KHÁI QUÁT PHONG CÁCH XÂY DỰNG NHÂN VẬT
Trong những năm trước 1975 tại miền Nam người đọc xem Kim Dung tiên sinh, tiểu thuyết gia Hongkong, là một nhà văn lớn. Những tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của ông, được đăng báo dưới dạng feuilleton hoặc in thành sách, đã hấp dẫn hàng triệu người đọc Việt Nam. Văn của ông đã được truyển trạch để đưa vào giáo trình văn cấp trung học và đại học tại Đài Loan, Hongkong và Hoa Lục. Và ngay trong lòng nước Mỹ, người Hoa đã lập ra "Kim Dung học hội", chuyên nghiên cứu, giới thiệu và dịch những tác phẩm của ông ra tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha....Điều mà người ta dễ nhận ra nhất là bút lực của Kim Dung rất hùng hậu. Mỗi tác phẩm là một bộ (thường trên 10 quyển, trung bình khỏang 500, 600 trang một quyển). Chúng tôi chỉ xin giới thiệu đầu tiên một khía cạnh trong kỹ thuật tiểu thuyết của ông: phong cách xây dựng nhân vật.Trước năm 1975, sách Kim Dung được in gồm:1. Thư kiếm ân cừu lục2. Bích huyết kiếm3. Xạ điêu anh hùng truyện4. Thần điêu hiệp lữ5. Tuyết Sơn phi hồ6. Phi hồ ngoại truyện (Lãnh nguyệt bảo đao)7. Ỷ thiên Đồ long ký8. Liên thành quyết (Tố tâm kiếm)9. Thiên Long bát bộ (Lục mạch thần kiếm truyện)10. Hiệp khách hành11. Tiếu ngạo giang hồ12. Lộc Đỉnh kýMột điều cần lưu ý là nếu chúng ta phân biệt rõ 4 khái niệm: Truyện (tiểu thuyết hoàn toàn hư cấu), Ký (tác phẩm văn xuôi viết về người thật, việc thật) và Lục (cuốn sách) thì Kim Dung sử dụng 3 khái niệm đó với một ý nghĩa duy nhất để chỉ các bộ tiều thuyết võ hiệp của ông.Khuynh hướng của Kim Dung là thường đặt những cuốn tiểu thuyết của mình vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Trung Quốc. Bộ Thiên Long bát bộ được đặt và khung cảnh lịch sử triều Tống (1127-1279) với sự tương tranh, tương giao của 6 thế lực phong kiến: Tống, Đại Lý, Khiết Đan (Liêu), Tây Hạ, Thổ Phồn và Yên (Tiên Ti, đã suy tàn). Bộ Lộc Đỉnh ký được đặt vào khung cảnh lịch sử triều Khang Hy (1662-1722) nhà Thanh, khi mà các thế lực chống Thanh như Đường Vương, Quế Vương, Lỗ Vương và Thiên Địa hội hoạt động mạnh... Chính vì thế, trong tiều thuyết của ông, có những nhân vật lịch sử như Triệu Hú (Tống Triết Tông), Gia Luật Hồng Cơ (hoàng đế Đại Liêu), Đoàn Chính Minh (hoàng đế Đại Lý), Khang Hy (hoàng đế Thanh), Trần Vĩnh Hoa (Trần Cận Nam, tổng đường chủ Thiên Địa hội)... Bên cạnh đó là nhưng nhân vật thuần túy hư cấu, thường là nhân vật chính của tiều thuyết... Trong Thiên Long bát bộ, đó là Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Du Thản Chi, Đinh Xuân Thu...Trong Lộc Đỉnh ký, đó là Vi Tiểu Bảo. Những nhân vật tiểu thuyết của ông kết hợp với nhân vật lịch sử tạo thành một phong cách tiều thuyết hư hư, thực thực. Phong cách này khá đậm nét khi ông xây dựng cặp nhân vật Khang Hy-Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh ký. Từ 1 thằng bé lưu manh trong động điếm Lệ Xuân viện thành Dương Châu, Vi Tiểu Bảo đã bị hoàn cảnh đẩy đưa lên Bắc Kinh giả làm thái giám rồi thân cận với vua Khang Hy, gia nhập Thiên Địa hội làm một thứ gián điệp hai mang, trờ thành công tước triều Thanh, nhận nhiệm vụ ký hoà ước lịch sử Hắc Long giang 1684 với Phí Diêu Đa La (Féodore) của Nga Ta Lư! Tác giả có ghi chú rõ về chuyện hư cấu của mình nhưng điều ấy vẫn không làm giảm đi sự thú vị trong lòng người đọc.Một cách khái quát, nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung thường được chi làm 2 tuyến: chính phái (hay bạch đạo) và tà phái (hay hắc đạo). Tuy nhiên, trong tác phẩm Kim Dung không hề rơi vào chủ nghĩa công thức: những kẻ mà ông xếp vào hàng tà thường là những chính nhân quân tử, những kẻ mà ông giới thiệu như là chính nhân quân tử là là kẻ chẳng ra gì. Bất kỳ người Trung Quốc nào cũng gọi Minh giáo (tức Bái hỏa giáo) từ Ba Tư truyền sang là tà đạo. Trong Ỷ thiên Đồ long ký, Kim Dung đã chứng minh ngược lại: Minh giáo là một chính giáo, nồng nàn tình cảm yêu nước, xả thân để cứu trăm họ ra khỏi ách thống trị của Mông Cổ. Những Trương Vô Kỵ, Dương Tiêu, Vi Nhất Tiếu, Phạm Dao, Hân Thiên Chính... là những con người quang minh lỗi lạc, hành sự trong sáng, sống rất người. Và chính nghĩa thuộc về họ, chứ không phải thuộc về nhân vật Chu Nguyên Chương, vốn đầy thủ đoạn chính trị, đã cướp công Minh giáo để lên ngôi mở ra nhà Minh. Còn có ai đẹp hơn Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần, chưởng môn phái Hoa Sơn trong Tiếu ngạo giang hồ? Thế nhưng từ cuốn 9 trở đi, Nhạc Bất Quần dần dần hiện nguyên hình là một kẻ độc ác; dùng con gái làm bậc thang để leo lên, giết cả rể, lừa vợ, giết học trò, quyết chiếm được ngôi MInh chủ Ngũ Nhạc phái, tự thiến để trở thành kẻ lại cái. Nguỵ quân tử vẫn nguy hiểm hơn chân tiểu nhân!Những nhân vật chính trong tác phẩm của Kim Dung thường là những con người bao dung, đôn hậu, không hủ nho, câu nệ, không làm bộ làm tịch. Đó là Kiều Phong tự tử ngoài Nhạn Môn quan để mưu cầu hòa bình cho trăm họ Tống-Liêu. Đó là tiểu anh hùng Hồ Phỉ (Phi hồ ngoại truyện) tìm ra kẻ thủ giết cha mà vẫn không xuống tay hạ sát. Đó là Quách Tĩnh (Xạ điêu anh hùng truyện) liều chết để giữ thành Tương Dương, là Thạch Phá Thiên chỉ biết sống thuần phác khôn hề hại ai... Họ chính là mẫu "người hùng" lý tưởng theo nhận thức đạo đức Trung Hoa.Chúng ta không nắm rõ lắm về thân thế Kim Dung. Nhưng truyện của ông thường danh tình cảm cho những con người xuất thân rất tầm thường, những đứa bé mồ côi không cha mẹ hoặc không biết ai là cha mẹ. Lệnh Hồ Xung, Hồ Phỉ, Thạch Phá Thiên, Trương Vô Kỵ, Dương Qua...là những chàng trai, những cậu bé như vậy. Đời đã dạy họ cách sống và vốn sống. Và họ đã thành người, những con người rất trung thực, đạo đức.Kim Dung đặt tên cho những nhân vật mình rất hay. Có những nhân vật mà cái tên biểu hiện đầy đủ tính cách của mình: Nhậm Ngã Hành (chỉ làm theo ý mình), Nhạc Bất Quần (không chơi với ai) nhưng lại có rất nhiều bạn bè. Thông thường, trước mỗi tên nhân vật, tác giả đặt cho một ngoại hiệu. Điều thú vị là loại nhân vật càng xoàng xĩnh thì ngoại hiệu càng "kêu": Đoạn ngạc tam quyền, Đoạt mệnh tam quền, Nhất kiếm chấn Thiên Nam...Nhân vật có ngoại hiệu dài nhất là Giang dương đại đạo vạn lý độc hành thái hoa dâm tặc khoái đao Điền Bá Quang (tướng cưới đường sông biển, tên dâm tặc chuyên hãm hiếp phụ nữ, ngàn dặm đi một mình, đánh đao rất nhanh) và Đả biến thiên hạ vô địch thủ kim diện Phật Miêu Nhân Phượng (đánh khắp thiên hạ không ai địch nổi, Phật mặt vàng). Có ngoại hiệu làm cho người đọc nhận lầm là 3 nhân vậtt khác nhau như Côn Lôn tam thánh Hà Túc Đạo (Ỷ thiên Đồ long ký). Thực sự, "tam thánh" là lời người đời xưng tụng Hà Túc Đạo cầm thánh, kỳ thánh, kiếm thánh chứ không phải là "3 ông thánh". Có những nhân vật thoạt đọc ngoại hiệu cứ tưởng là một người hoá ra 2 như Hoàng Hà Lão Tổ (Lão Đầu Tử và Tổ Thiên Thu sống trên sông Hoàng Hà - Tiếu ngạo giang hồ). Những nhân vật chính, siêu việt thuờng không có ngoại hiệu hoặc ngoại hiệu rất ngắn: Kiều Phong, Hư Trúc, Đoàn Dự, Bắc cái Hồng Thất... Ngay cách đặt tên nhân vật cũng đã nói lên tài năng của Kim Dung. Đây cũng là chỗ giúp người đọc phân biệt truyệt thật của Kim Dung và những nguỵ tác.Truyện của Kim Dung thường có những nhân vật quái dị, mỗi nhân vật mang một phong cách riêng, không giống ai. Đó là Tiêu Tương dạ vũ Mạc Đại tiên sinh (Tiếu ngạo giang hồ), chưởng môn phái Hành Sơn, vẫn ăn mặc rách rưới, giấu thanh kiếmỏng như lá lúa trong cây đàn; là Đoàn Dự, Du Thản Chi (Thiên Long bát bộ) suốt đời si tình, chạy theo nhan sắc; là Vi Tiểu Bảo (Lộc Đỉnh ký) lưu manh nhưng chẳng bao giờ cần che giấu tính lưu manh... Loại nhân vật này tiều biểu cho quan điểm "hoà nhi bất đồng" (có hòa mình vẫn không giống được) của Nho giáo. Những nhân vật của ông sống với cả tính cách, đặc điểm của mình. Họ có thể sống rất tố, cũng có thể rất xấu những mỗi con người như vậy - dù chỉ xuất hiện trong một đọan ngắn ngủi - vẫn để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Điều ấy đã bao nhiều nhà văn làm được.Kim Dung sử dụng phong cách xây dựng nhân vật như một cách đánh lừa độc giả và gây cho độc giả sự thú vị khi được "bị lừa" như vậy. Mở đầu Tiếu ngạo giang hồ là hình ảnh tốt đẹp của Lâm Bình Chi. Sau đó, Lâm Bình Chi bị lâm nạn nhà tan, người chết, phải lưu lạc tha hương. Ai cũng nghĩ Lâm Bình Chi là nhân vật trung tâm, con người chính nân quân tử. Nhưng không! Đọc hết bộ sách chúng ta mới thấy cái rởm đời của Lâm Bình Chi, cái chân thật của Lệnh Hồ Xung. Hạnh phúc thuộc về những con người chân thật. Đọc Hiệp khách hành, ta cứ ngỡ Thạch Phá Thiên là một tên tiểu ma đầu tàn bạo, dâm ác, lừa lọc. Nhưng không, cậu chỉ có một cái tội: giống hệt người anh ruột tàn ác, dâm đãng Thạch Trung Ngọc. Chỉ có đôi mắt trẻ thơ của A Tú mới nhìn ra được chỗ khác biệt tốt đẹp đó, điều mà tất cả mọi người lớn không nhìn ra. Và cuối cùng, Thách Phá Thiên đã tìm ra được pho võ công thượng thặng ẩn trong bài thơ Hiệp khách hành của Thi tiên Lý Bạch, không phải do nghiên cứu được ý nghĩa của bài hành, mà nhờ chỉ nhìn nét viết (vì cậu không biết chữ). Kim Dung muốn chứng mình một điều: cái chân thật, cái dốt nát vẫn thắng được cái cơ tâm, cái hiểu biết rộng rãi nhất. Ai không thú vị với những định đề như vậy?Sẽ rất thiếu sót nếu như chúng ta bỏ quên những nhân vật nữ trong tác phẩm Kim Dung. Tuy mang danh là truyện võ hiệp nhưhng tác phẩm Kim Dung thực chất là những tiều thuyết về tình yêu đôi lứa. Các nhân vật nữ của ông xuất thân trong xã hội phong kiến nhưng sống và yêu rất lãng mạn - tất nhiên trong sự cho phép của lễ giáo Trung Hoa. Đó là nhưng con người biết yêu say đắm và biết xả thân vì người yêu: Nhậm Doanh Doanh - Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ), Triệu Mẫn – Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên Đồ long ký), Viên Tử Y - Hồ Phỉ (Lãnh nguyệt bảo đao), A Tú - Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành), A Châu - Kiều Phong (Thiên Long bát bộ). Tuy nhiên trong mọi tình huống, họ vẫn giữ được tiết sạch giá trong của người phụ nữ phương Đông.Nói như vậy, không có nghĩa là Kim Dung vẫn giữ nhân vật nữ của mình bo bo trong vòng tư duy cổ điển của lễ giáo Trung Hoa. Không, ông đã tạo ra những tình huống có vấn đề: Kỷ Hiểu Phù đã hứa hôn với Hân Lợi Hanh nhưng lại thất thân với Dương Tiêu, sinh ra đứa con gái và đặt tên là Bất Hối (không hối hận) (Ỷ thiên Đồ long ký). Tiểu Long Nữ là sư phụ, đã bị kẻ khác cưỡng dâm nnhưng vẫn yêu say đắm đồ đệ của mình là Dương Qua (Thiền điêu hiệp lữ). Những nhân vật nữ của ông biết đánh kiếm, đánh chưởng, ám khí, ghen tuông, giận hờn, đau xót vì chia ly. Họ có một vẻ đẹp riêng từ ngoại hình đến tâm hồn, rất lý tưởng, nhưng cũng rất thật.Cũng có thể nói Kim Dung là nhà văn lớn phương Đông thế kỷ XX. Về mặt trước tác, tác phẩm của ông đồ sộ hơn bất cứ nhà văn nào khác. Bút pháp của ông lôi cuốn, hấp dẫn người đọc một cách lạ lùng. Và hệ thống kiến thức của ông từ y học đấn địa lý, lịch sử, võ thuật, tâm lý, bệnh học, tôn giáo... hoàn chỉnh một cách vô song. Tiếc thay một nhà văn như vậy là chưa có tên trong những nhà văn được nhận giải Nobel văn học. Nhưng dù gì đi nữa, những nhà văn khác cũng đã học tập được từ Kim Dung nhiều kinh nghiệm tiểu thuyết. Ông xứng đáng là nhà văn bậc thầy của những bậc thầy trong thế kỷ chúng ta.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top