khoáng vật và đất đá
Chương 1: Khái niệm khoáng vật và đất đá
1.hãy nêu một số tính chất vật lí đặc trưng của khoáng vật ,tính chất đó đóng vai trò ntn với đất đá? Giải thích
A .Tính chất vật lí : hình dáng, đặc tính quang học, độ cứng, tính cắt khai ,tỉ trọng
a. Hình dáng
- Các khoáng vật thường không có hình thường quy
- Tinh thể khoáng vật có dạng: một phương, hai phương, ba phương.
b. Đặc tính quang hoc
- Màu : rất đa dạng, phần lớn có một màu nhất định,một số phụ thuộc vào tạp chất có trong chúng...
- Độ trong suốt: là khả năng cho ánh sáng xuyên qua.
- Ánh : là mặt khoáng vật phản xạ ánh sáng (ánh thủy tinh,ánh tơ,ánh mỡ ,ánh kim loại )
c. Độ cứng
- Là khả năng khoáng vật chống lại tác dụng cơ học bên ngoài
d. Tính cát khai
- Là khả năng các khoáng vật nứt hoặc tách ra theo những hướng nhất định và tạo ra các mặt nhất định khi có ngoại lực tác động vào khoáng vật
- Phụ thuộc vào cấu trúc bên trong tinh thể
c. tỉ trọng
B . Vai trò đối với đất đá: có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới tính chất của đất đá
- ảnh hưởng tới hình dạng và liên kết của các thành phần đất đá
- tạo nên màu sắc của đất đá và làm cho đá có tính thẩm mỹ
- ảnh hưởng tới tính chất cơ học của đất đá
+ đá có cấu tạo từ khoáng vật có độ cứng cao thì càng cứng thì khả năng chịu lực tác dụng bên ngoài càng tốt
- ảnh hưởng tới tính tách nứt của đất đá
2. hãy nêu và giải thích các yếu tố chính quyết định đến tính năng xây dựng của đất đá
- tính năng xây dựng của đất đá phụ thuộc vào chất nượng của loại đất đá
- chất lượng của đất đá phụ thuộc vào các yếu tố bên trong và bên ngoài của chúng : nguồn gốc thành tạo,thanh phần khoáng vật, thành phần hạt, kiến trúc,cấu tạo,thế nằm.
+ trong đó thành phần khoáng vật là yếu tố quan trọng nhất quyết định các tính năng xây dựng của của đất đá
Vì thành phần khoáng vật ảnh hưởng tới tính chất của đất đá :ảnh hưởng tới tính chất cơ học của đất đá
.đất đá có thành phần khoáng vật có độ cứng càng cao , khả năng tách nứt càng kém , thì khả năng chịu lực càng cao
+đất đá có thành phần kích thước hạt càng đồng đều thì tính năng xây dựng tốt
+nước bên trong đất đá cũng ảnh hưởng lớn tới tính năng xd của đất đá
3. Định nghĩa đất đá ? sự khác nhau giữa đất ,đá, đất và đá?
a. Định nghĩa: Đất đá là tổ hợp một số lượng khoáng vật có chất lượng ,cấu trúc ,tính chất lý học và điều kiện thành tạo nhất định
b. sự khác nhau
-khác nhau về thành phần, cấu trúc,tính chất lý học,hóa lý,tính chất nước và tính chất cơ học
+ các thành phần của đá dược liên kết với nhau bằng mối liên kết bền, liên kết hóa học : liên kết đồng hóa trị, liên kết ion
+các thành phần của đất đươc liên kết với nhau bằng liên kết vật lý: liên kết phân tử ,mao dẫn, từ tính. Các liên kết này không bền vững yếu kém chặt chẽ hơn rất nhiều so với liên kết hóa học
4. tại sao phân loại đất đá theo nguồn gốc thành tạo? nguồn gốc thành tạo các loại đất đá macma, biến chất và trầm tích làm cho chúng có những đặc trưng gì?
-phân loại đất đá theo nguồn gốc tạo thành:
+do nguồn gốc và quá trình thành tạo của đất đá ảnh hưởng rất quan trọng tới đất đá
+ trong tự nhiên có rất nhiều các loại đá khác nhau nhưng nhưng đa số có nhiều loại có nguồn gốc thành tạo như nhau chủ yếu là ba loại :macma,trầm tích và biến chất
a.Đá macma: Đá macma được thành tạo do kết quả nguội lại .đông cứng macma nóng chảy.quá trình tạo đá macma là quá trình nội động lực
b. Đá trầm tích: được thành tạo từ các trầm tích khác nhau trên bề mặt vỏ quả đất bởi các qt ngoại động lực. Các trầm tích này được tích tụ và biến đổi từ các qt khác nhau và sự kết hợp giữa các qt đó
c. Đá biến chất : được thành tạo bởi qt biến chất, la qt tác động mạnh liệt của áp suât lớn, nhiệt độ cao vào các đất đá có từ trước biến đổi hoàn toàn về thành phần,cấu trúc
5. Tiêu chí phân loại các loại đất đá trầm tích, macma,biến chất
a. Đá macma
-phân loại theo nguồn gốc thành tạo
+ đá macma xâm nhập: thành tạo dưới mặt đất trong điều kiện áp suất, nhiệt độ lớn và khối macma nguội ,đông cứng lại từ từ--> tạo loại đá kiểu khối đăc xít
+đá macma phún xuất: do macma phun lên bề mặt trái đất nguội lại mà thànhđá không định hình, đá có lỗ rỗng, độ rỗng lớn
-phân loại theo hàm lượng SiO2:
+ Đá axit: SiO2 > 65%
+Đá trung tính: : SiO2=6552%
+Đá Bazo: : SiO2=5240%
+Đá Siêu Bazo: : SiO2<40%
b. Đá trầm tích
-phân loại theo nguồn gốc thành tạo
+trầm tích cơ học: được tạo bởi qt cơ học
+trầm tích hóa học: bởi qt hóa học
+ trầm tích hữu cơ: từ tàn tích thưc, động vật
+ trầm tích hỗn hợp: từ sự kết hợp các trầm tích có nguồn gốc khác nhau
c. Đá Biến Chất
-phân loại theo nguồn gốc thành tạo
+ Đá biến chất tiếp xúc: thành tạo từ trầm tích chủ yếu dưới tác dụng của nhiệt độ cao khi chúng tiếp xúc với macma nóng thấm.
+ Đá biến chất khu vực: do sự tác dụng kết hợp giữa áp suất lớn, nhiệt độ cao với các hoạt động hóa học lên đất đá có từ trước,nằm sâu dưới mặt đất trên những vùng rộng lớn
+ Đá biến chất động lực: được tạo thành dưới tác dụng của áp lực lớn trong các qt tạo núi, vận động uốn nếp của vỏ trái đất
6. Phân loại đất trầm tích
- Đất hạt thô: có độ rỗng 25-45% khả năng chứa nước cao,thấm nươc tốt,không hòa tan trong nước
Nhóm hạt ; kích thước hạt (mm) ; Hạt không gắn kết ; Hạt gắn kết
Hạt góc cạnh Hạt mài mòn ;Hạt góc cạnh Hạt mài mòn
Hạt thô 300-150 Dăm Cuội Dăm kết Cuội kết
150-2 Sạn Sỏi Sạn kết Sỏi kết
Hạt mịn 2-0.08 Cát Cát kết
0.08-0.002 Bụi Bụi kết
<0.002 Sét Sét kết
Đất trầm tích Đá trầm tích
- Sét
+ độ rỗng trong đất lớn 45-55%, tính thấm nước kém khả năng giữ nước tốt, dễ dàng tác dụng với nước dưới tác dụng của ngoại lực
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top