Chương 33

Đoạn 33

Tâm trạng vui mừng của tôi như bị tạt thẳng một gáo nước lạnh, tôi ngây ra mấy giây rồi lại tự an ủi mình rằng: có lẽ mẹ chưa nhớ ra tôi nên mới đuổi tôi đi như vậy mà thôi.

Nhưng đến khi tôi chạy lại nắm tay mẹ, bà vẫn lạnh lùng hất tay tôi ra: “Tao không muốn gặp mày, mày đi ngay”.

“Mẹ ơi, con là Chân Ý mà. Con là con gái của mẹ, mẹ không nhận ra con à?"
“Mày vẫn còn dám nói mày là con gái của tao ư? Nếu mày vẫn nhớ mày là con tao thì tại sao mày vẫn giao du với thằng Thành? Nó là người còng tay ba mày, hại mẹ mày, phá hủy Hồng Hưng, nó là kẻ thù của gia đình mày mà mày vẫn đi theo nó. Giờ mày còn dám gọi tao là mẹ ư? Tao không phải mẹ của mày, cũng không có đứa con gái ngu hết thuốc chữa như mày”.

Toàn thân tôi có cảm giác như bị sét đánh, không nghĩ mẹ biết chuyện sớm như vậy, sửng sốt một lúc mới ấp úng đáp:

“Mẹ, không phải như mẹ nghĩ đâu”.
“Không phải như tao nghĩ, nghĩa là còn hơn nữa phải không? Nguyên nói mày đi du lịch, mày đi với ai? Trong lúc ba mày đang ở trong tù, mẹ mày ở bệnh viện, mày vui vẻ đi du lịch với người đã làm gia đình mày ra như thế, mày còn lương tâm không? Mày có suy nghĩ không?”.

“Mẹ, con xin lỗi”. Tôi không biết phải giải thích từ đâu, và giải thích như thế nào cho phải, cuối cùng chỉ nói được một câu: "Con xin lỗi. Không phải con bỏ bố mẹ để đi du lịch, con có việc nên mới phải đi”.

"Việc gì?".
"Mẹ...."
“Chân Ý, nó ép mày đi theo phải không?”.

“Không phải”. Chuyện phá án tôi không thể nói ra, chỉ có thể kiên trì lặp lại: “Có việc cần giải quyết nên con mới phải đi. Mẹ, bây giờ con về với mẹ rồi, con không đi nữa”.

“Tao không cần mày quay về. Chân Ý, nơi mày nên ở là Hồng Kông”. Mẹ nhìn tôi đầy thất vọng: "Mày không trả thù lại được, thì ít nhất mày cũng nên tránh xa nó, mày đi thật xa vào. Cả đời này cũng không được quên nó đã làm gì với gia đình mày”.

Nước mắt bà lã chã rơi xuống tay tôi: “Nhưng Chân Ý, tại sao mày lại chọn quỳ gối trước kẻ thù của mày? Tại sao mày lại chịu hèn chịu nhục đi theo nó? Tao với ba mày sống đến tuổi này cũng chẳng còn tiếc nuối gì nữa rồi, có c.hế.t cũng được. Nhưng thà tao với ông ấy c.hế.t khổ c.hế.t sở còn hơn sống để chứng kiến mày đến cầu xin kẻ thù của mình. Tao thà c.hế.t còn hơn phải nhìn con gái tao quỳ lạy kẻ đã phá nát gia đình tao. Chân Ý, mày thế này thà tao không tỉnh lại nữa còn hơn”.

“Mẹ”. Tôi hoảng hốt chồm người nắm lấy tay mẹ, cũng khóc: “Mẹ đừng nói như thế. Bố mẹ ở đây khổ sở, con ở Hồng Kông có sống tốt đến mấy cũng không yên lòng được. Mẹ, mẹ bảo con trơ mắt nhìn ba đau ốm không được chữa trị thế nào đây? Bảo con coi như không có chuyện gì, nhìn ông ấy c.hế.t dần c.hế.t mòn trong tù thế nào đây? Mẹ nói thà c.hế.t cũng không muốn thấy con đến cầu xin kẻ thù của mình, thế thì con cũng vậy, con thà quỳ dưới chân Đặng Khải Thành cũng không muốn ba mẹ phải c.hế.t như thế. Con chỉ muốn mọi thứ tốt hơn”.

Mẹ tôi đánh vào vai tôi, lệ như mưa trút xuống: “Cái con bé ngu ngốc này. Sao mày ngây thơ thế hả? Nó hận gia đình mình như thế, làm sao có chuyện mày cầu xin mà nó tha cho ba mày? Nó chỉ muốn trả thù tất cả mọi người trong gia đình mình thôi, nó cũng muốn kéo theo cả mày sống không được tử tế. Sao mày ngây thơ như thế hả?”.

Tôi yên lặng để mẹ đánh, không kêu lên một tiếng, chỉ vừa khóc vừa nói: “Mẹ, không phải như vậy đâu. Lúc trước ba có được ra ngoài điều trị một lần. Bác sĩ nói được chữa trị kịp thời nên bước đầu làm hoá trị đáp ứng rất tốt”.

“Chân Ý, một lần làm hoá trị đánh đổi bằng cả một đời của con ư?”. Mẹ tôi sức vẫn còn yếu, cũng không đánh được bao nhiêu, có lẽ giây phút ấy bà còn đau lòng hơn người bị đánh là tôi: “Con như thế thì mẹ phải làm sao?”

“Mẹ, con không sao đâu. Con ở bên ấy sống cũng tốt lắm. Anh ấy không làm gì con cả”.
“Tốt? Tốt mà chân con như thế à? Vết thương đó là nó đánh con đúng không?

Tôi giật mình, vội vã kéo ống quần xuống thấp hơn, che đi mấy vết thương mới liền thịt trên đó: “Không phải, cái này là con bị ngã nên mới bị thương”.

“Ngã nên mới bị thương? Nếu đúng là nó không đánh con, tại sao không dám đưa con đi bệnh viện? Chân bị nặng như thế mà chỉ đắp mấy thứ thuốc lá vớ vẩn?”.

Tất nhiên mẹ không tin tôi, bà nhìn tôi từ đầu đến chân một lượt rồi lại đau lòng nắm tay tôi: “Chân Ý, con rời xa nó đi, quay lại Hồng Kông đi. Ba mẹ tự lo được, con đi đi. Đừng ở đây chịu khổ nữa”.

“Mẹ, con không đi đâu”. Tôi ôm lấy mẹ, lắc đầu nguầy nguậy: “Con không đi đâu cả. Bây giờ ba vẫn còn mấy lần xạ trị nữa, mẹ cũng cần có người chăm sóc, con không thể để hai người ở lại một mình được”.

“Vậy con định ở bên nó đến bao giờ? Định chịu hành hạ đến bao giờ?”.

Tôi không dám nói thật, sợ mẹ biết được chuyện tôi vẫn còn yêu Đặng Khải Thành, cuối cùng chỉ có thể đáp đại khái: “Mẹ, đợi xem bệnh tình của ba thế nào rồi tính tiếp được không? Cứ cách mấy tháng ba lại phải vào viện một lần để xạ trị, không có sự đồng ý của cấp trên, ba sẽ không được ra ngoài chữa bệnh. Bây giờ sức khỏe của ba và mẹ là quan trọng nhất, thế nên cứ từ từ được không?”.

Mẹ tôi lau nước mắt, có lẽ cũng cảm thấy tôi nói đúng. Dù sao bây giờ chuyện tôi ở bên Đặng Khải Thành đã không thể vãn hồi được nữa, đánh đổi cũng đã đánh đổi rồi. Hơn nữa, ba tôi cũng vẫn đang chữa trị, không thể ngừng giữa chừng được. Chính mẹ tôi cũng hiểu rõ chuyện tôi đang làm là tốt nhất cho tất cả, bà không có cách nào, chỉ bất lực cúi xuống ôm lấy tôi: “Con gái tôi lúc trước vui vẻ bao nhiêu, bây giờ khổ sở bấy nhiêu. Đúng là số khổ mà”.

Tôi nắm chặt lấy tay mẹ, tủi thân dâng trào khoé mắt: “Không đâu, con không khổ chút nào hết. Mẹ, mẹ tỉnh lại rồi con rất vui”.

Mẹ tôi vừa khóc vừa mắng: “Đúng là con bé ngốc”.

Hôm đó, hai mẹ con tôi ôm nhau nói rất nhiều chuyện. 10 năm rồi, dòng chảy thời gian cuốn theo rất nhiều điều thay đổi, cũng có nhiều thứ mà mẹ tôi không thể chứng kiến, giả như quá trình vượt qua biến cố và nỗ lực sống ở Hồng Kông của tôi, việc tôi lớn lên, thậm chí cả việc Đặng Khải Thành từ một kẻ phản bội Hồng Hưng, nay đã trở thành cục trưởng cục cảnh sát phòng chống m.a t.úy vang danh một cõi.

Mẹ sợ bỏ lỡ chặng đường trưởng thành của tôi nên cứ nắm tay tôi hỏi thời gian qua tôi đã sống thế nào, đã yêu ai chưa, ở Hồng Kông chú Lâm có tốt với tôi không. Tất nhiên, tôi không dám nói ra những khó khăn đau khổ mà mình phải chịu đựng, chỉ bảo 10 năm qua tôi vẫn sống rất tốt, rồi lại ôm bà thủ thỉ, nói sau này tôi và mẹ, còn có ba nữa, đều phải nỗ lực để sống tốt hơn.

Mẹ tôi gật đầu, lại nói: Mẹ hy vọng sau này Chân Ý sẽ thoát khỏi được được Đặng Khải Thành, sẽ tìm được một người đàn ông tốt, có thể thấu hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của gia đình tôi, đặc biệt sẽ yêu thương tôi.

Tôi biết, cuộc đời này sẽ không có người đàn ông nào yêu tôi hơn Đặng Khải Thành yêu tôi, nhưng lại không nói ra được. Chỉ có thể gật đầu đáp: “Con biết rồi”.

Sau khi ăn cùng mẹ một bữa cơm, ở lại chơi với bà đến tận chiều, bị y tá xua vềcho bệnh nhân nghỉ ngơi, tôi mới lững thững ra về.

Lúc vừa ra đến hành lang đã thấy Đăng Nguyên đứng dựa tường xem điện thoại đợi tôi. Nghe thấy tiếng động, anh ấy mới ngước đôi mắt mỏi mệt lên, cố nặn ra một nụ cười: “Mẹ em ngủ rồi à?”.

“Vâng”. Tôi lạnh nhạt đáp.

“Em giận anh à?”.

Tôi lắc đầu: “Em chỉ không hiểu tại sao anh lại nói cho mẹ em biết sớm như thế? Dù sớm muộn gì bà cũng biết, nhưng sức khoẻ của mẹ chưa hồi phục, vẫn còn yếu, kích động tinh thần sẽ không tốt”.

“Lúc đó anh không gọi được cho em, lại nghe báo chí nói có người ngã xuống vực ở thôn Trường An, trong đó có cả cục trưởng cục cảnh sát hình sự. Anh lo quá, cũng không nghĩ được nhiều, cứ gọi hết cho người này người khác để hỏi”. Đăng Nguyên át náy nhìn tôi: “Lúc đến thăm mẹ em thì có người điện thoại cho anh, nói đã tìm thấy em rồi. Anh mừng quá nên không để ý, nghe điện thoại ngay trước mặt cô nên cô mới biết".

Anh ấy đã nói như vậy, cũng là vô tình nên tôi không trách được. Suy cho cùng vẫn là lỗi của tôi làm mọi người lo lắng.

Rút cuộc, tôi chỉ thở dài đáp: “Vâng, không sao đâu”

"Em đi theo hắn gặp nhiều nguy hiểm như thế, đến giờ vẫn quyết tâm ở với hắn sao?”.
“Vâng, tạm thời là thế”.
“Chân Ý…”.

Tôi biết Đăng Nguyên định nói gì nên ngắt lời: “Anh Nguyên, muộn rồi, em phải về đây”.

Đăng Nguyên khựng lại một giây, rồi lại đuổi theo tôi: “Để anh đưa em về”.

“Không cần đâu, em có xe mà”. Tôi gượng gạo nặn ra một nụ cười: “Anh đừng lo, em không giận anh đâu. Mấy năm qua em cảm ơn anh còn không hết, sao giận anh được. Em về trước đây, ngày mai em lại đến”.

Tối hôm đó về nhà, tôi vẫn nấu một mâm cơm đầy, nhưng khi ngồi ăn cùng Đặng Khải Thành lại cảm thấy không thoải mái như lúc còn ở trong núi. Anh thấy tôi ngồi mãi vẫn không ăn hết nửa bát cơm mới hỏi:

“Sao thế? Hôm nay ăn cơm không ngon à?”.

Tôi gật đầu, khịt mũi đáp: “Em vẫn cảm thấy cùng một loại gia vị, cùng một công thức, nhưng học mãi vẫn không nấu ra được mùi vị giống bà cụ trong núi nấu”.

Đặng Khải Thành buông đũa xuống, nhìn tôi: “Chân Ý, hương vị của món ăn chỉ phụ thuộc một phần vào nguyên liệu, phần quan trọng nhất là tấm lòng của người nấu nó. Lúc em ở trong hẻm núi, bà cụ dùng cả tấm lòng để đối đãi với em, nên em ăn món nào cũng cảm thấy ngon”. Anh ngừng lại một chút rồi nói: “Bây giờ, cảm giác của anh cũng y như vậy”.

“Như vậy là thế nào?”.
“Cảm nhận được tấm lòng của một người, ăn gì cũng cảm thấy ngon”.

Tôi nghĩ miệng của Đặng Khải Thành có ngậm đường mới đúng, mới nói ra mấy câu mà tôi đã thấy ngọt đến sắp sâu răng rồi. Đúng là vì thời gian này thấy anh vất vả, tôi không giúp được gì nên đã cố gắng rất nhiều để nấu ngon, lại sợ như vậy vẫn chưa đủ, sợ anh không vừa miệng bằng bữa cơm của bà cụ trong núi nên mới so sánh nhiều đến thế.

Tôi cũng quên mất rằng, Đặng Khải Thành vốn dĩ không kén ăn, anh chỉ kén nhận tấm lòng của người khác mà thôi.

***

Mấy ngày tiếp theo đó, hầu như ngày nào tôi cũng tới bệnh viện thăm mẹ, trò chuyện với bà. Ban đầu, mẹ tôi vẫn rất khó chịu về việc tôi ở cùng Đặng Khải Thành, nhưng bây giờ mọi chuyện không thể thay đổi, rút cuộc, bà chỉ có thể hỏi tôi:

“Chân Ý, con nói thật cho mẹ biết đi, nó đã làm gì con chưa?”. Nói rồi, bà lại sợ tôi không hiểu nên giải thích: “Chuyện nam nữ ấy”.

Tôi cúi mặt, cảm thấy nếu trả lời “Không” thì quá miễn cưỡng, một nam một nữ ở chung nhà suốt chừng ấy thời gian mà không làm gì thì khó ai tin nổi, cho nên rút cuộc tôi đành nói thật: “Mẹ, con xin lỗi”.

Ánh mắt mẹ tôi sượt qua vẻ thất vọng, lại đong đầy rất nhiều đau lòng, bà run run quay đi, nói: “Mẹ biết con đi theo nó thì sẽ không tránh khỏi được chuyện đó. Nhưng Chân Ý à, cuộc đời con còn dài, con không thể vì ba mẹ mà đi theo nó mãi được. Con phải biết tự bảo vệ bản thân, chừa lại một đường lui cho mình, biết không?”.

“Vâng, con biết rồi”.
“Dùng thuốc tránh thai nhiều sẽ hại đến khả năng sinh sản sau này. Sẵn đang ở bệnh viện, con đến khoa sản đi. Mẹ nghe nói bây giờ có cả cấy que tránh thai, con cấy que vào, đừng để mang thai con của nó”.

Từ khi ở hẻm núi trở về, chúng tôi quan hệ không nhiều, trong nhà lại không có sẵn bao cao su nên tôi chỉ có thể uống thuốc tránh thai hàng ngày. Tôi cũng có tâm trạng như mẹ tôi, bởi vì không biết tương lai thế nào nên không dám mang thai. Vả lại, Đặng Khải Thành cũng chưa từng nhắc đến chuyện sinh con.

Tôi đáp: “Vâng. Để lúc nào có thời gian thì con sẽ thử cấy que xem sao. Mẹ đừng lo, con không để mang thai đâu”.

Mẹ vuốt tóc tôi: “Chân Ý, mẹ biết trước đây con thích nó. Nhưng con đừng bao giờ quên nó là kẻ thù của gia đình mình. Nhà chúng ta có ngày hôm nay, tất cả đều do nó hại. Loại phản bội như nó không xứng đáng để con có thai với nó, người như nó rồi sẽ gặp quả báo thôi. Sống ác chắc chắn sẽ bị đày xuống 18 tầng địa ngục”.

Nghe mẹ mắng Đặng Khải Thành như vậy, lòng tôi bất giác khó chịu, nhưng nghĩ dù sao mỗi người đều có một nỗi hận riêng, tôi lại là con của ba mẹ, tôi cũng phải mang trong lòng nỗi hận như vậy, nhưng vì tôi không làm được nên tôi không nói nữa. Chỉ thở dài đáp: “Mẹ, con biết rồi”.

“Ngày mai là đến lịch vào thăm ba con phải không? Ngày mai con đến đây từ sớm rồi đưa mẹ vào thăm ba, mẹ muốn đến gặp ông ấy”.
“Vâng”.

Quãng đường từ bệnh viện đến trại giam không xa lắm, đi chừng hơn một tiếng là đến. Ngày hôm sau tôi lái xe chở mẹ đến đó, đăng ký vào thăm xong lại phải ngồi chờ làm thêm rất nhiều thủ tục nữa mới được gặp.

Trong lúc chờ đợi, tôi nhìn qua cánh cửa dẫn vào khu bên trong mới thấy có một đoàn phạm nhân đi lao động về ngang qua. Ba tôi đi lẫn trong đó, ông già rồi, sức khỏe yếu, mắt lại kém nên bước hơi chậm, phạm nhân đi sau không kiên nhẫn thúc giục ba tôi đi nhanh lên, nhưng ông không đi nổi, vẫn run rẩy bước chậm rì rì. Rút cuộc, tên phạm nhân đi sau nổi khùng lên xông đến đánh ông.

Ba tôi bị xô ngã xuống đất, gã phạm nhân phía sau vừa đô con vừa tàn nhẫn, hắn giơ chân đạp mạnh vào ngực ba tôi, tay đấm liên tiếp vào mặt ông, vừa đấm vừa hét: “Thằng c.hó này, mày tưởng bây giờ mày vẫn là đại ca của Hồng Hưng đấy à? Tao nói cho mày biết, lúc đó tao còn nể mặt nhường mày một bước, nhưng giờ ở trong trại này tao mới là đại ca. Tao bảo mày đi nhanh thì mày cũng phải nhấc cái chân lên, mày còn muốn khiêu khích với tao à? Hôm nay tao đập c.hế.t mày”.

Hắn ra tay rất nhanh, lực cũng rất mạnh, dẫm mấy cái mà ba tôi đã phun ra cả một ngụm m.áu lớn. Tôi cũng phát đ.iên lên, vội vàng nhào đến đập ầm ầm vào tấm meca ngăn cách giữa phạm nhân và người đến thăm, vừa đập vừa hét: “Công an đâu, các anh mau đến mà xem phạm nhân đánh người này. Mau cứu ba tôi đi. Cứu ba tôi đi”.

Hai người quản giáo ở bên trong lập tức chạy lại, kéo tên phạm nhân kia ra khỏi người ba tôi, nhưng hắn rất khỏe, bị hai người kéo mà vẫn còn cố rướn chân đạp thêm một phát, ba tôi lại nôn ra một ngụm má.u khác, bị đánh nhiều nên không bò dậy được, nằm thẳng đơ ở trên sân.

Tôi sợ nên khóc toáng lên, lại thấy mấy bóng mặc áo xanh khiêng ba tôi đến nhà y tế. Tôi với mẹ cũng vội vàng đi đến đó, lẽ ra không được vào, nhưng có thể bởi vì tôi khóc nhiều quá, cũng có thể do ba tôi không còn sống được lâu, thế nên sau một hồi năn nỉ, giám thị cũng cho mẹ con tôi vào bên trong.

Lúc này, bác sĩ ở nhà y tế đã lau sạch m.áu trên mặt ba tôi. Nhưng lau xong rồi tôi mới có thể nhìn thấy trên mặt ông không chỗ nào là không bị thương, tay chân cũng vậy. Có vết thương cũ, cả những vết thương mới, chồng chéo lên nhau, chỉ nhìn thôi cũng có cảm giác đau lòng tưởng c.hế.t.

Phải. Là đau lòng tưởng c.hế/t. Trước đây ba tôi là đại ca của cả một bang phái lớn, không ai dám động đến ông, chỉ có ông bắt nạt kẻ yếu. Bây giờ ông ở trong trại giam bị bạn tù đánh đập, bị ngược đãi, chẳng những không còn dáng vẻ oai phong trước đây, mà còn không giống một con người.

Tôi biết, sông có khúc người có lúc, lên voi thì đón gió lớn, ngã ngựa thì xuống bùn đen, có lẽ còn rất nhiều, rất nhiều cay đắng và nhục nhã nữa mà suốt thời gian ở tù ba tôi không nói ra, nhưng hôm nay tận mắt nhìn thấy những vết thương của ông, tôi đã hiểu rồi!

Tôi ôm lấy tay ông, khóc lớn: “Ba ơi…Con và mẹ đến thăm ba đây”.

Ba tôi sau khi được tiêm giảm đau thì tỉnh táo lại đôi chút, ông ngước đôi mắt đục ngầu nhìn tôi, rồi lại nhìn mẹ tôi đang khóc như mưa sau lưng, cũng trào nước mắt: “Chân Ý”.

“Ba có đau lắm không? Có khó chịu lắm không?”.

“Không sao”. Ông nói xong, lại nghiêng đầu sang bên cạnh nôn ra một ngụm m.áu khác: ‘Không sao đâu. Hai mẹ con đừng khóc nữa. Tôi chưa c.hế.t được đâu mà”.

Mẹ tôi khóc đến nỗi không thở được, run rẩy ngồi xuống bên giường: “Tôi với Chân Ý đưa ông đến bệnh viện nhé, đến bệnh viện là khỏi thôi. Ở đó các bác sĩ chữa cho ông sẽ không đau nữa”.

“Tôi vừa từ bệnh viện về tuần trước. Bác sĩ bảo sức khỏe tôi vẫn tốt lắm, nói với bà rồi còn gì”.
“Nhưng ông thế này…”.

Ba tôi yếu ớt ngắt lời: “Chuyện nhỏ ấy mà. Bà có nhớ không, mười mấy năm trước tôi đi đánh nhau với người ta, còn bị c.hé.m một nhát ở lưng, bà về nhà cứ khóc rồi mắng tôi mãi. Bị thương nặng như thế còn không c.hế.t được, giờ bị nôn ra mấy ngụm m.áu có là gì. Đừng lo, tôi không sao đâu”.

"Thế này mà vẫn bảo không sao ư? Ông có còn trẻ như xưa nữa đâu...".

Tôi cũng cảm thấy mẹ nói rất phải!

Nhìn ba tôi gầy khô nằm trên giường bệnh, cả người đầy vết thương, mái tóc từ hoa râm đã chuyển thành bạc trắng, mẹ ở bên cạnh nắm tay ông cũng gầy nhom, bờ vai yếu ớt run rẩy, tự nhiên tôi lại có cảm giác những người thân của mình già đi nhanh đến thế.

10 năm, tất cả mọi chuyện đã thay đổi theo dòng chảy thời gian, tôi và Đăng Nguyên đã trưởng thành, ngay cả Đặng Khải Thành cũng trở thành cục trưởng cục cảnh sát, cha mẹ tôi cũng già đi. Bọn họ chịu đựng bao đau khổ nên đôi vai đã trũng xuống, thân thể cũng gầy nhom yếu ớt, cuộc sống mà tôi nghĩ đã tốt hơn hóa ra lại tệ đến mức tôi không thể nhìn nổi.

Tim tôi đau buốt, giống như bị ai thò tay vào bóp lấy, đau đến mức lồng ngực như muốn nổ tung, cổ họng nghẹn lại không thở được! Rút cuộc chỉ có thể lẳng lặng quay đầu nhìn ra bên ngoài bầu trời trại giam, há miệng hít thật sâu vài ngụm không khí cho đến khi bình tĩnh lại.

Giám thị trại giam vẫn nói với tôi: Bệnh tình của ba tôi đã ổn, chuyện bị bạn tù đánh trong trại giam, cán bộ ở đây sẽ xử lý. Còn về vết thương của ba tôi thì điều trị ở nhà y tế là ổn.

Tôi muốn đưa ba đến bệnh viện kiểm tra cho yên tâm, nhưng câu trả lời của chú giám thị vẫn như cũ: “Ba cô là phạm nhân chấp hành án chung thân, không thể muốn ra ngoài điều trị là có thể ra ngoài được. Cái này cần phải có ý kiến của cấp trên thì chúng tôi mới quyết định được. Tôi thấy vết thương của ba cô cũng không nặng lắm, cứ để ông ấy ở trong này điều trị, có vấn đề gì tôi sẽ báo lại với gia đình sau”.

Tôi cười nhạt: Ý kiến của cấp trên ư? Cấp trên ở đây không phải là Đặng Khải Thành, người hàng đêm vẫn chung chăn chung gối với tôi đó sao?

Nhưng dù anh có đối xử dịu dàng với tôi bao nhiêu đi chăng nữa, tôi cũng không thể hết lần này đến lần khác van cầu anh để ba tôi ra ngoài được. Ba tôi năm đó không hề động lòng trước sinh mạng vô tội của ba mẹ anh, làm sao có chuyện anh nhẫn nại cho ba tôi ra ngoài điều trị hết lần này đến lần khác chứ?

Anh có giới hạn của riêng anh, yêu cũng có, nhưng hận càng không buông bỏ. Điều này tôi rất hiểu!

Cuối cùng, tôi không thể thuyết phục được giám thị nên chỉ có thể gửi lại quần áo ấm và thuốc bổ cho ba tôi, sau đó lại đưa mẹ quay trở lại bệnh viện.

Trên đường về, mẹ tôi vẫn khóc suốt. Tôi mở miệng an ủi, nhưng bà lại nói: “Chân Ý, con nói với thằng Thành đi. Xin nó cho ba con được ra ngoài điều trị, ông ấy nôn ra m.áu như thế mà không đến bệnh viện, lỡ có bề gì thì làm sao đây”.

Tôi cố đè nén nỗi khó chịu trong lòng, hít vào một hơi rồi đáp: “Mẹ, mẹ đừng lo quá, để con tìm cách”.

“Còn tìm cách gì nữa, ba con bị như thế, con cũng nhìn thấy cả rồi. Ông ấy bị u.ng thư, sức khỏe yếu, còn bị đánh như thế thì không chịu nổi. Con thuyết phục thằng Thành đi, xin nó thêm lần này nữa thôi”.

Mẹ tôi lau nước mắt, thấy tôi không trả lời, bà cũng dần dần bình tĩnh lại. Một lát sau, bà lại nói với tôi: “Mẹ hiểu cảm giác của con khi đó rồi”.

Tôi quay đầu, gượng gạo nặn ra một nụ cười: “Cảm giác gì cơ ạ?”.

“Cảm giác muốn cứu ba con. Làm tất cả để cứu ba con”. Mẹ tôi nói: “Lúc đầu mẹ cứ tưởng cứ để ba mẹ c.hế.t là hết, nhưng bây giờ chứng kiến ông ấy như thế, mẹ mới hiểu, dù ông ấy chỉ còn sống được 10 ngày, mẹ cũng sẽ làm tất cả để ông ấy có thể sống được thêm 10 ngày. Chân Ý, ba con mới 60 tuổi thôi, vẫn còn có thể sống được lâu hơn, con cầu xin thằng Thành đi, đừng để ông ấy c.hế.t”.

Tôi lặng lẽ nhắm mắt, rất lâu sau mới trả lời: “Vâng, con biết rồi”.

Đưa mẹ về bệnh viện xong, quay về nhà thì trời đã tối. Lúc đi bộ vào con ngõ, nhìn thấy một người cha cõng con trên vai, bỗng nhiên tôi lại nhớ đến hồi tôi còn nhỏ. Khi Đặng Khải Thành chưa đến Hồng Hưng, ba tôi thường ra cổng đón tôi đi học về, cõng tôi lên vai rồi chạy một vòng quanh sân, nói sau này không cần Chân Ý học hành giỏi giang gì đó, ba có tiền, chỉ cần Chân Ý sống một đời vui vẻ là được.

Tôi hỏi: “Vậy con chỉ học võ thôi được không?”.

Ba tôi gật đầu, nói được.

Ông rất bận, nhưng chủ nhật tuần nào cũng sẽ dành thời gian vào bếp làm sườn chua ngọt cho tôi ăn, thỉnh thoảng đi đâu đó về sẽ mua cho tôi mấy con búp bê vải, dù trong Hồng Hưng nhiều anh em như vậy nhưng cứ đến mùa xuân, đích thân ba tôi sẽ trèo lên cây táo trước hiên nhà để hái táo, còn bảo sang năm tới ba sẽ tìm thêm mấy cây táo giống khác, để xuân hạ thu đông năm sau đều có táo cho tôi ăn.

Ông không phải là một người tốt, cũng làm rất nhiều việc phạm pháp, nhưng ông lại là một người cha tốt, mấy chục năm nay ông rất thương tôi.

Đặng Khải Thành coi bố tôi là kẻ thù, nhưng người anh hận lại là người sinh ra tôi. Tôi yêu Đặng Khải Thành, nhưng tôi cũng rất yêu bố tôi, bây giờ bố tôi thế này bảo tôi không đau lòng là nói dối.

Tôi nghĩ nếu năm đó anh không đến Hồng Hưng, không phản bội thì ba tôi sẽ không ra nông nỗi này. Nhưng Đặng Khải Thành có thể không đến Hồng Hưng sao? Phạm pháp sẽ không bao giờ bị vạch trần sao? Không thể!

Tôi đứng ở đầu con ngõ nhìn rất lâu, đến khi bầu trời bắt đầu đổ mưa phùn xuống mới lặng lẽ đi về. Lúc này Đặng Khải Thành cũng đã ở nhà, anh không hỏi tôi đi đâu, khi thấy tôi bước vào chỉ bảo:

“Về rồi à?”.

“Vâng”. Quay về với cuộc sống hiện thực đúng là quá mệt mỏi, tôi không thể coi như không có chuyện gì, nhưng cũng không thể oán trách anh, cuối cùng chỉ có thể gượng gạo nặn ra một nụ cười: “Anh về lâu chưa?”.

“Mới về được một lúc thôi. Em tắm đi rồi ăn cơm”.

Tôi gật đầu, tắm rửa xong lại ngồi bên mâm cơm ăn uống cùng anh như hôm qua, nhưng hôm nay tâm trạng tôi không tốt, chỉ ăn qua loa vài miếng, cũng không nói nhiều như mọi lần.

Đặng Khải Thành biết tôi có chuyện nhưng không nói, mãi đến khi đi ngủ anh mới ôm tôi, giọng nói mang dáng vẻ thâm trầm: “Hôm nay khóc nhiều à?”.

Tôi rúc đầu vào ngực anh, hỏi: “Sao anh biết?”.

“Mắt em sưng”.

Tôi cũng cảm thấy hai hốc mắt mình rất đau, khóc nhiều nên sưng hết cả, không ai phát hiện ra, chỉ có Đặng Khải Thành lúc này mới hỏi tôi.

Lồng ngực tôi nặng trĩu, im lặng rất lâu mới đáp: “Nếu em nói bố em bị bạn tù đánh, trên người ông ấy dày đặc vết thương, vết thương cũ chồng lên vết thương mới, anh có vui không?”.

Ngón tay vuốt ve sống lưng tôi hơi khựng lại, anh lặng lẽ cúi xuống, đôi mắt trong bóng đêm không có một điểm sáng: “Không vui, nhưng cũng không buồn. Mỗi người có một nghiệp báo khác nhau, muốn bình an mà sống thì đừng gây ra tội lỗi”.

“Ông ấy là bố em”. Tôi lại khóc: “Anh trả thù ông ấy, em không trách anh, nhưng nhìn bố như vậy em rất đau lòng”.

“Chân Ý”. Cổ họng Đặng Khải Thành hơi khàn: “Em bảo anh phải làm sao?”.

Đừng trả thù nữa ư? Như vậy quá không công bằng với anh, một mình Đặng Khải Thành ôm đau thương, nếm đủ bi kịch tận 20 năm, bảo anh bỏ qua cho kẻ thù mình như vậy là quá tàn nhẫn.

Nhưng tôi vẫn nói: “Anh tính lên người em đi, anh chịu những gì, khổ sở gì, đau đớn gì, anh tính hết lên người em đi. Bố mẹ em ra nông nỗi này, không chịu được nữa rồi. Nhưng em còn trẻ, em chịu được”.

“Chân Ý”. Bàn tay lớn của anh siết chặt eo tôi, chặt đến mức xương cốt tôi đau nhói: “Người nào làm thì tội người ấy gánh, không liên quan đến em”.

“Nếu cứ thế này em sẽ phải hận anh mất. Thành, em sẽ phải hận anh mất”.

Lần này, Đặng Khải Thành không đáp lại tôi nữa, anh chỉ im lặng ôm tôi, trái tim nặng nề như bị đè xuống bởi trăm nghìn tảng đá lớn. Tôi thì cứ im lặng rúc vào lồng ngực anh khóc, khóc đến tê dại tâm can, khóc quá nhiều nên hốc mắt đau như muốn nổ tung, nhưng Đặng Khải Thành không hề nói một lời dỗ dành tôi.

Một lát sau, khi tôi khóc mệt rồi, anh mới lấy tay lau đi nước mắt nhem nhuốc trên mặt tôi, anh nói: “Chân Ý, anh rất yêu em. Những chuyện anh làm, hy vọng em cũng hiểu”.

“Em hiểu”. Tôi ôm lấy anh: “Nhưng họ là bố mẹ em”.

Đặng Khải Thành hôn lên trán tôi, nói một câu mà tôi không hiểu: “Chúng ta chỉ còn thiếu một chút nữa thôi”.

Tôi muốn hỏi thiếu thứ gì, nhưng anh không để tôi mở miệng đã hôn tôi, hôn đến mức đầu óc tôi quay cuồng, dù biết có những chuyện vốn là ngõ cụt nhưng vẫn cứ đâm đầu vào, biết rõ sẽ mình đầy thương tích nhưng vẫn nhắm mắt bước.

Hôm đó anh nhiệt tình một cách khác thường, quỳ giữa chân tôi đổi rất nhiều tư thế, hết hôn bụng tôi lại hôn lên mắt tôi, sau cùng khi tôi ngừng khóc, Đặng Khải Thành mới nói: “Chân Ý, anh không muốn em phải hận anh”.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #thựctế