Chương 1:


"U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này. Trời ơi! Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?"

"U van con, lạy con, con có thương thầy thương u, thì con cứ đi với u, đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm. Công u nuôi con sáu, bẩy năm trời, tốn kém bao nhiêu tiền của! Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc ruột rồi đây con ạ. Nhưng mà tiền sưu không có, thầy con đau ốm là thế, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kia... Nếu không bán con, thì lấy tiền đâu nộp sưu? Ðể cho thầy con khổ sở đến nước nào nữa? Thôi u van con, u lạy con, con có thương thầy thương u, thì con cứ đi với u!"

" Tỉu ở nhà nhé! Tỉu ở nhà với anh Dần nhé! Chị phải đi đây. Chị sang ở với cụ Nghị kia đây. Từ rầy trở đi, Chị không được ẩm Tỉu nữa. Bao giờ Tỉu lớn, Tỉu sang bên ấy tìm chị, Tỉu nhé!"

"Dần có thương chị không? Dần có nhớ chị không? U bán chị rồi, Dần ở nhà chơi với Tỉu vậy. Nó khóc thì Dần dỗ nó, không được đánh nó đấy nhé. Bao giờ nó lớn, thì Dần rủ nó sang nhà cụ Nghị với chị. Thôi Dần ở nhà, chị phải đi với u đây chị không được về nữa đâu,Dần nhé"

" Chị phải ở nhà với em! Em không cho chị sang nhà cụ Nghị. Nếu chị sang nhà cụ Nghị, rồi thì em chơi với ai?"
...

Đêm tĩnh lặng, mọi vật dường như đã chìm vào giấc ngủ vùi. Ánh trăng ngày rằm treo trên cao,  ánh sáng mờ nhạt soi xuống qua những lùm cây.  Cái Tý giật mình, tỉnh giấc,  ngồi dậy, mò mẫm ra ngoài hiên của, ngồi bó gối ở đấy. Canh ba rồi.
Nó nhìn xung quanh, rồi lại ngước nhìn lên trời, xoa xoa vai áo mỏng manh như tờ giấy,   khí lạnh về đêm thấm vào từng tấc da thịt,  nó lặng người,  những giọt nước mắt lại cứ thi nhau rơi xuống. Tiếng bọ ve kêu não ruột,  như tiếng lòng của nó vậy.

Thầy ơi,  u ơi, Dần ơi, Tỉu ơi, thầy u không nhớ con sao?  Tại sao thầy u không dẫn thằng Dần với cái Tỉu  sang chơi với con?
Nhưng mà cũng đúng thôi, ví như thầy u dẫn hai đứa sang chơi,  thì nó cũng còn phải làm việc, đâu ra thời gian mà nói chuyện?  Hơn nữa nhà cụ Nghị Quế,  thầy u làm sao muốn vào là vào được?
Nó nghĩ ngợi một hơi,rồi lại thấy thương cho cái thân nó.  Con nhớ hai em quá, con nhớ thầy u quá.
Nơi nó đang ngồi đây là cái hiên bếp phụ,  cái bếp chuyên để nấu cám cho gà, cho lợn ăn. Dù bẩn thỉu, nó vẫn phải ở. Nếu nó không ngoan ngoãn nằm ngủ ở đây, ngày mai bà Nghị lại bảo thằng bếp vứt nó vào chuồng chó  thì nó nào có sống được nữa?  Đàn chó dữ ấy những mười mấy con,  còn nào con nấy to hơn cả thân mình nó, nó đến gần còn chẳng dám đến.
Cái Tý giơ tay vuốt nước mắt,  tựa vào bức tường ẩm mốc, nó chỉ là một đứa đầy tớ,  nào có dám đòi hỏi gì. Năm ngoái,  mẹ nó đem bán nó vào đây để kiếm tiền nộp sưu cho thầy nó,  đã một năm rồi,  chẳng có ai đến đây gặp nó cả.  Thầy u quên nó rồi hay sao,  thằng Dần ,cái Tỉu đã quyên luôn chị Tý của chúng nó rồi chăng?
Cái Tý xoa xoa mấy vết sưng tấy ở chân,  đuổi bớt muỗi đêm, khỏi để nó cắn.
Nó năm nay cũng lên tám rồi, so với trước kia cũng gọi là có da có thịt, tuy rằng nó chỉ là thể ăn cơm thừa của đàn chó,  bữa đói bữa no. Nhưng cũng gọi là được ăn cơm, không như hồi còn ở nhà, đến khoai ráy cũng không dám ăn no. Nhưng nó thà rằng ở nhà đói khát,  còn hơn là ở cái nhà to lớn này, phải sống nhờ vào sắc mặt của người khác, ngày này qua ngày khác trưởng thành bằng những trận đòn thừa sống bán chết.
Những chuyện tưởng chừng như chẳng có gì là to lớn, nhưng xui xẻo xảy ra đúng lúc chủ đương cơn giận,  thì không biết được ngày mai như thế nào.  Nó không như người ta,  không phải người làm thuê làm mướn, mà là bị bán đứt,  số mệnh cả đời không thể thoát khỏi. Nguyên cả một năm,  nó không được về nhà một lần nào, không được gặp thầy u cùng hai em, không được sống như một con người.  Cái gọi là xã hội đó vô tình đã đập nát tuổi thơ của một đứa trẻ, không có hiện tại, chẳng có tương lai.
Nó vốn là một đứa bé hiểu chuyện, nó tuy buồn, nhưng chưa bao giờ oán thán mẹ nó. Qua một năm rồi, ánh mắt nó không còn ngây thơ nữa, không còn cái miệng hay cười nữa. Nó giống hệt như mẹ nó,  một đôi mắt sắc tròn tròn, cái miệng căng mọng đỏ tươi, khuôn mặt trái xoan xinh xắn.  Càng giống hơn là ánh mắt đượm buồn, nhưng so ra,  ánh mắt của con bé này còn bí ẩn hơn chị Dậu vài phần.  Không phải cái bí ẩn lươn lẹo tâm cơ,  nhưng là những bí mật bị chôn sâu trong đáy mắt.  Đó là những đau đớn đến đứt từng khúc ruột khi mẹ đem bán nó, là những tủi nhục khi bị đối xử không ra làm sao, kể cả con gà con lợn cũng không bằng.

Cái Tý thở dài thườn thượt, nằm luôn xuống mái hiên, quyết định ngủ thêm một lúc nữa,  đến canh tư rồi hẵng dậy quét tước dọn dẹp.  Ánh trăng muộn đổ xuống trên người nó,  nó chép miệng,rồi cứ thế ngủ tiếp, hình như đối với việc ngủ trong sương gió như thế này đã quá quen với nó rồi.
Đúng đến canh tư, cái Tý rùng mình rồi tỉnh lại.  Nó với cây chổi ở góc bếp,bắt đầu quét ngõ,  quét sân.  Lũ chó nghe tiếng động, sủa lên vài tiếng.  Cái Tý chống tay nạnh sườn,  buông lời mắng :

- Tiên sư chúng mày,  câm hết,phiền giấc của bà Nghị,  cả tao với chúng mày đều no đòn!

Mấy con chó im re, thôi không sủa nữa, chúng nó cũng quen với cái Tý, chỉ nghe tiếng chân, tiện mồm thì sủa thôi.  Cái Tý loay hoay quét xong một cái ngõ dài, ba cái sân lớn, lại đi nhóm bếp nấu nước cho ông bà Nghị Quế lúc ngủ dậy sẽ rửa mặt rửa chân tay.  Nhà này tuy là giàu nứt đố đổ vách ,nhưng chẳng có mấy người làm,  cả một cái nhà to tướng ,mà chỉ có nó với thằng bếp lo làm việc. Thằng bếp ỷ lớn hiếp nhỏ,  bao nhiêu việc toàn đổ hết lên đầu nó.
Nó mà làm không hết,  thì bà Nghị lại đánh nó.
Vùi vỏ chấu vào bếp cho nước từ từ sôi,  rồi lên phòng chứa đem quần aó ra ngoài ao ngồi giặt.  Tiếng chày giặt áo đều đều vang lên,  cái Tý ngồi ở bờ ao,  chăm chú giặt áo. Trời dần dần sáng lên,  nó cũng vắt xong cái Áo cuối cùng,  bắc ghế phơi lên cái đây nối treo giữa sân.
Xong xuôi,  nó phủi áo,  vào xem nước đã sôi hay chưa,  múc vào cái chậu gỗ,  pha thêm nước lạnh cho vừa ấm,  bưng lên nhà trên, rồi lại bắt đầu lau chùi nhà ở của ông bà Nghị Quế.
Từng góc tủ, từng cái chén cũng phải lau cho sạch bong.
Lúc bà Nghị dậy, thì cũng là lúc nước nguội bớt đi một chút cho vừa đủ.  Bà đem khăn tay nhúng xuống chậu,  lau lau khuôn mặt ngân ngấn những mỡ,ngâm hai bàn tay múp míp xuống nước, liếc nhìn cái Tý một cái,  ngồi xuống ghế chép miệng :

- Cái Tý,  để đấy,  đi lấy nước cho bà rửa chân.

- Vâng.

Cái Tý để gọn cái khăn lau vào một chỗ, tất bật đi đổi một chậu nước ấm khác,  để xuống đất,  vươn tay vén ống quần của bà Nghị Quế,  thủ thỉ :

- Bẩm bà,  con hầu bà rửa chân ạ.

- Ừ. 

Bà Nghị giơ chân nhúng vào chậu nước ấm,  tâm trạng cũng tốt hơn nhiều,  nhìn cái Tý chăm chú kỳ cọ đôi bàn chân của mụ,  không dám lơ là một chút,  trong lòng mụ dâng lên một loại cảm xúc hiếm có khó tìm.Mụ cười nhẹ,  nói:

- Mày ở với bà  ngoan ngoãn,  thì bà cũng chẳng bạc mày . Thôi,  vậy được rồi.

Bà Nghị nói rồi,  giơ chân ra khỏi chậu nước,  cái Tý liền lấy khăn khô lau đi cho mụ.

- Sáng mai bà đi may cho mày hai bộ cánh mới,  ai đời,  con ở nhà cụ Nghị lại phải ăn mặc rách rưới thế kia,  người ta cười cho.

Mụ đứng lên,  xúng xính xỏ dép đi vào trong nhà.  Cái Tý vừa định đứng lên,  thì lão Nghị cũng đã thức dậy.  Nó lại lật đật đi thay nước cho lão rửa mặt.  Lúc nó quỳ xuống rửa chân cho lão,  nó cảm giác lão cứ nhìn nó chằm chằm.  Nó cảm giác đúng,  vì sau lúc ấy lão giơ những ngón tay đen đúa nhăn nheo ra vuốt mấy sợi tóc mai trên trán nó,  nụ cười rất quái dị.
Không hiểu sao nó cảm thấy rất nóng ruột,  vội vàng làm qua loa cho xong,  bưng chậu nước chạy ra ngoài, đi làm việc khác.  Lão Nghị Quế nhìn theo cái bóng nhỏ bé của nó,  nụ cười chưa kịp tắt,  thì giọng nói chanh chua của mụ vợ ông lại vang lên :

- Này,  nhìn cái gì đấy?

Mụ nhìn theo hướng mắt lão,  thì thấy cái Tý đang bưng chậu nước vòng xuống bếp.

- Mợ nó làm tôi giật hết cả mình.

- Làm trò gì lén lút hay sao mà giật mình, hở?

- Tôi có làm cái gì đâu mà.

- Liệu cái phần hồn đấy!
Cái Tý cho dù có thông minh mấy, hiểu chuyện mấy,  thì cuối cùng nó vẫn chỉ là một đứa trẻ lên tám, nó làm sao mà hiểu được?  Nhà Ông Nghị Quế giàu có bậc nhất cái xã này, mà vợ ông ta thì có tuổi rồi, lại béo núc xấu xí ,trong nhà ngoài mụ ra thì chẳng có con đàn bà nào.  Nhìn lúa khô đến phát ngán,  bây giờ mạ non mơn mởn trước mặt, cầm lòng sao đậu.
Cái Tý nó tuy bé tuổi,  nhưng trắng trẻo xinh xắn,  ánh mắt lanh lợi đáng yêu.  Trông cứ như một miếng bánh mềm,  ai mà có thể ngờ,  lão già chạy không nổi mươi bước ấy lại có thể sinh ra suy nghĩ ô uế đến cùng cực với một đứa bé mới tám tuổi đầu?

Cái Tý chỉ thấy lạ,chứ không hiểu gì nhiều,  cả ngày hôm ấy ,bà Nghị cứ chửi mắng đánh đập nó túi bụi. Nó cũng quen với cái kiểu này rồi, nên chẳng nghĩ gì nhiều. 
Mãi đến tận đêm, khi mà đã thiu thiu ngủ,  nó đột nhiên cảm thấy có ai đang mò mẫm trên người nó.  Nó giật mình,  choàng tỉnh dậy.

- Ai?

- Im ngay!  Là ông đây,  ông Nghị Quế đây .

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top