Kiến thức cơ bản và nâng cao môn Anh lớp 9 thi vào trường chuyên FULL P.3
CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 0
Cấu trúc câu điều kiện loại 0 dùng để diễn đạt những sự thật tổng quan, những dữ kiện khoa học luôn luôn xảy ra với một điều kiện nhất định. Ta còn có thể gọi câu điều kiện loại 0 là câu điều kiện hiện tại luôn có thật. Trong một câu điều kiện luôn có hai mệnh đề: mệnh đề NẾU và mệnh đề chính.
* Công thức câu điều kiện loại 0:
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn +Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ (nếu có).- Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 0, cả hai mệnh đề IF (NẾU) và mệnh đề chính đều sử dụng thì hiện tại đơn.
- Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau.
- Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu.
- Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
- Thí dụ:
+ IF YOU EXPOSE PHOSPORUS TO AIR, IT BURNS. = Nếu bạn để phốt-pho ra ngoài không khí, nó sẽ cháy.
+ PHOSPHORUS BURNS IF YOU EXPOSE IT TO AIR. = Phốt-pho sẽ cháy nếu bạn để nó ra ngoài không khí.
+ IF YOU HEAT ICE, IT MELTS. = Nếu bạn làm nóng nước đá, nó sẽ tan ra.
DÙNG TRỢ ĐỘNG TỪ ĐỂ DIỄN ĐẠT TÌNH HUỐNG QUÁ KHỨ (MODAL + PERFECTIVE)
1.Could, may, might + have + P2 = có lẽ đã
Diễn đạt một khả năng có thể đã xảy ra ở quá khứ song người nói không dám chắc.
It may have rained last night, but I’m not sure.
He could have forgotten the ticket for the concert last night.
I didn’t hear the telephone ring, I might have been sleeping at that time.
The cause of death could have been bacteria.
John migh have gone to the movies yesterday.
2. Should have + P2 = Lẽ ra phải, lẽ ra nên
Chỉ một việc lẽ ra đã phải xảy ra trong quá khứ nhưng vì lí do nào đó lại không xảy ra.
Maria shouldn’t have called John last night. (She did call him)
John should have gone to the post office this morning.
The policeman should have made a report about the burglary.
Chúng ta cũng có thể dùng cụm từ was/were supposed to + [verb in simple form] để thay cho should + perfective.
John was supposed to go to the post office this morning.
The policeman was supposed to make a report about the burglary. (Anh ta đã không lập biên bản vụ trộm)
3. Must have + P2 = chắc là đã, hẳn là đã
Chỉ một kết luận logic dựa trên những hiện tượng có đã xảy ra ở quá khứ (nghĩa 2 của must ở phần trên). Chú ý rằng không bao giờ dùng cấu trúc này với nghĩa 1. Chỉ được dùng had to hoặc should + perfective hoặc be supposed to khi diễn tả một trách nhiệm bắt buộc ở quá khứ.
The grass is wet. It must have rained last night.
(It probably rained last night)
Jane did very well on the exam. She must have studied hard.
I didn’t hear you knock, I must have been gardening behind the house.
Quy tắc so sánh của phó từ
1. So sánh bằng
– Công thức: as + adv + as
– Ví dụ:
Duong works 12 hours a day. So does Hung.
–> Duong works as hard as Hung. (Duong làm việc chăm chỉ như Hung)
2. So sánh kém
– Công thức: not so/not as + adv + as
– Ví dụ:
Quang runs 20 kilometres an hour. Hung runs 18 kilometres an hour.
–> Hung doesn’t run as fast as Quang (Hung không chạy nhanh như Quang)
3. So sánh hơn
– Công thức: phó từ ngắn + er + than
more + phó từ dài + than
(phó từ ngắn là phó từ có một âm tiết, phó từ dài là phó từ có hai âm tiết trở lên)
– Ví dụ:
Hung runs 10 kilometres an hour. Quang runs 15 kilometres an hour.
–> Quang runs faster than Hung (Quang chạy nhanh hơn Hung)
Duong had 5 accidents. Hung got 2 accidents last year.
–> Hung drove more carefully than Duong.
4. So sánh cao nhất
– Công thức: the + phó từ ngắn + est
the + most + phó từ dài
– Ví dụ:
He has had no accidents this year. He drives the most carefully of all.
Các cấp so sánh của tính từ
1. So sánh ngang bằng
– Công thức: as + adj + as
– Ví dụ: Lan is 16. I’m 16, too. Lan is as young as I.(Lan trẻ như tôi)
2. So sánh kém
– Công thức: not so/ not as + adj + as
– Ví dụ: Quang is 1.7 metres tall. Hung is 1.6 metres tall. Hung is not so tall as Quang.
(Hung không cao bằng Quang)
3. So sánh hơn
– Công thức: Tính từ ngắn + er + than
More + tính từ dài + than
(tính từ ngắn là tính từ có một âm tiết, tình từ dài là tính từ có từ hai âm tiết trở lên)
– Ví dụ: My ruler is 5 cm long. Nam’s ruler is 7 cm long.
–> My ruler is shorter than Nam’s.(thước kẻ của tôi nhắn hơn thước kẻ của Nam)
–> Nam’s ruler is longer than mine.
Nga is more beautiful than Hong.(Nga xinh hơn Hồng)
Chú ý:
• Khi thêm “er” nhân đôi phụ âm cuối nếu trước nó là một nguyên âm.
Ví dụ: hot –> hotter
fat –> fatter
thin –> thinner
fit –> fitter
• Một số tính từ có hai âm tiết kết thúc bằng “et, ow, le, er,y” thì áp dụng qui tắc của tính từ ngắn
Ví dụ: quiet –> quieter
clever –> cleverer
simple –> simpler
narrow –> narrower
• Không có dạng phủ định của so sánh hơn
A is taller than B –> B isn’t as tall as A
(không viết: B isn’t taller than A)
4. So sánh cao nhất
– Công thức: The + tính từ ngắn + est
The + most + tính từ dài
– Ví dụ: This is the longest river in the world.(đây là con sông dài nhất trên thế giới)
She is the most beautiful girl in my class.(cô ấy là cô gái xinh nhất lớp tôi)
– Bốn cấu trúc viết lời bình phẩm:
That’s/ it’s + the + tính từ ngắn + est + noun + S + have/ has + ever + P2.
That’s/ it’s + the + most + tính từ dài + noun + S + have/ has + ever + P2.
Ví dụ:
That’s the most interesting book I’ve ever read.
That’s the longest bridge I’ve ever seen.
S + have/ has + P2 + a/any + tính từ ngắn + er + noun + than…..
S + have/ has + P2 + a + more + tính từ dài + noun + than…..
Ví dụ:
I’ve never read a more interesting book than this one.
I’ve never seen any/a longer bridge than this one.
– Giới từ ở cấp so sánh cao nhất:
+ in: đi với danh từ tổ, nhóm, nơi chỗ: in the group, in the company, in the world …
+ of: đi với danh từ chỉ thời gian: of the year, of the month, of one’s life…
Ví dụ: Nam is the tallest boy in my class.
Birthday is the happiest day of my life.
Các tính từ bất quy tắc
Chú ý : eldest, elder: chỉ anh trai, chị gái trong gia đình
older, oldest: là cấp so sánh hơn và cao nhất của “old”.
5. So sánh kép (càng.....càng....)
• Công thức 1: the comparative + S + V…the comparative + S + V…
Ví dụ: the more you learn, the more you know.(càng học bạn càng biết nhiều)
The sooner you start, the earlier you arrive.
• Công thức 2: the more + S + V, the comparative + S + V
Ví dụ: the more you study, the smarter you will become.
The more exercises you do, the better you understand the lesson
• Trong trường hợp nếu cả hai vế đều có chủ ngữ giả 'it is' thì có thể bỏ chúng đi
The shorter (it is), the better (it is).
6. So sánh bội số
– So sánh bội số là so sánh: bằng nửa (half), gấp đôi (twice), gấp ba (three times),...
– Không được sử dụng so sánh hơn kém mà sử dụng so sánh bằng, khi so sánh phải xác định danh từ là đếm được hay không đếm được, vì đằng trước chúng có many/much
Ví dụ:
This encyclopedy costs twice as much as the other one.
Jerome has half as many records now as I had last year.
At the clambake last week, Fred ate three times as many oysters as Bob.
Chú ý: Các lối nói: twice that many/twice that much = gấp đôi ngần ấy... chỉ được dùng trong khẩu ngữ, không được dùng trong văn viết.
We have expected 80 people at that rally, but twice that many showed up. (twice as many as that number).
Bài tập 1 : Hoàn thành câu bằng dạng so sánh đúng của động từ trong ngoặc
1. Her daughter is …………….her (beautiful).
2. Summer is………………..season of the year (hot)
3. That dog isn’t ………………..it looks (dangerous)
4. In the past, people were ………………..than today (polite)
5. It is ………..today than it was yesterday (cold)
6. Our hotel was …………..than all the others in the town (cheap)
7. What’s ………………..river in the world (long)
8. It was an awful day. It was ………….day of my life (bad)
9. Everest is……………………mountain in the world. It is ………….than any other mountain (high)
10. I prefer this chair to the other one. It’s ………………(comfortable)
Bài tập 2 : Viết lại các câu sau bắt đầu bằng từ cho trước sao cho nghĩa không thay đồi.
1. This is the most delicious cake I’ve ever tasted.
–> I’ve…………………………..
2. I’ve never met any more dependable person than George.
–> George is…………………………
3. There isn’t anybody as kind-hearted as your mother.
–> Your mother is ……………………
4. There is no better teacher in this school than Mr John.
–> Mr John is……………………………..
5. Have you got any bigger than that one?
–> Is this………………………………...?
Bài 1:
1. Her daughter is as beautiful as her.
2. Summer is the hottest season of the year.
3. That dog isn’t as dangerous as it looks.
4. In the past, people were more polite than today.
5. It is colder today than it was yesterday.
6. Our hotel was cheaper than all the others in the town.
7. What’s the longest river in the world.
8. It was an awful day. It was the worst day of my life.
9. Everest is the highest mountain in the world. It is higher than any other mountain.
10. I prefer this chair to the other one. It’s more comfortable.
Bài 2:
1. This is the most delicious cake I’ve ever tasted.
–> I’ve never tasted a more delicious cake than this one.
2. I’ve never met any more dependable person than George.
–> George is the most dependable person I’ve ever met.
3. There isn’t anybody as kind-hearted as your mother.
–> Your mother is more kind-hearted than anyone.
4. There is no better teacher in this school than Mr John.
–> Mr John is the best teacher in this school.
5. Have you got any bigger hat than that one?
–> Is this the smallest hat you’ve got?
SO SÁNH
(Comparisons)
1. So sánh ngang/bằng nhau.
Hình thức so sánh bằng nhau được thành lập bằng cách thêm "as" vào trước và sau tính từ:
AS + adj/adv +AS
Ví dụ: John is as tall as his father.
This box is as heavy as that one
2. So sánh hơn/kém.
Hình thức so sánh bậc hơn được thành lập bằng cách thêm -er than vào sau tính từ (đơn âm tiết) hoặc thêm more +(tính từ từ hai âm tiết trở lên) + than
Ví dụ
You are teller than I am
John is tronger than his brother
The first problem is more difficul than the second
3. So sánh cực cấp.
a. Hình thức so sánh bậc nhất được thành lập bằng cách thêm đuôi -est vào sau tính từ (đơn âm tiết) hoặc thêm -most vào trước tính từ (tính từ từ hai âm tiết trở lên).
John is the tallest in the class
That was the happiest day of my life.
Maria is the most beautiful in my class
Để chỉ so sánh kém nhất, chúng ta có thể dùng The leats để chỉ mức độ kém nhất :
That film is the least interesting of all.
Tính từ gốc so sánh bậc hơn so sánh bậc nhất
Hot hotter hottest
Small smaller smallest
Tall taller tallest
Chú ý:
· Nếu tính từ tận cùng bằng e, chúng ta chỉ thêm -r hoặc -st mà thôi:
Nice nicer nicest
Large larger largest
·Nếu tính từ gốc tận cùng bằng phụ âm +y, chúng ta đổi y thành i trước khi thêm -er hoặc -est:
Happy happier happiest
Easy easier easiest
Nhưng nếu tính từ tận cùng bằng nguyên âm + y, y vẫn được giữ nguyên:
Gay gayer gayest
Gray grayer grayest
·Nếu tính từ gốc chỉ có một vần và tận cùng bằng một nguyên âm + một phụ âm , chúng ta phải gấp đôi phụ âm trước khi thêm -ẻ hoặc -est
Hot hotter hottest
Big bigger biggest
b. Thêm more hoặc most vào các tính từ hai vần còn lại và các tính từ có từ ba vần trở lên :
Attracttive more attractive the most actractive
Beautiful more beautiful the most beautiful
4. Tính từ có hình thức so sánh đặc biệt.
Tính từ gốc so sánh hơn kém so sánh cực cấp
Good better best
Well
Old older, elder older/oldest
Bad worse worst
Much
Many more most
Little less least
Far farther/further farthest/furthest
· Father dùng để chỉ khoảng cách (hình tượng):
Hue city is father from Hanoi than Vinh city is.
· Futher, ngoài việc dùng để chỉ khoảng cách, còn có nghĩa thêm nữa (trừu tượng):
I'll give you further details.
I would like to further study.
Please research it further.
5. Một số tính từ không dùng để so sánh:
a. Không phải lúc nào tính từ/trạng cũng được dùng để so sánh - đó là những tính từ chỉ tính chất duy nhất/ đơn nhất, chỉkích thước hình học (mang tính quy tắc).
Ví dụ: only; unique; square; round; perfect; extreme; just ...
Both, either, neither và cách phân biệt.
Chúng ta phân biệt 2 cách dùng của cặp từ either và neither này như sau: 1) Dùng để chỉ các đối tượng trong một tập hợp có 2 người hoặc vật: 2) Dùng để nói theo câu trước. (...)
Ta phân biệt 2 cách dùng của cặp từ either và neither này như sau:
1) Dùng để chỉ các đối tượng trong một tập hợp có 2 người hoặc vật:
- Neither trong trường hợp này dịch là: không cái/người nào trong số đó(2 cái/người).
Ví dụ:
I have two books. Neither of them is interesting.
Tôi có hai quyển sách. Không quyển nào hay cả.
- Nhưng khi tập hợp có từ 3 đối tượng trở lên thì không được dùng neither mà phải dùng none.
Ví dụ:
Sai: I have three books. Neither of them is interesting.
Đúng: I have three books. None of them is interesting.
Tôi có 3 quyển sách. Chả quyển nào thú vị cả.
- Either: dùng để nói một trong hai cái gì.
Ví dụ:
I have two books. Either of them is interesting.
Tôi có hai quyển sách. Một trong hai quyển rất hay.
- Nếu tập hợp là 3 trở lên thì không được dùng either mà phải dùng one.
Ví dụ:
Sai: I have three books. Either of them is interesting.
Đúng: I have three books. One of them is interesting.
Tôi có 3 quyển sách. Một quyển trong số đó rất thú vị.
2) Dùng để nói theo câu trước đó.
Ví dụ:
She doesn't go to school. Neither do I. = She doesn't go to school. I do not either.
Cô ấy không đi học. Tôi cũng không đi.
She can't swim. Neither can I. = She can't swim. I can either.
Cô ấy không biết bơi. Tôi cũng không biết bơi.
Lưu ý: cách dùng này chỉ áp dụng cho câu phủ định. Nếu là câu xác định thì phải dùng too hoặc so.
Ví dụ:
Sai: I like dogs. He does either.
Đúng: I like dogs. He does, too.
Tôi thích chó. Anh ấy cũng vậy.
Sai: I like dogs. Neither does he.
Đúng: I like dogs. So does he.
Tôi thích chó. Anh ấy cũng vậy.
Khác nhau giữa Think of và Think about
Chào Cecile. Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi - giới từ trong tiếng Anh là tương đối phức tạp.
Chúng ta cần phải nhìn xem từ nào phù hợp nhất khi đi với "Think of" và "Think about".
Về cơ bản thì "think of" thường có nghĩa là "tưởng tượng" - imagine - trong khi "think about" thường có nghĩa gần hơn với "consider" - xem xét, suy nghĩ.
Vì vậy sự khác nhau giữa hai động từ kép này sẽ tùy thuộc vào ngữ cảnh.
Ví dụ, nếu tôi nói "I am thinking of a tropical beach, please don't interrupt me." Như vậy có nghĩa là tôi đang nghĩ tới, tưởng tượng ra hình ảnh bờ biển nhiệt đới, tôi đang mơ về nơi đó.
Còn nếu trong một ví dụ khác như "They are thinking about whether to agree to the sale" thì "think about" ở đây có nghĩa là đang suy nghĩ, xem xét - they are considering the sale.
Trong những trường hợp như trên, thì một cách dùng này thường hay được sử dụng thay cho cách dùng kia trong những ngữ cảnh nhất định nào đó, như hai ví dụ trên.
Tuy nhiên khi chúng ta nói về người, chúng ta thường dùng cả hai và đều có nghĩa tương tự như nhau.
Ví dụ, nếu bạn tôi bị tai nạn và phải vào bệnh viên, tôi có thể gửi hoa và một tấm thiếp tới cho bạn với lời nhắn gửi mà trong đó chúng ta có thể dùng cả hai Think of và Think about: "I'm thinking of you," hay "I'm thinking about you", và nghĩa của hai câu này không khác nhau là bao.
Một số từ chỉ số lượng - Lượng từ (Quantifiers)
Trước hết các bạn cho biết, câu này đúng hay sai, nếu sai thì sai ở đâu: "Every one of my friends had a mobile phone, but none of them called me". Một số quantifiers mà ta thường thấy thì không sao, nhưng ít thấy thì cứ nghĩ là nó... sai.
Các quantifiers như both, most, several, two và các cụm từ như a little, a lot dùng khi nói về số lượng (How many?) hoặc lượng (How much?):
1. There were two pies left. Can I have a little sugar, please? We've had several complaints.
2. "Let's get both", she said. I don't need a lot. Most were about the loud music.
3. Each person has to take a card. Every card has a different number. (Not Every cards...)
4. I think the soup needs a little salt. I hope there isn't too much traffic.
5. All ten players were tired. I get a phone call every three minutes. No two people are the same.
6. Most of Europe will have sunny weather tomorrow. (Not Most Europe, Most of the Europe...)
7. Two of the students were late. Take any of these chairs. Some of my friends got ill.
8. Two of them are absent. You can't take any of those. Some of us felt sleepy.
9. Is there any sugar? There's none. Did you check every container? I checked every one.
10. Every one of my friends had a mobile phone, but none of them called me.
Vậy câu trả lời là câu văn trên đúng nhé, không sai ở đâu cả :)
Extra: Một số câu với some và any:
Chúng ta dùng some và any cho các danh từ số nhiều hoặc không đếm được, hoặc dùng như là đại từ, để nói về một số lượng không xác định. Có thể dùng với "of" khi ta nói về cái gì xác định:
1. Some students don't get any homework. I wish I had some money. Do you have any matches?
2. I love seashells. I was hoping to find some in the beach, but I didn't see any.
3. Some of the new teachers have already arrived. Have you ever met any of them?
Dùng some trong các câu khẳng định và câu hỏi, khi mà người ta mong chờ một câu trả lời mang tính tích cực:
4. Did you get some new furniture? Can I borrow some paper? Would you like some wine?
5. Some trees stay green all year round.
Khi nói về số lượng lớn hoặc xấp xỉ một cách mơ hồ, hoặc về người, vật, địa điểm, ta có thể dùng some:
6. It will take some time to recover. They have known about the problem for some years now.
7. He is now in some village in Wales. There was some girl here asking about you.
8. That was some twenty years ago. Some fifty percent of working women don't watch children.
Từ nối-link words
Từ nối – linking words, hay transitions, là những từ dùng để chỉ dẫn cho người đọc, giúp quá trình ngắt câu, chuyển ý khi đọc văn bản trở nên rõ ràng hơn. Những từ này cũng giúp cho người đọc theo dõi nội dung văn bản cũng như ý tưởng của tác giả dễ dàng hơn.
Những từ nối thông dụng nhất có thể được liệt kê ra theo các nhóm sau:
* Khi SO SÁNH (Comparing things), những từ nối thông dụng có thể kể đến là:
- By contrast
- Conversely
- In contrast
- On the contrary
Ngược lại
- However
- Nevertheless
Tuy nhiên
- In spite of: mặc dù
- Instead: thay vì
- Likewise: tương tự như thế,
- Otherwise: mặt khác
- On the one hand: mặt này
- On the other hand: mặt khác
Khi KHÁI QUÁT (generalizing), chúng ta có thể sử dụng:
- As a rule
- As usual
- For the most part
- Ordinarily
- Usually
Thông thường, thường thì
- Generally
- In general
Nói chung, nhìn chung
· Khi MIÊU TẢ QUÁ TRÌNH hoặc LIỆT KÊ (describing a sequence or listing), các từ nối khá quen thuộc có thể kể đến là:
- First, … : Thứ nhất
- Second, … : Thứ hai
- Third, … : Thứ ba
- Next, … : Sau đây
- Then, … : Tiếp theo
- Finally, … : Cuối cùng
Lưu ý rằng trong tiếng Anh, phần lớn cách diễn đạt thông qua từ First, Second, Third… phổ biến hơn cách dùng Firstly, Secondly, Thirdly… mà chúng ta vẫn thường được biết. Vì thế bạn nên sử dụng cách thứ nhất (First, Second. Third…).
Từ nối nên được đặt ở vị trí đầu câu là tốt nhất vì dễ gây chú ý cho người đọc và đạt hiệu quả chỉ dẫn cao hơn. Bạn có thể tham khảo ví dụ minh họa sau đây:
· Researching in reducing emissions, as a rule has provided…
· As a rule, researching in reducing emission has provided…
Tuy nhiên khi soạn
văn bản, bạn cũng không hoàn toàn bắt buộc phải làm như thế. Từ nối có thể được đặt ở giữa câu, hoặc thậm chí cuối câu tùy hoàn cảnh và mục đích cụ thể, ví dụ như khi bạn muốn nhấn mạnh chẳng hạn.
Cách đơn giản nhất để kiểm tra xem một văn bản có dễ đọc hay không là đếm xem trong văn bản đó có bao nhiêu câu bắt đầu bằng “The”. Nếu như có nhiều câu như thế thì văn bản của bạn không dễ đọc chút nào đâu và bạn cần bổ sung vào đó những từ nối một cách hợp lí nhé.
Nếu như sử dụng đúng cách thì những từ nối sẽ phát huy tác dụng trong việc nâng cao khả năng truyền tải thông tin của một văn bản. Và tất nhiên việc dùng quá nhiều từ nối trong một văn bản cũng như việc chúng ta đặt quá nhiều biển chỉ dẫn trên đường, điều này sẽ khiến ngườiđọc cảm thấy rối và dẫn đến nguy cơ không hiểu được văn bản đang đọc.
Chúc các bạn sử dụng từ nối một cách có hiệu quả và thành công trong việc soạn thảo văn bản tiếng Anh!
Tiền tố và hậu tố(Prefixes and Suffixes)
Trong tiếng Anh có những từ gọi là căn ngữ (root), căn ngữ này có thể được ghép thêm một cụm từ ở trước gọi là tiếp đầu ngữ (prefix). Tùy thuộc vào nghĩa của căn ngữ và tiếp đầu ngữ mà có một từ có nghĩa khác. Tương tự cụm từ được ghép ở cuối căn ngữ gọi là tiếp vĩ ngữ (suffix).
Ví dụ:
Căn ngữ happy nghĩa là hạnh phúc.
Tiếp đầu ngữ un- có nghĩa là không.
Tiếp vĩ ngữ -ness có nghĩa là sự việc,…
Từ đó ta có:
unhappy :bất hạnh
happiness :niềm hạnh phúc
Và có cả những từ vừa có thêm tiếp đầu ngữ vừa có tiếp vĩ ngữ.
Ví dụ:
unhappiness :sự bất hạnh.
Tất cả các từ bắt nguồn từ một căn ngữ được gọi những từ cùng gia đình (familiar).
Như vậy nếu biết được một số tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ, khi gặp bất kỳ một từ nào mà ta đã biết căn ngữ của nó ta cũng có thể đoán được nghĩa của từ mới này. Đây cũng là một cách hữu hiệu để làm tăng vốn từ của chúng ta lên. Nhưng lưu ý rằng điều này chỉ có thể áp dụng cho một chiều là từ tiếng Anh đoán nghĩa tiếng Việt.
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự tiện ghép các tiếp đầu ngữ hay các tiếp vĩ ngữ vào bất kỳ căn ngữ nào được.
Prefixes
Các tiếp đầu ngữ dis-, in-, un- đều có nghĩa là không. Nhưng với un- nghĩa không mạnh hơn các tiếp đầu ngữ dis-,in-. Căn ngữ ghép với un- có nghĩa gần như ngược lại nghĩa gốc.
Ví dụ:
clean :sạch
unclean :dơ bẩn
agree :đồng ý
disagree :không đồng ý
mis- :nhầm
to understand :hiểu
to misunderstand :hiểu lầm
re- : làm lại
to read :đọc
to reread :đọc lại
to write :viết
to rewrite :viết lại
Suffixes
-able: có thể được
Tiếp vĩ ngữ này thường được ghép nối với các động từ để tạo thành tính từ.
to agree :đồng ý
agreeable :có thể đồng ý
to love :yêu
lovable :có thể yêu được, đáng yêu
-ness:sự
Tiếp vĩ ngữ này thường ghép với tính từ để tạo thành danh từ.
lovable :đáng yêu
lovableness :sự đáng yêu
Đối với các tính từ kết thúc bằng -able khi đổi sang danh từ người ta còn làm bằng cách đổi -able thành -ability.
Ví dụ:
able :có thể, có khả năng
ability :khả năng.
-ish: hơi hơi
Thường ghép với tính từ
white :trắng
whitish :hơi trắng
yellow :vàng
yellowish :hơi vàng
-ly: hàng
Thường ghép với các danh từ chỉ thời gian.
day :ngày daily :hàng ngày
week :tuần weekly :hàng tuần
month :tháng monthly :hàng tháng
year :năm yearly :hàng năm
-less : không có
Thường ghép với tính từ
care :cẩn thận
careless :bất cẩn
ĐẢO NGỮ
(Inversions)
Thông thường, một câu kể (câu trần thuật) bao giờ cũng bắt đầu bằng chủ ngữ và tiếp theo sau là một động từ. Tuy nhiên, trật tự của câu như trên có thể bị thay đổi khi người nói muốn nhấn mạnh. Lúc đó xuất hiện hiện tượng "Đảo ngữ"
Đảo ngữ được thể hiện ở các dạng sau:
Not until + phrase/clause...
Ex.: Not until 10 p.m. yesterday did he come home.
Not until I left home did I realize what he had meant.
Neither, nor và được dùng để diễn tả người hay sự vật này tương tự như người, vật hay sự vật khác (kia):
Ex: a/ Tom is ill today.
So is Tom..
b/ I can’t understand Spainish.
Nor can I.
Seldom, rarely và never được nhấn mạnh với nhấn mạnh với mục đích so sánh:
Ex.: Seldom had I seen such a terrible thing
Only, not only, not until được nhấn mạnh và đặt ở đầu câu
Ex.: Only learning hard can you pass the exam.
Hardly…. When, scarcely……when và no sooner…… than được dùng để diễn tả một hành động xảy ran ngay sau một hành động khác.
Ex.: Hardly had I arrived when I heard a terrible explosion.
No sooner had I left than it started to rain.
Các cụm giới từ chỉ nơi chốn được nhấn mạnh.
Ex.: Near the old pagoda is a red flower tree.
Notes: Khi không muốn nhấn mạnh, chúng ta có thể dặt các cụm trạng từ, giới từ được nói đến ở 1, 2, 3, 4, 5 và 6 trên theo trật tự thông thường.
Danh từ dùng làm tính từ
Danh từ dùng làm tính từ
Trong tiếng Anh có nhiều trường hợp một danh từ đứng trước một danh từ khác làm nhiệm vụ của một tính từ (a wool coat, a gold watch, a history teacher). Danh từ đi trước có vai trò của một tính từ, bổ nghĩa cho danh từ đi sau. Các danh từ đóng vai trò của tính từ luôn luôn ở dạng số ít, cho dù danh từ được chúng bổ nghĩa có thể ở dạng số nhiều (trừ một vài trường hợp cá biệt: a sports car, small-claims court, a no-frills store...). Các liên kết số đếm – danh từ (number-noun) luôn được ngăn cách bởi dấu gạch nối.
We took a five-week tour.
(We took a tour that lasted five weeks)
He has a two-year subscription to that magazine.
(His subscription to that magazine is for two years)
These are twenty-dollar shoes.
(These shoes cost twenty dollars.)
20.1 Khi nào dùng danh từ làm tính từ, khi nào dùng tính từ của danh từ đó?
Trong một số trường hợp nếu dùng danh từ làm tính từ thì nó mang nghĩa đen:
A gold watch = a watch made of gold.
Nhưng nếu dùng tính từ thì nó mang nghĩa bóng:
A golden opportunity = a chance that it is very rare and precious (quí giá).
Không được dùng tính từ để bổ nghĩa cho danh từ khi nó chỉ tính chất nghề nghiệp hoặc nội dung, khi đó phải dùng danh từ để đóng vai trò tính từ:
a mathematics teacher, a biology book
Khi phó từ đứng đầu câu để nhấn mạnh, phải đảo cấu trúc câu
Khi phó từ đứng đầu câu để nhấn mạnh, phải đảo cấu trúc câu
Trong một số trường hợp các phó từ không đứng ở vị trí bình thường của nó mà đảo lên đứng ở đầu câu nhằm nhấn mạnh vào hành động của chủ ngữ. Trong trường hợp đó ngữ pháp sẽ thay đổi, đằng sau phó từ đứng đầu câu là trợ động từ rồi mới đến chủ ngữ và động từ chính:
John hardly remembers the accident that took his sister's life.
Hardly does John remember the accident that took his sister's life.
Never have so many people been unemployed as today.
(So many people have never been unemployed as today)
Hardly had he fallen asleep when he began to dream of far-way lands.
(He had hardly fallen asleep when he began to dream of far-way lands.)
Rarely have we seen such an effective actor as he has proven himself to be.
(We have rarely seen such an effective actor as he has proven himself to be.)
Seldom does class let out early.
(Class seldom lets out early.)
Only by hard work will we be able to accomplish this great task.
(We will be able to accomplish this great task only by hard work.)
Một số các trạng từ đặc biệt khác cũng thường đứng ở đầu câu, phải đảo cấu trúc câu như trên:
· In/ Under no circumstances: Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không.
Under no circumstances should you lend him the money.
· On no account: Dù bất cứ lý do gì cũng không
On no accout must this switch be touched.
· Only in this way: Chỉ bằng cách này
Only in this way could the problem be solved
· In no way: Không sao có thể
In no way could I agree with you.
· By no means: Hoàn toàn không
By no means does he intend to criticize your idea.
· Negative ..., nor + auxiliary + S + V
He had no money, nor did he know anybody from whom he could borrow.
· Khi một mệnh đề mở đầu bằng các thành ngữ chỉ nơi chốn hoặc trật tự thì động từ chính có thể đảo lên chủ ngữ nhưng tuyệt đối không được sử dụng trợ động từ trong trường hợp này.
Clause of place/ order + main verb + S (no auxiliary)
In front of the museum is a statue.
First came the ambulance, then came the police.
( Thoạt đầu là xe cứu thương chạy đến, tiếp sau là cảnh sát.)
· Khi một ngữ giới từ làm phó từ chỉ địa điểm hoặc phương hướng đứng ở đầu câu, các nội động từ đặt lên trước chủ ngữ nhưng tuyệt đối không được sử dụng trợ động từ trong loại câu này. Nó rất phổ biến trong văn mô tả khi muốn diễn đạt một chủ ngữ không xác định:
Under the tree was lying one of the biggest men I had ever seen.
Directly in front of them stood a great castle.
On the grass sat an enormous frog.
Along the road came a strange procession.
· Tính từ cũng có thể đảo lên trên đầu câu để nhấn mạnh và sau đó là liên từ nhưng tuyệt đối không được sử dụng trợ động từ.
So determined was she to take the university course that she taught school and gave music lesson for her tuition fees.
· Trong một số trường hợp người ta cũng có thể đảo toàn bộ động từ chính lên trên chủ ngữ để nhấn mạnh, những động từ được đảo lên trên trong trường hợp này phần lớn đều mang sắc thái bị động nhưng hoàn toàn không có nghĩa bị động.
Lost, however, are the secrets of the Mayan astronomers and the Inca builders as well as many medicinal practices.
(Mất đi vĩnh viễn, tuy vậy, lại là những bí mật của những nhà thiên văn thuộc nền văn minh Mayan, ...)
· Các phó từ away ( = off ), down, in, off, out, over, round, up... có thể theo sau là một động từ chuyển động và sau đó là một danh từ làm chủ ngữ:
+ Away/down/in/off/out/over/round/up...+ motion verb + noun/noun phrase as a subject.
Away went the runners/ Down fell a dozen of apples...
+ Nhưng nếu một đại từ nhân xưng làm chủ ngữ thì động từ phải để sau chủ ngữ:
Away they went/ Round and round it flew.
+ Trong tiếng Anh viết (written English) các ngữ giới từ mở đầu bằng các giới từ down, from, in, on, over, out of, round, up... có thể được theo sau ngay bởi động từ chỉ vị trí (crouch, hang, lie, sit, stand...) hoặc các dạng động từ chỉ chuyển động, các động từ như be born/ die/ live và một số dạng động từ khác.
From the rafters hung strings of onions.
In the doorway stood a man with a gun.
On a perch beside him sat a blue parrot.
Over the wall came a shower of stones.
*Lưu ý: 3 ví dụ đầu của các ví dụ trên có thể diễn đạt bằng một VERB-ING mở đầu cho câu và động từ BE đảo lên trên chủ ngữ:
Hanging from the rafters were strings of onion.
Standing in the doorway was a man with a gun.
Sitting on a perch beside him was a blue parrot.
Hiện tượng này còn xảy ra khi chủ ngữ sau các phó từ so sánh as/than quá dài:
She was very religious, as were most of her friends.
City dwellers have a higher death rate than do country people.
· Tân ngữ mang tính nhấn mạnh cũng có thể đảo lên đầu câu:
Not a single word did he say.
· Here/There hoặc một số các phó từ đi kết hợp với động từ đứng đầu câu cũng phải đảo động từ lên trên chủ ngữ là một danh từ, nhưng nếu chủ ngữ là một đại từ thì không được đảo động từ:
Here comes Freddy.
Incorrect: Here comes he
Off we go
Incorrect: Off go we
There goes your brother
I stopped the car, and up walked a policeman.
Cách làm bài trắc nghiệm ngữ pháp
Thường thì trong bài thi trắc nghiệm ngữ pháp, bạn sẽ không thể trả lời ngay bằng cách chỉ áp dụng một quy tắc ngữ pháp nhất định nào đó mà phải kết hợp hai hay nhiều quy tắc khác nhau để loại trừ phương án sai. Áp dụng lần lượt các bước sau:
(1) Kiểm tra các lỗi ngữ pháp cơ bản bao gồm
(a) Sự hoà hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ
(b) Cách sử dụng Adj và Adv
(c) Vị trí và thứ tự của các Adv.
(d) Sự phù hợp giữa các thời động từ.
(e) Đại từ có danh từ duy nhất để nó đại diện hay không.
(f) Cấu trúc câu song song.
(2) Loại bỏ những câu trả lời rườm rà, câu càng ngắn gọn và dễ hiểu càng tốt:
(a) Tránh các đáp án dài dòng như:
John read the letter in a thoughtful manner. (can be replaced by thoughtfully)
(b) Tránh các đáp án có 2 từ nghĩa giống nhau.
(3) Loại bỏ những đáp án có từ vựng không rõ nghĩa:
(a) Phải chắc chắn rằng tất cả các từ đều có nghĩa trong câu.
(b) Phải đảm bảo những động từ có 2 từ phải được nối với nhau bằng một giới từ phù hợp (xem phần sau)
(4) Tránh dùng các từ lóng, tiếng lóng. Từ lóng chỉ dùng trong văn nói, không dùng trong văn viết. Ví dụ
really khi dùng với nghĩa very
bunch khi dùng với nghĩa many
any noun + wise khi dùng với nghĩa in relation to ...
Ví dụ:
1. Before we can decide on the future uses of this drug, ________
(A) many more informations must be reviewed.
(B) is necessary to review more information.
(C) we must review much more information.
(D) another information must to be reviewed.
Phân tích:
(A) có 2 chỗ sai: không dùng many với information là danh từ không đếm được và không được viết là informations.
(B) có 1 chỗ sai vì thiếu chủ ngữ.
(C) đúng
(D) có 2 chỗ sai: không dùng another với danh từ không đếm được và sau trợ động từ must là động từ nguyên thể không có to.
2. In this country, a growing concern about the possible hazardous effects ofchemical wastes ________
(A) have resulted in a bunch of new laws.
(B) has resulted in several new laws.
(C) is causing the results of numerous new laws.
(D) result in news laws.
Phân tích:
(A) có 2 chỗ sai: không dùng động từ ở số nhiều have với chủ ngữ số ít a growing concern và không được dùng từ lóng (slang) bunch of.
(B) đúng.
(C) rườm rà. Causing the result of là quá dài dòng.
(D) có 2 chỗ sai: không dùng result (động từ số nhiều) với chủ ngữ là danh từ số ít và không được dùng dạng thức số nhiều của tính từ (viết đúng phải là new laws).
Những từ dễ gây nhầm lẫn
Đó là những từ rất dễ gây nhầm lẫn về cách viết, ngữ nghĩa, chính tả hoặc phát âm:
· angel (N) = thiên thần
· angle (N) = góc (trong hình học)
· cite (V) = trích dẫn
· site (N) = địa điểm, khu đất ( để xây dựng).
· sight (N) = khe ngắm, tầm ngắm; (V) = quang cảnh, cảnh tượng; (V) = quan sát, nhìn thấy
· dessert (N) = món tráng miệng
· desert (N) = sa mạc; desert (V) = bỏ, bỏ mặc, đào ngũ
· later (ADV) = sau đó, rồi thì (thường dùng với động từ thời tương lai)
· latter (ADJ) = cái thứ 2, người thứ 2, cái sau, người sau. >< former =" cái">
· principal (N) = hiệu trưởng (trường phổ thông); (Adj) = chính, chủ yếu.
· principle (N) = nguyên tắc, luật lệ
· affect (V) = tác động đến
· effect (N) = ảnh hưởng, hiệu quả; (V) = thực hiện, đem lại
· already (Adv) = đã
· all ready = tất cả đã sẵn sàng.
· among (prep) trong số (dùng cho 3 người, 3 vật trở lên)
· between...and giữa...và (chỉ dùng cho 2 người/vật)
Lưu ý: between...and cũng còn được dùng để chỉ vị trí chính xác của một quốc gia nằm giữa những quốc gia khác cho dù là > 2
Vietnam lies between China, Laos and Cambodia.
Between còn được dùng cho các quãng cách giữa các vật và các giới hạn về mặt thời gian.
Difference + between (not among)
What are the differences between crows, rooks, and jackdaws.
Between each + noun (-and the next) (more formal)
We need 2 meters between each window.
There seems to be less and less time between each birthday (and the next).
Devide + between (not among)
He devided his money between his wife, his daughter, and his sister.
Share + between/among
He shared the food between/among all my friend.
· consecutive (Adj) liên tục (không có tính đứt quãng)
· successive (Adj) liên tục (có tính cách quãng)
· emigrant (N) người di cư, (V) -> emigrate from
· immigrant (N) người nhập cư; (V) immigrate into
· formerly (Adv) trước kia
· formally (Adv) chỉnh tề (ăn mặc); (Adv) chính thức
· historic (Adj) nổi tiếng, quan trọng trong lịch sử
The historic spot on which the early English settlers landed in North America
(Adj) mang tính lịch sử.
historic times
· historical (Adj) thuộc về lịch sử
Historical reseach, historical magazine
(Adj) có thật trong lịch sử
Historical people, historical events
· hepless (Adj) vô vọng, tuyệt vọng
· useless (Adj) vô dụng
· imaginary = (Adj) không có thật, tưởng tượng
· imaginative = (Adj) phong phú, bay bổng về trí tưởng tượng
· Classic (adj) chất lượng cao: a classic novel (một cuốn tiểu thuyết hay); a classic football match (một trận bóng đá hay).
đặc thù/đặc trưng/tiêu biểu: a classic example (một ví dụ tiêu biểu, điển hình).
· Classic (noun): văn nghệ sĩ, tác phẩm lưu danh.
This novel may well become a classic
(Tác phẩm này có thể được lưu danh).
· Classical: cổ điển, kinh điển.
· Politic: nhận thức đúng/ khôn ngoan/ trang trọng.
I don’t think it would be politic to ask for loan just now.
(Tôi cho rằng sẽ không là khôn ngoan nếu hỏi vay một khoản ngay lúc này.)
· Political: thuộc về chính trị.
A political career (một sự nghiệp chính trị).
· Continual: liên tục lặp đi lặp lại (hành động có tính cách quãng)
Please stop your continual questions (Xin hãy thôi hỏi lặp đi lặp lại mãi như thế).
· Continous: liên miên/suốt (hành động không có tính cách quãng)
A continous flow of traffic (Dòng xe cộ chạy liên miên bất tận).
· As (liên từ) = Như + Subject + verb.
When in Roma, do as Romans do (Nhập gia tùy tục).
· Like (tính từ dùng như một giới từ) + noun/noun phrase
He fought like a mad man (Anh ta chiến đấu như điên như dại).
· Alike (adj.): giống nhau, tương tự
Although they are brother, they don’t look alike.
· Alike (adverb): như nhau
The climate here is always hot, summer and winter alike.
· As: như/ với tư cách là (dùng trong so sánh khi bản thân chủ ngữ có chức năng như vật/người được so sánh)
Let me speak to you as a father (Hãy để tôi nói với cậu như một người cha)
· Like: như là (dùng trong so sánh khi bản thân chủ ngữ và cái/người so sánh không phải là một hoặc không có chức năng đồng nhất)
Let me speak to you like a man above (Hãy để tôi nói với anh như một người bề trên).
· Before: trước đây/trước đó (dùng khi so sánh một thứ với tất cả các thứ khác cùng loại)
She has never seen such a beautiful picture before (Cô ta chưa bao giờ nhìn thấy một bức tranh đẹp như thế trước đây).
Before: Trước (chỉ một sự việc xảy ra trước một sự việc khác trong quá khứ, thường dùng với Past Perfect)
He lived in France in 1912, he had lived in England 4 years before.
· Ago: trước (tính từ hiện tại trở ngược về quá khứ, thường dùng với Simple Past)
I went to England 3 years ago.
· Certain: chắc chắn (biết sự thực)
Certainly/ I’m certain that he didn’t steal it (Tôi chắc chắn rằng hắn ta không lấy cái đó).
· Sure: tin rằng (không biết chắc, nói theo cảm nhận, nghĩa là yếu hơn certain)
Surely/ I am sure that he did not steal it (Tôi tin rằng hắn không lấy thứ đó).
· Indeed: Very+indeed (sau một tính từ hoặc một phó từ)
Thank you very much indeed.
I was very pleased indeed to hear from you.
Indeed dùng sau to be hoặc một trợ động từ nhằm xác nhận hoặc nhấn mạnh cho sự đồng ý (thường dùng trong câu trả lời ngắn).
It is cold / - It is indeed.
Henny made a fool of himself / - He did indeed.
· Ill (British English) = Sick (American English) = ốm
George didn’t come in last week because he was ill (=he was sick)
· Sick + Noun = ốm yếu/ bệnh tật
He spent 20 years looking after his sick father (Người cha bệnh tật)
· Be sick = Fell sick = Nôn/ buồn nôn/ say (tàu, xe...)
I was sick 3 times in the night (tôi nôn 3 lần trong đêm)
I feel sick. Where’s the bath room? (tôi thấy buồn nôn, phòng tắm ở đâu?)
She is never sea-sick (Cô ấy chẳng bao giờ say sóng cả)
· Welcome (adjective) = được mong đợi/ được chờ đợi từ lâu/ thú vị
A welcome guest (Khách quí/ khách bấy lâu mong đợi)
A welcome gift (Món quà thú vị được chờ đợi từ lâu)
· Welcome to + noun = Có quyền, được phép sử dụng.
You are welcome to any book in my library (Anh có quyền lấy bất kỳ quyển sách nào trong thư viện của tôi)
· Welcoming (phân từ 1 cấu tạo từ động từ welcome dùng làm tính từ) Chào đón/ đón tiếp ân cần
This country have given me a welcoming feeling. (Xứ sở này đã dành cho tôi một tình cảm chào đón ân cần)
Hoan nghênh/ Tán đồng (ý kiến)
To show a welcoming idea (Bộc lộ một ý kiến tán đồng)
· Be certain/ sure of + verb-ing: chắc chắn là (đề cập đến tình cảm của người đang được nói đến)
Before the game she felt certain of winning, but after a few minutes she realized it wasn’t going to be easy.
You seem very sure of passing the exam, I hope you are right.
· Be certain/ sure + to + verb: chắc chắn sẽ phải (đề cập đến tình cảm của chính người nói hoặc viết câu đó):
The repairs are certain to cost more than you think.
Elaine is sure to win-the other girl hasn’t got a chance.
· Be interested + to + verb: Thấy thích khi...:
I’m interested to read in the paper that scientists have found out how to talk to whales.
(Tôi thấy thích/ thú vị khi...)
· Be interested in + verb-ing/ Be interested + to + verb:Muốn biết/ muốn phát hiện ra/ muốn tìm ra...:
I’m interested in finding out/ to find out what she did with all that money.
(Tôi muốn biết cô ta đã làm gì với ngần ấy tiền).
· Be interested in + verb-ing: Thấy thích/ thích/ muốn...
I’m interested in learning higher education in the U.S.
Cách sử dụng Other và Another.
Hai từ này tuy giống nhau về mặt ngữ nghĩa nhưng khác nhau về mặt ngữ pháp.
Dùng với danh từ đếm được Dùng vói danh từ không đếm được
• another + dtđ2 số ít = 1 cái nữa, 1 cái khác, 1 người nữa, 1 người khác.
Ví dụ: another pencil
• other + dtđ2 số nhiều = mấy cái nữa, mấy cái khác, mấy người nữa, mấy người khác.
Ví dụ: other pencils = some more.
• the other + dtđ2 nhiều = những cái cuối cùng, những người cuối cùng còn lại.
Ví dụ: the other pensố cils = all remaining pen-cils
• the other + dt đ2số ít = người cuối cùng, cái cuối cùng của 1 bộ, 1 nhóm.
• other + dt không đ2 = 1 chút nữa.
Ví dụ: other water = some more water.
other beer = some more beer.
• the other + dt không đ2 = chỗ còn sót lại.
Ví dụ:
The other beer = the remaining beer. (chỗ bia còn lại)
- Another và other là không xác định trong khi the other là xác định. Nếu danh từ hoặc chủ ngữ ở trên đã được hiểu hoặc được nhắc đến, chỉ cần dùng another và other như 1 đại từ là đủ.
Ví dụ:
I don’t want this book. Please give me another.
- Nếu danh từ được thay thế là số nhiều thì other được sử dụng theo 1 trong 2 cách (other + nouns hoặc others) mà không bao giờ được sử dụng (others + DTSN).
- Có thể dùng đại từ thay thế one hoặc ones cho danh từ sau another, the other và other.
Lưu ý rằng this và that có thể dùng với đại từ one nhưng these và those tuyệt đối không dùng với ones.
If I do … and If I did…
A So sánh các ví dụ sau:
<!--[if !supportLists]-->(1) <!--[endif]-->Sue has lost her watch. She thinks it may be at Ann’s house.
Sue đã làm mất chiếc đồng hồ của cô ấy. Cô ấy nghĩ nó có thể ở nhà Ann.
SUE: I think I left my watch at your house. Have you seen it?
Tôi nghĩ là tôi đã để cái đồng hồ của tôi ở nhà bạn. Bạn có nhìn thấy nó không?
ANN: No, but I’ll have a look when I get home. If I find it, I’ll tell you.
Không nhưng tôi sẽ xem lại khi tôi về nhà. Nếu tìm thấy tôi sẽ nói với bạn.
Trong ví dụ này, Ann cảm thấy có một khả năng thực tế rằng cô ấy sẽ tìm thấy chiếc đồng hồ của Sue để quên ở nhà mình. Vì vậy, cô ấy nói:
If I find…, I’ll… (nếu tôi tìm thấy…, tôi sẽ…)
<!--[if !supportLists]-->(2) <!--[endif]-->Ann says: If I found a wallet in the street, I’d take it to the police.
Ann nói: Nếu tôi nhặt được một cái ví trên đường, tôi sẽ mang nó đến đồn cảnh sát.
Đây là một dạng tình huống khác. Ở ví dụ này, Ann không nghĩ tới khía cạnh thực tế của vấn đề; cô ấy đang giả định một tình huống và không mong chờ tìm thấy một cái ví ở trên đường.
Vì vậy, cô ấy nói:
If I found…, I’d (=I would)… (không dùng “If I find… I’ll…”)
Khi bạn giả định một điều gì tương tự như vậy, bạn dùng cấu trúc if+thì quá khứ (if I found/if you were/if we didn’t… ). Nhưng nó không mang nét nghĩa quá khứ (past):
What would you do if you won a million pounds?
(we don’t really expect this to happen)
Bạn sẽ làm gì nếu bạn kiếm được một triệu bảng Anh?
(chúng ta không thật sự mong chờ hay nghĩ điều này sẽ xảy ra)
I don’t really want to go to their party, but I probably will go. They’d be offended if I didn’t go.
Tôi thật sự không muốn đến dự buổi tiệc của họ, nhưng có thể tôi sẽ đi. Họ sẽ giận nếu tôi không tới.
Sarah has decided not to apply for the job. She isn’t really qualified for it, so she probably wouldn’t get it if she applied.
Sarah đã quyết định không nộp đơn xin việc nữa. Cô ấy không thật sự có đủ năng lực cho công việc đó, vì vậy cô ấy có thể không được nhận nếu cô ấy nộp đơn.
B Thông thường ta không dùng would ở mệnh đề if:
I’d be very frightened if somebody pointed a gun at me. (không nói “if somebody would point”)
Tôi sẽ rất sợ nếu có ai đó chĩa súng vào tôi.
If I didn’t go to their party, they’d be offended. (không nói “If I wouldn’t go”)
Nếu tôi không tới dự buổi tiệc của họ, họ sẽ giận.
Nhưng cũng có thể nói “if…would” khi bạn yêu cầu một người làm việc gì đó:
(from a formal letter) I would be grateful if you would send me your brochure as soon as possible.
(trong một lá thư giao dịch) Tôi sẽ biết ơn nếu quí ông gởi đến cho tôi cuốn tự giới thiệu càng sớm càng tốt.
“Shall I close the door?” “Yes, please, if you would.”
“Tôi có thể đóng cửa được không?” “Vâng, bạn có thể nếu bạn muốn.”
C Trong các thành phần khác của câu (ngoại trừ mệnh đề if) chúng ta dùng would (‘d)/wouldn’t:
If you took more exercise, you’d (=you would) probably feel healthier.
Nếu bạn chăm tập thể dục hơn, bạn sẽ cảm thấy mạnh khỏe hơn.
Would you mind if I use your phone?
Bạn vui lòng chứ nếu tôi sử dụng điện thoại của bạn?
I’m not tired enough to go to bed yet. I wouldn’t sleep. (if I went to bed now)
Tôi chưa quá mệt để phải đi ngủ đâu. Tôi sẽ không ngủ được (nếu tôi đi ngủ bây giờ)
Could và might có thể thay thế lẫn nhau:
If you took more exercise, you might feel healthier. (= it is possible that you would feel healthier) (= có thể là bạn sẽ cảm thấy mạnh khỏe hơn)
If it stopped raining, we could go out. (=we would be able to go out)
Nếu trời tạnh mưa, chúng ta có thể đi chơi. (= chúng ta sẽ có thể đi chơi)
D Không dùng when trong những câu tương tự như các câu ở bài này:
They would be offended if we didn’t accept their invitation. (không nói ‘when we didn’t)
Họ sẽ giận nếu tôi không chấp nhận lời mời của họ.
What would you do if you were bitten by a snake? (không nói ‘when you were bitten’)
Bạn sẽ làm gì nếu bạn bị rắn cắn?
PHÂN BIỆT SAY, SPEAK, TELL, TALK
SAY:
là động từ có tân ngữ, có nghĩa là”nói ra, nói rằng”, chú trọng nội dung được nói ra.
Thí dụ:
Please say it again in English. (Làm ơn nói lại bằng tiếng Anh).
They say that he is very ill. (Họ nói rằng cậu ấy ốm nặng).
SPEAK:
có nghĩa là “nói ra lời, phát biểu”, chú trọng mở miệng, nói ra lời. Thường dùng làm động từ không có tân ngữ. Khi có tân ngữ thì chỉ là một số ít từ chỉ thứ tiếng”truth” (sự thật).
Thí dụ:
He is going to speak at the meeting. (Anh ấy sẽ phát biẻu trong cuộc mít tinh).
I speak Chinese. I don’t speak Japanese. (Tôi nói tiếng Trung Quốc. Tôi không nói tiếng Nhật Bản).
Khi muốn “nói với ai” thì dùng speak to sb hay speak with sb.
Thí dụ:
She is speaking to our teacher. (Cô ấy đang nói chuyện với thày giáo của chúng ta).
TELL:
có nghĩa “cho biết, chú trọng, sự trình bày”. Thường gặp trong các kết cấu : tell sb sth (nói với ai điều gì đó), tell sb to do sth (bảo ai làm gì), tell sb about sth (cho ai biết về điều gì).
Thí dụ:
The teacher is telling the class an interesting story. (Thầy giáo đang kể cho lớp nghe một câu chuyện thú vị).
Please tell him to come to the blackboard. (Làm ơn bảo cậu ấy lên bảng đen).
We tell him about the bad news. (Chúng tôi nói cho anh ta nghe về tin xấu đó).
TALK:
có nghĩa là”trao đổi, chuyện trò”, có nghĩa gần như speak, chú trọng động tác “nói’. Thường gặp trong các kết cấu: talk to sb (nói chuyện với ai), talk about sth (nói về điều gì), talk with sb (chuyện trò với ai).
Thí dụ:
· What are they talking about? (Họ đang nói về chuyện gì thế?).
· He and his classmates often talk to eachother in English. (Cậu ấy và các bạn cùng lớp thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh).
Too, so, either, neither - Too so either neither
Hai cặp từ TOO/SO và EITHER/NEITHER rất thường được dùng trong văn nói. Tuy nhiên, nhiều người học cảm thấy khó phân biệt cách dùng mỗi từ sao cho đúng. Bài này chúng ta sẽ học về 4 từ đặc biệt này.
TOO/SO, EITHER/NEITHER tất cả đều có chung nghĩa là "cũng", nhưng EITHER/NEITHER mang nghĩa phủ định, tức là "cũng không"
* TOO/SO: cặp này chỉ dùng cho câu mang nghĩa khẳng định.
- TOO: dùng cuối câu.
+ A: I LOVE YOU. (anh yêu em)
+ B: I LOVE YOU, TOO. (em cũng yêu anh)
- SO: luôn đứng đầu câu và nó phải mượn trợ động từ phù hợp đi liền sau nó và đứng liền trước chủ ngữ.
-- VD 1:
+ A: I LOVE ENGLISH. (tôi yêu thích tiếng Anh)
+ B: SO DO I.(tôi cũng vậy) (do câu A nói dùng hiện tại đơn phải động từ thường, do đó trợ động từ là DO cho chủ ngữ là I)
--VD 2:
+ A: I AM A STUDENT. (tôi là sinh viên)
+ B: SO IS MY YOUNGER BROTHER (em trai tôi cũng vậy). (do câu người nói trước dùng AM, nên phải mượng IS đứng sao SO cho hợp với MY YOUNGER BROTHER, là danh từ số ít)
-- VD 3:
+ A: I WENT TO LE HONG PHONG HIGH SCHOOL. (tôi đã học trường Lê Hồng Phong)
+ B: SO DID I. (tôi cũng vậy) (vì câu người nói trước dùng thì quá khứ đơn, nên trợ động từ tương ứng đặt sau SO phải là DID)
--VD 4:
+ A: I HAVE BEEN TO THAILAND. (tôi đã được đi Thái Lan)
+ B: SO HAVE I. (tôi cũng vậy) (Do câu người nói trước dùng thì hiện tại hoàn thành nên trợ động từ cần mượn để đặt sau SO phải là HAVE)
* EITHER/NEITHER: cặp này chỉ dùng trong câu mang nghĩa phủ định
- EITHER: đứng cuối câu.
A: I DON'T LIKE FISH. (tôi không thích cá)
B: I DON'T, EITHER. (tôi cũng không)
- NEITHER đứng đầu câu, mượn trợ động từ, trợ động từ đứng liền sau NEITHER và đứng liền trước Chủ ngữ.
A: I DON'T LIKE FISH. (tôi không thích cá)
B: NEITHER DO I. (tôi cũng không)
-ing and -ed + Clauses
Xét ví dụ sau:
Feeling tired, I went to bed early.
(Cảm thấy mệt, tôi đi ngủ sớm.)
Trong câu này:
I went to bed early là mệnh đề chính (main clause)
Feeling tired là -ing clause.
Chúng ta dùng -ing clause trong các trường hợp như sau:
Khi nói đến hai điều xảy ra đồng thời chúng ta có thể dùng -ing cho một trong hai động từ diễn tả hai hành động đó. Ví dụ:
She was sitting in a chair reading a book.
(Cô ta đang ngồi trên ghế đọc sách.)
I ran out of the house shouting.
(Tôi chạy ra khỏi nhà hét lên.)
Chúng ta cũng có thể dùng -ing clause khi một hành động xảy ra trong suốt một hành động khác. Dùng -ing cho hành động dài hơn. Trong trường hợp này -ing đã thay thế cho từ nối while (trong khi) hoặc when (khi).
Ví dụ:
Jim hurt his arm playing tennis.
(= while he was playing tennis)
(Jim đau tay khi chơi tennis)
I cut myself shaving. (= while I was shaving)
(Tôi cắt phải mình khi đang cạo râu.)
Cũng có thể dùng -ing khi có mặt while hoặc when.
Ví dụ:
Jim hurt his arm while playing tennis.
Be careful when crossing the road.
(Hãy cẩn thận lúc băng qua đường)
Khi một hành động xảy ra trước một hành động khác ta có thể dùng having + past participle cho hành động xảy ra trước.
Ví dụ:
Having found a hotel, they looked for somewhere to have dinner.
(Đã tìm thấy một khách sạn, họ tìm chỗ để ăn tối)
Having finished our work, we went home.
(Đã làm xong công việc, chúng tôi về nhà)
Cũng có thể dùng after (sau khi) với -ing trong trường hợp này. Ví dụ:
After finishing our work, we went home.
(Sau khi làm xong việc, chúng tôi về nhà.)
Nếu hành động sau xảy ra tức thì ngay sau hành động đầu có thể dùng đơn giản mệnh đề -ing không nhất thiết phải dùng having.
Ví dụ:
Taking a key out of his pocket, he opened the door.
(Lấy chìa khóa ra khỏi túi, anh ta mở cửa.)
Cấu trúc này thường được dùng nhất là trong văn viết tiếng Anh.
-ing clause còn được dùng để giải thích thêm một điều gì cho mệnh đề chính.
Ví dụ:
Feeling tired, I went to bed early.
(= because I felt tired.)
(Cảm thấy mệt, tôi đi ngủ sớm.)
(= bởi vì tôi thấy mệt)
Having already seen the film twice, I don’t want to go to the cinema
(Đã xem bộ phim hai lần rồi tôi không muốn đi xem phim.)
Cấu trúc này thường dùng trong văn viết hơn là văn nói.
-ing clause còn được dùng với tính cách như một mệnh đề quan hệ trong câu.
Ví dụ:
Do you know the girl talking to Tom?
(Anh có biết cô gái đang nói chuyện với Tom không?)
Chúng ta dùng -ing clause như thế này trong trường hợp nói ai đang làm gì (is doing or was doing) trong một thời điểm riêng biệt.
Xem kỹ các ví dụ sau:
I was woken by a bell ringing.
(Tôi bị đánh thức bởi một tiếng chuông reo.)
Who was that man standing outside?
(Gã đàn ông đang đứng ở ngoài đó là ai vậy?)
Can you hear someone singing?
(Anh có nghe ai đang hát không?)
Như vậy -ing clause chỉ đóng vai trò mệnh đề quan hệ khi mệnh đề này chỉ một hành động đang tiếp diễn.
Khi nói đến đồ vật, chúng ta cũng có thể dùng -ing clause cho các đặc điểm nổi bật của nó, điều mà lúc nào cũng vậy chứ không phải trong một thời điểm riêng biệt nào đó. Trong trường hợp này không nên dịch là đang…
Ví dụ:
The road joining the two villages is very narrow.
(Con đường nối hai làng rất hẹp.)
I live in a room overlooking the garden.
(Tôi sống trong một căn phòng trông xuống vườn.)
-ED CLAUSES
-ed clause cũng dùng như -ing clause nhưng nó có nghĩa passive (bị động). Động từ dùng trong mệnh đề này là ở dạng Past Participle.
Ví dụ:
The man injured in the accident was taken to hospital.
(Người đàn ông bị thương trong tai nạn được đưa tới bệnh viện.)
None of the people invited to the party can come.
(Không có ai được mời dự tiệc đến được cả.)
The money stolen in that day was never found.
(Số tiền bị mất trong ngày hôm đó không bao giờ được tìm thấy)
Most of the goods made in this factory are exported.
(Hầu hết hàng hóa làm trong nhà máy này đều được xuất khẩu.)
Chúng ta cũng thường dùng -ing và -ed clause sau there is/there was,…
Ví dụ:
Is there anybody waiting to see me?
(Có ai đang đợi gặp tôi không?)
There were some children swimming in the river.
(Có vài đứa trẻ đang bơi dưới sông.)
Vocabulary
everywhere :bất cứ nơi đâu, mọi nơi
somewhere :ở đâu đó
whenever :bất cứ khi nào
whatever :bất cứ cái gì
somewhat :hơi hơi
whichever :bất cứ cái nào
Ví dụ:
Take whichever you like.
(Hãy lấy bất cứ cái gì anh thích.)
He lives somewhere near us.
(Anh ta sống đâu đó gần chúng tôi.)
Come to see us whenever you like.
(Hãy đến thăm chúng tôi bất cứ lúc nào anh thích.)
I looked for him everywhere but couldn’t find.
(Tôi tìm anh ta khắp nơi nhưng không thấy.)
They can do whatever.
(Họ có thể làm bất cứ cái gì.)
This exercises is somewhat difficult, but I can do it.
(Bài tập này hơi khó nhưng tôi có thể làm được.)
out of: (ra) khỏi
Ví dụ:
He ran out of his house.
(Hắn chạy ra khỏi nhà.)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top