Phần 3
phước báo bạn tu được mới có thể hưởng ở cõi người, cõi trời. Nếu chẳng làm nổi bốn
điều này thì phước bạn tu được nhất định sẽ hưởng nơi ác đạo, ác đạo cũng có phước
báo rất lớn. Những Lý và Sự này chúng ta đều hiểu rõ, nhưng chúng ta chẳng thể
chuyển đổi trở lại, nói cách khác thì đã hiểu rõ nhưng làm không nổi. Tại sao làm
không nổi? Nói thật ra là vì chẳng thấu triệt những Sự Lý này. Nếu thật sự thấu triệt
thì có thể sám trừ nghiệp chướng, quay đầu là bến bờ. Thế nên khi đạo tràng mới thành
lập, Kinh Ðịa Tạng Bổn Nguyện nhất định không thể thiếu, nhất định phải giảng kinh
này.
Chư vị đồng tu đến đây tham học, hôm nay chúng tôi sắp khóa học này vào khóa
trình chủ yếu, thời gian tuy không nhiều nhưng chúng tôi nhất định phải giảng tường
tận những điểm chính yếu. Ngoài ra, những phần cổ đức đã chú giải tường tận, Thánh
Nhất pháp sư đã giảng giải bằng ngôn ngữ thông tục, quý vị có thể dùng đó làm tham
khảo. Tương lai quý vị hoằng dương Phật pháp trong nước và ngoài nước, mỗi khi đến
một đạo tràng mới [thành lập] trước hết nên giảng Kinh Ðịa Tạng Bổn Nguyện, sau đó
mới giảng kinh Vô Lượng Thọ, khuyên họ niệm Phật vãng sanh, đây là quy củ nhất
định.
Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú là do pháp sư Linh Kiệt soạn vào
đầu đời nhà Thanh, ngài là người thời vua Khang Hy, đầu đời nhà Thanh, chú giải rất
hay. Chúng ta đọc chú giải của ngài, phải lắng lòng thể hội, phải dùng ngôn ngữ hiện
đại để diễn đạt, dùng quan niệm của người hiện nay để thuyết minh thì mọi người mới
tiếp nhận dễ dàng. Chú giải này bao gồm năm phần:
Phần thứ nhất là ‘Luân Quán’, tức là trước lúc giảng kinh, nói đại ý của toàn bộ
kinh để giới thiệu một cách khái lược. Trong Luân Quán bao gồm năm thứ huyền
nghĩa, đây là phần thứ nhất.
Phần thứ nhì là dạy chúng ta phương pháp quán như thế nào, cũng tức là dạy
chúng ta học tập bộ kinh này làm thế nào thay đổi quan niệm trở lại.
Phần thứ ba là giới thiệu đại ý của toàn bộ kinh, Luân Quán của ngài viết rất dài,
phần này quan trọng phi thường. Phần huyền nghĩa hoàn toàn y theo phương cách của
Tông Thiên Thai, thuyết minh giải thích Ðề kinh. Biện [định] Thể, Thể là chỗ y cứ của
lý luận, đức Phật căn cứ vào những gì mà giảng bộ kinh này. Sau khi chúng ta hiểu rõ
thì mới có thể sanh khởi lòng tin kiên định đối với bộ kinh này và đối với lời thuyết
pháp của đức Phật. Sau đó phần thứ ba là Minh Tông, Minh Tông là giảng về tu hành,
nói cách khác là làm thế nào đem những đạo lý, lý luận này biến thành hiện thực trong
đời sống của chúng ta.
Phần thứ tư là Luận Dụng, chúng ta y theo phương pháp này tu học đạt được
công đức, lợi ích gì.
Cuối cùng là phần thứ năm, nói về Giáo Tướng tức là nói phương thức và nghi
quỹ giáo học của Thế Tôn.
Trong năm khoa mục này pháp sư đều dùng ba chữ ‘bất tư nghị’ (chẳng thể nghĩ
bàn). Ðề kinh là dùng Người chẳng thể nghĩ bàn, Pháp chẳng thể nghĩ bàn để lập danh,
‘Ðịa Tạng Bồ Tát’ chẳng thể nghĩ bàn, ‘Bổn Nguyện’ chẳng thể nghĩ bàn; Ðịa Tạng Bồ
Tát là Người, Bổn Nguyện là Pháp. Trong phần Biện Thể ngài nói Tánh Thức chẳng
thể nghĩ bàn làm Thể, ‘Tánh’ tức là chân như bản tánh, sở chứng của chư Phật Như Lai;
‘Thức’ là chỗ dụng tâm của chín pháp giới phàm phu, chín pháp giới phàm phu còn
trong mê, lúc mê chẳng gọi là Tánh, mà gọi là Thức; Tánh là chân tâm, Thức là vọng
tâm. Nói cách khác, ngài nói về tâm địa chân thật và vọng tâm của chín pháp giới
chúng sanh, dùng làm cơ sở lập luận, như vậy quá hoàn hảo! Phật giảng bộ kinh này, y
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top