KINH DỊCH
Tóm tắt:
Trong quyển một, những sự việc hiện tượng trong tự nhiên sẽ được diễn giải bằng ngôn ngữ Chu Dịch. Ngôn ngữ Chu Dịch được sử dụng là 64 thoán từ và 386 hào từ nguyên gốc. Ngôn từ nguyên gốc mang đậm nét cổ, trừu tượng và đầy tính ẩn dụ. Tôn trọng nguyên bản, tôi vẫn sử dụng những ngôn từ này.
Khi diễn giải, bên cạnh ngôn từ nguyên gốc tôi có sử dụng những cụm từ với nghĩa tương đương. Những cụm từ tương đương không thể dùng thay thế ngôn từ nguyên bản. Nó chỉ nhằm mục đích làm cho phần diễn giải dễ đọc và dễ hiểu hơn.
Ngoài những hiện tượng đã được khoa học công nhận, tôi dùng Chu Dịch đề cập đến những vấn đề, những điều mà khoa học ngày nay chưa có lời giải đáp.... Phương thức đề cập tuy khá lạ so với tri thức khoa học chính thống, nhưng với các bạn đọc đã từng học qua hoặc có nghiên cứu Đông Y, tôi nghĩ rằng sẽ dễ dàng tiếp cận phương pháp luận lạ lùng nhưng hoàn toàn hợp lý này.
Chu Dịch Với
Nền Văn Minh Trung Hoa Cổ Đại
* Chu Dịch có ứng dụng đặc thù gì ?
Chu Dịch mang tính năng "Phát Hiện" sự tồn tại của các hiện tượng, sự việc, vật thể. Đi sâu vào bản chất (Sinh lý, sinh học phân tử, nguyên tử, hạt cơ bản) không phải là khả năng của Chu Dịch.
* Chu Dịch được xây dựng trên cơ sở khoa học nào ?
Cơ sở khoa học nêu lên được hiểu là nền tảng khoa học chính thống hiện nay đã và đang tạo ra các thành tựu kỹ thuật mà chúng ta nhìn thấy xung quanh & sống trong nó.... Giới khoa học ngày nay nhận thấy rằng thế giới còn tồn tại những hiện tượng rất khó lý giải. Vì thế, đã chấp nhận cách phân định như sau: Ngành khoa học chính xác (1) và Ngành khoa học chưa thể giải thích, chứng minh bằng các công cụ chính xác (2) Nên khi ứng dụng vào thực tiễn mang lại lượng kết quả đúng đáng kể, thì sẽ được coi là đối tượng nghiên cứu thuộc ngành khoa học thứ hai (2). Chu Dịch là một ví dụ.
Chu Dịch bắt nguồn từ nguyên lý Âm Dương. Nguyên lý này đã không còn bị coi là hoang đường. Nó có một cơ sở hệ thống lý luận riêng, hợp lý, lo-gic không ai phủ nhận được. Tuy vậy, cho đến nay chưa ai lý giải được người xưa đã lý luận như thế nào để tạo nên Chu Dịch.
Để lý giải cách tạo nên Chu Dịch phải làm được 4 điều sau:
Việc thứ nhất: Giải thích được sự hình thành của 2 đồ hình Tiên Thiên & Hậu Thiên Bát Quái.
Việc thứ hai: Giải thích được cách sắp xếp thứ tự của 64 quẻ dịch.
Việc thứ ba: Tìm ra được nguyên tắc cấu tạo nên 386 hào từ.
Việc thứ tư: Nguồn thông tin tạo nên lời của thoán từ và hào từ .
Tất cả 4 việc trên cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn là điều bí hiểm chưa giải thích được. Riêng tôi đã thực hiện được hai việc 1 & 3 và sẽ trình bày chúng trong quyển 2 : "Công Bố Cơ Sở Luận Của Chu Dịch"
* Chu Dịch là của ai ?
Các di chỉ khảo cổ học cho biết rằng đồ hình bát quái của Chu Dịch chưa có ở đời nhà Thương (Trước nhà Chu) Các nhà sử học hiện nay thống nhất cho rằng 12 vị vua thời nhà Chu, trùng với thời gian xuất hiện Chu Dịch, chỉ là đặt nền tảng cơ bản cho nền văn minh Trung Hoa sau này. Tính khái quát rất cao trong các lời thoán từ & hào từ khiến người viết có nhận định rằng Chu Dịch không thể là sản phẩm của xã hội mà trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp kém cách đây trên 3200 năm. Bởi lẻ, người viết mặc dù đã tìm ra được các nguyên tắc chuẩn hình thành nên 386 hào từ (Việc thứ ba). Nhưng từ nguyên tắc đến việc viết nên lời hào như Chu Dịch là một khoảng cách lớn, rất lớn! Bởi chỉ có nguyên tắc thôi thì không đủ mà cần phải có một lượng tri thức ở trình độ phát triển cao tương ứng mới có thể viết nên Chu Dịch. Nên tôi cho rằng một hay 2 bộ óc siêu việt ở trình độ cách đây 3200 năm không thể làm nổi ! (Các sách hiện nay đều cho rằng hai cha con Chu Văn Vương & Chu Đán đã viết nên bộ sách này).
Quẻ Thuần Khôn có một đoạn mô tả từ Hội Âm (Vùng nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục) có con đường đi về phía gần cái lưỡi thì ngừng lại. Bên châm cứu Mạch Nhâm, Mạch Đốc xuất phát từ huyệt Hội Âm đi đến huyệt Ngân Giao & Thừa Tương thì ngừng. Nghĩa là cũng chưa đến cái lưỡi! Việc Chu Dịch mô tả chính xác đường đi của hai kinh mạch quan trọng của cơ thể là điều đáng phải đặt câu hỏi: Liệu người Trung Hoa xưa kia đã căn cứ vào Chu Dịch để tìm ra gần 1000 huyệt đạo nằm trên cơ thể con người? Nhìn trên tổng thể Chu Dịch, tôi nhận định rằng không thể có điều này. Đây chỉ là sự trùng hợp tất nhiên của một nền văn minh kỹ thuật thuần nhất, như khi định luật bảo toàn năng lượng bên vật lý cổ điển cũng phù hợp với trên nhiều lãnh vực khoa học khác. Người Trung Hoa đã tìm ra gần 1000 huyệt đạo từ đâu, mà với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay vẫn chưa đủ khả năng tìm ra được ngần ấy huyệt như thế, và khi môn châm cứu cũng được ghi nhận sự ra đời của nó khoảng gần gần với Chu Dịch? Chu Dịch không tạo ra môn châm cứu, vậy thì cái gì đã tạo nên hai quyển sách siêu đẳng này?
64 thoán từ & 386 hào từ được trình bày theo lối tả vật, tả người, tả cảnh. Điều này có nghĩa là:
Hoặc như khi ta nhìn vào các hình vẽ mà mô phỏng chép lại ?
Hoặc người Trung Hoa khái quát các qui luật bằng hình tượng ?
Khả năng thứ hai là không thể có như tôi đã trình bày ở trên. Và một điều quan trọng hơn, bằng việc sử dụng các nguyên tắc cấu tạo hào từ, tôi đã tìm ra một số điểm còn thiếu & sai của nguyên bản Chu Dịch . Những điểm thiếu & sai này xem ra là "Bất Cẩn" nếu đem so với khả năng và trình độ của người viết nên bộ Chu Dịch (Xem Chu Dịch Diễn Giải)
Như vậy, sẽ là hợp lý hơn khi cho rằng Chu Dịch là bản chép lại từ một bản khác. Tức là Chu Dịch là tác phẩm có xuất xứ từ một nền văn minh khoa học đã phát triển cao.
* Chu Dịch trình bày một hệ thống triết học !
Điều đáng kinh ngạc là Chu Dịch không đơn thuần trình bày 64 Hình Thái Vận Động của vũ trụ, mà nó còn trình bày một hệ thống triết học. Hệ thống triết học ấy đã tạo dựng nên một nền văn minh Văn hoá - Kỹ Thuật Trung Hoa Cổ cực thịnh. Nền văn minh Cổ ấy vẫn tiếp tục tác động đến xã hội Trung Hoa đương đại theo cái cách xuyên suốt không đứt đoạn, một nền văn minh cổ duy nhất trên thế giới còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Nếu chúng ta chỉ nhìn vào quá khứ của nền văn minh Trung Hoa Cổ ấy mà cho rằng Chu Dịch là tác phẩm cổ là một điều không công tâm ! Bởi nó nhìn thấy những điều mà cho đến ngày hôm nay chúng ta mới thấy, và nó đã trông thấy những điều ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa rõ, vậy thì phải nhìn nó như một sản phẩm của một nền văn minh khoa học kỹ thuật đã phát triển cao hơn chúng ta hiện nay, mà người Trung Hoa xưa được thừa hưởng.
Chu Dịch với
Môn Học Chu Dịch Dự Đoán
Người có công đầu chuyên biệt hoá khả năng dự đoán của Chu Dịch, giúp Chu Dịch áp dụng vào công việc dự đoán trong thực tiễn dễ dàng hơn, đó là nhà Triết học Thiệu Khang Tiết (Thiệu Ung) đời nhà Tống. Ông đã đưa Hệ thống Thiên Can Địa Chi và mã hoá chúng thành các con số nhằm xác định thời điểm vận hành của các qui luật. Từ đó hình thành nên môn học Chu Dịch Dự Đoán. Tuy nhiên, ông đã không để lại tiến trình diễn giải vì sao ông tạo nên được các qui tắc, phương pháp dự đoán như thế.
(Hệ thống Thiên Can Địa Chi nằm trong Hệ Lịch Cổ Trung Hoa. Hệ Lịch này lấy Mặt Trăng làm điểm qui chiếu. Ta thường gọi là Âm lịch)
Chu Dịch & Chu Dịch Dự Đoán Học liên hệ thế nào ?
Trong lãnh vực dự đoán, mối liên hệ giữa chúng như sau :
(Tôi mượn một số thuật ngữ bên Tin Học để mô tả mối liên hệ này)
Chu Dịch là Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Thấp.
Chu Dịch Dự Đoán là Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Cao.
Bậc Thấp & Bậc Cao diễn tả quan hệ cái trước là cái nền của cái sau.
* Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Thấp: là cái nền, được sử dụng đề dự đoán các sự vật & hiện tượng trong một Không Gian & Thời Gian không xác định.
Ví dụ : Khi Hitler đưa ra chủ thuyết Dân Tộc Thượng Đẳng. Căn cứ vào hình thái Phong Thuỷ Hoán, chúng ta có thể xác quyết được rằng: nhà độc tài này có ý muốn thống trị thế giới, sẽ có những hành động cực đoan với các dân tộc khác, sẽ lôi kéo cả dân tộc chuẩn bị lực lượng cho một cuộc chiến tranh tổng lực. Căn cứ vào sự vận hành của hình thái Phong Thuỷ Hoán, chúng ta có thể dự đoán được hậu quả của cuộc chiến, và cái kết của cuộc chiến tranh ấy.
* Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Cao: là ngôn ngữ dự đoán đã được chuyên biệt hoá, được sử dụng để dự đoán các sự vật & hiện tượng trong một Không Gian & Thời Gian được xác định.
Ví dụ : Khi xác định được thời điểm Hitler công bố chủ thuyết ấy, ta có thể biết được suy nghĩ, thái độ, hành động & bước đi tiếp theo của ông ta.
Trên thực tế có những người mang khả năng ngoại cảm rất tốt. Họ nhìn thấy các sự kiện đã diễn ra, biết trước diễn tiến sự việc trong tương lai mà bản thân họ không cần phải nhìn thấy trực tiếp. Phải chăng trong vô thức, họ đã nắm được những qui luật bất biến của con người & vũ trụ ? Chúng ta thường gọi những người này là Nhà Ngoại Cảm.
Nhà Ngoại cảm nghe qua sự kiện, có thể đưa ra lời dự đoán.
Nhà Dự Đoán Học Trung Hoa cũng chỉ cần như vậy.
Điều này cho ta nhận xét rằng: Phải chăng Chu Dịch là cấu trúc cơ bản của khả năng ngoại cảm ?
Dự Đoán theo Chu Dịch & dự đoán theo Chu Dịch Dự Đoán Học, tôi gọi là Dự Đoán Học Trung Hoa.
Chu Dịch với Thiên Văn
Theo tính toán của các nhà vật lý thiên văn, mặt trời chúng ta đang ở độ tuổi trung niên. Khi về già, mặt trời sẽ tăng dần thể tích lên cho đến khi nuốt trọn trái đất. Đó là thời điểm đi dần đến sự kết thúc thái dương hệ của chúng ta.
Khi nhìn vào hình thái Thuần Ly (quẻ thứ 30) hình thái Sáng - Lồi, chúng ta có được sự trùng hợp lý thú ! Quẻ 30 mô tả diễn tiến rất đúng trạng thái Mặt trời ở hào thứ 6 _ Nuốt trọn Trái Đất !
Ta hãy xem :
Hào 1 : Dẫm đạp lung tung
Giai đoạn hoạt động ban sơ của Mặt trời
Hào 2 : Sắc vàng phụ vào giữa
Giai đoạn Mặt trời hoạt động mạnh mẽ nhất
Hào 3 : Mặt trời xế chiều gần lặn
Giai đoạn Mặt trời hoạt động đi dần đễn mức tiêu hao hết năng lượng của nó.
Hào 4 : Thình lình chạy tới như muốn đốt người ta vậy
Giai đoạn Mặt trời phình to
Hào 5 : Nước mắt ròng ròng
Sự phình to bắt đầu tác động đến những hành tinh, thiên thể gần nó.
Hào 6 : Giết đầu đãng mà bắt kẻ sống, kẻ khác phải theo mình
Giai đoạn Mặt trời nuốt các hành tinh ở gần nó. Những hành tinh ở xa không bị nuốt, nhưng phải chịu chung số phận trở thành các khối thiên thạch quay quanh ngôi sao lùn (Mặt trời lúc này).
Trong Chu Dịch, đối nghịch với Thuần Ly ta có hình thái Thuần Khảm. Nghĩa là có mặt trời tất phải có một hình thể vật chất mang tính chất & dạng thức vận động ngược lại với mặt trời. Khoa học hiện nay đã xác định được một cấu trúc hoạt động rất đặc biệt tồn tại trong vũ trụ của chúng ta, đó là Lổ Đen. Lổ Đen không phát tán vật chất như mặt trời. Nó hút ánh sáng, hút vật chất. Giả định rằng có những Lỗ Đen tiết diện bằng trái banh nhưng có thể hút được những khối vật thể to như Mặt trời, suy diễn theo lối thông thường thì trọng lượng của Lổ Đen to bằng trái banh ấy phải nặng gấp nhiều lần Mặt trời (!?) Ta hãy xem hình thái Thuần Khảm của Chu Dịch mô tả cái Lổ đen ấy như thế nào:
Hào 1 : Hai lần hiểm, sụp vào hố sâu
Vật chất bị Lổ đen hút vào. Lổ Đen ấy có 2 chỗ hiểm, tức có 2 "Cửa"
Hào 2 : Ở chỗ hiểm lại có hiểm
Khối vật chất bị hút vào. Qua được 1 "Cửa" thì rơi vào sự tác động của cái "Cửa" thứ hai. Tức là, cửa thứ hai nằm bên trong cửa thứ nhất.
Hào 3 : Tới lui đều bị hãm.
Khối vật chất chịu sự tác động giam hãm ở giữa 2 cái "Cửa"
Hào 4 : Như thể chỉ dâng lên 1 chén rượu, 1 quỹ thức ăn thêm 1 vài thứ khác nữa, có thể tuỳ cơ ứng biến, đút khế ước qua cửa sổ.
Khối vật chất xoay vần trong khoảng giữa 2 cái "Cửa" cố thoát ra. Khối vật chất bị biến hình.
Hào 5 : Nước hiểm chưa đầy, nhưng khi đầy rồi thì thoát hiểm.
Không thể thoát được khi Lổ Đen chưa đầy (vật chất) Chỉ khi Lổ Đen hút thêm vật chất, và khả năng chứa của Lổ Đen đã tới giới hạn (đây rồi) thì khối vật chất bị hút trước đó sẽ được Lổ Đen tống ra. Tống ra ở "Cửa" nào ? Lổ Đen vừa hút vừa đẩy 2 khối vật chất khác nhau qua cùng 1 "Cửa" chăng ?
Hào 6 : Đã trói bằng dây thừng to, lại đặt vào bụi gai, 3 năm không ra được.
Hào 6 đã cho chúng ta câu trả lời: Khối vật chất sau khi bị hút vào qua "Cửa" thứ nhất sẽ bị Lổ Đen tống ra bằng "Cửa" thứ hai (Bị nhốt) Đằng sau cánh cửa thứ hai là vũ trụ của chúng ta chăng ? Không phải ! Hào 6 nói rằng khối vật chất ấy bị nhốt chưa ra được. Như vậy, đằng sau cánh cửa thứ hai của Lổ Đen phải là "Một Cái Khác" Cái khác ấy không thể là vũ trụ của chúng ta. Chưa ra được chứ không phải không ra được. Như vậy Lổ đen hoạt động 2 chiều.
Như vậy, hình thái Thuần Khảm của Chu Dịch Trung Hoa đã xác lập rằng ngoài cái vũ trụ của chúng ta còn tồn tại ít nhất 1 vũ trụ khác.
Theo các giả định hiện có, Lổ Đen có dạng hình phểu với 2 miệng phểu ở 2 đầu. Vật chất bị Lổ Đen hút vào miệng phểu bên này và bị tống ra qua miệng phểu bên kia. Ở miệng phểu bên kia, các nhà khoa học cho rằng đó là 1 vũ trụ khác.
Lưu ý : Ngôn từ sử dụng trong các lời hào của Chu Dịch chỉ là công cụ dùng để mô tả các hình thái & qui luật vận động.
Chu Dịch Với Cơ Đốc Giáo
Chu Dịch ra đời trước sự kiện Jesus xuất hiện được ghi trong Tân Ước khoảng hơn 1000 năm. Với khoảng cách thời gian như thế ta có thể chấp nhận tính khách quan của Chu Dịch với Đạo Giáo Cơ Đốc. Chu Dịch nói gì về câu chuyện Jesus ? Tinh thần Bác Ái của Cơ Đốc Giáo nằm trong hình thái nào của Chu Dịch ? Hình thái ấy nói gì ?
Chu Dịch nói gì về Jesus ?
Theo Tân Ước, Jesus đi truyền đạo không câu nệ phân biệt người giàu kẻ khó. Ngài tiếp xúc với tất cả loại người, gần gũi va chạm không e ngại cả những kẻ tật nguyền cùi hủi. Cách Ngài thể hiện với mọi người tương ứng với hình thái Thuỷ Địa Tỉ (Gần gủi) Hình thái ấy nói gì ?
Hào 1 : Mới đầu có lòng thành tín mà đến với nhau.
Đến với mọi người, được mọi người tin yêu.
Hào 2 : Tự trọng mà gần gủi với ngoài.
Gần gủi thân thiết với mọi người.
Hào 3 : Gần gủi người không xứng đáng.
Đến và gần gủi với những người bị xã hội xa lánh ruồng bỏ.
Hào 4 : Gần gủi với bên trên
Tiếp cận và gần gủi với những bậc trên.
Hào 5 : Như khi săn thú, vua chỉ vây 3 mặt còn mặt trước bỏ ngỏ cho cầm thú thoát ra phía đó. Người trong ấp được cảm hoá không phải răn đe.
Tỏ rõ thái độ cao thượng của người được kính trọng. Sự ngưỡng mộ có được là từ tấm lòng thiện tâm.
Hào 6 : Không có đầu mối để gần gủi
Khúc bi tráng của người dành cả đời mình vì người khác.
Hình thái Thuỷ Địa Tỉ mô tả cuộc đời con người mang tính cách gần gủi chẳng khác với những gì Kinh Tân Ước đã ghi về Jesus. Chu Dịch không dừng lại ở đây. Nó còn có một hình thái khác mô tả hiện tượng bất thường rất giống với câu chuyện kể về hiện tượng sáng loà "Sống Lại" của Jesus được ghi trong Tân Ước. Trùng hợp ngẫu nhiên đến lạ kỳ ! Hình thái mô tả này ở hào thứ 7 của Thuần Càn. Tôi sẽ đề cập đến hào thứ 7 này ở bài khác.
Tinh thần Bác Ái của Cơ Đốc Giáo, Chu Dịch nói gì ?
Bác ái là khoan dung, là độ lượng. Tinh thần này tương ứng với hình thái Phong Hoả Gia Nhân (Khoan dung). Hào cuối cùng của hình thái này nói gì ?
"Có lòng chí thành và uy nghiêm"
Chu Dịch cho rằng : Tinh thần Bác Ái sẽ tồn tại với niềm thán phục và nể trọng của loài người.
Tôi không rõ lắm về cơ cấu và cơ chế hoạt động của Cơ Đốc Giáo, nhưng với cung cách hoạt động tổ chức rất hiệu quả trong công việc truyền đạo, tế bần, làm việc thiện thông suốt từ trên xuống đến giáo dân thì thật khó lòng cho rằng họ không đáng nể.
Chu Dịch Với Phật Giáo
Chu Dịch nói gì về Phật Tổ ? Tinh thần Từ Bi của Phật Giáo nằm trong hình thái nào của Chu Dịch ? Hình thái ấy nói gì ?
Chu Dịch nói gì về Phật Tổ ?
Sách sử có chép lại rằng Đức Phật vốn là Thái Tử đã có gia thất trước khi xa lánh chốn trần tục lên đường tu đạo và thành Phật. Cách Ngài thể hiện trong cuộc đời tu hành cùng với Đạo Ngài sáng lập tương ứng với hình thái Thiên Sơn Độn (Lánh đi) của Chu Dịch. Hình thái này nói gì ?
Hào 1 : Lánh sau cùng, như cái đuôi.
Ngài muốn lánh ngay từ đầu (thuở bé)
Hào 2 : Hai bên khăng khít nhau như buộc nhau bằng dây bò vàng. Không thể cởi được.
Vị Quân Vương, cha Ngài ràng buộc Ngài mang trách nhiệm đối với thần dân. Ngài lên ngôi Thái Tử.
Hào 3 : Lúc phải lánh mà bịn rịn tư tình.
Ngài lập gia thất.
Hào 4 : Có hệ luỵ với người, nhưng lánh được.
Ngài quyết lánh khỏi thế gian trần tục, mặc dù còn mang hệ luỵ với người vợ trẻ.
Hào 5 : Lánh đi theo điều chính.
Ngài lánh đi để tu Đạo
Hào 6 : Lánh mà ung dung đường hoàng.
Lánh đấy nhưng là sự lánh đi ung dung mà đường hoàng. Ngài lánh đi không mang sắc thái tự tư, ích kỷ, bị chê cười (Vì thế mới đường hoàng) Thực tế Ngài đã dùng hình thức lánh đi để lên đường thuyết giảng Phật Pháp.
Thật lạ lùng cho cái hình thức Lánh Đi ! Tưởng rằng lánh đi luôn sẽ là điều tệ hại ích kỷ. Cái lánh đi đến giai đoạn cuối cùng của Đức Phật được Chu Dịch mô tả là cái lánh đi cao cả của một người hướng thiện. Thật hay !!! Chu Dịch tài tình thật ! Cái lánh đi ở Phật Giáo cũng thật tài tình !
Tinh thần Từ Bi của Phật Giáo. Chu Dịch nói gì ?
Đế đạt được cái tâm Từ Bi Hỉ Xả, Phật Pháp hướng chúng sinh đến chữ Tịnh. Chữ Tịnh tương ứng với hình thái Thuỷ Phong Tĩnh trong Chu Dịch. Hào thứ 6 (Hào cuối cùng) của hình thái này mô tả cái kết cục của tinh thần Từ Bi Hỉ Xả như sau:
"Là Giếng Nước Sạch Sẽ Để Mọi Người Đến Múc Mà Uống. Tồn Tại Mãi Mãi"
Thật kinh khủng cho cả hai, Phật Pháp và Chu Dịch !!! Đã quá rõ, tôi không thể nói điều gì hơn.
CHU DỊCH NÓI VỀ "ĐẤNG TỐI CAO"
* Cấu trúc Chu Dịch được hình thành nên từ một số nguyên tắc. Những nguyên tắc này xuất phát từ một số nguyên lý. Trong đó nguyên lý âm dương là chủ đạo. Điều đó có nghĩa là bộ Chu Dịch được tạo nên từ thuyết Âm Dương. Triết học Nhị Nguyên vẫn tồn tại trong Chu Dịch, nhưng chỉ còn là một dạng nguyên lý nằm trong một Hệ Thống Triết Học mới của Chu Dịch. Hệ Thống triết học mới này được những người đời sau làm sáng tỏ dần và đặt cho nó cái tên Hệ Thống Triết Học Chu Dịch _ Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh.
* Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh kết thúc ở 2 quẻ Ký Tế: Đã xong (63) và Vị Tế: Chưa xong (64). Nghĩa là kết thúc rồi đó, nhưng kết thúc ở chỗ chưa xong (Còn nữa). "Còn Nữa" là cái gì ? Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh không cho câu trả lời. Vì thế tôi gọi thuyết này là Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh Hẹp. Tất phải có một thuyết khác khả dĩ giải thích được "Còn Nữa" là gì. Tôi gọi nó là Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh Rộng.
* Cái "Còn Nữa" là cái gì ? Theo Nhị Nguyên: Con người cùng với những gì con người cảm nhận được, thấy được, hiểu được bằng cảm xúc, bằng trực quan, bằng tư duy cụ thể được goị là Vũ Trụ Hữu Hình. Có Dương tất phải có Âm, vì thế, hữu hình tất phải có vô hình. Vũ Trụ Vô Hình đứng bên cạnh Vũ Trụ Hữu Hình. Vũ Trụ Vô Hình là như thế nào ? Đặt câu hỏi như thế tức là đã bước vào Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh Rộng, là đi tìm hiểu cái "Còn Nữa". Nghĩa là cái "Còn Nữa" chính là Vũ Trụ Vô Hình. Vũ trụ vô hình không được mô tả rõ ràng trong Chu Dịch.
* Chu Dịch không diễn tả rõ ràng vũ trụ vô hình, thế nhưng, căn cứ vào thuyết Nhất nguyên hoàn chỉnh hẹp chúng ta có thể có được vài hình dung ban đầu về nó. Vũ Trụ Vô Hình có hình dáng ra sao ? Theo thuyết Nhất Nguyên Hoàn chỉnh Hẹp: Khi vũ trụ được hình thành, Dương & Âm cùng xuất hiện, Vũ Trụ Hữu Hình & Vũ Trụ Vô Hình cùng khởi sinh, không có cái nào có trước cái nào. Để các bạn hình dung được hình dáng của Vũ Trụ Vô Hình, tôi xin đưa ra ví dụ : Khi bạn đào đất, cái đống đất trên bờ là hữu hình, còn cái hố là vô hình, nghĩa là cứ sau một động tác đào đất, bạn đã tạo ra không chỉ 1 mà là 2 trạng thái
.
* Vũ Trụ Vô Hình có cái gì trong ấy ? Câu hỏi không nằm trong đề tài này. Điêù ta muốn biết ở đây "Ai" là người đào đất ? Chu Dịch cung cấp câu trả lời rất rõ ! (Xem Chu Dịch Diễn Giải)
CHU DỊCH VỚI THỂ THAO
Thiệu Vĩ Hoa, Dịch Sư số 1 của Trung Quốc hiện nay có giới thiệu hai phương pháp dự đoán: Dự đoán theo Tượng- Hào & Dự đoán Sáu Hào. So với các phương pháp dự đoán theo Chu Dịch hiện có tại Việt Nam, hai phương pháp này tỏ ra vượt trội về mặt lý luận.
Xem xét 2 phương pháp của Ông, tôi đưa ra vài nhận xét sau :
1. Ngoài dự đoán về con người và sự việc, ông đã cố gắng đưa khả năng ứng dụng của 2 phương pháp này vào các lãnh vực khác: Thời tiết, Thể thao, Y Học, Thiên Văn, Địa Chất.
2. Tác giả áp dụng các nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành vào 2 phương pháp này khá thành thục và hợp lý.
3. Tuy nhiên, tác giả đã hiểu các nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành theo lối cổ xưa, vì vậy, khi đưa ra các kết quả dự đoán, tác giả thường phải sử dụng đến kinh nghiệm dự đoán của bản thân. Rõ nhất là ở phương pháp dự đoán theo Tượng- Hào. Tác giả dùng nhiều đến các biểu tượng của Bát Quái. Khi dự đoán các trận đấu thể thao phức tạp như đá banh trên sân trung lập, tác giả phải đặt ra các qui tắc ngoại lệ.
4. Phương pháp Dự Đoán Sáu Hào được tác giả giới thiệu rất công phu, chi tiết và tỉ mỉ. Tuy vậy, nó vẫn tỏ ra phức tạp quá ! Quá nhiều các khái niệm và nguyên lý ! Các nguyên lý và khái niệm này thường chồng chéo và phủ định lẫn nhau khi lập luận dự đoán, khiến cho nhà dự đoán phải có kinh nghiệm để biết chọn nguyên lý nào cho từng trường hợp dự đoán cụ thể. Cách thức lập quẻ căn cứ vào Chu Dịch, nhưng cách dự đoán thì dựa hoàn toàn vào ngũ hành & hệ thống Can Chi. Điều này cho thấy phương pháp dự đoán sáu hào của Thiệu Vĩ Hoa đã biến hình và xích lại gần với môn dự đoán Tứ Trụ. Phương pháp Dự Đoán Sáu Hào cũng đòi hỏi người dự đoán phải có kinh nghiệm.
Có phương pháp nào không buộc người học phải có kinh nghiệm dự đoán ?
Bằng việc sử dụng Hệ Thống Lý Luận Đông Y hiện đại, tôi thiết lập một phương pháp dự đoán mới. Phương pháp này được phát triển từ phương pháp dự đoán theo Tượng-Hào.
Phương pháp mới có 3 lợi điểm sau :
1. Nó không đòi hỏi người dự đoán phải có kinh nghiệm dự đoán.
2. Nó không đòi hỏi người học phải biết rõ về Chu Dịch.
3. Về mặt ứng dụng, nó dễ sử dụng như khi ta giải phương trình bậc 2 có 1 ẩn số. Nghĩa là, đã có sẵn công thức, chỉ cần áp dữ liệu vào là có ngay kết quả.
Để có thể áp dụng phương pháp này vào thực tế, bộ Chu Dịch phải được mã hoá thành 2 ký hiệu (+) & (-). Về lý thuyết, công việc này thực hiện được.
Vòng chung kết bóng đá tháng 6-2002 tại Hàn Quốc, tôi đem phương pháp ra thử nghiệm. Kết quả dự đoán như sau: Đúng 63 trận, sai 1 trận ( Hàn Quốc >< Hoa Kỳ)
Tôi chưa lý giải được vì sao phương pháp cho kết quả dự đoán sai trận Hàn Quốc >< Hoa Kỳ, nên cần phải có thêm thời gian để xem xét lại.
Nhận xét:
1. Để kiểm nghiệm khả năng dự đoán của phương pháp mới, tôi chọn 64 trận bóng đá vòng chung kết vì nó mang tính hệ thống, thể thức thi đấu chặt chẽ.
2. Số lượng thử nghiệm nhỏ, 64 trận, nên con số 99,4% dự đoán đúng không mang giá trị thống kê.
3. Không mang giá trị thống kê, nhưng đã gợi mở rằng: Phương pháp được xây dựng đúng & kết quả dự đoán xác định được giá trị của từng nhóm đối tượng tham gia sự kiện.
4. Giá trị của từng nhóm đối tượng được xác định theo giá trị cặp Yes-No: Đúng-Sai, Phải-Trái, Có-Không.... Vì thế, phương pháp mới còn có thể áp dụng rộng rãi trong các lãnh vực khác.
5. Khi ứng dụng vào các lãnh vực khác, người dự đoán cần phải có trình độ với những hiểu biết nhất định trên lãnh vực ấy nhằm chọn các thông số phù hợp cho việc lập bài toán dự đoán.
Chu Dịch Với
Kỹ Thuật Nhân Bản Con Người
Vấn đề nhân bản con người được các quốc gia có nền khoa học tiên tiến hiện nay xem xét nghiêm túc. Căn cứ vào khuyến cáo của nhiều nhà khoa học, một số chính phủ đã đưa vào luật các điều khoản chi tiết nghiêm cấm việc nhân bản con người. Đúng hay sai, chúng ta để các nhà làm luật, chính trị gia phân định. Ở đây, tôi xin đặt vấn đề như sau: Khả năng nhân bản con người là có thật, vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Vậy, nếu có những bản sao con người xuất hiện thì điều gì sẽ xảy ra cho loài người chúng ta ?
Chu Dịch cung cấp cho chúng ta hình thái Thuần Khôn. Hình thái mô tả tiến trình của sự SAO CHÉP. Hình thái ấy cho chúng ta những thông tin sau :
Hào 1 : Cẩn trọng ngay từ những bước đầu.
Hệ quả vật sao chép được cân nhắc rất kỹ lưỡng.
Hào 2 : Đức của mình thẳng, vuông, lớn.
Những người thực hiện kỹ thuật nhân bản cho rằng họ chỉ đơn thuần vì mục đích khoa học. Vì thế, họ sẽ thực hiện kỹ thuật này trên con người.
Hào 3 : Ngậm chứa không lộ ra. Đi theo người trên.
Có sự bảo lãnh của tổ chức hoặc quốc gia thực hiện kỹ thuật nhân bản con người. Công việc tiến hành này hoàn toàn bí mật.
Hoà 4 : Như cái túi thắt miệng lại.
Bị cáo giác. Nhưng họ vẫn không từ bỏ ý định. Công việc vẫn tiến hành và được giữ bí mật ở mức độ cao nhất.
Hào 5 : Được cái xiêm màu vàng.
Họ nhân bản thành công. Sau nhiều lần điều chỉnh, con người nhân bản đã có được khả năng tồn tại gần giống với con người.
Hào 6 : Đánh nhau ở đồng nội. Đổ máu đen, máu vàng.
Con người nhân bản tranh đấu cho quyền được làm con người như chúng ta.
Hào 7 : Lâu dài. (6 hào âm biến sang 6 hào dương, Thuần Càn)
Những người nhân bản tăng thêm số lượng đến một thời điểm họ sẽ quay lại đòi làm chủ. Và họ sẽ tạo lập cho họ một thế giới riêng (Biến sang THUẦN CÀN. Khởi đầu cho một tiến trình mới)
Yếu tố xã hội, tôi sẽ không đề cập. Dưới góc nhìn lịch sử loài người, căn cứ vào các thông tin từ diễn trình trên, tôi ghi 3 nhận xét sau :
@ Thứ nhất: Kết quả của kỹ thuật nhân bản sẽ tạo ra những con người nhân bản hoàn hảo tương đối so với con người chúng ta. Vì thế, con người nhân bản vẫn có khả năng tiếp thu kỹ thuật ấy từ chính chúng ta. Hoặc họ có thể tự tạo ra kỹ thuật ấy, một khi thế giới của họ có đủ điều kiện và thời gian cho sự phát triển nền văn minh của riêng họ.
Như vậy, Chu Dịch xác nhận kỹ thuật nhân bản là khả năng có thật trong tương lai.
@ Thứ hai: Trong tương lai, kỹ thuật nhân bản vẫn có thể xảy ra vào những thời điểm, ở những không gian khác do con người, hoặc người nhân bản thực hiện. Vậy, chúng ta không thể đoan chắc rằng kỹ thuật này chưa từng được thực hiện trong quá khứ. Vì vậy, tôi đặt vấn đề như sau: Ngoài thuyết tiến sinh tự nhiên đã được nền khoa học hiện nay chấp nhận, vẫn tồn tại một thuyết khác mà chúng ta cần phải xem xét đến : Loài người chúng ta hiện nay là nhân bản của một giống loài "NGƯỜI" tương tự khác. Vì thế, câu hỏi tiếp theo được đặt ra : Chu Dịch nhìn nhận ra sao thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản ? _ Chu Dịch nhìn nhận sự tồn tại của thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản qua tiến trình từ quẻ thứ nhất Thuần Càn đến quẻ thứ 13 Thiên Hoả Đồng Nhân.
Như vậy, Chu Dịch khẳng định sự tồn tại của thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản.
@ Thứ ba : Chu Dịch xác định rằng: Ở thời gian đầu khi xuất hiện, khả năng thích ứng & tồn tại của người nhân bản không bằng con người. Nhưng với thời gian, người nhân bản sẽ tự hoàn thiện. Đến một thời điểm, khả năng thích ứng & tồn tại của người nhân bản sẽ tương tự như con người. Loài người chúng ta hiện nay, theo thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản, đã có khả năng thích ứng & tồn tại tương tự như loài "NGƯƠI" đã tạo ra chúng ta chưa ? Và nếu đi dần lên, chúng ta sẽ gặp 2 câu hỏi :
1. Liệu có "Đấng Tối Cao" của loài "Người" ?
2. Hoặc thuyết tiến sinh theo Nguồn Gốc Nhân Bản có dạng vòng tròn tuần hoàn khép kín. Tức là không có "Đấng Tối Cao" ?
Câu hỏi thứ hai, Chu Dịch không xác nhận tính hợp lý. Vũ trụ của Chu Dịch là vũ trụ tuần hoàn và mở. Như vậy, Chu Dịch cho rằng có sự tồn tại của Đấng Tối Cao của con người.
Đến đây, chúng ta sẽ gặp câu hỏi: Nếu có đấng tối cao của con người, vậy ai đã tạo ra đấng tối cao ấy ? Câu hỏi hóc hiểm này thường gặp với những nhà truyền giáo, nhưng với Chu Dịch thì rất dễ trả lời !
"Loài người chúng ta có đấng tối cao, số lượng đấng tối cao không dừng lại ở con số 1 khi căn cứ vào tuổi của vũ trụ. Số lượng đấng tối cao là nhiều, nhưng vấn đề ở đây liệu họ có còn tồn tại ? Nếu còn tồn tại thì họ có khả năng liên hệ với chúng ta ? Hoặc có khả năng đấng tối cao của loài người chúng ta đang suy vi ? Và chúng ta có thể đặt vấn đề ngược lại rằng: Một trong số Đấng tối cao loài người chúng ta đang ở trình độ phát triển rất cao, và họ khả dỉ có quyền năng lớn thật sự để có thể chi phối chúng ta ?"
Tóm lại, theo Chu Dịch: Đấng tối cao chỉ vào một nền văn minh cụ thể, không phải chỉ vào 1 con người duy nhất. Và loài người chúng ta hiện nay trong tương lai sẽ là đấng tối cao của loài người nhân bản. Đấng tối cao hiểu theo Chu Dịch _ Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh Hẹp là như vậy.
CHU DỊCH VỚI NGÔN NGỮ & CHỮ VIẾT
Theo thuyết Nhất Nguyên, năng lượng khi phát sinh tạo ra đồng thời 2 dạng vật chất: Vật chất Dương & vật chất Âm. Căn cứ vào thuyết này, luồng suy nghĩ của con người khi phát sinh, luôn tạo ra đồng thời 2 dạng thức tồn tại chứ không phải là 1. Ta tạm gọi chúng là : Luồng Suy Nghĩ Dương & Luồng Suy Nghĩ Âm. Chúng là 1 cặp.
Phân Tâm Học đã làm rõ sự hiện diện đồng thời của cả hai luồng nhận thức trong hoạt động của bộ não của con người: Ý Thức & Vô Thức (Có khi còn gọi là Tiềm thức) Chúng là 1 cặp.
Theo nguyên lý Âm Dương, Dương thể hiện tính Hữu Hình, Âm thể hiện tính Vô Hình. Vậy ta có : Luồng Suy Nghĩ Dương là Luồng Suy Nghĩ Hữu Hình & Luồng Suy Nghĩ Âm là Luồng Suy Nghĩ Vô Hình. Ta thấy, chúng chỉ khác Ý Thức & Vô Thức ở cái tên.
Con người suy nghĩ, trình bày ra thành lời. Lời nói được thể hiện bằng chữ viết. Như vậy, chữ viết là một dạng ký tự dùng để mã hoá suy nghĩ của con người. Tức là chữ viết chứa đựng thông tin suy nghĩ của con người. Thông tin này chứa đựng Luồng Suy Nghĩ Hữu Hình (Ý Thức _ Suy nghĩ của con người được thể hiện trực tiếp trên văn bản) Còn Luồng Suy Nghĩ Vô Hình (Tiềm thức) nó có hiện diện trong chữ viết ?
Đã có một cách tính toán rất ư lạ lùng ở môn Chu Dịch Dự Đoán Học ! Bằng việc phân số lượng chữ & số lượng ký tự có trong văn bản (text), phương pháp này đã tìm ra được một dạng thông tin khác nằm ẩn trong các văn bản (text) Tôi lấy một số ví dụ :
1. Người Việt chúng ta khi tỏ tình thường nói :
a. "Anh yêu em" có phân lượng ký tự là 3/ 5, tương ứng với hình thái Hoả Phong Đỉnh. Hình thái này mô tả sự Kết hợp.
b. "Anh thương em" có phân lượng ký tự 3/8, tương ứng với hình thái Hoả Địa Tấn. Hình thái này mô tả sự Dấn bước, Bước tới, Tiến tới (Không có lùi) Câu tỏ tình này thường thấy ở miền trung & miền Nam. Rõ ràng cá tính của con người sống trong khu vực này ảnh hưởng rõ nét lên câu tỏ tình.
Ngược lại, nếu :
a. "Em yêu anh" mang hình thái Trạch Thuỷ Khốn. Quả là Khốn thật cho cô gái nào mở lời trước chàng trai với câu tỏ tình này! Có vẻ như người Việt chúng ta không có thói quen dành cho các cô gái mở lời trước với câu tỏ tình này.
b. "Em thương anh" mang hình thái Trạch Thiên Quải. Hình thái này mô tả sự Quyết liệt. Kể cũng lạ ! Trong thực tế, ở miền Nam (hay miền Trung) câu này lại dễ chấp nhận hơn "Em yêu anh" Nhưng hãy để ý : Cô gái khi mở lời câu này thì tình yêu của họ với người con trai là quyết liệt lắm. Để họ quên là điều rất khó. Và có muốn trốn họ đi tu cũng không dễ.
2. "Wò ai Nìa", "Anh yêu em" Wò & Nìa là từ trung tính. Trong tiếng Hoa phổ thông, câu này được dùng chung cho cả 2 phái (như tiếng Anh) Đứng về phương diện ngôn ngữ học điều này là đúng, nhưng khi phát âm " Wò ai Nìa" có vẻ như âm " Wò" ở đàn ông dễ phát âm hơn so với phái nữ _ Chữ "Tôi" phát âm theo tiếng Hoa phổ thông mang đậm nét cái uy lực của người phát âm. Trong thực tế, câu tỏ tình này phù hợp cho cánh đàn ông Trung Quốc hơn so với phái nữ.
Tính số nét, ta có phân lượng ký tự 7/20, tương ứng với hình thái Sơn Lôi Di. Hình thái này mô tả sự Nâng đỡ, chở che. Thông tin nằm ẩn trong câu tỏ tình này phản ánh thật đúng với phong tục, tập quán văn hoá của đất nước mang nguồn gốc Nho Giáo (Trọng nam khinh nữ)
3. "I love you" mang hình thái Thiên Sơn Độn. Thật lý thú khi kiến giải hình thái này! Về phương diện ngôn ngữ học, nền văn hoá con người phương Tây sử dụng ngôn ngữ mang tính "Tĩnh" khác với người phương Đông dùng ngôn ngữ "Động". "Vắt giò lên cổ mà chạy", người Anh-Mỹ chỉ có thể hiểu đây là một động tác làm xiếc chứ không thể hiểu như chúng ta, có nghĩa là chạy rất nhanh. Trong ngôn ngữ giao tiếp, người Anh-Mỹ cũng bộc lộ sự rõ ràng & chính xác trong câu nói, khác với ngôn từ nhiều ẩn ý của người Phương Đông. Hình thái Thiên Sơn Độn mô tả rất rõ cử chỉ mời gọi dứt khoát :" Em (anh) hãy từ bỏ tất cả để đi theo anh (em) !" Độn có nghĩa là Lánh đi. Ở các nước có nền văn hoá gốc Anglo-saxon, cô gái lập gia đình phải đổi họ theo họ của chồng. Và họ cũng không có tập quán làm dâu hay giúp đỡ cha mẹ, anh em bên chồng như chúng ta. Vì thế, khi chàng trai "Yes" cho câu "I love you" của cô gái thì điều đó có nghĩa là dù sống trong ngôi nhà của gia đình anh, tôi sẽ là một thành viên thể hiện trách nhiệm chung trong ngôi nhà đó, chứ không hề có chuyện tôi phải thực hiện vai trò làm việc giúp đỡ "Không công" cho gia đình bên chồng. Ở họ rất rõ ràng !
Ta thấy rằng cùng một cách biểu lộ tình cảm, nhưng khác nhau ký hiệu (ngôn ngữ) là ẩn chứa dưới lời nói ấy là những thông tin khác nhau (tôi tạm gọi là thông tin chìm). Phải chăng thông tin chìm là ngôn ngữ vô thức? Ở trên ta xét câu tỏ tình theo nghĩa người bày tỏ nói trọn câu. Trên thực tế, cách biểu lộ câu tỏ tình cũng khác nhau, có khi nói trọn câu "Anh yêu em" có khi câu tỏ tình bị ngắt từ hoặc không trọn câu, ví dụ: "Anh thương....", "Em thương..." Trong các trường hợp này các thông tin chìm ấy cũng khác nhau. Chu Dịch Dự Đoán Học còn đi xa hơn khi cho rằng cùng câu nói ấy nhưng ở những thời điểm khác nhau sẽ cho kết quả thông tin chìm khác nhau. Vấn đề này tôi sẽ bàn sâu hơn vào dịp khác.
Để kết luận, tôi ghi nhận rằng: Lời nói, ngoài ý nghĩ được trình bày trực tiếp trên nó, còn tồn tại một thông tin chìm nằm trong nó. Để xác định thông tin chìm đó có phải là Luồng Suy Nghĩ Vô Hình (Vô Thức hay tiềm thức) tôi nghĩ rằng cần phải có cách lý giải khác hợp lý hơn.
CHU DỊCH VỚI
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chu Dịch với kinh doanh đã có nhiều sách bàn đến. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày một phương pháp khả dĩ nắm bắt chính xác ý đồ kinh doanh ban đầu của các doanh nghiệp. Phương pháp này khá đơn giản trong khâu tính toán & trình bày kết quả. Để hỗ trợ cho phương pháp, tôi đã viết lại 64 thoán từ của Chu Dịch cho phù hợp với lãnh vực kinh doanh.
Hoạt động doanh nghiệp thể hiện ý chí của người chủ nhằm đạt được mục tiêu thành công trên thương trường. Để đạt được điều ấy, ý đồ kinh doanh phải được thể hiện đúng và cho kết quả tốt. Trong các doanh nghiệp lớn, ý đồ kinh doanh được thể hiện ở chiến lược kinh doanh. Thông thường, chiến lược kinh doanh chỉ được hình thành sau khi tên doanh nghiệp đã có. Thông tin chìm trong Tên doanh nghiệp có mối liên hệ gì với chiến lược kinh doanh? Ta hãy xem Chu Dịch Dự Đoán nhìn nhận vấn đề này ra sao.
1. Café Trung Nguyên mang hình thái Phong Thuỷ Hoán. Hoán là Tách bạch, rạch ròi. Trung Nguyên khi mở rộng địa bàn hoạt động đã thể hiện phong cách: Không ai giống Trung Nguyên. Một Menu không ai có. Một kiểu uống chỉ có ở Trung Nguyên.
2. Nệm mouse Kymdan mang hình thái Thuần Ly. Ly là Trung tâm, trực tính, cho trước khi nhận (Có hàm ý giá cả phải chăng) Kymdan luôn thể hiện là một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam (Trung Tâm) Giá cả phải chăng, không làm giá khi thị trường hút hàng. Có những đối sách tiếp thị như đổi nệm cũ lấy nệm mới, tặng số lượng lớn nệm mouse cho một số cơ quan bệnh viện.
3. Bánh kẹo Kinh Đô mang hình thái Lôi Trạch Qui Muội. Qui Muội là Còn non, trẻ thơ, vô tư. Các chương trình tiếp thị quảng cáo của Kinh Đô đa phần nhắm vào trẻ thơ. Mặc dù bánh kẹo của họ không chỉ dành cho trẻ con.
4. Bia Sài Gòn mang hình thái Hoả Địa Tấn. Tấn là Chỉ có tiến, không nhận nhượng ai. Chúng ta hãy xem các màn quảng cáo của Bia Sài Gòn trên tivi. Họ không hề ngán ai, kể cả Heneiken. Và có vẻ như trong đầu của các vị trong ban lãnh đạo công ty này không có khái niệm xuống giá hay giảm giá. Bia ngoại lên giá, họ cũng lên. Bia ngoại, bia nội khuyến mãi. Họ chỉ khoanh tay đứng nhìn.
5. Điện tử Tiến Đạt mang hình thái Phong Lôi Ích. Ích là Giá rẻ, nhiều tiện ích, có chất lượng. Các sản phẩm của Tiến Đạt luôn có giả rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm ngoại cùng loại có trên thị trường.
6. Nước uống Tribeco mang hình thái Hoả Lôi Phệ Hạp. Phệ Hạp là Khắt Khe. Cung cách đầu tư, sản xuất, chủng loại mặt hàng, chất lượng sản phẩm của Tribeco luôn đi theo hướng này.
7. Honda mang hình thái Hoả Trạch Khuê. Khuê là Đa nghi, thăm dò, ngược ngạo, ngược đời. Cái cách tuồn hàng bằng mọi phương tiện cho xài trước. Thấy được mới chuyển giao công nghệ, nhượng bản quyền, liên doanh, đầu tư trực tiếp 100%. Không chỉ ở ta, ở Mỹ Honda cũng làm thế.
Các ví dụ trên cho thấy: Thông tin chìm có trong Tên doanh nghiệp thể hiện ý đồ kinh doanh ban đầu.
Trong hầu hết các trường hợp, tên doanh nghiệp chỉ thể hiện ý nghĩa bên ngoài: Đặc tính nghề nghiệp, ước mong, tên viết tắt...hơn là trình bày ý đồ kinh doanh. Ý đồ kinh doanh là bí mật của doanh nghiệp, nó chỉ được thể hiện trong chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh có thể thay đổi, linh hoạt, mềm dẻo theo từng thị trường, nhưng ý đồ kinh doanh thì không. Như vậy, ý đồ kinh doanh ban đầu chính là Tư Duy Định Hướng cho việc xác lập chiến lược kinh doanh.
Như vậy, tôi cho rằng Tư Duy Định Hướng chính là thông tin chìm được thể hiện trong tên của Doanh nghiệp. Để minh chứng điều này, ta hãy xem vài ví dụ sau:
1. Doanh nghiệp Vĩnh Tiến sản xuất tập vở, mang Tư Duy Định Hướng Thuần Tốn. Tốn là Thuận theo. Vĩnh Tiến tung ra thị trường loại tập thông minh, tập giấy màu cùng chiến dịch tiếp thị quảng cáo rầm rộ với ý định cung cấp cho thị trường những sản phẩm mới lần đầu tiên có tại Việt Nam. Điều này đã đi ngược hẳn với Tư Duy Định Hướng Thuận theo. Thực tế thị trường đã không tiếp nhận tốt những sản phẩm mới này.
Một chiến thuật tiếp thị khác khả dĩ tốt hơn: Lặng lẽ sản xuất, âm thầm đưa một số lượng nhỏ ra ngoài thị trường theo các kênh tiêu thụ sản phẩm cao. Nếu thị trường chấp nhận, sẽ tung số lượng lớn. Điều này phù hợp với Tư Duy Định Hướng Thuận theo. Nếu thị trường không có nhu cầu tiêu thụ lớn, có ngưng lại cũng không muộn.
2. Pepsi mang tư duy định hướng Trạch Hoả Cách. Cách là Đổi mới Phong cách tiếp thị quảng cáo của Pepsi rất sôi động, mới mẽ và trẻ trung. Có một lần, Pepsi tung ra thị trường một loại sản phẩm có mùi vị tương tự như sản phẩm truyền thống của Coca Cola. Pepsi đã phải ghi nhận một thất bại nặng nề. Chiến lược sản phẩm mới của Pepsi đi theo lối mòn của địch thủ, ngược hẳn với tư duy định hướng Đổi mới của Pepsi.
3. Biti's mang tư duy định hướng Thuần Ly. Ly là trực tính, trung tâm, cho trước khi nhận (Giá phải chăng). Biti's đã thành công trong việc thiết kế slogan (khẩu hiệu quảng cáo) "Nâng niu bàn chân Việt" với những bước chân của Long Quân, Âu Cơ, quân Tây Sơn, bộ đội Trường Sơn đi thẳng vào lòng người. Chiến lược quảng cáo của Biti's phù hợp với tư duy định hướng Trực tính nên rất thành công. Tuy nhiên ở chiến lược bán sản phẩm, Biti's đã đi theo công thức "Chất lượng tốt nhất cho mọi sản phẩm" với cơ chế " Một giá" . Chiến lược này ngược hẳn với tư duy định hướng Trung tâm là đa dạng chất lượng, đa dạng giá cả. Do chất lượng tốt nhất nên giá bán lẻ trung bình ở tất cả các mặt hàng là khá cao so với nhu cầu chung của mọi người. Điều này cũng đi ngược lại với tư duy định hướng Giá phải chăng. Kết quả là số lượng các đại lý bán lẻ của Biti's đã thu hẹp dần so với trước kia.
Một chiến lược sản xuất & bán sản phẩm mềm dẻo, đa dạng hơn về giá sẽ phù hợp với tư duy định hướng Thuần Ly.
4. Café Trung Nguyên mang tư duy định hướng Phong Thuỷ Hoán. Hoán là Tách bạch, rạch ròi. Khi Trung Nguyên đạt được thành công mở hàng trăm quán Café Trung Nguyên tại Saigon trong một thời gian ngắn kỷ lục, thì liền xuất hiện các quán nhại theo: Nam Nguyên, Phúc Nguyên, Cao Nguyên... Chiến thuật nhại theo phong cách phục vụ của Trung Nguyên đã khiến doanh nghiệp này thật sự lao đao. Đây là đòn phản công của các doanh nghiệp cùng ngành vô hình trung đẩy Trung Nguyên vào thế đi ngược với tư duy định hướng. Trung Nguyên đã không còn Tách bạch, rạch ròi so với các doanh nghiệp khác. Một quyết định sai vào thời điểm này sẽ có thể đưa doanh nghiệp vào thế phá sản. Trung Nguyên đã không tiếp tục phiêu lưu nâng cấp hàng trăm quán ấy theo kế hoạch đã định ra ban đầu, mà tự thu hẹp, nâng cấp một số quán có diện tích và vị trí thuận lợi. Phương sách này xem ra chưa đủ. Nâng cao khả năng chuyên biệt hoá là điều Trung Nguyên nên nghĩ đến.
5. Năm 1997, tôi có mua 1 chiếc xe đạp 650 hiệu Martin 107 loại trung bình khá (theo giá biểu). Sau 4 tháng sử dụng, tôi cất chiếc xe ấy vào góc bếp. Bốn năm sau, vội lấy chiếc xe cũ kỹ mốc meo ấy ra, bơm hơi lên và đạp đi ngay 10 cây số. Nó chạy ngon lành ! Thật ấn tượng ! Sau 8 tháng sử dụng liên tục trung bình 1 ngày 3 cây số, một người đề nghị mua lại chiếc xe ấy cho con đi học. Đến lúc ấy, chỉ phải thay miếng chắn xích bằng nhựa do tôi va phải chiếc xe khác.
Cơ sở Martin 107 đến năm 2001 đứng trong Top 81 doanh nghiệp 5 năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Qua năm 2002 thì không có tên trong danh sách hàng chất lượng cao. Vì sao ?
Martin 107 mang tư duy định hướng Thuỷ Hoả Ký Tế. Ký Tế là Cầu toàn, hoàn hảo. Tư duy định hướng này còn chứa một thông tin khác: Đỉnh điểm của sự hoàn hảo là khởi điểm của sự rối loạn (Thất bại) Điều này không hàm ý cơ sở sẽ thất bại, mà nó cho rằng khi sản phẩm của cơ sở đã đạt đến thành công nhất định, cơ sở nên chuyển hướng đầu tư tập trung cho một loại sản phẩm khác hoặc một lãnh vực kinh doanh khác. Lúc này đây, uy tín về sự hoàn hảo sẽ giúp cho doanh nghiệp rất nhiều so với việc khởi nghiệp chiếc xe đạp Martin 107. Nếu ngược lại, doanh nghiệp vẫn tiếp tục nỗ lực với các loại sản phẩm đã từng đưa Martin 107 đạt đỉnh cao thì đó là sự gắng gượng không có hy vọng.
Như vậy, tên doanh nghiệp ngoài thông tin thể hiện trực tiếp trên văn bản (text) còn chứa đựng trong nó một thông tin khác. Thông tin ấy được xác định là Tư duy định hướng. Nó có 2 đặc điểm:
1. Hoạt động doanh nghiệp phù hợp với tư duy định hướng thì dễ đạt được sự thành công. Ngược lại là thua thiệt, thất bại.
2. Con người có thể thay thế, nhưng tư duy định hướng thì không đổi.
Tôi xin chuyển qua một đề tài khác. Trong các tài liệu kinh điển giảng dạy, hướng dẫn hoạt động kinh doanh thường nhấn mạnh đến 4 yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạt động, hoạt động tốt & hoạt động có hiệu quả:
1. Hoạt động tài chính chu chuyển điều hoà.
2. Nguồn nhân lực đầy đủ.
3. Thời điểm kinh doanh phù hợp.
4. Khả năng tri thức & vận dụng tri thức hợp lý.
Bốn yếu tố trên không lý giải được trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, vẫn tồn tại những con người có tri thức hạn chế nhưng kinh doanh rất hiệu quả, thành công, và ở một số người đạt được sự thành công rất lớn. Thời xưa có nhiều, ngày nay cũng không ít. Thương nhân người Nhật kinh doanh rất giỏi. Tất cả họ là do may mắn ? Cộng đồng thương nhân Quảng Châu (Trung Hoa) rất tháo vát kinh doanh và kinh doanh rất tài. Tất cả họ được thiên phú ? Cho rằng đó là do khả năng thiên phú hay may mắn đi nữa thì thật là mù mờ ! Vậy thì do điều gì mà rất nhiều những ông chủ Hoa Kiều tiếng bản xứ bẻ đôi không rành lại kinh doanh thành công ? Nhờ thông dịch ? Công việc ấy chỉ để truyền đạt mệnh lệnh là chính .
Ta thấy: Thương nhân Nhật Bản trung thực, bền bỉ, Cộng đồng thương nhân Quảng Châu trọng chữ Tín. Tính cách có khác nhau nhưng cùng giống nhau ở 1 điểm, Tính Nhất Quán của họ trong hoạt động kinh doanh.... Chữ Tín chưa chắc khiến họ luôn thành công, nhưng chữ Tín đã giúp họ giữ chắc ý đồ kinh doanh ban đầu (Tư duy định hướng). Trung thực dễ khiến bị gạt, nhưng sự bền bĩ đã giúp họ không lơi lỏng trong việc thực hiện ý đồ. Vì vậy, 4 yếu tố trên cần bổ sung như sau:
1. Hoạt động tài chính điều tiết điều hoà.
2. Nguồn nhân lực đầy đủ.
3. Thời điểm kinh doanh phù hợp.
4. Khả năng tri thức & vận dụng tri thức hợp lý.
5. Tính nhất quán trong việc thực thi Tư Duy Định Hướng (Ý đồ kinh doanh ban đầu)
Trong thực tiễn kinh doanh, chủ doanh nghiệp giữ vai trò điều phối, điều hành guồng máy. Người chủ doanh nghiệp thể hiện vai trò người điều hành tốt, khi chọn các chiến lược kinh doanh ngoài yếu tố mang lại lợi ích theo dự toán, chiến lược kinh doanh còn phải thể hiện ăn khớp với ý đồ kinh doanh ban đầu, tư duy định hướng, xuyên suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố thứ 5 cũng giải thích được vì sao số thương nhân bị hạn chế ở yếu tố số 4, nhưng vẫn thành công & thành công vượt bực trên thương trường. Với các doanh nghiệp nhỏ như nhà hàng, quán, shop, dịch vụ.... Tên cửa hiệu cũng cho thông tin Tư Duy Định Hướng tương tự. Thật thú vị khi thấy sự thành bại của các cửa hiệu thể hiện rất rõ. Doanh nghiệp lớn thua keo này còn cơ hội và vốn liếng để tính hướng khác, doanh nghiệp nhỏ thua là thấy ngay. Trong thực tiễn, thường chỉ cần nhìn vào ngành nghề, cách bố trí, phong cách tiếp cận khách hàng đem so sánh với thông tin có trên tên bảng hiệu, là có thể tiên liệu được ngay sự thành bại của doanh nghiệp nhỏ.
CHU DỊCH VỚI
KHẢ NĂNG NGOẠI CẢM (1)
GIÁC QUAN THỨ 6, THỨ 7, THỨ 8
Ở bài này tôi sử dụng một số qui luật trong Chu Dịch để phát hiện sự tồn tại của 3 giác quan mà khoa học ngày nay vẫn chưa rõ.
Năng lực Ngoại Cảm chỉ những trường hợp xảy ra ở những cá nhân có khả năng cảm nhận sự việc, hiện tượng không bằng năng lực của 5 giác quan thông thường. Liệu ngoài các chức năng mà chúng ta đã biết rõ về 5 giác quan còn có chức năng nào khác chưa biết ? Hoặc có tồn tại giác quan khác ? Hiện nay, các ý kiến nghiêng về hướng thứ hai. Giác quan chưa biết ấy được gọi chung là giác quan thứ sáu. Được gọi chung là bởi cho đến nay vẫn chưa xác định được bao nhiêu giác quan chúng ta chưa biết đến.....Chúng là những giác quan nào ? Bao nhiêu giác quan ? Chúng mang những chức năng gì ? Cơ chế hoạt động ra sao ? Cơ quan của các giác quan này nằm ở đâu ?
Chu Dịch bằng lối đi riêng đã phát hiện cơ thể con người có 8 giác quan. Tôi trình bày như sau:
Chu Dịch có 8 quẻ ghi nhận 8 hình thái vận động thuần nhất: Thuần Chấn, Thuần Tốn, Thuần Ly, Thuần Khôn, Thuần Đoài, Thuần Càn, Thuần Khảm, Thuần Cấn.
Mỗi hình thái thuần nhất mang cấu trúc đặc biệt: Là 2 đồ hình cơ bản giống nhau và chồng lên nhau.
_ _ ___ ___ _ _ _ _ ___ _ _ ___
_ _ ___ _ _ _ _ ___ ___ ___ _ _
___ _ _ ___ _ _ ___ ___ _ _ _ _
_ _ ___ ___ _ _ _ _ ___ _ _ ___
_ _ ___ _ _ _ _ ___ ___ ___ _ _
___ _ _ ___ _ _ ___ ___ _ _ _ _
8 hình thái này là 8 hình thái thuần nhất của Chu Dịch.
Ta xét hình thái thuần nhất trong phạm trù giác quan. Có 8 hình thái thuần nhất thuần nhất tương ứng có 8 giác quan. Chu Dịch mô tả 5 giác quan đã biết & 3 giác quan chưa biết như sau :
5 giác quan đã biết :
1. Thuần Ly: Quẻ mô tả vật chất sáng. Để cảm nhận vật chất sáng có cơ quan thụ cảm vật chất sáng, Thị giác.
2. Thuần Chấn: Quẻ mô tả vật chất lan toả. Để cảm nhận vật chất lan toả có cơ quan thụ cảm vật chất lan toả, Khứu giác.
3. Thuần Tốn: Quẻ mô tả vật chất chuyển động. Để cảm nhận vật chất chuyển động có cơ quan thụ cảm vật chất chuyển động, Xúc giác.
4. Thuần Cấn: Quẻ mô tả vật chất ngưng tụ. Để cảm nhận vật chất ngưng tụ có cơ quan thụ cảm vật chất ngưng tụ, Vị giác.
5. Thuần Đoài: Quẻ mô tả vật chất gây tiếng động. Để cảm nhận vật chất gây tiếng động có cơ quan thụ cảm vật chất gây tiếng động, Thính giác
3 giác quan chưa biết :
6. Thuần Càn: Quẻ mô tả vật chất khởi sinh. Để cảm nhận vật chất khởi sinh có cơ quan thụ cảm sự khởi sinh. Tôi gọi tên Khởi giác.
7. Thuần Khôn: Quẻ mô tả vật chất sao chép. Để cảm nhận vật chất sao chép có cơ quan thụ cảm vật chất sao chép. Tôi gọi tên Tái tạo giác.
8. Thuần Khảm: Quẻ mô tả vật chất tối. Để cảm nhận vật chất tối có cơ quan thụ cảm vật chất tối. Tôi gọi tên Liễm giác.
Tôi đã xác định tính thụ cảm Ý thức - Vô thức của ba giác quan 6,7,8 như thế nào ?
Xem xét qui luật vận động thụ cảm trong cặp phạm trù thụ cảm Ý thức - Vô thức:
* Thuần Ly, Thuần Tốn, Thuần Đoài, Thuần Cấn, Thuần Chấn các hào từ mô tả hình thái vận động có điểm chung là: Vận động thụ cảm bên ngoài, vận động bề nổi _ Vậy ta có phạm trù tương ứng là thụ cảm Ý thức. Suy ra, các giác quan là hoạt động thụ cảm Ý thức.
* Thuần Khôn vận động thụ cảm sao chép kín đáo ngay ở hào 1 cho đến hào 5. Chỉ xuất hiện ở hào 6 & 7 dưới hình thức sử dụng. Vậy ta có phạm trù tương ứng là thụ cảm Vô thức. Suy ra, giác quan Tái tạo giác hoạt động thụ cảm Vô thức.
* Thuần Khảm vận động thụ cảm "Bị nhốt" từ hào 1 đến hào 6. Vậy ta có phạm trù tương ứng là thụ cảm Vô thức. Suy ra, giác quan Liễm giác hoạt động thụ cảm Vô thức.
* Thuần Càn vận động thụ cảm khởi động đi đầu từ hào 2 đến hào 7, chỉ có hào 1 là chìm bât bất động (Ở ẩn) Vậy ta có phạm trù tương ứng là thụ cảm Ý thức. Suy ra, giác quan Khởi giác hoạt động thụ cảm Ý thức.
Và xác định chức năng của 3 giác quan 6,7,8
Tôi xem xét chức năng các giác quan qua Thoán từ, Hào từ & mối liên hệ giữa các hình thái:
* Thuần Khôn là hình thái Sao chép. Nó vận động theo qui luật Sao chép các sự vật & hiện tượng. Tái tạo giác hoạt động theo qui luật vận động của hình thái Thuần Khôn, tức là, Tái tạo giác hoạt động thụ cảm sao chép các sự vật & hiện tượng.
* Thuần Càn là hình thái Đầu tiên. Nó vận động theo qui luật Đầu tiên của các sự vật & hiện tượng như sau:
Hào 1 : vận động tích luỹ.
Hào 2,3 & 4 : vận động tiếp thu.
Hào 5,6 : vận động phóng xuất.
Hào 7 : vận động thoát dương.
Khởi giác hoạt động thụ cảm theo qui luật vận động của hình thái Thuần Càn, tức là, Khởi giác hoạt động thụ cảm tiếp nhận & phóng xuất "Cái" đầu tiên của sự vật & hiện tượng. "Cái" đầu tiên ấy trong hoạt động trí não khi giao tiếp chính là suy nghĩ. Vậy: Khởi giác hoạt động thụ cảm tiếp nhận & phóng xuất suy nghĩ.
Vận động tích luỹ nằm trong hoạt động thụ cảm phóng xuất.
Còn Thoát dương ?
Hào thứ 7 được biểu thị: toàn bộ 6 hào dương biến sang 6 hào âm, nên tôi gọi đây là sự vận động thoát dương. Tức là sự vận động thoát dương của suy nghĩ. Thoát dương như thế nào?
Ta xem lời hào 7: "Đang ở một không gian khác. Trong không gian ấy, họ nhìn thấy ta, nhưng ta thì không nhìn thấy họ"
Vậy ta có: Khi hoạt động của giác quan này đạt đến độ thoát dương sẽ "Nhìn" thấy sự vật & hiện tượng ở một không gian khác.
* Thuần Khảm là hình thái "Nhốt" . Nó vận động theo qui luật "Nhốt" sự vật & hiện tượng. Để biết giác quan này nhốt cái gì ta xem xét mối liên hệ giữa 2 hình thái: Thuần Khảm & Thuần Ly.
Thuần Khảm là hình thái ngược của hình thái Thuần Ly. Thuần Ly mô tả sự vật & hiện tượng sáng, ngược lại, Thuần Khảm mô tả sự vật & hiện tượng tối.
Ta xem xét sự vật & hiện tượng trong cặp phạm trù: Năng lượng sáng & Năng lượng tối.
Thị giác (Thuần Ly) tiếp nhận & phản chiếu ánh sáng từ vật thể phát hoặc phản chiếu năng lượng sáng. Ngược lại, Liễm giác tiếp nhận rồi nhốt luôn năng lượng tối.
Vậy ta có: Liễm giác hoạt động thụ cảm bằng việc hấp thu năng lượng tối.
LỜI BÀN
1. Bằng Chu Dịch tôi xác định được sự tồn tại một dạng vật chất đặc biệt, vật chất tối cùng với nó là năng lượng tối. Ở thế kỷ trước, Einstein đã đưa ra giả thuyết về vật chất tối & năng lượng tối để giải thích cho các tính toán mà các phương trình vũ trụ phải được thoả mãn. Gần đây bằng các phương tiện đo đạc, giới khoa học đã xác nhận sự tồn tại của dạng vật chất này ở cấp độ thiên văn. Lổ đen mà tôi có giới thiệu trong bài Chu Dịch với thiên văn là một dạng vật chất tối.... Theo cái cách mô tả của Thuần Khảm thì qui trình hấp thụ thức ăn trong cơ thể con người chính là qui trình vận động "Tối" tạo ra năng lượng tối. Nếu sự phỏng định này là đúng thì cần phải xem xét lại các khái niệm về sinh hoá học cơ thể.
2. Chức năng của Khởi giác do Chu Dịch cung cấp đã cho ta một ý niệm về một không gian khác, khác với không gian mà loài người chúng ta đang tồn tại. Viện hàn lâm Quốc gia Mỹ đưa ra "11 câu hỏi cuối cùng" về vũ trụ, làm định hướng nghiên cứu trong thời gian tới. Các câu hỏi này được những nhà khoa học hàng đầu của ba trung tâm nghiên cứu lớn của Mỹ phác thảo ra: Cơ quan hàng không vũ trụ, Bộ Năng lượng và Quỹ khoa học Quốc gia. Ở câu hỏi thứ 9: "Có tồn tại một hệ không gian - thời gian khác không?" Câu hỏi này được đặt ra một cách nghiêm túc xuất phát từ những thực tế nghiên cứu trong nhiều lãnh vực, nhất là lãnh vực Trường Sinh Học, Cận Tâm Lý.... Có một số người có khả năng nói chuyện với những người đã chết không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam chúng ta khi truy tìm hài cốt liệt sỹ, mà còn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Và Chu Dịch còn cung cấp cho chúng ta 1 chi tiết khá lý thú: Họ, những người tồn tại trong 1 hệ không gian - thời gian khác nhìn thấy chúng ta tương đối rõ, chúng ta thì không. Đối với chúng ta, họ vô hình.
3. Có những hiện tượng được ghi nhận là khá kỳ lạ và rất khó lý giải như một bà lão người Thổ Nhĩ Kỳ sau cú vấp té chỉ nói tiếng Hy Lạp. Tuy nhiên, như những người thân và người trong làng cùng xác nhận rằng suốt đời bà ấy chưa hề bước chân ra khỏi làng để đi đâu xa, và bà ấy không hề có quan hệ bà con với ai là người Hy Lạp. Hay gần đây nhất một người đàn ông ở Đồng Tháp sau ca mổ đã dùng giọng chuần của người Hà Nội để nói chuyện với mọi người (!?) Trong khi anh ta và cha anh ấy chưa từng một lần ra Bắc (Tin VNexpress) Chỉ có cơ quan thụ cảm Tái Tạo giác do Chu Dịch cung cấp mới có thể giải thích được những trường hợp như thế.
Chu Dịch với
Khả Năng Ngoại Cảm (2)
VỊ TRÍ BA GIÁC QUAN THỨ 6, THỨ 7 & THỨ 8
Bài trước trình bày sự tồn tại của 3 giác quan cùng với chức năng và hình thức thụ cảm. Bài viết này tiếp tục dùng Chu Dịch để xác định vị trí của 3 giác quan mới cùng 5 giác quan đã biết.
Tôi trình bày như sau:
Cơ thể con người hình thành đạt độ hoàn chỉnh cấu trúc hình thể cơ bản trước thời điểm chào đời. Hình thể với cấu trúc cơ bản ấy là bào thai nằm trong bụng người mẹ (mang tính Âm) Bào thai ấy chịu nhiều sự tác động của yếu tố Âm hơn so với Dương (người cha) Yếu tố Âm được thể hiện ở đồ hình Tiên Thiên Bát Quái, vì thế, tôi lấy đồ hình này xác định vị trí các bộ phận thụ cảm 8 giác quan của bào thai.
Công việc xác định này nằm trong phạm vi các bộ phận thụ cảm bên ngoài của con người.
1. THUẦN TỐN: Xúc giác
* Ngoại quái: Có 2 vạch (+) 1 vạch (-)
Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+)
Có 2 vạch (+) nên có 2 bộ phận thụ cảm.
* Tốn thuộc Thái Âm nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng lõm
* Tốn cư vùng (-) nên 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể.
* Quẻ Tốn mô tả: Tiến thoái linh động, nép ở cạnh dưới, không có vật bao bọc, lộ ra ngoài.
Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan xúc giác:
* Có 2 bộ phận thụ cảm.
* Hình thể có dạng lõm.
* 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể
* Tiến thoái linh động, nép ở cạnh bên, không có vật bao bọc, lộ ra ngoài.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với 2 bàn tay.
2. THUẦN CHẤN: Khứu giác
* Ngoại quái: Có 2 vạch (-) 1 vạch (+).
Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+).
Có 1 vạch (+) nên có 1 bộ phận thụ cảm.
* Chấn thuộc Thái Dương nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng lồi.
* Chấn cư vùng (+) nên 1 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
* Quẻ Chấn mô tả: Có dạng gò, liên thông ít nhất với 1 bộ phận thụ cảm khác.
Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan khứu giác:
* Có 1 bộ phận thụ cảm.
* Hình thể có dạng lồi.
* 1 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
* Có dạng gò, liên thông ít nhất với 1 bộ phận thụ cảm khác.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với cái mũi.
3. THUẦN ĐOÀI: Thính giác
* Ngoại quái: Có 2 vạch (+) 1 vạch (-)
Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+)
Có 2 vạch (+) nên có 2 bộ phận thụ cảm.
* Đoài thuộc Thái Âm nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng lõm.
* Đoài cư vùng (+) nên 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
* Quẻ Đoài mô tả: Nằm ở 2 cạnh bên, liên thông với ít nhất 1 bộ phận thụ cảm khác.
Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan thính giác:
* Có 2 bộ phận thụ cảm.
* Hình thể có dạng lõm.
* 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
* Nằm ở 2 cạnh bên, liên thông với ít nhất 1 bộ phận thụ cảm khác.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với 2 lổ tai.
4. THUẦN LY: Thị giác
* Ngoại quái: Có 2 vạch (+) 1 vạch (-)
Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+)
Có 2 vạch (+) nên có 2 bộ phận thụ cảm.
ë Ly thuộc Thái Âm nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng lõm
* Ly cư vùng (+) nên 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
* Quẻ Ly mô tả: Linh động, nằm ở 2 bên, có 2 sắc màu, thể hiện đa dạng sắc thái tình cảm, có chảy ra một loại chất lỏng.
Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan thị giác:
* Có 2 bộ phận thụ cảm.
* Hình thể có dạng lõm
* 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
* Linh động, nằm ở 2 bên, có 2 sắc màu, thể hiện đa dạng sắc thái tình cảm, có chảy ra 1 loại chất lỏng.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với 2 con mắt.
5. THUẦN CẤN: Vị giác
* Ngoại quái: Có 1 vạch (+) 2 vạch (-)
Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+)
Có 1 vạch (+) nên có 1 bộ phận thụ cảm.
* Cấn thuộc Thái Dương nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng lồi.
* Cấn cư vùng (-) nên 1 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể.
* Quẻ Cấn mô tả: Ẩn kín, nó có thể lộ ra ngoài nếu muốn, phần lộ ra ngoài dài ngắn tuỳ ý.
Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan vị giác:
* Có 1 bộ phận thụ cảm.
* Hình thể có dạng lồi.
* 1 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể.
* Ẩn kín, nó có thể lộ ra ngoài nếu muốn, phần lộ ra ngoài dài ngắn tuỳ ý.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với chiếc lưỡi.
Lời bàn:
Chu Dịch ghi rằng "một bộ phận thụ cảm nằm phần bên dưới của cơ thể" Căn cứ vào hình thể của con người, phần bên dưới của cơ thể con người không tồn tại cơ phận nào tương thích như thế. Chỉ có chiếc lưỡi là tương thích với sự mô tả của 3 yếu tố còn lại.
Tuy vậy, từ sự mô tả của Chu Dịch, tôi cho rằng có sự tồn tại của ít nhất một giống loại sinh vật mà giác quan Vị giác của chúng nằm ở phần bên dưới của cơ thể. Điều này tôi xin dành cho các nhà Sinh Vật Học.
6. THUẦN CÀN: Khởi giác
* Ngoại quái: Có 3 vạch (+)
Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+)
Có 3 vạch (+) nên có 3 bộ phận thụ cảm.
* Càn thuộc Thái Dương nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng lồi.
* Càn cư vùng (+) nên 3 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
* Quẻ Càn mô tả: Ở khu vực cao nhất của cơ thể, 1 điểm nằm ngay đỉnh, 1 điểm nằm ở nơi từng lõm, 1 điểm nằm lệch và khuất phía sau.
Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan khởi giác:
* Có 3 bộ phận thụ cảm.
* Hình thể có dạng lồi
* 3 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
* Ở khu vực cao nhất của cơ thể, 1 cái nằm ngay đỉnh, 1 cái nằm ở nơi từng lõm, 1 cái nằm lệch và khuất phía sau.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với: gò nhô lên của đỉnh đầu, vùng thóp, vùng chẩm.
7. THUẦN KHẢM: Liễm giác
* Ngoại quái: Có 1 vạch (+) 2 vạch (-)
Là giác quan hoạt động vô thức: Nên ta xem xét vạch (-)
Có 2 vạch (-) nên có 2 bộ phận thụ cảm.
- Khảm thuộc Thái Âm nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng lõm.
- Khảm cư vùng (-) nên 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới cơ thể.
- Quẻ Khảm mô tả: Có dạng cái hố, hố có 2 vùng phân biệt, 2 vùng liên thông với nhau bằng một vùng trung gian, vùng thứ 2 sau vùng trung gian là nơi bít bùng.
Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan liễm giác:
- Có 2 bộ phận thụ cảm.
- Hình thể có dạng lõm.
- 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới cơ thể.
- Có dạng cái hố, hố có 2 vùng phân biệt, 2 vùng liên thông với nhau bằng một vùng trung gian, vùng thứ 2 sau vùng trung gian là nơi bít bùng.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với cái rốn.
Lời bàn:
Rốn thông với đầu ruột non khi còn là bào thai. Khi trưởng thành, rốn dính với ruột non qua dây chằng ở phúc mạc.
8. THUẦN KHÔN: Tái Tạo giác
- Ngoại quái: Có 3 vạch (-)
Là giác quan hoạt động vô thức: Nên ta xem xét vạch (-)
Có 3 vạch (-) nên có 3 bộ phận thụ cảm.
- Khôn thuộc Thái Âm nên hình thể bộ phận thụ cảm có dạng lõm.
- Khôn cư vùng (-) nên 3 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể.
- Quẻ Khốn mô tả: Nấp sau một cơ phận mạnh mẽ, phía bên dưới nó là khoảng trống, có điểm nằm trên cao điểm khác nằm dưới thấp, có một điểm nằm rất kín đáo ở nơi như thắt lại, điểm này nằm trong khoảng từ thắt lưng đến cổ chân, điểm này ở trong khu vực mà vật (+) và vật (-) thẳng thắn gặp nhau
Như vậy Chu Dịch mô tả cơ quan tái tạo giác:
- Có 3 bộ phận thụ cảm.
- Hình thể có dạng lõm.
- 3 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể.
- Nấp sau một cơ phận mạnh mẽ, phía bên dưới nó là khoảng trống, có điểm nằm trên cao điểm khác nằm dưới thấp, có một điểm nằm rất kín đáo ở nơi như thắt lại, điểm này nằm trong khoảng từ thắt lưng đến cổ chân, điểm này ở trong khu vực mà vật (+) và vật (-) thẳng thắn gặp nhau.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với 2 lòng bàn chân & vùng nhỏ nằm giữa bộ phận sinh dục với hậu môn (Hội Âm)
Lời Bàn:
Bản thảo đầu tiên bài viết này chỉ trình bày công việc xác định ba giác quan thứ 6, thứ 7 & thứ 8. Công việc luận giải ở giác quan Khởi Giác cho thấy cơ quan thụ cảm nằm ở phần đỉnh đầu. Điều này tương hợp với một số phát hiện gần đây về khả năng tồn tại của một giác quan chưa rõ chức năng nằm ở bên trong, vùng đỉnh đầu. Nhưng khi việc luận giải cho kết quả Liễm Giác nằm ở vùng rốn, và Tái Tạo Giác nằm ở vùng Hội Âm & 2 lòng bàn chân thì tôi đã hết sức ngạc nhiên ! Bởi vì, ngay trong tưởng tượng trước đó, tôi cũng không hề nghĩ rằng cơ quan thụ cảm của hai giác quan lại nằm ở hai vùng khá ngộ nghĩnh này !
E ngại rằng có thể có sai lầm về cách đặt đầu đề bài, tôi đã cho kiểm chứng phương pháp luận giải này với 5 giác quan thông thường thì kết quả cho hoàn toàn trùng khớp.
Với kết quả xác định được sự tồn tại ba giác quan thứ 6, thứ 7, thứ 8 từ Chu Dịch, thiết nghĩ rằng còn phải chờ khoa học tương lai kiểm chứng.
Chu Dịch với Đại Dịch AIDS
Trong bài viết này tôi nêu ra 3 vấn đề sau :
1. Chu Dịch có hình thái mô tả qui luật hoạt động của Hệ miễn dịch con người ?
2. Chu Dịch nói gì về phương cách sử dụng kháng sinh diệt khuẩn ? Một phương cách diệt khuẩn khác Chu Dịch có đề cập đến ?
3. Khả năng của Hệ miễn dịch cơ thể trước hội chứng Aids, Chu Dịch nói gì ?
1. Chu Dịch có hình thái mô tả cơ chế hoạt động của Hệ miễn dịch ?
Sơ lược cơ chế hoạt động của Hệ miễn dịch :
Bạch cầu đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động ngăn chận, diệt khuẩn, vật lạ, kháng nguyên xâm nhập cơ thể. Bạch cầu có 5 loại chia làm 2 nhóm :
- Nhóm Một: Hoạt động ngăn chận, diệt kháng nguyên xâm nhập không mang cơ chế "Nhớ", gồm có: Bạch cầu trung tính, Bạch cầu ưa acid, Bạch cầu ưa baz, Bạch cầu mono.
- Nhóm Hai: Hoạt động ngăn chận, diệt kháng nguyên có cơ chế "Nhớ". Cơ chế "Nhớ" tạo lập cơ chế kháng khuẩn thứ phát. Cơ chế này giúp cơ thể có khả năng miễn dịch mạnh và lâu dài hơn. Cơ chế này được vận dụng để điều chế vaccine (Vắc xin) chủng ngừa. Chúng là bạch cầu Lympho B & bạch cầu Lympho T. Lympho T đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ miễn dịch tế bào
Sơ đồ hoạt động kháng khuẩn của bạch cầu
Kháng nguyên (Vật lạ đối với cơ thể)
Đại thực bào (Từ mono bào)
kích hoạt bạch cầu Lympho bào gốc
(1)
Lympho bào gốc tiến vào các mô kích hoạt các lympho bào tự do cư trú ở mô cùng với các bạch cầu khác
Chống lại kháng nguyên
Một số lympho bào gốc chuyển thành lympho bào "Nhớ"
(2)
Hình thành kháng thể có khả năng chống mạnh & lâu dài hơn so
với lympho bào gốc
(1) Cơ chế kháng khuẩn tiên phát.
(2) Cơ chế kháng khuẩn thứ phát.
Qui luật Tự vệ của hình thái SƯ:
- Từ hào 1 à hào 3 : Giai đoạn tự vệ tiên phát.
Mô tả kết quả : Thua.
Thua có 2 trường hợp: Thua không hoàn toàn & thua hoàn toàn (bỏ mạng).
- Từ hào 4 à hào 5 : Giai đoạn tự vệ thứ phát.
Mô tả kết quả :
Nếu thua không hoàn toàn ở giai đoạn tự vệ tiên phát thì sẽ: Toàn thắng ở hào 5 với điều kiện người cầm tướng soái phải có kinh nghiệm trận mạc; sẽ thua hoàn toàn (bỏ mạng) nếu kinh nghiệm trận mạc không có.
Nhận xét:
1. Hình thái Sư mô tả đúng 2 giai đoạn hoạt động đề kháng của cơ thể: Cơ chế tiên phát & cơ chế thứ phát.
2. Hình thái Sư mô tả đúng kết quả của cơ chế đề kháng tiên phát: Hoặc chết ngay do sức đề kháng yếu, hoặc cầm cự một khoảng thời gian đủ để cơ thể tạo ra kháng thể (Cơ chế thứ phát)
3. Hình thái Sư mô tả đúng kết quả của giai đoạn sau của cơ chế thứ phát: Nếu tạo ra được kháng thể tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt, nếu không, cơ thể sẽ bị tác nhân gây bệnh tấn công toàn diện gây tử vong.
Lời bàn
Hình thái Tự vệ của Sư được viết ở dạng ngôn từ khá thô thiển, câu trước câu sau, hào trước hào sau với những câu chữ được viết không ăn nhập gì với nhau! Và điều này xuất hiện ở khắp 64 hình thái. Vì sao như vậy ? Tôi xin lý giải điều này như sau:
Giả thuyết của tôi vẫn cho rằng đã có một nền văn minh kỹ thuật cao xuất hiện khi tổ tiên loài người còn giao tiếp chủ yếu bằng động tác và hình vẽ, hoặc có thể trễ hơn ở ngay thời nhà Chu. Họ đã lưu lại cho những người thời đại nhà Chu (Trung Hoa) 64 hình thái & qui luật. Để nhanh chóng thực hiện công việc chuyển giao, ngôn ngữ hình vẽ là phương thức nhanh nhất được chọn. Tức là, 64 hình thái & qui luật được họ thể hiện bằng hình vẽ. Từ hình vẽ, người thời đại nhà Chu viết lại bằng ngôn ngữ thời ấy.
Tôi lấy 1 ví dụ để minh chứng cho giả thuyết này :
Định luật chuyển hoá & bảo toàn năng lượng viết:
"Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. Chúng chuyển hoá và bảo toàn từ dạng này sang dạng khác"
Hoặc một cách viết khác:
Vật chất & năng lượng hoán đổi mà không tiêu hao.
Hoặc thể hiện bằng hình vẽ:
Hình 1: Cái hồ đầy nước.
Hình 2: Nước trong hồ bốc hơi vơi dần với đám mây hình thành phía trên.
Hình 3: Đám mây lớn phía trên cái hồ đã cạn.
Hình 4: Mưa đổ từ đám mây xuống cái hồ.
Hình 5: Mây không còn, cái hồ đầy nước như cũ.
Trong Chu Dịch có hình thái Thuần Khảm với hào 5, 6 viết như sau:
Hào 5: Nước hiểm chưa đầy, khi đầy rồi thì khỏi hiểm.
(mô tả được khái niệm "Chuyển hoá")
Hào 6: Bị trói bằng dây thừng to, lại đặt vào bụi gai, không ra được.
(mô tả được khái niệm "Bảo toàn")
Ta thấy cái cách hình thái Thuần Khảm mô tả định luật bào toàn & chuyển hoá năng lượng tương tự như khi ta nhìn vào 5 hình vẽ trên mà viết lại, chỉ khác ở cách dùng từ.
Giả thuyết này lý giải được vì sao các câu chữ, hào từ trong Chu Dịch rời rạc như được mô phỏng viết lại từ những bức vẽ. Điều này đồng nghĩa rằng: Người thời nhà Chu chỉ có công mô phỏng viết lại một tác phẩm có xuất xứ từ một nền văn minh kỹ thuật cao.
2. Chu Dịch nói gì về phương cách sử dụng kháng sinh diệt khuẩn ? Một phương cách diệt khuẩn khác Chu Dịch có đề cập đến ?
Qui luật Trông cậy của hình thái Di mô tả giai đoạn cuối như sau :
Hào 5: Không vượt sông lớn được.
Hào 6: Thiên hạ nhờ mình mà được nuôi, trách nhiệm của mình như vậy, nên phải thường lo lắng.
Nhận xét từ 2 lời hào trên:
- Liệu pháp kháng sinh không không phải là công cụ điều trị bệnh tật hoàn hảo.
- Liệu pháp này luôn trong tư thế "Chạy đuổi".
- Liệu pháp kháng sinh sẽ "Đuối sức" với những chủng loại khuẩn có khả năng đột biến nhanh.
Qui luật Chận Lại của hình thái Đại Súc mô tả phương thức diệt khuẩn khác :
Hào 5: Như thể ngăn cái răng nanh con heo đã thiến.
Hào 6: Sao mà thông suốt như đường trên trời vậy.
Nhận xét từ 2 lời hào trên:
- Hình thái Đại Súc đề nghị: Ngăn chận tác nhân gây nhiễm bằng phương thức "Thiến", tức là ngăn chận khả năng sinh sản, tái sinh của ký sinh trùng, vi khuẩn, siêu vi. Với phương thức này, chúng sẽ bị "Tiệt nòi"
- Nền y khoa hiện đại đang bước vào lãnh vực điều trị bệnh băng việc sử dụng công nghệ kỹ thuật gien. Công nghệ với những kỹ thuật tác động trực tiếp vào gien có khả năng ngăn chận triệt để khả năng sinh sản, tái sinh của ký sinh trùng, vi khuẩn, siêu vi. Điều này hoàn toàn trùng hợp với phương thức mà Chu Dịch đề nghị từ 2 lời hào trên.
3. Chu Dịch nói gì về khả năng của Hệ miễn dịch trước Aids ?
Qui luật Tự vệ của hình thái Sư, xem xét trong phạm vi kháng siêu vi gây hội chứng Aids:
Hào 3: Thất trận có thể mang xác về.
Cơ chế kháng khuẩn tiên phát hoạt động, kết quả: Kháng siêu vi không nổi. Có khả năng xảy ra tình huống tử vong.
Hào 4: Rút quân về phía tả (Phía hữu đã bị vô hiệu hoá)
Trường hợp không tử vong, cơ thể sẽ tự tạo kháng thể cho cơ chế kháng khuẩn thứ phát khi rút về phía tả.
Hoà 5: Dùng người lão thành làm tướng suý, nếu dùng bọn trẻ sẽ chở thây mà về.
Cơ chế thứ phát không hình thành được, chỉ còn lại sức đề kháng của những bạch cầu thông thường mà không có kháng thể. Sẽ tử vong! Trường hợp cơ thể tạo được kháng thể, cơ chế thứ phát khởi động thì cơ hội vượt qua siêu vi nằm trong tầm tay.
Hào 6: Sau khi khải hoàn, vua ra lệnh gì liên quan đến việc mở nước trị dân không nên dùng tiểu nhân dù họ có công chiến đấu.
Cơ chế thứ phát hoạt động có hiệu quả trước siêu vi. Tiểu nhân ở đây chỉ đến những bạch cầu thông thường. Theo cơ chế, chúng sẽ chết sau khi thực bào siêu vi và bị cơ thể đào thải. Tướng suý lão thành là các lympho bào "Nhớ"_ những vaccine tự tạo của cơ thể vẫn được sử dụng một thời gian.
Rút về phía tả ? Phía tả là bên trái. Rút về bên trái sẽ có khả năng tạo ra cơ chế thứ phát. Tôi không đủ khả năng tiếp tục lý giải điều này, xin nhường lời cho những nhà chuyên môn.
Kết luận cho bài viết :
1. Qui luật Tự vệ của hình thái Sư mô tả qui luật hoạt động của 2 cơ chế kháng khuẩn: cơ chế tiên phát & cơ chế thứ phát.
2. Qui luật Trông cậy của hình thái Di cho rằng việc sử dụng kháng sinh trong điều trị không thể đạt được yếu tố chủ động cho dù nền kỹ thuật có đạt đến mức cao. Công nghệ gien và các kỹ thuật tác động gien sẽ thực hiện được điều này. Sẽ làm triệt tiêu hoàn toàn 1 bệnh tật khi can thiệp vào khả năng sinh sản, tái sinh của các tác nhân gây hại.
3. Qui luật Tự vệ của hình thái Sư cho rằng cơ thể loài người hoàn toàn có khả năng chống lại mọi tác nhân gây hại bằng việc kích hoạt khả năng kháng khuẩn của cơ chế tiên phát, đủ khả năng kích hoạt cơ chế thứ phát khi cơ chế tiên phát bị vô hiệu hoá. Để khả năng này xảy ra, Chu Dịch cung cấp những điều kiện phải thực hiện. Những điều kiện này nằm trong hào 4 của hình thái Sư.
Lời bàn:
Thuyết Âm Dương chứng minh được tính hợp lý của 386 hào từ, tôi đã làm được điều ấy bằng cơ sở luận Âm Dương (Quyển 2). Nếu bằng công cụ toán học, chúng ta chứng minh được tính hợp lý của 386 hào từ của Chu Dịch thì sẽ thật hay ! Loài người chúng ta sẽ có thêm một công cụ thật tốt để hạn chế được những rủi ro, thấy trước được kết quả các công trình nghiên cứu, giới hạn ở một số lãnh vực... Thời gian gần đây tôi có nhận được một số mail gởi từ các bạn sinh viên khoa toán, toán-tin học, công nghệ thông tin. Các bạn nêu yêu cầu giúp ý kiến về Chu Dịch để các bạn viết tiểu luận, làm luận án. Tôi rất sẵn lòng ! Hy vọng có người sẽ làm được công việc này.
CHU DỊCH VỚI NGOẠI CẢM 3
Bài viết chia 2 phần: Phần đầu trả lời những câu hỏi quý vị cùng các bạn gởi nêu lên các thắc mắc về Chu Dịch & những bài viết, phần sau tôi viết về Hệ Không Gian khác mà Chu Dịch có ghi nhận.
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Hỏi:
Năng lượng tối là gì? Hình thù nó ra sao? Nó có phải là phản vật chất không?
Trả lời:
Vật chất tối & năng lượng tối được Einstein diễn giải đưa ra ở thế kỷ trước, nhằm giải thích thoả đáng cho các phương trình vũ trụ do ông tạo lập. Hiện nay, bằng các thiết bị đo đạc, người ta đã chứng minh được dự đoán của Einstein là đúng ! Theo những tính toán gần đây vũ trụ gồm:
- 5% vật chất thường có cấu tạo nguyên tử mà chúng ta đã biết rõ và nhìn thấy được bằng các thiết bị đo đạc, chỉ có ¼ trong số này có khả năng phát sáng hay phản xạ ánh sáng.
- 95% còn lại được chia: 33% là vật chất tối (Lổ đen là một dạng vật chất tối) 67% là năng lượng tối lan toả khắp vũ trụ.
Vật chất tối & năng lượng tối có tác dụng lực ngược chiều với Lực Hấp Dẫn. Nghĩa là lực hấp dẫn kéo vạn vật về phía tâm trái đất, ngược lại, lực của năng lượng tối đẩy vạn vật lên phía trên (trời). Và lực của năng lượng tối là yếu so với lực hấp dẫn.
Chúng ta không nhìn thấy được vật chất tối & năng lượng tối. Bằng các thiết bị đo đạc chính xác hiện nay, chúng ta cũng chỉ nhìn thấy chúng gián tiếp, ví dụ như khi phát hiện ánh sáng đi từ một thiên hà đến trái đất bị bẻ cong đi 1 góc, thì người ta đoán định rằng giữa thiên hà và trái đất có tồn tại một vật chất tối, dựa theo tính toán người ta định vị vật chất tối. Tức là tất cả các hình ảnh thể hiện vật chất tối hiện nay chỉ mới là ảnh ảo dựa trên sự đoán định.
Hiểu biết về dạng vật chất này hiện nay còn rất ít.
Phản vật chất (hay phản hạt) thuộc khái niệm vật chất thông thường.
Hỏi:
Lỗ Đen trong vũ trụ chú có nói đến trong bài viết theo cháu nghĩ nó chỉ mới là giả thuyết thôi, có ai chứng minh nó là có thật đâu! Vậy thì làm sao chú có thể đoán chắc là Chu Dịch nói đúng ?
Trả lời
Tôi không phải là chuyên gia trong lãnh vực vật lý thiên văn, nên chỉ có thể trả lời theo kiến thức chung bên ngoài mà không đi vào chi tiết.
- Năm 1905, khi Einstein đưa ra lý thuyết tương đối hẹp, ông cho rằng khi một vật thể di chuyển đạt vận tốc giới hạn của ánh sáng, thì cái thời gian mà vật thể ấy đang ở trong đó, sẽ chậm hơn so với một vật thể khác di chuyển với vận tốc nhỏ. Tức là theo ông thời gian có thể "Co - Kéo" được. Không như theo cách hiểu thông thường thời gian chỉ có 1 chiều là đi tới.
- Khi Einstein đưa ra lý thuyết tương đối rộng, ông cho rằng phải tồn tại một dạng vật chất Lổ Đen. Lổ Đen mang cấu trúc 1 đầu tối đen hút vật thể vào với tốc độ ánh sáng, đầu kia phải sáng là nơi nhả vật thể ra. Nối liền 2 đầu là 1 đường hầm... Khi vật thể bị hút vào với vận tốc ánh sáng, vật thể sẽ có khối lượng lớn vô hạn. Với khối lượng & lực hấp dẫn khổng lồ, theo tính toán, nó sẽ làm đổ sụp đường hầm và phá vỡ lối ra. Nhưng theo tính toán khác, điều ấy sẽ không xảy ra. Do đó, tất phải tồn tại một năng lượng tối (Âm) giảm thiểu lực hấp dẫn. Tức là theo ông, Lổ Đen là cánh cửa để một vật thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong một thời gian rất ngắn so với quãng đường dài có thể là hàng ngàn năm ánh sáng. Và ông cũng cho rằng lổ đen là cánh cửa để đi qua một vũ trụ (Thế giới) khác trong một thời gian khác. Nghĩa là việc đi ngược dòng thời gian là hoàn toàn có thể theo lý thuyết.
- Một vấn đề nan giải nảy sinh: Giả như có 1 người đi ngược dòng thời gian về với quá khứ và sát hại ông Einstein hay ông Newton thì thế giới tương lai không thể có được như bây giờ. Thế là thế nào ? Tính toán đã sai lầm chăng? Chẳng hoá ra ví dụ này đã phủ nhận sự tồn tại của Lổ Đen & lý thuyết đi ngược dòng thời gian.
- Vật lý lượng tử đã cho câu trả lời. Theo vật lý lượng tử, thế giới tồn tại nhiều vũ trụ song song. Hiểu nôm na là 1 con người tồn tại cùng một lúc ở nhiều nơi khác nhau. Vì thế, nếu như có chuyện sát hại như thế thì vẫn còn 2 ông Einstein & Newton ở nơi khác.
Đoạn viết trên không phải là chuyện giả tưởng và cũng không phải là giả thuyết. Nó đã được tính toán trên lý thuyết rằng nó phải có, chỉ có điều là chưa được thực tế chứng minh. Nhưng không phải vì thế mà có thể phủ nhận những tính toán ấy. Bởi lẻ, nền tảng của những tính toán ấy đã và đang xây dựng nên nền khoa học kỹ thuật mà chúng ta đang được hưởng.
Chu Dịch với Thuần Khảm mô tả một dạng vật chất tối đen có cơ cấu & hoạt động y hệt như Lổ Đen của lý thuyết tương đối rộng. Vì thế, tôi nói Chu Dịch nói đúng là vậy.
Hỏi:
Chúng tôi ở nước ngoài, trước đây chỉ biết rằng Chu Dịch là quyển sách bói toán. Gần đây, có người thân gởi sang quyển Chu Dịch Dự Đoán nổi tiếng bên Trung Quốc. Chúng tôi xem quyển này vẫn thấy nói về bói toán là chính.... Nhận được và xem qua tài liệu của ông gởi, tôi thấy ông lấy Chu Dịch bàn về khá nhiều lãnh vực theo quan điểm rất lạ ! Tuy nhiên, mặc dù đã cố công đọc tài liệu này nhưng chúng tôi vẫn chưa thể hiểu được rõ lắm. Vậy nếu có thể được, ông vui lòng cho chúng tôi biết: Phần chính của bản Chu Dịch cổ là gì ? Quyển sách này nói về điều gì là chính ? Ông còn viết thêm bao nhiêu lãnh vực khác nữa ? Có cách nào hiểu dễ dàng hơn là phải cố gắng suy diễn từ những lời lẻ khó hiểu được ghi trong Chu Dịch không ? Và cuối cùng nếu có thể được, ông vui lòng trình bày chi tiết phần lý thuyết đã dùng khi ông lý giải con người có 8 giác quan ?
Trả lời:
Nội dung chính của Chu Dịch chữ Hán nằm gọn trên 5 tờ A4 . Nó là của người Trung Hoa. Người Trung Hoa gọi nó là Chu Dịch. Nhiều học giả Trung Hoa coi nó là một tài sản quý giá về khía cạnh nhân văn. Và cũng có nhiều học giả Trung Hoa cho rằng nó là một quyển sách không có giá trị gì mới, ngoài việc cung cấp phương tiện cho giới đồng bóng bói toán.
Tôi cho rằng: Chu Dịch trình bày 64 Định Luật:
- 62 định luật thông thường, mỗi định luật trình bày một hình thái vận động ở dạng qui luật 6 Giai Đoạn.
2 định luật ngoại lệ, mỗi định luật trình bày một hình thái vận động ở dạng qui luật 7 Giai Đoạn.
- Một qui luật "Lớn" duy nhất qui định trình tự từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của sự vật, hiện tượng và vũ trụ. Được thể hiện bằng trình tự của 64 định luật.
Công việc giải mã 64 định luật này tôi đang thực hiện. Với bản giải mã, mọi người có thể tiếp cận Chu Dịch dễ dàng hơn. Hy vọng công việc sẽ sớm hoàn thành.
Tôi sử dụng lý thuyết Âm Dương để trình bày phần lý giải 8 giác quan của con người. Các nguyên lý của thuyết Âm Dương không nhiều, tính luôn phần giải thích chỉ dài khoảng vài trang sách. Quí vị có thể tham khảo chúng trong các sách của Đông Y trình bày về lý luận cơ bản. Từ bài viết này, tôi sẽ cố gắng đưa các nguyên lý này vào để quý vị bạn đọc quen dần.
Sẽ còn viết bao nhiêu bài ? Điều này tuỳ thuộc vào công việc giải mã 64 định luật. Những bài viết này, về mặt chuyên môn, nó phụ trợ cho công việc giải mã tôi đang thực hiện.
Hỏi:
Âm Dương là gì? Thái Cực Đồ là gì? Đồ hình bát quái có giống với tấm kính chiếu yêu thường thấy được treo ở trước cửa nhà người Hoa không?
Trả lời:
Thuyết Âm Dương cho rằng: Vũ trụ là sự hiện hữu của 2 mặt đối lập:
- Vật chất có thuộc tính: Cứng, mạnh, sáng, rực rỡ, hưng phấn, ly tâm, hướng ngoại, lồi, nhanh nhẹn,... qui ước là Vật Chất Dương ( ----- )
- Vật chất có thuộc tính: mềm, yếu, tối, mù mờ, ức chế, hướng tâm, hướng nội, lõm, chậm chạp,... qui ước là Vật Chất Âm ( -- -- )
Thuyết Âm Dương cho rằng: Vũ trụ không tồn tại Dương tuyệt đối hay Âm tuyệt đối khi vận động.
Thái Cực Đồ là đồ hình giản lược trình bày ý niệm trên:
- Một bên sáng, biểu thị Vật Chất Dương. Có 1 điểm đen nhỏ biểu thị Vật Chất Âm
.
- Một bên đen, biểu thị Vật Chất Âm. Có 1 điểm sáng nhỏ biểu thị Vật Chất Dương.
Kích thước lớn, nhỏ chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.
- Tính tuyệt đối có tồn tại ở trạng thái tĩnh & đơn lẻ, như khi ta nói vận tốc ánh sáng là vận tốc tuyệt đối, điều này là đúng đối với thuyết tương đối. Hay mọi vật sẽ rơi tự do dưới lực hấp dẫn của trái đất, điều này là tuyệt đối đúng chỉ ở vật lý cổ điển.
Thuyết Âm Dương cho rằng: Để tồn tại Vật Chất Dương & Vật Chất Âm phải vận động.
Khi chúng vận động, ta có 4 đồ hình từ ( ---- ) & ( -- --) là:
----- -- -- ------ -- --
----- -- -- -- -- ------
4 đồ hình này được gọi là Tứ Tượng.
Từ Tứ Tượng vật chất tiếp tục vận động biến dịch (Như khi ta ghép các số liệu bên toán xác suất)
----- -- -- ----- -- -- ----- -- -- ----- -- --
----- ----- -- -- -- -- ----- ----- -- -- -- --
----- ----- ----- ----- -- -- -- -- ----- -- --
8 đồ hình trên được gọi là Bát Quái.
Cực kỳ đơn giản! Chu Dịch khái quát toàn bộ vật chất của vũ trụ vào 8 đồ hình cơ bản này.
Việc có ai đó lấy đồ hình bát quái sử dụng cho mục đích niềm tin, tín ngưỡng không phải là việc làm của phái Dịch Học.
Hỏi:
Vì sao việc ghép dừng lại 3 vạch cho mỗi đồ hình mà không phải là 4,5 hay 6,7 ?
Trả lời:
Chu Dịch có một nguyên lý cơ bản mà đồ hình cơ bản phải dừng lại ở 3 vạch. Nguyên lý ấy có tên gọi là Thiên Địa Nhân (Hay Tam Tài) Nguyên lý ấy nói rằng vật chất vận động trong môi trường gồm 3 yếu tố:
1. Yếu tố Thời gian (Thiên)
2. Yếu tố Không gian (Địa)
3. Yếu tố Khả năng vận động của vật chất (Nhân)
Đồ hình cơ bản 3 vạch thể hiện 3 yếu tố của nguyên lý. Vì thế, không thể là 4,5 hay 6,7. Hiểu theo một cách khác: Mỗi đồ hình thể hiện một khối vật chất cơ bản, 8 đồ hình là 8 khối vật chất cơ bản của vũ trụ.
Hỏi:
Nhận định của ông cho rằng Chu Dịch là bản chép lại từ một bản hình vẽ có xuất xứ từ một nền văn minh đã phát triển cao, vậy thì những học thuyết như Âm Dương, Tam Tài xây dựng nên Chu Dịch, chúng có từ đâu ?
Trả lời:
Những khai quật di tích cho thấy rằng có vẻ như người Trung Hoa đã hiểu Âm Dương từ rất lâu trước khi có quyển Chu Dịch. Tuy nhiên, điều ấy không thể cho rằng Chu Dịch do người Trung Hoa tạo ra là cách giải thích duy nhất. Vẫn còn có cách giải thích khác cho vấn đề này.
Nhận định chính thống hiện nay cho rằng Chu Dịch là do hai cha con Chu Văn Vương & Chu Đán (Chu Công) sắp xếp hoàn chỉnh lại là hoàn toàn phi lo-gic ! Vì 2 lý do sau:
1. Quyển Chu Dịch không thể được viết rời rạc trước đó rồi sắp xếp lại cho hoàn chỉnh. Nhìn tổng thể Chu Dịch, nó đã được viết nên từ một cái sườn, một cái khung đã định hình ban đầu.
2. Tri thức nằm trong Chu Dịch hoàn toàn bất tương xứng với trình độ hiểu biết vào thời kỳ ấy.
Vì lẻ đó, tôi ngờ rằng Chu Dịch không phải là sản phẩm sắp xếp hoàn chỉnh của hai cha con Chu Văn Vương. Những bài viết trước đó và sau này của tôi là đi chứng minh & lý giải cho sự ngờ vực ấy !
Tôi cho rằng Ý niệm Âm Dương trước Chu Dịch mang tính sơ khai. Chỉ khi có Chu Dịch ý niệm này mới phát triển thành học thuyết. Nhìn vào Chu Dịch, chúng ta sẽ thấy được tất cả khởi nguồn của: Thuyết Âm Dương, Khổng Học, Lão Tử, Tam Tài, Ngũ Hành, Thuyết Chủ Vị.... Sau đó, họ đã dùng những học thuyết này quay lại để lý giải Chu Dịch.
Hỏi:
Tôi là Lương Y. Trong các sách dù trực tiếp hay gián tiếp đều ám chỉ lý luận cơ bản của Đông Y có nguồn gốc từ Chu Dịch. Thuyết Âm Dương, Khí Hóa hay thuyết Thiên Địa Nhân thì có thể, riêng Ngũ Hành tôi cho rằng không thể. Và cũng không có quyển sách nào cho biết Ngũ Hành có từ đâu. Đọc tài liệu của ông tôi thấy rất thú vị... Ông có thể vui lòng cho biết quan điểm của ông về Ngũ Hành qua Chu Dịch ?
Trả lời:
Tôi cũng giống như trường hợp của ông (và có lẻ còn nhiều người khác) khi học lý luận cơ bản Đông Y, Ngũ hành được xem như một nguyên lý phải chấp nhận trước. Thậm chí ngay trong giáo trình chính qui, để giải thích sự tồn tại của nó, người ta lại đem nguyên lý Hồi tác (Feed back) ra để minh chứng cho sự tồn tại của Ngũ Hành !
Trong khi đi lý giải cho tính hợp lý và sự tồn tại hiển nhiên của Tiên Thiên & Hậu Thiên Bát Quái Đồ, tôi mang cảm nhận rằng Ngũ Hành ở đâu đây trong Chu Dịch. Và chỉ mới đây, tôi phát hiện đồ hình Ngũ hành nằm ngay trong Chu Dịch !
Người Trung Hoa xưa kia đã tìm ra Ngũ hành từ Chu Dịch ? Hay Ngũ Hành là quà tặng đi kèm của nền văn minh cao kia ?
Các nhà khảo cổ học xác nhận trước nhà Chu, là nhà Thương, chưa hề có đồ hình bát quái của Chu Dịch. Sử liệu cũng cho biết rằng đời nhà Chu sử dụng 3 loại Dịch để bói: Liên Sơn Dịch, Qui Tàng Dịch & Chu Dịch. Chu Dịch đã hay đến thế, hai quyển kia chắc chẳng kém. Nhưng tiếc rằng chúng, 2 quyển ấy, đã thất truyền !
Trong quyển 2, tôi sẽ trình bày một quan điểm khác về mối liên hệ giữa âm dương, ngũ hành với Chu Dịch.
Hỏi:
Trong các sách dạy dự đoán của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, Ngũ hành được sử dụng rất nhiều và thường xuyên. Trong tài liệu của ông không thấy nói đến. Vì sao như vậy? Mong được ông giải thích.... Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ sinh Kim còn có thể gượng ép mà chấp nhận, thế còn Thuỷ sinh Mộc thì tôi không hiểu. Nghe thật vô lý !
Trả lời:
Tôi chưa chứ không phải không đưa. Bởi lẻ Chu Dịch đã rất khó đọc lại thêm cái Ngũ hành nữa khiến bạn đọc chưa biết gì về Chu Dịch sẽ rối tinh lên.
Vấn đề này thật ra rất đơn giản ! Nếu ta thay 5 cái tên nghe kỳ quặc Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ bằng 5 con số 1,2,3,4,5 thì sẽ như vầy:
5 sinh 1 và 1 sinh 2 thì 5 khắc 2
1 khắc 3 và 3 khắc 5 thì 5 sinh 1
Đọc như thế thì khó nhớ quá ! Người Trung Hoa xưa kia đã nghĩ ra cái cách đặt tên như trên, dễ nhận biết và dễ nhớ hơn. Tức là, chúng là những cái tên, chỉ có vậy !
Thật ra không phải chỉ có Đông Y mới sử dụng Ngũ Hành. Tây Y, nền y học hiện đại, vẫn thường xuyên sử dụng một nguyên lý tương tự nhằm lý giải các mối tác động qua lại của các phản ứng sinh hoá học trong cơ thể con người, được gọi cơ chế Hồi tác (Feed back)
Hỏi:
Ông chứng minh rằng con người có 2 cánh tay, nhưng sinh vật có những loài đâu chỉ có 2, như loài bạch tuộc có rất nhiều vòi, hay như côn trùng có rất nhiều chân, chúng đâu có tay. Chu Dịch chỉ đúng cho con người thôi à ? Ông giải thích như thế nào về điều này ?
Trả lời: Chúng ta hãy đi vào phần cơ bản sẽ rõ ngay:
- Mỗi vạch ( ---- ) hay vạch (-- --) trong Chu Dịch được biểu thị cho 1 dạng, 1 nhóm, 1 khối vật chất,..... Không chỉ là 1 cái.
- Nên khi kết luận tôi ghi rằng con người có 2 bộ phận thụ cảm xúc giác, chứ không phải là 2 bàn tay.
- Bàn tay là tên định danh cho bộ phận trên cơ thể. Bàn tay mang 2 bộ phận thụ cảm xúc giác, chứ không phải bàn tay là cơ quan xúc giác.
- Tôi không biết nhiều về sinh vật học, nhưng căn cứ vào Chu Dịch tôi cho rằng loài vật khác cũng vậy. Cho dù có nhiều vòi hay nhiều chân cũng chỉ có 2 nhóm bộ phận thụ cảm xúc giác.
- Bạch tuộc mang bộ phận thụ cảm Vị giác ở trên 8 chiếc vòi với những giác hút. Điều này hoàn toàn đúng khi qua Chu Dịch tôi đã phát hiện rằng: Có tồn tại những loài sinh vật mà cơ quan thụ cảm vị giác nằm ở phần dưới của thân mình (Xem Ngoại cảm 2)
HỆ KHÔNG - THỜI GIAN KHÁC
- Một tổng kết mới đây của Viện hàn lâm Quốc gia Mỹ đưa ra "11 câu hỏi cuối cùng" về vũ trụ, làm định hướng nghiên cứu trong thời gian tới. Các câu hỏi này được những nhà khoa học hàng đầu của ba trung tâm nghiên cứu lớn của Mỹ phác thảo ra: Cơ quan hàng không vũ trụ, Bộ Năng lượng và Quỹ khoa học Quốc gia. Ở câu hỏi thứ 9:
Có các hệ không - thời gian khác không?
Để hình dung được hệ không - thời gian khác là thế nào đã có một ví dụ sau: Giả thiết khi ta sút quả bóng vào hệ không - thời gian 2 chiều, thì người ở sống ở hệ ấy chỉ có thể nhìn thấy 1 điểm đen phẳng lì xuất hiện trong khoảng thời gian tích tắc khi quả bóng tiếp xúc với hệ 2 chiều. Tức là, tất cả họ chỉ nhìn thấy điểm đen phẳng ấy, ngoài ra họ không thấy gì. Tương tự, chúng ta sống trong hệ 3 chiều không thể thấy rõ những gì trong hệ 4 chiều nếu nó có tồn tại.
- Trong cuộc truy tìm hài cốt liệt sỹ gần bãi biển thuộc khu vực miền Trung. Sau khi mục kích trực tiếp khả năng đặc biệt chỉ dẫn chính xác địa điểm chôn cất, tên tuổi của các liệt sỹ đã mất hơn 40 năm qua. Ông chủ tịch hội Trường Sinh Học Việt Nam hỏi cậu bé 14 tuổi:
- Làm thế nào cháu có thể biết được những mẫu xương nằm lẫn lộn này là của ai mà trả lời nhanh vậy ?
- Họ nói cho cháu biết.
- Họ là ai ?
- Những người mấy chú đang đi tìm ấy.
- Họ đang ở đâu ?
- Họ đang đứng quanh đây.
- Cháu nói chuyện với họ được à ?
- Không, cháu chỉ nghe họ nói thôi.
Giới khoa học có ghi nhận những trường hợp xảy ra tương tự như thế ở các nơi khác trên thế giới. Họ ngờ rằng có sự tồn tại một thế giới khác mà vài người có khả năng tiếp xúc với thế giới ấy.
- Quẻ ngoại lệ Thuần Càn với qui luật 7 giai đoạn. Hào thứ 7 :
"Kiến quần Long vô thủ, cát"
Dịch nghĩa: Thấy bầy rồng không đầu. Tốt
Lời hào thật tối nghĩa ! Nó đã được bàn cãi rất nhiều suốt mấy ngàn năm qua. Tác giả Nguyễn Hiến Lê có thu thập một số cách giải thích của các nhà Dịch học cổ kim: Những nhà Dịch học giải thích lời hào này trên quan điểm triết học, tư tưởng, đạo làm người, thuật làm tướng. thì càng thấy tối nghĩa hơn, đến bí lối !
Tôi chú ý đến lời giải nghĩa của cụ Phan Bội Châu: "Rồng không đầu ý nói rồng ẩn hiện trong mây, nên không thấy rõ hình dáng của rồng" Lời giải này rất gần với ý tưởng một thế giới khác.
- Quan điểm trình bày của tôi với lời hào thứ 7 quẻ Thuần Càn như sau:
Để kiến giải lời hào thứ 7, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của 6 lời hào trước đó. Để hiểu rõ được 6 lời hào này, ta cần xác định rõ mục tiêu cho công việc kiến giải. Mục tiêu rõ đó được hiểu là sự vận động của 6 lời hào phải được kiến giải trong một phạm trù cụ thể. Phạm trù cụ thể được chọn ở đây là Đời Người. Ta bắt đầu xem xét:
Hào 1: Rồng ở ẩn, chưa dùng được.
Thai nhi nằm trong bụng người mẹ.
Hào 2: Rồng bước ra ngoài trời rộng, ra mắt người trên.
Đứa trẻ chào đời.
Hào 3: Người quân tử (lúc này không được coi là rồng nữa) hăng hái làm việc. Đến tối vẫn còn thận trọng như lo sợ, nhưng không lỗi.
Đứa trẻ học hành.
Hào 4: Rồng (trở lại là rồng) bay nhảy, có khi lên cao, khi nằm dưới đáy vực.
Đã có một vị trí riêng trong xã hội. Biết tiến thoái đúng mức.
Hào 5: Rồng lên cao. Cùng với các người trên.
Ở tuổi được xem là người trên (Người có tuổi)
Hào 6: Rồng lên cao quá, có hối hận.
Tuổi thọ cuộc đời. Qua đời.
Để kiến giải hào 7, ta xem cấu tạo của hào 7:
Hình thái vận động của hào thứ 7 có lối vận động riêng biệt. Riêng biệt như thế này:
- Nó vận động thoát sang vùng khác. Từ vùng Dương thoát qua vùng Âm.
- Chúng thoát như sau: Toàn bộ 6 hào dương (+) chuyển thành 6 hào âm ( - ) 6 hào âm này được gọi là hào thứ 7. Hào thứ 7 lúc này đã nằm trong vùng Âm.
- Hào 7 nằm trong vùng Âm. Theo Âm Dương, vật thể vẫn còn tồn tại, tồn tại trong vùng Âm.
Vậy tôi Kiến giải hào 7 như sau:
Hào 7: Thấy bầy rồng không đầu. Tốt.
"Người đã qua đời" tồn tại trong một " Không Gian Khác" Ở không gian này, "Người đã qua đời" vẫn trông thấy loài người chúng ta, nhưng trông thấy không rõ ràng. Họ có cuộc sống tốt đẹp.
Kết luận:
1. Lời giải thích lời hào thứ 7 Thuần Càn của cụ Phan Bội Châu rất thoả đáng. Nhìn thấy bầy rồng không đầu phải được hiểu là thấy không rõ hình dáng bầy rồng.
2. Chu Dịch cho rằng vẫn tồn tại một thế giới khác, để con người chúng ta hiện hữu trong thế giới ấy sau khi sống qua giai đoạn thứ 6. Ở thế giới ấy, "Con Người" vẫn trông thấy con người chúng ta với hình dáng không rõ ràng.
3. Nếu vào được thế giới này, con người sẽ có cuộc sống tốt đẹp (?)
4. Sự vận động hình thái Thuần Càn dành cho giới tính Nam.
Lời bàn:
- Chu Dịch, bản sao chép từ một nền văn minh phát triển cao cho rằng sau khi chết con người vẫn tồn tại trong một không gian khác.
- Các tính toán lý thuyết hiện đại cũng cho thấy rằng có sự tồn tại những vũ trụ khác. Liệu những vũ trụ khác ấy có tồn tại hệ không - thời gian, sự sống khác không ?
Chu Dịch cho rằng có.
- Hình thái Thuần Khôn mô tả sự hiện hữu của giới tính Nữ ở hệ Không - Thời gian khác thật lạ thường ! Tôi sẽ đề cập đến hình thái này trong một quyển sách khác khi tìm hiểu về cấu trúc cơ bản của Chu Dịch.
*************************************
CÔNG BỐ CƠ SỞ LUẬN CỦA CHU DỊCH
LỜI NÓI ĐẦU
Bên Đông Y, các nguyên tắc, phương pháp chẩn trị dựa trên 5 học thuyết cơ bản: Âm Dương, Ngũ Hành, Khí Hoá, Tam Tài, Chủ Vị & 2 học thuyết chuyên biệt: Tạng Tượng, Kinh Lạc.
Dự Đoán Học Trung Hoa có 5 học thuyết cơ bản tương tự như Đông Y.
Đông Y được ca tụng, nhưng không ai chấp nhận nó là một môn khoa học chính thống. Dự đoán học Trung Hoa cùng chung số phận như vậy. Bởi hai môn học này giống như đứa bé khi người ta hỏi nó từ đâu ra, nó chỉ vào mẹ nó, "Ra bằng cách nào?" thì nó không biết !
5 học thuyết cơ bản của Đông Y & Dự Đoán Học Trung Hoa từ đâu ra thì được chỉ qua Chu Dịch. Thế Chu Dịch tạo ra 5 học thuyết cơ bản ấy bằng cách nào thì... không biết. Nếu có cắc cớ hỏi ngược lên cơ sở luận của Chu Dịch là gì thì mù tịt !
Nội dung quyển sách này nói ngược lại những gì 3000 năm nay đã nói. Nó phủ nhận điều khẳng định trước nay cho rằng 5 học thuyết cơ bản có từ Chu Dịch.
Tôi chứng minh điều ngược lại:
Chu Dịch được tạo nên từ 5 học thuyết : Âm Dương, Ngũ Hành, Khí Hoá, Tam Tài, Chủ Vị.
Và tôi đã cố gắng đi xa hơn khi xác lập học thuyết thứ 6: Lý Thuyết Chuyển Vùng.
Có thể sẽ có nhiều điều để bàn cãi, nhưng tôi thật sự tin tưởng rằng những điều tôi đã làm là hợp lý !
CHƯƠNG 2 : CHU DỊCH DỰ ĐOÁN HỌC
Môn học Chu Dịch Dự Đoán đưa ra khá nhiều cách thức lập quẻ để dự đoán, điển hình là Mai Hoa Dịch Số của Thiệu Khang Tiết (Thiệu Ung) Tham khảo 1 số sách trong nước và nước ngoài, tôi chọn ra 3 cách lập quẻ cơ bản :
1. Gieo 3 đồng tiền: Dự đoán ý thức & tiềm thức của người gieo đồng tiền.
2. Gieo theo phương vị: Dự đoán suy nghĩ của người bị đoán.
3. Gieo theo thời gian: Dự đoán diễn tiến sự việc.
LỜI BÀN :
- Xưa kia, các mưu sĩ, quân sư tài giỏi thường chuộng cách gieo quẻ theo chữ viết, câu nói (tương tự như khi gieo đồng tiền) Do cách gieo này nhận biết chính xác tâm thức của Vua Quan, nên dễ lấy được nhanh lòng tin. Nhưng khi lâm sự, cách gieo trên không mang lại hiệu quả cao do phải vận dụng 3 lần dự đoán: Dự đoán tâm thức, căn cứ vào tâm thức dự đoán hành vi, căn cứ vào hành vi dự đoán kết quả sự việc. Nếu gieo theo thời gian, ta chỉ cần 1 lần dự đoán, dự đoán diễn tiến & kết quả của sự việc. Những cẩm nang đi đường chỉ mở ra xem vào một thời điểm nhất định, được ghi trong các câu chuyện về Khổng Minh, Trương Lương... hoàn toàn không phải là chuyện hoang đường. Nó được vận dụng từ cách gieo quẻ theo thời gian của môn Chu Dịch Dự Đoán Học.
- Ngày nay, đa phần những người hoạt động bói toán vẫn thường thích sử dụng cách gieo quẻ theo đồng tiền là điều dễ hiểu. Nó nắm bắt được ngay tâm thức của người đến xem bói.
- Trong bài này, tôi viết về môn học dự báo. Những chi tiết hoang đường, kỳ bí, huyền hoặc không phù hợp với lý luận cơ bản tôi không đề cập đến.
Môn học này dự đoán cái gì ?
1. Dự đoán về Tôi (Ngôi thứ nhất)
2. Dự đoán về Người khác (Ngôi thứ hai)
3. Dự đoán Sự Kiện (Ngôi thứ ba)
Để dự đoán, ta cần có những thông tin nào ?
1. Ngôi thứ nhất: Nhận thông tin qua 3 đồng tiền.
2. Ngôi thứ hai: Nhận thông tin qua phương hướng.
3. Ngôi thứ ba: Nhận thông tin qua thời gian.
Có thông tin, ta đi lập bài toán dự đoán :
TẠO LẬP BÀI TOÁN DỰ ĐOÁN
Tạo lập bài toán cho dự đoán ngôi thứ nhất:
Thực hiện các bước sau:
1. Chọn 3 đồng tiền có chất liệu giống nhau, bằng đồng (Cu)
2. Qui ước mặt hình là âm ( __ __ ), mặt chữ là dương ( _____ )
3. Đặt 3 đồng tiền vào 2 lòng bàn tay khoảng 1 phút. Gieo chúng lên mặt phẳng bất kỳ. Nếu:
3 mặt hình, ta ghi: ___ ___ x
3 mặt chữ, ta ghi: _______ x
2 hình 1 chữ, ta ghi: _______
2 chữ 1 hình, ta ghi: ___ ___
Sau khi gieo 6 lần, giả thử ta có đồ hình:
_______x ___ ___x
___ ___ ___ ___
___ ___x _______x
_______ _______
_______ _______
___ ___ ___ ___
_______ _______
Đồ hình 1 Đồ hình 2
* Qui ước ghi từ dưới lên.
* Đảo ngược các thanh dấu x, ta có đồ hình 2.
* Trường hợp không có x sau khi gieo, ta chỉ có 1 đồ hình duy nhất. Ví dụ:
_______
___ ___
___ ___
___ ___
___ ___
___ ___
Đồ hình không có x
Ta gọi tên chúng (xem bảng 2 & 3)
_______x ___ ___x
___ ___ ___ ___
___ ___x _______x
_______ _______
_______ _______
___ ___ ___ ___
_______ _______
Sơn Hoả Bí Lôi Hoả Phong
Tạo lập bài toán dự đoán cho ngôi thứ hai
Thực hiện các bước sau:
* Người chuyển động: ta lấy hướng sau lưng họ.
* Người ngồi: ta lấy hướng trước mặt họ.
Ví dụ: Ông lão đi từ hướng Tây nam đến vào lúc 12h trưa.
Ta lập bài toán như sau:
Ông lão: Thiên ; Tây nam : Địa (xem bảng 2)
Thiên: 1 ; Địa: 8 (Xem bảng 2)
12h trưa: 7 (xem bảng 1)
Ta làm phép tính:
1 + 8 + 7 = 16
16 : 6 có số dư x = 4
Ta có:
_______ _______
_______ _______
_______x ___ ___x
___ ___ ___ ___
___ ___ ___ ___
___ ___ ___ ___
Thiên Địa Bỉ Phong Địa Quán
Tạo lập bài toán dự đoán ngôi thứ 3
Ví dụ: 8h sáng ngày 27-8 năm Nhâm Ngọ
8h sáng: 5
Nhâm: 9
Ngọ: 7
* 27 + 8 + 9 = 44
44 : 8 dư 4 (Lôi)
44 + 5 = 49
49 : 8 dư 1 (Thiên)
49 : 6 dư 1 (x = 1)
___ ___ ___ ___
___ ___ ___ ___
_______ _______
_______ _______
_______ _______
_______x ___ ___x
Lôi Thiên đại Tráng Lôi Phong Hằng
* 27 + 8 + 7 = 42
42 : 8 dư 2 (Trạch)
42 + 5 = 47
47 : 8 dư 7 (Sơn)
47 : 6 dư 5 (x = 5)
___ ___ ___ ___
_______x ___ ___x
_______ _______
_______ _______
___ ___ ___ ___
___ ___ ___ ___
Trạch Sơn Hàm Lôi Sơn Tiểu Quá
KỸ THUẬT DỰ ĐOÁN
Theo các bước sau :
1. Nêu vấn đề cần dự đoán ở dạng câu hỏi. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng.
2. Xem nghĩa của 2 quẻ Chủ nhằm xác định suy nghĩ, thái độ, hành động của những người trong cuộc & diễn biễn của sự việc vào thời gian đầu.
3. Xem nghĩa của 2 quẻ Biến nhằm xác định suy nghĩ, thái độ, hành động của những người trong cuộc & diễn biến của sự việc ở thời gian sau.
4. Căn cứ vào (1) (2) (3) đưa ra lời dự đoán.
Ví dụ 1 : 20h ngày 20 - 10 Nhâm Ngọ, 2 bên thương thảo lại giá cả mua bán theo đề nghị của Bên A. Bên A là người bán. Cuộc thương thảo kết thúc nửa giờ sau đó. Tôi muốn biết kết quả cuộc thương thảo ấy.
Câu hỏi : Kết quả cuộc thương thảo ấy ra sao?
Lập bài toán dự báo, ta có:
- 2 quẻ Chủ : Vị tế (Chưa xong) ; Quán (Bày tỏ)
Luận : Một bên bày tỏ quan điểm của mình nhưng chưa hoàn tất.
- 2 quẻ Biến : Giải (Giải thích) ; Hoán (Tan vỡ)
Luận : Một bên đưa lý lẻ nhằm giải thích. Cuộc họp tan vỡ không có kết quả.
Dự Đoán :
Cuộc họp do yêu cầu của Bên A, cho nên việc bày tỏ quan điểm là ở bên A. Bên A bày tỏ chưa xong thì xuất hiện lời giải thích. Lời giải thích này tất nhiên là ở bên B. Lời giải thích ở bên B đưa ra đã khiến cuộc họp tan vỡ.
Bên A là bên bán, ta suy ra bên A muốn nâng giá bán. Và bên B đã không chấp nhận điều ấy khiến cuộc họp không đem lại kết quả.
Ví dụ 2 : Vẫn ví dụ trên, nhưng cuộc họp kéo dài qua khung giờ sau (21h). Cho biết kết quả.
Câu hỏi : Kết quả cuộc thương thảo ra sao ?
Lập bài toán dự báo, ta có :
- 2 quẻ Chủ : Tiểu Súc (Cản ngăn) ; Phong (Phát triển)
Luận : Một bên cho biết rằng họ có thể sẽ phát triển giải pháp nhằm cản ngăn đề nghị của bên kia.
- 2 quẻ Biến : Tốn (Vâng thuận) ; Chấn (Chấn động)
Luận : Một bên chấn động phải vâng thuận theo bên kia.
Dự Đoán :
Ta có 2 trường hợp:
1. Trường hợp thứ nhất : Nếu bên A là người cung cấp nhỏ so với bên B, hoặc bên A phụ thuộc bên B ở nguyên liệu đầu vào, thì : Bên B cho biết răng họ có thể nghĩ đến biện pháp ngăn lại cuộc buôn bán hiện nay giữa 2 bên. Bên A lo lắng và buộc phải rút lại lời đề nghị của mình.
2. Trường hợp thứ hai : Nếu bên A là nhà cung cấp lớn, hoặc loại hàng bên A cung cấp hiện đang bán chạy trên thị trường, thì : Bên A cho biết rằng họ có thể sẽ nghĩ đến biện pháp ngăn lại cuộc buôn bán giữa 2 bên hiện nay. Bên B lo lắng và buộc phải rút lại lời đề nghị của mình.
Ví dụ 2 : Một người bạn cùng khoá tổ chức sinh nhật, nhưng chỉ mời vài bạn gái trong lớp. Tôi đã có bạn trai, nhưng vì nể bạn nên cũng nhận lời. Tôi muốn biết buổi sinh nhật tối hôm ấy sẽ diễn tiến ra sao khi biết rằng có dancing ?
- Xem qua các quẻ (17h - 19h) 2 quẻ Chủ: Tuỳ & Giải ; 2 quẻ Biến: Đoài & Sư, thấy rằng buổi tiệc diễn ra vui vẻ và các bạn tôn trọng nhau.
- Xem qua (19h - 21h) 2 quẻ Chủ: Đại Quá & Tiểu Quá ; 2 quẻ Biến: Khốn & Hàm, thấy rằng có khả năng xảy ra tình trạng các bạn chọc ghẹo qua lại quá đáng. Tôi đã có bạn trai, vì thế có khả năng ai đó quan tâm hay chọc ghẹo tôi. Không muốn để xảy ra những chuyện như thế, bèn dặn người nhà gọi điện kêu tôi về gấp.
- Xem qua (21h - 23h) 2 quẻ Chủ: Khốn & Dự ; 2 quẻ Biến: Khảm & Tấn, thấy rằng nếu còn ở lại dancing thì rất có khả năng tôi bị đối xử sổ sàng. Vì thế, vì lý do gì chưa thể về sau 19h thì bằng mọi cách tôi phải về trước 21h.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài thứ nhất: Một người đến hỏi: "Khoảng 6 giờ chiều hôm qua, tôi nhận được cú điện thoại từ nước ngoài gọi về. Đó là con rể, mới làm lễ Đính Hôn cách đây 4 tháng. Cháu nó nói rằng có gởi về Việt Nam 1 lá thư, không rõ tôi đã nhận được chưa. Hơn 1 tiếng sau, có người nhà cậu ấy mang lá thư qua. Trong thư nói rằng con rễ tôi không thể về Việt Nam làm lễ cưới như đã định trước đó. Và đề nghị bên tôi chờ (!?)"
17h - 19h: quẻ Chủ: Tỉ & Lâm ; quẻ Biến: Khảm & Qui Muội.
19h - 21h : quẻ Chủ: Nhu & Minh Di ; Biến: Tiết & Ký tế.
Câu hỏi :
1. Ẩn ý cú điện thoại ?
2. Ẩn ý lá thư ?
Bài thứ hai : 2h30 chiều, một người đàn ông ngoại quốc đến yêu cầu cho gặp giám đốc với lý do muốn bàn với công ty chuyện làm ăn. Ông ta tự giới thiệu là người đại diện cho 1 tập đoàn có trụ sở chính đặt tại Châu Á. Ông ta đề nghị một hợp tác song phương.
1h - 3h : quẻ Chủ: Chấn & Khảm ; quẻ Biến: Phệ Hạp & Tỉ.
3h - 5h : quẻ Chủ: Hằng & Kiển ; quẻ Biến: Đại Tráng & Tỉ.
Câu hỏi :
1. Đây là một đề nghị hợp tác nghiêm túc ?
2. Diễn tiến câu chuyện (Ông ấy ra về lúc 4h) ?
Bài thứ ba : ngày 11 - 9 - 2001, Hoa Kỳ bị khủng bố bằng máy bay. Toà nhà Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở Newyork bị đổ sụp hoàn toàn.
Quẻ Chủ: Trung Phu & Di ; quẻ Biến: Tiết & Tổn.
Câu hỏi :
1. Phản ứng của Hoa Kỳ ?
2. Đánh giá khả năng bảo vệ (an ninh) của Hoa Kỳ trước ngày 11 - 9 ?
3. Tổ chức đó lâu đời hay mới thành lập ?
BẢNG 1:
CAN CHI GIỜ
Giáp Tí 23h - 1h 1
Ất Sửu 1h - 3h 2
Bính Dần 3h - 5h 3
Đinh Mão 5h - 7h 4
Mậu Thìn 7h - 9h 5
Kỷ
Tỵ 9h - 11h 6
Canh Ngọ 11h - 13h 7
Tân Mùi 13h - 15h 8
Nhâm Thân 15h - 17h 9
Quý Dậu 17h - 19h 10
Tuất 19h - 21h 11
Hợi 21h - 23h 12
BẢNG 2:
_______ ___ ___ _______ ___ ___
_______ _______ ___ ___ ___ ___
_______ _______ _______ _______
CÀN (Thiên) ĐOÀI (Trạch) LY (Hoả) CHẤN (Lôi)
Ông Lão Bé Gái Thanh Nữ Trung Niên
Tây Bắc (1) Tây (2) Nam (3) Đông (4)
___ ___ _______ ___ ___ ___ ___
___ ___ _______ _______ ___ ___
_______ ___ ___ ___ ___ ___ ___
TỐN (Phong) KHẢM (Thuỷ) CẤN (Sơn) KHÔN (Địa)
Trung Nữ Thanh Niên Bé Trai Bà Lão
Đông Nam (5) Bắc (6) Đông Bắc (7) Tây Nam (8)
BẢNG 3:
00 THUẦN KHÔN 40 LÔI ĐỊA DỰ
01 ĐỊA THIÊN THÁI 41 LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG
02 ĐỊA TRẠCH LÂM 42 LÔI TRẠCH QUI MUỘI
03 ĐỊA HOẢ MINH DI 43 LÔI HOẢ PHONG
04 ĐỊA LÔI PHỤC 44 THUẦN CHẤN
05 ĐỊA PHONG THĂNG 45 LÔI PHONG HẰNG
06 ĐỊA THUỶ SƯ 46 LÔI THUỶ GIẢI
07 ĐỊA SƠN KHIÊM 47 LÔI SƠN TIỂU QUÁ
10 THIÊN ĐỊA BỈ 50 PHONG ĐỊA QUÁN
11 THUẦN CÀN 51 PHONG THIÊN TIỂU SÚC
12 THIÊN TRẠCH LÝ 52 PHONG TRẠCH TRUNG PHU
13 THIÊN HOẢ ĐỒNG NHÂN 53 PHONG HOẢ GIA NHÂN
14 THIÊN LÔI VÔ VỌNG 54 PHONG LÔI ÍCH
15 THIÊN PHONG CẤU 55 THUẦN TỐN
16 THIÊN THUỶ TỤNG 56 PHONG THUỶ HOÁN
17 THIÊN SƠN ĐỘN 57 PHONG SƠN TIỆM
20 TRẠCH ĐỊA TUỴ 60 THUỶ ĐỊA TỈ
21 TRẠCH THIÊN QUẢI 61 THUỶ THIÊN NHU
22 THUẦN ĐOÀI 62 THUỶ TRẠCH TIẾT
23 TRẠCH HOẢ CÁCH 63 THUỶ HOẢ KÝ TẾ
24 TRẠCH LÔI TUỲ 64 THUỶ LÔI TRUÂN
25 TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ 65 THUỶ PHONG TĨNH
26 TRẠCH THUỶ KHỐN 66 THUẦN KHẢM
27 TRẠCH SƠN HÀM 67 THUỶ SƠN KIỂN
30 HOẢ ĐỊA TẤN 70 SƠN ĐỊA BÓC
31 HOẢ THIÊN ĐẠI HỮU 71 SƠN THIÊN ĐẠI SÚC
32 HOẢ TRẠCH KHUÊ 72 SƠN TRẠCH TỔN
33 THUẦN LY 73 SƠN HOẢ BÍ
34 HOẢ LÔI PHỆ HẠP 74 SƠN LÔI DI
35 HOẢ PHONG ĐỈNH 75 SƠN PHONG CỔ
36 HOẢ THUỶ VỊ TẾ 76 SƠN THUỶ MÔNG
37 HOẢ SƠN LỮ 77 THUẦN CẤN
CHƯƠNG 3 : SỬ DỤNG NGÀY SINH XEM TÍNH CÁCH BẨM SINH
Khi sinh ra, bạn đã có sẵn 1 số tính cách cơ bản của cha mẹ truyền lại (bẩm sinh). Dự đoán học Trung Hoa đã xác định những thông tin tính cách cơ bản ấy nằm trong ngày sinh.
Các sách dạy dự đoán bằng Kinh Dịch hay Chu Dịch Dự Đoán Học trước nay đều cho rằng việc xác định số phận qua ngày sinh chỉ cần lập 3 quẻ. Có sách chỉ dẫn sử dụng Địa Chi, sách khác dùng Thiên Can.
Quan điểm của tôi trong vấn đề này có khác. Tôi cho rằng công việc dự đoán (hay làm bất kỳ điều gi) tất cả đều phải căn cứ vào những thông tin ban đầu. Vì thế, ngày sinh của con người đã cung cấp cho chúng ta Thiên Can lẫn Địa Chi thì ta cứ dùng cả 2 để lập 6 quẻ. Bởi vì bản chất của chúng đều là những thông tin ban đầu, thì không có lý gì phải bỏ cái này lấy cái kia.
CÁC VÍ DỤ MINH HOẠ :
1. Trường hợp người có hơn 1 lần lập gia đình :
VÍ DỤ : Một người đàn ông sinh lúc 2 giờ sáng, 7 - 7 Quý Mùi
Tra bảng ta có:
Thuở nhỏ: Địa Trạch Lâm, Thuỷ Điạ Tỉ
Thanh niên: Địa Lôi Phục, Sơn Trạch Tổn
Trung niên về già: Địa Lôi Phục, Phong Địa Quán
Độ tuổi
Tính Cách Dự Đoán Số Phận
Thuở nhỏ Can đảm, mạnh dạn
Gần gũi, thân mật Dễ dạy không ?
Tính cách mạnh dạn lại thích giao du thì việc dạy dỗ tất phải khó khăn.
Học tốt không ?
Mạnh dạn làm quen gần gũii với bạn bè (cả bạn gái) Vì thế, việc học giỏi khó xảy ra.
Thanh niên Chập chờn
Nóng nảy, nóng vội Học cao không ?
Thuở nhỏ học không giỏi. Lớn lên tính cách nóng nảy, bất định, thiếu dứt khoát thì không thể có bằng cấp cao.
Có công việc tốt không ? Hạnh phúc lứa đôi ?
Chập chờn, bất định, nóng nảy tất công việc thường không suông sẻ. Hạnh phúc lứa đôi sẽ dễ tan vỡ với tình cảm chập chờn như thế này.
Trung niên về già Chập chờn
Khoa trương, khoe khoang Thành đạt không ?
Thuở nhỏ và Thành niên có kết quả bình thường. Tuổi già vẫn với tính cách chập chờn, bất định và thích khoe thì sự thành đạt chỉ bình thường.
Hạnh phúc không ?
Tình cảm vẫn chập chờn, không nhất định. Hạnh phúc tất không tròn vẹn.
2. Trường hợp người khó tính :
VÍ DỤ : Một người đàn ông sinh lúc 13h ngày 19 -7 Nhâm Ngọ
Tra bảng ta có :
Thuở nhỏ: Thuần Tốn, Thuỷ Thiên Nhu
Thanh niên: Hoả Trach Khuê, Lôi Thuỷ Giải
Trung niên về già: Phong Thiên Tiểu Súc, Sơn Địa Bóc
Độ tuổi
Tính Cách Dự Đoán Số Phận
Thuở nhỏ Vâng thuận
Thụ động Dễ dạy không ? Đứa bé thật dễ bảo, dễ dạy.
Học tốt không ? Ngoan ngoãn, biết nghe lời cha mẹ nên học hành chăm chỉ.
Thanh niên Đa nghi
Lý sự,
lý giải Học cao không ?
Thuở nhỏ thật ngoan, học hành chăm chỉ. Được giáo dục tốt sẽ đỗ đạt cao. Thích hợp trong các lãnh vực: Giảng dạy, Lý luận phê bình, Luật gia.
Có công việc tốt không ?Hạnh phúc lứa đôi ?
Hay cự cãi, kể cả với người yêu. Công việc dễ gặp rắc rối do tính khi hay phản biện, lý sự.
Trung niên
về già Xét nét
bắt bẻ
Tự ái
sĩ diện Thành đạt không ?
Thuở nhỏ chăm chỉ. Thành niên học hành đến nơi đến chốn. Tính khí về già càng thêm khó. Làm thấy giáo thì được trò kính yêu. Làm việc trong các lãnh vực khác thường hay rước vạ vào thân vì tính tự ái, sĩ diện.
Hạnh phúc không ?
Tính cách gia trưởng.
3. Trường hợp người cao thượng :
VÍ DỤ : 1 người đàn ông sinh lúc 14h45', 1-3 năm Canh Thìn.
Tra bảng ta có:
Thuở nhỏ: Thuần Càn, Thuần Ly
Thanh niên: Thuần Càn, Trạch Phong Đại Quá
Trung niên về già: Hoả Thiên Đại Hữu, Hoả Sơn Lữ
Độ tuổi
Tính Cách Dự Đoán Số Phận
Thuở nhỏ Mạnh mẽ
Quyết đoán
Trực tính,
Tự đắc Dễ dạy không ?
Tính cách manh mẽ, quyết đoán. Thẳng thắn không quanh co. Đứa bé có tính cách như thế vừa dễ dạy cũng vừa khó.
Học tốt không ?
Trong môi trường tốt sẽ học rất giỏi.
Thanh niên Mạnh mẽ
quyết đoán
Cứng rắn Học cao không ?
Thuở nhỏ học giỏi. Lớn lên có tính cách mạnh mẽ quyết đoán thì sẽ dễ dàng đỗ đạt cao.
Có công việc tốt không ?Hạnh phúc lứa đôi ? Một thanh niên có tính cách mạnh mẽ đầy nam tính như thế, thì không thể dễ dàng bỏ qua đối với người biết sử dụng tài năng.
Trung niên
về già Cao vọng
kiêu hãnh
Khoáng đạt Thành đạt không ?
Thủơ nhỏ học giỏi. Thanh niên đỗ đạt cao. Thành đạt là điều tất yếu với con người luôn kiêu hãnh & khoáng đạt.
Hạnh phúc không ?
Đàn ông tính, thành đạt, phóng khoáng đã là đủ các yếu tố để có được hạnh phúc.
LỜI BÀN :
Ở chương 1, tôi đã giới thiệu cách xác định Tính Cách Nổi Trội qua Tên Họ. Tính Cách Nổi Trội ấy được tạo ra từ đâu ? Qua ngày sinh, chúng ta có 6 tính cách cơ bản. Sáu tính cách cơ bản ấy cùng môi trường bạn sống tạo nên Tính Cách Nổi Trội.
Tôi gọi :
* 6 Tính Cách Cơ Bản qua ngày sinh là Tính Cách Tiên Thiên (Bẩm sinh. Do cha mẹ tạo nên)
* 1 Tính Cách Nổi Trội thể hiện ở Tên Họ là Tính Cách Hậu Thiên (Có được sau này. Do 6 tính cách cơ bản giao hoà với môi trường sống tạo nên)
* 6 Tính Cách Tiên Thiên cùng với 1 tính cách Hậu Thiên hình thành nên Số Phận con người.
* 6 Tính Cách Tiên Thiên thì Bất Biến, 1 Tính Cách Hậu Thiên Biến theo môi trường sống. Vậy số phận con người là Thay đổi được. Sự thay đổi tuỳ thuộc vào tính biến của Tính Cách Hậu Thiên (Tên Họ)
PHẦN B: HỌC THUẬT - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kinh Dịch với nền văn minh Trung Hoa Cổ Đại
- Kinh Dịch có ứng dụng đặc thù gì ?
Kinh Dịch mang tính năng Phát Hiện & Chứng Minh sự tồn tại của các hiện tượng, sự việc, vật thể dựa trên 64 qui luật (64 quẻ) Đi sâu vào bản chất (Sinh lý, sinh học phân tử, nguyên tử, hạt cơ bản) không phải là khả năng của Kinh Dịch.
- Kinh Dịch được xây dựng trên cơ sở khoa học nào ?
Cơ sở khoa học nêu lên được hiểu là nền tảng khoa học chính thống hiện nay đã và đang tạo ra các thành tựu kỹ thuật mà chúng ta nhìn thấy xung quanh & sống trong nó.... Giới khoa học ngày nay nhận thấy rằng thế giới còn tồn tại những hiện tượng rất khó lý giải, nếu căn cứ vào cơ sở khoa học hiện có. Vì thế, khoa học hiện nay chấp nhận cách phân định như sau: Ngành khoa học chính xác (1) và Ngành khoa học chưa thể giải thích, chứng minh bằng các công cụ chính xác (2) . Cách phân định này làm nảy sinh 1 câu hỏi: Làm thế nào có thể xác định được điều nào đó thuộc ngành khoa học thứ hai (2) ? Phân định như sau:
- Khi ứng dụng vào thực tiễn mang lại lượng kết quả đúng đáng kể, thì sẽ được coi là đối tượng nghiên cứu. Kinh Dịch là 1 ví dụ. Một số trường đại học trong nước đã đi những bước đầu tiên đưa Kinh Dịch vào như 1 môn học bắt buộc. Trên thế giới, điều này đã không còn xa lạ.
- Kinh Dịch theo nhận định hiện nay, nó bắt nguồn từ học thuyết Âm Dương. Học thuyết này, nay đã không còn bị coi là hoang đường. Nó có 1 cơ sở hệ thống lý luận riêng, hợp lý, lo-gic không ai phủ nhận được. Tuy vậy, cho đến nay chưa ai lý giải được người xưa đã lý luận như thế nào để tạo nên Kinh Dịch.
- Để lý giải cách tạo nên Kinh Dịch phải làm được 3 điều sau:
Việc thứ nhất: Giải thích được sự hình thành của 2 đồ hình Tiên Thiên & Hậu Thiên Bát Quái.
Việc thứ hai: Giải thích được cách sắp xếp thứ tự của 64 quẻ dịch.
Việc thứ ba: Tìm ra được nguyên tắc tạo nên 386 hào từ.
- Kinh Dịch là của ai ?
Tính khái quát rất cao trong các lời thoán từ & hào từ khiến người viết có nhận định rằng Kinh Dịch không thể nào là sản phẩm của xã hội mà trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp kém cách đây trên 3200 năm. Ngay như các nhà sử học Trung Quốc ngày nay đã thống nhất cho rằng 12 vị vua thời nhà Chu, trùng với thời gian xuất hiện Kinh Dịch, chỉ là đặt nền tảng cơ bản cho nền văn minh Trung Hoa sau này.
Người viết mặc dù đã tìm ra được các nguyên tắc chuẩn hình thành nên 386 hào từ. Nhưng từ nguyên tắc đến việc viết nên lời hào như Kinh Dịch là 1 khoảng cách lớn, rất lớn! Bởi chỉ có nguyên tắc thôi thì không đủ mà cần phải có 1 lượng tri thức ở trình độ phát triển cao tương ứng kèm theo mới có thể viết nên Kinh Dịch. Một hay 2 bộ óc siêu việt ở trình độ cách đây 3200 năm không thể làm nổi !
Kinh Dịch mô tả 3 giác quan: Thứ 6, Thứ 7, Thứ 8 rất rõ (Xem bài Kinh Dịch Với Khả Năng Ngoại Cảm 2) Quẻ Thuần Khôn có 1 đoạn mô tả từ điểm thụ cảm của Tái Tạo giác có con đường đi về phía bộ phận thụ cảm Vị giác (cái lưỡi) Con đường ấy đi gần tới cái lưỡi thì ngừng lại. Bên châm cứu Mạch Nhâm, Mạch Đốc xuất phát từ huyệt Hội Âm đi đến huyệt Ngân Giao & Thừa tương thì ngừng. Huyệt Hội Âm nằm ngay bộ phận Tái Tạo giác (phía sau bộ phận sinh dục) còn Ngân Giao ở bờ trên của răng cửa trên, Thừa Tương nằm ngay dưới môi dưới. Nghĩa là cũng chưa đến lưỡi!
Việc Kinh Dịch mô tả chính xác đường đi của 2 kinh mạch quan trọng nhất của cơ thể là điều đáng phải đặt câu hỏi: Liệu người Trung Hoa xưa kia đã căn cứ vào Kinh Dịch để tìm ra gần 1000 huyệt đạo nằm trên cơ thể con người? Nhìn trên tổng thể Kinh Dịch, tôi nhận định rằng không thể có điều này. Đây chỉ là sự trùng hợp tất nhiên của 1 nền văn minh thuần nhất, như khi định luật bảo toàn năng lượng bên vật lý cổ điển cũng phù hợp với trên nhiều lãnh vực khoa học khác. Người Trung Hoa đã tìm ra gần 1000 huyệt đạo từ đâu, mà với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay vẫn chưa đủ khả năng tìm ra được ngần ấy huyệt như thế, và khi môn châm cứu cũng được ghi nhận sự ra đời của nó khoảng gần gần với Kinh Dịch? Kinh Dịch không tạo ra môn châm cứu, vậy thì cái gì đã tạo nên 2 quyển sách siêu đẳng này?
64 thoán từ & 386 hào từ được trình bày theo lối tả vật, tả người, tả cảnh. Nghĩa là: Hoặc như khi ta nhìn vào các hình vẽ mà mô phỏng chép lại ?
Hoặc người tạo nên Kinh Dịch khái quát các qui luật bằng hình tượng ?
Khả năng thứ hai là không thể có như tôi đã trình bày ở trên. Như vậy, chỉ có thể cho rằng Kinh Dịch là bản chép lại từ 1 bản khác. Tức là nền văn minh Trung Hoa Cổ được thừa hưởng từ 1 nền văn minh đã phát triển cao!
- Kinh Dịch trình bày 1 hệ thống triết học !
Điều đáng kinh ngạc là Kinh Dịch không đơn thuần trình bày 64 Hình Thái Vận Động mà nó còn trình bày một Hệ thống triết học. Hệ thống triết học ấy đã tạo dựng nên một nền văn minh Văn hoá - Kỹ Thuật Trung Hoa Cổ cực thịnh. Nền văn minh Cổ ấy vẫn tiếp tục tác động đến xã hội Trung Hoa đương đại theo cái cách xuyên suốt không đứt đoạn, một nền văn minh cổ duy nhất trên thế giới còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Nếu chúng ta chỉ nhìn vào quá khứ của nền văn minh Trung Hoa Cổ ấy mà cho rằng Kinh Dịch chỉ là tác phẩm cổ là một điều không công tâm ! Bởi nó nhìn thấy những điều mà cho đến ngày hôm nay chúng ta mới thấy, và nó nhìn thấy những điều ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa rõ, vậy thì phải nhìn nó như 1 sản phẩm của một nền văn minh đã phát triển cao hơn chúng ta hiện nay, mà người Trung Hoa xưa được thừa hưởng.
Kinh Dịch với môn học Chu Dịch Dự Đoán
Người có công đầu chuyên biệt hoá khả năng dự đoán của Kinh Dịch, giúp Kinh Dịch áp dụng vào công việc dự đoán trong thực tiễn dễ dàng hơn. Đó là Nhà Triết học Thiệu Khang Tiết đời Tống. Ông đã đưa Hệ thông Thiên Can Địa Chi và mã hoá chúng thành các con số nhằm xác định thời điểm vận hành của các qui luật. Từ đó hình thành nên môn học Chu Dịch Dự Đoán.
(Hệ thống Thiên Can Địa Chi nằm trong Hệ Lịch Cổ Trung Hoa. Hệ Lịch này lấy Mặt Trăng làm điểm qui chiếu. Ta thường gọi là Âm lịch)
Kinh Dịch & Chu Dịch Dự Đoán Học liên hệ với nhau như thế nào trong dự đoán ?
Mối liên hệ giữa chúng như sau :
(Tôi mượn 1 số thuật ngữ bên Tin Học để mô tả mối liên hệ)
Kinh Dịch là Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Thấp.
Chu Dịch Dự Đoán là Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Cao.
Bậc Thấp & Bậc Cao diễn tả mối quan hệ bậc thang.
- Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Thấp là cái nền. Cái nền được sử dụng đề dự đoán các sự vật & hiện tượng trong phạm vi không hạn định. Cái nền ấy xác lập dự đoán: Sự Vật & Hiện Tượng trong 1 Không Gian & Thời Gian không xác định.
Ví dụ : Khi Hitler đưa ra chủ thuyết Dân Tộc Thượng Đẳng. Căn cứ vào Hình Thái Phong Thuỷ Hoán, chúng ta có thể xác quyết được rằng: nhà độc tài này có ý muốn thống trị thế giới, sẽ có những hành động cực đoan với các dân tộc khác, sẽ lôi kéo cả dân tộc chuẩn bị lực lượng cho 1 cuộc chiến tranh tổng lực. Biết được hậu quả của cuộc chiến tranh, và cái kết của cuộc chiến ấy.
- Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Cao là ngôn ngữ dự đoán đã được chuyên biệt hoá. Sự chuyên biệt hoá được sử dụng để dự đoán các sự vật & hiện tượng trong phạm vi không hạn định. Sự chuyên biệt hoá này xác lập dự đoán: Sự Vật & Hiện Tượng trong 1 Không Gian & Thời Gian được xác định.
Ví dụ : Khi xác định được thời điểm Hitler công bố chủ thuyết ấy, ta có thể biết được suy nghĩ, thái độ, hành động & bước đi tiếp theo của ông ta.
Điều này lý giải vì sao tồn tại những người có khả năng ngoại cảm rất tốt. Họ nhìn thấy các sự kiện đã diễn ra, biết trước diễn tiến các sự việc trong tương lai mà bản thân họ không cần phải trông thấy trực tiếp. Trong vô thức, họ đã nắm được những qui luật bất biến của con người & vũ trụ.
Nhà Ngoại cảm nghe qua sự kiện, có thể đưa ra lời dự đoán.
Nhà Dự Đoán Học Trung Hoa cũng chỉ cần như vậy.
Dự Đoán theo Kinh Dịch & môn học Chu Dịch Dự Đoán, tôi gọi là Dự Đoán Học Trung Hoa.
Kinh Dịch với Thiên Văn
Theo tính toán của các nhà Vật lý Thiên Văn, Mặt Trời chúng ta đang ở độ tuổi trung niên. Khi về già, Mặt Trời sẽ tăng dần thể tích lên cho đến khi nuốt trọn trái đất. Đó là thời điểm đi dần đến sự kết thúc Thái Dương Hệ của chúng ta.
Khi nhìn vào hình thái Thuần Ly (quẻ thứ 30) hình thái Sáng - Lồi, chúng ta có được sự trùng hợp rất lý thú ! Quẻ số 30 mô tả diễn tiến rất đúng trạng thái Mặt trời ở hào thứ 6 _ Nuốt trọn Trái Đất !
Ta hãy xem :
Hào 1 : Dẫm đạp lung tung
Giai đoạn hoạt động ban sơ của Mặt trời
Hào 2 : Sắc vàng phụ vào giữa
Giai đoạn Mặt trời hoạt động mạnh mẽ nhất
Hào 3 : Mặt trời xế chiều gần lặn
Giai đoạn Mặt trời hoạt động đi dần đễn mức tiêu hao hết năng lượng của nó.
Hào 4 : Thình lình chạy tới như muốn đốt người ta vậy
Giai đoạn Mặt trời phình to
Hào 5 : Nước mắt ròng ròng
Sự phình to bắt đầu tác động đến những hành tinh, thiên thể gần nó.
Hào 6 : Giết đầu đãng mà bắt kẻ sống, kẻ khác phải theo mình
Giai đoạn Mặt trời nuốt các hành tinh ở gần nó. Những hành tinh ở xa không bị nuốt, nhưng phải chịu chung số phận trở thành các khối thiên thạch quay quanh ngôi sao lùn (Mặt trời lúc này).
Trong Kinh Dịch, đối nghịch với Thuần Ly ta có hình thái Thuần Khảm. Nghĩa là có Mặt trời tất phải có 1 hình thể vật chất mang tính chất & dạng thức vận động ngược lại với Mặt trời. Khoa học hiện nay đã xác định được 1 cấu trúc hoạt động rất đặc biệt tồn tại trong vũ trụ của chúng ta, đó là Hố Đen. Hố Đen không phát tán vật chất như Mặt trời. Nó hút ánh sáng, hút vật chất. Có những Hố Đen chỉ to bằng trái banh nhưng có thể hút được những khối vật thể to như Mặt trời. Suy diễn theo lối thông thường thì trọng lượng của Hố Đen to bằng trái banh ấy phải nặng gấp nhiều lần Mặt trời (!?) Ta hãy xem hình thái Thuần Khảm của Kinh Dịch mô tả cái hố đen ấy như thế nào.
Hào 1 : Hai lần hiểm, sụp vào hố sâu
Vật chất bị hố đen hút vào. Hố Đen ấy có 2 chỗ hiểm, tức có 2 "Cửa"
Hào 2 : Ở chỗ hiểm lại có hiểm
Khối vật chất bị hút vào. Qua được 1 "Cửa" thì rơi vào sự tác động của cái "Cửa" thứ hai
Hào 3 : Tới lui đều bị hãm.
Khối vật chất chịu sự tác động giam hãm của 2 cái "Cửa"
Hào 4 : Như thể chỉ dâng lên 1 chén rượu, 1 quỹ thức ăn thêm 1 vài thứ khác nữa, có thể tuỳ cơ ứng biến, đút khế ước qua cửa sổ.
Khối vật chất xoay vần trong khoảng giữa 2 cái "Cửa" cố thoát ra. Khối vật chất bị biến hình.
Hào 5 : Nước hiểm chưa đầy, nhưng khi đầy rồi thì thoát hiểm.
Không thể thoát được khi Hố Đen chưa đầy (vật chất) Chỉ khi Hố Đen hút thêm các khối vật chất khác nữa, và khả năng chứa của Hố Đen đã tới giới hạn (đây rồi) thì khối vật chất bị hút trước đó sẽ được Hố Đen tống ra. Tống ra ở "Cửa" nào ? Hố Đen vừa hút vừa đẩy 2 khối vật chất qua cùng 1 "Cửa" chăng ?
Hào 6 : Đã trói bằng dây thừng to, lại đặt vào bụi gai, 3 năm không ra được.
Hào 6 đã cho chúng ta câu trả lời: Khối vật chất sau khi bị hút vào qua "Cửa" thứ nhất sẽ bị Hố Đen tống ra bằng "Cửa" thứ hai (Bị nhốt) Đằng sau cánh cửa thứ hai là vũ trụ của chúng ta chăng ? Không phải ? Hào 6 nói rằng khối vật chất ấy bị nhốt chưa ra được. Như vậy, đằng sau cánh cửa thứ hai của Hố Đen phải là "Một Cái Khác" Cái khác ấy không thể là vũ trụ của chúng ta.
Tôi không phải là nhà Vật lý Thiên Văn nên chỉ có thể giải thích cái Hố Đen theo Kinh Dịch đã mô tả trong giới hạn kiến thức không chuyên. Tuy vậy, hình thái Thuần Khảm của Kinh Dịch Trung Hoa đã xác lập rằng ngoài cái vũ trụ của chúng ta còn tồn tại ít nhất 1 vũ trụ khác.
Theo các giả định hiện có, Hố Đen có dạng hình phểu với 2 miệng phểu ở 2 đầu. Vật chất bị Hố Đen hút vào miệng phểu bên này và bị tống ra qua miệng phểu bên kia. Ở miệng phểu bên kia, các nhà khoa học cho rằng đó là 1 vũ trụ khác.
Lưu ý : Ngôn ngữ sử dụng trong các lời hào của Kinh Dịch chỉ là công cụ dùng để mô tả các hình thái & qui luật vận động của các hình thái ấy.
Kinh Dịch Với Cơ Đốc Giáo
Kinh Dịch ra đời trước sự kiện Jesus xuất hiện được ghi trong Tân Ước khoảng hơn 1000 năm. Với khoảng cách thời gian như thế ta có thể dễ dàng chấp nhận tính khách quan của Kinh Dịch đối với Đạo Giáo Cơ Đốc. Vậy Kinh Dịch nói gì về câu chuyện Jesus ? Tinh thần Bác Ái của Cơ Đốc Giáo nằm trong hình thái nào của Kinh Dịch ? Hình thái ấy nói gì ?
Kinh Dịch nói gì về Jesus ?
Theo Tân Ước, Jesus đi truyền đạo không câu nệ phân biệt người giàu kẻ khó. Ngài tiếp xúc với tất cả loại người, gần gũi va chạm không e ngại cả những kẻ tật nguyền cùi hủi. Cách Ngài thể hiện với mọi người tương ứng với hình thái Thuỷ Địa Tỉ (Gần gũi). Hình thái ấy nói gì ?
Hào 1 : Mới đầu có lòng thành tín mà đến với nhau.
Đến với mọi người, được mọi người tin yêu.
Hào 2 : Tự trong mà gần gủi với ngoài.
Gần gủi thân thiết với mọi người.
Hào 3 : Gần gủi người không xứng đáng.
Đến và gần gủi với những người bị xã hội xa lánh ruồng bỏ.
Hào 4 : Gần gủi với bên trên
Tiếp cận và gần gủi với những bậc trên.
Hào 5 : Như khi săn thú, vua chỉ vây 3 mặt còn mặt trước bỏ ngỏ cho cầm thú thoát ra phía đó. Người trong ấp được cảm hoá không phải răn đe.
Tỏ rõ thái độ cao thượng của người được kính trọng. Sự ngưỡng mộ có được là từ tấm lòng thiện tâm.
Hào 6 : Không có đầu mối để gần gũi
Khúc bi tráng của người dành cả đời mình vì người khác.
Hình thái Thuỷ Địa Tỉ mô tả cuộc đời con người mang tính cách gần gũi chẳng khác với những gì Kinh Tân Ước đã ghi về Jesus. Kinh Dịch không dừng lại ở đây. Nó còn có 1 hình thái khác mô tả hiện tượng bất thường rất giống với câu chuyện kể về hiện tượng sáng loà "Sống Lại" của Jesus được ghi trong Tân Ước. Trùng hợp ngẫu nhiên đến lạ kỳ ! Vì đây là một hình thái rất khó trình bày bằng ngôn từ không chuyên môn, nên tôi xin dành cho dịp khác.
Tinh thần Bác Ái của Cơ Đốc Giáo. Kinh Dịch nói gì ?
Bác ái là khoan dung, là độ lượng. Tinh thần này tương ứng với hình thái Phong Hoả Gia Nhân (Khoan dung). Hào cuối cùng của hình thái này nói gì ?
Có lòng chí thành và uy nghiêm.
Kinh Dịch cho rằng : Tinh thần Bác Ái sẽ tồn tại với niềm thán phục và nể trọng của loài người. Tôi không rõ lắm về cơ cấu và cơ chế hoạt động của Cơ Đốc Giáo, nhưng với cung cách hoạt động tổ chức rất hiệu quả trong công việc truyền đạo, cứu bần, làm việc thiện thông suốt từ trên xuống đến giáo dân thì thật khó lòng cho rằng họ không đáng nể.
Kinh Dịch Với Phật Giáo
Kinh Dịch nói gì về Phật Tổ ? Tinh thần Từ Bi của Phật Giáo nằm trong hình thái nào của Kinh Dịch ? Hình thái ấy nói gì ?
Kinh Dịch nói gì về Phật Tổ ?
Sách sử có chép lại rằng Đức Phật vốn là Thái Tử đã có gia thất trước khi xa lánh chốn trần tục lên đường tu đạo và thành Phật. Cách Ngài thể hiện trong cuộc đời tu hành cùng với Đạo Ngài sáng lập tương ứng với hình thái Thiên Sơn Độn (Lánh đi) của Kinh Dịch. Hình thái này nói gì ?
Hào 1 : Lánh sau cùng, như cái đuôi.
Ngài muốn lánh ngay từ đầu (thuở bé)
Hào 2 : Hai bên khăng khít nhau như buộc nhau bằng dây bò vàng. Không thể cởi được.
Vị Quân Vương, cha Ngài ràng buộc Ngài mang trách nhiệm đối với thần dân. Ngài lên ngôi Thái Tử.
Hào 3 : Lúc phải lánh mà bịn rịn tư tình.
Ngài lập gia thất.
Hào 4 : Có hệ luỵ với người, nhưng lánh được.
Ngài quyết lánh khỏi thế gian trần tục, mặc dù còn mang hệ luỵ với người vợ trẻ.
Hào 5 : Lánh đi theo điều chính.
Ngài lánh đi để tu Đạo
Hào 6 : Lánh mà ung dung đường hoàng.
Lánh đấy nhưng là sự lánh đi ung dung mà đường hoàng. Ngài lánh đi không mang sắc thái tự tư, ích kỷ, bị chê cười (Vì thế mới đường hoàng). Thực tế Ngài đã dùng hình thức lánh đi để lên đường thuyết giảng Phật Pháp.
Thật lạ lùng cho cái hình thức Lánh Đi ! Tưởng rằng lánh đi luôn sẽ là điều tệ hại ích kỷ. Cái lánh đi đến giai đoạn cuối cùng của Đức Phật được Kinh Dịch mô tả là cái lánh đi cao cả của 1 người hướng thiện. Thật hay !!! Kinh Dịch tài tình thật ! Cái lánh đi trong Phật Giới cũng thật tài tình !
Tinh thần Từ Bi của Phật Giáo. Kinh Dịch nói gì ?
Đế đạt được cái tâm Từ Bi Hỉ Xả Phật Pháp hướng chúng sinh đến chữ Tịnh. Chữ Tịnh tương ứng với hình thái Thuỷ Phong Tĩnh trong Kinh Dịch. Hào thứ 6 (Hào cuối cùng) của hình thái này mô tả cái kết cục của tinh thần Từ Bi Hỉ Xả như sau:
Là Giếng Nước Sạch Sẽ Để Mọi Người Đến Múc Mà Uống. Tồn Tại Mãi Mãi.
Thật kinh khủng cho cả hai, Phật Pháp và Kinh Dịch !!! Đã quá rõ, tôi không thể nói điều gì hơn.
KINH DỊCH NÓI VỀ "ĐẤNG TỐI CAO"
- Cấu trúc Kinh Dịch được hình thành nên từ 1 số nguyên tắc. Những nguyên tắc này xuất phát từ 1 số học thuyết. Trong đó học thuyết Âm Dương là chủ đạo. Điều đó có nghĩa là bộ Kinh Dịch được tạo nên từ thuyết Nhị Nguyên (Âm & Dương). Triết học Nhị Nguyên vẫn tồn tại trong Kinh Dịch, nhưng chỉ còn là 1 dạng nguyên lý nằm trong 1 Hệ Thống Triết Học mới của Kinh Dịch. Hệ Thống triết học mới này được những người đời sau làm sáng tỏ dần và đặt cho nó cái tên Hệ Thống Triết Học Kinh Dịch _ Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh.
- Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh kết thúc ở 2 quẻ Ký Tế: Đã xong (63), Vị Tế: Chưa xong (64) Nghĩa là kết thúc rồi đó, nhưng kết thúc ở chỗ chưa xong (Còn nữa). "Còn Nữa" là cái gì ? Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh không cho câu trả lời. Vì thế tôi gọi thuyết này là Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh Hẹp. Căn cứ vào nguyên lý Âm Dương, tất phải có 1 thuyết khác khả dĩ giảI thích được "Còn Nữa" là gì. Tôi gọI là Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh Rộng.
- Cái "Còn Nữa" là cái gì ? Theo Nhị Nguyên: Con người cùng với những gì con người cảm nhận được, thấy được, hiểu được bằng cảm xúc, bằng trực quan, bằng tư duy cụ thể được goị là Vũ Trụ Hữu Hình. Có Dương tất phải có Âm, vì thế, hữu hình tất phải có vô hình. Vũ Trụ Vô Hình đứng bên cạnh Vũ Trụ Hữu Hình. Vũ Trụ Vô Hình là như thế nào ? Đặt câu hỏi như thế tức là đã bước vào Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh Rộng, là đi tìm hiểu cái "Còn Nữa". Nghĩa là cái "Còn Nữa" chính là Vũ Trụ Vô Hình.
- Vũ Trụ Vô Hình có hình dáng ra sao ? Theo thuyết Nhất Nguyên Hoàn chỉnh Hẹp: Khi vũ trụ được hình thành, Dương & Âm cùng xuất hiện, Vũ Trụ Hữu Hình & Vũ Trụ Vô Hình cùng khởi sinh, không có cái nào có trước cái nào. Để các bạn hình dung được hình dáng của Vũ Trụ Vô Hình, tôi xin đưa ra 1 ví dụ : Khi bạn đào đất, cái đống đất trên bờ là hữu hình, còn cái hố là vô hình, nghĩa là cứ sau 1 động tác đào đất, bạn đã tạo ra không chỉ 1 mà là 2 trạng thái.
- Vũ Trụ Vô Hình có cái gì trong ấy ? Câu hỏi không nằm trong đề tài này. Điêù ta muốn biết ở đây "Ai" là người đào đất ? Kinh Dịch cung cấp câu trả lời rất rõ ! Tôi sẽ trình bày điều này trong 1 dịp khác.
DỰ BÁO HỌC TRUNG HOA VỚI THỂ THAO
Thiệu Vĩ Hoa, Dịch Sư số 1 của Trung Quốc có giới thiệu 2 phương pháp dự đoán: Dự đoán theo Tượng- Hào & Dự đoán Sáu Hào. So với các phương pháp dự đoán theo Kinh Dịch hiện có tại Việt Nam, 2 phương pháp này tỏ ra vượt trội về mặt lý luận.
Xem xét 2 phương pháp của Ông, tôi đưa ra vài nhận xét sau :
1. Ngoài dự đoán về con người và sự việc, ông đã cố gắng nhằm đưa khả năng ứng dụng của 2 phương pháp này vào các lãnh vực khác: Thời tiết, Thể thao, Y Học, Thiên Văn, Địa Chất.
2. Tác giả áp dụng các nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành vào 2 phương pháp này khá thành thục và hợp lý.
3. Tác giả hiểu các nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành theo lối cổ xưa, vì vậy, khi đưa ra các kết quả dự đoán, tác giả thường phải sử dụng đến kinh nghiệm dự đoán của bản thân. Rõ nhất là ở phương pháp dự đoán theo Tượng- Hào. Tác giả dùng nhiều đến các biểu tượng của Bát Quái. Khi dự đoán các trận đấu thể thao phức tạp như đá banh trên sân trung lập, tác giả phải đặt ra các qui tắc ngoại lệ.
4. Phương pháp Dự Đoán Sáu Hào được tác giả giới thiệu rất công phu, chi tiết và tỉ mỉ. Tuy vậy, nó vẫn tỏ ra phức tạp quá ! Quá nhiều các khái niệm và nguyên lý ! Các nguyên lý và khái niệm này thường chồng chéo và phủ định lẫn nhau khi lập luận dự đoán, khiến cho nhà dự đoán phải có kinh nghiệm để biết chọn nguyên lý nào cho từng trường hợp dự đoán cụ thể. Giống như phương pháp Tượng -Hào, phương pháp Dự Đoán Sáu Hào cũng đòi hỏi người dự đoán phải có kinh nghiệm.
Liệu có phương pháp nào khác không buộc người học phải có kinh nghiệm dự đoán ?
Bằng việc sử dụng Hệ Thống Lý Luận Trung Y hiện đại, tôi thiết lập 1 phương pháp dự đoán mới. Phương pháp này được phát triển từ phương pháp dự đoán theo Tượng-Hào.
Phương pháp mới có 2 lợi điểm như sau :
1. Nó không đòi hỏi người dự đoán phải có kinh nghiệm.
2. Về mặt ứng dụng, nó dễ sử dụng như khi ta giải phương trình bậc 2 có 1 ẩn số. Nghĩa là, đã có sẵn công thức, chỉ cần áp dữ liệu vào là có ngay kết quả.
Để có thể áp dụng phương pháp này vào thực tế, bộ Kinh Dịch phải được mã hoá thành 2 ký hiệu (+) & (-). Về lý thuyết, công việc này thực hiện được.
Vòng chung kết bóng đá tháng 6-2002 tại Hàn Quốc, tôi đem phương pháp ra thử nghiệm. Kết quả dự đoán như sau: Đúng 63 trận, sai 1 trận ( Hàn Quốc >< Hoa Kỳ)
Tôi chưa tìm ra và chưa lý giải được vì sao phương pháp mới cho kết quả dự đoán sai trận Hàn Quốc >< Hoa Kỳ, nên cần phải có thêm thời gian để xem xét lại.
Nhận xét:
1. Để kiểm nghiệm khả năng dự đoán của phương pháp mới, tôi chọn 64 trận bóng đá vòng chung kết vì nó mang tính hệ thống, thể thức thi đấu chặt chẽ.
2. Tuy nhiên, do số lượng thử nghiệm nhỏ, 64 trận, nên con số 99,4% dự đoán đúng không mang giá trị thống kê.
3. Không mang giá trị thống kê, nhưng phương pháp đã gợi mở rằng: Phương pháp được xây dựng đúng & kết quả dự đoán xác định được giá trị của từng đối tượng.
4. Giá trị của từng đối tượng được xác định theo giá trị cặp: Đúng-Sai, Phải-Trái, Có-Không.... Vì thế, phương pháp mới còn có thể áp dụng rộng rãi trong các lãnh vực khác.
5. Khi ứng dụng vào các lãnh vực chuyên biệt khác, người dự đoán phải có trình độ với những hiểu biết nhất định trên lãnh vực ấy nhằm chọn các thông số phù hợp cho việc lập bài toán dự đoán.
Kinh Dịch với Kỹ Thuật Nhân Bản con người
Vấn đề nhân bản con người được các quốc gia có nền khoa học tiên tiến hiện nay xem xét nghiêm túc. Căn cứ vào khuyến cáo của đa số các nhà khoa học, 1 số chính phủ đã đưa vào luật các điều khoản chi tiết nghiêm cấm việc nhân bản con người. Đúng hay sai, chúng ta để các nhà làm luật, chính trị gia phân định. Ở đây, tôi xin đặt vấn đề như sau: Khả năng nhân bản con người là có thật, vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Vậy, nếu có những bản sao con người xuất hiện thì điều gì sẽ xảy ra cho loài người chúng ta ?
Kinh Dịch cung cấp cho chúng ta hình thái Thuần Khôn. Hình thái mô tả tiến trình của sự SAO CHÉP. Hình thái ấy cho chúng ta những thông tin sau :
Hào 1 : Cẩn trọng ngay từ những bước đầu.
Hệ quả vật sao chép được cân nhắc rất kỹ lưỡng.
Hào 2 : Đức của mình thẳng, vuông, lớn.
Những người thực hiện kỹ thuật nhân bản cho rằng họ chỉ đơn thuần vì mục đích khoa học. Vì thế, họ sẽ thực hiện kỹ thuật này trên con người.
Hào 3 : Ngậm chứa không lộ ra. Đi theo người trên.
Có sự bảo lãnh của tổ chức hoặc quốc gia thực hiện kỹ thuật nhân bản con người. Công việc tiến hành này hoàn toàn bí mật.
Hoà 4 : Như cái túi thắt miệng lại.
Bị cáo giác. Nhưng họ vẫn không từ bỏ ý định. Công việc vẫn tiến hành và được giữ bí mật ở mức độ cao nhất.
Hào 5 : Được cái xiêm màu vàng.
Họ nhân bản thành công. Sau nhiều lần điều chỉnh, con người nhân bản đã có được khả năng tồn tại gần giống với con người.
Hào 6 : Đánh nhau ở đồng nội. Đổ máu đen, máu vàng.
Con người nhân bản tranh đấu cho quyền được làm con người như chúng ta.
Hoà 7 : Lâu dài. (6 hào âm biến sang 6 hào dương, Thuần Càn)
Những người nhân bản tăng thêm số lượng đến 1 thời điểm họ sẽ quay lại đòi làm chủ. Và họ sẽ tạo lập cho họ 1 thế giới riêng (Biến sang THUẦN CÀN. Khởi đầu cho 1 tiến trình 64 quẻ)
Yếu tố xã hội, tôi sẽ không đề cập. Dưới góc nhìn lịch sử loài người, căn cứ vào các thông tin từ diễn trình của Kinh Dịch, tôi ghi 3 nhận xét sau :
@ Thứ nhất: Kết quả của kỹ thuật nhân bản sẽ tạo ra những con người nhân bản hoàn hảo tương đối so với con người chúng ta. Vì thế, con người nhân bản vẫn có khả năng tiếp thu kỹ thuật ấy từ chính chúng ta. Hoặc họ có thể tự tạo ra kỹ thuật ấy, một khi thế giới của họ có đủ điều kiện và thời gian cho sự phát triển nền văn minh của riêng họ.
Như vậy, Kinh Dịch xác nhận kỹ thuật nhân bản là khả năng có thật trong tương lai.
@ Thứ hai: Trong tương lai, kỹ thuật nhân bản vẫn có thể xảy ra vào những thời điểm, ở những không gian khác do con người, hoặc người nhân bản thực hiện. Vậy, chúng ta không thể đoan chắc rằng kỹ thuật này chưa từng được thực hiện trong quá khứ. Vì vậy, tôi đặt vấn đề như sau: Ngoài thuyết tiến sinh tự nhiên đã được nền khoa học hiện nay chấp nhận, vẫn tồn tại 1 thuyết khác mà chúng ta cần phải xem xét đến : Loài người chúng ta hiện nay là nhân bản của 1 giống loài "NGƯỜI" tương tự khác. Vì thế, câu hỏi tiếp theo được đặt ra : Kinh Dịch nhìn nhận ra sao thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản ? _ Kinh Dịch nhìn nhận sự tồn tại của thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản qua tiến trình từ quẻ thứ nhất Thuần Càn đến quẻ thứ 13 Thiên Hoả Đồng Nhân.
Như vậy, Kinh Dịch khẳng định sự tồn tại của thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản.
@ Thứ ba : Kinh Dịch xác định rằng: Ở thời gian đầu khi xuất hiện, khả năng tồn tại của người nhân bản không bằng con người. Nhưng với thời gian, người nhân bản sẽ tự hoàn thiện. Đến 1 thời điểm, khả năng tồn tại của người nhân bản sẽ tương tự như con người. Loài người chúng ta hiện nay, theo thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản, đã có khả năng tồn tại tương tự như loài "NGƯƠI" đã tạo ra chúng ta chưa ? Và nếu đi dần lên, chúng ta sẽ gặp 2 câu hỏi :
1. Liệu có "Đấng Tối Cao" ?
2. Hoặc thuyết tiến sinh theo Nguồn Gốc Nhân Bản đi theo qui luật vòng tròn khép kín. Tức là không có "Đấng Tối Cao" ?
Câu hỏi thứ hai, Kinh Dịch không xác nhận tính hợp lý. Vũ trụ của Kinh Dịch là vũ trụ mở.
Như vậy, Kinh Dịch cho rằng có sự tồn tại của Đấng Tối Cao.
KINH DỊCH VỚI NGÔN NGỮ & CHỮ VIẾT
Theo thuyết Nhất Nguyên, năng lượng khi phát sinh luôn tạo ra đồng thời 2 dạng vật chất Dương & Âm. Căn cứ vào thuyết này, luồng suy nghĩ của con người khi phát sinh, luôn tạo ra đồng thời 2 dạng thức tồn tại chứ không phải là 1. Ta tạm gọi chúng là : Luồng Suy Nghĩ Dương & Luồng Suy Nghĩ Âm. Chúng là 1 cặp.
Khoa học ngày nay đã làm rõ sự hiện diện đồng thời của cả hai luồng nhận thức trong hoạt động của bộ não của con người: Ý Thức & Vô Thức (Có khi còn gọi là Tiềm thức) Chúng là 1 cặp.
Theo nguyên lý Âm Dương, Dương thể hiện tính Hữu Hình, Âm thể hiện tính Vô Hình. Vậy ta có : Luồng Suy Nghĩ Hữu Hình & Luồng Suy Nghĩ Vô Hình. Ta thấy, chúng khác quan điểm hiện nay Ý Thức & Vô Thức chỉ ở cái tên..
Con người suy nghĩ, trình bày ra thành lời. Lời nói được thể hiện bằng chữ viết. Chữ viết là 1 dạng ký tự dùng để mã hoá suy nghĩ của con người. Tức là chữ viết chứa đựng thông tin suy nghĩ của con người. Thông tin này chứa đựng Luồng Suy Nghĩ Hữu Hình (Ý Thức. Suy nghĩ của con người được thể hiện trực tiếp trên văn bản) Còn Luồng Suy Nghĩ Vô Hình, nó có hiện diện trong chữ viết không ?
Đã có 1 cách tính toán rất ư lạ lùng ở môn Chu Dịch Dự Đoán Học ! Bằng việc phân số lượng chữ & số lượng ký tự có trong văn bản (text), phương pháp này đã tìm ra được 1 dạng thông tin khác nằm ẩn trong các văn bản (text) Tôi lấy 1 số ví dụ :
1. Người Việt chúng ta khi tỏ tình thường nói :
a. "Anh yêu em" có phân lượng ký tự là 3/ 5, tương ứng với hình thái Hoả Phong Đỉnh. Hình thái này mô tả sự Kết hợp.
b. "Anh thương em" có phân lượng ký tự 3/8, tương ứng với hình thái Hoả Địa Tấn. Hình thái này mô tả sự Dấn bước, Bước tới, Tiến tới (Không có lùi) Câu tỏ tình này thường thấy ở miền Trung & miền Nam. Rõ ràng cá tính của con người sống trong khu vực này ảnh hưởng rõ nét lên câu tỏ tình.
Ngược lại, nếu :
a. "Em yêu anh" mang hình thái Trạch Thuỷ Khốn. Quả là Khốn thật cho cô gái nào mở lời trước chàng trai với câu tỏ tình này! Có vẻ như người Việt chúng ta không có thói quen dành cho các cô gái mở lời trước với câu tỏ tình này.
b. "Em thương anh" mang hình thái Trạch Thiên Quải. Hình thái này mô tả sự Quyết liệt. Kể cũng lạ ! Trong thực tế, ở miền Nam (hay miền Trung) câu này lại dễ chấp nhận hơn "Em yêu anh" Nhưng hãy để ý : Cô gái khi mở lời câu này thì tình yêu của họ với người con trai là quyết liệt lắm. Để họ quên là điều rất khó. Và có muốn trốn họ đi tu cũng không dễ.
2. "Wò ai Nìa", "Anh yêu em" Wò & Nìa là từ trung tính. Trong tiếng Hoa phổ thông, câu này được dùng chung cho cả 2 phái (như tiếng Anh) Đứng về phương diện ngôn ngữ học điều này là đúng. Nhưng khi phát âm " Wò ai Nìa" có vẻ như âm " Wò" ở đàn ông dễ phát âm hơn so với phái nữ. Chữ "Tôi" phát âm theo tiếng Hoa phổ thông mang đậm nét cái uy lực của người phát âm. Trong thực tế, câu tỏ tình này phù hợp hơn cho cánh đàn ông Trung Quốc so với phái nữ.
Tính số nét, ta có phân lượng ký tự 7/20, tương ứng với hình thái Sơn Lôi Di. Hình thái này mô tả sự Nâng đỡ, chở che. Thông tin nằm ẩn trong câu tỏ tình này phản ánh thật đúng với phong tục, tập quán văn hoá của đất nước mang nguồn gốc Nho Giáo (Trọng nam khinh nữ).
3. "I love you" mang hình thái Thiên Sơn Độn. Thật lý thú khi kiến giải hình thái này! Về phương diện ngôn ngữ học, nền văn hoá con người phương Tây sử dụng ngôn ngữ mang tính "Tĩnh" khác với người phương Đông dùng ngôn ngữ "Động" Vắt giò lên cổ mà chạy, người Anh-Mỹ chỉ có thể hiểu đây là 1 động tác làm xiếc chứ không thể hiểu như chúng ta, có nghĩa là chạy rất nhanh. Trong ngôn ngữ giao tiếp, người Anh-Mỹ cũng bộc lộ sự rõ ràng & chính xác trong câu nói, khác với ngôn từ nhiều ẩn ý của người Phương Đông. Hình thái Thiên Sơn Độn mô tả rất rõ cử chỉ mời gọi dứt khoát :" Em (anh) hãy từ bỏ tất cả để đi theo anh (em) !" Độn có nghĩa là Lánh đi. Ở các nước có nền văn hoá gốc Anglo-saxon, cô gái lập gia đình phải đổi họ theo họ của chồng. Và họ cũng không có tập quán làm dâu hay giúp đỡ cha mẹ, anh em như bên phương đông chúng ta. Vì thế, khi chàng trai "Yes" cho câu "I love you" của cô gái thì điều đó có nghĩa là dù sống trong ngôi nhà của gia đình anh, tôi sẽ là 1 thành viên thể hiện trách nhiệm chung trong ngôi nhà đó, chứ không hề có chuyện tôi phải có trách nhiệm thực hiện vai trò làm việc giúp đỡ "Không công" cho gia đình bên chồng. Ở họ rất rõ ràng !
Ta thấy rằng cùng 1 cách biểu lộ tình cảm, khác nhau ký hiệu (ngôn ngữ) lại ẩn chứa dưới lời nói ấy là những thông tin khác nhau (tôi tạm gọi là thông tin chìm). Phải chăng thông tin chìm là ngôn ngữ vô thức? Ở trên ta xét câu tỏ tình theo nghĩa người bày tỏ nói trọn câu. Trên thực tế, cách biểu lộ câu tỏ tình cũng khác nhau, có khi nói trọn câu "Anh yêu em" có khi câu tỏ tình bị ngắt từ hoặc không trọn câu, ví dụ: "Anh thương....", "Em thương..." Trong các trường hợp này các thông tin chìm ấy cũng khác nhau. Chu Dịch Dự Đoán Học còn đi xa hơn khi cho rằng cùng câu nói ấy nhưng ở những thời điểm khác nhau sẽ cho kết quả thông tin chìm khác nhau. Vấn đề này tôi sẽ bàn sâu hơn vào dịp khác.
Để kết luận, tôi ghi nhận rằng, lời nói, ngoài ý nghĩ được trình bày trực tiếp trên nó, còn tồn tại 1 thông tin chìm nằm trong nó. Để xác định thông tin chìm đó có phải là Luồng Suy Nghĩ Vô Hình (ý nghĩ Vô Thức) chúng ta cần phải có cách lý giải khác hợp lý hơn.
KINH DỊCH VỚI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Kinh Dịch với kinh doanh đã có nhiều sách bàn đến. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày 1 phương pháp khả dĩ nắm bắt chính xác ý đồ kinh doanh ban đầu của các doanh nghiệp. Phương pháp này khá đơn giản trong khâu tính toán & trình bày kết quả. Để hỗ trợ cho phương pháp, tôi đã viết lại 64 thoán từ của Kinh Dịch cho phù hợp với lãnh vực kinh doanh.
Hoạt động doanh nghiệp thể hiện ý chí của người chủ nhằm đạt được mục tiêu thành công trên thương trường. Để đạt được điều ấy, ý đồ kinh doanh phải được thể hiện đúng và cho kết quả tốt. Trong các doanh nghiệp lớn, ý đồ kinh doanh được thể hiện ở chiến lược kinh doanh. Thông thường, chiến lược kinh doanh chỉ được hình thành sau khi tên doanh nghiệp đã có. Thông tin chìm trong tên doanh nghiệp có mối liên hệ gì với chiến lược kinh doanh? Ta hãy xem Chu Dịch Dự Đoán nhìn nhận vấn đề này ra sao.
1. Café Trung Nguyên mang hình thái Phong Thuỷ Hoán. Hoán là Tách bạch, rạch ròi. Trung Nguyên khi mở rộng địa bàn hoạt động đã thể hiện phong cách: Không ai giống Trung Nguyên. Một Menu không ai có. Một kiểu uống chỉ có ở Trung Nguyên
.
2. Nệm mouse Kymdan mang hình thái Thuần Ly. Ly là Trung tâm, trực tính, cho trước khi nhận (Có hàm ý giá cả phải chăng) Kymdan luôn thể hiện là 1 doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam (Trung Tâm) Giá cả phải chăng, không làm giá khi thị trường hút hàng. Có những đối sách tiếp thị như đổi nệm cũ lấy nệm mới, tặng số lượng lớn nệm mouse cho 1 số cơ quan bệnh viện.
3. Bánh kẹo Kinh Đô mang hình thái Lôi Trạch Qui Muội. Qui Muội là Còn non, trẻ thơ, vô tư. Các chương trình tiếp thị quảng cáo của Kinh Đô đa phần nhắm vào trẻ thơ. Mặc dù bánh kẹo của họ không chỉ dành cho trẻ con.
4. Bia Sài Gòn mang hình thái Hoả Địa Tấn. Tấn là Chỉ có tiến, không nhận nhượng ai. Chúng ta hãy xem các màn quảng cáo của Bia Sài Gòn trên tivi. Họ không hề ngán ai, kể cả Heneiken. Và có vẻ như trong đầu của các vị trong ban lãnh đạo công ty này không có khái niệm xuống giá hay giảm giá. Bia ngoại lên giá, họ cũng lên. Bia ngoại, bia nội khuyến mãi. Họ chỉ khoanh tay đứng nhìn.
5. Điện tử Tiến Đạt mang hình thái Phong Lôi Ích. Ích là Giá rẻ, nhiều tiện ích, có chất lượng. Các sản phẩm của Tiến Đạt luôn có giả rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm ngoại cùng loại có trên thị trường.
6. Nước uống Tribeco mang hình thái Hoả Lôi Phệ Hạp. Phệ Hạp là Khắt Khe. Cung cách đầu tư, sản xuất, chủng loại mặt hàng, chất lượng sản phẩm của Tribeco luôn đi theo hướng này.
7. Honda mang hình thái Hoả Trạch Khuê. Khuê là Đa nghi, thăm dò, ngược ngạo, ngược đời. Cái cách tuồn hàng bằng mọi phương tiện cho xài trước. Thấy được mới chuyển giao công nghệ, nhượng bản quyền, liên doanh, đầu tư trực tiếp 100%. Không chỉ ở ta, ở Mỹ Honda cũng làm thế.
Các ví dụ trên cho thấy: Thông tin chìm có trong tên của doanh nghiệp thể hiện ý đồ kinh doanh ban đầu.
Trong hầu hết các trường hợp, tên doanh nghiệp chỉ thể hiện ý nghĩa bên ngoài: Đặc tính nghề nghiệp, ước mong, tên viết tắt...hơn là trình bày ý đồ kinh doanh. Ý đồ kinh doanh là bí mật của doanh nghiệp, nó chỉ được thể hiện trong chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh có thể thay đổi, linh hoạt, mềm dẻo theo thị trường, nhưng ý đồ kinh doanh thì không. Như vậy, ý đồ kinh doanh ban đầu chính là Tư Duy Định Hướng cho việc xác lập chiến lược kinh doanh. Tôi nhận định Tư Duy Định Hướng được thể hiện trong tên của Doanh Nghiệp. Để chứng minh điều này, ta hãy xem vài ví dụ sau:
1. Doanh nghiệp Vĩnh Tiến sản xuất tập vở, mang Tư Duy Định Hướng Thuần Tốn. Tốn là thuận theo. Vĩnh Tiến tung ra thị trường loại tập thông minh, tập giấy màu cùng chiến dịch tiếp thị quảng cáo rầm rộ với ý định cung cấp cho thị trường những sản phẩm mới lần đầu tiên có tại Việt Nam. Điều này đã đi ngược hẳn với Tư Duy Định Hướng Thuận theo. Thực tế thị trường đã không tiếp nhận tốt những sản phẩm mới này.
Một chiến thuật tiếp thị khác khả dĩ tốt hơn: Lặng lẽ sản xuất, âm thầm đưa 1 số lượng nhỏ ra ngoài thị trường theo các kênh tiêu thụ sản phẩm cao. Nếu thị trường chấp nhận, sẽ tung số lượng lớn. Điều này phù hợp với Tư Duy Định Hướng thuận theo. Nếu thị trường không có nhu cầu tiêu thụ lớn, có ngưng lại cũng không muộn.
2. Pepsi mang tư duy định hướng Trạch Hoả Cách. Cách là đổi mới Phong cách tiếp thị quảng cáo của Pepsi rất sôi động, mới mẽ và trẻ trung. Có 1 lần, Pepsi tung ra thị trường 1 loại sản phẩm có mùi vị tương tự như sản phẩm truyền thống của Coca Cola. Pepsi đã phải ghi nhận 1 thất bại nặng nề. Chiến lược sản phẩm mới của Pepsi đi theo lối mòn của địch thủ, ngược hẳn với tư duy định hướng đổi mới của Pepsi.
3. Biti's mang tư duy định hướng Thuần Ly. Ly là trực tính, trung tâm, cho trước khi nhận (Giá phải chăng). Biti's đã thành công trong việc thiết kế slogan (khẩu hiệu quảng cáo) "Nâng niu bàn chân Việt" với những bước chân của Long Quân, Âu Cơ, quân Tây Sơn, bộ đội Trường Sơn đi thẳng vào lòng người. Chiến lược quảng cáo của Biti's phù hợp với tư duy định hướng Trực tính nên rất thành công. Tuy nhiên, ở chiến lược bán sản phẩm Biti's đã đi theo công thức "Chất lượng tốt nhất cho mọi sản phẩm" và cơ chế " Một giá" Chiến lược này ngược hẳn với tư duy định hướng Trung tâm là đa dạng chất lượng, đa dạng giá cả. Do chất lượng tốt nhất nên giá bán lẻ trung bình ở tất cả các mặt hàng là khá cao so với nhu cầu chung của mọi người. Điều này cũng đi ngược lại với tư duy định hướng Giá phải chăng. Kết quả là số lượng các đại lý bán lẻ của Biti's đã thu hẹp dần so với trước kia.
Một chiến lược sản xuất & bán sản phẩm mềm dẻo, đa dạng hơn về giá sẽ phù hợp với tư duy định hướng Thuần Ly.
4. Café Trung Nguyên mang tư duy định hướng Phong Thuỷ Hoán. Hoán là Tách bạch, rạch ròi. Khi Trung Nguyên đạt được thành công mở hàng trăm quán Café Trung Nguyên tại Saigon trong 1 thời gian ngắn kỷ lục, thì liền xuất hiện các quán nhại theo: Nam Nguyên, Phúc Nguyên, Cao Nguyên... Chiến thuật nhại theo phong cách phục vụ của Trung Nguyên đã khiến doanh nghiệp này thật sự lao đao. Đây là đòn phản công của các doanh nghiệp cùng ngành vô hình trung đẩy Trung Nguyên vào thế đi ngược với tư duy định hướng. Trung Nguyên đã không còn Tách bạch, rạch ròi so với các doanh nghiệp khác. Một quyết định sai vào thời điểm này sẽ có thể đưa doanh nghiệp vào thế phá sản. Trung Nguyên đã không tiếp tục phiêu lưu nâng cấp hàng trăm quán ấy theo kế hoạch đã định ra ban đầu, mà tự thu hẹp, nâng cấp 1 số quán có diện tích và vị trí thuận lợi. Phương sách này xem ra chưa đủ. Chuyên biệt hoá là điều Trung Nguyên nên nghĩ đến.
5. Năm 1997, tôi có mua 1 chiếc xe đạp 650 hiệu Martin 107 loại trung bình khá (theo giá biểu). Sau 4 tháng sử dụng, tôi cất chiếc xe ấy vào góc bếp. Bốn năm sau, vội lấy chiếc xe cũ kỹ mốc meo ấy ra, bơm hơi lên và đạp đi ngay 10 cây số. Nó chạy ngon lành ! Thật ấn tượng ! Sau 8 tháng sử dụng liên tục trung bình 1 ngày 3 cây số, 1 người đề nghị mua lại chiếc xe ấy cho con đi học. Đến lúc ấy, chỉ phải thay miếng chắn xích bằng nhựa do tôi va phải chiếc xe khác.
Cơ sở Martin 107 đến năm 2001 đứng trong Top 81 doanh nghiệp 5 năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Qua năm 2002 thì không có tên trong danh sách hàng chất lượng cao. Vì sao ?
Martin 107 mang tư duy định hướng Thuỷ Hoả Ký Tế. Ký Tế là Cầu toàn, hoàn hảo. Tư duy định hướng này còn chứa 1 thông tin khác: Đỉnh điểm của sự hoàn hảo là khởi điểm của sự rối loạn (Thất bại) Điều này không hàm ý cơ sở sẽ thất bại, mà nó cho rằng khi sản phẩm của cơ sở đã đạt đến thành công nhất định, cơ sở nên chuyển hướng đầu tư tập trung cho 1 loại sản phẩm khác hoặc 1 lãnh vực kinh doanh khác. Lúc này đây, uy tín về sự hoàn hảo sẽ giúp cho doanh nghiệp rất nhiều so với việc khởi nghiệp chiếc xe đạp Martin 107. Nếu ngược lại, doanh nghiệp vẫn tiếp tục nỗ lực với các loại sản phẩm đã từng đưa Martin 107 đạt đỉnh cao thì đó là sự gắng gượng không có hy vọng.
Như vậy, tên doanh nghiệp ngoài thông tin thể hiện trực tiếp trên văn bản (text) còn chứa đựng trong nó 1 thông tin khác. Thông tin ấy được Kinh Dịch xác định là Tư duy định hướng. Nó có 2 đặc điểm:
1. Hoạt động doanh nghiệp phù hợp với tư duy định hướng thì dễ đạt được sự thành công. Ngược lại là thua thiệt, thất bại.
2. Con người có thể thay thế, nhưng tư duy định hướng thì không đổi.
Tôi xin chuyển qua 1 đề tài khác, trong các tài liệu kinh điển giảng dạy, hướng dẫn hoạt động kinh doanh thường nhấn mạnh đến 4 yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạt động, hoạt động tốt & hoạt động có hiệu quả:
1. Hoạt động tài chính điều tiết điều hoà.
2. Nguồn nhân lực đầy đủ.
3. Thời điểm kinh doanh phù hợp.
4. Khả năng tri thức & vận dụng tri thức hợp lý.
Bốn yếu tố trên không lý giải được trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, vẫn tồn tại những con người có tri thức hạn chế nhưng kinh doanh rất hiệu quả, thành công, và ở 1 số người đạt được sự thành công rất lớn. Thời xưa có nhiều, ngày nay cũng không ít. Thương nhân người Nhật kinh doanh rất giỏi. Tất cả họ là do may mắn ? Cộng đồng thương nhân Quảng Châu (Trung Hoa) rất tháo vát kinh doanh và kinh doanh rất tài. Tất cả họ được thiên phú ? Cho rằng đó là do khả năng thiên phú hay may mắn đi nữa thì thật là mù mờ ! Vậy thì do điều gì mà rất nhiều những ông chủ Hoa Kiều tiếng bản xứ bẻ đôi có khi chưa rành lại kinh doanh thành công ? Nhờ thông dịch ? Công việc ấy chỉ để truyền đạt mệnh lệnh là chính.
Ta thấy: Thương nhân Nhật Bản trung thực, bền bỉ, Cộng đồng thương nhân Quảng Châu trọng chữ Tín. Tính cách có khác nhau nhưng cùng giống nhau ở 1 điểm, Tính Nhất Quán của họ trong hoạt động kinh doanh.... Chữ Tín chưa chắc khiến họ luôn thành công, nhưng chữ Tín đã giúp họ giữ chắc ý đồ kinh doanh ban đầu (Tư duy định hướng). Trung thực dễ khiến bị gạt, nhưng sự bền bĩ đã giúp họ không lơi lỏng trong việc thực hiện ý đồ. Vì vậy, 4 yếu tố trên cần bổ sung như sau:
1. Hoạt động tài chính điều tiết điều hoà.
2. Nguồn nhân lực đầy đủ.
3. Thời điểm kinh doanh phù hợp.
4. Khả năng tri thức & vận dụng tri thức hợp lý.
5. Tính nhất quán trong việc thực thi Tư Duy Định Hướng.
Trong thực tiễn kinh doanh, chủ doanh nghiệp giữ vai trò điều phối, điều hành guồng máy. Người chủ doanh nghiệp thể hiện vai trò người điều hành tốt, khi chọn các chiến lược kinh doanh ngoài yếu tố mang lại lợi ích theo dự toán, chiến lược kinh doanh còn phải thể hiện ăn khớp với ý đồ kinh doanh ban đầu, tư duy định hướng, xuyên suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Yếu tố thứ 5 cũng giải thích được vì sao số thương nhân bị hạn chế ở yếu tố số 4, nhưng vẫn thành công & thành công vượt bực trên thương trường. Với các doanh nghiệp nhỏ như nhà hàng, quán, shop, dịch vụ.... Tên cửa hiệu cũng cho thông tin Tư Duy Định Hướng tương tự. Thật thú vị khi thấy sự thành bại của các cửa hiệu thể hiện rất rõ. Doanh nghiệp lớn thua keo này còn cơ hội và vốn liếng để tính hướng khác, doanh nghiệp nhỏ thua là thấy ngay. Trong thực tiễn, thường chỉ cần nhìn vào ngành nghề, cách bố trí, phong cách tiếp cận khách hàng đem so sánh với thông tin có trên tên bảng hiệu, là có thể tiên liệu được ngay sự thành bại của doanh nghiệp nhỏ.
KINH DỊCH VỚI KHẢ NĂNG NGOẠI CẢM (1)
BA GIÁC QUAN THỨ 6, THỨ 7, THỨ 8
Ở bài này tôi sử dụng 1 số qui luật trong Kinh Dịch để phát hiện & chứng minh sự tồn tại của 3 giác quan mà khoa học ngày nay vẫn chưa rõ.
Ngoại cảm chỉ những trường hợp xảy ra ở các cá nhân có khả năng cảm nhận sự việc, hiện tượng không phải bằng 5 giác quan: Nghe (Thính giác), nhìn (Thị giác), ngửi (Khứu giác), nếm (Vị giác), sờ (xúc giác) Giác quan chưa biết ấy được gọi chung là giác quan thứ sáu. Được gọi chung là bởi cho đến nay vẫn chưa xác định được bao nhiêu giác quan chúng ta chưa biết đến. Tuy chưa xác định rõ nhưng việc xuất hiện những người có khả năng "Thấy" vật trong đêm, "Nhìn" các vật ở khoảng cách rất xa so với khả năng thị giác thông thường.... đã xác nhận rằng cơ thể con người chứa đựng 1 số giác quan khác. Chúng là những giác quan nào ? Bao nhiêu giác quan ? Chúng mang những chức năng gì ? Cơ chế hoạt động ra sao ? Cơ quan của các giác quan này nằm ở đâu ?
Kinh Dịch bằng lối đi riêng đã phát hiện cơ thể con người có 8 giác quan.
Kinh Dịch có 8 quẻ ghi nhận 8 hình thái vận động thuần nhất (vật chất cơ bản): Thuần Chấn, Thuần Tốn, Thuần Ly, Thuần Khôn, Thuần Đoài, Thuần Càn, Thuần Khảm, Thuần Cấn.
Xét vật chất cơ bản trong phạm trù giác quan, Kinh Dịch mô tả 5 giác quan đã biết & 3 giác quan chưa biết như sau :
5 giác quan đã biết :
1. Thuần Ly: Quẻ mô tả vật chất sáng. Để cảm nhận vật chất sáng có cơ quan thụ cảm vật chất sáng, Thị giác.
2. Thuần Chấn: Quẻ mô tả vật chất khí lan toả. Để cảm nhận vật chất khí lan toả có cơ quan thụ cảm vật chất khí lan toả, Khứu giác.
3. Thuần Tốn: Quẻ mô tả vật chất chuyển động. Để cảm nhận vật chất chuyển động có cơ quan thụ cảm vật chất chuyển động, Xúc giác.
4. Thuần Cấn: Quẻ mô tả vật chất ngưng tụ. Để cảm nhận vật chất ngưng tụ có cơ quan thụ cảm vật chất ngưng tụ, Vị giác.
5. Thuần Đoài: Quẻ mô tả vật chất gây tiếng động. Để cảm nhận vật chất gây tiếng động có cơ quan thụ cảm vật chất gây tiếng động, Thính giác.
3 giác quan chưa biết :
6. Thuần Khảm: Quẻ mô tả vật chất tối. Để cảm nhận vật chất tối có cơ quan thụ cảm vật chất tối. Tôi gọi tên Liễm giác.
7. Thuần Khôn: Quẻ mô tả vật chất sao chép. Để cảm nhận vật chất sao chép có cơ quan thụ cảm vật chất sao chép. Tôi gọi tên Tái tạo giác.
8. Thuần Càn: Quẻ mô tả vật chất khởi sinh. Để cảm nhận vật chất khởi sinh có cơ quan thụ cảm sự khởi sinh. Tôi gọi tên Khởi giác.
CHỨC NĂNG 8 GIÁC QUAN
STT QUẺ DỊCH GIÁC QUAN CHỨC NĂNG CẢM NHẬN
1 Thuần Ly Thị giác Nhìn Ý thức
2 Thuần Chấn Khứu giác Ngửi Ý thức
3 Thuần Tốn Xúc giác Sờ Ý thức
4 Thuần Cấn Vị giác Nếm Ý thức
5 Thuần Đoài Thính giác Nghe Ý thức
6 Thuần Khảm Liễm giác "Nhìn"vật chất tối Vô thức
7 Thuần Khôn Tái tạo giác Sao chép Vô thức
8 Thuần Càn Khởi giác Tiếp nhận & phóng xuất
suy nghĩ khoảng cách xa Ý thức
Liễm Giác (Thuần Khảm) : Theo Kinh Dịch, Thuần Khảm thể hiện ngược với Thuần Ly. Thuần Ly mô tả vật chất sáng. Ngược lại, Thuần Khảm mô tả vật chất tối. Vật chất tối có hình thể ra sao ? Căn cứ vào 6 hào từ của Thuần Khảm, ta hiểu như sau: Vật chất với năng lượng tối toả ra không phát ra ngoài mà đi vào bên trong và bị chặn lại. Năng lượng tối sẽ đi ra khi:Lối chặn bị hở, hoặc khi năng lượng đầy so với khả năng tích chứa của khối vật chất, năng lượng dư ấy sẽ bị tống xuất ra bên ngoài khối vật chất, nhưng ở phía khác (Phía khác này tôi đã trình bày trong bài Kinh Dịch với Thiên Văn) Vật chất tối, năng lượng tối không là khái niệm xa lạ của vật lý cơ bản hiện nay. Ước tính năng lượng tối chiếm ¾ tổng năng lượng của vũ trụ.
Năng lượng tối tồn tại ở nhiều dạng. Dinh dưỡng khi ta đưa thức ăn vào cơ thể tạo ra năng lượng. Năng lượng này không đem sử dụng ngay, mà được đưa vào các cơ quan tạng phủ đến tận tế bào (Theo đúng lộ trình cơ chế hoạt động của năng lượng tối) Tế bào tồn trữ năng lượng. Năng lượng ấy sẽ được đem ra sử dụng khi cơ thể hoạt động. Theo quan điểm hiện đại, năng lượng khi phát sinh đồng thời tạo nên 2 trạng thái (Nguyên lý Âm Dương cũng mang quan điểm tương tự) Như vậy khi chúng ta hoạt động, 1 trạng thái mà chúng ta nhìn thấy gián tiếp qua cơ bắp vận động, não trạng suy nghĩ. Còn trạng thái kia ? Khoa học ngày nay đã chứng minh được sự tồn tại của ánh "Hào quang" phát ra trên cơ thể con người. Một máy ảnh đặc biệt đã chụp được hình của ánh "Hào quang" này. Đây có phải là biểu hiện của năng lượng tối ? Tôi cho rằng đúng như vậy ! Năng lượng tối này đã đi ra theo "Lối chặn bị hở" cơ thể cần sử dụng năng lượng để hoạt động nên năng lượng tối thoát ra theo lối này. Còn năng lượng tối đi theo lối "Đầy so với... sẽ bị tống xuất ra bên ngoài khối vật chất, nhưng ở phía khác" là thế nào ? Tôi cho rằng năng lượng tối đi theo lối này có liên hệ đến những giấc mơ khi ta ngủ. Tôi dừng lại ở đây.
Tóm lại: Trong phạm vi giao tiếp con người, giác quan Liễm giác tiếp nhận năng lượng tối, ngày nay gọi là sóng trường sinh học (Ánh hào quang)
Còn vấn đề Liễm giác hoạt động thụ cảm theo lối vô thức, làm sao có thể xác định được điều ấy ? Xin thưa: Điều này được Kinh Dịch ghi rất rõ trong 6 hào của Thuần Khảm. Tuy nhiên, tôi sẽ bàn ở bài khác.
Khởi giác (Thuần Càn): Quẻ Thuần Càn mô tả sự hoạt động của giác quan này như sau: Giác quan có 2 chức năng tiếp nhận và phóng xuất. Cơ quan bên ngoài của giác quan không nằm lộ ra bên ngoài. Nó chỉ hoạt động tốt khi được kích hoạt (?) Nó tiếp nhận và phóng xuất liên tục ngày lẫn đêm. Điểm tiếp nhận và phóng xuất mở ra ngoài không gian thoáng rộng, hướng lên trên.
Căn cứ vào sự mô tả của Kinh Dịch, tôi cho rằng cơ quan thụ cảm bên ngoài nằm ngay đỉnh đầu. Giác quan này tiếp nhận và phóng xuất cái gì ?_ Thuần Càn là khởi điểm, khởi đầu, nguyên thuỷ, ban sơ...Khởi đầu của sự việc, hiện tượng. Trong phạm vi giao tiếp con người, suy nghĩ là khởi đầu của lời nói, chữ viết, hành vi. Như vậy, giác quan này tiếp nhận suy nghĩ và phóng xuất suy nghĩ.
Nó chỉ hoạt động tốt khi được kích hoạt ? Phải chăng là tập luyện ? Hay 1 dạng kích hoạt cơ học, sinh học...? Theo mô tả của hào thứ nhất, giác quan này luôn ở trong tình trạng có khả năng hoạt động nhưng bị bế chặt nên khả năng hoạt động bị hạn chế. Cái gì khiến nó bị bế chặt, Kinh Dịch bản cổ xưa không giải thích được.
Tóm lại: Khởi giác là giác quan có cơ quan bên ngoài nằm ngay dưới đỉnh đầu. Nó mang chức năng tiếp nhận và phóng xuất suy nghĩ. Phương thức thụ cảm có ý thức và chỉ hoạt động tốt khi được kích hoạt.
Điều này tương ứng với những hiện tượng tiếp nhận thông tin từ xa, ta hay gọi thần giao cách cảm.
Tái tạo giác (Thuần Khôn): Quẻ Thuần Khôn mô tả sự hoạt động của giác quan này như sau: Tiếp nhận thông tin ngay lập tức, trong khoảng không gian bao trùm (?) Nó tiếp nhận thông tin và sao chép thông tin 1 cách vô thức. Sản phẩm sao chép đạt đến gần như hoàn hảo. Sản phẩm sao chép ấy sẽ được sử dụng một khi cơ quan có công năng tương tự (?) bị ức chế hoặc hỏng hóc.
Trong thực tế có xảy ra các trường hợp như bà lão người Thổ Nhĩ Kỳ tỉnh dậy sau cú té đã nói tiếng Hy Lạp. Một bệnh nhân người miền Nam ở Đồng Tháp sau ca mổ chỉ nói tiếng Việt bằng giọng Hà Nội (Tin VN Express).
Kinh Dịch với Khả Năng Ngoại Cảm (phần 2)
VỊ TRÍ BA GIÁC QUAN THỨ 6, THỨ 7 & THỨ 8
Bài trước trình bày sự tồn tại của 3 giác quan cùng với chức năng và hình thức hoạt động. Bài viết tiếp theo sẽ xác định vị trí của 3 giác quan mới cùng 5 giác quan đã biết.
Cơ thể con người hình thành đạt độ hoàn chỉnh cấu trúc hình thể cơ bản trước thời điểm chào đời. Hình thể với cấu trúc cơ bản ấy là bào thai nằm trong bụng người mẹ (mang tính Âm) Bào thai ấy chịu nhiều sự tác động của yếu tố Âm hơn so với Dương (người cha) Yếu tố Âm được thể hiện ở đồ hình Tiên Thiên Bát Quái, vì thế, tôi lấy đồ hình này để xác định vị trí các bộ phận thụ cảm 8 giác quan của bào thai.
Công việc xác định này nằm trong phạm vi các bộ phận thụ cảm bên ngoài.
1. THUẦN TỐN: Xúc giác
* Ngoại quái: Có 2 vạch (+) 1 vạch (-)
Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+)
Có 2 vạch (+) nên có 2 bộ phận thụ cảm.
* Tốn thuộc Thái (-) nên hình thể có dạng lõm
* Tốn cư vùng (-) nên 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể.
* Quẻ Tốn mô tả: Tiến thoái linh động, nép ở cạnh dưới, không có vật bao bọc, lộ ra ngoài.
Như vậy Kinh Dịch mô tả cơ quan xúc giác:
- Có 2 bộ phận thụ cảm.
- Hình thể có dạng lõm.
- 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể
- Tiến thoái linh động, nép ở cạnh bên, không có vật bao bọc, lộ ra ngoài.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với 2 bàn tay.
2. THUẦN CHẤN: Khứu giác
* Ngoại quái: Có 2 vạch (-) 1 vạch (+).
Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+).
Có 1 vạch (+) nên có 1 bộ phận thụ cảm.
* Chấn thuộc Thái (+) nên hình thể có dạng lồi.
* Chấn cư vùng (+) nên 1 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
* Quẻ Chấn mô tả: Có dạng gò, liên thông ít nhất với 1 bộ phận thụ cảm khác.
Như vậy Kinh Dịch mô tả cơ quan khứu giác:
- Có 1 bộ phận thụ cảm.
- Hình thể có dạng lồi.
- 1 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
- Có dạng gò, liên thông ít nhất với 1 bộ phận thụ cảm khác.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với cái mũi.
3. THUẦN ĐOÀI: Thính giác
* Ngoại quái: Có 2 vạch (+) 1 vạch (-)
Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+)
Có 2 vạch (+) nên có 2 bộ phận thụ cảm.
* Đoài thuộc Thái (-) nên hình thể có dạng lõm.
* Đoài cư vùng (+) nên 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
* Quẻ Đoài mô tả: Nằm ở 2 cạnh bên, liên thông với ít nhất 1 bộ phận thụ cảm khác.
Như vậy Kinh Dịch mô tả cơ quan thính giác:
- Có 2 bộ phận thụ cảm.
- Hình thể có dạng lõm.
- 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
- Nằm ở 2 cạnh bên, liên thông với ít nhất 1 bộ phận thụ cảm khác.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với 2 lỗ tai.
4. THUẦN LY: Thị giác
* Ngoại quái: Có 2 vạch (+) 1 vạch (-)
Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+)
Có 2 vạch (+) nên có 2 bộ phận thụ cảm.
* Ly thuộc Thái (-) nên hình thể có dạng lõm
* Ly cư vùng (+) nên 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
* Quẻ Ly mô tả: Linh động, nằm ở 2 bên, có 2 sắc màu, thể hiện đa dạng sắc thái tình cảm, có chảy ra 1 loại chất lỏng.
Như vậy Kinh Dịch mô tả cơ quan thị giác:
- Có 2 bộ phận thụ cảm.
- Hình thể có dạng lõm
- 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
- Linh động, nằm ở 2 bên, có 2 sắc màu, thể hiện đa dạng sắc thái tình cảm, có chảy ra 1 loại chất lỏng.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với 2 con mắt.
5. THUẦN CẤN: Vị giác
* Ngoại quái: Có 1 vạch (+) 2 vạch (-)
Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+)
Có 1 vạch (+) nên có 1 bộ phận thụ cảm.
* Cấn thuộc Thái (+) nên hình thể có dạng lồi.
* Cấn cư vùng (-) nên 1 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể.
* Quẻ Cấn mô tả: Ẩn kín, nó có thể lộ ra ngoài nếu muốn, phần lộ ra ngoài dài ngắn tuỳ ý.
Như vậy Kinh Dịch mô tả cơ quan vị giác:
- Có 1 bộ phận thụ cảm.
- Hình thể có dạng lồi.
- 1 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể.
- Ẩn kín, nó có thể lộ ra ngoài nếu muốn, phần lộ ra ngoài dài ngắn tuỳ ý.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với chiếc lưỡi.
Lời bàn:
Kinh Dịch ghi rằng "1 bộ phận thụ cảm nằm phần bên dưới của cơ thể" Căn cứ vào hình thể của con người, phần bên dưới của cơ thể con người không tồn tại cơ phận nào tương thích như thế. Chỉ có chiếc lưỡi là tương thích với sự mô tả của 3 yếu tố còn lại.
Tuy vậy, từ sự mô tả của Kinh Dịch, tôi cho rằng có sự tồn tại của ít nhất 1 giống loại sinh vật mà giác quan Vị giác của chúng nằm ở phần bên dưới của cơ thể. Điều này tôi xin dành cho các nhà Sinh Vật Học.
6. THUẦN KHẢM: Liễm giác
* Ngoại quái: Có 1 vạch (+) 2 vạch (-)
Là giác quan hoạt động vô thức: Nên ta xem xét vạch (-)
Có 2 vạch (-) nên có 2 bộ phận thụ cảm.
* Khảm thuộc Thái (-) nên hình thể có dạng lõm.
* Khảm cư vùng (-) nên 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới cơ thể.
* Quẻ Khảm mô tả: Có dạng cái hố, hố có 2 vùng phân biệt, 2 vùng liên thông với nhau bằng một vùng trung gian, vùng thứ 2 sau vùng trung gian là nơi bít bùng.
Như vậy Kinh Dịch mô tả cơ quan liễm giác:
- Có 2 bộ phận thụ cảm.
- Hình thể có dạng lõm.
- 2 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới cơ thể.
- Có dạng cái hố, hố có 2 vùng phân biệt, 2 vùng liên thông với nhau bằng một vùng trung gian, vùng thứ 2 sau vùng trung gian là nơi bít bùng.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với cái rốn.
Lời bàn:
Rốn thông với đầu ruột non khi còn là bào thai. Khi trưởng thành, rốn dính với ruột non qua dây chằng ở phúc mạc.
7. THUẦN KHÔN: Tái Tạo giác
* Ngoại quái: Có 3 vạch (-)
Là giác quan hoạt động vô thức: Nên ta xem xét vạch (-)
Có 3 vạch (-) nên có 3 bộ phận thụ cảm.
* Khôn thuộc Thái (-) nên hình thể có dạng lõm.
* Khôn cư vùng (-) nên 3 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể.
* Quẻ Khốn mô tả: Nấp sau 1 cơ phận mạnh mẽ, phía bên dưới nó là khoảng trống, có điểm nằm trên cao điểm khác nằm dưới thấp, có 1 điểm nằm rất kín đáo ở nơi như thắt lại, điểm này nằm trong khoảng từ thắt lưng đến cổ chân, điểm này ở trong khu vực mà vật (+) và vật (-) thẳng thắn gặp nhau (!).
Như vậy Kinh Dịch mô tả cơ quan tái tạo giác:
- Có 3 bộ phận thụ cảm.
- Hình thể có dạng lõm.
- 3 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên dưới của cơ thể.
- Nấp sau 1 cơ phận mạnh mẽ, phía bên dưới nó là khoảng trống, có điểm nằm trên cao điểm khác nằm dưới thấp, có 1 điểm nằm rất kín đáo ở nơi như thắt lại, điểm này nằm trong khoảng từ thắt lưng đến cổ chân, điểm này ở trong khu vực mà vật (+) và vật (-) thẳng thắn gặp nhau (!).
Xác định:
Sự mô tả tương thích với 2 lòng bàn chân & vùng nhỏ nằm giữa bộ phận sinh dục với hậu môn.
8. THUẦN CÀN: Khởi giác
* Ngoại quái: Có 3 vạch (+)
Là giác quan hoạt động ý thức: Nên ta xem xét vạch (+)
Có 3 vạch (+) nên có 3 bộ phận thụ cảm.
* Càn thuộc Thái (+) nên hình thể có dạng lồi.
* Càn cư vùng (+) nên 3 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
* Quẻ Càn mô tả: Ở khu vực cao nhất của cơ thể, 1 điểm nằm ngay đỉnh, 1 điểm nằm ở nơi từng lõm, 1 điểm nằm lệch và khuất phía sau.
Như vậy Kinh Dịch mô tả cơ quan khởi giác:
- Có 3 bộ phận thụ cảm.
- Hình thể có dạng lồi
- 3 bộ phận thụ cảm nằm ở phần bên trên của cơ thể.
- Ở khu vực cao nhất của cơ thể, 1 cái nằm ngay đỉnh, 1 cái nằm ở nơi từng lõm, 1 cái nằm lệch và khuất phía sau.
Xác định:
Sự mô tả tương thích với: gò nhô lên của đỉnh đầu, vùng thóp, vùng chẩm.
VỊ TRÍ 8 GIÁC QUAN
Stt GIÁC QUAN BỘ PHẬN
THỤ CẢM CHỨC NĂNG CẢM NHẬN
1 Thị giác Mắt Nhìn Ý thức
2 Thính giác Tai Nghe Ý thức
3 Khứu giác Mũi Ngửi Ý thức
4 Vị giác Lưỡi Nếm Ý thức
5 Xúc giác Tay Sờ Ý thức
6 Liễm giác Rốn Hấp thụ năng lượng tối Vô thức
7 Tái Tạo giác Lòng bàn chân &
Vùng Hội âm Sao chép sự việc,
hiện tượng Vô thức
8 Khởi giác Vùng đỉnh, Vùng thóp,Vùng chẩm Tiếp nhận & phóng xuất suy tưởng Ý thức
Kinh Dịch với Đại Dịch AIDS
Trong bài viết này tôi nêu ra 3 vấn đề sau :
1. Kinh Dịch có hình thái mô tả qui luật hoạt động của Hệ miễn dịch con người ?
2. Kinh Dịch nói gì về phương cách sử dụng kháng sinh diệt khuẩn ? Một phương cách diệt khuẩn khác Kinh Dịch có đề cập đến ?
3. Khả năng của Hệ miễn dịch cơ thể trước hội chứng Aids, Kinh Dịch nói gì ?
1. Kinh Dịch có hình thái mô tả qui luật hoạt động của Hệ miễn dịch ?
Sơ lược cơ chế hoạt động của Hệ miễn dịch :
Bạch cầu đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động ngăn chận, diệt khuẩn, vật lạ, kháng nguyên xâm nhập cơ thể. Bạch cầu có 5 loại chia làm 2 nhóm :
- Nhóm Một: Hoạt động ngăn chận, diệt kháng nguyên xâm nhập không mang cơ chế "Nhớ", gồm có: Bạch cầu trung tính, Bạch cầu ưa acid, Bạch cầu ưa baz, Bạch cầu mono.
- Nhóm Hai: Hoạt động ngăn chận, diệt kháng nguyên có cơ chế "Nhớ". Cơ chế "Nhớ" tạo lập cơ chế kháng khuẩn thứ phát. Cơ chế này giúp cơ thể có khả năng miễn dịch mạnh và lâu dài hơn. Cơ chế này được vận dụng để điều chế vaccine (Vắc xin) chủng ngừa. Chúng là bạch cầu Lympho B & bạch cầu Lympho T. Lympho T đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ miễn dịch tế bào.
Sơ đồ hoạt động kháng khuẩn của bạch cầu
Kháng nguyên (Vật lạ đối với cơ thể)
Qui luật Tự vệ của hình thái SƯ :
- Từ hào 1 ---> hào 3 : Giai đoạn tự vệ tiên phát. Mô tả kết quả : Thua.
Thua trong 2 trường hợp: Thua không hoàn toàn, thua hoàn toàn (bỏ mạng).
- Từ hào 4 ---> hào 5 : Giai đoạn thứ phát. Mô tả kết quả :
Nếu thua không hoàn toàn ở giai đoạn tiên phát thì sẽ: Toàn thắng ở hào 5 với điều kiện người cầm tướng soái phải có kinh nghiệm trận mạc ; Thua hoàn toàn (bỏ mạng) nếu tướng soái chưa có kinh nghiệm trận mạc
.
Nhận xét:
1. Hình thái Sư mô tả đúng 2 giai đoạn hoạt động đề kháng của cơ thể: Cơ chế tiên phát & cơ chế thứ phát.
2. Hình thái Sư mô tả đúng kết quả của cơ chế đề kháng tiên phát: Hoặc chết ngay do sức đề kháng yếu, hoặc cầm cự 1 khoảng thời gian đủ để cơ thể tạo ra kháng thể (Cơ chế thứ phát)
3. Hình thái Sư mô tả đúng kết quả của giai đoạn sau của cơ chế thứ phát: Nếu tạo ra được kháng thể tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt, nếu không, cơ thể sẽ bị tác nhân gây bệnh tấn công toàn diện gây tử vong.
Lời bàn:
Qui luật Tự vệ của hình thái Sư được viết ở dạng ngôn từ khá thô thiển, câu trước câu sau, hào trước hào sau với những câu chữ được viết không ăn nhập gì với nhau! Và điều này xuất hiện ở khắp 64 hình thái. Vì sao như vậy ? Tôi xin lý giải như sau:
Giả thuyết của tôi vẫn cho rằng đã có 1 nền văn minh kỹ thuật cao xuất hiện khi tổ tiên loài người còn giao tiếp chủ yếu bằng động tác và hình vẽ, hoặc trễ hơn. Họ đã lưu lại cho những người thời đại nhà Chu (Trung Hoa) 64 hình thái & qui luật. Để nhanh chóng thực hiện công việc chuyển giao, ngôn ngữ hình vẽ là phương thức nhanh nhất được chọn. Tức là, 64 hình thái được họ thể hiện bằng hình vẽ. Từ hình vẽ, người thời đại nhà Chu viết lại bằng ngôn ngữ thời ấy.
Tôi lấy ví dụ để minh chứng cho giả thuyết này :
Định luật chuyển hoá & bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. Chúng chuyển hoá và bảo toàn từ dạng này sang dạng khác. Hoặc 1 cách viết khác: Vật chất & năng lượng hoán đổi mà không tiêu hao. Hoặc thể hiện bằng hình vẽ:
Hình 1: Cái hồ đầy nước.
Hình 2: Cái hồ bốc hơi, vơi dần với đám mây hình thành phía trên.
Hình 3: Đám mây lớn dần phía trên cái hồ đã cạn.
Hình 4: Đổ mưa từ đám mây xuống cái hồ.
Hình 5: Mây không còn, cái hồ đầy nước như cũ.
Trong Kinh Dịch có hình thái Thuần Khảm với hào 5, 6 viết như sau:
Hào 5: Nước hiểm chưa đầy, khi đầy rồi thì khỏi hiểm.
(mô tả được khái niệm "Chuyển hoá")
Hào 6: Bị trói bằng dây thừng to, lại đặt vào bụi gai, không ra được.
(mô tả được khái niệm "Bảo toàn")
Ta thấy cái cách hình thái này mô tả định luật bào toàn & chuyển hoá năng lượng tương tự như khi ta nhìn vào 5 hình vẽ trên mà viết lại, chỉ khác ở cách dùng từ.
Đồ hình Thái cực đồ cho ta cái nhìn rõ nhất về định luật cơ bản về năng lượng & vật chất.
Giả thuyết này lý giải được vì sao các câu chữ, hào từ trong Kinh Dịch rời rạc như được mô phỏng viết lại từ những bức hình vẽ. Điều này đồng nghĩa xác nhận rằng: Người thời nhà Chu chỉ có công mô phỏng viết lại 1 tác phẩm có xuất xứ từ 1 nền văn minh kỹ thuật cao.
2. Kinh Dịch nói gì về phương cách sử dụng kháng sinh diệt khuẩn ? Một phương cách diệt khuẩn khác Kinh Dịch có đề cập đến ?
Qui luật Trông cậy của hình thái Di mô tả giai đoạn cuối như sau :
Hào 5: Không vượt sông lớn được.
Hào 6: Thiên hạ nhờ mình mà được nuôi, trách nhiệm của mình như vậy, nên phải thường lo lắng.
Nhận xét:
- Liệu pháp kháng sinh không không phải là công cụ điều trị bệnh tật hoàn hảo.
- Liệu pháp này luôn trong tư thế "Chạy đuổi".
- Liệu pháp kháng sinh sẽ "Đuối sức" với những chủng loại khuẩn có khả năng đột biến nhanh.
Qui luật Chận Lại của hình thái Đại Súc mô tả phương thức diệt khuẩn khác :
Hào 5: Như thể ngăn cái răng nanh con heo đã thiến.
Hào 6: Sao mà thông suốt như đường trên trời vậy.
Nhận xét:
- Hình thái Đại Súc đề nghị: Ngăn chận tác nhân gây nhiễm bằng phương thức "Thiến", tức là ngăn chận khả năng sinh sản, tái sinh của ký sinh trùng, vi khuẩn, siêu vi. Với phương thức này, chúng sẽ bị "Tiệt nòi"
- Nền y khoa hiện đại đang bước vào lãnh vực điều trị bệnh băng việc sử dụng công nghệ kỹ thuật gien. Công nghệ với những kỹ thuật tác động trực tiếp vào gien có khả năng ngăn chận triệt để khả năng sinh sản, tái sinh của ký sinh trùng, vi khuẩn, siêu vi. Điều này hoàn toàn trùng hợp với phương thức mà Kinh Dịch đề nghị.
3. Kinh Dịch nói gì về khả năng của Hệ miễn dịch trước Aids ?
Qui luật Tự vệ của hình thái Sư, xem xét trong phạm vi kháng siêu vi gây hội chứng Aids:
Hào 3: Thất trận có thể mang xác về.
Cơ chế kháng khuẩn tiên phát hoạt động, kết quả: Kháng siêu vi không nổi. Có khả năng xảy ra tình huống tử vong.
Hào 4: Rút quân về phía tả (Phía hữu đã bị vô hiệu hoá)
Trường hợp không tử vong, cơ thể tự tạo kháng thể cho cơ chế kháng khuẩn thứ phát.
Hoà 5: Dùng người lão thành làm tướng suý, nếu dùng bọn trẻ sẽ chở thây mà về.
Cơ chế thứ phát không hình thành được, chỉ còn lại sức đề kháng của những bạch cầu thông thường mà không có kháng thể. Sẽ tử vong! Trường hợp cơ thể tạo được kháng thể, cơ chế thứ phát khởi động thì cơ hội vượt qua siêu vi nằm trong tầm tay.
Hào 6: Sau khi khải hoàn, vua ra lệnh gì liên quan đến việc mở nước trị dân không nên dùng tiểu nhân dù họ có công chiến đấu.
Cơ chế thứ phát hoạt động có hiệu quả trước siêu vi. Tiểu nhân ở đây chỉ đến những bạch cầu thông thường. Theo cơ chế, chúng sẽ chết sau khi thực bào siêu vi và bị cơ thể đào thải. Tướng suý lão thành là các lympho bào "Nhớ"_ những vaccine tự tạo của cơ thể vẫn được sử dụng 1 thời gian.
Nhận xét:
1. Hình thái Sư cho rằng cơ chế tiên phát không mạnh bằng cơ chế kháng khuẩn thứ phát. Y học hiện nay cũng xác định như vậy.
2. Siêu vi gây hội chứng Aids mang đặc tính phá huỷ hệ miễn dịch của cơ thể. Y học hiện nay chưa tìm ra thuốc chữa. Tức là người bị nhiễm siêu vi này coi như cầm chắc cái chết (!?) Qui luật Tự vệ của hình thái Sư không cho rằng như vậy. Qui luật này khẳng định: Vẫn có khả năng tạo kháng thể cho cơ chế thứ phát hoạt động chống mọi loại siêu vi. Y văn thế giới có ghi nhận 1 số trường hợp người bị nhiễm HIV đã vượt qua ngưỡng bùng phát hội chứng Aids. Một câu hỏi được nêu ra: Kinh Dịch có lý giải điều này không ?
_ Có, và nó còn dẫn ta đi xa hơn: Một phương thức kích hoạt cơ thể tạo kháng thể sau khi cơ chế tiên phát bị vô hiệu hoá.
Kinh Dịch đề nghị 1 phương thức giúp cơ thể có khả năng tạo kháng thể chống siêu vi gây hội chứng Aids :
Tôi chia 2 trường hợp sau:
1. Những người không có điều kiện, khả năng để tự tạo kháng thể. Họ cần đến sự can thiệp của kỹ thuật y học.
2. Những người có điều kiện, khả năng để tự tạo kháng thể chống lại siêu vi gây hội chứng Aids.
Tôi viết cho trường hợp thứ hai:
Trong cơ cấu của Kinh Dịch có 2 khái niệm: Tương nghịch, Tương hỗ. Tương hỗ chỉ đến 32 cặp hình thái căn cứ theo biểu đồ Hậu Thiên. Hình thái Sư tương hỗ hình thái Bí. Hỗ là hỗ trợ. Qui luật hình thái Sư có sự hỗ trợ của hình thái Bí, và ngược lại. Tức là qui luật hình thái Sư không thể hoạt động tốt nếu không có sự hỗ trợ của hình thái Bí, và ngược lại. Vậy: Để qui luật hình thái Sư hoạt động tốt tạo ra được kháng thể cho cơ chế kháng khuẩn thứ phát cần phải có qui luật hình thái Bí hỗ trợ. Hình thái Bí nói gì ?
Hào 1: Siêng năng vận động di chuyển. Luyện tập đi bộ.
Hào 2: Phải luôn sạch sẽ.
Hào 3: Tinh thần lành mạnh, tâm trí thanh thản, không đua ganh.
Hào 4: Đời sống tình dục lành mạnh, cân bằng.
Hào 5: Nơi ở thông thoáng, mát mẻ. Nơi gò cao, nhiều cây cối, gần ao sông.
Hào 6: Sống đơn giản, thanh bạch.
Nhận xét:
1. Hình thái Bí đề nghị:
- Vệ sinh thân thể.
- Vệ sinh tinh thần.
- Quan hệ tính giao lành mạnh cân bằng.
- Môi trường sống gần với thiên nhiên.
- Ăn uống thanh đạm.
2. Hình thái Bí đề nghị: Luyện tập đi bộ, Siêng năng vận động. Theo cơ chế sinh lý cơ thể: Bạch cầu trung tính sẽ tăng gấp 3-4 lần trong hệ tuần hoàn máu khi cơ thể vận động nhiều.
Kết luận cho bài viết :
1. Qui luật Tự vệ của hình thái Sư mô tả qui luật hoạt động của 2 cơ chế kháng khuẩn: cơ chế tiên phát & cơ chế thứ phát.
2. Qui luật Trông cậy của hình thái Di cho rằng việc sử dụng kháng sinh trong điều trị không thể đạt được yếu tố chủ động cho dù nền kỹ thuật có đạt đến mức cao. Công nghệ gien và các kỹ thuật tác động gien sẽ thực hiện được điều này. Sẽ làm triệt tiêu hoàn toàn 1 bệnh tật khi can thiệp vào khả năng sinh sản, tái sinh của các tác nhân gây hại.
3. Qui luật Tự vệ của hình thái Sư cho rằng cơ thể loài người hoàn toàn có khả năng chống lại mọi tác nhân gây hại bằng việc kích hoạt khả năng kháng khuẩn của cơ chế tiên phát, đủ khả năng kích hoạt cơ chế thứ phát khi cơ chế tiên phát bị vô hiệu hoá. Để khả năng này xảy ra, Kinh Dịch cung cấp những điều kiện phải thực hiện. Những điều kiện này nằm trong hình thái Bí.
Lời bàn:
Thuyết Âm Dương chứng minh được tính hợp lý của 386 hào từ. Tôi đã làm được điều ấy. Nếu bằng công cụ toán học, chúng ta chứng minh được tính hợp lý của 386 hào từ của Kinh Dịch thì sẽ thật hay ! Loài người chúng ta sẽ có thêm 1 công cụ thật tốt để hạn chế được những rủi ro, thấy trước được kết quả các công trình nghiên cứu, giới hạn ở 1 số lãnh vực... Thời gian gần đây tôi có nhận được 1 số mail gởi từ các bạn sinh viên khoa toán, toán-tin học, công nghệ thông tin. Các bạn nêu yêu cầu tôi giúp ý kiến về Kinh Dịch để các bạn viết tiểu luận, làm luận án. Tôi rất sẵn lòng làm điều này ! Toán học & Kinh Dịch như lời của Giáo sư toán Hoàng Anh Tuấn có ghi nhận xét trên báo Khoa Học Phổ Thông: "Chúng có những điểm trùng hợp khá thú vị !" Hy vọng có người sẽ làm được công việc này.
KINH DỊCH VỚI NGOẠI CẢM 3
Bài viết chia 2 phần: Phần đầu trả lời những câu hỏi quý vị cùng các bạn gởi nêu lên các thắc mắc về Kinh Dịch & những bài viết của tôi; phần sau tôi viết về Hệ Không Gian khác mà Kinh Dịch có ghi nhận.
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Hỏi: Năng lượng tối là gì? Hình thù nó ra sao? Nó có phải là phản vật chất không?
Trả lời: Vật chất tối & năng lượng tối được Einstein diễn giải đưa ra ở thế kỷ trước, nhằm giải thích thoả đáng cho các phương trình vũ trụ do ông tạo lập. Hiện nay, bằng các thiết bị đo đạc, người ta đã chứng minh được dự đoán của Einstein là đúng ! Theo những tính toán gần đây vũ trụ gồm có:
- 5% vật chất thường có cấu tạo nguyên tử mà chúng ta đã biết rõ và nhìn thấy được bằng các thiết bị đo đạc, chỉ có ¼ trong số này có khả năng phát sáng hay phản xạ ánh sáng.
- 95% còn lại được chia: 33% là vật chất tối (Lổ đen là 1 dạng vật chất tối) 67% là năng lượng tối lan toả khắp vũ trụ.
Vật chất tối & năng lượng tối có tác dụng lực ngược chiều với Lực Hấp Dẫn. Nghĩa là lực hấp dẫn kéo vạn vật về phía tâm trái đất, ngược lại, lực của năng lượng tối đẩy vạn vật lên phía trên (trời). Và lực của năng lượng tối là yếu so với lực hấp dẫn.
Chúng ta không nhìn thấy được vật chất tối & năng lượng tối. Bằng các thiết bị đo đạc chính xác hiện nay, chúng ta cũng chỉ nhìn thấy chúng gián tiếp, ví dụ như: Khi phát hiện ánh sáng đi từ 1 thiên hà đến trái đất bị bẻ cong đi 1 góc, thì người ta đoán định rằng giữa thiên hà và trái đất có tồn tại 1 vật chất tối, dựa theo tính toán người ta định vị vật chất tối. Tức là tất cả các hình ảnh thể hiện vật chất tối hiện nay chỉ mới là ảnh ảo dựa trên sự đoán định.
Hiểu biết về dạng vật chất này hiện nay còn rất ít.
Phản vật chất (hay phản hạt) thuộc khái niệm vật chất thông thường.
Hỏi: Cái Lổ Đen trong vũ trụ chú có nói đến trong bài viết theo cháu nghĩ nó chỉ mới là giả thuyết thôi, có ai chứng minh nó là có thật đâu! Vậy thì làm sao chú có thể đoán chắc là Kinh Dịch nói đúng ?
Trả lời: Tôi không phải là chuyên gia trong lãnh vực vật lý thiên văn, nên chỉ có thể trả lời theo kiến thứcchung bên ngoài mà không đi vào chi tiết.
- Năm 1905, khi Einstein đưa ra lý thuyết tương đối hẹp, ông cho rằng khi 1 vật thể di chuyển đạt vận tốc giới hạn của ánh sáng, thì cái thời gian mà vật thể ấy đang ở trong đó, sẽ chậm hơn so với 1 vật thể khác di chuyển với vận tốc thông thường. Tức là theo ông thời gian có thể "Co - Kéo" được. Không như theo cách hiểu thông thường thời gian chỉ có 1 chiều là đi tới.
- Khi Einstein đưa ra lý thuyết tương đối rộng, ông cho rằng phải tồn tại 1 dạng vật chất Lổ Đen. Lổ Đen mang cấu trúc 1 đầu tối đen hút vật thể vào với tốc độ ánh sáng, đầu kia phải là sáng trắng là nơi nhả vật thể ra. Nối liền 2 đầu là 1 đường hầm... Khi vật thể bị hút vào với vận tốc ánh sáng, vật thể sẽ có khối lượng lớn vô hạn. Với khối lượng & lực hấp dẫn khổng lồ, theo tính toán, nó sẽ làm đổ sụp đường hầm và phá vỡ lối ra. Nhưng theo tính toán khác, điều ấy sẽ không xảy ra. Do đó, tất phải tồn tại 1 năng lượng tối (Âm) giảm thiểu lực hấp dẫn. Tức là theo ông, Lổ Đen là cánh cửa để 1 vật thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong 1 thời gian rất ngắn so với quãng đường dài có thể là hàng ngàn năm ánh sáng. Và ông cũng cho rằng lổ đen là cánh cửa để đi qua 1 vũ trụ (Thế giới) khác trong 1 thời gian khác. Nghĩa là việc đi ngược dòng thời gian là hoàn toàn có thể theo lý thuyết.
- Một vấn đề nan giải nảy sinh: Giả như có 1 người đi ngược dòng thời gian về với quá khứ và sát hại ông Einstein hay ông Newton thì thế giới tương lai không thể có được như bây giờ. Thế là thế nào ? Tính toán đã sai lầm chăng? Chẳng hoá ra ví dụ này đã phủ nhận sự tồn tại của Lổ Đen & lý thuyết đi ngược dòng thời gian.
- Vật lý lượng tử đã cho câu trả lời. Theo vật lý lượng tử, thế giới tồn tại nhiều vũ trụ song song. Hiểu nôm na là 1 con người tồn tại cùng 1 lúc ở nhiều nơi khác nhau. Vì thế, nếu như có chuyện sát hại như thế thì vẫn còn 2 ông Einstein & Newton ở nơi khác.
Đoạn viết trên không phải là chuyện giả tưởng và cũng không phải là giả thuyết. Nó đã được tính toán trên lý thuyết rằng nó phải có, chỉ có điều là chưa được thực tế chứng minh. Nhưng không phải vì thế mà có thể phủ nhận những tính toán ấy. Bởi lẻ, nền tảng của những tính toán ấy đã và đang xây dựng nên nền khoa học kỹ thuật mà chúng ta đang được hưởng.
Kinh Dịch với Thuần Khảm mô tả 1 dạng vật chất tối đen có cơ cấu & hoạt động y hệt như Lổ Đen của lý thuyết tương đối rộng. Vì thế, tôi nói Kinh Dịch nói đúng là vậy.
Hỏi: Chúng tôi ở nước ngoài, trước đây chỉ biết rằng Kinh Dịch là quyển sách bói toán. Gần đây, có người thân gởi sang quyển Chu Dịch Dự Đoán nổi tiếng bên Trung Quốc. Chúng tôi xem quyển này vẫn thấy nói về bói toán là chính.... Nhận được và xem qua tài liệu của ông gởi, tôi thấy ông lấy Kinh Dịch bàn về khá nhiều lãnh vực theo quan điểm rất lạ ! Tuy nhiên, mặc dù đã cố công đọc tài liệu này nhưng chúng tôi vẫn chưa thể hiểu được rõ lắm. Vậy nếu có thể được, ông vui lòng cho chúng tôi biết: Phần chính của bản Kinh Dịch cổ là gì ? Quyển sách này nói về điều gì là chính ? Ông còn viết thêm bao nhiêu lãnh vực khác nữa ? Có cách nào hiểu dễ dàng hơn là phải cố gắng suy diễn từ những lời lẻ khó hiểu được ghi trong Kinh Dịch không ? Và cuối cùng nếu có thể được, ông vui lòng trình bày chi tiết phần lý thuyết đã dùng khi ông lý giải con người có 8 giác quan ?
Trả lời: Nội dung chính của Kinh Dịch chữ Hán nằm gọn trên 1 tờ A4 với co chữ 10. Bản dịch chữ Việt cũng dài tương đương như thế. Nó là của người Trung Hoa. Người Trung Hoa gọi nó là Chu Dịch. Nhiều học giả Trung Hoa coi nó là 1 tài sản quý giá về mặt nhân văn. Và cũng có nhiều học giả Trung Hoa cho rằng nó là 1 quyển sách không có giá trị gì mới, ngoài việc cung cấp phương tiện cho giới đồng bóng bói toán.
Tôi cho rằng: Kinh Dịch trình bày 64 Định Luật:
¾ 62 định luật thông thường, mỗi định luật trình bày 1 hình thái vận động ở dạng Qui Luật 6 Giai Đoạn.
2 định luật ngoại lệ, mỗi định luật trình bày 1 hình thái vận động ở dạng Qui Luật 7 Giai Đoạn.
¾ 1 Qui Luật "Lớn" duy nhất qui định trình tự từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của sự vật, hiện tượng và vũ trụ. Được thể hiện bằng trình tự của 64 định luật.
Công việc giải mã 64 định luật này tôi đang thực hiện. Với bản giải mã, mọi người có thể tiếp cận Kinh Dịch dễ dàng hơn. Hy vọng công việc sẽ sớm hoàn thành.
Tôi sử dụng lý thuyết Âm Dương để trình bày phần lý giải 8 giác quan của con người. Các nguyên lý của thuyết Âm Dương không nhiều, tính luôn phần giải thích chỉ dài khoảng vài trang sách. Quí vị có thể tham khảo chúng trong các sách của Đông Y trình bày về lý luận cơ bản. Từ bài viết này, tôi sẽ cố gắng đưa các nguyên lý này vào để quý vị bạn đọc quen dần.
Sẽ còn viết bao nhiêu bài ? Điều này tuỳ thuộc vào công việc giải mã 64 định luật. Những bài viết này, về mặt chuyên môn, nó phụ trợ cho công việc giải mã tôi đang thực hiện.
Hỏi: Âm Dương là gì? Thái Cực Đồ là gì? Đồ hình bát quái có giống với tấm kính chiếu yêu thường thấy được treo ở trước cửa nhà người Hoa không?
Trả lời:
Thuyết Âm Dương cho rằng: Vũ trụ là sự tồn tại của 2 mặt đối lập:
- Vật chất có thuộc tính: Cứng, mạnh, sáng, rực rỡ, hưng phấn, ly tâm, hướng ngoại, lồi, nhanh nhẹn,... qui ước là Vật Chất Dương ( ----- )
- Vật chất có thuộc tính: mềm, yếu, tối, mù mờ, ức chế, hướng tâm, hướng nội, lõm, chậm chạp,... qui ước là Vật Chất Âm ( -- -- )
Thuyết Âm Dương cho rằng: Vũ trụ không tồn tại Dương tuyệt đối hay Âm tuyệt đối.
Thái Cực Đồ là đồ hình giản lược trình bày ý niệm trên:
- Một bên sáng, biểu thị Vật Chất Dương. Có 1 điểm đen nhỏ biểu thị Vật Chất Âm.
- Một bên đen, biểu thị Vật Chất Âm. Có 1 điểm sáng nhỏ biểu thị Vật Chất Dương.
Kích thước lớn, nhỏ chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.
Thuyết Âm Dương cho rằng: Để tồn tại Vật Chất Dương & Vật Chất Âm phải vận động.
Khi chúng vận động, ta có 4 đồ hình từ ( ---- ) & ( -- --) là:
----- -- -- ------ -- --
----- -- -- -- -- ------
4 đồ hình này được gọi là Tứ Tượng.
Từ Tứ Tượng vật chất tiếp tục vận động biến dịch để tạo nên: (Như khi ta ghép các số liệu bên toán xác suất)
----- -- -- ----- -- -- ----- -- -- ----- -- --
----- ----- -- -- -- -- ----- ----- -- -- -- --
----- ----- ----- ----- -- -- -- -- ----- -- --
8 đồ hình trên được gọi là Bát Quái.
Cực kỳ đơn giản! Kinh Dịch khái quát toàn bộ vận động vật chất của vũ trụ vào 8 đồ hình cơ bản này.
Việc có ai đó lấy đồ hình bát quái sử dụng cho mục đích niềm tin, tín ngưỡng không phải là việc làm của phái Dịch Học.
Hỏi: Vì sao việc ghép dừng lại 3 vạch cho mỗi đồ hình mà không phải là 4,5 hay 6,7 ?
Trả lời: Kinh Dịch có 1 nguyên lý cơ bản mà đồ hình cơ bản phải dừng lại ở 3 vạch. Nguyên lý ấy có tên gọi là Thiên Địa Nhân (Hay Tam Tài) Nguyên lý ấy nói rằng vật chất vận động trong môi trường gồm 3 yếu tố:
1. Yếu tố Thời gian (Thiên)
2. Yếu tố Không gian (Địa)
3. Yếu tố Khả năng vận động của vật chất (Nhân)
Đồ hình cơ bản 3 vạch thể hiện 3 yếu tố của nguyên lý. Vì thế, không thể là 4,5 hay 6,7. Hiểu theo 1 cách khác: Mỗi đồ hình thể hiện 1 khối vật chất cơ bản, 8 đồ hình là 8 khối vật chất cơ bản của vũ trụ.
Hỏi: Nhận định của ông cho rằng Kinh Dịch là bản chép lại từ 1 bản hình vẽ có xuất xứ từ một nền văn minh đã phát triển cao, vậy thì những học thuyết như Âm Dương, Tam Tài xây dựng nên Kinh Dịch, chúng có từ đâu ?
Trả lời: Những khai quật di tích cho thấy rằng có vẻ như người Trung Hoa đã hiểu Âm Dương từ rất lâu trước khi có quyển Kinh Dịch. Tuy nhiên, điều ấy không thể cho rằng Kinh Dịch do người Trung Hoa tạo ra là cách giải thích duy nhất. Vẫn còn có những cách giải thích khác cho vấn đề này.
Nhận định chính thống hiện nay cho rằng Kinh Dịch là do hai cha con Chu Văn Vương & Chu Đán (Chu Công) sắp xếp hoàn chỉnh lại là hoàn toàn phi lo-gic ! Vì 2 lý do sau:
1. Quyển Kinh Dịch không thể được viết rời rạc trước đó rồi sắp xếp lại cho hoàn chỉnh. Nhìn tổng thể Kinh Dịch, nó đã được viết nên từ 1 cái sườn, 1 cái khung đã định hình ban đầu.
2. Tri thức nằm trong Kinh Dịch hoàn toàn bất tương xứng với trình độ hiểu biết trước đó.
Vì lẽ đó, tôi ngờ rằng Kinh Dịch không phải là sản phẩm sắp xếp hoàn chỉnh của hai cha con Chu Văn Vương. Những bài viết trước đó và sau này của tôi là đi chứng minh & lý giải cho sự ngờ vực ấy !
Tôi cho rằng Ý niệm Âm Dương trước Kinh Dịch mang tính sơ khai. Chỉ khi có Kinh Dịch ý niệm này mới phát triển thành học thuyết. Nhìn vào Kinh Dịch, chúng ta sẽ thấy được tất cả khởi nguồn của: Thuyết Âm Dương, Khổng Học, Lão Tử, Tam Tài, Ngũ Hành, Thuyết Chủ Vị.... Sau đó, họ đã dùng những học thuyết này quay lại để lý giải Kinh Dịch.
Hỏi: Tôi là Lương Y. Trong các sách dù trực tiếp hay gián tiếp đều ám chỉ lý luận cơ bản của Đông Y có nguồn gốc từ Kinh Dịch. Thuyết Âm Dương, Khí Hóa hay thuyết Thiên Địa Nhân thì có thể, riêng thuyết Ngũ Hành tôi cho rằng không thể. Và cũng không có quyển sách nào cho biết Ngũ Hành có từ đâu. Đọc tài liệu của ông tôi thấy rất thú vị... Ông có thể vui lòng cho biết quan điểm của ông về Ngũ Hành qua Kinh Dịch ?
Trả lời: Tôi cũng giống như trường hợp của ông (và có lẻ còn nhiều người khác) khi học lý luận cơ bản Đông Y, Ngũ hành được xem như 1 nguyên lý phải chấp nhận trước. Thậm chí ngay trong giáo trình chính qui, để giải thích sự tồn tại của nó, người ta lại đem nguyên lý Hồi tác (Feedback) ra để chứng minh (!?)
Trong khi đi lý giải cho tính hợp lý và sự tồn tại hiển nhiên của Tiên Thiên & Hậu Thiên Bát Quái Đồ, tôi mang cảm nhận rằng Ngũ Hành ở đâu đây trong Kinh Dịch. Và chỉ mới đây, tôi phát hiện đồ hình Ngũ hành nằm ngay trong Kinh Dịch !
Người Trung Hoa xưa kia đã tìm ra Ngũ hành từ Kinh Dịch ? Hay Ngũ Hành là quà tặng đi kèm của nền văn minh cao kia ? Các nhà khảo cổ học xác nhận trước nhà Chu, nhà Thương, chưa hề có đồ hình bát quái của Kinh Dịch. Sử liệu cũng cho biết rằng đời nhà Chu sử dụng 3 loại Dịch để bói: Liên Sơn Dịch, Qui Tàng Dịch & Chu Dịch. Chu Dịch đã hay đến thế, hai quyển kia chắc chẳng kém. Nhưng tiếc rằng chúng, 2 quyển ấy, đã thất truyền !
Hỏi: Trong các sách dạy dự đoán của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, Ngũ hành được sử dụng rất nhiều và thường xuyên. Trong tài liệu của ông không thấy nói đến. Vì sao như vậy? Mong được ông giải thích.... Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ sinh Kim còn có thể gượng ép mà chấp nhận, thế còn Thuỷ sinh Mộc thì tôi không hiểu. Nghe thật vô lý !
Trả lời: Tôi chưa chứ không phải không đưa. Bởi lẻ Kinh Dịch đã rất khó đọc lại thêm cái Ngũ hành nữa khiến bạn đọc chưa biết gì về Kinh Dịch sẽ rối tinh lên.
Vấn đề này thật ra rất đơn giản ! Nếu ta thay 5 cái tên nghe kỳ quặc Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ bằng 5 con số 1,2,3,4,5 thì sẽ như vầy:
5 sinh 1 và 1 sinh 2 thì 5 khắc 2
1 khắc 3 và 3 khắc 5 thì 5 sinh 1
Đọc như thế thì khó nhớ quá ! Người Trung Hoa xưa kia đã nghĩ ra cái cách đặt tên như trên, dễ nhận biết và dễ nhớ hơn.
Thật ra không phải chỉ có Đông Y mới sử dụng Ngũ Hành. Tây Y, nền y học hiện đại, vẫn thường xuyên sử dụng nó để lý giải các mối tác động qua lại của các phản ứng sinh hoá học trong cơ thể con người, nhưng với 1 cái tên khác Nguyên lý Hồi tác (Feedback) Nguyên lý này ở bên ngành Điều Khiển Học. Nguyên lý mô tả 1 hình thái vận động đặc biệt của vật chất. Nguyên lý này với Ngũ Hành chỉ khác nhau cái tên.
Hỏi: Ông chứng minh rằng con người có 2 cánh tay, nhưng sinh vật có những loài đâu chỉ có 2, như loài bạch tuộc có rất nhiều vòi, hay như côn trùng có rất nhiều chân, chúng đâu có tay. Kinh Dịch chỉ đúng cho con người thôi à ? Ông giải thích như thế nào về điều này ?
Trả lời: Chúng ta hãy đi vào phần cơ bản sẽ rõ ngay:
- Mỗi vạch ( ---- ) hay vạch (-- --) trong Kinh Dịch được biểu thị cho 1 dạng, 1 nhóm, 1 khối vật chất,..... Không chỉ là 1 cái.
- Nên khi kết luận tôi ghi rằng con người có 2 bộ phận thụ cảm xúc giác, chứ không phải là 2 bàn tay.
- Bàn tay là tên định danh cho bộ phận trên cơ thể. Bàn tay mang 2 bộ phận thụ cảm xúc giác, chứ không phải bàn tay là cơ quan thụ cảm xúc giác.
- Tôi không biết nhiều về sinh vật học, nhưng căn cứ vào Kinh Dịch tôi cho rằng loài vật khác cũng vậy. Cho dù có nhiều vòi hay nhiều chân cũng chỉ có 2 nhóm bộ phận thụ cảm xúc giác.
HỆ KHÔNG GIAN - THỜI GIAN KHÁC
- Một tổng kết mới đây của Viện hàn lâm Quốc gia Mỹ đưa ra "11 câu hỏi cuối cùng" về vũ trụ, làm định hướng nghiên cứu trong thời gian tới. Các câu hỏi này được những nhà khoa học hàng đầu của ba trung tâm nghiên cứu lớn của Mỹ phác thảo ra: Cơ quan hàng không vũ trụ, Bộ Năng lượng và Quỹ khoa học Quốc gia. Ở câu hỏi thứ 9:
Có các hệ không - thời gian khác không?
Để hình dung được hệ không - thời gian khác là thế nào đã có 1 ví dụ sau: Giả thiết khi ta sút quả bóng vào hệ không - thời gian 2 chiều, thì người ở sống ở hệ ấy chỉ có thể nhìn thấy 1 điểm đen phẳng lì xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn khi quả bóng tiếp xúc với hệ 2 chiều, tức là, tất cả họ chỉ nhìn thấy điểm đen phẳng ấy, ngoài ra họ không thấy gì ! Tương tự, chúng ta sống trong hệ 3 chiều không thể thấy những gì trong hệ 4 chiều nếu nó có tồn tại.
- Trong cuộc truy tìm hài cốt liệt sỹ gần bãi biển thuộc khu vực miền Trung. Sau khi mục kích trực tiếp khả năng đặc biệt chỉ dẫn chính xác địa điểm chôn cất, tên tuổi của các liệt sỹ đã mất hơn 40 năm qua. Ông chủ tịch hội Trường Sinh Học Việt Nam hỏi cậu bé 14 tuổi:
- Làm thế nào cháu có thể biết được những mẫu xương nằm lẫn lộn này là của ai mà trả lời nhanh vậy ?
- Họ nói cho cháu biết.
- Họ là ai ?
- Những người mấy chú đang đi tìm ấy.
- Họ đang ở đâu ?
- Họ đang đứng quanh đây.
- Cháu nói chuyện với họ được à ?
- Không, cháu chỉ nghe họ nói thôi.
Giới khoa học có ghi nhận những trường hợp xảy ra tương tự như thế ở các nơi khác trên thế giới. Họ nghi ngờ có sự tồn tại 1 thế giới khác mà vài người có khả năng tiếp xúc với thế giới ấy.
- Quẻ ngoại lệ Thuần Càn với qui luật 7 giai đoạn. Hào thứ 7 :
"Kiến quần Long vô thủ, cát"
Dịch nghĩa: Thấy bầy rồng không đầu. Tốt
Lời hào thật tối nghĩa ! Nó đã được bàn cãi rất nhiều suốt nhiều ngàn năm qua.Tác giả Nguyễn Hiến Lê có thu thập 1 số cách giải thích của các nhà Dịch học cổ kim: Những nhà Dịch học giải thích lời hào này trên quan điểm triết học, tư tưởng, đạo làm người, thuật làm tướng.... thì càng thấy tối nghĩa hơn, đến bí lối !
Tôi chú ý đến lời giải nghĩa của cụ Phan Bội Châu: "Rồng không đầu ý nói rồng ẩn hiện trong mây, nên không thấy rõ hình dáng của rồng" Lời giải này rất gần với ý tưởng 1 thế giới khác.
- Quan điểm của tôi với lời hào thứ 7 quẻ Thuần Càn như sau:
Để kiến giải lời hào thứ 7, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của 6 lời hào trước đó. Để hiểu rõ được 6 lời hào này, ta cần xác định rõ mục tiêu cho công việc kiến giải. Mục tiêu rõ đó được hiểu là sự vận động của 6 lời hào phải được kiến giải trong 1 phạm trù cụ thể. Phạm trù cụ thể được chọn ở đây là Đời Người. Ta bắt đầu xem xét:
Hào 1: Rồng ở ẩn, chưa dùng được.
Thai nhi nằm trong bụng người mẹ.
Hào 2: Rồng bước ra ngoài trời rộng, ra mắt người trên.
Đứa trẻ chào đời.
Hào 3: Người quân tử (lúc này không được coi là rồng nữa) hăng hái làm việc. Đến tối vẫn còn thận trọng như lo sợ, nhưng không lỗi.
Thành niên đi làm.
Hào 4: Rồng (trở lại là rồng) bay nhảy, có khi lên cao, khi nằm dưới đáy vực.
Đã có 1 vị trí riêng trong xã hội. Biết tiến thoái đúng mức.
Hào 5: Rồng lên cao. Cùng với các người trên.
Ở tuổi được xem là người trên (Người có tuổi)
Hào 6: Rồng lên cao quá, có hối hận.
Tuổi thọ cuộc đời. Qua đời.
Để kiến giải hào 7, ta xem cấu tạo của hào 7:
Hình thái vận động của hào thứ 7 có lối vận động riêng biệt. Riêng biệt như thế này:
- Nó vận động thoát sang vùng khác. Từ vùng Dương thoát qua vùng Âm.
- Chúng thoát như sau: Toàn bộ 6 hào dương (+) chuyển thành 6 hào âm ( - ) 6 hào âm này được gọi là hào thứ 7. Hào thứ 7 lúc này đã nằm trong vùng Âm.
- Hào 7 nằm trong vùng Âm. Theo nguyên lý Âm Dương, vật thể vẫn còn tồn tại, tồn tại trong vùng Âm.
Vậy tôi Kiến giải hào 7 như sau:
Hào 7: Thấy bầy rồng không đầu. Tốt.
"Người đã qua đời" tồn tại trong 1 " Không Gian Khác"
Ở không gian này, "Người đã qua đời" vẫn trông thấy loài người chúng ta, nhưng trông thấy không rõ ràng. Họ có cuộc sống tốt đẹp.
Kết luận:
1. Lời giải thích lời hào 7 của cụ Phan Bội Châu rất thoả đáng. Nhìn thấy bầy rồng không đầu phải được hiểu là thấy không rõ ràng hình dáng bầy rồng.
2. Kinh Dịch cho rằng vẫn tồn tại 1 thế giới khác, để con người chúng ta hiện hữu trong thế giới ấy sau khi sống qua giai đoạn thứ 6. Ở thế giới ấy, "Con Người" vẫn trông thấy con người chúng ta với hình dáng không rõ ràng.
3. Nếu vào được thế giới này, con người có cuộc sống tốt đẹp (?)
4. Sự vận động hình thái Thuần Càn dành cho giới tính Nam.
Lời bàn:
- Kinh Dịch, bản sao chép từ 1 nền văn minh phát triển cao cho rằng sau khi chết con người vẫn tồn tại trong 1 không gian khác.
- Các tính toán lý thuyết hiện đại cũng cho thấy rằng có sự tồn tại những vũ trụ khác. Liệu những vũ trụ khác ấy có tồn tại hệ không - thời gian, sự sống khác không ?
Kinh Dịch cho rằng có.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top