Kinh dị Trung Quốc

Báo cáo tóm lược

Báo cáo này được lấy từ thư viện tư liệu tổng hợp của Minh Huệ về 3.653 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết, trong đó 53% là nữ, 60% ở độ tuổi từ 51 tuổi trở lên, 48% đến từ bốn tỉnh Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hà Bắc; 67% bị bức hại đến chết vào thời gian từ năm 2001 đến năm 2005; 65% bị bức hại chết trong khi bị giam giữ. Toàn bộ các kết quả phân tích trong bài báo cáo này đều lấy từ tư liệu về 3.653 trường hợp nêu trên.

Điều tra cho thấy, trong số 65% bị bức hại đến chết trong khi bị giam giữ có: 21% trường hợp học viên chết do bị đánh đập dã man, 11% trường hợp chết do bị bức thực, 10% trường hợp chết do bị cưỡng ép hoặc lén lút tiêm/uống thuốc hủy hoại thần kinh hoặc bắt uống thuốc độc, 3% trường hợp chết do cưỡng bức lao động quá sức, 2% chết do bị tra tấn bằng công cụ, 2% chết do bị sốc điện, 2% chết do bị ngược đãi, 1% chết do nhục hình, 1% chết trong phòng biệt giam tại nhà ngục (nhốt trong phòng kín, chuyển nhiều nhà giam, hoặc kéo dài thời gian được phóng thích), 26% bị ĐCSTQ kết hợp các loại nhục hình mà tra tấn đến chết. Ngoài ra, cũng trong số 65% bị bức hại chết trong khi bị giam giữ, 12% bị chết trong đồn cảnh sát/công an hoặc trong trụ sở Phòng 610, 11% chết trong các trại tạm giam, 8% chết trong trại lao động cưỡng bức, 9% chết trong nhà tù, 3% chết trong các trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/ngục tối, còn có 50% trường hợp tử vong trong vòng nửa năm sau khi được Trung Cộng phóng thích, trong đó 51% chết trong vòng một tháng sau khi được phóng thích.

Điều tra cũng cho thấy, số lượng học viên Pháp Luân Công vì đi thỉnh nguyện ở Bắc Kinh mà bị bức hại đến chết chiếm tỷ lệ cao nhất (28%), đứng thứ hai là các học viên vì phân phát tài liệu giảng chân tướng mà bị bức hại chết, đứng thứ ba là các học viên kiên quyết nhiều lần từ chối bị chuyển hóa hoặc từ chối ký tam thư tuyên bố bất tu luyện (18%).

Rất nhiều người nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà được cứu sống khỏi bệnh tật hiểm nghèo, giờ lại bị chính ĐCSTQ tra tấn giết hại. Điều tra cho thấy, 31% trường hợp trước khi tu luyện Pháp Luân Công mắc các loại bệnh tật vô cùng thống khổ, vô phương cứu chữa, nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà sức khỏe phục hồi, sau cùng lại bị ĐCSTQ dùng mọi thủ đoạn bức hại đến chết. Các trường hợp này xảy ra ở 31 tỉnh/thành phố trực thuộc, 195 thành thị, 425 huyện, trong đó nữ giới chiếm 60%. Các học viên ở độ tuổi khác nhau, học viên lớn tuổi đông hơn. 78% các học viên trước khi tu luyện Pháp Luân Công mắc các chứng bệnh nghiêm trọng; 11% trước khi tu luyện Pháp Luân Công mắc các loại bệnh ung thư; 8% trước khi tu luyện thường xuyên mắc bệnh, hoặc thể trạng ốm yếu từ nhỏ; 3% học viên trước khi tu luyện Pháp Luân Công bị các chứng bệnh như tàn tật, bại liệt, mất trí, trí nhớ kém, có người bị các khuyết tật như gù lưng, tất cả đều nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà bệnh tật tiêu biến, trí nhớ phục hồi minh mẫn, thậm chí có người lưng gù 90 độ vẫn đứng thẳng lại được.

Trong số 11% trường hợp mắc bệnh ung thư trước khi tu luyện Pháp Luân Công, có tổng cộng 22 loại ung thư tại các cơ quan nội tạng trong thân thể, sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tất cả bệnh ung thư đều tiêu biến: 28% bị ung thư vú, 15% mắc bệnh máu trắng, 12% bị ung thư tử cung, 10% bị ung thư phổi, và các bệnh ung thư khác như: ung thư gan, ung thư xương, ung thư cuống họng, ung thư não, bệnh lymphoma, ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư da, ung thư thanh quản, ung thư tuyến yên, ung thư răng…v.v. Ngoài ra, trong số 78% trường hợp khỏi bệnh nhờ tu luyện Pháp Luân Công, có 28% trước khi tu luyện mắc các bệnh nghiêm trọng về tim như bệnh tim nhỏ/bệnh tim mạch vành/bệnh tim huyết quản/viêm cơ tim/nhồi máu cơ tim/xơ hóa, canxi hóa động mạch vành …v.v. 20% trước khi tu luyện mắc các bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp, 15% trước khi tu luyện mắc các chứng bệnh thấp khớp nghiêm trọng, 12% mắc bệnh tiểu đường nặng, 12% mắc bệnh gan, 11% mắc bệnh dạ dày, 10% mắc bệnh về phổi. Có thể nói, bất cứ loại bệnh nào trên thân thể người đều có thể chữa lành nhờ tu luyện Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công cứu người, còn ĐCSTQ đến để giết người. Điều tra cho thấy, ĐCSTQ đã sử dụng 11 hình thức tra tấn: đánh đập tàn nhẫn, tra tấn bằng công cụ, nhục hình, bức thực, sốc điện, cưỡng bức lao động, ngược đãi, lạm dụng tình dục, bức hại tư tưởng, biệt giam, thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc để giết các học viên Pháp Luân Công. Trong số các học viên bị ĐCSTQ bắt giam tra tấn đến chết, có 26% trường hợp bị tra tấn bằng nhiều hình thức đến chết, 21% chết do bị đánh đập tàn nhẫn, 11% chết do bị bức thực, 10% chết do bị cưỡng ép tiêm/uống thuốc hủy hoại thần kinh hoặc thuốc độc, 3% chết bị do cưỡng bức lao động quá sức, 2% chết do bị tra tấn bằng dụng cụ, 2% chết do bị giật điện, 2% chết do bị ngược đãi, 1% chết do dùng nhục hình, 1% chết do biệt giam.

Trong số các hình thức đánh đập tàn nhẫn, các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ dùng 10 dụng cụ lớn và 79 dụng cụ nhỏ các loại để đánh đập, bao gồm bị đánh bằng các vũ khí của cảnh sát, gậy gỗ, chùy gai; bị túm đầu đập vào vật cố định như tường, cửa; bị quất mạnh bằng roi da, roi tre; bị đánh bằng gậy cao su; bị dùng giày da đá vào chỗ hiểm; bị đánh bằng các công cụ lao động như đòn gánh; bị đánh bằng các loại dụng cụ tự tạo từ những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, thậm chí bị đánh bằng các loại ghế. 41% học viên bị ĐCSTQ đánh vào đầu, 35% bị đánh vào mặt, 25% bị đánh toàn thân, 19% bị đánh tứ chi, thậm chí 4% bị đánh vào bộ phận sinh dục.

Trong số các hình thức tra tấn bằng công cụ, ĐCSTQ sử dụng tổng cộng 11 công cụ tra tấn lớn và 70 công cụ tra tấn nhỏ, bao gồm các công cụ như còng tay, còng chân, xiềng xích, dây thừng, ghế cọp, giường chết, dao, lửa, bắt các học viên Pháp Luân Công phải chịu những hình thức hủy hoại hung ác vô nhân đạo cho đến chết như treo lớn, ghế cọp, treo nhỏ, trói chặt: 49% chịu các hình thức tra tấn bằng công cụ như còng tay, còng chân; 28% bị treo lên; 19% bị giữ cố định; 19% bị bắt ngồi ghế cọp; 13% bị khóa chặt; 12% bị trói chặt; 4% bị xiết chặt bằng thừng, ngoài ra còn có 6% bị đổ nước sôi, 5% bị châm kim, 3% thường xuyên bị bức hại bằng dao hoặc kiếm, 2% bị dùng đũa ‘mở khóa’.

Trong số các hình thức tra tấn bằng sốc điện, 18% bị ĐCSTQ sốc điện vào bộ phận sinh dục, 18% bị sốc điện vào mặt, 15% bị sốc điện vào tứ chi, 10% bị sốc điện vào đầu, 10% bị sốc điện vào ngực hoặc vú, 8% bị sốc điện vào cổ, 8% bị sốc điện vào lưng, 3% bị sốc điện vào eo, xương sườn, còn có 3% bị sốc điện vào vị trí cuống gan.

Điều tra cho thấy, trong số các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết, có 12% học viên đã tiến hành tuyệt thực, trong đó 35% bị bức thực đến chết. Trong số các học viên bị bức thực đến chết, có 40% bị bức thực trong các trại tạm giam, 22% bị bức thực trong nhà tù, 9% bị bức thực trong trại cưỡng bức lao động, 4% bị bức thực tại đồn công an. Trong số học viên bị ĐCSTQ bức thực, 72% bị bức thực bằng nước muối, thậm chí cố tình bức thực bằng cơm canh còn rất nóng, mỳ cay, mù tạt, nước sôi, đậu phụ thối…v.v.

Trước ý chí kiên định của các học viên Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã sử dụng đến cả các thủ đoạn vô nhân tính như sử dụng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc. Điều tra cho thấy, trong số các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại chết, có 6% từng bị ĐCSTQ ép sử dụng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc, trong đó 69% bị cưỡng chế tiêm thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc, 36% bị bức thực có chứa thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc, 11% bị lén đầu độc. Tỷ lệ tử vong sau khi sử dụng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc lên đến 53%. Trong số những học viên bị ĐCSTQ ép sử dụng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc đến chết, có 33% chết trong trại lao động cưỡng bức, 30% chết trong các trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/ngục tối, 18% chết trong các nhà tù, 10% chết trong đồn công an, 8% chết trong các trại tạm giam.

Điều tra cho thấy, suốt 14 năm qua, trong số các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết, có 6% bị cưỡng bức lao động quá sức, trong đó 22% vì thế mà chết: 47% học viên chết do làm việc trên 10 tiếng một ngày, 32% học viên chết do bị cưỡng bức lao động trong tình trạng cơ thể suy nhược hoặc mắc bệnh trầm trọng.

Trong số các hình thức nhục hình, ĐCSTQ đã sử dụng 6 loại nhục hình nặng và 27 loại  nhục hình nhẹ để hủy hoại thân thể các học viên Pháp Luân Công, trong đó 50% học viên bị đưa đi huấn luyện kiểu quân sự, bị bắt ngồi xổm, quỳ, bò, chạy, đứng trong thời gian dài; 37% bị bắt chịu lạnh dưới tuyết, đứng trên băng giá; 22% bị dội nước lạnh kiểu “qua cầu nước”; 21% bị cưỡng bức “ngồi trên ván” trong thời gian dài; 12% chịu hình thức tra tấn kiểu “lái máy bay”; 4% bị các kiểu tra tấn như “gõ bóng đèn”(giữ cho mắt nạn nhân ở trạng thái mở, dùng các ngón tay gõ vào nhãn cầu), “kéo tai”, “kéo mi mắt”.

Trong số các kiểu tra tấn ngược đãi, ĐCSTQ đã sử dụng 16 thủ đoạn ngược đãi tàn khốc để bức hại các học viên Pháp Luân Công: 39% bị ngược đãi kiểu “chim ưng thức đêm” không cho ngủ trong thời gian dài; 27% học viên mắc bệnh nặng hoặc khắp thân thể bị thương nghiêm trọng nhưng vẫn bị cố ý kéo dài thời gian giam giữ không cho cứu chữa, để gia tăng bức hại; 18% bị bỏ đói không cho ăn cơm, uống nước; 11% bị cấm đi vệ sinh đại tiểu tiện; 9% bị bắt sử dụng các chất thải bẩn như phân, nước tiểu, đờm, nước pha hạt tiêu, nước xà phòng để ăn uống; 8% bị bịt mồm trong thời gian dài bằng các loại tất hôi thối, vải vụn, quần áo, băng vải; 5% bị sỉ nhục bằng cách lột quần áo; 4% bị sỉ nhục theo kiểu Cách mạng Văn hóa là phê bình, đấu tố; 4% bị cấm cười, cấm ngẩng đầu khi đi, cấm nói chuyện, cấm tiếp xúc với người khác.

Ngoài ra, có 8% học viên bị bức hại bằng hình thức biệt giam, trong đó 54% bị nhốt trong phòng kín, 47% bị bức hại ở một nhà tù một thời gian sau đó lại bị chuyển đến một nhà tù khác để tiếp tục bức hại, 11% bị gia hạn tù hoặc bị kéo dài thời gian được phóng thích.

Còn có 5% học viên Pháp Luân Công bị bức hại về mặt tư tưởng, trong đó 79% bị ĐCSTQ bắt ép học, xem các chương trình, báo cáo, các sách phỉ báng Pháp Luân Công và tham gia các hoạt động tuyên truyền, hội thảo phỉ báng Pháp Luân Công; 15% bị yêu cầu phải lăng mạ Sư phụ Lý, hoặc dẫm đạp, xé nát, xúc phạm ảnh của Sư phụ Lý; 7% bị bắt hút thuốc, uống rượu và hát các bài hát khiêu dâm; 4% bị bắt chỉ mặc áo lót; 2% bị bắt xem các đĩa phim khiêu dâm, nói tục; 2% bị bắt xem cảnh ĐCSTQ tra tấn tàn bạo các học viên Pháp Luân Công khác; thậm chí bắt học viên Pháp Luân Công học các lý luận “Phật giáo” đã bị bóp méo, bị hiện đại hóa; còn có các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ dùng phương thức tác động tâm lý để tự nhận rằng mình bị tâm thần.

Điều tra các trường hợp còn cho thấy, có hơn 1% các học viên Pháp Luân Công đã bị hủy hoại thân thể, hơn 0,4% học viên bị mổ cướp nội tạng hoặc bị lén lút cắt nội tạng, không rõ mang đi đâu.

Trong thời gian các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết, ĐCSTQ không những không truy cứu tội ác của người thực hiện, mà còn liên tục bịa đặt ra 20 nguyên nhân tử vong lớn và 64 nguyên nhân tử vong nhỏ, đồng thời huy động mọi nguồn lực quốc gia để che giấu sự thật rằng nguyên nhân các học viên Pháp Luân Công chết là do bị tra tấn. Trong đó, 43% trường hợp học viên bị tra tấn đến chết bị bịa đặt là chết vì bệnh, 8% bị bịa đặt là tự sát, 5% bị vu cho vì luyện Pháp Luân Công mà chết, 4% trường hợp sau khi chết bị ĐCSTQ đưa xác từ nơi giam giữ đến bệnh viện, đe dọa bác sĩ phải giả vờ cấp cứu cho bệnh nhân còn sống; thậm chí có 2% học viên sau khi chết bị ĐCSTQ bỏ ngoài đồng hoặc vứt xuống hồ để che giấu tội ác, sau đó lại làm thủ tục xử lý như một xác chết vô danh; ngoài ra, còn có trường hợp học viên bị tra tấn đến chết nhưng bịa đặt là “tự dưng chết, chết không rõ nguyên nhân, chết đuối, chết do hát nhiều, chết do tai nạn giao thông, tự ngất xỉu mà chết, chết do điện giật”, thậm chí còn nói dối trắng trợn hơn: “Làm gì có chuyện đó, không ai chết cả, đã thả ra rồi,” cố gắng chối bỏ trách nhiệm.

Để phong tỏa các thông tin về cuộc bức hại, ĐCSTQ đã sử dụng 5 thủ đoạn lớn và 19 thủ đoạn nhỏ như “tiêu hủy thi thể, tiêu hủy bằng chứng bức hại, ngăn chặn truy tìm chứng cứ, ngăn chặn truyền bá thông tin, xóa dấu tích của người chết khi còn sống”, bao gồm “khống chế/đánh đập/bắt giam/kết án thân nhân của người chết” (24%); “cưỡng ép hỏa thiêu thi thể bất chấp người nhà phản đối” (21%); “không cho người nhà và các học viên Pháp Luân Công khác xem thi thể hoặc đến gần thi thể hoặc mang thi thể đi xét nghiệm” (18%), “cưỡng ép/đe dọa/lừa gạt để hỏa táng thi thể” (18%), “huy động chính phủ thậm chí cả lực lượng vũ trang để khống chế phát tán sự kiện kiện tại hiện trường nơi hỏa thiêu, nơi tổ chức tang lễ, chia buồn hoặc nơi cư trú” (15%). Ngoài ra ĐCSTQ còn “khống chế/đánh đập/bắt bớ/giam giữ/cưỡng bức lao động/kết án các học viên Pháp Luân Công đến chia buồn” (10%), “không thông báo cho người nhà mà bí mật hỏa táng thi thể” (9%), “tiêu hủy các chứng cứ tại hiện trường hoặc không cho bệnh viện lưu trữ hồ sơ, giải phẫu, hỏa thiêu” (8%), “cưỡng ép/lừa gạt người nhà ký hoặc viết các giấy cam kết để che giấu tội ác” (7%), “cản trở/cấm đoán người nhà tự đưa đơn kiện ra tòa án” (7%), “không cho người nhà và các học viên Pháp Luân Công đến hiện trường chụp ảnh hoặc quay phim” (6%), “cố ý không thông báo hoặc kéo dài thời gian thông báo cho gia đình” (5%), thậm chí “giải thể cả đơn vị chịu trách nhiệm về cái chết hoặc điều những kẻ gây ra tội ác đi nơi khác” (3%), còn “cản trở/cấm đoán những người đến chia buồn khác như lãnh đạo đơn vị, đồng nghiệp, hàng xóm của người chết nói ra sự thực”, “không cho người nhà tổ chức lễ tưởng niệm, tang lễ, khóc lóc, dán cáo thị, cáo phó, v.v.” Nếu ĐCSTQ có cho phép tổ chức tang lễ thì cũng cưỡng ép người nhà phải quy định “không cho bạn bè thân hữu và học viên Pháp Luân Công đến truy điệu, tặng vòng hoa v.v.” Ngoài ra, để phong tỏa thông tin, ĐCSTQ còn nghĩ ra cách “xóa dấu vết của người chết khi còn sống”, bao gồm “cưỡng ép tiêu hủy toàn bộ ảnh của người chết khi còn sống”, “bí mật cắt hộ khẩu của người chết”.

Điều tra cho thấy, 14 năm qua, ĐCSTQ đã nắm giữ và lợi dụng bộ máy tuyên truyền để phỉ báng và vu khống toàn diện đối với Pháp Luân Công và người sáng lập, nhằm che mắt nhân dân, thậm chí kích động thù hận của dân chúng đối với các học viên Pháp Luân Công, kêu gọi người dân khai báo các học viên Pháp Luân Công cho ĐCSTQ, lôi kéo họ tham gia vào cuộc đàn áp. Trong tất cả các trường hợp học viên bị người dân khai báo, số học viên bị khai báo do “giảng chân tướng” chiếm tỷ lệ cao nhất 70%, sau đó là các học viên bị khai báo do “luyện Pháp Luân Công ở nhà” (17%), bị khai báo do “liên hệ với đồng tu” (5%). Những người trực tiếp khai báo gồm có hàng xóm, người nhà, đồng nghiệp, cán bộ khu vực, đại diện khu dân cư, bảo vệ, cảnh sát mặc thường phục, thậm chí còn có học sinh của các học viên Pháp Luân Công.

Điều tra cho thấy, từ ngày 20 tháng 07 năm 1999 ĐCSTQ bức hại toàn diện đối với Pháp Luân Công đến nay, tất cả các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại lục đều bị ĐCSTQ tước đoạt quyền sống. Trong đó, 53% vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị chính quyền tùy ý vơ vét tài sản, phạt tiền; 29% bị khai trừ, giáng chức hoặc đuổi việc; 12% bị cắt lương hoặc không trả lương, lương hưu và các khoản phúc lợi xã hội; 6% bị khấu trừ lương, lương hưu và các khoản phúc lợi xã hội; ngoài ra nhiều người chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị chính quyền ĐCSTQ cưỡng ép đóng cửa các nhà máy/cửa hàng tự gây dựng, tịch thu tài sản; cưỡng ép niêm phong, phát mại tài sản, tước bỏ tư cách nghề nghiệp, thậm chí người nhà của họ dù không tu luyện cũng bị liên đới: bị miễn nhiệm, cách chức, khai trừ, không trả lương và phúc lợi xã hội, v.v. Rất nhiều học viên Pháp Luân Công còn bị chính quyền địa phương tùy ý bắt giam, ngay cả khi họ bị bức hại đến mức nguy hiểm đến tính mạng cần được ra ngoài chữa trị, chính quyền địa phương vẫn từ chối cho tại ngoại, đúng là coi sinh mệnh như cỏ rác.

Cuộc bức hại toàn diện của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công không chỉ bao trùm tất cả các khu vực trên toàn lãnh thổ Trung Quốc Đại lục, mà còn vươn đến hầu hết các ngành nghề, chức vụ trong xã hội. Điều tra cho thấy, trong số các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, 33% làm công nhân/nhân viên dịch vụ/công nhân viên, 16% là người đã nghỉ hưu, 10% là nông dân, 9% là giáo viên tiểu học/trung học/phổ thông trung học, 7% là cán bộ cơ quan chính phủ, 5% là bác sĩ/y tá, 5% là công chức, 4% là kinh doanh cá thể, còn có kiến trúc sư, chủ cửa hàng nhỏ, quản lý doanh nghiệp, giảng viên đại học, học sinh, giáo sư, doanh nhân, công nhân nhà máy, người làm nghề tự do, đạo sỹ, tăng nhân, phóng viên truyền thông, v.v. có thể nói là bao gồm mọi ngành nghề ở Trung Quốc. Ngoài ra, 17% học viên bị bức hại đến chết làm việc trong lĩnh vực giáo dục/nghiên cứu, 15% đến từ cơ quan chính phủ, 12% đến từ lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, 9% đến từ các ngành nghề khác như kim khí, điện, công nghiệp nhẹ, gốm sứ, nhựa, thủ công mỹ nghệ, v.v. còn có đường sắt/giao thông vận tải, dệt may, tài chính, bảo hiểm, thực phẩm, điện nước than, chế tạo ô tô, gang thép, cơ khí điện tử, bưu điện, văn hóa truyền thông, thậm chí có cả hàng không, có thể nói là bao gồm mọi ngành nghề ở Trung Quốc. Điều tra cho thấy, các học viên bị ĐCSTQ bức hại chết, làm việc ở 57 bộ ngành cơ quan chính phủ, trong đó phần lớn làm việc trong hệ thống an ninh, kiểm sát và tư pháp như như hệ thống chính pháp và đảng ủy các cấp thành phố/quận/huyện/thị trấn/khu phố hoặc thành viên lãnh đạo trong chính phủ. Có thể nói hầu hết các cơ quan bộ ngành trong chính phủ đều có các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết.

Khi chứng kiến người nhà vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị ĐCSTQ bức hại đến chết, nhiều gia đình dưới áp lực của ĐCSTQ rất sợ hãi, chỉ dám im lặng nén chịu nỗi đau, chỉ có 4% trường hợp người nhà dám gửi đơn kêu oan. Nhưng tất cả các trường hợp kêu oan ở Trung Quốc Đại lục đều chưa có trường hợp nào thành công đưa được thủ phạm ra trước công lý. Trong số những trường hợp mà gia đình dám đứng ra kêu oan, chỉ có 1% đến được bước đệ trình tư pháp đã phải kết thúc việc tố tụng; chỉ có 9% người nhà dám mời luật sư biện hộ, nhưng trong đó lại có đến 63% gia đình đã tìm kiếm khắp nơi nhưng không một luật sư nào dám đứng ra nhận các vụ án liên quan đến học viên Pháp Luân Công, ngoài ra có 31% người nhà mặc dù mời được luật sư, nhưng dưới áp lực đe dọa của chính quyền, luật sư cũng sợ hãi mà rút lui. Còn có 29% người nhà mới đến giai đoạn kháng cáo, thuyết phục, thỉnh nguyện, khiếu nại thì đã bị ĐCSTQ đe dọa, không chịu nổi áp lực đành bỏ cuộc; còn có 31% người nhà do bị ĐCSTQ dùng các thủ đoạn lừa gạt, lấp liếm, đùn đẩy trách nhiệm, không có cửa để kêu oan nên đành bỏ cuộc; ngoài ra có 43% người nhà dưới áp lực của ĐCSTQ đành chấp nhận các khoản tiền bồi thường cao, đồng thời thỏa hiệp với những kẻ chịu trách nhiệm về cái chết của các học viên, cam kết im lặng không tiếp tục truy cứu.

Điều tra cho thấy, 14 năm nay, Hắc Long Giang, Hà Bắc, Liêu Ninh, Cát Lâm, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Hà Nam, Bắc Kinh là 11 địa phương mà các học viên Pháp Luân Công bị Phòng 610 các cấp tỉnh/thành phố trực thuộc bức hại hung bạo tàn ác nhất, trong đó tỉnh Hắc Long Giang có số lượng học viên Pháp Luân Công bị bức hại nhiều nhất, đứng thứ hai là tỉnh Hà Bắc, tỉnh Liêu Ninh đứng thứ ba.

Điều tra cho thấy, 14 năm qua, các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết xảy ra ở 273 thành phố trên toàn Trung Quốc, “thành phố Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang, thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm, thành  phố Duy Phường tỉnh Sơn Đông, thủ đô Bắc Kinh, thành phố Cát Lâm tỉnh Cát Lâm, thành phố Trùng Khánh, thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, thành phố Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên, thành  phố Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc, thành phố Đại Liên tỉnh Tứ Xuyên, thành phố Bảo Định tỉnh Hà Bắc, thành phố Yên Đài tỉnh Sơn Đông” là 12 thành phố nơi các học viên Pháp Luân Công bị bức hại tàn khốc nhất, trong đó thành phố Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang có số người tử vong nhiều nhất, đứng thứ hai là thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm, thành phố Duy Phường tỉnh Sơn Đông đứng thứ ba.

Điều tra cho thấy, 14 năm qua, các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết xảy ra ở 844 khu vực/huyện/ thành phố cấp huyện trên toàn đất nước Trung Quốc, trong đó thành phố Song Thành, Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang có số người tử vong nhiều nhất, đứng thứ hai là huyện Nông An, Trường Xuân tỉnh Cát Lâm; thành phố Chiêu Viễn, Yên Đài, tỉnh Sơn Đông đứng thứ ba.

Điều tra cho thấy, 14 năm qua, các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết xảy ra ở 127 trại lao động cưỡng bức trên toàn Trung Quốc, trong đó trại lao động Triều Dương, Trường Xuân, Cát Lâm tham gia bức hại chết nhiều học viên Pháp Luân Công nhất, trung tâm giáo dưỡng Mã Tam Gia, Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đứng hàng thứ hai, trại lao động Trường Lâm Tử, Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đứng thứ ba. Ngoài ra, trung tâm giáo dưỡng Mã Tam Gia, Thẩm Dương, Liêu Ninh tham gia bức hại chết nhiều nữ học viên nhất.

Điều tra cho thấy, 14 năm qua, các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết xảy ra ở 122 nhà tù trên toàn Trung Quốc, trong đó nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh tham gia bức hại chết nhiều nữ học viên Pháp Luân Công nhất, nhà tù Số 2 tỉnh Liêu Ninh cũng bức hại đến chết nhiều nam học viên Pháp Luân Công nhất.

Mục lục

Phần 1: Mô tả các trường hợp tử vong

1. 3.653 trường hợp bị bức hại đến chết

2. Phương pháp nghiên cứu

3. Tính chân thực

4. Báo cáo trên các phương tiện truyền thông quốc tế

5. Tính hoàn chỉnh

6. 19 thủ đoạn phong tỏa thông tin

7. Đột phá phong tỏa

Phần 2: Thống kê các trường hợp tiêu biểu trong số các trường hợp tử vong do bị bức hại

1. Kết cấu tổng thể của mẫu điều tra

2. Thống kê tình hình tử vong do chịu áp lực cao

3. Thống kê tình hình tử vong do bị bắt giam

4. Trường hợp tử vong do giảng chân tướng chiếm tỷ lệ cao nhất

Phần 3:Tra tấn

1. 79 loại dụng cụ đánh đập

2. 70 loại công cụ tra tấn

3. Sốc điện

4. Bức thực

5. Thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc

6. Cưỡng bức lao động quá sức

7. 27 kiểu nhục hình

8. 16 kiểu ngược đãi

9. Lạm dục tình dục

10. Biệt giam

11. 8 kiểu bức hại tư tưởng

12. Mổ cướp nội tạng

13. Bịa đặt 64 thủ đoạn nói dối để che giấu sự thực về việc tra tấn giết hại

Phần 4: Hoàn cảnh sinh tồn khắc nghiệt

1. Lừa gạt dân chúng tham gia bức hại

2. Tước đoạt quyền sống

3. Cả gia đình nhiều người bị bức hại chết

4. Giết chóc xảy ra trong mọi ngành nghề

5. Sự bất công của tòa án

6. Ở Trung Quốc không có hung thủ giết người nào được đưa ra trước công lý

7. Đơn vị giết người được khen thưởng

Phần 5: Pháp Luân Công chữa khỏi bệnh một cách thần kỳ

1. Chuyện thần thoại trong y học

2. Luyện Pháp Luân Công chữa khỏi bệnh nặng

3. Luyện Pháp Luân Công chữa lành ung thư

Kết luận

Kêu gọi

Phụ lục

Phần 1:  Mô tả các trường hợp tử vong

1. 3.653 trường hợp bị bức hại đến chết

Báo cáo này phân tích chi tiết các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại mà mất đi sinh mệnh ((các trường hợp này cũng là mẫu điều tra của báo cáo), thời gian thu thập mẫu trong vòng 14 năm kể từ ngày 20 tháng 07 năm 1999 đến ngày 30 tháng 06 năm 2013, toàn bộ thông tin đều lấy từ Minh Huệ Net.

Ngày 18 tháng 06 năm1999, các học viên Pháp Luân Công ở Bắc Mỹ đã thành lập website Minh Huệ Net, dần dần lập ra các chi nhánh thu thập thông tin trên toàn Trung Quốc Đại lục, mỗi ngày đều báo cáo cho Minh Huệ Net về tình hình học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại xảy ra trên toàn Trung Quốc, nhờ đó Minh Huệ Net đã trở thành kênh thông tin chủ đạo toàn cầu phơi bày sự thật về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công. Những báo cáo cập nhật nhất về các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại gần như đều được đăng trước tiên trên Minh Huệ Net. Cả 3.653 trường hợp tử vong do bị ĐCSTQ bức hại được thống kê trong báo cáo đều đã được đăng trên Minh Huệ Net, một số báo cáo do chính người bị hại trước khi chết tường thuật lại, sau đó được đồng tu chỉnh lý, một số báo cáo là do nhân chứng tận mắt chứng kiến (người đến chia buồn) trực tiếp ghi chép lại, một số báo cáo do thân nhân của người bị hại trực tiếp lên tiếng, một số do các phóng viên của báo Minh Huệ Net ở khu vực đó trực tiếp điều tra tìm hiểu cụ thể sự việc sau đó chỉnh lý đăng lên. Chúng tôi gọi tất cả các tin tức vượt qua phong tỏa để phơi bày cuộc bức hại này là nguồn thông tin.

Ngày 25 tháng 10 năm 1999, Minh Huệ Net công bố tin tức về trường hợp tử vong đầu tiên tại Trung Quốc Đại lục: nữ học sinh Trần Anh 17 tuổi, đang học lớp 12 trường phổ thông trung học tại thành phố Giai Mộc Tư tỉnh Hắc Long Giang. Ngày 17 tháng 08, Trần Anh đến Bắc Kinh thỉnh nguyện và bị bắt, cô bị công an Phòng 610 thành phố Giai Mộc Tư – Lý Thuần Hữu đánh chửi, đe dọa và bị ép nhảy khỏi xe [dẫn đến] tử vong. Ngày 19 tháng 02 năm 2000, bà Trần Tú Linh mẹ của Trần Anh đã đăng bài “Lời chứng thực của mẹ Trần Anh” trên Minh Huệ tường thuật lại sự thực về cái chết của con gái mình do ĐCSTQ bức hại. Sau đó, bà Trần Tú Linh cũng bị bắt giam bức hại, rồi nhiều lần bị tạm giam và 4 lần bị đưa vào trại lao động cưỡng bức. Bà Kỷ Đình Hoa mẹ của bà Trần Tú Linh (cũng là học viên Pháp Luân Công) vào đúng dịp 100 ngày sau cái chết của cháu gái Trần Anh cũng uất ức mà qua đời. Ngày 04 tháng 01 năm 2013 phóng viên báo Minh Huệ đăng bài “Những trải nghiệm đau thương của bà Kỷ Đình Hoa, bà Trần Tú Linh, những người mẹ mất đi đứa con gái thân yêu vì bức hại”, bài báo tổng kết cuộc bức hại mà gia đình bà Trần Tú Linh phải chịu đựng suốt 14 năm qua.

Báo cáo này phân tích chi tiết 3.653 trường hợp học viên Pháp Luân Công tử vong do bị ĐCSTQ bức hại, phần lớn đều giống như trường hợp của Trần Anh, ban đầu là các tin tức vạch trần cái chết do bị bức hại, sau đó bổ sung hoàn thiện tư liệu, tổng kết quá trình bức hại.

Phụ lục 1: Những thông tin cơ bản về từng trường hợp trong 3.653 trường hợp tử vong do bị ĐCSTQ bức hại, các độc giả quan tâm có thể tra cứu những thông tin này trên Minh Huệ Net.

2. Phương pháp nghiên cứu

Báo cáo này sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống – phương pháp phân tích nội dung, tiến hành nghiên cứu mối liên hệ, đồng thời lập bảng câu hỏi thành văn dựa trên các tiêu chuẩn thống nhất, tiến hành chỉnh lý và tóm tắt một cách có hệ thống đối với 3.653 trường hợp tử vong và khoảng 330 vạn chữ tư liệu thành văn được thống kê tại bản báo cáo điều tra này, làm cơ sở dữ liệu để lập hệ thống biểu báo cáo thống kê. Cả 3.653 trường hợp tử vong và 330 vạn chữ tư liệu thành văn này đều lấy từ Minh Huệ Net. Ngoài ra, từ 330 vạn chữ tư liệu thành văn nguyên gốc này chúng tôi lấy ra một số nội dung có tính điển hình, để giúp độc giả có được nhận thức khách quan và chân thực về sự bức hại tàn sát dã man của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công.

3. Tính chân thực

Để đảm bảo nguồn cung cấp thông tin về sự kiện bức hại đến Minh Huệ là chân thực, ngay từ đầu phóng viên Minh Huệ và phóng viên Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã sử dụng phương pháp gọi điện thoại đối chiếu xác minh tính chân thực của thông tin về sự kiện bức hại, họ gọi điện thoại trực tiếp đến nơi chịu trách nhiệm về sự kiện bức hại hoặc các bộ ngành liên quan tại khu vực đó, hỏi xem có đúng là đã xảy ra sự kiện bức hại không.

Đối tượng mà phóng viên Minh Huệ và phóng viên Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp gọi điện thoại đến xác minh sự kiện bức hại chủ yếu là cục công an địa phương, Phòng 610, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, phòng tạm giam, văn phòng chính quyền khu vực thị trấn, văn phòng chính quyền thôn, phòng đại diện khu dân cư, đại diện thôn, đơn vị công tác của người bị hại, bệnh viện nơi người bị hại tử vong, các trại tạm giam, trại lao động cưỡng bức, nhà tù, v.v. nơi người bị hại bị giam giữ. Biểu đồ 2 thống kê các cuộc gọi điện thoại của phóng viên cho thấy, trong số 116 trường hợp gọi điện thoại xác minh, 29% trực tiếp gọi đến đồn công an/Phòng 610/Ủy ban Chính trị và Pháp luật để xác minh, 22% trực tiếp gọi đến phòng tạm giam để xác minh, 18% trực tiếp gọi đến đơn vị công tác của người bị hại để xác minh, 11% trực tiếp gọi đến cơ quan chính phủ các cấp để xác minh:

Ghi chép nguyên văn một phần các cuộc gọi điện thoại xác minh của phóng viên Minh Huệ và phóng viên Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp được đăng tại Phụ lục 2: Bảng ghi chép nguyên văn các cuộc gọi điện thoại của phóng viên, ở đây chúng tôi liệt kê một vài cuộc gọi điển hình trong số đó:

Cuộc gọi 1: Đối tượng điều tra nhận được điện thoại vô cùng hoảng loạn: Tháng 10 năm 2003, học viên Pháp Luân Công – cô Lý Thục Hoa (32 tuổi) tại thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm bị bức hại đến chết, trong đoạn ghi chép viết: Theo điều tra của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, khi phóng viên gọi điện đến đồn công an thành phố Du Thục (431-3630-348) vào ngày 16 để hỏi về trường hợp tử vong của cô Lý Thục Hoa, một người đàn ông trực ban nghe điện thoại vô cùng hoang mang, nói lắp bắp: “Anh, anh, anh…” sau đó nói: “Tôi không thể trả lời câu hỏi của anh qua điện thoại được”, rồi cúp máy.

Cuộc gọi 2: Đối tượng điều tra có ý đồ nói dối để chối bỏ trách nhiệm: Học viên Pháp Luân Công bà Lý Hoành Mẫn (55 tuổi) tại Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, tháng 10 năm 2002 bị bức hại đến chết, trong đoạn ghi chép viết: Ngày 07 tháng 12, một người làm việc tại đồn công an Mẫu Đơn Giang trả lời điện thoại của phóng viên, lúc thì nói rằng lý do bắt giữ bà Lý Hoành Mẫn là do bà đóng góp 200.000 nhân dân tệ cho Pháp Luân Công, lúc lại nói rằng bà Lý Hoành Mẫn vì muốn viên mãn mà nhảy lầu tự vẫn, nhưng vị cảnh sát này lại không cách nào giải thích được vì sao bà ấy lại chọn đến đồn công an để nhảy lầu viên mãn, hơn nữa khi nghe phóng viên giải thích viên mãn không có nghĩa là chết, thì vị cảnh sát này không nói được gì nữa.

Cuộc gọi 3: Thừa nhận rằng Phòng 610 chịu trách nhiệm: Học viên Pháp Luân Công cô Giả Đông Mai (33 tuổi) tại Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang bị bức hại chết tháng 05 năm 2003, đoạn ghi chép viết: Tại đồn công an Hạc Bắc (468-6031327) một nam cảnh sát thừa nhận sự thực về trường hợp tử vong của Giả Vĩnh Phát, Giả Đông Mai, còn nói: “Chi tiết cụ thể phải hỏi mấy người Quốc Thư Quân, Trịnh Văn Sơn của Phòng 610, chính họ đã tống cô ấy vào trại lao động cưỡng bức”. Nam cảnh sát này còn thừa nhận Giả Vĩnh Tồn vẫn bị giam trong trại lao động cưỡng bức, những người thân khác của anh Giả Vĩnh Phát như mẹ, vợ, chị gái đầu Giả Vĩnh Mai, chị gái thứ hai Giả Thu Mai đã được thả ra, con trai 9 tuổi của cô Giả Đông Mai hiện ở nhà chị gái.

Cuộc gọi 4: Thừa nhận trại lao động hủy xác xóa dấu vết: Học viên Pháp Luân Công anh Triệu Ái Quốc tại Thạch Hà Tử, Tân Cương, tháng 06 năm 2003 bị bức hại chết, đoạn ghi chép viết:  Một người làm việc ở nhà tang lễ Thạch Hà Tử (0993-2610952) mấy hôm trước đã thừa nhận: “Việc này xảy ra hơn một tháng trước, trại lao động đã mang cả tro cốt đi rồi. Triệu Ái Quốc có vẻ như là người ngoài.” Trại lao động Thạch Hà Tử (0993-2264276) không có ai trả lời điện thoại.

Cuộc gọi 5: Thừa nhận vì từ chối chuyển hóa mà bị bức hại đến chết: Học viên Pháp Luân Công anh Gia Cát Trí Dũng (26 tuổi) ở thành phố Lục An, An Huy, tháng 09 năm 2002 bị bức hại chết, đoạn ghi chép viết: Tại bộ phận giám sát nhà tù tại Phiệt Môn, Bạch Hồ, thành phố Lục An, tỉnh An Huy (565-7561254) một nam cảnh sát hôm trước đã thừa nhận anh Gia Cát Trí Dũng bị tử vong tại nhà tù. Cảnh sát này nói: “Đã bị bắt lao động cưỡng bức 03 năm nay rồi nhưng anh ta vẫn không ‘chuyển hóa’, rơi vào hoàn cảnh này cũng là bất đắc dĩ.” Về nguyên nhân tử vong của anh Gia Cát Trí Dũng, vị cảnh sát này ngập ngừng không muốn tiết lộ, chỉ nói là sự cố ngoài ý muốn.

Cuộc gọi 6: Thừa nhận vì tu luyện Pháp Luân Công chữa khỏi bệnh ung thư, lại bị cưỡng bức lao động khiến cho bệnh cũ tái phát mà chết: Học viên Pháp Luân Công – cô Lý Bảo Hà (48 tuổi) tại Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh bị bức hại chết vào tháng 06 năm 2000, đoạn ghi chép viết: Ngày 05 tháng 03 năm 2003, người thân của cô Lý Bảo Hà tại thôn Nam Tân Trang nói: “Vài năm trước, cô Lý Bảo Hà bị mắc bệnh ung thư, sau khi tu luyện Pháp Luân Công sức khỏe của cô rất tốt. Chỉ vì chính phủ nói Pháp Luân Công có mục đích chính trị, nên bắt cô ấy đi giáo dưỡng, kết quả là cô ấy bệnh cũ tái phát mà qua đời.”

Cuộc gọi 7: Thừa nhận tin tức bị phong tỏa: Học viên Pháp Luân Công bà Vương Quế Cúc tại Bắc Kinh bị bức hại chết vào tháng 05 năm 2002, đoạn ghi chép viết: Ngày 26 tháng 05, Giám đốc Viện nghiên cứu Thủ Cương Dã Kim đã nghe điện thoại và thừa nhận với phóng viên về cái chết của bà Vương Quế Cúc, đồng thời tiết lộ: “Những người biết rõ sự việc đều không được nói ra.” Điều này chứng tỏ rằng tin tức đã bị phong tỏa.

4. Báo cáo trên các phương tiện truyền thông quốc tế

Sự thực về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công không chỉ được điều tra báo cáo trên Minh Huệ Net, mà được các phương tiện và cơ quan truyền thông quốc tế tiến hành điều tra báo cáo độc lập. Trong số 3.653 trường hợp được ghi chép trong bài báo cáo này, theo thống kê (không đầy đủ) của chúng tôi, có 86 trường hợp bị bức hại đã được các phương tiện truyền thông quốc tế độc lập đưa tin. 86 trường hợp này được đưa tin trên 23 phương tiện truyền thông quốc tế, các trường hợp này có mặt tại 16 tỉnh thành trên toàn Trung Quốc, điều này cho thấy truyền thông quốc tế cũng rất quan tâm đến cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, chi tiết tại Biểu đồ 4:

Biểu đồ 5 thống kê cho thấy, [hãng thông tấn] Agence France Presse (AFP) đăng tin nhiều nhất 40 trường hợp, tiếp theo là Associated Press (AP) 24 trường hợp, Thông tấn xã Đài Loan (CNA) 20 trường hợp, Thế giới Nhật báo 16 trường hợp, Reuters 14 trường hợp, Đài Á châu tự do 13 trường hợp:

Trường hợp 1: [Bài viết về bà] Trần Tử Tú được trao giải thưởng báo chí Pulitzer: Ngày 20 tháng 04 năm 2000, tờ nhật báo Phố Wall, Mỹ Quốc đăng bài viết có tiêu đề: “Cho đến giờ phút cuối cùng, bà Trần vẫn khẳng định tu luyện Pháp Luân Công là hoàn toàn có lợi”, đưa tin về học viên Pháp Luân Công bà Trần Tử Tú (59 tuổi) trú tại Duy Phường, tỉnh Sơn Đông bị chính quyền ĐCSTQ bắt giam vào Trung tâm quản giáo chuyển hóa học viên Pháp Luân Công mới được thành lập, bà Trần Tử Tú vì từ chối “chuyển hóa” nên bị đánh đập tàn nhẫn đến mức chỉ còn thoi thóp, sau đó bà Trần còn bị bắt đi chân trần trên băng tuyết, khiến bà tử vong. Bài báo này khiến cả thế giới chấn động, phóng viên viết bài báo này Lan Johnson đã giành giải thưởng báo chí lớn của Giải Pulitzer. Sau khi câu chuyện về bà Trần Tử Tú vì kiên định không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công mà bị bức hại được đăng trên trang nhất Nhật báo Phố Wall, chính phủ Trung Quốc nghi ngờ con gái bà Trần Tử Tú là Trương Học Linh đã cung cấp thông tin cho phóng viên, vì vậy đã bắt giam Trương Học Linh.

Trường hợp 2: Các trường hợp bị đánh đập tàn nhẫn trở thành tiêu điểm chú ý của các tổ chức quốc tế: Tháng 11 năm 2000, Tạp chí Tổ chức Ân xá thế giới ở Dublin đăng tin học viên Pháp Luân Công cô Triệu Kim Hoa (42 tuổi) trú tại thành phố Diên Đài, tỉnh Sơn Đông vì từ chối chuyển hóa đã bị cảnh sát ở đồn công an Trương Tinh đánh đập dã man suốt 10 ngày dẫn đến tử vong, lúc đó đã gây nên sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng thế giới. Để truy tìm ra người tiết lộ bí mật về cái chết của cô Triệu Kim Hoa, lực lượng cảnh sát thành phố Yên Đài đã thành lập 10 tổ chuyên án, mỗi tổ gồm ít nhất 6 người, họ tùy ý bắt giam tất cả các học viên Pháp Luân Công, tra tấn, cho nghỉ việc, bắt vào trại lao động, có liên đới đến gần 100 người.

Trường hợp 3: Cuộc bức hại ở bệnh viện tâm thần được đăng trên tờ Washington Post: Học viên Pháp Luân Công anh Phòng Lập Hoành (38 tuổi) trú tại thành phố Yên Sơn, tỉnh Liêu Ninh, vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công mà bị bắt đưa vào Bệnh viện tâm thần Khang Ninh thành phố Yên Sơn, bị bức hại bằng thuốc kích thích thần kinh, sau khi bị đưa vào bệnh viện anh Phòng Lập Hoành trốn thoát được ra ngoài, trả lời phỏng vấn của Washington Post anh nói: “Tôi không bị tâm thần, nhưng tôi đã bị ép ở cùng các bệnh nhân tâm thần khác suốt 16 tháng.” Anh Phòng nói: “Ở Bệnh viện tâm thần Khang Ninh thành phố Yên Sơn, tôi bị bắt phải uống thuốc hàng ngày,” sau đó bệnh viện đưa thuốc bảo anh ấy về phòng tự uống. Anh nói, bác sĩ bệnh viện bảo anh rằng họ biết anh không bị bệnh, nhưng vẫn phải theo lệnh cấp trên để điều trị.

Trong suốt thời gian 45 phút trả lời phỏng vấn Washington Post, anh Phòng Lập Hoành có biểu hiện hoàn toàn minh mẫn, nói năng lưu loát rõ ràng. Ngày 08 tháng 02 năm 2002, anh Phòng Lập Hoành bị bức hại đến chết, ngày 27 tháng 08 năm 2002, Trung Quốc Nhật báo đã đăng tin này, đồng thời cũng đề cập đến những lời tường thuật của anh Phòng về việc bị bức hại trong bệnh viện tâm thần đăng tải trên Washington Post.

5. Tính hoàn chỉnh

Bài báo cáo cung cấp những thông tin khá hoàn chỉnh về 3.653 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, 100% người bị hại có đầy đủ thông tin về họ tên, 87% có thông tin về giới tính, hộ khẩu tại khu vực tỉnh thành phố, thời gian tử vong, thậm chí 71% có thông tin về quá trình bị bức hại, đơn vị và cá nhân trực tiếp thi hành bức hại.

Thông tin cơ bản về người bị hại, quá trình bị bức hại đến chết, người chịu trách nhiệm trực tiếp thi hành bức hại và đơn vị phụ trách, là ba yếu tố cấu thành nên một chuỗi chứng cứ hoàn chỉnh. Trong số 3.653 trường hợp bị bức hại đến chết được nêu trong bài báo cáo này, 71% trường hợp đã có chuỗi chứng cứ hoàn chỉnh, đủ để làm tư liệu chứng cứ cho gia đình người bị hại lập hồ sơ khởi tố sự kiện bức hại lên cơ quan pháp luật.

Thật không hề dễ dàng để có được những thông tin hoàn chỉnh này, người lấy thông tin phải bất chấp nguy hiểm đến tính mạng vượt qua tầng tầng lớp lớp kiểm duyệt, tổng hợp từ rất nhiều nguồn tin, mới có thể phơi bày được sự thực.

6. 19 thủ đoạn phong tỏa thông tin

Mặc dù từ tháng 07 năm 1999 đến nay đã có hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến mất đi sinh mệnh, nhưng do sự phong tỏa thông tin có tính hệ thống của ĐCSTQ nên người dân thế giới quả thật rất khó cảm nhận được tính nghiêm trọng của cuộc bức hại này.

Theo thống kê một cách không đầy đủ của chúng tôi, có 530 trong số 3.653 trường hợp bị bức hại đến chết bị ĐCSTQ phong tỏa thông tin, có mặt khắp 28 tỉnh thành phố trực thuộc của Trung Quốc. Nhìn vào đường cong tỷ lệ tử vong ở các khu vực, có thể thấy xu thế phân bố trường hợp tử vong và phong tỏa thông tin ở các khu vực là tương đương nhau, điều này cho thấy 530 trường hợp mà chúng tôi thống kê có thể đại diện cho tình trạng phong tỏa thông tin trên toàn Trung Quốc, có tính phổ quát rõ rệt, đồng thời cũng thể hiện việc phong tỏa thông tin được ĐCSTQ thực hiện một cách nhất quán trên toàn quốc, tuyệt đối không phải một hành vi cá biệt ở một khu vực cá biệt:

a. Huy động toàn bộ bộ máy quốc gia tham gia phong tỏa thông tin một cách có hệ thống

Chúng tôi điều tra phát hiện thấy, chính quyền ĐCSTQ không những không bắt các cá nhân và đơn vị phụ trách trực tiếp bức hại đến chết các học viên Pháp Luân Công phải đền tội, giải oan cho người bị hại, ngược lại ĐCSTQ chỉ đạo các cấp từ trên xuống dưới, huy động toàn bộ bộ máy quốc gia cùng với kẻ gây ra tội ác không từ thủ đoạn nào để che giấu và phong tỏa thông tin.

Trường hợp 1: Để phong tỏa thông tin, được sự đích thân chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng Bộ Chính trị, Bộ Công an đôn đốc, phối hợp với tòa án, kiểm soát, cơ quan chính phủ các cấp để truy bắt người bị hại trên toàn quốc cho đến chết: 3 giờ chiều ngày 07 tháng 05 năm 2004, học viên Pháp Luân Công cô Cao Dung Dung (37 tuổi) trú tại thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh bị Trung tâm giáo dưỡng Long Sơn thành phố Thẩm Dương liên tục sốc điện vào mặt làm khuôn mặt bị biến dạng, tính mệnh nguy cấp, được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện số 1 trực thuộc Đại học y khoa Trung Quốc, sau đó được sự giúp đỡ của các học viên Pháp Luân Công, cô Cao Dung Dung đã trốn khỏi bệnh viện, và đăng bức ảnh khuôn mặt bị biến dạng của mình đồng thời phơi bày quá trình bị bức hại lên Minh Huệ Net, khiến cho cộng đồng quốc tế quan tâm phản ứng mạnh mẽ. Để che giấu sự thực về cuộc bức hại, Ủy viên Trung ương Đảng Bộ Chính trị của ĐCSTQ là La Cán đã đích thân chỉ đạo, Bộ Công an đưa sự kiện cô Cao Dung Dung trốn thoát vào hồ sơ Vụ án lớn số 26, Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Liêu Ninh, Phòng 610, viện kiểm soát, cơ quan tư pháp, công an, v.v. liên tục phong tỏa tin tức về cô Cao Dung Dung, các học viên Pháp Luân Công tham gia giải cứu cô Cao Dung Dung đều bị bắt giam chịu bức hại tàn khốc. Tháng 03 năm 2005, cô Cao Dung Dung trong lúc rời khỏi nơi ẩn náu đã không may bị bắt, bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, ngày 16 tháng 06 năm đó, cô đã bị bức hại đến chết tại trại lao động.

Cô Cao Dung Dung

Cô Cao Dung Dung bị sốc điện khiến khuôn mặt biến dạng

Trường hợp 2: Để phong tỏa thông tin, chủ tịch tỉnh trực tiếp chỉ huy hỏa táng thi thể, đe dọa người nhà không cho tiết lộ bí mật: Học viên Pháp Luân Công cô Lý Mai (28 tuổi) trú tại thành phố Hợp Phì tỉnh An Huy bị bắt chỉ vì dự định đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, sáng ngày 01 tháng 02 năm 2001, cô bị bức hại đến chết ở trại lao động cưỡng bức Hợp Phì. Chiều ngày 01 tháng 02, người nhà được thông báo đến nhận thi thể nhưng không được mang máy ảnh hay máy quay phim. Sợ thông tin bị lộ ra ngoài, phó chủ tịch tỉnh An Huy lúc đó đích thân đến hiện trường yêu cầu phải lập tức mang thi thể đi hỏa táng, công an, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, các quan chức chính quyền cũng yêu cầu phải hỏa táng thi thể. Lúc hỏa táng còn huy động một lượng lớn công an canh giữ xung quanh đài hóa thân không cho bất cứ người nào vào, chính quyền các cấp gây áp lực lên người nhà không cho tiết lộ bí mật ra ngoài.

Trường hợp 3: Cảnh sát tra tấn đến chết cùng một lúc bốn nữ học viên Pháp Luân Công, phòng công an tỉnh trực tiếp tiêu hủy chứng cứ, uy hiếp gia đình nạn nhân, kết án các học viên Pháp Luân Công khác đến chia buồn: Ngày 24 tháng 10 năm 2002, bảy học viên Pháp Luân Công trú tại Nga Mao Khẩu, huyện Hoài Nhân, thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây đến dán tờ rơi giảng chân tướng tại văn phòng chính quyền tỉnh, 09 giờ sáng hôm đó bị bắt giữ, vào lúc 04 giờ chiều, bốn học viên là cô Dương Diễm Anh, Trương Ái Hoa, Lý Mỹ Lan, Hình Dẫn Đệ đã bị cảnh sát trong lúc tra khảo dùng dùi cui điện đánh đến chết. Để phong tỏa thông tin, phòng công an tỉnh Sơn Tây trực tiếp xuất hiện, đe dọa người nhà nạn nhân, đồng thời kết án 15 năm tù đối với ba học viên còn lại chưa bị đánh chết là Sử Tố Bình, Vương Minh Hà, Vương Anh Hương.

Trường hợp 4: Để phong tỏa thông tin, Phòng 610 tỉnh ngay trong đêm đã huy động cả trăm người thuộc Phòng 610 các cấp, chính quyền địa phương, các cơ quan công an, kiểm sát và tư pháp đến khống chế người nhà nạn nhân: Học viên Pháp Luân Công anh Trần Quang Huy (40 tuổi) trú tại Nam Kinh tỉnh Giang Tô bị kết án vì thiết lập điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng, năm 2004 anh bị nhà tù Tô Châu tra tấn sốc điện trở thành sống thực vật. Trong suốt hai năm, anh Trần Quang Huy sống trong tình trạng hôn mê bất tỉnh, mặc dù người nhà kiên trì yêu cầu quản lý trại giam cho phép tại ngoại chữa trị, nhưng vẫn bị từ chối, nhà tù trả lời rằng có chết cũng phải chết trong tù. Trong khi anh Trần Quang Huy bệnh tình nguy kịch, người phụ trách nhà tù vẫn yêu cầu bệnh viện phong tỏa thông tin, nói rằng: “Chúng tôi không ngăn người nhà bệnh nhân mà chủ yếu ngăn người nước ngoài muốn đến tìm hiểu thông tin.” Sau 2 năm nằm hôn mê trong bệnh viện trại giam, anh Trần Quang Huy đã từ trần ngày 12 tháng 12 năm 2006. Đêm hôm đó, Phòng 610 tỉnh Giang Tô đã huy động Phòng 610 các cấp ở các thành phố Liên Vân Cảng, thành phố Hoài An, huyện Liên Thủy và đồn công an thị trấn Cao Câu (nguyên quán của anh Trần Quang Huy ở thị trấn Cao Câu huyện Liên Thủy), đồng thời phối hợp với Phòng 610 thành phố Tô Châu, cơ quan công an, kiểm soát và tư pháp thành phố Tô Châu, lực lượng cảnh sát vũ trang thành phố Tô Châu, còn có một phó bí thư huyện ủy, một cảnh sát mặc thường phục, cảnh sát ngầm trong hệ thống nhà tù, tổng cộng có đến một, hai trăm người, bí mật theo dõi, khống chế toàn bộ quá trình tổ chức tang lễ cho anh Trần Quang Huy.

Trường hợp 5: Phong tỏa cả làng, lãnh đạo thôn đích thân đến cưỡng ép người nhà ký tên đồng ý che giấu sự thực: Ngày 28 tháng 08 năm 2002, 6 người thuộc đội cảnh sát đồn công an thôn Thạch Độ, đồn công an huyện Vũ Ninh tỉnh Giang Tây kéo đến nhà của học viên Pháp Luân Công anh Trần Kiến Ninh (31 tuổi), cưỡng ép lôi anh đi nhằm truy tìm ra nguồn gốc các đĩa giảng chân tướng mà anh giữ, chiều hôm đó họ đã đánh chết anh Trần. Để che giấu tội ác, đêm hôm đó một lực lượng lớn cảnh sát đã được điều động đến tất cả các xóm có học viên học Pháp Luân Công trong thôn, đứng trước người dân nói dối rằng anh Trần Kiến Ninh đã tự sát, mọi người không được ra ngoài, đồng thời khi tổ chức tang lễ không được cho người ở thôn khác vào dự. Ngày 29 tháng 08, một đoàn gồm phó bí thư huyện, chủ tịch huyện, bí thư ủy ban Chính trị và Pháp luật huyện, trưởng đồn công an, trưởng viện kiểm sát đã gặp mặt gia đình người bị hại, cùng lúc đó vợ của anh Trần là chị Đường Mỹ Phân cũng bị cảnh sát tra khảo đánh đập tại đồn công an, họ cưỡng ép gia đình người bị hại nhận khoản tiền bồi thường 15.000 nhân dân tệ, ký tên thỏa hiệp lập tức hỏa thiêu thi thể. Năm tiếng sau khi thi thể anh Trần được hỏa táng, chị Đường Mỹ Phân mới được thả về nhà.

b. 19 thủ đoạn phong tỏa thông tin

Để phong tỏa thông tin về cuộc bức hại, ĐCSTQ đã nghĩ ra các thủ đoạn khiến người ta khó mà tưởng tượng nổi, rất nhiều thủ đoạn vô cùng hèn hạ vô nhân tính, có thể nói là điên rồ. Chúng tôi thống kê được trong số 3.653 trường hợp tử vong có 530 trường hợp bị ĐCSTQ phong tỏa thông tin, trong đó chúng tôi nhận thấy các thủ đoạn ĐCSTQ dùng để phong tỏa thông tin có thể phân thành tiêu hủy thi thể, tiêu hủy chứng cứ cuộc bức hại, ngăn chặn truy tìm chứng cứ, ngăn chặn lan truyền thông tin, xóa dấu tích của người chết khi còn sống, tổng cộng 5 thủ đoạn lớn và 19 thủ đoạn nhỏ:

Thống kê tại Bảng biểu số liệu 2 cho thấy, tiêu hủy thi thể, ngăn chặn truyền bá thông tin, ngăn chặn lấy chứng cứ (nghĩa là sử dụng mọi phương thức để ngăn chặn người nhà, luật sư, bệnh viện pháp y hoặc học viên Pháp Luân Công tìm ra chứng cứ) là những thủ đoạn mà ĐCSTQ hay sử dụng nhất, hơn 50% trường hợp xác thực là đã bị phong tỏa thông tin bằng ba thủ đoạn này. Các thủ đoạn nhỏ có thể kể đến: thủ đoạn khống chế/đánh đập/bắt giam/cưỡng bức lao động/kết án người thân của nạn nhân được ĐCSTQ sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất (24%); tiếp theo là thủ đoạn cưỡng ép hỏa táng thi thể bất chấp sự phản đối của người nhà (21%); tiếp nữa là không cho người nhà và học viên Pháp Luân Công xem tử thi hoặc tiếp xúc gần tử thi, hoặc tự mang tử thi đi xử lý (18%); hỏa táng thi thể do bị chính quyền bức hại/đe dọa/lừa gạt (17%); huy động chính phủ thậm chí cả lực lượng vũ trang để khống chế hiện trường nơi phát sinh sự việc, nơi hỏa thiêu, nơi đưa tang, truy điệu nạn nhân (15%). Ngoài ra, khống chế/đánh đập/bắt giam/cưỡng bức lao động/kết án các học viên Pháp Luân Công đến chia buồn chiếm 10%, bí mật hỏa táng mà không thông báo cho người nhà 9%, tiêu hủy hoặc phong tỏa các chứng cứ ban đầu tại hiện trường xảy ra bức hại, nơi hỏa táng, giải phẫu, cấp cứu của bệnh viện 8%, chối bỏ trách nhiệm bằng cách cưỡng ép/lừa gạt người nhà nạn nhân ký tên, viết cam kết không truy cứu 7%,  ngăn chặn/cấm đoán người nhà tự đi mời bệnh viện kiểm định 7%, không cho người nhà hoặc học viên Pháp Luân Công chụp ảnh, quay phim 5%, thậm chí còn cả giải thể đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm bức hại hoặc điều kẻ bức hại đi nơi khác (3%).

Ngoài các phương thức nêu ở trên, để đạt được mục đích phong tỏa thông tin bức hại, ĐCSTQ còn đe dọa/nghiêm cấm đơn vị chịu trách nhiệm bức hại, đồng nghiệp, hàng xóm của người bị hại nói lên sự thực, không cho phép người nhà làm lễ tưởng niệm, truy điệu, tổ chức tang lễ, khóc lóc, kêu oan, đốt pháo, dán cáo phó, v.v., không cho phép thân bằng cố hữu đồng nghiệp hoặc học viên Pháp Luân Công đến truy điệu, tặng vòng hoa, v.v. Nếu có cho tổ chức tang lễ truy điệu thì ĐCSTQ cũng quy định rất chặt chẽ: không cho người thân bạn bè đồng nghiệp hoặc học viên Pháp Luân Công đến chia buồn, đặt vòng hoa.

Ngoài ra, để phong tỏa thông tin, ĐCSTQ còn thi hành biện pháp xóa dấu vết khi còn sống của nạn nhân, bao gồm cưỡng ép tiêu hủy toàn bộ ảnh của nạn nhân khi còn sống, bí mật tiêu hủy hộ khẩu của nạn nhân, với mưu đồ xóa sạch không còn chút dấu tích nào của người đó. Mặc dù trong số 520 trường hợp bị phong tỏa thông tin, chúng tôi thống kê được có 6 trường hợp bị xóa sạch dấu tích của nạn nhân khi còn sống, nhưng điều này không có nghĩa là ĐCSTQ hiếm khi sử dụng thủ đoạn này để phong tỏa thông tin, ngược lại có thể do ĐCSTQ đã sử dụng thủ đoạn xóa dấu tích này trên diện rộng cho nên chúng ta chỉ thống kê được rất ít trường hợp như vậy.

Trường hợp 1: Cướp thi thể ngay trước mặt người nhà: Học viên Pháp Luân Công ông Thạch Trung Nham (45 tuổi) trú tại Cẩm Châu tỉnh Liêu Ninh, bị bắt vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ngày 23 tháng 04 năm 2003, ông bị bức thực tàn bạo ở trại lao động cưỡng bức Cẩm Châu đến mức tính mệnh nguy khốn, ông được đưa vào Bệnh viện 205 thành phố Cẩm Châu để cứu chữa, sáng sớm ngày 26 tháng 04 thì qua đời. Thi thể ông còn chưa được mặc quần áo đã bị cảnh sát xông vào cướp ngay trước mặt người nhà, ngay trong đêm đó được đưa đến đài hóa thân. Học viên Pháp Luân Công ông Tạ Đức Thanh (65 tuổi) tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên, bị ĐCSTQ bắt cóc đến Trung tâm Giáo dục Pháp chế Thành Đô để bức hại tẩy não, chưa đến một tháng thì tính mệnh lâm nguy, ông được trả về nhà 4 ngày sau thì qua đời vào ngày 27 tháng 05 năm 2009. Khoảng 03 giờ sáng ngày 29 tháng 05, một đội cảnh sát phòng chống bạo động đột ngột xông vào nơi đặt linh cữu ông Tạ Đức Thanh, bao gồm các nhân viên của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phòng 610, đồn công an, v.v. khoảng hơn 100 người bao vây nhà tang lễ, đánh bị thương con trai lớn ông Tạ là Tạ Vệ Đông, đồng thời bắt giữ anh Tạ Vệ Đông và con trai thứ hai Tạ Vệ Minh, sau đó cướp thi thể của ông Tạ Đức Thanh đưa luôn đến đài hóa thân để hỏa thiêu.

Trường hợp 2: Bí mật hỏa táng người chết lại còn ngang nhiên hống hách: Học viên Pháp Luân Công cô Chi Quế Hương (31 tuổi) trú tại thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm vì giảng chân tướng Pháp Luân Công nên ngày 27 tháng 07 năm 2002 đã bị Chu Trí Sơn ở đồn công an Lục Viên thành phố Trường Xuân tra tấn ép cung đến chết. Ngày 31 tháng 07, thi thể của cô Chi Quế Hương đã bị bí mật mang đi hỏa thiêu tại đài hóa thân Song Phong, mà không hề thông báo cho người nhà của cô. Ngày 13 và 14 tháng 08, mẹ của cô Chi hai lần đến tìm Chu Trí Sơn để hỏi về tung tích của cô Chi Quế Hương, Chu Trí Sơn ngang nhiên nói dổi rằng cô Chi đã bỏ trốn rồi, hắn ta còn định đi tìm mẹ cô để hỏi xem cô ở đâu, thậm chí còn quát mắng mẹ cô Chi với thái độ rất hung hăng. Ngày 15 tháng 08, người nhà cô Chi tìm thấy tro cốt của cô ở đài hóa thân Song Phong. Mẹ cô Chi biết được tin vô cùng đau buồn, ngày hôm đó bà đã xông vào phòng của Chu Trí Sơn lớn tiếng khóc lóc: “Có phải các người đã mang con tôi đi thiêu rồi không? Các người dựa vào đâu mà cho phép hỏa thiêu? Người ta chết rồi thì cứ tự ý mang đi thiêu sao? Có phải các người đã đánh chết cô ấy, sợ người ta phát hiện ra nên mang đi thiêu phải không? Anh còn muốn làm việc ở đây nữa không, tôi sẽ tố cáo anh. Tiểu Hương nhà tôi không phải chết vì đói, mà là bị các người đánh chết, nếu không thì các người chắc là bắt nó uống thuốc độc mà chết. Các người thật quá độc ác, tu luyện Pháp Luân Công không có gì sai trái cả!” Chu Trí Sơn ngang nhiên nói: “Bà thích đi đâu kiện thì cứ đi đi, tôi cũng chẳng sợ đâu, vì cấp trên cho phép tôi làm như vậy đấy.”

Trường hợp 3: Bị lính quân đội đưa đi hỏa thiêu: Học viên Pháp Luân Công – anh Cố Á Lâu trú tại khu Hà Gian, tỉnh Hà Bắc, ngày 14 tháng 08 năm 2001 (âm lịch) vì phát tài liệu giải chân tướng mà bị đại đội cảnh vệ đồn công an Nhậm Khâu tra tấn ép cung đến chết. Người nhà anh bị chính quyền gọi đến đồn công an cho xem thi thể, chưa đến nửa tiếng sau đã thúc giục gia đình mặc quần áo đi hỏa táng. Người nhà nói là đợi thêm một lúc nữa vì vẫn còn người thân chưa đến, nhưng phó trưởng đồn công an, viện kiểm sát Nhậm Khâu và lãnh đạo chính quyền khu vực đã ra lệnh lập tức bắt người nhà ký tên hỏa táng. Người nhà đành chấp nhận. Sau đó chính quyền lập tức điều đến hai đội cảnh sát vũ trang, cưỡng ép người nhà phải thay quần áo hỏa táng cho anh Cố Á Lâu trong vòng 15 phút, sau đó đưa người nhà và tử thi đến ngay đài hóa thân để hỏa thiêu. Hỏa thiêu xong, chính quyền ĐCSTQ không còn chút nhân tính nào, đến tro cốt cũng không cho người nhà giữ.

Trường hợp 4: “Bà có biết con trai bà phạm tội gì không? Là tội phạm chống phá nhà nước!” Anh Quan Văn Hồng (33 tuổi) là người thôn Đông Gia, thị trấn Thái Dân Đồn thành phố Tân Dân, Nông An, tỉnh Liêu Ninh, chỉ vì kiên định tin theo Đại Pháp, từ chối bị chuyển hóa (tẩy não) mà bị bức hại đến chết tại Nhà tù số 2 Nông An ngày 05 tháng 08 năm 2004. Cảnh sát đe dọa mẹ của anh Quan nói rằng: “Bà có biết con trai bà phạm tội gì không? Là tội phạm chống phá nhà nước!” Mẹ anh Quan là một mẫu người nông dân Trung Quốc điển hình, rất sợ dính líu đến pháp luật, từ nhỏ đến giờ chưa bao giờ gặp phải sự kiện chấn động như vậy, bà chỉ còn cách nuốt nước mắt mang thi thể con đi hỏa táng. Còn kẻ gây ra cái chết của anh Quan Văn Hồng đến giờ vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Trường hợp 5: Người nhà không có quyền ngay cả tổ chức tang lễ: Học viên Pháp Luân Công bà Trịnh Ngọc Linh (57 tuổi) trú tại khu thương nghiệp thành phố Xích Bích tỉnh Hồ Bắc bị bắt vì dán biểu ngữ yêu cầu thả học viên Pháp Luân Công khác, bà bị đưa đến trại lao động nữ tỉnh Hồ Bắc ngày 28 tháng 09 năm 2009 và bị bức hại đến chết, cảnh sát mang thi thể bà đi hỏa táng mà không thông báo cho người nhà. ĐCSTQ thậm chí còn không cho phép người nhà tổ chức tang lễ cho bà, không cho người nhà mang tro cốt bà về chôn tại quê nhà, cưỡng ép người nhà hủy hết bàn tiệc đã chuẩn bị cho tang lễ, sau đó một nhóm người thuộc Phòng 610, trại lao động nữ đưa lọ đựng tro cốt của bà Trịnh Ngọc Linh đến đài hóa thân Xích Bích, người nhà không có quyền ngay cả tổ chức tang lễ.

Trường hợp 6: Phá đám lễ truy điệu: Học viên Pháp Luân Công cô Đoàn Thế Quỳnh (34 tuổi) làm tại Cục Đường sắt thành phố Trùng Khánh đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết, khi gia đình cô đang chuẩn bị làm lễ truy điệu tại một nhà tang lễ do ĐCSTQ chỉ định, một đội gồm mấy chục người thuộc Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trùng Khánh, Phòng 610, nhân viên an ninh quốc gia, và rất nhiều cảnh sát đột nhiên xuất hiện, ngang nhiên phá phách trong lúc lễ truy điệu đang diễn ra, xé nát di ảnh cô Đoàn Thế Quỳnh và bức hoành phi “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, cướp bóc các vật phẩm như quần áo, tiền, thuốc lá, lại còn bắt thêm một học viên Pháp Luân Công đã đến đó từ trước để tham gia lễ tưởng niệm, tối hôm đó bọn chúng còn bắt chồng cô Đoàn là anh Vương Trị Hải (cũng là học viên Pháp Luân Công)

Trường hợp 7: Người nhà bị cưỡng ép lôi đến nhà tang lễ: Học viên Pháp Luân Công ông Giang Tích Thanh (66 tuổi) ở Trùng Khánh bị bức hại đến chết tại trại lao động Tây Sơn Bình, thành phố Trùng Khánh vào ngày 28 tháng 01 năm 2009, người nhà trong lúc chụp một vài kiểu ảnh của ông thì bị phát hiện ra, bị hai mươi mấy cảnh sát (bao gồm cả người của đài hóa thân) xông vào cướp bóc, đập nát máy ảnh. Người nhà gọi điện báo cảnh sát 110, mấy cảnh sát đứng bên cạnh nói luôn: “Công an đang ở đây thì cảnh sát 110 sẽ không đến đâu.” Người nhà nhất quyết đòi được túc trực bên linh cữu nhưng chính quyền không đồng ý, lại còn đổ cho người nhà gây rối, sau đó vài cảnh sát đến lôi người nhà đến nhà tang lễ, rồi đưa thi thể ông Giang Tích Thanh vẫn còn ấm đi hỏa táng.

Trường hợp 8: Mẹ của nạn nhân khóc lóc: “Con tôi sao lại bị đối xử như là người phản cách mạng vậy, đến chết cũng không thông báo cho gia đình”: Học viên Pháp Luân Công cô Lương Tố Vân (36 tuổi) trú tại Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh bị bắt vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, trong thời gian bị giam ở Trại lao động Mã Tam Gia, Nông An, cô liên tục tuyệt thực để phản đối, sau đó bị đưa đến Bệnh viện Xăng dầu Phủ Thuận để bức thực, ngày 17 tháng 03 năm 2003, do bị bức thực mà qua đời tại bệnh viện. Bệnh viện xăng dầu Phủ Thuận cách nhà cô Lương Tố Vân chỉ có nửa trạm xe buýt, nhưng cho đến khi cô từ trần cảnh sát cũng không hề báo cho gia đình. Không những vậy, để che giấu tội ác, vào 12 giờ đêm ngày cô Lương qua đời, chính quyền còn cho một đội cảnh sát đến nhà cô Lương báo với mẹ chồng cô Vương Ngọc Lan là cô đã bỏ trốn rồi, sau đó giả vờ là đi tìm kiếm suốt đêm. Sáng sớm ngày thứ hai, có người bí mật báo với bà Vương Ngọc Lan là cô Lương đã bị bức thực chết ở bệnh viện, bà Vương vừa ăn xong bát mỳ vội chạy đi xem, phát hiện ra cô Lương Tố Vân quả thật đã chết ở bệnh viện. Cảnh sát vừa trông thấy bà Vương Ngọc Lan đến, lập tức mang thi thể cô Lương đi nơi khác không cho bà nhìn lấy một lần. Bà Vương Ngọc Lan lúc đó khóc lóc nói: “Con tôi sao lại bị đối xử như là người phản cách mạng vậy, đến chết cũng không thông báo cho gia đình là sao? Đến xem mặt các người còn không cho xem, đúng là không bằng loài cầm thú.” Bà khóc xong ngã vật ra đất. Sau này nghĩ lại, bà Vương vẫn không cầm được nước mắt.

Trường hợp 9: Thu hết ảnh của người chết: Học viên Pháp Luân Công cô Lý Mai (33 tuổi) trú tại thị trấn Long Vượng Trang thành phố Lai Dương tỉnh Sơn Đông, ngày 28 tháng 05 năm 2001 bị bức hại đến chết tại trung tâm tẩy não thành phố Lai Dương. Để che giấu tội ác, chính quyền thị trấn đã đưa cho gia định cô Lý Mai 30.000 nhân dân tệ và cưỡng ép người nhà ký tên, bắt người nhà phải nói rằng cô Lý chết do tự sát, đồng thời thu hồi mang đi hết toàn bộ ảnh của cô Lý Mai khi còn sống. Sau đó các học viên Pháp Luân Công trong vùng đã cắt từ ảnh chụp kết hôn ra một bức ảnh của cô, đăng trên Minh Huệ để vạch trần sự thực về cái chết của cô.

Trường hợp 10: Sát hại cả các học viên Pháp Luân Công đến chia buồn nạn nhân: Học viên Pháp Luân Công cô Trương Đức Trân (38 tuổi) trú tại huyện Mông Âm, tỉnh Sơn Đông, ngày 29 tháng 01 năm 2003 vì từ chối bị chuyển hóa mà bị đánh đập đến chết tại trại tạm gia huyện Mông Âm. Phòng 610 huyện cưỡng ép người nhà cô Trương là Trương Đức Văn phải ký vào giấy đồng ý hỏa táng thi thể, nhưng Trương Đức Văn từ chối. Kết quả là Trương Đức Văn bị đánh đập, đành phải nuốt nước mắt mà ký vào giấy hỏa táng. Học viên Pháp Luân Công cô Lưu Thục Phân ở huyện Nghi Nam tỉnh Sơn Đông cùng bị đánh đập với cô Trương Đức Trân, là người tận mắt chứng kiến cảnh cô Trương bị đánh đập đến chết. Cảnh sát sợ hành vi giết người bị phát hiện nên cố tình nói rằng cô Lưu Thục Phân có vấn đề ở não, cần phải làm phẫu thuật, sau đó cưỡng ép cô Lưu Thục Phân phải nhập viện rồi sát hại cô, chính quyền còn nói rằng cô Lưu chết do xuất huyết não. Sau khi Lưu Thục Phân và Trương Đức Văn bị bức hại chết, chính quyền ĐCSTQ còn cử người đến nhà của hai cô lấy đi toàn bộ ảnh của các cô khi còn sống.

Trường hợp 11: Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt: Học viên Pháp Luân Công anh Trương Trấn Trung (22 tuổi) trú tại huyện Sân thành phố Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông, tháng 05 năm 2001 vì phát tài liệu giảng chân tướng mà bị bắt vào trại tạm giam huyện Sương Âm, tỉnh Hà Nam, bị bức thực đến chết. Để chối bỏ trách nhiệm chính quyền đã cố tình bịa đặt ra thông tin giả mạo về cái chết của anh do không may chết đuối dưới hồ, lại còn cho đăng báo sau đó xử lý như một xác chết vô danh. Lưới trời lồng lộng thưa mà khó lọt, một người thân của anh Trương Trấn Trung ở Bắc Kinh tình cờ đọc được tin tức trên báo phát hiện ra đây là thông tin giả. Mẹ của anh Trương còn không dám tin đây là sự thực, bà tìm đến trại tạm giam huyện Sương Âm đòi người nhưng cảnh sát không thừa nhận. Mẹ anh Trương đã kiện lên tòa án huyện Sương Âm để đòi lại công lý cho con trai, thật ngạc nhiên là quan tòa còn nói: “Ai cũng biết Pháp Luân Công là bị oan, nhưng mệnh lệnh của Giang Trạch Dân thì ai dám thụ lý đây?” Bởi vì không ai dám thụ lý vụ việc, mẹ anh Trương mượn được của người thân hơn 10.000 nhân dân tệ, lấy được ảnh thi thể của anh Trương Trấn Trung khi bị bức hại chết tại trại giam, còn có nhân chứng Vương Phong Vỹ…, trại tạm giam và đồn công an Sương Âm cuối cùng cũng mới thừa nhận.

Độc giả có thể tìm hiểu thêm các trường hợp tử vong do bức hại nhưng bị phong tỏa thông tin có thể tra cứu Phụ lục 3: Tư liệu liên quan về các trường hợp bị ĐCSTQ phong tỏa thông tin được đăng một phần thông tin trên Minh Huệ.

7. Đột phá phong tỏa

Để vượt qua phong tỏa của Trung Cộng, cung cấp cho Minh Huệ mỗi thông tin chân thực về cuộc bức hại, người lấy tin luôn phải đối mặt với nguy cơ sẽ bị ĐCSTQ bức hại tàn khốc đến mất đi tính mệnh.

Trường hợp 1: Bị sát hại do vạch trần quá trình bị bức hại của người thân: Cô Dương Diễm Hồng (ngoài 30 tuổi) là vợ sắp cưới của học viên Pháp Luân Công anh Chiêm Vỹ (32 tuổi) ở Ứng Thành, tỉnh Hồ Bắc. Tháng 01 năm 2002, anh Chiêm Vỹ bị bức hại đến chết, cô Dương Diễm Hồng đã tiết lộ cho Minh Huệ Net sự thực cái chết của anh Chiêm Vỹ do bị bức hại tại trại lao động Thất Lý Hồ, Sa Dương. Đồn công an Ứng Thành sau đó đã sát hại cô Dương Diễm Hồng vào tháng 11 năm 2004. Ông Từ Thừa Bổn là chồng của bà Hạ Tú Linh, học viên Pháp Luân Công tại Diên Đài, tỉnh Sơn Đông. Tháng 03 năm 2004, bà Hạ Tú Linh bị chính quyền mổ cướp nội tạng mà chết, Từ Thừa Bổn tiết lộ cho Minh Huệ sự thực về cái chết của bà Hạ do bị mổ cướp nội tạng sống, nên đã bị Phòng 610 đưa đến trung tâm tẩy não đầu độc đến loét da mà chết. Sau đó người nhà ông Từ Thừa Bổn đã mời pháp y đến kiểm định, khẳng định nguyên nhân tử vong do bị trúng độc toàn thân.

Trường hợp 2: Bị sát hại do giúp học viên Pháp Luân Công bị bức hại biên soạn tư liệu bức hại: Bà Lý Truyền Bình (50 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại thành phố Cát Lâm tỉnh Cát Lâm, vì giúp học viên Pháp Luân Công không biết viết biên soạn lại tư liệu bị bức hại và đăng sự thật lên Minh Huệ Net, bà đã bị chính quyền ĐCSTQ truy lùng, bức hại đến chết vào tháng 08 năm 2003.

Trường hợp 3: Bị sát hại vì nghi ngờ truy cập Minh Huệ Net: Vì Minh Huệ Net luôn trực tiếp vạch trần chân tướng cuộc bức hại của ĐCSTQ, nên chỉ cần người nào bị nghi ngờ truy cập Minh Huệ thì sẽ bị coi là cung cấp nguồn thông tin chân thực về cuộc bức hại, có thể chịu bức hại tàn khốc. Ngày 15 tháng 03 năm 2007, cảnh sát mạng điều tra được học viên Pháp Luân  Công anh Hùng Chính Minh (39 tuổi) có lên website thông tin hải ngoại, Phòng 610 thành phố Vạn Nguyên tỉnh Tứ Xuyên Triệu Trình Hoa, nhân viên an ninh quốc gia Diệp Húc Đông, Vương Cường đã xông vào trường trung học thành phố Vạn Nguyên, bắt giáo viên tin học – anh Hùng Chính Minh đến trại tam giam thứ nhất thành phố Vạn Nguyên. Ngày 05 tháng 12, anh Hùng Chính Minh bị bắt đưa đến trại lao động Tân Hoa tỉnh Tứ Xuyên và bị sát hại tại đây, thi thể của anh bị cảnh sát bí mật hỏa thiêu. Ngày 07 tháng 05 năm 2010, học viên Pháp Luân Công bà Hồ Vân Hoài (54 tuổi) ở huyện Dịch Hồng tỉnh Tứ Xuyên, vì nhân viên an ninh quốc gia thành phố Tây Xương phát hiện có truy cập Minh Huệ Net mà bị tòa án thành phố kết án, ngày 23 tháng 10 bị đưa vào trại tạm giam Thác Hoang thành phố Tây Xương.

Phần 2: Thống kê các trường hợp tiêu biểu trong số các trường hợp tử vong do bị  bức hại

1. Kết cấu tổng thể mẫu điều tra

(1) Nữ giới chiếm 53%

Trong số 3.653 trường hợp tử vong được thống kê tại báo cáo, học viên Pháp Luân Công là nữ chiếm 53%, học viên nam chiếm 45% (Biểu đồ 7), ngoài ra có 2% trường hợp bị ĐCSTQ phong tỏa thông tin nên không thể xác nhận được giới tính:

Trong số 3.653 trường hợp tử vong được thống kê tại báo cáo, tỉnh Hà Bắc và ba tỉnh miền Đông là Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Cát Lâm chiếm tỷ lệ đông nhất, đều trên 10% (Biểu đồ 8), tổng cộng bốn tỉnh lên đến 48,3%:

(3) Các trường hợp bị bức hại đến chết chủ yếu trong thời gian 5 năm từ năm 2001 đến 2005

Trong số 3.653 trường hợp tử vong được thống kê tại báo cáo, trong 5 năm từ 2001 đến 2005, số trường hợp tử vong chiếm tỷ lệ 67,3%.

Cuộc điều tra còn cho thấy rằng, cho đến ngày hôm nay, năm 2013 vẫn còn có học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết.

Theo thống kê tại báo cáo, trong số 3.653 trường hợp bị bức hại chết, số học viên Pháp Luân Công ở độ tuổi từ 51 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (26,1%), tiếp đó là độ tuổi từ 61 đến 70 (22,2%), độ tuổi từ 41 đến 50 (19,9%). Các trường hợp học viên từ 51 tuổi trở lên bị bức hại chết chiếm 60%.

(5) Số người chết do chịu áp lực cao chiếm tỷ lệ nhiều nhất

Trong bài báo cáo này chúng tôi tổng hợp ra 6 hình thức bức hại của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công: gây áp lực cao, bắt bớ/tra hỏi phi pháp, giam giữ, cưỡng bức lao động, kết án, đưa vào trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/ngục tối. Trong số các hình thức bức hại cuối cùng dẫn đến tử vong, 35% chết do chịu áp lực cao, 65% chết do bị bắt giam. Trong số 5 hình thức bức hại đến chết: bắt bớ/tra hỏi phi pháp, giam giữ, cưỡng bức lao động, kết án, đưa vào trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/ngục tối, hình thức giam giữ chiếm tỷ lệ cao nhất lên đến 17% (Bảng biểu số liệu 3):

Giải thích từ ngữ

Bức hại cuối cùng dẫn đến tử vong: Tất cả các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại lục đều bị bức hại trực tiếp bằng hình thức gây áp lực cao, rất nhiều học viên Pháp Luân Công phải chịu cùng lúc một số hoặc toàn bộ các hình thức bắt giam bức hại. Để thuận tiện cho việc thống kê, trong số các hình thức bức hại mà học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng từ ngày 20 tháng 07 năm 1999 đến lúc tử vong, chúng tôi thống kê ra các hình thức cuối cùng trực tiếp gây ra tử vong cho các học viên Pháp Luân Công, chúng tôi gọi lần bức hại cuối cùng này là lần bức hại cuối cùng dẫn đến tử vong.

Gây áp lực cao độ: Dùng để chỉ chính quyền ĐCSTQ vì muốn cưỡng ép học viên Pháp Luân Công chuyển hóa, từ bỏ tu luyện mà tiến hành các hình thức gây áp lực cao như: chửi bới, vắt kiệt tài chính, khai trừ công tác, tịch thu tài sản, khuyên bảo, quản chế, báo cáo định kỳ, lừa gạt hoặc các hình thức đe dọa như đưa đến trung tâm tẩy não, bệnh viện tâm thần, trại lao động, kết án, v.v., bắt các học viên Pháp Luân Công đã từng bị giam giữ, cưỡng bức lao động, kết án, đưa vào trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/ngục tối phải định kỳ đến báo cáo và bị đe dọa bắt trở lại. Mọi học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại lục đều liên tục phải chịu hình thức bức hại gây áp lực cao này của ĐCSTQ.

Bắt giam bức hại: Chỉ 5 hình thức bức hại: bắt bớ/tra hỏi phi pháp, giam giữ, cưỡng bức lao động, kết án, đưa vào trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/ngục tối, các hình thức này đều có điểm chung là cưỡng chế giam giữ các học viên Pháp Luân Công tại những nơi kín đáo.

Trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/ngục tối: Là một thủ đoạn bạo lực hoàn toàn mới mang tính quốc gia do ĐCSTQ nghĩ ra để bắt các học viên Pháp Luân Công từ bỏ việc tu luyện, nó không cần thông qua bất cứ trình tự pháp lý nào như tra khảo, tạm giam, cưỡng bức lao động hoặc kết án, cũng không cần các cơ quan thi hành pháp luật quốc gia cho phép hoặc giám sát, mà đều là chính quyền sở tại đơn vị công tác, ban quản lý khu phố/thôn xóm, đảng ủy khu dân cư/thôn xóm, v.v., thậm chí là cá nhân có quyền trực tiếp cưỡng chế học viên Pháp Luân Công đến những nơi như ngục tối, “lớp giáo dục pháp chế”, bệnh viện tâm thần, nhà nghỉ, trường học, căn cứ quân sự bị bỏ hoang, trại cai nghiện, v.v., sau đó kín đáo tiến hành các hình thức tra tấn vô nhân đạo, rót vào đầu các học viên Pháp Luân Công những từ ngữ, hình ảnh có nội dung vu khống Pháp Luân Công, để bắt các học viên chuyển hóa, viết ba tuyên bố bất tu luyện Pháp Luân Công.

(6) 78% các học viên cao tuổi bị bức hại chết do chịu áp lực lớn

Phân theo độ tuổi thì có 78% các học viên cao tuổi (từ 71 tuổi trở lên) đã bị ĐCSTQ gây áp lực cao đến mất đi sinh mệnh, chiếm tỷ lệ cao nhất, bắt giữ/tra hỏi phi pháp là hình thức chủ yếu trong số các hình thức bức hại cuối cùng dẫn đến tử vong của các học viên ở độ tuổi từ 11 dến 30 tuổi.

2. Thống kê các tình huống cơ bản về bức hại áp lực cao đến chết

Pháp Luân Công có hiệu quả chữa bệnh khỏe người một cách thần kỳ. Trước cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trên 100 triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại lục đều vì thế mà đạt được thân thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ. Nhưng từ ngày 20 tháng 07 năm 1999, dưới bức hại áp lực lớn, rất nhiều học viên Pháp Luân Công vì thế mà không có cách nào học Pháp luyện công một cách bình thường, thậm chí có một vài học viên đã từ bỏ tu luyện. Không có sự bảo đảm của Pháp Luân Công, thân thể vốn khỏe mạnh vì thế mà trở nên không còn khỏe mạnh, những chứng bệnh do luyện Pháp Luân Công mà khỏi lại tái phát trở lại. Trong bản báo cáo điều tra về 3.653 trường hợp, thì 1.270 ca là thuộc về trường hợp bị ĐCSTQ bức hại áp lực lớn mà tử vong, chúng tôi thống kê được trong đó có 694 ca có kỷ lục về tình huống cụ thể bức hại áp lực lớn, điều tra đã phát hiện như sau:

40% trường hợp tử vong do bức hại áp lực lớn đều là do không dám luyện công hoặc từ bỏ tu luyện mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tử vong: Trước khi tu luyện Pháp Luân Công họ vốn dĩ đều mắc ung thư hoặc những bệnh nặng tương tự, sau khi tu luyện Pháp Luân Công đã hồi phục sức khỏe, nhưng dưới bức hại áp lực lớn của ĐCSTQ nên do không dám luyện công thậm chí từ bỏ tu luyện, từ đó bệnh cũ tái phát mà tử vong.

33% trường hợp tử vong do bức hại áp lực lớn đều là vì không dám luyện công hoặc từ bỏ tu luyện mà xuất hiện triệu chứng bệnh nghiêm trọng dẫn đến tử vong: Mặc dù trước kia tu luyện Pháp Luân Công mà thân thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ, nhưng dưới bức hại áp lực lớn của ĐCSTQ họ không dám luyện công thậm chí từ bỏ tu luyện, từ đó đã xuất hiện triệu chứng bệnh nghiêm trọng mà trước kia không có dẫn đến tử vong.

12% trường hợp tử vong do bức hại áp lực lớn đều là vì dưới áp lực lớn của ĐCSTQ mà thân tâm suy sụp dẫn đến chết.

10% trường hợp tử vong do bức hại áp lực lớn đều là vì họ đã từng bị ĐCSTQ bức hại giam giữ, dẫn đến thân thể chịu tổn thương nghiêm trọng được bảo đảm thả hoặc được thả, nhưng sau khi về nhà lại trường kỳ bị nhân viên của Phòng 610, Chính phủ, Viện kiểm sát v.v, của vùng sở tại bức hại áp lực lớn, từ đó dẫn đến thân thể bị tổn hại nghiệm trọng do bị giam giữ không thể phục hồi sức khỏe mà tử vong. Mức độ thương tích gây ra do bị giam giữ bao gồm: bị thương nghiêm trọng, teo cơ, lở loét, hoại tử, mù cả hai mắt, liệt, bán thân bất toại, không thể kiểm soát đại tiểu tiện, không thể tự chăm sóc bản thân.

5% trường hợp tử vong do bức hại áp lực lớn đều là vì người bình thường vốn dĩ khỏe mạnh dưới bức hại áp lực cao của ĐCSTQ mà xuất hiện tinh thần thất thường, hoặc thần chí không tỉnh táo, hoặc ngớ ngẩn, thậm chí mất đi trí nhớ dẫn đến tử vong.

BẢNG SỐ LIỆU 5: CÁC TÌNH HUỐNG BỊ BỨC HẠI ÁP LỰC LỚN ĐẾN CHẾT

Tỷ lệ

Số lượng mẫu

694

Thân tâm suy sụp dưới bức hại áp lực lớn

12%

Tinh thần thất thường/ thần chí không tỉnh táo/ ngớ ngẩn/ mất trí nhớ dưới bức hại áp lực lớn

5%

Không dám luyện công/ từ bỏ tu luyện dẫn đến bệnh cũ tái phát

40%

Không dám luyện công/ từ bỏ tu luyện dẫn đến thân thể vốn dĩ khỏe mạnh xuất hiện các chứng bệnh nghiêm trọng

33%

Bức hại giam giữ dẫn đến thân thể chịu tổn hại nghiêm trọng, mặc dù được bảo lãnh hoặc được thả, nhưng lại bị bức hại áp lực lớn quá nửa năm trở lên, dẫn đến thân thể bị tổn thương không thể phục hồi sức khỏe

10%

Bị giam giữ đến mức thân thể/ nội tạng tổn thương nghiêm trọng/viêm teo/lở loét/hoại tử, sau khi bảo lãnh hoặc được thả không thể phục hồi sức khỏe

3%

Bị giam giữ đến mức tê liệt/ bán thân bất toại/ không khống chế được đại tiểu tiện/ không thể tự sinh hoạt, sau khi bảo lãnh hoặc được thả không thể phục hồi sức khỏe

6%

Tổng cộng

100%

Ghi chú: bức hại giam giữ dẫn đến thân thể học viên Pháp Luân Công tổn hại nghiêm trọng, sau đó đương cục vì trốn tránh trách nhiệm để họ được bảo lãnh hoặc thả, mặc dù cơ quan giam giữ phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với thân thể của học viên đó, nhưng nếu như là sau quá nửa năm được bảo lãnh hoặc được thả mà bị chết, nếu trong thời gian nửa năm này, học viên đó nếu không bị ảnh hưởng bởi bức hại áp lực cao mà có thể học Pháp luyện công bình thường, thì thân thể bị tổn hại nghiêm trọng do giam giữ dẫn đến kia kỳ thực cũng có thể nhờ tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công mà phục hồi sức khỏe, cho nên trong báo cáo này quy cái chết do bức hại đến chết lần cuối cùng quá nửa năm thuộc về bức hại áp lực cao.

Trường hợp 1: Tử vong dưới bức hại áp lực cao phô thiên cái địa của ĐCSTQ ngày 20 tháng 07 năm 1999: Đường Quế Anh (nữ, 62 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở đội Sáu Địa chất tại thành phố Chiêu Viễn tỉnh Sơn Đông, ngày 20 tháng 07 năm 1999 sau khi thấy phỉ báng công kích phô thiên cái địa của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công thì không thể chịu đựng, khoảng ba ngày (ngày 23 tháng 07) hàm oan mà qua đời. Vương Huy, học viên Pháp Luân Công ở Hằng Khẩu, An Khang tỉnh Thiểm Tây, cuối năm 1997 bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ v.v, đã nhiều năm cũng hồi phục khi tu luyện, ngày 20 tháng 07 năm 1999 sau khi thấy phỉ báng công kích phô thiên cái địa trên TV đối với Pháp Luân Công, áp lực tinh thần quá lớn, khoảng 8 ngày sau (ngày 28 tháng 07) đã qua đời. Chân Tiểu Na (nữ, 21 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thôn Lai Nguyên, Bảo Định tỉnh Hà Bắc, trước khi tu luyện Pháp Luân Công bị u não ác tính, sau khi tu luyện trở nên khỏe mạnh, ngày 20 tháng 07 năm 1999 sau khi thấy phỉ báng công kích phô thiên cái địa trên TV đối với Pháp Luân Công, áp lực tinh thần quá lớn, dẫn đến u não tái phát, điều trị vô hiệu, khoảng một tháng sau (tháng 08 năm 1999) đã qua đời. Tống Quyển Minh (nam, 60 tuổi), người thôn Tây Tam Tháp huyện Khúc Chu, Hàm Đan, nguyên là cán bộ một đơn vị ở thành phố Hàm Đan. Tống Quyển Minh đã từng bị một loại bệnh về máu, cứ 40 ngày phải thay máu một lần, đi khắp nơi điều trị đều vô hiệu. Năm 1998 sau khi tu luyện Pháp Luân Công, chỉ một tháng thân thể hoàn toàn khôi phục bình thường, còn có thể làm một số lao động chân tay. Sau ngày 20 tháng 07 năm 1999, người ở đồn công an đến nhà nói không cho luyện Pháp Luân Công nữa, nếu không sẽ bị bắt. Người nhà sợ hãi, đem sách, băng hình v.v. của Pháp Luân Công đi hủy hoại. Trong tâm Tống Quyển Minh biết sinh mệnh của mình là Đại Pháp cấp cho, nhưng áp lực nhân đôi từ bên ngoài và từ người nhà khiến ông tinh thần không chịu đựng được, đến nỗi bệnh cũ tái phát, lại nhanh chóng xấu đi, không lâu sau bệnh cũ tái phát và tử vong.

Trường hợp 2: Sợ bị bắt đến trung tâm tẩy não tự mình nhốt ở trong nhà mà chết đói: Dụ Phúc Tường (nữ, 55 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở trường trung học Bảo Tháp, Hoàng Châu tỉnh Hồ Bắc, trước khi tu luyện Pháp Luân Công bị mắc nhiều loại bệnh như bệnh tiểu đường nghiêm trọng, hạ đường máu, sau khi tu luyện không lâu thì toàn bộ đã khỏi. Trong khoảng 4 năm từ sau tháng 07 năm 1999 đến tháng 10 năm 2003, Dụ Phúc Tường vì tu luyện Pháp Luân Công bị tổng cộng bức hại 2 lần vào trại cải tạo lao động, 6 lần bị giam giữ. Ngày 06 tháng 05 năm 2004, Dụ Phúc Tường nghe nói cảnh sát còn muốn bắt 40 học viên Pháp Luân Công đến ban tẩy não tỉnh Hồ Bắc hoặc trại lao động Sa Dương để cưỡng chế “chuyển hóa”, không “chuyển hóa” thì xem xét đưa vào trại cải tạo lao động. Dụ Phúc Tường rất sợ lại bị bắt cóc, sau khi về nhà liền khóa chặt cửa lại. Vài ngày sau, người quan tâm đến bà phát hiện bà Dụ Phúc Tường nằm ở trong phòng đã thoi thóp. Ở trong phòng của bà, lại tìm không thấy một hạt gạo, một lá rau, một giọt dầu, càng không tìm được bất kỳ thứ gì có thể ăn được, chỉ có một cái bếp trống không đặt ở chỗ kia. Sau khi bà Dụ Phúc Tường được đưa đến bệnh viện cấp cứu thì vào ngày 15 tháng 05 năm 2004, bà đã qua đời.

Trường hợp 3: Người chồng không tu luyện không thể nhẫn chịu được bức hại áp lực cao của ĐCSTQ, đột nhiên không không chế được tinh thần đã bóp cổ vợ là người tu luyện Pháp Luân Công đến chết: Dương Lệ Vinh (nữ, 34 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thành phố Định Châu, khu Bảo Định tỉnh Hà Bắc, vì tu luyện Pháp Luân Công, từ 20 tháng 07 năm 1999 về sau bị bắt giữ một lần, bức hại ở trung tâm tẩy não ba lần, lại bị cảnh sát nhiều lần đến khám nhà, dọa nạt, vơ vét, người chồng vì thế mà nhiều lần đánh đập Dương Lệ Vinh. Tối ngày 08 tháng 02 năm 2002, cảnh sát lại đến nhà của Dương Lệ Vinh lục soát tài liệu Pháp Luân Công, chồng của cô không chịu được áp lực, sáng sớm hôm sau nhân lúc người lớn không có nhà, bóp cổ Dương Lệ Vinh đến như chết ngạt, sau đó chồng cô lập tức báo án. Cảnh sát liền đến hiện trường, đem thi thể vẫn còn ấm của Dương Lệ Vinh phẫu thuật khám nghiệm, lấy đi rất nhiều cơ quan nội tạng, nội tạng khi lấy ra vẫn còn hơi ấm, máu tươi vẫn chảy. Một người ở cục công an thành phố Định Châu nói: “Đây đâu phải là giải phẫu người chết, mà là đang giải phẫu người sống mà!” Con của Dương Lệ Vinh lúc đó mới gần mười tuổi.

Trường hợp 4: “Đảng Cộng sản thật đã hại con khổ rồi”: Cụ Triệu Châu Ny (nữ, 85 tuổi), học viên Pháp Luân Công lớn tuổi huyện Lâm Thành, thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc, trước khi chưa luyện công thì tứ chi mất cảm giác, có những bệnh như bệnh tim, bệnh vảy nến, không thể chạm vào nước lạnh. Sau khi tu luyện, hết bệnh toàn thân nhẹ nhàng, thân thể khỏe mạnh, thường nói với mọi người Pháp Luân Công quả là tốt. Sau năm 1999, không chỉ bản thân cụ Triệu Châu Ny chịu áp lực và uy hiếp từ các phương diện, mà con cái cụ vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công đã bị bắt 7 lần, bị đày đọa đến mức thổ huyết không ngừng. Vì để khiến con cái cụ từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, cảnh sát đã cố ép cụ quỳ xuống xin người con cụ, khuyên anh từ bỏ tu luyện. Khi cụ quỳ xuống thấy người con chỉ còn da bọc xương, liền chua xót nói với máy quay của cảnh sát: “Đảng cộng sản thật đã hại con khổ rồi…” Cứ như vậy, cụ già đã hơn 80 tuổi do trường kỳ đối diện người nhà bị bức hại, thân tâm suy sụp, đến tháng 07 năm 2004 hàm oan mà qua đời.

Trường hợp 5: Nhiều lần đến nhà uy hiếp khiến tinh thần suy sụp mà tử vong: Trử Quế Nhân (nam, 46 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở phân trường số 5, nông trường Hồng Quang huyện Tiền Quách tỉnh Cát Lâm, từ sau tháng 07 năm 1999 khi cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ bắt đầu, liền bị trưởng nông trường Hồng Quang (bí thư Vương Thành Thân Nhậm) cưỡng chế tịch thu đất và phạt một khoản 1 vạn đồng (NDT), sau đó lại bị trưởng đồn công an của nông trường Hồng Quang là Ngô Minh Lễ và cảnh sát họ Cao đưa đến trại cải tạo lao động bức hại trong một năm, sau khi trở về chỗ cũ cảnh sát lại nhiều lần bị người dân không rõ chân tướng ở phân trường số 5 như Phó Kim Ba, Lưu Phượng Giang đến nhà của Trử Quế Nhân phá cửa, phá cửa sổ quấy nhiễu, uy hiếp, cưỡng bức ông viết giấy cam kết “bất luyện công”, lại uy hiếp nói còn tiếp tục kiên tín vào Chân, Thiện, Nhẫn làm người tốt thì sẽ bắt đi trại cải tạo lao động, thậm chí cũng không bỏ qua cho cả bố mẹ già đã sáu bảy mươi tuổi của ông. Ngày 14 tháng 01 năm 2005, bạn bè người thân đưa Trử Quế Nhân đến bệnh viện để kiểm tra, bác sỹ chẩn đoán là do bị kinh sợ đến mức tinh thần suy sụp, dẫn đến bùng phát các chứng bệnh như tăng u-rê huyết, sỏi thận, sỏi bàng quang nghiêm trọng, đến ngày 16 tháng 01 hàm oan mà qua đời.

Trường hợp 6: Bị chính quyền địa phương hoặc người nhà giám sát: Trương Thiện Phẩm (nam, 60 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Tây Hợp Doanh, huyện Úy tỉnh Hà Bắc, sau ngày 25 tháng 04 năm 1999 nhiều lần lên Bắc Kinh thỉnh nguyện, đã bị các cấp huyện Úy, thị trấn Tây Hợp Doanh, và thôn của mình đe dọa. Mỗi dịp nghỉ lễ (được gọi là ngày mẫn cảm), cán bộ thị trấn và thôn đều vơ vét và tống tiền ông, phái người đến ở nhà ông để canh gác, đến cuối năm 2001 tổng cộng đã bị vơ vét 19.000 đồng (NTD), nhiều lần trong nhà bị tịch thu tài sản phi pháp, thậm chí ngay cả mì ăn liền trong nhà cũng không chừa, đều bị vơ vét, con trai, con dâu nhiều lần bị đánh đập tàn nhẫn, vợ bị bắt lao động cưỡng bức phi pháp ba năm, cuối cùng dẫn đến Trương Thiện Phẩm suy sụp tinh thần, đến năm 2004 đã qua đời. Quế Minh Phân (nữ), học viên Pháp Luân Công ở thôn Ma Tuyến, khu Quan Độ thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, năm 1998 sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nhiều loại bệnh và bệnh tim, phong thấp đã không cánh mà bay. Tháng 07 năm 1999 sau khi cuộc bức hại bắt đầu, Quế Phân Minh đến ngay cả ra ngoài bán rau cũng buộc phải ký tên, vào ra đều bị ước thúc, người nhà cũng do sợ hãi, nên cũng giám sát bà, dẫn đến thân thể bà ngày càng xấu đi, đi ngoài ra máu trong hai năm, đến ngày 25 tháng 01 năm 2005 đã qua đời.

3. Thống kê các tình huống cơ bản về bức hại giam giữ đến chết

(1) Thống kê các thủ đoạn bức hại giam giữ đến chết

Trong bản báo cáo điều tra 3.653 trường hợp, có 2.383 trường hợp thuộc về do kiên trì tu luyện Pháp Luân Công mà bị bức hại giam giữ đến chết, chúng tôi thống kê được trong đó có 1.347 trường hợp có miêu tả tình huống thủ đoạn bức hại đến chết (Bảng số liệu 6), kết quả cho thấy, trong các học viên bị bức hại giam giữ đến chết, có 26% học viên dưới sự tàn phá gộp lại của các thủ đoạn cực hình của ĐCSTQ dẫn đết chết, ngoài ra có 21% bị đánh tàn nhẫn trực tiếp dẫn đến chết, 11%  bị bức thực trực tiếp dẫn đến chết, 10% bị cưỡng bức hoặc lén lút tiêm thuốc hủy hoại thần kinh, hoặc thuốc độc trực tiếp dẫn đến chết, 3% bị lao động quá sức trực tiếp dẫn đến chết, 2% bị tra tấn bằng hình cụ trực tiếp dẫn đến chết, 2% bị sốc điện trực tiếp dẫn đến chết, 2% bị ngược đãi trực tiếp dẫn đến chết, 1% bị hình phạt thân thể trực tiếp dẫn đến chết, 1% bị biệt giam trong tù (nhốt trong phòng kín/chuyển nơi giam giữ/kéo dài thời gian phóng thích) trực tiếp dẫn đến chết, cụ thể như sau:

Trong các học viên Pháp Luân Công bị bức hại “bắt giữ/ thẩm vấn phi pháp” đến chết, có 27% bị đánh đập tàn nhẫn đến chết; 23% vì để tránh bức hại mà trường kỳ nay đây mai đó mà không thể trở về nhà, cuối cùng khi suy sụp thân tâm hàm oan mà qua đời; 22% khi trong quá trình tránh né đương cục bắt giữ mà phải nhảy xe lửa, xe hơi hoặc nhảy lầu v.v. không may ngã chết; 12% trong khi bị thẩm vấn bị các loại thủ đoạn cực hình tra tấn bức cung đến chết.

Trong các học viên Pháp Luân Công bị bức hại “giam giữ” đến chết, có 27% vì bị bức thực tàn bạo đến chết; 22% bị đánh đập tàn nhẫn đến chết; 21% chịu nhiều loại thủ đoạn cực hình hành hạ đến chết.

Trong các học viên Pháp Luân Công bị bức hại “cải tạo lao động” đến chết, có 34% bị nhiều loại thủ đoạn cực hình hành hạ đến chết; 16% bị đánh đập tàn nhẫn đến chết; 16% bị bức thực tàn bạo đến chết.

Trong các học viên Pháp Luân Công bị bức hại bởi “hình phạt” đến chết, có 42% bị nhiều loại thủ đoạn cực hình hành hạ đến chết; 16% bị đánh đập tàn nhẫn đến chết; 12% bị cưỡng bức hoặc lén lút tiêm chích, uống thuốc hủy hoại thần kinh, thuốc độc đến chết.

Trong các học viên Pháp Luân Công bị bức hại của “trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mật” đến chết, có 32% bị cưỡng bức hoặc lén lút tiêm chích, uống thuốc hủy hoại thần kinh, thuốc độc đến chết; 20% bị đánh đập tàn nhẫn đến chết; 19% bị nhiều loại thủ đoạn cực hình hành hạ đến chết.

BẢNG SỐ LIỆU 6: THỐNG KÊ CÁC THỦ ĐOẠN BỨC HẠI GIAM GIỮ ĐẾN CHẾT

Giam giữ phi pháp

Tổng

Bắt giữ/ thẩm vấn phi pháp

Giam giữ

Lao động cưỡng bức

Hình phạt

Ban tẩy não/ bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mật

Số lượng mẫu chọn

372

281

346

211

137

1.347

Vì tránh bức hại không may ngã chết

22%

-

1%

-

2%

6%

Vì tránh bức hại mà nay đây mai đó dẫn đến chết

23%

5%

-

0%

14%

9%

Tuyệt thực đến chết

1%

10%

2%

1%

1%

3%

Thủ đoạn

tra

tấn

Bức thực đến chết

2%

27%

16%

8%

1%

11%

Lao dịch đến chết

-

1%

8%

8%

-

3%

Sốc điện đến chết

3%

2%

2%

2%

-

2%

Đánh đập tàn nhẫn đến chết

27%

22%

16%

16%

20%

21%

Hình phạt thân thể đến chết

-

1%

2%

0%

-

1%

Biệt giam trong tù đến chết (nhốt trong phòng kín, chuyển giam giữ, kéo dài thời gian)

-

-

3%

3%

1%

1%

Bức hại ngược đãi/lạm dụng tình dục/tư tưởng đến chết

2%

3%

3%

2%

1%

2%

Cưỡng bức hoặc lén lút tiêm/uống thuốc hủy hoại thần kinh hoặc thuốc độc đến chết

3%

4%

12%

12%

32%

10%

Tra tấn bằng hình cụ đến chết

1%

3%

3%

3%

2%

2%

Các loại thủ đoạn tra tấn hành hạ đến chết

12%

21%

34%

42%

19%

26%

Khác

3%

1%

1%

1%

6%

2%

Tổng

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Ghi chú: Thủ đoạn tra tấn chỉ 11 loại thủ đoạn bức hại như “đánh đập tàn nhẫn, tra tấn bằng hình cụ, hình phạt thân thể, bức thực, sốc điện, lao dịch quá sức, ngược đãi, lạm dụng tình dục, bức hại tư tưởng, biệt giam trong tù (nhốt trong phòng kín/chuyển nơi giam giữ/kéo dài thời gian phóng thích), cưỡng bức hoặc lét lút tiêm/uống thuốc hủy hoại thần kinh hoặc thuốc độc”.

Trường hợp 1: “Nhà các vị lại tốt rồi!” Lưu Hiểu Liên (nữ, 68 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thôn Bát Bảo Đao, thị trấn Xích Bích, thành phố Xích Bích, tỉnh Hồ Bắc, vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công mà cự tuyệt “chuyển hóa”, ngày 28 tháng 06 năm 2002, các cảnh sát Thái Kim Bình, Đặng Định Sinh, Tiền Ngọc Lan, Tống Ngọc Trân ở Trại giam số 1 thành phố Xích Bích, áp giải Lưu Hiểu Liên đến Viện sức khỏe Bà mẹ trẻ em ở đối diện trại giam để tiêm thuốc độc, bị bác sỹ cự tuyệt, thế là họ lại áp giải Lưu Hiểu Liên đến Bệnh viện Nhân dân Thành phố để tiêm chất độc phá hoại tế bào cơ thể người, tối hôm đó bắt đầu phát tác, cả mắt, tai, mũi, miệng đều xuất huyết, nôn mửa đi ngoài. Sau năm ngày, cảnh sát ở trại giam thấy Lưu Hiểu Liên không được nữa rồi, liền bảo chồng của bà viết bảo đảm nộp phạt 3.000 đồng thì mới thả người. Nhưng Lưu Hiểu Liên còn chưa chết, thậm chí còn vùng vẫy lết ra ngoài, để dựa vào vết thương toàn thân mà giảng chân tướng về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, người ta đều rưng nước mắt khi nghe xong cảnh ngộ, đồng cảm sâu sắc. Tiếng đồn truyền đến công an ở đó, Lưu Hiểu Liên lại lập tức bị bắt trở lại Trại giam số 1, lúc này cảnh sát đã sử dụng các cực hình như ngũ mã phân thây, treo người, đánh đập tàn nhẫn, dùng chân giẫm đạp, khiến tứ chi, xương chân, xương tay, xương ngực, xương thắt lưng của Lưu Hiểu Liên toàn bộ đều bị đánh gãy, thịt trên tay chân khối lớn bị chà xát hết, lộ ra cả xương trắng, sau đó ném Lưu Hiểu Liên đến cạnh cái ao ở hoa viên. Nhưng Lưu Hiểu Liên có sức sống ngoan cường lại sống sót được, lại đến các nơi lấy vết thương toàn thân để nói về chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ cho người khác, rồi lại bị bức hại… Ngày 04 tháng 02 năm 2004, chuyên viên đặc phái về vấn đề tra tấn của Liên Hợp Quốc Boven (Theo Van Boven) vì bà Lưu Hiểu Liên đã gửi lời kêu gọi khẩn cấp, lại đưa cho chuyên viên báo cáo đặc biệt phụ trách tự do ngôn luận của Liên Hợp Quốc một bản tố cáo khẩn cấp. Lời kêu gọi khẩn cấp Liên Hợp Quốc phát ra 15 ngày sau, đến ngày 19 tháng 02 năm 2004, phó trưởng trại giam là Tiền Ngọc Lan dùng giày da điên cuồng đánh vào đầu của Lưu Hiểu Liên, máu chảy ra như nước máy từ ngũ quan phun ra, cuối cùng bà Lưu Hiểu Liên tê liệt, được khiêng về nhà. Ngày 26 tháng 04 năm 2006, Lưu Hiểu Liên cự tuyệt “chuyển hóa” lại bị cảnh sát Phòng 610 thị trấn Xích Bích, thành phố Xích Bích bắt cóc, giam giữ tại Bệnh viện Tâm thần Bồ Phưởng thành phố Xích Bích để bức hại. Đương cục muốn Lưu Hiểu Liên phối hợp viết giấy cam kết “chuyển hóa” từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, Lưu Hiểu Liên nói: “Chính Đạo tuyệt đối không phối hợp tà đạo”, sau đó bị tiêm thuốc độc khiến bị câm, sau đó thả người. Lưu Hiểu Liên bị bức hại đến bị câm sau đó lấy bút tự mình viết ra việc mình trải qua bức hại tàn khốc, gửi cho Minh Huệ Net. Ngày 01 tháng 09 năm đó, Lưu Hiểu Liên đã bị câm lại bị giữ tại Bệnh viện tâm thần Bồ Nghi thành phố Xích Bích. Tháng 09 năm 2008, đương cục chắc chắn bà chỉ có thể sống được khoảng 20 ngày nữa, mới thả Lưu Hiểu Liên ra, bà đã bị giữ ở bệnh viện tâm thần hai năm. Chiều ngày 26 tháng 10 năm đó, cuối cùng vì bị bức hại quá nặng, bà Lưu Hiểu Liên đã hàm oan qua đời. Được tin Lưu Hiểu Liên qua đời, người phụ trách Phòng 610 thành phố Xích Bích liền gọi điện thoại chúc mừng thị trấn Xích Bích rằng “thành công rồi”, lại còn nói với người nhà của bà: “Nhà các vị (từ giờ trở đi) lại (biến thành) tốt rồi!”

(2) Vì tránh bức hại mà ngã chết

Căn cứ theo thống kê của chúng tôi, trong số các học viên Pháp Luân Công tử vong do “bắt giữ/ thẩm vấn phi pháp”, có 22% là trong khi bị bắt hoặc áp giải nhảy xe hoặc nhảy lầu mà mất mạng, bản báo cáo bắt đầu bằng trường hợp của Trần Anh thuộc về tình huống như vậy.

Trường hợp 1: 12 học viên từ tầng 4 nhà ga Bắc Kinh nhảy xuống tập thể: Trần Lệ Văn (nữ, 50 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Cao Châu tỉnh Quảng Đông. Ngày 17 tháng 12 năm 2000, Trần Lệ Văn cùng 30 học viên ở thành phố Cao Châu đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, trong đó có 12 người bị bắt, giam giữ tại thành phố Mậu Danh đến văn phòng ở Bắc Kinh – trong một phòng ở tầng 4 của tòa nhà Mậu Danh, Quảng Đông. Vào khoảng 3-4 giờ sáng sớm ngày 23 tháng 12, bị lượng lớn công an cảnh sát vũ trang uy hiếp, 12 học viên Pháp Luân Công hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, từng người trước sau từ cửa sổ tầng 4 nhảy xuống, Trần Lệ Văn không may bị ngã chết.

Trường hợp 2: “Bà đúng là không có cảm giác gì sao?” Vương Nhất Gia (nam, 45 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam, ngày 22 tháng 09 năm 2001, có 6 người ở đồn công an ở đường Hoàn Thành Nam, thành phố Hành Dương đến nhà ông bắt người, còn dọa phá cửa. Để không bị bắt đi, Vương Nhất Gia từ lưới chống trộm leo lên sân thượng, nhưng sân thượng đã sớm có công an canh giữ chặt lối ra, khi bị truy đuổi Vương Nhất Gia không cẩn thận rơi từ tầng 9 xuống và tử vong. Vợ của ông khi ấy cùng công an đã xông vào nhà nói lý, mà không biết Vương Nhất Gia đã ngã chết, lúc đó công an dưới lầu gọi điện lên kêu các công an khác rời đi, khi công an ở trong nhà cũng không báo cho vợ của Vương Nhất Gia về cái chết của chồng, liền nhanh chóng đi xuống lầu. Sau đó không hề thông báo cho người nhà, công an lại lập tức mang thi thể của Vương Nhất Gia đến nơi hỏa táng, lúc đó lại dùng nước tẩy sạch vết máu chỗ Vương Nhất Gia bị ngã. Ngày 23, công an đến nhà họ Vương, thăm dò vợ của ông Vương, hỏi bà: “Bà đúng là không có cảm giác gì sao?” Thấy vợ ông Vương hoàn toàn không hiểu, liền chuẩn bị xử lý thi thể vô danh, nhằm thoát tội. Ngày thứ hai người nhà Vương Nhất Gia đến đồn cảnh sát tìm người, bọn họ không hề quan tâm, còn nói dối là “không biết”. Sau đó, thông qua người bán hàng ở đó mới biết được hôm qua người đã ngã chết, lại đến đồn cảnh sát đó để đòi người. Công an thấy che giấu không được, dùng thái độ hung hăng, điều đến cả một đội chống bạo lực vũ trang đầy đủ, không cho người nhà lộ ra, không cho lập linh đường, không cho làm lễ truy điệu, lại đe dọa về việc chuyển công tác chính thức của người con lớn (người con lớn của Vương Nhất Gia công tác không chính thức ở Cục Công an thành phố). Công an còn uy hiếp rằng: “Trung ương đối với đệ tử Pháp Luân Công bất kể là chết như thế nào, đều không phải chịu bất cứ trách nhiệm pháp luật nào.”

(3) Thống kê các tình huống bức hại giam giữ dẫn đến thân tâm chịu tổn hại nghiêm trọng

Trong số 2.383 trường hợp bức hại giam giữ dẫn đến chết mà bản báo cáo điều tra được, chúng tôi thống kê được 829 trường hợp vì bức hại giam giữ dẫn đến thân tâm tổn hại nghiêm trọng, kết quả cho thấy, tình huống mà bức hại giam giữ dẫn đến học viên xuất hiện các chứng bệnh nghiêm trọng là nhiều nhất, tiếp đến là học viên suy sụp về thân tâm do bức hại giam giữ, cụ thể như sau:

BẢNG SỐ LIỆU 7: THỐNG KÊ MỨC ĐỘ THÂN TÂM CHỊU TỔN THƯƠNG DO BỨC HẠI GIAM GIỮ

Bắt giữ/thẩm vấn phi pháp

Giam giữ

Cải tạo lao động

Bị kết án

Ban tẩy não/bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mật

Tổng số

Số lượng mẫu chọn

107

207

219

119

177

829

Suy sụp thân tâm do giam giữ

20%

25%

16%

13%

21%

20%

Tinh thần thất thường/thần chí không tỉnh táo/ngớ ngẩn/mất trí nhớ do giam giữ

12%

9%

17%

12%

18%

14%

Bệnh cũ tái phát do giam giữ

23%

19%

11%

11%

19%

16%

Thân thể xuất hiện chứng bệnh nghiêm trọng hoặc tổn thương nghiêm trọng do giam giữ

52%

53%

61%

76%

45%

57%

Tổng số

107%

106%

105%

111%

104%

106%

Trong số 829 các trường hợp “thân thể xuất hiện chứng bệnh nghiêm trọng hoặc tổn thương nghiêm trọng do giam giữ”, chúng tôi thống kê được có 469 trường hợp có ghi lại tình huống cụ thể (bảng 8), kết quả cho thấy, 18% trong lúc bị giam giữ bị các loại thủ đoạn tra tấn bức hại dẫn đến “tê liệt/bán thân bất toại/mất kiểm soát đại tiểu tiện/không thể tự sinh hoạt”, 16% trong khi bị giam giữ bị các thủ đoạn tra tấn dẫn đến “thân thể/nội tạng chịu tổn thương nghiêm trọng/lở loét/hoại tử”.

BẢNG SỐ LIỆU 8: THỐNG KÊ CÁC TÌNH HUỐNG GIAM GIỮ DẪN ĐẾN CHỨNG BỆNH NGHIÊM TRỌNG HOẶC THÂN THỂ CHỊU TỔN THƯƠNG

Bắt giữ/thẩm vấn phi pháp

Giam giữ

Cải tạo lao động

Bị kết án

Ban tẩy não/bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mật

Tổng số

Số lượng mẫu chọn

56

109

134

90

80

469

Thân thể/nội tạng chịu tổn thương nghiêm trọng/teo cơ/lở loét/hoại tử

21%

16%

18%

11%

14%

16%

Hai mắt bị mù

4%

0%

1%

1%

3%

1%

Tê liệt/bán thân bất toại/mất kiểm soát đại tiểu tiện/không thể tự sinh hoạt

18%

20%

11%

17%

27%

18%

Người thực vật

2%

0%

1%

1%

0%

1%

Chứng bệnh nghiêm trọng/ tổn thương thân thể khác

55%

65%

69%

70%

56%

64%

Tổng số

100%

101%

100%

100%

100%

100%

Ngoài ra, chúng tôi đã tiến hành thống kê đối với 86 trường hợp do bị giam giữ mà dẫn đến thân thể xuất hiện chứng bệnh nghiêm trọng mà tử vong (bảng số liệu 9), kết quả cho thấy:

19% số học viên là do bị bức hại giam giữ dẫn đến hệ thống hô hấp xuất hiện chứng bệnh nghiêm trọng mà tử vong, ví dụ ung thư phổi (9%), bệnh lao phổi (16%);

30% số học viên là do bị bức hại giam giữ dẫn đến hệ thống huyết quả ở tim và não xuất hiện chứng bệnh nghiêm trọng mà tử vong, ví dụ u não (2%), xuất huyết não (9%), bệnh tim (6%), cao huyết áp (6%);

9% số học viên là do bị bức hại giam giữ dẫn đến gan xuất hiện chứng bệnh nghiêm trọng mà tử vong, ví dụ xơ gan (8%);

21% số học viên là do bị bức hai giam giữ toàn thân phù thũng mà chết;

7% số học viên vì trong thời gian bị bức hại bị nhiễm bệnh ghẻ lở, toàn thân nhiễm trùng mà chết.

BẢNG SỐ LIỆU 9: CHỨNG BỆNH NGHIÊM TRỌNG DO BỨC HẠI GIAM GIỮ GÂY RA

Số lượng mẫu chọn = 86

Hệ hô hấp

29%

Gan

9%

Ung thư phổi

9%

Vỡ gan

1%

Lao phổi

16%

Xơ gan

8%

Nhiễm trùng phổi

1%

Khác

45%

Tràn dịch màng phổi

1%

Ung thư thực quản

1%

Hen xuyễn

1%

Ung thư vú

Hệ thần kinh huyết quản tim não

30%

Ung thư tử cung

1%

U não

2%

Ung thư ruột kết

1%

Đột quỵ

9%

U rê huyết

2%

Bệnh mạch não

1%

Viêm màng phổi

1%

Bệnh tim

6%

Thổ huyết không ngừng

6%

Tràn dịch tim

2%

Tiểu ra máu

2%

Cao huyết áp

6%

Phù toàn thân

21%

Nhiễm trùng máu

2%

Ghẻ lở toàn thân

7%

Viêm cột sống

1%

Tổng

114%

Trường hợp 1: Bức thực dẫn đến nhiễm trùng phổi, diễn biến thành lao phổi phát triển mới thả người, không đến hai tháng thì tử vong: Vương Phương (nữ, 46 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở địa khu Mẫu Đơn Giang tỉnh Hắc Long Giang, vì giảng chân tướng nên ngày 08 tháng 09 năm 2003 đã bị những người như Khương Vân Đào ở Đội An ninh Nội địa Cục Công an Hải Lâm đưa đến nhà tù nữ Cáp Nhĩ Tân để bức hại. Tháng 03 năm 2004 Vương Phương tuyệt thực phản bức hại, bị nhà tù bức thực, ống thức ăn ngày đêm không rút ra, dẫn đến phổi bị nhiễm trùng, nhưng vì Vương Phương cự tuyệt “chuyển hóa”, nên đương cục kiên quyết không thả người, mãi đến khi bị bệnh viện nhà tù chẩn đoán là lao phổi kỳ cuối, đã “bị lộ” rồi, thì mới không thể không thả người, sau khi về nhà không đến hai tháng, vào ngày 24 tháng 09 năm 2004 hàm oan mà qua đời.

Trường hợp 2: Tử vong do gan bị phù thũng trướng dẫn đến vỡ gan: Lê Lượng (nam, 45 tuổi) học viên Pháp Luân Công ở Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, tháng 05 năm 2003 bị Phòng 610 thành phố Mậu Danh sau khi giam giữ tạm giam vài tháng thì đưa đến trại lao động Tam Thủy ở Quảng Đông lao động cưỡng bức trong ba năm, ngày 23 tháng 11 năm đó trại lao động gọi điện báo cho người nhà đưa Lê Lượng đang hấp hối về nhà, ngày thứ hai người nhà gọi xe cứu họ đưa Lê Lượng đến Bệnh viện Nhân dân Thành phố Mậu Danh điều trị, khi vào bệnh viện đã là 08 giờ tối rồi, bác sĩ vừa nhìn thấy, nói ông có thể sống mà về được Mậu Danh đã là kỳ tích rồi, gan thũng to đã vỡ rồi, máu đều ở trong bụng, hạ bộ cũng bị phù trướng lắm rồi, nên chuẩn bị hậu sự đi thôi. 12 giờ đêm ngày hôm sau Lê Lượng đau đớn nuốt nước mắt qua đời.

Trường hợp 3: Tử vong do nhiễm ghẻ lan khắp toàn thân: Cố Truyện Anh (nữ, 65 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, ngày 23 tháng 05 năm 2003 vì phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công mà bị đồn công an đường Kiến Thiết bắt bà đến Trại giam số 1 thành phố Thành Đô, bị nhiễm ghẻ, dẫn đến tâm lực suy kiệt, ngày đêm nguy hiểm, vào ngày 11 tháng 07 năm 2003 gọi cho người nhà đến đưa về, lúc này ghẻ đã lan khắp toàn thân, lại còn mưng mủ, toàn thân phù thũng, hô hấp khó khăn, đến ngày 24 tháng 12 năm đó đã hàm oan qua đời.

(4) Địa điểm tử vong do bức hại giam giữ

Trong số 2.383 trường hợp bị giam giữ bức hại đến chết, chúng tôi thống kê được có 2.366 trường hợp tài liệu văn bản có ghi lại nơi bức hại dẫn đến chết, kết quả cho thấy, 43% số học viên Pháp Luân Công bị bức hại giam giữ chết trong nơi giam giữ, trong đó 12% chết trong đồn công an/Cục công an hoặc trụ sở Phòng 610, 11% chết trong trại giam hoặc nơi tạm giam, 8% chết trong trại cải tạo lao động, 9% chết trong nhà tù, 3% chết trong trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mật. Sự phân loại hình bức hại cho thấy, học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ/thẩm vấn phi pháp chết trong đồn công an/Cục công an hoặc trụ sở Phòng 610 là nhiều nhất, học viên Pháp Luân Công bị hình phạt chết ở nhà tù là nhiều nhất, bị “tạm giữ, cải tạo lao động, ban tẩy não/bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mật” chết sau khi bảo lãnh, thả trong nửa năm là nhiều nhất, cụ thể như sau:

Trong số các học viên Pháp Luân Công bị bức hại “bắt giữ/thẩm vấn phi pháp” đến chết, có 56% chết trong đồn công an/Cục công an/ trụ sở Phòng 610, có 22% chết sau khi bị bắt giữ/thẩm vấn phi pháp nửa năm, có 17% chết trong khi lang bạt khắp nơi để tránh bị bắt.

Trong số các học viên Pháp Luân Công bị bức hại “giam giữ” đến chết, có 45% chết trong trại tạm giam hoặc nơi giam giữ, có 51% chết sau khi được thả nửa năm.

Trong số các học viên Pháp Luân Công bị bức hại “cải tạo lao động” đến chết, có 34% chết trong trại lao động, 66% chết sau khi được thả trong vòng nửa năm.

Trong số các học viên Pháp Luân Công bị bức hại “hình phạt” đến chết, có 55% chết trong nhà tù, 45% chết sau khi được thả khỏi nhà tù trong vòng nửa năm.

Trong số các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở “trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mật” đến chết, có 21% chết trong trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mật, có 69% chết sau khi được thả khỏi đó trong vòng nửa năm.

BẢNG SỐ LIỆU 10: THỐNG KÊ TỬ VONG TẠI NƠI BỨC HẠI GIAM GIỮ

Giam giữ phi pháp

Bắt giữ/ thẩm vấn phi pháp

Giam giữ

Lao động cưỡng bức

Hình phạt

Ban tẩy não/ bệnh viện tâm thần/ nhà tù bí mật

Tổng số

Số lượng mẫu

508

582

549

372

355

2366

Chết trong khi lang bạt khắp nơi

17%

2%

-

-

5%

5%

Chết sau khi bảo lãnh/thả trong nửa năm

22%

51%

66%

45%

69%

50%

Chết trong nhà tù

-

-

-

55%

0%

9%

Chết trong trại tạm giam/nơi giam giữ

-

45%

-

-

-

11%

Chết trong trại lao động

-

-

34%

-

-

8%

Chết trong đồn công an/ cục công an/ trụ sở phòng 610

56%

-

-

-

-

12%

Chết trong trung tâm tẩy não/ bệnh viện tâm thần/ nhà tù bí mật

-

-

-

-

21%

3%

Chết ở nơi khác

5%

2%

-

-

4%

2%

Tổng số

100.0%

100.0%

100.0%

100.0%

100.0%

100.0%

Ghi chú: Chúng tôi đều quy các trường hợp sau khi bảo lãnh/ thả nửa năm mới hàm oan qua đời vào trường hợp “bức hại áp lực cao” đến chết, trong đó “giam giữ dẫn đến thân thể tổn thương nghiêm trọng, mặc dù được bảo lãnh hoặc thả, nhưng sau đó lại bị bức hại áp lực cao trường kỳ, dẫn đến thân thể tổn thương không thể phục hồi sức khỏe.”

(5) 51% tử vong sau khi được thả một tháng

Trong số 2.383 các trường hợp bức hại giam giữ trong bản báo cáo điều tra, có 1.183 trường hợp tử vong thuộc về “chết trong vòng nửa năm sau bảo lãnh/thả”, trong đó chúng tôi thống kê được 477 trường hợp tài liệu văn bản ghi lại có thời gian tử vong sau khi bảo lãnh/thả một cách minh xác (bảng số liệu 11), có 14% tử vong trong vòng ba ngày sau khi được thả, 16% tử vong trong vòng từ 4 đến 10 ngày sau khi được thả, 11% tử vòng trong vòng từ 11 đến 20 ngày sau khi được thả, 10% tử vong sau trong vòng từ 21 ngày đến 1 tháng sau khi được thả, tính tổng tỷ lệ tử vong sau khi được thả trong vòng 1 tháng chiếm 51%:

BẢNG SỐ LIỆU 11: THỐNG KÊ THỜI GIAN TỬ VONG SAU BẢO LÃNH/THẢ

Số lượng mẫu chọn = 477

Tử vong trong vòng 1 tháng

51%

Tử vong trong vòng 1 tháng

Tử vong trong 3 ngày

14%

Tử vong trong vòng 4 – 10 ngày

16%

Tử vong trong vòng 11 – 20  ngày

11%

Tử vong trong vòng 21 ngày – 1 tháng

10%

Tử vong trong vòng 1 tháng trở lên đến 2 tháng

14%

Tử vong trong vòng 2 tháng trở lên đến 3 tháng

12%

Tử vong trong vòng 3 tháng trở lên đến 4 tháng

11%

Tử vong trong vòng 4 tháng trở lên đến 5 tháng

4%

Tử vong trong vòng 5 tháng trở lên đến 6 tháng

9%

Tổng số

100%

Trường hợp 1: Người nhà vừa ký xong một chữ, cảnh sát lập tức nhanh chóng chạy mất tăm: Cúc Á Quân (nam, 33 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Ngọc Tuyền, thành phố A Thành, tỉnh Hắc Long Giang, vào năm 2001 bị đưa đến nhà tù Trường Lâm Tử để bức hại, ngày 24 tháng 10 năm 2001, một nhóm người của nhà tù Trường Lâm Tử đột nhiên đưa Cúc Á Quân vốn đã bất tỉnh nhân sự đến chính quyền thị trấn Ngọc Tuyền, cưỡng bức người nhà của anh nhanh chóng ký tên, nếu không sẽ chở đi tiếp, vạn bất đắc dĩ, khi người nhà vừa mới ký xong, người vừa mới được khiêng xuống xe, cảnh sát nhà tù lập tức nhanh chóng lên xe chạy mất tăm. Cả người nhà không để ý, toàn lực cấp cứu, từ bệnh viện thành phố A Thành, cả đêm chuyển đến Bệnh viện lớn số 2 thành phố Cáp Nhĩ Tân, mặc dù không ngừng cấp cứu trong 36 giờ, nhưng cuối cùng vì thương thế quá nặng nên vô phương cứu chữa, vào 04 giờ 18 phút ngày 26 tháng 10 năm 2001 đã hàm oan mà qua đời.

Trường hợp 2: Nội tạng bị đánh hủy hoại, lính canh không muốn đưa tiền nên để người nhà tiếp nhận, ngày thứ hai tử vong: Ngụy Tân Hoa (nam, 66 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Thành Quan, khu Lương Châu thành phố Vũ Uy tỉnh Cam Túc, vì đi dán tư liệu chân tướng ở bên ngoài nên bị kết án, vào tháng 12 năm 2003 bị đưa đến nhà tù Đại Sa Bình thành phố Lan Châu, đã chịu đủ các loại tra tấn như treo lên đánh, thuốc phá hủy, không cho ngủ. Đầu năm 2004, ông bị chuyển tới Nhà tù số 3 thành phố Vũ Uy, không thể ăn được gì trong 20 ngày, cứ ăn là nôn ra. Ngày 12 tháng 04, ông được đưa đến bệnh viện Lương Châu để kiểm tra, bác sỹ nói: “Nội tạng đều hỏng rồi.” Lính canh vừa nghe xong, không muốn mất tiền để điều trị cho ông, nên vào ngày 16 tháng 04 đã áp tải ông Ngụy Tân Hoa về Nhà tù số 3 thành phố Vũ Uy, đến 06 giờ 30 chiều ngày 17 tháng 04 bắt người nhà nhận về, đến 06 giờ 30 chiều ngày 18, ông Ngụy Tân Hoa đã hàm oan mà qua đời.

Trường hợp 3: Thừa nước đục thả câu, vơ vét tiền tài: Đặng Thế Anh (Nữ, 42 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cát Lâm tỉnh Cát Lâm, vì phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công nên bị Đỗ Cảnh Lục là người dân ở thôn Thái Bình, xã Xuân Đăng, huyện Vĩnh Cát, tỉnh Cát Lâm báo công an. Vào ngày 18 tháng 02 năm 2003 đã bị Tòa án Nhân dân huyện Vĩnh Cát tỉnh Cát Lâm kết án 7 năm, bị đưa vào nhà tù nữ tỉnh Cát Lâm bức hại. Vào sáng ngày 17 tháng 07 năm 2003, hai cảnh sát của nhà tù nữ tỉnh Cát Lâm từ nhà tù đến nhà của Đặng Thế Anh, lấy cớ là chuẩn bị điều trị bên ngoài để vơ vét người nhà 3.000 đồng (NTD), người nhà lúc đó không thể thanh toán, chỉ đưa cho 500 đồng. Ngày 18 tháng 07, lính canh lại gọi điện cho người nhà Đặng Thế Anh hơn 10 lần, lại bắt người nhà lập tức đến Trường Xuân để nhận người, lại nói với người nhà rằng nếu chậm là sẽ không thấy người còn sống. Khi người nhà đến gấp Bệnh viện Trường Xuân, phát hiện Đặng Thế Anh đã thoi thóp rồi, bất tỉnh nhân sự. Nhà tù vì muốn trốn trách nhiệm, phái đi người họ Vũ làm trưởng nhà tù, trưởng phòng hành chính họ Lệ dẫn đầu mấy cảnh sát, để lừa người nhà Đặng Thế Anh ký tên bảo lãnh, lại lấy cớ điều trị bên ngoài vào ngày 17 tháng 07 để tống tiền người nhà bà Đặng Thế Anh 500 đồng, tiền lộ phí đưa đón hai vị thân nhân của Đặng Thế Anh là 96 đồng. Vào 09 giờ 30 phút tối ngày 18 tháng 07, Đặng Thế Anh được người nhà đưa từ Bệnh viện Trường Xuân trở về thành phố Cát Lâm, lại đưa đến Bệnh viện Thiết Đông số 2 ở Cát Lâm cấp cứu nhưng không được, đến 1 giờ chiều ngày thứ hai (ngày 19 tháng 07) đã hàm oan qua đời.

Trường hợp 4: Sau khi đánh đập tàn nhẫn đến mức thoi thóp lập tức để người khiêng về nhà: Đường Thiết Vinh (nữ, 51 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở huyện Tân Tân, tỉnh Liêu Ninh, vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, vào ngày 30 tháng 12 năm 2000 đã bị trại lao động thành phố Phủ Thuận sai người bức ép Đường Thiết Vinh “lái máy bay”, dùng tay hết sức đánh vào trán, vào sau lưng, đá vào chân, ép bà “chuyển hóa”, đánh từ sớm tới tối. Những tên tay sai ấn tay của Đường Thiết Vinh để bà viết lời lăng mạ đại sư Lý Hồng Chí, lăng mạ Pháp Luân Công, Đường Thiết Vinh không viết, mấy người liền gắng sức ấn tay của bà viết. Sáng sớm ngày thứ hai, cảnh sát nhà tù vừa thấy Đường Thiết Vinh đã không thể nói được, liền vội vàng đưa lên xe, lập tức đưa bà về nhà. Chiều hôm đó Đường Thiết Vinh đã qua đời ở nhà. Người nhà Đường Thiết Vinh đi đến trại lao động, cảnh sát ở đó vu khống nói là không ăn cơm nên chết đói, còn kiếm được mấy tên phạm nhân làm bằng chứng giả, nói Đường Thiết Vinh không ăn nên chết đói, lừa được người nhà rời đi.

Trường hợp 5: Không có chỗ giam giữ nào dám nhận mới buộc phải thả: Từ Thục Hương (nữ, 48 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm, ngày 26 tháng 11 năm 2003, Từ Thục Hương đang ở nhà thì bị Phòng 610 thành phố Trường Xuân cùng Cục Công an thành phố Trường Xuân và cảnh sát đồn công an ở đó bắt giữ, đưa đến một nơi bí mật, tiến hành các loại tra tấn, khiến toàn thân bà ướt đẫm, dùng dùi cui điện áp cao sốc điện, trói ngồi ở ‘ghế cọp’ đến 48 tiếng, chân tay bị thắt đến mức toàn bộ mưng mủ, sau đó đưa đến trại tạm giam, nhưng toàn thành phố không có nơi giam giữ nào dám nhận, cảnh sát mới buộc phải đưa bà về nhà vào ngày 20 tháng 12, mười mấy ngày sau (ngày 18 tháng 01 năm 2004) bà hàm oan qua đời.

Trường hợp 6: Sau khi đánh người thậm tệ đưa lên xe lửa đi mất: Trịnh Phương Anh (nữ, 54 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Đàm Phường, thành phố Thanh Châu, Duy Phường tỉnh Sơn Đông, tháng 12 năm 2001 đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, đã bị giữ tại một đồn công an ở Bắc Kinh, bị đánh đập tàn nhẫn, sốc điện, nội tạng bị đánh hư hại, mất kiểm soát đại tiểu tiện, tính mạng lâm nguy. Cảnh sát ở đồn công an sợ trách nhiệm, liền vội vàng đưa bà đến ga xe lửa, hỏi bà đến đâu, bà nói đến Tế Nam, sau khi đưa bà lên xe lửa đi Tế Nam liền chạy mất. Sau khi Trịnh Phương Anh xuống xe lửa ở Tế Nam, lúc bò ở đường hầm rồi bò lên cửa đường hầm thì thân thể đã bị gắng gượng không được, may là lúc đó gặp được một cậu nam thanh niên thiện lương cứu giúp, sau khi hộ tống đến nhà còn lưu lại 20 đồng. Sau khi bà Trịnh Phương Anh về nhà được ba ngày thì hàm oan qua đời.

Muốn tìm hiểu thêm các trường hợp tương tự khác, xin xem “Phụ lục 4: Danh sách tử vong sau khi bảo lãnh/thả trong vòng một tháng” và vào Minh Huệ Net để đọc các báo cáo liên quan.

4. Chết vì bức hại do “giảng chân tướng” chiếm tỷ lệ lớn nhất

Trong số 3.653 trường hợp bị bức hại đến chết của bản báo cáo điều tra, chúng tôi đã tiến hành điều tra “lần bức hại cuối cùng dẫn đến tử vong”, thì thống kê được 2.564 trường hợp (chiếm tổng số 70%) có ghi chép lại văn bản nguyên nhân của lần bức hại đó, chúng tôi đã tiến hành phân loại thống kê, từ đó phát hiện tổng cộng có 9 loại lớn và 55 chủng loại, thì tỷ lệ trường hợp bị bức hại vì “thỉnh nguyện ở Bắc Kinh” dẫn đến chết chiếm tỷ lệ lớn nhất (28%), tiếp đó là “phân phát/truyền bá tài liệu chân tướng” (24%), tiếp nữa là “cự tuyệt chuyển hóa viết ‘tam thư’” (18%), kết quả thống kê cụ thể như sau:

31% bị bức hại do giảng chân tướng, nghĩa là vì học viên Pháp Luân Công thông qua các loại phương thức ôn hòa để nói với người dân chân tướng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà bị bức hại, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các lần bức hại; trong đó tỷ lệ “phân phát/truyền bá/dán tư liệu chân tướng” (bao gồm các sách như “Cửu Bình”/các chế phẩm ghi âm ghi hình như Thần Vận/ truyền đơn/ bùa bình an/ tiền chân tướng/ tin nhắn thoại chân tướng/khuyên tam thoái/lắp đặt truyền hình Tân Đường Nhân v.v.) là lớn nhất, 24% số học viên Pháp Luân Công vì vậy mà bị bức hại; ngoài ra, 5% học viên Pháp Luân Công vì “thành lập hoặc tham dự thành lập điểm sản xuất tư liệu chân tướng vạch trần việc ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công/chế tạo tư liệu chân tướng” mà bị bức hại; 1% số học viên Pháp Luân Công vì giữ hoặc xem tư liệu vạch trần việc ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công mà bị bức hại; thậm chí vì phát hiện trong nhà học viên Pháp Luân Công có máy tính có thể lên mạng hoặc phát hiện học viên Pháp Luân Công đã sử dụng thư điện tử là sẽ bị bức hại;

29% bị bức hại do thỉnh nguyện, trong đó đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công mà bị bức hại chiếm tỉ lệ lớn nhất (28%);

22% vì biểu đạt kiên trì tu luyện Pháp Luân Công cho đương cục mà bị bức hại, trong đó tỷ lệ bị bức hại do cự tuyệt “chuyển hóa/viết tam thư” là lớn nhất – chiếm 18%; ngoài ra, 2% học viên Pháp Luân Công vì “tham gia hội giao lưu/Pháp hội/luyện công tập thể/luyện công công khai” mà bị bức hại; còn có vì “lưu giữ/truyền xem kinh văn thư tịch Pháp Luân Công v.v.”, “đăng nghiêm chính thanh minh lên Minh Huệ Net (nghĩa là công khai tuyên bố hủy bỏ những ngôn hành trước đây do ĐCSTQ cưỡng bức mà bị “chuyển hóa” trên Minh Huệ Net, lại biểu thị tu luyện Pháp Luân Công trở lại)” mà bị bức hại, “quan chức chính quyền tu luyện Pháp Luân Công cự tuyệt chấp hành chính sách bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ” mà bị bức hại; thậm chí có người vốn dĩ không phải học viên Pháp Luân Công, nhưng bị giam giữ do án hình sự khác, trong nhà tù hoặc trại lao động thông qua tiếp xúc với học viên Pháp Luân Công bị bức hại, sau khi liễu giải được chân tướng Pháp Luân Công, ở trong nhà tù hoặc trại lao động công khai biểu thị tu luyện học Pháp Luân Công mà bị bức hại.

10% vì người nhà tu luyện Pháp Luân Công bị bức hại mà bị bức hại liên đới;

4% vì vào đúng dịp chiến dịch đàn áp mà bị bức hại. Trong tất cả các loại hình đàn áp, học viên Pháp Luân Công vào năm 2008 do ĐCSTQ lấy cớ ổn định trong thời gian Olympics bị đàn áp chiếm tỷ lệ lớn nhất; ngoài ra, khi địa khu nào đó xuất hiện việc chèn sóng truyền hình chân tướng Pháp Luân Công hoặc xuất hiện biểu ngữ hoặc tài liệu chân tướng trên diện rộng, thì ĐCSTQ lại triển khai chiến dịch đàn áp đối với Pháp Luân Công; còn nữa, mỗi khi ĐCSTQ khai mạc hội nghị lưỡng hội (Quốc hội và Hội nghị hiệp thương chính trị) quan trọng, thì học viên Pháp Luân Công đều bị coi là trọng điểm bị đàn áp để duy trì ổn định; thậm chí mỗi khi đến những ngày quan trọng như 01-10 (Quốc khánh), Tết Nguyên đán, học viên Pháp Luân Công cũng bị coi là trọng điểm đàn áp để duy trì ổn định như thế; ngày 25 tháng 04 năm 1999 là cuộc thỉnh nguyện lớn của một vạn học viên Pháp Luân Công, ngày 13 tháng 05 là ngày sinh nhật của đại Sư phụ Lý, ngày 20 tháng 07 là đánh dấu ngày ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại toàn diện công khai Pháp Luân Công, bởi tính đặc thù của ba ngày này, cho nên mỗi năm khi đến ba ngày này, học viên Pháp Luân Công đều sẽ bị coi là trọng điểm đàn áp để duy trì ổn định; thậm chí có lãnh đạo quan trọng đến thị sát, ngành công an mà chưa hoàn thành chỉ tiêu bắt người cuối năm, thì học viên Pháp Luân Công sẽ bị coi là trọng điểm đàn áp;

2% chỉ là vì liên hệ với học viên Pháp Luân Công khác mà bị bức hại. Ví dụ đến thăm đồng tu, ghé qua nhà đồng tu, dù là đến nhà họ hàng nếu họ hàng cũng tu luyện Pháp Luân Công, thì cũng bị bức hại; ngoài ra, dù là giữ số điện thoại liên hệ của học viên Pháp Luân Công khác, cùng nhau tản bộ, giúp đỡ học viên Pháp Luân Công bị bức hại hoặc họ hàng tu luyện Pháp Luân Công, tham gia lễ truy điệu đồng tu bị bức hại đến chết v.v., đều sẽ bị bức hại;

1% chỉ là vì tìm kiếm công lý cũng bị bức hại, ví dụ đến xem xét xử của ĐCSTQ đối với học viên Pháp Luân Công, đến Cục công an, đồn công an, trụ sở Phòng 610 v.v. yêu cầu thả học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, mời luật sư thụ lý vụ án, kháng cáo, khiếu nại, yêu cầu đương cục bồi thường tổn thất v.v. cho người thân tu luyện Pháp Luân Công đều sẽ đối diện với bị bức hại đến chết;

Thậm chí bởi vì vơ vét tiền tài của học viên Pháp Luân Công không được đã gia tăng bức hại học viên Pháp Luân Công, bởi vì đã từng là thành viên chủ yếu của trạm phụ đạo/điểm luyện công cũng bị bức hại.

BẢNG SỐ LIỆU 12: THỐNG KÊ NGUYÊN NHÂN “LẦN CUỐI CÙNG BỨC HẠI DẪN ĐẾN TỬ VONG”

Số lượng mẫu = 2.564

Đàn áp duy trì ổn định

4%

Thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công

 29%

Tập huấn đàn áp/tập trung

0.27%

Thỉnh nguyện

0.31%

Đàn áp vào ngày “nhạy cảm” của Pháp Luân Công (25/4, 13/5, 20/7)

0.23%

Thỉnh nguyện ở Bắc Kinh

28%

Đàn áp khi có hội nghị quan trọng

0.43%

Thỉnh nguyện ở địa phương

0.39%

Đàn áp ngày Tết (01/10, Nguyên Đán, Tết Xuân)

0.31%

Bị liên lụy vì lên Bắc Kinh thỉnh nguyện cho người nhà tu luyện Pháp Luân Công

0.23%

Đàn áp ở Olympics 2008

1.01%

Bị liên lụy vì lên Bắc Kinh thỉnh nguyện cho học viên Pháp Luân Công khác

0.12%

Đàn áp vào ngày nhạy cảm

0.39%

Học viên Pháp Luân Công đi Bắc Kinh du lịch cũng bị coi là thỉnh nguyện

0.04%

Lãnh đạo thị sát/giám đốc công tác

0.20%

Tìm kiếm công lý

1%

Đàn áp để hoàn thành chỉ tiêu bắt người cuối năm

0.04%

Đến xem xét xử của ĐCSTQ đối với đồng tu

0.23%

Đàn áp do địa phương xuất hiện chèn sóng truyền hình/biểu ngữ/tư liệu chân tướng

0.70%

Đến phòng ban hữu quan yêu cầu thả đồng tu/ người thân

0.47%

Đàn áp khác

0.12%

Mời luật sư biện hộ cho người thân tu luyện Pháp Luân Công

0.04%

Liên hệ với đồng tu

2%

Kháng cáo cho người nhà bị bức hại đến chết

0.04%

Thăm hỏi đồng tu/người thân/ghé qua nhà

1.64%

Đề xuất khiếu nại/tố cáo/khởi tố người chịu trách nhiệm bức hại

0.16%

Có liên hệ điện thoại với học viên Pháp Luân Công khác

0.04%

Yêu cầu đương cục bồi thường tổn thất

0.04%

Cùng đồng tu đi trên đường/tản bộ

0.08%

Yêu cầu trả lại thư tịch/vật phẩm của Pháp Luân Công bị thu giữ

0.12%

Giúp đỡ đồng tu bị ĐCSTQ bức hại hoặc người nhà của họ

0.39%

Yêu cầu khôi phục công tác

0.04%

Tham dự lễ truy điệu người nhà bị bức hại đến chết

0.04%

Giảng chân tướng

31%

Từng đi tưởng niệm đồng tu bị bức hại đến chết

0.08%

Thành lập hoặc tham gia thành lập điểm sản xuất tư liệu chân tướng vạch trần ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công/chế tác tư liệu chân tướng

5.15%

Bày tỏ kiên trì tu luyện Pháp Luân Công đến đương cục

22%

Giữ/xem tư liệu chân tướng vạch trần ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công

1.17%

Tham gia hội giao lưu/Pháp hội/luyện công tập thể/luyện công công khai

2.26%

Trong nhà có máy tính/đã vào trang web có liên hệ với hải ngoại/ đã vào Minh Huệ Net/sử dụng thư điện tử

0.20%

Giữ/truyền xem kinh văn thư tịch của Pháp Luân Công

0.98%

Việc bức hại được Minh Huệ Net báo cáo

0.04%

Cự tuyệt chuyển hóa viết “tam thư”

17.75%

Phân phát/truyền bá/dán/giăng treo tư liệu chân tướng (bao gồm sách như “Cửu Bình”/chế phẩm ghi âm ghi hình như Thần Vận/truyền đơn/bùa bình an/tiền chân tướng/tin nhắn thoại chân tướng/khuyên tam thoái/ lắp đặt truyền hình Tân Đường Nhân v.v…

24.14%

Đăng nghiêm chính thanh minh lên Minh Huệ Net

0.23%

Lên mạng tải xuống tư liệu chân tướng

0.20%

Cự tuyệt chấp hành chính sách của ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công

0.04%

Phơi bày bức hại trên Minh Huệ Net

0.04%

Luyện công trong khách sạn ở Bắc Kinh

0.04%

Thu thập chứng cớ Trung cộng bức hại Pháp Luân Công

0.08%

Bày tỏ bản thân là người tu luyện Pháp Luân Công

0.04%

Khác

1%

Nhân viên trong tù không phải là Pháp Luân Công trong lúc bị giam giữ học Pháp Luân Công

0.20%

Người nhà bị ĐCSTQ làm mờ mắt/ép buộc bức hại

0.39%

Cự tuyệt làm đặc vụ cung cấp tin tức Pháp Luân Công cho An ninh nội địa

0.04%

Nhân chứng chứng kiến ĐCSTQ ngược đãi sát hại học viên Pháp Luân Công

0.04%

Người nhà bị bức hại liên đới

10%

Nguyên là thành viên chủ yếu của trạm phụ đạo/ điểm luyện công

0.23%

Gửi thư lên trên

0.20%

Vơ vét tiền tài không thành

0.43%

Gửi thư lên trung ương

0.16%

Đi lại ở xung quanh trại lao động

0.08%

Gửi thư đến chính quyền địa phương

0.04%

Trường hợp 1: Bị bức hại vào Olympics 2008 đến chết: ngày 12 tháng 08 năm 2007, huyện Kỷ tỉnh Hà Nam lấy lý do khai mạc Olympics đã bắt giữ rất nhiều học viên Pháp Luân Công, học viên Pháp Luân Công Trương Minh Đồng (nam, 54 tuổi) là một trong số đó, bị đưa đến trại lao động Hứa Xương, tỉnh Hà Nam bức hại, mãi đến khi toàn thân tê liệt, không thể nói được, vào tháng 11 năm đó mới để người nhà nhận về. Nhờ người nhà chăm sóc chu đáo và học Pháp luyện công, Trương Minh Đồng có thể tự mình sinh hoạt cơ bản. Nhưng đến tháng 08 năm 2008 khai mạc Olympics, đồn công an ở đó lại nhiều lần đến nhà của Trương Minh Đồng quấy nhiễu, uy hiếp, thấy Trương Minh Đồng nằm ở trên giường xem sách của Pháp Luân Công, liền tiến lên đoạt lấy và còn dọa nạt: “Ông còn xem à, phải bắt ông đi thôi.” Ngày 02 tháng 10 năm 2008, Trương Minh Đồng dưới bức hại áp lực cao đã hàm oan qua đời. Tháng 05 năm 2008, chính quyền thành phố Hoài Hóa, Phòng 610 tỉnh Hồ Nam, lấy lý do đuốc Olympics vào tỉnh Hồ Nam, đã bắt giữ hàng chục học viên Pháp Luân Công trong phạm vi toàn thành phố. Trần Sở Quân (nữ, khoảng 30 tuổi) học viên Pháp Luân Công ở trạm phía Nam đường sắt Hoài Hóa Hồ Nam cũng trong đợt đàn áp này mà bị bắt cóc đến trại lao động nữ Bạch Mã Lũng ở Chu Châu, về sau vì nguyên nhân thân thể khỏe mạnh mà bị Phòng 610 bắt cóc đến ban tẩy não thành phố Hoài Hóa để tiến hành bức hại, đến tháng 03 năm 2009 ở Bệnh viện Nhân dân số 4 Hoài Hóa (tức Bệnh viện Tâm thần) bị bức hại đến chết.

Trường hợp 2: Vì lãnh đạo thị sát mà bị đàn áp đến chết: Ngày 24 tháng 05 năm 2008, người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ là Chu Vĩnh Khang tới Thẩm Dương, chỉ trong một đêm có khoảng 50 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, trong đó Trương Bội Lan (nữ, 60 tuổi) học viên Pháp Luân Công ở khu Thiết Tây thành phố Thẩm Dương tối hôm đó khi đang ở nhà thì bị 4, 5 cảnh sát tà ác ở đồn công an Khải Công, khu Thiết Tây bắt giữ, mười mấy ngày sau bị kết án lao động phi pháp 1 năm, bị bắt đến đại đội 3 trung đội 5 trại lao động Mã Tam Gia chịu bức hại đến chết.

Trường hợp 3: Vì “Hội nghị Thượng đỉnh châu Á – Thái Bình Dương” mà bị bức hại đến chết: Ngụy Hoa (nữ, 57 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở Công ty bách hóa Tạ Gia Loan ở Trùng Khánh, trước đó đã từng vì in sao tư liệu chân tướng Pháp Luân Công mà bị bức hại trong trại lao động 3 năm mới được thả không lâu. Ngày 06 tháng 09 năm 2005. trước lúc diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh châu Á Thái Bình Dương ở Trùng Khánh, đường Tạ Gia Loan, cảnh sát ở đồn công an sau khi đưa bà Ngụy Hoa đến trại lao động nhưng [bà đã] cự tuyệt “chuyển hóa”, [nên] bắt giữ [bà] đến ban tẩy não ở đó để bức hại. Ngày 18 tháng 10 năm đó, mấy người như Dư Phó Lâm, thư ký văn phòng khu phố Tạ Gia Loan và Dương Chí Học ở trung tâm tẩy não, dưới tình huống thân tâm của bà Ngụy Hoa bình thường, lấy lý do bà Ngụy Hoa có “chướng ngại tinh thần về văn hóa”, cưỡng bức chồng của bà Ngụy Hoa ký tên đồng ý đưa từ trung tâm tẩy não đến bệnh viện tâm thần, sau đó bà Ngụy Hoa ở bệnh viện tâm thần bị bức hại đến chết.

Trường hợp 4: Vì đến nhà đồng tu mượn tiền mua hạt giống, phân hóa học cho vụ xuân mà bị bức hại chết đói: Dương Văn Hoa (nam, 48 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thôn Hoàng Ngưu Trường, huyện Diên Thọ, tỉnh Hắc Long Giang vốn cả nhà tu luyện Pháp Luân Công, lại vì nhiều lần lên Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, nhiều lần giảng chân tướng nên bị bức hại giam giữ, tiền tài trong nhà bị vơ vét hết sạch. Vụ xuân năm 2002 cần hạt giống, phân hóa học và thuốc trừ sâu, trong nhà không còn tiền để mua, Dương Văn Hoa liền đến chỗ một học viên ở huyện Tân để mượn tiền, đồn công an ở huyện Tân quả quyết là ông là móc nối, nên giam giữ ông ở trại tạm giam huyện Tân, Dương Văn Hoa tuyệt thực kháng nghị đến mức hấp hối mới được thả ra. Từ trại tạm giam huyện Tân trở về huyện Diên Thọ mới được một đêm, đến ngày thứ hai đồn công an ở huyện Diên Thọ liền đến nhà bắt người, Dương Văn Hoa nhảy qua cửa sổ chạy thoát. Trưởng đồn công an là Hoàng Tiểu Quả dẫn người vào phòng không thấy Dương Văn Hoa, tức giận đá vợ của ông Dương ngã xuống đất nói: “Từ giờ trở đi các người ra ngoài tìm người cho tôi, đến trước 05 giờ nếu không tìm được, tôi sẽ khiến cả nhà các người đều bị ‘diệt sạch’, tôi sẽ khiến đứa con duy nhất của bà tàn phế.” Sau khi làm loạn ở trong nhà lấy lốp bánh xe máy nổ trong kho thóc ra dùng đinh lớn đóng thủng, sau đó lên xe về huyện, trên đường gặp một học viên Pháp Luân Công xách một giỏ trứng gà đến thăm hỏi Dương Văn Hoa, liền lập tức lại vì thế mà bị bắt vào trại lao động hai năm. Dương Văn Hoa chạy khỏi nhà khoảng ba mươi dặm đến núi hoang ẩn náu, đúng lại vào lúc mưa gió trong hai ngày hai đêm, lại thêm việc Dương Văn Hoa vì tuyệt thực nên sớm đã nguy đến tính mạng. Hai ngày sau người ta tìm thấy Dương Văn Hoa hàm oan qua đời trong đói rét ở trên núi: Trong tay con nắm một đám cỏ, trong miệng trong túi cũng đều là cỏ.

Trường hợp 6: Bây giờ hãy “lên xe công mà gửi thư lên trên”: Vương Bân (nam, 47 tuổi), công trình sư máy điện toán ở Viện Nghiên cứu Khảo sát Khai phát mỏ dầu Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, từng nhận được giải thưởng Hạng Nhì Khoa học kỹ thuật quốc gia, tháng 12 năm 1999 vì khởi xướng hơn hai trăm học viên Pháp Luân Công ở Đại Khánh ký tên vào lá cờ lớn Pháp Luân Đại Pháp hảo, định lấy cờ làm thư thỉnh nguyện đưa đến Đại hội Đại biểu Toàn quốc để thỉnh nguyện mà bị giam giữ khoảng một trăm ngày, tháng 04 năm 2000 lại vì cùng với mười học viên Pháp Luân Công ăn cơm mà bị bắt giam 45 ngày vì tội móc nối, sau khi được thả vào cuối tháng 05 năm 2000 lại lên Bắc Kinh để thỉnh nguyện thì bị đưa đến trại lao động ở thôn Đông Phong Tân ở Đại Khánh lao động cưỡng bức, ngày 24 tháng 09 vì cự tuyệt “chuyển hóa” mà bị đánh chết, nội tạng bị lấy đi. Học viên Pháp Luân Công Thôi Hiểu Quyên (nữ, 40 tuổi), giáo sư tại Trường Cảnh sát Đại Khánh tỉnh Hắc Long Giang, ngày 30 tháng 12 năm 1999, vì ký tên lên cờ lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” do Vương Bân khởi xướng, nên lại bị đưa đến trại tạm giam, trên đường lúc bị cảnh sát áp giải vì không muốn bị bức hai mà nhảy lầu chạy trốn, lúc sơ suất bị ngã trọng thương, đưa đến bệnh viện vô phương cứu chữa đã tử vong.

Trường hợp 7: Đến đồn công an yêu cầu thả em gái mà bị ức hại đến chết: Học viên Pháp Luân Công Trương Tấn Sinh (năm, 62 tuổi), nhân viên công tác ở Ủy ban Phát triển Cải cách khu Vạn Bách Lâm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Đông, ngày 05 tháng 05 năm 2008, em gái của Trương Tấn Sinh là Trương Nguyệt Cầm (học viên Pháp Luân Công) vì giảng chân tướng nên bị đồn công an Thành Quản ở phân cục công an Nghênh Trạch thành phố Thái Nguyên bắt giữ, giam giữ tại trại tạm giam thành phố Thái Nguyên. Ngày 16 tháng 05, Trương Tấn Sinh đến đồn công an Thành Quản ở phân cục công an Nghênh Trạch Cục Công an thành phố Thái Nguyên, tìm sở trưởng Trương Liên Vinh, chỉ đạo viên Triệu Song Bình để giảng chân tướng, yêu cầu thả em gái vô tội bị giam giữ phi pháp, lại vì vậy mà bị bắt, kết án 7 năm, giam giữ tại nhà tù huyện Kỳ, thành phố Tấn Trung, ngày 03 tháng 11 năm 2012 sau khi bị lính canh bức hại đến nguy hiểm tính mạng mới thả người, nửa tháng sau hàm oan qua đời.

Trường hợp 8: Yêu cầu trả lại “Chuyển Pháp Luân” mà bị bức hại đến chết: Vương Lập Hà (nữ, 46 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở khu Song Tháp, thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh, vào ngày 05 tháng 09 năm 2000 đã bị phân cục công an khu Song Tháp tạm giam ở Trại tạm giam số 2 thành phố Triều Dương, Vương Lập Hà tuyệt thực 13 ngày, đến ngày thứ 15 lúc nguy đến tính mạng mới được thả về nhà. Vì cảnh sát tịch thu của bà một cuốn “Chuyển Pháp Luân”, bèn bảo chồng cõng bà đến phân cục công an khu Song Tháp để đòi sách, [nhưng] lại bị [cảnh sát] cưỡng ép Vương Lập Hà – vốn đã thoi thóp, đưa đến trại tạm giam. Bà lại tiếp tục tuyệt thực kháng nghị trong 9 ngày, bị bức thực, miệng bị ống dẫn cắm phá, đến ngày 09 tháng 10 trại tạm giam thấy Vương Lập Hà xác thực đã không được nữa, liền sai cảnh sát phân cục đưa bà khiêng về nhà, bà đã qua đời trong ngày [hôm đó].

Trường hợp 9: Tuyên bố nghiêm chính thanh minh trên Minh Huệ Net mà bị bức hại đến chết: Vương Quế Cúc (nữ, 62 tuổi), nữ công trình sư đã về hưu của Viện Nghiên cứu Luyện kim Thủ Cương ở Bắc Kinh, vì cự tuyệt ký tên lên biểu ngữ 1 vạn người phỉ báng Pháp Luân Công, vào tháng 05 năm 2001 đã bị đồn công an Hải Điến, Viện Nghiên cứu Luyện kim Thủ Cương và đại biểu tổ dân phố cùng mười mấy người đến lấp kín cửa nhà bà, cưỡng chế bắt giữ bà đến ban tẩy não trại lao động nữ Tân An, bà đã bị ép “chuyển hóa” một cách không thực tâm. Cuối tháng 09 năm 2001, Vương Quế Cúc sau khi đăng nghiêm chính thanh minh trên Minh Huệ Net tuyên bố hủy bỏ “chuyển hóa” đã bị ép phải lang bạt khắp nơi, mãi đến ngày 27 tháng 04 năm 2002 bị đồn công an Hải Điến và đại biểu tổ dân phố bắt giữ ở trong khuôn viên ủy ban, giữa tháng 05 bị bức hại đến chết.

Trường hợp 10: “Mau chóng giao tiền kẻo muộn”: Sáng ngày 02 tháng 12 năm 2003, sở trưởng đồn công an Thổ Môn Tử, huyện Thanh Long, thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc là Lưu Diễm Văn dẫn người đến nhà Tống Hữu Xuân (nam, 54 tuổi) lấy đi TV màu và đầu VCD, đồng thời còng tay một nhà ba người của Tống Hữu Xuân cưỡng chế đưa lên xe cảnh sát, đưa đến đồn công an. Sở trưởng là Lưu Diễm Văn nói: “Hiện tại tôi còn chưa có báo lên, hãy mau chóng giao tiền kẻo muộn.” Cả nhà Tống Hữu Xuân luyện Pháp Luân Công, đã bị chính quyền xã và đồn công an lấy hết sạch tiền rồi, trong nhà đã rất khó khăn, căn bản không thể đưa tiền, cho nên ‘giao dịch’ không thành. Như vậy, dưới tình huống không có thủ tục gì, vào 04 giờ chiều, đồn công an Thổ Môn Tử đưa cả nhà ba người Tống Hữu Xuân đưa đến tạm giữ tại trại tạm giam huyện Thanh Long. Vợ của Tống Hữu Xuân sau 5 ngày tuyệt thực tuyệt thủy đã được thả, còn Tống Hữu Xuân thì vào ngày 15 tháng 12 đã chết trong trại tạm giam Thanh Long.

Trường hợp 11: Thu nhận học viên Pháp Luân Công mà bị bức hại đến chết: Học viên Pháp Luân Công thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc là Viên Giang sau khi bị đương cục bí mật giam giữ bức hại tra tấn trong 2 tháng, đến ngày 26 tháng 10 năm 2001 đã trốn thoát, sau khi ẩn náu trong động trong 4 ngày đã đến nhà của học viên Pháp Luân Công là Vu Tiến Phương (nam, 63 tuổi), 9 ngày sau vì nhiều chỗ nội thương phát tác đã qua đời. Ngày thứ 3 công an khu Thành Quan thành phố Lan Châu là Lộ Chí Bân dẫn người đến bắt Vu Tiến Phương, vợ của ông là Hạ Phó Anh cho đến con gái, con rể, bảo mẫu không tu luyện lại niêm phong chỗ ở, Vu Tiến Phương vì đó mà bị kết an phi pháp 5 năm, Hạ Phó Anh bị kết an phi pháp 3 năm. Ngày 13 tháng 11 năm 2006, Vu Tiến Phương được người nhà đến nhà tù Lan Châu đón về, 12 ngày sau đã hàm oan qua đời. Học viên Pháp Luân Công Cái Tân Trung (nam, 65 tuổi), người dân thôn Bắc Lưỡng Cương, xã Giới Hà Điếm, huyện Vĩnh Niên, thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, công chức về hưu luyện thép ở Hàm Đan, tháng 03 năm 2005 do thu nhận học viên Trình Phượng Tường vì tham dự chèn sóng truyền hình chân tướng Pháp Luân Công ở khu Hình Đài mà bị truy bắt, đã bị Cục Công an huyện Vĩnh Niên bắt giữ, trong trại tạm giam đã bị bức thực đến thổ huyết mà tử vong.

Phần 3: Tra tấn

I. 79 loại dụng cụ đánh đập

1. Dụng cụ đánh đập

Đánh đập dã man, chỉ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với mục đích chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công đã sử dụng tay, chân, đầu gối, khuỷu tay hoặc các dụng cụ như gậy gỗ, vật kim loại, ghế, roi da, chai rượu để đánh, quất, tát, cấu véo, cắt, nghiền, giẫm đạp, đẩy, ném, quăng, xoắn, đâm, siết chặt, v.v. các học viên Pháp Luân Công, gây nên các loại thương tích khác nhau, thậm chí gây tử vong. Điều tra cho thấy, trong số các trường hợp bị bắt giam bức hại đến chết, có 21% học viên Pháp Luân Công bị đánh đập dã man đến chết, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thủ đoạn tra tấn. Để giúp độc giả nhận thức rõ hơn về thủ đoạn đánh đập này, chúng tôi đã lựa chọn ra 866 trường hợp (chiếm 24%) trong số 3.653 trường hợp tử vong do bị đánh đập dã man trong lần bức hại cuối cùng. Trong số 866 trường hợp tử vong do bị đánh đập này, theo tư liệu thành văn ghi chép được, có 233 trường hợp bị chính quyền ĐCSTQ sử dụng các dụng cụ để đánh đập. Chúng tôi thống kê phân loại các dụng cụ đánh đập này thành 10 loại lớn và 79 loại nhỏ, chi tiết như sau:

22% học viên Pháp Luân Công bị đương cục dùng dùi cui điện, dùi cui cảnh sát, còng tay, thậm chí là báng súng để đánh đập;

20% học viên Pháp Luân Công bị chính quyền đánh đập bằng côn gỗ, thậm chí là đánh bằng chùy gai;

18% học viên Pháp Luân Công bị ném mạnh vào những vật cố định như tường, lan can, cửa, hoặc ném xuống sàn, giường;

16% học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ sử dụng các dụng cụ như thắt lưng, roi da, roi tre để đánh đập, có một số loại roi làm bằng dây thép, dây điện, còn có loại làm bằng mây ngâm nước, có loại có gai ba góc;

12% học viên Pháp Luân Công bị đánh bằng gậy cao su, thậm chí một số loại gậy bên trong được đổ đầy cát (còn gọi là Tiểu bạch long), dụng cụ có tính sát thương cao nhất là gậy thép được bọc cao su bên ngoài, gậy này gây ra thương tích bên trong, không biểu lộ ra bên ngoài;

9% học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ dùng giày đá vào chỗ hiểm, dùng giày đạp lên mặt;

9% học viên Pháp Luân Công bị đánh bằng các công cụ lao động như chổi, cuốc, đòn gánh, que cời lò;

8% học viên Pháp Luân Công thậm chí bị đánh bằng các công cụ tự chế từ cuộc sống sinh hoạt thường ngày như: dùng chai nhựa đựng đầy nước để đánh, dùng sách để nện, dùng chăn sau khi ngâm nước để quất hay dùng viên gạch bọc trong áo để đánh;

6% học viên Pháp Luân Công bị đánh bằng các loại ghế như ghế băng, ghế vuông, ghế dài;

BẢNG BIỂU 13: CÁC DỤNG CỤ ĐCSTQ SỬ DỤNG ĐỂ ĐÁNH ĐẬP

CÁC HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG

Số lượng mẫu chọn = 233

Vũ khí của cảnh sát

22%

Giày

9%

Dùi cui điện

8.6%

Đế giày

6.9%

Dùi cui cảnh sát

8.2%

Gót giày

0.9%

Còng tay

4.7%

Lót giày

0.4%

Báng súng

0.9%

Cả chiếc giày

0.4%

Dụng cụ bằng sắt

4%

Ủng da

0.4%

Chùy sắt

0.4%

Giày cao gót

0.4%

Ống sắt

0.4%

Các vật dụng thường ngày

8%

Dùi cui sắt

2.1%

Bàn chải

0.4%

Đồ thiếc

0.4%

Thìa

0.4%

Dây thép

0.4%

Chuôi bàn chải

0.4%

Gậy bằng cao su

12%

Quyển sách

0.9%

Côn bọc cao su

6.9%

Chai lọ

0.4%

Chùy bọc cao su

0.4%

Chai đựng đầy nước

0.9%

Ống nhựa

4.7%

Chai nước khoáng đựng đầy nước

1.3%

Gậy bằng gỗ

20%

Bao tải

1.3%

Chùy gai

1.7%

Vên gạch bọc trong áo khoác

0.4%

Tấm gỗ

2.1%

Chăn ngâm nước

1.7%

Gậy gỗ

12.4%

Ghế

6%

Thước gỗ

1.7%

Ghế

0.9%

Tấm gỗ vuông

0.4%

Ghế gỗ

0.4%

Roi gỗ

0.4%

Ghế gỗ

0.4%

Gậy tre

0.9%

Ghế gỗ

0.4%

Thắt lưng/roi da/roi tre

16%

Ghế vuông

0.4%

Thắt lưng da

4.7%

Ghế dài

0.4%

Dây lụa

0.9%

Ghế nhỏ

0.4%

Roi làm bằng dây thép

0.4%

Ghế nhỏ vuông

0.4%

Roi làm bằng dây điện

0.9%

Ghế chân sắt

0.4%

Dây cáp

0.4%

Mặt ghế

0.4%

Dây băng

0.4%

Chân ghế

0.4%

Roi da

3.0%

Bốn cạnh chân ghế

0.4%

Roi gai ba góc

2.6%

Ghế tựa

0.4%

Dây thừng

1.3%

Công cụ lao động

9%

Roi mây ngâm nước

0.4%

Đòn gánh

0.9%

Cành cây

0.4%

Cuốc

0.4%

Ván tre

0.4%

Xà beng

0.9%

Roi tre

0.4%

Cán xẻng

0.4%

Các vật cố định

18%

Cán chổi

0.4%

Cửa

0.9%

Chổi

2.1%

Giường

1.7%

Gậy lau nhà

0.4%

Sàn nhà

3.4%

Thước kẻ

0.4%

Cột điện

0.4%

Tua-vít

0.4%

Cầu thang

0.4%

Que cời lò

1.7%

Bức tường

10.7%

Thùng sắt

0.4%

Lan can sắt

0.4%

Thùng sắt

0.4%

Thùng sắt

0.4%

Tổng cộng: 124%

Tổng cộng 124%, cho thấy mỗi học viên Pháp Luân Công bị tra tấn bằng nhiều hơn một loại dụng cụ tra tấn khác nhau.

Trường hợp 1: Bị đánh chết ngay tại chỗ: Anh Trần Sương Duệ (nam, 29 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Hoành Dương, tỉnh Hồ Nam, vì từ chối chuyển hóa nên vào 09 giờ tối ngày 11 tháng 03 năm 2003 anh đã bị Phòng An ninh Nội địa và cảnh sát thành phố Hoành Dương bắt giam tra tấn đánh đập bằng dùi cui điện, chùy sắt, sách, gậy cao su, v.v. khiến anh vỡ xương sọ, xuất huyết não, lục phủ ngũ tạng đều bị dập nát, xương sườn, xương đòn, xương bả vai bị đánh gãy, phần bụng chảy 2,5 lít máu, dây thần kinh não bị tê liệt, sáng sớm ngày 12 tháng 03, anh qua đời tại Bệnh viện Trung tâm thành phố Hoành Dương. Ngày hôm đó cảnh sát lập tức cho gọi bố mẹ, vợ, chị em gái của anh Trần đến khách sạn Tĩnh Viên, đe dọa bắt ký đơn đề nghị hỏa táng, đồng thời điều một đội cảnh sát chống bạo động cùng với hai xe tải chứa đầy đạn dược đưa thi thể của anh Trần Sương Duệ đến đài hóa thân để hỏa táng. Vì bố mẹ anh không chịu ký, cảnh sát đã bắt giam cả gia đình, đến ngày 14 mới thả họ ra.

Trường hợp 2: Bắn đạn chào, ngũ sấm vang rền, bẻ ngược chân ra sau: Anh Bành Mẫn (nam, 27 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công nên anh đã bị ĐCSTQ bắt giam phi pháp suốt gần một năm (từ ngày 26 tháng 02 năm 2000 đến ngày 09 tháng 01 năm 2001) tại trại tạm giam Vũ Xương Thanh Lăng. Trưởng trại giam Hùng Kế Hoa và quản giáo trực tiếp chỉ huy việc tra tấn đánh đập anh Bành Mẫn, bao gồm: kiểu “bắn đạn chào” (kẻ tra tấn hai tay ôm lấy đầu nạn nhân, dùng hết sức đập mạnh vào tường, tạo ra âm thanh nghe như tiếng súng bắn đạn chào, khiến nạn nhân đau đến ngất xỉu, hộp sọ phía sau gáy bị đập sưng lên hoặc bị đập đến mức tụ máu); ngũ sấm vang rền (kẻ tra tấn dùng nắm đấm đấm mạnh lên đỉnh đầu nạn nhân năm lần, mỗi lần đều nghe tiếng ‘uỳnh’); bẻ ngược chân ra sau (kẻ tra tấn dùng chân đá mạnh vào đầu nạn nhân bảy lần, đá vào lưng tám lần ở tư thế chân bị bẻ ra sau.) Ngày 09 tháng 01 năm 2001, anh Bành Mẫn bị tra tấn đánh đập tàn nhẫn suốt một ngày khiến xương sườn thứ năm gãy vụn, xương cổ bị bẻ gãy, toàn thân nát nhừ, ngất xỉu ngay tại chỗ, anh được đưa vào bệnh viện số 3 Vũ Hán cấp cứu, tuy có tỉnh lại nhưng toàn thân đã bị bại liệt, anh qua đời vào ngày 06 tháng 04 năm 2001.

Trường hợp 3: Ném mạnh xuống sàn: Bà Triệu Đức Văn (nữ, 50 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại khu Bắc Triển, Thiên Tân. Đầu năm 2001 bà bị bắt lao động cưỡng bức một năm tại trại lao động nữ Bản Kiều, thành phố Thiên Tân. Do bà Triệu Đức Văn kiên quyết không từ bỏ tu luyện nên trại lao động không chịu thả bà, đến ngày 03 tháng 06 năm 2003, trại lao động ra lệnh cho bốn tên lính nâng chân tay bà Triệu lên rồi ném mạnh xuống sàn nhà, nội tạng của bà bị hư hoại mà tử vong.

Tái hiện tra tấn: Đánh đập tàn nhẫn

Tái hiện tra tấn: Chân đạp xuyên tim

Tái hiện tra tấn: Đập vào tường

Tái hiện tra tấn: Quất bằng roi

Tái hiện tra tấn: Dùng ghế phang

Tái hiện tra tấn: Đánh bằng gậy

2. Đánh vào chỗ hiểm

Trong số 866 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị đánh đập tàn nhẫn, chúng tôi thống kê được có 217 trường hợp bị đánh vào chỗ hiểm, kết quả cho thấy, 41% bị đánh vào đầu, 35% bị đánh vào mặt/ngũ quan, 25% bị đánh toàn thân, 19% bị đánh vào chân tay, thậm chí có 4% bị đánh vào bộ phận sinh dục:

BẢNG BIỂU 14: ĐÁNH VÀO CHỖ HIỂM

Số lượng mẫu chọn = 217

Đầu

41%

Mặt/ngũ quan

35%

Gáy/xương gáy

9%

Não bộ

8%

Lưng

7%

Eo/sườn

7%

Phần phụ/nội tạng

4%

Mông

2%

Bộ phận sinh dục

4%

Tứ chi

19%

Toàn thân

25%

Tổng cộng

162%

Tổng cộng có hơn 100% phương thức đánh vào chỗ hiểm do mỗi học viên đều bị đánh vào nhiều vị trí khác nhau.

Trường hợp 1: Dùng giẻ lau bịt mồm: Bà Trương Quế Cần (nữ) – học viên Pháp Luân Công tại thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ tỉnh Hắc Long Giang, do đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công nên vào tháng 04 năm 2006 bà bị cảnh sát ở đồn công an Thiết Phong bắt giam vào Trại giam Số 1 thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ. Không lâu sau đó, khi lãnh đạo Phòng 610, đồn công an thành phố, đồn công an Thiết Phong đến trại giam kiểm tra, bà Trương Quế Cần đã hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, cảnh sát trại giam vội vớ lấy cái giẻ lau nhà điên cuồng bịt mồm bà lại, đến nỗi chảy cả máu.

Trường hợp 2: Tinh hoàn bị bóp nát: Ông Hà Hành Tông (nam, 55 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Tống Phụ, Ma Thành, tỉnh Hồ Bắc. Sáng ngày 08 tháng 12 năm 2001, ông đang dán biểu ngữ Pháp Luân Công lên cột điện ở gần đường cái của thôn thì bị cảnh sát đồn công an Tống Phụ phát hiện và đánh chết ông ngay bên đường. Để che giấu tội ác, cảnh sát đã đá ông vào lề đường, trước đó bọn chúng đã lấy đi hơn 100 tờ biểu ngữ Pháp Luân Công đựng trong túi áo ông Hà, sau đó còn gọi pháp y đến kiểm định, bịa đặt rằng trên thân thể nạn nhân không có thương tích gì nghiêm trọng, nạn nhân chết do gặp sự cố ngoài ý muốn trong khi đi dán truyền đơn. Nhưng người nhà khi lo hậu sự cho ông đã phát hiện ra ở cổ ông Hà có hai vết lõm rất sâu do tay cấu vào, não sau gáy bị trọng thương, tinh hoàn dưới bị bóp nát, trước cái chết thương tâm của ông Hà, người dân trong thôn đã kéo đến đồn cảnh sát để đòi lại công lý cho ông, nhưng đồn cảnh sát đe dọa nói: “Việc này các người nếu còn tìm chúng tôi, thì chúng tôi sẽ không để cho các người yên, ông ta đúng là chết do đi dán truyền đơn đấy chứ.”

II. 70 loại công cụ tra tấn

Công cụ tra tấn, chỉ các công cụ như còng tay, còng chân, xiềng xích, dây thừng, ghế cọp, giường chết, dao, lửa v.v. mà chính quyền Trung Cộng sử dụng để tra tấn bức hại nhằm chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công, tra tấn thể xác học viên Pháp Luân Công bằng các phương thức cố định như treo lớn, ghế cọp, cùm chết, treo nhỏ, trói chặt, khiến cho các học viên phải chịu đau đớn tột cùng về thể xác, thậm chí tử vong ngay tại chỗ. Trong số 3.653 trường hợp tử vong được báo cáo, chúng tôi thống kê được 546 trường hợp (chiếm 15%) học viên bị Trung Cộng sử dụng hình thức tra tấn tàn khốc trong lần bức hại cuối cùng dẫn đến tử vong. Trong số các trường hợp bị bức hại đến chết do tra tấn này, có 545 trường hợp theo tư liệu thành văn ghi chép bị Trung Cộng sử dụng các công cụ tra tấn bức hại. Chúng tôi thống kê phân loại ra 11 loại công cụ tra tấn lớn và 70 loại công cụ tra tấn nhỏ, chi tiết như sau (Bảng biểu 15):

49% bị còng tay và còng chân: chiếm tỉ lệ cao nhất là còng phía trước (15%) và cùm chết (14%);

28% bị tra tấn bằng cách treo lên: 17% bị treo nhỏ, 7% bị treo lớn, còn có trường hợp bị treo ngược lên.

19% bị tra tấn kiểu cố định: 4% bị trói cố định vào giường, 4% bị trói cố định vào giường chết, 4% bị tra tấn kiểu “ngũ mã phanh thây”, 3% bị trói cố định “hình chữ đại”, thậm chí còn bị trói cố định vào thân cây ở ngoài trời;

19% bị tra tấn ngồi ghế cọp;

13% bị xích cố định: 3% bị xích vào ống dẫn nhiệt, thậm chí có 2% bị xích vào mỏ neo cố định trên nền đất;

12% bị tra tấn kiểu trói chặt, thậm chí có 4% bị trói chặt bằng dây thừng;

6% bị làm bỏng;

5% bị chọc kim, trong đó bao gồm cả kim và bàn đinh;

3% bị chính quyền bức hại bằng dao hoặc súng;

2% bị tra tấn kiểu kẹp, bao gồm hình thức “dùng đũa mở khóa”, dùng kìm kẹp rút móng tay ra.

 BẢNG BIỂU 15: CÁC THỦ ĐOẠN TRA TẤN BẰNG CÔNG CỤ

Số lượng mẫu chọn = 545

Gông cùm

49%

Treo

28%

Cố định

19%

Còng trước mặt

14.7%

Treo lên

17.4%

Cố định kiểu chữ đại

3.1%

Còng sau lưng

9.2%

Treo lớn

7.2%

Ngũ mã phanh thây

3.7%

Còng lớn sau lưng

4.8%

Treo cân lớn

0.7%

Ván cố định

0.7%

Còng ngang

0.2%

Nướng cừu

0.4%

Giường chết cố định

4.2%

Còng đơn

0.2%

Vịt nổi trên nước

0.6%

Giường cố định

4.4%

Còng đôi sau lưng

0.4%

Chuồn chuồn chạm mặt nước

0.7%

Ghế cố định

1.1%

Xích bằng dây da

0.2%

Xích đu

0.4%

Cầu thang cố định

0.2%

Còng kéo căng

0.2%

Treo ngược

0.4%

Giá cố định

0.2%

Còng ngón cái

0.2%

Ghế cọp

19%

Ống dẫn khí nóng cố định

0.2%

Còng duỗi

0.6%

Khóa cố định

13%

Cột cố định

0.2%

Còng đá

0.2%

Khóa cố định

0.6%

Tường cố định

0.4%

Còng thít chặt

0.2%

Khóa cố định vào bàn, ghế

1.5%

Cột điện cố định

0.2%

Còng giật

0.9%

Khóa cố định vào cửa sổ

0.7%

Cây cố định

0.6%

Còng tay với chân

0.2%

Khóa cố định vào giường

1.3%

Trói chặt

12%

Xích xuyên tim

1.3%

Khóa cố định vào ống dẫn khí nóng

2.6%

Trói chặt

6.4%

Xích chết người

14.1%

Khóa cố định vào cột

0.7%

Trói chặt sau lưng

0.2%

Xích đeo vào chân

1.7%

Khóa vào cái neo trên sàn

2.2%

Trói chặt vào giường

0.4%

Dao súng động

3%

Khóa cố định vào cửa

0.7%

Trói chặt vào giường chết

0.4%

Dao động

1.7%

Khóa cố định vào tường

0.2%

Trói chặt bằng thừng

4.0%

Súng động

0.4%

Khóa cố định vào nhà tù dưới nước

0.2%

Y phục trói chặt

0.6%

Đánh vào chỗ ghẻ

0.6%

Khóa cố định vào lan can

1.3%

Châm kim

5%

Kẹp

2%

Khóa cố định vào cây

0.9%

Châm kim tiêm

4.4%

Mở khóa

0.9%

Khóa cố định vào cột điện

0.2%

Châm kim

0.6%

Tra tấn kiểu kẹp và rút

0.4%

Đóng/bịt

3%

Bảng đinh

0.2%

Cán bột

0.4%

Làm bỏng

6%

Tổng cộng158%

Con số tổng cộng 158% cho thấy mỗi học viên Pháp Luân Công đều phải chịu không chỉ một công cụ tra tấn của Trung Cộng.

Gông cùm: Chỉ còng tay và còng chân. Đối với kiểu còng tay, do phương thức còng tay khác nhau nên cũng tạo nên các kiểu tra tấn với mức độ đau đớn khác nhau, thí dụ như tóm hai tay học viên gập ra phía sau còng lại gọi là còng sau lưng, tư thế gập tay ra sau khác nhau nên tạo nên các kiểu còng đại sau lưng, còng đôi…, khiến cho nạn nhân chịu đau đớn gấp nhiều lần so với kiểu tra tấn còng tay thông thường. Đối với phương thức còng tay cao thông thường, nếu như không ngừng giật còng tay (còn gọi là còng giật), hoặc dùng chân đá vào còng (gọi là còng đá), siết còng tay thật chặt vào xương (gọi là còng thít chặt), kéo mạnh còng (gọi là còng kéo), thì sẽ gây nên mức độ đau đớn gấp nhiều lần cho nạn nhân.

Còng đại sau lưng: Còn gọi là kiếm lưng, đại kiếm lưng, Tô Tần kiếm lưng, là biến tướng của phương thức còng sau lưng, kéo một cánh tay ra sau hướng từ trên vai xuống, kéo mạnh cánh tay kia ra sau lưng hướng từ dưới lên, rồi dùng còng khóa chặt hai tay lại. Bà Tôn Thục Hương (53 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm, là một trong những người được luật sư nổi tiếng Cao Trí Thịnh công khai nhắc đến trong lá thư gửi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo vào ngày 12 tháng 12 năm 2005: Bà Tôn Thục Hương lúc đó 48 tuổi vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công mà bị bắt giam phi pháp tổng cộng 9 lần trong suốt 6 năm. Ngày 22 tháng 9 năm 2009, bà Tôn Thục Hương bị Đội An ninh Nội địa thành phố Trường Xuân xông vào nhà bắt đến đồn công an thành phố, bị còng đại sau lưng và còng thít chặt, trong khi bà Tôn rên lên vì đau đớn, cảnh sát giữ 10 đầu ngón tay của bà bắt điểm chỉ từng ngón một vào tập tài liệu đã chuẩn bị sẵn, sau đó lấy những tài liệu đó làm căn cứ để bắt bà vào trại lao động cưỡng bức. Bà đã bị bức hại đến chết trong trại lao động.

Còng đôi sau lưng: Nạn nhân ở tư thế còng sau lưng thông thường bị khóa thêm một cái còng nữa vào hai khuỷu tay. Cô Dương Hải Linh (34 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại Đông Hải Quáng thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang, năm 2002 cô bị bắt vì sản xuất tài liệu giảng chân tướng Pháp Luân Công, bị trưởng đồn công an thành phố Kê Tây là Mạnh Khánh Khải, Đỗ Vĩnh Sơn ép cung, phải chịu các hình thức tra tấn còng đại sau lưng, đổ mù tạt vào mũi, bị đánh bằng khí cụ sắt. Cô Dương còn bị còng đôi khiến còng tay cắt vào da thịt, bị nhét quyển sách vào giữa lưng và cánh tay, khiến cho cánh tay bị tụ máu và sưng to. Để tăng mức độ đau đớn, bọn chúng còn đội lên đầu cô một cái mũ sắt và ném mạnh cô vào tường. Sau đó cô Dương Hải Linh bị kết án 10 năm tù. Ngày 12 tháng 04 năm 2003, cô bị bức hại đến chết tại trại giam Mật Sơn.

Còng kéo căng: Kéo căng hai chân, hai tay của học viên Pháp Luân Công ra và còng vào hai thanh sắt song song nhau, gọi là còng kéo căng. Cô Vương Cải Chi (47 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở huyện Chấn Bình tỉnh Hồ Nam, ngày 09 tháng 02 năm 2000, cô bị bắt vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện lần thứ hai, quản giáo trại giam đã tra tấn cô bằng hình thức còng kéo căng liên tục trong 5 ngày, đến khi thả ra thì cô chỉ còn thoi thóp, hơn 20 ngày sau thì qua đời. Học viên Pháp Luân Công – anh Y Phúc Toàn (45 tuổi) trú tại địa khu Song Thành tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt giam tra tấn bằng hình thức còng kéo căng, bị phơi dưới trời nắng không cho uống nước.

Còng ngón cái: Phương thức này chuyên dùng để còng ngón tay cái, gây đau đớn cho nạn nhân nhiều hơn so với phương thức châm kim vào ngón tay. Bà Trần Tú Phân (61 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại thành phố Côn Sơn tỉnh Giang Tô. Tháng 06 năm 2000, bà bị bắt vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, bị cảnh sát Phòng 610 và công an thành phố Côn Sơn tra tấn bằng hình thức còng ngón cái. Để gia tăng đau đớn cho nạn nhân, cảnh sát đã bắt bà Trần Tú Phân đứng hai tay ôm mấy chắn song sắt nhà tù, rồi còng các ngón tay cái của bà lại với nhau. Do dáng người bà Trần thấp bé mà các song sắt quá nhiều nên lúc đầu cảnh sát không thể kéo các ngón cái của bà lại với nhau được, bọn chúng liền bắt bà đứng ép toàn thân vào song sắt, hai tay ôm hai song sắt, mới có thể kéo hai ngón cái của bà khóa lại, khiến bà Trần đau đớn vô cùng. Anh Dương Tài Ngân (48 tuổi) là giáo viên trường trung học Hồng An, huyện Hồng An tỉnh Hồ Bắc, tháng 09 năm 1999 anh đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, bị cảnh sát đồn công an Thiên An Môn, Bắc Kinh bắt giam tra tấn bằng hình thức còng ngón cái, toàn thân anh bị treo lên cao trong vòng nửa giờ, khiến anh Dương Tài Ngân đau đớn ngất xỉu mà qua đời.

Xích chết người: Chỉ hình thức còng tay và xích chân cùng lúc, thường được dùng để khuất phục các phạm nhân có khả năng bị kết án tử hình, cho nên gọi là còng chết người hoặc còng tử hình. Nếu như là còng tay sau lưng thì gọi là “còng chết người dắt mũi trâu”, lúc này nạn nhân không thể tự sinh hoạt được, đau đớn tột cùng. Có một dây xích sắt nối giữa cái còng tay và xích chân, độ dài của xích sắt quyết định độ cúi người của nạn nhân, nếu bỏ đi dây xích sắt mà chỉ còng hai tay và chân lại với nhau thì thành hình thức “xích xuyên tim”, còn gọi là còng xuyên tim, còng bộ, còng liền tay chân, lúc này nạn nhân chỉ có thể gập eo đầu chúc xuống, chỉ có thể ngồi mà không nằm được, khi ăn phải nhờ người đút, đi nhà vệ sinh cũng cần người nâng lên. Cô An Tú Khôn (49 tuổi) – học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hồ Bắc là giáo viên trường tiểu học trung tâm thành phố Hoành Thủy. Ngày 21 tháng 05 năm 2000, cô đến Bắc Kinh thỉnh nguyện bị bắt giam phi pháp tại trại tạm giam Hành chính Đường Bắc. Vì cô An Tú Khôn cự tuyệt chuyển hóa, cô đã bị tra tấn bằng hình thức “còng sau lưng dắt mũi trâu” cả ngày và đêm, ăn, ngủ, đại tiểu tiện đều vô cùng khó khăn. Cô An nhục nhã, tuyệt thực mà chết. Bà Dương Mỹ Trinh (55 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở huyện Huy Ninh thành phố Từ Châu tỉnh Giang Tô, tháng 12 năm 2000 đi Bắc Kinh thỉnh nguyện, bị bắt giam phi pháp vào trại tạm giam huyện Huy Ninh. Cảnh sát dùng hình thức xích xuyên tim khóa hai chân tay bà lại với nhau trong suốt nửa tháng, đến đi vệ sinh cũng phải nhờ các tù nhân khác cởi quần, nếu bà chỉ đi chậm một chút là bị cảnh sát dùng gậy đánh đập dã man.

Tái hiện tra tấn: Làm bỏng

Tái hiện tra tấn: Xích xuyên tim

Tái hiện tra tấn: Còng đại sau lưng

Trói chặt: Chỉ việc dùng dây thừng, dây thép trói chặt học viên Pháp Luân Công trong thời gian dài không cho cử động. Cách thức trói chặt khác nhau tạo nên rất nhiều kiểu biến tướng, nếu sử dụng những bộ quần áo chuyên để trói chặt thì gọi là “y phục trói buộc”, dùng dây thừng quấn chặt thành nhiều lớp gọi là trói kiểu “thừng chết”.

Y phục trói buộc: Kiểu tra tấn này do nhà tù nam Số 03 Hứa Xương, tỉnh Hà Nam khởi xướng, gọi là y phục trói buộc. Kiểu y phục này buộc từ trước ra sau, tay áo dày khoảng 25 cm, trên tay áo có dây, chế tác từ một loại vải mềm mà dai. Cảnh sát bắt các học viên Pháp Luân Công không chịu khuất phục mặc kiểu áo này, lôi cánh tay các học viên ra sau lưng đan chéo buộc lại, sau đó lại đưa hai cánh tay qua vai lên trên đầu, rồi lại buộc hai chân, treo lên khung cửa sổ, bị cắm tai nghe bắt nghe liên tục những lời lẽ lăng mạ Đại Pháp, bị nhét giẻ vào mồm. Người bị tra tấn bằng hình thức này hai cánh tay đều bị tàn phế, đầu tiên là xương từ vai, khuỷu tay, cổ tay bị bong gân, gãy rời, người bị tra tấn thời gian lâu thì toàn bộ xương ở lưng bị gãy, cuối cùng chết vì đau đớn. Cô Tôn Sỹ Mai (hơn 40 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Hạng Thành tỉnh Hồ Nam, ngày 22 tháng 05 năm 2003, cô bị trại lao động nữ Số 18 Lý Hà tỉnh Hồ Nam dùng kiểu tra tấn này treo lên suốt một ngày một đêm, ngày 23 tháng 05 khi được thả xuống thì cô đã chết cứng, toàn thân lạnh toát. Để xóa dấu vết, trại lao động đã gọi mấy tên tội phạm Phùng Yến Bình, Phó Kim Ngọc đưa thi thể cô Tôn Sỹ Mai đến bệnh viện gần đó cấp cứu, sau đó tạo hồ sơ giả về cái chết của cô do đột ngột phát bệnh, rồi vội vã mang đi hỏa táng.

Thừng chết: Còn gọi là treo lên cao, dùng dây gai hoặc dây mảnh buộc vào cổ, sau đó buộc chặt vào hai cánh tay hoặc tứ chi, hoặc bó toàn thân, để gia tăng sự đau đớn cho nạn nhân, đầu tiên thường cởi hết y phục của nạn nhân, cởi trần hoặc chỉ mặc quần lót, thường phải cần hơn ba người phối hợp để trói. Mỗi lần trói chặt 10 đến 20 phút. Khi tháo ra, những chỗ bị thừng trói đều bị tàn phế nghiêm trọng, không nhấc nổi tứ chi, hình thức này còn phân thành mất khả năng cử động; và để lại vết tích bên ngoài một, hai năm sau mới hết. Ông Đảng Ái Dân (50 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại khu mỏ than Loan Triệu, Cổ Dã thành phố Đường Sơn tỉnh Hồ Bắc, từng mặc bệnh viêm cột sống nặng, bị mọi người gọi là ông gù, năm 1996 sau khi tu luyện Pháp Luân Công, cái lưng gù của ông đã thẳng lại một cách kỳ diệu. Sau ngày 20 tháng 07 năm 1999 Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, ông Đảng Ái Dân đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, năm 2000 ông bị cảnh sát Lý Hiểu Trung ở trại lao động Hà Hoa Khanh thành phố Đường Sơn bức hại bằng thừng chết, đầu và vai bị trói chặt bằng thừng suốt ba năm mới được tháo ra.

Treo: Nạn nhân ở tư thế bị xiềng xích hoặc trói chặt, còn chịu thêm các thủ đoạn tra tấn khác tạo nên vô số kiểu tra tấn khác nhau, thí dụ, có các kiểu treo học viên Pháp Luân Công lên cao trong khi đang ở tư thế bị xiềng xích hoặc trói chặt. Cô Vương Vân Khiết – học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh, năm 2000 trong khi bị bức hại tại Trại lao động Mã Tam Gia, cô bị cảnh sát còng hai tay ngược lại, dùng mũ bảo hiểm xe máy đội lên đầu, sau đó xé ga trải giường thành các dây vải, bắt cô Vương khoanh chân lại dùng dây vải trói chặt tay, chân lại, trói đầu và hai chân lại với nhau, tạo thành một quả cầu, sau đó dùng còng tay treo hai tay từ phía sau lên, giống như treo một quả cầu bằng thịt.

Khi thực hiện kiểu treo này, do công cụ sử dụng để treo và phương thức thực hiện khác nhau, nên mức độ đau đớn gây ra cho thân thể nạn nhân cũng khác nhau. Ví dụ, hình thức dùng còng tay để treo hai tay lên sẽ gây đau đớn hơn rất nhiều so với dùng dây thừng để treo hai tay lên, treo lên ở tư thế còng sau lưng gây đau đớn hơn rất nhiều so với treo lên ở tư thế còng trước mặt, hai chân không chạm đất (gọi là vịt nổi trên nước) gây đau đớn hơn rất nhiều so với hai chân chạm đất (gọi là chuồn chuồn chạm mặt nước); nếu trong lúc bị treo còn liên tục lắc động (gọi là xích đu) cũng gây đau đớn hơn nhiều. Chúng tôi thống kê không đầy đủ (trong số 3.653 trường hợp) có 76 trường hợp bị treo lên, kết quả trong số này cho thấy: 57% học viên Pháp Luân Công bị treo trước mặt, 12% học viên Pháp Luân Công bị treo sau lưng, 8% học viên bị treo ở tư thế xích chết người, 7% học viên bị treo đại phía sau, 4% học viên bị treo ở tư thế trói chặt:

Treo cân lớn: Một tay bị còng treo lên cao khiến cho cả thân thể lơ lửng trong không trung, tay kia bị bó lại bằng dây da kéo mạnh về một phía, giống như một cái cân lớn, gọi là “treo cân lớn”. Treo cân lớn là một hình thức tra tấn vô cùng tàn độc, người bị treo gần như chết ngất. Ông Vương Hoài Anh (58 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở Nghi Biểu Xưởng, Hà Trạch tỉnh Sơn Đông, ngày 01 tháng 02 năm 2001, ông Vương Hoài Anh vì đi Bắc Kinh thỉnh nguyện mà bị bắt giam tại trạm kiểm soát đường Vĩnh An thành phố Nam Dương tỉnh Hà Nam, ông bị cảnh sát ở đồn công an thành phố Nam Dương tra tấn bằng hình thức treo cân lớn suốt ba, bốn tiếng, khiến ông tử vong. Khi gia đình ông Vương Hoài Anh đến Nam Dương đòi người thì thi thể của ông đã bị hỏa táng. Đồn công an Nam Dương còn ngang nhiên đòi người nhà ông nộp hơn 4.000 tệ tiền phí giám định thi thể, bị người nhà ông từ chối. Người nhà ông Vương đòi cho xem ảnh chụp giám định thi thể nhưng đồn công an từ chối cung cấp. Khi người nhà muốn mang tro cốt của ông về, đài hóa thân từ chối cấp chứng nhận hỏa táng cho ông, lấy cớ rằng đây là xác chết vô danh, một công an còn nói: “Mau đem xử lý ông ta cho nhanh, kẻo đêm dài lắm mộng.”

Treo lớn: Còn gọi là treo kiểu “chữ đại”. Rất nhiều trại lao động áp dụng hình thức tra tấn này, còng hai tay học viên Pháp Luân Công vào thành của hai chiếc giường một trên một dưới, sau đó kéo hai chiếc giường ra hai phía, giống như là xé người ra làm đôi, kéo căng hết cỡ, hai chân không chạm được xuống đất vô cùng đau đớn. Tiếp đó còn dùng dùi cui điện sốc điện khắp thân thể. Hoặc dùng còng lần lượt khóa từng tay treo lên tường. Đối với hình thức treo lớn, thông thường tay và lưng tạo thành hình chữ nhất, nếu hai tay không đan chéo vào nhau cố định thì gọi là treo chính, nếu hai tay đan vào nhau gọi là treo phản. Bà Liệu Triều Tề (57 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cung Lai tỉnh Tứ Xuyên, vốn là Bí thư Đảng ủy Hội bảo vệ sức khỏe phụ nữ trẻ em thành phố Cung Lai tỉnh Tứ Xuyên, trưa ngày 03 tháng 10 năm 2002, trưởng trại cai nghiện huyện Đại Ấp tỉnh Tứ Xuyên ra lệnh cho cảnh sát còng tay bà Liệu Triều Tề treo “chữ đại” lên hàng rào sắt rồi đánh đập tàn nhẫn.

Bay bán phần: Còn gọi là “chim vàng cô độc”. Ông Lý Đức Thiện (giáo viên) – học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đức Xuyên tỉnh Sơn Đông, bị trại lao động Bảo Thôn bức hại bằng hình thức “bay bán phần”: hai tay bị kéo ngược lên còng vào cái giá sắt, thân thể bị treo một nửa trên không trung, chỉ có một chân chạm đất, giống như bay bán phần, thời gian tra tấn khoảng nửa tháng.

Nướng cừu: treo học viên Pháp Luân Công phơi dưới trời nắng, gọi là nướng cừu. Anh Lô Vận Lai (47 tuổi) là học viên Pháp Luân Công thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam, năm 2008 anh bị cảnh sát đồn công an Trịnh Châu dùng hình thức nướng cừu để tra tấn ép cung, bị nướng đến chết ngất

Cố định: giữ cho toàn thân ở tư thế cố định không thể cử động được trên giường, tấm ván gỗ, kiểu tra tấn này có nhiều dạng biến tướng như: giường cố định, giường chết, cố định hình chữ đại (còn gọi là định vị trí), ngũ mã phanh thây v.v.

Giường cố định và “ngũ mã phanh thây”: Giường cố định còn gọi là giường kéo căng, thông thường trên một tấm gỗ dài hai mét có gắn hai thanh thép ở hai đầu, bên trên có một dàn ống, dùng để còng cố định tay và chân lại. Ngoài chức năng kéo căng, giường chết chủ yếu có chức năng cố định. Thời gian cố định càng lâu thì người bị tra tấn càng đau đớn. Hình thức tra tấn này thường được sử dụng ở các trung tâm giam giữ nhỏ, đây cũng là một trong những phương thức tra tấn thường được nhà tù Cát Lâm sử dụng, nhà tù Cát Lâm có tổng cộng mười bảy bộ công cụ tra tấn giường cố định, các học viên Pháp Luân Công thường phải chịu tra tấn kiểu này nhiều hơn cả. Trại lao động Hà Hoa Khanh, Đường Sơn lại cho nạn nhân nằm trên giường, hai chân tách ra còng vào hai cạnh giường, hai cánh tay kéo lên trên, còng vào hai cạnh giường, thân thể không thể nhúc nhích được, thậm chí những học viên Pháp Luân Công còn phải chịu các thủ đoạn vô cùng tàn độc như bắt nằm trên giường kéo căng được trải bằng gạch vỡ, bị quất gậy vào chân, bị phạm nhân khác dẫm lên, bị dùng gậy gỗ hoặc tay chọc vào sườn… Vào mùa hè nóng bức, những học viên đang bị tra tấn trên giường kéo căng còn bị đắp thêm mấy tầng chăn bông. Ngoài ra còn có kiểu cố định bằng tấm gỗ hoặc giường, kiểu “giường chết” hay “giường chữ đại”. Anh Khâu Trí Nham (35 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh, vốn là công nhân ở nhà máy gang thép. Tháng 9 năm 1999 vì luyện Pháp Luân Công trong nhà giam Đại Bạch Lầu nên anh phải chịu hình thức tra tấn kéo căng ba lần, tổng cộng 25 ngày. Anh Vệ Triều Tông (40 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở huyện Túc Ninh, Thương Châu, tỉnh Hồ Bắc, tháng 08 năm 2001 anh bị Trại giam Số 01 thành phố Thương Châu tra tấn bằng hình thức giường cố định, sử dụng thiết bị làm cho dây đai trói anh Vệ liên tục co lại, siết chặt cơ thể anh khiến anh ngất xỉu, cánh tay phải của anh bị kéo dài hơn cánh tay trái gần 3 cm, mất khả năng cử động.

Khóa cố định và khóa vào cái neo trên sàn nhà: Khóa cố định chỉ việc dùng xiềng xích hoặc dây thừng trói nạn nhân vào ống dẫn nhiệt, song cửa sổ, chân giường, cột trụ v.v., thân thể tuy không bị trói cố định lại nhưng cũng không được tự do sinh hoạt. Trong đó có hình thức gọi là khóa vào cái neo trên sàn, nạn nhân bị khóa vào một cái vòng bằng sắt được chôn cố định trên sàn xi măng. Còn có một loại dùng xích sắt khóa hai chân, dùng khóa lớn khóa vào tấm phản bê tông, khiến nạn nhân không thể cử động được, gọi là chuỗi dây xích cố định. Anh Lý Hy Vọng (49 tuổi) – học viên Pháp Luân Công tại khu Hà Bắc thành phố Thiên Tân, năm 2011 đã bị nhà tù Cảng Bắc tra tấn bằng hình thức khóa vào cái neo trên sàn đến chết. Lúc đó cảnh sát nhà tù kéo hai chân anh Lý ra, hai chân lần lượt bị khóa vào hai cái neo trên sàn nhà.

Ghế cọp: Là một loại dụng cụ tra tấn giống như cái ghế băng hoặc ghế tựa, có loại bằng sắt cũng có loại bằng gỗ, ở một vài nhà tù cũ còn có loại ghế cọp làm bằng bê tông đúc, cao nửa mét, bên trên là một tấm phản bằng bê tông hình vuông, hai bên phản có hai cái còng để còng tay, mặt trước có một cái vòng sắt gắn vào phản, người bị xích ngồi lên ghế, chân bị kéo thẳng ra, hai chân bị xích vào vòng sắt, tư thế này khiến nạn nhân không cử động được, vô cùng thống khổ. Bà Lưu Đồng Linh (53 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở Nhượng Khu, thành phố Đại Khánh tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt vì giảng chân tướng vào ngày 09 tháng 09 năm 2003, bà bị bắt vào trại giam Cáp Nhĩ Tân, ngày 12 tháng 10 năm 2003, bà đã chết trên ghế cọp trong tình trạng không một mảnh vải che thân.

Mở khóa và cán bột: Mở khóa còn gọi là “ăn bánh cuộn” hay “đậu ván chiên”, chỉ việc dùng những vật cứng như bàn chải đánh răng, đũa kẹp vào giữa các ngón tay hoặc chân, sau đó nắm chặt các ngón tay hoặc ngón chân, rồi kéo các vật cứng này qua lại giữa các kẽ ngón tay, chân, khiến nạn nhân đau đớn tột cùng. Anh Triệu Quảng Hỷ (42 tuổi), là học viên Pháp Luân Công ở thôn Đoàn Kết thành phố Song Thành tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt vào năm 2000 vào trại giam Bình Phường thành phố Cáp Nhĩ Tân vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, anh đã bị tra tấn tàn nhẫn bằng hình thức mở khóa, trại giam kẹp bàn chải đánh răng vào giữa ngón tay trỏ và ngón giữa của anh Triệu Quảng Hỉ, sau đó nắm chặt năm ngón tay anh lại, kéo mạnh cán bàn chải giữa hai kẽ tay, ngón tay lập tức chảy rất nhiều máu. Ông Đảng Ái Dân (50 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại khu mỏ than Loan Triệu, Cổ Dã thành phố Đường Sơn tỉnh Hồ Bắc, năm 2000 anh bị trại tạm giam Cổ Dã dùng một cái cán bàn chải thô ráp kẹp vào giữa các ngón tay, sau đó nắm chặt các ngón tay, kéo cán bàn chải qua lại giữa các ngón tay, khiến cho da thịt ở hai bên ngón tay tróc ra lộ cả xương. Trại tạm giam hỏi: “Còn muốn luyện nữa không?”, anh Đảng Ái Dân nói: “Luyện”, lại kéo bàn chải qua lại, cho đến khi toàn bộ da thịt ở các ngón tay bị tróc ra hết. Sau đó còn dùng cây lăn bột chà vào cẳng chân anh, lại hỏi “Còn luyện nữa không?”, “Luyện”, lại chuyển sang cẳng chân bên kia. Hai cẳng chân đều sưng vù lên, trông sần sùi như đòn gánh.

Đánh vào vết ghẻ, dóc thịt và rửa nốt ghẻ: Ông Cao Thành Cát (52 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại thành phố Bạch Sơn tỉnh Cát Lâm, bị mắc bệnh ghẻ ở trại lao động Triều Dương thành phố Trường Xuân, khi ngồi trên ván, mủ bị ép chảy máu thấm đẫm ra ngoài quần, nốt ghẻ mọc đầy trên tay, chỉ chừa lại đầu ngón tay. Trại lao động dùng đế giầy bằng nhựa cứng đánh vào nốt ghẻ trên thân thể ông Cao, đánh đến nỗi máu thịt tróc hết, sau đó dùng thìa cào vào những chỗ da thịt bị tróc ra trên thân thể, nói rằng để chữa bệnh ghẻ cho ông, khiến ông tính mệnh lâm nguy, sau khi được đưa từ trại lao động về nhà được một tháng thì ông qua đời. Học viên Pháp Luân Công, anh Tống Xương Quang (26 tuổi) là học sinh ngành thông tin học viện Bưu điện Trường Xuân, vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện nên bị bắt giam vào trại lao động Triều Dương thành phố Trường Xuân, bị bệnh ghẻ lở nhiễm trùng toàn thân, diện tích da bị nhiễm trùng lên đến 60%, cảnh sát ở trại lao động ra lệnh cho người dùng tấm gỗ cứng và tấm nhựa đánh vào phần da bị ghẻ, khiến mủ bắt phọt ra, máu thịt lẫn lộn. Sau vài lần bị đánh làm cho phần da bị nhiễm trùng ngày càng lan rộng, da bị mưng mủ bong tróc toàn thân, nhất là phần mông, thấy vậy trại lao động lại ra lệnh cho người lấy cái bình hút mủ ra, khiến cho anh Tống tử vong. Bà Mạnh Hiến Chi (54 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở khu Thái Bình thành phố Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang, ngày 16 tháng 08 năm 2001 bị bắt giam bức hại tại đội 78 trại lao động Vạn Gia, khiến bà Mạnh cơ thể vốn đang rất khỏe mạnh trở thành bị nhiễm trùng toàn thân, chiều ngày 04 tháng 03 năm 2002, bà Mạnh Hiến Chi bị trại lao động cưỡng ép lôi vào nhà vệ sinh rửa vết ghẻ lở, chưa đầy 5 phút trong nhà vệ sinh, bà đã bị hôn mê và qua đời ngày hôm sau tại bệnh viện Đại Nhị.

Làm bỏng: chỉ việc làm bỏng các học viên Pháp Luân Công bằng lửa hoặc nước sôi, que cời lò nung đỏ, đầu thuốc lá đang cháy. Anh Vương Hoành Bân (39 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc, vì từ chối chuyển hóa nên bị bắt vào trại lao động Thạch Gia Trang, bị dùng bật lửa đốt cháy các móng tay.

Chọc kim và bàn đinh: Chọc kim có hai loại to và nhỏ, loại kim nhỏ có thể chọc vào da thịt mà không để lại dấu tích, không chảy máu, nhưng khiến nạn nhân đau đớn không chịu nổi, loại kim to dài có thể xuyên qua cả ngón tay. Cảnh sát dùng kim nhỏ chọc vào móng tay, móng chân, đầu ngón tay, đầu ngón chân, cổ của học viên, gây cho nạn nhân đau đớn tột cùng. Năm 2009, nhà tù Bàn Cẩm bắt giam tra tấn học viên Pháp Luân Công – ông Hoàng Thành (54 tuổi) ở Cẩm Xuyên, Liêu Ninh, hai tay ông bị còng lên tường, sau đó lấy cây kim tiêm to loại dùng trong bệnh viện chọc vào mỗi đầu ngón tay của ông, tổng cộng 10 cây kim! Kim chọc vào phần giữa thịt và móng tay làm cho máu chảy ra từ đầu kia, hoặc chọc kim từ móng tay xuyên qua phần lưng của ngón tay. Khi ông Hoàng Thành qua đời, móng tay của ông vẫn còn dấu tích bị tra tấn. Ông Lý Hoa Tự (70 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Dương Lâm thành phố Hán Xuyên tỉnh Hồ Bắc, năm 2000 đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, bị bắt vào trại giam Thạch Gia Trang, cảnh sát đóng một hàng đinh trên tấm gỗ, để trồi ra 1-2 cm, sau đó đè tay ông Lý Hoa Tự lên để hàng đinh nhọn đâm vào tay.

3. Tra tấn sốc điện

Trong số 3.653 trường hợp tử vong theo báo cáo điều tra, chúng tôi thống kê được 121 trường hợp (chiếm 3%) bị sốc điện tàn nhẫn trong lần bức hại cuối cùng dẫn đến tử vong, trong đó có 98 trường hợp tư liệu thành văn ghi chép lại việc Trung Cộng dùng dụng cụ, thiết bị sốc điện nhằm bắt các học viên Pháp Luân Công chuyển hóa. Chúng tôi đã thống kê phân loại các dụng cụ này (Biểu đồ 12), phát hiện thấy có 96% sốc điện bằng dùi cui điện, 2% sốc điện bằng ống nghe điện thoại bàn:

Ngoài ra, trong số 121 trường hợp tử vong, có 39 trường hợp bị sốc điện vào chỗ hiểm, thống kê cho thấy bị sốc điện vào bộ phận sinh dục, mặt, ngũ quan chiếm tỷ lệ cao nhất, số liệu cụ thể tại Biểu đồ 13:

18% bị sốc điện vào bộ phận sinh dục;

18% bị sốc điện vào mặt/ngũ quan;

15% bị sốc điện vào tứ chi;

10% bị sốc điện vào đầu;

10% bị sốc điện vào ngực và vú (đối với nữ);

8% bị sốc điện vào cổ, lưng;

3% bị sốc điện vào eo, sườn;

Còn có 3% bị sốc điện vào lỗ hậu môn

Trường hợp 1: Sốc điện vào mặt hủy hoại dung nhan: Cô Cao Dung Dung học viên Pháp Luân Công tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, năm 2003 bị bảo vệ học viện mỹ thuật Lỗ Tấn thành phố Thẩm Dương và Phòng 610 thành phố cùng với công an bắt giữ, bị giam phi pháp tại trung tâm giáo dưỡng Long Sơn thành phố Thẩm Dương. Cô bị cảnh sát Đường Ngọc Bảo, Khương Triệu Hoa sốc điện vào đầu suốt bảy, tám tiếng, khiến cho khuôn mặt cô bị biến dạng. Sau đó, cô Cao Dung Dung bỏ trốn, đích thân Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật La Cán đã trực tiếp ra lệnh truy nã bắt giam cô trở lại, vì thù hận trước việc bức ảnh về khuôn mặt bị hủy hoại do sốc điện của cô Cao Dung Dung được phơi bày trên toàn thế giới, chính quyền đã bí mật giam giữ cô tại trại lao động Mã Tam Gia tỉnh Liêu Ninh, cô bị bức hại qua đời vào ngày 16 tháng 06 năm 2005.

Trường hợp 2: Sốc điện vào ngực của người mẹ đang thời kỳ cho con bú: Cô Ngô Kính Hà (29 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở thôn Biện Cát Gia phố Phượng Hoàng khu Phường Tử thành phố Duy Phường tỉnh Sơn Đông, ngày 06 tháng 01 năm 2002 vì phát tài liệu giảng chân tướng, cô bị bắt giam vào trung tâm tẩy não khu Khuê Văn, Duy Phường. Cô Ngô Kính Hà vẫn còn đang nuôi con bú, đứa bé suốt ba ngày không được bú mẹ, bầu vú cô vốn đã tức sữa rất đau và khó chịu, cảnh sát Phòng 610 ở trung tâm tẩy não còn sốc điện vào ngực cô và đánh cô tàn nhẫn đến chết. Đến ngày thứ ba, Phòng 610 thông báo cho gia đình rằng cô Ngô Kính Hà đã treo cổ tự sát ở trung tâm tẩy não. Chiều ngày thứ năm, bố mẹ, chú và em cô Ngô Kính Hà đến bệnh viện Duy Phường, công an đứng bao vây trước cổng bệnh viện, người nhà đi đâu công an đều đi theo, còn không cho người nhà xem thi thể nạn nhân, bố mẹ và hai em cô đấu tranh quyết liệt cuối cùng mới được xem thi thể, thấy bầu vú cô đầy những vết đen do bị sốc điện, sau lưng đầy những vết xanh, tím, đen do bị đánh, hông bị đánh gãy, trên cổ còn có một vạch màu đỏ, toàn thân bị thương tích nặng nề.

Giáo dục chấn động: Chỉ việc sốc điện bằng dùi cui điện liên tục vào người nạn nhân. Anh Lôi Minh (30 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại thành phố Bạch Sơn tỉnh Cát Lâm. Ngày 15 tháng 03 năm 2002, anh Lôi Minh vì tham gia buổi phát sóng trên truyền hình Trường Xuân nên bị một nhóm cảnh sát ở đồn công an thành phố Trường Xuân bắt giam, anh bị bắt cởi hết quần áo, bị sốc điện vào cổ, miệng, đùi, ngực, bộ phận sinh dục, lỗ hậu môn, khiến anh Lôi Minh không ngừng kêu la đau đớn, đến khi dùi cui hết điện mới thôi. Trong lúc chờ sạc điện, cảnh sát lại chuyển sang dùng một cái túi nhựa trùm lên đầu anh Lôi Minh, không cho một chút không khí nào để thở, đến lúc anh gần như ngạt thở thì cảnh sát đột ngột tháo túi ra, anh vừa hít được mấy ngụm không khí thì lại tiếp tục trùm vào, cứ tra tấn liên tục như vậy, đến khi dùi cui sạc điện xong, lại chuyển sang sốc điện liên tục vào người anh. Cảnh sát cảm thấy sốc điện bằng dùi cui chưa đủ mạnh, liền lấy một cái tuốc nơ vít đầu dẹt đem nung nóng trong lò điện, sau đó làm bỏng cổ anh Lôi, bỏng đến mức thịt trồi ra ngoài, tiếp đó cảnh sát dùng dùi cui điện sốc vào vết bỏng của anh, lại dùng một cái gậy sắt lớn gõ mạnh, khiến anh đinh tai nhức óc. Cảnh sát thậm chí còn chọc một cái gậy gỗ vào lỗ hậu môn anh Lôi Minh, đầu kia của gậy kẹp vào thanh ngang ở sau ghế, tiếp tục sốc điện bằng dùi cui vào lỗ hậu môn, khiến anh Lôi đau đớn tột cùng.

4. Tra tấn bức thực

Trong số 3.653 trường hợp tử vong theo điều tra báo cáo, có 12% học viên Pháp Luân Công (442 trường hợp) trong lần bức hại cuối cùng dẫn đến tử vong đã tiến hành tuyệt thực để phản đối. Trong số 442 trường hợp học viên tuyệt thực, có 154 trường hợp bị bức thực đến chết, tỷ lệ bị bức thực chết lên đến 35%. Trong đó, 40% bị bức thực chết tại trại tạm giam, 22% bị bức thực chết tại trại lao động, 9% bị bức thực chết tại nhà tù, 4% bị bức thực chết tại đồn công an.

Trong số 154 trường hợp bị bức thực đến chết, chúng tôi thống kê có 88 trường hợp tư liệu thành văn được ghi chép lại có sử dụng các dụng cụ bức thực, chi tiết nêu tại Bảng biểu 16:

90% trường hợp bị bức thực thông qua mũi/họng/dạ dày, thậm chí có 5% bị kẻ bức thực sau khi cắm ống vào còn cố ý rút ống thức ăn lên xuống, còn có cảnh sát để tiết kiệm thời gian còn cắm ống thức ăn vào để đó một thời gian dài không rút ra, khiến cho học viên Pháp Luân Công càng thêm đau đớn, thậm chí cắm mạnh đến mức tổn thương cơ quan nội tạng, gây nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến tử vong; Trung Cộng còn sử dụng các dụng cụ banh tử cung, thìa inox, niềng kẹp răng, kìm, đũa để cưỡng ép học viên Pháp Luân Công mở miệng, sau đó dùng các dụng cụ bức thực như chai nước, xilanh trực tiếp đưa thức ăn vào; thậm chí cắt họng để trực tiếp đổ thức ăn vào.

BẢNG BIỂU 16: CÁC PHƯƠNG THỨC BỨC THỰC

Số lượng mẫu chọn = 88

Bức thực qua mũi/họng/dạ dày

90%

Bức thực qua mũi/họng/dạ dày, cố ý chọc ống thức ăn lên xuống

5%

Bức thực qua mũi/họng/dạ dày, cắm ống thức ăn thời gian dài không rút ra

6%

Bức thực qua mũi/họng/dạ dày, dùng kìm thép kẹp vào lưỡi

2%

Dùng dụng cụ banh tử cung của phụ nữ cưỡng ép mở miệng để bức thực

1%

Dùng thìa inox cưỡng ép mở miệng để bức thực

1%

Cắt họng để bức thực

1%

Dùng niềng kẹp răng cưỡng ép mở miệng để bức thực

1%

Dùng dụng cụ bằng thép để mở miệng bức thực

1%

Dùng kìm cưỡng ép mở miệng để bức thực

1%

Dùng đũa tre cưỡng ép mở miệng để bức thực

2%

Dùng gậy tre cưỡng ép mở miệng để bức thực, dùng chai cocacola làm dụng cụ đổ thức ăn vào

1%

Dùng xilanh để bơm thức ăn vào

1%

Tổng cộng

114%

Tổng cộng hơn 100% cho thấy mỗi học viên Pháp Luân Công bị bức thực bằng hơn một phương thức khác nhau.

Ngoài ra, chúng tôi thống kê được có 47 trường hợp bị bức thực bằng các loại đồ ăn khác nhau, chi tiết tại Biểu số 17: 72% bị bức thực bằng nước muối đặc, thậm chí các học viên Pháp Luân Công tuyệt thực phản đối còn bị cố ý bức thực bằng cơm canh rất nóng, mỳ cay, mỳ mù tạt, dầu mù tạt, mỳ ngô sống, nước sôi, đậu phụ thối v.v.

BẢNG BIỂU 17: THỨC ĂN BỨC THỰC

Số lượng mẫu chọn = 47

Nước muối đặc

72%

Mỳ ngô sống

6%

Muối ăn

4%

Mỳ ngô

2%

Sữa bột

2%

Mỳ cay

4%

Sữa bò

4%

Hồ dán

2%

Thức ăn lỏng

2%

Mỳ mù tạt

2%

Cơm nóng

2%

Dầu mù tạt

2%

Đậu tương

2%

Nước sôi

2%

Bánh xốp vụn

2%

Nước lạnh

6%

Cơm canh rất nóng

2%

Thuốc nước

2%

Nước dưa muối

2%

Đậu phụ thối

2%

Tổng cộng: 128%

Trường hợp 1: Bị bức thực bằng nước muối đặc đến chết: Anh Cao Hiến Dân (41 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại thành phố Quảng Châu tỉnh Quảng Đông, Tết Nguyên Đán năm 2000, một nhóm học viên tại khu Thiên Hà, Quảng Châu đang đi pic-nic tại công viên Thiên Hà thì bị bắt đưa vào trại giam Thiên Hà. Khi các học viên Pháp Luân Công tuyệt thực để phản đối, trưởng trại giam Thiên Hà là Chu Văn Dũng ra lệnh cho bốn phạm nhân giữ lấy chân tay anh Cao Hiến Dân, dùng khăn bịt mũi anh lại, một phạm nhân khác dùng bàn chải banh miệng anh ra, cắt đôi chai nước khoáng ra, nhét cổ chai vào miệng anh, sau đó đổ cả một túi muối ăn vào, cho thêm một ít nước đổ thẳng vào dạ dày. Có một phạm nhân giúp bức thực tại hiện trường chứng kiến cảnh này lập tức ngất luôn, Chu Văn Dũng gọi người vào lôi anh ta ra, thay một phạm nhân khác vào tiếp tục bức thực, anh Cao Hiến Dân đã bị bức thực chết ngay lúc đó. Sau khi anh qua đời, Phòng 610 Thiên Hà đã đe dọa gia đình anh Cao, không cho họ lên tiếng, nói: “Người thì đã chết rồi, phải nghĩ cho người sống chứ,” họ cũng không cho các học viên Pháp Luân Công khác đến nhà anh, không cho tổ chức lễ truy điệu. Để che giấu tội ác của Chu Văn Dũng, Phòng 610 Thiên Hà đã điều hắn ta đến làm việc tại trại cai nghiện Thiên Hà.

Trường hợp 2: Cắm ống thức ăn làm tổn thương cơ quan nội tạng dẫn đến tử vong: Anh Tần Nguyệt Minh (47 tuổi), học viên Pháp Luân Công tại khu Kim Sơn Đồn thành phố Y Xuân tỉnh Hắc Long Giang, bị Trung Cộng kết án 10 năm tù. Ngày 25 tháng 02 năm 2011, anh Tần Nguyệt Minh ở nhà tù Giai Mộc Tư bị bốn người giữ chặt chân tay, một người khác giữ chặt đầu, dùng kìm cầm máu kẹp vào lưỡi kéo ra, cưỡng chế đặt ống bức thực bằng sữa bò pha muối. Lúc đó Đại đội trưởng đội tập huấn Vu Nghĩa Phong và tất cả cảnh sát đội tập huấn đều có mặt ở hiện trường, bác sĩ trại giam Triệu Vỹ cũng có mặt, có hai phạm nhân hỗ trợ cắm ống bức thực, trong đó một người là An Hồng Lượng, hai người này cắm ống vào phổi anh Tần Nguyệt Minh khiến anh kêu la đau đớn, sáng sớm ngày thứ hai (26 tháng 02) anh qua đời.

Trường hợp 3: Bị bức thực bằng đậu phụ thối đến chết: Cô Lưu Hiểu Linh (37 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Ngũ Trạm thành phố Triệu Đông tỉnh Hắc Long Giang, ngày 15 tháng 05 năm 2001 bị trại giam thành phố Triệu Đông cưỡng ép bức thực đến chết, sau khi tử vong thi thể bị đưa đến bệnh viện giải phẫu, trong phổi toàn nước muối và đậu phụ thối. Đồn công an chỉ đưa cho gia đình cô Lưu Hiểu Linh 200.000 nhân dân tệ.

5. Tra tấn bằng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc

Trong số 3.563 trường hợp tử vong theo điều tra báo cáo, có 6% học viên Pháp Luân Công (234 trường hợp) trong lần bức hại cuối cùng dẫn đến tử vong đã bị bức hại bằng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc. Trong số 234 trường hợp này có 126 trường hợp đã tử vong, tỷ lệ tử vong do sử dụng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc lên đến 53%. Trong đó, 33% bị bức hại đến chết bằng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc tại trại lao động, 30% bị bức hại đến chết bằng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc tại lớp tẩy não/bệnh viện tâm thần/ngục tối, 18% bị bức hại đến chết bằng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc tại nhà tù, 10% bị bức hại đến chết bằng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc tại đồn công an, 8% bị bức hại đến chết bằng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc tại trại tạm giam.

Trong số 234 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại bằng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc, chúng tôi thống kê được 208 trường hợp tư liệu thành văn ghi chép về việc Trung Cộng đã sử dụng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc, chi tiết tại Bảng biểu 18:

BẢNG BIỂU 18: CÁC HÌNH THỨC HỦY HOẠI THẦN KINH/ĐỘC DƯỢC SỬ DỤNG

Số lượng mẫu chọn = 208

Uống thuốc độc

23.1%

Tiêm thuốc độc

1.4%

Thuốc uống không có lợi cho bệnh cao huyết áp

0.5%

Thuốc uống hủy hoại thần kinh

9.6%

Thuốc uống hủy hoại não

0.5%

Thuốc hủy hoại cơ quan nội tạng

0.5%

Thuốc hủy hoại máu

0.5%

Thuốc hạ huyết áp

0.5%

Thuốc tâm thần

4.8%

Thuốc phiện

1.9%

Không bị bệnh tim nhưng bị cưỡng ép dùng thuốc trị bệnh tim

0.5%

Thuốc mê

0.5%

Thuốc tẩy não

0.5%

Thuốc an thần

1.4%

Thuốc ngủ dài

0.5%

Thuốc ngủ

0.5%

Thuốc 666 dùng trong nông nghiệp

0.5%

Thuốc tráng dương

0.5%

Thuốc không rõ nguồn gốc

51.9%

Tổng cộng

100.0%

Trong số 234 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại bằng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc, chúng tôi thống kê có 207 trường hợp tư liệu thành văn ghi chép được các phương thức Trung Cộng sử dụng để bức hại, chi tiết tại Biểu số 14: có 69% bị cưỡng ép tiêm thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc, 36% bị cưỡng ép uống thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc, 11% bị lén đầu độc.

Trường hợp 1: Nhân viên Phòng 610 đứng nhìn người sau khi bị tiêm thuốc độc co giật tử vong: Cô Trương Phó Trân (38 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Bình Độ tỉnh Sơn Đông, là nhân viên công viên Hiện Hà thành phố Bình Độ tỉnh Sơn Đông, tháng 11 năm 2000 đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, bị cảnh sát Phòng 610 Bình Độ cưỡng ép lột hết quần áo, cạo trọc đầu, trói chặt vào giường kiểu “chữ đại”, sau đó cưỡng ép tiêm thuốc độc vào người cô, sau khi bị tiêm xong, cô Trương đau đớn như phát điên, vật vã một hồi trên giường rồi qua đời. Các lãnh đạo, nhân viên Phòng 610 đều chứng kiến toàn bộ quá trình tra tấn cô.

Trường hợp 2: Tiêm thuốc an thần và thuốc ngủ dài dẫn đến tử vong: Cô Mông Tiêu (37 tuổi), học viên Pháp Luân Công tại nhà máy gang thép Thành Đô thành phố Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên. Ngày 19 tháng 11 năm 2003, cô Mông Tiêu bị bắt giam tại trại giam huyện Kim Đường, cảnh sát trại giam nhiều lần đưa cô đến bệnh viện 201 cưỡng bức truyền dịch, các thuốc sử dụng đều là các thuốc hủy hoại hệ thần kinh trung ương, bao gồm hai ống thuốc an thần và một ống thuốc ngủ dài. Mỗi lần tiêm xong trở về cô đều ngủ mê mệt hai, ba ngày sau mới tỉnh lại, sau đó lại lập tức đưa vào bệnh viện. Sau cùng cô Mông Tiêu giảng chân tướng cho các bác sỹ bệnh viện, các bác sỹ hiểu chân tướng đã từ chối tiếp tục tiêm thuốc độc cho cô, trại lao động do đó đã chuyển cô Mông Tiêu sang Bệnh viện Nhân dân Số 1 ở huyện Kim Đường, sau khi bị cưỡng ép truyền dịch, cô Mông Tiêu lại bị hôn mê suốt hai, ba ngày mới hơi tỉnh. Người nhà yêu cầu đồn công an thả người, Phòng 610 thành phố Thành Đô trả lời: “Thà để cô ấy chết ở bệnh viện hoặc trại giam chứ nhất định không thả người. Ngày 08 tháng 01 năm 2004, cô Mông Tiêu lại bị đưa đến Bệnh viện Nhân dân Số 1 huyện Kim Đường, sau đó không thấy trở về trại giam nữa, thi thể cô bị cưỡng chế đem đi hỏa táng mà không thông báo gì cho người nhà.

Trường hợp 3: Tiêm thuốc độc khiến thần trí mất minh mẫn dẫn đến tử vong: Ông Thiệu Thế Tường (60 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại nhà máy Phất Hóa Diêm công ty Bạch Ngân thành phố Bạch Ngân tỉnh Cam Túc. Đầu tháng 02 năm 2012, ông Thiệu Thế Tường đi giảng chân tướng ở trước cửa nhà tù Đại Sa Bình, Lan Châu, bị chính quyền bắt giam vào khoa thần kinh bệnh viện Công nhân công ty Bạch Ngân, bị cưỡng ép tiêm tám mũi thuốc độc, khiến ông Thiệu mất trí, không nói được. Cuối tháng 02 ông được trả về nhà, nhưng đã ở tình trạng hôn mê không cử động được, ông từ trần vào rạng sáng ngày 22 tháng 02.

Trường hợp 4: Cưỡng ép uống thuốc trắng khiến tinh thần bất ổn: Bà Thẩm Học Á (55 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại huyện Bổng Tiết thành phố Trùng Khánh, tháng 07 năm 2007 vì giảng chân tướng nên bị đồn công an huyện Bổng Tiết và đội an ninh nội địa huyện Bổng Tiết cưỡng ép đưa đến trại lao động nữ Trùng Khánh để lao động cưỡng bức trong ba năm. Trại lao động dùng các kiểu tra tấn cũng không khiến bà chuyển hóa được, do đó mỗi ngày cưỡng ép bà uống một viên thuốc trắng, cuối cùng khiến bà Thẩm Học Á bị tâm thần. Tháng 02 năm 2009, trại lao động trả bà Thẩm Học Á về nhà với tình trạng thần trí không bình thường, sáng ngày 01 tháng 03 bà không may ngã từ tầng cao xuống tử vong.

Trường hợp 5: Tiêm thuốc không rõ nguồn gốc khiến bụng phình to như có bầu: Bà Trương Thục Trân (51 tuổi) ở tại số 39 Thạch Phật Tự khu Hải Điến thành phố Bắc Kinh, là giáo viên đã nghỉ hưu trường trung học Viễn Đại khu Hải Điến thành phố Bắc Kinh, năm 2001 vì phát tài liệu giảng chân tướng Pháp Luân Công nên bị cảnh sát bắt giam vào trại lao động. Cảnh sát trong trại lao động đã tiêm thuốc không rõ nguồn gốc vào hậu môn của bà, khiến bà Trương Thục Trân đau bụng dữ dội, bụng bà trướng lên như có bầu, bà tử vong ngày 09 tháng 10 năm 2002.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top