Kiến trúc đô thị.

15.2 Đặc điểm kiến trúc.

15.3 Các dòng kiến trúc tiêu biểu.

15.3.1 Kiến trúc đô thị.

Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa chưa phát triển tính chất chính trị

quân sự chi phối và trội hơn tính chất kinh tế thương nghiệp. Các tòa thành phục vụ

cho mục đích phòng thủ và là nơi đồn trú của các thế lực phong kiến. Để đảm bảo

cuộc sống của gia cấp thống trị bên cạnh phần "đô" còn tồn tại phần "thị"; đây là nơi

tập trung các thợ thủ công sản xuất ra các hàng hóa tiêu dùng và những cư dân làm

nghề buôn bán trao đổi hàng hóa cần thiết, đó là những người không sản xuất nông

nghiệp. Các trung tâm này đóng vai trò chủ đạo của cả nước hoặc trung tâm ở các địa

phương. Đó là các kinh đô của các triều đại phong kiến như Cổ Loa, Thăng Long, Phú

Xuân, Huế... và các lỵ sở của quan lại địa phương như Nam Định, Sơn Tây, Bắc

Ninh... Đến thế kỷ XVI – XVII, do ngoại thương phát triển mạnh làm xuất hiện một số

đô thị mang tính chất kinh tế thương mại thuần túy như Phố Hiến, Hội An, Gia Định..

và có cấu trúc đô thị tương đối hoàn chỉnh.

Đặc điểm kiến trúc.

. Địa điểm và vật liệu:

Tùy thuộc vào tính chất tầm vóc của đô thị mà các trung tâm này có thể

nằm ở vùng đồi núi, trung du hay đồng bằng, ven sông hay ven biển. Nếu đó là kinh

đô thì phải có vị trí chiến lược về quân sự; có núi, sông che chắn như những chiến lũy

tự nhiên ngăn cản quân thù từ xa đồng thời thuận tiện cho việc chỉ đạo hành chính.

Nếu đó là thư phủ của địa phương thì phải nằm trên các trục lộ giao thông thủy bộ đều

thuận tiện. Bên cạnh đó, việc chọn địa điểm đô thị còn chịu ảnh hưởng của các quan

niệm về thuật phong thủy.

. Bố cục:

Các đô thị cổ Việt Nam thường có hai kiểu bố cục cơ bản: (1) loại có bố

cục theo kiểu tự do triệt để lợi dụng các yếu tố địa hình thiên nhiên như sông, núi…(2)

loại có bố cục hình học như vuông, chữ nhật, đa giác... là những công trình được xây

dựng từ thế kỉ XI trở đi, khi mà nền độc lập tự chủ của đất nước khá vững bền.

Cấu trúc của các đô thị truyền thống thường có ba vòng thành: vòng

ngoài gọi là kinh thành vòng giữa là hoàng thành vòng trong là cấm thành. Phù hợp

với quan niệm nho giáo của nền quân chủ phong kiến phương Đông phần ngoài cùng

của đô thị dành cho lớp thị dân, thợ thủ công ở, phần giữa dành cho tầng lớp quan lại

phong kiến triều đình và trong cùng là nơi giành cho vua và hoàng tộc. Thành phố

luôn có hướng Nam. Trong cấu trúc chiến lũy phòng thủ này nguyên tắc chung bố trí

các tuyến phòng ngự là HÀO - THÀNH - PHÁO ĐÀI. Còn các khu ở thì được chia ra

làm thành nhiều ô, các đường đi kẻ hình bàn cờ, hoặc bám theo các trục giao thông

chính ngoại thành.

Công trình kiến trúc tiêu biểu: Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long, Huế.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: