kiem sat vien va kiem tra vien

1.  KIểm sát viên:

1.1 Khái niệm KSV:

Theo quy định tại Điều 42- LTC VKSND và Điều 1-PL KSV thì Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

1.2 Nhiệm kỳ của KSV:

Theo quy định tại Điều 44-LTC VKS và Điều 4- PL KSV thì nhiệm kỳ của KSV là năm năm kể từ ngày được bổ nhiệm.

1.3 Tiêu chuẩn KSV:

* Tiêu chuẩn chung:

Theo quy định tại Điều 43- LTC VKSND năm 2002 và Điều 2-PL KSV năm 2002, KSV phải có tiêu chuẩn chung là: "Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên."

* Tiêu chuẩn KSV VKSND cấp huyện, VKS quân sự cấp khu vực:

Theo quy định tại ĐIều 18- PL KSV năm 2002: Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự khu vực.

* Tiêu chuẩn KSV VKSND cấp tỉnh, VKSQS cấp quân khu:

Theo quy định tại Điều 19-PL KSV năm 2002: 1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự khu vực ít nhất là năm năm, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thầm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Viện kiểm sát cấp dưới, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.

2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thầm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Viện kiểm sát cấp dưới, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.

- Tiêu chuẩn KSV VKSND tối cao, KSV VKSQS cấp  Trung ương: Theo Điều 20-PL KSV năm 2002: 1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu ít nhất là năm năm, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Viện kiểm sát cấp dưới, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười lăm năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Viện kiểm sát cấp dưới, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viện Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

Tuy nhiên, Trong trường hợp cần thiết, người đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân hoặc người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành Kiểm sát nhân dân, tuy chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát cấp dưới hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác quy định tại Điều 18 hoặc Điều 19 hoặc Điều 20 của Pháp lệnh này, thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện hoặc Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự khu vực hoặc Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu hoặc Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Trung ương.(Điều 21-PL KSV 2002)

1.4 Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên các cấp.

Căn cứ vào Điều 22-PL KSV 2002 thì hội đồng tuyển chọn kiếm sát viên làm việc theo chế độ tập thể. Quyết định của hội đồng tuyển chọn kiếm sát viên phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

1.4.1 Hội đồng tuyển chọn kiếm sát viên VKSND tối cao, KSV VKSQS  Trung ương.

-Cơ sở pháp lý: Điều 23- Pháp lệnh KSV 2002.

-Thành phần: Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Hội Luật gia Việt Nam là ủy viên.

Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Trung ương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

-Nhiệm vụ và quyền hạn:

Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Trung ương có những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:

a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Trung ương theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước bổ nhiệm;

b) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Trung ương có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước miễn nhiệm;

c) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Trung ương có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 28 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước cách chức.

1.4.2. Hội đồng tuyển chọn KSV VKSND cấp tỉnh, KSV VKSND cấp huyện:

-Căn cứ: Điều 24-Pháp lệnh KSV 2002.

-Thành phần:  Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội Luật gia cấp tỉnh là ủy viên.

Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

-Nhiệm vụ và quyền han: Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm;

b) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao miễn nhiệm;

c) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 28 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức.

3. Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên VKS quân sự cấp quân khu, KSV VKS quân sự cấp khu vực.

-Căn cứ: Điều 25- Pháp lệnh KSV 2002.

-Thành phần: Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự khu vực gồm có Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam là ủy viên.

Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

-Nhiệm vụ và quyền hạn:

Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự khu vực có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự khu vực theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm;

b) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này theo để nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao miễn nhiệm;

c) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 28 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức.

2. Kiểm tra viên.

2.1 Khái niệm Kiểm tra viên VKSND:

Theo quyết định số 73/2005-QĐ-BNV ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ nội vụ về việc ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ  và mã số các ngạch kiểm tra viên ngành kiểm sát, thì Kiểm tra viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong ngành kiểm sát nhân dân được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp lãnh đạo VKSND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

2.2 Tiêu chuẩn kiểm tra viên.

*Tiêu chuẩn chung: Theo mục A quyết định số 73, thì tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên các cấp được quy định như sau:

- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước CHXHCNVN, có tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

- Hiểu biết lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

- Có đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao.

- Có đủ thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của văn bản này.

- Không được làm những việc mà pháp luật quy định cán bộ công chức không được làm.

*Tiêu chuẩn cụ thể của KTV các cấp:

2.2.1. Tiêu chuẩn cụ thể của Kiểm tra viên: Theo mục III phần B quyết định số 73:thì ngoài các tiêu chuẩn chung, kiểm tra viên phải là người đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:

Hiểu biết

- Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ chính trị của ngành có liên quan đến nghiệp vụ được giao;

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp luật và nghiệp vụ Kiểm sát;

- Hiểu rõ tổ chức và hoạt động của hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân;

- Biết tổ chức phối hợp công tác với đơn vị có liên quan;

- Biết xử lý thông tin và sử dụng máy vi tính.

Tiêu chuẩn về trình độ

- Tốt nghiệp cử nhân Luật;

- Đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Việt Kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp;

- Đã qua công tác chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý ít nhất là 3 năm;

- Biết một ngoại ngữ ở trình độ A;

- Sử dụng thành thạo máy vi tính.

Tiêu chuẩn về năng lực

Kiểm tra viên là người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Phần A của văn bản này và có năng lực thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Trực tiếp nghiên cứu và thực hiện việc kiểm tra về trình tự, thủ tục, nội dung hồ sơ các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình; hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật ở Viện kiểm sát nhân dân các cấp về các trình tự: Sơ thẩm, Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm; tham gia kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam; kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành các bản  án; kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong công tác xét khiếu tố nhằm bảo đảm tính có căn cứ, đúng pháp luật đối với các vụ án được giao; đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân hướng giải quyết vụ án và chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến đề xuất của mình.

- Nghiên cứu tổng hợp, tổng kết các chuyên đề, đề xuất giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ;

- Thống kê tổng hợp số liệu, lưu giữ hồ sơ theo quy định;

- Phối hợp với các ngành, lĩnh vực chuyên môn có liên quan trong quá trình kiểm tra vụ án nhằm đảm bảo chính xác, đúng luật;

- Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Kiểm sát.

2.2.2 Tiêu chuẩn cụ thể của kiểm tra viên chính:

Ngoài các tiêu chuẩn chung, kiểm tra viên chính còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Hiểu biết

- Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phương hướng, nhiệm vụ chính trị của ngành liên quan đến nghiệp vụ được giao.

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ Kiểm sát, hiểu biết về các chuyên môn nghiệp vụ có liên quan.

- Có kiến thức về nghiệp vụ quản lý chung, sâu về lĩnh vực quản lý ngành.

- Am hiểu về luật pháp Nhà nước, hiểu sâu về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

- Am hiểu về sự phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài nước.

- Nắm vững nguyên tắc, thủ tục hành chính Nhà nước.

Tiêu chuẩn về trình độ

- Là cử nhân Luật trở nên;

- Đạt trình độ lý luận Chính trị trung cấp hoặc tương đương trở lên;

- Qua đào tạo, quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính của Học viện hành chính Quốc gia;

- Đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp;

- Biết ít nhất một ngoại ngữ ở trình độ B (đọc, dịch thông thường);

- Sử dụng thành thạo máy vi tính;

- Có công trình Đề án cải tiến được Hội đồng ngành thừa nhận và đưa vào áp dụng.

- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên;

- Đã ở ngạch Kiểm tra viên hoặc chuyên viên ít nhất là 5 năm.

Tiêu chuẩn về năng lực

Kiểm tra viên chính là người có đủ tiêu chuẩn quy định tại phần A của văn bản này và có năng lực thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Trực tiếp nghiên cứu và thực hiện việc kiểm tra về trình tự, thủ tục, nội dung hồ sơ các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình; hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật ở Viện Kiểm sát nhân dân các cấp về các trình tự: Sơ thẩm, Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm; tham gia kiểm tra việc tuân theo pháp luật đối với các trại giam, trại tạm giam; kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành các bản án; kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong công tác xét khiếu tố nhằm bảo đảm tính có căn cứ, đúng pháp luật đối với các vụ án quan trọng, đề xuất với Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân hướng giải quyết vụ án và chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến đề xuất của mình;

- Thống kê, tổng hợp số liệu, lưu trữ hồ sơ theo quy định;

- Tổng kết, phân tích, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm về công tác kiểm tra án thuộc lĩnh vực được phân công; trên cơ sở đó đề xuất những sửa đổi nhằm bổ sung và hoàn thiện quy trình kiểm tra hồ sơ các vụ án;

- Phối hợp với các ngành, các bộ phận chuyên môn có liên quan trong quá trình kiểm tra án nhằm đảm bảo chính xác, đúng luật;

- Tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh có liên quan đến công tác thực hành quyền công tố và Kiểm sát các hoạt động tư pháp khi có yêu cầu;

- Tham gia biên soạn giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp dưới;

- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học. Có khả năng tổ chức, chỉ đạo cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ. Viết được báo cáo tổng kết nghiệp vụ.

 

2.2.3 Tiêu chuẩn cụ thể của kiểm tra viên cao cấp:

Ngoài các tiêu chuẩn chung, kiểm tra viên cao cấp phải là người đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể như:

Hiểu biết

- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nhiệm vụ chính trị của ngành, vận dụng đúng đắn nội dung đó vào nghiệp vụ được giao;

- Có trình độ hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực pháp luật có liên quan đến công tác thực hành quyền công tố và Kiểm sát các hoạt động tư pháp;

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ ở lĩnh vực công tác; hiểu biết rộng về chuyên môn, nghiệp vụ khác có liên quan;

- Am hiểu rộng về sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước và nước ngoài.

- Nắm vững nguyên tắc, thủ tục hành chính Nhà nước.

Tiêu chuẩn về trình độ

- Là cử nhân Luật trở lên;

- Tốt nghiệp lý luận Chính trị cao cấp;

- Qua đào tạo quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp của Học viện hành chính Quốc gia;

- Đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp;

- Sử dụng thành thạo máy vi tính;

- Biết một ngoại ngữ trình độ C (đọc, dịch, nói thông thường);

- Có công trình hoặc Đề án tổng hợp sáng tạo được Hội đồng khoa học ngành chấp nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả;

- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và Kiểm tra viên chính;

- Đã ở ngạch Kiểm tra viên chính hoặc chuyên viên chính ít nhất là 6 năm.

Tiêu chuẩn về năng lực

Kiểm tra viên cao cấp là người có đủ tiêu chuẩn quy định tại phần A của văn bản này và có năng lực thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Trực tiếp nghiên cứu và thực hiện việc kiểm tra về trình tự, thủ tục, nội dung hồ sơ các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về các trình tự: Sơ thẩm, Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm; tham gia kiểm tra việc tuân theo pháp luật đối với các trại giam, trại tại giam thuộc Bộ Công an quản lý; kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành các bản án; kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong công tác xét khiếu tố, nhằm đảm bảo tính có căn cứ, đúng pháp luật đối với các vụ án quan trọng, rất phức tạp; đề xuất với Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng giải quyết vụ án và chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến đề xuất của mình.

- Tham gia xây dựng những Dự án luật, Pháp lệnh, các quy chế, quy trình nghiệp vụ, các Thông tư, Chỉ thị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực được giao.

- Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ, kiểm tra việc giải quyết các vụ án đề xuất các biện pháp khắc phục sai phạm.

- Nghiên cứu các đề tài khoa học được phân công về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình.....

- Tham gia ý kiến vào dự thảo các văn bản pháp luật của các ngành khác khi có yêu cầu.

- Tổng kết, phân tích, đánh giá công tác Kiểm tra án; đề xuất, kiến nghị nhằm bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân.

- Chủ trì, trực tiếp hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng các ngạch Kiểm tra viên cấp dưới.

2.3 Hội đồng tuyển chọn kiểm tra viên các cấp.

            Hội đồng kiểm tra viên các cấp là cơ quan tham mưu giúp lãnh đạo VKSND các cấp trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm, chuyển xếp kiếm tra viên các cấp. Căn cứ mục 1 phần III quyết định số 208. Hội đồng tuyển chọn kiểm tra viên các cấp gồm:

-          Hội đồng tuyển chọn kiếm tra viên cao cấp, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên ở VKSNDTC, kiểm tra viên cao cấp ở VKS quân sự trung ương là Ủy ban kiểm sát VKSNDTC.

-          Hội đồng tuyển chọn kiểm tra viên chính, kiểm tra viên ở VKSND cấp tỉnh, kiểm tra viên ở VIện kiểm sát nhân dân cấp huyện là Ủy ban kiểm sát VKSND cấp tỉnh.

-          Hội đồng tuyển chọn kiểm tra viên chính, kiểm tra viên ở VKSQS trung ương và tương đương, kiểm tra viên ở VKS khu vực là Ủy ban kiểm sát VKS quân sự trung ương.

2.3.1 Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm kiểm tra viên các cấp gồm các bước sau:

Bước 1: Vụ TCCB tham mưu cho lãnh đạo viện hướng dẫn các đơn vị thuộc tối cao, VKSND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, VKS quân sự TW xem xét tuyển, chọn và đề nghị bổ nhiệm kiểm tra viên các cấp ở đơn vị, địa phương mình.

Bước 2: Cá bộ được đề nghị bổ nhiệm làm bản kiểm điểm tự kiểm điểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong hai năm gần nhất theo văn bản hướng dẫn số 58/VKSNDTC-TCCB ngày 20/9/2002 của VKSNDTC.

Bước 3: Lãnh đạo đơn vị, thường vụ Đảng ủy hoặc Đảng Ủy(chi ủy) cơ quan, đơn vị nhận xét, đánh giá và có ý kiến bằng văn bản đối với  người được đề nghị bổ nhiệm.

Bước 4: cơ quan tham mưu về công tác cán bộ lập hồ sơ trích ngang của cán bộ, tập hợp đơn, thư khiếu nại tố cáo và các báo cáo kết luận có liên quan đến việc bổ nhiệm nếu có để báo cáo Ủy ban kiểm sát, lãnh đạo viện cùng cấp.

Bước 5: Hội đồng tuyển chọn Kiểm tra viên các cấp họp, xét tuyển và đề nghị bổ nhiệm.

2.3.2 Quy trình chuyển xếp kiểm tra viên các cấp.

Bước 1: Vụ TCCB tham mưu cho lãnh đạo viện hướng dẫn các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, VKSQS TW xem xét đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao xếp kiểm tra viên, điều tra viên không được bổ nhiệm lại, chuyên viên các cấp và tương đương ở đơn vị, địa phương mình vào các ngạch kiểm tra viên tương đương.

Bước 2: Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ lập hồ sơ trích ngang của cán bộ, tập hợp các loại đơn thư khiếu nại tố cáo và các báo cáo kết luận có liên quan đến việc bổ nhiệm để báo cáo Ủy ban kiểm sát, lãnh đạo viện cùng cấp xem xét.

Bước 3: Hội đồng tuyển chọn Kiểm tra viên các cấp họp, xét đề nghị Viện trưởng VKSNDTC chuyển xếp người có đủ điều kiện vào các ngạch kiểm tra viên.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ksvvaktc