khong xuat
Phương pháp không xuất tinh khi hứng tình lên
tột đỉnh
Hoàng Đế hỏi :"Khi giao hợp, lúc khoái lạc lên cực
đỉnh gần xuất tinh mà cố kềm lại một ít lâu để kéo
dài cuộc vui. Như vậy có hại gì không ?".
Tố Nữ đáp :"Không hại mà lợi"
- Lần đầu : muốn xuất tinh cố kềm lại ít lâu, đến
khi ý ta muốn xuất tinh mà cơ thể không thể xuất
được nữa, sức lực trong người ta sẽ tăng mạnh mẽ
hơn.
- Lần thứ hai: mắt, tai sẽ tỏ thính hơn.
- Lần thứ ba: nhiều bệnh sẽ không mắc phải.
- Lần thứ tư: ngũ tạng sẽ bình an.
- Lần thứ năm: máu huyết sẽ thông suốt, điều hòa.
- Lần thứ sáu: bộ phận ở chỗ thắt lưng là chỗ dễ
đau khi giao hợp nhiều, được cường tráng nên mặc
dầu giao hoan nhiều vẫn bình thường, không đau
mỏi.
- Lần thứ bảy: mông và đùi sẽ được nở nang, sức
lực tăng cường tối đa.
- Lần thứ tám: toàn thân sẽ cường kiện, dũng mãnh.
- Lần thứ chín: sẽ được trường thọ, sống lâu.
- Lần thứ mười: cửa thiên đình sẽ mở rộng nghĩa là
người đó có một đời sống sảng khoái, tâm hồn luôn
được hân hoan, thơi thới ".
GHI CHÚ:
Thuật dưỡng sinh của phép thai tức - phái thai tức
là môn phái dưỡng sinh rất lâu đời ở Trung Quốc -
có nói đến vấn đề này: "Nhả ra, thở ra ít hơn khi
hít vào thì khí sẽ tồn tại trong cơ thể. Đó là bí
quyết làm cho trẻ mãi không già". Nguyên tắc hô
hấp áp dụng vào thuật giao hợp cũng vậy thôi bởi
vì hai bên có sự giống nhau. Hô hấp là "ái khí",
nghĩa là giữ khí tồn tại lại trong mình. Thuật
giao hợp gọi là hành động giữ tinh khí lại trong
mình là "bửu tinh ái khí", nghĩa là coi trọng "cái
tinh", quý "cái khí" của mình. Nguyên tắc "bửu
tinh ái khí" chú trọng ở chỗ giữ sao cho tinh khí
của mình càng ít xuất ra càng tốt.
Y học Trung Quốc xưa cho rằng máu là một hình dạng
khác của tinh khí, nói cách khác khí là sự biến
hóa của máu mà thành (người ta thường nói khí
huyết). Bảo vệ máu thì phải baỏ vệ khí. Tinh là
hình thức cao hơn của máu, do đó xuất tinh đi sẽ
làm cho mình mất máu đi. Sẽ bị tổn thọ.
Hấp khí là thu khí mà thải ra ít hoặc không thải
ra. Bởi thế khi giao hợp, nam nhân cố kéo dài thời
gian và không xuất tinh là đã tuân theo nguyên tắc
trường sinh trong thuật phòng trung vì đã hấp được
cái khí của người nữ mà không tổn cái khí của
mình.
Vấn đề quan trọng là: giao hợp mà không xuất tinh
thì có khoái lạc hay không, ông Bành Tổ trả lời là
có, mình càng kềm chế thì càng được khoái lạc.
Giao hợp mà kéo dài không xuất tinh (xúc nhi bất
tiết) là để thỏa mãn khoái cảm, nhưng nếu luyện
được xuất tinh theo ý muốn thì sẽ hưởng được mười
điều lợi như Tố Nữ đã nói ở trên. Những điều Tố Nữ
nói, Y học Trung Quốc cũng nói tương tự: " Tiết
dục để tồn trữ tinh lực, tăng cường hoạt năng của
tinh trùng, luyện tập sức đề kháng và duy trì trí
lực. Tiết dục có lợi cho cả thân thể và tinh
thần".
Lão Tử nói: "Tri túc vi phú" (biết đủ thì làm
giàu), sách Lễ Ký cũng nói: "Lương nhập vi xuất"
(tùy theo sự thu nhập mà chi tiêu, xuất phát). Đem
hai câu trên áp dụng vào việc phòng trung và việc
xuất tinh thì rất đúng. Không biết quý khí, trọng
tinh có bao nhiêu cũng trút thì không thể nào
tráng kiện được.
Ông Khang Đức có nói: "Ấu tiểu thời bất giáo, dĩ
ngưỡng dục ngã, chân thị bất thạnh" có nghĩa là: "
Bất hạnh thay cho ai lúc trẻ không được dạy dỗ nên
lớn lên ham mê điều nhục dục. Ham mê buông thả mà
không biết kiềm chế đó là tự mình bỏ máu của mình
vậy".
Y học Trung Quốc khi nói về hô hấp cũng nói tới
khả năng trừ áp huyết cao của hô hấp. Bị bệnh này,
dùng phương pháp hít thở thật chậm, thật dài để
thông suốt kinh mạch thì có thể khỏi bệnh.
Phương pháp này do Nhật Bản phát động khởi thủy từ
bác sỹ Hát Phu Ba, như là một món thể thao trị
liệu, trong đó bệnh nhân làm nhiều cử động hô hấp,
càng hô hấp nhiều thì phổi sẽ mạnh và dưỡng khí
vào máu càng nhiều.
Trung Hoa còn thuật trừ già nua bằng cách hít thở
(hố hấp). Tập thở ra mà bụng phình lên và hít vô
bụng xẹp xuống. Điều này nghe thì khó nhưng thực
hiện không khó vì hít vô thì hít vào phổi, bụng
đương nhiên sẽ xẹp xuống.
Phép dưỡng sinh bằng hô hấp của Trang Tử có câu
quan trọng: "Người chân nhân đạt đạo dưỡng sinh,
hô hấp tới gót chân, thường nhân chỉ hô hấp tới cổ
họng. Hô hấp đúng thì bảo toàn được thân, như một
người đầu bếp khéo dùng dao cắt chặt lâu ngày mà
dao vẫn không mòn ". "Người đầu bếp giỏi cũng phải
mỗi năm thay dao một lần, người kém hơn thì mỗi
tháng một lần. Ta cũng dùng dao để cắt da, cắt
thịt thế mà đã chín mười năm nay rồi mà con dao
dùng từ đó đến nay vẫn còn mới toanh ". Đó là câu
nói thời danh của Trang Tử áp dụng vào thuật giao
hợp tiết khí rất là hữu ích.
Phép Yoga của Ấn Độ có dùng xương sống để hô hấp.
Phép này không khác gì dùng gót chân để hô hấp của
Trang Tử của Trung Hoa. Yoga căn bản là hít thật
nhiều khí vào trong bụng. Từ bụng chuyển không khí
vào đan điền (lỗ rốn).
Về thuật "xúc nhi bất tiết", giao hợp mà không
xuất tinh, sách Ngọc Phòng chủ yếu có đoạn quan
trọng như sau: " Lúc sắp xuất tinh không cử động
dương vật nữa, thở ra một hơi thật dài, đồng thời
cắn chặt răng lại, ngước đầu lên thật lẹ ngó chung
quanh, hít vào một hơi dài để phùng bụng lớn lên,
tập trung tinh thần vào việc thở hít này, rồi thót
bụng lại đồng thời thả hế hơi trong bụng ra. Luôn
ngó mắt chung quanh, kỵ ngó người bạn ngọc đang ở
dưới mình mình, hàm răng cắn chặt. Khi trong tai
nghe tiếng gió thổi ù ù thì thót bụng lại".
Phương pháp này còn lợi ích cho việc chữa trị các
chứng mắt kém và điếc tai, làm cho thị lực được
tăng cường và thính lực được phát triển.
Mắt ngó chung quanh là cách thế để phân tán sự chú
ý của ta vào ngoại cảnh khỏi phải chú ý vào dục
tình. Hứng thú lúc đó không bị khơi động, tinh khí
do vậy không thể dễ dàng xuất được.
Hô hấp có thể kết hợp với đọc kinh có thể luyện
cho khả năng hô hấp kéo dài hơn. Ở Nhật Bản có một
chi phái Phật Giáo thực hành phép tu dưỡng sau:
Sáng sớm thức dậy đọc kinh ba mươi phút, mỗi khi
đọc hết một đoạn kinh thì hô hấp và uống một ly
nước lạnh. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy tín đồ
của giáo phái này:
Đường đại tiện, tiểu tiện rất thông suốt.
Hô hấp rất dài hơi.
Tập trung ý chí dễ dàng.
Tinh thần an tịnh, không biết lo âu hồi hộp.
Tục ngữ Trung Quốc có câu: "Hô hấp thi ích dã"
nghĩa là sự hít thở rất có ích lợi. Ở đây chỉ có
sự hít thở đúng phương pháp, còn sự hít thở bình
thường của thường nhân thì chỉ để duy trì sự sống
thôi, không có ích lợi nào khác.
Cười cũng là một phương pháp hô hấp để tinh thần
an tịnh cho nên cười cũng là một trong những
phương pháp dưỡng sinh và có tác dụng làm cho con
người tươi trẻ. Những người thường hay vui cười
thì thâm tâm được quân bình, tinh thần được an
định.
Những người Ấn Độ thường hay luyện tiết dục bằng
phương pháp đè nén. Họ lấy tay đè một vùng gần
niệu đạo, gần chỗ con đường dẫn nước tiểu, tức là
vùng dẫn tinh khi tinh khí xuất ra ngoài. Theo họ
thì phương pháp này làm cho tinh khí xuất ra không
xuất được mà phải chạy trở vô lại.
Một đặc tính để kiềm chế xuất tinh là giao hợp
nhiều lần mà mỗi lần đều với người đẹp trẻ tuổi
khác nhau.
Sách "Thiên Kim Phương" là sách nói về các phương
pháp áp dụng để tìm hoan lạc trong phòng trung có
nói rằng: "Con gnười trước 30 tuổi thì khí huyết
dồi dào, tình dục phong phú, khi quá 30 tuổi khí
thế so lại hơi giảm. Lúc này thân thể đã yếu nên
khám bệnh để coi mình có bị bệnh hay không để trị
vì để lâu sau này hậu quả sẽ khó lường. Lúc này
cũng là lúc luyệïn bí thuật phòng trung. Phương
pháp thì dễnhưng phương tiện lại khó; đó là mỗi
đêm giao hợp với mười người con gái khác nhau và
không được xuất tinh. Ăn uống những thức bổ dược
(phần cuối sách có nóivề những thức bổ dược này).
Luyện phép này trong một năm thì tự nhiên khí lực
và thể lực tăng tiến vô cùng, trí óc lúc này lại
minh mẫn".
Tiếp xúc với nhiều người con gái trẻ đẹp là ước
vọng từ lậu của con người, nhưng đối với cuộc sống
ngày nay thì không còn phù hợp nữa.
Bác sỹ Kim Soai có nhận xét rằng phụ nữ sau khi có
hôn nhân vẫn có ước vọng giao hợp với nhiều đàn
ông khác nhau. Họ cũng thích sướng khoái và thay
đổi như nam giới. Nhưng nam giới cũng như nữ giới
nếu chỉ thuần túy đi tìm khoái lạc thì rất dễ hại
thân. Quan niệm cổ điển về tình dục của Trung Quốc
cho rằng tinh khí là thứ quý trọng của con người,
bằng mọi giá ta không thể xuất tinh.
Y học có một câu rất hay: "Người nam trong giai
đoạn 20 tuổi, giao hợp nhiều hay ít quyết định suy
thoái tình dục hay không, vào khoảng 30 tuổi sự
hay ho của cách giao hợp quyết định sự thất bại
hay không, vào khoảng 40 tuổi thì khoảng cách giữa
hai lần giao hợp quyết định sự thất bại hay không"
.
Trung Hoa cũng có câu về sinh lý của phụ nữ: "Tam
thập quả phụ bất khả thông", nghĩa là đàn bà góa
chồng lâu mà tuổi còn trẻ thì sinh lý không còn
mạnh mẽ như nam giới nữa. Điều này cho thấy sinh
lý của phụ nữ mâu thuẫn với sinh lý của nam nhân.
Sách "Thiên Kim Phương" có nói về sự hiệu dụng của
cách chữa bệnh bằng phương pháp tọa thiền và hô
hấp thật sâu. Thực hành phương pháp này thì dầu
cho thời gian trôi qua tóc râu cũng không mọc ra
dài. Sách cổ có ghi lại chuyện một vị hòa thượng
dùng phương pháp "nội quan" để trị bệnh phổi kết
hạch của mình. Thật ra đây chỉ là một phương pháp
kết hợp giữa sự toạ thiền và sự hít thở sâu đúng
phương pháp mà thôi.
Đời Hán có một cuốn dã sử tựa là "Châu lâm dã sử",
chuyện viết về đời của nàng Hạ Cơ là một nhân vật
sống vào đời Xuân Thu. Hạ Cơ trong một giấc mơ
chiêm bao thấy mình học được phương pháp trẻ mãi
không già của tiên gia bằng hai phương pháp "Hấp
Tinh Đạo Khí" và "Tố Nữ Chiến Thuật". Hai bí quyết
này là liên tục không ngừng ngẫm nghĩ hấp thụ tinh
khí của nam nhân. Khi được Trần Linh Công ôm ấp ân
ái, nàng sử dụng phép "Nội Thị" là một bí thuật
khác của phòng trung mà người đời sau cho là thuật
điều tức dựa trên nguyên lý "Xúc nhi bất tiết",
nghĩa là giao hợp kềm hãm không cho xuất tinh của
phái nữ.
Theo "Ca Xuyên đại nhã thị" thì cái hạch lý tưởng
của một người theo Lạt Ma giáo là đạt đến sự "linh
nhục nhất chí " nghĩa là tinh dịch từ phần của bộ
phận sinh được dùng ý chí điều khiển theo đường
xương sống mà chạy lên đỉnh đầu. Trong quá trình
thực hành động tác đôi nam nữ đều phải tập trung
tinh thần theo kiểu thiền định sao cho đạt được
trình độ không xuất tinh. Phái này lấy việc hãm
tinh làm cứu cánh cho sự sung sướng.
Không phải ai cũng cổ võ sự bế tinh, có rất nhiều
người cho "Xúc nhi bất tiết" là có hại cho thân
thể. Thật ra đây có thể coi như là sự tiết dục và
phương pháp luyện cho giao hợp được dài lâu. Các
chương sau của kinh Tố Nữ sẽ đề cập đến số lần
xuất tinh cần thiết, nghĩa là kinh Tố Nữ không bảo
tuyệt đối không được xuất tinh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top