về hào Chín Đầu, hào Đầu thể Khôn, biến ra thể Chấn, đó là "cứng tự ngoài đến". Chấn lấy hào Đầu làm chủ, quẻ này bởi đó mà ra, cho nên nó là chủ quẻ Vô Vọng. Động theo lẽ trời là không càn, đó là động mà lấy trời làm chủ: "Lấy chất cứng biến hóa chất mềm, là tượng lấy sự chính mà trừ điều càn". Lại, hào cứng làm chủ ở trong, cũng là nghĩa không càn. Hào Chín ở ngôi Đầu, như thế là chính.
LỜI KINH
動而健, 剛中而應, 大亨以正, 天之命也.
Dịch âm. Động nhi kiện, cương trung nhi ứng, đại hanh dĩ chính, thiên chi mệnh dã.
Dịch nghĩa. Động mà mạnh, cứng giữa mà có ứng với, cả hanh và chính, mệnh của trời vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Dưới động[186] mà trên mạnh[187] cho nên sự động cứng mạnh. Cứng, mạnh tức là thể của quẻ Vô Vọng. "Cứng giữa mà có ứng với", nghĩa là hào Năm lấy đức cứng ở ngôi trung chính, hào Hai lấy đức trung chính ứng lại với nó, ấy là thuận lẽ mà không càn, cho nên đạo đó cả hanh mà trinh chính, ấy là mệnh của trời đó. Mệnh trời chỉ về đạo trời, tức là cái không càn.
LỜI KINH
其匪正, 有眚, 不利有攸往, 無妄之往, 何之矣, 天命不祐, 行矣哉.
Dịch âm. Kỳ phỉ chính, hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng, vô vọng chi vãng, hà chi hỹ? Thiên mệnh bất hựu, hành hỹ tai.
Dịch nghĩa. Thửa chẳng chính, có tội, chẳng lợi có thửa đi, không càn mà đi, đi đâu nhỉ? Mệnh trời không giúp, đi được chăng?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Gọi là không càn, chỉ có sự chính mà thôi. Hơi sai sự chính thì có lỗi, tức là càn rồi, cái điều gọi là chẳng chính, chỉ bởi "có đi" mà ra. Nếu không càn mà chẳng đi thì lấy đâu có sự chẳng chính? Không càn là lẽ rất chính, lại còn đi nữa thì sẽ đi đâu? Ấy là đi đến chỗ càn. Đi thì trái với lẽ trời, đạo trời không giúp, có thể đi chăng?
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là sự biến đổi của quẻ và đức quẻ, thể quẻ để nói điều hay của quẻ như thế, cho nên lời chiêm của nó là cả hanh mà lợi về sự chính, tức là mệnh trời nên thế. Nếu có điều chẳng chính thì không lợi về sự đi, muốn đi đâu nữa? Bởi vì trái với mệnh trời mà trời không giúp, cho nên không thể có đi.
LỜI KINH
象曰: 天下雷行物與, 無妄, 先王以茂對時, 育萬物.
Dịch âm. Tượng viết: Thiên hạ lôi hành vật dữ, Vô Vọng; tiên vương dĩ mậu đối thì, dục vạn vật.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Dưới trời sấm chạy vật được phú tính, là quẻ Vô Vọng; đấng tiên vương coi đó mà tốt việc đối thì, nuôi muôn vật.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sấm chạy ở dưới trời, m, Dương giao hòa, cọ nhau mà thành tiếng, bấy giờ sâu non còn náu phải kinh, mầm non mới nhú phải động, muôn vật đều phát sinh, trong sự phú dữ, lớn, nhỏ, cao, thấp, vật nào không nhằm đúng tính mệnh của vật ấy, không có sai càn, ấy là các vật phú tình không càn. Đấng tiên vương coi tượng "dưới trời sấm chạy, phát sinh phú dữ các vật" để tốt đối thì trời, nuôi nấng muôn vật khiến cho vật nào được sự thích nghi của vật ấy, như việc phú dữ của trời không hề sai càn. "Mậu" nghĩa là thịnh, ý chữ "mậu đối" cũng như thịnh hành. Đối thì nghĩa là thuận hợp thì trời. Đạo trời sinh ra muôn vật, vật nào nhằm đúng tính mệnh của vật ấy mà không sai càn, đấng tiên vương thể theo đạo trời, nuôi nấng nhân dân, cho đến sâu bọ cỏ cây, khiến cho giống nào được sự thích nghi của giống ấy, đó là đạo đối thì vật nuôi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Dưới trời sấm đi, chấn động phát sinh muôn vật, vật nào nhằm đúng tính mệnh của vật ây, đó là mỗi vật trời mỗi phú cho bằng cách không càn, đấng tiên vương bắt chước lượng đó để đối thì, nuôi các vật, nhân theo bản tính của nó mà không tư túi với vật nào.
LỜI KINH
初九: 無妄, 往吉.
Dịch âm. Sơ Cửu: Vô vọng vãng cát
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Không càn, đi tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín lấy đức Dương cương làm chủ ở trong, là tượng "không càn". Dùng đức cứng thực biến đổi chất mềm mà ở bên trong, ấy là kẻ bên trong thành thật không càn. Dùng đức không càn mà đi, đi đâu không tốt? Lời quẻ nói "không lợi có thửa đi", nghĩa là đã không càn thì không nên có đi, đi quá thì càn; Lời hào nói "đi tốt" nghĩa là dùng đạo "không càn"mà đi thì tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lấy đức cứng ở bên trong, là chủ của sự thành thật. Như thế mà đi, đủ biết là tốt, cho nên tượng, chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 無妄之往, 得志今.
Dịch âm. Tượng viết: Vô vọng chi vãng, đắc chí dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Sự đi của đức không càn, là đắc chí vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lấy đức không càn không chỗ nào mà không được thỏa chí mình. Bởi vì sự thành thật đối với các vật, không vật nào mà không cảm động, dùng nó sửa mình thì ngay, dùng nó làm việc thì việc được hợp lẽ, dùng nó trị người thì người ta cảm mà hóa theo, không đi đâu mà không đắc chí.
LỜI KINH
夫二: 不耕獲, 不菌畲, 則利有攸往.
Dịch âm. Lục Nhị: Bất canh hoạch, bất tri dư, tắc lợi hữu du vãng.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Hai: Chẳng cày, gặt; chẳng ngả, ngấu[188] thì lợi có thửa đi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cái gì lý phải nên thế thì không phải càn; những điều người ta muốn làm mới là càn, cho nên dùng việc cày, gặt, ngả, ngấu để làm thí dụ. Hào Sáu Hai ở ngôi giữa được chỗ chính, lại ứng với hào Năm là hào trung chính ở thể động mà mềm thuận, đó là hành động biết theo đường trung chính, tức là không càn, cho nên hết sức nói rõ về nghĩa không càn. Cày là việc đầu tư của sự làm ruộng, gặt là việc chót của sự ấy; ruộng vỡ, cỏ một năm là tri, ba năm là dư. Không cày mà gặt, không là ruộng một năm mà là ruộng ba năm, nghĩa là không đầu têu gây việc, nhân theo sự lý nên thế mà thôi. Đầu têu gây việc, là do lòng người mà làm, đó tức là càn, nhân việc nên thế thì là thuận lý ứng vật không phải là càn. Việc gặt, và ruộng ba năm, chính là nhân việc nên thế đó. Bởi vì cày thì có gặt, có ruộng một năm thì có ruộng ba năm, ấy là sự lý vẫn thế không phải do tâm lý gây ra, như thế thì là không càn, không càn thì sự đi sẽ không hại. Hoặc có người nói: Đấng thánh nhân sáng chế việc này việc khác, để làm lợi cho thiên hạ, điều dựng lên đầu mối, há chẳng là càn hay sao? Đáp rằng: Đấng thánh nhân tùy thời mà chế tác các việc, rất hợp với sự thích nghi của không khí, chưa từng đi trước thời đại mà khơi đầu ra. Nếu không đợi thời thì một ông thánh cũng đủ làm hết các việc, cần gì phải ông thánh nọ nối ông thánh kia mà chế tác hoài. Vậy thì thời đại tức là đầu mối các việc, đấng thánh nhân chỉ tùy thời đại mà làm.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Mềm thuận trung chính, nhân thời theo lý mà không có lòng riêng tây mong hẹn, cho nên có tượng "chẳng cày gặt, không ngả ngấu" nghĩa là không làm việc gì từ trước, không mong sự gì về sau. Kẻ xem như thế thì lợi có thửa đi.
Lời bàn của tiên Nho. Trần Tiềm Thất nói rằng: Đại ý Y Xuyên cho là "không phải cày mà gặt được, không ngả cỏ mà có ruộng ngấu, những việc có vì lẽ gì mà làm đều là lòng riêng về đường tính lợi, tức là càn. Nhưng trong lời kinh thì không nói thế, cho nên trong cuốn Dịch của Trình Di cũng còn cần phải bàn nhiều. Bảo rằng "không cày mà gặt, không có ruộng ngả mà có ruộng ngấu là không đầu têu gây việc" thì hình như nhận việc cày và việc "ngả ruộng" đều là ý riêng. Đoạn giữa lại nói "có cày ắt có gặt, có ruộng một năm ắt có ruộng ba năm" thì việc cày và ngả ruộng lại không phải ý riêng. Đoạn cuối[189] nói "Đã cày thì có gặt, đã ngả cỏ thì ắt có ruộng ngấu mà làm" thì lại giống như nhận việc gặt và ruộng ngấu là ý riêng. Ba thuyết đó không khỏi mâu thuẫn với nhau.
LỜI KINH
象曰: 不耕獲, 未富也.
Dịch âm. Tượng viết: Bất canh hoạch, vị phú dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Chằng cày, gặt, chửa giàu vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. "Chửa" là không hẳn, quẻ Lâm nói "chửa thuận mệnh" cũng là nghĩa thế. Không cày mà gặt, không ngả cỏ mà có ruộng ngấu, là nhân cái việc nên thế. Đã cày thì ắt có gặt, đã ngả cỏ thì ắt thành ruộng ngấu. Ắt vì lời lãi về sự gặt và ruộng ngấu mà làm thì lúc đầu cày và ngả cỏ là có để bụng cầu được gặt và ruộng ngấu, ấy là chỉ vi sự giàu. Trong bụng có muốn mà làm, là càn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chữ 富(phú) này cũng như chữ 富 (phú) trong câu 非富天下(phi phú thiên hạ: chẳng phải là muốn được cả thiên hạ làm giàu), ý nói "không phải là vì tính lợi mà làm".
LỜI KINH
六三: 無妄之災, 或繫之牛, 行人之得, 邑人之災.
Dịch âm. Lục Tam: Vô vọng chi tai, hoặc hệ chi ngưu, hành nhân chi đắc, ấp nhân chi tai.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: Cái hại của sự không càn, hoặc buộc con trâu, kẻ đi đường mà được, người ấp bị hại.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba m mềm mà không trung chính, là kẻ càn, lại ứng với hào Trên, tức là có sự muốn, cũng là càn nữa. Trong đạo không càn, như thế là tai hại. Thánh nhân nhân hào Sáu Ba có tượng càn, mới phát minh lẽ đó mà rằng: "Cái hại của sự không càn, hoặc buộc con trâu, người đi đường được, là hại của người ấp". Ý nói: càn như hào Ba tức là tai hại của sự không càn, giả sử có cái được, cái mất sẽ theo đến, ví như hoặc buộc con trâu (chữ "hoặc" tức là giả sử) người đi đường bắt được nó, lấy làm của mình thì người trong ấp mất trâu, tức là tai hại. Nếu như người ấp buộc được con ngựa thì người đi đường mất ngựa, tức là tai hại. Ý nói: có được thì có mất, không đủ kể là được, "người ấp" và "người đi đường" chỉ nói "có được thì có mất" không phải là mình với kẻ kia. Cái phúc được càn, vạ cũng theo liền; cái được bằng sự được càn, cái mất cũng ngang với nó, chỉn không đủ kể làm được. Người mà biết thế thì không động càn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Sáu hào trong quẻ đều là không càn, hào Sáu Ba ở không được chính, cho nên lời chiêm của nó là vô cố mà bị tai vạ, ví như có kẻ qua đường dắt mất trâu đi, mà kẻ ở đó lại phải lôi thôi về sự tra hỏi bắt bớ.
LỜI KINH
象曰: 行人得牛, 邑人災也.
Dịch âm. Tượng viết: Hành nhân đắc ngưu, ấp nhân tai dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Người đi đường được trâu, là hại của người ấy vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Người đi đường được trâu, tức là cái vạ của người trong ấp, có kẻ được thì có kẻ mất, sao đủ cho là sự được?
LỜI KINH
九四: 可貞, 无咎.
Dịch âm. Cửu Tứ: Khả trinh, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Chín Tư: Khả trinh, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư là chất Dương cứng mà ở thể Kiền, lại không hào nào ứng với, đó tức là kẻ không càn. Cứng mà không có riêng tây, há có càn ư? Hệ mà có thể chính bền giữ lấy cách đó thì tự nhiên không lỗi. Có người hỏi rằng: Hào Chín mà ở ngôi m, được là chính à? Đáp rằng: Là Hào Dương, ở thế Kiền, nếu lại ở vào ngôi Dương thì là quá đáng, quá đáng là càn, ở ngôi m ấy là không có chí ham chuộng sự cứng. "Khả trinh" với "lợi trinh" không giống nhau. "Khả trinh" nghĩa là cái chỗ nó ở có thể chính bền giữ lấy; "lợi trinh" thì là lợi về sự chính.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chất Dương cứng, ở thể Kiền, phía dưới không có ứng với, đó là lời chiêm "giữ vững được thì không lỗi, chứ không có thể làm gì".
LỜI KINH
象曰: 可貞无咎, 固有之也.
Dịch âm. Tượng viết: Khả trinh vô cữu, cố hữu chi dã.
Dich nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Khá trinh không lỗi, cố giữ đó vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chính bền giữ đó thì không có lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chữ 有 (hữu) đây cũng là chữ 守 (thủ) là giữ.
LỜI KINH
九五: 無妄之疾, 勿藥, 有喜.
Dịch âm. Cửu Ngũ: Vô vọng chi tật, vật dược, hữu hỷ.
Dịch nghĩa. Hào Chín Năm: Cái tật không càn, đừng thuốc, có mừng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Năm lấy đức trung chính đương vào ngôi tôn, dưới lại có kẻ lấy đức trung chính thuận ứng với nó, ấy là không càn đến cùng tột vậy, đạo đó không còn gì hơn. Tật là có cái làm cho thành bệnh. Không càn như hào Chín Năm, nếu có tật bệnh, chớ dùng thuốc chữa thì sẽ có mừng. Người ta có tật, phải dùng thuốc trị bỏ cái tà, để nuôi cái chính. Nếu như khí thể bình hòa, vốn không có tật mà lại công phạt thì phải hại đến cái chính, cho nên đừng thuốc thì có mừng. Có mừng nghĩa là tật tự mất đi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lấy đức Kiền cương trung chính để ở ngôi tôn, kẻ ứng ở dưới lại cũng trung chính, ấy là không càn đến cùng tột. Như thế mà có tật bệnh thì chớ dùng thuốc tự nhiên sẽ khỏi, cho nên tượng, chiêm như thế.
LỜI KINH
参曰: 無妄之藥, 不可詩也.
Dịch âm. Tượng viết: Vô vọng chi dược, bất khả thí dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cái thuốc không càn, chẳng khá thử vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Người ta có sự càn bậy lẽ phải sửa đổi. Đã không càn rồi, lại còn lấy thuốc để chữa, thế là càn có thể dùng chăng? Cho nên nói là "chẳng khá thử"'. Thử là dùng tạm, cũng như nói "nếm một ít".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đã là không càn mà lại thuốc men thì lại là càn mà sinh ra tật, Thử là hãy nếm một ít.
LỜI KINH
上九: 無妄行, 有眚, 無攸利.
Dịch âm. Thượng Cửu: Vô vọng hành, hữu sảnh, vô du lợi.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Không càn mà đi, có tội, không thửa lợi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Trên ở về chót quẻ, ấy là cùng cực của sự không càn. Cùng cực mà lại còn đi, tức là quá lẽ. Quá lẽ thì càn. Cho nên hào Chín Trên mà đi thì có tội lỗi, mà không lợi về cái gì.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Chín Trên không phải là có sự càn, chỉ vì nó cùng cực, không thể đi nữa mà thôi. Cho nên tượng, chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 無妄之行, 窮之災也.
Dịch âm. Tượng viết: Vô vọng chi hành, cùng chi tai dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Không càn mà đi, là hại của sự cùng cực vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Không càn đã đến cùng cực, mà lại tiến thêm thì tức là càn ấy là cùng mà thành tai hại.
Lời bàn của tiên Nho. Dương Văn Hoán nói rằng: Không càn tức là hành động theo lẽ trời: Hễ trái lẽ trời mà hành động thì tức là càn. Quẻ này ba hào dưới là thể Chấn, hào Đầu đi tốt, hào Hai lợi về sự đi, hào Ba người đi mà được, đều lợi về sự động, đó là ở dưới nên động, động thì ứng lẽ trời, Ba hào trên là thể Kiền, hào Tứ khả trinh, hào Năm đừng thuốc, đều là răn về sự động, vì động là trái lẽ trời; hào Trên đi thì có tội, đã hợp với lẽ trời rồi, đi nữa thì đi đâu? Cho nên, nên động mà không động, với không nên động mà động đều là càn cả.
QUẺ SƠN THIÊN ĐẠI SÚC
Cấn trên; Kiền dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Đại Súc, Tự Quái nói rằng: Có không càn rồi sau mới có thể chứa, cho nên tiếp đến là quẻ Đại Súc[190]. Không càn thì tức là có thực chất, cho nên có thể chứa họp. Vì vậy, quẻ Đại Súc mới nối tiếp quẻ Vô Vọng. Nó là quẻ Cấn trên, Kiền dưới, trời mà ở vào trong núi là tượng cái chứa rất lớn. Súc là chứa ngăn, lại là chứa họp, ngăn thì phải họp, lấy tượng trời ở trong núi thì là chứa họp; lấy nghĩa Cấn mà ngăn Kiền thì là chứa ngăn. Ngăn rồi mới chứa, cho nên ngăn là nghĩa chứa.
LỜI KINH
大畜: 利貞, 不家食, 吉, 利涉大川
Dịch âm. Đại Súc: Lợi trinh, bất gia thực, cát, lợi thiệp đại xuyên.
Dịch nghĩa. Quẻ Đại Súc lợi về sự chính, chẳng ăn ở nhà, tốt lợi sang sông lớn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Chẳng gì lớn bằng trời, mà lại ở vào trong núi, Cấn ở trên mà ngăn Kiền ở dưới, đều là tượng chứa đựng rất lớn. Ở người ta thì là đạo đức, học thuật đầy chứa ở trong, tức là cái chứa lớn lắm. Phàm sự chứa họp, đều chuyên nói về cái lớn hơn. Sự chứa đựng, nên được chính đạo, cho nên nói là lợi về sự chính. Ôi những dị đoan, thiên học[191], họ chứa rất nhiều, mà sự bất chính vẫn có. Đã có đạo đức đầy chứa ở trong, nên ở ngôi trên, để hưởng lộc trời, thi thố với thiên hạ thì chẳng những là tốt một mình, mà lại tốt cả thiên hạ. Nếu phải ở vào hoàn cảnh cùng mà ăn ở nhà thì là đạo gặp lúc bĩ, cho nên chẳng ăn ở nhà thì tốt. Cái chứa đã lớn, nên đem thi thố với đời, giúp [trừ bỏ] sự gian hiểm của thiên hạ, ấy là sự dùng của cái chứa lớn, cho nên lợi sang sông lớn. Đây chỉ theo nghĩa dưới lớn mà nói, lời Thoán lại lấy tài đức của quẻ mà nói. Các hào thì chỉ có nghĩa chứa ngăn. Bởi vì Kinh Dịch chủ về thể đạo tùy nghi[192], chỉ lấy những điều rõ và gần hơn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lớn tức là Dương, lấy Cấn chứa Kiền, lại là sự chứa to lớn. Lại nữa, trong là thể Kiền cứng mạnh, ngoài là thể Cấn dày đặc sáng sủa, cho nên có thể mỗi ngày mỗi làm cho đức của mình mới ra, mà thành sự chứa to lớn. Nói về sự biến hóa của quẻ thì quẻ này do ở quẻ Nhu đi lại, hào Chín bởi tự hào Năm đi lên. Nói về thể quẻ thì hào Sáu Năm tôn mà chuộng nó. Nói về đức quẻ thì nó ngăn được sự mạnh. Bấy nhiêu điều đó, không phải là bậc cả chính thì không làm nổi. Cho nên lời chiêm của nó là lợi về đường chính, không ăn ở nhà thì tốt. Lại, hào Sáu Năm dưới ứng với Kiền là ứng vớí trời, cho nên lời chiêm của nó lại là lợi sang sông lớn. Chẳng ăn ở nhà nghĩa là ăn lộc ở triều, không ăn ở nhà.
LỜI KINH
彖曰: 大畜剛健, 篤實, 輝光, 日新其德.
Dịch âm. Tượng viết: Đại Súc cương kiện, đốc thực, huy quang, nhật tân kỳ đức.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Đại Súc cứng mạnh, dầy đặc, sáng sủa ngày ngày làm mới đức nó.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây nói về tài đức của quẻ. Thể Kiền cứng mạnh, thể Cấn dầy đặc, tài của người ta cứng mạnh dầy đặc thì cái chứa của họ dầy đặc mà có ánh sáng, chứa mãi không thôi thì đức của họ một ngày một mới.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây lấy đức quẻ để thích nghĩa tên quẻ.
LỜI KINH
剛上而尚賢, 能止健, 大正也.
Dịch âm. Cương thượng nhi thượng hiền, năng chỉ kiện, đại chính dã.
Dịch nghĩa. Cứng lên mà chuộng trời, hiền, ngăn được sự mạnh, cả chính vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cứng lên là Dương ở trên. Dương cứng ở trên ngôi tôn là nghĩa chuộng người hiền; sự đậu ở trên sự mạnh là nghĩa ngăn được sự mạnh. Ngăn đậu sự mạnh, không phải là bậc cả chính thì làm không nổi. Lấy đức Dương cương ở trên và tôn chuộng người hiền đức, ngăn được sức rất mạnh, đều là đạo cả chính.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây dùng sự biến hóa của quẻ và thể thích lời quẻ.
LỜI KINH
不家食, 吉, 養賢也
Dịch âm. Bất gia thực, cát, dưỡng hiền dã.
Dịch nghĩa. Chẳng ăn ở nhà, tốt, là nuôi người hiền vậy.
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây cũng lấy tượng chuộng người hiền.
LỜI KINH
利涉大川, 應乎天也
Dịch âm. Lợi thiệp đại xuyên, ứng hồ thiên dã.
Dịch nghĩa. Lợi về sự sang sông lớn, là ứng với trời vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Người có chứa lớn, nên phải đem cái chứa ra để giúp thiên hạ, cho nên không ăn ở nhà thì tốt, nghĩa là ở ngôi tôn, hưởng lộc trời vậy. Đó là nhà nước nuôi người hiền, người hiền được thi hành cái đạo của mình. Lợi sang sông lớn, nghĩa là những người có chứa đựng lớn nên giúp cho thiên hạ vượt qua sự gian hiểm. Lời Thoán lại phát minh tài quẻ mà rằng "Sở dĩ sang được sông lớn là vì nó ứng với trời", hào Sáu Năm phía dưới ứng với hào giữa của quẻ Kiền, ấy là ông vua chứa lớn theo trời mà làm việc. Việc làm đã ứng với trời thì không có sự gian hiểm nào mà không thể vượt qua, huống chi việc khác.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây cũng lấy thể quẻ mà nói.
LỜI KINH
象曰: 天在山中, 大畜, 君子以多識前言往行以畜其德.
Dịch âm. Tượng viết: Thiên tại sơn trung, Đại Súc, quân tử dĩ đa chí tiền ngôn vãng hạnh dĩ súc kỳ đức.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Trời ở trong núi, là quẻ Đại Súc, đấng quân tử coi đó mà ghi nhiều lời trước, nết xưa, để nuôi đức mình.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trời là vật rất lớn mà ở trong núi, đó là tượng "thửa chứa rất lớn" đấng quân tử coi tượng đó mà làm cho lớn cái chứa đựng của mình. Sự chứa đựng của người ta bởi học mà lớn, cốt ở nghe nhiều lời nói và việc làm của các thánh hiền đời xưa, khảo nghiệm để xem sự dùng của họ, xét lời họ để tìm bụng họ, ghi cho được những cái ấy để nuôi nên cái đức của mình, đó là nghĩa "đại súc".
Bản Nghĩa của Chu Hy. Trời ở trong núi, chẳng cứ thật có việc đó, chỉ lấy cái tượng mà nói đó thôi.
LỜI KINH
初九: 有厲, 利已.
Dịch âm. Sơ Cửu: Hữu lệ, lợi dĩ.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Có nguy, lợi thôi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Đại Súc là Cấn ngăn chứa Kiền, cho nên ba hào quẻ Kiền, đều lấy về nghĩa bị ngăn, ba hào quẻ Cấn đều lấy về nghĩa ngăn người. Hào Đầu chất Dương cương, lại thể mạnh, mà ở dưới, là kẻ ắt phải tiến lên, nhưng bị hào Sáu Tư ở trên chứa ngăn mình, nó sao địch nổi cái thế "ở trên được ngôi" của hào kia? Nếu phạm vào đó mà tiến lên thì phải có sự nguy nghèo, cho nên chi lợi về cách thôi dừng tiến nữa. Ở quẻ khác thì Hào Đầu với hào Tư là chính ứng, cứu viện cho nhau, ở quẻ Đại Súc thì sự ứng nhau lại thành ra ngăn chứa nhau. Hào Trên với hào Ba đều là hào Dương thì là hợp với chí với nhau. Vì Dương là vật tiến lên, cho nên có tượng cùng chí mà không có nghĩa ngăn chứa.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Ba hào Kiền bị quẻ Cấn thửa ngăn, cho nên hai quẻ trong ngoài, quẻ nào lấy theo nghĩa của quẻ ấy. Hào Chín Đầu bị hào Sáu Tư thửa ngăn, cho nên lời chiêm của nó là "đi thì có nguy mà lợì về sự thôi".
LỜI KINH
象曰: 有厲利已, 不犯災也.
Dịch âm. Tượng viết: Hữu lệ, lợi dĩ, bất phạm tai dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Có nguy lợi thôi, chẳng phạm vào tai vạ vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Có sự nguy thì nên thôi, không nên phạm vào vạ nguy mà đi. Chẳng lượng cái thế của mình mà đi, tất nhiên có nguy.
LỜI KINH
九二: 輿說輻.
Dịch âm. Cửu Nhị: Dư thoát bức.
Dịch nghĩa. Hào Chín Hai: Xe trút bánh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Hai bị hào Sáu Năm ngăn chứa, thế không thể tiến. Hào Năm giữ thế ở trên, há có thể phạm được vào nó? Hào Hai tuy là thể cứng mạnh, nhưng nó xử được sự trung đạo, cho nên dù tiến, dù thôi, đều không lầm lỗi. Dầu rằng chí nó vẫn ở sự tiến, nhưng nó liệu thế không thể tiến được thì thôi không đi, như xe cộ trút bỏ các bánh, nghĩa là không đi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Chín Hai cũng bị hào Sáu Năm thửa ngăn, vì nó ở giữa, cho nên tự mình thôi không tiến nữa, có tượng như thế.
LỜI KINH
象曰: 輿說輻, 中無尤也.
Dịch âm. Tượng viết: Dư thoát bức, trung vô vưu dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Xe trút bánh, được giữa thì không có lỗi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Xe trút bánh mà không đi, nghĩa là xử được trung đạo, cử động không sai với sự thích nghi, cho nên không có lầm lỗi. Hay không gì hay bằng cứng giữa, mềm giữa chỉ là không đến mềm quá mà thôi; cứng giữa thì là giữa mà có tài. Hào Chín Đầu ở không được giữa, cho nên răn là có nguy nên thôi. Hào Hai được ở chỗ giữa, tiến hay thôi tự nhiên không có sai lỗi, cho nên nói là "xe trút bánh" nghĩa là không đi, không đi thì không lỗi rồi. Hào Đầu với hào Hai thể Kiền cứng mạnh, mà không đủ để tiến lên, hào Tư với hào Năm là chất m mềm mà lại có thể ngăn cản, thời có thịnh suy, thế có mạnh yếu, kẻ học Dịch phải nên biết rõ.
LỜI KINH
九三: 良馬逐, 利艱貞, 日閑輿衞, 利有攸往.
Dịch âm. Cửu Tam: Lương mã trục, lợi gian trinh, nhật nhàn dư vệ, lợi hữu du vãng.
Dịch nghĩa. Hào Chín Ba: Ngựa hay ruổi, ngày quen xe, lại có thửa đi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Ba cứng mạnh tột bậc, mà Chín Trên hào Dương, cũng là vật tiến lên, lại ở vào cùng tột sự chứa mà muốn biến đổi, hào ấy với hào Ba không chứa nhau, lại cùng một chí là cùng ứng nhau để tiến, hào Ba là bậc có tài cứng mạnh, mà kẻ ở trên hợp bụng với mình thì tiến thì sự tiến của nó như thể ngựa hay rong ruổi, nghĩa là nhanh lắm. Tuy là thế nó tiến nhanh, nhưng mà không thể cậy có tài mạnh, lại có người trên ứng với mà quên được sự phòng bị và sự thận trọng. Để mà tự phòng phải nên hàng ngày thường tập cho quen xe cộ và đồ phòng vệ của mình thì sẽ lại có thửa đi. Hào Ba là thể Kiền, ở chỗ chính, là kẻ có thể chính bền, chắc phải có sự hăng tiến, cho nên răn nó bằng sự biết khó và không sai lỗi sự chính. Chí nó đã hăng về sự tiến lên, tuy là cương minh, có lúc lầm lỗi, không thể không bảo cho biết.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Ba lấy chất Dương, ở chỗ cùng tột thể mạnh, hào Trên lấy chất Dương ở chỗ cùng tột sự chứa. Đó là lúc cùng cực mà biến thông, hai hào đó lại đều là Dương, không chứa nhau mà cùng tiến lên, có tượng ngựa hay rong ruổi. Nhưng nó quá cứng, hăng tiến, cho nên lời chiêm của nó phải răn bằng sự "khó nhọc chính bền, luyện tập quen thuộc, mới lợi về có sự đi". Chữ 曰 (viết) nên đổi làm chữ 日(nhật) như chữ 日 (nhật) trong tiếng 日月 (nhật nguyệt).
LỜI KINH
象曰: 利有攸往, 上志合也.
Dịch âm. Tượng viết: Lợi hữu du vãng, thượng chí hợp dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Lợi có thửa đi, vì chí kẻ trên hợp vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sở dĩ lợi có thửa đi, vì nó với kẻ ở trên hợp bụng cùng nhau, Hào Chín Trên tính Dương phải tiến lên, vả lại ở chỗ sự chứa đã cùng cực, cho nên nó không xuống chứa hào Ba cùng hào này hợp bụng tiến lên.
LỜI KINH
六四: 童牛之梏, 元吉.
Dịch âm. Lục Tứ: Đồng ngưu chi cốc, nguyên cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Cái cùm trâu non, cả tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lấy ngôi mà nói thì hào phía dưới ứng với hào Đầu, là kẻ ngăn chứa hào Đầu, hào Đầu ở chỗ dưới nhất là Dương còn nhỏ, nó còn nhỏ mà chứa nó thì dễ kiềm chế, cũng như con trâu non mà bắc cùm vào, ấy là cả hay mà tốt. Bàn qua về đạo chứa thì hào Tư là thể Cấn ở ngôi trên mà được chỗ chính, đó là kẻ lấy đức chính đính ở ngôi đại thần, gánh vác việc chứa. Trách nhiệm của kẻ đại thần, trên thì ngăn chỉ tà tâm của ông vua, dưới thì ngăn chỉ kẻ ác trong thiên hạ. Cái ác của người ta, ngăn từ lúc đầu thì dễ; đến khi đã quá mà mới cấm đoán thì sẽ trở ngại mà khó thẳng được, cho nên ác của người trên đã tệ thì dù ông thánh cứu hộ, cũng không tránh khỏi sự trái ý; Ác của kẻ dưới đã tệ thì dù ông thánh trị họ, cũng không tránh khỏi sự giết chóc; chẳng gì bằng ngăn ngừa lúc đầu, như con trâu non mà bắc cùm vào thì là cả tốt. Tính trâu hay dùng sừng để cày húc, đóng cùm ngăn nó, như con trâu non mới mới mọc sừng mà bắc cùm vào khiến cho cái tính cày húc của nó không phát ra nữa thì dễ dàng mà không bị hại. Nói vậy để ví với hào Sáu Tư biết ngăn chỉ cái ác của kẻ trên người dưới trước khi chưa phát thì là điều tốt trong việc cả hay.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đồng là tiếng gọi con trâu chưa mọc sừng. Cốc là bắc khúc gỗ ngang ở sừng để giữ cho nó khỏi húc. Ngăn sự húc của con trâu từ khi nó chưa mọc sừng thì dễ làm việc, ấy là điều tốt của sự cả hay, cho nên tượng, chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 六四元吉, 有喜也.
Dịch âm. Tượng viết: Lục Tứ nguyên cát, hữu hỷ dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng : Hào Sáu Tư cả tốt, có mừng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ác của thiên hạ đã thịnh mà mới ngăn đón thì trên phải nhọc về sự cấm chế, dưới phải hại về sự giết chóc cho nên ngăn chỉ ngay từ trước khi còn nhỏ thì cả hay mà tốt, không phải nhọc mà không bị hại, cho nên đáng mừng. Hào Tư ngăn chỉ hào Đầu là vậy đó.
LỜI KINH
六五: 猪豕之牙, 吉.
Dịch âm. Lục ngũ: Phần thỉ chi nha, cát.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Năm: Nanh con lợn thiến, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu Năm ở ngôi vua, ngăn chỉ sự tà ác của thiên hạ. Ôi lấy số dân nhiều hàng ức triệu, đều phát những lòng tà dục của họ, ông vua muốn lấy sức mà trị, dù cho phép ngặt, hình nghiêm, cũng không thể nổi. Vật phải có chỗ tóm thu, việc thì phải có cơ hội, thánh nhân nắm được cái chốt thì coi lòng của số người ức triệu, cũng như một lòng, dắt thì họ đi, ngăn thì họ thôi, cho nên không phải vất vả mà đâu vào đấy, như nanh con lợn thiến vậy. Lợn là loài vật hăng tợn, nanh là một vật mạnh sắc, nếu cưỡng chế cái nanh của nó thì phải nhọc sức, mà không thể ngăn được hăng tợn của nó, dù cho trói nó, buộc nó, cũng không thể khiến nó đổi tính. Nếu thiến bỏ cái khung của nò thì nanh nó dù còn, tính hăng tợn phải thôi, công dụng của nó như thế, cho nên mới tốt. Đấng quân tử phát minh cái nghĩa lợn thiến, biết rằng ác của thiên hạ, không thể lấy sức mà trị thì phải xét rõ cơ hội, nắm lấy cái chốt, bịt lấp hẳn tự rễ gốc của nó thì không cẩn mượn đến hình pháp nghiêm ngặt, mà kẻ ác tự nhiên mà thôi. Vả như ngăn sự trộm cắp: dân có lòng tham, thấy lợi động; nếu không biết biết dạy mà để cho họ phải bức bách về đói rét thì hàng ngày chém giết, cũng không thể nào trị xiết cái bụng lợi dụng cúa ức triệu người. Đấng thánh nhân biết cách ngăn chỉ sự đó, không chuộng oai hình mà sửa chính giáo, khiến họ có nghề nông trang, biết đạo liêm sỉ thì dẫu thưởng họ, họ cũng không chịu ăn trộm. Cho nên cách ngăn điều ác, cốt ở biết được cái gốc, nắm được cái chốt, không dùng nghiêm hình ở nơi kia, mà sửa chính giáo ở nơi này, cũng như sợ cái nanh sắc, không chế cái nanh mà thiến cái khung vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là Dương đã tiến rồi mà ngăn nó lại, không được dễ bằng hào Đầu. Nhưng hào này lấy chất mềm ở chỗ giữa, mà đương vào ngôi tôn, ấy là nắm được cơ hội mà có thể chế, cho nên tượng, chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰: 六五之吉, 有慶也.
Dịch âm. Tượng viết: Lục ngũ chi cát, hữu khánh dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cái tốt của hào Sáu Năm, có phúc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Kẻ ở trên mà không biết mẹo ngăn cấm điều ác, dùng hình phạt nghiêm ngặt để chọi với lòng ham muốn của dân thì hại nhiều mà không có công. Nếu biết cái gốc của nó, chế nó có cách thì chẳng nhọc, không hại, mà thói tục biến đổi, ấy là phúc khánh của thiên hạ.
LỜI KINH
上九: 何天之衢亨.
Dịch âm. Thượng cửu: Hà thiên chi cù hanh.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Sao đường trời hanh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ta nghe Hồ tiên sinh nói rằng; câu: 天之衢亨 (thiên chi cù hanh) lầm thêm chữ 何(hà). Việc đến cùng cực thì phải quay lại, đó là lẽ thường. Cho nên sự chứa cùng cực thì phải hanh thông. Quẻ Tiểu Súc là sự chứa lớn, cho nên cùng cực thì tan. Cùng cực đã đáng biến đổi, lại vì tính Dương đi lên, cho nên mới tan. Thiên cù tức là đường trời, nghĩa là trong chốn trống rống, hơi mây, chim bay đi lại, cho nên gọi là đường trời. Đường trời mà hanh, là nó thông suốt, khoáng đãng, không có ngăn lấp, ở đạo chứa thì biến đổi, biến đổi mà hanh thông, chứ không phải đạo chứa hanh thông.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Sao đường trời hanh, ý nói sao nó thông đạt lắm vậy. Sự chứa đã cùng cực mà hanh thông thì nó khoáng đãng mà không có vướng mắc, cho nên tượng, chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰: 何天之衢亨, 道大行也.
Dịch âm. Tượng viết: Hà thiên chi cù hanh, đạo đại hành dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Sao đường trời hanh! Đường cả thông hanh vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sao gọi là đường trời? Vì nó không có ngăn vướng, đường sá cả thông hành. Bởi chữ "đường trời" không phải tiếng nói thường, cho nên lời Tượng đặt ra câu hỏi mà rằng: "Sao lại gọi là đường trời? Vì là đường sá rất thông, lấy về hình trạng trống rỗng, rộng rãi vậy". Bởi lời Tượng có chữ 何 (hà) cho nên lời hào cũng lầm thêm vào.
Lời bàn của tiên Nho. Cảnh Khai Phong nói rằng: Thể dưới là kẻ bị chứa, thể trên là kẻ ngăn chứa kẻ dưới, bị chứa đến hào Chín Ba thì là ngựa hay ruổi rồi, không như hào Đầu và hào Hai nữa; ngăn chứa kẻ dưới đến hào Chín Trên thì là đường trời hanh rồi, không như hào Tư và hào Năm nữa.
QUẺ SƠN LÔI DI
Cấn trên; Chấn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Di, Tự Quái nói rằng; Chứa rồi mới có thể nuôi[193] cho nên tiếp đến là quẻ Di. Ôi loài vật đã có chứa họp thì ắt có cái nuôi nó, không có cái nuôi thì không thể tồn tại, sinh sôi, vì vậy quẻ Di mới nối tiếp Đại Súc. Quẻ này trên Cấn, dưới Chấn, trên, dưới hai hào Dương, giữa ngậm bốn hào m, trên đậu mà dưới động, ngoài đặc mà trong rỗng, là tượng mép cắn người ta. Di là nuôi, miệng người ta cốt để ăn uống, nuôi thân người ta. Cho nên gọi là quẻ Di. Đấng thánh nhân đặt quẻ, suy rộng nghĩa của chữ nuôi, lớn thì đến như trời đất nuôi nấng muôn vật, đấng thánh nhân nuôi người hiền, cho đến muôn dân và người ta nuôi đời sống, nuôi hình hài, nuôi đạo đức, nuôi người khác, đều là đạo nuôi nấng. Động cựa hay nghĩ ngơi, dè dặt hay phát tiết, là để nuôi đời sống, ăn uống quần áo là để nuôi hình hài, dáng dấp, hạnh nghĩa là để nuôi đạo đức, suy mình ra người là để nuôi người khác.
LỜI KINH
頤貞吉, 觀頤, 自求口實.
Dịch âm. Di trinh cát, quan di, tự cầu khẩu thực.
Dịch nghĩa. Quẻ Di chính tốt, xem sự nuôi, tự tìm cái thật của miệng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đạo của sự nuôi, hễ chính đạo thì tốt. Người ta nuôi thân mình, nuôi đạo đức, nuôi kẻ khác, và được người khác nuôi, đều theo chính đạo thì tốt; trời đất tạo hóa nuôi nấng muôn vật, vật nào được sự thích nghi của vật ấy, cũng là chính đạo mà thôi. Xem sự nuôi, tự tìm cái thật của miệng, nghĩa là xem cái người ta thửa nuôi và cách tự tìm cái thật cho miệng của họ thì sự thiện ác lành dữ có thể thấy được.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Di là chỗ cạnh miệng, miệng ăn đồ ăn để tự nuôi, cho nên mới là nghĩa nuôi. Nó là quẻ trên dưới có hai hào Dương, trong ngậm bốn hào m, ngoài đặc, trong rỗng, trên đậu, dưới động, là tượng cái mép và nghĩa là sự nuôi. "Trinh cát" nghĩa là kẻ xem được chính thì tốt. "Quan di" nghĩa là xem cách thửa nuôi. "Tự cầu khẩu thực" nghĩa là xem xét thuật nuôi mình, hễ đều được chính thì tốt.
LỜI KINH
彖曰: 頤貞吉, 養正則吉也. 觀頤, 觀其所養也; 自求口實, 觀其自養也.
Dịch âm. Tượng viết: Di trinh cát, dưỡng chính tắc cát dã. Quan di, quan kỳ sở dưỡng dã; tự cầu khẩu thực, quan kỳ tự dưỡng dã.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Quẻ Di chính tốt, là thửa nuôi được chính thì tốt vậy. Xem sự nuôi, là xem cái thửa nuôi vậy; tự tìm cái thật của miệng, là xem cái tự nuôi của người ta vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trinh cát là thửa nuôi được chính thì tốt, "thửa nuôi" chỉ về người nuôi và cách nuôi, tự tìm cái thật của miệng, chỉ về cách tự tìm để nuôi thân mình, hễ đều dùng sự chính đính thì tốt.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây thích lời quẻ.
LỜI KINH
天地養萬物, 聖人養賢已及萬民. 頤之時大矣哉.
Dịch âm. Thiên địa dưỡng vạn vật, thánh nhân dưỡng hiền dĩ cập vạn dân. Di chi thì đại hỹ tai.
Dịch nghĩa. Trời đất nuôi muôn vật, đấng thánh nhân nuôi người hiền để đến muôn dân thì của quẻ Di lớn vậy thay!
GIẢI NGHĨA
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là thánh nhân nói cho cùng tận đạo nuôi mà tán dương sự lớn của nó. Đạo của trời đất là nuôi nấng muôn vật, mà đạo nuôi nâng muôn vật chỉ có sự chính mà thôi. Đấng thánh nhân thì nuôi nấng những bậc hiền tài, cùng họ chung ngôi trời để họ ăn lộc trời, khiến họ thi ân với thiên hạ, đó là nuôi người hiền để tới muôn dân, nuôi người hiền là nuôi muôn dân vậy. Ôi, ở trong trời đất, phẩm vật đông nhiều, không nuôi thì không thể sống, đấng thánh nhân sửa nên đạo của trời đất, giúp tập sự thích nghi của trời đất để nuôi thiên hạ, cho đến chim muông, cây cỏ, cũng đều có những chính sự để nuôi nó. Đạo ấy sánh với trời đất, cho nên đấng Phu Tử suy rộng đạo nuôi, tán dương công của trời đất và đấng thánh nhân mà rằng: "Thì của sự nuôi lớn vậy thay!"
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là nói cho cũng cực đạo nuôi mà ngợi khen nó.
LỜI KINH
象曰: 山下有雷, 頤, 君子以慎言語, 節飲食.
Dịch âm. Tượng viết: Sơn hạ hữu lôi, Di, quân tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Dưới núi có sấm, là quẻ Di, đấng quân tử coi đó mà cẩn thận nói năng, dè dặt uống ăn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Lấy hai thể mà nói, dưới núi có sấm động, sinh vật ở trên núi đều động ở rễ vỏ, mọc mầm mống, là tượng sự nuôi. Lấy nghĩa trên, dưới mà nói, Cấn đậu mà Chấn động, trên đậu, dưới động, là tượng mép cằm. Lấy hình quẻ mà nói, trên, dưới hai hào Dương, giữa ngậm bốn hào m, ngoài đặc, trong rỗng, là tượng mép miệng. Miệng là cái để nuôi thân, cho nên đấng quân tử coi tượng của nó mà nuôi mình, cẩn thận nói năng để nuôi đức hạnh, dè dặt ăn uống để nuôi thân thể. Câu đó chẳng những theo tượng cái miệng lấy nghĩa sự nuôi mà thôi, việc rất gần mà quan hệ rất lớn không gì hơn nói năng, ăn uống.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hai điều đó[194] là việc thiết yếu trong sự nuôi đức hạnh và nuôi thân thể.
LỜI KINH
初九: 舍爾靈龜, 觀我朵頤, 凶.
Dịch âm. Sơ Cửu: Xả nhĩ linh quy, quan ngã đóa di, hung.
Dịch nghĩa. Hào Chín Đầu: Bỏ con rùa thiêng của mày, xem ta trễ mép, hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Đầu quẻ Di cũng mượn người ngoài mà nói, "mày" chỉ hào Đầu, bỏ con rùa thiêng của mày, bèn xem ta mà trễ mép. Chữ "ta" là đối chữ mày mà đặt. Hào Đầu sở dĩ trễ mép là vì hào Tư, nhưng không phải hào Tư bảo nó, là lời giả thiết đó thôi. Hào Chín thể Dương cương minh, tài trí của nó đủ để nuôi sự chính đính. Con rùa có thể ngậm thở, không ăn, con rùa thiêng vì nó sáng khôn, có thể không cầu sự ăn ở ngoài. Tài tuy như thế nhưng là hào Dương, ở thể động mà mới vào thì Di (nuôi), tìm sự nuôi là điều mà người ta muốn; ở trên nó ứng với hào Tư, không thể tự giữ, chí ở đi lên, là kẻ thích cái mình muốn mà trễ mép vậy. Lòng nó đã động, ắt phảỉ tự mình làm mất bản lĩnh cúa mình. Mê muội về sự ham muốn, tự mình làm mất bản lĩnh của mình, là hào Dương mà theo hào m thì còn sự gì mà nó không làm? Thế cho nên hung. Trễ mép nghĩa là máy động cắn mép, người ta trông thấy đồ ăn thì phải trễ mép, nhỏ dàỉ, cho nên mới dùng làm tượng.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Rùa thiêng là vật không ăn. Trễ là rủ xuống. Trễ mép là bộ muốn ăn. Hào Chín Đầu Dương cương ở dưới, có thể không ăn, nhưng ứng với hào Sáu Tư là hào m ở trên, mà động lòng mong muốn, ấy là đạo hung, cho nên tượng, chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 觀我朵頤, 亦不足貴也.
Dịch âm. Tượng viết: Quan ngã đóa đi, diệc bất túc quí dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Xem ta trễ mép, cũng chẳng đủ quý vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín là thể động, trễ mép nghĩa là nó thích hào m mà chí động. Đã bị lòng dục làm động thì tuy có tài cứng mạnh sáng khôn, rút lại cũng là tự mình đánh mất bản lĩnh của mình cho nên tài nó cũng không đủ quý.
LỜI KINH
六二: 顛頤, 狒經于丘, 征凶.
Dịch âm. Lục Nhị: Điên di, phất kinh vu khâu, chinh hung dã.
Dịch nghĩa. Hào Sáụ Hai: Đảo nuôi, trái thường ở gò, đi thì hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Con gái không thể tự ở một mình, ắt phải theo con trai, khí m không thể đứng một mình, ắt phải theo khí Dương. Hào Hai là chất m mềm, không thể tự nuôi, là kẻ phải chờ sự nuôi ở người. Thiên tử nuôi thiên hạ, chư hầu nuôi một nước, bề tôi ăn lộc của đấng quân thượng, dân nhờ sự nuôi của bọn "coi chăn, đều là kẻ trên nuôi người dưới, đó là lẽ chính đáng. Hào Hai đã không thể tự nuôi, ắt phải cầu sự nuôi ở hào Dương cương. Nếu nó trở xuống cầu ở hào Đầu thì là điên đảo, cho nên nói là "đảo nuôi". Đảo nuôi thì trái lỗi lẽ thường, việc đó không thể làm được. Nếu có cầu nuôi ở gò thì khi đi ắt có sự hung. Gò là vật ở người mà cao, chỉ hào Chín Trên. Trong quẻ chỉ có hai hào Dương, đã không thể điên đảo sự nuôi với hào Đầu, nếu cần sự nuôi ở hào Chín Trên, đi thì có sự hung. Trong thì "nuôi", ứng nhau tức là nuôi nhau. Hào Trên không phải kẻ ứng với nó, mà đi cần nuôi tức là trái đạo, động càn, cho nên mới hung.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Cầu sự nuôi ở hào Đầu thì là điên đảo, mà trái lẽ thường; cầu nuôi ở hào Trên thì đi mà hung. Gò là chỗ đất cao, tức là tượng của hào Trên.
Lời bàn của tiên Nho. Hồ Vân Phóng nói rằng: Hào Đầu hào Trên là hào Dương, các hào m nhờ cậy sự nuôi ở nó, hào Hai ở trên hào Đầu lại chịu sự nuôi của hào Đầu thì là điên đảo, lại trái với hào Năm là hào chính ứng của nó, thế là trái thường. Nếu lại đi mà cầu sự nuôi ở hào Trên thì ắt có hung. Hào Sáu Hai ở quẻ khác là mềm thuận trung chính, ở quẻ Di thì là động lòng vì mồm miệng, thân thể; Hào Đầu động lòng với hào Sáu Tư, hào Hai dưới thì bị hào Chín Đầu làm cho động lòng, trên thì bị hào Chín Trên làm cho động lòng, hai đường đều có chỗ theo, mà không đường nào được lợi.
Hồ Song Hồ nói rằng: Hào Hai đảo nuôi cũng như hào Tư, trái thường cũng như hào Năm, thế mà lành, dữ khác nhau, là vì cái đạo nuôi nấng lấy sự yên tĩnh là không sai lỗi; hào Hai ở thể động, cho nên điên đảo, trái lỗi là hung; hào Tư, hào Năm là thể tĩnh, cho nên dù có điên đảo ,trái lỗi cũng tốt. Ba hào thể Chấn đều hung, ba hào thể Cấn đều tốt, coi đó đủ biết.
LỜI KINH
象曰: 六二征凶, 行失類也.
Dịch âm. Tượng viết: Lục Nhị chinh hung, hành thất loại dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Hào sáu Hai đi thì hung, vì đi mất loài vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đi mà theo hào Trên thì hung, là vì không phải loài nó. Đi tìm mà mất loài mình, được hung là phải.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Đầu hào Trên đều không phải là loài của nó.
LỜI KINH
六三: 拂頤, 貞凶, 十年勿用, 無攸利.
Dịch âm. Lục Tam: Phất di, trinh hung, thập niên vật dụng, vô du lợi.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Ba: Trái nuôi, chính hung, mười năm chớ dùng, không thửa lợi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đạo nuôi, chỉ có chính đạo thì tốt. Hào Ba lấy chất m mềm mà ở chỗ không trung chính, lại ở nơi cùng cực của sự động, đó là kẻ nhu tà, bất chính mà động. Sự nuôi của nó như thế, trái với chính đạo của việc nuôi cho nên mới hung. Được chính đạo của sự nuôi thì thửa nuôi đều tốt; nuôi người thì hợp với nghĩa tự nuôi mình thì làm nên đức, hào Ba bên trái lỗi chính đạo, cho nên răn rằng mười năm chớ dùng. Mười là cuối cũng của số, nghĩa là đến lúc cuối cùng vẫn không dùng được, không đi đâu mà lợi vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Lấy chất m mềm không trung chính ở chỗ cùng cực của sự động, ấy là trái với đạo nuôi. Đã trái đạo nuôi tuy chính cũng hung, cho nên tượng chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 十年勿用, 道大悖也.
Dịch âm. Tượng viết: Thập niên vật dụng, đạo đại bội dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Mười năm chớ dùng, đạo cả trái vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Sở dĩ phảỉ răn mười năm chớ dùng là vì cái đạo nó theo, rất trái nghĩa lý.
LỜI KINH
六四: 顛頓, 吉, 虎視眈眈, 其欲逐逐, 無咎.
Dịch âm. Lục Tứ: Điên di, cát, hổ thị đam đam, kỳ dục trục trục, vô cữu.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Đảo nuôi, tốt, hổ trông hau háu, lòng muốn của nó liền liền, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Tư ở trên người ta, là ngôi đại thần, hào Sáu lấy chất m mà ở vào đó, sức m mềm không đủ nuôi mình, huống chi là nuôi thiên hạ. Hào Chín Đầu lấy chất Dương cương ở dưới, tức là người hiền ở dưới, với hào Tư ứng nhau, hào Tư lại mềm thuận mà chính đính, ấy là thuận với hào Đầu và nhờ hào Đầu nó nuôi. "Là người trên mà nuôi người dưới, nay nó lại cầu kẻ nuôi mình, đó là điên đảo, cho nên nói rằng "đảo nuôi". Nhưng, cái trách nhiệm mình không gánh nổi, mà cần người hiền ở dưới gánh cho, mà thuận theo họ để cho nên việc thì thiên hạ được nuôi, mà mình cũng không có lỗi khoáng bại, cho nên là tốt. Ôi, kẻ ở ngôi trên, ắt có tài đức uy vọng, khiến cho hạ dân tôn sợ thì công việc sẽ đâu vào đây mà lòng người phục theo; nếu hoặc kẻ dưới coi thường người trên thì chính lệnh mà người ta không theo hình pháp ra mà sự oán nỗi, thiên hạ coi sự lấn phạm người trên là thường, sự loạn bởi đó mà ra; hào Sáu Tư tuy biết thuận theo kẻ Dương cương, không bỏ chức vụ của mình, nhưng nó vốn chất m mềm, nhờ người nên việc, là kẻ mà người ta kinh, cho nên nó phải tự nuôi oai nghiêm, hau háu như con hổ nhòm thì mới khiến cho thể diện tôn trọng, kẻ dưới không dám coi thường. Lại nữa, kẻ theo người ta, ắt phải thường thường theo luôn, nếu mà gián đoạn không liên tục thì chính sự sẽ hỏng; "lòng muốn của nó" chỉ về những người mà nó cần dùng, ắt phải liền liền nối nhau không thiếu thì việc mới nên, nếu theo người ta mà không kế tiếp thì phải khốn cùng; đã có oai nghiêm, mà công việc thi hành không bị cùng khốn, cho nên không lỗi.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Chất mềm ở trên, được chỗ chính, mà kẻ ứng với nó cũng chính đính, nó nhờ sự nuôi của kẻ ứng viện để ban ơn huệ cho người dưới, cho nên tuy là điên đảo mà tốt. "Hổ trông hau háu" nghĩa là biết hạ mình một cách chuyên nhất; "lòng muốn của nó liền liền" nghĩa là cầu cạnh người ta có kế tiếp, lại được như thế thì không có lỗi.
LỜI KINH
象曰: 顛頤之吉, 上施光也.
Dịch âm. Tượng viết: Điên di chi cát, thượng thí quang dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cái tốt của sự đảo nuôi, vì ơn trên sáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Điên đảo của nuôi mà sở dĩ tốt, là vì được kẻ Dương cương ứng với để làm nên việc, khiến cho ân đức của mình, là người ở trên, sáng tỏ chùm khắp thiên hạ, sự tốt gì lớn hơn thế?
LỜI KINH
六五: 拂經, 居貞吉, 不可涉大川.
Dịch âm. Lục Ngũ: Phất kinh, cư trinh cát, bất khả thiệp đại xuyên.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Năm: Trái thường, ở chính tốt, chăng khá sang sông lớn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Sáu Năm trong thì nuôi, là kẻ ở ngôi vua mà nuôi thiên hạ. Nhưng nó vốn chất m mềm, tài không đủ nuôi thiên hạ, vì ở trên có người hiền về bậc Dương cương, cho nên nó phải thuận theo, nhờ vào người ấy nuôi mình để giúp thiên hạ. Vua là một kẻ đáng phải nuôi người, mà lại phải nhờ một người nuôi, đó là trái với lẽ thường. Đã vì sức mình không đủ mà phải thuận theo bậc sư phó hiền, hào Trên là ngôi sư phó, ắt là giữ chính bền, dốc lòng ủy thác tin cậy thì sẽ có thể giúp đỡ thân mình, ơn trạch lan đến thiên hạ, cho nên là tốt. Bởi chất m mềm, không có tính trinh cương, cho nên phải răn rằng: "Có thể ở được chính bền". Là tài m mềm, tuy là nương tựa vào bậc hiền giả cứng cỏi, cũng chỉ có thể giữ gìn trong lúc thời bình, không thể ở vào những thủa gian nan biến cố, cho nên nó rằng: chẳng khá sang sông lớn. Phát minh nghĩa đó là để răn kẻ làm vua. Ở hào Chín Trên thì cứ theo đạo "gắng thân mình, hết lòng trung" của kẻ làm tôi mà nói, cho nên hai hào không giống nhau.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Sáu Năm m mềm bất chính, ở ngôi tôn mà không thể nuôi người, lại phải nhờ hào Chín Trên nuôi mình, cho nên tượng, chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰: 居貞之吉, 順以從上也.
Dịch âm. Tượng viết: Cư trinh chi cát, thuận dĩ tòng thượng dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Cái tốt của sự ở chính, vì thuận theo trên vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ở chính mà tốt, ý nói nó biết kiên cố thuận theo người hiền Chín Trên để nuôi thiên hạ.
LỜI KINH
上九: 由頤, 厲, 吉, 利涉大川.
Dịch âm. Thượng Cửu: Do di, lệ, cát, lợi thiệp đại xuyên.
Dịch nghĩa. Hào Chín Trên: Bởi nuôi, nguy, tốt, lợi sang sông lớn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Hào Chín Trên lấy đức Dương cứng ở ngôi sư phó, ông vua Sáu Năm mềm thuận theo mình, nhờ cậy sự nuôi của mình, thiên hạ bởi đó mà được nuôi. Là người bề tôi, đương vào trách nhiệm ấy, ắt phải thường thường đem lòng lo sợ thì tốt. Ôi, vì tài của vua không đủ, mà phải nương tựa vào mình, mình đã đem thân gánh công việc to của thiên hạ thì nên đưa hết tài lực, làm cho thiên hạ vượt qua sự nguy nan mà nên cuộc thịnh trị, cho nên nói rằng: lợi sang sông lớn.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Hào Sáu Năm nhờ sự nuôi của hào Chín Trên để nuôi người, ấy là kẻ khác bởi hào Chín Trên mà được nuôi. Ngôi cao trách nhiệm nặng, cho nên lo sợ mà tốt. Dương cương ở trên, cho nên lợi sang sông lớn.
LỜI KINH
麥曰: 由頤厲吉, 大有慶也.
Dịch âm. Tượng viết: Do di, lệ, cát, đại hữu khánh dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Bởi nuôi, ngu, tốt, cả có phúc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Như hào Chín Trên gánh trách nhiệm lớn là thế mà biết lo sợ là thế thì cả thiên hạ được thấm ân đức, ấy là cả có phúc khánh.
Lời bàn của tiên Nho. Lý Long Sơn nói rằng: Sáu hào quẻ Di, ba hào trên đều tốt, ba hào dưới đều hung, bởi vì thể dưới là Chấn, hỏng về động càn; thể trên là Cấn, biết đỗ ở chỗ nên đỗ. Coi đó thì biết sự nuôi của đấng quân tử nên như thế nào.
QUẺ TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ
Đoái trên; Tốn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Đại Quá, Tự Quái nói rằng: Di tức là nuôi, không nuôi thì không thể động, cho nên tiếp đến là quẻ Đại Quá[195]. Phàm các vật, có được nuôi nấng thì sau mới có thể nên, nên được thì có thể động, đã động thì phải cả quá, vì vậy quẻ Đại Quá mới nối tiếp quẻ Di. Nó là quẻ trên Đoái, dưới Tốn, chằm ở trên cây, tức là ngập cây; chằm vốn là một vật thấm nhuần nuôi nấng cho cây mà nay ngập lụt mất cây, đó nghĩa là cả quá. Quá là Dương quá, cho nên là nghĩa "cái gì cả lớn thì quá". Quá cả nghĩa là việc lớn quá: đạo đức công nghiệp của thánh nhân cả quá người thường, và những việc gì cả quá sự thường, đều là nó cả.
LỜI KINH
大過, 棟橈, 利有攸往, 亨.
Dịch âm. Đại Quá, đống nạo, lợi hữu du vãng, hanh.
Dịch nghĩa. Quẻ Đại Quá, cột ỏe, lợi có thửa đi, hanh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ Tiểu Quá khí m quá ở trên và dưới, quẻ Đại Quá khí dương quá ở giữa. Dương quá ở giữa mà trên dưới yếu rồi, cho nên là tượng cột ỏe. Cột là lấy nghĩa chịu nổi sự nặng, bốn hào Dương họp cả ở giữa, có thể bảo là nặng rồi. Hào Chín Ba và hào Chín Tư đều lấy tượng cái cột, ý nói nó gánh việc nặng, ỏe là lấy nghĩa gốc, ngọn đều yếu, giữa mạnh mà gốc ngọn yếu, cho nên mới ỏe. Khí m yếu mà khí Dương mạnh, đấng quân tử thịnh mà kẻ tiểu nhân thì suy, cho nên lợi có thửa đi mà hanh.
Bản Nghĩa của Chu Hy. "Cả" chỉ về Dương, bốn hào Dương ở giữa thịnh quá, cho nên mới là cả quá. Hai hào m ở trên và dưới không chịu xuể sự nặng của những hào kia cho nên có tượng cốt ỏe; lại vì bốn hào tuy quá, mà hào Hai, hào Năm được giữa, trong nhún, ngoài đẹp lòng, có cách làm được, cho nên lợi có thửa đi mà hanh.
LỜI KINH
彖曰: 大過, 大者過也.
Dịch âm. Thoán viết: Đại quá, đại giả quá dã.
Dịch nghĩa. Lời Thoán nói rằng: Đại quá là cái cả lớn quá thường.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Cái cả lớn quá thường là chỉ về Dương quá thịnh. Ở việc thì là những việc lớn lao quá thường và sự quá thường lớn lao.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây dùng thể quẻ để thích nghĩa tên quẻ.
LỜI KINH
棟橈, 本末弱也.
Dịch âm. Đống nạo, bản mạt nhược dã.
Dịch nghĩa. Cột ỏe, gốc ngọn yếu vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Ý nói hai hào m ở trên và dưới suy yếu. Dương thịnh thì m suy, cho nên là cái cả lớn quá thường. Ở quẻ Tiểu Quá nói "Cái nhỏ quá thường", tức là khí m quá thường.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây là lấy thể quẻ để thích lời quẻ. Gốc là hào Đầu, ngọn là hào Trên, yếu là m mềm.
LỜI KINH
剛過而中, 巽而説, 行利有攸往, 乃亨.
Dịch âm. Cương quá nhi trung, tốn nhi duyệt, hành lợi hữu du vãng, nãi hanh.
Dịch nghĩa. Cứng quá thường mà được giữa, nhún mà đẹp lòng, làm việc lợi có thửa đi, mới hanh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Đây nói cái hay của tài quẻ. Phần cứng tuy quá thường mà hào Hai, hào Năm đều được chỗ giữa. Ấy là chỗ ở không mất trung đạo. Dưới nhún trên đẹp lòng, tức là dùng đạo nhún thuận hòa duyệt mà làm việc. Trong thì cả quá, biết lấy trung đạo và sự nhún thuận hòa duyệt làm vịệc, cho nên lợi có thửa đi, vì vậy mới hanh.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Đây lại lấy thể quẻ, đức quẻ để thích lời quẻ.
LỜI KINH
大過之時, 大矣哉.
Dịch âm. Đại Quá chi thì đại hỹ tai!
Dịch nghĩa. Thì Đại Quá lớn vậy thay!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trong thì Đại Quá, việc nó rất lớn, cho nên mới tán dương rằng: "Lớn vậy thay!" Như dựng việc lớn phi thường, lập công lớn không mấy đời có, gây đức lớn tót vời, đều là việc đại quá vậy.
Bản Nghĩa của Chu Hy. Trong thì Đại Quá, nếu không có tài cả quá người ta thì không thể làm nên việc cho nên thánh nhân mới than thở về sự lớn của nó.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top