Chương 1

Tên của cô bé là Helen. Cái tên bắt nguồn từ một từ Hy Lạpcổ có nghĩa là "cô gái đen", nhưng làn da của cô bé kì thực lại rấtsáng nên cô cho rằng cái tên này không phù hợp với mình chútnào. Cô bé thích cái tên Pandora lắm, nhưng chẳng ai được tự chọn tên bao giờ. Cô Harmonia có một danh sách dài để chỉ định tên cho từng người. Những đứa trẻ mới đến sẽ được đặt tên theo danhsách tên con trai hoặc con gái, cô Harmonia bảo ai cũng phải theo quy định như vậy. 

Lâu rồi chưa có thêm đứa trẻ nào mới đến. Helen khôngbiết vì sao. Trước đây thường rất nhiều; hàng tuần, hoặc cứ 2 tuần, những âm thanh lại vang lên khi tối muộn. Những mệnh lệnh, những tiếng ca thán, thi thoảng là những lời chửi rủa lầm bầm trong đêm. Môt tiếng đóng sầm cửa buồng giam. Sau đó một thời gian, thường thì là 1 hay 2 tháng, một gương mặt mới sẽ xuất hiện trong lớp - một cậu bạn hoặc 1 cô bạn thậm chí còn chưa biết nói. Nhưng họ bắt kịp rất nhanh.

Ngày trước Helen cũng đã từng là 1 đứa trẻ mới, nhưng thật khó để nhớ nó là khi nào vì đã rất lâu rồi. Đó là lúc trước khi có từ ngữ, lời nói; xung quanh chỉ là những thứ không có tên gọi, và những thứ không có tên gọi thì ta sẽ không lưu trong trí nhớ. Chúng sẽ trôi ngay ra ngoài, và biến mất. 

Bây giờ cô bé đã 10 tuổi và có làn da như của 1 nàng công chúa trong truyện cổ tích; làn da trắng như tuyết. Vậy nên cô bé tinrằng khi lớn lên cô sẽ trở nên xinh đẹp, và các chàng hoàng từ sẽđua nhau trèo lên tháp để giải cứu cô. 

Còn hiện tại, cô bé có một buồng giam, một hành lang, một lớphọc và một phòng tắm. 

Phòng giam nhỏ và vuông vắn. Trong phòng có một chiếcgiường, một cái phế và một cái bàn. Trên các bức tường sơn màuxám là hai bức tranh; bức lớn vẽ cảnh khu rừng nhiệt đới Amazonvà bức nhỏ vẽ một chú mèo con đang uống sữa trong chiếc đĩa đặtdưới đất. Thỉnh thoảng Trung sĩ và người của ông sẽ đổi phòngcho những đứa trẻ, thế nên Helen biết rằng một vài buổng có cácbức tranh khác nhau. Cô bé đã từng ở một buồng có bức tranh vẽchú ngựa trên đổng cỏ và phía xa là đỉnh núi phú tuyết trắng, cô béthích bức tranh đó hơn. 

Chính cô Harmonia là người treo những bức tranh lên tường.Cô cắt chúng ra từ tập tạp chí cũ trong lớp học, rồi cô bôi một ítchất dính màu xanh vào các góc của bức tranh và dán chúng lêntường. Cô cất giữ thứ chất dính màu xanh da trời ây kĩ càng nhưmột kẻ hà tiện trong truyện. Mỗi khi gỡ bức tranh cũ xuống, haytreo một bức mới lên, cô cạo cho kì hết chỗ còn dính trên tường rổiđắp vào khối tròn nhỏ nặn từ thứ chất dính đó và đem cất kĩ vàongăn kéo của cô. 

Một khi hết là sẽ hết hẳn, cô Harmonia nói như thế.Hành lang có tất cả hai mươi cánh cửa phía bên trái và mườitám cánh cửa phía bên phải. Ở mỗi đầu hành lang có một cảnh cửađặc biệt. Một cửa được sơn màu đỏ, đó là lối đi tới lớp học - vậynên Helen coi phía cuối hành lang là lớp học. Ở đầu còn lại củahành lang là một cánh cửa bằng thép màu xám, và nó rất rất dày.Khó có thể đoán được cánh cửa này dẫn đến đâu. Có một lần khiHelen được đưa trở lại buồng giam, cánh cửa đã bị tháo khỏi bảnlề và vài người đàn ông đang sửa chữa gì đó, cô bé có thể nhìn thấy những cái đinh và nhiều thứ khác chĩa ra ngoài được gắn xungquanh viền cửa, chắc là do vậy nên một khi đã đóng lại, cánh cửađó hẳn sẽ rất khó mở. Phía sau cánh cửa là một dãy dài những bậccầu thang bằng xi măng đi lên phía trên. Đáng lẽ ra cô bé khôngđược phép nhìn thấy những thứ đó, và Trung sĩ đã quát, "Con quỷnhỏ có nhiều mắt hơn cần thiết" khi ông đẩy nhanh chiếc xe của côbé vào buồng giam và đóng sầm cửa buồng. Nhưng cô bé đã kịpnhìn thấy, và cô bé ghi nhớ. 

Cô bé cũng lắng nghe, từ những cuộc trò chuyện nghe lỏmđược, cô có chút hình dung về nơi này và cả những nơi có liênquan mà cô chưa từng nhìn thấy. Nơi này khu biệt. Bao quanh khulà căn cứ, cũng là khách sạn Echo. Bên ngoài căn cứ là khu vực 6,cách London ba mươi dặm về phía nam và xa hơn bốn mươi bốndặm nữa là Beacon - xa hơn Beacon không còn gì khác ngoài biểnkhơi. Hầu như toàn bộ khu vực 6 khá sạch sẽ, thứ duy nhất giữ nơinày được sạch như vậy là những cuộc tuần tra nghiêm ngặt, vớinhững quả lựu đạn và cầu lửa. Đây chính là lí do mà căn cứ tồn tại,Helen chắc như vậy. Các đội tuần tra được cử đi từ căn cứ để đọnsạch những Kẻ đói.

Các đội tuần tra phải hết sức cẩn thận, bởi vì ở ngoài kia có rấtnhiều Kẻ đói. Nếu chúng ngửi thấy mùi của ta, chúng sẽ theo tahàng trăm dặm, và một khi đã bắt được ta thì chúng sẽ ăn ta ngaylập tức. Helen thấy mừng là cô bé được sống trong khu này, phíasau cánh cửa thép to kia, ở đây cô bé được an toàn. 

Beacon thì lại rất khác so với căn cứ. Đó là một thành phố lớnrất đông người, những tòa nhà cao lên đến tận trời. Một bên thànhphố là biển và ba bên còn lại là những con hào và bãi mìn, vì thế những Kẻ đói không thể đến gần thành phố. Ở Beacon, người tacó thể sống cả đời mà không phải chạm mặt một Kẻ đói nào baogiờ. Và thành phố lớn đến mức chắc có cả hàng trăm tỉ người cùngsống trong đó.Helen hi vọng một ngày nào đó cô bé sẽ được đến Beacon.Khi nhiệm vụ hoàn thành, và khi (Tiến sĩ Caldwell đã từng nói điều này) mọi thứ được đóng lại và cất đi. Helen cố gắng hìnhdung ra ngày đó; những bức tường thép sẽ khép lại giống như những trang sách, và sau đó... là một thứ gì đó rất khác. Một thứ gìđó rất khác ngoài kia, và tất cả mọi người sẽ cùng đi tới đó.

Chắc là sẽ đáng sợ. Nhưng sẽ rất tuyệt vời! 

Mỗi sáng, bước qua cánh cửa bằng thép xám kia là Trung sĩ,người của Trung sĩ, sau cùng là các giáo viên. Họ bước dọc hànhlang, đi qua cửa buồng của Helen, họ luôn mang theo một thứmùi hóa học nồng và đắng; đó là một mùi hương không dễ chịuchút nào, nhưng lại khiến Helen hào hứng vì có nghĩa là nhữngbài học của ngày mới sẽ sớm bắt đầu.Khi tiếng then cài vang lên ở ngưỡng cửa, Helen vội chạy ra cửa buồng giam của cô bé và nhón chân cố gắng nhìn qua ô cửa sổnhỏ xíu chăng lưới để thấy người đi ngang qua. Cô bé kêu to chàobuổi sáng, nhưng họ không được phép trả lời và thường thì khôngai đáp lại. Trung sĩ và người của ông ấy không bao giờ trả lời, cảTiến sĩ Caldwell hay thầy Whitaker cũng không. Tiến sĩ Selkirk thìbước đi rất nhanh và không bao giờ quay đầu, nên Melanie khôngthể nhìn được mặt cô ây. Thế nhưng thỉnh thoảng Helen lại đượcnhận một cái vẫy tay từ cô Harmonia hoặc một nụ cười thoáng quanhư vụng trộm từ cô Mailer. 

Giáo viên nào phụ trách việc giảng dạy trong ngày thì sẽ đithẳng vào lớp học, trong khi người của Trung sĩ bắt đầu mở cửacác buồng giam. Việc của họ là đưa những đứa trẻ tới lớp học,xong xuôi họ sẽ lại đi mất. Họ tuân theo một quy trình làm việc tônkhá nhiều thời gian. Helen đoán là với đứa trẻ nào họ cũng làmgiống nhau, nhưng cô bé không dám chắc vì mọi việc chỉ diễn rabên trong buồng giam và buồng giam duy nhất mà Melanie có thểnhìn được bên trong là buồng của chính cô bé.Trung sĩ sẽ bắt đầu bằng cách đập mạnh vào tất cả các cánhcửa và quát tháo gọi những đứa trẻ dậy chuẩn bị. Ông thường kêuto "Di chuyển!", nhưng thỉnh thoảng ông cũng thêm vài từ. "Dichuyển, bọn nhỏ khốn kiếp! hay "Di chuyển! Để xem mày thế nào!" Khuôn mặt to lớn và đầy sẹo của ông nhòm sát vào tấm lướinhư xuyên thấu vào bên trong, để đảmbảo bọn trẻ đã ra khỏi giường và bắt đầu chuẩn bị.

Có một lẫn, Helen nhớ, ông đã làm hẳn một bài phát biểu -không phải với lũ trẻ mà với người của ông. "Một vài người trongsố các anh mới đến đây. Các anh không biết các anh đã đến với cáiquái gì đâu, và các anh cũng không biết các anh đang ở chốn quỷtha ma bắt nào. Lũ quỷ nhỏ khốn kiếp này làm các anh sợ, đúngkhông? Tốt. Hãy giữ chặt nỗi sợ ấy vào trong tâm hổn chết chóc củamình. Càng sợ, các anh sẽ càng ít có cơ hội làm hỏng việc." Rổi ônghô to, "Di chuyển!". Thật may vì đúng lúc này Helen đang khôngchắc là đã đên lúc phải di chuyển hay chưa. 

Sau hiệu lệnh "Di chuyển" của Trung sĩ, Helen nhanh chóngthay đồ: một chiếc áo dài màu trắng đã được treo sẵn trên mócgần cửa, một chiếc quần dài màu trắng ở trong hộp đựng đồ đặttrong hộc tường, và một đôi dày bệt màu trắng xếp ngay ngắn bêndưới giường. Rồi như đã được dạy, cô bé ngồi xuống chiếc xe lănđặt phía chân giường. Hai tay đặt trên chỗ để tay của chiếc xe vàhai chân đặt lên bàn đặt chân. Cô bé nhắm mắt và chờ đợi. Cô bénhẩm đếm trong lúc chờ. Lần lâu nhất cô bé từng đếm là đến 2526; lần nhanh nhất là 1901. 

Khi khóa cửa buồng giam mở, cô bé dừng không đếm nữa vàmở hai mắt. Trung sĩ bước vào với một tay cầm khẩu súng chĩavào cô bé. Rồi hai người của Trung sĩ bước theo sau và thắt chặtdây đai xung quanh hai cổ tay, hai cổ chân của Helen. Có mộtdây đai nữa buộc quanh cổ; họ thắt dây đó cuối cùng, sau khi tayvà chân của cô bé đã được khóa chặt, và họ luôn thắt dây đai cổ từphía sau. Dây đai được thiết kế để họ không bao giờ phải đặt tayra trước mặt Helen. Thỉnh thoảng Helen nói, "Cháu sẽ khôngcắn đâu." Cô bé cố tình nói đùa, nhưng người của Trung sĩ khôngbao giờ cười. Trung sĩ có cười một lần, đó là lần đầu tiên cô bé nóiđiều đó, nhưng đó là một điệu cười khó nghe. Sau khi cười, ông nói "Bọn ta cũng sẽ không bao giờ cho mày có cơ hội để cắn đâu,viên kẹo đường ạ." 

Khi Helen đã được trói chặt cẩn thận vào chiếc xe lăn, cô békhông thể cử động tay, chân hay đầu, họ sẽ đẩy chiếc xe vào phònghọc và đặt cô ngồi vào đúng vị trí bàn của cô. Nếu lúc đó giáo viênđang nói chuyện với những đứa trẻ khác, hoặc đang viết gì đó lênbảng, cô ấy (hoặc thầy ấy, nếu đó là thầy Whitaker, giáo viên namduy nhất) sẽ dừng lại và nói, "Chào buổi sáng, Helen." Làm nhưvậy, những đứa ngồi tận trên dãy đầu của lớp cũng sẽ biết rằngHelen đã đến và chúng cũng sẽ nói chào buổi sáng với cô bé.Phần lớn các bạn không thể nhìn thấy cô bé khi cô vào lớp, đươngnhiên rồi, vì tất cả đều ngồi trên những chiếc xe riêng biệt và chiếcđai quanh cổ khiến bọn trẻ không thể quay đầu được xa.Quy trình này - từ đẩy xe vào lớp, giáo viên nói lời chào buổisáng và sau đó là tiếng chào đồng thanh của cả lớp - diễn ra thêmchín lần nữa, vì sau Helen thường sẽ có thêm chín bạn cũng đượcđưa vào. Một trong số đó là Anne, từng là bạn thân của Helen trong lớp và có lẽ vẫn là như vậy, nhưng lần trước khi họ chuyểnvị trí lũ trẻ (Trung sĩ gọi đó là "tráo các lá bài") thì hai đứa phảingổi cách nhau rất xa, thật khó để làm bạn thân với người mà mìnhkhông thể nói chuyện cùng. Một bạn khác tên là Kenny, Helen không thích cậu bạn này vì cậu ta hay gọi cô bé là Não Quả dưahoặc H-H-H-Helen để trêu chọc tật nói lắp trước đây của cô bé. 

Khi tất cả lũ trẻ đã ngồi yên trong lớp, bài học bắt đầu. Mỗingày đều có các bài học về tính tổng và đánh vẫn, ngày nào cũng cócác bài kiểm tra kiến thức đã học được, nhưng dường như khôngcó một kế hoạch nào về các bài học tiếp theo. Một vài giáo viênthích đọc to những đoạn trích từ trong sách và sau đó hỏi cả lớp vềnhững gì chúng vừa được nghe. Các giáo viên khác thì cho lũ trẻhọc về các sự kiện, ngày tháng, bảng biểu và phương trình, Helen thì rất giỏi những thứ này. Cô bé biết tất cả các vị vua và nữ hoàngcủa nước Anh cùng thời đại họ trị vì, cô biết tất cả các thành phốcủa Vương quốc Anh cũng như diện tích, dân số và các con sông chảy qua các thành phố ấy (đó là nếu như thành phố có sông) và cả các khẩu hiệu của từng thành phố nữa (nếu như thành phố có khẩuhiệu). Cô bé cũng biết các thủ đô của châu Âu, dân số của từng nơivà năm mà các thành phố ấy có chiến tranh với nước Anh, phần lớn các cuộc chiến xảy ra vào các thời điểm khác nhau. 

Việc nhớ những điều này không có gì khó đối với Helen; côbé ghi nhớ để đỡ cảm thấy chán, bởi vì chán nản là điều tệ hơn bấtcứ thứ gì khác. Nếu cô biết diện tích mặt bằng và dân số của thànhphố, cô có thể tính nhẩm mật độ dân số trung bình và phân tích dựđoán số người sẽ có trong vòng mười, hai mươi, ba mươi năm tới. 

Nhưng thật ra cũng có một vấn đề. Helen được học về cácthành phố của Vương quốc Anh từ các bài giảng của thầy Whitaker,nhưng cô bé không dám chắc răng tất cả các thông tin đều là chínhxác. Bởi vì có một hôm, khi thấy Whitaker đang tỏ ra hài hước và giọng nói của thầy trở nên trơn tuột và không rõ ràng, thầy ấyđã nói một điều khiến Helen lo lắng. Cô bé hỏi thầy giáo liệu1.036.200 có phải là tổng dân số của Birmingham bao gồm tất cảcác khu vực ngoại ô không, hay đó chỉ là của khu trung tâm đôthị, thầy đã trả lời  "Ai mà quan tâm chứ? Những thứ này bây giờkhông còn quan trọng nữa. Tất cả các cuốn sách giáo khoa mà ta cóở đây đã có từ ba mươi năm trước rồi, thầy chỉ có thế này để dạycho các em thôi." 

Helen gặng hỏi, vì cô bé biết rằng Birmingham là thành phốlớn thứ hai nước Anh chỉ sau London, và cô bé muốn biết chắcrằng con số đó có phải là chuẩn xác. "Nhưng số liệu thống kê dânsố từ..." cô bé nói. 

Thầy Whitaker cắt ngang lời cô bé "Lạy chúa, Helen, điều đókhông quan trọng. Thời đó qua lâu lắm rồi! Ngoài kia bây giờ khôngcòn cái gì nữa. Không có cái quái gì cả. Dân số của Birmingham là con số không."

Như vậy nghĩa là có lẽ, thậm chí là rất có thể, một vài chi tiết số liệu trong danh sách của Helen cần phải được cập nhật.

Bọn trẻ có lớp vào các ngày thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm và thứ Sáu. Vào thứ Bảy, chúng sẽ được nhốt trong phòng cả ngàyra hệ thống loa phát thanh sẽ phát các bản nhạc. Không một ai đếnvào thứ Bảy, kể cả Trung sĩ, tiếng nhạc to đến nỗi không thể nóichuyện được. Từ lâu Helen đã có ý tưởng tự tạo ra một thứ ngônngữ để chỉ cần dùng các kí kiệu thay vì lời nói, để bọn trẻ có thể tròchuyện với nhau qua các ô cửa sổ lắp lưới nhỏ xíu. Và cô bé đã làmđược, thực hiện thứ ngôn ngữ đó khá thú vị, nhưng khi Helen hỏi xin cô Harmonia để cô bé có thể đạy cho cả lớp, cô Harmonia đãtrả lời là không được, bằng một giọng rất to và đanh thép. Cô bắtHelen hứa không được nhắc đến ngôn ngữ kí hiệu với bất cứ mộtgiáo viên nào khác, đặc biệt là với Trung sĩ. "Ông ấy đã đủ hoangtưởng lắm rổi," cô nói. "Nếu ông ta mà biết em nói chuyện saulưng ông ta, ông ta sẽ phát điên lên mất." 

Thế nên Helen chắng bao giờ được dạy cho các bạn cách nóichuyện bằng ngôn ngữ kí hiệu. 

Các thứ Bảy trôi qua ảm đạm và dài dằng dặc, thật khó để chohết ngày. Helen tự kể cho mình nghe vài câu chuyện mà bọn trẻđược nghe ở trên lớp, hoặc hát về các dẫn chứng toán học theo điệunhạc đang được phát, ví dụ như dẫn chứng về tính vô hạn của cácsố nguyên tố. Làm như vậy thì không sao bởi vì tiếng nhạc to có thểche lấp được giọng của cô bé. Còn nếu như bình thường thì Trungsĩ sẽ vào phòng và bắt cô bé phải im lặng.Helen biết rằng Trung sĩ vẫn ở quanh đó vào các ngày thứBảy, vì có một hôm khi Ronnie tự đập tay vào cửa số lưới trongbuồng giam của bạn ấy cho tới khi bàn tay chảy máu và trầy xướchết cả, Trung sĩ đã đi tới. Ông mang theo hai người, cả ba ngườibọn họ mặc bộ quần áo to và che kín mặt, họ đi vào phòng giamcủa Ronnie và từ những âm thanh nghe được, Helen đoán rằnghọ đã cố trói Ronnie vào xe lăn. Cô bé cũng đoán là Ronnie đã cố gắng chống cự và khiến họ khá vất vả, bạn ấy liên tục gào thét vànói, "Để tôi yên! Hãy để tôi yên!" Sau đó là những tiếng đập mạnhliên tiếp và một trong hai người của Trung sĩ hét lên, "Lạy Chúa, đừng... " rồi những người khác cũng gào thét và một người nói, "Giữ lấy tay kia của nó! Giữ chặt con bé!" và rồi mọi thứ trở nềnyên lặng.

Helen không biết sau đó đã xảy ra chuyện gì. Những ngườilàm việc cho Trung sĩ đi vòng quanh và hạ các tấm che của tất cảcác ô cửa số để bọn trẻ không thể nhìn ra ngoài. Cả ngày bọn trẻ bịnhốt trong phòng. Vào ngày thứ Hai sau đó, Ronnie không còn tớilớp nữa, không ai biết chuyện gì đã xảy ra với bạn ấy. Helen thíchnghĩ rằng có một lớp học khác ở một nơi khác, và Ronnie đã tới đó,một ngày nào đó cô bạn sẽ trở về khi Trung sĩ tráo các lá bài một lầnnữa. Nhưng điểu mà cô bé thực sự tin, cô bé không thể dừng nghĩvề việc này, đó là Trung sĩ đã đem Ronnie đi để trừng phạt bạn ấyvì đã không vâng lời, và ông ấy sẽ không bao giờ cho bạn ấy gặplại những đứa trẻ khác nữa. 

Các ngày Chủ nhật cũng giống ngày thứ Bảy, khác là có giờăn và giờ tắm. Đầu buổi, bọn trẻ sẽ được đặt vào những chiếc ghếgiống như những ngày đi học bình thường, nhưng chỉ có bàn tayvà cánh tay phải không bị trói. Xe của bọn trẻ được đẩy vào phòngtắm, đó là căn phòng cuối cùng bên tay phải, ngay phía trước cánhcửa bằng thép xám. 

Trong phòng tắm, nơi lát đá trắng và trông trơn, lũ trẻ ngối đợicho tới khi tất cả các bạn đã được đưa vào. Người của Trung sĩ sauđó mang vào những chiếc bát và thìa. Họ đặt chiếc bát vào lòngmỗi đứa trẻ, thìa đã được sắn sẵn vào bát. 

Trong bát có khoảng một triệu ấu trùng, tất cả đang cựa quậyvà uốn éo đan lẫn vào nhau. 

Bọn trẻ xúc ăn. 

Trong những câu chuyện bọn trẻ đã đọc, đôi khi trẻ con cũngăn những thứ khác - bánh ngọt, sô-cô-la, xúc xích và khoai tâynghiền, khoai tây chiên, kẹo, mì spaghetti và thịt viên. Bọn trẻ ởđây chỉ ăn ấu trùng, và chỉ ăn một lần trong tuần, bởi vì - như Tiếnsĩ Selkirk đã giải thích một lần khi Helen hỏi - cơ thể của chúng đặc biệt giỏi trong việc chuyển hóa các chất protein. Những đứatrẻ không cần phải ăn bất cứ thứ gì khác, không cần cả uống nước.Những con ấu trùng sẽ cho cơ thể bọn trẻ tất cả các chất cần thiết. 

Sau khi ăn xong, những chiếc bát được mang đi, người củaTrung sĩ đi ra ngoài, đóng các cửa và hạ then cài. Phòng tắm lúcnày tối om vì không có chút ánh sáng hay đèn nào ở trong này. Cácống nước phía sau các bức tường bắt đầu phát ra thứ âm thanhgiống như ai đó đang cố cười, và một chất hóa học được phunxuống từ trên trần nhà. 

Đó chính là chất mà Trung sĩ và người của Trung sĩ mang trênngười, hoặc ít nhất là nó có cùng mùi như vậy, nhưng thứ mùi nàynồng hơn rất nhiều. Chất này khiến cơ thể hơi nhói đau một chútlúc đầu. Sau đó là rất đau. Nó khiến mắt của Helen sưng lên, đỏngầu và gần như không nhìn thấy gì nữa. Nhưng chất đó bay hơinhanh chóng khỏi quần áo và da, vậy nên sau nửa giờ đồng hồngồi đợi trong căn phòng im ắng, tối mịt, sẽ không còn lại gì ngoàithứ mùi hăng, và rồi cuối cùng cái mùi ấy cũng phai dần, hoặc ítnhất là bọn trẻ đã quen nên không còn thấy nó tệ như ban đầu nữa.Rồi bọn trẻ ngổi đợi trong im lặng, cho tới khi cánh cửa mở ra vàngười của Trung sĩ đưa chúng ra. Bọn trẻ được tắm rửa như thế vàchính vì lí do này, Chủ nhật có lẽ là ngày tệ nhất trong tuần. 

Ngày tuyệt nhất trong tuần là bất cứ ngày nào cô Harmoniađứng lớp. Cô không có một ngày cụ thể trong tuần, cũng có nhữngtuần cô không đến, nhưng cứ khi nào Helen được đẩy vào lớphọc và thấy cô Harmonia ở đó, cô bé sẽ cảm thấy một niềm vuisướng dâng trào, như thể trái tim cô bé bay ra khỏi lồng ngực vàvút lên tận trời cao. 

Không ai cảm thấy chán chường vào ngày có cô Harmonia dạy.Chỉ cần nhìn thấy cô thôi đã khiến Helen vui khôn tả rồi. Cô béthích đoán xem cô Harmonia sẽ mặc gì, và liệu cô sẽ để tóc buôngxõa hay buộc cao lên. Thường thì cô sẽ để xõa tóc, mái tóc cô đen,đài và cực kì nhiều gợn sóng nên trông rất giống một thác nước.Nhưng thỉnh thoảng cô cũng búi thành một lọn phía sau đầu, một lọn rất chặt, như vậy cũng tốt, vì kiểu tóc ấy sẽ khiến khuôn mặt của cô nổi bật hơn, khiến cô trông gần giống như đỡ lấy mái nhà ở một bên của ngôi đền. Một trụ cột hình người. Mặc dù vậy, khuôn mặt cô Harmonia lúc nào cũng nổi bật vì nócó một màu sắc tuyệt vời, rất tuyệt vời. Đó là màu nâu đậm, giốngnhư màu của những thân cây trong bức tranh rừng nhiệt đới củaHelen, những cây mà hạt giống chỉ nảy mầm từ đám tàn củanhững bụi cây đã bị thiêu đốt, hoặc giống như màu cà phê mà côHarmonia thường đổ từ bình ra chiếc cốc của cô vào mỗi giờ nghỉ.Có điểu màu da của cô đậm hơn và đẹp hơn tất cả những thứ đó,với rất nhiều các màu khác trộn lẫn, vậy nên không có thứ gì có thểso sánh được. Chỉ có thể nói rằng nước da của cô rất đậm giốngnhư nước da của Helen rất sáng vậy. 

Thỉnh thoảng cô Harmonia quàng một chiếc khăn hoặc khoácmột cái gì đó bên ngoài áo, buộc quanh cổ và vai của cô. Nhữngngày như thế, Helen thấy cô trông giống như một tên cướp biểnhay giống như một trong những người đàn bà ở Hamelin khi PiedPiper xuât hiện. Nhưng những người đàn bà ở Hamelin trongbức tranh ở trong sách của cô Harmonia phần lớn đều đã già vàcòng lưng, trong khi cô Harmonia thì trẻ và không bị còng chútnào, cô rất cao và vô cùng xinh đẹp. Vậy nên có lẽ cô trông giốngmột tên cướp biển hơn, có điều cô không đi đôi bốt cao cổ và cũngkhông mang theo gươm. 

Ngày nào có cô Harmonia đứng lớp, ngày hôm đó sẽ toànnhững điều tuyệt vời. Thỉnh thoảng cô đọc to những bài thơ, hoặccô mang tới một cây sáo và thổi những bản nhạc, hay cô sẽ cho bọntrẻ xem những bức tranh và kể chuyện về những nhân vật trongtranh. Chính từ một bức tranh trong cuốn sách cô Harmonia đã choxem mà Helen biết về Pandora và Epimetheus cùng chiếc hộp đựng tất cả hạt giống của mọi điều tối tệ trên trần gian. Đó là bức tranh vẽ một người phụ nữ đang mở một chiêc hộp, từ bên tronghộp chui ra những thứ vô cùng đáng sợ. "Đây là ai?" Anne hỏi côHarmonia.

"Đó là Pandora," cô Harmonia trả lời. "Cô ấy là một người phụnữ rất tuyệt vời. Tất cả các vị thần đã ban phước và tặng cho cônhững món quà. Đó chính là ý nghĩa của tên cô ấy - "cô gái có mọimón quà". Vậy nên cô ấy rất thông minh, dũng cảm, xinh đẹp, hàihước và có mọi phẩm chất tốt đẹp khác mà ai cũng phải ao ước. Nhưng cô ấy có một nhược điểm nhỏ duy nhất, đó là cô ấy rất - rấtrất - tò mò." 

Khi cô kể đến đây, bọn trẻ đã rất mê mệt với câu chuyện, chúnghào hứng lắng nghe còn cô cũng hào hứng kể. Và thế là bọn trẻđược nghe toàn bộ câu chuyện, từ lúc bắt đầu cuộc chiên giữa cácvị thần và các Titan cho đến kết thúc của câu chuyện khi Pandoramở chiêc hộp và vô tình để mọi điều tồi tệ bay ra ngoài. 

Helen nói rằng cô bé nghĩ người ta không nên đổ lỗi choPandora vì những gì đã xảy ra, bởi vì chính thần Zeus đã cài bẫycon người và chủ tâm khiến Pandora tò mò rồi hành động như vậy,chính thần đã muốn con người sập bẫy của mình. 

"Nói to lên, cô bé," cô Harmonia nói. "Đàn ông thì được tậnhưởng niềm vui, đàn bà thì bị đổ lỗi," Helen nói to hơn. CôHarmonia cười lớn. Helen đã khiến cô Harmonia cười lớn! Đó làmột ngày thật tuyệt, mặc dù cô bé không hiểu vì sao điều mình vừanói lại hài hước đên vậy.Trong những ngày cô Harmonia dạy, chỉ có một vấn đề duynhất, đó là thời gian trôi qua quá nhanh. Mỗi giây trôi qua đều quýbáu đến nỗi Helen không cả muốn chớp mắt; cô bé chỉ ngồi đóvới đôi mắt mở to, nghe như uống lấy mọi điểu cô Harmonia nói, và ghi nhớ hết tất cả để sau này có thể tự nghiền ngấm lại, khi trở vềphòng giam của cô bé. Và bất cứ khi nào có thể, cô bé sẽ đặt câu hỏicho cô Harmonia, vì điều mà cô bé thích nghe và ghi nhớ nhất chínhlà giọng của cô Harmonia khi cô gọi tên cô bé, Helen. Cô Harmonia có cách gọi tên khiến Helen cảm thấy như cô bé là người quantrọng nhất trên thế gian này.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top