khuyen nong
Câu 1: Phân tích các nguyên tắc hoạt động của khuyến nông? Theo anh chị nguyên tắc nào quan trọng nhất trong tiến trình thực hiện các hoạt động khuyến nông?
Muốn hoạt động khuyến nông có hiệu quả, ko những cần có nội dung sát thực với nhu cầu cộng đồng mà cần thiết phải vận dụng các cách tiếp cận và phương pháp KN linh hoạt phù hợp năng lực, đặc điểm cộng đồng địa phương. Để đạt mục tiêu, góp phần tích cực tạo nên sự phát triển bền vững ở nông thôn, hoạt động KN khi triển khai thực hiện cần tuân thủ theo các nguyên tắc:
- Tính không áp đặt, không mệnh lệnh.
- Tính thích ứng theo vùng lãnh thổ
Chương trình KN phải phù hợp với với nguồn lực thực tế của địa phương cũng như kiến thức và năng lực của cộng đồng (tại sao vùng này làm dễ vùng kia làm khó, phải nghiên cứu địa hình, kinh tế, xã hội, văn hóa, con người, dân trí và tâm lý của người dân…)
- Tính toàn diện hay liên ngành:
Hoạt động KN có tính bao hàm, liên quan đến nhiều lĩnh vực (nông nghiệp, kinh tế ,văn hóa xã hội…)
VD: Người dân mua rau của siêu thị, siêu thị lại mua của hợp tác xã, hợp tác xã lại mua của người dân. Dó là một mối liên ngành
- Tính bình đẳng và phân chia nhóm đối tượng
- Phối hợp nhịp nhàng với cộng đồng nông dân chứ không phải thay thế họ:
KN là cùng làm với người dân chứ ko phải làm thay cho dân.
- Gắn chặt trách nhiệm của khuyến nông với đối với nông dân
- Nguyên tắc trao đổi hai chiều:
Cần có sự thu nhận và phản hồi chứ ko phải chỉ biết thu nhận từ 1 phía
- Tạo lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp với người sản xuất và giữa những người sản xuất với nhau:
KN cần hợp tác chặt chẽ với các tổ chức phát triển nông thôn khác.
-) Theo tôi trong hoạt động khuyến nông thì nguyên tắc : Tính thích ứng theo vùng lãnh thỗ là quan trọng nhất vì: nguyên tắc này đảm bảo cho tiến trình thực hiện có tỷ lệ thành công cao, khi mà chúng ta phân tích được ưu nhược điểm của con người và địa hình, kinh tế, xã hội, văn hóa ....nơi đây.
Câu2:Trình bày nội dung dào tạo trong khuyến nông? Trình bày tiến trình thực hiện phương pháp tập huấn?
- Nội dung đào tạo trong khuyến nông:
+ Các chủ trương chính sách
+ Các tiến bộ khoa học kỹ thuật
+ Nghiệp vụ về tổ chức quản lý
+ Cách tiếp thị sản phẩm trên thị trường
- Tiến trình thực hiện phương pháp tập huấn :
Tập huấn là phương pháp huấn luyện mà cán bộ khuyến nông trực tiếp trình bày với nông dân 1 chuyên đề nào đó để nông dân hiểu rõ và áp dụng đúng kỹ thuật trong hoạt động sản xuất của họ.
* Các bước thực hiện:
a, xác định mục tiêu tập huấn
+ Thường gắn với các dự án và công trình phát triển
b, Phối hợp với địa phương và cộng đồng
+ lãnh đạo địa phương và cộng đồng có vai trò qua trọng trong việc phối hợp thực hiện các công trình.
+ Cần phối hợp với các tổ chức xã hội, quần chúng để động viên sự tham gia của dân vào hoạt động khuyến nông.
c, Chọn học viên tham giai tập huấn
+ phải là nông dân trực tiếp sản xuất
+ muốn tham gia học và có cùng quan tâm
+ chú ý tỷ lệ Nam và Nữ, tuổi
+ phân bố đối tượng đồng đều ở thôn bản
d, Chuẩn bị mô hình
+ Mô hình có tính đối chứng
+ Phương tiện, mẫu vật, vật dụng, tài liệu
e, họp mặt nông dân
+ nên để nông dân ngồi thành hình tròn
+ để mọi người tự giới thiệu về mình, giảng viên nên tự giới thiệu trước và tạo không khí vui vẻ
f, Tổ chức nhóm tập huấn
+ Phân loại nội dung để hình thành nên các nhóm, các lớp có cùng quan tâm, điều kiện kinh tế, nhận thức
+ Phân công nội dung thực hiện các chuyên đề nhỏ
g, Trong quá trình tập huấn
+ giảng viên trình bày đơn giản, hấp dẫn, dễ hiểu
+ cổ vụ nông dân thảo luận, làm, quan sát, phân tích
h, Văn nghệ trong tập huấn.
Câu 4: Trình bày các hình thức thực hiện phương pháp cá thể? Ưu điểm và nhược điểm? Anh (chị) nêu ví dụ hoạt động khuyến nông có sử dụng phương pháp cá thể?
* Thăm viếng:
+ Ưu điểm:
- Cách tốt nhất để chuyển tải thông tin và giải quyết vấn đề cụ thể: Do tiếp xúc trực tiếp với từng hộ nông dân nên cán bộ KN có thể đưa ra những lời khuyên cần thiết, sát với yêu cầu của hộ nông dân. Cán bộ có thể truyền tải cho người dân dc nhiều thong tin hơn.
- Có cơ hội tốt quan sát điều kiện cụ thể của hộ nông dân
- Nông dân tiếp thu tốt thông tin
- Tăng lòng tin với nông dân: Những cuộc gặp gỡ giữa cán bộ KN với nông dân thường rất thoải mái, 2 bên có thời gian trò chuyện, nó biểu hiện sự quan tâm đối với người dân nên thực sự là yếu tố quan trọng củng cố lòng tin giữa người dân và cán bộ
+ Nhược điểm:
- Tỷ lệ người nhận thông tin ít
- Tốn thời gian: Vì số hộ dân thì nhiều mà số lượng cán bộ khuyến nông lại ít, việc truyền đạt thông tin sẽ mất thời gian nhiều khi truyền đạt thông tin cho từng người dân.
- Quá trình phổ biến thông tin chậm.
* Trao đổi qua thư từ/điện thoại:
* Ưu điểm:
- Hỗ trợ và cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời hơn sau khi đã thăm viếng.
- Giải quyết vấn đề trong điều kiện không thể gặp trực tiếp lần nữa.
- Tạo điều kiện tốt hơn cho đối tượng.
+ Nhược điểm:
- Không thể nắm bắt được trực tiếp bằng hình ảnh, thực tế, mang tính mơ hồ.
- Chỉ áp dụng dc cho những nông dân có điện thoại, biết đọc, biết viết
- Đa số người dân nông thôn phương tiện liên lạc còn ít, ở nông thôn Việt Nam điện thoại chưa phải là phương tiện thông tin phổ biến.
VD:
Câu 5: Trình bày những chức năng của khuyến nông ? Chức năng của anh chị sau khi ra trường đối với công tác khuyến nông?
Chức năng của KN:
+) Nhóm chức năng chính
- Thúc đẩy nông dân
- Đào tạo, tập huấn cho nông dân
- Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Cung cấp và truyền bá thông tin
- Tư vấn cho nông dân
- Phát triển các chủ đề và phương pháp khuyến nông
- Đánh giá các hoạt động khuyến nông
+) Nhóm chức năng phụ
- Hỗ trợ nông dân các kỹ thuật trong bảo quản và chế biến sản phẩm
- Tổ chức các thử nghiệm trên đồng ruộng
- Cung cấp dịch vụ vật tư, đầu vào
- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển sản xuất quy mô trang trại
- Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Hỗ trợ nông dân các dịch vụ tín dụng quy mô nhỏ
- Thống kê các hoạt động khuyến nông
è Chức năng của anh chị sau khi ra trường: (tự bịa)
Câu 6: Trình diễn kết quả là gì? Các bước thực hiện trình diễn kết quả? So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa trình diễn kết quả và trình diễn phương pháp? Theo anh chị khi nào thì thực hiện trình diễn phương pháp, khi nào trình diễn kết quả? Vì sao?
- Trình diễn kết quả:
* Khái niệm:
- Chỉ cho nông dân thấy kết quả của một kỹ thuật hay cách làm ăn
- Trong điều kiện cụ thể của địa phương
Ví dụ:
- Kỹ thuật ủ chua lá sắn trong chăn nuôi lợn tại xã Hương Vân
- Trồng lúa chịu hạn trên ruộng không chủ động được nước
* Các bước thực hiện
Chuẩn bị:
+ Xác định mục đích trình diễn
- Mục tiêu là gì?
- Tại sao trình diễn là phương pháp khuyến nông thích hợp nhất đối với chủ đề này?
- Nó sẽ đem lại tác dụng gì?
+ Xác định thời gian và địa điểm trình diễn sao cho thuận lợi nhất cho toàn thể nông dân tham gia
- Khi nào sẽ tổ chức trình diễn?
- Thời gian nào là phù hợp nhất đối với nông dân lẫn việc áp dụng chủ đề khoa học kỹ thuật sẽ trình diễn?
- Địa điểm trình diễn nên ở đâu?
- Địa điểm nào là thuận lợi nhất cho tất cả nông dân?
+ Kinh phí thực hiện (có thể có hoặc không)
Thực hiện:
+ Họp dân và làm việc với chính quyền địa phương;
+ Thảo luận với đối tượng nông dân tham gia
+ Thống nhất nộng dung, cách làm, thỏa thuận hợp đồng với nông dân;
+ Thiết kế và xây dựng mô hình có đối chứng
+ Tập huấn kỹ thuật, phân phát tài liệu, hỗ trợ vật tư
+ Giám sát các hoạt động;
+ Tổ chức trình diễn:
- Chào mừng bà con đến tham dự
- Phát tài liệu
- Trình bày các giai đoạn thưc hiện và kết quả đạt được
- Giải đáp thắc mắc bà con đặt ra
- Tóm tắt nội dung đã trình diễn
- Lập kế hoạch tiếp theo
- So sánh trình diễn kết quả và trình diễn phương pháp:
a) Giống:
Đều là phương pháp khuyến nông hoạt động theo nhóm. Cả 2 phương pháp trình diễn này đều có tác dụng khuyến nông khuyến lâm rất lớn, đặc biệt là đối với những nông dân không biết đọc biết viết. Trình diễn tạo điều kiện cho nông dân phân biệt được những gì khác nhau giữa biện pháp canh tác mới với cách làm cũ của họ.
b) Khác:
* Trình diễn phương pháp: Là sự minh họa các kĩ năng thực hành để tiến hành 1 biện pháp kỹ thuật có hiệu quả.
+ Ưu điểm:
- Phù hợp với hướng dẫn các kỹ năng thực hành.
- Hiệu quả tương đối cao.
- Khả năng chấp nhận kỹ thuật lớn.
+ Nhược điểm:
- Chỉ phù hợp với nhóm nhỏ.
- Chỉ thích hợp với một số kỹ thuật.
- Đòi hỏi cán bộ khuyến nông phải có kỹ năng thực hành tốt.
* Trình diễn kết quả: Chỉ cho nông dân thấy kết quả của 1 kĩ thuật, 1 cách làm ăn trong điều kiện cụ thể của địa phương.
+ Ưu điểm:
- Dễ thuyết phục nông dân.
- Sự tiếp cận của nông dân tốt.
- Phát huy tính sáng tạo của nông dân.
- Cơ hội học hỏi và chia sẽ lớn.
+ Nhược điểm:
- Tốn nhiều thời gian.
- Chi phí lớn.
- Chịu ảnh hưởng hoặc phụ thuộc điều kiện thiên tai.
- Thực hiện trình diễn phương pháp khi:
Cán bộ khuyến nông có thể thực hiện một biện pháp kỹ thuật ngay trước người dân và có thể hướng dẫn họ làm theo. VD: Dạy cho nông dân cách ghép cây, Hướng dẫn kỹ thuật ủ chua thức ăn...
- Thực hiện trình diễn kết quả khi:
Đã có 1 biện pháp kỹ thuật hay 1 cách làm ăn hiệu quả bây giờ trình diễn cho người dân
thấy và có thể áp dụng trong chính điều kiện cụ thể của gia đình và địa phương.
Câu 7: Trình bày quá trình và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu cái mới của nông dân? Theo anh (chị) yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình đó?
Tiến trình tiếp thu cái mới của nông dân
- khuyến nông cung cấp thông tin thông qua đài báo , tivi, tranh ảnh ,áp phích..
- người kn thăm hộ nông dân, tổ chức cuộc họp xóm , xác định các vấn đề thử nghiệm
- nông dân thử nghiệm
- đánh giá : tổ chức hội thảo đầu bờ , trình diễn kết quả ,tham quan..đánh giá kết quả
- động viên sử dụng rộng rãi kỷ thuật: tổ chức hội thảo tổng kết ,quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng ,mở rộng
các yếu tố ảnh hưởng quá trình tiếp thu cái mới của nông dân
+ Cá nhân
- Phụ thuộc tuổi, văn hoá, chuyên môn, kinh nghiệm
- Tiếp xúc xã hội và quan điểm về cái mới
+ Điều kiện kinh tế xã hội
- Nguồn lực của hộ (lao động, vốn, đất ...)
- Nguồn thông tin, cơ sở dịch vụ
- Gần thị trường
+ Bản chất của kỹ thuật mới
- Hiệu quả: Năng suất cao, sản phẩm dễ tiêu thụ, giá cao
- Đơn giản, dễ làm
- Phù hợp với điều kiện của họ
+ Năng lực khuyến nông
- Năng lực về tổ chức, vận động của cán bộ khuyến nông
- Phương pháp khuyến nông
Tổ chức khuyến nông: nguồn nhân lực, tài chính sự hợp tác của cơ quan khuyến nông với địa phương.
- Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất : (tự bịa)
Câu 8: Trình bày nội dung hoạt động và các bước thành lập câu lạc bộ khuyến nông? Xây dựng nội dung hoạt động cụ thể cho 1 câu lạc bộ khuyến nông trong 3 tháng đầu năm?
Câu 9: Anh chị hiểu như thế nào là khuyến nông? Phân tích các xu hướng phát triển khuyến nông trong giai đoạn mới?
a) KN: Khuyến nông là một quá trình trao đổi học hỏi kinh nghiệm, truyền bá kiến thức, huấn luyện tay nghề cho nông dân, trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết trong sản xuất để họ có đủ khả năng tự giải quyết các vấn đề của họ nhằm phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nông dân và cộng đồng.
b) Các xu hướng phát triển khuyến nông trong giai đoạn mới:
* Xã hội hóa công tác khuyến nông:
- Để chỉ sự tham gia của các chủ thể khác nhau (kể cả người nông dân) ngoài hệ thống khuyến nông chính thức của nhà nước vào việc cấp vốn và/hoặc thực hiện các hoạt động khuyến nông.
- Đôi khi, quá trình này được gọi là "khuyến nông đa tầng", "khuyến nông nhiều bên" hay "đa dạng hoá khuyến nông".
* Khuyến nông vì người nghèo
- Áp dụng phương pháp khuyến nông có sự tham gia
- Hỗ trợ các nhóm nông dân liên kết
- Tập trung vào nhóm nông dân nghèo và phụ nữ
(Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Xuân Thành và Nguyễn Viết Khoa: Dịch vụ khuyến nông cho người nghèo)
- Tập trung vào thị trương lao động người nghèo
- Liên kết thị trường: toàn cầu hóa vừa là cơ hội vừa là thách thức cho người nghèo
- Di cư/sinh kế thay thế theo mùa vụ
- Tăng cường vai trò và hỗ trợ của nhà nước
- Liên kết chính sách PTNN và PTNT (xem xét mối liên hệ giữa đói nghèo và chính sách phát triển).
* Khuyến nông theo định hướng thị trường
- Khuyến nông: vai trò đầu vào sản xuất (cung) – đầu ra của sản phẩm (marketing/cầu)
- Hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp nông lâm nghiệp hiểu các yêu cầu thị trường
- Tạo ra mối liên kết marketing tốt phải đi đôi với thúc đẩy các kỹ thuật và phương thức sản xuất phù hợp
- CBKN phải được đào tạo và có thái độ làm việc tốt để thay đổi tích cực tại địa phương, cung cấp dịch vụ tốt hơn, tới nhiều đối tượng hơn khi có các nguồn lực tài chính
- Khả năng cung ứng dịch vụ sẽ tăng lên nếu toàn bộ hệ thống hoạt động khuyến nông hoạt động:
+ Hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của các nông hộ
+ Liên kết họ với các thị trường có lợi hơn
+ Tăng cường hơn nữa mối liên kết theo chiều dọc và chiều nang trong hệ thống khuyến nông lâm
Câu 10: Trình bày các nội dung hoạt động của khuyến nông (nghị định 02/2010/NĐ-CP, ngày 8/1/2010). Theo anh (chị), hiện tại khuyến nông nên tập trung vào những hoạt động nào? Vì sao?
a) Các nội dung hoạt động của khuyến nông (nghị định 02/2010/NĐ-CP, ngày 8/1/2010) thuộc chương II của nghị định như sau:
Điều 4. Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
1. Đối tượng
a) Người sản xuất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định này chưa tham gia chương trình đào tạo dạy nghề do Nhà nước hỗ trợ;
b) Người hoạt động khuyến nông theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định này.
2. Nội dung
Bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật; tập huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này; tập huấn cho người hoạt động khuyến nông nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Hình thức
a) Thông qua mô hình trình diễn;
b) Tổ chức các lớp học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành;
c) Thông qua các phương tiện truyền thông: báo, đài, tờ rơi, tài liệu (sách, đĩa CD-DVD);
d) Qua chương trình đào tạo từ xa trên kênh truyền thanh, truyền hình, xây dựng kênh truyền hình dành riêng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; ưu tiên là đào tạo nông dân trên truyền hình;
đ) Qua trang thông tin điện tử khuyến nông trên internet;
e) Tổ chức khảo sát, học tập trong và ngoài nước.
4. Tổ chức triển khai
a) Việc đào tạo nông dân và đào tạo người hoạt động khuyến nông do các tổ chức khuyến nông quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định này đảm trách.
b) Giảng viên nòng cốt là các chuyên gia, cán bộ khuyến nông có trình độ đại học trở lên, các nông dân giỏi, các cá nhân điển hình tiên tiến, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, có đóng góp, cống hiến cho xã hội, cộng đồng, đã qua đào tạo về kỹ năng khuyến nông.
Điều 5. Thông tin tuyên truyền
1. Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị xã hội.
2. Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí khuyến nông, tài liệu khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn đàn và các hình thức thông tin tuyên truyền khác; xuất bản và phát hành ấn phẩm khuyến nông.
3. Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến nông.
Điều 6. Trình diễn và nhân rộng mô hình
1. Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của ngành, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm.
2. Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
3. Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững.
4. Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
Điều 7. Tư vấn và dịch vụ khuyến nông
1. Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này về:
a) Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn;
b) Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm;
c) Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ về lập dự án đầu tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường;
d) Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm sản xuất, kinh doanh;
đ) Cung ứng vật tư nông nghiệp.
2. Tư vấn và dịch vụ khác liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Điều 8. Hợp tác quốc tế về khuyến nông
1. Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nông trong các chương trình hợp tác quốc tế.
2. Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế theo quy định của luật pháp Việt Nam.
3. Nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho người làm công tác khuyến nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình học tập khảo sát trong và ngoài nước.
b) Các cơ quan khuyến nông nên tập trung vào các hoạt động khuyến nông. Vì:
- Tập huấn những tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân
- Xây dựng các mô hình trình diễn
- Tổ chức tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân học tập kinh nghiệm lẫn nhau
- Tuyên truyền kiến thức và kinh nghiệm khuyến nông trên các phương tiện truyền thông đại chúng
- Xuất bản và phát hành các ấn phẩm khuyến nông
- Bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại
- Thông tin về giá cả thị trường
- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho từng vùng để tăng trưởng kinh tế đồng thời phát triển môi trường sinh thái bền vững
Câu 11: Trình bày mục tiêu phát triển của khuyến nông (FAO, 2008). Trên cơ sở đó trình bày mục tiêu phát triển của khuyến nông Việt Nam năm 2010. Phân tích những điều kiện cần nào để đạt được các mục tiêu trên?
+ Mục tiêu phát triển của khuyến nông (FAO, 2008):
- Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật liên quan đến hệ thống cây trồng và vật nuôi
- Nâng cao kỹ năng và kiến thức giữa tất cả các nhóm nông dân khác nhau.
- Cải thiện sinh kế nông thôn và đạt được an ninh lương thực nông hộ thông qua tăng thu nhập, dinh dưỡng và giáo dục đặc biệt là nhóm người nghèo ở vùng nông thôn
- Đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên.
- Nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất.
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia khuyến nông
- Tìm thị trường thông qua các hợp đồng nông sản phẩm.
+ Mục tiêu phát triển của KN VN năm 2010:
- Hoạt động khuyến nông – khuyến ngư gắn liền với công tác giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần ổn định chính trị, xã hội.
- Hoạt động khuyến nông – khuyến ngư phải đảm bảo thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản phát triển, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn của Ngành, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ chế biến và xuất khẩu.
- Hoạt động khuyến nông – khuyến ngư hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa có chất lượng và hiệu quả cao. Công tác khuyến nông – khuyến ngư phải giúp cho người nông dân nắm bắt và áp dụng tốt các tiến bộ kĩ thuật nông nghiệp, chủ động, thích nghi để quản lý và sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đủ sức cạnh tranh theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá với quy mô vừa và lớn.
- Hoạt động khuyến nông – khuyến ngư phải đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; hướng đến một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả.
- Kiện toàn và hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông – khuyến ngư các cấp, tăng cường năng lực hệ thống khuyến nông – khuyến ngư thông qua các hoạt động tập huấn, thông tin tuyên truyền để nâng cao khả năng đáp ứng và chất lượng dịch vụ khuyến nông – khuyến ngư.
+ Những điều kiện cần để đạt được các mục tiêu trên:
- Nông dân sẽ cần phải được tham gia vào các nhóm sản xuất khác nhau
- Tăng khả năng tiếp cận thị trường
- Chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước
- Hỗ trợ từ phía các tác nhân tư nhân
- Hỗ trợ từ phía các nhà nghiên cứu
- Sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ khuyến nông
Câu 12: Anh (chị) hiểu như thế nào là trình diễn phương pháp? Cho ví dụ. Trình bày các bước thực hiện trình diễn phương pháp?
+ Khái niệm: Là sự minh họa các kỹ năng thực hành để tiến hành một biện pháp kỹ thuật có hiệu quả.
VD:
- Dạy cho nông dân cách thức ghép cây, chiết cây
- Hướng dẫn nông dân cách tiêm cho gia súc và gia cầm
- Hướng dẫn kỹ thuật ủ chua thức ăn
+ Mục đích:
- Hướng dẫn nông dân tiến hành các thao tác đúng và có hiệu quả
- Chứng minh sự khác nhau về phương pháp tiến hành
- Huấn luyện kỹ năng cho nông dân
- Thuyết phục nông dân chấp nhận kỹ thuật mới.
+ Các bước thực hiện:
B1: Giới thiệu mục đích của buổi trình diễn
B2: Hướng dẫn lý thuyết
B3: CBKN làm mẫu
B4: Nông dân làm thử
B5: Nông dân thực hành
B6: Kiểm tra và đánh giá kết quả
+ Ưu điểm:
- Phù hợp với hướng dẫn các kỹ năng thực hành
- Hiệu quả tương đối cao
- Khả năng chấp nhận kỹ thuật lớn.
+ Nhược điểm:
- Chỉ phù hợp với nhóm nhỏ
- Chỉ thích hợp với một số kỹ thuật
- Đòi hỏi CBKN phải có kỹ năng thực hành tốt.
Câu 13: Anh (chị) trình bày các bước tổ chức một lớp học hiện trường? Cho ví dụ thực tiễn? (LÀ CÂU 22)
Bước 1: Chọn cộng đồng và thành viên tham gia
- Chọn cộng đồng:
+ Có họat động sản xuất về các đối tượng phổ biến.
+ Có tính đại diện về địa hình cũng như dân cư.
- Lựa chọn thành viên tham
+ Họp cộng đồng để lựa chọn thành viên
+ phải là những người quan tâm.
+ Qui mô thành viên không quá lớn cho mỗi chủ đề
Bước 2: Ổn định nhóm
- Xác định các mong đợi của cá nhân và mục đích học tập của nhóm.
- Sắp xếp nhóm theo nhu cầu mong đợi.
- Xác định nội qui học tập và nội qui nhóm.
- Xác định những qui định của việc thúc đẩy học tập.
Bước 3: Xác định nhu cầu sản xuất và mối quan tâm học tập
- Xác định họat động sản xuất: nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai của sản phẩm hiện có.
- Xác định nhu cầu xếp theo thứ tự ưu tiên.
- Xác định mối quan tâm học tập:
+ Thông qua nhu cầu đặt ra.
+ Thông qua khó khăn và giải pháp.
Bước 4: Phân tích khó khăn giải pháp và lựa chọn các chủ đề học tập
- Phân tích những khó khăn và giải pháp để giải quyết những khó khăn
Khó khăn
Giải pháp cải tiến
Họat động cụ thể
1.Giống
Giống NS thấp, thoái hóa.
Đưa giống mới vào
Xây dựng mô hình trình diễn
2.Khoa học KT
Sâu bệnh gây hại
Hướng dẫn xử lý và hỗ trợ vật tư
mở lớp tập huấn
- Lựa chọn các chủ đề học tập trên cơ sở giải pháp được đưa ra:
+ Thực hiện chủ đề lựa chọn ở các giai đoạn.
+ Cho nhiều người cùng biết và làm theo.
+ Phù hợp với Kinh tế địa phương và nông hộ.
Bước 5: Lập kế hoạch thực hiện
Để chuẩn bị cho thử nghiệm cần tiến hành những hoạt động gì?
+ Cần loại vật liệu nào? Ai sẽ chuẩn bị vật liệu?
+ Khi nào cần tiến hành các hoạt động?
+ Ai sẽ làm? (ví dụ: Ai có trách nhiệm chuẩn bị ô thử nghiệm? (Nhóm, cá nhân hay chủ sở hữu đất?)
+ Công việc thực hiện mô hình thử nghiệm gồm những công việc gì?
+ Tổ chức học tập tại mô hình mấy làn ? những lần nào ? vì sao lại tổ chức học tại các lần đó ?
+ Liên kết tất cả các hoạt động theo thứ tự
Bước 6: Triển khai thực hiện và theo dõi, giám sát
- Tổ chức các hoạt động học tập trên hiện trường
+ Thực hiện các kế hoạch học tập.
+ Tổ chức họat động theo nhóm chia sẻ, rút kinh nghiệm.
- Theo dõi giám sát và tư liệu hóa
+ Xây dựng các chỉ tiêu theo dõi.
+ Xây dựng chu kỳ giám sát.
+ Thực hiện những điều chỉnh.
Bước 7: Đánh giá và lập kế hoạch tiếp theo
- Đánh giá về kết quả của lớp học.
+ Số người tham gia học tập.
+ Số người hiểu được qui trình.
+ Số người vận dụng được qui trình.
- Hiệu quả của mô hình:
+ Các yếu tố về chi phí đầu vào và kết quả thu được.
Câu 14: Anh (chị) hãy nêu các hình thức trong phương pháp khuyến nông cá thể? Ưu điểm và nhược điểm? (LÀ CÂU 13)
* Thăm viếng:
+ Mục đích:
- Tạo lập mối quan hệ giữa cán bộ khuyến nông và nông dân
- Cải biến những khuyến cáo có tính chất tổng quát cho đúng với những tình huống chuyên biệt
- Tạo cơ hội vạch ra những giải pháp thực tế cho những vấn đề chuyên biệt
- Thu thập thông tin
- Tạo điều kiện theo dỏi kết quả các hoạt động khuyến nông
+ Ưu điểm:
- Cách tốt nhất để chuyển tải thông tin và giải quyết vấn đề cụ thể: Do tiếp xúc trực tiếp với từng hộ nông dân nên cán bộ KN có thể đưa ra những lời khuyên cần thiết, sát với yêu cầu của hộ nông dân. Cán bộ có thể truyền tải cho người dân dc nhiều thong tin hơn.
- Có cơ hội tốt quan sát điều kiện cụ thể của hộ nông dân
- Nông dân tiếp thu tốt thông tin
- Tăng lòng tin với nông dân: Những cuộc gặp gỡ giữa cán bộ KN với nông dân thường rất thoải mái, 2 bên có thời gian trò chuyện, nó biểu hiện sự quan tâm đối với người dân nên thực sự là yếu tố quan trọng củng cố lòng tin giữa người dân và cán bộ
+ Nhược điểm:
- Tỷ lệ người nhận thông tin ít
- Tốn thời gian: Vì số hộ dân thì nhiều mà số lượng cán bộ khuyến nông lại ít, việc truyền đạt thông tin sẽ mất thời gian nhiều khi truyền đạt thông tin cho từng người dân.
- Quá trình phổ biến thông tin chậm.
* Trao đổi qua thư từ/điện thoại:
+ Mục đích:
- Hỗ trợ và cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời;
- Giải quyết vấn đề trong điều kiện không thể gặp trực tiếp;
- Tạo điều kiện tốt hơn cho đối tượng;
+ Ưu điểm:
- Hỗ trợ và cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời hơn sau khi đã thăm viếng.
- Giải quyết vấn đề trong điều kiện không thể gặp trực tiếp lần nữa.
- Tạo điều kiện tốt hơn cho đối tượng.
+ Nhược điểm:
- Không thể nắm bắt được trực tiếp bằng hình ảnh, thực tế, mang tính mơ hồ.
- Chỉ áp dụng dc cho những nông dân có điện thoại, biết đọc, biết viết
- Đa số người dân nông thôn phương tiện liên lạc còn ít, ở nông thôn Việt Nam điện thoại chưa phải là phương tiện thông tin phổ biến.
Câu 15: Hãy nêu những gì anh chị biết về trình diễn kết quả? Cho ví dụ thực tiễn? (LÀ CÂU 7)
* Khái niệm:
- Chỉ cho nông dân thấy kết quả của một kỹ thuật hay cách làm ăn
- Trong điều kiện cụ thể của địa phương
Ví dụ:
- Kỹ thuật ủ chua lá sắn trong chăn nuôi lợn tại xã Hương Vân
- Trồng lúa chịu hạn trên ruộng không chủ động được nước
* Mục đích:
- Chứng minh hiệu quả của các tiến bộ kĩ thuật
- Thuyết phục nông dân chấp nhận tiến bộ kĩ thuật
- Khẳng định hiệu quả của các tiến bộ kỹ thuật trong điều kiện thực tế tại địa phương.
* Nguyên tắc cơ bản:
- Có sự tham gia của người đan và tiến hành trên ruộng của họ
- Đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và có mục đích áp dụng
- Kỹ thuật đã được trình diễn tại địa phương, kết quả rõ ràng và dễ thuyết phục
- Trình diễn cũng là một lớp học: cần ko gian, thời gian và các công cụ như trong lớp học để buổi trình diễn đạt hiệu quả tốt
* Các bước thực hiện
Chuẩn bị:
+ Xác định mục đích trình diễn
- Mục tiêu là gì?
- Tại sao trình diễn là phương pháp khuyến nông thích hợp nhất đối với chủ đề này?
- Nó sẽ đem lại tác dụng gì?
+ Xác định thời gian và địa điểm trình diễn sao cho thuận lợi nhất cho toàn thể nông dân tham gia
- Khi nào sẽ tổ chức trình diễn?
- Thời gian nào là phù hợp nhất đối với nông dân lẫn việc áp dụng chủ đề khoa học kỹ thuật sẽ trình diễn?
- Địa điểm trình diễn nên ở đâu?
- Địa điểm nào là thuận lợi nhất cho tất cả nông dân?
+ Kinh phí thực hiện (có thể có hoặc không)
Thực hiện:
+ Họp dân và làm việc với chính quyền địa phương;
+ Thảo luận với đối tượng nông dân tham gia
+ Thống nhất nộng dung, cách làm, thỏa thuận hợp đồng với nông dân;
+ Thiết kế và xây dựng mô hình có đối chứng
+ Tập huấn kỹ thuật, phân phát tài liệu, hỗ trợ vật tư
+ Giám sát các hoạt động;
+ Tổ chức trình diễn:
- Chào mừng bà con đến tham dự
- Phát tài liệu
- Trình bày các giai đoạn thưc hiện và kết quả đạt được
- Giải đáp thắc mắc bà con đặt ra
- Tóm tắt nội dung đã trình diễn
- Lập kế hoạch tiếp theo
* Ưu điểm
- Dễ thuyết phục nông dân
- Sự tiếp cận của nông dân tốt
- Phát huy tính sáng tạo của nông dân
- Cơ hội học hỏi và chia sẽ lớn.
* Nhược điểm:
- Tốn kém về mặt thời gian
- Chi phí lớn
- Chịu ảnh hưởng hay phụ thuộc điều kiện thiên tai.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top