Bà Ngoại

Hồi đại học tôi mắc phải b.ệnh h.iểm ngh.èo, bác sĩ bảo nhiều nhất tôi cũng chỉ sống thêm được hai năm nữa.

Tôi luống cuống lấy khăn giấy trong cặp ra, nhưng nước mắt đã tuôn rơi.

Bác sĩ lặng lẽ đẩy bịch khăn giấy về phía tôi, tôi lấy một tờ rồi bắt đầu lau nước mắt.

Càng lau nước mắt càng lăn dài, lau mãi cũng không hết.

Mọi người có biết được cảm giác khi biết mình mắc b.ệnh h.iểm ngh.èo của một người tuổi mới đôi mươi là gì không?

Có lẽ chính là, vị bác sĩ vốn không được kiên nhẫn cho lắm sau khi xem được giấy khám b.ệnh của tôi lại rất đỗi dịu dàng hỏi tôi rằng: "Cháu học ở đây à? Bố mẹ đâu rồi? Nếu như nhà ở gần đây thì bảo bọn họ tới b.ệnh viện một chuyến."

Tôi nói: "Bố mẹ cháu không còn nữa, cháu sống cùng bà ngoại."

Bác sĩ sững người, sau đó nói: "Vậy bảo bà tới đây đi, điều trị hay không, chữa trị thế nào thì cũng phải bàn bạc với người nhà."

Tôi mỉm cười, cười rồi lại muốn khóc: "Không sao đâu ạ, bác sĩ có thể nói luôn với cháu. Cháu đã hỏi qua đàn anh ở b.ệnh viện nên cũng biết được đại khái mấy tờ giấy x.ét nghiệm này có ý gì."

Bác sĩ im lặng.

Bên ngoài phòng khám rất ồn ào, còn bên trong lại rất đỗi yên tĩnh.

Trong giây phút yên tĩnh hiếm có này, tôi có cảm giác mình sắp bị ch.ết đuối đến nơi rồi.

Tôi nói: "Bà ngoại cháu đã có tuổi, lại không biết chữ, bà cũng chưa từng bước chân ra khỏi lũy tre làng, thậm chí còn không biết đi tàu cao tốc. Bà bị b.ệnh cao huyết áp, cháu sợ bà biết rồi sẽ..."

Tôi nghẹn lời, không nói được nữa.

Bác sĩ im lặng hồi lâu sau đó nói: "Chủ yếu là căn b.ệnh này của cháu, các cuộc trị liệu về sau cần phải có chữ ký của người thân, nếu không chúng tôi không thể trị liệu cho cháu được."

Tôi cầm khăn giấy che mặt, hết tờ này đến tờ khác, sau đó nước mắt đã nhanh chóng thấm đẫm khăn giấy.

Bác sĩ dịu dàng nói: "Nhóc à, thật ra b.ệnh của cháu vẫn chưa đến giai đoạn cuối, xét theo góc độ y học mà nói thì khả năng trị khỏi còn rất cao, chúng ta chống chọi lại với b.ệnh tật, tâm trạng cũng là một yếu tố rất quan trọng."

1
Rời khỏi b.ệnh viện, tôi nhận được điện thoại của giáo viên chủ nhiệm.

"A lo, Quan Thiến hả? Bạn cùng phòng nói mấy hôm trước em phải đi cấp c.ứu, có chuyện gì vậy?"

"Em có khả năng bị u//ng thư ạ." Tôi nói.

Cô giáo im lặng khoảng chừng mười mấy giây, sau đó mới lên tiếng vụng về an ủi tôi: "Quan Thiến, em đừng lo lắng quá, bây giờ trang thiết bị y tế tân tiến như thế, em lại còn trẻ, nhất định sẽ chữa khỏi thôi."

Tôi khẽ "vâng".

Cô giáo lại nói: "Chú của chồng cô là trưởng khoa của b.ệnh viện trực thuộc, em gửi kết quả kiểm tra cho cô, để cô bảo chú ấy xem giúp em được không?"

"Vâng ạ."

Cúp máy.

Đứng trên vỉa hè, tôi rưng rưng nước mắt, con số trên đèn giao thông cũng bị nhòe đi.

Đèn giao thông hết đỏ rồi lại xanh, dòng người cứ dừng rồi lại đi, từng tốp từng tốp một.

Có một cô gái đi ngang qua người tôi nhưng sau đó cô ấy lại vòng lại cúi người vỗ lên bả vai tôi, sau đó dịu dàng đưa cho tôi một bịch khăn giấy và một quả quýt.

"Đừng khóc nữa." Cô ấy khẽ nói.

Tôi ngẩng đầu lên nhìn cô ấy, qua làn nước mắt gương mặt của cô ấy như tỏa ra thứ ánh sáng dịu dàng.

Xin lỗi, xin lỗi, hôm nay tôi đã không còn sức để nói lời cảm ơn với cô nữa rồi.

Nhưng tôi chúc cô, chúc cô luôn mạnh khỏe, sẽ không phải rơi vào cảnh ngộ ốm đau và tuyệt vọng như tôi của hiện tại.

Ngay khi đèn vừa chuyển xanh, cô ấy đã đi xa.

Tôi đứng dậy, lau khô nước mắt.

Trên đường từng cơn gió lạnh thổi qua, quả quýt kia bị tôi nắm trong lòng bàn tay, nóng hổi.

Nhiệt độ Hàng Châu đã không còn cao nữa, thỉnh thoảng lại ngửi thấy mùi hương thơm ngát của hoa quế.

Trong lúc hương hoa quế phả vào trong gió se, tôi đã nhập v.iện.

Chỉ có giáo viên chủ nhiệm là biết b.ệnh của tôi nặng cỡ nào, bạn cùng phòng và bạn thân đều cho rằng tôi chỉ làm một ca t//iểu phẫu, thậm chí còn có người nói vui với tôi: "Xong rồi, Thiến Thiến sắp phải bỏ lỡ thực tập cơ khí, cậu không thể làm nữ công nhân mài búa được rồi."

Bọn họ bật cười, tôi cũng cười theo, sau đó ngoảnh mặt giấu đi đôi mắt đã đỏ hoe.

Hôm tôi làm xong thủ tục nhập v.iện, chập tối dì họ gọi điện thoại đến.

Dì ấy vội nói, đang lúc mình chuẩn bị đồ đạc tới Hàng Châu ký tên cho tôi, lỡ miệng nên bà ngoại đã biết chuyện rồi.

"Bà ngoại cháu cũng bướng lắm, nói là phải tới Hàng Châu chăm sóc cho cháu, dì không cản được."

Tôi im lặng.

Dì thấy tôi không trả lời bèn thở dài nói: "Theo lý mà nói dì nên cùng bà tới chỗ cháu nhưng bà nhất quyết không cho, nói lớn bé trong nhà cần có dì chăm sóc... Thiến Thiến à, cháu không trách dì chứ?"

Trách gì đây.

Dì ấy trên có mẹ già dưới có con nhỏ, mấy năm nay cũng đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Họ hàng xa giúp đỡ được thế này cũng đủ lắm rồi, sao tôi có thể bảo dì bỏ dở việc ở nhà rồi chạy đến đây chăm sóc cho tôi được chứ?

Đạo lý này tôi hiểu, bà ngoại lại càng hiểu.

Tôi cười nói: "Không đâu ạ, dì à, khi ấy dì bằng lòng ký tên cháu đã rất cảm ơn rồi. Không sao đâu, dì làm việc đi ạ, cháu gọi điện cho bà."

Giọng nói của dì ấy đượm phần áy náy: "Dì cũng có giúp được gì cho cháu đâu... à phải rồi Thiến Thiến. Cháu đủ t//iền khám b.ệnh không? Để dì chuyển cho cháu ít t//iền nhé."

Tôi vội vàng từ chối: "Không cần đâu ạ, cháu mở studio nên vẫn còn t//iền ạ."

Dì như trút được gánh nặng: "Nếu như không đủ t//iền cháu phải nói cho dì biết đấy, đừng chịu đựng một mình, biết chưa."

Rõ ràng dì ấy không nhìn thấy nhưng tôi lại bất giác gật đầu: "Cảm ơn dì.... b.ệnh của cháu, dì giữ bí mật giúp cháu nhé, cháu không muốn bà lại trở thành đối tượng được làng trên xóm dưới thương hại."

Năm đó bố mẹ gặp chuyện, tôi còn nhỏ nên không còn nhớ rõ lắm.

Điều duy nhất tôi còn nhớ chính là trong căn nhà trong sân toàn là màu trắng t.ang tóc, bà ngoại đã khóc rất đau lòng, bà con lối xóm đỡ bà, ánh mắt toàn là sự thương hại.

Với một người cả đời kiên cường như bà mà nói, đôi khi sự cảm thông âm thầm đó sẽ khiến người ta muốn trốn chạy.

Sau khi dì cúp máy, tôi gọi điện cho bà ngoại.

Nhạc chuông vừa vang lên thì đã có người bắt máy.

"A lô, Thiến Thiến à?"

Tôi cầm lòng chẳng đặng, vừa nghe thấy tiếng của bà nước mắt đã rơi.

Thật không có tiền đồ.

Im lặng mấy giây, tôi cố nén khóc sau đó mới nói: "Vâng, cháu đây ạ, bà ăn tối chưa?"

Tiếng thông báo từ đầu bên kia vọng tới: "Tàu sắp đến ga, ga Hàng Châu, quý khách xuống xe vui lòng chuẩn bị sẵn sàng."

Bà ngoại trả lời tôi trong tiếng thông báo rõ mồn một ấy: "Bà ăn rồi, hôm nay bà nấu canh củ cải, ngon lắm."

Bà nói d.ối.

Tôi nói: "Bà đừng l.ừa cháu nữa, bà đến Hàng Châu rồi đúng không?"

Bà thờ dài: "Ừ."

Tôi hỏi: "Sao bà đi xe được, rõ ràng bà không biết chữ mà."

Bà ngoại cười nói: "Bà không biết chữ nhưng bà biết hỏi đường mà. Cô bán vé, người ngồi cùng tàu thấy bà già cả lại là người nhà quê, biết bà không biết chữ nên rất kiên nhẫn. Cu cậu ngồi cạnh bà, chắc cũng trạc tuổi cháu, thằng bé còn cho bà một hộp mì nữa."

Tôi che mặt, không nói thành lời.

Im lặng một lúc bà lại nói: "Thiến Thiến, cháu bị b.ệnh sao lại không nói với bà? Cháu có biết, suốt cả chặng đường bà vẫn luôn nghĩ, Thiến Thiến của bà một mình sống ở Hàng Châu, kén ăn lại sợ đau, bây giờ bị b.ệnh rồi, không biết có ai chăm sóc, không biết cháu có lén khóc một mình hay không?"

Dường như trong một giây này cả thế giới đều trở nên yên lặng.

Tôi luống cuống ấn nút tắt tiếng, như thế bà sẽ không nghe thấy tiếng khóc không sao kìm nén nổi của tôi nữa.

Trên hành lang vắng người qua lại, tia nắng chiều cuối cùng cũng biến mất, tôi đứng không vững, vịn lấy khung cửa sổ bật khóc nức nở.

2
Bà ngoại ở lại Hàng Châu.

Thật ra, nếu không tính những cơn đau do di c.ăn mang lại thì những ngày tôi ở lại b.ệnh viện điều trị không hẳn là quá khổ.

Gần b.ệnh viện có một bếp ăn tình thương, chỉ cần trả vài đồng tiền gas là có thể thoải mái dùng xoong nồi bát đũa ở đó.

Mỗi ngày chưa đến sáu giờ sáng bà ngoại đã rời giường rồi đi đến chợ ở Hàng Châu.

Dù bất đồng ngôn ngữ nhưng bà vẫn có thể mua được con cá trích tươi ngon nhất, chỉ nêm thêm một chút muối rồi nấu cho tôi một nồi canh cá đậu phụ đậm vị.

Ngoài thức ăn ngon ra, còn có cả đau đớn nữa.

Tất nhiên xạ trị sẽ rất khó chịu, làn da mùa hè cũng không nỡ phơi nắng của tôi vừa xạ trị đã sạm cả đi.

Rụng tóc cũng trở thành vấn đề khiến tôi đau đầu. Mọi người cũng biết mỗi khi đến mùa thi, câu nói thường nghe thấy nhất trong ký túc xá nữ chính là "tớ lại rụng tóc nữa rồi".

Giờ nghĩ lại, khi ấy tôi đúng là làm màu.

Hồi ấy cũng chỉ rụng vài sợi, nay lại biến thành rụng từng mảng từng mảng một.

Trên gối, trên ga giường và cả dưới đất, thấy mà hoảng, chỗ nào cũng có tóc của tôi.

Nhân lúc b.ệnh còn chưa nặng đến nỗi không đi được, tôi đã đi đến một tiệm cắt tóc ở gần đó rồi nói với thợ cắt tóc mình muốn cạo trọc đầu.

Nhớ lại ngày trước, khi tôi đi cắt tóc ngắn, thợ cắt tóc luôn cẩn thận hỏi tôi có phải thất tình hay không.

Nhưng bây giờ khi tôi nói mình muốn cạo trọc đầu, thợ cắt tóc cũng chẳng buồn ngước mắt lên, cô ấy bình tĩnh chỉ vào bảng giá.

Cạo trọc đầu, hai mươi lăm tệ.

Có thể là thấy nhiều thành quen, dù sao thì chỗ này cũng gần b.ệnh viện, hơn nữa nó còn là một cửa tiệm lâu đời với thâm niên mười mấy năm nữa.

Nghĩ thế, đúng là vừa buồn cười lại vừa đau lòng.

Lúc dao cạo cạo đi mảng tóc đầu tiên, tôi đã nhắm chặt mắt lại.

Lúc mở mắt ra, đầu đã bóng loáng.

Tôi đứng dậy nhìn mình trong gương, trọc lóc.

Thật ra lúc này đây tôi chỉ cảm thấy có chút mới mẻ, còn chưa kịp buồn lòng.

Nhưng khi tôi quay người lại trông thấy bà ngoại đang ngồi xổm dưới đất nhặt nhạnh từng lọn tóc của tôi, tôi lại có cảm giác như có thứ gì đó đ.âm vào trái tim mình vậy.

"Một mái tóc đẹp thế này." Bà lẩm bẩm, nhặt từng chút một rồi cẩn thận ôm vào lòng.

Thợ cắt tóc không nói gì cả mà quay người đi vào trong buồng, lúc đi ra cô ấy còn cầm theo một sợi dây ruy băng, đưa nó cho bà tôi rồi cất tiếng: "Qua được giai đoạn này, tóc của cháu bà sẽ mọc lại dài trở lại thôi."

Bà ngoại cúi đầu xuống, gật đầu thật mạnh.

Bà ngoại dùng sợi ruy băng buộc lọn tóc lại, thắt thành hình cái nơ, rõ ràng là màu đen nhưng như thể phản quang được vậy, sáng đến nỗi khiến đôi mắt tôi cay cay.

Đợt trị liệu trước trạng thái của tôi vẫn rất tốt.

Bởi vì thật sự không cảm thấy đau đớn gì, ngoài việc sau khi chụp X quang bác sĩ nói với tôi chỗ này, chỗ này, chỗ này của em đều không tốt lắm.

Nhưng những tế bào u//ng thư đó đều chỉ tồn tại trên ảnh chụp, tôi không có bất kỳ nhận thức rõ ràng nào.

Thậm chí tôi còn có tinh thần chỉnh sửa lại ảnh chụp, thanh toán t.iền khách hàng còn thiếu, kiếm thêm được chút t.iền th.uốc.

Nhưng về sau tôi thật sự không làm được nữa.

Giai đoạn sau, dây thần kinh đau của tôi trở nên rất nhạy cảm.

Hầu như lúc nào tôi cũng trong trạng thái chờ được bác sĩ t.iêm th uốc giảm đau, bởi lẽ chỉ khi được dùng th.uốc tôi mới có cảm giác mình là một con người.

Một người có tôn nghiêm, đầu óc tỉnh táo, năm giác quan đầy đủ chứ không phải là một linh hồn bị nhấn chìm trong đại dương của nỗi đau, không sao hít thở được nhưng lại không thể ch.ết đi.

Th.uốc giảm đau có hiệu quả rất tốt, nhưng tiếc là không thể dùng nhiều.

Lúc không được t.iêm th.uốc, tôi có cảm giác mình sẽ cứ thế mà ch.ết đi.

Cảm giác đau đến mức đầu óc mơ màng, thậm chí tôi còn không có sức để nói thêm một câu.

Nhưng nước mắt vẫn không cầm nổi mà rơi xuống, từ khóe mắt chảy xuống gối.

Cũng may cơ thể tôi toàn là mồ hôi lạnh, có thể mọi người sẽ không phân biệt được rốt cuộc trên mặt tôi là mồ hôi hay là nước mắt.

Ngày trước tôi yếu ớt, lúc đau bụng kinh câu cửa miệng luôn là "Không ổn rồi, tớ đau quá, tớ muốn tr.ốn học."

Bây giờ tôi mới hiểu lúc đau tới tột cùng, suy nghĩ sẽ không thể tập trung được.

Ví như tôi không thể nhớ nổi lúc đau đớn đến gục ngã, rốt cuộc tôi nói nói ra sáu chữ "Tôi không thể sống được nữa" này hay không.

Một tối nào đó tôi thức giấc, đồng hồ trong phòng b.ệnh chỉ ba giờ mười lăm phút sáng.

Căn phòng lặng như tờ, đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng.

Khoảnh khắc trông thấy bà ngoại nằm co người trên chiếc giường gấp, bỗng dưng tôi nhớ ra hình như mình đã nói ra sáu chữ ấy rồi.

Tôi không thể sống được nữa.

Tại sao tôi lại đột nhiên nhớ ra.

Bởi vì tôi nhớ trong khi mình không được tỉnh táo, suy nghĩ rời rạc, hình như bà ngoại đã ôm lấy tôi rồi bật khóc.

Một người phụ nữ kiên cường như bà, một người chưa từng tỏ ra đau đớn trước mặt tôi nay lại ôm lấy tôi rồi bật khóc.

[Zhihu] Bà ngoại (P02/05).
_________

Một người phụ nữ kiên cường như bà, một người chưa từng tỏ ra đau đớn trước mặt tôi nay lại ôm lấy tôi rồi bật khóc.

3
Hôm đó bác sĩ tới thăm khám, ông ấy nói sẽ cho tôi dùng th.uốc đặc trị.

Nhưng với câu hỏi "Tôi còn sống được bao lâu nữa" ông ấy lại không trả lời.

Chắc chắn bà ngoại cũng đã nhìn ra, không phải là bác sĩ không muốn trả lời mà là đáp án quá mức tàn nhẫn, ông ấy không muốn thẳng thắn vạch trần nó.

Bằng không, tại sao một bà cụ ước gì mình có thể dành ra hai tiếng đồng hồ mỗi ngày để nói chuyện với bác sĩ lại đột nhiên mất đi niềm tin với y học hiện đại rồi chạy đến các chùa chiền lớn nhỏ ở Hàng Châu cầu xin phật tổ phù hộ cho tôi chứ?

Trong phòng bệnh bắt đầu có thêm k//iếm gỗ đào, bùa tr//ừ tà và hằng hà sa số những thứ tôi không thể gọi tên nhưng trông có vẻ như rất bí hiểm.

Y tá trưởng đã lên tiếng phê bình mấy lần, thế là mỗi lần bác sĩ y tá đến phòng bệnh bà ngoại lại lặng lẽ giấu chúng đi. Bọn họ vừa đi cái là bà lại lôi chúng ra bày biện khắp nơi.

Tôi yếu ớt cười bà: "Bà định đ//ánh d.u kích ở đây sao?"

Bà ngoại ra vẻ thần bí nói: "Thiến Thiến à, cháu đừng sợ. Hai hôm trước đi bái phật bà có gặp rồi quen được một người trong chùa. Bà ấy cũng là bệnh nhân u//ng thư giai đoạn cuối, mười mấy năm rồi mà giờ vẫn sống khỏe. Bà ấy bảo là mình có cách, hai hôm nữa sẽ tới đây giúp cháu."

Người bạn mới quen này của bà ngoại họ Lý, là đồng hương của chúng tôi, tôi gọi bà ta là bác Lý.

Mười bảy năm trước bác Lý được chẩn đoán bị u//ng thư, cũng là giai đoạn cuối, cũng vô phương cứu chữa.

Nhưng hiện giờ bà ta vẫn sống rất khỏe, phúc hậu, hồng hào, mặt mày tươi tắn, thật sự không nhận ra bà ta từng là b//ệnh nhân kiên cường chiến đấu với căn b//ệnh u//ng thư.

Bà ta cầm theo giỏ hoa quả tới thăm tôi, sau khi trò chuyện với nhau vài câu bèn nhẹ nhàng sờ lên mu bàn tay sưng tấy, thâm tím do tr.uyền d.ịch của tôi rồi bảo: "Cháu cũng trạc tuổi con gái bác. Haiz, nếu như mẹ cháu còn sống, thấy cháu chịu tội thế này chắc là xót lắm."

Thật ra tôi thấy vẫn ổn, bởi vì ngay từ lúc còn rất nhỏ tôi đã không có mẹ rồi, nhận thức về tình thương của mẹ của tôi cũng không nhiều.

Nhưng bà ngoại lại khác tôi.

Câu nói ấy như đ//âm thẳng vào trái tim của bà vậy.

Một bà cụ đã mất đi đứa con gái của mình nay lại sắp tận mắt trông thấy cháu gái cũng ra đi, bà nghẹn ngào.

Bác Lý nhỏ giọng an ủi bà: "Bác à, bác đừng khóc nữa. Tuy tình trạng hiện giờ của Thiến Thiến không được tốt lắm nhưng còn tốt hơn cháu của khi ấy rất nhiều. Cháu có thể chữa khỏi. Thiến Thiến còn trẻ như thế chắc chắn sẽ chữa khỏi thôi."

Bà ngoại lau nước mắt, nghĩ tới chuyện gì đó bà lại hỏi: "Bao giờ thần y lần trước bà nói đến Hàng Châu vậy?"

Tôi hoài nghi: "Thần y ư?"

Bác Lý mỉm cười dém lại góc chăn cho tôi: "Đó là một bác sĩ đông y, gia đình theo nghề y nhiều đời họ Phương. Suốt mấy năm qua không biết ông ấy đã chữa khỏi cho biết bao b//ệnh nhân u//ng thư rồi, mọi người đều gọi ông ấy là thần y."

Bà ngoại vội hỏi: "Vậy thần y đó chữa bệnh thế nào?"

Bác Lý nói: "Ông ấy dùng phương pháp t//uyệt thực. Bà cứ thử nghĩ mà xem, tế bào u//ng thư cũng là tế bào, nó cũng cần chất dinh dưỡng. Bà nhịn đói để tế bào u//ng thư ch//ết đói, chẳng phải bệnh sẽ khỏi sao?"

Bà ngoại gật gù đồng ý.

Tôi cầm lòng chẳng đặng nói: "Nhịn đói, tế bào u//ng thư ch//ết rồi vậy chẳng phải tế bào bình thường cũng sẽ ch//ết luôn sao?"

Nụ cười trên môi bác Lý cứng đờ, bà ta lên tiếng: "Bác sĩ Phương có cách chữa bệnh của mình, kết hợp uống thêm th.uốc bắc sẽ cung cấp chính xác chất dinh dưỡng cho những tế bào bình thường."

Th.uốc bắc nào mà có cả mắt, biết phân biệt được đâu là tế bào đâu là tốt tế bào xấu vậy?

Tôi biết tỏng nhưng lại không muốn làm bà ngoại mất vui, thật sự đã rất lâu rồi bà mới cười vui vẻ đến thế.

Thế nên tôi chỉ đành đưa tay lên day day thái dương tỏ vẻ mệt mỏi, bác Lý cũng rất biết ý nói mình phải đi rồi.

Chắc là bà ta cũng biết nói chuyện với tôi không được lợi lộc gì, ra khỏi phòng bệnh bà ta còn nói chuyện với bà ngoại thêm một lúc lâu nữa.

Đợi đến khi tôi ngủ dậy thì trời cũng tối rồi.

Bà ngoại đang ngồi đan khăn ở bên cạnh, thấy tôi tỉnh dậy, bà mỉm cười để chiếc khăn quàng đỏ sắp thành hình lên cổ tôi ướm thử: "Đan cho cháu cái khăn đeo Tết."

Tôi cũng cười theo.

Nhưng tôi không biết mình còn có thể cầm cự được đến Tết hay không.

Bà ngoại để chiếc khăn quàng xuống rồi nói: "Bác Lý kia nói rồi, tuy bác sĩ Phương kia sống ở H.ồng Kông nhưng ông ấy luôn một lòng hướng về quê cha đất tổ, có lẽ Tết sẽ về quê tảo mộ, lúc ấy bà sẽ đi tìm ông ấy."

Bác sĩ Phương chính là vị bác sĩ đông y bác Lý nhắc đến.

Tôi lắc đầu: "Bà tin những lời bà ta nói thật ạ?"

Bà ngoại nói: "Chẩn đoán và ảnh năm đó của bác Lý cháu cũng xem rồi đó, đúng là bệnh u//ng thư giai đoạn cuối. Giờ người ta vẫn sống vui sống khỏe, ăn được ngủ được, chẳng phải đều là công lao của bác sĩ Phương hay sao?"

Tôi lắc đầu: "Bỏ đi, cháu không tin ông thần y "tự xưng" này lắm."

Bà ngoại không muốn tranh cãi với tôi.

Nhưng hình như ngay cả việc kéo dài hơi tàn cho tôi kỹ thuật y học hiện đại cũng không làm được.

Lúc hoa quế cuối mùa bị gió bắc thổi bay, tôi đã ng.ất mấy lần rồi được đưa đi cấp c//ứu.

Tôi đã không thể nuốt trôi được thứ gì, canh bà ngoại dành ra mấy tiếng đồng hồ nấu cho, tôi cũng chỉ uống được vài ngụm.

Tất cả phải dựa vào dịch dinh dưỡng để kéo dài m//ạng sống.

Lúc tắm rửa tôi có thể trông thấy mình trong gương, gầy trơ xương, má hóp, đôi mắt trông càng to hơn, tiều tụy phát sợ.

Những thứ này tôi nhìn thấy, bà ngoại cũng nhìn thấy.

Một hôm nào đó bà cầm theo hai bình giữ nhiệt vào, một hộp là canh nấu cho tôi, còn một hộp không biết cho ai.

Lúc tôi uống được một nửa, bà ngoại cầm theo hộp giữ nhiệt rời đi.

Bác gái nằm giường kế bên nói với tôi: "Bà ngoại cháu mang canh cho bác sĩ điều trị đấy."

Tôi đứng hình.

Bà ấy lại nói tiếp: "Bà ngoại thấy tình hình của cháu không tốt, nghĩ bụng có nên biếu t//iền bác sĩ không, như thế bọn họ sẽ tận tâm với cháu hơn một chút. Nhưng bà ấy lại sợ dùng t//iền cứu m//ạng cháu làm ảnh hưởng đến việc khám bệnh của cháu nên ngày nào cũng mang canh cho bác sĩ."

Tôi cảm thấy giọng của mình khàn đi: "Mỗi ngày ạ?"

Bà ấy gật đầu: "Đúng vậy, bắt đầu từ lần cấp c//ứu trước của cháu. Cháu không biết à? Ồ cũng phải, suốt thời gian qua tinh thần của cháu vẫn luôn không tốt, thời gian ngủ cũng nhiều hơn."

Bà ấy vừa gấp quần áo vừa nói chuyện với tôi: "Thật ra bác sĩ cũng nói rồi, bà ấy không cần nấu canh thì bọn họ cũng sẽ cố gắng chữa trị cho cháu nhưng bà ngoại cháu thần hồn nát thần tính... haiz..."

Tôi cúi đầu uống canh, có cảm giác cái thìa trong tay mình bị bóp méo.

Từng giọt nước mắt rơi xuống, rơi vào bát canh.

Chiều hôm ấy, tôi thấy khó thở tim cũng đập nhanh dữ dội, bên tai toàn là những âm thanh chói tai tạp nham, tôi mở mắt ra, trước mặt là một màu trắng xóa.

Tôi giơ tay muốn ấn chuông, nhưng không tài nào nhấc nổi.

Trong lúc hỗn loạn, có một suy nghĩ lóe lên trong đầu tôi: "Có lẽ tôi sắp ch//ết rồi".

Thật ra tôi cũng không nhớ nổi quá trình cấp c//ứu diễn ra thế nào, lúc mở mắt ra trời cũng đã tối.

Tôi biết, mình lại thoát được một kiếp.

Nhưng còn có thể tránh được mấy lần nữa.

Bà ngoại ngồi bên giường bệnh của tôi, mái tóc bạc của bà dưới ánh đèn trông rất chói mắt.

"Thiến Thiến, chúng ta để cho bác sĩ Phương người bác Lý nói hồi trước tới khám bệnh cho cháu, thử một lần được không?"

Giọng bà nghẹn ngào gần như là cầu xin.

Tôi thở dài: "Vâng ạ."

Còn nước còn tát... dù không thể chữa khỏi nhưng chí ít nó cũng khiến bà ngoại an lòng hơn đôi chút, không phải sao?

4
Điều khiến tôi bất ngờ là trông bác sĩ Phương không giống phường l//ừa đảo như tôi vẫn nghĩ.

Từ tướng mạo, cách ăn mặc cho đến lời ăn tiếng nói đều trông rất đáng tin.

Bác sĩ Phương là một ông lão rất hiền hậu, đầu tiên ông ta bắt mạch cho tôi rồi làm *tứ chẩn rất kỹ.

Sau đó ông ta lại giới thiệu đến liệu pháp t//uyệt thực rồi đưa cho tôi xem một tập tài liệu.

(*) Tứ chẩn: Nhìn (vọng chẩn), nghe ngửi (văn chẩn), hỏi (vấn chẩn), bắt mạch, sờ nắn (thiết chẩn).

Vẫn là điều tôi thắc mắc khi trước: "Nếu như tế bào u//ng thư đói ch//ết vậy chẳng phải những tế bào bình thường khác cũng sẽ đói ch//ết sao, có thể tế bào u//ng thư vẫn chưa ch//ết thì tôi đã ch//ết trước rồi."

Ông ta cười nói: "Tây y trị bệnh bằng hóa ch.ất, chắc là cháu cũng uống th.uốc Tây, những thứ th.uốc đó không phân biệt được đâu là tế bào tốt đâu là tế bào xấu mà trực tiếp tấn công tế bào của cơ thể, nếu không tại sao cháu lại cạo đầu trong khi cháu không ph//ẫu thuật não chứ? Có phải là uống th.uốc rồi rụng tóc đúng không? Cháu được học hành, có văn hóa chắc cháu cũng biết tại sao những thứ th.uốc cháu uống hàng ngày không chỉ tấn công tế bào u//ng thư mà còn tấn công cả tế bào nhú bì."

Ông ta nói chậm rãi, giọng điệu cũng rất từ tốn.

Thấy tôi nhất thời im lặng, ông ta cười nói: "Đám thanh niên các cháu có thành kiến với th.uốc đông y, tôi có thể hiểu được. Dù sao thì từ nhỏ các cháu cũng được tiếp nhận nền giáo dục khoa học, sinh học, hóa học.  m dương ngũ hành, tạng phủ kinh mạch của đông g các cháu không muốn thì cũng không thể hiểu được."

Ngừng một chút, ông ta lại nói tiếp: "Nếu như tôi không đoán sai thì bà ngoại cháu mời tôi đến đây là vì th.uốc tây không có hiệu quả với cháu, phải không?"

Đúng vậy, đây mới là điểm quan trọng nhất.

Tôi chậm rãi hít một hơi thật sâu, cái cảm giác bất lực này lại vây hãm tôi.

Bác sĩ Phương trông thấy vẻ mặt của tôi thì ôn tồn nói: "Nếu đã như thế thì cháu cứ chữa theo cách của tôi đi."

Trong cách chữa của ông ta, chu kỳ điều trị đầu tiên là hai tuần.

Trong hai tuần này tôi chỉ có thể uống th.uốc bắc ông ta kê đơn, ngoài ra không được uống bất kỳ thứ th.uốc khác.

Bác sĩ Phương nói: "Vốn định bảo cháu xuất viện về nhà dưỡng bệnh nhưng biết trong lòng cháu vẫn còn hoài nghi, vậy thì đợi qua đợt điều trị này xem kết quả thế nào trước đã."

Trước khi rời đi, ông ta còn nói thêm: "Đến lúc đó, cháu sẽ tin tôi thôi."

Sau hai tuần, các chỉ số của tôi đều chuyển biến tốt.

Rõ ràng hơn các chỉ số chính là tinh thần của tôi đã tốt hơn rất nhiều.

Bời vì trong khoảng thời gian này tôi vẫn luôn sử dụng đồng thời th.uốc đặc trị.

Lúc chúng tôi làm thí nghiệm ở trường thường chú ý đến việc kiểm soát biến số.

Lúc này có đồng thời hai biến số là th.uốc đặc trị và th.uốc bắc, thực tế không thể quy kết việc tôi khỏe lên cho th.uốc bắc hết được.

Lúc bác sĩ Phương và bác Lý đến thăm tôi, tôi cũng nói y như vậy.

Bác sĩ Phương cười nói: "Nếu như nhất định phải nói theo khoa học thì những loại th.uốc đặc trị khác ngày trước cháu cũng từng dùng rồi, hiệu quả thế nào hẳn là cháu hiểu rõ, như thế có thể loại trừ biến số không?"

Tôi im lặng bác sĩ Phương cũng không nói tiếp nữa.

Trái lại bác Lý lại mở lời: "Thiến Thiến à, bà ngoại cháu đã bắt đầu đi vay t//iền người ta rồi, cháu có biết không?"

Vay t//iền ư.

Tôi nắm chặt tay lại, móng tay găm vào lòng bàn tay.

Tiếng nước chảy ào ào trong phòng tắm, là bà ngoại đang rửa hoa quả trong đó, chuẩn bị mời bác sĩ Phương và bác Lý.

Bà ta nói tiếp: "Bà ấy đã có tuổi, có hỏi mượn bác mấy nghìn. Bác cũng không thể không cho mượn. Bác nói rồi số t//iền này bà ấy không cần trả. Thiến Thiến cũng trạc tuổi con gái bác bác cũng rất đau lòng. Nhưng Thiến Thiến à, ngay cả bác bà ấy cũng mượn, e là họ hàng thân thích gần xa bà ấy cũng mượn cả rồi."

Tôi cúi đầu nhìn k.im tr.uyền trên mu bàn tay, tại sao lại đột nhiên đau đến thế, thở thôi cũng rất đau.

Mãi lâu sau tôi mới tìm lại được giọng nói của mình: "Cháu cứ tưởng cháu vẫn còn t//iền."

Từ lần ngất xỉu lần trước tôi đã chuyển hết t//iền trong thẻ mình sang cho bà ngoại, sợ nhỡ đâu tôi mà đi bà lại không có t//iền trả viện phí.

Trong khoảng thời gian này không phải là tôi chưa từng hỏi bà có đủ t//iền hay không, bà luôn nói là vẫn còn.

Thì ra đã đến mức bà hỏi vay t//iền người bà mới quen mấy tháng rồi.

Bác Lý lại nói: "Ngày trước bà cháu có nói, nói Thiến Thiến rất giỏi, lên đại học đã biết kiếm t//iền. Nhưng chắc là bà ấy không nói cho cháu biết t//iền chữa bệnh cho cháu sắp hết rồi. Th.uốc đặc trị mấy chục nghìn một viên, có giàu có hơn nữa thì cũng hết thôi."

Bà ngoại bưng hoa quả đã được rửa sạch ra, vấn đề này cũng dừng lại ở đây.

Bà vẫn không hề hay biết gì, cười vui vẻ nói: "Bác sĩ Phương, ông ăn hoa quả đi."

Bác sĩ Phương đứng dậy, đẩy đĩa hoa quả về phía bà rồi nói: "Bà cũng ăn nhiều lên, bà có khỏe thì mới chăm sóc tốt cho Thiến Thiến được. Chúng tôi không ăn đâu, tôi xin phép đi trước ạ. Hai người cứ bàn bạc với nhau đi, tháng sau còn muốn chữa trị theo cách của tôi nữa hay không."

Bà ngoại lưỡng lự: "Bác sĩ Phương phải đi rồi sao? Ngồi lại chơi thêm lát nữa đã."

Bác sĩ Phương dừng bước: "Nhưng có câu này tôi phải nói trước, nếu như vẫn muốn điều trị theo cách của tôi vậy thì trong liệu trình thứ hai không được uống thêm th.uốc Tây nữa."

Bà ngoại còn muốn tiễn ông ta nhưng ông ta lại ra hiệu cho bà dừng bước, sau đó thở dài nói: "Bà cố gắng giữ gìn sức khỏe, so với lần trước tôi thấy bà gầy đi nhiều rồi đấy."
Tôi mím môi nhìn bà ngoại.

Chiếc áo bông bà mặc từ mấy năm trước, khi đó trông rất vừa vặn, giờ thì hình như đã rộng ra nhiều rồi.

Tôi chỉ biết từ lúc mình nằm viện đến giờ đã gầy đi rất nhiều nhưng lại không để ý đến bà ngoại cũng đã gầy đi không ít.

Bóng lưng của bác sĩ Phương dần khuất sau cánh cửa.

Bà ngoại quay lại lẩm bẩm: "Bác sĩ Phương đúng là người bận rộn, lần nào đến đây cũng chỉ ngồi chơi được một lúc. Nhưng y thuật của ông ấy quả nhiên cao siêu. Mới hai tuần mà thần sắc của cháu trông đã tốt hơn trông thấy rồi."

Tôi luôn im lặng, bà cũng bất giác đưa quả cam cho tôi, nửa đường lại rụt tay về: "Nom bà kìa, quên béng mất bây giờ cháu không thể ăn, chỉ có thể uống th.uốc bắc thôi."

Tôi cầm lấy quả cam, nắm trong tay.

Bà ngoại ngạc nhiên, sau đó nhoẻn miệng cười: "Cháu sao vậy, thèm rồi à? Để bà cất đi, tránh để cháu trông thấy lại thèm."

Tôi nắm chặt quả cam lạnh ngắt rồi hỏi: "Có phải chúng ta đã hết t//iền rồi không?"
Nụ cười trên môi bà cứng đờ.

"Có phải là bà đã hỏi mượn t//iền rất nhiều người để lấy t//iền chữa bệnh cho cháu không?"

Bà ngoại im lặng.

[Zhihu] Bà ngoại (P03/05).
_________

"Có phải là bà đã hỏi mượn t//iền rất nhiều người để lấy t//iền chữa b.ệnh cho cháu phải không?"

Bà ngoại im lặng.

4
Tôi không thể tưởng tượng nổi dáng vẻ của bà khi chạy vạy, hỏi vay t.iền họ hàng... một bà cụ hơn bảy mươi tuổi, lúc khó khăn nhất bà cũng không chịu cúi đầu, cuối cùng lại cúi đầu vì tôi.

Một mũi th.uốc đặc trị có giá mấy chục nghìn, bà đã khom lưng, cúi đầu bao nhiêu lần mới có thể mượn được t.iền mua một mũi tiêm cho tôi.

Tôi ngẩng đầu lên, nước mắt lăn dài, nghẹn ngào.

"Bà trả lại t.iền cho người ta đi, cháu muốn xuất viện." Tôi nói.

Bà ngoại ngẩng phắt đầu lên: "Không được, khó khăn lắm cháu mới khỏe lên được đôi chút, không được xuất viện."

Tôi lau khô nước mắt, cố nhoẻn miệng cười: "Cháu xuất viện thôi, chứ không phải là không chữa nữa, cháu sẽ uống th.uốc bắc của bác sĩ Phương, th.uốc của ông ấy rất có hiệu quả."

Bà ngoại do dự.

Phải nói thế nào thì mới thể hiện được sự tự tin và kiên quyết đây? À phải rồi, giáo viên ở đội tranh biện đã từng dạy tôi.

Trước hết mình phải tin thì mới có thể thuyết phục người khác.

"Hiệu quả của th.uốc đặc trị cũng chỉ có thế, còn chẳng bằng chuyên tâm dùng th.uốc của bác sĩ Phương. Những lời bác sĩ Phương nói trước khi đi bà cũng nghe thấy rồi đó. Ông ấy nói trong liệu trình thứ hai không thể động đến th.uốc Tây. Lời bác sĩ Phương nói bà có nghe không?"

Bà ngoại sững người, sau đó gật đầu: "Chắc chắn bác sĩ Phương nói không sai, vậy... vậy thì chúng ta về nhà uống th.uốc bắc rồi cố gắng điều trị."

5
Bác sĩ điều trị dành chút thời gian nói chuyện riêng với tôi. Ông ấy nói tuy tình hình của tôi đã có chuyển biến tốt nhưng vẫn rất nặng, không khuyến khích tôi xuất viện.

Ngoài ra ông ấy còn hỏi: "Tôi nghe y tá nói, có một thầy th.uốc đông y từng tới phòng b.ệnh của cháu giới thiệu về liệu pháp t.uyệt thực phải không."

Tôi gật đầu: "Đúng là rất có hiệu quả ạ."

Suy nghĩ một lúc ông ấy mới nói: "Có hiệu quả là tốt nhất, đông y có lịch sử truyền thống lâu đời hẳn là có chỗ tuyệt diệu của nó. Hiện giờ chúng tôi cũng đang khởi xướng đông tây y kết hợp. Nhưng mà sau nhiều năm chữa b.ệnh tôi cũng từng gặp được kha khá kẻ l.ừa đảo đội lốt thầy th.uốc đông y đấy.

Tất nhiên tôi không nói thầy th.uốc đông y kia là kẻ l.ừa đảo, chỉ là trong vũng bùn nhiều cạm b.ẫy này, cháu và bà ngoại nên cẩn thận thì hơn."

Tôi mỉm cười, chỉ hỏi: "Khả năng cháu chữa khỏi b.ệnh là rất thấp phải không?"

Ông ấy suy tư một lát rồi nói: "B.ệnh nhân đến giai đoạn cuối vẫn sống thêm được mấy chục năm, tôi đã từng thấy rồi."

Tôi bật cười, vì trong tình cảnh éo le này ông ấy vẫn cố gắng chọn từ ngữ một cách dịu dàng và đầy thiện ý.

Gió đêm lạnh lẽo len lỏi vào qua khe cửa sổ, tôi mở cửa sổ ra rồi giơ tay cảm nhận gió đêm.

Lạnh một chút, tôi cần lạnh một chút thì mới có đủ dũng cảm lên tiếng.

"Có thể dùng đồng thời đông tây y, chắc chắn sẽ tốt cho cháu hơn. Bác sĩ Cung, cháu biết điều ấy nhưng cháu không có t.iền. Bác không biết đấy thôi, bà ngoại đã chạy vạy khắp nơi để có t.iền chạy chữa cho cháu rồi."

Haiz, mày vẫn khóc, Quan Thiến, mày đúng là không có t.iền đồ.

"Hồi cấp ba, để có t.iền đóng học phí cho cháu bà ngoại đã đi nhặt ve chai để bán. Một hôm tan học, trên đường cháu và bạn đã gặp được bà, bà đang lục lọi thùng rác để nhặt nhạnh chai nhựa. Bà gọi cháu nhưng vì sợ bạn bè chê cười nên cháu đã lơ đi coi như không nghe thấy rồi quay người rời đi.

Bác xem, ngày trước cháu làm bà tổn thương, không hiểu chuyện như thế đấy."

Nước mắt lăn dài không ngớt, tôi lau nước mắt rồi nói tiếp: "Sau đó cháu luôn nghĩ, đợi sau khi cháu trưởng thành cháu sẽ báo hiếu bà. Đưa bà đi ăn sơn hào hải vị, sống trong một căn nhà rộng lớn, dẫn bà đi vòng quanh thế giới. Bây giờ cháu mới chỉ mời bà ăn được một bữa cơm thịnh soạn thì mọi thứ lại chấm hết."

Tôi che mặt, ấn ngón tay bị gió thổi lạnh lên khóe mắt, đầu ngón tay nhanh chóng bị nước mắt nóng hổi thấm ướt.

"Bà đã ngoài bảy mươi tuổi rồi mà vẫn còn chạy vạy vì cháu. Bà cũng không thử nghĩ lỡ như cháu đi rồi, một bà lão như bà làm sao trả được món n.ợ này. Không lẽ lại đi nhặt ve chai kiếm t.iền hay sao? Vậy thì dù cho có ch//ết cháu cũng không thể yên lòng."

Bác sĩ lặng lẽ đưa khăn giấy cho tôi.

Tôi nắm chặt khăn giấy trong tay, cố gắng nở một nụ cười: "Th.uốc đặc trị một mũi cũng phải mấy chục nghìn bằng với t.iền th.uốc bắc cả một tháng. Bỏ đi, chữa thế nào cũng là chữa mà, biết đâu cháu về nhà uống th.uốc đông y lại khỏi thì sao. Cảm ơn bác và các bác sĩ, y tá khác đã quan tâm cháu suốt mấy tháng qua, đợi cháu khỏe rồi, nhất định cháu sẽ mang cờ thi đua tới tặng bác."

Ông ấy im lặng một lúc lâu, có lẽ cũng thấy được tâm trạng sa sút của tôi, ông ấy vỗ lên vai tôi rồi ra vẻ thoải mái nói: "Vậy thì tôi sẽ chờ cờ thi đua của cháu, không được nuốt lời đâu nhé."

Điện thoại đổ chuông, ông ấy nghe máy rồi vội vàng đi ra ngoài.

Trước khi ra khỏi cửa ông ấy lại dừng bước rồi trịnh trọng nói với tôi: "Quan Thiến, nếu như có chuyện gì cháu nhất định phải gọi điện cho tôi. Hãy nhớ là, dù cháu có xuất viện thì cháu vẫn là b.ệnh nhân của tôi."

Ông ấy vẫy tay với tôi, nắm chặt điện thoại rồi rảo bước: "Alo, tôi tới ngay đây."

Nhìn từ đằng xa nắng chiều bên ngoài hành lang chiếu lên chiếc áo blouse của ông ấy, và đây cũng trở thành hình ảnh cuối cùng b.ệnh viện để lại cho tôi.

Ấm áp, thoải mái đến thế.

Tôi xuất viện rồi về quê.

Như những gì bác sĩ Phương nói quê hương của tôi non xanh nước biếc, không khí trong lành, chất lượng nước cũng tốt, là một nơi lý tưởng để dưỡng b.ệnh.

Đúng vậy, tôi lại uống th.uốc ông ta kê trong suốt một tháng.

Dược liệu lần này dùng cũng quý hơn, lượng th.uốc cũng nhiều hơn nên dĩ nhiên t.iền th.uốc cũng cao hơn hẳn.

Nhưng may mắn là những bức ảnh tôi sửa lần trước cũng nhận được t.iền đuôi, tích góp lại cũng gần đủ.

Sau khi biết được chuyện tôi chạy vạy khắp nơi vẫn còn thiếu ba nghìn t.iền th.uốc, bác sĩ Phương lại thở dài nói, ba mươi bảy nghìn thì ba mươi bảy nghìn, quan trọng nhất vẫn là chữa khỏi b.ệnh cho cháu, ba nghìn t.iền th.uốc này tôi sẽ hỗ trợ."

Tôi nắm chặt điện thoại, cảm nhận được khóe mắt cay cay: "Thật sự rất cảm ơn ông, bác sĩ Phương."

Bác sĩ Phương mỉm cười hiền lành nói: "Cô gái ngốc, đừng nói cảm ơn nữa, hãy cố gắng dưỡng b.ệnh."

Uống th.uốc đến ngày thứ chín, tôi có cảm giác người cứ lâng lâng, chứng ù tai mỗi lúc một nặng, trông thấy thứ gì cũng muốn ăn.

Nhưng tôi vẫn cố nhịn bởi vì bác sĩ Phương đã từng nói, lúc yếu ớt nhất mới là lúc th.uốc chống lại tế bào u//ng thư, nhất định phải cố chịu.

Kết quả của việc cố chịu là lúc tôi đang ngoắc tay chơi đùa với bé hàng xóm thì hai mắt tối sầm, cũng chỉ kịp nghe thấy tiếng khóc của con bé, cũng không đủ sức để nói một câu an ủi bảo bé đừng khóc nữa.

Thình thịch, thình thịch, thình thịch.

Tôi nghe thấy trái tim mình đang đập loạn xạ.

Tôi có thể nghe thấy tiếng khóc xé lòng của bà ngoại, và cả tiếng bước chân dồn dập.

À, còn có bàn tay đang nắm chặt lấy tay tôi của bà nữa, bàn tay thô ráp và cũng rất lạnh.

Tôi muốn nói chuyện nhưng ngay cả sức cử động ngón tay tôi cũng không có.

Trước mắt mông lung, dường như mọi giác quan đều trở nên vô dụng vào khoảnh khắc này.

Tôi lịm đi.

Đợi đến khi tỉnh dậy trong phòng cấp cứu, cuối cùng tôi cũng có sức nhắn tin cho bác sĩ Phương, định hỏi xem có phải nên ngừng dùng th.uốc hay không nhưng rồi lại bàng hoàng phát hiện ra ông ta đã hủy kết bạn với mình rồi.

Tôi không dám tin vào mắt mình.

Là do cháu của bác sĩ Phương nghịch điện thoại, lỡ tay xóa nhầm người sao?

Tôi lại gọi điện cho ông ta, ở đầu bên kia là một giọng nữ lạnh lùng lặp đi lặp lại câu nói: "Thuê bao quý khách vừa gọi hiện đang bận."

Bên này bà ngoại thắc mắc hỏi tôi: "Sao lại không gọi được cho bà Lý thế nhỉ? Có phải là hết t.iền rồi không, hay là cháu nạp cho bà mười đồng đi."

Tôi nắm chặt điện thoại, lý trí vẫn chưa trở về, lòng bàn tay mướt đầy mồ hôi.

Bác sĩ kéo rèm đi vào: "Bà ngoại nói cô ngất vì đói? Còn trẻ thế này thì đừng giảm cân, cô đã gầy lắm rồi."

Ông ấy trông hao hao bác sĩ điều trị ở b.ệnh viện kia, tôi không đeo kính, thế là bật thốt lên một tiếng "bác sĩ Cung".

Tự dưng tôi lại nhớ đến câu nói của bác sĩ Cung.

"Đông y có lịch sử truyền thống lâu đời hẳn là có chỗ tuyệt diệu của nó. Hiện giờ chúng tôi cũng đang khởi xướng đông tây y kết hợp. Nhưng mà sau nhiều năm chữa b.ệnh tôi cũng từng gặp được kha khá kẻ l.ừa đảo đội lốt thầy th.uốc đông y đấy."

L.ừa đảo.

Ông ấy nói là l.ừa đảo.

Giống như s.ét đ.ánh giữa trời quang, những điểm bất hợp lý dần dần biến thành một đường thẳng, đâm xuyên qua tôi.

Gặp được đồng hương trong chùa.

Bác sĩ đông y có y thuật cao minh.

Hết lòng khuyên tôi để dành t.iền xuất viện, sau khi xác nhận tôi không còn một xu dính túi thì bốc hơi khỏi thế gian không chút dấu vết.

Cú sốc cực lớn từ lòng bàn chân lên thẳng đỉnh đầu, thì ra chỉ cần trong một khoảnh khắc.

Bác sĩ nhìn tôi rồi nói: "Haiz cô gái à, cô đừng khóc nữa, tôi chỉ bảo cô đừng giảm cân thôi mà, cũng có nói gì khác đâu."

Tôi nắm chặt chăn, không để cho nước mắt chảy xuống rồi cố gắng bình tĩnh nói: "Có thể là do bà ngoại cháu nói không rõ ràng, cháu không giảm cân, cháu cứ nghĩ làm thế sẽ có thể chữa khỏi b.ệnh u//ng thư của cháu."

Dường như bác sĩ cũng đã phản ứng lại, ông ấy nhỏ giọng hỏi: "Không phải là liệu pháp t.uyệt thực đấy chứ, có rất nhiều tên l.ừa đảo đã dùng chiêu thức này nhưng cũng không thể vơ đũa cả nắm được, hình như nó cũng có thể cứu được một vài người thật."

Tôi mỉm cười: "Vậy ạ, nhưng hai người kia đã biến mất rồi."

Bác sĩ nhìn tôi bằng ánh mắt cảm thông: "Thế thì báo cảnh s//át thôi, dù có là l.ừa đảo hay thế nào thì cũng phải hỏi cho ra nhẽ."

6
Cảnh s//át đến rất nhanh, canh của bà ngoại còn chưa nấu xong bọn họ đã nghe tôi kể rõ đầu đuôi câu chuyện xong rồi.

Hai vị cảnh s//át đều họ Lâm, một người hơi đứng tuổi một chút gọi là cảnh s//át Lâm già, người trẻ hơn thì gọi là cảnh s//át Lâm trẻ.

Cảnh s//át Lâm trẻ cầm lòng chẳng đặng mà lên tiếng: "Xem ra sinh viên đại học cũng không mấy cảnh giác nhỉ, chiêu trò này cũ lắm rồi, giả làm đồng hương, giả làm thầy th.uốc đông y, kẻ xướng người họa, lừa sạch t.iền rồi biến mất... Hai người cũng không thử nghĩ xem, ông ta mà là thần y thật thì lấy đâu ra thời gian tự mình đến khám b.ệnh cho cô chứ."

Cảnh s//át Lâm già nhìn cảnh s//át Lâm trẻ một cái, anh ta im bặt.

Tôi ngẩng đầu lên, cố gắng cầm nước mắt: "Đúng vậy tôi đúng là đồ vô dụng, rõ ràng ban đầu cũng đã nghi ngờ nhưng mà về sau vẫn tin."

Niềm tin này có sau khi thiếu t.iền rồi bị tẩy n.ão nhiều lần, tôi không muốn suy nghĩ nữa.

Tôi chỉ biết, ba mươi bảy nghìn cuối cùng cũng đã bị ông ta l.ừa sạch. Giờ tôi muốn nhập viện điều trị bằng h.óa ch.ất thì cũng không còn t.iền nữa.

Cảnh s//át Lâm già nói: "Nhóc con à, cháu đừng khóc nữa, chuyện này cũng không thể trách cháu được. Cháu cũng chỉ muốn sống tiếp thôi, cách gì có thể chữa được b.ệnh thì đều muốn thử. Chỉ có làm c.ướp nghìn năm chứ không có phòng c.ướp nghìn năm."

Cảnh s//át Lâm trẻ hơi sững người, sau đó anh ta cũng lên tiếng an ủi tôi: "Cô gái à, cô đừng lo lắng quá, bây giờ số điện thoại đều được đăng ký bằng tên thật. Theo như những gì cô nói, mấy lần bọn họ ra vào b.ệnh viện đều được camera ghi lại. Cô đừng sợ, chúng tôi nhất định sẽ tìm lại số t.iền c.ứu m.ạng này cho cô."

T.iền c.ứu m.ạng.

Đúng là t.iền c.ứu m.ạng thật.

"Rầm" một tiếng, quay đầu lại nhìn tôi trông thấy bà ngoại đang ngồi xổm dưới đất thu dọn đống canh đổ trên sàn nhà, bà viện cớ nói: "Nóng quá, nóng quá."

Không biết bà đã nghe được bao nhiêu, lại nghĩ ngợi những gì, tóm lại trông bà cứ như người mất hồn vậy, dùng tay không nhặt mảnh sứ, không cầm chắc lại bị nó cứa chảy m.áu.

Bà không hề nhận ra mà vẫn cúi đầu nhặt đồ ăn rơi vương vãi trên mặt đất.

Cảnh s//át Lâm trẻ vội chạy tới nắm lấy cổ tay bà: "Bà à, bà đừng làm nữa, tay cũng chảy m.áu rồi."

Bà ngoại không nghe, run run lấy giấy ra lau rồi lẩm bẩm: "Tôi già rồi, làm chút chuyện này cũng không nên hồn, đúng là vô dụng."

Cứ lau mãi như thế rồi đột nhiên bà bật khóc: "Tôi đúng là đồ vô dụng, là tôi đã cho chúng cơ hội l.ừa mình, là tôi. Thiến Thiến, là bà đã hại cháu..."

Y tá không kịp ngăn cản, tôi đã vén chăn xuống giường.

Kỳ lạ thay, một b.ệnh nhân u//ng thư giai đoạn cuối có thể ra đi bất cứ lúc nào như tôi lại có sức kéo bà đứng dậy.

Bà ôm chặt lấy tôi, mái tóc bạc, đồi mồi trông rất gai mắt.

Thì ra tôi đã cao lớn đến mức có thể dễ dàng ôm lấy bờ vai gầy guộc của bà.

"Không phải là bà hại cháu, bà ngoại, người hại chúng ta là hai tên l.ừa đ.ảo kia, bà đừng khóc nữa, cháu còn đang đợi bà nấu canh cho cháu ăn nữa mà, bà nấu canh củ cải được không?"

[Zhihu] Bà ngoại (P04/05).
_________

Thì ra tôi đã cao lớn đến mức có thể dễ dàng ôm lấy bờ vai gầy guộc của bà.

"Không phải là bà hại cháu, bà ngoại, người hại chúng ta là hai tên l.ừa đ.ảo kia, bà đừng khóc nữa, cháu còn đang đợi bà nấu canh cho cháu ăn nữa mà, bà nấu canh củ cải được không?"

6
Lúc tôi ngất đi, là chú hàng xóm đã lái xe chiếc xe van của mình chở tôi đến b.ệnh v.iện.

Và thế là hàng xóm, họ hàng gần xa đều biết chuyện tôi bị u.ng th.ư, người hai trăm, người ba trăm gom góp lại trả t.iền th.uốc men cho tôi.

Lúc chú hàng xóm mang xấp t.iền màu đỏ đến, bà ngoại tôi gần như gào khóc.

Tôi nói: "Chú cầm về đi ạ, cháu không có khả năng trả lại số t.iền này, cũng không muốn điều trị nữa."

Ông ấy nói: "Cháu không cần trả lại t.iền, có b.ệnh thì nhất định phải chữa, cháu là đứa đầu tiên trong xóm thi được vào đại học Z, mọi người còn đang đợi cháu khỏi b.ệnh về nhà giảng giải cho các em về cách học nữa kìa."

Câu nói này quen thuộc quá đỗi.

Cờ thưởng của bác sĩ Cung, cách học của chú hàng xóm, từng người từng người một, họ đang dùng một cách khác để động viên tôi sống tiếp.

Tôi mỉm cười, nước mắt lưng tròng rồi òa khóc.

Tôi lại đến b.ệnh v.iện kia, vẫn là bác sĩ Cung chữa trị cho tôi.

Ông ấy xị mặt nói: "Bác còn đang mong ngóng cháu tươi tỉnh đến trao cờ thưởng cho bác đây này, sao lại biến mình ra nông nỗi này rồi."

Tôi nói: "Xin lỗi bác, người ta diễn đạt quá cháu đã đưa hết t.iền cho ông ta rồi, ch//ết đến nơi rồi cháu mới biết mình bị người ta l.ừa."

Ông ấy ngước mắt lên: "Phủi phui cái miệng, cháu không được nhắc đến chữ ấy trong phòng b.ệnh của bác, nếu như đã quay lại rồi vậy thì phải cố gắng sống tiếp, nghe rõ chưa?"

Điện thoại ông ấy lại vang lên, sau khi bắt máy, bước chân ông ấy có phần vội vàng nhưng ông ấy vẫn quay đầu lại dặn dò tôi: "Bác đã đăng ký quỹ hỗ trợ cho cháu rồi, có thể chi trả đến 70% t.iền th.uốc đặc trị, để bà cháu yên tâm không phải lo chuyện t.iền nong nữa."

Chiếc áo blouse trắng biến mất sau cánh cửa, tôi đưa tay lên day day trán, cảm thấy cảnh tượng này quá mức quen thuộc, lại khiến khóe mắt tôi cay cay.

Sau khi ông ấy rời đi không lâu lại có một nhóm người đi vào.

Họ là mấy người bạn thân của tôi.

Tôi nằm viện quá lâu, đã qua mùa hoa quế và trời cũng đã có tuyết rồi.

Kỳ thực tập đã kết thúc từ lâu, búa cũng mài được thành kim rồi nhưng tôi vẫn chưa quay trở lại trường học.

Bạn bè cảm thấy có điều gì đó bất thường nên đã gọi điện liên tục hỏi tôi.

Tất nhiên rồi, cách hỏi của họ cũng rất thông minh: "Đừng nói là cậu đã phải lòng anh bác sĩ c.ắt r.uột th.ừa cho cậu rồi quyết định ở lại b.ệnh v.iện theo đuổi người ta đấy nhé?"

Tôi bật cười, gõ chữ: "Ừ, hơn nữa tớ còn theo đuổi được người ta rồi, giờ đang nằm trong v.iện dưỡng thai này."

Mồm miệng nhanh nhảu.

Vậy nên lúc mọi người xuất hiện trước giường b.ệnh, mắt ai cũng đỏ hoe rồi mắng tôi không phải là người, tôi cũng không thể phản bác được.

Chỉ đành dỗ dành bọn họ: "Tớ là b.ệnh nhân đấy nhé, b.ệnh nhân không được khóc, mọi người còn khóc nữa tớ sẽ không cầm lòng nổi đâu."

Dần dần bọn họ cũng chấp nhận được sự thật tôi bị b.ệnh, rồi bỗng dưng lại có suy nghĩ sẽ cắt ngắn mái tóc dài của mình để làm tóc giả cho tôi.

Tôi nói: "Với số tóc ít ỏi đó của các cậu, cùng lắm chỉ làm được tóc mái cho tớ thôi."

Thế là tôi đã bị bọn họ đ.ánh yêu.

Có điều lần này rất nhẹ, đ.ánh vào chăn, ngay cả một con kiến cũng không đ.ánh ch//ết nổi.

Sau khi biết được chuyện tôi bị kẻ l.ừa đ.ảo l.ừa hết t.iền, ai nấy đều rất tức giận.

"Cậu có ảnh không, để tớ đến chùa Linh Ẩn ôm cây đợi thỏ."

"Tên này chắc là l.ừa quen thói rồi, đúng là vô đ.ạo đức."

Sau cùng thậm chí họ còn bàn nhau cải trang đi đến chùa để gài bẫy.

Nhờ có tác dụng của th.uốc gi.ảm đau, tôi cười vang, cười chán rồi thì bắt đầu ra lệnh đuổi khách: "Các cậu về đi, nhớ chăm chỉ học hành rồi đợi tớ quay trở về trường đấy, tớ còn phải mượn vở chép bài của các cậu nữa."

Từng người chạy tới ôm tôi, rõ ràng vừa rồi họ còn rất hung dữ, xắn tay xắn áo định quyết ch.iến với tên l.ừa đ.ảo kia, sao tự dưng bây giờ lại nghẹn ngào rồi.

"Cậu phải khỏe lại đấy, biết chưa?"

Tôi sẽ khỏe lại, nhất định là thế.

Sau khi bạn bè rời đi, phòng bệnh lại quay về dáng vẻ yên lặng ban đầu.

Điện thoại của tôi rung lên, tôi nhận được rất nhiều tin nhắn, đều là tin nhắn từ ngân hàng.

"Ngân hàng X chi nhánh Hàng Châu, ngày xx/xx/20xx, TK *9632| GD +8000 CNY."

"Ngân hàng X chi nhánh Hàng Châu, ngày xx/xx/20xx, TK *9632| GD +5000 CNY."

"Ngân hàng X chi nhánh Hàng Châu, ngày xx/xx/20xx, TK *9632| GD +5000 CNY."

Họ tên người gửi tôi đều biết, chính là mấy người tôi vừa đưa mắt tiễn họ đi vào trong thang máy.

Nụ cười trên môi vẫn còn đó, bỗng dưng nước mắt của tôi lăn dài, từng giọt từng giọt rơi trên màn hình điện thoại.

Tôi nhận được tin nhắn trong nhóm: "Tớ vừa mới nhận được học bổng, đây là t.iền mừng cưới trước cho cậu, cậu mà không nhận, sau này cậu có kết hôn thì chúng tớ cũng không đi đâu."

Tôi lau khô màn hình điện thoại, vừa khóc vừa gõ chữ: "Không được, tớ không nhận đâu, đợi tớ kết hôn rồi, mọi người không những phải tận tay đưa t.iền mừng cho tớ mà còn phải làm phù dâu cho tớ nữa."

Xin người đấy, ông trời ơi, hãy cho con một cơ hội mời r.ượu bà con lối xóm.

Xin người đấy, ông trời ơi, hãy cho con một cơ hội đưa lì xì cho phù dâu.

Cầu xin người, con thật sự, thật sự rất muốn được sống tiếp.

7
Trận tuyết thứ hai ở Hàng Châu, t.ế b.ào u.ng th.ư trong người tôi đã d.i căn đi khắp người.

Bác sĩ Cung nói: "Quan Thiến, cháu vẫn còn may mắn lắm đấy, t.ế b.ào u.ng th.ư đã d.i căn khắp người rồi nhưng đầu óc vẫn còn minh mẫn được đến thế."

Tôi nói: "Vâng, có lẽ là ông trời muốn cháu tỉnh táo để làm chút chuyện gì đó."

Trong lúc chờ đợi c.ảnh s.át bắt kẻ l.ừa đ.ảo, quả thật tôi rất muốn làm chút chuyện gì đó.

Trong tâm lý học có một cái gọi là hiệu ứng mang thai, nghĩa là sau khi bạn mang thai, bạn sẽ phát hiện ra trong cuộc sống mình luôn gặp được thai phụ.

Với tôi mà nói cũng như thế.

Sau khi bị l.ừa tôi mới ngạc nhiên phát hiện ra, thì ra lại có nhiều người từng bị l.ừa như thế.

l.ừa đ.ảo chữa b.ệnh, bà đồng, giả làm bác sĩ đông y rồi th.ầy bói...

Bọn l.ừa đ.ảo có muôn kiểu mánh khóe, hầu hết chúng đều đ.ánh vào tâm lý muốn sống của b.ệnh nhân và người nhà b.ệnh nhân rồi l.ừa mất niềm hy vọng cuối cùng của họ.

Viết kinh nghiệm từng bị l.ừa của mình ra rồi chia sẻ vào các hội nhóm b.ệnh nhân, diễn đàn và trang web, có thể cứu được một gia đình, đó là nguyện vọng của tôi.

Nhưng điều tôi không ngờ tới chính là, có một gia đình cũng từng bị bác sĩ Phương và bác Lý l.ừa đã liên lạc với tôi.

Thú thật sức khỏe và tinh thần của tôi đều đã kém hơn trước rất nhiều, thời gian ngủ ngày một nhiều, thời gian tỉnh táo lại ít đến đáng thương.

Thế nên lúc tôi đọc được tin nhắn ấy cũng đã tối rồi.

Đối phương nhanh chóng đồng ý add wechat của tôi.

Vừa mới add xong, anh đã gọi điện thoại đến.

"Alo, Quan Thiến phải không, anh họ Hoắc em có thể gọi anh là anh Hoắc."

Anh Hoắc nói, nếu như anh không lướt zhihu rồi trông thấy bài đăng của tôi thì có lẽ đến tận giờ này anh cũng không biết thì ra bác sĩ Phương và bác Lý là kẻ l.ừa đ.ảo.

"Cách họ l.ừa mẹ anh hệt như l.ừa em vậy, năm ấy mẹ anh bị u.ng th.ư, bà thường hay đi chùa thắp hương cầu phật, đi hai ba lần thì gặp được người phụ nữ họ Lý. Bà ta nói mình từng bị u.ng th.ư v.ú, cũng là giai đoạn cuối, còn được bác sĩ đông y chữa khỏi nữa. Sau đó người đàn ông họ Phương kia xuất hiện, ông ta ra vẻ, làm bộ làm tịch rồi dụ dỗ mẹ anh dùng th.uốc của ông ta."

"Th.uốc của ông ta đắt hơn th.uốc của những bác sĩ khác rất nhiều, ban đầu anh cũng nghi ngờ nhưng người phụ nữ họ Lý đó lại dùng kế l.y gián, mẹ mắng anh có phải là không muốn cho bà đi khám b.ệnh không, anh nào dám nói thêm nửa chữ, mấy trăm nghìn anh cũng bỏ ra mua th.uốc."

"Họ Phương với họ Lý đó cứ khuyên mẹ anh xuất v.iện rồi điều trị, có thể là do họ sợ mẹ anh ở viện tốn t.iền mua th.uốc không còn t.iền cho họ l.ừa nữa. Xuất v.iện được một thời gian, b.ệnh của mẹ anh cũng đỡ hơn trước một chút. Bây giờ nghĩ lại thì có thể là do tác dụng tâm lý, mẹ cứ nghĩ mình được cứu rồi, tâm trạng tốt lên nên sức khỏe cũng có chuyển biến tốt."

"Sau đó mẹ lây b.ệnh cảm của anh, không còn hệ miễn dịch, b.ệnh tình chuyển biến xấu. Sau khi đưa mẹ vào b.ệnh v.iện c.ấp c.ứu chưa được hai ngày thì mẹ mất... Anh vẫn luôn cho rằng là mình đã hại mẹ, thậm chí anh còn báo t.ang cho hai kẻ l.ừa đ.ảo kia để bọn họ tới tham dự t.ang lễ của mẹ anh, mẹ nó anh đúng là một tên ngốc mà."

Nói đến đây, anh không khỏi nghẹn ngào.

Tôi không lên tiếng nhưng nước mắt đã lăn dài.

"Anh Hoắc, đó không phải là lỗi của anh. Sau khi điều trị theo cách của họ, t.ế b.ào u.ng th.ư của em đã d.i căn ra khắp người, bọn họ vốn là những tên l.ừa đ.ảo gắn mác bác sĩ đông y, anh đừng tự trách mình nữa, đây không phải là lỗi của anh."

Anh Hoắc sụt sịt rồi nói: "Em coi anh kìa, được em gọi một tiếng anh mà anh lại dễ xúc động đến thế, ngại quá. Anh gọi điện thoại cho em thật ra là muốn nói với em, có thể là do anh vẫn luôn tỏ ra tin tưởng bọn họ thế nên hai kẻ l.ừa đ.ảo đó mới không chặn wechat của anh, anh có thể giúp em tìm ra bọn họ."

Anh Hoắc mượn cớ bà nội đã qua đời từ lâu của mình mắc b.ệnh u.ng th.ư rồi cầu xin bác sĩ Phương và bác Lý hãy đến b.ệnh v.iện khuyên nhủ bà nội anh chấp nhận chữa trị theo đông y.

Hai người kia bị t.iền che mờ mắt, họ lập tức đi đến b.ệnh v.iện.

Họ đi vào trong phòng b.ệnh cùng với anh Hoắc, lúc nhìn thấy tôi đang nằm trên giường b.ệnh thì mới vỡ lẽ.

Quay người định chuồn thị lại bị một chàng trai người Đ.ông Bắc như anh Hoắc chặn đứng cửa, không ai đi được.

"Đến cũng đến rồi, nói vài câu cái đã." Anh cười khẩy.

Phòng b.ệnh rất náo nhiệt, tôi nằm trên giường nhìn hai người "bạn cũ" này.

Bác sĩ Phương trông vẫn phong độ, còn bác Lý thì vẫn tươi tắn như thế.

So với một đứa chỉ còn da bọc x.ương nằm trên giường b.ệnh như tôi và bà ngoại già yếu đứng bên giường b.ệnh thì đúng là một trời một vực.

Tôi còn chưa kịp lên tiếng thì bác Lý đã tranh nói trước: "Này bà kia, bà đang làm cái gì đấy, định bày hồng môn yến ra đây đấy à."

Bà ngoại vừa trông thấy bác Lý thì định nhào tới đ.ánh bà ta nhưng lại bị tôi cản lại, hai mắt bà đỏ hoe: "Bà là kẻ l.ừa đ.ảo, kẻ l.ừa đ.ảo."

Bác sĩ Phương sờ vạt áo rồi bình tĩnh hỏi vặn lại: "Bà ngoại Quan Thiến à, tôi không hiểu bà đang nói gì cả? l.ừa đ.ảo gì chứ, tôi đã l.ừa bà cái gì?"

Bà ngoại tức giận hét lên: "Ông l.ừa chúng tôi, ông nói rằng mình có thể chữa khỏi b.ệnh cho Thiến Thiến, ông còn l.ừa mất t.iền chữa b.ệnh của nó nữa."

Một bà lão cả đời chưa từng tức giận với ai như bà ngoại, nay gân xanh trên cổ đều lộ ra rất rõ.

Bác sĩ Phương cười nói: "Khám b.ệnh lấy t.iền là điều hiển nhiên, tôi không khám b.ệnh cho nó à? Tôi không đưa th.uốc cho nó sao? Chuyện đôi bên tình nguyện thế này sao lại bảo là l.ừa đ.ảo được chứ? Chả lẽ theo như bà thì lỡ đâu Quan Thiến ch//ết, bà sẽ lật tung cái b.ệnh v.iện này lên phải không, vì ở đây cũng thu viện phí của bà mà."

Ông ta đang ng.uyền r.ủa tôi ch//ết.

Bà ngoại thở hổn hển, bà ôm ngực ngồi sụp xuống cái ghế rồi chỉ tay vào bác sĩ Phương: "Đồ s//úc s//inh, ông không phải con người."

Bác sĩ Phương nhướng mày, lần đầu tiên tôi nhìn ra được sự kh.inh bỉ trong đôi mắt của ông ta: "Tôi không phải con người ư? Bà già kia, bà đừng quên người khi ấy đòi giới thiệu chúng tôi cho Quan Thiến bằng được là bà đấy. Nếu như không phải bà thì cháu gái bà có uống th.uốc của tôi không?"

Từng câu từng chữ như con d//ao, đ//âm thẳng vào trái tim.

Khó khăn lắm tôi mới khiến bà ngoại thôi tự trách, lúc này đều phí công vô ích.

Anh Hoắc tiến lên phía trước hai bước rồi lạnh lùng nói: "Bác sĩ Phương, tôi thấy có vẻ như ông đang muốn ép bà ấy vào đường cùng thì phải."

Bác sĩ Phương ngoảnh đầu lại nhìn anh Hoắc, vẻ mặt ông ta dịu hẳn đi: "Tiểu Hoắc à, không lẽ cháu tin những lời mấy người này nói rồi nghĩ bác là kẻ l.ừa đ.ảo thật sao? Những b.ệnh nhân kiểu này bác thấy nhiều rồi, hễ b.ệnh chuyển xấu thì lại đổ tội cho bác sĩ. Chẳng phải bác đã nói mỗi người mỗi khác rồi sao, tái b.ệnh là chuyện hết sức bình thường, cứ hễ có gì đó không ổn lại đ.ánh mắng bác sĩ, như này về sau còn ai dám h.ành y chữa b.ệnh c.ứu người nữa?"

Bác Lý, ban đầu trông thấy bà ngoại tôi thì tái mét mặt mày, lúc này đây lại như người sắp ch//ết đuối vớ được cọc, bà ta nói hùa theo: "Đúng đó đúng đó, làm bác sĩ nguy hiểm lắm, kiếm sống bằng lương tâm, mấy người không cảm ơn bác sĩ Phương thì thôi đằng này sao lại có thể làm ông ấy buồn lòng như thế được chứ?"

Đúng là kẻ xướng người họa, đổi trắng thay đen.

Rõ ràng là họ có ý xấu l.ừa người, nhưng nay lại đánh tráo khái niệm cố tình đắp nặn hình tượng ăn vạ cho tôi và bà ngoại.

Đúng là đủ mặt dày, cũng đủ độc ác.

Tôi định lên tiếng mấy lần nhưng do b.ệnh nặng giọng cũng yếu, họ Phương lại cố ý lớn tiếng lúc tôi nói chuyện nhằm lấn áp tất cả.

Tôi giơ tay cầm cốc thủy tinh trên đầu giường rồi ném mạnh xuống dưới đất.

"Rầm."

Tiếng cốc vỡ khiến phòng b.ệnh lặng hẳn đi.

Cuối cùng tôi cũng có cơ hội mở lời: "Bác sĩ Phương, bác Lý, lâu rồi không gặp, hai người cũng giỏi cãi lý quá nhỉ."

Bác sĩ Phương định lên tiếng nhưng lại bị tôi cản lại: "Quả thật, tôi không còn sống được mấy ngày nữa nên hãy để tôi nói hết đã."

"Trong mấy ngày bị mấy người chặn tôi đã tập trung nghiên cứu về l.uật h.ình s.ự, điều thứ 266 l.uật h.ình s.ự có quy định về tội l.ừa đ.ảo. Thế nào là l.ừa đ.ảo? Đó là hành vi có mục đích ch.iếm hữu ph.i pháp, dùng những chuyện hư cấu hoặc là dùng mọi cách để che giấu sự thật nh.ằm chiếm đ.oạt một số t.iền lớn thì đó là l.ừa đ.ảo."

"Ông nói mình khám b.ệnh lấy t.iền, đôi bên tình nguyện không sai nhưng cái tình cái nguyện này được tạo dựng từ việc các người l.ừa chúng tôi. Khi đó chính ông và bà Lý đã nói, cứ chữa theo cách của ông là có thể khỏi b.ệnh, hơn nữa b.ệnh u.ng th.ư giai đoạn cuối năm ấy của bà Lý đây cũng được ông chữa khỏi theo cách này."

Tôi nói quá nhiều, cần phải ngừng lại thì mới có sức nói tiếp được.

Bà Lý nhân cơ hội đó nói: "Khi ấy chúng tôi có dám chắc là sẽ chữa khỏi b.ệnh đâu, cô có bằng chứng không, tôi có thể k.iện cô đấy..."

Anh Hoắc lạnh lùng ngắt lời bà ta: "Nghe Quan Thiến nói xong đã."

Tôi mỉm cười cảm ơn anh Hoắc rồi nói tiếp: "Quên nói cho mấy người chuyện này, trong hành vi l.ừa đ.ảo, dù người bị hại có phán đoán sai thì cũng không ảnh hưởng đến việc cấu thành tội l.ừa đ.ảo. Hay nói một cách khác, bà dụ dỗ tôi và bà ngoại bằng những thông tin bịa đặt, dù cho chúng tôi có tin lầm người thì sự thật vẫn là mấy người đã l.ừa chúng tôi."

Bác Lý và bác sĩ Phương đều im lặng, họ quay sang nhìn nhau rồi giao tiếp bằng ánh mắt.

[Zhihu] Bà ngoại (P05/05).
_________

Bác Lý và bác sĩ Phương đều im lặng, họ quay sang nhìn nhau rồi giao tiếp bằng ánh mắt.

7
Tôi thở không ra hơi rồi chỉ tay vào điện thoại, tin nhắn cuối cùng trong boxchat cảnh s//át Lâm già có nói: "Được, chú sẽ đến ngay."

"Bằng chứng thì... Tuy tôi đã đổi phòng bệnh nhưng ngày ấy lúc mấy người tới thuyết phục tôi, b.ệnh nhân cùng phòng và người nhà của họ cũng có ở đó, chắc sẽ không khó tìm đâu. Cảnh s//át đang trên đường tới đây rồi, ông đừng xem thường năng lực của họ."

Ngừng lại một chút, tôi nhìn anh Hoắc rồi nói: "Ngại quá, ban đầu em không chắc hai người họ sẽ tới đây nên bây giờ em mới nói cho cảnh s//át biết."

Anh Hoắc xua tay: "Em không cần xin lỗi anh đâu, không muốn cảnh s//át phí công vô ích anh hiểu mà, lúc đầu anh cũng không dám chắc bọn họ sẽ mắc câu."

Bác sĩ Phương quay ngoắt 180 độ, ông ta cười nói: "Quan Thiến à, cháu cần gì phải làm rùm beng chuyện này lên như thế, báo cảnh s//át làm gì? Hẳn là có hiểu lầm gì đó. Không phải l//ừa đảo, cũng không cố tình khiến mọi người hiểu lầm. Đều là vì chữa bệnh c.ứu người mà, chỉ là sai cách mà thôi."

Đến giờ mà ông ta vẫn còn ngụy biện.

Tôi hỏi vặn lại: "Ồ? Thì ra tất cả đều là vì chữa bệnh cứu người? Nếu đã như thế tại sao ông lại chặn tôi ngay sau khi đã l.ừa hết t.iền của tôi? Lại còn hủy số? Ông làm bác sĩ chữa bệnh, hóa ra thứ ông chữa là t.iền chứ không phải là bệnh? Lúc mấy người cầm t.iền của tôi cao chạy xa bay mấy người có từng nghĩ, số t.iền đó dùng để cứu mạng tôi không? Tôi mới hai mươi tuổi, tôi vẫn muốn sống tiếp?"

Nằm viện quá lâu, giọng tôi cũng khàn đi, lúc này cổ họng khô khốc như sắp rách ra.

Bà ngoại rót cho tôi một cốc nước, đôi mắt già nua của bà cụp xuống, nước mắt lưng tròng.

Tôi đưa khăn giấy cho bà: "Bà đừng khóc, cháu không sao."

Bà ngoại nghẹn ngào: "Tại bà không tốt, Thiến Thiến, đều tại bà không tốt."

Bác sĩ Phương vẫn còn muốn đùn đẩy trách nhiệm: "Đúng đấy, là bà ngoại của cháu khi đó đã tới cầu xin tôi đến chữa bệnh cho cháu, không thì tôi đã không ép cháu rồi."

Lạ thật đấy, cơ thể của tôi đều đang quặn đau nhưng đầu óc lại tỉnh táo: "Đến giờ này rồi mà ông vẫn còn muốn đùn đẩy trách nhiệm cho bà ngoại tôi ư. Bà ngoại muốn tìm bác sĩ đông y có thể chữa khỏi bệnh cho cháu gái của bà, còn ông thì sao? Ông chỉ là một kẻ l//ừa đảo giỏi nhìn sắc mặt của người khác để nói chuyện thôi. Họ Phương kia, từ đầu đến cuối bà ngoại chỉ muốn c.ứu tôi, nếu như có sai thì cũng do mấy người."

Bà ngoại không nói gì nhưng nước mắt của bà đã rơi xuống lã chã.

Bác Lý nói: "Nói gì mà khó nghe vậy, bác sĩ Phương cũng là có lòng tốt th..."

Tôi bỏ cốc nước xuống, giọng khàn hẳn đi: "Bà Lý à, bà đừng vội nói đỡ cho ông ta, bà sẽ không nghĩ là mình không liên quan đến chuyện l//ừa đảo này đấy chứ?"

Hàng mày lá liễu của bà ta dựng thẳng lên: "Liên quan gì đến tôi, tôi có kê thuốc cho cô đâu."

Tôi cũng không muốn nói cho bà ta hiểu cốt lõi của l//ừa đảo là gì nữa, bây giờ tôi chỉ muốn hỏi bà ta một chuyện thôi.

"Giấy khám bệnh bà từng đưa cho tôi xem, bác sĩ cũng nói nó là thật, đây cũng là một trong số các lý do tôi tin tưởng mấy người, nhưng tôi không hiểu..."

Nói xong, sống mũi tôi cay cay.

"Tôi không hiểu, nếu như bà đã từng trải qua nỗi đau giống như tôi, tại sao bà lại bắt tay với người khác l.ừa t.iền chữa bệnh của tôi."

Tôi ngẩng đầu lên, nhưng nước mắt vẫn rơi xuống.

"Bác Lý, mấy hôm về nhà chữa bệnh bà ngoại tôi vẫn làm lạp xưởng, thịt muối cho bà, bà còn nói là phải cảm ơn bà cho đàng hoàng..."

Bà ta ngây người, tôi lau khô nước mắt rồi nói câu cuối: "Nhưng bà không xứng."

Bác Lý im lặng, bác sĩ Phương lại kéo tay áo của bà ta rồi nói: "Quan Thiến à, cháu đừng nổi giận, bệnh này của cháu không được kích động. Cháu như này, chắc là hôm nay mệt lắm rồi phải không, cháu cứ nghỉ ngơi trước đi, có hiểu lầm gì thì ngày mai chúng ta nói nhé. Nói tới nói lui cũng chỉ vì t.iền, tôi sẽ trả lại t.iền khám bệnh cho cháu nhưng t.iền th//uốc đều dùng để mua th//uốc rồi, cháu cũng đã uống nó nên không thể trả được..."

Ông ta vừa nói vừa định đi, anh Hoắc lườm ông ta rồi nói: "Chuyện của ông và Quan Thiến chưa xong đâu, cả tôi cũng thế, đúng là nên để Quan Thiến nghỉ ngơi nhưng ông phải theo tôi đến đồn cảnh s//át."

Anh Hoắc cao một mét chín, trông anh hệt như một ngọn núi nhỏ đứng chắn trước mặt bác sĩ Phương.

Lúc này đây anh đang tức giận, gương mặt vặn vẹo trông vô cùng đáng sợ.

Bác sĩ Phương nói: "Cậu làm gì đấy, có gì từ từ nói, đừng động tay động chân... đến đồn cảnh s//át làm gì, hiểu lầm thôi mà, chỉ là hiểu lầm thôi."

Cánh cửa phòng bệnh được mở ra, cảnh s//át Lâm già và cảnh s//át Lâm trẻ đang đứng ở đó.

Cảnh s//át Lâm già chậm rãi lên tiếng: "Có người muốn đến đồn cảnh s//át sao? Là ông hả Lưu Kiến Minh?"

Bác sĩ Phương đứng hình: "Ông..."

Cảnh s//át Lâm trẻ nói: "Dùng chứng minh th.ư giả để làm gi.ả biển s.ố xe, điều tra ra mấy người đúng là đã tốn không ít công sức, nhưng dù cho mấy người không tự chui đầu vào lưới thì chúng tôi cũng sắp đến nhà tìm mấy người rồi."

Tôi hiểu rồi, hóa ra bác sĩ Phương không chỉ giả làm bác sĩ mà còn sử dụng tên giả nữa.

Bác sĩ Phương, không, khoảnh khắc Lưu Kiến Minh nghe thấy cảnh s//át gọi tên mình ông ta như con cá mắc cạn, liên tục nói: "Chỉ là hiểu lầm thôi, thật đó, chỉ là hiểu lầm thôi."

Cảnh s//át Lâm già nói: "Có phải hiểu lầm hay không thì theo chúng tôi về đồn là biết ngay."

Ngừng lại một chút, ông ấy lại nhìn về phía tôi và bà ngoại, vẻ mặt dịu hẳn đi: "Quan Thiến, tình hình của cháu đặc biệt, sau khi lấy lời khai của bọn họ nếu như có chuyện gì cần xác minh thì cháu không cần đến đâu, bên chú sẽ cử người đến b.ệnh v.iện tìm cháu, cháu cứ yên tâm dưỡng bệnh, nghe không?"

Thú thật khoảnh khắc trông thấy bọn họ bước vào, tôi cũng thở phào nhẹ nhõm.

Lúc này, cơn đau trong người tôi cũng rõ rệt hơn, một chỗ, hai chỗ, hàng nghìn hàng trăm chỗ, chỗ nào cũng đau đến mức tôi muốn bật khóc.

Tôi nghẹn ngào nói: "Vâng ạ, cảm ơn chú Lâm. Chú Lâm cháu có thể nói vài lời với chú được không?"

Ông ấy đưa tai lại gần, tôi khẽ nói: "Cháu biết quá trình các chú thụ lý vụ án tương đối dài, cháu cũng không biết mình còn gắng gượng được bao lâu nữa. Sau khi lấy lại được t.iền bà ngoại còn phải trả cho bà con lối xóm, họ hàng nữa. Có thể còn phải làm ma cho cháu, chắc chắn bà sẽ không giữ lại nhiều t.iền cho mình. Cháu vẫn còn một cái thẻ, trong đó có hai trăm tám mươi nghìn, đó là t.iền cháu bán đồ chụp ảnh để t.iền cho bà ngoại dưỡng già. Sau khi cháu ch//ết làm đám ma xong, không còn việc gì cần đến t.iền nữa thì chú hãy nói cho bà ngoại cháu biết. Mật khẩu là sinh nhật của bà, thẻ ngân hàng cháu để trong cái bàn cũ ở dưới quê, trong đó còn có một bức d//i thư nữa, bà ngoại cháu không biết chữ, chú về đó đọc cho bà nghe giúp cháu với."

Lúc cảnh s//át Lâm già ngẩng đầu lên nhìn tôi, tôi không chắc có phải là do mình nhìn lầm hay không nhưng hốc mắt ông ấy đã ửng đỏ.

Tôi hỏi: "Được không ạ?"

Ông ấy gật đầu nói: "Cháu đừng lo."

Bà ngoại lo lắng hỏi: "Cháu có chuyện gì sao không nói với bà?"

Cảnh s//át Lâm già nhắm mắt lại, lúc ông ấy quay đầu lại nhìn bà ngoại, vẻ mặt của người cảnh s//át nhân dân đã trở nên nghiêm nghị: "Đây giao hẹn giữa tôi và Quan Thiến."

Tôi nhắm mắt lại, tránh ánh mắt hoài nghi của bà ngoại rồi yếu ớt nói: "Mọi người mau đi đi, cháu mệt rồi, cháu muốn ngủ một lát."

Cánh cửa phòng bệnh mở rồi lại đóng.

Tiếng họ Phương luôn miệng giải thích cùng với tiếng tranh cãi của ông ta với bà Lý, tiếng tức giận của anh Hoắc và tiếng quát "tất cả im miệng" của cảnh s//át Lâm trẻ đều từ từ biến mất.

Thứ duy nhất tôi cảm nhận được chính là cái nắm tay thật chặt của bà ngoại, như thể dù cho có xảy ra chuyện gì thì bà cũng sẽ không buông tay tôi vậy.

Tôi mở mắt ra, bà lo lắng nhìn tôi: "Sao vậy Thiến Thiến?"

Tôi cười nói: "Khăn bà đan đã đan xong chưa ạ, cháu muốn đeo nó."

Chiếc khăn quàng cổ màu đỏ, ấm áp quấn quanh cổ tôi.

Đôi bàn tay thô ráp nhưng lại rất đỗi ấm áp của bà ngoại cũng nhẹ nhàng chạm lên gò má tôi.

Tôi nhắm mắt lại.

Tôi mệt rồi, tôi rất muốn ngủ một giấc.

Ngủ đến khi trời sáng, ngủ đến khi tiếng dụng cụ kêu ầm ĩ cũng không đánh thức được tôi.

Tôi đeo chiếc khăn quàng cổ ấy, dù cho có đi đến một nơi xa xôi thì tôi cũng sẽ không sợ hãi.

Rồi trời sẽ lại quang, dù muộn cỡ nào thì cũng sẽ sáng.

Còn tôi, tôi đã có chiếc khăn quàng bà ngoại tự tay đan rồi.

Hết.

**********

Ngoại truyện.

Ngày Quan Thiến đi, bầu trời Hàng Châu lại đổ tuyết.

Lúc nhận được điện thoại chạy vội đến b.ệnh v.iện, tất cả mọi người đều rất ăn ý mặc đồ đen.

Khi ấy Quan Thiến vẫn mở mắt, trông thấy chúng tôi cậu ấy khẽ mỉm cười.

Cậu ấy không nói được nữa, hai mắt mở to không chịu nhắm lại.

Bà ngoại khóc nức nở: "Cháu yên tâm đi đi, bà sẽ ổn thôi, cháu đừng lo cho bà."

Thế là một giọt nước mắt lăn dài, từ khóe mắt của cậu ấy.

Cậu ấy nắm chặt khăn quàng trong tay, chiếc khăn màu đỏ được đan khéo léo, tỉ mỉ.

Mà một đầu khăn kia lại được bà ngoại Quan Thiến nắm chặt trong lòng bàn tay.

Chiếc khăn ấy giống như một phép ẩn dụ: Sợi dây kết nối giữa một già và một trẻ, hai người sống nương tựa vào nhau, cho đến khoảnh khắc cuối đời của Quan Thiến cũng chưa từng ngừng lại.

Nếu như bạn hỏi tôi Quan Thiến là một người như thế nào thì chắc chắn tôi sẽ nói, cậu ấy là một "kẻ l//ừa đảo".

Chính cậu ấy đã nói lúc kết hôn muốn nhận được phong bì từ chúng tôi, không những thế còn muốn chúng tôi làm phù dâu cho mình nữa.

Nhưng cuối cùng thì sao? Kẻ l//ừa đảo này lại đi mất, không những không cần phong bì của chúng tôi mà đến cả cơ hội được làm phù dâu cho cậu ấy chúng tôi cũng không có.

Có t.iền trong tay nhưng lại không cho đi được, cũng không có ai.

Rõ ràng cậu ấy yêu t.iền như mạng sống, giờ đi rồi hình tượng của cậu ấy trong lòng chúng tôi cũng sụp đổ.

Đùa chút thôi, thật ra tôi biết sở dĩ Quan Thiến liều mạng kiếm t.iền như thế là vì từ nhỏ đến lớn cuộc sống của cậu ấy rất vất vả.

Bởi vì trưởng thành trong cực khổ thế nên chỉ có thể dựa vào bản thân, kiếm t.iền bằng sức lao động của mình, một đồng cũng không nỡ tiêu, logic này rất đơn giản, nghĩ tới lại thấy xót xa.

Quen Quan Thiến đã lâu nhưng cậu ấy cũng chỉ uống r//ượu đúng một lần. Cậu ấy say rồi tôi mới biết hôm đó là ngày giỗ của bố mẹ cậu ấy, thì ra cậu ấy chỉ có bà ngoại, còn bố mẹ cậu ấy đã qua đời trong một vụ t//ai n//ạn hồi cậu ấy học tiểu học rồi.

Ông trời à con thật sự không hiểu, cậu ấy đã khổ như thế rồi tại sao ông còn để cho cậu ấy mắc bệnh u//ng thư nữa? Chẳng phải người ta vẫn nói vận may sẽ không bao giờ biến mất sao? Tại sao cậu ấy lại luôn gặp phải điều xui xẻo, không có lấy một chút may mắn nào như thế chứ?

Hay là ông trời à, có phải ông cũng thấy cậu ấy khổ quá, ông không nỡ nhìn nên mới đưa cậu ấy về trời làm tiên nữ phải không?

Xin ông đấy, nhất định phải là như thế. Bà cụ hơn bảy mươi tuổi đã đan cho mấy đứa cùng phòng Quan Thiến và mỗi một cảnh s//át tham gia vào v//ụ án lần này mỗi người một chiếc khăn.

Cảnh s//át Lâm già nói, theo như quy định bọn họ không thể nhận nhưng ông ấy biết đây là chút gửi gắm cuối cùng của bà ngoại.

Bà ngoại nói trông thấy mấy đứa chúng tôi đeo khăn quàng bà như thể trông thấy Quan Thiến đeo nó vậy, rất đẹp rất đẹp.

Bố mẹ bảo tôi sau này hãy đến thăm bà nhiều hơn, thật ra bố mẹ không nói thì tôi cũng làm thế.

Bà ngoại của Quan Thiến cũng là bà ngoại tôi, sau này tôi sẽ có hai bà ngoại.

Phải rồi ông trời à, ông nhớ nói với Quan Thiến một tiếng, hai kẻ l//ừa đảo kia đều đã nhận được phán quyết, hiện đang ngồi trong t//ù. Cảnh s//át có tìm hiểu cặn kẽ rồi phá thêm được vài vụ nữa, t.iền l//ừa đảo cũng được trả về, cảnh s//át Lâm già cũng đã đưa chiếc thẻ cậu ấy để lại cho bà ngoại cho bà rồi, cậu ấy không cần lo cho bà ngoại nữa đâu.

Tệ nhất thì vẫn còn có chúng tôi mà, cậu ấy không còn nữa chúng tôi sẽ là cháu gái của bà.

Trong tang lễ của Quan Thiến, chúng tôi có quen được anh Hoắc.

Một chàng trai Đông Bắc mạnh mẽ như anh, lúc dâng hương cho Quan Thiến lại khóc nức nở.

Thật ra tôi có thể hiểu được tâm trạng anh ấy, trong suốt nhiều năm qua anh ấy vẫn luôn canh cánh chuyện mình đã gián tiếp hại ch//ết mẹ. Anh ấy tự trách lâu như thế cuối cùng mới biết thì ra mình cũng là người bị hại, chắc chắn sẽ có phẫn nộ nhưng nhiều hơn cả lại là giải thoát.

Những kẻ l//ừa đảo như bác sĩ Phương nên xuống địa ngục.

Anh Hoắc có nói, sau này anh cũng muốn giống như Quan Thiến, viết kinh nghiệm từng bị người ta l.ừa ra, tuyên truyền kiến thức để nhiều người biết đến mánh khóe của bọn l//ừa đảo hơn.

"Có thể cứu được cả một gia đình." Anh ấy nói giống hệt như Quan Thiến vậy.

Thật ra tôi không hề ngạc nhiên.

Bởi lẽ những người từng vùng vẫy dưới vực sâu, họ quá hiểu nỗi khổ ấy, họ luôn muốn giúp đỡ người khác, tình nghĩa giữa những người bệnh với nhau đôi lúc còn quý hơn cả vàng.

Ngoại trừ... bà Lý kia.

Bà Lý và bác sĩ Phương kia không giống nhau, bà ta không hẳn là nói dối tất cả.

Bác sĩ Phương không có chút liên quan gì đến hai chữ bác sĩ, ông ta chỉ là con ngh//iện cờ b//ạc trong s//òng b//ài, nhưng bà Lý, bà ta từng là b.ệnh nhân u//ng thư nhưng lại may mắn sống sót.

Cũng chính vì điều ấy nên tôi mới không hiểu nổi, tại sao bà ta biết rõ người bệnh và người nhà b.ệnh nhân khốn khổ cỡ nào, tuyệt vọng cỡ nào nhưng vẫn nhẫn tâm l//ừa t.iền trục lợi từ họ.

Trong lúc l.ừa người, không phải bà ta chưa từng dao động.

Cũng chính vì như thế, trong lúc bà ta lấy lời khai bà ta đã khai ra hết các cách thức l//ừa đảo của bác sĩ Phương mà mình biết.

Người xấu, đôi khi lương tâm sẽ trỗi dậy, có điều đã quá muộn rồi, cái giá phải trả quá đắt.

Nhưng chúng tôi sẽ không để nó chìm xuống, trong đội tuyên truyền kiến thức của anh Hoắc ngoài tôi ra thì còn có Tiểu Tây và Tiểu Lôi, và tương lai sẽ còn rất nhiều người khác nữa.

Quan Thiến, cô bạn trẻ trung, thông minh và dũng cảm của tớ, tớ nghĩ cậu có thể an nghỉ được rồi.

Tro giấy t.iền bay lên.

Quan Thiến, hẳn là cậu đã nghe thấy những lời trong lòng tớ.

Cậu ở trên đó phải phù hộ cho bà ngoại mạnh khỏe sống lâu trăm tuổi đấy.

Hết.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #nguoc#sad