Kieu hoi

Kiều hối năm nay 2009 sẽ đạt khoảng 6,8 tỷ USD

(Dân trí) - Bộ Tài chính dự báo kiều hối năm nay sẽ đạt khoảng 6,8 tỷ USD và phần lớn trong số này sẽ được chuyển về nước trong những tháng cuối năm.

Với mức 6,8 tỷ USD, kiều hối năm này sẽ giảm so với mức 7,2 tỷ USD của năm 2008. Tuy nhiên, mức giảm này không lớn như dự báo.

Các công ty chuyển tiền quốc tế, một số ngân hàng có dịch vụ kiều hối mạnh cho biết, đến những tháng gần đây, lượng kiều hối chuyển về không sụt giảm nhiều so với năm ngoái.

Kiều hối gửi về nước là một trong những nguồn cân đối quan trọng trong cán cân ngoại hối Việt Nam. Mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng bày tỏ lo ngại về mất cân đối trong cán cân ngoại hối.

Theo ông Giàu, các nguôn cân đối ngoại tệ của Việt Nam như xuất khẩu có khả năng giảm 9,9%, FDI cũng giảm mạnh, du lịch cũng bị sụt giảm đáng kể, kiều hối có khả năng giảm 15 - 20%... khiến cho cân đối ngoại hối rất căng thẳng.

Hiện nay, ngoài các nguồn cân đối đã có, Việt Nam đang vay thêm khoảng 2 tỷ USD từ nước ngoài bao gồm 500 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Châu Á, 500 triệu USD của Nhật Bản và khoảng 1 tỷ USD của Ngân hàng Thế giới để bù đắp.

Thông tin giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, các nhà đầu tư tài chính đã đổ vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn. Trong những phiên giao dịch gần đây, vốn FII vào - ra Việt Nam đã ở trạng dương, tức là vốn vào nhiều hơn rút ra.

TS. Vũ Đình Ánh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) đã nhận xét: "Ngân hàng Nhà nước đã rất vững vàng và bản lĩnh trước sức ép từ nhiều phía về đề nghị phải thay đổi tỷ giá USD/VND, phá giá nhẹ tiền đồng...".

Ông Ánh cũng nhận định, sau khi tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ ngày 12/10/2009, tình trạng giữ ngoại tệ của doanh nghiệp phần nào được giải toả và khả năng ngân hàng thương mại đáp ứng ngoại tệ cho doanh nghiệp được nhiều hơn.

Kiều hối và mâu thuẫn của Ngân hàng Thế giới

Kiều hối là một phần hết sức quan trọng trong cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam. Ý nghĩa đặc biệt của nó còn nằm ở chỗ Việt Nam trong nhiều năm gần đây luôn là một nước nhập siêu và vì thế cần nguồn ngoại tệ mạnh để bù vào khoảng trống trong cán cân thương mại.

Báo chí Việt Nam hồi giữa tháng 7 mới đưa tin cho biết lượng kiều hối đổ vào Việt Nam năm nay có thể lên tới khoảng $5.8 tỉ tới $6 tỉ Mỹ kim. So với lượng kiều hối của năm ngoái ($7.2 tỉ) thì kiều hối đổ vào Việt Nam năm nay giảm khoảng 20% .

Hình: Việt Nam là một trong 10 nước nhận nhiều kiều hối nhất thế giới. Nguồn: World Bank

Ngân hàng Thế giới trong một báo cáo hồi giữa tháng 6 nhận xét về khoản kiều hối này như sau:

"Ở các nước Đông Á khác, kiều hối thường do lao động làm việc ở nước ngoài gửi về cho gia đình. Sinh kế của nhiều người lao động như vậy đang gặp rủi ro do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và do đó kiều hối dự báo sẽ bị ảnh hưởng theo. Ở Việt Nam, kiều hối phần nhiều do cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài lâu năm gửi về, những người này tương đối khá giả và hiện nay đang đầu tư về nước, đôi khi gắn với kế hoạch nghỉ hưu của họ. Do vậy dòng kiều hối có thể sẽ giảm ít hơn so với các quốc gia khác trong khu vực."

Thế nhưng cũng theo số liệu của ngân hàng thế giới thì kiều hối đổ vào các nước đang phát triển trong năm 2009 sẽ vào khoảng $304 tỉ Mỹ kim, giảm từ 7% tới 10% so với năm ngoái (báo cáo Migration and Development Brief, July 2009 ). Báo cáo này cũng nhìn nhận:

"Kiều hối không giảm nhiều vì mặc dù luồng lưu chuyển lao động mới đã giảm đi nhưng số lao động di cư từ trước hầu như không bị ảnh hưởng gì từ cuộc khủng hoảng."

Rõ ràng là 2 báo cáo nêu trên của Ngân hàng thế giới có sự mâu thuẫn. Kết hợp với số liệu về kiều hối mà Việt Nam vừa công bố thì:

1. Hai báo cáo này nhận định ngược nhau. Báo cáo số một thì nói "kiều hối thường do lao động làm việc ở nước ngoài gửi về cho gia đình. Sinh kế của nhiều người lao động như vậy đang gặp rủi ro do khủng hoảng kinh tế toàn cầu" trong khi đó báo cáo số 2 thì lại nói "Kiều hối không giảm nhiều vì mặc dù luồng lưu chuyển lao động mới đã giảm đi nhưng số lao động di cư từ trước hầu như không bị ảnh hưởng gì từ cuộc khủng hoảng." Thế mới biết dân nghiên cứu kinh tế đôi khi cũng hay ăn ốc (nói mò) và thi thoảng kiêm luôn nghề thày bói xem voi.

2. Kiều hối vào Việt Nam trong năm 2009 giảm sâu hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới (20% so với từ 7% tới 10%). Sự trênh lệch này có lẽ là một sự bí ẩn khó giải thích?

Kiều hối chuyển về Việt Nam có nguy cơ sụt giảm trong năm 2009

Các công ty chuyển ngân quốc tế đều có mặt tại Việt Nam như Western Union hay Moneygram

Năm 2008, Việt Nam đứng thứ 10 trên thế giới về kiều hối nhận được, với ít nhất 7,2 tỷ đô la. Năm 2009 lượng ngoại tệ ''cho không'' này có thể giảm từ 10% đến 20%. Một trong những nguyên nhân quan trọng là khủng hoảng kinh tế tác động mạnh đến Hoa Kỳ, nguồn kiếu hối chính gởi về Việt Nam. Từ California, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa phân tích về vai trò của

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố vào trung tuần tháng 7/2009, Việt Nam đứng thứ 10 trong số các nước nhận được lượng kiều hối nhiều nhất trên thế giới vào năm 2008. Với tổng tri giá ước lượng là 7,2 tỷ đô la. Mức tăng này được đánh giá là đáng kể so với năm 2007, khi lượng kiều hối gởi về Việt Nam cũng đã rất khả quan, đạt 5,5 tỷ đô la, một khoản tiền mà theo Ngân hàng Thế giới tương đương với 8% GDP của Việt Nam.

Tuy nhiên trong năm 2009 này, tình hình sẽ xấu đi hơn do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động nặng nề đến các nước Âu Mỹ, nơi xuất phát của nguồn kiều hối gởi về các quốc gia đang phát triển. Ngân hàng Thế giới dự báo là tổng trị giá kiều hối nói chung sẽ giảm từ 7% đến 10%, trước khi vươn lên trở lại vào năm 2010 và 2011.

Ngân hàng Thế giới không đưa ra dự báo cụ thể cho Việt Nam, nhưng theo Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam thì tỷ lệ sụt giảm của kiều hối trong năm nay có thể xuống tới 20% so với năm ngoái. Trung tuần tháng 7 vừa qua, theo hãng Reuters, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Trung Ương Việt Nam đã dự đoán là trong năm 2009, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam sẽ chỉ đạt từ 5,8 tỷ đến 6 tỷ đô la.

Dự báo của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam xuất phát từ tình hình thực tế là trong 6 tháng đầu năm nay, lượng kiều hối mà Việt Nam nhận được chỉ là 2,83 tỷ đô la.

Giải thích về nguyên nhân khiến cho kiều hối chuyển về Việt Nam giảm sút, giới quan sát đã nêu bật yếu tố khủng hoảng toàn cầu. Kiều hối nói chung xuất phát từ hai nguồn chính : tiền dành dụm của người Việt Nam trong nước đi xuất khẩu lao động gởi về cho gia đình, và tiền của người Việt định cư ở nước ngoài gởi về giúp đỡ thân nhân trong nước.

Do khủng hoảng kinh tế, nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động Việt Nam đã bắt đầu sa thải nhân viên có sẵn, hay đình chỉ việc thu nhận nhân công mới. Hệ quả là nguồn kiều hối đến từ giới này cạn dần. Theo một ghi nhận của chính bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam vào đầu tháng 9, thì trong 8 tháng đầu năm nay, mới chỉ có hơn 45.000 lao động Việt Nam được gởi ra nước ngoài làm việc, trong lúc chỉ tiêu toàn năm của Nhà nước là xuất khẩu được 90.000 lao động. Trước đó, báo chí Việt Nam liên tục loan tin về những trường hợp công nhân Việt Nam từ Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Cộng Hoà Séc, Slovakia... phải hồi hương vì bị mất công ăn việc làm.

Tuy nhiên, số tiền gởi về nước của các lao động Việt Nam hiện ở nước ngoài chỉ chiếm một phần nhỏ trong số kiều hối gởi về nước. Theo nhật báo Mỹ Wall Street Journal, gần 2 phần ba lượng kiều hối mà Việt Nam nhận được trong thời gian qua đến từ Hoa Kỳ, nơi có một cộng đồng người Việt hải ngoại đông đảo. Kinh tế Hoa Kỳ đang trải qua một giai đoạn khó khăn, nạn thất nghiệp gia tăng, các yếu tố này tất nhiên tác động đến lượng tiền gởi về Việt Nam. Theo Wall Street Journal, chính quyền Mỹ đã ước tính là kiều hối mà cộng đồng người Việt tại Mỹ chuyển về Việt Nam trong năm nay có thể giảm khoảng 10%.

Cho dù sút giảm, nhưng kiều hối vẫn được xem là một nguồn ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam được dự báo sẽ sút giảm mạnh. Chỉ tiêu chính phủ Việt Nam đề ra cho năm 2009 này là 20 tỷ đô la đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép, không bằng 1/3 số liệu của năm ngoái (hơn 66 tỷ đô la).

Trong tình hình như vừa kể, khả năng kiều hối giảm sút trong năm nay không chỉ gây khó khăn cho những gia đình ở Việt Nam là người nhận số tiền này, mà còn có thể ảnh hưởng đến nguồn ngoại tệ mà nền kinh tế Việt Nam đang cần. Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại California đã giải thích rõ hơn về ích lợI và vị trí của kiều hối trong nền kinh tế Việt Nam hiện nayTrọng Nghĩa: Thân chào anh Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa anh, theo các số liệu của Ngân hàng Thế giới thì từ năm 2001 đến nay, lượng kiều hồi gởi về Việt Nam đã tăng thường xuyên, đạt 7,2 tỷ đô la Mỹ trong năm 2008. Nhưng năm 2009 này, cũng theo Ngân Hàng Thế Giới thì lượng tiền này có thể giảm sụt. Trước hết, xin anh cho biết kiều hối là gì và giúp ích gì cho kinh tế Việt Nam ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Có ba cách nhìn vào sự việc Việt Nam vẫn nhận được một nguồn ngoại tệ do thân nhân gửi về cho mà không đòi hoàn lại.

- Thứ nhất, trong quan hệ giữa các nền kinh tế, Việt Nam có thể thu ngoại tệ nhờ ba ngả chính là thứ nhất qua xuất nhập khẩu; thứ hai là do đầu tư từ nước ngoài đổ vào với hy vọng kiếm lời; thứ ba là do người Việt từ bên ngoài gửi về cho gia đình mà không chờ đợi sẽ được hoàn lại, tức là một hình thức kinh tế gọi là "tặng dữ".

- Cách nhìn thứ hai là về các khoản tiền từ ngoài đem vào Việt Nam với tính cách tặng dữ này. Việt Nam được nhiều quốc gia viện trợ, tiền viện trợ ấy có thể là cho không vì mục tiêu nhân đạo nhưng không nhiều; hoặc có thể là cho vay dài hạn và nhẹ lãi, gọi là viện trợ phát triển như ODA - viện trợ chính thức - khi yếu tố cho không này phải tối thiểu là 25%. Người ta tính ra "yếu tố tặng dữ" đó khi so sánh lãi suất rất thấp, thời hạn cho vay rất lâu với sự mất giá của đồng bạc trong thời hạn hoàn trả này. Bây giờ, không phải là một quốc gia mà là cộng đồng người Việt gửi tiền về nhà với mục đích tặng dữ coi như 100%. Trong số này, ta không kể loại tiền bạc người Việt đem về giúp thân nhân mở cơ sở làm ăn, là một hình thức đầu tư từ nước ngoài.

Nói chung trên toàn thế giới thì từ năm 1996 trở về sau, lượng tiền tặng dữ ấy đã vượt qua số tiền viện trợ chính thức của các nước giàu cho các nước nghèo. Cho nên các nước giàu đã quan tâm theo dõi và đặt ra chính sách nâng đỡ vì là tiền viện trợ của tư nhân cho tư nhân thay vì chính phủ phải lấy tiền thuế của dân viện trợ cho xứ khác thì bị ràng buộc rất nhiều.

- Cách nhìn thứ ba là khi ta so sánh với nhiều xứ khác. Đa số các nước trên thế giới mà nhận được tiền gọi là "kiều hối" là do người bản xứ đi lao động ở nước ngoài rồi gửi về cho gia đình. Riêng lực lượng lao động ở nước ngoài của Việt Nam, tại vài nước như Đông Á, Trung Đông hay Đông Âu, thật ra không đông. Khoản tiền họ gửi về không nhiều và suốt năm qua, cuộc sống và việc làm của họ còn bấp bênh, và nhiều người đã bị trả về. Cho nên nguồn tiền gửi về chủ yếu là do cộng đồng người Việt, đa số là dân tỵ nạn đã thụ đắc quốc tịch nước ngoài và sẽ sống vĩnh viễn tại nước ngoài nên không thể gọi họ là "Việt kiều" được.

Trọng Nghĩa: Vị trí của nguồn tiền do người Việt ở nước ngoài gởi về cho thân nhân ở trong nước như thế nào so với các nguồn ngoại tệ khác dồn vào Việt Nam ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Về ngoại thương, Việt Nam đang bị nhập siêu đến hơn 16%, tức là nhập nhiều hơn là xuất cảng, nên bị thiếu hụt ngoại tệ. Trong sáu tháng đầu năm thì hụt mất ba tỷ tư. Tình trạng này đang bào mỏng khối dự trữ ngoại tệ của ViệtNam và gây khó khăn về ngoại hối làm đồng bạc bị sụt giá. Thứ hai, lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào cũng giảm mạnh và số cam kết trong sáu tháng đầu năm chỉ còn chừng 10 tỷ, quy ra cả năm thì được hơn 17 tỷ, chỉ bằng 26% của năm ngoái. Cam kết rồi, nhà đầu tư mới bỏ tiền khởi công sau đó thì tiền giải ngân trong sáu tháng đầu năm mới chỉ có bốn tỷ sáu, quy ra toàn năm thì được tám tỷ là may, so với năm ngoái thì sụt hơn 30%. Thứ ba, Việt Nam có được các nước cam kết viện trợ chừng năm tỷ đô la, nhưng vì ách tắc của mình nên sổ giải ngân nhận được chỉ bằng phân nửa, tức là hơn hai tỷ đô la. Bây giờ, người Việt ở ngoài mà gửi về sáu bảy tỷ đô la như một khoản viện trợ miễn phí, thì đấy là một nguồn lợi đáng kể về kinh tế.

- Nhìn cách khác, khi Việt Nam nói là đã đạt tốc độ tăng trưởng là 7% cho một nền kinh tế có sản lượng chừng 90 tỷ đô la theo cách tính mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế FMI - tức là làm giàu thêm được hơn sáu tỷ đô la - thì sự giàu có phụ trội này xuất phát từ nguồn viện trợ miễn phí của người nước ngoài gửi về cho thân nhân ở nhà!

Trọng Nghĩa: Nhiều người cho rằng lượng kiều hối chính thức thống kê được thấp hơn so với thực tế. Nhận xét này có đúng không ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Đúng như vậy. Số liệu ước lượng cho năm ngoái có thể đã lên tới tám tỷ đô la chứ không phải bảy tỷ hai như Ngân hàng Thế giới mới công bố hôm 13 tháng Bảy. Thứ nữa, đấy là những khoản tiền gửi chính thức qua nhiều ngả khác nhau có được bút ghi hẳn hoi, chứ ta không quên nhiều cách chuyển khác qua ngả không chính thức và càng không quên là hàng năm, mấy trăm ngàn người từ bên ngoài về thăm nhà cũng trực tiếp đem tiền làm quà cho thân nhân, giả dụ như mỗi người chừng ngàn đô la chia cho cả đại gia đình. Những số tiền ấy tất không được ghi trong sổ sách ngân hàng hay thống kê nhà nước, cho nên số tiền tặng dữ này thật ra rất cao, năm ngoái thì xấp xỉ 10 tỷ chứ không ít và tối thiểu cũng hơn 10% Tổng sản lượng Nội địa PIB hay GDP.

Trọng Nghĩa: Xin anh nói về xuất xứ của nguồn tiền đó. Nơi nào gửi tiền về nhiều nhất, có phải là Hoa Kỳ không ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Theo số ước lượng của các ngân hàng hay công ty chuyển tiền chính thức thì từ 75 đến 80% số tặng dữ xuất phát từ cộng đồng người Việt tại Mỹ. Người Việt tại Mỹ có dân số gần hai triệu, bằng hai phần ba dân số người Việt ở nước ngoài, họ lại có lợi tức trung bình ngang ngửa với người Mỹ da trắng và như vậy là khá cao so với người Việt nơi khác. Trong thành phần người Việt tại Mỹ thì có lẽ dân Việt ở California - tiểu bang có mật độ cao nhất - gửi về bằng gần 80% số tiền từ Mỹ gửi về, là hơn 60% tổng số tặng dữ gửi từ nước ngoài về.

- Cũng nói về xuất xứ, đa số lượng tiền tặng dữ không gửi qua hệ thống ngân hàng mà qua các hãng chuyển tiền quốc tế, tư nhân gốc Việt hay đường dây riêng nên thường cao hơn con số chính thức. Thành phần lao động ở nước ngoài có thể vẫn gửi qua hệ thống ngân hàng và bị kiểm soát kỹ từ gốc, chứ các thành phần kia thì không mấy tin vào ngân hàng trong nước nên tìm ngả nhanh gọn, kín đáo và đáng tin hơn, chưa kể là hoa hồng còn rẻ hơn.

Trọng Nghĩa: Số tiền viện trợ ấy tất nhiên có ích cho nền kinh tế và xã hội, nhưng một cách cụ thể thì ích lợi như thế nào?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ta không quên Việt Nam vẫn là một nước nghèo, có những địa phương chậm phát triển, và nói chung còn thiếu nhiều dịch vụ an sinh, y tế hay xã hội. Về mặt xã hội đó, ta cũng cần phân biệt là tiền của giới lao động ở nước ngoài gửi về có thể ít hơn mà phân tán rộng hơn tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, trong khi tặng dữ nhiều gấp bội của người Việt hải ngoại lại tập trung vào các tỉnh miền Nam và các thành phố lớn. Hiện tượng ấy có góp phần đào sâu hơn nữa dị biệt về lợi tức của từng vùng là một việc ta cần nghiên cứu thêm. Bây giờ, khi dân trong nước bị sụt lương, thất nghiệp hoặc đau ốm, lao động ở nước ngoài lại mất việc hoặc bị trả về thì nguồn tiền của cộng đồng ở hải ngoại mới là sự cấp cứu nhanh gọn và cấp thiết nhất.

Trọng Nghĩa: Ttrong hoàn cảnh khó khăn kinh tế hiện nay trên toàn thế giới, lượng kiều hối gởi về Việt Nam chắc chắn sẽ giảm sút, mức giảm có thể là bao nhiêu ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ta khó biết trước được con số của năm 2009, nhưng cứ theo tình hình kinh tế sa sút của các nước xuất xứ như Mỹ, Âu hay Úc hay Canada và hoàn cảnh khó khăn của người Việt tại đó thì lượng tiền tặng dữ có thể giảm ít ra phân nửa. Riêng tại Mỹ thì tính đến nay đã giảm chừng 40% so với cả năm ngoái. Nếu tổng cộng được năm tỷ đô la là mừng vì kinh tế của các xứ này, nhất là tại Mỹ, phải hồi phục trước thì năm sáu tháng sau cộng đồng người Việt tại đấy mới dễ thở, kiếm ra việc làm để rồi tiếp tục gửi tiền về cho thân nhân. Vì vậy, từ nay đến cuối năm, tiền tặng dữ qua ngả chính thức sẽ còn giảm, nhưng đấy chưa là vấn đề.

Trọng Nghĩa: Thế vấn đề là gì ?Phải chăng vì nhà nước Việt Nam định giá đồng bạc quá thấp cho hàng rẻ để dễ xuất khẩu nên người ở nhà nhận đối giá tiền Việt quá ít làm cho người ta ngần ngại trong vấn đề gởi tiền về Việt Nam ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ tỷ giá đồng bạc chỉ là vấn đề nhỏ thôi vì đô la Mỹ vẫn còn lên giá. Vấn đề nó nằm ở chỗ luồng tư bản biết chảy ngược và xuôi - chảy vào rồi chảy ra.

- Một thí dụ là khi gửi tiền về nhà, ở ngoài phải trả hoa hồng chừng 1%, từ Việt Nam gửi ra thì mất 5% trị giá số tiền gửi. Điều ấy cho thấy là vẫn có người gửi tiền ra ngoài. Họ là ai? Tất nhiên không là bà con vất vả của những người có từ tâm ở hải ngoại gửi tiền về. Họ là đại gia có tiền. Ta cần thấy nhiều trường hợp mà tiền gửi về nhà chỉ được bút ghi trong sổ mà vẫn nằm ở ngoài vì cơ sở trung gian không bỏ tiền ấy vào cặp đem về đưa người thừa hưởng ở nhà. Trong khi đó, đối tác ở nhà của cơ sở trung gian lại nhận tiền của ai khác để trao lại cho người thừa hưởng. Vì thế, nghiệp vụ chuyển tiền có hai chiều, tiền gửi về nhà cũng là cơ hội cho người ở nhà chuyển tiền ra ngoài! Ở nhà, người nhận và người gửi tiền ra ngoài là hai thành phần khác nhau. Con số bảy tám tỷ gửi về có thể là tặng dữ cho nhiều gia đình đỡ khổ, nhưng đối giá của nó lại là tiền mà kinh tế học gọi là "tẩu tán tư bản" hay "fuite des capitaux", là tiền được rút chạy khỏi Việt Nam. Bây giờ, khi kinh tế bên ngoài sa sút, một số gia đình ở nhà có thể bị lao đao chứ người có chức có quyền, tức là có tiền, thì vẫn không thiếu cách đem tiền ra ngoài, có khi gọi đó là đầu tư! Nhìn lại thì nếu sản lượng kinh tế Việt Nam có gia tăng 6-7% mà lại chỉ bằng với số tiền tặng dữ từ ngoài gửi về thì ta thấy ra một lượng thất thoát tư bản cũng ở khoảng đó. Và đấy mới là vấn đề!

Kiều hối 2007 đạt 5,5 tỷ USD

Sáng nay, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, lượng kiều hối năm 2007 đạt mức 5,5 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với năm 2006.

> Vốn kiều bào đầu tư về nước 2007 tăng 8 lần

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Quyền Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, con số trên chứng tỏ việc kinh doanh hiệu quả và có uy tín của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, lực lượng lao động xuất khẩu cũng góp phần không nhỏ trong số 5,5 tỷ USD.

Chiếm quá nửa trong lượng kiều hối năm 2007 là đóng góp của các doanh nhân người Việt đang sinh sống và làm việc ở các quốc gia Đông Âu như Liên bang Nga, Ucraina, Ba Lan...

Về các dự án đầu tư của Việt kiều, tính đến hết năm 2007, có khoảng 3.000 dự án, tương đương 2 tỷ USD. Tuy nhiên, các dự án của bà con Việt kiều chỉ ở mức vừa và nhỏ.

"Thực tế, chúng ta vẫn chưa có những kiều bào là tỷ phú. Về chính sách, nhà nước vẫn luôn cố gắng đáp ứng nhưng nhiều dự án lớn của nhà đầu tư Việt kiều chưa có tính khả thi cao", ông Sơn cho biết.

2006: Kiều hối đạt gần 7 tỷ USD Thứ hai, 19/11/2007, 12:57 GMT+7

Tờ New York Times của Mỹ vừa đưa ra con số thống kê, số tiền người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước trong năm 2006 là 6,82 tỷ USD, đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á.

Dẫn đầu ở khu vực này là Philippines, với 14,8 tỷ USD.

Lượng kiều hối đổ về Việt Nam tương đương với 11,21% GDP và tính trung bình mỗi người Việt Nam ở nước ngoài gửi về 3.398 USD.

Tính chung ở châu Á, Việt Nam đứng thứ tư về số tiền gửi sau Ấn Độ (24,50 tỷ USD), Trung Quốc (21,07 tỷ USD) và Philippines. Từ nhiều năm qua, tiền gửi từ nước ngoài vẫn là một nguồn ngoại tệ quan trọng trong nền kinh tế đất nước

Kiều hối là sự di chuyển tiền bạc từ những người đang lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương.

Tại một số nước đang phát triển, số tiền được đưa vào từ kiều hối có thể đứng hàng cao thứ nhì trong các nguồn thu nhập, cao hơn cả viện trợ quốc tế. Số kiều hối hàng năm trên thế giới được ước tính từ 250 tỷ USD của Ngân hàng Thế giới và các Ngân hàng Trung ương đến 401 tỷ của IFAD.

[sửa] Việt Nam

Kiều hối của Việt Nam qua một số năm:(đơn vị USD)

• Năm 1991 có 35 triệu

• Năm 1992 có 136,6 triệu

• Năm 1993 có 141 triệu

• Năm 1994 có 249,5 triệu

• Năm 1995 có 285 triệu

• Nnăm 1996 có 469 triệu

• Năm 1997 có 400 triệu

• Năm 1998 có 950 triệu

• Năm 1999 có 1.200 triệu

• Năm 2000 có 1.757 triệu

• Năm 2001 có 1.820 triệu

• Năm 2002 có 2.200 triệu

• Năm 2003 có 2.600 triệu

• Uớc năm 2004 sẽ vượt 3.000 triệu

Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Bởi vì ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị, quảng cáo...

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ta được lợi về thuế, giải quyết được công ăn việc làm, tiếp thu công nghệ tiên tiến, học được kinh nghiệm quản lý... nhưng vốn là của nhà tư bản nước ngoài, lãi họ hưởng, nếu họ không xuất khẩu thì còn cạnh tranh với hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng rất quý, nhưng hơn 90% là vốn vay, dù được vay trong thời gian dài, lãi suất thấp, lại có thời gian ân hạn, nhưng việc giải ngân không đơn giản, hơn nữa nếu sử dụng không hiệu quả thì vay mới sẽ cũng chỉ để trả nợ cũ và không chỉ để lại gánh nặng nợ nần cho con cháu mà ngay từ bây giờ đã phải trả những khoản lãi của những khoản nợ đầu tiên...

Kiều hối còn là một nguồn lực lớn và gần như tăng liên tục trong thời gian qua (năm 1991 có 35 triệu USD, năm 1992 có 136,6 triệu, năm 1993 có 141 triệu, năm 1994 có 249,5 triệu, năm 1995 có 285 triệu, năm 1996 có 469 triệu, năm 1997 có 400 triệu, năm 1998 có 950 triệu, năm 1999 có 1.200 triệu, năm 2000 có 1.757 triệu, năm 2001 có 1.820 triệu, năm 2002 có 2.200 triệu, năm 2003 có 2.600 triệu, ước năm 2004 sẽ vượt 3.000 triệu USD, gấp 85,7 lần năm 1991, tăng tới 40,8%/năm - một tốc độ tăng gần như không có chỉ tiêu nào đạt được trong thời gian tương ứng). Tổng cộng trong 14 năm qua đã có 15 tỉ 243 triệu USD, bằng 59% tổng vốn FDI thực hiện và lớn hơn cả tổng số vốn ODA giải ngân từ 1993 đến nay.

Quan trọng hơn, nguồn kiều hối còn là tình cảm sâu nặng của bà con Việt kiều đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài đối với thân nhân và quê hương, đất nước. Điều đó còn chứng tỏ chính sách của Đảng và Nhà nước cởi mở thông thoáng khuyến khích và tạo điều kiện cho kiều bào ở nước ngoài gửi tiền về giúp gia đình; tạo điều kiện bảo đảm an toàn cho số tiền này; người thân được nhận bằng ngoại tệ không hạn chế,...

Nguồn kiều hối này cộng với các nguồn ngoại tệ khác còn góp phần cải thiện cán cân tổng thể, góp phần ổn định giá USD trong mấy năm gần đây.

Bởi vậy cần tạo điều kiện để nguồn lực quý này gia tăng hơn nữa.

Kiều hối năm 2008 đạt 8 tỷ USD

Trong tình hình kinh tế thế giới suy thoái, lượng tiền cộng đồng người Việt ở nước ngoài chuyển về vẫn tăng hơn 19% so với năm 2007.

> Dội bom khuyến mãi mời chào kiều hối về nước

8 tỷ USD là con số được Ủy ban người VN ở nước ngoài công bố trong buổi gặp gỡ báo chí sáng 6/1. So với năm 2007, lượng kiều hối tăng 1,3 tỷ USD. Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban người VN ở nước ngoài, tuy đây mới chỉ là con số ước tính (giữa năm 2009 mới có tính toán chính xác) nhưng cũng đã rất bất ngờ.

"Trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái, lượng tiền mỗi người gửi về có thể không nhiều hơn nhưng số người gửi đã tăng lên đang kể", ông Dũng giải thích.

Cũng theo ông Dũng, lượng kiều hối trong những năm vừa qua luôn duy trì đà tăng, năm sau nhiều hơn năm trước.

Kiều hối: Nguồn lực "kép" cho nền kinh tế

12/27/2004 - Việt Nam đổi mới

Để tăng trưởng kinh tế cao thì vốn đầu tư là yếu tố vật chất có tính quyết định. Trong các nguồn lực thì kiều hối là kênh ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không có một kênh thu hút nào có thể sánh nổi.

Xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng hoá, tốn chi phí để vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu bị kiện bán phá giá của nước ngoài, lại còn chi phí tiếp thị, quảng cáo... Đó là chưa kể còn phải tốn một lượng ngoại tệ không nhỏ, thậm chí còn nhiều hơn (nhập siêu) để nhập nguyên nhiên vật liệu để sản xuất và tiêu dùng.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì vốn là của nhà tư bản nước ngoài, vốn họ thu hồi, lãi họ hưởng, nếu họ không xuất khẩu được thì còn cạnh tranh với hàng hoá cùng loại sản xuất trong nước (tất nhiên ta có lợi nhờ thu được thuế, giải quyết được việc làm, tiếp thu được khoa học- công nghệ, học tập được kinh nghiệm quản lý, nâng cao tay nghề...).

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng rất quý, vừa được vay trong thời gian dài, vừa có lãi suất thấp, lại có thời gian ân hạn tới 10 năm và có một phần (khoảng 10%) là viện trợ không hoàn lại, nhưng việc giải ngân không đơn giản, phần lớn vẫn là vốn vay, đặc biệt nếu sử dụng không hiệu quả thì vay mới sẽ cũng chỉ để trả nợ cũ và không chỉ để lại gánh nặng nợ nần cho con cháu mà ngay từ bây giờ đã phải trả những khoản lãi của những khoản nợ đầu tiên.

Kiều hối còn là một nguồn lực lớn và gần như tăng nhanh, tăng liên tục trong thời gian qua: năm 2004 nhiều gấp 85,7 lần năm 1991, tăng tới 40,8%/năm- một tốc độ tăng gần như không có chỉ tiêu nào đạt được trong thời gian tương ứng. Tổng cộng trong 14 năm qua đã có 15.243 triệu USD, bằng khoảng 59% tổng vốn FDI thực hiện tính từ năm 1988 và lớn hơn cả tổng số vốn ODA được giải ngân từ 1993 đến nay.

Quan trọng hơn, nguồn kiều hối là tình cảm sâu nặng của bà con Việt kiều đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài đối với thân nhân và quê hương, đất nước.

Nguồn kiều hối này cộng với các nguồn ngoại tệ khác thu được từ các kênh khác (xã hội, FDI, ODA, lao động xuất khẩu, du lịch...) đã góp phần cải thiện cán cân tổng thể của nước nhà, mặc dù nhập siêu mấy năm nay khá lớn (năm 1999 mới có 201 triệu USD, năm 2000 là 1.154 triệu, năm 2001 là 1.189 triệu, năm 2002 là 3.039 triệu, năm 2003 là 5.051 triệu, 11 tháng đầu năm 2004 là 4.461 triệu).

Đây cũng là yếu tố góp phần làm cho giá USD trong mấy năm gần đây tương đối ổn định (năm 1991 còn tăng tới 103,1%, năm 1992 giảm 25,8%, năm 1993 tăng 0,3%, năm 1994 tăng 1,7%, năm 1995 giảm 0,6%, năm 1996 tăng 1,2%, năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%, năm 1999 tăng 1,1%, năm 2000 tăng 3,4%, năm 2001 tăng 3,8%, năm 2002 tăng 2,1%, năm 2003 tăng 2,2%). Tháng 12/2003 so với tháng 12/1990, tỷ giá tăng 119,1%, bình quân tăng 6,2%/năm, thấp hơn nhiều so với giá tiêu dùng (tăng 229,1% hay bình quân 9,8%/năm trong thời gian tương ứng).

Đạt được quy mô lớn và gia tăng về kiều hối như trên là nhờ chính sách thông thoáng của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực này. Trước hết là chính sách tạo điều kiện cho người Việt Nam được đoàn tụ với gia định đang định cư ở nước ngoài nếu được gia đình bảo lãnh, cho Việt kiều về nước thăm thân nhân, thăm quê hương, đất nước (ngoài mục đích du lịch, công việc hoặc mục đích khác, lượng Việt kiều về thăm thân nhân qua các năm có quy mô khá: năm 1996 có 274 nghìn lượt người, năm 1997 có 372 nghìn, năm 1998 có 301 nghìn, năm 1999 có 337 nghìn, năm 2000 có 400 nghìn, năm 2001 có 390 nghìn, năm 2002 có 425 nghìn, năm 2003 có 375 nghìn, 11 tháng năm 2004 có trên 421 nghìn).

Lượng kiều hối gửi về nước hoàn toàn do người gửi lựa chọn hình thức, lựa chọn đơn vị là dịch vụ nhận gửi, không hạn chế số tiền (trừ việc mang theo người nếu vượt quá 3.000 USD phải khai báo để thống kê); người nhận được trực tiếp nhận bằng ngoại tệ, không bị ép buộc phải đổi ra VND- một sự khuyến khích thông thoáng hiếm có so với nhiều nước trên thế giới.

Việc sử dụng lượng kiều hối này cũng hoàn toàn do những người nhận quyết định, trong đó Nhà nước khuyến khích việc dành cho đầu tư. Những đơn vị làm dịch vụ nhận chuyển kiều hối bảo đảm ngày một an toàn, tiện lợi, nhanh chóng, với chi phí ngày một giảm.

Hiện có hơn 2 triệu Việt kiều ở nước ngoài, chủ yếu lại ở các nước có nền kinh tế phát triển, có thu nhập cao và hầu hết bà con các thế hệ vẫn giữ được truyền thống yêu quê hương, đất nước. Vì vậy cần có chính sách để phát triển hơn nữa đất nước, đồng thời làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để các thế hệ Việt kiều trở về thăm quê hương và chuyển tiền về giúp đỡ cho thân nhân, xây dựng quê hương đất nước.

Minh bạch hóa kiều hối về Việt Nam

Kiều hồi "chảy" về VN trong những năm gần đây đang tăng mạnh. Tính riêng trong 14 năm (từ 1991-2004) đã có 15 tỉ 243 triệu USD, bằng 59% tổng vốn FDI thực hiện và lớn hơn cả tổng số vốn ODA giải ngân của giai đoạn 1993-2004.

Thiếu thông tin, kiều bào sẽ e ngại !

Cùng với chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư về quê hương của Đảng và Nhà nước dành cho Việt kiều, một lượng lớn kiều hối đang đổ vào thị trường bất động sản, chứng khoán, dự án đầu tư kinh doanh.... Các chuyên gia tài chính đánh giá, đây làkênh dẫn vốn chính thống với khối lượng lớn và hấp dẫn cho các dự án đầu tư lớn tại VN.Nhất là khi chính sách thuế của Nhà nước đã có những miễn trừ cho các hoạt động chuyển kiều hối về nước.

Theo Cục Cục quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), hiện có gần 500.000 người Việt đang sống và làm việc tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là lực lượng chủ lực làm tăng lượng kiều hối gửi về VN. Nguồn tiền này được đầu tư như thế nào, "con đường" di chuyển ra sao, ý nghĩa, hiệu quả mà nó đem lại cho những gia đình có thân thân gửi về.... là những đòi hỏi chính đáng của các nhà đầu tư, của hàng vạn kiều bào xa xứ.

Cần một kênh thông tin minh bạch

Trước những đòi hỏi chính đáng của kiều bào về minh bạch hóa lượng kiều hối chuyển về VN, đồng thời tuyên tuyền, phổ biến các chính sách ưu đãi của Nhà nước với kiều bào hay những thủ tục gửi và nhận kiều hối, một kênh thông tin chuyên biệt mang tên "Kiều hối Việt kết nối quê hương" đã chính thức phát sóng trên kênh truyền hình đối ngoại, VTV4 - Đài truyền hình VN.

Đại diện nhóm sản xuất chương trình cho biết, giai đoạn đầu, chương trình phát sóng 1 tuần 1 lần với nội dung chủ yếu là các thông tin tổng quát về lượng kiều hối chuyển về VN trong tuần, các chính sách liên quan đến kiều hối, xu hướng sử dụng kiều hối, các chương trình khuyến mại, phóng sự, phỏng vấn, trò chuyện. Đặc biệt là các dự án đầu tư hiệu quả từ nguồn kiều hối gửi về ....Trong tương lai, sẽ có hẳn một kênh truyền hình chuyên biệt về tài chính kiều hối. Vị đại diện này nói.

Nằm trong khung giờ vàng: 20h20' các ngày thứ hai hàng tuần, chương trình "Kiều hối Việt kết nối quê hương" kéo dài 15 phút với 4 phần: Tin tức trong tuần; Câu chuyện kiều hối; Nhịp cầu giao thương và Hỏi đáp. Nhóm thực hiện chương trình tiết lộ, sẽ có nhiều dạng phóng sự, phỏng vấn về tính hiệu quả của các dự án lớn đang sử dụng vốn đầu tư từ kiều hối. Thông qua đó, các nhà đầu tư sẽ nắm bắt được thông tin về tình trạng sử dụng kiều hối của mình tại quê hương.

Ngoài ra, những câu chuyện thật của các gia đình, thân nhân có người nhà ở nước ngoài gửi tiền về, họ đã sử dụng vào những việc gì, hiệu quả ra sao cũng sẽ được nhóm sản xuất khai thác qua chuyên mục: "Mỗi gia đình một câu chuyện".

Qua khảo sát, đa số kiều bào tỏ ra vui mừng khi biết chương trình đã chính thức lên sóng. Đây là mong ước từ hàng chục năm nay của cộng đồng người Việt ở xa Tổ quốc. Họ khẳng định, từ những thông tin bổ ích có được ở chương trình, họ cảm thấy yên tâm hơn khi đầu tư về quê hương. Ngoài ra, những kiều bào xa nhà cũng cảm thấy gần gũi hơn với thân nhân, gia đình khi hàng ngày được mắt thấy, tai nghe về những đóng góp của mình cho gia đình, người thân tại quê hương.

Phát sóng đều đặn hàng tuần như một chương trình chuyên đề và được phát lại 3 lần vào khung giờ vàng tại các khu vực khác nhau trên thế giới, chương trình hứa hẹn sẽ làm tăng đột biến lượng kiều hối chuyển về VN trong thời gian tới

6,283 tỉ USD kiều hối trong năm 2009

(VOV) - Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31/12/2009 kiều hối chuyển về đạt 6,283 tỉ USD, giảm 12,8% so với năm 2008.

Riêng tại TP.HCM, kiều hối năm 2009 đạt 3,2 tỉ USD. Như vậy, kiều hối đã không giảm mạnh do suy thoái kinh tế như dự báo trước đó.

Theo đó, Vietcombank chi trả đạt 1,3 tỉ USD so với 1,4 tỉ USD của năm trước. Tại Công ty kiều hối Sacomrex (Sacombank), lượng kiều hối tăng 10% so với năm 2008, đạt 850 triệu USD. Công ty kiều hối Đông Á đến cuối tháng 12 đạt 1 tỉ USD, giảm 15% so với năm 2008. Ông Trịnh Hoài Nam - phó giám đốc Công ty kiều hối Đông Á - cho biết kinh tế thế giới khởi sắc lại từ cuối quý 3/2009 nên kiều hối cũng tăng dần, đặc biệt tăng mạnh trong tháng 12/2009

Nỗi lo kiều hối

(Chinhphu.vn) - Có một sự thật là suy giảm kinh tế toàn cầu trong hai năm qua đã làm giảm lượng kiều hối của các nước đang phát triển, vì suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu lao động nhập khẩu.

Ảnh minh họa

Kiều hối chưa giảm mạnh đến mức như nhiều người lo ngại khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái còn thay đổi và chưa có một làn sóng di tản trên quy mô lớn của lao động di cư.

Kiều hối giảm sút

Tuy nhiên, do tỷ lệ thất nghiệp sẽ vẫn cao ở các thị trường lao động chính và nguy cơ sự phục hồi kinh tế toàn cầu bị chững lại khi chính phủ các nước thu hồi các biện pháp kích thích, dòng kiều hối sẽ tiếp tục chịu thêm áp lực.

Với lao động ở nước ngoài mỗi năm gửi về nước trên 300 tỷ USD, đây là một nguồn tài chính quan trọng đối với các nước đang phát triển. Tiền do người thân đang làm việc ở nước ngoài gửi về thường là nguồn thu nhập quan trọng của gia đình, hỗ trợ việc tiêu dùng cá nhân và đầu tư vào nhà cửa.

Cho đến nay, Trung Quốc và Ấn Độ là nước có lượng kiều hối lớn nhất về giá trị tuyệt đối, nhưng tương đối nhỏ nếu so với GDP (tương đương 1% và 4% GDP).

Tuy nhiên, đối với các nền kinh tế nhỏ thì kiều hối có thể rất quan trọng. Theo các nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2008, dòng kiều hối tương đương 50% GDP của Tajikistan, 38% GDP của Tonga và 31% GDP của Moldova.

Kiều hối từ Mỹ là một nguồn quan trọng đối với các nền kinh tế Mỹ Latinh và Carribe. Bắc Phi, Đông Âu và Trung Á thì dựa vào nguồn kiều hối từ EU và Nga. Nam và Đông Nam Á có nguồn kiều hối từ Mỹ, châu Âu, vùng Vịnh và các nước giầu của châu Á như Singapore, Nhật Bản.

Chưa thể phục hồi ngay

Không có gì là ngạc nhiên khi chính phủ và lao động của các nhiều nước đang phát triển theo dõi suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2008-2009 với sự sợ hãi, lo ngại tác động của nó đối với dòng kiều hối.

Lao động di cư là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong lực lượng lao động. Họ thường làm việc trong những lĩnh vực không chính thức, có ít hoặc không có sự bảo vệ về pháp lý và dễ dàng bị sa thải khi tình hình kinh tế xấu đi.

Cũng có quá nhiều lao động di cư làm việc trong các lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất trong cuộc suy thoái kinh tế, như lĩnh vực xây dựng. Sự đổ vỡ của thị trường bất động sản ở nhiều nước làm nhiều công nhân xây dựng thất nghiệp.

Gần đây các nhà kinh tế của WB đã nghiên cứu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với kiều hối. Theo đó, dòng kiều hối của các nước đang phát triển trong năm 2009 giảm 6,1% xuống còn 317 tỷ USD.

Sự suy giảm này không quá xấu như lo ngại ban đầu, nhưng có một sự thay đổi lớn giữa các nước tiếp nhận. Tajikistan, nước phụ thuộc nhất vào kliều hối, lượng kiều hối đã giảm 35% trong 9 tháng đầu năm 2009. đa số lao động di cư của nước này làm việc ở Nga hay Kazakhstan. Các nước Đông Âu, Armenia, Gruzia và Moldova cũng chịu cảnh lượng kiều hối giảm mạnh.

Suy thoái kinh tế của Mỹ cũng làm cho lượng kiều hối của các nước Mỹ Latinh và Caribe giảm. Đến tháng 12/2009, kiều hối của El Salvador đã giảm 15 tháng liên tiếp, tính chung cả năm 2009 giảm 8,5%. Kiều hối của Honduras trong năm 2009 giảm 12,5%. Mexico, nước nhận kiều hối lớn thứ 3 thế giới, trong năm tính đến tháng 1/2010 lượng kiều hối giảm 16%.

Tuy nhiên, tổng kiều hối của các nước châu Á và khu vực tiểu Sahara châu Phi trong năm 2009 lại giảm rất ít. Kiều hối trong 7 tháng đầu tiên của năm tài chính hiện nay của Pakistan tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5,2 tỷ USD. Kiều hối của Bangladesh trong 7 tháng tính đến tháng 1/2010 cũng tăng 21%, đạt 6,5 tỷ USD. Kiều hối của Philippines, lớn cả về giá trị tuyệt đối (17 tỷ USD) và tương đối khi so với GDP (11%) trong năm 2009 vẫn tăng 5,6%.

Yếu tố ảnh lớn nhất tác động đến dòng kiều hối đó là tình hình sức khoẻ của nền kinh tế tiếp nhận lao động. Tình hình kinh tế đang phục hồi sẽ có tác động tích cực đến dòng kiều hối. Tuy nhiên, sự phục hồi của kinh tế toàn cầu vẫn dựa nhiều vào chính sách kích thích.

Trong năm 2010, tác dụng của các gói kích thích sẽ giảm dần đi và do tình hình tài chính công xấu đi, nhiều nước sẽ phải cắt giảm chi tiêu công. Điều này có thể dẫn đến kinh tế có nguy cơ rơi trở lại suy giảm và tác động đến dòng kiều hối./.

Khủng hoảng tín dụng và kiều hối

Mark Doyle

Phóng viên về các vấn đề phát triển quốc tế của BBC

Lượng tiền mặt mà các cộng đồng dân cư từ các nước đang phát triển sinh sống tại các nước giàu gửi về nhà là rất quan trọng.

Kế hoạch thăm Hoa Kỳ của Tổng thống Somalia, nơi bị chiến tranh tàn phá, vào cuối tháng này cho thấy rõ tầm quan trọng của kiều hối.

Hàng chục ngàn người tị nạn Somalia đã định cư ở nước ngoài trong những năm gần đây, và số tiền họ gửi về nhà là hết sức cần thiết cho nền kinh tế.

Điều này cũng cho thấy mức độ gia tăng đáng kể của kiều hối gửi về các nước đang phát triển trong những năm gần đây - mặc dù xu hướng này chịu nhiều ảnh hưởng tại một số nước vì cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu.

Trong một số trường hợp, kiều hối của các di dân gửi về có thể vượt xa mức viện trợ phát triển chính thức hay đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bức tranh

Các phân tích gần đây cho thấy Ấn Độ là nước nhận kiều hối lớn nhất. Năm ngoái, các công dân Ấn Độ trên toàn cầu gửi về nước khoảng 45 tỉ USD.

Sau Ấn Độ là Trung Quốc và Mexico, nếu xét về tổng mức tiền họ nhận được.

Các nước nhỏ hơn nhận được ít tiền hơn từ các di dân làm việc ở nước ngoài, nhưng tác động của kiều hối lại lớn hơn và đôi khi là tối quan trọng đối với két bạc của họ.

Kinh tế gia từ Ngân hàng Thế giới, ông Dilip Ratha nói tại trung Á, Tajikistan dẫn đầu vào năm ngoái, với 45% kinh tế địa phương là do kiều hối hỗ trợ.

Nước nhỏ ở Đông Âu là Moldova có gần 40% dòng tiền mặt là kiều hối, và Lesotho ở nam Phi nhận gần 30%.

Các nghiên cứu gần đây, kể cả khảo sát của BBC về di dân, cho thấy cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu đã tác động đến dòng kiều hối gửi về các nước như Mexico hay Moldova.

Tuy nhiên, kiều hối về Nam và Đông Nam Á lại vẫn tiếp tục gia tăng.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào cuối tháng 12/2008, lượng kiều hối gửi về VN năm ngoái là khoảng 8 tỉ USD, tăng 2.5 tỉ USD so với năm 2007

Kiều hối: Thiếu vẫn thiếu, thừa vẫn thừa

"...Ngoài nguyên nhân tỷ giá thấp, việc nhiều người dân không muốn bán USD cho NH còn là do khi họ cần mua ngoại tệ phục vụ các nhu cầu chính đáng như du học, du lịch, khám chữa bệnh ở nước ngoài thì thường không được NH đáp ứng, hoặc nếu có thì với số lượng rất ít và thủ tục phiền phức".

Thiếu trong ngân hàng

Ở Việt Nam, kiều hối phần nhiều do cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài lâu năm gửi về, những người này tương đối khá giả và hiện nay đang đầu tư về nước, đôi khi gắn với kế hoạch nghỉ hưu của họ. Đó là lý do khiến nhiều chuyên gia nhận định, kiều hối năm nay không giảm nhiều. Nói như thế bởi luồng lưu chuyển lao động mới dù đã giảm, nhưng số lao động di cư từ trước hầu như không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng.

Lãi suất huy động USD được các ngân hàng điều chỉnh tăng với biên độ khá rộng - Ảnh Quý Hòa

Hiện nay, kiều hối là một phần hết sức quan trọng trong cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam. Ý nghĩa đặc biệt của nó còn thể hiện ở chỗ Việt Nam trong nhiều năm gần đây luôn là một nước nhập siêu, và vì thế cần nguồn ngoại tệ mạnh để bù vào khoảng trống trong cán cân thương mại. Thế nhưng, một nghịch lý kéo dài là phần lớn khách hàng nhận kiều hối qua NH đã không bán lại cho NH.

Số ngoại tệ này được nhiều người dân cất giữ, hoặc đơn giản hơn là bán ra thị trường tự do thông qua hệ thống các cửa hàng vàng. Làm như vậy không chỉ thuận tiện, mà điều đáng nói là tỷ giá luôn cao hơn ở NH. Thực tế này không chỉ gây mất cân đối cung cầu ngoại tệ, làm gia tăng nạn buôn lậu, mà còn gây sức ép lên sự ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này cũng giải thích vì sao thời gian qua, các NH liên tục tăng lãi suất tiền gửi bằng USD nhằm thu hút ngoại tệ cũng như hy vọng người dân sau khi nhận kiều hối sẽ đem gửi NH.

Theo đó, vài tuần gần đây, lãi suất huy động USD trên thị trường tiền tệ được các NH điều chỉnh tăng với biên độ khá rộng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM, lượng huy động bằng ngoại tệ của các NH trên địa bàn năm 2009 là 167.206 tỷ đồng, tăng 39,6% so với năm 2008 và chiếm 27,7% tổng huy động vốn của các NH. Trước Tết không lâu, lãi suất huy động USD của các NH trên địa bàn tăng từ 0,1%- 0,3% so với trước đó và lãi suất dao động từ 3,3% - 4,5% cho các kỳ hạn dưới 12 tháng.

Cụ thể, NH Quốc tế (VIB) đã tăng lãi suất tiền gửi đối với USD từ 0,43% - 0,85%/năm ở tất cả các kỳ hạn; mức cao nhất lên tới 4,13%/năm. NH TMCP Sài Gòn (SCB), NH TMCP Đông Nam Á (SeABank), NH Eximbank tăng thêm khoảng 0,3%/năm cho tất cả các kỳ hạn... Động thái điều chỉnh tăng lãi suất huy động USD của khá nhiều NH được giới chuyên gia tài chính đánh giá là để đón đầu nguồn kiều hối về VN trong dịp Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi ngoại tệ dù đã được điều chỉnh vẫn bị khách hàng đánh giá thấp, khiến nhiều người dân rút ngoại tệ từ NH để cất giữ, đầu tư vào những lĩnh vực khác hoặc bán ngoại tệ lấy nội tệ gửi tiết kiệm... Còn theo ý kiến một số NH, do lãi suất VND cao hơn nhiều so với lãi suất USD, nên doanh nghiệp và người dân có ngoại tệ thường bán đi lấy VND gửi tiết kiệm, hoặc đầu tư vào các lĩnh vực khác làm nguồn tiền gửi USD của NH giảm đi. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lại thích vay USD vì lãi suất thấp hơn.

Thừa trong dân

Trong bối cảnh lượng cung ngoại tệ đang rất lớn trên thị trường hiện nay nhưng các NH lại gặp khó khăn trong việc mua USD là một điều đáng cân nhắc. Ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc NH Sacombank, cho biết, doanh số chi trả kiều hối qua Sacombank trong năm 2009 là 850 triệu USD, nhưng chỉ 10% trong số đó được bán lại cho NH, và cũng rất ít người gửi lại NH. Theo ông Huy, nếu NH chỉ cần mua được 50% số đó thì sẽ giải quyết khá tốt nguồn cung ngoại tệ hiện nay. Lý do khiến khách hàng không bán ngoại tệ lại cho NH là vì giá ngoài thị trường tự do cao hơn nhiều so với giá trong NH.

Tương tự, bà Hồ Thị Thanh Trúc, Tổng giám đốc NH TMCP Sài Gòn (SCB), cho biết, lượng kiều hối NH mua lại từ khách hàng của mình thậm chí còn không bằng 10% doanh số kiều hối qua NH mặc dù đã thuyết phục khách hàng bằng đủ mọi cách. Nguyên nhân cũng là do giá bán USD cho NH thấp hơn nhiều so với bán ở ngoài thị trường tự do. Thông thường, giá USD trên thị trường tự do khoảng 19.400 - 19.440 đồng/USD (mua vào - bán ra), trong khi giá niêm yết của các NH là 18.400 - 18.479 đồng/USD.

Có thể nói, nếu cân đối chung toàn hệ thống NH, chắc chắn nguồn vốn ngoại tệ vẫn đủ thực hiện mức dự trữ bắt buộc, thanh khoản và dư khả năng cho vay. Thêm vào đó, thông tin về tình trạng USD đang dư thừa trong lưu thông khiến ít người để ý đến hiện tượng tăng lãi suất USD của một số NH TMCP hiện nay. Có ý kiến cho đó chỉ phản ánh khó khăn cục bộ, ngắn hạn của vài NH quy mô nhỏ. Nhưng xét về tính dây chuyền của hoạt động NH thì mọi chuyện không đơn giản như vậy. Nếu để cuộc đua tăng lãi suất ngoại tệ lan rộng (trước là lãi suất huy động, tiếp theo là lãi suất cho vay) thì hệ lụy của nó trước hết ảnh hưởng đến các NH, sau là doanh nghiệp và nền kinh tế.

Theo ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, ngoài nguyên nhân tỷ giá thấp, việc nhiều người dân không muốn bán USD cho NH còn là do khi họ cần mua ngoại tệ phục vụ các nhu cầu chính đáng như du học, du lịch, khám chữa bệnh ở nước ngoài thì thường không được NH đáp ứng, hoặc nếu có thì với số lượng rất ít và thủ tục phiền phức. Do vậy, bên cạnh thói quen mua, bán USD tại các cửa hàng vàng, nhiều người dân đã chọn cách cất giữ loại ngoại tệ này. Trong khi đó, các NH cho biết, chỉ cần 50% lượng kiều hối chuyển về được bán cho NH thì sẽ giải quyết cơ bản nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu.

BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ 2010

Theo PGS - TS. Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Ngân hàng Nhà nước nên duy trì mức tỷ giá hiện tại là 17.961 đồng/USD trong thời gian dài, để không tạo ra sự nặng nề thêm cho nền kinh tế. Về lâu dài, tùy theo tình hình mà có sự điều chỉnh linh hoạt tiếp theo. Vấn đề nan giải hiện nay là làm sao phải hạn chế được nhập siêu cao.

Muốn vậy, Nhà nước phải dùng giải pháp hàng rào kỹ thuật, dùng nghiệp vụ trong hệ thống ngân hàng; dùng chính sách hỗ trợ sản xuất, nhất là sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu, phải vận động liên tục và hiệu quả để người dân thực hiện chủ trương "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", đồng thời phải ngăn chặn được tình trạng buôn lậu qua biên giới. Có vậy, Việt Nam mới hy vọng hạn chế nhập siêu và ổn định tỷ giá, chứ không phải chỉ bằng cách tăng tỷ giá USD/VND.

Nhiều thời điểm, tỷ giá trên thị trường tự do có độ vênh lớn so với thị trường chính thức, đã tạo điều kiện cho hoạt động găm giữ, đầu cơ, lũng đoạn thị trường, làm ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước đã phải triển khai biện pháp liên kết với Bộ Công an, Bộ Công Thương, Tổng cục An ninh, UBND TP. Hà Nội, TP.HCM tăng cường kiểm soát hoạt động ngoại tệ, vàng trên thị trường chợ đen, được coi là phương án mạnh tay để trấn tĩnh thị trường.

Thời gian tới, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến nhiều hơn nữa về phương pháp xử phạt cụ thể để người dân thấy rõ chủ trương này và góp phần bình ổn thị trường ngoại tệ.

Ấn Độ là nước nhận kiều hối lớn nhất với người Ấn Độ trên toàn cầu gửi về nước khoảng 45 tỉ USD năm 2008.

Sau Ấn Độ là Trung Quốc và Mexico, nếu xét về tổng mức tiền gửi về những nước này.

Việt Nam cũng đứng cao tại châu Á trong số các nước nhận kiều hối, cả từ các Việt kiều lẫn lao động Việt Nam ở nước ngoài, chủ yếu tại châu Á.

Kinh tế nhiều quốc gia đang phát triển phụ thuộc nhiều vào nguồn kiều hối.

Kinh tế gia từ Ngân hàng Thế giới, ông Dilip Ratha nói tại Trung Á, Tajikistan đứng đầu bảng các nước phụ thuộc vào tiền gửi về quê trong năm 2008, với 45% kinh tế địa phương là do kiều hối hỗ trợ.

Nước nhỏ ở Đông Âu là Moldova có gần 40% dòng tiền mặt là kiều hối, và Lesotho ở nam Phi nhận gần 30%.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #truong