Kĩ năng sống cần biết
MỤC LỤC:
01) Bí quyết nói chuyện trước đám đông
02) Nói đúng và hiệu quả
03) Lời nói có thể không phải là tất cả...
04) 5 câu hỏi khi đề ra mục tiêu cho cuộc đời
05) Vài cách để có được tự tin trong cuộc sống
06) Những điều chưa biết về "lòng tự trọng" của bạn
07) 8 bí quyết lấy lại sự tự tin
08) Làm thế nào để trở thành một người đáng yêu
09) Bắt mạch cái bắt tay
10) Tạo ấn tượng tốt khi trò chuyện
11) Làm thế nào để tạo sự tin tưởng khi giao tiếp
12) Giúp bạn giao tiếp tốt hơn
13) 6 bước để chiến thắng "bệnh" lưỡng lự
14) Thương hiệu cá nhân - Tại sao không ?
15) Nghệ thuật xin lỗi
>>>KBZ 01
Bí quyết nói chuyện trước đám đông
Phần lớn mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh khủng nhất. Nỗi sợ đó còn hơn
cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết. Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó mãi. Nhiều người
trong chúng ta có thể được mời ra trình bày một báo cáo, phát biểu trong buổi họp phụ huynh học sinh, nói lời
chúc mừng trong lễ cưới. Làm sao để bạn có thể vượt qua những thử thách đó. Thật đơn giản chỉ với một
chút thời gian luyện tập.
- Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạn phải biết mình nói gì. Điều này nghe có
vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông thường các "diễn giả" không hề có một ý niệm rõ ràng về những gì họ truyền đạt
đến người nghe. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó
thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi. Bạn không phải là một
cuốn từ điển sống, việc đưa ra quá nhiều thông tin hay không đủ thông tin cũng đều dở như nhau.
- Thực hành, nhưng không cần quá nhiều: Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay
nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà không sợ bị lố.
Có thể sẽ có những phút ngẫu hứng tình cờ xảy ra làm bạn bất ngờ và làm khán giả thích thú. Bạn sẽ không
còn muốn xuất hiện trước đám đông nếu bạn đã nói về một đề tài cả ngàn lần rồi, bạn sẽ cảm thấy chán và
chẳng thèm để ý tới khán giả nữa. Bạn cũng nên lập kế hoạch sẽ mặc những gì. Chú ý rằng đó phải là bộ đồ
mà bạn cảm thấy thoải mái khi mặc vào. Và điều quan trọng nhất, đó phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình
nổi bật. Quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong ngày diễn thuyết sẽ làm bạn bớt lo lắng hơn.
- Hãy là chính mình! Nhiều người cảm thấy cần phải rập khuôn theo phong cách của ai đó khi nói trước đám
đông, đó là vì họ cảm thấy họ không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý của khán giả. Một số cảm thấy bị "khớp"
và nghiêm túc quá mức và quên rằng tính hài hước cũng là một công cụ quan trọng của diễn giả. Đừng nên chỉ
tập trung vào vấn đề chính, đôi khi những giai thoại cá nhân hay những mẩu chuyện nhỏ cũng là một cách rất
tốt để hòa nhập với khán giả.
- Khán giả là bạn bè! Khán giả luôn ở đó, bởi vì họ quan tâm tới những gì bạn sẽ nói và muốn nghe bạn nói về
vấn đề đó. Họ muốn bạn phải làm tốt. Đừng nghĩ khán giả như là một khối người thù địch, hãy xem họ chỉ là
một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc. Khi nói chuyện với khán giả, tiếp thu
những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài nói chuyện của mình.
- Bạn sẽ vượt qua thôi mà! Tôi chưa bao giờ từng nghe thấy có ai chết trên bục diễn thuyết cả. Bạn cũng
không bị thở dốc, hụt hơi, quên mất tên mình hay bị nổi nóng. Đấy là những chuyện gây ám ảnh cho bất cứ ai
phải đứng trước đám đông. Người ta gọi đó là cơn ác mộng của diễn viên. Việc đó hoàn toàn bình thường. Sử
dụng một số kỹ thuật thư giãn trước khi bắt đầu. Bạn có thể tìm một nơi để nhảy lên nhảy xuống hoặc dậm
chân thật manh, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vững vàng và giảm bớt căng thẳng. Lắc bàn tay và co duỗi
nắm tay. Điều này sẽ làm tay bạn bớt run. Nếu run tay thực sự là một vấn đề thì hãy nắm lấy một tấm danh
thiếp hay nắm vào bục diễn thuyết khi nói chyện. Lè lưỡi ra, trợn mắt và há miệng to hết cỡ, sau đó nhăn tít
mặt lại. Việc này sẽ làn thư giãn các cơ mặt của bạn. Hít thật sâu và thở mạnh ra tiếng để làm ấm giọng của
bạn. Tưởng tượng như bạn đang ở trên một đám mây, không gì có thể làm hại đến bạn khi bạn đang ở trong
đó. Hãy cố gắng giữ hình ảnh ấy trong đầu khi bạn đang đứng trên diễn đàn. Sẽ trở nên dễ dàng hơn! Nói
chuyện trước công chúng càng nhiều, việc đó càng trở nên dễ dàng hơn. Có khi bạn còn cảm thấy thích nữa
ấy chứ!
>>>KBZ 02
Nói đúng và hiệu quả
Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn đối mặt với những tình huống mà ở đó bạn phải đứng dậy vì bản thân mình,
yêu cầu thứ mà bạn cần. Với phụ nữ, việc nói ra yêu cầu, mong muốn thực sự của mình thường khó khăn hơn
nam giới. Trong con mắt của xã hội, chúng ta đã quen được nhìn với những đức tính như nhu mì, nhẫn nhịn.
Điều này có thể để lại hậu quả lâu dài, từ mối quan hệ nghèo nàn đến việc một sự nghiệp tầm tầm, ít được đề
bạt.
HÃY KIỂM TRA XEM BẠN CÓ MẮC PHẢI NHỮNG THÓI QUEN SAU ĐÂY KHÔNG?
1. Quá cẩn trọng trong lời yêu cầu
Chúng ta thường khiến câu hỏi trở nên nhẹ nhàng hơn với những từ như "có lẽ", "ước gì" thay cho "tôi cần",
"tôi muốn". Điều này làm cho câu nói của bạn có vẻ dễ nghe hơn nhưng cũng có thể gây "mập mờ" giữa lời đề
nghị hay gợi ý, do đó người nghe có thể tiếp nhận nó một cách ít nghiêm túc hơn.
2. Hỏi thay vì nói rõ
Hãy cẩn thận khi chuyển lời tuyên bố của mình thành dạng câu hỏi kiểu như "Màu sắc đó thật tuyệt, phải
không?" hay câu "cậu có nghĩ chúng ta nên thử một chút với món hàng đó không?". Những kiểu như vậy làm
cho ý đồ của bạn trở nên không rõ ràng. Người nghe có thể sẽ hiểu bạn đang hỏi và không chần chừ gì đưa ra
câu trả lời đối nghịch những gì bạn mong muốn.
3. Miễn cưỡng chấp nhận
Khi gặp một câu trả lời đối nghịch những gì bạn mong muốn, một số người lập tức "bỏ cuộc". Tuy nhiên tự
nhận thức của bạn về câu trả lời có thể không chính xác. Nếu bạn gặp một câu trả lời như vậy, điều quan
trọng là phải nhắc lại mong muốn của mình và yêu cầu thỏa hiệp. Thực ra, mọi người nói chung hoàn toàn
thoải mái với một thỏa hiệp lành mạnh.
4. Không biết cách điều khiển ngôn ngữ, cử chỉ
Bạn có thể phát biểu không tồi nguyện vọng của mình nhưng hãy xem liệu ánh mắt, cử chỉ của bạn có nói lên
những điều gì khác không.
Theo thống kế: chỉ khoảng 23% giá trị lời nói của bạn nằm ở thông điệp. Hơn 70% còn lại nằm trong giọng nói,
điệu bộ, ánh mắt và chắc chắn người nghe đang quan sát bạn rất kỹ. Những nét biểu hiện trên khuôn mặt,
thói quen áy náy, bồn chồn như vặn tay, cắn móng tay sẽ "mách lẻo" rằng điều bạn đang nói không phải là
những gì bạn thực sự muốn.
KHẮC PHỤC BẰNG CÁCH NÀO?
1. Tự tìm hiểu rõ xem mình muốn gì và tại sao?
Việc biết rõ nhu cầu và mong muốn của mình, tầm quan trọng của chúng khiến bạn tạo ra kết quả khả quan.
Hãy đánh giá cả nhu cầu của người khác và thử suy nghĩ về biện pháp có thể thỏa mãn cả hai bên.
2. Lường trước những câu trả lời có thể
Điều này dễ dàng hơn nếu bạn bếit người nghe. Hãy dự tính hàng loạt những câu trả lời bạn có thể nhận được
và loại trừ từng cái. Chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng trường hợp, bạn sẽ nói thế nào, cử chỉ ra sao. Điều này giúp
bạn tránh tình trạng rơi vào tình thế bất ngờ và bị động.
3. Thư giãn
Thông thường chúng ta đánh giá quá cao khả năng phủ định. Điều này gây nên sự sợ hãi và khiến việc nói ra
những gì mình mong muốn trở nên khó khăn hơn. Thực ra, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là khi yêu cầu của
bạn bị từ chối và khi đó, chúng ta tìm một biện pháp khác, vậy thôi.
4. Nói lên yêu cầu
Một khi bạn đã nhắc lại và thư giãn thì còn chần chờ gì nữa mà không tới bên "đối tượng" và nói ra mong
muốn của bạn?
5. Đánh giá
Khi việc trao đổi của bạn đã hoàn thành, hãy dành một chút thời gian để đánh giá, rút kinh nghiệm cho lần
sau. Hãy xem liệu nó có thể tốt hơn không, bạn đã thành công ở điểm nào? Đừng tự hành hạ mình nếu kết
quả diễn ra không được như ý muốn. Thay vào đó, hãy tìm những cách khác để thực hiện mong muốn.
>>>KBZ 03
Lời nói có thể không phải là tất cả...
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời nhưng những buổi diễn thuyết, bữa tiệc
hay chỉ đơn thuần là các buổi nói chuyện sẽ trở nên kém hấp dẫn nếu như không có giao tiếp bằng cử chỉ.
Không phải lúc nào con người ta cũng có thể dùng lời nói để diễn đạt suy nghĩ của mình. Một chàng trai đã
từng viết "chỉ cần nắm tay, hai mắt gặp nhau và một nụ hôn nhẹ là đã có ý nghĩa với anh hơn cả ngàn lời nói".
Chỉ cần tinh tế một chút trong giao tiếp chúng ta sẽ nhận ra ngay chúng ta không chỉ giao tiếp bằng lời nói mà
bằng cả ngôn ngữ của cơ thể. Martin Luther đã từng nói "đừng nghe những gì anh ta nói mà hãy nghe những
gì bàn tay anh ta nói".
Phải đến thế kỉ 20 giao tiếp phi ngôn ngữ mới được quan tâm một cách thực sự. Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao
tiếp thông qua các cử chỉ hành động của cơ thể như nét mặt, cách nhìn, điệu bộ,và khoảng cách giao tiếp. Có
rất nhiều học thuyết nghiên cứu về loại hình giao tiếp này nhưng nổi bật nhất vẫn là học thuyết tâm lí tinh thần
và học thuyết hành vi cư xử.
Trong học thuyết tâm lí tinh thần các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người dù ở bất cứ một nền văn hoá
nào cũng đều có sáu trạng thái tâm lí (hạnh phúc, buồn khổ, giận dữ, sợ hãi, ghét, ngạc nhiên) và tất cả các
trạng thái tâm lí đó đều do sự chi phối của não tạo ra những thay đổi trên mặt nhưng theo hai dạng là tự nhiên
và xã giao có mục đích. Trong một thử nghiệm về ảnh hưởng của não đến các nét mặt của con người, thực
nghiệm đã cho thấy khi các cơ mặt bị tê liệt người ta không thể cười có mục đích (như để tạo sự thân mật)
nhưng vẫn có thể cười một cách tự nhiên khi có điều làm họ bất ngờ. Và ngược lại cũng có trường hợp một
người có thể cười một cách xã giao nhưng lại không thể cười một cách thoải mái được. Tuy nhiên, học thuyết
này lại nêu ra nhiều điều tranh cãi. Trên đây chỉ là những từ ngữ được qui ước để chỉ các trạng thái tâm lí, bản
thân các trạng thái tâm lí này lại không được định nghĩa một cách rõ ràng, chính thức thông qua bất cứ loại
hình sách vở nào.
Còn đối với học thuyết hành vi cư xử, các nhà khoa học lại cho thấy không có mối xúc cảm cơ bản cũng như
không có các biểu hiện cơ bản mà đơn giản chỉ là những hành vi cư xử mang mục đích xã hội. Nét mặt chính là
biểu hiện của những việc chúng ta muốn làm hay có ý định làm. Có thể lấy ví dụ trạng thái tức giận (như học
thuyết tâm lí tinh thần đã nêu) chính là sự mô tả về hành vi sẵn sàng để tấn công đối thủ. Nhưng nói một
cách khác, không phải lúc nào cử chỉ của con người cũng mang thông điệp hay chủ đích như vậy. Giả sử như
chúng ta đang rất chăm chú đến chương trình biểu diễn nhưng bất chợt chúng ta ngáp, điều này lại khiến cho
ban tổ chức nghĩ rằng chúng ta cảm thấy chán, buồn ngủ với nội dung chương trình.
Giao tiếp phi ngôn ngữ mang trong mình rất nhiều thông điệp về các mối quan hệ con người. Một đứa trẻ chỉ
cần nhìn cử chỉ của mẹ là đã có thể biết người đang nói chuyện với mẹ là bạn mẹ hay người lạ. Cũng như vậy
trong một gia đình những nét mặt, ánh mắt của người chồng hay người vợ cũng nói lên gia đình đó có hạnh
phúc hay không. Do vậy trước khi giao tiếp hay muốn tìm hiểu về những người xung quanh thì không thể bỏ
qua những biểu hiện này.
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời nhưng những buổi diễn thuyết, bữa tiệc
hay chỉ đơn thuần là các buổi nói chuyện sẽ trở nên kém hấp dẫn nếu như không có giao tiếp bằng cử chỉ. Bạn
mở đầu bài nói của mình bằng một cử chỉ hài hước thì chắc chắn không khí hội trường sẽ thay đổi và cơ hội
thành công của bạn sẽ cao hơn. Trong một nghiên cứu mới đây, có đến 90% sự mở đầu của các bài diễn
thuyết có kèm điệu bộ của cơ thể. Mỗi điệu bộ này lại có ý nghĩa rất phong phú. Riêng tư thế của đầu đã bao
hàm các dấu hiệu của sự đồng thuận hay không hoặc cũng có thể thay cho các từ như rất "nhiều", "sẵn
sàng", "tất cả mọi người" hay "tất cả mọi thứ". Trên thực tế, chính từ ngữ và điệu bộ đã cùng tạo nên nghĩa
của câu.
Giao tiếp phi ngôn ngữ chính là một cách để những người không có khả năng nói giao tiếp với cuộc sống bên
ngoài. Họ dùng tay và các hành động của cơ thể để trao đổi thông tin và tình cảm của mình. Họ không còn
thấy tự ti và mở rộng lòng mình hơn với mọi người.
Giao tiếp phi ngôn ngữ đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong cuộc sống của con người. Chúng
giúp cho giao tiếp của chúng ta thêm hoàn thiện và phong phú. Nếu nắm bắt được những chi tiết của cuộc
sống, sẽ chẳng có ai coi thường, phớt lờ những nét mặt, ánh mắt hay điệu bộ của người khác. Mỗi hành vi xã
hội đều được dạy và được học, hãy nắm bắt nó như một kĩ năng sống.
Cuộc sống của chúng ta là những quá trình tìm tòi và học hỏi. Không chỉ có những điều lớn lao mới nên tiếp thu
mà hãy nên bắt đầu từ những điều nhỏ bé mà quan trọng. Hãy nhìn cuộc sống xung quanh một cách kĩ lưỡng
hơn đi bạn sẽ nhận thấy mình biết được những gì.
>>>KBZ 04
5 câu hỏi khi đề ra mục tiêu cho cuộc đời
Bất kể bạn là sinh viên, là một nhân viên văn phòng, hay là nhà doanh nghiệp..., bạn đều có những mục tiêu
của riêng muốn đạt tới. Tuy nhiên,có những khi bạn thấy như bị vùi trong những khó khăn trở ngại, hoặc bạn
quá bận rộn với nhiều công việc khác đến nỗi gần như bỏ đi nhiều việc để đạt được đến mục tiêu của mình.
Bạn không thành công, không thể đạt được đến mục tiêu của mình đơn giản chỉ vì bạn đã mất tập trung vào
chúng. Hãy tự hỏi mình 5 câu hỏi dưới đây và dùng chúng trong những bước tập trung của riêng bạn. Bạn sẽ
sớm trở lại đúng con đường để đạt đến mục tiêu và thành công.
1. Liệu mình có thực hiện được các mục tiêu đã đề ra?
Thực hiện được, nghĩa là thực tế và có thể đạt đến được. Vì đôi khi vô tình bạn đã đặt ra những mục tiêu mà
bất kỳ ai cũng thực sư phải khó khăn mới đạt được, thậm chí khi họ có những phương tiện và thời gian để thực
hiện.
Điều cần làm là bạn phải chia mục tiêu của mình thành những mục tiêu nhỏ hơn, thực tế hơn và phải thực hiện
được trong những khung thời gian hợp lý. Thường thì bạn sẽ đạt được nhưng mục tiêu lớn hơn khi bạn đã
được những mục tiêu nhỏ. Điều quan trọng là bạn nên chia những mục tiêu của mình càng thực tế và dễ thực
hiện càng tốt.
2. Mình có đủ tự tin?
Thực tế là chỉ những người tin tưởng vào bản thân có thể đạt được thành công. Vì thế bạn nên tin vào mình,
vào những gì bản thân có thể làm được để đạt được mục tiêu. Nghi ngờ bản thân là một tai hoạ lớn nhất và là
trở ngại lớn nhất mà bạn phải vượt qua để đến được thành công. Có thể bạn đã mất tập trung vào những
mục tiêu của mình vì vô tình bạn đã chưa vượt qua sự nghi ngờ bản thân ?
3. Mình đã có kế hoạch cụ thể nào chưa?
Vâng, bạn biết bạn muốn gì, nhưng bạn vẫn không biết phải làm gì để đạt được? Bạn cần có một sự huấn
luyện chuyên môn hay nghệ thuật đặc biệt để có thể đạt được mục tiêu? Hay là một trình độ học vấn cao
hơn? Bạn đã có một kế hoạch cho những việc phải làm để thực hiện mục tiêu cuả mình chưa? Những thứ rõ
ràng hoặc không rõ ràng, bạn có cần chúng cho việc đat đến mục tiêu không?
Hãy bỏ một ít thời gian ngồi xuống và liệt kê tất cả những thứ bạn cần làm, hãy lập một kế hoạch. Cũng rất
tốt nếu bạn chia nhỏ chúng thành những mục tiêu nhỏ và thực tế hơn và hãy thực hiện chúng.
4. Mình có đang trải sức quá nhiều?
Thỉnh thoảng, bạn nên thực hiện một mục tiêu hơn là cùng một lúc đổ sức cho quá nhiều mục tiêu. Thứ nhất,
nếu thực hiện nhiều việc cùng một lúc sẽ gây nhiều trở ngai cho việc đạt được mục tiêu nhanh hơn. Lý do khác
là bạn sẽ không thể tập trung hết sức lực cho một mục tiêu. Bạn sẽ phải mãi chạy theo và cố gắng đạt hết
mục tiêu này đến mục tiêu khác, và đôi khi bạn sẽ chẳng đạt được gì. Hãy chia những mục tiêu theo thứ tự
ưu tiên và hãy bắt đầu với những cái ưu tiên nhất hoặc thực tế nhất. Bằng cách này, bạn sẽ nhận thấy rằng
bản thân mình làm được và đạt được nhiều cái hơn.
5. Mình có là người dễ bỏ cuộc không?
Đồng thời với việc tự hỏi xem liệu bạn có tin tưởng vào khả năng của bản thân hay không thì đây cũng là một
câu hỏi quan trọng thứ hai bạn nên tự hỏi. Vâng, bạn đã thực hiện những bước để đạt đến mục tiêu, nhưng
sau một vài thất bại, liệu bạn sẽ bỏ cuộc hay sẽ tiếp tục cố gắng? Bền bỉ và kiên nhẫn là chìa khoá đạt đến
mục tiêu và thành công cuối cùng. Hãy luôn nhớ rằng có rất hiếm những người đạt được mục đích và thành
công ngay từ những lần thử sức đầu tiên. Vì nếu ai cũng làm được vậy thì chẳng cần thiết phải xây dựng sự tự
tin, tính bền bỉ và kiên nhẫn của bản thân mỗi người, phải không bạn?
Vì vậy, hãy tự hỏi 5 câu hỏi trên, hãy bắt đầu hành trình để đạt đến những mục tiêu của đời mình ngay từ
hôm nay!
>>>KBZ 05
Vài cách để có được tự tin trong cuộc sống
Có bao giờ bạn nhìn mình trong gương và ngượng nghịu trước hình ảnh của mình chưa? Nếu đó là thói quen
của bạn thì tôi khuyên bạn nên từ bỏ nó. Nếu bạn không thích chính bản thân mình thì làm sao bạn có thể tự
tin vào chính mình. Và nếu bạn thiếu sự tự tin nơi bản thân thì làm sao người ta có thể tin tưởng bạn? Nhiều
người, dù già hay trẻ đều thiếu tự tin vào một thứ gì đó trong cuộc sống - có thể là thiếu tự tin về ngoại hình,
giọng nói, lối sống, thói quen, công việc hay thậm chí là gia đình.
Khi đi phỏng vấn, sự tự tin sẽ giúp bạn xin được việc. Hãy tưởng tượng có 2 ứng viên được phỏng vấn, một
người thì tự tin, quả quyết, còn người kia thì rất lo lắng. Dĩ nhiên người thứ nhất sẽ có ưu thế hơn. Không ai có
được tự tin chỉ qua một đêm, mà đó là cả một quá trình, nhưng mọi người có thể đạt được nếu họ cố gắng.
Những cách sau đây sẽ giúp bạn tự tin hơn:
1. Thích chính mình
Bước đầu tiên để tự tin hơn là phải chấp nhận và yêu thích bản thân. Bạn nên liệt kê tất cả những đặc điểm
tích cực và điểm mạnh của mình trên một tờ giấy hoặc quyển sổ. Bằng cách này, bạn sẽ tự nhắc nhở rằng
mình cũng có rất nhiều tố chất đáng quý như những người khác. Từ đó, bạn sẽ yêu thích bản thân và cảm
thấy tự tin hơn nhiều.
2. Tham gia các hội thảo
Cách rất tốt để tăng thêm tự tin là bạn hãy tham gia các hội thảo chuyên đề về bí quyết và hướng dẫn có
được tự tin do những chuyên gia trình bày. Bạn có thể lấy những ý chính hoặc quan sát những cử chỉ và
phong thái mà họ thể hiện.
3. Động viên bản thân
Dù chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn hay bài diễn văn, bạn hãy luôn tự nhủ rằng bạn sẽ làm được. Hãy động viên
bản thân mỗi ngày và bạn sẽ thấy sự tự tin của mình không ngừng tăng lên. Một cách khác là hàng ngày sau
khi đi học hoặc đi làm về, bạn nên liệt kê ít nhất 4 việc mà bạn đã làm tốt trong ngày hôm đó.
4. Vượt qua nỗi sợ hãi
Một số người lo sợ họ sẽ không thể thành công trong bất cứ việc gì. Điều đó sẽ là một bất lợi và làm mất sự tự
tin của bạn vào chính mình, thậm chí cả những việc trong cuộc sống. Để từ bỏ cảm giác ấy, bạn hãy luôn nhắc
nhở mình, sẽ không làm bất cứ việc gì một khi còn nỗi lo mình sẽ thất bại. Hãy tích cực và hãy làm việc hăng
say.
5. Chấp nhận thất bại
Nếu bạn luôn luôn khóc lóc sau những thất bại, thì bạn sẽ chẳng thể nào tiến bộ được. Hãy nhớ rằng, những
sai lầm và những thất bại đã qua không thể đảo ngược lại. Một người tự tin luôn nhìn về quá khứ để sống cho
hiện tại và hướng đến tương lai. Nếu bạn thất bại một lần, không sao cả, hãy lấy nó làm bài học cho mình.
>>>KBZ 06
Những điều chưa biết về "lòng tự trọng" của bạn
Có thể hiểu lòng tự trọng là những quan điểm, suy nghĩ của bạn về chính bản thân mình dựa trên thái độ của
bạn đối với:
- Giá trị bản thân.
- Công việc bạn đang làm.
- Những thành tựu bạn đạt được.
- Suy nghĩ của bạn về người khác.
- Lý tưởng sống.
- Vị trí của bạn.
- Những điều bạn có thể đạt được trong tương lai.
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn.
- Địa vị xã hội và mối quan hệ của bạn với mọi người.
- Sự tự lập hay khả năng đứng vững trên đôi chân của mình.
Thế nào là lòng tự trọng thấp?
Lòng tự trọng thấp xuất phát từ việc bạn thiếu thái độ tích cực về một trong những điều trên đối với chính
mình. Chẳng hạn: bạn không đánh giá cao công việc mà bạn đang làm hay bạn cảm thấy sống không có mục
đích và lí tưởng.
Thế nào là lòng tự trọng cao?
Tự trọng cao thì ngược lại, Đó là một nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản
thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế, đó còn là động lực
mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng và là
nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống.
Người thiếu lòng tự trọng luôn dựa vào những điều họ đang làm trong hiện tại để nhìn nhận, đánh giá mình. Họ
luôn cần những kinh nghiệm từng trải để dung hòa những cảm giác và suy nghĩ tiêu cực, những điều luôn ám
ảnh họ. Và thậm chí, cảm xúc vui vẻ thì cũng chỉ là nhất thời.
Người biết tôn trọng bản thân luôn có khả năng nhận xét, đánh giá mình một cách chính xác trong bất cứ
trường hợp nào. Điều này có nghĩa họ luôn biết rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời thừa nhận
giá trị bản thân mà không cần điều kiện.
Lòng tự trọng có từ đâu?
Lòng tự trọng hình thành và phát triển trong suốt cuộc sống khi chúng ta hình thành trong đầu hình tượng về
chính mình bằng những trải nghiệm với mọi người và hoạt động xung quanh chúng ta. Những trải nghiệm trong
thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất
bại, ngay cả cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô đối với bạn... đều tác động trực tiếp và góp phần hình
thành nên lòng tự trọng của mỗi người.
Lòng tự trọng chủ yếu được phát triển trong thời thơ ấu
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành lòng tự trọng của trẻ: trẻ được khen thưởng; được lắng nghe; được
người khác tôn trọng khi giao tiếp trò chuyện; sự quan tâm, âu yếm của gia đình, và thành công trong học tập
hay vui chơi thể thao. Một yếu tố không thể thiếu là đó là một người bạn đáng tin cậy.
Sự thiếu lòng tự trọng
Những trải nghiệm trong thời thơ ấu có thể dẫn đến sự thiếu lòng tự trọng của trẻ, bao gồm: bị chỉ trích gay
gắt, thậm tệ; bị la mắng đánh đập hoặc không được quan tâm chăm sóc; bị người khác nhạo báng, chế giễu,
đùa cợt..., gia đình đòi hỏi trẻ phải luôn tốt về mọi mặt. Đồng thời sự thất bại trong học tập, thể thao cũng là
yếu tố dẫn đến thái độ tiêu cực của trẻ đối với bản thân.
Mọi người cho rằng, những người thiếu tự trọng, một khi đã thất bại trong lĩnh vực học tập, vui chơi... cũng có
nghĩa là hoàn toàn thất bại về tất cả.
Nội tâm của bạn nói lên điều gì? (tiếng lòng)
1. Những kinh nghiệm, điều từng trải của bạn mặc dù ít khi được nghĩ đến nhưng vẫn tồn tại và dần trở thành
lời nói nội tâm của bạn.
2. Mỗi người có "cách lắng nghe" tiếng lòng mình khác nhau nhưng nó diễn tả cùng một nội dung, lặp lại những
thông điệp ban đầu..
Đối với người có lòng tự cao, lời nói của họ luôn khách quan và làm yên lòng người khác. Nhưng người thiếu tự
trọng thì ngược lại, lời nói nội tâm của họ sẽ trở thành những lời chỉ trích cay độc đoán, lời phê bình hay thậm
chí làm giảm uy tín, giá trị của những điều họ đạt được.
Ba kiểu người thiếu lòng tự trọng : Hầu hết chúng ta đều có ý niệm về sự thiếu lòng tự trọng, nhưng để nhận
ra nó thì không dễ tý nào. Thông thường, người thiếu tự trọng thuộc 3 loại người sau đây:
1. Kẻ lừa đảo: Bề ngoài họ tỏ vẻ hạnh phúc, thành công nhưng bên trong họ luôn sợ hãi vì những thất bại của
mình. Họ cần sự thành đạt để che dấu sự tự cao giả tạo và điều này biến họ thành kẻ luôn cầu toàn, do dự
và thích ganh đua.
2. Kẻ nổi loạn: Cố gắng chứng minh mình có quan điểm, thiện chí như bao người khác, đặc biệt là những người
có vai vế, quyền lực; cuộc sống đầy những bực bội vì cảm giác "chưa đủ". Đối với họ, những lời phán xét hay
chỉ trích của người khác không làm tổn thương họ, do đó họ trở thành kẻ chỉ trích người khác quá đáng, vi
phạm luật thậm chí muốn chống đối kịch liệt.
3. Kẻ bại trận: Hành động một cách ngớ ngẩn, vô ích để chống lại mọi thứ rồi chờ người khác đến giải cứu; tỏ
vẻ đáng thương hại hay vẻ thờ ơ nhằm trốn tránh trách nhiệm thay đổi cuộc sống chính mình; luôn luôn trông
chờ vào sự hướng dẫn của người khác do đó trở thành người thiếu quyết đoán, khó thành đạt và hay ỷ lại.
Hậu quả của việc thiếu lòng tự trọng
Thiếu lòng tự trọng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau :
1. Luôn cảm thấy cố đơn, lo lắng, căng thẳng và nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao.
2. Gặp rắc rối với bạn bè cũng như trong các quan hệ khác.
3. Giảm sức học và hiệu quả làm việc.
4. Dễ thất bại và dễ bị tổ thương do nghiện rượu và thuốc lá.
5. Tệ nhất là, những hậu quả này khiến họ trở nên mặc cảm với bản thân, tinh thần ngày càng sa sút, thậm
chí có hành vi gây hại đến cả bản thân mình.
>>>KBZ 07
8 bí quyết lấy lại sự tự tin
Tự tin không phải là đặc tính bẩm sinh của con nguời. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn thành công hơn
trong việc đối mặt với người khác và hoàn thành tốt những công việc mà bạn đảm nhận.
1. Không nên lảng tránh cái nhìn của người khác
Rất nhiều lần, khi người nào đó hướng ánh mắt về phía bạn, bạn sẽ lập tức nhìn xuống hoặc quay đầu đi nơi
khác. Hãy thôi đừng lảng tránh cái nhìn của người khác nữa! Người ta giao tiếp với nhau đâu chỉ bằng lời nói,
cảm xúc của cả bạn và người đối thoại đều rất quan trọng. Tất nhiên đừng làm điều gì quá quắt và cũng đừng
tìm mọi cách nhìn chòng chọc vào mặt người nói chuyện với mình.
2. Biến nỗi sợ thành hành động
Bạn thường tỏ ra hoảng loạn khi rơi vào tình huống mới. Đừng tiêu phí toàn bộ năng lượng và suy nghĩ của
mình vào việc che giấu nỗi sợ hãi. Trái lại, hãy biến nó thành hành động: hãy trò chuyện, chủ động giao tiếp
với những người khác...
3. Thiết lập quan hệ
Rất có thể, đối với bạn việc bắt chuyện với một người không quen biết hoặc thậm chí cả với người hàng xóm
của mình cũng là điều hết sức khó khăn. Hãy tự nhủ rằng tất cả mọi người đều bồn chồn lo lắng khi phải tiếp
cận những người lạ. Hãy buộc mình phải chủ động thiết lập mối quan hệ, thay vì liên tục lẩn tránh nó. Điều này
sẽ khiến bạn cảm thấy yên tâm hơn và dễ dàng tìm được phương thức tốt nhất để nuôi dưỡng mối quan hệ
này.
4. Lao mình xuống nước
Đừng ngại khám phá những môi trường mới và gặt hái những trải nghiệm mới. Dần dần, bạn sẽ có được khả
năng nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới.
5. Tôi là người tuyệt vời nhất
Hãy nhắc đi nhắc lại "Tôi có thể làm được điều này!" hoặc "Tôi là người tuyệt vời nhất!". Những suy nghĩ tích
cực như vậy thường mang lại kết quả tốt với rất ít rủi ro.
6. Mạnh dạn khẳng định mình
Tất nhiên, nói thật to chưa hẳn là một biểu hiện của cảm giác tự tin, nhưng điều này sẽ giúp khẳng định lại
niềm tin của bạn. Thế chẳng tốt hơn là bạn cứ lí nhí trong mồm và lấy tay che miệng sao? Nhớ nhìn thẳng vào
mắt người đối thoại với bạn.
7. Đừng chọn những mục tiêu không thực tế
Sự thiếu tự tin bắt nguồn từ cảm giác thường xuyên thất bại? Vậy thì đừng chọn cho mình hoặc chấp nhận
những mục tiêu không khả thi! Một trong những bí quyết then chốt của lòng tự tin chính là chủ nghĩa thực tế:
Bạn cần biết rõ các khả năng cũng như những hạn chế của chính mình. Hãy chia nhỏ mục tiêu thành những
giai đoạn chuyển tiếp nhỏ. Thành công trong những bước này sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu cuối cùng, với
điều kiện là nó nằm trong khuôn khổ của sự hợp lý.
8. Hoàn thiện mình
Bao giờ cũng vậy, để hạn chế thất bại, bạn phải biết rõ các lỗi lầm của mình. Hãy phân tích chính xác nguyên
nhân gây ra những sai lầm trong quá khứ, cả trong sự nghiệp cũng trong đời sống riêng tư. Và để tránh lặp lại
những chuyện không hay, bạn chỉ có một cách là hoàn thiện mình!
>>>KBZ 08
Làm thế nào để trở thành một người đáng yêu
Trở thành một người đáng yêu không có nghĩa là bạn phải gò ép những cảm xúc, hành động, cách cư xử của
bạn theo những nguyên tắc, tiêu chuẩn cứng nhắc. Bằng cách ghi nhớ những mẹo nhỏ này, bạn có thể trở
nên một con người đáng yêu, tự tin, khỏe khoắn hơn nhiều.
Bạn phải ý thức được những suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách khách quan. Hãy tự suy nghĩ về những
tính xấu của chính bản thân mình như là nóng tính, hay tự ti, hay ghen tỵ, tham lam, khó tính, vô trách nhiệm,
thiếu kiên nhẫn, ưa... gây sự.
Bạn có 2 lựa chọn: hoặc là tiếp tục sống với những suy nghĩ/cảm xúc tiêu cực đó, hoặc là phớt lờ nó và thay
thế nó bằng hướng suy nghĩ/cảm xúc tích cực khác.
Tuy nhiên, bạn hãy nói "không" với những suy nghĩ tiêu cực. Có thể bạn không tin là bạn có đủ sức mạnh để
vượt qua những suy nghĩ/cảm xúc ấy, nhưng mỗi khi phát hiện ra mình đang suy nghĩ một cách tiêu cực về
một thứ gì đó, hãy chặn đứng suy nghĩ ấy ngay lập tức. Hãy hét "STOP" thật to! (Vâng, điều này ban đầu
trông có vẻ ngớ ngẩn, nhưng hãy thử mà xem!) Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ nhận ra những suy
nghĩ/cảm xúc tiêu cực không còn nữa. Hãy để cho đầu óc luôn bận rộn với những suy nghĩ lạc quan và thay
thế những suy nghĩ tiêu cực một cách quả quyết, cứng rắn. Cách này sẽ khiến cho tâm trí bạn luôn bận rộn
đến nỗi mà bạn không có thời gian để than thở, càm ràm về những điều vô nghĩa.
Hãy viết ra những câu châm ngôn của chính bạn, về những gì mà bạn mong muốn đạt được. Viết những câu
ấy ra một tờ giấy và dán nó trên chiếc gương ở trong nhà tắm. Mỗi sáng, sau khi đánh răng, hãy đọc to nó
lên! Bạn càng lặp lại nhiều lần, bạn càng có thêm lòng tin vào nó. Hãy năng làm việc tốt. Mỗi ngày hãy làm
một điều gì có ích cho ai đấy, nhưng đừng có đi khoe khoang khắp nơi là "Tôi đã làm việc tốt!!!". Cho người ăn
xin vài trăm đồng, những người già một tờ báo, "bo" cho người phục vụ. Cư xử như một người tuyệt vời sẽ
làm cho bạn cảm thấy tuyệt vời. Tự "tán thưởng" mình về điều đó, nhưng cũng đừng quá phóng đại nhé!!!
Hãy hưởng thụ những gì bạn yêu thích,và tự nhủ rằng bạn xứng đáng với điều đó. Bạn cũng có thể đi chơi thể
thao, hoặc đi mua sắm. Nên nhớ, những giờ phút ấy sẽ khiến đầu óc của bạn thoải mái nhất, vui vẻ nhất sau
những ngày học tập và làm việc căng thẳng do đó hãy... tận hưởng nhé!
>>>KBZ 09
Bắt mạch cái bắt tay
Cái bắt tay không đơn giản là một cử chỉ. Nó có thể quyết định thành công cho một cuộc phỏng vấn, một hợp
đồng kinh tế hay một mối quan hệ mới.
Bắt tay "ướt"
Lòng bàn tay đổ mồ hôi sẽ khiến cho đối tác khó lòng tin tưởng vào sự mạnh mẽ, cá tính bạn.
Hãy giữ cho bàn tay luôn khô bằng cách: Rửa tay trước khi bước vào một cuộc bàn bạc và hạn chế nắm chặt
tay trong quá trình thương thảo.
Lúc nào cũng nên có một khăn giấy hay khăn mùi xoa trong túi và xoa nhẹ tay vào đó trước khi bắt tay (tất
nhiên đừng cho đối tác biết bạn đang làm điều này).
Bắt tay yếu ớt
Một cái bắt tay mềm oặt và lỏng lẻo có thể làm cho đối tác hiểu rằng bạn là một người yếu đuối, thiếu tự tin,
thiếu quyết đoán hoặc không muốn hợp tác. Hãy làm cho nó rắn rỏi hơn bằng cách tập trung xem đối tác
dành cho bạn cái bắt tay mạnh mẽ tới cỡ nào để tự điều chỉnh mình.
Bắt ngón tay
Kiểu bắt tay này dễ khiến đối tác tưởng bạn cầm tay nhưng bị hụt. Lý do đơn giản là vì chưa có sự ăn ý giữa
hai người mà thôi. Sẽ rất khó xử nhưng tốt nhất là làm cách nào đó để họ không hiểu lầm rằng bạn xem
thường họ.
Bắt tay siết chặt
Những người đàn ông rất khoái kiểu bắt tay truyền thống này vì nó chứng tỏ sự mạnh mẽ và nam tính. Cái
siết tay sẽ càng mạnh khi sự hứng thú càng cao. Tuy nhiên, đừng làm cho đối tác sợ và có cảm giác như bạn
đang... bóp nát một quả cam.
Bắt tay và ôm
Nói chung chỉ khi hai người khá thân thiện với nhau hoặc thực sự hứng khởi sau một cuộc bàn bạc thành công
thì mới có cử chỉ này. Cảm giác gần gũi và thân thiết sẽ tăng lên nhưng đừng để sự phấn khích thái quá khiến
bạn vừa bắt tay vừa ôm và nhảy chồm lên.
>>>KBZ 10
Tạo ấn tượng tốt khi trò chuyện
Khi mỉm cười trong lúc trò chuyện, bạn sẽ tạo được nơi người đối diện cảm giác thân ái, cởi mở và và sẵn lòng
giao tiếp. Tuy nhiên, dù là đứng hay ngồi, sẽ là khôn ngoan hơn nếu như bạn xoay người trực diện với người
cùng trò chuyện. Quay lưng hoặc nhìn nghiêng chỗ khác là dấu hiệu cho thấy bạn sẵn sàng ra đi ngay khi có
cơ hội, và người khác sẽ không có ấn tượng tốt về bạn. Hơi nghiêng người về phía trước là một "kỹ thuật mềm
mại" và hữu dụng. Nó đưa ra thông điệp sau đây: "Tôi rất quan tâm những điều bạn đang nói với tôi". Kỹ
thuật này có thể tăng phần hữu ích, nếu như bạn muốn người đối diện nhắc lại những điều họ vừa nói xong.
Thế nhưng, sau khi đã áp dụng hết tất cả những "kỹ thuật mềm dịu" lẫn nụ cười thân ái rồi, mà tại sao người
đối diện vẫn tỏ ra "đóng băng" trước bạn? Trước tiên, hãy kiểm tra lại bạn có đứng quá gần họ không? Ai cũng
cần một không gian cá nhân. Hãy lui về sau, chừa một khoảng cách độ ba bước chân với họ, và duy trì giao
tiếp qua ánh mắt trong lúc trò chuyện.
Nếu chẳng còn gì để nói, hãy thử áp dụng một trong những chiến thuật dễ nhất là "vuốt đuôi" - tức là nhắc lại
một vài từ cuối câu nói của người khác, để cho thấy là bạn đang quan tâm sát sao đến đâu. Chẳng hạn như
khi có người nói với bạn: "Khó khăn lắm tôi mới đến được đây. Xe của tôi bị hỏng nặng!", thì bạn có thể nhắc
lại: "Xe của bạn bị hỏng nặng ư?". Động tác này thường khuyến khích họ cung cấp thêm nhiều thông tin về đề
tài.
Một số người - đặc biệt là những người sống tự nhiên, thoải mái - có khuynh hướng hay chạm vào người khác
trong lúc trò chuyện, để chứng tỏ mối quan tâm của mình, đặc biệt là khi người khác tỏ ra buồn bã hay hoang
mang. Tuy nhiên, đây có thể là một sai lầm. tiếp xúc do và chạm - ngoại trừ lần bắt tay đầu tiên mà bạn có
thể là người chìa tay ra trước - nên được tránh tối đa. Chuyên gia tâm lý Gay Gooer giải thích: "Va chạm vào
cơ thể người khác sẽ đóng lại mọi tiếp xúc, bởi vì bạn đang xâm lấn vào không gian cá nhân của họ. Nếu họ là
người sống hướng nội, nhút nhát, thì bạn có thể đã xóa bỏ hết tác động của những gì mình vừa nói với họ.
Bạn có thể bị hiểu lầm theo nghĩa tiêu cực".
Khi trò chuyện, người ta thường có khuynh hướng cao giọng, đặc biệt là khi nóng nảy, bồn chồn, lo sợ. Không
ai có thể nghe những âm thanh ấy được lâu mà không cảm thấy bực bội. để hạ giọng xuống và cải thiện ngữ
điệu cũng như độ biến thiên của tình tiết, bạn hãy tập thở từ cơ hoành, hít sâu và dài hơi. Bạn sẽ bớt căng
thẳng và diễn đạt tư tưởng tốt hơn.
Trong lúc người khác nói, hãy áp dụng "kỹ thuật mềm dịu" cuối cùng là gật đầu. Đấy không những là sự diễn
đạt cởi mở, rằng bạn đang nghe, mà còn là bạn đang hiểu những gì người khác nói. Nếu vừa gật đầu vừa
nhoẻn miệng cười thân ái, tức là bạn đã đồng ý! Thậm chí, bạn còn có thể dùng kỹ thuật này nếu như bạn là
người đang nói. Hãy gật đầu trong lúc đặt câu hỏi: "Mình nghĩ rằng điều này rất quan trọng, cậu có đồng ý
không nào?". Thông thường thì người khác sẽ gật đầu theo, và mở ra kênh giao tiếp giữa hai người.
Để bảo đảm thành công khi trò chuyện, hãy nhớ tên người mình vừa tiếp xúc. Họ sẽ rất vui khi được nhớ tên,
được để lại ấn tượng tốt trong bạn. Điều này thật khác hẳn với cảnh lúng túng, gãi đầu gãi tai vì không thể nhớ
được cái tên cần nhớ.
Ngoài việc nói và đặt câu hỏi, bạn cũng đừng quên nghệ thuật lắng nghe. Nếu có thể, hãy cố gắng hòa hợp
những gì bạn đã biết về họ với những thông tin mà họ đang cung cấp. Hãy để họ hoàn tất những gì đang nói
dở, đừng vội vàng "lấp vào chỗ trống" bằng những suy nghĩ cá nhân của mình.
Khi tham gia vào một câu chuyện diễn ra từ trước, bạn hãy cẩn thận đừng xen vào giữa họ. Hãy đứng ở
ngoài vòng, hướng người đối diện về phía "diễn giả" đang nói. Cuối cùng, khi có một người mời gọi tham dự thì
bạn hãy bước vào. Nếu đây là chuyện riêng tư, làm ăn của họ, tốt nhất là bạn không nên xâm phạm vào.
Đừng quên việc tập trung vào tình huống. Trò chuyện với người khác mà đầu óc lơ mơ, nghĩ về những chuyện
xa xôi đâu đâu, thì bạn rất dễ làm họ buồn lòng, tủi thân!
>>>KBZ 11
Làm thế nào để tạo sự tin tưởng khi giao tiếp
Nói dối rất đa dạng, chẳng hạn như nói dối theo kiểu phản xạ, nói dối đôi chút, nói dối không hại ai... Chúng có
tác dụng rất khác nhau lên người tiếp nhận. Với người nói dối, hậu quả thấp nhất mà họ chắc chắn phải chịu
chính là sự day dứt trong tâm hồn. Dưới đây, chúng ta đề cập đến nói dối vô hại hàng ngày chứ không xét nói
dối như là một bệnh lý.
Tại sao chúng ta lại nói dối hoặc nói tránh sự thật, trong khi có nhiều cách giao tiếp khéo léo rất chân thật và
đúng mực?
Đây là một số lý do: nói dối để tránh mâu thuẫn, tránh làm người khác nổi giận hay tránh tổn thương cảm xúc
người khác hoặc khiến họ cảm thấy bị hạ thấp hay buồn phiền, để được kính trọng và nể phục, để có quyền
lực, để tránh phiền toái, tránh nhận lỗi, tránh va chạm, để mọi việc được suôn sẻ...
Điều thú vị là những lí do để nói dối thường có mục đích tốt, trừ một số trường hợp xuất phát từ cái tôi cá nhân
hay bản tính tự kiêu. Mặc dù vậy, cách mà những mục đích này được thực hiện thật khó mà chấp nhận được
thậm chí nó còn làm cho các mối quan hệ trở nên miễn cưỡng cũng như gây ra sự không thanh thản trong
tâm hồn.
Chúng ta có thể nói thật một cách khéo léo trong những tình huống nêu trên hay không? Thông thường, câu
trả lời là có. Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải thực tập thường xuyên và có suy xét.
Sau đây là một số lời khuyên giúp chúng ta bỏ được thói quen lảng tránh sự thật để có thể giao tiếp một cách
chân thành và đúng mực.
THAY ĐỔI SUY NGHĨ
Chúng ta nói dối vì muốn kiểm soát được tình huống. Tuy nhiên đó lại là một lựa chọn thiếu khôn ngoan vì nói
thật mới làm cho các khả năng cũng như kết quả của vấn đề được gợi mở và giải quyết.
Với những người đã quen nói dối, đầu tiên phải thay đổi suy nghĩ. Nói dối thường được hình thành trong thời thơ
ấu hay thời gian trước đây nên cần có sự quan tâm, khéo léo và kiên trì để từ bỏ nó và thay bằng một thói
quen mới, tốt hơn.
HIỂU ĐƯỢC KHI NÀO VÀ TẠI SAO CHÚNG TA NÓI DỐI
Động lực nào khiến ta cho rằng nói dối là giải pháp tốt nhất? Nỗi sợ hãi nào đang ẩn sau quyết định đó? Chẳng
hạn như, sợ phạm sai lầm, sợ bị cho là không tốt hay thô lỗ nếu nói thật, sợ không đủ khéo léo để nói thật mà
không làm tổn thương hay phiền lòng người khác...
Thử đặt câu hỏi, trong những tình huống như vậy, tại sao chúng ta lại tin là nói dối sẽ làm vấn đề tốt hơn, và
tốt hơn cho ai? Hãy vận dụng hiểu biết của mình để gạt bỏ những quyết định không đúng cũng như xem xét
và đưa ra câu trả lời đầy đủ cho những câu hỏi nêu trên. Một khi động cơ để nói dối của chúng ta không thỏa
đáng, tốt hơn nên kìm lại và tìm cách giải quyết khác.
XEM XÉT MỌI KHẢ NĂNG TRƯỚC KHI HÀNH ĐỘNG
Nói dối có thể chỉ là một quyết định nhất thời, thiếu suy xét cẩn thận. Vì vậy, trước khi định nói dối hãy chờ đợi
giây lát. Nói với người đối diện rằng chúng ta cần xem lại vấn đề hay nghĩ ngợi đôi chút. Khi đó, hãy xét kĩ vấn
đề cũng như động cơ và giải pháp của bản thân.
Giữ tập trung bằng cách nhớ lại những hành động hay một ai đó khiến chúng ta thấy tin cậy và yên tâm. Việc
ghi nhớ này rất có ích thậm chí chúng ta cũng có thể học theo những cử chỉ đó để giao tiếp hiệu quả hơn.
Thành thật tự hỏi "điều tệ nhất có thể xảy ra nếu nói ra sự thật là gì". Những kĩ thuật cơ bản này cho phép ta
ứng xử khôn ngoan và tự tin hơn.
GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ
Một trong những lợi thế vô giá của việc làm chủ tư duy và giao tiếp một cách khôn ngoan là đã có những
chuẩn mực nhất định mà ta có thể sử dụng đa dạng để cải thiện khả năng. Vận dụng những cách xử sự khéo
léo này để tránh nói dối vì những lí do đã nêu trên.
Cứ cho rằng chúng ta có thể là người đã gây nên sự việc hay nhận thức thực tế chưa chính xác. Việc đổ lỗi
cho ai đó chỉ làm ta thanh thản trong nhất thời chứ không phải trong lâu dài. Đôi khi cảm tính hoặc chưa thật
sự lắng nghe hoặc chủ quan tin vào kinh nghiệm...làm sai lệch trực giác cũng như khả năng thấu hiểu của
chúng ta về các tình huống. Nếu cảm thấy thảo luận sẽ làm sáng tỏ vấn đề, hãy trình bày với những gợi ý
sau:
- Có lẽ ban đầu tôi không đúng, xin hãy thứ lỗi cho tôi...
- Theo tôi vấn đề là... bạn có nghĩ như vậy không?
- Thứ lỗi cho tôi khi nói ra điều này...
Hãy tỏ ra thông hiểu cảm xúc người đối diện "tôi biết ông rất giận về...". Sau đó, trình bày quan điểm bản thân
và nói rõ điều gì dẫn đến quyết định đó. Đề nghị giải pháp có thể áp dụng được.
Hãy thừa nhận những cảm xúc cá nhân và biểu hiện nó một cách lễ độ "tôi rất thất vọng khi được biết X
không thể hoàn thành đúng thời hạn. Hẳn ông có thể thấy là tôi thất vọng như thế nào". Sau đó nêu lên dự
định, mong muốn của bản thân và giải pháp "tất cả những gì chúng ta nên làm là một bản kế hoạch kinh
doanh để đảm bảo".
Phác họa lại sự việc một cách rõ ràng và xác định nguồn gốc để có được kết luận đúng đắn. Nếu không,
chúng ta sẽ dễ phạm sai lầm khi đưa ra những nhận xét như là "có lẽ...", "tôi đoán là..." dễ dàng dẫn đến sai
lệch sự thật và hiểu lầm.
LỜI KHUYÊN ĐỂ CỦNG CỐ SUY NGHĨ
Từ bỏ thói quen nói dối cần thời gian tập luyện. Hãy đặt ra những nguyên tắc cho bản thân và cương quyết
thực hiện chúng, từ đó hình thành nên những thói quen tốt. Ghi nhớ những nguyên tắc này và hành động để
duy trì bí quyết giao tiếp tốt đẹp, chân thành và chuẩn mực.
Hãy nuôi dưỡng sự bình tĩnh - ghi nhớ những cách ứng xử khéo léo để tự khắc phục điểm yếu và nói sự thật
một cách hiệu qủa, nhẹ nhàng hơn. Mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta bình tĩnh và tập trung, ngược lại nếu
chúng ta căng thẳng, giận dữ hay nóng vội. Hãy học hỏi sự bình tĩnh từ những bậc thầy, nhà thông thái hay
nhà lãnh đạo tài tình kết hợp với sự khéo léo của bản thân để làm chủ khi giao tiếp.
Nhận thức được vai trò của người đối diện - những phản ứng của họ là sự phản chiếu cách chúng ta nói ra sự
thật. Họ có thể thất vọng, đau khổ hay giận dữ, và chúng ta cũng phải học cách để cùng giải quyết sự không
hài lòng đó. Hãy rút kinh nghiệm từ những sai lầm của bản thân cũng như của người khác để tự hoàn thiện khả
năng ứng xử khéo léo. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác là bước quan trọng giúp chúng ta khéo léo hơn vì
khi đó ta có thể hiểu được những gì người khác cảm nhận mà ứng xử cho phù hợp.
Lập kế hoạch - quản lí thời gian là nhân tố quyết định để giữ bình tĩnh. Nên biết rõ chúng ta mong đợi gì và khi
nào cũng như lập kế hoạch và vạch ra các yêu cầu cần thiết. Hãy xem xét vấn đề một cách tổng quát, không
ngần ngại hỏi để hiểu rõ, hơn là hiểu nhầm và sau đó là nói dối.
Hãy thoải mái nhận lỗi - đã bao nhiêu lần chúng ta nói dối chỉ đơn giản để tránh thừa nhận "tôi đã sai", "tôi hiểu
nhầm" hay "xin lỗi, tôi đã làm hỏng nó". Khi phạm lỗi, hãy hít thở thật sâu và chấp nhận nó, nói "xin lỗi" cho
những hành vi không đúng. Chúng ta không chỉ cảm thấy nhẹ nhõm hơn mà còn có cơ hội để sữa chữa sai
lầm. Đồng thời, biết nhận và xin lỗi làm chúng ta mạnh mẽ và chân thật hơn, giúp ích cho cuộc sống của
chúng ta trong tương lai.
Hãy thu thập những nguồn động viên khích lệ - những trích dẫn lịch sử hay dẫn chứng về con người và sử
dụng chúng như những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày để có thêm sức mạnh cho tâm hồn và rèn
luyện thói quen nói thật.
Tập trung vào những điều là quan trọng nhất đối với chúng ta - hãy sống có lí tưởng. Nó sẽ dẫn dắt chúng ta
đến những việc làm và hành động đúng, thúc đẩy chúng ta giữ vững ý chí để đạt được lí tưởng đó.
>>>KBZ 12
Giúp bạn giao tiếp tốt hơn
Có hai điều quan trọng tôi muốn đề cập với bạn trong bài viết này, đó là sự sẻ chia và phê bình giữa mọi người
với nhau trong giao tiếp hàng ngày.
Đầu tiên, ta hãy xem thử có cách nào giúp mọi người có thể trao đổi thông tin cho nhau tốt hơn? Bạn hãy tạo
điều kiện cho đối phương (bạn bè, đồng nghiệp, người ấy...) cảm thấy thoải mái để có thể nói lên những cảm
xúc, suy nghĩ, mộng tưởng, những buồn đau, phàn nàn mà không phải e ngại rằng bạn sẽ bác lại, thuyết giáo
hay đơn giản bỏ ngoài tai lời họ nói. Chúng ta thường có khuynh hướng chỉ trích người khác nghiêm khắc như
với chính bản thân mình nhưng lại quên rằng mỗi người đều có cảm xúc riêng của mình. Vì thế, trước hết hãy
xem xét lại chính mình. Cố gắng không đổ thừa mọi vấn đề nảy sinh lên đối phương. Chính bạn chứ không phải
ai khác phải kiểm soát mọi đổi thay ở mình và cái tính ưa đổ thừa. Và nữa, đừng vội vàng kể mọi chuyện
không vui của mình. Thỉnh thoảng nên giữ riêng mọi phiền muộn và kể cho người khác nghe sau.
Phương pháp "Hoàn thành câu"
Hãy dành thời gian để nói chuyện chân thành với nhau, cả hai bạn nên thay phiên nhau nói những vấn đề sau:
- Giao tiếp đối với mình có nghĩa là...
- Mình thấy việc khó khăn nhất khi làm thân với người khác là...
- Thỉnh thoảng mình không muốn nói chuyện vì...
Tự khám phá mình
- Tôi là người mà..
- Một trong những điều tôi muốn mọi người biết về tôi là...
- Thời điểm tôi muốn nói những điều quan trọng là...
- Thời điểm tôi muốn nói lên những cảm xúc của mình là...
- Nếu tôi mở lòng tâm sự với người khác thì...
- Khi người ta cố gắng nói chuyện với tôi, tôi đôi khi...
Phát hiện ra những trở ngại khi giao tiếp
- Nếu tôi quan tâm hơn đến phản ứng của mọi người thì...
- Thỉnh thoảng tôi cứng miệng vì...
- Tôi thường gây khó xử cho người nói chuyện với tôi khi tôi...
Điều thứ hai tôi muốn nói với bạn là cách chúng ta phê bình người khác sao cho khéo léo. Nên nhớ đó phải là
một lời phê bình có tính xây dựng.
Khi bạn phê bình người khác thì phải phê bình cho chính xác, bạn hãy cố gắng cung cấp thông tin có giá trị cho
người ta, giúp họ hiểu chính xác họ cần phải thay đổi cái gì. Nên nhớ rằng thái độ của người bị phê bình có thể
thay đổi. Nếu họ không thể giải quyết vấn đề, bạn sẽ chỉ làm cho vấn đề thêm rối rắm. Bạn hãy cư xử quyết
đoán, nói một cách quyết đoán và cố gắng đừng để cảm xúc lấn át khi nói.
Còn nữa, đừng đổ thừa hay làm bẽ mặt người khác nhé. Hãy cho họ lí do để họ thay đổi, vạch ra những ích lợi
khi họ đi theo những chỉ dẫn của bạn. Hãy biết chọn thời điểm để phê bình, không phê bình người ta ở nơi công
cộng và kiên nhẫn đợi người ta vui vui hãy nói.
Hãy xem phê bình chỉ là một sự phản hồi, không phải là một hình phạt nhé. Thay đổi chủ động trong mọi tình
huống có thể giúp bạn thành công đấy.
>>>KBZ 13
6 bước để chiến thắng "bệnh" lưỡng lự
Bước 1:
Hãy quyết định nếu bạn thật sự muốn làm một việc nào đó. Có thể kết quả sẽ không mang lại cho nỗ lực của
bạn một sự đền bù tương xứng, nhưng bạn đã "làm" và "nhận" kết quả công việc.
Bước 2:
Nếu bạn muốn làm một việc nào đó, bạn hãy tự quyết định sẽ thực hiện công việc đó ngay vào lúc đang suy
nghĩ hoặc sẽ làm vào lúc nào. Hãy cho công việc đó một tên gọi cụ thể và thời điểm để thực hiện và hãy thực
hiện.
Bước 3:
Thông thường, giây phút lưỡng lự xảy ra khi bạn chợt nhận ra mình nên làm việc này, việc kia hoặc khi bạn
vấp phải một vấn đề khá nan giải. Lúc đó, bạn hãy dũng cảm nói to với chính mình: "Nào, STOP" và bắt tay
vào làm việc.
Bạn hãy trả lời câu hỏi: "Điều gì khiến mình lưỡng lự như thế này nhỉ?", câu trả lời có thể là: "Việc đó khó quá,
có cách nào làm dễ hơn, vui hơn không?". Giải pháp trong trường hợp này là: Hãy chia công việc thành từng
phần để dễ thực hiện, nên bắt đầu từ việc nhẹ nhàng nhất hoặc bạn sẽ nhờ đến sự trợ giúp ở phần việc khó
nhất. Đừng tự ti cho rằng mình không đủ sức và nghiệp vụ để nhận lãnh một việc làm mà mình rất thích.
Hãy đánh giá khả năng của mình, nếu bạn không tự tin lắm hãy tham dự các khóa huấn luyện, hoặc trường
hợp công việc quá sức mình hãy mạnh dạn thay đổi chỗ làm việc khác phù hợp hơn.
Bước 4:
Hãy gọi điện hoặc gặp trực tiếp người có liên quan đến công việc. Đây là con đường ngắn nhất và hiệu quả
nhất để bạn giải quyết công việc, thay vì chỉ ngồi phỏng đoán hoặc mất thời gian để hỏi han những người
không thể cung cấp thông tin chính xác cho bạn, đơn giản vì không phải phạm vi công việc, chức năng của họ.
Bước 5:
Khi công việc hoàn tất, bạn nên dành thời gian kiểm nghiệm lại kết quả công việc. Khoảng thời gian này không
nhiều nhưng quan trọng, giúp bạn nhìn lại và rút tỉa kinh nghiệm. Nếu bạn thực sự chưa hài lòng, hãy nhờ đến
một chuyên viên có kinh nghiệm về lĩnh vực công việc bạn đã làm nhờ họ chỉ vẽ thêm.
Bước 6: Hãy thư giãn, ăn món mình thích, chơi thể thao như một cách tự thưởng cho mình vì đã chia tay với
"bệnh" lưỡng lự. Song bạn cần nhớ, "căn bệnh" bạn vừa chia tay có thể tái phát. Điều này có nghĩa là bạn cần
chuyển tải mọi công việc cần, sẽ và phải làm lên lịch làm việc và đừng bỏ qua bất kể những kế hoạch đã định
ra.
>>>KBZ 14
Thương hiệu cá nhân - Tại sao không ?
Thương hiệu cá nhân là gì?
Ngày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn vời bất kỳ chủ thể nào: tổ chức,
địa đanh... thậm chí cả con người. Có thể nói, mọi thứ đều có thương hiệu. Chẳng hạn người ta sử dụng từ
Lasvegas cho điểm cờ bạc, phố Wall cho trung tâm tài chính, thung lũng Silicon cho các trung tâm phần mềm.
Madona cho những phụ nữ gợi tình và bốc lửa... Như vậy Lasvegas, phố Wall, Madona... đã là những thương
hiệu.
Cũng giống như thương hiệu hàng hóa, thương hiệu cá nhân là giá trị của một cá nhân giúp phân biệt cá nhân
đó với những người khác. Thương hiệu cá nhân không chỉ đơn thuần là gây dựng một hình ảnh ra thế giới bên
ngoài mà nó còn là sự tự nhận thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc... cũng như cách sử
dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho bản thân và định hướng cho các quyết định của cá nhân đó.
Ngày nay, thương hiệu cá nhân đã và đang trở thành một yếu tố thiết yếu để đạt tới một sự thành công
chuyên nghiệp.
Tại sao phải xây dựng thương hiệu cá nhân?
Thương hiệu cá nhân mang lại cho người sở hữu nhiều lợi ích.
Hiểu bản thân tốt hơn, giúp tăng sự tự tin và tính khẳng định. Quá trình phát triển thương hiệu cá nhân chính là
quá trình "truyền bá" những thông điệp, khắng định những giá trị cá nhân của bạn. Xây dựng được một
thương hiệu cá nhân thành công cũng đồng nghĩa với việc bạn có một công cụ hữu ích để kiểm soát bản thân
mình.
Tạo sự khác biệt. Một khi bạn đã tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình thì đó chính là một công cụ hữu
hiệu giúp phân biệt bạn với đồng nghiệp và các đối thủ cạnh tranh.
Mang lại những lợi ích cụ thể trong ngắn hạn cũng như dài hạn (có công việc tốt hơn, ôn định, tăng thu nhập,
mở rộng lĩnh vực kinh doanh...). Mục đích cuối cùng của xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu
cá nhân cũng đều là sự phát triển bền vững, là lợi nhuận.
Khi bạn đã có một thương hiệu nổi tiếng, đương nhiên bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lĩnh vực hoạt động của
mình. Chẳng hạn, khi cần tư vấn tài chính người ta sẽ tìm đến anh A, muốn có được tư vấn về quản lý người
ta sẽ đến gặp chị B...
Xây dựng thương hiệu cá nhân như thế nào?
Bước 1: Xác định thương hiệu riêng
Để xây dựng thương hiệu cá nhân, cần định hướng rõ ràng. Hãy suy nghĩ xem bạn muốn cuộc sống của bạn
sẽ thế nào trong 1, 2, 3 hay 5 năm tới. Các mục tiêu cần được xác định tập trung, trọng điểm, cụ thể và sát
thực.
Ngạn ngữ có câu: "Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng". Xây đựng thương hiệu cá nhân cũng vậy. Để
xác định được một thương hiệu phù hợp và thành công cần phải hiểu rõ về bản thân mình cũng như về đối thủ
cạnh tranh. Nếu bạn là người năng động và hướng ngoại, bạn sẽ khó thành công với những công việc có thể
dự đoán trước, những gì quá ổn định. Ngược lại, nếu bạn là người ưa ổn định, bạn sẽ thất bại khi hướng đến
một môi trường đòi hỏi tính năng động, sáng tạo và khả năng thích nghi cao.
Để hiểu rõ hơn nội dung của bước này, hãy giả sử hiện bạn đang là một chuyên viên tài chính và bạn định
hướng sẽ trở thành người điều hành của một tập đoàn tài chính trong tương lai. Việc định hướng này là dựa
trên cơ sở bạn tự đánh giá năng lực, môi trường làm việc cũng như trình độ học vân của bạn và cũng là nhằm
khẳng định mình, mong muốn có cơ hội được thể nghiệm những gì bạn khao khát được thực hiện nhằm mang
lại lợi ích tối đa cho Công ty cũng như cho bản thân. Để đạt được mục đích đó, bạn xác định các mục tiêu
ngắn hạn, ví dụ: sau 5 năm phải đạt đến một vị trí quản lý cấp thấp (trưởng phòng), sau 10 năm đạt đến cấp
cao hơn (ví dụ thành viên Ban giám đốc) và sau 15 năm phải đạt đến vị trí cao nhất - Giám đốc điều hành...
Để đạt được từng mục tiêu, bạn phải xây đựng cho mình một chương trình hành động cụ thế. Bạn đánh giá
xem liệu rang có những đối thủ cạnh tranh nào cũng đang nhằm tới mục tiêu của bạn. Bạn cần phải tìm được
điểm khác biệt của bạn so với họ, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phấn đấu đạt đến các
mục tiêu. Bạn cần làm thế nào để the hiện được là mình hội đủ các khả năng và tố chất để có thể trở thành
người lãnh đạo tập đoàn hơn những ứng viên khác.
Bước 2: Biểu đạt và thể hiện thương hiệu
Một khi bạn đã hiểu về bản thân mình, về đối thủ cạnh tranh, đã xây dựng được những mục tiêu, bạn có thể
dễ đàng xác định một tổ hợp các công cụ liên kết giúp bạn mang hình ảnh, tuyên ngôn của mình đến công
chúng một cách hiệu quả nhất. Đó có thể là những bài báo viết, các bài phát biểu, các buổi thuyết trình... Bạn
cần đánh giá tất cả các phương tiện đế chọn ra tổ hợp thích hợp nhất nhằm đạt đến nhóm công chúng hướng
đích của mình. Tổ hợp đó có thề thay đổi tuỳ thuộc mục tiêu của bạn ở từng giai đoạn nhất định. Mỗi hành
động của bạn cần được gắn với thương hiệu cá nhân của bạn. Khi bạn có một buổi thuyết trình, khi tham gia
một cuộc họp, khi viết một bản báo cáo, hoặc ngay cả trong những bữa ăn, xin bạn đừng quên thương hiệu
của mình. Mặt khác, cần thường xuyên đánh giá những việc bạn đã làm những thủ pháp bạn đã sử dụng xem
chúng có nhất quán với thương hiệu của bạn hay không. Hãy sử dụng lịch in hay một cuốn sổ tay để liệt kê
những việc cần làm và phải luôn chắc chắn rằng mọi việc bạn làm phải gắn với bản chất thương hiệu của bạn.
Đó là cách để giữ cho thương hiệu của bạn luôn rõ ràng, nhất quán và ổn định.
Bước 3: Đánh giá và liên hệ
Bạn phải định lượng được thương hiệu của mình, phải phát triển các phương tiện liên kết đê đến được với nhóm
công chúng mục tiêu. Nhưng bạn sẽ đo lường sự thành công của thương hiệu cá nhân như thế nào?
Điểm mấu chốt là phải thu thập những thông tin phản hồi. Nếu bạn làm việc cho một công ty hãy sử dụng hệ
thống đánh giá công việc của Công ty, thu nhận những phản hồi từ người quản lý, từ những đồng nghiệp. Hãy
tham vấn những người mà bạn tin rằng họ sẽ đưa ra những nhận xét trung thực nhất. Nếu bạn là một nhà tư
vấn, hãy gửi cho khách hàng của bạn mẫu nhận xét qua từng dự án. Thu thập các thông tin phản hồi trên
trang web cá nhân của bạn. Hãy cố gắng thu thập càng nhiều thông tin càng tốt vì điều đó giúp bạn nhận thức
rõ hơn về thương hiệu cá nhân của mình.
Trong một thế giới mà bất kỳ cái gì cũng đều gắn với một thương hiệu thì bạn cũng nên nghĩ tới thuật ngữ đó
cho riêng mình. Hãy xây dựng và nuôi dưỡng thương hiệu cá nhân của bạn - yếu tố giúp bạn luôn thành công
trên con đường sự nghiệp của mình.
>>>KBZ 15
Nghệ thuật xin lỗi
Bạn có lỡ lời hay làm gì ảnh hưởng đến danh dự, tổn hại đến tình cảm của người thân thì hãy nén lại sự kiêu
hãnh mà thật lòng xin lỗi. Chần chừ để thời gian trôi qua, lỗi lầm ấy sẽ nhân đôi và sự giận dỗi oán hận của
"đối phương" sẽ tăng theo dần. Lúc đó mọi quan hệ cũng như tình cảm của hai người sẽ bị đe dọa. Chính vì
vậy bạn hãy...
* Xin lỗi càng sớm càng tốt
Nếu bạn đã biết hay làm điều gì sai, đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin lỗi. Bạn không nên chần chừ hãy đợi
đến lúc thích hợp mới xin lỗi mà phải nói ngay. Khi xin lỗi bạn không cần kiểu cách hay trau chuốt lời nói mà chỉ
cần sự chân thành.
* Mặt đối mặt
Tùy theo từng hoàn cảnh nhưng nếu có thể, bạn nên xin lỗi mặt đối mặt là hay nhất. Nếu không bạn có thể
dùng nhiều phương cách khác nhau như gọi điện thoại, viết mail, gởi hoa... Bằng cách này người bị tổn thương
sẽ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều do sự chân thành của bạn và do sự trung thực của bạn.
* Chân thành lắng nghe
Bạn đã làm điều lỗi với "đối phương", nay bạn chịu nhận lỗi và lắng nghe sự giận dữ một cách chân thành. Hãy
để "đối phương" nói ra hết suy nghĩ, bực bội oán giận và rồi mọi thứ sẽ sớm được giải quyết. Bạn không nên
mất kiên nhẫn khi nghe hay tỏ thái độ nóng lòng.
* Cử chỉ đẹp tiếp theo sau
Nếu bạn nghĩ rằng việc gởi thiệp, hoa hay kẹo tiếp sau đó có thể giúp "đối phương" vui hơn... thì bạn cứ tiếp
tục làm. Việc này có ý nghĩa hơn nếu bạn trực tiếp mang hoa, quà tặng đến cho họ.
* Không vội vàng
Thật là khó để bắt "đối phương" chịu tha lỗi cho bạn ngay được vì nó còn tùy thuộc vào việc họ cảm thấy bị lỗi
ít hay nhiều. Nó đòi hỏi phải có thời gian cho họ tha lỗi và quên đi. Bạn không nên tạo áp lực cho họ khi họ
chưa thật sự sẵn sàng. Trong những khoảng thời gian này điều cần thiết ở bạn chính là sự chân thành. Bạn đã
làm một điều sai vậy hãy chờ thời gian để chúng phai nhạt dần.
<EDited by:
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top