KHÚC HẠO
Hoàn cảnh lịch sử
Sau hơn một thiên niên kỷ đấu tranh chống ngoại xâm, đến những năm cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X, lực lượng ta cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa… đã mạnh hơn xưa. Bọn thống trị ngoại xâm đã suy yếu do cuộc khủng hoảng Hậu Đường và sự phản kháng mạnh mẽ của dân tộc ta gây nên. Nhân cơ hội đó, Khúc Thừa Dụ đứng lên nắm quyền tự chủ dân tộc.
Tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Nhà Hậu Lương lên thay nhà Đường công nhận ông làm “An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ”. Ông đã kế tiếp sự nghiệp của cha một cách tài tình để củng cố sự nghiệp độc lập của Việt Nam lúc đó từ tay Trung Quốc.
1.2. Nội dung cải cách
Họ Khúc nắm được khâu trọng yếu là cải cách cơ cấu hành chính do bọn xâm lược dựng lên là theo phương thức “nắm từ trên xuống”, từ Tiết độ sứ đến quân lệnh”… mục đích là để đàn áp, bóc lột. Nay họ Khúc thay cơ cấu hành chính “nắm từ dưới lên”, nắm từ cơ sở cấp “xã” và trên thì thay chế độ “quận, huyện, hương” của nhà Đường bằng cơ chế mới.
Giao châu trước kia chia thành quận, huyện. Dưới huyện là hương và xã. Hương có đại hương (từ 160 đến 540 hộ), tiểu hương (từ 70 đến 150 hộ).
Xã có đại xã (40 đến 60 hộ), tiểu xã (10 đến 30 hộ). Nhưng bọn thống trị chưa bao giờ với tay được đến xã và không đặt được chức xã quan. Họ Khúc đã đặt ra các chức “chánh lệnh trưởng” và “tá lệnh trưởng” tức các xã quan để trông coi các xã…
Trên xã là “hương” (có 159 hương) thì Khúc Hạo đã đổi “hương” thành “giáp”, đặt thêm 150 giáp. Tổng số thành 314 giáp. “Mỗi giáp có gồm khoảng gần 10 “xã”. Lại “định ra hộ tịch”, “lập sổ hộ khẩu, kê rõ họ tên, quê quán” nhằm nắm vững dân số và thông hiểu dân tình, điều mà đô hộ nhà Đường không thể nào làm được. (Biện pháp này cho đến nay chúng ta vẫn còn thực hiện).
Cùng với trọng tâm cải cách hành chính, đã tiến hành cải cách kinh tế, văn hóa, xã hội. Về kinh tế, thực hiện chính sách “Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực địch”.
Nếu trước kia bọn đô hộ bóc lột siêu kinh tế, mặc sức vơ vét của dân, nhiều tầng thu và thu nhiều loại thuế, thì nay họ Khúc căn cứ vào phân phối ruộng đất theo chế độ công xã (tức toàn bộ ruộng đất đều là công hữu, được phân chia cho các hộ canh tác), đánh thuế một cách bình quân theo ruộng đất mà các hộ được phân chia.
Bỏ hẳn thuế đinh. Người thu thuế không phải là xã quan tức chánh lệnh trưởng hay tá lệnh trưởng mà là phó tri giáp, theo mô hình cống nạp liên danh của phương thức sản xuất châu Á, khắc phục được sự phiền hà sách nhiễu của các xã quan cũng như nạn thu thuế nhiều tầng nhiều loại trước đó, tránh cả được nạn thất thu cho ngân sách Giao Châu.
Còn lực dịch trước là một thứ khổ sai, bắt dân đi mò trai lấy ngọc, săn voi lấy ngà… nay họ Khúc thực hiện “tha bỏ lực dịch”. Đó là một sự “cởi trói cho dân”, có tác dụng to lớn đến việc thu phục nhân dân ổn định xã hội.
Chính lệnh về văn hóa xã hội được ghi vắn tắt là “khoan, giản, an, lạc”: Khoan là “khoan sức cho dân. Giản là quản lý giản dị, gần dân sao cho dân dễ hiều, dễ thấm, dễ thực hành… An là đem lại bình yên cho cuộc sống. Chính quyền nắm sát dân đến tận xã, giúp ích cho việc giữ vững trật tự, trị an… Lạc là hệ quả cuối cùng của các biện pháp trên, nhờ thực hiện cải cách mà “nhân dân đều được yên vui” bớt được hờn, giận, oán, sầu…
1.3. Đánh giá cuộc cải cách của Khúc Hạo
Thành công và hiệu quả lâu dài của cải cách là đem lại sự vững vàng và ổn định cho đất nước. Đối nội là củng cố và phát huy được quyền độc lập tự chủ. Đối ngoại chống lại được mọi kẻ thù, giữ được chính quyền trong mấy chục năm, tạo tiền đề thuận lợi cho các bước phát triển của đất nước.
Nếu sau các cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Lý Bôn, Triệu Quang Phục... trước đây, dân tộc ta chỉ giữ được chính quyền trong một thời gian ngắn rồi lại bị bọn xâm lược quay lại thống trị, thì nay cuộc giành chính quyền và cải cách của họ Khúc đã mở đầu cho một quá trình liên tục đấu tranh giành cho kỳ được độc lập dân tộc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top