Không Đề
Titile: Không Đề
Author: Shinku Rozen
Status: One shot
Thể Loại: Lãng mạn
Summary: Một tác phẩm được dự thi ở Bungou To Alchemist Fanpage VietNam, nói về cảm xúc của vị Thủ Thư dành cho Văn Hào Tanizaki Junichirou (dưới góc nhìn của Thủ Thư)
Pairing: Tanizaki Junichirou x Thủ Thư
Note: Cách xưng hô: Ta - Thầy.
Disclaimer: Tanizaki Junichirou của Bungou To Alchemist thuộc về DMM, fanfiction không mang mục đích thương mại nên đừng mang fic ra khỏi Wattpad hay buôn bán
_____________________________________________________________________
Đêm nay là một đêm đông lạnh, những cơn gió hiu hiu mang cái rét từ các nơi khác về đến nơi này, bên ngoài Thư Phòng có lẽ đã phủ đầy tuyết, từng lớp từng lớp trắng xóa nằm theo từng mảng ở nhiều khu vực mang lại cái không khí Giáng sinh cận kề, ngày sum họp ngày càng rõ rệt. Bên trong được trang trí một cách tươm tất nhờ bàn tay và công sức của các vị Văn Hào hằng mong đợi đến dịp mà có thể quây quần bên nhau nhìn lại những thành quả và những kỉ niệm họ đã dày công thực hiện trong năm qua, nhờ vậy bên trong mỗi người có điều gì đấy hun đúc thêm tinh thần để cố gắng bắt tay mà hoàn thành công việc, người thì nấu nướng, người thì trang hoàng,.. từng chút từng chút một như thể đã tạo ra một tác phẩm lớn có sự góp sức của mỗi người yêu và đem hết lòng mình cho cái chữ viết vậy.
Ta bỗng băn khoăn quan sát kỹ lưỡng xung quanh, hình như rằng trong số họ thiếu vắng bóng hình của một ai đấy. Cất bước qua từng thư phòng phảng phất cái lạnh buông ra từ gỗ mun, ánh mắt ta đặt lên làn tóc trắng đang khẽ bay trong gió, một bông tuyết rơi nhẹ nhàng và sau cùng đáp xuống bàn tay xinh đẹp đón nhận lấy nó, ngắm nhìn lấy bông tuyết dần tan trong bàn tay, Thầy mỉm cười rồi cất lên tiếng nói:
- Ngài có biết mùa đông thường khiến các Geisha đeo tatami vào không?
Đung đưa đôi chân trần dưới bậc thềm ngoài sân, chắc có lẽ bởi vì vị Thủ Thư có một mùi vị đặc biệt và khó có thể nhầm lẫn được nên không cần đưa ánh mắt liếc nhìn, Thầy cũng nhận ra được ta đang ở canh. Mỗi mùa Đông đến, ta đều nghe được cậu hỏi này từ Thầy, câu hỏi dăng dẳng mà chắc hẳn câu trả lời đã được nắm rõ, nhưng vẫn buồn hỏi vì đấy là điều mà chưa có thể giải đáp được đúng cái mong muốn của người hỏi. Vì cái lạnh của cơn gió cuối năm, vì muốn giấu đi và đồng thời bảo quản cái nét đẹp khó cảm nhận được từ đôi bàn chân của nghệ sĩ mà có lẽ những người phụ nữ Geisha yêu kiều đã đeo đôi tatami trắng muốt phủ lên đôi chân trần của họ. Ta hướng đôi mắt mình về Thầy, trong cái câu hỏi ấy luôn chất chứa một nổi buồn, một nổi ham muốn bất diệt của một con người có nét tinh hoa về thầm mỹ và nghệ thuật đặc biệt như Thầy.
Ta ngồi bên, dường như quãng thời gian im lặng tránh đi sự ồn ào tấp nập của công việc chào đón ngày lễ của xứ Tây mà bản thân Thầy dành tại đây đã khiến cho nhịp thở tạo ra những đợt khói lan tỏa vào cơn gió chiều thổi qua lớp vải hồng khoác trên người, cất tiếng thở dài:
- Ta có biết, nhưng mà... liệu mỗi năm chỉ hướng nỗi buồn vào một điều như vậy thì có thích đáng? Hay là cùng nhau đổi mới, hòa nhập với cái gì đấy tốt hơn thì sẽ...
- Ta hiểu được ngài Thủ Thư đây muốn ám chỉ điều gì mà, chỉ là... đôi khi ta cần một nơi để lắng lại và suy nghĩ một chút về vài điều vụn vặt của quá khứ thôi, khó có thể nào mà thoát ra khỏi nỗi ám ảnh về niềm đam mê bất tận của ta một sớm một chiều, điều ta cần có lẽ là sự đồng suy nghĩ và thời gian thôi.
Chiếc áo choàng ta choàng cho Thầy, với cái gật đầu và nụ cười trên đôi môi hồng chợt khô đi vì cái rét Đông nở rộ thay cho lời cảm ơn. Đôi khi chính bản thân Thủ Thư ta ngẫm nghĩ, liệu đã có ai thấy được nỗi buồn lãng mạn đầy hiu hắt này từ Thầy thay cho vẻ ngoài hào nhoáng, vui tươi và không kém phần khác lạ thường ngày chưa? Có vẻ như việc nhìn nhận và khai thác sự buồn trước mỗi góc nhìn sẽ khác nhau phụ thuộc vào từng cá thể đồng thời cũng dễ nhận ra nó đã quá quen thuộc, nhưng đối với ta, Thầy mang trong mình một ham muốn cháy bỏng, một đam mê cùng dục vọng chảy đều trong từng tác phẩm của Thầy, không những vậy Thầy còn muốn trải nghiệm nó vào cả cuộc đời của bản thân, một con thú kiều diễm nhưng đau lòng thay lại bị kiềm hãm bởi cái cơ hội vốn thiếu thốn, cái hoàn cảnh và điểm đến dường như dần bị che lấp đi cái mà Thầy hướng tới.
Ta thấy được sự cố gắng, sự thả mình và tận hưởng những gì bạn bè, nhiệm vụ, công việc và người Thầy ngưỡng mộ ban lại cho Thầy mỗi ngày, ta cảm nhận được từng giờ từng phút mà thầy cho vào các tác phẩm, hoàn thành phần nhiệm vụ của mình. Từng câu từng chữ, từng cảm xúc nó ánh lên niềm khao khát và mục đích mà thầy đã chọn là gì. Ta đã đọc, lời văn Thầy mang lại cho ta cảm giác ấm áp, khó cưỡng lại trước vẻ ma mị và lôi cuốn từ nó ra sao. Ta đã thấy, những thời khắc Thầy cùng đồng đội vào sinh ra tử rồi mang về cái thắng lợi hay thua cuộc, tất cả chúng đều được ta lưu giữ thật kĩ và chẳng biết tự khi nào, con người ta đã hình thành lên một thói quen thật buồn cười, đọc những tác phẩm của Thầy vào những lúc Đông đến vì nó làm bản thân ta rạo rực ánh lửa tâm hồn. Chợt, Thầy đặt bàn tay lên tay ta:
- Ngài biết đấy, cách nhìn nhận một đôi bàn chân cũng có thể tương đồng với khi nhìn khuôn mặt, thấu hiểu được đường nét của bàn chân cũng gần như thấu hiểu được lòng người...
Rồi Thầy dừng đôi chút, đưa đôi chân trần ấy vào nền tuyết lạnh. Ánh mắt màu hoàng hôn chạm vào mắt ta, Thầy tiếp tục:
- Cho dù đôi bàn chân Ngài có không đẹp như đúng cảm nhận ta muốn, nhưng đường nét mà nó khắc lên ngón chân, đến bộ móng rồi làn da và cả đôi gót chân ấy cho ta thấy rằng... Ngài có một tấm chân tình sắc sảo, mặn mà và tuyệt vời không kém gì Geisha khiêu vũ với đôi chân trần không mang tatami trên nền gạch vào mùa đông đâu.
Thầy cất tiếng cười khúc khích quen thuộc rồi đứng dậy, cúi nhẹ đầu rồi nói lên câu chúc giáng sinh bằng tiếng Tây trung bình nhưng đủ để người ta hiểu được lòng Thầy muốn là gì, hòa vào dòng không khí cùng với mọi người và tận hưởng niềm vui khi chia sẻ từng khoảnh khắc với nhau, ta cảm giác được là mùa Giáng sinh này ắt hẳn sẽ đầy ý nghĩa, và bản thân Thủ Thư đây cũng mong rằng... những suy nghĩ thầm kín này có thể một ngày nào đó đến được với thầy, Tanizaki Junichirou ạ.
Tự khi nào, mái đầu đen mun của vị Thủ Thư được cài lên một cây trâm hình con nhện mà chính tay vị Văn hào đã làm...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top