ăn nhạt hoàn toàn và uống nước rau luộc

Vai trò của thận và những lưu ý khi suy thận mạn

Thận được xem là “nội tạng trầm lặng” trong cơ thể mỗi người, là cơ quan có vai trò bài tiết các chất thải ra khỏi cơ thể những chất không cần đến. Thận có vai trò lọc máu, gìn giữ trạng thái tốt nhất của thành phần máu. Do đó, khi chức năng của thận bị suy giảm người bệnh phải ăn uống kiêng khem để tránh gây tổn thương thêm ở thận.

Suy thận mạn là một hội chứng bệnh lý tồn tại suốt đời. Bệnh sẽ tiến triển nặng dần nếu không có phác đồ điều trị cụ thể và chế độ dinh dưỡng hợp lý của người bệnh phải tuyệt đối tuân theo nguyên tắc: hạn chế lượng protein, đủ năng lượng, đủ vitamin và các yếu tố vi lượng.

Với một chế độ ăn nhạt hoàn toàn và hạn chế đạm sẽ duy trì được sức khỏe tuy nhiên lại gây cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Do đó, bệnh nhân cần thay đổi thực phẩm và đổi món theo nhiều cách chế biến để duy trì đủ năng lượng mỗi ngày.

Thực phẩm có lợi cho người suy thận mạn

Trong cuộc sống hiện đại, vấn đề nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống là một trong những nhu cầu thiết yếu của mỗi chúng ta và với những bệnh nhân suy thận mạn điều đó cũng càng quan trọng hơn. Không chỉ suy thận mà còn rất nhiều bệnh khác, cần phải tuân thủ một chế độ ăn hợp lý, điều này không chỉ giúp quá trình điều trị bệnh có hiệu quả hơn mà còn tránh được những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Món người bị bệnh thận không nên ăn.

Với chế độ ăn hàng ngày, người bệnh nên nắm được lượng đạm có trong mỗi loại thực phẩm để sử dụng phù hợp vào bữa ăn. Không nên ăn quá 200g thịt mỗi ngày đặc biệt là những loại thịt giàu đạm như thịt bò hoặc có thể giảm thịt mà thay vào đó là cá, trứng, đậu phụ, sữa… Khi chế biến thức ăn tuyệt đối không cho muối, mỳ chính bởi ăn nhiều muối sẽ dẫn đến giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất trong các mạch máu thận làm tăng gánh nặng cho thận, nên ăn nhạt hoàn toàn và uống nước rau luộc, nước đun sôi để nguội là tốt nhất.

Bệnh nhân suy thận nên ăn nhiều hoa quả ngọt như: chuối, nhãn, vải, na, xoài, đu đủ. Ăn những loại rau quả ít muối như: bầu bí, mướp, dưa chuột, bắp cải và nói “không” với các loại dưa, cà muối chua. Không nên ăn những thực phẩm có nhiều kali, các loại quả đã được chế biến như ô mai, nước sấu dầm, mơ dầm…

Những món ăn nên nằm trong thực đơn hàng ngày là miến nấu thịt nạc hoặc thịt nạc xào giá đỗ; khoai sọ, khoai lang luộc, sắn luộc chấm đường; bột sắn dây nấu chè; bánh bột lọc…

Cùng với chế độ ăn hàng ngày, người suy thận mạn nên uống thêm những sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dành riêng cho người bệnh thận có ure huyết tăng. Ưu điểm khi dùng những sản phẩm bổ sung này sẽ giúp giảm gánh nặng cho thận, tránh các tổn thương ở tim của người bệnh. Cung cấp dưỡng chất bảo vệ và tăng cường sức khỏe, bổ sung vitamin, canxi… giúp củng cố hệ miễn dịch, bảo vệ đường tiêu hóa, tăng cường hấp thu miễn dịch đường ruột.

Sức khỏe là vàng hãy sống lành mạnh, tập dưỡng sinh hàng ngày duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp làm chậm tốc độ suy thận cũng như các ảnh hưởng thứ phát của bệnh gây ra

Nên dùng các loại mật mía, mật ong, kẹo ngọt, chè đường, khoai chấm đường. Bổ sung các thực phẩm có đạm quý như thịt, cá, trứng, sữa nhưng số lượng ít. Sử dụng nhiều chất bột ít đạm như khoai lang, khoai sọ, khoai tây, bột sắn dây, miến dong. Gạo, mì chỉ ăn ít.

Chất béo (dầu, mỡ, bơ) chiếm 20 - 25% tổng năng lượng khẩu phần và có thể hơn nếu ăn được qua chế biến thức ăn. Dùng dầu ăn 25 - 30g/ngày qua chế biến thức ăn.

Nên dùng các loại rau cải, dưa chuột, bầu bí, su hào. Quả nên dùng: na, đu đủ, hồng đỏ, thanh long, dưa hấu. Trường hợp nếu có tăng kali máu phải bỏ rau quả.

Tăng lượng canxi bằng cách dùng tôm, cá, sụn...

Nước uống: ngang hoặc ít hơn lượng nước đái ra hàng ngày.

Ăn nhạt khi có phù, tăng huyết áp, suy tim.

Thực phẩm cần tránh

Cần tránh ăn các thức ăn có phốt-phát như gan, bầu dục; thức ăn nhiều đạm thực vật như đậu đỗ. Rau quả: bỏ các loại chua và không nên ăn rau nhiều đạm như rau ngót, rau giền, rau muống, giá đỗ, các loại đậu đỗ. Lưu ý, nếu tăng kali máu phải hạn chế rau, quả.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top