kiến lộc 5
Chương 41
Không ít lần ta giở trò gạt ngài như vậy, nhưng đây là lần đầu tiên ngài giận dỗi.
Hít vào một hơi thật sâu, ta cố nặn ra một nụ cười, gõ cửa phòng Vãn Thược. Đúng lúc ấy một cái bình hoa bay ra ngoài cửa, suýt trúng vào người ta.
"Vãn Thược, vương gia nói đêm qua lỗi là do ngài suy nghĩ không thông suốt. Ngươi xem, ngài bắt thỏ con về đền cho ngươi này."
Nàng ta đang vung vẩy cái chân nến trên tay, mặt hằm hằm khó chịu. Nàng nhìn ta rồi lại nhìn con thỏ, ngờ vực: "Vương gia tặng ta? Vậy sao ban nãy chàng ấy không đến nói chuyện với ta?"
"Ngươi tưởng ta ưa ngươi lắm hay sao mà phải nói dối dỗ ngọt ngươi? Vương gia mệt quá, nếu không ngài chắc chắn sẽ tự tay tặng ngươi."
Nàng ta quẳng chân nến xuống, bước ra ngoài cửa, ôm bẫng con thỏ từ trên tay ta, vuốt ve, bỗng lại hỏi: "Vậy ngươi có cái gì?"
Ta chìa hai bàn tay trắng, nói với nàng ta: "Ta thì có cái gì? Ban nãy ngươi không thấy vương gia như nào sao? Đang giận đấy, dọc đường cứ hậm hực bảo sớm biết vậy đã dẫn ngươi đi, dẫn ta đi làm gì."
Nàng không nhìn ta, chỉ chăm chú nhìn con thỏ, giọng dịu hẳn lại: "Ngươi đúng là ngu! Ta chưa bao giờ chọc giận Cảnh Yến ca ca cả, lúc nào ta cũng nghe theo chàng hết."
Ta không thương hại nàng ta, nhưng nói thật lòng nàng ta cũng khá đáng thương.
Người ta không thích đã dỗ xong rồi, giờ còn người ta thích đang đợi ta đến dỗ nữa.
Nếu như ngài không muốn ta dỗ thì ban nãy đã về phòng mình luôn rồi, không có lí do gì phải vào phòng ta.
"Vương gia," Ta sáp sáp lại gần ngài, hôn ngài mấy cái: "Đừng giận nữa mà, khó lắm mới yên ổn được mấy ngày.". Truyện Võng Du
Ngài giơ tay ra ngăn ta lại, không cho ta hôn ngài. Ta không từ bỏ mà càng mạnh bạo hơn, đứng lên đóng cửa lại, ngồi lên đùi ngài, vòng tay ôm cổ ngài, dựa vào người ngài: "Tiểu Cảnh ca ca, cổ người ta chảy máu rồi, chàng mau thổi cho người ta đi."
Ngài đẩy ta ra, vẫn không thèm nhìn ta, ta lùa tay cởi vạt áo ngài, ngài còn đánh vào tay ta.
"Phu quân chàng ơi, chàng sao vậy?" Đúng là ta đã hơi mất kiên nhẫn, ôm không cho, hôn cũng không cho, động vào cũng chẳng được, ta cũng cám cảnh bó tay: "Chàng đừng giận mà, thiếp sẽ đòi thỏ con về."
"Nguyên Nguyên." Tất nhiên ngài sẽ không mặc ta đâm đầu vào rắc rối. Nên ngài gọi ta lại, hơi nheo mắt nhìn ta một hồi, mới nói: "Bổn vương đã trao cho nàng cả trái tim trần trụi, nhưng ta sợ tình cảm của nàng là giả, ta không hiểu thấu được nàng."
Ta chạm vào mái tóc ngài, ngón tay trượt xuống, lướt qua đôi lông mày, rồi khẽ hôn nhẹ lên mí mắt, lên chóp mũi và lên đôi môi ấy.
"Chàng nhìn ta, Cảnh Yến." Ta áp tay lên mặt ngài để ngài nhìn thẳng vào mắt ta, nói với ngài: "Thiếp biết bọn họ luôn lừa gạt chàng, luôn muốn lợi dụng chàng, luôn muốn đánh bại chàng. Thiếp nguyện đời này bại dưới tay chàng."
Ta nghĩ, người như hai ta, đời này chỉ có thể trao nhau lời hứa hẹn ấy.
Ta nguyện đời này bại dưới tay ngài.
Giai Thuần bỗng xông vào, phá hỏng cả bầu không khí, ta và Cảnh Yến đều bực bội.
Nhưng em ấy bỗng quỳ xuống khóc: "Chủ tử, nô tỳ gây họa rồi. Nô tỳ lỡ miệng nói hớ, Vãn Thược chủ tử, Vãn Thược chủ tử đã quăng con thỏ xuống đất chết tươi luôn rồi!"
Máu dường như nghẽn lại không kịp lên đến não, ta cảm thấy như thể bị ai kéo từ trên mây ném xuống bùn lầy.
"Em đứng lên trước đi, đừng dập đầu nữa, Giai Thuần, không sao, ta không phạt em." Ta quay sang nhìn Cảnh Yến. Ta biết rằng bây giờ vẫn không thể để ngài và Vãn Thược xảy ra xích mích được, bèn nói: "Vương gia, thiếp đi xem sao, ngài đợi thiếp."
Ngài khẽ vòng tay ôm ta, thì thầm bên tai ta: "Nguyên Nguyên, đừng lo cho ta, đừng để bị nàng ta bắt nạt."
Con thỏ chết vô cùng thê thảm. Nó vẫn há mồm, bộ lông tơ trắng giờ bê bết máu.
Ta hỏi ả: "Ngươi bị sao vậy! Sao lại làm nó ra nông nỗi này?"
Ả đá con thỏ về phía ta, hất mặt lên chửi: "Ai cần ngươi thương hại! Ai cần ngươi bố thí! Ngươi là cái thá gì chứ!"
"Ngươi không thích thì để ta nuôi, tại sao phải giết chết nó?"
Ả hùng hổ: "Ngươi đòi nuôi? Đồ ngu! Trong phủ này sẽ chẳng có cái quái gì là của ngươi đâu! Cái mạng quèn của ngươi, cả cái bản mặt ngươi nữa, còn giữ được như bây giờ, chẳng qua là do hôm ấy ta tha cho! Ta ban phát cho!"
"Ta đã nói ngươi đừng nhắc lại chuyện ấy, ngươi không hiểu tiếng người hay sao?" Đến khi ý thức được, thì tay ta đã đẩy ả ngã. Tay ả đụng phải mảnh sứ vỡ, chảy máu.
"Tiện tì, dám đánh ta!"
Ta đóng rầm cửa lại, nhặt mảnh sứ vỡ lên, bước đến, giẫm lên tay ả: "Không chỉ dám đánh ngươi đâu, ngươi có tin ta dám giết ngươi không? Mạc Vãn Thược, ngươi có còn muốn giữ khuôn mặt này nữa không, muốn hay không?"
Ả nghiêng mặt cố tránh, mắt liếc lại nhìn mảnh sứ đang ngày càng gần hơn, giọng run rẩy: "Tiện nhân, thả ta ra! Ta phải vào cung! Ta phải tâu lên hoàng tổ mẫu! Phụ thân sẽ băm vằm ngươi!"
"Mạc Vãn Thược, trước nay ngươi thích thì giết, thích thì giết, sao giờ muốn giết ta còn phải đi tâu ai nữa?" Ta cứa vào mặt ả hỏi tiếp: "Hoàng tổ mẫu của ngươi cũng chẳng giúp ngươi giữ nổi chàng ở lại. Ngươi đúng là ngữ vô dụng!"
Ả bị đau, càng điên cuồng, vừa khóc vừa định đánh lại ta. Thấy vậy, ta bèn giáng cho ả một bạt tai.
"Vãn Thược, năm ấy ngươi là quận chúa, ta là nô tỳ, ta phải nhịn ngươi. Bây giờ ta được sủng ái, ngươi thì thảm hại, ta vẫn nhịn ngươi." Ta ngồi xuống, giật tóc ả, ánh mắt xuyên chiếu trên mặt ả, giọng cay nghiệt: "Ngươi chê ta bố thí cho ngươi? Mạc Vãn Thược, ngươi tưởng mình có giá lắm hay sao! Trượng phu của ngươi, hôn sự của ngươi, tâm nguyện của ngươi, kỉ niệm hạnh phúc của ngươi đều là ta bố thí cho ngươi cả! Nhưng ngươi làm ta thất vọng quá. Thưởng thêm cho ngươi một miếng cơm thừa, ngươi đã không chịu nổi."
Ta vứt mảnh sứ đi, nhìn ả đầy lạnh lùng: "Nếu như ngươi đã muốn nhắc, vậy hôm nay ta sẽ nhắc cho ngươi rõ, ban đầu ngươi nói ta là ngói vỡ, lấy cớ nghiệm thân, hủy hoại sự trong sạch của ta. Sau này, thái hậu nương nương mừng thọ, ngươi sai một tên nam nhân bê rượu đã hạ thuốc vào phòng ta, định phá hoại sự trong sạch của ta. Nhưng mà Mạc Vãn Thược à, sự trong sạch không phải chỉ nằm ở thân xác! Đời ta vĩnh viễn trong sạch hơn đời ngươi."
Chương 42
Rõ ràng ả đã rất kích động, nghiến răng nghiến lợi và không ngừng gào khóc. Tiếng khóc ré lên như tiếng quỷ đòi mạng.
"Sông có khúc, người có lúc, Mạc Vãn Thược, nếu như ngươi làm ta điên lên, ta không còn muốn đùa với ngươi nữa, đến ngày ấy, ta sẽ đạp ngươi xuống bùn lầy. Còn Tiểu Cảnh ca ca của ngươi sẽ chỉ lo ta bị bẩn chân."
Ta quay đi đẩy cửa ra, nói với ả lời cuối: "Ta cho ngươi cơ hội đấy, muốn tâu ai thì đi tâu đi."
Đời này có lẽ Mạc Vãn Thược chưa bao giờ nhếch nhác thảm hại đến vậy, ả khóc bò toài trên nền đất hỗn độn, bò vào trong viện, ôm chân Cảnh Yến, khóc lóc kể lể với ngài.
Ả nói, Tiểu Cảnh ca ca, hai ta lớn lên cùng nhau, là đôi thanh mai trúc mã, chàng không được để cho con tiện nhân kia ức hiếp thiếp.
Ả nói, Tiểu Cảnh ca ca, con tiện nhân kia lừa chàng đấy, nó sẽ hại chàng, nó sẽ hủy hoại đời chàng...
Khóc mãi, kể mãi câu chuyện của ả dần chuyển sang hướng khác.
Ả nói, thiếp là quận chúa, phụ thân là Hầu gia, thiếp có thể giúp chàng, chỉ có thiếp mới có thể giúp chàng.
Ả nói, hoàng đế hại chàng, thái hậu hại chàng, vương tôn đại thần hại chàng, cả Nguyên Nguyên cũng sẽ hại chàng, chỉ có thiếp là không hại chàng, chỉ có thiếp không hại chàng.
Ả nói, Tiểu Cảnh ca ca, thiếp không đối tốt với ai, chỉ đối tốt với chàng, thiếp đã giết hết mấy ả nữ nhân kia rồi, tại sao chàng vẫn không hiểu...
Ta không muốn nghe nữa bèn gọi nô tỳ đến, nói: "Giai Thuần, em đi chôn con thỏ với ta."
Giai Thuần nhặt con thỏ lên, đi phía sau ta. Ta đào một cái hố trong vườn, còn em ấy thì lấp đất lại.
Bỗng nhiên, em ấy nói: "Chủ tử, người nói đúng quá, cái gì mà nam nhân năng thuế, nữ nhân bất năng thuế!"
Ta cúi đầu, chớp chớp mắt, không cười nổi, chỉ nhẹ nhàng chỉnh lại lời em ấy: "Sĩ chi đam hề, do khả thuế dã, nữ chi đam hề, bất khả thuế dã." (Manh 3 - Khổng Tử)
(Tạm dịch:
Đàn ông mê gái còn ngày gỡ ra;
Đàn bà mê trai, cả đời khó thoát.)
Nữ nhân nếu như trái tim chỉ khắc hai chữ ái tình, vậy thì cả đời khó thoát được bi thương.
"Đúng đúng! Em đã nói rồi mà! Hừm, nữ nhân thích vương gia, ai có kết cục tốt!"
Em ấy không hiểu ý gì cả, thế mà vẫn không nhận ra ta đã không còn do dự như ngày trước.
Ta nhìn em ấy, khẽ cười, nói: "Ừm, đúng, may mà ta không thích ngài."
"Chủ tử, người thông suốt rồi sao, người không thích vương gia sao?"
"Ừ, không thích."
"Vậy, vậy sao người lại khóc?"
Giai Thuần hỏi ta không thích ngài vậy tại sao lại khóc. Ta nói, ta thương thỏ con.
Hôm ấy, Vãn Thược khóc đến khàn cả giọng. Ả cứ cầu xin Cảnh Yến mãi. Ả nói, Tiểu Cảnh ca ca, cầu xin chàng đừng ghét thiếp, cầu xin chàng đừng ghét Thược Nhi có được không?
Có lẽ ả không biết, trái tim Cảnh Yến đầy những suy tính. Trái tim ấy quá chật chội, không có lấy một khe hở nào dành cho ả, cho dù là dùng để ghét ả, cũng chưa bao giờ có.
Ngài khoét máu thịt từ trái tim mình mới có chỗ trống để dung chứa ta, mới có thể thích ta.
Ta từng nói ngài không cần kẻ khác thương xót mình. Nhưng bây giờ, khi ta cũng khoét trái tim mình để thích ngài, ta mới biết, thương một người, trái tim sẽ thấy xót xa.
Gió nổi, bão sắp đến, thiên biến vạn hóa, thế sự khôn lường. Mầm mống chiến tranh phương Bắc bỗng chốc dấy lên rất nhanh.
Lần này Nghiêm Phong dẫn binh xuất chinh, nhận chức chủ soái. Còn Mạc hầu, tuy cả đời chinh chiến, nhưng bây giờ chỉ được chỉ là phó tướng.
Hoàng đế rất tàn nhẫn. Hắn muốn nâng ai lên, người ấy sẽ lên đến tận mây, hắn muốn đạp ai xuống, người ấy sẽ xuống tới tận bùn.
Mạc hầu sắp sửa thất thế, thái hậu là người lo lắng nhất. Mà Vãn Thược là kẻ bất tài muốn nâng đỡ cũng không nâng nổi. Lòng dạ ả chỉ để vào chuyện yêu đương, mỗi lần vào cung đều là để tâu tội ta, vì ả ghen đỏ mắt.
Ta là con rối của hoàng thượng, thái hậu có muốn cũng không thể làm gì ta được. Hơn nữa bây giờ, bà ta cũng chẳng có hơi sức đâu mà quan tâm nữa. Tất cả hi vọng của bà đều đặt vào chiến trận này. Bà hi vọng Mạc hầu lập công khải hoàn, đánh bại Nghiêm Phong. Nếu như Nghiêm Phong chết trên sa trận, vậy càng tốt.
Chiến tranh ba tháng, Chức Hoan buồn rầu, Cảnh Yến âu sầu, ta cũng rầu rĩ.
Vãn Thược cũng ưu buồn, ả ưu buồn vì mình đã làm những chuyện không nên làm - không nên giết chết con thỏ, không nên mắng chửi ta té tát. Nếu không cũng không thảm như bây giờ - Tiểu Cảnh ca ca của ả không thèm ngó ngàng gì đến ả nữa.
Đôi lúc ta nghĩ, có lẽ ta thực sự không thích Cảnh Yến nhiều bằng Vãn Thược. Yêu thích như tôn thờ, ta thực sự không làm được vậy.
Thoáng cái đã đến mùa thu, mùa mà lần đầu ta gặp Cảnh Yến. Thời gian trôi nhanh như một cơn gió.
Ngày thu tịch mịch, chiến sự vẫn căng thẳng. Cảnh Yến và ta chẳng có tâm trạng để cảm thán trời đất xoay vần, thời gian thấm thoắt. Ngay cả chuyện yêu đương cũng không có tâm trạng lắm.
Dạo này, hoàng đế liên tục triệu ta vào cung. Hắn sốt ruột. Thế cục mỗi ngày mỗi khác, hắn cũng không chắc đến bao giờ hắn mới cần dùng đến ta.
Hôm ấy, hắn lại triệu ta vào cung đánh cờ. Cảnh Yến rất lo cho ta. Ngài lo thì lo vậy nhưng cũng chẳng thể làm gì được.
Khi ta bước vào phòng, ngoài hoàng đế ra trong đó còn có một đại thần mặc triều phục. Ta thấy vậy nghĩ rằng mình nên lui ra ngoài.
Hoàng đế gọi ta lại, bảo ta ngồi đối diện hắn. Vị đại thần kia bắt đầu bẩm báo tình hình chiến sự, từng câu nào câu nấy đều làm ta ta chấn động.
Sau khi đại thần cáo lui, hoàng đế sai người mang bàn cờ lên, sau đó hỏi ta: "Vừa nãy ngươi đã nghe tả tướng nói, theo như ngươi, bây giờ cục diện đang như thế nào?"
Ta vội đổi sang thế quỳ, nói: "Nô tỳ chỉ là một nữ nhân tầm thường, không hiểu chuyện giang sơn xã tắc, chuyện dụng binh đánh trận. Hoàng thượng, nô tỳ chỉ đến để chơi cờ."
Hoàng đế cười nhạt, nghe càng giống hừ lạnh hơn, nói: "Ngươi và Tiểu Cửu rất giống nhau, nhưng ngươi không có dã tâm bằng đệ ấy."
Chương 43
Không được đáp lại. Nếu đáp đồng nghĩa với việc thừa nhận Cảnh Yến có dã tâm.
"Thôi, ngươi không muốn nói, vậy thì nghe thôi cũng được." Hoàng đế kẹp một quân cờ trên tay, ánh mắt quét khắp bàn cờ chứa đầy suy tính: "Ngươi xem, hai bên đen trắng, lúc này đang ngang sức nhau, thắng bại chưa thể định rõ. Nhưng nếu ăn một phiến quân đen, quân trắng sẽ có khả năng thắng cao hơn đúng không?"
Ta chăm chú nhìn kỹ thế cờ, hồi lâu sau mới lên tiếng: "Nếu phiến quân đen bị bao vây, vậy thì quân trắng quả thực...không đúng, bên trong có bẫy!"
Mồ hôi túa ra theo dòng suy nghĩ về cái thế cờ cực hiểm này.
Hoàng đế nhìn ta cười, nhưng nét mặt vẫn lạnh tanh, hắn nói: "Đúng thật vẫn chỉ là đàn bà con gái, sợ xanh mắt rồi kia kìa."
Ta cúi xuống, không đáp lại. Sau đó, hắn gọi ta đến ngồi phía đối diện.
"Nói xem, ngươi nhìn ra được những gì?"
Ta ngậm miệng, cắn răng, không phát ra tiếng nào, định như hồi nãy, im lặng qua ải. Nhưng hoàng đế không yên, hắn giục ta, giọng lạnh lùng: "Ngươi nói đi."
"Bẩm hoàng thượng, nô tỳ nghĩ mặc dù quân đen đang bị bao vây, quân trắng nắm chắc phần thắng, nhưng, thực ra, quân đen chỉ cần dùng một chiêu là có thể đảo ngược thế cờ."
Tiếng cười của hoàng đế nghe như phát ra từ sâu trong cổ họng, vừa trầm, vừa lạnh, không giống như thanh âm của loài người.
"Vậy ngươi nghĩ rằng, nước cờ này của trẫm bố trí ra sao?"
"Cực, cực kì tuyệt diệu."
"Ồ? Ngươi thực sự hiểu được sao?" Ngón cái đeo nhẫn ngọc chạm vào bàn, đập từng tiếng không hề gấp gáp, hắn hỏi ta: "Nếu đã hiểu, tại sao còn giả vờ bí hiểm?"
Ta cảm nhận được cơ thể mình run lên, đã rất lâu ta không bị rơi vào cạm bẫy trùng trùng tứ phía như bây giờ.
Ta hắng giọng, mới tạm tìm lại được giọng nói: "Hoàng thượng, hoàng thượng định giả bại để dụ Mạc hầu tạo phản."
Hoàng vỗ tay xuống bàn, cười lớn. Tiếng cười ấy khác hoàn toàn với Cảnh Yến. Ta sợ gần bật khóc.
Chiến sự phía Bắc căng thẳng, nếu lúc này hoàng thành loạn lạc, Mạc hầu ắt sẽ bộc phát ý đồ mưu phản. Đến lúc ấy, hoàng đế sẽ phái Cảnh Yến đi dẹp loạn, tiếp ứng cho Nghiêm Phong, tóm gọn Mạc hầu.
Hắn không đợi được nữa. Đợi Mạc hầu làm phản, e là phải mấy năm nữa. Chiêu "dụ rắn rời hang" này của hoàng đế e là muốn mau chóng giết chết Mạc hầu, sớm sủa lấy lại binh quyền.
"Trẫm nào có dụ ai mưu phản, trẫm chỉ đang thử lòng trung thành của ái khanh." Hắn trầm ngâm chốc lát, rồi nói tiếp: "Vương gia nhà ngươi còn phải phò tá cho trẫm nữa."
Quả nhiên, hắn định phái Cảnh Yến ra chiến trường. Cảnh Yến nửa đời chưa từng được trọng dụng, bây giờ, vì muốn tiêu diệt một tên "phản tặc" mà bắt ngài xông ra sa trường.
Ta cúi đầu, cố gắng nén nước mắt: "Hoàng thượng, vương gia không phải võ tướng..."
"Với ngươi, đệ ấy là vương gia, là trượng phu, là nam nhân của ngươi," Hoàng đế ngắt lời ta: "Nhưng với trẫm, đệ ấy chính là một thanh đao chiến."
Hoàng gia là nơi lạnh lẽo nhất thiên hạ.
"Tiểu Cửu có kể ngươi nghe Thất ca của đệ ấy chết thế nào chưa?"
Lòng ta trùng xuống, nói: "15 tuổi dấy binh mưu phản, bị hoàng thượng chém chết trước điện Kim Loan, máu bắn đầy lên họa tiết rồng khắc trên ngai vàng."
Hắn cười nhạt, nói: "Đúng vậy, trong cung này đâu đâu cũng là gió tanh mưa máu. Hồi ấy, mẫu phi của Tiểu Cửu chơi cờ với tiên hoàng rồi chết trên chính chiếc ghế ngươi đang ngồi đấy."
Ta không nói gì, hoàng đế lại tự nói tiếp: "Có đêm trẫm vẫn nhìn thấy bóng dáng bà ấy, Tiểu Cửu rất thân với mẫu phi. Bà ấy muốn đưa A Cảnh của bà về nhà."
Ánh mắt hắn vô cùng đáng sợ, ta vô thức lùi về phía sau, ghế bị lật đập trúng đầu ta.
"Ngươi từng nói rồi đấy, ngươi phải bảo đảm đệ ấy không tạo phản."
Máu chảy vào mắt, mờ nhòe: "Nô tỳ.... nhất định sẽ vì đại nghiệp, có chết cũng không từ."
"Thế tốt rồi, Nguyên Nguyên, vậy ngươi giúp trẫm thêm một việc nữa."
"Nô tỳ không dám! Nô tỳ sẽ dốc hết toàn lực, cho dù có đầu rơi máu chảy, cho dù có thịt nát xương tan."
"Không cần phải đầu rơi máu chảy, giúp trẫm giết một người."
Mưa thu giăng khắp đường hồi phủ. Ta ngồi trên xe ngựa, vén rèm lên để nước mưa hắt vào mặt, như vậy mới có thể tỉnh táo hơn một chút.
Hoàng đế dụ Mạc hầu mưu phản, phái Cảnh Yến đi dẹp loạn, vậy thì binh quyền tạm thời sẽ chuyển sang tay Cảnh Yến. Đến nay, Cảnh Yến cũng nắm thực quyền trong tay, như vậy có nghĩa là ngài sẽ nắm Binh - Thực quyền tối cao.
Ngay từ ban đầu, ta đã biết Cảnh Yến có ý định tạo phản. Ngài chịu đựng muôn vàn tủi nhục, phải nếm mật nằm gai trường kỳ, chắc chắn ngài ấy sẽ tạo phản.
Ngài không tạo phản, hoàng đế thu hồi binh quyền sẽ giữ thế ngư ông đắc lợi. Nếu ngài tạo phản, hoàng đế sẽ có lý do giết ngài. Và như vậy, "tâm bệnh" của hắn cũng sẽ biến mất mãi mãi.
Hoàng đế muốn đi nước này để một mũi tên trúng hai đích. Hắn dửng dưng nhìn Mạc hầu và Cảnh Yến lưỡng bại câu thương.
Ta nhắm mắt lại, bình tĩnh suy nghĩ. Trước hết Cảnh Yến phải lật đổ Mạc hầu, khải hoàn hồi kinh, sau đó...ngài nhất định sẽ tạo phản, nhân lúc thâu tóm binh quyền, thực quyền, ngài chắc chắn sẽ lựa chọn con đường ấy!
Còn ta, không chỉ phải giúp ngài tạo phản, mà còn phải thành công!
Nhưng vẫn còn một chuyện ta chưa hiểu. Rốt cuộc hoàng đế muốn ta giết ai? Ta có thể giết được ai?
Lời cuối cùng hắn nói với ta, đó là: "Hoa khai kham chiết trực tu chiết."
(Tạm dịch: "Gặp khi hoa nở bẻ ngay cành.")
Vậy là muốn giết ai?
"Sao nàng lại bị thương vậy, Nguyên Nguyên?" Cảnh Yến nhìn thấy máu trên trán ta, sắc mặt ngài thoắt cái trở nên u ám: "Bổn vương phải vào cung."
Ta vội kéo ngài lại: "Bị ngã, ngã thôi, không sao đâu. Thiếp có chuyện muốn nói với ngài, ngài qua đây."
Ta đóng kín các cửa trong phòng, sai Giai Thuần đứng bên ngoài trông, kể lại hết mọi chuyện cho Cảnh Yến, không giấu giếm gì.
"Chiêu dụ rắn rời hang này của hắn đúng là thâm độc. Nguyên Nguyên, như vậy nghĩa là hắn muốn tận diệt cả bổn vương."
Chương 44
Cảnh Yến nheo mắt, liên tục vuốt chân mày.
"Nhưng mà Nguyên Nguyên, nàng phải biết là không phải lúc nào bổn vương cũng có cơ hội nắm giữ cả binh quyền và thực quyền."
"Thiếp biết, vương gia, thiếp hiểu." Ta nắm chặt tay ngài, nói: "Phải mạo hiểm thôi, vương gia, đây là cơ hội ngàn năm có một!"
Ngài nhìn ta, thở dài, bàn tay ngài vuốt ve khuôn mặt ta, nói: "Nguyên Nguyên, bổn vương cứ nghĩ nàng sẽ khuyên ta đừng tạo phản."
"Đừng ngốc thế, vương gia! Nguyên Nguyên biết, ngài chờ đợi thời cơ này đã bao năm nay." Ta ôm chặt ngài: "Vương gia, ngài đừng lo cho thiếp, đừng để hắn ức hiếp ngài!"
Ngài khẽ chạm lên vết thương trên trán ta, hốc mắt đo đỏ: "Nguyên Nguyên, bổn vương từng nói bổn vương rước nàng nhất định phải thật hoành tráng. Bổn vương rước nàng nghi gia, sính lễ phải là giang sơn ngàn dặm, của hồi môn phải là phượng nghi thiên hạ mới được."
"Cảnh Yến, thiếp không cần. Thiếp cần sự tự do." Lúc ấy ta đang yên lặng dựa vào lòng ngài, nhỏ nhẻ: "Cảnh Yến, những năm nay ngài và thiếp có lúc kịch giả nhưng cũng có tình thật. Đến nay đã cùng nhau thưởng hoa đăng, đã cùng nhau ngắm pháo hoa, thiếp thấy như vậy là đủ rồi."
"Thiếp không muốn phải tiếp tục cuộc đời đấu đá chốn hậu cung. Thiếp đã tranh đấu nửa đời người rồi. Thiếp không muốn chung chồng với người đàn bà nào khác, thiếp đã nhẫn nhịn nửa đời người rồi. Cảnh Yến, thiếp cùng chàng vượt qua thời điểm khó khăn nhất, nếu như có thể sống tiếp, có thể vượt qua ngàn vòng vây, chàng hứa với thiếp, sau này, chặng đường của chàng sẽ thuận buồm xuôi gió, chặng đường của thiếp sẽ an lành tự do."
Tay ngài run lên, đoạn, ngài nói: "Thôi vậy. Sao mà ta không biết nàng muốn gì chứ. Ta không nên ích kỉ, giả vờ không biết. Nguyên Nguyên, ta sẽ không ép nàng."
Ta ngẩng lên hôn ngài: "Không sao đâu vương gia. Trận chiến này hãy còn dài, chúng ta còn bên nhau nhiều năm nữa."
Rốt cuộc hoàng đế muốn ta giết ai? Cuối cùng vẫn là nhờ Cảnh Yến gợi mở ta mới hiểu ra.
Ngài nói: "Nguyên Nguyên, nàng có biết câu tiếp theo câu "Hoa khai kham chiết trực tu chiết" [1] là gì không?"
Ta gật đầu: "Mạc đãi vô hoa không chiết chi."
Ánh mắt ngài dõi trên khuôn mặt ta: "Nguyên Nguyên, đợi đến khi hoa tàn thì đã muộn."
[1] Hai câu thơ trong bài "Kim lũ y"- 金縷衣
"Hoa khai kham chiết trực tu chiết
Mạc đãi vô hoa không chiết chi."
Dịch nghĩa:
"Hoa nở đáng bẻ thì bẻ ngay,
Đừng chờ hoa rụng bẻ cành không."
Tạm dịch:
"Gặp khi hoa nở bẻ ngay cành
Đến khi hoa hết bẻ cành mà chi."
Mạc đãi vô hoa không chiết chi. Người hoàng đế muốn ta giết hóa ra chính là Mạc Vãn Thược.
Hắn muốn ta giết cháu ngoại của hắn, chỉ vì...Mạc hầu sẽ tạo phản, vì hoàng đế muốn y tạo phản!
Một khi đã ngồi lên vị trí ấy, con người bị quyền lực che mờ mắt, quên hết máu mủ tình thâm, quên hết lời thề son sắt, quên hết tình cảm chân thành, quên hết tất cả.
Mà ta lại phải tự tay đưa người mình yêu lên vị trí ấy, cùng chàng giẫm lên con đường đẫm máu, cùng chàng băng qua cây cầu xây bằng hài cốt.
Nhưng ta không đành lòng trơ mắt nhìn Cảnh Yến trở thành như vậy, trở thành kẻ như hoàng đế, lạnh lùng, nham hiểm, độc ác. Ta không muốn tình cảm quý giá này bị guồng xoáy mưu quyền xe nát, để rồi hóa thành vệt máu khô.
Ta không muốn ta và ngài dần trở nên chán ghét nhau, cuộc sống chỉ còn lại sự giày vò đến thất vọng đến tuyệt vọng và sinh hận.
Dẫu sao, trong cuộc đời khốn khổ, tréo ngoe của hai ta, tình yêu nhỏ bé ấy chính là điều đẹp đẽ nhất.
Ba tháng sau, trời đã sang đông, chiến sự phương Bắc hầu như đã yên ổn. Nhưng khắp hoàng thành lại bắt đầu xảy ra bạo loạn. Binh bị thiếu thốn, bách tính âm thầm đồn thổi, hoàng đế mắc bạo bệnh, không còn sống được bao lâu, triều đình sẽ sớm sụp đổ.
Thoáng chốc lòng người hoang mang, muôn dân bất an, giống như quân cờ đen bị vây khốn trên bàn cờ khi trước.
Cảnh Yến và ta đều biết, hoàng đế đã bắt đầu bày bố thế cờ rồi.
Một tháng nữa trôi qua, còn hai ngày nữa là đến năm mới. Chiến tranh phía Bắc đã lắng xuống, Nghiêm Phong và Mạc hầu khải hoàn hồi kinh. Nhưng trên đường về, Mạc hầu đánh mất lí trí, tự tách quân quay sang đánh quân Nghiêm Phong.
Mạc hầu tạo phản rồi.
Hoàng đế hạ chỉ, Cửu vương gia dẫn 3 ngàn binh lính, tróc nã phản tặc Mạc Vân Cao.
Mỗi ngày trở về từ hoàng cung, ta đều lặng lẽ chuẩn bị tâm lí tiễn trượng phu ra trận. Nhưng ta không ngờ, ngày ấy lại đúng vào mùng 1 Tết.
Hoàng đế không muốn bọn ta êm ấm, hắn nhất định phải xé toác hai trái tim cùng một nhịp ra. Hắn muốn nhìn cảnh máu túa ra.
Cảnh Yến mặc áo giáp, tay cầm binh khí ngồi ngay ngắn trên lưng ngựa. Dây tua trên mũ binh đỏ chói, còn rực chói hơn cả những dây tua rua đỏ thả từ yên ngựa hồi cưới Vãn Thược.
Ta đứng trên cổng thành nhìn ngài. Lần này tiễn ngài, ta chọn mặc chiếc áo choàng mà chàng thích, màu hồng phấn, bởi vì ta không thích nên bình thường rất ít khi mặc.
Áo choàng màu sắc tươi sáng, ta vẫn cố ra sức vẫy tay vì muốn ánh mắt ngài sẽ dừng lại nơi ta lâu hơn chút nữa. Còn ánh mắt ta dõi theo những tua rua đỏ phất phơ trong gió đến tận khi bóng dáng chàng hòa lẫn tuyết trắng, không thể phân định nổi.
Giai Thuần nói, chủ tử, em ở đây với người thêm một lúc nhé.
Ta phất tay nói, không cần, chúng ta về thôi, khi nãy ở trong phòng đã nói lời tạm biệt rồi.
Vãn Thược cũng đến. Nàng không dám lên cổng thành, chỉ dám trốn ở một góc. Nàng sợ nếu nhìn thấy nàng, Tiểu Cảnh ca ca của nàng sẽ không vui.
Mấy năm nay, nàng khóc đến mờ hai mắt. Bây giờ trong cung cũng không ai quan tâm nàng nữa. Nha đầu bồi giá của nàng thì đã bị nàng vứt bỏ lâu rồi. Đám người ở trong phủ vừa sợ vừa ghét nàng.
Khi ta đi qua thấy nàng vẫn ngồi bệt dưới đất nhìn vào điểm xa xăm vô định, nước mắt thi nhau tuôn xuống, trên người chỉ mặc tấm áo mỏng. Ta biết nàng không còn nhiều thời gian nữa, bèn bảo Giai Thuần đưa áo choàng bông của ta cho nàng. Nàng nhìn ta, rồi vứt cái áo đi.
Bỗng nhiên ta nhớ lại năm đó nàng cầu xin Cảnh Yến đừng ghét nàng, Cảnh Yến đã nói một câu, cũng là câu cuối cùng ngài nói nàng.
Cảnh Yến nói, Thược Nhi, rốt cuộc đến bao giờ ngươi mới biết mình sai ở đâu?
Không đâu, cả đời này nàng cũng sẽ không biết.
Chương 45
Trước khi Cảnh Yến đi, ta và ngài dành thời gian để nói lời từ biệt. Hai ngày ấy, bọn ta chỉ ước ao sao có thể trở thành chim liền cánh, trở thành cây liền cành, không bao giờ phải chia ly.
Trước nay, ngài vẫn hay thích làm người ta khổ, cho dù là lúc thân mật cũng phải tỉ tê, tỉ tê vào tai ta rằng, ngài rất thích nghe ta kêu khó chịu, thích nhìn ta khóc.
Nhưng hai ngày ấy, cả hai đều rơi vào im lặng, chỉ im lặng ôm lấy nhau, cảm nhận ánh thời gian trượt qua làn da. Ngài vô cùng dịu dàng, dịu dàng hơn bất kì lần nào. Nhưng ta vẫn khóc. Ngài không nói gì, cũng không dỗ dành, sau đó ngài cũng khóc...
Bên nhau đã khó, cớ sao còn chia ly?
Sau khi ngài đi, ta chuyển đến sống cùng viện Chức Hoan. Nhưng sau đó ta lại chuyển về chỗ cũ, bởi vì đêm nào Chức Hoan cũng khóc.
Bây giờ, cả phủ đều trông vào ta, ta không thể khóc theo nàng ấy được.
Cảnh Yến xa nhà 2 tháng. Lần đầu tiên Mạc Vãn Thược đến tìm ta nói chuyện. Hôm ấy, nàng mặc bộ váy lộng lẫy nhất, cài trang sức quý giá nhất và trang điểm thật mỹ miều rồi đến trước cửa phòng ta.
Giai Thuần sợ nàng làm gì ta nên bèn âm thầm xuống nhà bếp vớ lấy con dao.
Nhưng câu đầu tiên nàng ấy hỏi ta lại là: "Theo ngươi, tại sao Tiểu Cảnh ca ca không chịu đeo hà bao ta tặng chàng?"
Ta nhìn nàng đứng trước cửa, váy lụa tinh xảo, trang sức bạc vàng, đối lập hoàn toàn với nền tuyết trắng xóa phía sau.
Ta nói: "Giai Thuần, em ra ngoài trước đi. Đi ra và đóng cửa vào."
Ta ra ý bảo nàng vào trong phòng, không mời nàng cũng tự động ngồi vào vị trí chủ phòng.
"Ban nãy ngươi hỏi ta điều gì?"
Môi nàng run run, nàng nhìn ta, nói: "Trong hà bao ấy có may bùa hộ thân, do ta, do ta đi cả ngày mới xin được ở Bảo Ninh tự đấy. Ta còn bị trầy cả gối. Nhưng mà bọn họ nói, bọn họ nói phải quỳ như vậy mới đủ thành kính, như vậy mới linh nghiệm!"
Nàng cúi đầu, không muốn ta nhìn thấy nàng khóc, tiếp tục nói nhưng lại như độc thoại với chính mình: "Nhưng chàng không chịu đeo. Tại sao chàng lại không đeo? Chàng, chàng nhất định là ghét ta lắm! Nhưng dù có ghét ta đến đâu đi nữa, chàng vẫn nên đeo, bùa hộ thân ấy sẽ bảo vệ chàng trở về bình an! Bùa hộ thân ấy rất linh... Hôm ấy, ta đã cầu nguyên có thể gả cho chàng, Bồ Tát trong tự ấy rất linh...rất linh..."
Ta nhìn nàng, bỗng thấy thật nực cười.
"Mạc Vãn Thược, ngươi có biết lần này vương gia đi tiêu diệt ai không?"
Nghe ta hỏi vậy, người nàng run bật lên. Nàng che mặt, khóc.
Sao nàng lại không biết được chứ? Ta cứ nghĩ, phụ thân yêu thương nàng hết mực giờ lại chết trong tay người nàng yêu nhưng không thể có, như vậy đã đủ khiến nàng nguội lạnh rồi chứ.
Nhưng nàng ta đúng là điên rồi.
Khóc xong, nàng bỏ tay xuống, thình lình bật cười: "Tiểu Cảnh ca ca cũng là bất đắc dĩ thôi. Đó là lệnh của hoàng đế cơ mà, ai chẳng phải nghe lời hoàng đế. Phụ thân ta không mưu phản đâu, sao mà người lại mưu phản được? Ngươi không biết phụ thân yêu thương ta thế nào đâu! Ngươi không có phụ thân, không có phụ mẫu! Ngươi không biết đâu, từ nhỏ ta đòi cái gì là có cái đó! Vàng bạc châu báu, ngươi làm sao biết được, ngươi là nô tỳ, ngươi còn chưa bao giờ nhìn thấy, chưa bao giờ nghe thấy. Ta nói ta muốn ăn măng, dù là mùa đông phụ thân vẫn sai người đi đào cho ta ăn. Thực ra ta cũng không thích ăn măng mà là Tiểu Cảnh ca ca thích. Nhưng không ai quan tâm chàng. Hoàng quý phi nhận nuôi chàng nhưng lại hành hạ chàng. Là ta, ta đã bảo người đi xào măng cho chàng ăn! Tiểu Cảnh ca ca thích ăn măng, ngươi có biết không? Ngươi, ngươi chắc chắn không biết, chỉ có ta biết mà thôi..."
Thực ra ta biết. Thỉnh thoảng ta hơi kén ăn nên cũng nhặt mấy miếng măng chua bỏ ra một bên, Cảnh Yến sẽ gắp vào bát ngài. Ngài nói ngài thích ăn măng.
Nhưng ta vẫn đáp lại nàng rằng: "Ừ, ta không biết."
Nghe vậy nàng cười, giọng nàng lại càng miên man, xa xăm về quá khứ: "Bọn họ bảo ta nên gọi chàng là cữu cữu, nhưng ta không gọi! Ta cứ gọi chàng là Tiểu Cảnh ca ca đấy! Hoàng quý phi hành hạ chàng, ta liền bảo phụ thân tấu tội, chém đầu đệ đệ bà ta! Cung nhân dám gây khó dễ cho chàng, ta liền thả chó săn ra cắn hết đám ấy! Thập đệ đệ của chàng, dám lấy đá ném chàng, làm đầu chàng chảy cả máu, ta liền đẩy nó ngã khỏi bàn đu dây! Là ta đã báo thù cho chàng!"
Tay ta chợt run lẩy bẩy khi nghe nàng nói vậy.
Ta cố gắng ép cơn buồn nôn xuống, nói với nàng ta: "Điên thì về phòng ngươi mà điên!"
Nàng quay qua, gương mặt hất lên nhìn ta: "Điên? Ngươi nói ta điên sao? Ngươi không hiểu đâu, ngươi không thích chàng nhiều như ta, ngươi không làm được..."
"Đúng vậy, ta không làm được."
"Ngươi không làm được, ngươi không làm được... Nhưng tại sao chàng vẫn thích ngươi? Ngươi dạy ta với có được không? Tại sao chàng lại thích ngươi?" Nàng cứ lải nhải mãi bên tai ta: "Hồi ấy, ta vứt người ta xuống dưới sông đào, chàng cũng kệ cho ta làm, ta hạ dược quý thiếp chàng cũng không nói gì. Nhưng tại sao lúc nào chàng cũng bảo vệ ngươi? Tại sao lúc nào chàng cũng bảo vệ ngươi?"
Năm xưa, khi bị lôi đi, nàng cũng hét lên câu ấy, nàng nói Cảnh Yến, tại sao chàng lại bảo vệ ả ta?
Ta nói: "Tại sao lúc nào chàng lại bảo vệ ta? Để ta nghĩ xem, có lẽ vì lúc nào ngươi cũng muốn hãm hại ta."
Thoắt cái nhìn mặt nàng như sắp khóc, nhưng chưa thấy nước mắt thì đã nghe thấy tiếng cười: "Ta hãm hại ngươi? Sao lại là ta hãm hại ngươi chứ? Rõ ràng là ngươi hãm hại ta mà! Phụ thân ta nói, có phải bẻ cổ Cảnh Yến, người cũng sẽ bắt chàng phải đối xử tốt với ta. Người từng hứa với ta, nhưng giờ vì ngươi mà mất hết rồi. Nếu như không có ngươi thì tốt, nếu như không có ngươi, Tiểu Cảnh ca ca sẽ chỉ là của một mình ta, thật giả không quan trọng, chàng là của ta..."
Nàng chỉ lặp lại mãi câu ấy: Nếu như không có ngươi thì tốt.
Ta khép hờ mắt, không muốn nhìn nàng ta nữa, khẽ nói: "Vậy ngươi giết ta là được."
Quả nhiên, giọng nàng lộ ra vẻ kiêng dè: "Không được, Tiểu Cảnh ca ca...chàng sẽ không nhìn mặt ta."
Chương 46
Càng ngày Vãn Thược càng không tỉnh táo. Ta biết, ngày Cảnh Yến áp giải Mạc hầu về kinh chính là ngày chết của nàng.
Vãn Thược còn, Mạc hầu có lẽ còn cố vẫy vùng trong cơn hấp hối. Vãn Thược mất, có lẽ ông ấy cũng buông xuôi.
Trưởng công chúa ngày ngày đi cầu xin hoàng đế, cầu xin hắn đặc xá cho trượng phu mình. Vãn Thược cũng đi cầu xin thái hậu, không biết nàng cầu xin gì. Nhưng tất cả đều vô dụng. Cầu xin ai cũng vô dụng. Dù có là tỷ tỷ hay là cháu ngoại của hoàng đế thì đều phải chết.
Mấy tháng nay thỉnh thoảng ta cũng nhận được thư, nhưng mà thực sự hiếm lắm. Bức thư đến tay thực đáng giá ngàn vàng.
Nghiêm Phong viết thư, chữ hắn nghiêng nghiêng ngả ngả, xấu như gà bới. Chức Hoan cố gắng lắm cũng không dịch được hết. Thư hắn toàn kể mấy chuyện không đâu, thỉnh thoảng còn có cả câu chửi thề, nói là ăn uống ngủ nghỉ bình thường, không bị thương, nhưng mà mẹ cái thằng Mạc hầu đúng là khốn kiếp, đến đường cùng rồi vẫn còn cố chống cự!
Người ngợm kiểu gì không biết, chẳng hiểu hắn viết thế cho thê tử làm gì.
Chữ của Cảnh Yến thì rất đẹp. Nếu so với chữ ngài, chữ ta thành ra lại giống chữ gà bới. Ta nhận ra nửa đầu thư ngài viết rất cẩn thận, nhưng phía sau nét chữ vội vàng, tựa như có quá nhiều lời muốn nói, nét chữ đưa vội phủ đầy mấy trang giấy, có một lần còn xé thêm mảnh áo viết nốt.
Phần mở đầu và phần kết thúc được viết rất tỉ mỉ, nắn nót, thường là "Nàng thương mến, thư thay lời ta nói" và "Nhớ nàng, mong nàng đừng quá nhớ mong, trượng phu, Cảnh Yến".
Còn về nội dung thư, cơ bản cũng vẫn mấy chuyện ấy, vô cùng ngứa đòn, không đáng để người ngoài biết.
Nghĩ đến ngài ở phương xa vừa đánh trận vừa viết được thư muốn đánh thế này, chắc hẳn mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát.
Ta cũng yên lòng hơn một chút.
Đôi khi Vãn Thược thấy ta nhận được thư, nàng sẽ cố đứng bên cạnh mở to mắt đầy mong chờ, nhưng cũng không dám rướn sang. Sau này nàng mới nói với ta, ngươi đừng đọc tên người trong thư, chỉ đọc phần nội dung cho ta nghe được không?
Ta nói, vậy cũng hơi khó đấy, ta đổi thành Vãn Thược rồi đọc cho ngươi nghe. Nghe xong nàng bật cười, nói, bảo sao ngươi kêu khó, hóa ra từ đầu đến cuối đều gọi tên ngươi.
Khoảnh khắc ấy ta thấy hơi mềm lòng, chuyện ấy để sau vậy.
Cảnh Yến xa nhà đã tròn nửa năm. Đến cuối xuân lấp lửng bước sang mùa hạ ngài mới trở về. Hoàng đế đích thân ra cửa thành nghênh đón ngài, cũng đặc phép cho ta đi cùng.
Trước khi đi, ta tự dặn lòng mình vô số lần rằng phải hành xử có lễ độ, không làm ngài khó xử, ngay cả trang điểm cũng cần chú ý, không muốn để người khác nghĩ ngài có thê tử hay khoe. Nhưng khi gặp được ngài ta thấy mình như phát điên! Não không còn nghe lời nữa! Ta chạy một mạch đến chỗ ngài, vấp ngã một lần, nhưng cũng không thấy đau, cứ thể bò dậy chạy tiếp, chạy đến nơi dùng hết sức nhào ngay vào vòng tay ngài, ôm lấy ngài, làm ngựa của ngài suýt thì thất kinh.
Ngài xoa đầu ta, khẽ cười, sau đó ghé tai ta thì thầm: "Bảo bối à, người ta bẩn."
6 tháng nay, đây là lần đầu tiên ta được nghe lại tiếng ngài, nhưng bỗng ngơ ngác không biết phải đáp sao, chỉ thấy hơi khó chịu, hơi hoa mắt.
"Thở ra nào, Nguyên Nguyên, sao lại quên cả thở thế?" Ngài dịu dàng vỗ lưng cho ta, tỉ tê: "Có nhớ ta không?"
Ta định nói nhưng chưa có hơi sức, chỉ gật đầu, miệng mở ra nhưng chỉ có hình mà không có âm.
Đến khi hơi thở đã quay lại, âm thanh phát ra không phải là từ "nhớ" mà lại là tiếng khóc.
Hoàng đế cười, đám nô tài phía sau hắn cũng cười. Cảnh Yến cũng cười, binh lính phía sau ngài cũng cười vang.
Chỉ có Nghiêm Phong bận nhìn quanh quất, lắc lắc đầu, hỏi: "Vương gia, vợ của mạt tướng sao không đến nhỉ?"
Cả đám lại được phen cười rống lên.
Hoàng đế mở tiệc mừng chiến thắng ở trong hoàng cung. Ta không được tham gia, nhưng cũng không chịu về nên đành ngồi trên bậc thang ngoài cửa chờ đợi mòn mỏi, nhân thể thầm mắng hoàng đế!
Hoàng đế nghe nói ta đang ngồi đợi, bèn cho người mang rượu đến cho ra uống. Ai thèm chén rượu nhà ngươi, ta chỉ muốn ngươi nhanh cho người của ta về! Hoàng đế cao hứng lắm, còn nói mấy câu thô tục trêu đùa Cảnh Yến, nói Tiểu Cảnh, đệ vất vả trên chiến trường rồi, bây giờ quay về, e vẫn phải vất vả trên chiến "giường" phen nữa. Ta ngồi ngay bên ngoài nên nghe thấy tỏng tong, nghe thấy cả đám ấy đang cười, chỉ có Nghiêm Phong là ngốc nghếch hỏi lại: Hoàng thượng, sao lại vậy?
Đêm ấy, hai bọn ta cũng không có "vất vả". Lâu lắm mới gặp lại, ta chỉ muốn nhìn ngắm ngài. Nghiêm Phong đen đi trông thấy, nhưng Cảnh Yến vẫn rất trắng. Ta nghi ngờ liệu có phải mỗi ngày ngài đều ngồi trong lều chỉ huy hay không! Nhưng khi chà lưng cho ngài ta mới nhận ra, thực ra mặt ngài đã đen đi ít nhiều rồi, vì người ngài trắng lắm. Lần này đi ngài cũng không bị trọng thương, có mấy vết thương đóng vảy đều đang mọc thịt non rồi.
Không sao là tốt rồi, ta ôm ngài từ phía sau, dựa vào bờ vai ngài, không thẹn nữa nói: "Vương gia, ngài có mong mỏi gì thì mau nói cho thiếp biết, mấy thứ bình thường thiếp hay chối ấy, nay thiếp cho ngài."
Ngài bật cười, nhưng cười xong lại than thở. Ngài hỏi ta: "Nguyên Nguyên, nếu bổn vương mong nàng không rời đi thì sao?"
Ngài không nên nhắc đến chuyện này, ta không dám hó hé gì.
Cuối cùng, vẫn là ngài lên tiếng giải vây cho ta, ngài cười cợt nhả: "Thôi đi, hối hận rồi, vẫn nên chọn mấy thứ "bất bình thường" kia hơn, có những cái gì ấy nhỉ? Lâu lâu rồi đấy, bổn vương sắp quên mất rồi."
Thế là ta cùng ngài "ôn lại chuyện xưa", thực sự là không biết xấu hổ là gì nữa. Những chua xót trong tim tạm thời lắng xuống.
Hôm sau, Mạc Vãn Thược trốn ở những nơi khuất tầm mắt ngài, yên lặng ngó trộm ngài, hình như nàng cũng đã hiểu ra gì đó, ánh mắt ấy mang theo cảm giác mất mát, lo sợ.
Ta nói với Cảnh Yến: "Càng ngày nàng ta càng không tỉnh táo. Bây giờ Mạc hầu bị áp giải vào tử lao, xử tử chỉ là vấn đề thời gian. Thời gian của nàng cũng chẳng còn bao nhiêu."
Cảnh Yến vẫn giống như hồi trước, một câu đã chọc trúng tim ta: "Nàng muốn tha cho nàng ta? Nàng đừng do dự như vậy rồi lại hại chính mình."
Chương 47
Ta thở dài: "Cũng không phải là tha, chỉ là cho nàng một cơ hội mà thôi."
Ta vốn định nói cho Cảnh Yến biết nguyên nhân Thập hoàng tử qua đời. Nhưng nghĩ lại, thôi vậy, cứ chôn vùi bí mật ấy để cả đời này ngài không hay biết. Như vậy có lẽ cũng tốt, còn hơn là biết để rồi quãng đời còn lại sống trong thù hận.
Mạc hầu sụp đổ, thái hậu chẳng mấy chốc cũng không trụ vững. Nghe nói bà ấy bệnh nặng, đoán rằng không qua nổi mùa đông năm nay.
Quả thật, vẫn chưa lập đông, thái hậu đã không qua khỏi. Hoàng đế và Cảnh Yến là hai người con duy nhất còn lại của tiên hoàng, nên ngài phải vào cung cung tiễn thái hậu đoạn đường cuối cùng.
Nhưng Cảnh Yến nói với ta, thái hậu bỗng nhiên trở bệnh nặng là bởi vì bà cãi vã với hoàng đế, công khai đoạn tuyệt. Thái hậu nói ta dìu dắt ngươi lên làm hoàng đế, là vì muốn ngươi lập uy danh cho Mạc gia ta chứ không phải để ngươi hủy hoại. Còn hoàng đế lại nói, từ nhỏ bà đánh bà chửi ta, tiên hoàng không sủng ái bà, bà vứt ta vào trong lu nước, lừa ông ấy là ta bị đuối nước. Khắp thiên hạ có mẫu thân nào như bà hả?
Cuối cùng, Cảnh Yến nói, Nguyên Nguyên, hắn coi thường mẫu phi ta là cung nữ, nhưng mẫu phi vô cùng yêu thương bổn vương, cả đời người chưa từng hại ai.
Ngài nói mẫu phi ngài mất là vì muốn nhân cơ hội chơi cờ với tiên hoàng để đòi lại con, làm cho tiên hoàng bực bội. Thế ông ấy là nói Thố Nhi, nàng chơi xong ván này thì đến dẫn Yến Nhi về đi.
Nhưng ván cờ ấy không bao giờ kết thúc. Tiên quý phi không có con trai, ván cờ ấy sao mà kết thúc được đây?
Thái hậu sang bên kia trước một bước. Còn Mạc hầu, ngày xử tử đã định. Trước khi chết ông ấy vẫn muốn được gặp con gái, nhưng hoàng đế không cho phép. Nghe nói trước khi bị hành hình, ông ấy chửi hoàng đế tàn bạo vô nhân đạo, nhưng chưa kịp thốt nốt chữ "đạo" thì đã rơi đầu.
Mạc hầu chết rồi, còn trưởng công chúa bị đày đến Bảo Ninh tự làm ni cô, ngày ngày giảng giải sự tích Bồ Tát cho Vãn Thược. Khi chơi cờ, hoàng đế cũng nhắc mấy lần, ý tứ rằng Vãn Thược là ả điên, nên chết sớm cho nhẹ gánh. Ta nói hoàng thượng, thêm nửa tháng nữa là đến sinh nhật của Cửu vương gia, để máu vấy lên vương phủ là điềm không lành.
Ta ở bên Cảnh Yến sắp được 6 năm rồi. Cho dù là thời còn hay diễn trò, hay là khi trò giả tình thật rồi, năm nào ta cũng đón sinh nhật với ngài. Đúng ngày sinh nhật, ngài sẽ ăn tiệc mừng cùng với các khách khứa. Còn đến ngày hôm sau, "bữa tiệc" ấy chỉ dành riêng cho hai ta.
Nói thì nói vậy, song thực ra mấy chuyện giường chiếu cũng vẫn chỉ nhiêu đấy. Cho dù có lắm trò thì cũng đã vui đùa với nhau 6 năm nay, đào đâu ra trò nào mới mẻ nữa? Nhưng ngài không chán, ta cũng vậy. Kì lạ!
Nhưng năm nay hơi khác. Cảnh Yến ngồi trước gương vu vơ hỏi: "Nguyên Nguyên, nàng xem cho bổn vương với, có phải chỗ này có sợi tóc bạc không?"
Năm nay ngài chưa đến 30, làm gì có tóc bạc chứ! Ta vẫn lại gần nhìn thử, tóc ngài vẫn đen nhánh.
Ta đang định đáp, nhưng chợt sững lại, hình như ngài có chuyện muốn nói.
"Vương gia, Nguyên Nguyên hoa mắt không trông thấy rõ."
Cảnh Yến cười quay lại véo mũi ta: "Nguyên Nguyên, nàng lại muốn lừa ta! Cô nương nhà ai 24 tuổi đầu đã hoa mắt chứ?"
Thế là ta cũng hỏi lại ngay: "Vậy công tử nhà ai 30 tuổi đầu đã bạc tóc chứ?"
Ngài chớp chớp mắt, lại giở thói không đứng đắn: "Có lẽ là bị con sói nhỏ này cào cấu cho nên mới thế đấy, người nào mà chịu nổi."
Ta bèn nhe nanh múa vuốt gừ một tiếng, vừa gặm vừa cắn ngài.
Mệt rồi, ngài nói với ta: "Nguyên Nguyên, bổn vương cũng ba mươi tuổi rồi, tam thập nhi lập [1]."
Đúng vậy, đã đến lúc ngài gây dựng sự nghiệp rồi.
[1] "Luận ngữ" - Khổng Tử: "Tam thập nhi lập", nghĩa là 30 tuổi thì tự lập, gây dựng sự nghiệp cho mình, có khả năng nuôi sống bản thân và xác lập một vị trí nhất định của mình trong xã hội.
"Nguyên Nguyên, nàng thực sự đã nghĩ kĩ chưa? Nàng nỡ sao?"
Ta biết ngài đang hỏi ta nỡ buông bỏ tình cảm của hai ta sao, nhưng chính bởi vì không nỡ nên ta mới phải dứt áo ra đi.
"Nguyên Nguyên từ thân nô tỳ đến được ngày hôm nay, có gì mà không nỡ chứ?"
"Nguyên Nguyên, nàng biết không phải bổn vương muốn hỏi vấn đề này. Bổn vương không nói đến vinh hoa phú quý."
Ngài hỏi lại ta một lần nữa: "Nguyên Nguyên nàng nỡ sao?"
Ta nhìn ngài, cúi xuống hôn ngài, một lát sau mới buông ra, nhưng vẫn không lên tiếng.
Ta chỉ sợ một khi ta cất tiếng thì sẽ không nỡ rời xa ngài, không thể rời xa ngài.
Ngài lúc nào cũng thấu hiểu ta, ngài nhìn xuyên qua ánh mắt ta, nói: "Nếu như nàng không nỡ, vậy Nguyên Nguyên, bổn vương thay nàng."
Ngài định buông hết tất cả mọi thứ trong 30 năm nay, định buông bỏ cơ hội trời ban này, định từ bỏ đại nghiệp cả đời.
Điều ta không muốn chứng kiến nhất chính là cảnh ngài thất bại.
Hơn nữa, ở dưới trướng hoàng đế, không phản, liệu sống được bao lâu?
Ta vuốt ve khuôn mặt ngài, ngón tay chạm vào từng ngũ quan trên khuôn mặt ấy: "Vương gia, ngài còn nhớ lúc đi săn cùng với hoàng thượng không? Hôm ấy thiếp đã nói với ngài một câu. Thiếp nói, đừng nhìn thiếp, hãy nhìn hươu."
Cảnh Yến, ta không muốn ánh mắt ngài dõi theo ta, ta không muốn mình sẽ kéo chân ngài. Ta muốn ngài phóng tầm mắt ra giang sơn vạn dặm, chỉ cần trong lòng ngài biết, trong giang sơn ấy có ta.
Mùa đông chậm chạp đi qua, mùa xuân nhẩn nha đến, Vãn Thược vẫn điên như vậy.
Cuối cùng nàng ta cũng quỳ gối dưới chân ta, cầu xin ta. Nàng nói Nguyên Nguyên, ta cầu xin ngươi, ta không còn gì hết, ta chỉ còn Cảnh Yến ca ca thôi, cầu xin ngươi nhường chàng lại cho ta! Cầu xin ngươi nhường chàng ấy cho ta!
Ta hỏi nàng: "Ngươi yêu điều gì ở chàng?"
Nàng ngơ ngẩn, ngừng khóc, hỏi ta: "Không yêu chàng ta biết phải làm gì?"
Ta ngồi xuống trước mặt nàng, định nhìn cho kĩ dáng vẻ cuối cùng của nàng: "Vãn Thược, thế nào là yêu?"
Nghe hỏi vậy, nàng bất chợt im bặt, rất lâu sau mới ôm đầu kêu lên thảm thiết, nàng hét: "Ta không biết, làm gì có ai yêu ta, ta không biết..."
Ta chống tay, nói khẽ: "Ngươi còn không biết làm sao để yêu một người, vậy sao ta nhường chàng lại cho ngươi được?"
Chương 48
Nàng quỳ dưới đất, bò đến ôm chân ta. Nàng nói Nguyên Nguyên, ta hứa với ngươi, ta sẽ đối tốt với chàng, ta sẽ đối tốt với chàng hơn cả ngươi.
"Nhưng cái cách "tốt với chàng" của ngươi chỉ khiến chàng thêm ghê tởm." Ta phủi bụi bám trên tay, đứng dậy: "Vãn Thược, ban đầu khi ngươi chà đạp ta, liệu ngươi có nghĩ sẽ có một ngày ngươi quỳ gối cầu xin ta thế này không? Khi ngươi cho người mang rượu đến rắp tâm hại ta, liệu ngươi có nghĩ sẽ có một ngày ngươi quỳ gối cầu xin ta thế này không? Cả khi ngươi hại chết đứa con chưa lọt lòng của Chức Hoan, khi ngươi gián tiếp hại chết Lăng Nghi, khi ngươi giết chết cô nương cài hoa năm ấy hay khi ngươi khiến thập hoàng tử chết oan, những lúc ấy, liệu ngươi có từng nghĩ mình cũng sẽ có ngày này không?"
Ánh mắt ta từ trên cao chiếu xuống người nàng, cũng giống như cái cách nàng từng nhìn ta vậy. Googl𝒆 t𝒓a𝙣g 𝙣ày, đọc 𝙣gay khô𝙣g quả𝙣g cáo ﹙ T𝐑uMT𝐑 𝖴𝒴𝒆N.v𝙣 ﹚
"Vãn Thược, ngươi nói đi, ngươi có sai không?"
"Ta không sai, ta không sai! Ta thích một người, vậy có gì mà sai chứ?"
Ta khép hờ mắt, nói với nàng ta: "Vãn Thược, ngươi đi đi. Hoàng đế muốn ta giết ngươi, nhưng ta chẳng sợ hắn. Ta sẽ thả ngươi đi. Ngươi ra bến đò rồi đi về phía Đông."
Sau hai tuần hương, Nghiêm Phong lại kéo nàng xộc xệch đến trước mặt ta.
"Phu nhân, ả ta không đến bến mà chạy vào hoàng cung."
Ta nhìn nàng, giọng nhẹ nhàng: "Bởi vì ta nói ta không sợ hoàng đế nên ngươi liền chạy đi tâu sao?"
Nàng ta giơ tay lên định đánh ta, gào rú: "Đồ độc ác! Đồ gian xảo! Hoàng đế là cữu cữu ta, ta bảo người giết ngươi!" (cữu cữu = cậu)
Ta không tức giận, chỉ thở dài: "Vãn Thược, ngươi đã bỏ qua cơ hội cuối cùng của đời mình."
Ta quay lại nhìn Nghiêm Phong, nói: "Nghiêm Phong, trước đây ngươi hỏi ta, ai sẽ đền mạng cho con ngươi, bây giờ, ta giao kẻ đó cho ngươi xử lý."
Nói xong, ta vốn định rời đi, nhưng lại nghe thấy tiếng Vãn Thược thều thào hỏi ta: "Ngươi nghĩ, ta chết trong tay ngươi, sau này Tiểu Cảnh ca ca nhìn ngươi, liệu có nhớ đến ta không?"
Bởi vì câu nói ấy mà ta đã quay lại nhìn nàng.
Nàng tiếp tục hỏi: "Sau khi ta chết, mai sau có thể mai táng ta cùng mồ mả với Tiểu Cảnh ca ca không?"
Một thoáng ta nhìn nàng, rồi ra hiệu cho Nghiêm Phong ra ngoài trước. Ta bước đến túm cổ áo nàng, kéo nàng tới cửa, đạp bung cửa ra.
"Ngươi nhìn cho rõ đây, những cây thược dược ngươi trồng đang đúng độ rực rỡ, kiều diễm, e lệ, giống như ngươi vậy. Ngươi có biết không, ta đã chôn con thỏ xấu số xuống dưới đấy, chỉ một lát nữa thôi, ngươi cũng sẽ được chôn ở đấy."
Ta ngồi xuống, nắm chặt tóc nàng, bắt nàng phải nhìn cho rõ, giọng nói khe khẽ bên tai: "Vãn Thược, vương gia sắp tạo phản rồi. Cho dù ngài thành công hay thất bại thì cũng không còn đặt chân vào chốn vương phủ này nữa. Đợi hai ta đi rồi, chi bằng cho một mồi lửa đốt quách đi phủ này cho xong. Lúc ấy xác ngươi và hoa thược dược của ngươi đều cháy khét, biến thành tro tàn dưới những ngọn lửa nhảy múa, không còn dấu vết."
Tay ta khẽ run lên, nhưng giọng nói vẫn ổn định. Ta ghé sát tai nàng nói: "Ngươi không biết biển lửa nóng rát thế nào đâu nhỉ? Nhưng ta biết, Vãn Thược, lẽ ra, ta cũng phải cảm ơn ngươi mới phải."
Nàng không hiểu ý ta, nhưng cũng chẳng còn cơ hội nào để hiểu nữa.
Lưỡi đao của Nghiêm Phong rất nhanh, ta không kịp nghe thấy nàng ta kêu la tiếng nào.
Năm ấy, Cảnh Yến 30 tuổi, ta và Vãn Thược đều vừa 24, nhưng nàng ta sẽ không bao giờ được đón tuổi 25 nữa.
Năm ấy, hoàng đế lập thái tử. Hắn đã ngoài tứ tuần, nhưng tiểu thái tử mới 12.
Ta nhận ra dạo này Cảnh Yến hay bóng gió ngầm chỉ ngài muốn có con. Nhưng ước thì cũng chỉ biết ước thôi. Ngài sắp phản, ta sắp đi, con cái ở lại chỉ chịu khổ.
Ngài cũng hiểu.
Bình thường nếu đi ra ngoài chơi, ta hay đến chỗ Chức Hoan. Thỉnh thoảng Cảnh Yến không chịu cho ta đi, ta lại phải giở chiêu làm nũng.
"Chức Hoan nói hôm nay nàng ấy hấp cua to lắm, người ta muốn ăn!"
"Nghiêm Phong nói Chức Hoan lại có thai rồi, chàng trông có thèm không?"
Vòng vo câu chuyện, cuối cùng vẫn nói đến chuyện ấy.
Ta biết, ngài đã hơi lưỡng lự, không muốn tạo phản nữa, muốn sống những ngày tháng bình dị, êm ả. Thực ra, nếu có thể sống yên ổn, ai muốn tạo phản chứ?
Ngài tạo phản không phải vì cầu sự yên ổn, mà là vì ta. Ngài lo rằng hoàng đế sẽ bóp nát quân cờ trong tay hắn, chính là ta.
Khi hoàng đế chọn ta làm quân cờ của hắn, ta từng thầm nghĩ hắn đã chọn sai rồi. Nhưng đến giờ nhìn lại, hắn chọn đúng rồi.
Hắn đi đúng nước, vậy người gặp thế khó chính là Cảnh Yến.
Binh phù của Mạc hầu vẫn nằm trong tay Cảnh Yến, hoàng đế không nói bao giờ sẽ thu lại. Nhưng hắn liên tục gọi ta vào cung chơi cờ. Hắn càng triệu ta vào cung, Cảnh Yến càng lo lắng. Đêm dài lắm mộng, sớm phải tính đường đi nước bước.
Cả hai đang giằng co với nhau. Hoàng đế muốn thúc giục Cảnh Yến nhanh chóng hành động. Hắn đã mất hết kiên nhẫn, nóng lòng muốn ngả bài.
Cuối cùng, một đêm nọ, hoàng cung phái người đến, vừa đến đã trói ta lại, nói đưa ta đi đánh cờ.
Hôm ấy trời tối đen như mực, tay chân ta đều bị trói gô, ván cờ này là ván cờ đoạt mệnh.
Cảnh Yến nôn nóng, ngay lập tức định rút đao. Ta nói vương gia, thiếp đánh một ván cờ, hết một ván sẽ quay lại. Nếu như đêm nay thiếp không trở lại, ngài hãy dẫn Nghiêm Phong, hãy dẫn người đến đón thiếp.
Cảnh Yến không chịu buông, ngài nói: "Nguyên Nguyên, bổn vương không cho nàng đi! Bổn vương sẽ không để nàng đi đâu hết!"
Ta xin cung nhân cho mình nói riêng với ngài đôi câu. Ta nói: "Cảnh Yến, cả đời thiếp đều làm đao, làm quân cờ, cờ trong tay ai mà chẳng vậy? Nên thiếp cam tâm tình nguyện làm quân cờ của ngài. Hơn nữa, ngài dẫn quân đến, có lẽ thiếp cũng vẫn còn được cứu."
Ngài vẫn không buông, ta mới quát lên: "Cảnh Yến, đừng nhìn thiếp! Nhìn hươu!"
Thực ra, Cảnh Yến có muốn giữ cũng không giữ ta lại được. Đêm nay, ngài không phản cũng phải phản.
Hoàng đế bảo ta ngồi xuống. Trước mặt vẫn là bàn cờ thuở ban đầu.
Hắn nói: "Năm ấy, Tiểu Cửu không nỡ bỏ quân cờ đen này nên thua."
Ta nói: "Bây giờ đã khác."
Hoàng đế nhìn ta, bất chợt hắn cười hắt ra: "Trẫm rất tò mò. Một viên đá như ngươi, sẽ nâng bước hắn hay cản bước hắn đây?"
Chương 49
Ta cũng cười: "Sống thì cản bước, chết rồi, nâng đỡ bước chàng."
Ta không có ý định còn sống quay về. Nếu như ta còn sống, ngài sẽ chỉ thêm do dự, chỉ thêm lo sợ. Ta chết rồi, mới thực sự giúp ngài tiến bước.
Từ trong tay áo, ta lấy ra viên thuốc đã chuẩn bị từ trước. Viên thuốc ấy rất nhỏ, nhỏ nhưng chỉ cần một viên ấy thôi là đã đủ tiễn người ta về với hoa đất.
"Hoàng thượng, đã hạ cờ thì không hối hận, ta thua rồi."
[1] Lạc tử vô hối: thành ngữ trong cờ tướng.
"Quan kỳ bất ngữ chân quân tử
Hạ thủ vô hồi đích trượng phu"
(Xem cờ không nói mới thật quân tử/Nhấc tay không hoãn mới đúng trượng phu)
Khi sắp đưa viên thuốc vào miệng, hoàng đế hỏi ta: "Đã quyết rồi, đáng không?"
Ta nhìn hắn, cười khinh khỉnh: "Ngươi chưa từng được ai yêu thương, nên ngươi không biết. Đáng!"
Hoàng đế không tức giận, chỉ đáp: "Ban đầu ngươi nói, vì đại nghiệp nguyện chết không từ."
Ta vẫn cười: "Ừm, nhưng ta không nói là vì đại nghiệp của ai."
Hoàng đế lại hỏi: "Ngươi thực sự không muốn sống nữa sao?"
Lúc bấy, ta bật cười thành tiếng: "Hoàng thượng quên rồi sao? Ngay từ lúc đầu ta đã nói, ta chỉ muốn một người. Trên thế gian này, ta chỉ có mình chàng, người mà ta muốn chính là chàng."
Ban đầu ta nói câu ấy là để lừa hắn nghĩ rằng ta và Cảnh Yến đã có tình cảm sâu đậm với nhau. Thực chất, khi ấy ta chỉ nói dối.
Nhưng bây giờ là thật.
Ta không do dự đưa viên thuốc vào miệng.
Khoảnh khắc ấy, ta nghĩ đến rất nhiều những gương mặt đã xuất hiện trong đời mình. Đầu tiên là Cảnh Yến. Từng khoảnh khắc suốt 6 năm bên ngài lũ lượt nối đuôi nhau xuất hiện như cảnh trên đèn kéo quân. Sáu năm ấy cũng chính là trọn một đời của ta từ sau ngày trùng sinh.
Khi ta quấn chặt tấm chăn, nước mắt lăn dài, tay ngài luồn vào, chạm vào một cô hồn có lẽ chỉ sống được ba ngày ngắn ngủi.
Khi ta nói ta muốn đi, hôm ấy ngài say, tay ngài kéo ta, ôm lấy một con dao sau này sẽ mở đường máu.
Khi ta đâm ngài hai nhát, tay ngài che chở, không buông người chiến hữu sẽ kề vai sát cánh.
Nhưng khi ngài kể với ta về quá khứ, về chuyện xưa, khi ngài dẫn ta dạo chơi phố phường, khi ngài bắn tên vào hoàng đế, khi ngài từ chiến trường trở về, vòng tay ôm chặt lấy ta...
Những lúc ấy, ta đều đang chuẩn bị, chuẩn bị cho khoảnh khắc này. Khoảnh khắc lưỡi dao kề ngay trên cổ.
Còn cả những người khác. Có Chức Hoan, nàng đang mang thai. Lang trung nói nàng mang song thai, mấy tháng nữa là đến ngày lâm bồn.
Có Nghiêm Phong, hắn chửi ta được một lần, còn lại lần nào cũng là ta chửi hắn.
Còn có Giai Thuần, nha đầu này bình thường chỉ biết mỗi dập đầu. Khi ta bị dẫn đi, em ấy kiên quyết không cho họ trói tay ta.
Thậm chí ta còn nhớ đến Vãn Thược.
Nàng ấy không bao giờ còn cơ hội đón tuổi 25 nữa. Bây giờ, ta cũng như vậy.
Miên man trong dòng suy nghĩ, cuối cùng lòng ta vẫn hướng về Cảnh Yến. Ngài sẽ ngồi trên ngai vàng, còn ta, hòa vào bóng đêm, mãi mãi tự do.
Nhưng khi nuốt xuống lại là vị ngọt!
Đây không phải thuốc độc, đây là viên đường!
Ta vẫn bại dưới tay Cảnh Yến. Ngài đã lường trước mọi chuyện nên đã đánh tráo!
Hoàng đế nhận ra, hắn cười khan, nói với ta: "Nếu đã không chết được, vậy chơi cờ đi."
Dòng lệ nóng bỗng tuôn trào qua khóe mắt. Trong tay hoàng đế có ta làm con tin. Đến cuối cùng, ta không phải là giáp, là đao bảo vệ ngài. Ngược lại ta là điểm yếu khiến ngài bị uy hiếp.
"Bẩm hoàng thượng, lúc này Cửu vương gia đã đến ngoài điện!"
Quân cờ trên tay rơi xuống đất, âm thanh vang vọng, vỡ ra từng mảnh.
Với người, ta chỉ là hòn đá. Nhưng với Cảnh Yến, ta lại là viên ngọc.
Cảnh Yến đã đánh đến ngoài điện, kế hoạch dày công chuẩn bị bao năm nay, thành bại ngay chính lúc này.
Hoàng đế lệnh cho hai người áp giải ta, nói: "Đi thôi, đến gặp Tiểu Cửu."
Nhưng tên nô tài kia lại nói: "Hoàng thượng, Cửu vương gia chỉ đến một mình."
Trái tim ta thắt lại, nhói đau: "Mấy người? Một người! Ngươi nói linh tinh! Nói linh tinh..."
Hoàng đế chợt cười, nhìn ta ra chiều xót xa: "Bên ngoài điện của trẫm có hơn mười vạn tinh binh đấy."
Tiếng cười của hắn man rợ như ác quỷ xuyên qua người ta, nhưng ta đã không còn cảm nhận được gì nữa.
Lưỡi đao đang kề trên cổ, ta bước ra, vừa phóng tầm mắt đã tìm thấy bóng hình Cảnh Yến. Ngài đang đứng trên bậc thềm, rất gần ta. Ngài đơn độc, trơ trọi một mình.
Ngài từng đùa bỡn ta, từng lợi dụng ta, từng đe dọa ta, từng đề phòng ta.
Ta từng sợ ngài, từng hận ngài, từng hại ngài, từng lừa ngài.
Nhưng vào giờ khắc này, ta quên hết tất cả những điều ấy. Ta chỉ nhớ, chỉ nhớ rằng ngài đã từng bảo vệ ta như thế nào, từng dìu dắt ta, từng ôm chặt ta, từng sưởi ấm ta.
Ta nhớ ngài nói ngài thích ta. Ta hối hận quá, khi ấy ta quên không nói với ngài...
Ta rất yêu chàng.
Chàng thông minh như thế, có lẽ sẽ đoán ra được mà?
Nhưng đoán thôi là chưa đủ! Ta muốn tự mình nói với chàng từng chữ từng chữ một, rằng ta đã yêu chàng thế nào, yêu chàng từ khi nào. Ta si mê chàng như bướm mê hoa. Ta khao khát chàng như thiêu thân lao đầu vào lửa.
Nhưng ta không nói, cũng không dám khóc. Ta sợ mình sẽ làm chàng kích động.
"Nguyên Nguyên, nàng đừng sợ, đừng sợ, cũng đừng khóc, không sao đâu, có ta đây rồi! Ta đến cứu nàng."
Cả đời khôn ngoan, sao bây giờ chàng lại ngốc nghếch thế?
Gió rít đập vào người, hai lưỡi đao lóe sáng.
"Đừng động vào nàng! Các ngươi không được làm hại nàng! Nàng nhát gan lắm, đừng làm nàng sợ." Chàng giơ hai tay lên, chầm chậm lùi ra sau: "Ta chỉ đến một mình, ta không mang đao."
Chàng đứng đối diện với hoàng đế, móc từ trong người ra một cái túi nhỏ.
"Hoàng thượng, đây là binh phù của Mạc hầu, thần nộp cho người. Đây là lệnh bài của thần, thần cũng nộp cho người."
Chàng giao ra hai thứ ấy, rồi cởi mũ quan xuống, cởi cả triều phục, xếp sang một bên.
"Hoàng huynh, thần đệ nguyện giáng xuống thứ dân, đời này không bước vào hoàng thành nửa bước."
Chương 50: Hết chính truyện
Nước mắt nhạt nhòa làm mờ tầm nhìn của ta, nhưng ta vẫn nhìn thấy chàng chậm rãi quỳ xuống, khuôn mặt nhợt nhạt, trời đêm nhưng chỉ mình đơn áo chiếc.
Hoàng đế đứng bên cạnh ta, hắn cười rồi túm tóc ta, nói: "Tiểu Cửu, trẫm không tin đâu!"
Ta nghiến chặt răng, nhưng vẫn không kêu đau, cũng không khóc.
Cảnh Yến lại từ từ phục xuống đất, tóc bung xõa ra hai bên, thanh âm nặng trĩu: "Ngũ ca, để đệ thay nàng."
Ta thấy tiếng nấc nghẹn lại trong cổ họng.
Hoàng đế càng cười lớn. Hắn vừa cười vừa vuốt mặt ta, nói: "Tiểu Cửu, trẫm thực sự hơi khó hiểu, ngươi nhẫn nhịn bao năm nay, rốt cuộc là muốn gì?"
"Đệ muốn người, Ngũ ca. Trên thế gian này, đời này đệ chỉ có mình nàng, người mà đệ muốn chính là nàng."
Chàng vẫn phủ mình dưới đất: "Cầu xin người trả nàng cho đệ. Cầu xin người trả nàng cho đệ!"
Ta từng trông thấy dáng vẻ Cảnh Yến bày mưu tính kế, từng trông thấy chàng khí khái anh hùng. Nhưng ta chưa bao giờ thấy chàng như bây giờ. Một Cảnh Yến không cam tâm nhưng vẫn chịu khuất phục. Một Cảnh Yến rất dũng cảm mà cũng thật nhát gan.
Chỉ là vì ta! Chàng nói chàng chỉ có ta, chàng chỉ cần mình ta.
Bỗng hoàng đế thu đao lại, đẩy ta về phía trước. Bất chấp hắn có tha cho ta thật hay không, ta điên dại chạy về phía Cảnh Yến, ôm lấy chàng, vừa ôm vừa đấm vào người chàng.
"Sao mà chàng ngốc thế, phí công nhịn nhục 30 năm! 30 năm đấy!"
"Nguyên Nguyên, ta không bao giờ muốn để nàng làm quân cờ nữa. Ta cũng không muốn nàng làm đao. Ta sẽ cho nàng tự do, sẽ không ngăn bước nàng. Nàng đi, nàng dẫn theo cả ta nữa, nàng muốn đi đâu chúng ta sẽ đi đó, được không?"
Ta chỉ còn biết khóc, vừa khóc vừa mắng chàng: "Chàng phải chịu biết bao tủi nhục, biết bao lần bị đánh, biết bao lần bị lăng mạ, thiếp có là gì đâu! Không đáng!"
"Bỏ đi, Nguyên Nguyên, ta không cần gì nữa. Ta không muốn sau này nàng ở hậu cung bị người khác ức hiếp chỉ vì xuất thân của mình. Ta không muốn con của chúng ta bị ai đó cướp đoạt. Ta không muốn nàng mất mạng vì một ván cờ. Ta không muốn...ta không muốn hai ta bất hòa. Ta không muốn nàng đi."
Ta cố cắn chặt răng để ngăn mình run rẩy. Chàng đang khóc.
Ta từng thấy chàng rơi lệ ba lần, đây là lần thứ ba.
Chàng từng thấy ta sụp đổ ba lần, đây cũng là lần thứ ba.
Trên bậc cao, hoàng đế kéo căng dây cung.
"Tiểu Cửu, trẫm chỉ có một mũi tên."
Cảnh Yến nghiến răng, kéo ta đứng dậy, nói với ta: "Nguyên Nguyên, đừng sợ, nàng hãy chạy đi, ta sẽ ở phía sau. Nàng đừng quay đầu, vĩnh viễn đừng quay đầu lại."
Ta sẽ không đi! Ta phải ở lại với chàng, có chết cũng phải chết cùng nhau.
"Tiểu Cửu, hai ngươi cứ ôm nhau thắm thiết thế, nhưng mà phải nói cung pháp của trẫm không bằng ngươi, không chuẩn đâu."
Chàng đẩy mà ta không chịu đi, nên chàng cũng không đẩy nữa. Hai ta nắm chặt tay nhau, yên lặng nhìn về phía người đang đứng trên cao kia.
"Phụ hoàng? Phụ hoàng, người đi săn trong cung sao? Phụ hoàng, sao người lại nhắm vào hoàng thúc, hoàng thúc làm gì sai, ngươi muốn giết thúc ấy sao? Phụ hoàng, sao người không lên tiếng? Người bên cạnh hoàng thúc là hoàng thúc mẫu sao?"
Bỗng nhiên tiểu thái tử chạy đến, nhưng không vì thế mà cung tên trong tay hoàng đế dao động.
"Người đâu, đưa thái tử về nghỉ ngơi."
Đứa bé ấy rất nghe lời, nắm tay cung nhân rời đi. Nhưng khi sắp khuất bóng bỗng nhiên quay đầu lại hỏi: "Phụ hoàng, đến khi nhi thần làm hoàng đế, cũng phải giết hết các huynh đệ của mình sao?"
Xa quá, ta không nhìn rõ vẻ mặt của hoàng đế.
Đứa bé bị cung nhân ôm đi, cố vươn cổ ra hỏi một câu nữa: "Phụ hoàng, sau này nhi thần có thể giữ Cửu đệ đệ lại không? Đệ ấy không có mẫu thân, đáng thương lắm."
Mũi tên bay vèo, tiếng gió rít, xuyên qua tay áo Cảnh Yến rồi cắm phập ngay trước mặt bọn ta.
Hoàng đế nói muốn Cảnh Yến ở lại làm thái phó. Bọn ta biết lời ấy chỉ là giả, khuất mắt hắn, may ra còn có thể niệm tình cũ.
Hoàng đế hỏi Cảnh Yến: "Tiểu Cửu, không đi không được sao?"
Cảnh Yến cười: "Thảo dân yêu thích chốn điền viên."
"Đời này không quay lại?"
"Bẩm hoàng thượng, còn phải xem ý Nguyên Nguyên."
"Hai ngươi sợ trẫm?" Hắn nhìn Cảnh Yến, rồi lại nhìn ta: "Nguyên Nguyên, hai người sợ trẫm sao?"
Ta không đáp, hắn xua tay, chỉ nói: "Tiểu Cửu, đừng hận trẫm, trẫm là hoàng đế."
_________________________________________
Sau đó
Ta xòe bàn tay ra trước mặt Cảnh Yến, nói: "Đưa đây."
Chàng mặt dày đặt ngay tay mình lên, ta hừ một cái, đánh vào tay chàng.
Bấy giờ chàng mới bỏ tay xuống, lấy hành lý đưa cho ta. Trong đó có 5 thỏi vàng, mười lá vàng, một chiếc áo khoác hồng nhạt, hai hộp son dưỡng đã mọc cả mốc.
"Nguyên Nguyên, nàng muốn đi đâu? Ta không viết hưu thư đâu đấy!"
"Chàng từng cưới ta sao? Tam môi lục sính, bát đài đại kiệu [1], có không? Ta cần hưu thư chàng viết làm gì? Còn tưởng mình vẫn là vương gia hay sao?"
"Nguyên Nguyên, ta cưới, ta sẽ tổ chức thật linh đình rồi rước nàng về."
"Cưới ta? Chàng có tiền sao?"
"Nguyên Nguyên, đừng thế mà, cái gì của ta, cả người ta, ta đều cho nàng hết rồi. Bây giờ, nàng giàu có rồi, còn ta nghèo khổ, nàng không được bỏ rơi ta đâu!"
"Chẳng có gì hay cả, ta muốn đến xuân lâu nuôi mấy chàng tiểu bạch kiểm."
"Tiểu bạch kiểm? Mấy tên mặt trắng mày lơi? Nguyên Nguyên, lẽ nào mặt ta còn không đủ trắng sao? Nhiều năm trước ta từng trông thấy rồi, mặt bọn đấy không trắng bằng ta!"
"Đừng có nói nhảm nữa, phiền ghê!"
"Nguyên Nguyên, nàng muốn nuôi thì nuôi ta này, dù hơi già một chút, được cái trông khá mà cũng khá thật."
"Phải xem chàng thế nào. Này, chàng cởi áo ta làm gì?"
"Cho nàng xem ta thế nào."
"Thôi ngay đi, ta còn không rõ chàng thế nào sao, còn phải đợi chàng cho ta xem! Ta đã im ỉm 7 năm nay rồi, nay ta nói luôn, chán rồi! Cày ruộng! Cày ruộng đấy chàng có biết không? Chàng từng làm đồng bao giờ chưa? Có mà trồng đậu dưới núi Nam, đậu đâu chẳng thấy, cỏ lên ầm ầm [2]!"
[2] "种豆南山下, 草盛豆苗稀!": Hai câu thơ trong "Quy viên điền cư kỳ 3" của Đào Tiềm biểu thị thái độ nhân sinh: trong xã hội hỗn loạn thế gian ô trọc, vui thú điền viên, hòa với thiên nhiên, không truy cầu phú quý vinh hoa, không truy cầu hư danh, bỏ lại cuộc sống tranh đấu chốn quan trường, hài lòng với cuộc sống cần kiệm chất phác. Hai câu thơ miêu tả nhà thơ mới từ quan về cày ruộng, chưa có kinh nghiệm, nên các mầm đậu trồng bị cỏ dại mọc um tùm che kín. Hai câu thơ này phần nào có nét nghĩa tương đồng với hai câu thơ "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao" trong bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
[1] 三媒六聘, 八抬大轿: Tam môi lục sính, bát đài đại kiệu.
Tam môi lục sính "三媒六聘" hay còn gọi là tam thư lục lễ "三书六礼", trong hôn lễ truyền thống của người Trung Hoa, nam nữ thành thân cần phải có đủ tam môi lục sính. Tam thư chỉ văn thư (giấy tờ) trong quá trình lễ sính (kết thân). Lục sính chỉ các thủ tục cầu thân, từ khi làm mối đến khi nghênh thú.
Bát đài đại kiệu: kiệu tám người khiêng rước dâu về nhà.
Truyện đã hoàn rồi!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top