Quyển I: Đa tình chỉ hữu xuân đình nguyệt
Chương IV
Mất một lúc sau Đàm Dư mới chấn chỉnh được đám ong vỡ tổ này. Quay lại thì phát hiện Tố Diệp đã mất tăm từ lúc nào. Hắn ngồi xuống long sàng, cúi gằm mặt, tay nắm chặt lấy nệm. Sát khí hừng hực lan khắp xung quanh.
Dưới chân hắn, Khoát Đạt, Chung công công cùng các thị nữ quỳ gối, cúi đầu. Ai nấy mặt cắt không còn một hột máu. Dám phá hỏng chuyện tốt của Hoàng thượng kết cục chắc chắn sẽ kinh khủng lắm. Cái loại không khí căng thẳng, im lặng thế này thật là quá kinh dị mà!
"Rầm" Đàm Dư nện tay xuống long sàng. Mọi người giật thót, đồng loạt dập đầu xuống đất nghe bộp bộp. Chung công công run rẩy nói:
- Hoàng thượng...bớt...giận!
- Khoát Đạt.
Khoát Đạt bước đến cạnh hắn, cung kính quỳ xuống hành lễ theo đúng qui cách của bộ binh. Hắn lườm cậu, đôi mắt tưởng như có thể tóe lửa:
- Ngươi đã phạm tội gì?
- Thưa...- Cậu cắn răng- Hoàng thượng, tuy sự thật đúng là Nhạc sư không thể đạp được người đến mức bất tỉnh. Nhưng thần là cận vệ của người, trong lúc đó đâu có nghĩ được gì hơn...
- Việc này Trẫm hiểu, tự sẽ không phạt.
Mọi người trong điện thở phào nhẹ nhõm. Nhưng lại ngay lập tức nhìn lên Khoát Đạt vẻ ái ngại. Cậu ta vẫn quỳ ở đó, bên cạnh là Hoàng thượng tôn quý với vẻ mặt hầm hầm và sát khí dày đặc cơ hồ có thể che kín mặt trời.
- Hoàng thượng, Đạt thực sự không biết.
- Không biết?- Đàm Dư đứng dậy, từ trên cao nhìn hắn- Ngươi thích những trò chơi khăm, Trẫm luôn nhắm mắt cho qua, nay lại dám chơi khăm cả Trẫm?
- Dạ?
- Ngươi bán đứng chủ nhân cho một Nhạc sư, ngươi nói xem trẫm phải xử ngươi thế nào đây?
Khoát Đạt nghe xong, ngẫm nghĩ một lúc rồi bỗng cười váng lên. Cậu ta đứng dậy, đỡ Đàm Dư ngồi lên long sàng rồi rót cho hắn một tách trà, hí hửng:
- Hoàng thượng, chuyện này là Đạt có nỗi khổ riêng. Nhưng cũng nhờ việc này, thần mới biết được một điều rất thú vị của Nhạc sư. Thần nghĩ có thứ này trong tay, hắn sẽ tự tìm về.
- Nói!
Khoát Đạt kề vào tai Đàm Dư thì thầm vài điều. Đàm Dư nghe xong thì lòng vô cùng sảng khoái. Nhưng hắn vẫn trưng ra vẻ thờ ơ, hỏi:
- Thật không?
- Thề luôn ạ!
- Không hổ là Đạt. Giỏi lắm!
- Hoàng thượng yên tâm, việc Nhạc sư đã có thần lo.
- Vậy trẫm giao cho ngươi.
Khoát Đạt cười, gật đầu một cái rồi chạy ra sân điện phóng đi mất. Đàm Dư sai người chuẩn bị mộc dục và bữa trưa. Xong xuôi, hắn vào long sàng nằm nghỉ. Nhưng nằm thế nào cũng không ngủ được, bèn ra kỷ phê duyệt công văn. Vừa duyệt vừa nhớ lại dáng vẻ khêu gợi, đáng yêu của Tố Diệp, đến khi hắn cảm thấy thực sự không chịu nổi nữa mới cho di giá cung Triêu Tương của Trần hiền phi. Hắn tự thấy mình đúng là thật cầm thú, chỉ là nhớ lại mà cũng hứng lên được.
...
Tố Diệp về cung Thần Âm, thấy cung này quả thật phi thường lộng lẫy. So với cái quán dịch mà cậu ở hôm qua thì đây đúng là đẹp hơn gấp bội. Hóa ra cung của Công chúa là như thế này, thực khiến người ta mở mang tầm mắt.
Nghi Dương dẫn Tố Diệp chui qua cửa sau, không ngờ lại gặp một người con gái. Nàng này trông cũng rất xinh xắn nhưng dáng đứng không lả lướt như Đồng Anh mà đoan trang, mạnh mẽ. Nàng không mặc xiêm y màu xanh cùng những cung nữ khác, thay vào đó là một bộ cánh màu sắc tự do giống như Nghi Dương. Vừa thoáng thấy bóng nàng, Nghi Dương đã gọi ngay:
- Khả Ân?
- A, cô đây rồi!
Nàng ta quay lại, trông thấy Nghi Dương liền vui vẻ ra mặt. Nàng chạy đến, cúi đầu hành lễ với cậu rồi mới nói:
- Hỷ Dương công chúa dặn ta ở đây chờ cô về, báo với cô là người phải qua bên ta bàn việc với Thái công chúa rồi.
- Hả? Sao lại như vậy?
Nghi Dương thở dài. Nàng ta thấy vậy, hỏi:
- Sao thế?
- Chỗ quán dịch Thanh Tân hôm qua bị Hoàng thượng cho người đột kích, ta đang muốn xin Công chúa một nơi nào đó kín đáo để Nhạc sư ở.
- À- Nàng ta cười xòa- Thái công chúa bảo ta ở đây cũng là muốn báo cho hai người: Thái công chúa cho ta đến giúp ngươi bảo vệ Nhạc sư, cũng sắp cho người ở một nơi khác. Cô biết quán Vọng Nguyệt không?
- Ở đâu nhỉ? Nghe thật quen tai!
- Là một cung nhỏ nằm phía tây cầu Phu Du, hồ Tuyết Nhạn ngay cạnh chân gác Vọng Nguyệt.
- Xa vậy?- Nghi Dương cau mày.
- Nếu đi tắt qua hồ thì sẽ không xa lắm đâu. Quán Vọng Nguyệt đã bị bỏ không đã tám năm nay rồi. Lúc sáng ta mới bí mật cùng Vân tỉ đến dọn dẹp. Nếu ở đó thì an toàn tuyệt đối!
- Đi thôi. Ta đã đi được từ trên Hồng Xuân Sơn xuống đến đây cơ mà, chút đường đất đó thì có gì đáng ngại?- Tố Diệp hồn nhiên.
- Ta không phải có ý đó!
Nghi Dương day trán, một lúc sau cũng quyết định đi. Ba người họ mặc giả trang thị nữ, hòa vào đám Tài nhân mới tiến cung đi thuyền sang bờ bên kia của hồ Tuyết Nhạn. Bấy giờ Tố Diệp mới biết, hồ này vốn dĩ là một nhánh của con sông Hà Điểm, con sông nuôi sống cả kinh thành. Khó trách nó vừa rộng, vừa chảy xiết. Đi từ bờ bên này sang bờ bên kia luôn phải dùng đến thuyền lớn.
Tố Diệp còn nghe các Tài nhân truyền miệng nhau, sông này là mồ chôn của không biết bao nhiêu phi tần. Có một số người bị hại, một số khác vì tuyệt vọng trước sự lạnh lùng của Hoàng đế mà tự tìm cái chết như một cách giải thoát.
Cậu nghe một công công kể với các Tài nhân: Có vị phi tần xinh đẹp của tiên hoàng, Đỗ tiệp dư từng rất được người sủng ái, được ban sợi dây "Uyên ương du thủy" mà Tiên hoàng tự tay kết. Về sau, nàng bị hại hỏng mất khuôn mặt, Tiên đế không còn gặp nàng nữa. Thất vọng, Đỗ tiệp dư đã gieo mình xuống sông này. Vài ngày sau, người ta nhặt được thi thể nàng ở hạ nguồn, khuôn mặt bị quấn hờ bằng vải lụa trắng, tay cầm chặt sợi dây "Uyên ương du thủy" trân quý của Tiên hoàng.
Các Tài nhân nghe xong, ai nấy lặng im như tờ, da mặt trắng bệch sợ hãi. Riêng Tố Diệp thì ngược lại, cậu cảm thấy căm ghét tên Hoàng đế đó. Cho dù có hỏng mất khuôn mặt thì nàng ta vẫn là người yêu thương mình. Cớ sao hắn lại có thể bạc tình như vậy? Hoàng đế chung quy đều như nhau, bề ngoài anh dũng phi phàm, thực ra bên trong chỉ có cái tâm địa háo sắc bỉ ổi!
Thuyền đỗ cạnh một cung nhỏ. Cung này rất nhiều phòng nhưng lại không đẹp như cung Thần Âm, thậm chí là không bằng cái quán dịch Thanh Tân mà cậu ở. Công công nọ dẫn các tài nhân vào đó rồi thuyết giảng cho họ rất nhiều thứ, trong khi Khả Ân dẫn Tố Diệp và Nghi Dương trốn ra ngoài, đi đến một tẩm điện khác.
Nơi này nằm ngay dưới chân một ngọn tháp cao rất nguy nga tên "Vọng nguyệt", Khả Ân gọi là "gác Vọng Nguyệt". Gác Vọng Nguyệt do Tiên đế xây để ngắm trăng mỗi dịp rằm hoặc trung thu. Không hiểu sao sau đó, Tiên hoàng cho niêm phong gác này lại và không đến nữa, cũng không cho ai bén gần. Thế là rất nhiều năm sau, gác này bị bỏ không và dần chìm vào quên lẵng.
Tẩm cung gọi là "quán Vọng Nguyệt" kia tuy là không cầu kì, lộng lẫy nhưng được bài trí rất đẹp. Có lẽ vì nó nhỏ hơn so với "cung" nên được gọi là "quán". Bên cạnh nó lại có một cái cầu trông đậm chất thơ. Cái cầu bắc qua một bãi đất trống ở giữa lòng sông, có cỏ cây và có kê một bộ bàn ghế đáng yêu.
Nghi Dương đặt đồ đạc xuống rồi bắt đầu giở ra xếp. Tố Diệp đi vòng quanh xem các nơi. Một lát sau, Khả Ân mang trà và điểm tâm vào, bày lên bàn. Nàng mời Tố Diệp và Nghi Dương ngồi ăn cùng. Tố Diệp vừa ăn vừa hỏi chuyện nàng ta:
- Vừa nãy các Tài nhân đi đâu vậy?
- Họ đi đến tẩm cung của Tài nhân. Lúc này, đãi ngộ của họ không hơn chúng tôi là bao, phải sống cùng nhau như vậy đó.
- Ta nghĩ phải để họ gần cung của Hoàng đế chứ? Họ là phi tử mới mà?
- Nhạc sư, Hoàng thượng cho họ đến đây là muốn họ ở gần Lãnh cung đấy. Ở ngay bên bờ sông này, gần Lãnh cung, họ sẽ thấy sợ mà không dám phạm tội. Với lại, ở gần nhau lâu ngày thì sẽ dễ có tình cảm hơn, từ đó hậu cung sẽ bớt tranh đấu.- Nghi Dương giải thích.
- Ra vậy. Còn gác Vọng Nguyệt? Vì sao lại bỏ trống?
- Việc này...- Hai nàng nhìn nhau ái ngại.
Khả Ân đứng dậy, mở cửa sổ ra. Lúc này Tố Diệp mới biết, quán này vốn dĩ không có nhiều cửa sổ như cậu tưởng, nó chỉ có vài cửa sổ lớn. Mở cánh cửa ấy ra, từ bàn này có thể nhìn rất rõ quang cảnh dòng sông, hoa viên và các cung điện xa xa. Khả Ân chỉ vào cầu Phù Du rồi nhẹ nhàng nói:
- Tiên đế rất thích ngắm cảnh. Người cho xây gác Vọng Nguyệt không chỉ để "vọng nguyệt" mà còn "vọng" rất nhiều cảnh khác. Người còn yêu chuộng âm luật. Nhân dịp sinh thần ngài, Thái phó cũ đã tặng cho ngài một cây đàn có thể tỏa hương thơm. Tiên đế rất thích, thường ôm đàn đến gác này chơi; lại làm một cây cầu bắc qua bãi bồi giữa sông, trồng cây cỏ rồi ngồi đàn không biết đến giờ giấc.
- Cho nên quan trong triều họp nhau giấu đàn đi hả?- Tố Diệp hỏi.
- Sao phải giấu?- Nghi Dương ngạc nhiên.
- Thì tại người không lo việc nước, suốt ngày đàn.
Nghi Dương cùng Khả Ân ôm bụng cười lăn cười bò. Tố Diệp thấy vậy, biết mình nói không trúng nên cứ đỏ mặt ngồi yên, không nói gì nữa. Lát sau, Nghi Dương mới giải thích:
- Hoàng đế yêu âm nhạc, quan quân phải vui mới đúng! Sao lại giấu đàn đi? Với lại người không có sao nhãng chính sự đâu, chỉ bỏ bê hậu cung thôi.
- Rồi sao nữa?- Tố Diệp háo hức.
- Chúng ta không biết. – Khả Ân ngượng ngùng nói.
- Hả?
- Chúng ta chỉ được nghe đến đây thôi, còn lại đều là tin đồn. Người ta đồn rắng: Tiên hoàng, do xích mích với Thái phó, đã phá hỏng cây đàn. Từ đó, cây đàn được đặt trên gác này, không ai động đến nữa.
Tố Diệp nghe xong liền lặng người. Một cây đàn có thể tỏa hương? Cây đàn quý như thế, nếu Tiên đế thực sự là người chuộng cầm ca thì hẳn là vị Thái phó kia đã phạm trọng tội. Còn không, ai lại có thể phá tan một cây đàn quý như vậy?
Thái phó đã tự mình làm cho người mà?
Cây đàn tự làm...
Tặng cho...
Tố Diệp giật mình. Cậu vội vã đứng dậy, chạy ùa ra phía cửa chính. Khả Ân hoảng hồn chạy đến kéo cậu lại. Nghi Dương thì đóng cửa. Tố Diệp vùng vẫy mạnh đến mức nàng ta phải ôm chặt lấy cậu.
- Người làm gì vậy?- Nàng vừa ôm Tố Diệp vừa mắng.
- Cây đàn của ta! Đó là cây đàn sư mẫu tự tay làm cho ta. Ta phải lấy nó!
- Không được!- Nghi Dương nói- Cây đàn người đã nhờ Khoát Đạt lấy, ắt hẳn nó bây giờ đang nằm trong tay hắn, mà hắn chắc chắn sẽ giao cho Hoàng thượng. Nếu người về điện Minh Long bị Hoàng thượng bắt rồi, người sẽ không thoát được nữa đâu!
- Ta không quan tâm! Cho dù có chết ta cũng phải chết cùng với nó!
- Người thì không chết nhưng Nghi Dương cùng Khả Ân này chắc chắn sẽ chết!
Tố Diệp lặng người, trợn mắt nhìn nàng. Khả Ân quỳ xuống, Nghi Dương cũng quỳ xuống cạnh chân cậu. Khả Ân níu lấy vạt áo cậu, khẩn khoản cầu xin:
- Nhạc sư, Ân từ lúc mới vào hầu hạ Thái công chúa đã được người kể cho chuyện của Nhạc sư. Nghe tiếng Nhạc sư là người thông minh, nhân hậu, ta đã vô cùng ngưỡng mộ. Khắp cung ai cũng biết, Thái công chúa hiền nhưng nghiêm. Nay, là ta tự xin Thái công chúa cho đến hầu hạ người, nếu làm không xong chắc chắn sẽ khó bảo toàn mạng sống.
- Nhạc sư, ta nhận sự tín nhiệm của Công chúa cùng Phu nhân Nếu không bảo vệ được người, dù Công chúa không trách phạt, tự ta cũng hổ thẹn không thể sống nữa!
Hai nàng vừa nói vừa nhỏ nước mắt. Tố Diệp thấy vậy, nhíu mày đứng yên một lúc lâu. Lát sau, cậu cắn răng, đưa hai tay lên kéo kéo tai một lúc rồi đi vào buồng. Cậu mặc dù rất xót cây đàn của sư mẫu nhưng cũng không thể vì một vật vô tri mà khiến hai con người phải bỏ mạng. Nhớ năm xưa khi còn sống với sư mẫu, người luôn dạy rằng âm luật xuất phát từ tấm lòng, nếu không có trái tim thì không thể đàn được. Cậu bây giờ nếu chỉ quan tâm đến bản thân, phớt lờ hai con người đang hết lòng bảo vệ cậu thì chẳng phải cậu bất tuân lời giáo huấn của sư mẫu sao?
- Nhạc sư nhân hậu quá!- Khả Ân thở dài.
- Ừ.- Nghi Dương lo lắng nhìn vế phía cửa buồng.
Nàng kéo Khả Ân sang một phòng khác, đóng cửa, cài then thật kĩ rồi mới thì thầm:
- Cô có chắc là Hoàng thượng sẽ không tìm ra chúng ta không vậy?
- Không.- Khả Ân lắc đầu- Cô thử nghĩ xem, khắp nơi đây đều là nhà, là lãnh địa của người. Nếu người muốn tìm ra chúng ta thì chỉ cần búng tay thôi. Mà người cũng chẳng cần làm thế. công chúa!- Nàng ta quả quyết- Người là nữ nhân thông minh nhất mà ta biết. Nếu người đã sắp đặt như thế này, chắc chắn là có tính toán trước. Chúng ta không cần lo!
Nghi Dương gật đầu. Đúng thật Hoài An thái công chúa là người thông minh phi thường. Nàng đã từng bị vẻ lộng lẫy cùng khí chất mạnh mẽ của người làm cho choáng ngợp, giống như lần đầu gặp Tố Diệp. Nếu như Khả Ân nói thật, người chắc chắn đã phải có tính toán gì đó. Nhưng vấn đề là tại sao người phải giúp Nhạc sư?
...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top