6. POV

𝐀. 𝐃𝐞𝐟𝐢𝐧𝐢𝐭𝐢𝐨𝐧

- POV: point of view - góc nhìn nơi câu chuyện được kể

Hiểu đơn giản: "Ai là người kể câu chuyện này?"

𝐁. 𝐊𝐢𝐧𝐝

1. Loại 1 (góc thứ nhất): bản thân nhân vật kể về câu truyện

     + Tại role m-a: bạn nhập char và nói lại sự việc, toàn cảnh dưới "góc nhìn của char". Nó gần như là role dưới góc nhìn nhân vật.

      => POV loại 1 (ngôi thứ nhất) > role (nếu như bạn nhập vai thành char nào đấy và sử dụng góc nhìn 1 - FPPOV - thì nó sẽ không khác gì role)

     + Gần giống với việc bản thân kể chuyện, thao tác hàng ngày. Ví dụ như việc bạn đi làm, cãi nhau với vợ, và bạn đang chứng kiến những điều đó dưới góc nhìn của bản thân. Sau đó đi kể lại với bạn thân về ngày thảm hại hôm nay chẳng hạn.

      + Có thể cảm nhận được rõ về tính cách, cảm xúc,... của người kể - ở đây là bạn (hoặc char bạn role). Còn có viết, nói,... cảm xúc ra hay không thì tuỳ.

- Ưu điểm: phát triển được toàn diện nhân vật

- Giới hạn: chỉ có thể nhìn, cảm nhận,... dưới 1 góc duy nhất - là người chính mà bạn sử dụng làm điểm nhìn trong câu truyện.

2. Loại 2 (góc thứ hai): (Ví dụ: Bright Lights Big City) hiếm khi sử dụng nên sẽ giải thích trong phần "Tham khảo" bên dưới.

3. Loại 3 (góc thứ ba): "giọng nói từ bên ngoài" đối với câu chuyện tính kể (góc nhìn bên ngoài)

- Toàn trí (Omniscient): kể với đủ thông tin trong câu truyện. Biết nhân vật nghĩ gì, biết đủ hành động,... thậm chí cảm giác của một vật vô tri.

      + Có thể được coi như viết truyện bình thường.

      + Như thể Chúa trời quan sát mọi thứ và thuật lại vậy. - Vì người viết cũng như vị thần trong AU hư cấu của mình.

- Giới hạn (Limited): không thực sự biết mọi thứ, bị giới hạn dưới góc nhìn nhất định (thường là góc nhìn của nhân vật chính) nhưng không nhất thiết bị giới hạn hoàn toàn. (Ví dụ: "The sniper" của Liam O'Flaherty)

      + Nếu áp vào role, thì là khi bạn gọi bản thân là "gã", "ả",... Chứ không phải xưng tôi. Và dùng không cần gương vẫn có thể miêu tả được bản thân thế nào,...

- Khách quan/Mục tiêu (Objective): mô tả những gì được xảy ra nhưng không biết ai nghĩ gì

       + Có thể được coi như viết truyện bình thường.

       + Giống như máy quay ghi lại những ai nghĩ gì nhưng chỉ thấy được bề mặt thực tế của các sự kiện và cho phép người đọc tự suy luận những gì được diễn ra (Ví dụ: Hills Like White Elephants)

       + Không có thái độ ý kiến với những việc nhân vật làm ra. Việc tìm là tuỳ vào người đọc/nghe.

𝐂. 𝐖𝐚𝐫𝐧𝐢𝐧𝐠

- Thường thì cứ nghĩ đơn giản bằng tiếng Việt là "Góc nhìn (POV):...". Thì đa số chỉ ghi góc nhìn thôi (như góc số mấy, bạn là ai, như nào trong câu chuyện).

- Bạn có thể viết "Góc nhìn (POV):" rồi ghi ra những thứ được thể hiện dưới góc nhìn (như kiểu văn, role,...). Điều đó không sai hoàn toàn. Tuy nhiên cũng không khuyến khích (do nếu thế thì bỏ chữ "POV" đi cũng được). Nói chung dùng hay không tuỳ người quyết.

- POV có thể được thể hiện dưới dạng role (nhập vai), truyện, văn thường, thoại,...

- Nếu role full char toàn acc rồi up POV mà thấy văn dài các thứ thì cũng không sai. Chi tiết đọc gạch đầu dòng thứ hai của phần "C" này. Tuy nhiên nhắc lại: "không khuyến khích".

𝐃. 𝐑𝐞𝐟𝐞𝐫𝐞𝐧𝐜𝐞 (thông tin được dạy tại một số lớp ở Tây Âu)

1. Ngôi 1 khi nhập vai/trong truyện, phim,... có thể chia làm hai loại: đáng tin và không đáng tin.

- Đáng tin: người ở ngôi 1 cho người đọc/đối phương thông tin chính xác và không bị bóp méo. (Ví dụ: Pip trong "Great Expectations".)

- Không đáng tin: người không thể dựa vào những gì mình nói/viết/... để cho chúng ta biết sự thật theo cách của chúng ta (thường do có vấn đề, tư duy chưa phát triển,... - Ví dụ: Charles trong Algernon). Hoặc khi người kể chuyện đang nói dối chúng ta (Ví dụ: trong "The Tell-Tale Heart").

2. Ngôi thứ nhất có dạng xen kẽ (có thể gọi là role đan xen nếu như đang hoá thành nhân vật khác bản thân). Ví dụ như trong "Reached" của Ally Condie. Mỗi chương lại được kể dưới góc nhìn của các nhân vật khác dù cùng một câu chuyện. Nó cũng có thể như dạng role round robin khi thông tin dưới mỗi góc nhìn lần lượt được đưa ra và gộp lại thành một câu chuyện.

3. Trong truyện, phim,... (không phải role text) thì đôi khi người viết/nói dưới ngôi thứ nhất không phải nhân vật chính (Ví dụ: bác sĩ Watson kể về cuộc điều tra của Sherlock nhưng Watson không phải main).

4. Với ngôi thứ hai: Đọc "Bright Lights Big City" sẽ thấy "Bạn xxx", "Bạn yyy". Kiểu chúng ta chính là "bạn". Nếu trong role thì sẽ như dạng áp hành động,... cho chúng ta; hoặc là việc role đối và người ta thể hiện góc nhìn của họ với chúng ta (nghe hơi khó hình dung. Nhưng hiểu đơn giản chúng ta là ngôi thứ nhất; đối phương tham gia role/câu chuyện và ngôi thứ hai; nhân vật vô thực/quan sát câu chuyện để kể lại là ngôi thứ ba vậy).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top