HỒI THỨ MƯỜI BỐN
LŨ ƯNG, KHUYỂN THAY HOA CHẮP CÁNH
GÁI HỒNG NHAN TRĂM TỦI NGÀN SẦU
Anh hùng gặp nạn mất mạng là thường, huống chi Thúy Kiều là thân gái bị bọn hào nô bắt cóc đem về mà chịu tai ương thì có lấy gì làm lạ.
Duy có điều, đường đường một vị đại thần vì nước vì dân, nếu có một vật chưa được yên nơi đúng cho thì còn lo lắng, huống lại còn dung túng vợ con ở nhà chỉ huy bọn gia nô làm việc bất công phi pháp đến như thế, hỏi rằng tâm địa ấy ra sao?
Không biết mà làm thì không thể tể gia được. Và cũng không thể trị quốc được. Biết mà cố ý dung túng thì lại càng không nên! Than ôi! Đại để đều vì quyền thế địa vị gây nên mà không biết, không xét đấy thôi. Do đó xem ra thì trong thiên hạ những kẻ oan khuất không nơi bầy tỏ và những kẻ đau khổ không biết kêu đâu chẳng phải riêng chỉ một mình Thúy Kiều. Đọc qua đoạn này, ai mà chẳng bùi ngùi than thở đây? Thật không chỉ than thở cho Thúy Kiều, mà là than thở cho thế đạo nhân tâm...
Lại nói Hoạn ưng, Hoạn Khuyển vốn là dân miền biển, thường cướp bóc ở ngoài khơi, sau vào Kinh tìm việc làm ăn, nghe biết uy thế của nhà họ Hoạn, bèn đến xin làm gia nô. Hoạn Lại bộ thấy hai người làm việc giỏi giang, sức mạnh hơn người bèn ghép cho mỗi người một chị vợ. Hai người cảm ơn chủ hậu đãi nên hết lòng báo đáp, bất kì việc gì cũng hăng hái hết sức.
Hôm ấy, Hoạn tiểu thư sai gọi Ưng, Khuyển đến để bàn về việc đi bắt Thúy Kiều. Hai người cùng nói:
-Cảm ơn tiểu thư giao phó việc nhỏ bé ấy, làm có khó gì.Chúng con sẽ từ Thái Thương ra biển, không đầy năm ngày thì đến Lâm Tri. Chỉ cần dò la đích xác chị ta ở đâu, chúng con sẽ bắt xuống thuyền rồi theo biển mà về, không quá nửa tháng sẽ có thể đưa nộp cho tiểu thư.
Hoạn tiểu thư cả mừng, đưa một trăm lạng bạc trao cho hai người để chi dùng. Hai người vâng lệnh đi liền.
Nhắc lại Thúy Kiểu sau khi Thúc sinh đi khỏi, trong lòng rất là lo lắng chỉ e nhà chồng xảy ra việc xô xát. Kịp khi được thư báo tin ở nhà không ai hay biết gì cả, thì lại rất lấy làm ngờ, bụng nghĩ: “Việc này xảy ra như thế mà sao không một tin đồn tới nơi, tất nhiên trong đó có duyên cớ gì?”. Nhưng tiếp luôn mấy phong thư nữa, thấy đều báo tin như trước, chừng ấy mới được yên tâm. Song nhớ tình Thúc sinh, trằn trọc không thể nào nguôi, bèn làm thành sáu bài thơ, nhan đề là “Từ chàng ra đi."Thơ rằng :
1.Từ chàng ra đi
Ngày ngày trông chim xanh.
Chim xanh nào có thấy,
Chỉ thấy mây trắng tinh.
2.Từ chàng ra đi,
Thiếp không dám lên lầu.
Ngoài lầu có hàng liễu,
Tha thướt gợi thêm sầu.
3.Từ chàng ra đi,
Không nói cũng không khóc.
Nói, nào sai tri âm?
Khóc,sợ chàng trằn trọc.
4.Từ chàng ra đi,
Dưới đài riêng ngắm sóng.
Ngắm sóng lòng bâng khuâng.
Võ vàng vì trông ngóng.
5.Từ chàng ra đi,
Trăng soi chếch đầu giường.
Chăn đơn khôn nhắm mắt
Gối chiếc lạnh hơi sương.
6.Từ chàng ra đi,
Hàng ngày nhớ phương nam.
Nhớ chàng, chàng chẳng thấy,
Quần thoa lệ chứa chan.
Đề xong thơ, Thúy Kiều lại nghĩ ngợi mãi việc Thúc sinh chưa về. Đêm ấy, Thúy Kiều ra khu vườn phía sau nhà đốt hương khấn khứa, miệng đọc mấy câu chú cầu trời:
Tương tư muốn gạt lại càng sầu
Suốt ngày lòng âu sầu
Xa nhau mấy tháng đau thương
Biết đến bao giờ mới gặp nhau
Lầm rầm khấn vái thiên đình
Xin run rủi cho chàng mau chóng hồi trình Nối lời nguyện ước ba sinh.
Thúy Kiều khấn xong, vừa toan quay về, bỗng có một vài người lực lưỡng từ bụi cây xông ra, bộ dạng rất hung ác, áp đến bắt trói nàng rồi đẩy đi. Thúy Kiểu ngỡ là bọn cướp, liền nói:
-Có vật gì đây. xin các ông cứ lấy, còn xin tha chết cho tôi!
Bọn vũ dũng kia chẳng nói gì cả, một tên đưa ngay dúm thuốc mê nhét vào miệng Thúy Kiều, làm cho nàng mê man không thể nói năng gì được nữa. Rồi bọn chúng kéo ùa vào trong nhà, nhặt nhạnh ít tiền bạc, đội lên đầu cho Thúy Kiều một chiếc mũ, khoác cho một chiếc áo vải xanh và dỡ lên ngựa, đoạn mở cửa giữa đi ra. Liền đó chúng lại phóng lửa đốt nhà, lửa cháy sáng rực một góc trời. Gia đình họ Thúc và những người hàng xóm thấy cháy, vội vàng chạy đến dập cứu. Nhân lúc hỗn loạn ấy, bọn kia liền kéo nhau chuồn thẳng. Bấy giờ có hai ả thị nữ chạy ra hốt hoảng nói:
-Cô chúng tôi ra vưòn đốt hương, chúng tôi ở trong nhà pha trà, chợt thấy một bọn như hung thần ác quỷ, lôi cô vào nhà, lục soát khắp phòng, kế thấy lửa cháy. Bọn chúng kéo nhau ra, mà không thấy cô đâu, chỉ thấy một người mặc áo xanh cưỡi ngựa đi với chúng. Vậy không biết cô nấp ở đâu?
Mọi người thoạt nghe, cả kinh nói:
Vây thì có lẽ bị lửa thiêu rồi! Thúc Chính khóc, nói:
-Thế thì con dâu tôi chết cháy mất rồi!
Liền thúc giục bọn hầu trai sục tìm trong đám khói lửa, quả thấy một xác người cháy chưa nát hết. Thúc Chính thoạt thấy, yên chí là Thúy Kiều đã bị chết cháy liền khóc:
-Thảm thương thay! Thảm thương thay! Không ngờ con dâu tôi lại đến nông nỗi này. Thôi thì thiêu quách cho xong đi, để dang giở như thế, trông càng thêm thương.
Bèn nói người chất thêm củi vào, thiêu cho cháy hoàn loàn. Qua ngày hôm sau, mới mua một chiếc áo quan, nhặt nhạnh lấy di hài đem đi mai táng và đặt bàn thờ tại một gian phòng bên cạnh, đề bài vị “Thần vị con dâu thứ quá cố họ Vương".
Chừng hơn mười ngày sau, Thúc sinh mới tới. Thoạt nghe tin dữ, vội vàng chạy đến trước bàn thờ, khóc ầm lên và nói:
-Nàng Kiều ơi! Nàng đi đâu rồi? Lúc tôi cùng nàng chia tay li biệt, có hẹn ngày về. Nay tôi về đây, sao chẳng thấy nàng, khiến tôi can trường đòi đoạn, gan ruột tan tành. Ôi! Chỉ tại tôi về muộn, nếu sớm hơn mười ngày hẳn đôi ta đã được gặp nhau. Và như thế thì ngày nay dù nàng có chết đi, lòng tôi cũng còn đỡ héo hon được đôi phần. Nàng trước đây chỉ ngại về nỗi chị cả ghen tuông không chứa nổi nàng thường lấy làm lo. Biết đâu là chị cả không hề nói năng gì, mà ai biết thần lửa lại ghen ghét cùng nàng! Nàng ơi, nàng chết khổ sở như vậy, làm tôi đau đớn chết đi được!
Thúc sinh nói đến đó bất giác ngất xỉu, ngã lăn ra.
Thúc Chính lật đật chạy tới ôm chầm lấy con và nói:
-Con ơi! Nào con có phụ gì vợ con đâu, chẳng qua chỉ là cái số vợ con không được hưởng thụ lộc trời đó thôi! Con cần phải giữ gìn thân thể mới được chớ!
Rồi ông ta gọi to mấy tiếng, Thúc sinh mới dần dần tỉnh lại. Mọi người xúm vào, hết sức khuyên giải, chừng ấy Thúc sinh mới chịu ăn uống ít nhiều.
Cách mấy ngày sau, Thúc sinh nghĩ tới, lại càng xót xa thảm thiết. Nghe đồn gần vùng có một đạo sĩ tên là Động Huyền có phép phi phù triệu tướng, thăm hỏi vong hồn, bèn sửa soạn lễ vật sai người đi mời đạo sĩ về để nhờ thăm hỏi. Rồi đó lập tràng để cầu hồn. Đạo sĩ phù phép hồi lâu, đoạn nói với Thúc sinh:
-Người đàn bà này ma chướng thâm trọng, chưa thể chết được. Hiện đương mắc vào cái nạn bột tinh, chừng một năm sau, vợ chồng lại được gặp mặt. Song về đường nhân duyên thì không thể tiếp tục được nữa đâu!
Thúc sinh nói:
-Người đã chết rồi, há còn ngày sống lại được ư?
Đạo sĩ nói:
-Ngài bất tất nghi, chừng một năm sau sẽ lại gặp mặt, song không hề trò chuyện với nhau được một lời nào. Lúc ấy ông sẽ biết lời tôi không lầm!
Thúc sinh nửa tin nửa ngờ, đưa lễ tạ rồi tiễn đạo sĩ ra về. Từ đó cứ âm thầm thương nhớ.
Lại nói bọn người bắt Thúy Kiều chính là bọn Hoạn Ưng, Hoạn Quyển. Xác chết kia là thây vô chủ trên bờ biển, chúng đem buộc sẵn trên lưng ngựa đưa đến, đợi khi cửa mở thì ném vào trong nhà. Lại lột quần áo người chết, mặc vào cho Thúy Kiều làm con trai để ngưòi ta khỏi nghi ngờ. Mấy tên nhẩy trước nấp vào sau vườn rồi thực hiện kế hoạch trong ứng ngoài hợp,lại đem dầu thông tưới khắp xác chết, nên chạm lửa liền bùng ngay, mà đã cháy thì không thể cứu được nữa. Còn việc đem xác người chết đổi lấy người sống là để cho chức sự địa phương và họ nhà Thúc không truy cứu, lùng tìm gì nữa.
Bọn chúng bắt được Thúy Kiều rồi, suốt đêm đi chừng một trăm năm mươi dặm, sáng ra đến bến, đưa vào trong thuyền, Thúy Kiều trúng độc, mắt tuy mở mà không thể nói năng mà trí cũng mơ hồ mê sảng. Bọn chúng biết Thúy Kiều tính khí cương liệt nên không cho thuốc giải độc, cứ để cho nàng mê man như vậy. Thuyền bể đi luôn mấy ngày, đến bến Thái Dương đổi thuyền thẳng về Vô Tích, rồi vực đưa đến phủ họ Hoạn. Hoan phu nhân sai người đi đón con gái về, rồi hỏi:
-Nay đã bắt được con ấy về đây thì con định xử trí thế nào?
Hoạn tiểu thư nói:
-Việc này nhờ ở uy phúc của mẹ. Bây giờ thì xin mẹ cứu cho có tỉnh lại bảo cho nó biết rằng nó đã bị bán vào phủ làm thị nữ, thử xem nó có nói gì. Chừng ấy xin mẹ hãy đánh ngay cho nó một trận phủ đầu, khiến nó phải chịu phục, rồi sẽ chuyển sang cho hầu hạ con. Bấy giờ con sẽ có cách xử trí!
Phu nhân nói:
-Được rồi!
Tiểu thư nói xong kiếu từ ra về. Phu nhân liến sai người dùng thuốc giải độc cho Thúy Kiểu. Hồi lâu, trong lòng Thúy Kiều bỗng tình táo, như ngủ mê thức giấc, nghĩ thầm: “Sao ta lại ở dây?... Đây là đâu nhỉ?...” Một mụ già ngồi cạnh thấy Thúy Kiểu tỉnh lại, liền bảo:
-Chị đã được bán vào phủ này làm con hầu đấy!
Thúy Kiều ngậm miệng chẳng nói sao, nhìn kĩ thì thấy nhà cao cửa rộng, đường đưòng bề thế, không phải là nhà tầm thường, nghĩ thầm: “Dễ thường là ta chiêm bao chăng? Rõ ràng là ta đang đốt hương trong vườn, bỗng thấy bọn cướp xông vào bắt trói ta... Không biết thế nào, ta lại hôn mê đi. Bây giờ tỉnh giấc thì nhà cửa người vật đều biến đổi hết, thế thì là mộng hay bằng tỉnh đây?”. Nghĩ ngợi vẩn vơ, còn đương hồ nghi thắc mắc, bỗng thấy một thị nữ đến gọi bảo rằng:
Chị mới đến kia! Cụ lớn ngồi nhà trong cần hỏi chị đấy! Chị mau vào bái kiến cụ lớn đi!
Lúc này Thúy Kiểu chẳng biết nói sao, đành phải theo thị nữ đi đến một nơi sảnh đường lớn, trên treo tấm biển đề bốn chữ “ Thiên quan trủng tể”, giữa nhà có một phu nhân ngồi, trạc chừng năm mươi tuổi, hai bên có độ ba bốn mươi thị nữ đứng hầu.
Thúy Kiểu thấy vậy, không biết hay dở thế nào, dành phải bước tới gặp mặt.
Phu nhân thây Thúy Kiều phong lưu chỉnh tể, bụng nghĩ thầm: “Hạng người đẹp thế này, thảo nào con rể yêu nó. Bữa nay nếu ta không ra oai thì uốn nắn sao được tính cách nó!".
Bọn thị nữ đứng hai bên đểu hô lớn:
-Con hầu mới đến kia! Sao không lạy chào cụ lớn đi? Muốn đánh đòn đó à?
Thúy Kiểu giật mình, vội khấu đầu. Hoạn phu nhân hỏi:
-Mày là người ở đâu? Họ tên gì? Vì sao chồng mày lại bán mày đến đây?
Thúy Kiều thoạt nghe không hiểu đầu đuôi câu chuyện thế nào, chỉ rơm rớm nước mắt nói:
Bẩm cụ lớn! Con họ Vương, nhà ở Lâm tri, là vợ người lương thiện. Ngẫu nhiên đốt hương lễ bái trong vườn, bị cướp vào bắt đi, đem đến chốn này.
Phu nhân hỏi:
-Mày bị bắt đi từ bao giờ?
Thúy Kiều nói:
-Bẩm! Đêm ấy con đốt hương là mùng năm tháng ba.
Phu nhân làm bộ cả giận nói:
-Con này nói láo. Lâm Tri cách đây hơn hai nghìn dặm, phải đi hàng tháng mới tới. Bữa nay mới là ngày hai mươi, sao mới nửa tháng đã đến được đây? Tao xét ra con này nói năng luẩn quẩn, cử chỉ lố lăng, không phải là quân chốn chúa lộn chồng, bị người lừa gạt đem bán tới đây, thì cũng đã làm việc chi bậy bạ, nên chồng mới phải đem bán đi phương khác. Vậy nói thật đi, đừng để phải đòn!
Thúy Kiều khóc nói:
Bẩm cụ lớn! Con thật là vợ người lương thiện ở Lâm Trí, bị kẻ cướp bắt đến đây. Ban đầu con vẫn tỉnh táo, chẳng biết chúng nhét vật gì vào miệng con, làm con mê man li bì, mãi đến lúc này con mới thấy tỉnh táo như cũ.
Phu nhân nói:
-À! Con ở này đáng ghét thật! Sao không thú thật mà lại nói câu chuyện ỡm ờ ma quỷ như vậy? Nếu không đánh mày thì mày có chịu nói thật đâu!
Rồi mụ ta bảo bọn con hầu kéo Thúy Kiều xuống đánh đòn.
Thị nữ hai bên dạ ran, tức thời vật Thúy Kiểu xuống đất. Rồi người giữ tay, người giữ chân, kẻ đè đầu, một người quát đánh, một người quỳ xuống ghi số. Một gậy vụt xuống Thúy Kiều kêu lên một tiếng, mông đít như lửa đốt, hồn xiêu phách tán. Cái gậy tre vô tình kia cứ dồn vào một chỗ, chỉ dăm ba gậy thì Thúy Kiểu đã nứt da bật máu. Đáng thương cho một áng giai nhân như hoa như ngọc, chịu sao nổi sự chà đạp, huỷ hoại như vậy!
Thúy Kiều trước còn kêu râm trời, sau bị đánh đến chừng hai mươi roi thì đau chết ngất đi. Một thị nữ nói:
-Bẩm! Chị hẩu mới chết ngất rồi!
Phu nhân nói:
-Bay dựng nó lên, phun nước vào mặt cho nó tỉnh lại.
Bọn thị nữ cùng dạ ran. Đoạn túm lấy tóc Thúy Kiều, đứng về phía mé lưng lôi dậy và một người khác thì lấy nước phun vào mặt Thúy Kiều. Giây lát, Thúy Kiều dần dần tỉnh lại rên rỉ kêu:
-Đau chết mất thôi!
Lại hồi lâu nữa mới tỉnh hẳn, vừa khóc vừa nói:
-Xin cụ lớn tha cho!
Phu nhân nói:
-Mày muốn ta tha thì từ rầy phải bỏ hết cái lối hợm hĩnh, tao sẽ đãi bằng cách khác. Bằng còn cứ làm bộ kiểu cách thì ta sẽ đánh cho kì chết.
Liền gọi một mụ già ra bảo:
-Ta giao con này cho mụ trông nom và dạy cho nó thêu thùa. Mụ hãy dẫn nó đi.
Mụ già bước tới nói với Thúy Kiểu:
-Chị lạy cụ lớn đi, rồi qua bên buồng tôi mà nghỉ!
Thúy Kiều nghe xong, nghĩ thầm: “Chết ở đáy, thật không đúng giá trị gì hết. Thì cứ đi theo mụ già xem sao. Sống không thể báo được oán cừu, thì chết cũng sẽ làm quỷ dữ để báo oán". Nghĩ rồi, liến sụp xuống khấu đẩu lạy tạ. Phu nhân dặn:
-Từ rẩy mày phải giữ gìn khuôn phép, chỉ cần hơi phạm tội cùng sẽ phải phạt nặng rồi đấy!
Phu nhân nói xong, đứng dậy lui vào phía trong. Bọn thị nữ cũng giải tán. Mụ già liên dìu Thúy Kiều về buồng mình, hối nhà bếp hâm một chén rượu pha đường và bảo Thúy Kiều uống. Thúy Kiều nói:
Trong bụng tôi đương nôn nao không thể uống được! Mụ già nói:
Đó là huyết công tâm đấy. Nếu chị không uống chén rượu cho tản huyết thì chị chết mất! Chị mà chết ở trong phủ này thì khác gì con sâu con kiến. Tôi coi tường mạo chị khác thường, tất có ngày mở mày mở mặt. Chẳng biết kiếp trước chị có oan nghiệt gì mà kiếp này đến đây để chịu giày vò khổ sở thế này. Chị cứ yên tâm điểu dưỡng cho thân thể khỏe mạnh, còn duyên do cái chuyện này sẽ có lúc thấy được minh bạch!
Thúy Kiểu nghe mụ dặn bảo cũng có lẽ phải, bèn gắng gượng uống hết chén rượu, rồi ngủ thiếp đi. An dưỡng tới hai tháng, những vết thương bị đòn mới thật khỏi hẳn. Từ đó đổi mặc áo xanh, ghép vào hàng thị nữ thêu thùa may vá.
Cứ gặp ngày mùng năm mùng mười, phu nhân lại đến tra xét một lần, thấy Thúy Kiểu thêu rất khéo, nên cũng không hành hạ bắt bẻ gì được.
Một hôm, Hoạn tiểu thư về thăm mẹ. Phu nhân liền gọi Hoa nô ra lạy chào.
Tiểu thư hỏi:
-Con này đến đây từ bao giờ!
Phu nhân nói:
Nó đến đây đã năm tháng nay, cha con kén nó để cho về hầu hạ con đó. Mẹ sợ không dùng được, nên hãy giữ nó ở trong phủ, dạy cho nó một thời gian rồi mới cho sang hầu hạ con.Bây giời thì nó đã khá,có thể dùng được rồi.
Tiểu thư nói:
-Xin đa tạ mẹ!
-Hoa nô! Cho mày sang hầu hạ tiểu thư, mày phải ngoan ngoãn như ở với tao bên này. Đối với nương tử nhất thiết không được làm viêc gì vô liêm sỉ. Nếu có chút tiếng tăm gì không tốt tao sẽ bắt về, đánh chết.
Hôm sau Hoạn tiểu thư ra về. Thúy Kiểu bái từ phu nhân rồi lại vào từ biệt mụ già. Mụ già chảy nưóc mắt, không nỡ rời Thúy Kiều và dặn dò khe khẽ:
Giữ gìn tính mạng là cần đấy. Chị phải ghi nhớ là hễ gặp người quen thuộc chớ có nhận mà khốn... Phải nhớ kĩ đấy nhé!
Thúy Kiểu không hiểu ra sao cả, chỉ đáp rằng:
Được bà dạy bảo, lúc nào tôi cũng không quên. Rồi gạt nưóc mắt chia tay nhau.
Thúy Kiểu theo Hoạn tiểu thư về nhà, cố nhiên phải theo bọn thị nữ sớm hôm hầu hạ. Tiểu thư hỏi:
-Hoa nô, có biết tài nghệ gì không?
Thúy Kiều trong khi sầu oán, đương muốn mượn tiếng đàn để ghi mối giận hờn, liền đáp:
-Thưa bà! con biết gảy hồ cầm!
Tiểu thư liến bảo người lấy hồ cầm ra, đưa cho Thúy Kiểu dạo thử. Thúy Kiều đương khi thương mình phận bạc nên âm điệu gảy lại càng buồn thảm.
Tiểu thư nghe xong, cả mừng nói:
Ngươi thạo nghề này thì từ rầy chỉ việc theo luôn gần ta, để giúp vui cho ta khi buồn và khi uống rượu. Bất tất phải vào hàng ngũ của bọn con hầu kia. Thúy Kiểu nói:
-Xin đa tạ tiểu thư cất nhắc cho con!
Từ đó, Thúy Kiểu được suốt ngày hầu gần Hoạn tiểu thư. lúc đàn, lúc ca, được phát tiết đôi chút những nỗi bất bình của mình.
Chừng quá nửa năm, chợt có tin báo ông đã về. Hoạn tiểu thư vội ra đón tiếp. Vợ chồng chào hỏi nhau xong liền bảo con hầu đứa ở đều ra chào lạy. Lúc đó Thúy Kiều đương ở trong phòng bận thu xếp đồ trang sức của tiểu thư, chợt nghe tiếng tiểu thư gọi:
- Hoa nô ra đây.
Thúy Kiều nghe gọi, dạ một tiếng, vội bỏ hộp trang sức xuống, rồi chạy ra sảnh đường. Liếc mắt nhìn trộm một cái, bụng bảo dạ. “Chao ôi! Sao chàng Thúc sinh lại đến đây?”. Bỗng nghe tiểu thư gọi:
-Hoa nô đâu! Ra đây lạy chào ông nhà đi!
Thúy Kiểu lúc ấy đã ở dưới mái nhà thấp của người ta, sao dám không cúi đầu?
Chưa biết cảnh tình Thúy Kiều khi đó như thế nào? Xin xem hồi sau phân giải.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top