Khong quan nem bom Hai quan De quoc Nhat trong ww2
Chiếc Mitsubishi B1M là một kiểu máy bay ném bom-ngư lôi được Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong những năm 1920 dưới tên gọi chính thức là Máy bay Tấn công Tàu sân bay Hải quân Kiểu 13. Nó được thiết kế và chế tạo bởi hãng Mitsubishi và được sử dụng trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật.
Thiết kế và phát triển
Khi làm việc cho hãng Mitsubishi, nhà thiết kế máy bay người Anh Herbert Smith đã thiết kế kiểu máy bay ném bom-ngư lôi hai chỗ ngồi 2MT1 và đã bay chuyến bay đầu tiên vào tháng 1 năm 1923.[1] Nó được đưa vào hoạt động cùng Hải quân Nhật dưới tên gọi Máy bay Tấn công Tàu sân bay Hải quân Kiểu 13-1 hay B1M1, và được tiếp nối bởi các phiên bản 2MT2 và 2MT3 (cùng được mang tên là B1M1). Thiết kế được cải tiến Kiểu 13-2 được đặt tên là B1M2. Phiên bản cuối cùng, Kiểu 13-3 hoặc B1M3, mang tên của công ty là 3MT2 và là một chiếc ba chỗ ngồi. Tổng cộng đã có 443 chiếc được chế tạo.[1]Kiểu B1M được cung cấp động lực bởi một động cơ công suất 335 kW kiểu Napier Lion hay Hispano-Suiza tùy theo phiên bản.
[sửa] Lịch sử hoạt động
Kiểu máy baynày được đưa vào hoạt động vào năm 1924 và phục vụ cho đến tận những năm 1930. Trong Sự kiện Thượng Hải ngày 28 tháng 1 năm 1932, 32 chiếc máy bay kiểu này thuộc các tàu sân bay Kaga và Hōshō đã tham gia hoạt động.[1] Một chiếc thuộc tàu sân bay Kaga đã bị mất trong cuộc đối đầu mà phi công tình nguyện Mỹ Robert Short bị thiệt mạng khi đang chiến đấu cho phía Trung Quốc.
Từ năm 1929, một số chiếc máy bay B1M dư thừa được cải biến cho hoạt động dân sự, được trang bị một buồng lái kín cho hành khách và hàng hóa.
[sửa] Các phiên bản
B1M1
Phiên bản hai chỗ ngồi ban đầu, trang bị động cơ Napier Lion 450 mã lực. Tên gọi đầy đủ là Máy bay Tấn công Tàu sân bay Hải quân Kiểu 13-1 trong khi tên gọi của công ty là 2MT1, 2MT2 và 2MT3. Có 197 chiếc được chế tạo bởi Mitsubishi.[2]
2MT4
Phiên bản thủy phi cơ trinh sát thử nghiệm. Một chiếc được chế tạo.
2MT5
Nguyên mẫu máy bay ném bom-ngư lôi hai chỗ ngồi trang bị động cơ 450 mã lực Mitsubishi Hi (chế tạo theo giấy phép nhượng quyền của Hispano-Suiza). Một chiếc được chế tạo.
B1M2
Phiên bản sản xuất của kiểu máy bay ném bom-ngư lôi ba chỗ ngồi, dựa trên kiểu 2MT5, trang bị động cơ Mitsubishi Hi. Tên gọi đầy đủ là Máy bay Tấn công Tàu sân bay Hải quân Kiểu 13-2 trong khi tên gọi của công ty là 3MT1. Có 115 chiếc được chế tạo bởi Mitsubishi.
B1M3
Phiên bản B1M2 cải tiến cánh quạt và bộ càng đáp. Tên gọi đầy đủ là Máy bay Tấn công Tàu sân bay Hải quân Kiểu 13-3 trong khi tên gọi của công ty là 3MT2. Có 128 chiếc được chế tạo bởi Mitsubishi và Hiro Naval Arsenal.
T-1.2
Phiên bản B1M cải biến dân sự với nhiều biến thể khác nhau. Buồng lái kín dành cho hai hoặc ba hành khách. Được cung cấp động lực bởi động cơ Lion hay Hispano-Suiza nguyên thủy hoặc cải biến sang kiểu động cơ bố trí hình tròn chế tạo theo giấy phép nhượng quyền bởi Bristol Jupiter. Còn được gọi là Máy bay Cải biến Kiểu năm thứ 13.[2]
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (2MT2)
Nguồn: The Encyclopedia of World Aircraft [1]
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 02 người
• Chiều dài: 9,77 m (32 ft 1 in)
• Sải cánh: 14,77 m (48 ft 6 in)
• Chiều cao: 3,50 m (11 ft 6 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 59,0 m² (645 ft²)
• Lực nâng của cánh : 45,7 kg/m² (9,22 lb/ft²)
• Trọng lượng không tải: 1.442 kg (3.179 lb)
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 2.697 kg (5.946 lb)
• Động cơ: 1 x động cơ Napier Lion, công suất 500 mã lực (373 kW).
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 210 km/h (113 knot, 130 mph)
• Trần bay: 4.500 8.800 m (14.765 29.000 ft)
• Tỉ lệ công suất/khối lượng : 0,14 kW/kg (0,084 hp/lb)
• Trữ lượng nhiên liệu mang theo : đủ để bay trong 2,6 giờ [2]
[sửa] Vũ khí
• 2 x súng máy 7,7 mm cố định bắn ra phía trước
• 2 x súng máy 7,7 mm di động ở buồng lái phía sau
• 1 x ngư lôi 18 inch hoặc 2 bom 240 kg (529 lb)
Mitsubishi B2M là một kiểu máy bay ném bom-ngư lôi Nhật Bản hoạt động trên tàu sân bay trong những năm 1920 và 1930. Nó được Mitsubishi chế tạo dựa trên một thiết kế của hãng Anh Quốc Blackburn Aircraft và được Hải quân Đế quốc Nhật Bản đưa ra sử dụng.
Thiết kế và phát triển
Vào năm 1927, hãng Nhật Bản Mitsubishi đã thuê lại hãng sản xuất máy bay Anh Quốc Blackburn Aircraft để thiết kế một máy bay, với thỏa thuận sẽ được Mitsubishi chế tạo theo giấy phép nhượng quyền nếu thành công, nhằm tham gia một cuộc mở thầu cạnh tranh của Hải quân Đế quốc Nhật Bản cho một kiểu máy bay trinh sát và ném bom-ngư lôi hoạt động trên tàu sân bay để thay thế cho kiểu Mitsubishi B1M của chính hãng này. Blackburn đã phát triển một thiết kế tên gọi Blackburn T.7B, vốn là phiên bản mở rộng của kiểu máy bay ném bom ngư lôi Ripon của họ, vốn đang được phát triển cho Hải quân Hoàng gia Anh.[1] Chiếc T.7B là một kiểu máy bay cánh kép ba chỗ ngồi cấu trúc bằng thép ống, cánh có hệ số dài rộng cao được gắn cánh mép kiểu Handley Page, được cung cấp động lực bởi một động cơ Hispano-Suiza 12Lbr công suất 625 mã lực (466 kW).
Kiểu thiết kế này được công bố thắng cuộc trong cạnh tranh, và một chiếc nguyên mẫu (biết đến dưới tên gọi 3MR4) được đặt hàng cùng Blackburn. Chiếc máy bay này bay chuyến bay đầu tiên vào ngày 28 tháng 12 năm 1929 tại xưởng của Blackburn ở Yorkshire, Anh Quốc,[1] và được chở sang Nhật Bản vào tháng 2 năm 1930.[2]
Ba chiếc nguyên mẫu phát triển được Mitsubishi chế tạo trực tiếp tại Nhật Bản trước khi kiểu máy bay này được chính thức chấp nhận dưới tên gọi Máy bay Tấn công Tàu sân bay Hải quân Kiểu 89-1 Loại 1 hay Mitsubishi B2M1.[3]
[sửa] Lịch sử hoạt động
Kiểu B2M1 được đưa vào phục vụ cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào tháng 3 năm 1932[3], hoạt động trên các tàu sân bay Akagi, Kaga và Hōshō. Các việc cải biến đã được thực hiện nhằm cải thiện độ ổn định đã đưa đến kiểu B2M2 hay còn được gọi là Máy bay Tấn công Tàu sân bay Hải quân Kiểu 89-2, nhưng không mang lại cải thiện nào đáng kể về tính năng bay so với phiên bản B2M1. Có tổng cộng 204 máy bay thuộc cả hai phiên bản được sản xuất[3].
Kiểu B2M đã được sử dụng rộng rãi trong vai trò ném bom tầm cao và tầm thấp vào các mục tiêu tại Trung Quốc vào lúc bắt đầu Chiến tranh Trung-Nhật vào năm 1937[3][4].
[sửa] Các phiên bản
Blackburn T.7B
Máy bay nguyên mẫu chế tạo bởi Blackburn Aircraft.
Mitsubishi 3MR4
Ba chiếc nguyên mẫu chế tạo tại Nhật Bản.
Misubishi B2M1
Phiên bản sản xuất ban đầu.
Mitsubishi B2M2
Phiên bản sản xuất cải tiến, thu gọn sãi cánh và đuôi cải tiến.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Đặc điểm kỹ thuật (B2M1)
Đặc tính chung
• Đội bay: 03 người
• Chiều dài: 10,27 m (33 ft 8 in)
• Sải cánh: 15,22 m (49 ft 11 in)
• Chiều cao: 3,71 m (12 ft 2 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 55 m² (592 ft²)[5]
• Trọng lượng không tải: 2.260 kg (4.982 lb) [5]
• Trọng lượng có tải: 3.600 kg (7.900 lb)
• Động cơ: 1 x động cơ Hispano-Suiza 12Lbr bố trí chữ V-12 làm mát bằng nước, công suất 650 mã lực (485 kW).
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 213 km/h (115 knot, 132 mph)
• Tầm bay tối đa: 1.779 km (960 nm, 1.105 mi) [5]
• Trần bay: 4.500 m (14.700 ft)
[sửa] Vũ khí
• 1 x súng máy 7,7 mm cố định bắn hướng ra trước
• 1 x súng máy 7,7 mm di động ở buồng lái phía sau
• 800 kg (1.760 lb) ngư lôi hoặc bom
Chiếc Yokosuka B4Y1 là một kiểu máy bay cường kích cánh kép, một động cơ, ba chỗ ngồi, hoạt động trên tàu sân bay, được Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng từ năm 1936 đến năm 1943. Kiểu B4Y1 là máy bay cánh kép cuối cùng được sử dụng, thay thế cho chiếc Mitsubishi B2M2. Phe Đồng Minh đặt tên mã cho chiếc máy bay này là Jean; trong khi tên gọi chính thức của Hải quân Nhật là Máy bay Cường kích Hải quân trên tàu sân bay Kiểu 96.
Thiết kế và phát triển
Vào năm 1932, Hải quân Đế quốc Nhật Bản công bố một yêu cầu về một kiểu máy bay cường kích hoạt động trên tàu sân bay. Các hãng Aichi, Mitsubishi và Nakajima đã đáp ứng yêu cầu này và mỗi hãng đã chế tạo một kiểu nguyên mẫu. Tuy nhiên, không có chiếc nào xem ra thỏa mãn, nên đến năm 1934 lại có yêu cầu về một kiểu máy bay có khả năng hơn nhằm thay thế cho chiếc Yokosuka B3Y1 đã lạc hậu. Chiếc B4Y1 được thiết kế bởi Sanae Kawasaki thuộc Xưởng kỹ thuật Không lực Hải quân Số 1 tại Yokosuka nhằm đáp ứng những nhu cầu mới này. Chiếc B4Y1 được xem chỉ là một kiểu trung gian tạm thời bởi Hải quân Đế quốc Nhật Bản muốn có một chiếc máy bay ném bom-ngư lôi có tính năng bay tốt hơn so sánh được với kiểu máy bay tiêm kích cánh đơn Mitsubishi A5M. Kiểu thiết kế được sản xuất là một máy bay cánh kép với bộ càng đáp cố định và một cấu trúc toàn kim loại được bao phủ bởi kim loại hay vải. Kiểu cánh từ chiếc Kawanishi E7K cũng được sử dụng trên chiếc B4Y1. Chiếc B4Y1 là máy bay cường kích hoạt động trên tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng một động cơ làm mát bằng không khí. Chiếc B4Y1 có đội bay gồm ba người, phi công ngồi trong buồng lái mở trong khi hoa tiêu và điện báo viên/xạ thủ ngồi trong buồng lái kín. Chiếc nguyên mẫu B4Y1 được sản xuất tại Xưởng kỹ thuật Không lực Hải quân Số 1.
[sửa] Lịch sử hoạt động
Mặc dù được sử dụng chủ yếu như là máy bay hoạt động trên tàu sân bay, chiếc B4Y1 cũng thỉnh thoảng được sử dụng như máy bay ném bom đặt căn cứ trên đất liền. Chiếc B4Y1 được sử dụng trên các tàu sân bay Akagi, Hōshō, Kaga, Ryūjō, Sōryū, và Unyo; cũng như nhiều phi đoàn đặt căn cứ trên đất liền. Đến năm 1940, chiếc Nakajima B5N bắt đầu thay thế chiếc B4Y1 trong vai trò máy bay cường kích chủ yếu trên tàu sân bay, nhưng chiếc B4Y1 vẫn tiếp tục phục vụ như máy bay huấn luyện nâng cao, và hoạt động trên các tàu sân bay Hōshō và Unyo cho đến năm 1943. Trước khi được thay thế, những chiếc B4Y1 đã tham gia Chiến tranh Trung-Nhật và từng tham dự Trận chiến Midway vào tháng 6 năm 1942, khi có tám chiếc hoạt động từ tàu sân bay Hōshō. Chính một trong những chiếc máy bay từ tàu sân bay Hōshō này đã chụp ảnh chiếc tàu sân bay Hiryū bị bốc cháy vào ngày 5 tháng 6 năm 1942.
[sửa] Các phiên bản
Nguyên mẫu thứ nhất
Trang bị động cơ Hiro Kiểu 91 12 xy lanh 750 mã lực làm mát bằng nước, bộ cánh quạt hai cánh.
Nguyên mẫu thứ hai và ba
Trang bị động cơ Nakajima Kotobuki-3 9 xy lanh 640 mã lực làm mát bằng không khí, bộ cánh quạt hai cánh.
Nguyên mẫu thứ bốn, năm và kiểu sản xuất
Trang bị động cơ Nakajima Hikari-2 9 xy lanh 840 mã lực làm mát bằng không khí, bộ cánh quạt hai cánh.
Có tổng cộng 205 máy bay được sản xuất bởi các hãng:
• Dai-Ichi Kaigun Koku Gijitsusho, Yokosuka: 5 chiếc nguyên mẫu (1935-36).
• Nakajima Hikoki K. K.: 37 máy bay (1937-38).
• Mitsubishi Jukogyo K. K., Nagoya: 135 máy bay (1937-38).
• Dai-Juichi Kaigun Kokusho, Hiro: 28 máy bay (1938).
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (B4Y)
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 3 người (phi công, hoa tiêu, điện báo viên/xạ thủ súng máy)
• Chiều dài: 10,15 m (33 ft 3 in)
• Sải cánh: 15,0 m (49 ft 3 in)
• Chiều cao: 4,36 m (14 ft 4 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 50 m² (548 ft²)
• Lực nâng của cánh : 72 kg/m² (14,8 lb/ft²)
• Trọng lượng không tải: 2.000 kg (4.400 lb)
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 3.600 kg (7.900 lb)
• Động cơ: 1 x động cơ Nakajima Hikari-2 9 xy lanh bố trí hình tròn, công suất 840 mã lực (626 kW) mỗi động cơ
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 278 km/h (173 mph)
• Tầm bay tối đa: 1.580 km (980 mi)
• Trần bay: 6.000 m (19.700 ft)
• Tốc độ lên cao: 3,6 m/s (710 ft/min)
• Tỉ lệ công suất/khối lượng : 0,29 kW/kg (0,19 hp/lb)
[sửa] Vũ khí
• 1 x súng máy Kiểu 92 7,7 mm (0,303 inch) bắn ra phía sau
• 800 kg ngư lôi, hoặc
• 500 kg bom
Chiếc Nakajima B5N (Tiếng Nhật: 中島 B5N, tên mã của Đồng Minh: Kate) là kiểu máy bay ném ngư lôi chủ yếu của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong những năm đầu của Thế Chiến II. Dù B5N nhanh hơn và tính năng khá hơn các kiểu tương đương của Đồng Minh, TBD Devastator và Fairey Swordfish, nó cũng gần như lạc hậu vào thời điểm trận đánh Trân Châu Cảng. Tuy vậy, B5N vẫn phục vụ suốt cuộc chiến tranh. Mặc dù vai trò ban đầu là máy bay trang bị cho tàu sân bay, thỉnh thoảng nó vẫn được dùng như là máy bay ném bom từ căn cứ mặt đất. Đội bay B5N gồm 3 người: phi công, hoa tiêu/ném bom/trinh sát, và điện tín viên/xạ thủ súng máy.
Thiết kế và phát triển
B5N được thiết kế bởi một nhóm do Katsuji Nakamura đứng đầu, nhằm đáp ứng một yêu cầu của Hải quân năm 1935 về một máy bay ném bom/ngư lôi thay cho chiếc Yokosuka B4Y. Với ký hiệu nội bộ của Nakajima là Kiểu K, nó cạnh tranh với Mitsubishi B5M thành công để đạt được hợp đồng sản xuất. Chiếc nguyên mẫu đầu tiên bay vào tháng 1 năm 1937 và được đặt hàng sản xuất liền sau đó với tên đầy đủ Máy bay Ném bom Tấn công cho Tàu sân bay Kiểu 97 (九七式艦上攻撃機).
[sửa] Lịch sử hoạt động
B5N bắt đầu tham chiến không lâu sau đó, trước tiên trong Chiến tranh Trung-Nhật, nơi mà kinh nghiệm chiến đấu bộc lộ một số yếu điểm của kiểu B5N1 nguyên thủy. Đó là thiếu sót trong việc bảo vệ đội bay và thùng nhiên liệu. Đam mê tính năng bay cao của kiểu này, Hải quân rất miễn cưỡng trong việc tăng trọng lượng máy bay để trang bị vỏ giáp, và thay vào đó tìm kiếm một phiên bản bay nhanh hơn với hy vọng sẽ vượt khỏi máy bay tiêm kích đối địch. B5N2 được trang bị động cơ mạnh hơn và nhiều cải tiến cho nó trơn tru hơn. Mặc dù tính năng bay chỉ hơi nhỉnh hơn và các điểm yếu chưa được sửa chữa, nó thay thế B5N1 trong sản xuất, và phục vụ kể từ năm 1939. Đó là phiên bản được Hải quân dùng trong Trận chiến Trân Châu Cảng. Ngoài trận này, thành tích tốt nhất của B5N2 là vai trò chính trong việc đánh chìm các tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ Yorktown, Lexington và Hornet.
B5N được dùng làm cơ sở để thiết kế mẫu tiếp theo, Nakajima B6N, mà sau đó thay thế nó trong phục vụ chiến trường. B5N tiếp tục bay những vai trò thứ yếu như huấn luyện, kéo mô hình mục tiêu, và chiến tranh chống tàu ngầm. Một số máy bay dùng cho nhiệm vụ sau cùng này được trang bị kiểu radar thô sơ và bộ dò từ trường bất thường. B5N cũng được dùng làm máy bay ném bom trong việc phòng thủ Philippine không thành công vào tháng 10 năm 1944.
Tổng cộng có khoảng 1.150 chiếc được sản xuất, và không còn tiêu bản nguyên vẹn nào. Một phần lớn của 1 chiếc B5N2 được phục hồi tại quần đảo Kuril bởi một nhà sưu tập tư nhân Anh Quốc vào năm 2003. Máy bay mô phỏng B5N2 được làm từ chiếc máy bay huấn luyện T-6 Texan của Mỹ để đóng giả kiểu máy bay của Nhật trong phim Tora! Tora! Tora! và được xử dụng trong một số phim và triển lãm để mô tả B5N.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (Nakajima B5N2)
[sửa] Đặc điểm chung
• Đội bay: 03 người (phi công, hoa tiêu/ném bom/trinh sát, điện tín viên/xạ thủ súng máy)
• Chiều dài: 10,30 m (33 ft 10 in)
• Sải cánh: 15,52 m (50 ft 11 in)
• Chiều cao: 3,70 m (12 ft 2 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 37,7 m² (406 ft²)
• Trọng lượng không tải: 2.279 kg (5.024 lb)
• Trọng lượng có tải: 3.800 kg (8.380 lb)
• Trọng lượng cất cánh lớn nhất: 4.100 kg (9.040 lb)
• Động cơ: 1 x động cơ Nakajima Sakae-11 bố trí hình tròn, công suất 1.000 mã lực (750 kW)
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 367 km/h (229 mph)
• Tầm bay tối đa: 1.935 km (1.202 mi)
• Trần bay: 8.260 m (27.100 ft)
• Tốc độ lên cao: 6,5 m/s (1.283 ft/min)
• Áp lực cánh: 101 kg/m² (21 lb/ft²)
• Tỉ lệ công suất/khối lượng: 0,20 kW/kg (0,12 hp/lb)
[sửa] Vũ khí
• 1 x súng máy kiểu 92 'Ru' (Lewis) 7,7 mm ở vị trí thân sau, nạp tay, với 97 viên đạn.
• 1 x ngư lôi kiểu 91 800 kg (1.760 lb), hoặc
• 3 x bom 250 kg (550 lb), hoặc
• 6 x bom 60 kg (132 lb)
Chiếc Mitsubishi B5M là một kiểu máy bay cường kích đặt căn cứ trên đất liền của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, được phe Đồng Minh đặt tên mã là Mabel (cũng được biết đến dưới tên gọi "Kate 61"). Tên chính thức của Hải quân Nhật là Máy bay ném bom tấn công trên tàu sân bay Loại 97 Số 2 (九七式二号艦上攻撃機). "Số 2" là nhằm phân biệt nó với chiếc Nakajima B5N, vốn được gọi là Loại 97 Số 1.
Nó được thiết kế nhằm đáp ứng một yêu cầu về một kiểu máy bay ném bom mới để hoạt động trên các tàu sân bay của Hải quân Nhật vào năm 1935. Chiếc máy bay sẽ có một đội bay ba người, cánh xếp được để chứa trên sàn đáp, một tốc độ không ít hơn 200 dặm mỗi giờ, khả năng bay trên không ít nhất được 7 giờ và mang được ít nhất 800 kg bom, một đòi hỏi khá cao cho một máy bay một động cơ vào giữa những năm 1930. Nó được dự trù như là một kiểu thiết kế dự phòng cho chiếc máy bay ném bom-ngư lôi Nakajima B5N "Kate". Trong việc thiết kế và chế tạo chiếc B5M1, người Nhật đã sử dụng một lượng lớn các thông tin hữu ích từ chiếc máy bay ném bom Northrop A5 do Mỹ chế tạo mà họ đã mua, mang về Nhật tháo tung ra và nghiên cứu. Chiếc máy bay do Mitsubishi chế tạo bay chuyến bay đầu tiên vào năm 1937, và là một chiếc máy bay toàn kim loại cánh đơn gắn thấp, bộ càng đáp cố định với tấm chắn bùn bánh đáp to. Đội bay gồm ba người ngồi trong một khoang buồng lái kéo dài dọc thân.
Chiếc B5M1 bắt đầu được trang bị cho những đơn vị Hải quân Nhật Bản từ cuối năm 1937, nhưng tính năng bay của chúng không thể so bằng các máy bay ném bom hoạt động trên tàu sân bay khác của Nhật. Tính năng bay của chiếc B5M1 được xem là tạm thời và chỉ có 145 chiếc được chế tạo. Cho dù chúng nguyên được thiết kế để hoạt động trên các tàu sân bay, đa số được sử dụng trong những tháng đầu tiên của Thế Chiến II hoạt động từ các căn cứ trên đất liền tại Đông Nam Á và Trung Quốc, nơi chỉ bị đối đầu bởi những lực lượng không quân đối phương yếu kém. Những chiếc máy bay này kết thúc vai trò của chúng như là máy bay huấn luyện, mục tiêu giả và máy bay ném bom tự sát.
Các phiên bản
• B5M1 : Máy bay cường kích ba chỗ ngồi của Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (Mitsubishi B5M1)
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 03 người
• Chiều dài: 10,23 m (33 feet 9 in)
• Sải cánh: 15,3 m (50 feet 2 in)
• Chiều cao: 4,32 m (14 feet 2 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 37,95 m² (408,5 ft²)
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 4.000 kg (8.819 lb)
• Động cơ: 1 x động cơ Mitsubishi Kinsei 43, công suất 1.000 mã lực (746 kW)
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 379 km/h (203 mph)
• Tầm bay tối đa: 2.350 km (1.460 mi)
• Trần bay: 8.260 m (27.100 ft)
[sửa] Vũ khí
• 2 x súng máy 7,7 mm (0,303 in) gắn cố định trên cánh bắn ra trước
• 1 x súng máy Kiểu 89 7,7 mm (0,303 in) gắn di động trên buồng lái sau
• 3 x pháo Hispano-Suiza 20 mm
• 771 kg (1.700 lb) bom mang bên ngoài
Nakajima B6N Tenzan (tiếng Nhật: 中島 B6N 天山-"Thiên Sơn", tên mã của Đồng Minh: Jill) là máy bay ném bom-ngư lôi chủ yếu của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong những năm cuối Thế Chiến II. Nó được phát triển từ Nakajima B5N và thay thế kiểu này trong phục vụ. Mặc dù là kiểu máy bay ném bom-ngư lôi có hiệu quả cao, nhưng vào lúc nó được đưa ra hoạt động, Hải quân Mỹ đã chiếm được ưu thế trên không tại Mặt trận Thái Bình Dương, và nó không hề có cơ hội thực sự để thể hiện đầy đủ tiềm năng của nó.
Thiết kế và phát triển
Điểm yếu của B5N đã bộc lộ ra trong Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945) kể cả trong những phiên bản nâng cấp của nó khiến Hải quân phải bắt đầu tìm kiếm kiểu thay thế. Năm 1939, họ trao cho hãng Nakajima những đặc điểm của một máy bay có thể mang vũ khí tương đương B5N nhưng phải nhanh hơn và tầm bay xa hơn. Thiết kế được giới hạn bởi thực tế là nó phải vừa với thang nâng sàn đáp của những tàu sân bay đang có, mà kích cỡ chiếc B5N đã gần sát. Giới hạn này sau đó mang lại kiểu dáng đặc trưng trên cánh đuôi của B6N với bánh lái vuốt ra phía trước.
Không như kiểu tiền nhiệm, việc phát triển bị kéo dài và đầy sự cố, bao gồm sự mất ổn định nghiêm trọng của chiếc nguyên mẫu khi bay thử nghiệm lần đầu tiên vào đầu năm 1941, sự cố động cơ, và những vấn đề liên quan đến cất hạ cánh trên tàu sân bay. Chỉnh sửa những vấn đề trên mất 2 năm trước khi nó đưa vào sử dụng tại các phi đội. Ngay cả khi ấy, trọng lượng nặng của máy bay chỉ cho phép nó hoạt động trên những tàu sân bay to nhất của hạm đội.
[sửa] Lịch sử hoạt động
Bắt đầu sự nghiệp chiến đấu của B6N1 cũng không ít tai nạn. Trận chiến biển Philippines, nơi nó hoạt động trong bối cảnh Mỹ đã chiếm được ưu thế trên không, nên nó không thể gây bất kỳ một thiệt hại nào đáng kể, trong khi chịu tổn thất nặng bởi máy bay tiêm kích mới F6F Hellcat của Hải quân Mỹ. Sau thất bại này, Hải quân yêu cầu nhiều thay đổi về thiết kế, đáng chú ý nhất là thay thế động cơ NK7A Mamoru 11 bằng kiểu Mitsubishi MK4T Kasei 25, đưa đến phiên bản B6N2.
Cho đến lúc này, những cải thiện nhỏ trên tính năng bay của chiếc B6N chỉ là những vấn đề nhỏ nhất của Hải quân Nhật. Khi phiên bản mới sẵn sàng vào giữa năm 1944, Hải quân đã mất hầu hết những tàu sân bay lớn và thiếu hụt nghiêm trọng những phi công kinh nghiệm. Đa số hoạt động của B6N2 là từ căn cứ trên đất liền, và không đạt được thắng lợi đáng kể nào. Nó được dùng rộng rãi trong Trận chiến Okinawa, nơi nó cũng được dùng trong các phi vụ Thần Phong (kamikaze) lần đầu tiên.
Vì ưu tiên của Hải quân chuyển sang phòng thủ các đảo chính quốc, phiên bản cuối cùng được sản xuất chỉ để hoạt động trên bộ, hy sinh các tính năng dành cho tàu sân bay để đổi được chút ít cải thiện tính năng bay nhờ nhẹ cân hơn. Hai chiếc nguyên mẫu B6N3 được hoàn thành, nhưng Nhật Bản đã đầu hàng trước khi phiên bản này được đưa vào sản xuất.
Tổng cộng có 1.268 chiếc B6N được chế tạo, đa số là phiên bản B6N2. Cho đến nay, chỉ còn lại 1 chiếc được bảo quản tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Mỹ ở Washington, D.C..
[sửa] Các phiên bản
B6N1 Nguyên mẫu
gắn động cơ Nakajima NK7A Mamoru-11 mạnh 1.870 mã lực, cánh quạt 4 cánh. 2 chiếc được chế tạo.
B6N1 Tenzan, Máy bay Ném bom trên Tàu sân bay Hải quân, Kiểu 11
kiểu sản xuất hằng loạt đầu tiên, 135 chiếc.
B6N2 Kiểu 12
kiểu sản xuất chính, gắn động cơ Mitsubishi MK4T Kasei-25 1.850 mã lực.
B6N2a Kiểu 12A
Biến cải vũ khí đuôi với súng máy Kiểu 97 7.7mm thay cho súng máy Kiểu 2 13.2mm.
B6N3 Kiểu 13 Nguyên mẫu
gắn động cơ Mitsubishi MK4T-C Kasei-25c 1.850 mã lực. Cải tiến càng đáp để hoạt động trên bộ, gồm 2 chiếc B6N2a được cải biến trong xưởng.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (Nakajima B6N2)
[sửa] Đặc điểm chung
• Đội bay: 03 người
• Chiều dài: 10,87 m (35 ft 8 in)
• Sải cánh: 14,89 m (48 ft 10 in)
• Chiều cao: 3,80 m (12 ft 6 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 37,2 m² (400 ft²)
• Áp lực cánh: 139 kg/m² (29 lb/ft²)
• Trọng lượng không tải: 3.010 kg (6.636 lb)
• Trọng lượng có tải: 5.200 kg (11.460 lb)
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 5.650 kg (12.460 lb)
• Động cơ: 1 x động cơ Mitsubishi Kasei-25 bố trí hình tròn, công suất 1.850 mã lực (1.380 kW)
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 468 km/h (291 mph)
• Tầm bay tối đa: 2.960 km (1.840 mi)
• Trần bay: 9.040 m (29.660 ft)
• Tốc độ lên cao: 8 m/s (1.570 ft/min)
• Tỉ lệ công suất/khối lượng: 0,27 kW/kg (0,16 hp/lb)
[sửa] Vũ khí
• 1 x súng máy Kiểu 92 7,7 mm và
• 1 x súng máy Kiểu 92 7,7 mm bắn qua đường hầm bụng
• 1 x ngư lôi 800 kg (1.760 lb), hoặc
• 3 x bom 250 kg (550 lb)
Chiếc Aichi B7A Ryusei (Tiếng Nhật: 愛知 B7A 流星, "Aichi B7A Sao bay") là một kiểu máy bay ném bom-ngư lôi và máy bay ném bom bổ nhào to và mạnh mẽ được Aichi Kokuki KK sản xuất cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nó được phe Đồng Minh đặt tên mã là Grace.
Thiết kế và phát triển
Aichi B7A được thiết kế nhằm đáp ứng một yêu cầu năm 1941của Hải quân Nhật Bản về một chiếc máy bay ném bom hoạt động trên tàu sân bay sẽ thay thế cho cả chiếc máy bay ném ngư lôi Nakajima B6N Tenzan và máy bay ném bom bổ nhào Yokosuka D4Y Suisei đang hoạt động trong Hải quân.[1] Động cơ trang bị là một kiểu Nakajima NK9C Homare-12 18 xy lanh bố trí hình tròn thành hai hàng công suất 2.000 mã lực (1.491 kW)[1], và chiếc máy bay có một kiểu cánh "cong" hình cánh hải âu ngược, phần nào tương tự như của chiếc F4U Corsair, nhằm tạo khoảng sáng cho bộ cánh quạt mà không cần dùng đến bộ càng đáp chính dài hơn.
Cho dù B7A có tải trọng bom không lớn hơn những chiếc tiền nhiệm, việc có được một khoang chứa bom bên trong thân cùng hai đế tải trọng lớn cho phép mang hai bom 250 kg, điều mà những chiếc máy bay tiêm kích hay cường kích một động cơ Nhật Bản khác chưa từng có [3]. Tuy có kích thước và trọng lượng đáng kể, nó có được khả năng điều khiển và tính năng bay như một chiếc máy bay tiêm kích, sánh ngang chiếc Mitsubishi Zeroes đang hoạt động lúc đó. Bay nhanh và tính cơ động cao, nếu như nó được sản xuất sớm hơn và với số lượng đáng kể, B7A hẵn là một đối thủ xứng đáng cho những chiếc máy bay tiêm kích của Hải quân Hoa Kỳ.
[sửa] Lịch sử hoạt động
Chiếc nguyên mẫu đã bay chuyến bay đầu tiên vào tháng 5 năm 1942, nhưng những vấn đề trong việc giao động cơ làm cho nó không được sản xuất với số lượng lớn cho đến tận năm 1944[1], khi mà đã quá trễ để nó có thể ảnh hưởng đến tình thế cuộc chiến. Không còn chiếc tàu sân bay nào để cho nó cất cánh, và chỉ có 105 chiếc được chế tạo.[1]
[sửa] Các phiên bản
• B7A1 : Chiếc nguyên mẫu. Có chín chiếc được chế tạo.
• B7A2 : Phiên bản sản xuất hàng loạt. Máy bay ném bom-ngư lôi và máy bay ném bom bổ nhào hai chỗ ngồi dành cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
• B7A2 : Phiên bản thử nghiệm. Một chiếc được trang bị kiểu động cơ Nakajima Homare 23 bố trí hình tròn công suất 2.000 mã lực (1.491 kW).
• B7A3 : Phiên bản được đề nghị. Không được chế tạo.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (B7A2)
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 2 người
• Chiều dài: 11,49 m (37 ft 8 in)
• Sải cánh: 14,40 m (47 ft 3 in)
• Chiều cao: 4,07 m (13 ft 5 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 35,40 m² (381 ft²)
• Trọng lượng không tải: 3.810 kg (8.400 lb)
• Trọng lượng có tải: 5.625 kg (12.401 lb)
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 6.500 kg (14.330 lb)
• Động cơ: 1 x động cơ Nakajima NK9C Homare 18 xy lanh, công suất 2.000 mã lực (1.491 kW)
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 566,5 km/h (306 knot, 352 mph)
• Tầm bay tối đa: 3.038 km (1.888 mi)
• Trần bay: 11.250 m (36.910 ft)
• Tốc độ lên cao: 9,6 m/s (1.889,8 ft/min)
[sửa] Vũ khí
• 2 x pháo Kiểu 99 20 mm (0,787 inch) trên cánh
• 1 x súng máy Kiểu 1 7,92 mm (0,312 inch) hoặc Kiểu 2 13 mm (0,512 in) trên khoang sau buồng lái
• 800 kg (1.800 lb) bom hoặc
• 1 × ngư lôi 800 kg (1.800 lb)
Chiếc Aichi D1A là một kiểu máy bay ném bom bổ nhào Nhật Bản hoạt động trên các tàu sân bay trong những năm của thập niên 1930. Phe Đồng Minh đặt tên mã cho kiểu máy bay này là Susie[1] Đó là một kiểu máy bay cánh kép một động cơ, hai chỗ ngồi dựa trên kiểu máy bay Heinkel He 66 của Đức. Nó được Aichi sản xuất cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản dưới tên gọi Máy bay Ném bom Hải quân trên tàu sân bay kiểu 94; và vẫn còn được sử dụng như là máy bay huấn luyện vào thời gian xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng.
Thiết kế và phát triển
Aichi D1A được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu của Hải quân Đế quốc Nhật Bản về một kiểu máy bay ném bom bổ nhào tiên tiến hoạt động trên các tàu sân bay, và vào cuối năm 1934 Hải quân Nhật đã yêu cầu hoàn thiện thiết kế chiếc Aichi AB-9 vốn được sản xuất như là kiểu nguyên mẫu của chiếc D1A1.[2] Tuy nhiên, thực ra D1A1 không phải là thiết kế của công ty Aichi Tokei Denki Kabushiki Kaisha, nhưng được vẻ kiểu bởi Ernst Heinkel Flugzeugwerke từ yêu cầu của Aichi.[3] Phiên bản đầu tiên được thiết kế bởi Heinkel là kiểu He 50, một kiểu có thiết kế tương tự nhưng được trang bị phao nổi thay cho càng đáp.[3] Kiểu kế tiếp He 66 được cung cấp cho Aichi và ngay lập tức được đưa vào sản xuất dưới tên gọi D1A1.[3]
Thiết kế của chiếc D1A được dựa trên kiểu máy bay He 66 và được thiết kế như là một máy bay cánh kép có cấu trúc bằng kim loại và bề mặt được phủ vải, một bộ càng đáp cố định và thanh trượt hạ cánh phía sau đuôi kiểu thông thường.[3] Những kiểu ban đầu trang bị động cơ công suất 365 kW, các kiểu sau đó được trang bị loại động cơ mạnh hơn công suất 433 kW. [3]
[sửa] Lịch sử hoạt động
Kiểu D1A được sử dụng ban đầu trong cuộc Chiến tranh Trung Nhật và kép dài cho đến khi Nhật Bản tham gia Thế Chiến II vào năm 1941, nhưng chỉ còn một ít thực sự được sử dụng trong chiến đấu. Tất cả những chiếc D1A1 còn lại đều đã ngừng sử dụng, và đa số những chiếc phiên bản D1A2 đều được rút khỏi các nhiệm vụ nơi tuyến đầu để phục vụ chủ yếu trong các đơn vị huấn luyện. Chỉ còn trường hợp ngoại lệ của 68 chiếc phiên bản D1A2 hoạt động hỗ trợ ở tuyến hai cho đến khi được cho nghỉ hưu vào năm 1942.[2]
[sửa] Các phiên bản
D1A1
Trang bị kiểu động cơ Nakajima Kotobuki 2 Kai 1 hoặc Kotobuki 3 bố trí hình tròn công suất 580 mã lực (432,5 kW). Có 162 chiếc được chế tạo[2].
D1A2
Phiên bản cải tiến trang bị bánh đáp có vỏ bọc và động cơ công suất lớn hơn. Có 428 chiếc được chế tạo[2].
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (D1A2)
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 02 người (phi công và xạ thủ)
• Chiều dài: 9,3 m (30 ft 6 in)
• Sải cánh: 11,4 m (37 ft 5 in)
• Chiều cao: 3,41 m (11 ft 2 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 34,7 m² (374 ft²) [5]
• Lực nâng của cánh : 72,0 kg/m² (14,7 lb/ft²)
• Trọng lượng không tải: 1.516 kg (3.342 lb)
• Trọng lượng có tải: 2.500 kg (5.512 lb) [5]
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 2.610 kg (5.754 lb) [5]
• Động cơ: 1 x động cơ Nakajima Hikari-1 9 xy lanh bố trí hình tròn làm mát bằng không khí, công suất 730 mã lực (545 kW).
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 309 km/h (171 knot, 192 mph)
• Tầm bay tối đa: 927 km (498 nm, 576 mi)
• Trần bay: 6.980 m (22.900 ft)
• Tốc độ lên cao: 6,37 m/s (1.253.94 ft/min)
• Tỉ lệ công suất/khối lượng : 0,22 kW/kg (0,13 hp/lb)
[sửa] Vũ khí
• 2 x súng máy Kiểu 92 7,7 mm (0,303 in) gắn cố định
• 1 x súng máy Kiểu 92 7,7 mm (0,303 in) di động
• 1 × bom 250 kg (550 lb) gắn dưới thân
• 2 × bom 30 kg (66 lb) mang dưới cánh
Chiếc Aichi D3A (tiếng Nhật: 99式艦上爆撃機, Máy bay Ném bom Hải quân Kiểu 99 trên Tàu sân bay), tên mã của Đồng Minh là Val, là kiểu máy bay ném bom bổ nhào Nhật hoạt động trong Thế Chiến II được sản xuất bởi công ty Aichi. Nó là chiếc máy bay ném bom bổ nhào hoạt động trên tàu sân bay chủ yếu của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong giai đoạn đầu của chiến cuộc, và tham gia hầu hết các chiến dịch, bao gồm Trận chiến Trân Châu Cảng.
Thiết kế và phát triển
Mùa hè năm 1936 Hải quân Nhật phát hành tiêu chuẩn 11-Shi cho một kiểu máy bay cánh đơn ném bom bổ nhào hoạt động trên tàu sân bay để thay thế cho chiếc D1A cánh kép đang hoạt động.[1] Các hãng Aichi, Nakajima và Mitsubishi đã đưa ra các thiết kế dự thầu, và Aichi cùng với Nakajima được yêu cầu chế tạo một máy bay nguyên mẫu ở mỗi hãng.
Thiết kế của Aichi bắt đầu bằng kiểu cánh dạng ellip gắn thấp chịu ảnh hưởng từ thiết kế của chiếc Heinkel He 70 Blitz. Thân máy bay trông khá giống chiếc Zero, mặc dù tổng thể máy bay được chế tạo chắc chắn hơn để chịu được áp lực khắc nghiệt khi ném bom bổ nhào. Tốc độ bay đủ chậm nên lực cản trên bộ càng đáp không phải là một vấn đề nghiêm trọng, do đó càng đáp được thiết kế cố định cho đơn giản. Máy bay được gắn động cơ Nakajima Hikari-1 9-xy lanh bố trí hình tròn, công suất 710 mã lực (529 kW) .
Chiếc nguyên mẫu đầu tiên được hoàn thành vào tháng 12 năm 1937, và bắt đầu bay thử nghiệm 1 tháng sau đó. Những thử nghiệm ban đầu đáng thất vọng. Chiếc máy bay không đủ công suất và bị ảnh hưởng mất ổn định hướng khi vòng rộng, và khi vòng hẹp nó có xu hướng bị lộn vòng bất ngờ. Phanh bổ nhào rung động rất mạnh khi giương ra ở tốc độ được thiết kế là 370 km/h (200 knot), trong khi Hải quân đang yêu cầu tốc độ bổ nhào phải được nâng lên 440 km/h (240 knot).
Chiếc nguyên mẫu được cải tiến khá nhiều trước khi giao nhằm sửa chữa những vấn đề trên. Công suất máy bay được năng lên bằng cách thay thế động cơ Hikari bằng kiểu Mitsubishi Kinsei-3 840 mã lực (626 kW) với nắp máy được thiết kế lại, và cánh đuôi đứng được mở rộng để giúp ổn định hướng. Sải cánh hơi rộng hơn và phần ngoài của mép trước cánh được biến cải để chống lộn vòng, cũng như gia cố phanh bổ nhào chắc chắn hơn. Những biện pháp cải tiến đó đã khắc được tất cả các vấn đề ngoại trừ việc mất ổn định hướng, nhưng cũng đủ cho D3A1 thắng thầu trước Nakajima D3N1.
Đến tháng 12 năm 1939, Hải quân đặt hàng kiểu máy bay dưới tên chính thức Máy bay Ném bom Hải quân 99 trên Tàu sân bay Kiểu 11. Kiểu được sản xuất có cánh hơi nhỏ hơn và công suất mạnh hơn nhờ kiểu động cơ Kinsei-43 1.000 mã lực (746 kW) hay Kinsei-44 1.070 mã lực (798 kW). Vấn đề mất ổn định hướng cuối cùng được khắc phục nhờ gắn một sống lưng dài, và chiếc máy bay thực sự trở nên rất cơ động.
Trang bị vũ khí gồm có 2 súng máy Kiểu 97 7,7 mm bắn ra phía trước, và một súng máy Kiểu 92 7,7 mm gắn trên buồng lái phía sau để tự vệ. Tải trọng bom bình thường là 250 kg (550 lb) bom mang dưới thân, và thêm 2 bom 60 kg (130 lb) có thể mang dưới giá cánh phía ngoài phanh bổ nhào.
[sửa] Lịch sử hoạt động
Bắt đầu với trận tấn công Trân Châu Cảng, D3A1 tham gia tất cả các chiến dịch lớn của các tàu sân bay Nhật trong 10 tháng đầu tiên của chiến tranh. Nó nổi danh trong trận không kích Ấn Độ Dương tháng 4 năm 1942 khi D3A1 ghi được hơn 80% bom ném trúng đích khi tấn công các tàu tuần dương HMS Cornwall (56), HMS Dorsetshire (40) và tàu sân bay HMS Hermes (D95). Có lúc nó bị buộc phải đảm nhận vai trò máy bay tiêm kích, vì độ cơ động tốt của nó cho phép nó sống sót trong những nhiệm vụ này.
Đến tháng 6 năm 1942, một phiên bản cải tiến của D3A gắn động cơ Kinsei-54 1.300 mã lực (970 kW) được thử nghiệm và gọi là Kiểu 12. Động lực mạnh hơn làm giảm tầm bay, nên thiết kế được cải tiến tiếp với những thùng nhiên liệu phụ nâng tổng cộng dung lượng nhiên liệu lên đến 900 L (240 U.S. gallon), cho phép nó có tầm bay tốt để chiến đấu hiệu quả trên quần đảo Solomon. Được biết đến trong Hải quân dưới tên gọi Kiểu 22, nó bắt đầu thay thế Kiểu 11 trong các đơn vị tiền phương vào mùa Hè năm 1942, và đa số những chiếc Kiểu 11 được đưa về các đơn vị huấn luyện.
Khi kiểu máy bay Yokosuka D4Y Suisei đã sẵn sàng, D3A2 chỉ còn được dùng tại các đơn vị đóng trên mặt đất, và trên các tàu sân bay nhỏ vốn không thể mang được những chiếc Suisei có tốc độ hạ cánh cao. Khi các lực lượng Mỹ tiến đến Philippines năm 1944, D3A2 từ các căn cứ mặt đất tham gia chiến đấu nhưng nó đã lạc hậu một cách tuyệt vọng và bị tổn thất rất lớn. Từ đó nhiều chiếc D3A1 và D3A2 được sử dụng bởi các đơn vị huấn luyện ở chính quốc Nhật, và một số lớn được biến cải thành kiểu có 2 hệ thống điều khiển tên gọi Máy bay Ném bom Hải quân 99 Huấn luyện Kiểu 12 (D3A2-K). Trong năm cuối cùng của chiến tranh, D3A2 bị buộc phải lại tham gia chiến đấu trong những phi vụ cảm tử Thần Phong (kamikaze).
Năm 1945, quân du kích Indonesia chiếm được nhiều sân bay của Nhật trước đây (nhiều chiếc D3A Val bị chiếm) kể cả sân bay Bugis ở Malang. Đa số những máy bay này bị mất trong cuộc xung đột sau đó giữa Thuộc địa Đông Ấn thuộc Hà Lan cũ và người Hà Lan trong khoảng thời gian 1945-1949.
[sửa] Các nước sử dụng
Indonesia
• Indonesia sử dụng một số nhỏ máy bay chiếm được.
Nhật Bản
• Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (D3A1)
[sửa] Đặc điểm chung
• Đội bay: 02 người (phi công, xạ thủ súng máy)
• Chiều dài: 10,2 m (33 ft 5 in)
• Sải cánh: 14,37 m (47 ft 2 in)
• Chiều cao: 3,85 m (12 ft 8 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 34,9 m² (375,6 ft²)
• Trọng lượng không tải: 2.408 kg (5.309 lb)
• Trọng lượng cất cánh lớn nhất: 3.650 kg (8.047 lb)
• Động cơ: 1 x động cơ Mitsubishi Kinsei-44 bố trí hình tròn, công suất 1.070 mã lực (798 kW)
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 389 km/h (210 knot, 242 mph)
• Tầm bay tối đa: 1.472 km (795 nm, 915 mi)
• Trần bay: 9.300 m (30.500 ft)
[sửa] Vũ khí
• 2 x súng máy Kiểu 97 7,7 mm (0,303 in) bắn ra phía trước
• 1 x súng máy Kiểu 92 7,7 mm (0,303 in) do xạ thủ điều khiển
• 1 × bom 250 kg (550 lb) hoặc 2 bom × 60 kg (130 lb)
Yokosuka D4Y Suisei (tiếng Nhật: 彗星, tuệ tinh, nghĩa là sao chổi) là kiểu máy bay ném bom bổ nhào hoạt động trên các tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Tên mã của Đồng Minh cho kiểu này là "Judy". Nó được đưa ra để thay thế cho kiểu Aichi D3A vốn đã trở nên lạc hậu so với các kiểu đương thời, và hoạt động từ năm 1942 cho đến hết Thế Chiến II .
Thiết kế và phát triển
Việc phát triển chiếc máy bay khởi sự từ năm 1938 tại Xưởng Kỹ thuật Không lực Hải quân Yokosuka, dựa trên hai chiếc máy bay ném bom bổ nhào Heinkel He 118 do Đức cung cấp. Chiếc nguyên mẫu D4Y1 bay lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1940, cho thấy việc kết hợp tài tình tính năng bay cao và điều khiển dễ dàng. Sau khi thử nghiệm chiếc nguyên mẫu thành công, việc phát triển được tiếp tục nhưng nảy sinh sự cố. Trong khi thử nghiệm ném bom bổ nhào, cánh chiếc D4Y bắt đầu rung động, một khiếm khuyết chết người cho một kiểu khung máy bay dự định bổ nhào ném bom, nên những kiểu mẫu đầu tiên chỉ được dùng như máy bay trinh sát. Hai chiếc như vậy được gửi đến hạm đội vào giữa năm 1942 vào lúc Trận chiến Midway diễn ra, nhưng chỉ có một chiếc tham gia chiến đấu. Những vấn đề về cấu trúc sau cùng được giải quyết vào tháng 3 năm 1943, và tổng cộng có 2.038 chiếc được sản xuất, đa số bởi Aichi.
Những phiên bản đầu của D4Y rất khó duy trì hoạt động vì động cơ Atsuta V12 làm mát bằng nước rất kém tin cậy và khó bảo trì. Ngay từ đầu đã có nhiều ý kiến tranh luận rằng D4Y nên được gắn động cơ bố trí kiểu hình tròn làm mát bằng không khí, một lĩnh vực mà kỹ sư Nhật có nhiều kinh nghiệm và tin tưởng hơn. Ngay khi thời gian cho phép, nhóm thiết kế Aichi bắt đầu tìm kiếm một kiểu động cơ bố trí hình tròn, và đã chọn kiểu Mitsubishi MK8P Kinsei-62 14-xy lanh bố trí hình tròn thành hai hàng, cung cấp 1.560 mã lực (1.163 kW). Điều này đưa đến phiên bản Yokosuka D4Y3 Kiểu 33. Tuy nhiên, động cơ kiểu hình tròn lớn hơn che chắn tầm nhìn ra trước và nhìn xuống của phi công, ảnh hưởng đến hoạt động trên tàu sân bay.
Loạt máy bay ném bom bổ nhào D4Y có tốc độ rất nhanh so với loại máy bay này, và một số được biến cải thành máy bay tiêm kích bay đêm chống lại máy bay ném bom tầm cao B-29 Superfortress vào giai đoạn cuối chiến tranh. Tại Xưởng Không lực Hải quân số 11 ở Hiro, người Nhật dự định chế tạo kiểu máy bay tiêm kích bay đêm D4Y2-S: các thiết bị ném bom được tháo bỏ, thay bằng pháo 20 mm Loại 99 Kiểu 2 với nòng nghiêng lên trên gắn vào chỗ buồng xạ thủ - nhưng vì không có radar và tốc độ lên cao chậm làm cho nó không hiệu quả trong vai trò tiêm kích ban đêm.
Tính chất kỹ thuật
Chiếc máy bay này có thể hoạt động từ tàu sân bay, cũng như từ căn cứ đất liền nhờ tầm bay xa của nó. Đội bay gồm 2 người: phi công và hoa tiêu/điện báo viên/xạ thủ súng máy. Nó được làm toàn bằng kim loại, cánh gắn thấp, bộ càng đáp thu lại được, và mặc dù khung rất nhẹ cho vai trò máy bay ném bom bổ nhào nhưng cũng khá chắc chắn. Nó có dáng vẻ suôn, thanh nhã, trau chuốt, cho phép đạt tốc độ cao cả khi bay ngang lẫn bổ nhào. Các phanh bổ nhào được gắn trên cánh. Dù vậy, cấu trúc nhẹ khiến D4Y trở nên mong manh nhạy cảm trước những máy bay địch nào bắt kịp nó, dù chỉ có ít bắt kịp; vì nó nhanh hơn cả 100 km/h so với kiểu Mỹ tương đương, chiếc Curtiss SB2C Helldiver, và cũng nhanh hơn kiểu Fairey Barracuda của Anh. Trong thực tế, D4Y là máy bay ném bom bổ nhào nhanh nhất trong suốt cuộc chiến, và chỉ do sự chậm trễ trong phát triển khiến hoạt động của nó bị giới hạn; trong khi chiếc tiền nhiệm Aichi D3A, chắc chắn hơn nhưng cũng chậm hơn, tiếp tục được sử dụng trong nhiều năm, cũng giống như trường hợp chiếc tương đương SBD Dauntless của Mỹ.
D4Y bay được khá nhanh (nhanh hơn cả máy bay tiêm kích A6M-Zero) nên nó được sử dụng làm máy bay tiêm kích ban đêm, một điều chưa từng bao giờ thấy đối với một chiếc máy bay ném bom bổ nhào 1-động cơ. Bom được mang dưới cánh và trong một khoang bên trong thân, cũng là điều ít gặp ở máy bay 1-động cơ. Nó có thể mang một bom 500 kg, nhưng theo một số báo cáo, như trong vụ đánh chìm tàu sân bay USS Princeton, máy bay mang hai bom 250 kg. Chỉ có bom 30 kg được mang dưới cánh.
Máy bay được trang bị 2 súng máy 7,7 mm ở trước mũi và 1 súng máy 7,92 mm gắn sau với tốc độ bắn nhanh hơn, về sau được thay bằng súng 13 mm mạnh hơn. Lưu ý rằng Helldiver được trang bị mạnh hơn với 2 súng máy 20 mm hoặc 4 súng máy 12,7 mm hướng ra trước, trong khi Fairey Barracuda không có vũ khí hướng trước nào. Những súng máy này vẫn được duy trì cả trong phiên bản Kamikaze, có thể nhằm chống lại hệ thống phòng không trên tàu trong những giây bổ nhào sau cùng.
D4Y cho thấy khá mong manh, dễ bị cháy khi bắn trúng, vì vỏ giáp và thùng nhiên liệu tự hàn kín không được trang bị nhằm mục đích tăng tầm bay xa qua các vùng biển. Đây là một quyết định đầy rủi ro, và khi phía Mỹ đưa ra những máy bay tiêm kích hiện đại, radar phát hiện sớm và thông tin liên lạc vô tuyến, D4Y chịu nhiều tổn thất. Dù vậy, tốc độ và tầm bay xa của nó vẫn có giá trị và nó vẫn được sử dụng thành công trong vai trò máy bay cảm tử Kamikaze và máy bay trinh sát.
Động cơ được trang bị ban đầu là kiểu DB 600 của Đức, sau đó là kiểu nội địa Aichi Atsuta-12 1.200 mã lực, trong khi D4Y2 có động cơ Atsuta-32 1.400 mã lực. Bộ tản nhiệt đặt phía sau và bên dưới bộ cánh quạt 3-cánh như của P-40. Cuối cùng, D4Y3 có được kiểu động cơ Kinsei-62 bố trí hình tròn tin cậy và mạnh mẽ hơn với 1.530 mã lực. Lực cản nhiều hơn cũng không ngăn nó đạt được tốc độ tương đương và tính năng bay tốt hơn, tuy nhiên tầm nhìn bị hạn chế do đường kính mũi máy bay to hơn. Động cơ hình tròn được sử dụng rộng rãi trong máy bay hải quân (chủ yếu do độ tin cậy), và đây là một trong số ít kiểu được cải biến để gắn động cơ hình tròn cho dù thiết kế ban đầu gắn động cơ thẳng hàng.
Với động cơ hình tròn, tầm bay bị hạn chế do tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn, cũng như tốc độ bay đường trường cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên nó cho phép trần bay cao hơn trên 10.000 m thay vì 9.400 m, và tốc độ lên cao nhanh hơn (3.000 m trong vòng 4,5 phút; thay vì 5 phút). Trong các chi tiết khác, nóc buồng lái bằng kính với tầm nhìn bao quát, bộ càng đáp có vệt bánh rộng, lực nâng của cánh khá nhẹ so với các kiểu máy bay tiêm kích. Hệ thống ngắm của hầu hết nếu không nói là tất cả D4Y đều là kiểu cũ dạng ống, chưa phải là loại phản chiếu.
[sửa] Lịch sử hoạt động
Thiếu một lớp vỏ giáp và thùng nhiên liệu tự hàn kín, chiếc Suisei không phải là đối thủ tương xứng với những chiếc máy bay tiêm kích Đồng Minh. Tuy vậy, nó cũng gây được những thiệt hại đáng kể cho những tàu chiến, kể cả chiếc tàu sân bay USS Franklin suýt bị đánh chìm chỉ bởi một chiếc "D4Y".
Phiên bản cuối cùng của nó là chiếc D4Y4 Ném bom Tấn công Đặc biệt Kiểu 43. Phiên bản một chỗ ngồi kamikaze này có khả năng mang một quả bom 800 kg, được đưa vào sản xuất từ tháng 2 năm 1945. Nó được gắn thêm ba rocket hỗ trợ (booster) RATO để cất cánh từ đường băng ngắn cũng như gia tốc khi bổ nhào lần cuối. Đấy quả là một mẫu máy bay kamikaze lý tưởng: tốc độ 560 km/h, tầm bay 2.500 km và tải trọng chiến đấu 800 kg, có lẽ là không có máy bay Nhật nào khác so sánh được. Kiểu máy bay tiêu biểu sử dụng cho loại nhiệm vụ này thường là chiếc Zero, hoàn toàn không đạt được các tính năng bay như vậy.
[sửa] Trận chiến quần đảo Marianas
Trong trận chiến quần đảo Marianas những chiếc DY4 bị máy bay tiêm kích của Mỹ nghênh cản và bắn hạ khá nhiều. Tốc độ của D4Y tuy đủ nhanh để tránh né những chiếc F4F Wildcat, nhưng không đủ nhanh đối với những chiếc F6F Hellcat. Số máy bay của Nhật khá tương xứng vào năm 1943, nhưng những chuyển biến nhanh chóng về phương tiện chiến tranh của Mỹ trong năm 1944 (đặc biệt là việc đưa vào sử dụng những tàu sân bay hạng Essex với số lượng lớn) đã bỏ họ khá xa, trong khi những phi công Nhật thiếu kinh nghiệm lại là một bất lợi nữa.
Lực lượng Đặc nhiệm 58 của Mỹ trước tiên hết đã tấn công các sân bay và tiêu diệt lực lượng không quân trên bộ tại Philippines, trước khi tiếp chiến lực lượng không lực của Hải quân Nhật - kết quả mà người Mỹ gọi là "Cuộc săn vịt trời Marianas vĩ đại" (The Great Marianas Turkey Shoot) với 400 máy bay Nhật bị bắn hạ chỉ trong vòng một ngày. Một chiếc Hellcat do Trung úy Vraciu lái đã bắn rơi sáu chiếc D4Y trong vòng vài phút.
[sửa] Trận Leyte và Philippines
D4Y được chuyển sang các hoạt động trên đất liền, nơi đó, cả phiên bản nguyên thủy lắp động cơ làm mát bằng nước và phiên bản mới hơn lắp động cơ bố trí hình tròn, đều tham chiến chống lại hạm đội Mỹ, và ghi được một số chiến công. Một trong số đó là đánh chìm chiếc tàu sân bay hạng nhẹ USS Princeton, bị ném trúng bất ngờ một hay hai trái bom từ một chiếc D4Y vào tháng 10 năm 1944. Những chiếc tàu sân bay khác cũng bị đánh trúng, bằng cả cách tấn công thông thường hay tấn công cảm tử kamikaze. Trong những trận không chiến tại Philippines không lực Nhật Bản sử dụng chiến thuật kamikaze lần đầu tiên, và ghi được nhiều điểm. D4Y từ phi đội (Kokutai) 761 có thể đã tham gia đánh trúng tàu sân bay hộ tống USS Kalinin Bay vào ngày 25 tháng 10 năm 1944 (ngày diễn ra trận chiến với hạm đội của Takeo Kurita), và ngày hôm sau đến phiên chiếc USS Suwannee, gây hư hại chúng, đặc biệt là chiếc sau, nhiều người chết hay bị thương, và nhiều máy bay bị phá hủy. Một tháng sau vào ngày 25 tháng 11, những chiếc USS Essex, USS Hancock, USS Intrepid và USS Cabot cũng bị kamikaze đánh trúng, hầu như là kiểu A6M và D4Y, với những thiệt hại nặng nề hơn. Những chiếc D4Y sử dụng trong những đợt tấn công này, thông thường hay cảm tử, đều thuộc các phi đội 601 và 653.
[sửa] Bảo vệ chính quốc
Khi Lực lượng Đặc nhiệm 58 Hoa Kỳ tiến đến phía nam Nhật Bản để tấn công các mục tiêu quân sự nhằm hỗ trợ cho cuộc tấn công sắp tới vào Okinawa, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra gây thiệt hại nặng cho cả hai phía, và Hải quân Hoa Kỳ bị mất đi tính hầu như an toàn vốn có. Những tàu sân bay USS Enterprise và USS Yorktown bị hư hại bởi D4Y của Không đoàn 701 vào ngày 18 tháng 3 năm 1945. Sang ngày 19 tháng 3, chiếc USS Franklin trúng phải một chiếc D4Y khác, bất chấp hỏa lực phòng không dày đặc. Chiếc tàu sân bay bị tấn công bất ngờ trong khi đang chuẩn bị các nhiệm vụ tấn công, nên máy bay trên sàn đáp chính đang chất đầy vũ khí và nhiên liệu. Trên 50 máy bay bị phá hủy và 800 người bị giết, nhiều người chết do hơi ngạt của các đám cháy. Chiếc tàu bị hư hại nghiêm trọng đến nỗi nó phải ngưng phục vụ cho đến hết chiến tranh. Một chiếc D4Y khác đánh trúng tàu USS Wasp, một tàu sân bay hiện đại khác.
Ngày 12 tháng 4 năm 1945, một chiếc D4Y, trong khuôn khổ đợt Kikosui (cuộc tấn công cảm tử kamikaze hằng loạt lên Hải quân Hoa Kỳ trong trận tấn công Okinawa) số 2, đã đánh trúng chiếc USS Enterprise, gây một số thiệt hại. Trong đợt Kikosui số 6, ngày 11 tháng 5 năm 1945, chiếc USS Bunker Hill bị đánh trúng bởi một cặp máy bay (một số nguồn cho là kiểu Zero, trong khi các nguồn khác nhận diện chúng là D4Y) và bị bốc cháy. Gần 400 người bị giết và chiếc tàu bị loại ra khỏi vòng chiến đấu. Đây là chiếc tàu sân bay lớn thuộc lớp Essex thứ ba bị buộc phải ngưng hoạt động quay trở về Hoa Kỳ để được sửa chữa, chiếm 20% số tàu lớp Essex được chế tạo.
Một số chiếc D4Y trong thời gian này đã được sử dụng để cố gắng bắn hạ máy bay ném bom B-29, nhưng trần bay cao và những hoạt động ném bom ban đêm đã giới hạn hoạt động của chúng, và có ít điều được biết chắc chắn về các hoạt động của chúng. Đến khi chấm dứt chiến tranh, vẫn còn những chiếc D4Y tiếp tục hoạt động chống lại Hải quân Mỹ, và có lẽ những chiếc cuối cùng của chúng là mười một chiếc D4Y được tung ra trong một chiến dịch vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Do Phó Đô đốc Matome Ugaki chỉ huy, tất cả những chiếc máy bay này, ngoại trừ ba chiếc, đều bị bắn hạ hoặc rơi ngoài biển.
[sửa] Các phiên bản
D4Y1
Nguyên mẫu và lô sản xuất hằng loạt đầu tiên của kiểu máy bay ném bom bổ nhào.
D4Y1-C
Phiên bản trinh sát được sản xuất tại xưởng của Aichi ở Nagoya.
D4Y1 KAI
Phiên bản máy bay ném bom bổ nhào với trang bị để phóng từ tàu sân bay.
D4Y2 Kiểu 12
Gắn động cơ thẳng hàng Aichi AE1P Atsuta 32 (là kiểu động cơ Daimler-Benz DB 601 được chế tạo theo giấy phép nhượng quyền) công suất 1.400 mã lực (1.044 kW).
D4Y2-C
Phiên bản trinh sát của kiểu D4Y2.
D4Y2 KAI Kiểu 22
Phiên bản D4Y2 với trang bị để phóng từ tàu sân bay.
D4Y2a Kiểu 12A
Phiên bản D4Y2 với súng máy 7,92 mm Kiểu 1 bắn từ khoang lái sau được thay bằng súng máy 13 mm Kiểu 2.
D4Y2-Ca
Phiên bản trinh sát của kiểu D4Y2a.
D4Y2a KAI Kiểu 22A
Phiên bản D4Y2a với trang bị để phóng từ tàu sân bay.
D4Y2-S Suisei-E
Phiên bản máy bay tiêm kích bay đêm, thiết bị ném bom được thay bằng pháo 20 mm Kiểu 99 Mark 2 gắn tại khoang lái xạ thủ phía sau.
D4Y3 Kiểu 33
Gắn động cơ Mitsubishi MK8P Kinsei 62 14-xy lanh bố trí hình tròn hai hàng công suất 1.560 mã lực (1.163 kW).
D4Y3a Kiểu 33A
Phiên bản D4Y3 với súng máy 7,92 mm Kiểu 1 bắn từ khoang lái sau được thay bằng súng máy 13 mm Kiểu 2.
D4Y4 Kiểu 43 Tấn công Ném bom Đặc biệt
Phiên bản kamikaze một chỗ ngồi trang bị bom 800 kg và 3 rocket hỗ trợ cất cánh từ đường băng ngắn và gia tốc bổ nhào giai đoạn cuối.
D4Y5 Kiểu 54
Phiên bản dự định gắn động cơ Nakajima JK9C Homare 12 bố trí hình tròn công suất 1.825 mã lực (1.361 kW), cánh quạt 4 cánh kim loại tốc độ không đổi và bổ sung vỏ giáp cho đội bay và các thùng nhiên liệu.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Hoa Kỳ
• Hải quân Hoa Kỳ sử dụng những chiếc máy bay chiếm được để đánh giá.
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (D4Y2)
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 02 người (phi công; điện báo viên/xạ thủ súng máy)
• Chiều dài: 10,22 m (33 ft 6 in)
• Sải cánh: 11,50 m (37 ft 9 in)
• Chiều cao: 3,74 m (12 ft 3 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 23,6 m² (254 ft²)
• Áp lực cánh: 180 kg/m² (37 lb/ft²)
• Trọng lượng không tải: 2.440 kg (5.379 lb)
• Trọng lượng có tải: 4.250 kg (9.370 lb)
• Động cơ: 1 x động cơ Aichi Atsuta AEIA 32, công suất 1.400 mã lực (1.044 kW)
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 550 km/h (342 mph)
• Tầm bay tối đa: 1.465 km (910 mi)
• Trần bay: 10.700 m (35.105 ft)
• Tỉ lệ công suất/khối lượng : 0,25 kW/kg (0,15 hp/lb)
[sửa] Vũ khí
• 2 x súng máy 7,7 mm bắn ra phía trước 7.7 mm machine guns
• 1 x súng máy 7,92 mm bắn ra phía sau 7.92 mm machine gun
• 800 kg (1.765 lb) bom
Chiếc Mitsubishi G3M (tiếng Nhật: 九六式陸上攻撃機 - Máy bay Tấn công từ Căn cứ mặt đất Kiểu 96); (tên mã của Đồng Minh: Nell) là kiểu máy bay ném bom Nhật Bản được sử dụng trong Thế Chiến II, hầu hết là để chống lại Trung Quốc.
Lịch sử
Đầu những năm 1930, nhóm thiết kế Mitsubishi dưới sự chỉ đạo của Sueo Honjo đã phát triển kiểu máy bay trinh sát tầm xa 2 động cơ Ka-9 khá thành công, theo một yêu cầu của Hải quân Nhật năm 1933.[1] Họ tiếp tục theo đuổi với một chiếc ném bom/vận chuyển 2 động cơ ban đầu tên là Ka-15. Chiếc nguyên mẫu bay lần đầu vào tháng 7 năm 1935 do các phi công Yoshitaka Kojima và Trung úy Sada điều khiển. Thử nghiệm cho thấy Mitsubishi đã phát triển được một chiếc máy bay xuất sắc, đặc biệt là tầm bay xa. Nakajima cũng đưa ra một thiết kế cạnh tranh là chiếc LB-2, nhưng không được Hải quân đánh giá cao, và tiếp tục với chiếc Ka-15. Đến tháng 6 năm 1936 nó được đưa vào sản xuất và đặt tên là Máy bay Tấn công từ Căn cứ mặt đất Kiểu 96, và tên nội bộ Mitsubishi là G3M1.
Thiết kế và phát triển
Chiếc máy bay có đội bay 5 người. Nó được trang bị 3 súng máy 7,7 mm. Tốc độ tối đa là 188 knot và có tầm bay trên 2.200 dặm. G3M cũng được thiết kế để mang 1 thủy lôi 800 kg để tấn công tàu thủy. Sau đó Nakajima tái thiết kế chiếc G3M thành kiểu cải tiến G3M3 (Kiểu 23) với động cơ mạnh hơn và gia tăng trữ lượng nhiên liệu. Phiên bản này chỉ được sản xuất bởi Nakajima, là kiểu được sản xuất nhanh nhất trong thời chiến. Biến thể này được đưa vào sử dụng năm 1941, được duy trì hoạt động trong 2 năm, và từ 1943 được sử dụng song song với kiểu G3M2 để trinh sát tầm xa trên biển với trang bị radar nhờ đặc tính bay tầm xa hoàn hảo. Những phiên bản G3M khác là các kiểu vận tải G3M-L và L3Y dùng trong các nhiệm vụ vận tải.
Lịch sử hoạt động
G3M bay chiến đấu lần đầu năm 1935 trên chiến trường Trung Hoa, cất cánh từ những căn cứ ở Đài Loan và Kyūshū để bay qua biển Đông Trung Hoa. Do đó nó là máy bay ném bom vượt đại dương đầu tiên trong chiến tranh. Sau này, nó cất cánh từ những căn cứ trên lãnh thổ Trung Hoa chiếm đóng, tham gia Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ II, cho đến giữa năm 1941 khi chiến sự nổ ra trên Thái Bình Dương. Mặc dù đã không hợp thời, 200 chiếc vẫn được sử dụng tại các đơn vị tiền phương tại khu vực Trung Thái Bình Dương và tại Philippines.
G3M nổi tiếng vì đã, cùng với những chiếc Mitsubishi G4M "Betty" hiện đại hơn, vào ngày 10 tháng 12 năm 1941, cung cấp sự hỗ trợ quan trọng trong cuộc tấn công chiếc HMS Prince of Wales và chiếc HMS Repulse (Lực lượng Z) gần bờ biển Malaysia. Đây là 2 chiếc tàu chiến lớn đầu tiên bị đánh chìm chỉ do không kích khi đang tham chiến ngoài biển.
Từ năm 1943, đa số "Nell" được dùng để kéo tàu lượn, huấn luyện đội bay và nhảy dù, và chuyên chở các yếu nhân và sĩ quan cao cấp di chuyển giữa các đảo, các khu vực chiếm đóng và các mặt trận cho đến hết chiến tranh.
[sửa] Các phiên bản
Ka-15
Nguyên mẫu gắn động cơ Hiro Type 91 (750 mã lực), Mitsubishi Kinsei 2 (830 mã lực), hay Mitsubishi Kinsei 3 (910 mã lực) với mũi kính hay kim loại, 21 chiếc.
G3M1a/c
Nguyên mẫu được thiết kế lại, gắn động cơ Hiro Type 91 hay Mitsubishi Kinsei, mũi kính.
G3M1 Kiểu 11
Máy bay Tấn công từ Căn cứ mặt đất Hải quân Kiểu 96. Buồng lái được kéo dài với nắp cải tiến, một số có cánh quạt góc cố định, 34 chiếc.
G3M1-L
G3M1 biến cải thành phiên bản vận tải có hoặc không vũ trang, gắn động cơ Mitsubishi Kinsei 45 1.075 mã lực.
G3M2 Kiểu 21
Động cơ mạnh hơn và tăng dung lượng nhiên liệu, thêm tháp pháo lưng. 343 chiếc chế tạo bởi Mitsubishi, 412 chiếc G3M2 và chiếc G3M3 chế tạo bởi Nakajima.
G3M2 Kiểu 22
Tháp súng lưng và bụng thay cho kiểu chỉ có 1 tháp súng, có những ô cửa kính hông, 238 chiếc.
G3M3 Kiểu 23
Động cơ mạnh hơn nữa và tăng thêm dung lượng nhiên liệu, chế tạo bởi Nakajima.
L3Y1 Kiểu 11
Kiểu Vận tải Hải quân 96, cải tiến nâng cao của chiếc vận tải vũ trang G3M1.
L3Y2 Kiểu 12
Kiểu G3M2 cải tiến với động cơ Mitsubishi Kinsei.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (Mitsubishi G3M3)
[sửa] Đặc điểm chung
• Đội bay: 05 người
• Chiều dài: 16,45 m (54 ft 2 in)
• Sải cánh: 25 m (82 ft 0 in)
• Chiều cao: 3,68 m (12 ft 2 in)
• Diện tích cánh: 75 m² (808,37 ft²)
• Trọng lượng không tải: 5.250 kg (11.574 lb)
• Trọng lượng có tải: 8.000 kg (17.637 lb)
• Động cơ: 2 x động cơ Mitsubishi Mk8 Kinsei-51 bố trí vòng tròn, công suất 1.300 mã lực (975 kW) mỗi động cơ
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 415 km/h (258 mph)
• Tốc độ bay đường trường: 295 km/h (183 mph)
• Tầm bay tối đa: 6.200 km (3.853 mi)
• Trần bay: 10.300 m (33.800 ft)
• Tốc độ lên cao : 6 m/s
[sửa] Vũ khí
• Súng
o 1 x pháo kiểu 99 20 mm ở tháp pháo trên
o 4 x súng máy kiểu 92 7,7 mm gắn ở mũi, bên phải, bên trái, và tháp súng dưới bụng
• Bom
o 800 kg bom hoặc 1 thủy lôi
Chiếc Mitsubishi G4M (tiếng Nhật: 一式陸上攻撃機: Máy bay Tấn công từ Mặt đất Kiểu 1, tên mã của Đồng Minh là Betty) là một máy bay ném bom 2-động cơ đặt căn cứ trên đất liền của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II. Nó được phe Đồng Minh đặt tên mã là "Betty" vì theo một quy luật bất thành văn, đặt tên cho máy bay tiêm kích và thủy phi cơ Nhật Bản những tên con trai, còn tên con gái được đặt cho máy bay ném bom và máy bay trinh sát.
Thiết kế và phát triển
"Betty" có tầm bay khá xa và đạt tốc độ cao vào lúc đưa ra sử dụng. Tuy nhiên nó lại được biết đến do thùng nhiên liệu được bảo vệ quá kém - nên được phi công Đồng Minh đặt cho tên lóng chế nhạo là "que diêm phát một" ("one-shot lighter") hay "Zippo bay" (Zippo là một nhãn hiệu bật lửa của Mỹ). Tương tự, phi công Hải quân Nhật cũng gọi Betty là "Que diêm Kiểu 1" (Type One Lighter). Đó là do trong thực tế nhiều trường hợp, nó được dùng trong việc ném ngư lôi độ cao thấp làm hạn chế những tính năng ưu thế. Kích thước khá lớn của "Betty" khiến nó trở thành một mục tiêu lớn để nhắm bắn, và cách tiếp cận đơn giản thả ngư lôi đánh tàu chiến nói chung rất dễ bị ngăn chặn. Khi được sử dụng trong vai trò ném bom tầm trung và tầm cao để không kích các mục tiêu cố định trên mặt đất như kho tàng, hải cảng, sân bay..., "dễ ngăn chặn" lại là một vấn đề khác hẵn. Nhờ tầm bay xa và tốc độ cao, "Betty" có thể xuất hiện từ bất cứ hướng nào, và bay mất dạng trước khi những chiếc máy bay tiêm kích có thể can thiệp ngăn chặn chúng. Lúc gần cuối chiến tranh, "Betty" còn được dùng trong vai trò bệ phóng cho những máy bay cảm tử kiểu Thần Phong (kamikaze), thường mang dưới bụng một chiếc máy bay rocket cảm tử kiểu Ohka.
[sửa] Số lượng sản xuất
• G4M1 Kiểu 11: 1172 chiếc bao gồm các chiếc nguyên mẫu
• G4M2 Kiểu 22, 22 Ko và 22 Otsu: 429 chiếc
• G4M2a, Kiểu 24, 24 Ko, 24 Otsu, 24 Hei, và 24 Tei: 713 chiếc
• G4M3 Kiểu 34 Ko, 34 Otsu, và 34 Hei: 91 chiếc
• G6M1 : 30chiếc.
• Tổng cộng các phiên bản: 2.435 chiếc.
[sửa] Lịch sử hoạt động
"Betty" có tính năng và nhiệm vụ tương tự như các máy bay ném bom 2-động cơ khác như Junkers Ju-88 của Đức, North American B-25 Mitchell, và American Martin B-26 Marauder. Những chiếc này đều được dùng trong vai trò chống tàu chiến, và tất cả ngoại trừ B-25 đều được dùng để ném ngư lôi. "Betty" nổi bật trong những trận tấn công tàu bè Đồng Minh trong khoảng thời gian 1941 đến đầu năm 1944, nhưng sau đó lại trở nên mồi ngon cho những chiếc tiêm kích của Hải quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ ngày càng hoàn thiện.
Trong vai trò máy bay ném ngư lôi, chiến công đáng kể của "Betty" là trận đánh chìm Prince of Wales và Repulse ngoài khơi Malaya. Nó tung ra cuộc tấn công chung với kiểu máy bay ném bom cũ hơn Mitsubishi G3M "Nell" đảm trách vai trò ném bom tầm cao. Chiếc Prince of Wales và chiếc Repulse là 2 tàu chiến đầu tiên bị đánh chìm chỉ do tấn công trên không trong chiến tranh khi đang ở biển khơi. Cùng phi đội đã đánh chìm những chiếc tàu Anh sau đó đã tấn công tương tự vào tàu sân bay USS Lexington, nhưng phi đội tuần tiểu chiến đấu của chiếc tàu sân bay và hỏa lực phòng không đã bắn rơi 17 máy bay Nhật.
Có lẽ sự kiện nổi tiếng nhất có liên quan đến chiếc G4M trong chiến tranh là vụ đánh chặn và bắn rơi máy bay Betty ký hiệu T1-323 đang chở Đô Đốc Nhật Bản Yamamoto Isoroku bởi máy bay P-38 Lightning của Mỹ vào ngày 18 tháng 4 năm 1943.
Trong sự kiện đàm phán đưa đến việc Nhật Bản đầu hàng, hai chiếc Betty không vũ trang, được mang ký hiệu radio Bataan 1 và Bataan 2 được gửi đến Ie Shima chuyên chở các đại biểu thương lượng trong chặng đầu của hành trình đến Manila.
Năm 1945, quân du kích Indonesia chiếm được nhiều sân bay của Nhật trước đây, trong đó có sân bay Bugis ở Malang, với nhiều chiếc G4M Betty tịch thu được. Đa số máy bay bị phá hủy trong thời kỳ 1945-1949 diễn ra xung đột giữa thuộc địa Đông Ấn và Hà Lan tại Indonesia.
[sửa] Các phiên bản
[sửa] G4M1
G4M1 Nguyên mẫu
Máy bay Ném bom đặt căn cứ Đất liền Hải quân loại 1. hai chiếc được chế tạo.
G4M1 Kiểu 11
Máy bay Ném bom Tấn công căn cứ Đất liền Hải quân loại 1. Kiểu ném bom đầu tiên được sản xuất.
G4M1 Kiểu 12
trang bị động cơ Mitsubishi MK4E Kasei 1.530 mã lực (1.140 kW). Nhiều cải tiến ở thân.
[sửa] G4M2
Chiếc đầu tiên trong bốn chiếc nguyên mẫu G4M2 bay vào tháng 12-1942. Nó khác các kiểu trước là gắn động cơ MK4P Kasei Kiểu 21 với cánh quạt 4-cánh, laminar flow wings and tháp pháo lưng vận hành bằng điện trang bị pháo 20 mm thay cho súng máy. Các khác biệt bên ngoài bao gồm mũi kính lớn hơn, súng hông không lồi ra, đầu cánh và đuôi tròn trịa.
G4M2 Kiểu 22
Kiểu căn bản, chiếc sản xuất đầu tiên ra mắt tháng 7-1943.
G4M2 Kiểu 22 Ko
Rất giống kiểu trên, mang radar dò mục tiêu Kiểu 3 Ku Mark 6, trang bị 2 pháo Kiểu-99Mark 1 20 mm thay cho các súng máy 7,7 mm bên hông.
G4M2 Kiểu 22 Otsu
pháo Kiểu-99 Mark 2 20 mm nòng dài gắn trên tháp pháo lưng.
G4M2a Kiểu 24
Kiểu 22 cải tiến, động cơ MK4T Kasei-25 1.800 mã lực (1.340 kW), cửa khoang ném bom dạng lồi để mang nhiều bom hơn.
G4M2a Kiểu 24 Ko/Otsu
Vũ khí được cải tiến tương đương Kiểu 22 Ko/Otsu.
G4M2a Kiểu 24 Hei
Kiểu 24 Otsu cải tiến, một súng máy Kiểu-2 13 mm gắn trước mũi, anten radar được dời lên phía trên.
G4M2b Kiểu 25
Một chiếc G4M2a trang bị động cơ MK4T-B Kasei-25 Otsu 1.825 mã lực (1.360 kW). Chỉ thử nghiệm.
G4M2c Kiểu 26
Hai chiếc G4M2a trang bị động cơ MK4T-B Ru Kasei-25b 1.825 mã lực (1.360 kW) có bơm tăng áp.
G4M2d Kiểu 27
Một chiếc G4M2 trang bị động cơ MK4V Kasei-27 1.795 mã lực (1.340 kW).
G4M2e Kiểu 24 Tei
Phiên bản đặc biệt dùng chuyên chở máy bay cảm tử (bom bay) Kugisho/Yokosuka MXY-7 "Ohka" (Baka) Kiểu 11, được cải tiến từ những chiếc G4M2a Kiểu 24 Otsu và 24 Hei. có vỏ giáp bảo vệ phi công và thùng nhiên liệu trong thân.
[sửa] G4M3
G4M3 Kiểu 34
Thiết kế lại dựa trên G4M2, thêm thùng nhiên liệu tự hàn kín và cải tiến vỏ giáp bảo vệ, thiết kế lại cánh và cánh đuôi, trang bị 2 súng máy Kiểu-92 7,7 mm ở mũi và các vị trí bên hông, 1 pháo Kiểu-99-1 20 mm trên tháp súng lưng và sau đuôi. Tải trọng chiến đấu tăng lên 1.000 kg bom hoặc 1 ngư lôi 800 kg.
G4M3a Kiểu 34 Ko
Phiên bản vận tải và chống tàu ngầm, cải tiến vũ khí, chỉ thử nghiệm.
G4M3 Kiểu 36
Kiểu nguyên mẫu. Hai chiếc G4M2 Kiểu 34 trang bị động cơ Mitsubishi MK4-T Kasei-25b Ru 1.825 mã lực (1.360 kW).
[sửa] G6M1
G6M1
Máy bay Tiêm kích Hạng nặng Tầm xa Hải quân loại 1. Kiểu đầu tiên của loạt, trang bị pháo Kiểu-99 20 mm cạnh thân và ở đuôi, 1 súng máy 7,7 mm trước mũi và 1 pháo 30 mm dưới bụng phía trước. 30 chiếc.
G6M1-K
Huấn luyện Hải quân Kiểu 1, là chiếc G6M1 cải tiến.
G6M1-L2
Vận tải Hải quân Kiểu 1.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Anh
• Không quân Hoàng gia Anh sử dụng ít nhất một chiếc máy bay chiếm được để đánh giá.
Hoa Kỳ
• Không quân Hoa Kỳ sử dụng máy bay chiếm được để đánh giá.
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (Mitsubishi G4M Kiểu 22)
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 07 người: phi công, phi công phụ, hoa tiêu/ném bom, điện báo viên/xạ thủ súng máy, xạ thủ súng máy (3)
• Chiều dài: 19,6 m (64 ft 4 in)
• Sải cánh: 24,9 m (81 ft 8 in)
• Chiều cao: 6,0 m (19 ft 8 in)
• Trọng lượng không tải: 8.160 kg (17.990 lb)
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 12.500 kg (27.557 lb)
• Động cơ: 2 x động cơ Mitsubishi Kasei-25 bố trí hình tròn, công suất 1.850 mã lực (1.380 kW) mỗi động cơ
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 437 km/h (270 mph)
• Tầm bay tối đa: 4.725 km (2.935 mi)
• Trần bay: 8.950 m (29.350 ft)
[sửa] Vũ khí
• 2 x pháo Kiểu 99 20 mm
• 4 x súng máy 7,7 mm
• 800 kg (1.765 lb) bom hoặc ngư lôi
Chiếc Nakajima G5N Shinzan (深山, "Thâm sơn") là một kiểu máy bay ném bom hạng nặng của Nhật Bản trong Thế Chiến II. Nó là kiểu máy bay bốn động cơ, cánh đơn gắn giữa, bộ càng đáp ba bánh và cánh đuôi kép.
Shinzan là kiểu máy bay ném bom hạng nặng tầm xa được phát triển dựa trên kỹ thuật có được từ chiếc máy bay hành khách dân dụng Douglas DC-4E. Nó bay chuyến bay đầu tiên vào ngày 10 tháng 4 năm 1941
Chỉ có bảy chiếc Shinzan được chế tạo, và chúng chỉ được Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng như máy bay vận tải tầm xa. Phe Đồng Minh đã đặt tên mã cho kiểu máy bay
Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (G5N1)
Tham khảo: Virtual Aircraft Museum[1]
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 7-10 người
• Chiều dài: 31,02 m (101 ft 9 in)
• Sải cánh: 42,12 m (138 ft 2 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 201,8 m² (2.171,37 ft²)
• Trọng lượng không tải: 20.100 kg (44.300 lb)
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 32.000 kg (70.528 lb)
• Động cơ: 4 x động cơ Nakajima NK7A "Mamoru-11" 14 xy lanh bố trí hình tròn làm mát bằng không khí, công suất 470 mã lực (350 kW) mỗi động cơ. Bộ cánh quạt bốn cánh tốc độ không đổi.
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 420 km/h (227 knot, 261 mph)
• Tốc độ bay đường trường: 370 km/h (200 knots, 230 mph)
• Tầm bay tối đa: 4.260 km (2.302 nm, 2.648 mi)
• Trần bay: 7.450 m (24.442 ft)
[sửa] Vũ khí
• 2 x pháo Kiểu 99 20 mm
• 4 x súng máy Kiểu 97 7,7 mm (0,303 inch)
• 2.000-4.000 kg (4.408-8.816 lb) bom
Chiếc Nakajima G8N "Renzan" (連山, "Liên sơn") là một kiểu máy bay ném bom đặt căn cứ trên đất liền được thiết kế cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng. Tên gọi chính thức của Hải quân Nhật là "Máy bay Tấn công đặt căn cứ trên đất liền Kiểu 18" (一七試陸上攻撃機); trong khi phe Đồng Minh đặt tên mã là "Rita".
Chiếc nguyên mẫu ban đầu được hoàn tất vào tháng 10 năm 1944, chỉ một năm sau khi Hải quân bắt đầu đặt hàng việc phát triển, và nó được giao vào tháng 1 năm 1945. Tuy nhiên, hoàn cảnh chiến tranh tồi tệ và việc thiếu hụt nhôm làm cho đề án bị hủy bỏ vào tháng 6. Có bốn chiếc đã được chế tạo trong thời gian từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 6 năm 1945.
Sau chiến tranh, một chiếc nguyên mẫu được mang sang Hoa Kỳ, và sau khi thử nghiệm nó bị tháo dỡ. Không có chiếc nào tồn tại cho đến hôm nay.
Các phiên bản
G8N1
Máy bay ném bom hạng nặng bốn động cơ. Phiên bản sản xuất.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (G8N1)
[sửa] Đặc tính chung
• Chiều dài: 22,94 m (75 ft 3 in)
• Sải cánh: 32,54 m (106 ft 9 in)
• Chiều cao: 7,20 m (23 ft 7 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 112 m² (1.205 ft²)
• Lực nâng của cánh : 239 kg/m² (49 lb/ft²)
• Trọng lượng không tải: 17.400 kg (38.400 lb)
• Trọng lượng có tải: 26.800 kg (59.100 lb)
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 32.150 kg (70.900 lb)
• Động cơ: 4 x động cơ Nakajima NK9K-L 24 "Homare" 18 xy lanh bố trí hình tròn, công suất 2.000 mã lực (1.490 kW) mỗi động cơ
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 576 km/h (358 mph)
• Tầm bay tối đa: 7.250 km (4.500 mi)
• Trần bay: 10.200 m (33.500 ft)
• Tốc độ lên cao: 7,6 m/s (1.500 ft/min)
• Tỉ lệ công suất/khối lượng : 0,22 kW/kg (0,14 hp/lb)
[sửa] Vũ khí
• 6 x pháo Kiểu 99 20 mm; 2 khẩu trên mỗi tháp súng lưng, bụng và đuôi
• 4 x súng máy Kiểu 2 7,7 mm (0,303 in); 2 khẩu trước mũi, 1 khẩu mỗi bên hông
• Cho đến 4.000 kg (8.800 lb) bom
Chiếc Kyūshū Q1W Tokai (東海 "Đông Hải"), là một kiểu máy bay ném bom tuần tra chống tàu ngầm đặt căn cứ trên đất liền, được phát triển cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II. Tên mã của khối Đồng Minh dành cho chiếc này là Lorna.
Thiết kế chịu ảnh hưởng bởi tiết kế cùa chiếc máy bay ném bom tầm trung Junkers Ju 88 của Đức, mà Hải quân Nhật đã nhận được một số kiểu mẫu nhằm đánh giá kỹ thuật trong quá trình chiến tranh.
Hải quân Nhật đặt hàng việc phát triển như là kiểu 17-shi vào tháng 9 năm 1942, và chuyến bay đầu tiên diễn ra vào tháng 9 năm 1943. Nó được đưa vào hoạt động từ tháng 1 năm 1945. Chiếc Q1W trang bị hai động cơ công suất thấp, cho phép bay lâu ở tốc độ thấp, và là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được thiết kế ban đầu nhằm vai trò một máy bay chiến tranh chống tàu ngầm.
Trong cùng thời gian đó, chiếc K11W1 Shiragiku, một máy bay ném bom huấn luyện (và cũng được sử dụng để tấn công cảm tử Kamikaze), và chiếc Q3W1 Nankai (Nam Hải), một phiên bản chuyên biệt chống tàu ngầm khác, cũng được chế tạo. Chiếc sau có cấu trúc toàn toàn bằng gỗ và bị phá hủy ngay trong chuyến bay đầu tiên. Một máy bay chuyên biệt chống tàu ngầm khác nữa được dự trù là chiếc Mitsubishi Q2M1 "Taiyō"(cải biến từ kiểu máy bay ném bom-ngư lôi Mitsubishi Ki-67 Hiryū "Peggy"), nhưng đề án này không tiến triển quá những bước thiết kế sơ thảo đầu tiên.
Các phiên bản
Q1W1
Một chiếc nguyên mẫu.
Q1W1 Tokai (Đông Hải) Mark 11
phiên bản sản xuất.
Q1W2 Mark 21
cải tiến với những bề mặt cánh đuôi làm bằng gỗ.
Q1W1-K Tokai-Ren (East Sea-Trainer)
phiên bản huấn luyện với đội bay bốn người, cấu trúc toàn bằng gỗ. Có một chiếc được chế tạo.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (Q1W1)
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 03 người
• Chiều dài: 12,09 m (39 ft 8 in)
• Sải cánh: 16,00 m (52 ft 6 in)
• Chiều cao: 4,12 m (13 ft 6 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 38,2 m² (411 ft²)
• Lực nâng của cánh : 126 kg/m² (26 lb/ft²)
• Trọng lượng không tải: 3.102 kg (6.839 lb)
• Trọng lượng có tải: 4.800 kg (10.580 lb)
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 5.318 kg (11.720 lb)
• Động cơ: 2 x động cơ Hitachi Amakaze-31 9 xy lanh bố trí hình tròn, công suất 610 mã lực (455 kW) mỗi động cơ
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 322 km/h (201 mph)
• Tầm bay tối đa: 1.342 km (839 mi)
• Trần bay: 4.490 m (14.730 ft)
• Tốc độ lên cao: 3,8 m/s (751 ft/min)
• Tỉ lệ công suất/khối lượng : 0,19 kW/kg (0,12 hp/lb)
[sửa] Vũ khí
• 1 x súng máy Kiểu 92 7,7 mm (0,303 inch) di động bắn ra phía sau
• 1 hoặc 2 x pháo Kiểu 99 20 mm cố định bắn ra phía trước
• 2 x bom 250 kg (550 lb) hoặc mìn sâu
Chiếc Yokosuka P1Y Ginga (銀河, "Ngân Hà") là một kiểu máy bay ném bom hai động cơ đặt căn cứ trên đất liền được phát triển cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II. Nó là kiểu nối tiếp cho chiếc Mitsubishi G4M và được phe Đồng Minh đặt tên lóng là "Frances".
Chiếc P1Y được thiết kế bởi Xưởng kỹ thuật Không lực Hải quân Yokosuka theo những tiêu chuẩn của Hải quân đòi hỏi tốc độ bắt kịp chiếc Zero, tầm bay xa bằng chiếc G4M, tải trọng 1 tấn bom, và khả năng ném bom bổ nhào cũng như mang ngư lôi. Hậu quả là, việc cấu trúc bị chịu ảnh hưởng bởi sự phức tạp quá mức, khó sản xuất và khả năng bảo trì kém. Những vấn đề liên quan đến kiểu động cơ Nakajima Homare khiến cho phải thay thế bằng kiểu Mitsubishi Kasei. Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào tháng 8 năm 1943. Nakajima đã sản xuất 1.002 chiếc.
Một phiên bản máy bay tiêm kích bay đêm, chiếc P1Y2-S Kyokko (極光, "Hào quang") được trang bị radar và hỏa lực bắn lên trên, cũng như pháo 20 mm bắn ra phía trước. Có 97 chiếc được sản xuất bởi Kawanishi, nhưng do tính năng bay không thỏa đáng ở tầm cao để chống cự những chiếc B-29, có nhiều chiếc đã được chuyển đổi ngược lại kiểu máy bay ném bom Ginga.
Các phiên bản
Nguyên mẫu
Sáu chiếc trang bị động cơ NK9C Homare-11 1820 mã lực.
P1Y1 Ginga (Ngân Hà) Kiểu 11
Máy bay ném bom Hải quân đất liền Kiểu 11, phiên bản sản xuất đầu tiên.
P1Y1 Ginga-Kai Kiểu 11 Đặc biệt
phiên bản cải biến có khả năng mang một chiếc Yokosuka MXY-7 Ohka "Baka" (kiểu 22).
P1Y1-S Byakko (Bạch quang)
Máy bay Tiêm kích bay đêm Hải quân, phiên bản trang bị bốn pháo Kiểu 99 20 mm bắn chéo ra phía trước, và một súng máy Kiểu 2 13 mm phòng thủ hướng ra phía sau.
P1Y2-S Kyokko (Hào quang)
Máy bay Tiêm kích bay đêm Hải quân, trang bị kiểu động cơ mới Mitsubishi MK4T-A Kasei 25a công suất 1850 mã lực, hai pháo Kiểu 99 20 mm bắn chéo ra phía trước, và một súng máy Kiểu 2 13 mm phòng thủ hướng ra phía sau.
P1Y2 Kiểu 16
Cải biến các phiên bản tiêm kích bay đêm trước đó.
P1Y1a/P1Y12a
Tương tự như kiểu P1Y1/P1Y2 với một pháo Kiểu 99 20 mm trước mũi buồng lái, và một súng máy Kiểu 2 13 mm phòng thủ hướng ra phía sau.
P1Y1b/P1Y2b
Phiên bản trang bị tháp súng lưng với hai súng máy Kiểu 2 13 mm và một pháo Kiểu 99 20 mm trước mũi buồng lái.
P1Y1c/P1Y2c
Tương tự như kiểu P1Y1b/P1Y2b nhưng khẩu pháo trước mũi được thay bằng một súng máy Kiểu 2 13 mm.
P1Y3-P1Y6
Khác biệt về động cơ và bộ turbo nén, chỉ là dự án không sản xuất.
Tổng cộng: có 1.002 chiếc được sản xuất; hoặc 1.098 chiếc bao gồm phiên bản P1Y2-S Kyokko.
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (P1Y1a)
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 03 người
• Chiều dài: 15,00 m (49 ft 2 in)
• Sải cánh: 20,00 m (65 ft 7 in)
• Chiều cao: 4,30 m (14 ft 1 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 55 m² (592 ft²)
• Lực nâng của cánh : 245 kg/m² (50 lb/ft²)
• Trọng lượng không tải: 7.265 kg (16.020 lb)
• Trọng lượng có tải: 13.500 kg (29.750 lb)
• Động cơ: 2 x động cơ Nakajima Homare 18 xy lanh bố trí hình tròn, công suất 1.825 mã lực (1.361 kW) mỗi động cơ
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 547 km/h (340 mph)
• Tầm bay tối đa: 5.370 km (3.337 mi)
• Trần bay: 9.400 m (30.840 ft)
• Tốc độ lên cao: 37 m/s (7.250 ft/min)
• Tỉ lệ công suất/khối lượng : 0,20 kW/kg (0,12 hp/lb)
[sửa] Vũ khí
• 1 x pháo Kiểu 99 20 mm trước mũi
• 1 x súng máy Kiểu 2 13 mm phía đuôi
• 1.000 kg (2.200 lb) bom hoặc
• 1 x ngư lôi
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top