kiểm toán
1. Khi rủi ro kiểm soát ở mức tối đa (do hệ thống KSNB rất yếu kém), rủi ro phát hiện sẽ phải tăng lên do KTV có khả năng ko phát hiện được các sai lệch trọng yếu trong BCTC.
- Sai
- vì RRPH phụ thuộc vào 2 nhân tố chính là phạm vi quy trình và phương pháp kiểm toán
Nhân tố thứ hai là kinh nghiệm khả năng của KTV
2. Việc ktra toàn bộ sẽ giúp KTV ko gặp rủi ro kiểm toán.
- Sai
- Việc kiểm tra toàn bộ chỉ giúp KTV giảm thiểu tối đa DR nhưng ko thể loại bỏ nó hoàn toàn vì còn phụ thuộc vào năng lực của KTV.
Mặt khác IR,CR tồn tại khách quan và cũng hiếm khi zero nếu ko muốn nói kà ko bao giờ.
Như vậy AR về zero là ko thể cho dù có ktra toàn bộ.
3. Khi rủi ro kiểm soát quá cao, KTV phải tăng cường các thử nghiệm kiểm soát để giảm thiểu rủi ro kiểm toán.
- Sai
- Khi CR quá cao tức HT KSNB của đơn vị quá kém. Như vậy KTV có tăng cường thử nghiệm kiểm soát cũng chả có ý nghĩa gì. Vì người ta chỉ đi chứng minh cho cái gì đúng chứ chả ai đi chứng minh cho cái sai làm gì. Việc các KTV cần làm là tăng cường các thử nghiệm cơ bản, đặc biệt là kiểm tra chi tiết số dư và nghiệp vụ.
4. Tất cả các khoản mục có số tiền >100 triệu đồng đều trọng yếu.
- Sai
- vì trọng yếu phụ thuộc vào 2 yếu tố độ lớn và bản chất. Ở đây mới chỉ nói đến độ lớn, chưa nói đến bản chất nên chưa kết luận được.
5. Trong việc chọn mẫu để gửi thư xác nhận, ngoại trừ xác nhận ngân hàng là mang tính đặc thù, còn các loại xác nhận nợ phải thu và nợ phải trả là ko có gì đặc biệt.
- Sai
- Xác nhận nợ phải thu, nợ phải trả đặc biệt hay ko phụ thuộc vào nhiều vấn đề: lĩnh vực hoạt động; ngành nghề kinh doanh; quy mô đơn vị; tính trọng yếu của các khoản phải thu; phải trả, số lượng các khoản phải thu, phải trả; mức độ đồng đều về quy mô các khoản phải thu, phải trả;...Việc chọn mẫu vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến kết quả của cuộc kiểm toán vì vậy ko thể xem nhẹ
6. Đối với tài sản, cơ sở dẫn liệu chủ yếu là hiện hữu và đánh giá, trong khi đối với nợ phải trả cơ sở dẫn liệu cần đặc biệt quan tâm lại là đầy đủ.
7. Thủ tục hữu hiệu nhất để kiểm tra tiền mặt, hàng tồn kho, TSCĐ hữu hình và một số tài sản khác là "chứng kiến kiểm kê". Chỉ có chứng kiến kiểm kê mới cung cấp cho KTV sự đảm bảo về độ chính xác của số tiền trên bảng CĐKT.
8. Trọng yếu là khái niệm căn bản được sử dụng trong kiểm toán nhưng lại khó áp dụng trong thực tế.
- Đúng
- Bản thân kiểm toán (ở đây chỉ bàn đến kiểm toán BCTC) là đi xác minh xem các bảng khai tài chính trung thực, hợp lý đến đâu. Nhưng để hình thành những bảng khai tai chính đó thì có tới hàng vạn hàng triệu các nghiệp vụ xảy ra (nói chung là rất rất nhiều, đặc biệt là các công ty lớn). Do vậy việc kiểm tra hết tất cả là điều ko tưởng nên phải dùng phương pháp chọn mẫu. Nhưng chọn mẫu như thế nào? Lúc này thuật ngữ Trọng yếu đc đưa ra. Nếu KTV xác định mức trọng yếu cao thì sẽ mở rộng phạm vi mẫu và ngược lai. Nhưng để làm đc điều này thì ko hề dễ chút nào. Nó phụ thuộc rất lớn vào năng lực của KTV
9. KTV ko nên duy trì thái độ thân thiện với nhân viên của khách hàng vì có thể gây ảnh hưởng đến tính độc lập. Một ý kiến khác lại cho rằng mối liên hệ thân thiết sẽ làm cho cuộc kiểm toán dễ dàng hơn.
10. Cty kiểm toán ko đồng ý để KTV A tham gia vào cuộc kiểm toán tại 1 cty do chú của anh làm giám đốc. KTV A cho rằng mối quan hệ này ko phương hại đến tính độc lập mà còn tạo thuận lợi cho cuộc kiểm toán.
11. Trách nhiệm của KTV ko chỉ là thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết, mà còn phải hoàn tất 1 số công việc kế toán của khách hàng và giải quyết các vấn đề về thuế của họ.
- Sai
- KTV chỉ có nhiệm vụ xác minh và bày tỏ ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của các bảng khai tài chính của công ty khách hàng. Còn việc điều chỉnh cho hợp lý là việc của công ty khách hàng.
12. Để ngăn ngừa gian lận thương mại, Nhà nước cần phải bắt buộc mọi doanh nghiệp thương mại đều phải mời KTV độc lập đến để kiểm toán BCTC.
13. Hoạt động kiểm toán độc lập ko đóng góp gì cho sự tăng trường tổng sản phẩm quốc dân, cũng như sự thịnh vượng nói chung của XH bởi vì các KTV ko sáng tạo ra cái mới mà chỉ đơn thuần là kiểm tra những gì người khác đã làm.
- Sai
- Bản thân các công ty Kiểm toán cũng là các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Chỉ khác một điều là nó đi kiểm tra các doanh nghiệp khác. Vì vậy nó đc điều chỉnh bởi một hệ thống luật định chặt chẽ hơn. Còn trong việc đóng góp cho sự tăng trường tổng sản phẩm quốc dân, cũng như sự thịnh vượng nói chung của XH thì nó hoàn toàn giống như các doanh nghiệp bình thường khác.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top