kiemtra1tiet
Câu 2: tiền để về tư tưởng - lý luận
b. Những tiền đề về tư tưởng – lý luận.
* Giá trị tuyền thống dân tộc.
- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
- Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái…
- Truyền thống lạc quan yêu đời.
- Truyền thống cần cù lao động, dũng cảm thông minh sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu..
* Tinh hoa văn hóa của nhân loại.
+ Tư tưởng văn hóa phương Đông.
- Nho giáo: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực như: Tư tưởng về một xã hội bình trị, đề cao văn hoá lễ giáo, tu nhân dưỡng tính.
- Phật giáo: Tiếp thu những mặt tích cực: Từ bi, bác ái, lòng vị tha, cứu nhân độ thế, trong sạch, giản di. Đề cao lao động chống lười biếng. Đề cao tư tưởng bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp trong xã hội. Chủ chương không xa lánh việc đời mà gắn với cuộc đấu tranh của dân tộc.
- Chủ nghĩa Tam Dân: Hồ Chí Minh đã thấy được yếu tố phù hợp với thực thiễn ViệtNam: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc.
+ Tư tưởng văn hóa phương Tây:
- Tiếp thu tư tưởng văn hóa dân chủ và cách mạng của văn hóa phương tây thông qua một số cuốc cách mạng TS Pháp (1789) CMTS Mỹ (1776).
* Chủ nghĩa Mac – Leenin: Là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định đến bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhớ có thế giới quan, phương pháp luận của chủ chủ nghĩa Mac – Lênin mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chuyển hóa được các yếu tố tích cực của văn hóa truyền thống và văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình.
Câu 3:
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
a. Rút ra bài học kinh nghiệm từ các con đường cứu nước trước đó.
- Đầu TK XX con thuyền quan hệ cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, thực tiễn đó đặt ra 1 yêu cầu cần phải tìm một con được cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
- Người nhận thấy con đường cứu nước của Phan Bội Châu chẳng khác gì “đổi hùm cửa trước rước beo cửa sau”; Con đường cứu nước của Phan Chu Chinh chăng khác gì “xin giặc rủ long thương”; Con đường cứu nước của Hoàng Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn nhưng vẫn mạng nặng cốt cách phong kiến…
=> Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc cha chú nhưng Người không tán thành các con đường cứu nước đó mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới.
b. Cuộc cách mạng Tư sản là không triệt để.
Qua tìm hiểu các cuộc cách mạng TS Pháp, Mỹ cũng như tìm hiểu và tiếp cận 2 bản tuyên ngôn độc lập (Bản TNĐL của Mỹ, bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp), Người nhận thấy: “Cách Mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, là cách mệnh tư bản nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa”. Vì thế Người không đi theo cách mạng tư sản.
c. Con đường giải phóng dân tộc
- Người nhận thấy cuộc cách mạng tháng 10 Nga không chỉ là cuộc cách mạng vô sản mà còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
- Người “hoàn toàn tin theo V.I.Nin và quốc thế thứ 3” vì họ “bệnh vực cho các dân tộc bị áp bức”. Người nhận thấy trong lý luận của LêNin 1 phương hướng mới cho dân tộc: Con đường Cách mạng vô sản.
- Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vố sản”. “…chỉ có CNXH, CNCS mới có thể giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Câu 4: bản chất và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
b. Bản chất và đặc trưng tổng quát của CNXH
* Bản chất CHXH theo quan điểm của Hồ Chí Minh.
- CNXH được xem như là một chế độ xã hội bao gồm rất nhiều mặt phong phú và hoàn chỉnh trong đó con người được tự do phát triển toàn diện. Mọi thiết chế và cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu giải phóng con người.
- Hồ Chí Minh đã diễn đạt và CNXH ở Việt Nam trên một số mặt của nó như: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội….
+ CNXH là lấy nhà máy xe lửa, ngân hàng là của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn tất nhiên trừ những người gia đau yếu và trẻ con.
+ Sở hữu cộng và phân phối theo nguyên tắc lao động và có phúc lợi xã hội.
+ Chính trị: Chế độ dân chủ, mọi người đều phát triển toàn diện với tinh thần làm chủ.
- Quan niệm về CNXH còn được đề cập bởi mục tiêu phát triển: Vì lợi ích của tổ quốc, của nhân dân, là “làm sao cho dân giàu nước mạnh”, là làm cho mọi người được ăn no mặc ấm, được sung sướng tự do, là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
- CNXH ở Việt Nam được thể hiện trong ý thức, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng CỘNG SẢN VIỆT NAM, xây dựng được xã hội như thế là trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của toàn dân tộc.
- Nêu CNXH bằng cách xác định mục đích: CNXH là không ngững nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
* Đặc trưng tổng quát của CNXH.
- Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ:
+ Nhân dân lao động là chủ và làm chủ, nhà nước là của dân, do dân và vì dân dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà lòng cốt là liên minh công – nông – trí do Đảng cộng sản lãnh đạo.
+ Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân thống qua cơ quan quốc hội, nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước.
+ CNXH là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa và sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.
- CNXH là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật: Nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động cao, sức sản xuất luôn phát triển găn liền với nền tảng của khoa học kỹ thuật. Tiếp và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại.
- CNXH là chế độ không còn người bóc lột người: Trong chủ nghĩa xã hội không còn bóc lột, áp bức, bất công, thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và phân phối theo lao động.
- CNXH là 1 chế độ xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức:
+ Có các quan hệ xã hội lành mạnh công bằng bình đẳng không còn sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn.
+ Con người được giải phóng, có điều kiện để phát triển toàn diện, có sự phát triển hài hòa giữa tự nhiên xã hội và con người.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top