khởi nghĩa yên thế

KHỞI NGHĨA YÊN THẾ (1884-1913)

Khởi nghĩa Yên Thế là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu bởi Đề Thám, với quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế khởi nguồn tại vùng Yên Thế Thượng. Trước khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng này, nơi đây đã là một vùng đất có một cư dân phức tạp, chủ yếu là nông dân lưu tán các loại. Họ chọn nơi đây làm nơi cư trú và đã công khai chống lại triều đình. Khi thực dân Pháp đến bình định vùng này, các toán vũ trang ở đây có thể cũng chống lại quân Pháp như đã từng chống lại triều đình nhà Nguyễn trước đó để bảo vệ miền đất tự do của họ.Và vì Yên Thế là bình địa của Pháp khi chúng mở rộng chiếm đóng Bắc Kì nên họ đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình.

Nhiều học giả nhận định hai nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa:

Do nhu cầu tự vệ của nông dân lưu tán cư trú ở đây, nhằm giữ vững vùng đất này như là một vùng đất ngoài pháp luật, không chịu sự kiểm soát của bất kỳ chính quyền nào. Sự yêu nước và chống ngoại bang Pháp của nghĩa quân Yên Thế. Cuối năm 1890 và đầu năm 1891 Pháp mở cuộc hành quân càn quét vào khu Yên Thế Thượng. Các toán quân khởi nghĩa hoạt động không có sự phối hợp đồng bộ (không có một tổ chức điều hành chung dù có quen biết nhau) và phòng ngự một cách bị động (chỉ chiến đấu khi quân Pháp kéo đến đàn áp) nên, mặc dù lực lượng đông, lại rất thiện chiến, họ đã lần lượt bị quân Pháp đánh tan, trừ toán quân của Đề Thám. Các năm 1893 và 1894, Đề Thám bị những sức ép rất mạnh từ quân Pháp. Lực lượng của ông bị sa sút nên ông phải nhờ người báo tin xin giảng hòa với Pháp. Song Pháp từ chối và tiếp tục bao vây nghĩa quân. Đề Thám cùng với số ít nghĩa quân phải bỏ chạy sang Thái Nguyên. Lần đầu giảng hòa với Pháp của Đề Thám là vào ngày 26 tháng 10 năm 1894. Do Đề Thám đã tổ chức bắt cóc 2 người Pháp nên Pháp phải trả tiền chuộc. Đề Thám dùng số tiền chuộc của Pháp để mua nông cụ, trâu bò cho nghĩa quân phá hoang, cày cấy. Nhiều nông dân lưu tán hoặc nghĩa quân ở các nơi khác bị thất lạc tìm về nương nhờ Đề Thám. Đề Thám còn mua thêm súng đạn để đề phòng bất trắc.   Không lâu sau đó, Pháp lại tổ chức tấn công Đề Thám. Nghĩa quân bị suy yếu nhanh chóng, nhiều tướng lĩnh ra hàng. Đề Thám lại xin hòa với Pháp. Ngày 26 tháng 11 năm 1897 Paul Doumer, Toàn quyền Pháp lúc đó, chấp thuận một giao kèo do Đề Thám đề đạt. Trong 11 năm hưu chiến lần 2 sau đó, Đề Thám gần như đã trở thành một điền chủ trong vùng. Dưới sự điều hành của Đề Thám và nghĩa quân, đồn điền Phồn Xương có xu thế rõ rệt là muốn tách ra khỏi sự kiểm soát của chính phủ Thuộc địa Pháp. Một bản điều tra của Pháp ghi: "Bản thân Đề Thám muốn được sống yên ổn trong cái góc Chợ Gồ của ông song rất nhiều nghĩa quân của ông ưa cầm súng hơn là cầm cày. Những người này giám sát chặt chẽ Đề Thám nhằm nuôi dưỡng trong ông sự hằn thù với Pháp". Một số lãnh tụ của các phong trào yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã có liên hệ với nghĩa quân Yên Thế nhưng mang lại rất ít kết quả. Trong khi các phong trào giải phóng dân tộc ở dưới xuôi và ở Trung kỳ bùng nổ, nghĩa quân Yên Thế vẫn án binh bất động và bình tâm khai phá ruộng đất ở đồn điền Phồn Xương. Đề Thám cũng không rời bước đi đâu, ngoài những buổi thăm viếng, tiệc tùng ở Nhã Nam. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng đã bị thất bại.
*lãnh đạo: hoàng hoa thám
*địa bàn: vùng rừng núi Yên Thế phía tây bắc tỉnh Bắc Giang
* hoạt động chủ yếu: chia làm 4 giai đoạn
- giai đoạn 1884-1892:
+ tại vùng Yên Thế có hàng chục toàn quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, chống chính sách bình  định, cướp bóc của Pháp, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm
+1891 nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương. Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ
+ 3-1892, quân pháp ồ ạt tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, 1 số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4-1892
- giai đoạn 1893-1897
+lúc này Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) lãnh đạo
+ trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nược bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, Đề Thám phải tìm cách, 2 lần giảng hòa vs pháp để cũng cố lực lượng. Bề ngoài Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp
-giai đoạn 1898-1908: tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đê Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương. Đội quân của ông tuy k đông nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến. Cắn cứ Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa…)
- giai đoạn 1909-1913: sau vụ đàu độc lính Pháp ở Hà Nội năm 1908, thức dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông đan Yên Thế. Nghĩa quân chống trả quyết liệt gây cho pháp nhiều khó khăn, lực lượng nghĩa quân giảm sút, các tướng sĩ hi sinh hoặc sa lưới giắc. Đến tháng 2-1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã
* kết quả: khởi nghĩa thất bại

Nguyên nhân thất bại

Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, theo nhiều học giả, có thể do các nguyên nhân:

Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với nhiều nghĩa quân (chủ chiến). Nhiều nghĩa quân đã bị trói buộc vào tình trạng tá điền không công cũng gây nên sự rạn nứt trong nội bộ của nghĩa quân. Nghĩa quân Yên Thế chưa lấy được lòng dân do đôi khi nghĩa quân vẫn cướp bóc, sách nhiễu dân chúng. Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của Pháp, chỉ phù hợp với nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút được các thành phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó. Thiếu cộng tác với các phong trào chống Pháp khác tại Việt Nam lúc đó.

 ý nghĩa:   Mặc dù cuối cùng thất bại, phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế đã giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển không ngừng đi lên của phong trào yêu nước cách mạng của nhân dân ta. Đó là vị trí chuyển tiếp, bản lề từ một cặp phạm trù cũ (phong kiến) sang một phạm trù mới (tư sản), khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc, đồng thời cũng khẳng định tính nhạy bén, khả năng hội nhập, tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ của nhân dân ta trong quá trình dựng nước và giữ nước

Mặc dù cuối cùng thất bại, phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế đã đánh dấu một thời kỳ quật khởi oanh liệt, đã chứng minh sức dự trữ hùng hậu của giai cấp nông dân trong lịch sử đấu tranh oanh liệt của dân tộc./.


 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ghost1244